Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

KỸ NĂNG GIỮ AN TOÀN CHO bạn và NGƯỜI THÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.33 KB, 3 trang )

KỸ NĂNG GIỮ AN TOÀN CHO BẠN VÀ NGƯỜI THÂN
Giữ an toàn cho bản thân không phải chứng hoang tưởng hay lo lắng
kiểu như có kẻ nguy hiểm nhảy vào cuộc đời bạn bất cứ lúc nào. Nó
cũng không phải là sự ghi nhớ các kĩ thuật thoát thân trong những tình
huống sinh tồn kiểu như lật xe hay chìm tàu.
Và cuối cùng, không phải là mấy tấm bảng cảnh báo mà bạn để ngoài
tai vì cho rằng nó đòi hỏi nhiều sự phiền hà và tốn công sức.
Bạn và những người thân yêu hoàn toàn có thể trở nên an toàn hơn. Và
điều quan trọng là nằm ở cách suy nghĩ của bạn hơn là sự liều lĩnh. Sau
đây là 11 cách để trở nên an toàn hơn ở bất cứ nơi đâu mà vẫn có thể
tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn, có một cuộc sống làm việc
hiệu quả.
1. Đánh giá hành vi, không đánh giá cảm xúc nó mang lại. Nếu
một ai đó đặt nhiều sự chú ý quá mức đến những đứa con của bạn, hãy
tìm hiểu nguyên nhân vì sao. Hoặc khi thấy một người phóng nhanh
vượt ẩu, bạn có thể dựa vào cách họ lái xe để dự đoán cách họ sẽ đối
xử với người khác như thế nào hoặc khả năng quản lí cảm xúc của họ.
Nếu cô bạn gái của bạn cứ mãi oán trách người tình cũ của cô ấy, hãy
dựa vào đó mà phán đoán tính cách của cô ấy như thế nào. Việc “đọc”
các hành vi sẽ giúp bạn phán đoán khá nhiều về tính cách của một
người do đó bạn có thể nhận diện đâu là một người nguy hiểm trước
khi quá muộn.
2. Hãy xin lời khuyên của một người tỉnh táo hay của một người
sành sỏi khi bạn bị quá tải đầu óc. Những chuyên gia có kiến thức,
kinh nghiệm và năng lực, hãy xin lời khuyên của họ trước khi đưa ra
bất kì quyết định nào, đặc biệt nếu đó không phải là lĩnh vực sở trường
của bạn
3. Nghĩ dài hạn. Khi bốc đồng, chúng ta hay đưa ra những quyết định
mà sau này phải hối tiếc. Đừng chỉ nghĩ đến kết quả ngắn hạn của nó
mà hãy nghĩ đến tác động của nó trong một tuần, tháng thậm chí là
hằng năm sau, và ảnh hướng của chúng đến những người thân yêu của


bạn.
4. Đánh giá rủi ro. Có phải bạn đang đứng trước một quyết định
mang tính rủi ro để kiếm chác chút đỉnh hay tranh thủ chút thời gian ?
Ví dụ, có phải bạn hay vượt đèn đỏ để đến chỗ làm kịp giờ? Bạn có
đang duy trì tình trạng hư hỏng của chiếc xe máy nhằm tiết kiệm chút
tiền? Hay bạn dự định để con mình tự đi học một mình nhằm tạo tính
tự lập cho nó? Nếu bạn đang thực hiện một quyết định có nguy cơ sống
còn để đổi lấy một lợi nào đó về tiền bạn hay thời gian thì hãy suy nghĩ
cẩn thận kĩ càng liệu xem đó có phải là điều xứng đáng để bạn mạo
hiểm hay không. VD: Liệu bạn có thể sống tốt với bản thân nếu chẳng


may con bạn bị đụng xe khi đi trên đường hay tệ hơn là bị bắt cóc khi
chúng đang ở nhà một mình và chỉ vài căn nhà để bạn có thể đi làm
sớm hơn một chút?
5. Hãy chắc chắn bạn đã lường trước mọi tình huống. Nhiều lo
lắng sẽ gặp phải các tên giết người hàng loạt, nhưng điều đó là hiếm
thấy. Vậy mà rất ít người chịu xem xét các mối nguy hiểm phổ biến và
rất thực tế mà họ đối mặt với nguy hiểm mỗi ngày. Vậy bạn làm gì để
giảm thiểu nguy cơ tai nạn xe hơn? Bạn có biết con bạn có đang chơi
với các món đồ chơi nguy hiểm? Bạn có thường chấp nhận để những kẻ
lái xe lạng lách, vượt ẩu chở mình?
6. Thẩm tra những người thân cận với bạn. Hầu hết mọi người dè
chừng với người lạ hơn là những người bạn, người thân thậm chí là
người yêu của mình. Những người thân thiết là những người có nhiều
cơ hội để làm tổn thương bạn hơn bởi họ có thể tiếp cận tài sản của
bạn, biết được mật khẩu máy tính hoặc đáng lo hơn là họ biết những bí
mật mà bạn không muốn ai biết.
7. Luôn giảm thiểu rủi ro khi có thể. Hãy tự hỏi mình trước khi thực
hiện bất kì một quyết định nào rằng “Liệu mình đã làm tất cả mọi thứ

để bảo vệ bản thân? Có còn điều khác cần làm để giảm thiểu rủi ro và
ngăn chặn khó khăn trong tương lai? Tôi đã có mọi thông tin cần thiết
để thực hiện quyết định này?
8. Nghe lời khuyên bảo. Hầu hết những gì chúng ta cần để an toàn
đều nằm trong những lời khuyên bảo của cha mẹ từ việc chạy chậm
không lạng lách, lấn đường, vượt đèn…những hành động đơn giản
không tốn quá nhiều công sức. Vậy mà có nhiều người vẫn lờ đi những
lời khuyên an toàn này vì họ có những suy nghĩ sai lầm về sự an toàn.
Khóa cửa nẻo cẩn thận, không nghe điện thoại khi đang lái xe, sinh
hoạt không điều độ. Hãy cẩn thận với mọi điều xung quanh bạn. Không
dính vào các chuyện mà bạn muốn thay đổi con người họ.
9. Chỉ say sưa với những người mà bạn tin tưởng. Rượu bia sẽ làm
giảm đi khả năng kiềm chế hành vi của bạn. Nó cũng ảnh hưởng đến
cách mà bạn ra quyết định và đọc vị người khác. Bạn hẳn sẽ không
muốn say sưa với những người chỉ luôn chực chờ để lợi dụng bạn.
10. Đừng để dễ bị tấn công. Những người nguy hiểm thường cậy vào
kẻ có vẻ yếm thế, cô đơn, buồn bã, không an toàn, thường cảm thấy sợ
hãi. Nếu một người nào đó bước vào cuộc đời bạn khi bạn đang khó
khăn nhất, yếm thế nhất và người đó dường như có mọi câu trả lời mà
bạn cần thì hãy xem vì sao người này “quá” tốt đến đáng ngờ như vậy.
11. Thăm dò động cơ của một ai đó và đừng e ngại điều
gì. Những người nguy hiểm có thể biết cách khiến bạn cảm thấy tội lỗi,
tự gây áp lực cho mình. Ví dụ, các tay lừa đảo có thể hối thúc bạn bằng
cách khích dụ bạn với lý do bạn hèn nhát hay cẩn thận quá đáng. Nếu
một ai đó đặt áp lực lên bạn để đưa ra quyết định và thực hiện nó càng


sớm càng tốt, hãy xem xét động cơ của họ. Liệu họ đang hành động
một cách chân thật hay họ đặt áp lực lên bạn để làm một điều mà bạn
không thật sự quan tâm.




×