Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Phân biệt kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (46.81 KB, 3 trang )

Phân biệt kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô
Đề bài: Phân biệt kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô. Cho ví dụ
Kinh tế học là một nhánh của khoa học xã hội nghiên cứu và giải thích hành vi của
con người liên quan đến sản xuất, trao đổi và sử dụng các hàng hoá và dịch vụ. Có
nhiều định nghĩa về kinh tế học nhưng tiêu biểu trong đó là định nghĩa của David
Begg: “Kinh tế học là môn khoa học nghiên cứu cách thức xã hội giải quyết 3 vấn
đề: Sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai?”. Nội dung của khái
niệm kinh tế đã mở rộng cùng với sự phát triển xã hội và nhận thức của con người.
Kinh tế được xem là một lĩnh vực hoạt động của xã hội loài người trong việc tạo ra
giá trị đồng thời với sự tác động của con người vào thiên nhiên nhằm thỏa mãn nhu
cầu của con người và xã hội.
Căn cứ vào góc độ, phạm vi và sự tương tác giữa các hoạt động kinh tế, kinh tế học
phân chia thành hai bộ phận quan trọng: Kinh tế học vi mô và Kinh tế học vĩ mô.
1. Kinh tế học vi mô
Kinh tế học vi mô nghiên cứu những hành vi của các chủ thể kinh tế, như doanh
nghiệp, hộ gia đình…trên một thị trường cụ thể.
* Mục tiêu nghiên cứu: Phân tích cơ chế thị trường thiết lập ra giá cả tương đối giữa
các mặt hàng và dịch vụ và sự phân phối các nguồn tài nguyên giới hạn giữa nhiều
cách sử dụng khác nhau. Kinh tế vi mô phân tích thất bại của thị trường, khi thị
trường không vận hành hiệu quả, cũng như miêu tả những điều kiện cần có trong lý
thuyết cho việc cạnh tranh hoàn hảo.
* Phạm vi nghiên cứu: Các lý luận cơ bản cho kinh tế học như cung, cầu, giá cả, thị
trường; Các lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng; Lý thuyết về hành vi của
người sản xuất; Cấu trúc thị trường; Thị trường các yếu tố sản xuất: Lao động - vốn


- Tài nguyên; Vai trò của Chính phủ trong nền kinh tế thị trường; Các lý luận về trao
đổi, phúc lợi kinh tế; Các lý luận về thất bại thị trường;….
* Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp mô hình hoá; Phương pháp so sánh tĩnh;
Phương pháp phân tích cận biên;….
* Ví dụ: Kinh tế vĩ mô nghiên cứu sự lựa chọn của người tiêu dùng: Với ngân sách


hạn chế, người tiêu dùng lưa chọn hàng hoá và dịch vụ như thế nào để tối đa hoá độ
thoả dụng; Hộ gia đình mua bao nhiêu hàng hoá, cung cấp bao nhiêu giờ lao động;
Hoặc nghiên cứu hành vi của doanh nghiệp, tập trung xem xét quyết định của doanh
nghiệp trong việc lựa chọn yếu tố đầu vào, sản lượng để tối đa hoá lợi nhuận; doanh
nghiệp thuê bao nhiêu lao động và bán bao nhiêu hàng hoá; Hoặc nghiên cứu các thị
trường cụ thể: thị trường lao động, đất đai, vốn; nghiên cứu các mô hình thị trường:
cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh không hoàn hảo, độc quyền…
2. Kinh tế học vĩ mô
Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu những vấn đề bao trùm toàn bộ nền kinh tế như sản
lượng quốc gia, tăng trưởng kinh tế, thất nghiệp, lạm phát, tổng cung, tổng cầu, các
chính sách kinh tế quốc gia, thương mại quốc tế v.v. Nó nghiên cứu nền kinh tế như
một tổng thể thống nhất.
* Mục tiêu nghiên cứu: Nhằm giải thích mối quan hệ giữa các yếu tố như thu nhập
quốc gia, sản lượng, tiêu dùng, thất nghiệp, lạm phát, tiết kiệm, đầu tư, buôn bán đa
quốc gia và tài chính đa quốc gia. Các mô hình này và các dự báo do chúng đưa ra
được cả chính phủ lẫn các tập đoàn lớn sử dụng để giúp họ phát triển và đánh giá
các chính sách kinh tế và các chiến lược quản trị.
* Phạm vi nghiên cứu: tổng sản phẩm, việc làm, lạm phát, tăng trưởng, chu kỳ kinh
tế, vai trò ổn định kinh tế vĩ mô của chính phủ, v.v.
* Phương pháp nghiên cứu: Kinh tế học vĩ mô sử dụng tích cực phương pháp mô
hình hóa. Gần như mỗi một hiện tượng kinh tế vĩ mô lại được mô tả bằng một mô
hình riêng với những giả thiết riêng


* Các trường phái kinh tế học vĩ mô: Chủ nghĩa Keynes; Trường phái tổng hợp;
Trường phái tân cổ điển; Chủ nghĩa kinh tế tự do mới; Trường phái cơ cấu;….
* Ví dụ: Kinh tế vĩ mô nghiên cứu sự ảnh hưởng của các khoản chi tiêu đến tổng
cầu. Sự tác động của chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ đến tổng cầu, sự tương
tác giữa tổng cung và tổng cầu tạo nên các cán cân bằng kinh tế vĩ mô như thế
nào?....

Tóm lại:
Kinh tế học vi mô đi sâu nghiên cứu, phân tích những tế bào kinh tế cụ thể, còn
kinh tế học vĩ mô nghiên cứu tổng thể nền kinh tế, tức là nghiên cứu mối quan hệ
tương tác giữa các tế bào kinh tế có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của
nền kinh tế.
Kinh tế học vi mô và vĩ mô tuy nghiên cứ kinh tế trên những giác độ khác nhau
nhưng đều là những bộ phận quan trọng cấu thành nên kinh tế học, không thể chia
cắt mà bổ sung cho nhau. Trong thực tiễn kinh tế và quản lý kinh tế, nếu chỉ giải
quyết những vấn đề kinh tế vi mô, quản lý kinh tế vi mô hay quản lý sản xuất kinh
doanh mà không có điều chỉnh cần thiết của kinh tế vĩ mô, quản lý nhà nước về
kinh tế thì nền kinh tế sẽ bất ổn định và không thể phát triển được.



×