Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

hoàn thiện quy chế thực hiện dân chủ ở xã ở việt nam hiện nay tiểu luận cao học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.62 KB, 23 trang )

Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, Nhà nớc Việt Nam dân chủ
Cộng hoà ra đời đánh dấu một bớc chuyển biến vô cùng trọng đại của dân tộc
ta. Nó đập tan ách thống trị thực dân tàn bạo, xoá bỏ chế độ phong kiến lỗi
thời đa dân tộc ta bớc vào kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã
hội, nhân dân đợc làm chủ đất nớc, làm chủ xã hội. Trong quá trình lãnh đạo
cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi dân chủ là một nội dung quan
trọng. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân vừa là mục tiêu, vừa là động lực
để nhân dân ta vợt qua khó khăn, thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ cách
mạng, vừa là bản chất và đặc trng của chế độ mới. Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ VI của Đảng (12/1986) đã khẳng định: "Dân biết, dân bàn, dân làm,
dân kiểm tra, đó nền nếp hàng ngày của xã hội mới, thể hiện chế độ nhân dân
lao động tự quản lý nhà nớc của mình".
Trong quá trình xây dựng đất nớc, quyền dân chủ của nhân dân ngày
càng đợc mở rộng, nhân dân thực hiện quyền làm chủ đất nớc trớc hết và chủ
yếu thông qua các cơ quan dân cử. Trong những năm 80 - 90 của thế kỷ XX
tình hình vi phạm quyền dân chủ, tệ quan liêu tham nhũng diễn ra trầm trọng
dẫn đến tình trạng khiếu kiện tập thể, sự phản ứng mạnh mẽ của nhân dân,
làm mất lòng tin của nhân dân đối với Đảng và chính quyền.
Ngày 18/02/1998, Bộ Chính trị Trung ơng Đảng ra Chỉ thị số 30/CT-TƯ
về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Cụ thể hoá một bớc Chỉ thị
này, ngày 15/5/1998, Chính phủ ra Nghị định số 29/ND-CP về thực hiện dân
chủ ở xã. Đây là những văn bản quan trọng do Đảng và Nhà nớc ban hành
nhằm tiếp tục phát huy quyền làm chủ của nhân dân, từng bớc đẩy lùi các hiện
tợng tiêu cực, tham nhũng, chuyên quyền độc đoán, hống hách, xa rời quần
chúng, tạo động lực mạnh mẽ trong nhân dân, góp phần thúc đẩy công cuộc
đổi mới xây dựng đất nớc theo định hớng XHCN.

1



Tuy nhiên trong quá trình thực hiện Quy chế dân chủ ở cấp xã, ngoài
những mặt tích cực đạt đợc đã bộc lộ những điểm cha hoàn chỉnh nh: Tính dân
chủ hoá, công khai hoá trong việc cung cấp những thông tin có liên quan trực
tiếp đến đời sống hằng ngày của nhân dân ở cơ sở còn hạn chế. Việc thực hiện
chế độ lấy ý kiến nhân dân trớc khi ban hành chủ trơng chính sách của chính
quyền còn mang tính hình thức, kém hiệu quả, cha quy định rõ ràng trách
nhiệm của chính quyền trong việc thực hiện Quy chế dân chủ. Còn thiếu các
phơng thức cụ thể để thực hiện phơng châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân
kiểm tra" một nội dung quan trọng của việc thực hiện quyền dân chủ ở cấp xã.
Trớc yêu cầu của giai đoạn phát triển mới của đất nớc. Việc triển khai
nghiên cứu đề tài: "Hoàn thiện Quy chế thực hiện dân chủ ở xã ở Việt Nam
hiện nay" là việc làm cần thiết có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực
tiễn đáp ứng yêu cầu bức xúc hiện nay là xây dựng Nhà nớc pháp quyền
XHCN Việt Nam của dân, do dân và vì dân.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài:
Pháp luật về thực hiện dân chủ ở cấp xã là những quy phạm mới đợc
ban hành từ năm 1998 và đang đợc triển khai thực hiện do vậy các bài viết,
công trình nghiên cứu chỉ dừng lại ở chỗ:
Tìm hiểu và nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về việc triển
khai thực hiện Quy chế dân chủ ở cấp xã. Đánh giá, tổng kết những thành tựu
và những khó khăn sau hơn 6 năm thực hiện Quy chế dân chủ ở cấp xã.
Nhìn chung các bài viết đã lý giải về tính tất yếu phải xây dựng và thực
hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, qua thực tiễn khảo sát việc thực hiện quy chế ở
các địa phơng, vùng miền trong cả nớc để đa ra những thành tựu đã đạt đợc
của việc thực hiện quy chế dân chủ ở cấp xã cũng nh rút ra những bất cập, hạn
chế, vớng mắc của Quy chế, mà cha có công trình nào nghiên cứu một cách có
hệ thống pháp luật về thực hiện dân chủ ở cấp xã và hoàn thiện pháp luật thực
hiện dân chủ ở cấp xã trên cơ sở lý luận và thực tiễn hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ của bài tiểu luận:

3.1. Mục đích:
2


Mục đích của tiểu luận là trên cơ sở làm sáng tỏ những vấn đề lý luận
về dân chủ ở cơ sở và đánh giá thực trạng pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ
sở trong điều kiện hiện nay; tiểu luận đề xuát phơng hớng và các giải pháp cơ
bản nhằm hoàn thiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ:
Từ mục đích trên, tiểu luận có nhiệm vụ:
- Tìm hiểu, phân tích một số vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài
nghiên cứu: Khái niệm, đặc điểm nền dân chủ, bản chất, vai trò của dân chủ ở
cơ sở; khái niệm, nội dung, vai trò và tiêu chí hoàn thiện Quy chế thực hiện
dân chủ ở cấp xã.
- Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về thực hiện dân chủ và thực
trạng thi hành pháp luật thực hiện dân chủ ở cấp xã hiện nay.
4. Cơ sở lý luận và phơng pháp nghiên cứu:
- Tiểu luận đợc thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin,
t tởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nớc về xây dựng nền dân
chủ XHCN, về xây dựng nhà nớc pháp quyền XHCN nói chung và về lý luận
xây dựng pháp luật nói riêng.
- Phơng pháp nghiên cứu của tiểu luận là phơng pháp nghiên cứu của
chủ nghĩa duy vật biện chứng với các phơng pháp nghiên cứu cụ thể: Lịch sử cụ thể; kết hợp với các phơng pháp nghiên cứu khác: Thống kê, so sánh, điều
tra xã hội học.
5. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của tiểu luận:
- Tiểu luận góp phần giải quyết một số vấn đề lý luận và thực tiễn hiện
nay đang đặt ra đối với hoạt động thực hiện quyền dân chủ ở cơ sở.
- Tiểu luận là tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy trong
các trờng về vấn đề thực hiện quyền dân chủ ở Việt Nam trong thời gian tới.


3


Chơng 1: Cơ sở lý luận về hoàn thiện Quy chế thực hiện dân
chủ ở xã
1.1. Quy chế thực hiện dân chủ ở xã - khái niệm, phạm vi điều
chỉnh, vai trò:
1.1.1. Khái niệm, Quy chế thực hiện dân chủ ở xã:

Quyền dân chủ của công dân đã đợc quy định trong Hiến pháp, luật và
các văn bản dới luật khác. Để thực hiện quyền dân chủ của công dân đòi hỏi
các cơ quan Nhà nớc, tổ chức xã hội, các nhân viên Nhà nớc, các cán bộ, công
chức và mọi công dân phải triệt để tuân thủ pháp luật. Nói cách khác thực hiện
quyền dân chủ là tất cả các quyền dân chủ do pháp luật quy định đợc tôn
trọng và thực hiện trên thực tế.Thực hiện dân chủ ở xã là việc chính quyền
(HĐND và UBND) phải thực hiện một số hành vi nhất định để công dân thực
hiện đợc các quyền dân chủ của mình.
Quy chế thực hịên dân chủ ở xã là văn bản quy phạm pháp luật do Nhà
nớc ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa chính quyền cơ
sở với công dân trong việc phải thông tin kịp thời và công khai những việc để
dân biết; những việc dân bàn và quyết định trực tiếp; những việc dân tham gia
ý kiến trớc khi cơ quan Nhà nớc quyết định; những việc dân giám sát kiểm tra
và việc xây dựng cộng đồng dân c thôn.
1.1.2. Phạm vi điều chỉnh của Quy chế thực hiện dân chủ ở xã:
Phạm vi điều chỉnh của pháp luật (nói chung) là giới hạn điều chỉnh của
hệ thống pháp luật nhng không phải là giới hạn chung cho tất cả các chế định
pháp luật và các ngành luật. Mỗi chế định pháp luật, mỗi ngành luật đều có
phạm vi điều chỉnh riêng, đó là những quan hệ xã hội cùng loại thuộc một lĩnh
vực của đời sống xã hội cần có sự điều chỉnh bằng pháp luật. Ví dụ: Luật dân
sự có đối tợng điều chỉnh là các quan hệ tài sản mang tính chất hàng hoá - tiền

tệ và một số quan hệ nhân thân phi tài sản; luật hành chính có đối tợng điều
chỉnh chủ yếu là các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thực hiện chức
năng quản lý của các cơ quan hành chính Nhà nớc

4


Quy chế thực hiện dân chủ ở xã là một chế định pháp luật do vậy nó
cũng có đối tợng điều chỉnh tiêng. Đối tợng điều chỉnh của Quy chế thực hiện
dân chủ ở xã cũng đợc xác định trên cơ sở lý luận về đối tợng điều chỉnh của
pháp luật nói chung, nghĩa là Quy chế thực hiện dân chủ ở xã chỉ điều chỉnh
trong giới hạn xác định hoạt động của chính quyền cấp xã, phờng, thị trấn liên
quan đến quyền dân chủ của công dân.
Hiện nay Quy chế thực hiện dân chủ ở xã ban hành kèm theo nghị định
79/2003/NĐ-CP ngày 7/7/2003 của Chính phủ có phạm vi điều chỉnh gồm:
Thứ nhất: Những việc cần thông báo để nhân dân biết:
Đây là những nội dung rất quan trọng đối với nhân dân nó liên quan
đến các quyền và lợi ích thiết thân của nhân dân trên các lĩnh vực chính trị,
kinh tế, văn hoá, xã hội.
Chính quyền cấp xã có trách nhiệm phối hợp với uỷ ban mặt trận Tổ
quốc Việt Nam, các thành viên của MTTQ Việt Nam cùng cấp và trởng thôn
để thông báo cho nhân dân biết những nội dung này bằng nhiều hình thức.
Thứ hai: Những việc nhân dân bàn và quyết định trực tiếp:
Đây là những nội dung liên quan đến quyền lợi trực tiếp của nhân dân,
nhân dân có quyền quyết định trực tiếp những công việc này, phù hợp với
pháp luật. Chính quyền cấp xã có trách nhiệm xây dựng phơng án, chơng
trình, kế hoạch để nhân dân xem xét, bàn bạc và quyết định. UBND cấp xã
phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp chỉ đạo trởng thôn và trởng
ban công tác mặt trận tổ chức thực hiện những vấn đề do nhân dân tự quyết
định đã đợc UBND xã công nhận.

Thứ ba: Những việc nhân dân bàn, tham gia ý kiến, chính quyền xã
quyết định.
Đây là những công việc thuộc thẩm quyền quyết định của chính quyền
cấp xã hoặc của cơ quan nhà nớc cấp trên nhng có liên quan đến việc phát
triển kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội ở địa phơng. Nhân dân đợc bàn bạc,
tham gia ý kiến. Chính quyền cấp xã tổ chức lấy ý kiến nhân dân công khai để
dựa vào đó mà ban hành quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định.
5


Thứ t: Những việc nhân dân giám sát kiểm tra.
Đây là những nội dung liên quan đến hoạt động quản lý, điều hành của
chính quyền cấp xã, nhân dân có quyền giám sát, kiểm tra đối với các hoạt
động ấy bằng nhiều hình thức khác nhau. Chính quyền cấp xã có trách nhiệm
giải quyết và trả lời những nội dung mà nhân dân quan tâm theo thẩm quyền.
Thứ năm: Xây dựng cộng đồng dân c thôn:
Nhằm thực hiện dân chủ một cách trực tiếp và rộng rãi để phát huy các
hình thức hoạt động tự quản của cộng đồng dân c và là nơi tổ chức cho nhân
dân thực hiện chủ trơng, đờng lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nớc
và nhiệm vụ cấp trên giao. Tổ chức thôn đợc thành lập. Trởng thôn là ngời đại
diện cho nhân dân trong thôn do nhân dân bầu và đợc Chủ tịch UBND xã công
nhận. Thôn xây dựng hơng ớc, quy ớc về công việc nội bộ cộng đồng dân c,
kế thừa và phát huy thuần phong, mỹ tục của cộng đồng, phù hợp với quy định
của pháp luật hiện hành nhằm bài trừ hủ tục, mê tín dị đoan, tệ nạn xã hội, giữ
gìn an ninh, trật tự, an toàn giao thông, vệ sinh môi trờng, xây dựng nông thôn
mới giàu đẹp, văn minh.
Xác định phạm vi điều chỉnh của Quy chế thực hiện dân chủ ở xã có ý
nghĩa hết sức quan trọng, một mặt giúp cho chính quyền thấy đợc những nội
dung công việc cụ thể phải thực hiện mặt khác để ngời dân thực hiện quyền
dân chủ trong khuôn khổ của pháp luật tránh việc lợi dung dân chủ để gây mất

đoàn kết nội bộ, phá rối trật tự công cộng hoặc có những hành vi chống phá
chính quyền nhân dân.
1.2. Vai trò của Quy chế thực hiện dân chủ ở xã.
1.2. 1. Vai trò của Quy chế thực hiện dân chủ ở xã với việc hoàn thiện hệ
thống pháp luật Việt Nam:
Hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam là tổng thể các quy
phạm pháp luật có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, đợc quy định thành các chế
định pháp luật, các ngành luật và đợc thể hiện trong các văn bản quy phạm
pháp luật do Nhà nớc ban hành theo những trình tự, thủ tục và hình thức nhất
định (Giáo trình lý luận chung về nhà nớc - pháp luật - HVCTQGHCM - NXB
6


LL chính trị Hà Nội -2004 - trang173). Quy chế thực hiện dân chủ ở xã đợc
ban hành kèm theo Nghị định số 29/1998/ND-CP ngày 11/5/1998 là một chế
định pháp luật hợp thành của hệ thống pháp luật Việt Nam. Sự ra đời của Quy
chế thực hiện dân chủ ở xã đã góp phần hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, phù
hợp với sự phát triển của các điều kiện kinh tế - xã hội của đất nớc trong thời
kỳ mới. Bảo đảm nguyên tắc pháp chế XHCN là những quan hệ xã hội quan
trọng phải đợc điều chỉnh bằng pháp luật. Đồng thời Quy chế thực hiện dân
chủ đã thể chế hoá các chủ trơng lớn của Đảng là: Quyền làm chủ của nhân
dân còn bị vi phạm ở nhiều nơi, trên nhiều lĩnh vực; tệ quan liêu, mệnh lệnh
cửa quyền, tham nhũng, sách nhiễu, gây phiều hà cho dân vẫn đang phổ biến
và nghiêm trọng mà chúng ta cha đẩy lùi, ngăn chặn đợc.Phơng châm "Dân
biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" cha đợc cụ thể hoá và thể chế hoá thành
luật pháp, chậm đi vào cuộc sống phải phát huy quyền làm chủ của nhân
dân, thu hútnhân dân tham gia quản lý nhà nớc, tham gia kiểm kê, kiểm soát
nhà nớc, khắc phục tình trạng suy thoái, quan liêu, mất dân chủ và nạn tham
nhũng" (Chỉ thị 30/CT-TW ngày 18/2/1998).
Trong phạm vi điều chỉnh của mình, Quy chế thực hiện dân chủ ở xã

góp phần nâng cao hiệu quả tác động của các ngành luật khác nh: "Luật tổ
chức HĐND - UBND, luật giải quyết khiếu nại, tố cáo; luật bầu cử: Quốc hội,
Luật bầu cử HĐND các cấp". Có thể xem Quy chế thực hiện dân chủ ở xã nh
một văn bản "tố tụng" về dân chủ nó đã thúc đẩy các cơ quan Nhà nớc, các
nhà chức trách thực hiện nghiêm chỉnh các nghĩa vụ pháp lý để bảo đảm các
quyền tự do, dân chủ của công dân theo quy định của pháp luật.
Nh vậy Quy chế thực hiện dân chủ ở xã đã góp phần hoàn thiện hệ
thống pháp luật Việt Nam "nó" không chỉ là công cụ thể chế hoá một số chủ
trơng, chính sách của Đảng và Nhà nớc nhằm phục vụ sự nghiệp phát triển đất
nớc mà còn đóng góp tích cực vào việc nâng cao hiệu quả tác động của các
ngành luật khác.
1.2. 2. Vai trò của Quy chế thực hiện dân chủ ở xã trong đời sống xã hội:
Với các quan điểm chỉ đạo trong quá trình xây dựng Quy chế thực hiện
dân chủ ở xã là:

7


"Đặt việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở trong cơ chế
tổng thể của hệ thống chính trị "Đảng lãnh đạo, Nhà nớc quản lý, nhân dân
làm chủ", coi trọng cả ba mặt nói trên, không vì nhấn một mặt mà coi nhẹ, hạ
thấp các mặt khác. Vừa phát huy tốt chế độ dân chủ đại diện, nâng cao chất lợng và hiệu lực hoạt động của Quốc hội, chính phủ, hội đồng nhân dân và uỷ
ban nhân dân các cấp vừa thực hiện tốt chế độ dân chủ trực tiếp ở cấp cơ sở để
nhân dân bàn bạc và quyết định trực tiếp những công việc quan trọng thiết
thực, gắn liền với lợi ích của mình. Phát huy dân chủ phải gắn liền với phát
triển kinh tế - xã hội và nâng cao dân trí, tạo điều kiện mở rộng dân chủ có
chất lợng và hiệu quả" (Chỉ thị 30 - CT/TW ngày 10/2/1998 của BCHTW).
Quy chế thực hiện dân chủ ở xã ra đời đã có vai trò hết sức quan trọng
trong đời sống xã hội thể hiện trên các lĩnh vực.
* Trong lĩnh vực chính trị:

Dân chủ trong lĩnh vực chính trị, theo Lênin "áp dụng chế độ dân chủ
Xô Viết, tức là chế độ dân chủ vô sản một cách cụ thể nhất tr ớc hết các cử
tri đều phải là quần chúng cần lao và bị bóc lột Hai là: Mọi thủ tục và
những hạn chế có tính quan liêu đều bị xoá bỏ, quần chúng tự quy định lấy thể
thức và thời hạn bầu cử, hoàn toàn có quyền tự do bãi miễn những ngời mà họ
bầu ra" (V.I. Lênin toàn tập, tập 27, NXB Tiến bộ năm 1971, trang 343).
Nhân dân có nhu cầu ổn định chính trị, an ninh, trật tự ở nơi mình sinh
sống làm điều kiện tiên quyết để an tâm sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh
tế, đời sống mọi mặt. Thực tiễn đã chỉ ra rằng, khi dân đợc cung cấp đầy đủ
thông tin, hiểu đúng đắn và đầy đủ chính sách pháp luật của Nhà nớc và các
quyền cơ bản của mình, thì khi đó nhân dân giác ngộ và quyền dân chủ mới đợc phát huy một cách lành mạnh và đúng hớng.
Quy chế thực hiện dân chủ ở xã đã cho nhân dân thấy đợc vai trò làm
chủ thực sự của mình, họ thực sự là chủ thể của quyền lực Nhà nớc, là đối tợng kiểm tra, giám sát hoạt động của Nhà nớc. Đợc tham gia tổ chức và tự
giác trong bầu cử trực tiếp ra các cơ quan Nhà nớc của mình (bầu Quốc hội,
Hội đồng nhân dân các cấp). Đợc nâng cao dân trí, hiểu biết cơ bản về đờng
lối, chính sách của Đảng, Hiến pháp, pháp luật, chính sách của Nhà nớc để có
hiểu biết, có ý thức pháp luật, hiểu rõ quyền hạn, quyền lợi, trách nhiệm ,
8


nghĩa vụ của công dân một cách ngày càng rõ ràng đúng đắn. Đ ợc tham gia
bảo vệ Đảng, chính quyền bằng việc giám sát, kiểm tra, góp ý xây dựng, phê
bình đối với Đảng viên, cán bộ Nhà n ớc và đoàn thể các cấp. Phát hiện,
ngăn chặn các biểu biểu hiện sai trái, tiêu cực. Đợc tham gia quản lý Nhà nớc
trực tiếp ở cấp cơ sở theo phơng châm: Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm
tra: Từ đó??
* Trong lĩnh vực kinh tế - văn hoá - xã hội:
Quy chế thực hiện dân chủ ở xã ra đời phù hợp với ý Đảng, lòng dân,
nâng cao hơn quyền làn chủ trực tiếp của nhân dân, nhân dân đợc bàn bạc và
quyết định những công việc trong sản xuất, lu thông phân phối, xây dựng cơ

sở hạ tầng kinh tế - xã hội; nhân dân phấn khởi, tự giác và tích cực xây dựng
nếp sống văn minh, giữ gìn an ninh trật tự xã hội, bài trừ các hủ tục lạc hậu.
Thực tế cho thấy trong những năm qua trên phạm vi cả nớc nhân dân đã dốc
công, dốc của để xây dựng các công trình phúc lợi công cộng "Điện, đờng, trờng, trạm", tham gia các phong trào đền ơn, đáp nghĩa, quỹ vì ngời nghèo,
hiến tặng đất đai, tài sản cho các công trình quan trọng của quốc gia. Đợc
quyền làm chủ trên lĩnh vực kinh tế nhân dân tự giác hơn trong việc thực hiện
các nghĩa vụ với Nhà nớc, nhất là nghĩa vụ thuế.
Nh vậy, nhiều vấn đề kinh tế, văn hoá, xã hội trớc đây giải quyết rất khó
khăn, phức tạp, nhng nhờ Quy chế thực hiện dân chủ mà phát huy quyền làm
chủ của nhân dân, mọi ngời đợc biết, đợc bàn dân chủ, chính quyền các cấp
nâng cao trách nhiệm và công khai hoá nên đã giải quyết các vấn đề kinh tế
một cách thuận lợi, không phát sinh khiếu kiện đông ngời, kéo dài. Không nảy
sinh mâu thuẫn lớn; nhiều công trình kinh tế, văn hoá, xã hội đòi hỏi sự đóng
góp sức dân rất lớn, nhờ vận dụng phơng châm "Nhà nớc và nhân dân cùng
làm", nên đã đem lại những thành tựu rất lớn cho nền kinh tế, xã hội của đất
nớc.

9


Chơng 2: Thực trạng thi hành Quy chế thực hiện
dân chủ ở xã ở Việt Nam hiện nay.
2.1. Thực hiện dân biết:
Dân biết là nội dung đầu tiên của Quy chế thực hiện dân chủ ở xã có thể
nói "Dân biết" là điểm khởi đầu của dân chủ, là tiền đề để thực hiện các nội
dung của dân chủ. Nói cách khách nếu dân không biết thì không thể bàn,
không thể tham gia ý kiến và không thể kiểm tra hay giám sát đợc hoạt động
của chính quyền, đoàn thể. và nh vậy không có quyền lực của nhân dân hay
không có dân chủ. Vấn đề đặt ra là, để ngời dân thực hiện tốt quyền dân chủ
của mình, đồng thời cũng bảo vệ đợc lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng,

quyền và lợi ích hợp pháp của công dân thì phạm vi, giới hạn những nội dung
mà chính quyền phải thông báo để nhân dân biết cũng cần đợc tính toán, xem
xét để vừa bảo đảm đợc những bí mật quốc gia, tránh rối loạn thị trờng vừa
bảo đảm đợc quyền dân chủ của nhân dân. Quy chế thực hiện dân chủ ở xã
(ban hành kèm theo Nghị định 29 năm 1998) và Quy chế thực hiện dân chủ ở
xã (ban hành kèm theo Nghị định 79 năm 2003) đã quy định cụ thể 14
việcchính quyền xã phải thông báo kịp thời và công khai để nhân dân biết.
Qua hơn 6 năm thực hiện nội dung "dân biết" của Quy chế, xin đợc
đánh giá ở nội dung sau:
* Sự đánh giá của cán bộ lãnh đạo chính quyền, đoàn thể và ngời dân về
những nội dung cần đợc thông báo để dân biết.
Thứ nhất, tuyệt đại bộ phận cán bộ Đảng, chính quyền, đoàn thể xã và
ngời dân cho rằng: 14 nội dung mà Quy chế dân chủ quy định phải thông báo
cho dân biết là thực sự cần thiết. Hầu hết các nội dung mà Quy chế dân chủ
quy định phải thông báo cho dân biết, đợc trên 80% sốngời đợc hỏi trả lời là
"thực sự cần thiết". Nhiều nội dung, tỷ lệ này đạt đến 100% hoặc gần 100%.
Tỷ lệ ngời dân cho rằng: Thông báo điều chỉnh địa giới hành chính là "thực
sự cần thiết", thấp nhất cũng đạt 68,78%. Ngời dân có xu hớng quan tâm
những thông tin liên quan đến lợi ích cụ thể, thiết thân hơn là những thông tin
10


có liên quan nhng ở tầm xa. "Các quy định của Pháp luật liên quan trực tiếp
đến quyền và lợi ích của nhân dân trong xã", "Chủ trơng kế hoạch vay vốn
phát triển sản xuất xoá đói giảm nghèo", "Dự toán, quyết toán thu, chi các
quỹ, chơng trình dự án, các khoản huy động của nhân dân đóng góp xây dựng
cơ sở hạ tầng xã (phờng) "Công tác văn hoá -xã hội, phòng chống tệ nạn xã
hội, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn của xã, phờng" là những việc đợc đông đảo
nhân dân quan tâm nhất. Trong khi đó, "Điều chỉnh địa giới hành chính",
"Xét chọn các dự án đầu t" lại ít đợc quan tâm hơn.

Thứ hai: Nhu cầu thông tin về 14 nội dung mà Quy chế dân chủ quy
định phải thông báo đối với ngời dân nông thôn có phần cao hơn ở thành thị.
Tuy nhiên vẫn theo quy luật chung: Ngời dân hớng đến lợi ích "sát sờn".
Thứ ba: Tỷ lệ cán bộ đoàn thể đánh giá"Thực sự cần thiết" luôn cao
nhất và ở nhóm ngời dân là thấp nhất.
* Về các hình thức công khai thông tin cho nhân dân biết:
Chính quyền cơ sở, bằng nhiều hình thức đã nỗ lực truyền thông về 14
nội dung mà Quy chế thực hiện dân chủ ở xã đã quy định. Đa số ngời dân đợc
hỏi đều ghi nhận hiện nay chính quyền xã đã và đang tích cực sử dụng các
hình thức thông tin, tuyên truyền để công khai cho dân biết về 14 nội dung mà
Quy chế thực hiện dân chủ ở xã quy định đó là: Niêm yết công khai văn bản
tại trụ sở uỷ ban nhân dân xã và các trung tâm dân c, văn hoá xã, phờng;
Thông báo qua hệ thống loa truyền thanh của xã, thôn và các tổ chức văn hoá,
thông tin, tuyên truyền cơ sở; Qua tiếp xúc cử tri của Đại biểu Hội đồng nhân
dân xã, phờng; Qua các kỳ họp của chính quyền, đoàn thể ở xã, phờng, các
cuộc họp của thôn; Gửi văn bản đến hộ gia đình.
Trong số các hình thức truyền thông nêu trên, hầu hết cán bộ Đảng,
chính quyền, đoàn thể và ngời dân đều đánh giá là phù hợp nhng phù hợp nhất
là các hình thức thông báo tại các cuộc tiếp xúc cử tri của Đại biểu Hội đồng
nhân dân xã, phờng; Các cuộc họp của chính quyền, đoàn thể, thôn vì tại đây
ngời dân đợc trực tiếp trao đổi với cán bộ về nội dung thông báo, đợc giải
thích những điều cha hiểu, cha thông. Việc thông báo bằng hình thức " Niêm
11


yết tại trụ sở Uỷ ban nhân dân và các Trung tâm dân c, văn hoá, xã phờng",
hay "Gửi văn bản tới hộ gia đình hoặc trởng thôn" cho phép ngời dân tiếp cận
và nghiên cứu kỹ văn bản bất kỳ lúc nào. Hệ thống loa truyền thanh có sức
mạnh là thông tin nhanh và rộng khắp đến nhiều ngời, là những hình thức thờng đợc sử dụng.
Nh vậy, đại đa số đối tợng đợc hỏi đều xác nhận rằng, chính quyền cơ

sở đã sử dụng nhiều hình thức truyền thông phù hợp. Do vậy, khoảng 60,4%
đến 96,7% ngời dân đợc hỏi, trả lời là đã đợc chính quyền thông báo 14 nội
dung quy định trong Nghị định 79/CP: Cụ thể là: Công tác văn hoá xã hội và
phòng chống tệ nạn xã hội - 96,7%; Các quy định của Hội đồng nhân dân,
quyết định của Uỷ ban nhân dân xã, phờng và của cấp trên liên quan đến địa
phơng - 95,8%; Quy định của Nhà nớc và chính quyền địa phơng về đối tợng,
mức thu các loại thuế, phí, lệ phí và các nghĩa vụ khác của nhân dân theo quy
định của pháp luật hiện hành - 94,7%; Các quy định của pháp luật về thủ tục
hành chính, giải quyết các công việc liên quan đến dân - 93,5%; Chủ trơng kế
hoạch vay vốn phát triển sản xuất, xoá đói, giảm nghèo; Bình xét các hộ
nghèo đợc vay vốn phát triển sản xuất, xây dựng nhà tình thơng, thực hiện
chính sách đối với các gia đình có công, sổ tiết kiệm, thẻ bảo hiểm y tế 93,1%.
Những nội dung ít đợc ngời dân biết là chính quyền đã công khai thông
báo, gồm: Điều chỉnh địa giới hành chính, kết quả thanh tra, kiểm tra, giải
quyết các vụ tiêu cực, tham nhũng của cán bộ xã, thôn; Các chơng trình, dự án
do Nhà nớc, các tổ chức và các cá nhân đầu t, tài trợ trực tiếp cho xã, phờng.
Tuy vậy, cũng có trên 60% ngời dân cho biết các nội dung nói trên đã đợc
thông báo công khai. Nh vậy có thể thấy rằng hầu hết các nội dung cần thông
báo cho "dân biết" theo quy định trong Nghị định 79/CP đã đợc cấp uỷ Đảng
chính quyền địa phơng thực hiện.
Một điều đáng lu ý là tỷ lệ ngời dân thành thị khẳng định chính quyền
phờng đã thông báo 14 nội dung theo quy định tại Nghị định 79/CP lại thấp
hơn nhiều so với ngời dân nông thôn. Điều này do nhiều nguyên nhân. Chẳng
12


hạn việc "Dồn điền, đổi thửa phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển
nông nghiệp, kinh tế trang trại, hợp tác xã" chỉ có ở nông thôn. Mặt khác, ngời
dân nông thôn c trú ở địa phơng nào thì cũng"Trồng cấy, chăn nuôi", ngay
trên địa phơng đó, tức là những lợi ích, kinh tế - xã hội gắn liền với nơi c trú.

Trong khi đó, nhiều ngời dân đô thị, sống ở phờng nhng việc làm, thu nhập,
các quyền lợi và sinh hoạt chính trị lại ở cơ quan, xí nghiệp, đơn vị độc lập với
phờng. Vì vậy, ngời ta ít quan tâm đến thông báo từ phờng.
Bên cạnh các hình thức tuyên truyền nêu trên, nhiều địa phơng cũng đã
áp dụng các phơng thức phổ biến khá phong phú nh: Tổ chức các cuộc tìm
hiểu về nội dung Quy chế, lồng ghép các nội dung của Quy chế với các hoạt
động khác của các tổ chức nh: Hội nông dân, phụ nữ; công tác t pháp, hoà
giải Đây là cách làm hiệu quả, tiết kiệm thời gian làm cho quan hệ giữa các
tổ chức chính trị, xã hội với nhân dân chặt chẽ hơn.
* Những hạn chế của việc thực hiện "dân biết".
Mặc dù đã có sự hỗ trợ của chính quyền, đoàn thể trong việc tuyên
truyền, phổ biến các nội dung của Quy chế để ngời dân thực hiện quyền đợc
"biết" của mình song thực tế vẫn còn có những hạn chế, bất cập nh:
Thứ nhất: Hệ thống truyền thông ở cở còn nhiều hạn chế nh: Vẫn còn
một tỷ lệ đáng kể cán bộ chính quyền cho rằng việc thông báo đến dân 14 nội
dung nh Quy chế dân chủ quy định là cha thực sự cần thiết. ở một số địa phơng, đội ngũ cán bộ cơ sở hạn chế về năng lực truyền thông do còn yếu về
chuyên môn nghiệp vụ, cha có khả năng lựa chọn, tóm tắt, cụ thể hoá, đơn
giản hoá các văn bản do cấp trên gửi xuống đã dẫn đến tình trạng ngời dân
không hào hứng khi đọc, khi nghe các văn bản do địa phơng đa ra và không
nắm vững các nội dung. Các văn bản nhiều, dài và thờng có nội dung phức
tạp, dẫn tới tình trạng là cán bộ và ngời dân không nắm bắt kịp thời và hiểu
đầy đủ, sâu sắc nội dung mà Quy chế dân chủ quy định phải thông báo. Ngoài
ra một số văn bản quy định không sát với thực tế cũng gây khó khăn cho việc
công khai nh lĩnh vực chi tiêu tài chính cấp xã, phờng. Phơng tiện truyền
thông cũng còn nhiều hạn chế nh tình trạng loa truyền thanh không phải ở địa
13


phơng nào cũng có, cũng tốt. Đặc biệt, khoảng 2/3 trong số 2.363 xã đặc biệt
khó khăn miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa cha có trạm truyền thanh

(Nguồn: Ban th ký chơng trình 135 - tạp chí kinh tế và phát triển, số 85, tháng
7/2004, trang 18). Việc gửi văn bản đến từng hộ gia đình cũng khó khăn do
thiếu phơng tiện in ấn, kinh phí, số buổi họp ít, địa điểm chật hẹp cũng là
nguyên nhân ngời dân không thể tiếp nhận thông tin một cách thờng xuyên,
cập nhật.
Thứ hai: Trình độ dân trí thấp, không đồng đều và thiếu quan tâm của
ngời dân.
Trình độ dân trí của ngời dân hiện nay là không đồng đều, có nơi còn
thấp dẫn đến việc tiếp thu và hiểu rõ nội dung của Quy chế dân chủ là rất khó
khăn. Đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi ngời dân có trình độ học
vấn thấp nên việc niêm yết thông tin trên các bản tin, hoặc phát tờ rơi là không
có hiệu quả: "Ngời dân có trình độ học vấn không cao nên thờng không thích
đọc tài liệu, tờ rơi gì, thậm chí báo chí có phát cũng ít đọc, bản tin dán thấy
thông tin trên giấy với những chữ chi chít thì chẳng ai đọc cả". (Lãnh đạo ban
chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ huyện Yên Bình, Yên Bái).
Một tỷ lệ không nhỏ ngời dân cha quan tâm đến những vấn đề gắn với
lợi ích chung hoặc còn xa với đời sống của cá nhân, gia đình. Theo phản ánh
của nhiều ngời dân thì việc vận động họp ở các thôn, tổ, khối phố thờng gặp
khó khăn do ngời dân thờ ơ không quan tâm đến các hoạt động của địa phơng
hoặc bận công việc.
2. 2 Thực hiện dân bàn:
Điều 7 Quy chế thực hiện dân chủ ở xã (Ban hành kèm theo Nghị định
79/CP) quy định 5 vấn đề nhân dân ở xã, thôn, bàn và quyết định trực tiếp là: 1)
Chủ trơng và mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình
phúc lợi công cộng; 2)
Xây dựng hơng ớc làng văn hoá, nếp sống văn minh, giữ gìn an ninh
trật tự, bài trừ các hủ tục, mê tín dị đoan, tệ nạn xã hội; 3)

14



Các công việc trong nội bộ cộng đồng dân c thôn, phù hợp với quy định
của pháp luật hiện hành; 4)
Thành lập Ban giám sát các công trình xây dựng do dân đóng góp; 5)
Tổ chức bảo vệ sản xuất, kinh doanh
Để thực hiện tốt việc ngời dân đợc bàn và quyết định đặt trực tiếp
những nội dung nêu trên; Điều 7 Quy chế quy định phơng thức thực hiện là:
Uỷ ban nhân dân xã xây dựng phơng án, chơng trình kế hoạch; phối hợp với
uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp chỉ đạo, tổ chức nhân dân thảo
luận, quyết định những công việc bằng một trong các hình thức; Họp toàn thể
nhân dân hoặc chủ hộ gia đình hay cử tri đại diện hộ gia đình ở từng thôn,
thảo luận và biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín: Phát phiếu lấy ý kiến các
hộ gia đình.
Nhìn chung, hầu hết các đơn vị cơ sở đã thực hiện nghiêm túc việc tổ
chức cho dân bàn và quyết định trực tiếp những vấn đề nêu trên bằng cách:
* Họp là hình thức chủ yếu để dân bàn và quyết định trực tiếp.
Họp là hình thức sinh hoạt dân chủ ở xã, phờng khá phổ biến để giữa
ngời dân và cán bộ chính quyền đợc trao đổi, bàn bạc, thảo luận, tranh luận để
tìm ra quyết định tối u, đây là hình thức mà đa số ngời dân cho là phù hợp. Có
tới 92,4% số ngời đợc hỏi cho biết chính quyền cơ sở đã sử dụng hình thức
họp để dân bàn và quyết định trực tiếp.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy hình thức họp, bàn và quyết định trực tiếp
đã gặp hàng loạt các trở ngại, khó khăn đó là:
Thứ nhất: Số cuộc họp của ngời dân trong thôn rất ít. Điều 16 Nghị định
70/CP quy định một năm chỉ họp hai lần, trong khi đó những nội dung cần bàn
lại rất nhiều do vậy, không thể bàn trực tiếp đợc hết các vấn đề phát sinh.
Nói "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" nh vừa rồi thì tôi nghĩ là
dân bàn thì ít lắm vì ngay tổ của chúng tôi năm nay tổng kết có một, hai lần
thôi, chứ không phải lúc nào cũng bàn đợc đâu" [(cán bộ đoàn thể, Hà Nội)
(Nguồn: phát huy dân chủ trang 122)] "Dân cũng đã đ ợc bàn những việc


15


phải làm, nhng việc dân bàn còn rất ít" [(ngời dân phờng Đông Vĩnh, Thành
phố Vinh, Nghệ An) (nguồn: trang 122)].
Thứ hai: Không có địa điểm họp phù hợp. Hầu hết các thôn thuộc xã
vùng đồng bằng số hộ dân c thờng rất đông, khoảng xấp xĩ 1000 hộ/thôn;
thôn, tổ dân phố thờng không có nhà văn hoá hay hội trờng riêng hoặc có nhng chật hẹp, sơ sài nên tổ chức đợc những cuộc họp là rất khó khăn hoặc chất
lợng không cao.
"Thôn chúng tôi có 1850 nhân khẩu, điều kiện hoạt động của chúng tôi
rất khó khăn, hội trờng thì không có, chúng tôi phải mợn nhà tăng của đình để
họp. Dân đến họp thì lại ngồi đất. Nếu có mời đại diện thì cũng đến 130 ngời,
nếu đến đủ thì không có chỗ để họp" [(trởng thôn Vĩ Dạ, Thuỳ Vân, Hơng
Thuỷ, Thừa Thiên Huế), (nguồn: trang 123)].
Thứ ba: Ngời dân bận rộn với công việc làm ăn, ngại đi họp.
Thứ t: Năng lực cán bộ ở cơ sở còn hạn chế, không có khả năng giải đáp
những thắc mắc cho dân cũng là nguyên nhân dẫn đến tủ lệ ngời dân đi họp
thấp.
* Hình thức phát phiếu lấy ý kiến nhân dân:
Đây là hình thức mà đa số ngời dân cho là phù hợp, hình thức này sẽ
giúp cho việc tham khảo đợc nhiều ý kiến đóng góp của ngời dân, đỡ tốn thời
gian và đặc biệt là ngời dân không ngại bị va chạm, thành kiến nên thờng có
những phản ánh đúng với tâm t, nguyện vọng của mình.
2. 3. Thực hiện dân giám sát, kiểm tra:
Quy chế thực hiện dân chủ ở xã (Ban hành kèm theo Nghị định 79/CP)
quy định phạm vi giám sát, kiểm tra của nhân dân gồm 11 việc với 5 phơng
thức giám sát cụ thể đã cho ngời dân nhận thức đợc quyền kiểm tra, giám sát
của mình đối với hoạt động của chính quyền, đoàn thể cũng nh phẩm chất t
cách đạo đức của cán bộ, công chức. Từ đó nhân dân tin tởng vào bộ máy

chính quyền và tích cực tham gia xây dựng chính quyền. Kết quả khảo sát cho
thấy việc thực hiện quyền kiểm tra giám sát của nhân dân theo Quy chế thực
hiện dân chủ ở xã nh sau:
16


- Chính quyền và các đoàn thể đã tạo điều kiện để ngời dân thực hiện
quyền kiểm tra, giám sát hầu hết các hoạt động kinh tế - xã hội của địa phơng
nh: Mời đại diện Uỷ ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thành viên của
mặt Trận Tổ quốc cùng cấp, các đối tợng liên quan trực tiếp tham gia các cuộc
họp của chính quyền xã bàn bạc về các vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích
trực tiếp của nhân dân địa phơng; xem xét, giải quyết các kiến nghị theo thẩm
quyền và thông báo kết quả giải quyết cho cá nhân, tổ chức có kiến nghị; Chủ
tịch HĐND, Chủ tịch UBND xã gửi cho Trởng thôn bản kiểm điểm công tác
và tự phê bình tại cuộc họp tổng kết hằng năm để Trởng thôn tổ chức cho nhân
dân đóng góp ý kiến; lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức vụ chủ chốt do
HĐND xã bầu ra; tổ chức các cuộc họp thu thập ý kiến của nhân dân về các
vấn đề do nhân dân tự quyết định. Nhìn chung, đa số ngời dân đợc hỏi cho
rằng chính quyền đã tạo điều kiện cho họ giám sát, kiểm tra đối với hoạt động
kinh tế - xã hội của địa phơng
Từ khi có Quy chế dân chủ, mọi khoản thu, chi quỹ đóng góp của dân đều
đợc công khai, minh bạch, rõ ràng. Hình thức phổ biến để ngời dân kiểm tra,
giám sát việc đóng góp và chi tiêu các quỹ của thôn, tổ dân phố là thực hiện định
kỳ niêm yết công khai các khoản thu, chi tại các bảng thông báo của thôn, tổ dân
phố và cộng đồng dân c. Kết quả thực hiện quyền kiểm tra giám sát của nhân dân
rõ nhất là trong lĩnh vực các công trình Nhà nớc và nhân dân cùng làm. Ngời dân
đợc trực tiếp bàn bạc và quyết định mức đóng góp của mỗi ngời, tự cử ra đại diện
của mỉnh trực tiếp thu - chi và thanh quyết toán, tự thành lập tổ kiểm tra, giám sát
quá trình thực hiện các công trình có sự đóng góp của mình. Sự công khai, minh
bạch trong sử dụng các loại quỹ do dân đóng góp đã tạo không khí yên tâm, tin tởng của nhân dân vào chính quyền; ngời dân hăng hái, tích cực trong việc đóng

góp tiền của hay những lợi ích vật chất khác cho sự phát triển của địa phơng và
đất nớc. Thực tế cho thấy trong những năm qua nhiều ngời dân đã hiến cả nhà
cửa, đất đai cho việc xây dựng các công trình của địa phơng cũng nh của Trung ơng.

17


* Những hạn chế trong việc thực hiện quyền kiểm tra, giám sát của
nhân dân.
Trong các báo cáo đánh giá quá trình thực hiện Quy chế dân chủ của
hầu hết các địa phơng trong cả nớc đều cho rằng việc tổ chức để nhân dân
giám sát, kiểm tra cũng nh sự tham gia của nhân dân vào quá trình giám sát
kiểm tra là khâu yếu nhất, nguyên nhân của hạn chế này là:
Thứ nhất; Nhiều địa phơng chính quyền không tạo điều kiện cho nhân dân
giám sát, kiểm tra, đặc biệt là trong các lĩnh vực nh: Xử lý tiêu cực; dự toán,
quyết toán ngân sách thực hiện, quyết toán công trình triển khai trên địa bàn.
Thứ hai; Ngời dân còn mang nặng t tởng "dĩ hoà vi quý", ngại va chạm
hoặc sợ cán bộ.
Thứ ba; Sự thiếu hiểu biết hoặc không có chuyên môn nghiệp vụ của
ngời dân trong lĩnh vực kiểm tra, giám sát là một trong những nguyên nhân
làm hạn chế kiểm tra, giám sát.
Thứ t ; Nhiều tổ chức có chức năng, giám sát nhng thiếu cơ chế, quy
trình cụ thể, rõ ràng. Hoạt động của ban thanh tra nhân dân còn hình thức,
kém hiệu quả, cán bộ thanh tra không đợc đào tạo, tập huấn nghiệp vụ, không
có chế độ ổn định và vẫn phụ thuộc vào các điều kiện của chính quyền.

18


Kết luận:

Hoàn thiện Quy chế thực hiện dân chủ ở xã ở Việt Nam hiện nay là yêu
cầu cấp thiết, có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn, đáp ứng yêu
cầu xây dựng Nhà nớc pháp quyền XHCN, yêu cầu của quá trình hợp tác và
hội nhập quốc tế, yêu cầu của cải cách nền hành chính Nhà nớc. Nghiên cứu
đề tài Hoàn thiện Quy chế thực hiện dân chủ ở xã ở Việt Nam hiện nay, tiểu
luận đã tập trung giải quyết các nội dung chính sau đây:
1. Quyền dân chủ là tổng hợp các quyền của nhân dân trong mối quan
hệ với Nhà nớc và các chủ thể khác trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã
hội, đợc Pháp luật ghi nhận và bảo đảm thực hiện.
Quy chế thực hiện dân chủ ở xã là văn bản quy phạm pháp luật quy
định quyền và nghĩa vụ của chính quyền, các đoàn thể ở cấp xã và của nhân
dân trong việc thực hiện các nội dung của Quy chế. Do vậy, Quy chế thực
hiện dân chủ ở xã có đối tợng và phạm vi điều chỉnh riêng, có vai trò quan
trọng trong việc mở rộng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động, ngăn
chặn và đầy lùi các hiện tợng tiêu cực trong xã hội, góp phần xây dựng xã hội mới
tiến bộ.
Hoàn thiện Quy chế thực hiện dân chủ ở xã là xây dựng hoàn chỉnh,
đầy đủ, nâng cao chất lợng, tính khả thi và tính lâu dài của Pháp luật thực hiện
dân chủ ở xã trong thực tiễn với các tiêu chí: Tiêu chí về tính toàn diện, tính
đồng bộ, tính phù hợp, về quy tác kỹ thuật pháp lý và đặc biệt là tiêu chí về
hình thức và tiêu chí về nội dung của Pháp luật thực hiện dân chủ ở xã.
2. Quy chế thực hiện dân chủ ở xã lần đầu tiên đợc ban hành kèm theo
Nghị định 29/1998/NĐ-CP ngày 11/5/1998, đã đợc sửa đổi, bổ sung thay thế
bằng Quy chế thực hiện dân chủ ở xã Ban hành kèm theo Nghị định
79/2003/NĐ-CP ngày 7/7/2003. Đây là văn bản pháp luật hiện hành về thực
hiện dân chủ ở xã ở Việt Nam.
Quá trình thực hiện các nội dung của Quy chế thực hiện dân chủ ở xã
đã đạt đợc những kết quả đáng khích lệ: Là công cụ phát huy quyền làm chủ,
sức sáng tạo của nhân dân ở xã, động viên sức mạnh vật chất và tinh thần to
19



lớn của nhân dân trong phát triển kinh tế, ổn định chính trị xã hội, tăng cờng
đoàn kết, cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí, xây dựng hệ thống chính trị cơ
sở trong sạch, vững mạnh; ngăn chặn những hành vi lợi dụng dân chủ, vi
phạm pháp luật, xâm phạm quyền tự do dân chủ của nhân dân, khắc phục tình
trạng suy thoái, quan lu, tham nhũng, góp phần vào sự nghiệp dân giàu, nớc
mạnh, xã hội công bằng, văn minh theo định hơng XHCN.

20


dah mục Tài liệu tham khảo

1. Thích Minh Châu (1997), "Phật tử tham gia công cuộc xây dựng đất nớc
phồn vinh", Bản tin tôn giáo, (10), tr. 7.
2. Minh Châu (1973), Phật pháp bậc Sơ thiện, Ban Hớng dẫn Trung ơng
GĐPT Việt Nam xuất bản, Minh Đức tổng phát hành.
3. Lê Cung (1996), Phật giáo Việt Nam với cộng đồng dân tộc, Thành hội
Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Lê Cung (1999), Phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam năm 1963,
Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.
5. Thích Thanh Cờng (2000), "Giới Phật tử mong muốn góp phần xây dựng
cuộc sống tốt đẹp", Kỷ yếu Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên
hiệp thanh niên Việt Nam lần thứ IX, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
6. Võ Đình Cờng (2001), Đây gia đình, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.
7. Trần Khánh D (1994), "Mấy nét về Phật giáo Việt Nam giai đoạn 1954 1994", Công tác đoàn kết, tập hợp thanh thiếu niên Phật giáo (kỷ
yếu đề tài khoa học), Trung ơng Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí
Minh, Hà Nội.
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Nghị quyết 25/NQ-TW của Ban chấp

hành Trung ơng Đảng khóa VI ngày 9-2.
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Kết luận số 212-BBT ngày 25-3 về một
số vấn đề có liên quan đến cuộc đấu tranh nhân quyền.
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện Hội nghị lần thứ t Ban chấp
hành Trung ơng khóa VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Thông báo 76/BBT của Ban Bí th Trung
ơng ngày 4-11về vấn đề Gia đình Phật tử.

21


12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1995), Hớng dẫn số 36/DV-TW ngày 30-3 của
Ban Dân vận Trung ơng về Sinh hoạt Gia đình Phật tử của Giáo hội
Phật giáo Việt Nam.
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban
chấp hành Trung ơng khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
15. Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (1995), Công tác đoàn kết, tập hợp
thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo, Kỷ yếu đề tài khoa học, Hà Nội.

22


MC LC
Chơng 1: Cơ sở lý luận về hoàn thiện Quy chế thực hiện dân chủ ở xã.............4
1.1. Quy chế thực hiện dân chủ ở xã - khái niệm, phạm vi điều chỉnh, vai trò: 4
1.1.1. Khái niệm, Quy chế thực hiện dân chủ ở xã:............................................4

23




×