Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

TÌNH HÌNH THU GOM và QUẢN lý rác THẢI SINH HOẠT ở CHỢ đầu mối PHƯỜNG PHÚ hậu THÀNH PHỐ HUẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (437.08 KB, 42 trang )

Chun đề tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục


Trong quá trình đào tạo, Trường Đại học Kinh Tế Huế luôn chú ý
và phát huy tính năng động, tính sáng tạo, nâng cao kiến thức cho sinh
viên, khuyến khích sinh viên tham gia làm đề tài nghiên cứu khoa học.
Được sự đồng ý của khoa Kinh Tế Phát Triển, em đã tiến hành thực
hiện đề tài: “Tình hình thu gom và quản lý rác thải sinh hoạt ở Chợ
Đầu Mối Phường Phú Hậu Thành Phố Huế”.
Trong quá trình thực hiện đề tài, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản
thân em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều thầy (cô) giáo
trong khoa trường, Chính quyền đòa phương phường, Công ty cổ phần
đầu tư Phú Hậu. Đến nay, đề tài đã hoàn thành, em xin gửi lời cảm ơn
chân thành đến chính quyền đòa phương, Công ty cổ phần đầu tư Phú
Hậu, các thầy (cô) trong bộ môn, đặc biệt là TS. Nguyễn Quang Phục
đã tận tình chỉ bảo em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tuy nhiên,
do kinh nghiệm nghiên cứu chưa có, thời gian dành cho đề tài có hạn nên
không tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong thầy (cô) giáo đóng
góp ý kiến để đề tài chúng em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cản ơn!
Sinh viên thực hiện:
Dương Ngọc Quý

SVTH: Dương Ngọc Q


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục



MỤC LỤC

SVTH: Dương Ngọc Quý


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục

DANH MỤC VIẾT TẮT
BVMT

Bảo vệ môi trường

CTR

Chất thải rắn

CTNH

Chất thải nguy hại

RTSH

Rác thải sinh hoạt

CTRSH

Chất thải rắn sinh hoạt


VSMT

Vệ sinh môi trường

SVTH: Dương Ngọc Quý

3


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục

DANH MỤC SƠ ĐỒ & BIỂU ĐỒ

Bảng 1: Thành phần rác thải sinh hoạt ở một số vùng năm 2000 ..........................6
Bảng 2: Phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ................................................................1
Bảng 3: Lượng CTRSH đô thị theo vùng địa lý ở Việt Nam đầu năm 2007 ........2
Bảng 4: Nguồn phát sinh rác thải khu vực chợ Đầu Mối .......................................7
Bảng 5: Lượng rác thải chợ thải ra từ năm 2013 – 2015 ........................................9
Bảng 6: Kết quả tổng hợp thành phần rác thải .......................................................0
Bảng 7: Ý kiến đánh giá của người dân về thời gian & lệ phí thu gom rác .........24
Bảng 8: chi phí mua các loại công cụ thu gom .......................................................9
Bảng 9: Đơn giá thu phí vệ sinh môi trường chợ Đầu Mối ..................................30

SVTH: Dương Ngọc Quý

4



Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Rác thải là sản phẩm tất yếu của cuộc sống được thải ra từ các hoạt động sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác như khám chữa bệnh, vui
chơi giải trí của con người. Cùng với mức sống của nhân dân ngày càng được nâng
cao và công cuộc công nghiệp hoá ngày càng phát triển sâu rộng, rác thải cũng được
tạo ra ngày càng nhiều với những thành phần ngày càng phức tạp và đa dạng. Xử lý
rác thải đã và đang trở thành một vấn đề nóng bỏng ở các quốc gia trên thế giới, trong
đó có.
Ở Việt Nam việc quản lý rác thải mặc dù có nhiều tiến bộ nhưng dường như
vẫn chưa ngang tầm với nhu cầu đòi hỏi. Đặc biệt là những nơi đang khai thác tiềm
năng du lịch – dịch vụ thì càng phải chú trọng và quan tâm vấn đề môi trường. Thành
phố Huế là trung tâm chính trị, xã hội văn hóa, du lịch của tỉnh TT_Huế càng phải coi
trọng vấn đề môi trường hơn bất cứ nơi nào.
Phường Phú Hậu là một phường cách khá xa trung tâm thành phố Huế.Trong
đó, khu vực chợ Đầu Mối là nơi tấp nập, náo nhiệt nhất của phường. Chợ hoạt động
nhôn nhịp nhất từ khoảng 3h sáng cho đến 9h sáng, đem lại thu nhập cho nhiều người,
lợi nhuận cho phường. Tuy nhiên có một vấn đề lớn mà chính quyền địa phương công
ty quản lý phải quan tâm, đó là thu gom rác thải do hoạt động buôn bán thải ra tại chợ.
Hàng ngày, chợ xả thải ra một lượng rác khá lớn, ảnh hưởng xấu đến cảnh quan và đặc
biệt là đời sống của người dân xung quanh. Thành phố Huế là một thành phố du lịch
điều này làm ảnh hưởng không tốt đến cái nhìn của bạn bè trong nước và quốc tế đến
với thành phố chúng ta. Cho nên đề tài nghiên cứu:“TÌNH HÌNH THU GOM VÀ
QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT Ở CHỢ ĐẦU MỐI PHƯỜNG PHÚ HẬU
THÀNH PHỐ HUẾ”dù chỉ nghiên cứu trên một phạm vi nhỏ là chợ Đầu Mối

phường Phú Hậu nhưng em mong nó sẽ nâng cao ý thức của cộng đồng giữ gì vệ sinh
môi trường thông qua một số lợi ích đạt được từ việc quản lý và thu gom rác thải.

SVTH: Dương Ngọc Quý

5


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục

2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.Mục tiêu chung
Góp phần bảo vệ môi trường ở địa bàn chợ Đầu Mối phường Phú Hậu.
2.2.Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề nghiên cứu.
- Đánh giá thực trạng rác thải cũng như việc thu gom rác thải sinh hoạt tại chợ
Đầu Mối phường Phú Hậu.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc phân loại và thu gom
rác thải sinh hoạt tại chợ Đầu Mối phường Phú Hậu.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-Đối tượng nghiên cứu: sự ô nhiễm rác thải tại chợ Đầu Mối phường Phú Hậu.
-Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi không gian: Nghiên cứu này được thực hiện trên địa bàn chợ Đầu
Mối phường Phú Hậu, cụ thể là dựa trên thông tin, số liệu điều tra từ 30 hộ kinh doanh
của chợ Đầu Mối Phú Hậu
+ Phạm vi thời gian: Số liệu điều tra năm 2013 - 2016
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập số liệu

4.1.1.Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Các số liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội, thực trạng
rác thải trên địa bàn nghiên cứu được thu thập số liệu từ UBND phường Phú Hậu,
Công ty cổ phần đầu tư Phú Hậu,…
-Thu thập, tổng hợp nhiều tài liệu qua sách, báo, mạng internet…
4.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
- Phương pháp khảo sát thực địa, trực tiếp tham quan địa bàn phường Phú Hậu,
chợ Đầu Mối phường Phú Hậu để thấy được tình hình chung về thực trạng rác thải,
phân loại, thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn.
- Phỏng vấn bằng phiếu điều tra nhằm thu thập ý kiến và đề xuất của cá hộ gia
đình về tình hình phân loại, thu gom rác thải sinh hoạt tại chợ Đầu Mối phường Phú
Hậu.
SVTH: Dương Ngọc Quý

6


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục

- Điều tra thu thập số liệu mới:
+ Chọn mẫu điều tra: Tổng số mẫu điều tra là 30 mẫu. Do hạn chế về thời gian
nghiên cứu, phương tiện đi lại cũng như về kinh phí nên không thể điều tra toàn bộ
người dân trên khu vực nghiên cứu mà chỉ điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên.
+ Phương pháp điều tra: Phỏng vấn trực tiếp từng người với bảng hỏi được thiết
kế và chuẩn bị sẵn cho mục đích nghiên cứu.
4.2. Phương pháp thống kê mô tả
Đây là phương pháp thu thập thông tin, số liệu để nhằm đánh giá tổng quát đặc
trưng về một mặt nào đó của tổng thể cần nghiên cứu. Trong phạm vi đề tài này,

phương pháp được sử dụng để trình bày về thực trạng ô nhiễm và thu gom rác thải
sinh hoạt tại chợ Đầu Mối phường Phú Hậu nhằm khái quát định hướng mục tiêu và
những giải pháp chủ yếu nhằm mục đích nâng cao hiệu quả phân loại, thu gom rác thải
sinh hoạt ở địa bàn nghiên cứu.
4.3. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo:Là phương pháp quan trọng và có
tính khách quan cao
Để đưa ra những giải pháp phù hợp với nội dung đề tài cũng như thu thập thêm
nhiều kiến thức về chuyên môn, ngoài việc tham khảo ý kiến từ thầy cô hướng dẫn thì
các buổi gặp gỡ, thảo luận, trao đổi ý kiến với các cán bộ địa phương, các nhân viên kĩ
thuật hay các ý kiến của người dân góp vai trò hết sức quan trọng.
4.4. Phương pháp xử lý số liệu
- Phương pháp này được dùng sau khi đã thu thập được toàn bộ số liệu, thông
tin cần thiết từ các phương pháp được tiến hành trước đó. Mục đích là để xử lý thông
tin, hoàn thiện bản báo cáo.
- Xử lý các thông tin định lượng bằng toán học, biểu diễn các số liệu trên đồ
thị, biểu đồ để tìm mối liên quan giữa các con số, chỉ tiêu, từ đó rút ra các luận cứ
khoa học.

SVTH: Dương Ngọc Quý

7


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.Cơ sở lý luận

1.1.Khái niệm về chợ
Chợ là nơi diễn ra hoạt động mua bán hay trao đổi các sản phẩm, hàng hóa khác
nhau. Hàng hóa trong chợ rất đa dạng, từ những loại sản phẩm dùng trong cuộc sống
hàng ngày của mỗi người đến các chủng loại sản phẩm khác.
Chợ là nơi giao lưu buôn bán các mặt hàng lớn nhỏ lương thực thực phẩm. Xã
hội phát triển nhu cầu và vai trò của chợ tăng theo. Đi đôi với nó là vấn đề rác thải
xuất hiện càng ngày càng nhiều và đa dạng. Trong quá trình tăng sản xuất và nhu cầu
tiêu dùng vật chất tăng cao, con người không ngừng tạo ra các chất thải, phần lớn
chúng được đưa vào môi trường. Đi theo đó là nhiều chất thải nguy hại.
1.2. Tổng quan về rác thải sinh hoạt
1.2.1. Các khái niệm cơ bản về rác thải sinh hoạt
Tại khoản 10 Điều 3 của Luật bảo vệ môi trường 2005 thì: “Chất thải là vật
chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc
hoạt động khác". Như vậy, rác thải là tất cả những thứ vật chất từ đồ ăn, đồ dùng, chất
phế thải sản xuất, dịch vụ, y tế,... mà mọi người không dùng nữa và thải bỏ đi.
Rác thải sinh hoạt (chất thải rắn sinh hoạt) sinh ra từ mọi người và mọi nơi: Gia
đình, trường học, chợ, nơi mua bán, nơi công cộng, nơi vui chơi giải trí, cơ sở y tế, cơ
sở sản xuất kinh doanh, bến xe, bến đò,...
Rác thường được chia thành ba nhóm sau:
1. Rác khô hay còn gọi là rác vô cơ: gồm các loại phế thải thuỷ tinh, sành sứ,
kim loại, giấy, cao su, nhựa, vải, đồ điện, đồ chơi, cát sỏi, vật liệu xây dựng...
2. Rác ướt hay thường gọi là rác hữu cơ: gồm cây cỏ loại bỏ, lá rụng, rau quả
hư hỏng, đồ ăn thừa, rác nhà bếp, xác súc vật, phân động vật.

SVTH: Dương Ngọc Quý

8


Chuyên đề tốt nghiệp


GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục

3. Chất thải nguy hại (CTNH): là những thứ phế thải rất độc hại cho môi trường
và con người như pin, bình ắc quy, hoá chất, thuốc trừ sâu, bom đạn, rác thải y tế, rác
thải điện tử...
1.2.2.Khái niệm chất thải rắn
Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác.1
Chất thải rắn bao gồm tất cả các chất thải ở dạng rắn, thông thường phát sinh từ
các hoạt động của con người và sinh vật, và được thải bỏ đi do chúng không còn giá trị
sử dụng hoặc không cần đến.
1.2.3.Nguồn gốc phát sinh rác thải sinh hoạt
Khối lượng rác thải sinh hoạt ngày càng tăng do tác động của sự gia tăng dân số,
sự phát triển kinh tế - xã hội, sự thay đổi tính chất tiêu dùng trong các đô thị và các
vùng nông thôn. Trong đó các nguồn chủ yếu phát sinh chất thải bao gồm:

- Từ các khu dân cư (chất thải sinh hoạt).
- Từ các trung tâm thương mại, các công sở, trường học, công trình công cộng.
- Từ các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, các hoạt động xây dựng.
- Từ các làng nghề ..v..v…
Sơ đồ1: Nguồn phát sinh chất thải
(Nguồn: Huỳnh Tuyết Hằng, TP Huế, 08/2005)
Nhà dân, khu dân cư.

Cơ quan trường học

Chợ, bếnxe, nhà ga

Rác thải


Nơi vui chơi, giải trí

Bệnh viện, cơ sở y tế

Khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp
Giao thông, xây dựng

Chính quyền địa phương

1 Theo chương I, điều 3, Nghị định số 59/2007/NĐ-CP về quản lý chất thải rắn.
SVTH: Dương Ngọc Quý

9


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục

1.2.4.Thành phần của rác thải sinh hoạt.
Thành phần của rác thải rất khác nhau tùy thuộc từng địa phương, tính chất tiêu
dùng, các điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác. Thông thường thành phần của rác
thải bao gồm các hợp phần sau: Chất thải thực phẩm, giấy, catton, vải vụn, sản phẩm
vườn, gỗ, thủy tinh, nhựa, bụi tro, cát đá, gạch vụn…

Bảng 1: Thành phần rác thải sinh hoạt ở một số vùng năm 2000
(tính theo % trọng lượng)
Thái


Đà Nẵng

Hạ

Thành phần

Hà Nội

Việt Trì

Chất hữu cơ
Cao su, nhựa
Giấy, catton, giẻ vụn

53,00
9,15
1,48

55,0
4,52
7,52

Nguyên
55,0
3,0
3,0

Kim loại

3,40


0,22

3,0

Thủy tinh, gốm, sứ
Đất, đá,cát, gạch vụn
Độ trơ
Độ ẩm
Tỷ trọng (tấn/m3)

2,70
0,63
0,7
1,85
3,7
30,27
32,13
35,3
38,87
15,9
13,17
17,15
10,9
11,0
47,7
45,0
44,23
49,0
46,0

0,42
0,43
0,45
0,50
0,50
(Nguồn: Báo cáo kết quả khảo sát của CEETIA, 2001)

45,47
13,10
6,36

Long
49,20
3,23
4,6

2,30

0,4

1.2.5. Tác hại của rác sinh hoạt môi trường và sức khỏe cộng đồng:
Rác khi thải vào môi trường gây ô nhiễm, đất, nước, không khí.Ngoài ra, rác
thải còn làm mất vệ sinh công cộng, làm mất mỹ quan môi trường. Rác thải là nơi trú
ngụ và phát triển lý tưởng của các loài gây bệnh hại cho người và gia súc.
Rác thải ảnh hưởng tới môi trường nhiều hay ít còn phụ thuộc vào nền kinh tế
của từng quốc gia, khả năng thu gom và xử lý rác thải, mức độ hiểu biết và trình độ
giác ngộ của mỗi người dân. Khi xã hội phát triển cao, rác thải không những được hiểu
là có ảnh hưởng xấu tới môi trường mà còn được hiểu là một nguồn nguyên liệu mới
có ích nếu chúng ta biết cách phân loại chúng, sử dụng theo từng loại.
1.2.5.1. Ảnh hưởng đến môi trường không khí:

Nguồn rác thải từ các hộ gia đình thường là các loại thực phẩm chiếm tỷ lệ cao
trong toàn bộ khối lượng rác thải ra. Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm và mưa nhiều ở nước

SVTH: Dương Ngọc Quý

10


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục

ta là điều kiện thuận lợi cho các thành phần hữu cơ phân huỷ, thúc đẩy nhanh quá trình
lên men, thối rữa và tạo nên mùi khó chịu cho con người.Các chất thải khí phát ra từ
các quá trình này thường là H2S, NH3, CH4, SO2, CO2.
1.2.5.2. Ảnh hưởng đến môi trường nước:
Theo thói quen nhiều người thường đổ rác tại bờ sông, hồ, ao, cống rãnh.Lượng
rác này sau khi bị phân huỷ sẽ tác động trực tiếp và gián tiếp đến chất lượng nước mặt,
nước ngầm trong khu vực. Rác có thể bị cuốn trôi theo nước mưa xuống ao, hồ, sông,
ngòi, kênh rạch sẽ làm nguồn nước mặt ở đây bị nhiễm bẩn
Mặt khác, lâu dần những đống rác này sẽ làm giảm diện tích ao hồ, giảm khả
năng tự làm sạch của nước gây cản trở các dòng chảy, tắc cống rãnh thoát nước. Hậu
quả của hiện tượng này là hệ sinh thái nước trong các ao hồ bị huỷ diệt. Việc ô nhiễm
các nguồn nước mặt này cũng là một trong những nguyên nhân gây các bệnh tiêu
chảy, tả, lỵ trực khuẩn, thương hàn ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ cộng đồng
1.2.5.3. Ảnh hưởng của rác thải tới môi trường đất:
Trong thành phần rác thải có chứa nhiều các chất độc, do đó khi rác thải được
đưa vào môi trường thì các chất độc xâm nhập vào đất sẽ tiêu diệt nhiều loài sinh vật
có ích cho đất như: giun, vi sinh vật, nhiều loài động vật không xương sống, ếch
nhái ... làm cho môi trường đất bị giảm tính đa dạng sinh học và phát sinh nhiều sâu bọ

phá hoại cây trồng. Đặc biệt hiện nay sử dụng tràn lan các loại túi nilon trong sinh hoạt
và đời sống, khi xâm nhập vào đất cần tới 50 - 60 năm mới phân huỷ hết và do đó
chúng tạo thành các "bức tường ngăn cách" trong đất hạn chế mạnh đến quá trình
phân huỷ, tổng hợp các chất dinh dưỡng, làm cho đất giảm độ phì nhiêu, đất bị chua và
năng suất cây trồng giảm sút.
1.2.5.4. Ảnh hưởng của rác thải đối với sức khoẻ con người
Trong thành phần rác thải sinh hoạt, thông thường hàm lượng hữu cơ chiếm tỉ
lệ lớn. Loại rác này rất dễ bị phân huỷ, lên men, bốc mùi hôi thối. Rác thải không được
thu gom, tồn đọng trong không khí, lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ con người
sống xung quanh. Chẳng hạn, những người tiếp xúc thường xuyên với rác như những
người làm công việc thu nhặt các phế liệu từ bãi rác dễ mắc các bệnh như viêm phổi,

SVTH: Dương Ngọc Quý

11


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục

sốt rét, các bệnh về mắt, tai, mũi họng, ngoài da, phụ khoa. Hàng năm, theo tổ chức Y
tế thế giới, trên thế giới có 5 triệu người chết và có gần 40 triệu trẻ em mắc các bệnh
có liên quan tới rác thải. Nhiều tài liệu trong nước và quốc tế cho thấy, những xác
động vật bị thối rữa trong hơi thối có chất amin và các chất dẫn xuất sufua hyđro hình
thành từ sự phân huỷ rác thải kích thích sự hô hấp của con người, kích thích nhịp tim
đập nhanh gây ảnh hưởng xấu đối với những người mắc bệnh tim mạch.
Các bãi rác công cộng là những nguồn mang dịch bệnh. Các kết quả nghiên cứu
cho thấy rằng: trong các bãi rác, vi khuẩn thương hàn có thể tồn tại trong 15 ngày, vi
khuẩn lỵ là 40 ngày, trứng giun đũa là 300 ngày. Các loại vi trùng gây bệnh thực sự

phát huy tác dụng khi có các vật chủ trung gian gây bệnh tồn tại trong các bãi rác như
những ổ chứa chuột, ruồi, muỗi... và nhiều loại ký sinh trùng gây bệnh cho người và
gia súc, một số bệnh điển hình do các trung gian truyền bệnh như: Chuột truyền bệnh
dịch hạch, bệnh sốt vàng da do xoắn trùng; ruồi, gián truyền bệnh đường tiêu hoá,
muỗi truyền bệnh sốt rét, sốt xuất huyết...
1.2.5.5 Rác thải sinh hoạt làm giảm mỹ quan đô thị
- Rác thải sinh hoạt nếu không được thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý, thu
gom không hết, vận chuyển rơi vãi dọc đường, tồn tại các bãi rác nhỏ lộ thiên… đều là
những hình ảnh gây mất vệ sinh môi trường và làm ảnh hưởng đến vẻ mỹ quan đường
phố, thôn xóm.
- Một nguyên nhân nữa làm giảm mỹ quan đô thị là do ý thức của người dân
chưa cao. Tình trạng người dân đổ rác bừa bãi ra lòng lề đường và mương rãnh vẫn
còn rất phổ biến, đặc biệt là ở khu vực nông thôn nơi mà công tác quản lý và thu gom
vẫn chưa được tiến hành chặt chẽ.
1.3. Tổng quan về vấn đề thu gom rác thải sinh hoạt
1.3.1. Thu gom rác thải sinh hoạt
1.3.1.1. Hình thức thu gom tại nhà

SVTH: Dương Ngọc Quý

12


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục

Hình thức này chỉ được áp dụng cho loại chất thải sinh hoạt hộ gia đình. Công
nhân thu gom rác đi đến từng hộ, dọc các đường phố lớn, khu tập thể và mang những
thùng rác, túi rác từ mỗi hộ gia đình ra đổ vào xe thu gom của mình và trả lại thùng

cho gia đình. Hệ thống thu gom này mất nhiều thời gian và chi phí lao động cao.
Hình thức thu gom này có những hạn chế sau:
– Hoạt động thu gom mang tính thủ công
– Chi phí nhân công cao do công nhân phải tự đi thu gom rác tại từng nhà.
– Thời gian thu gom lâu.
– Không phải tất cảcác hộ gia đình nào cũng đều có mặt ở nhà hoặc bận vào
thời điểm thu gom.
Hình thức thu gom tại nhà được tóm tắt trong hình sau:

Sơ đồ 2: Thu gom rác tại nhà

1.3.1.2. Hình thức thu gom theo khối:
Xe cơ giới thu gom chất thải rắn chạy theo lịch đã được đặt ra từ trước, có thể
hàng ngày hoặc vài ba ngày/lần, tuỳ theo khối lượng chất thải rắn phát sinh. Các xe thu
gom cơ giới dừng tại những điểm quy định và rung chuông. Các hộ gia đình, cơ quan,
ở các khu phố xung quanh đó mang túi rác đến đổ vào xe.

SVTH: Dương Ngọc Quý

13


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục

Nhược điểm của hình thức này là xe thu gom không thể gom hết được lượng
chất thải rắn của toàn bộ khu phố vì nhiều gia đình, các cơ sở kinh doanh , không có
nhà hoặc đang bận khi xe thu gom đến.


Sơ đồ 3: Thu gom rác theo khối

1.3.1.3. Thu gom bên lề đường
Các hộ gia đình đặt các túi rác đã buộc kín trước của nhà hoặc cổng trước thời
gian quy định. Xe thu gom cơ giới đến thu gom theo lịch đã định, tuỳ theo khối lượng
chất thải rắn để thu gom tất cả các túi rác trong địa bàn.
Một dạng khác của hình thức thu gom này ở các thành phố quá chật hẹp, quanh
co, ngõ ngách , xe thu gom cơ giới loại nhỏ cũng khó hoạt động, các hộ gia đình, các
cơ sở kinh doanh mang túi rác ra một địa điểm tập kết rác đã được quy định trong
khoảng thời gian nhất dịnh. Tại điểm này, có một xe cơ giới chờ sẵn để thu gom. Điểm
này còn gọi là điểm tập kết rác lưu động.
1.4.1.Thực trạng thu gom rác thải sinh hoạt tại Việt Nam
Lượng chất thải rắn sinh hoạt tại các đô thị ở nước ta phát sinh ngày càng tăng,
tính trung bình mỗi năm tăng khoảng 10-15%. Tỷ lệ tăng cao tập trung ở các đô thị
đang mở rộng, phát triển mạnh cả về quy mô lẫn dân số và các khu công nghiệp, như
các đô thị tỉnh Phú Thọ (19,9%), thành phố Phủ Lý (17,3%), Hưng Yên (12,3%), Rạch
Giá (12,7%), Cao Lãnh (12,5%)... Các đô thị khu vực Tây Nguyên có tỷ lệ phát sinh
chất thải rắn sinh hoạt tăng đồng đều hàng năm và với tỷ lệ tăng ít hơn (5,0%).

SVTH: Dương Ngọc Quý

14


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục

Theo thống kê năm 2002, lượng CTR sinh hoạt trung bình từ 0,6-0,9
kg/người/ngày ở các đô thị lớn và 0,4-0,5 kg/người/ngày ở các đô thị nhỏ, thị trấn thị

tứ. Đến năm 2008 và đầu 2009, tỷ lệ này ở các đô thị lớn đã tăng lên tương ứng là 0,91,3 kg/người/ngày ( bảng 2). Kết quả điều tra tổng thể năm 2006 - 2007 cho thấy, đô
thị có lượng CTR sinh hoạt phát sinh lớn nhất là TP. Hồ Chí Minh (5.500 tấn/ngày),
Hà Nội (2.500 tấn/ngày); đô thị có lượng chất thải rắn phát sinh ít nhất là Bắc Kạn 12,3 tấn/ngày; Thị xã Gia Nghĩa 12,6 tấn/ngày, Cao Bằng 20 tấn/ngày; TP. Đồng Hới
32,0 tấn/ngày; TP Yên Bái 33,4 tấn/ngày và thị xã Hà Giang 37,1 tấn/ngày.
Như vậy,lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh chủ yếu tập trung ở 2 đô
thị đặc biệt là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Tuy chỉ có 2 đô thị nhưng tổng lượng chất
thải rắn sinh hoạt phát sinh tới 8.000 tấn/ngày (2.920.000 tấn/năm) chiếm 45,24% tổng
lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ tất cả các đô thị ( biểu đồ 1).

Bảng 2. Phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
Lượng phát thải
Khu vực

theo đầu người
(kg/người/ngày)

Đô thị ( toàn quốc )
- Tp. Hồ Chí Minh
- Hà Nội
- Đà Nẵng
Nông thôn ( toàn quốc )

0,7
1,3
1,0
0,9
0,3

%
so với

tổng lượng chất
thải
50
9
6
2
50

%
thành phần
hữu cơ
55

60 - 65

Nguồn: Tổng cục BVMT,2009

Biểu đồ 1: Số lượng CTR sinh hoạt phát sinh ở các loại đô thị khác nhau

SVTH: Dương Ngọc Quý

15


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục

Nguồn: Tổng cục BVMT,2009
Tính theo vùng địa lý (hay vùng phát triển kinh tế - xã hội) thì các đô thị vùng

Đông Nam Bộ có lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh lớn nhất tới 6.713 tấn/ngày
hay 2.450.245 tấn/năm (chiếm 37,94% tổng lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt các
đô thị loại III trở lên của cả nước), tiếp đến là các đô thị vùng Đồng bằng sông Hồng
có lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt đô thị là 4.441 tấn/ngày hay 1.622.060
tấn/năm (chiếm 25,12%). Các đô thị khu vực miền núi Tây Bắc Bộ có lượng phát sinh
chất thải rắn sinh hoạt đô thị thấp nhất chỉ có 69.350 tấn/năm (chiếm 1,07% ), tiếp đến
là các đô thị thuộc các tỉnh vùng Tây Nguyên, tổng lượng phát sinh chất thải rắn sinh
hoạt đô thị là 237.350 tấn/năm (chiếm 3,68%) (bảng 3).

Bảng 3. Lượng CTRSH đô thị theo vùng địa lý ở Việt Nam đầu năm 2007
Lượng CTRSH bình
STT

Đơn vị hành chính

quân đầu người
(kg/người/ngày)

1
2
3
4
5
6
7

Đồng bằng sông Hồng
Đông Bắc
Tây Bắc
Bắc Trung Bộ

Duyên hải Nam Trung
Bộ
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ

SVTH: Dương Ngọc Quý

Tổng lượng
CTRSH đô thị
phát sinh

0,81
0,76
0,75
0,66

(tấn/ngày)
4.441
1.164
190
755

0,85

1.640

0,59
0,79

650

6.713

16


Chuyên đề tốt nghiệp

8

Đồng bằng sông Cửu

Long
Tổng cộng

GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục

0,61

2.136

0,73

17.692

Nguồn: Xây dựng mô hình và triển khai thí điểm việc phân loại, thu gom và xử lý rác
thải sinh hoạt cho các khu đô thị mới, Cục Bảo vệ môi trường 2008
1.5.1.Thực trạng thu gom rác thải sinh hoạt ở Thừa Thiên Huế
Năm 2010, tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện chương trình trọng điểm về bảo vệ
môi trường với tổng vốn đầu tư 100 tỷ đồng; trong đó vốn huy động từ các doanh
nghiệp 70 tỷ đồng, còn lại là vốn từ ngân sách Nhà nước. Thừa Thiên Huế là địa

phương xác định đúng yêu cầu kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và lợi ích đời
sống cộng đồng. Tỉnh đã tăng cường công tác giáo dục và triển khai có kết quả bảo tồn
thiên nhiên, nhằm phục hồi và bảo vệ các hệ sinh thái đặc thù của địa phương; ngăn
ngừa, hạn chế thấp nhất mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường trên
địa bàn.
Mục tiêu đề án đặt ra đến năm 2020, toàn tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ có 100% chất
thải nguy hại phát sinh tại các cơ sở sản xuất - kinh doanh được kê khai, báo cáo theo
đúng quy định; 70% tổng lượng chất thải rắn nguy hại phát sinh tại các khu công
nghiệp được xử lý đảm bảo môi trường; 100% chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh tại
các cơ sở y tế được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường; 100% các cơ sở y tế tuyến
Trung ương, cơ sở y tế tuyến tỉnh, các cơ sở y tế tuyến huyện và các cơ sở y tế tư nhân
thực hiện xử lý nước thải bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi
trường.
Tổng kinh phí để thực hiện đề án này vào khoảng 82 tỷ đồng, trong đó ngân
sách địa phương gần 42 tỷ đồng, ngân sách trung ương 20 tỷ đồng, còn lại là vốn huy
động từ các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ và doanh nghiệp.Nhờ làm tốt công
tác xã hội hóa việc thu gom và xử lý rác thải nên thành phố Huế đang là 1 trong 10 đô
thị sạch nhất của cả nước do Hiệp hội các đô thị Việt Nam bình chọn.
SVTH: Dương Ngọc Quý

17


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục

Kết quả bình chọn này dựa trên các tiêu chí: có nhiều sáng kiến làm sạch đô thị,
toàn dân không vứt rác ra đường, tỉ lệ thu gom rác thải đạt 80% khối lượng trở lên/
ngày, hè phố được lát gạch hoặc bê tông hoá đạt tỉ lệ từ 70% trở lên.

Được biết Công ty Môi trường và Công trình đô thị Huế đã phối hợp với các xã,
phường tăng cường tuyên truyền thực hiện nếp sống văn minh đô thị, giữ gìn vệ sinh
môi trường, đổ rác đúng giờ và đúng nơi quy định; đặt thêm 180 thùng rác trên các
tuyến phố trung tâm.
Công ty đã tính toán xây dựng kế hoạch, lộ trình hợp lý cho từng tổ, đội, cá
nhân để thu gom và vận chuyển hết lượng rác thải trên 377 km đường phố với tổng
lượng rác thải khoảng 4.258 mét khối/ngày đêm; đồng thời quản lý và vận hành 247,3
km đường điện chiếu sáng, tạo điều kiện cho nhân dân đi lại thuận tiện.
Cụ thể, xã Phú Hải (huyện Phú Vang) đã vận động nhân dân đóng góp 15.000
đồng/hộ/tháng để tổ chức các tổ thu gom rác thải. Rác sau khi thu gom khoảng 17
m3/ngày, xã hợp đồng với Ban quản lý vệ sinh môi trường cứ 2-3 ngày/lần chở đến địa
điểm xử lý. Bên cạnh đó, xã Phú Hải nâng cao nhận thức cho người dân bằng việc
trồng thêm nhiều cây xanh, vệ sinh nơi ở, nơi công cộng, rác được thu gom và phân
loại ngay từ đầu, bỏ đúng nơi quy định. Các hộ có chế biến hải sản, nước mắm không
để nước thải ra môi trường.Khu chăn nuôi gia súc, gia cầm có hầm chứa phân, có nắp
đậy, không để ảnh hưởng đến các hộ xung quanh.Đối với các hộ dân vạn đò sống trên
sông và trên đầm phá, các địa phương đã bố trí sọt rác trên từng phương tiện. Hiện
phường Phú Bình (thành phố Huế) cũng tích cực triển khai chương trình vệ sinh môi
trường, đặt sọt rác cho các hộ sống trên thuyền, vài ba ngày có người đi thu gom.
Nếu mô hình này được nhân rộng và trở thành nếp sinh hoạt thường xuyên thì
tình trạng ô nhiễm cho các con sông ở Thừa Thiên - Huế sẽ được cải thiện rất nhiều.
Thừa Thiên - Huế phấn đấu đến năm 2015 nguồn thu phí vệ sinh môi trường do dân
đóng góp đảm bảo 15% nguồn chi phí chung cho công tác xử lý vệ sinh môi trường,
tăng 5% so với hiện nay.

SVTH: Dương Ngọc Quý

18



Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục

Hiện nay, tỷ lệ thu gom xử lý rác thải sinh hoạt ở khu vực nông thôn Thừa
Thiên Huế mới chỉ đạt chưa tới 75%. Mục tiêu của tỉnh đến năm 2020 là nâng cao tỷ lệ
thu gom rác thải khu vực nông thôn đạt 90%. Tuy nhiên, để đạt được con số này cần
sự vào cuộc của các cấp, ngành và sự đồng tình ủng hộ của mỗi người dân. Đến nay,
nhiều nơi đã hình thành tổ thu gom, tổ tự quản cấp thôn, xã và đã cơ bản giải quyết
được tình trạng rác thải ứ đọng, nằm lộ thiên, gây ô nhiễm cục bộ, ảnh hưởng đến mỹ
quan cũng như tiêu chí xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.
Tuy nhiên, mô hình này vẫn chưa được nhân rộng và có nơi hoạt động còn hạn
chế, trong khi đơn vị chuyên trách về thu gom, xử lý rác thải chưa thể vươn rộng đến
các vùng sâu vùng xa. Do đó, để giải quyết tạm thời vấn đề ô nhiễm do rác thải gây ra
tại các vùng nông thôn, mỗi hộ gia đình cần có trách nhiệm, ý thức phân loại rác thải
thành các loại riêng biệt. Phần rác có thể tái chế, tái sử dụng được bán phế liệu; phần
rác hữu cơ dễ phân hủy tận dụng làm phân compost; phần rác khó phân hủy không tái
chế thu gom để đưa đi xử lý.
Đối với rác hữu cơ dễ phân hủy, các hộ dân nên tận dụng làm phân bón tại gia
đình bằng hố rác di động. Hố rác di động là hố nhỏ được đào để hằng ngày người dân
đổ phần rác hữu cơ dễ phân hủy xuống, dùng nắp đậy che kín mặt hố, sau một thời
gian rác sẽ hoại mục thành phân dùng để bón cho cây trồng hoặc để cải tạo đất rất tốt.
Phần không hoại, không thành phân nên thu gom và xử lý cùng phần rác thải khó phân
hủy không tái chế. Đây là hình thức xử lý rác thải đơn giản, dễ thực hiện, có hiệu quả
và phù hợp với việc xử lý rác thải hữu cơ dễ phân hủy vùng nông thôn. Mô hình này
giúp hạn chế tình trạng xả rác bừa bãi ra môi trường, trả lại cảnh quan sạch đẹp cho
vùng nông thôn, giảm thiểu ô nhiễm không khí, hạn chế sự sinh sôi và phát triển các
bệnh truyền nhiễm và giảm tải cho các bãi rác chôn lấp tập trung. Đối với việc xử lý
rác khó phân hủy không tái chế, tổ thu gom cần đến từng hộ gia đình, cơ sở để thu
gom tập kết về các điểm để xe chuyên dụng của đơn vị dịch vụ vệ sinh môi trường vận

chuyển đưa đi xử lý.
Đối với các vùng nông thôn xa xôi, giao thông cách trở không thể tiến hành thu
gom, xử lý rác thải tập trung, hình thức tự thu gom, xử lý rác tại chỗ của các hộ gia
đình tuy chỉ là giải pháp tình thế nhưng đem lại hiệu quả bước đầu. Bằng cách đào các
SVTH: Dương Ngọc Quý

19


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục

hố rác để chôn lấp tại vị trí phù hợp hoặc vào mùa nắng có thể xử lý bằng phương
pháp đốt để giảm lượng rác, nhanh tạo mùn. Tuy nhiên, để hạn chế các tác hại do việc
đốt rác tại gia đình cần phải tiến hành phân loại rác thải, tách riêng các loại chất thải
như chai nhựa, cao su, túi ni lông… để tận dụng lại hoặc bán phế liệu cho các cá nhân
có nhu cầu để tái chế thành sản phẩm hữu ích hoặc xử lý bằng các lò đốt chuyên dụng.

CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH THU GOM VÀ QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH
HOẠT Ở CHỢ ĐẦU MỐI PHƯỜNG PHÚ HẬU THÀNH PHỐ HUẾ.
2.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội
Vị trí: Nằm phía Đông Bắc hạ lưu sông Hương:
+ Bắc giáp xã Phú Mậu, Huyện Phú Vang
+ Đông giáp xã Phú Thượng,Huyện Phú Vang
+ Nam giáp phường Phú Hiệp
+ Tây giáp phường Phú Bình
- Khu vực dân cư, tổ dân phố: Phường chia thành 05 khu vực, 13 tổ dân phố.
- Cơ sở tôn giáo: Địa bàn phường có 04 cơ sở tôn giáo (02 Chùa, 01 Nhà thờ, 01
Dòng tu)

- Một số đặc điểm kinh tế - văn hóa - xã hội:
- Kinh tế: Chợ tự sản tự tiêu đi vào hoạt động đã mở ra cho địa phương một hướng
đi mới, cuộc sống buôn bán ngày càng nhộn nhịp, các hàng quán dịch vụ ăn uống mở
ra càng nhiều, tạo thêm công ăn việc làm đã cải thiện đời sốngcho nhân dân địa
phương. Bên cạnh đó cũng tạo điều kiện tăng thu ngân sách cho địa phương.
- Văn hóa - xã hội: Phường được đô thị hóa theo qui hoạch, phải tiếp nhận nhiều
dân từ nơi khác chuyển đến định cư tại địa phương, điều này đã nảy sinh những phức
tạp mới về mặt xã hội.

SVTH: Dương Ngọc Quý

20


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục

Trên địa bàn phường hiện có 03 trường học, được sự quan tâm của Tỉnh và Thành
phố đã đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường ngày càng hoàn thiện, trang bị
nhiều máy móc hiện đại nhằm phục vụ cho công tác dạy và học tại địa phương ngày
càng có hiệu quả.
Toàn phường hiện có 13 tổ dân phố và đã đăng ký tổ dân phố văn hóa, trong đó có
05 tổ dân phố và 06 cơ quan đạt chuẩn văn hóa.
- Ngành nghề thủ công truyền thống: Nhân dân trên địa bàn phường có các nghề
thủ công: thêu ren, đan lát, chằm nón.
2.2. Thực trạng rác thải ở chợ Đầu Mối phường Phú Hậu
2.2.1. Nguồn gốc phát sinh, thành phần rác thải sinh hoạt ở chợ Đầu Mối
phường Phú Hậu.
Qua khảo sát và thống kê chợ Đầu Mối phường Phú Hậu lượng rác thải bị thải

ra từ hộ kinh doanh trong chợ cụ thể như sau :

Bảng 4: Nguồn phát sinh rác thải khu vực chợ Đầu Mối
ST
T
1
2
3
4

Nguồn phát sinh
Hàng rau, củ, quả
Hàng thịt
Hàng ăn, uống
Hàng tạp hóa
Tổng

Số lô

Tỷ lệ(%)

597
16
13
3
629

94,9
2,5
2,1

0,5
100

Nguồn: Công ty cổ phần đầu tư Phú Hậu 2016
Biểu đồ 2: Nguồn phát sinh rác thải chợ Đầu Mối
Nguồn: Công ty cổ phần đầu tư Phú Hậu 2016
Qua thống kê ở bảng 4 ta thấy rác thải từ chợ không mấy đa dạng chủ
yếu từ các mặt rau củ quả chiếm tỷ lệ lớn nhất đến 94,9%, kế đến là
hàng thịt 2,5%, hàng ăn uống 2,1%,hàng tạp hóa 0,5%,. Với đặc thù là
một chợ đầu mối chuyên cung cấp nông sản gần như cho toàn thành phố
không khó hiểu khi rác thải chủ yếu của chợ đến từ các hàng rau củ quả.

SVTH: Dương Ngọc Quý

21


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục

2.2.2. Khối lượng rác thải sinh hoạt ở chợ Đầu Mối phường Phú Hậu
Theo số liệu từ ban quản lý chợ Đầu Mối năm 2015 cứ trung bình một ngày
lượng rác thải chợ thải ra là 8 khối,mà 1 khối rác vào khoảng 0,5 tấn rác vậy trung
bình 1 ngày chợ thải ra:
8 x 0,5 = 4.0 tấn rác/ngày
Qua các năm khối lượng thu gom chợ đều có 1 ít biến động cụ thể trong 3 năm
tử 2013-2015 khối lượng rác thải theo hợp đồng của chợ với công ty môi trường đô thị
Huế tăng dần cụ thể là:


Biểu đồ 3: Khối lượng rác thải của chợ Đầu Mối Phú Hậu

Nguồn: Công ty cổ phần đầu tư Phú Hậu

Bảng 5: Lượng rác thải chợ thải ra từ năm 2013 - 2015
Năm
Năm 2013
Năm 2014
Năm 2015

Tổng lượng rác phát

Tổng lượng rác phát

Tổng lượng rác phát

sinh tấn/ngày
3
3,5
4

sinh tấn/tháng
90
105
120

sinh tấn/năm
1095
1277,5
1460


Nguồn: Công ty cổ phần đầu tư Phú Hậu
So với chợ Đông Ba trên địa bàn thành phố với khối lượng rác thải khoảng vào
từ 40-50 khối/ ngày, thì chợ Đầu Mối xem như khá là khiêm tốn. Cũng bởi vì đặc thù
của chợ chuyên về các mặt hàng nông sản nên khối lượng và thành phần rác có thể ít
hơn chợ Đông Ba.Những năm qua, lượng rác thải chợ Đầu Mối tăng lên là do dân số
đang tăng lên của thành phố thúc đẩy. Chính sự gia tăng dân số đã thúc đẩy nhu cầu
thiết yếu về ăn uống đã là cho lượng rác thải từ chợ đang dần dần tăng lên.

SVTH: Dương Ngọc Quý

22


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục

2.2.3 Tình hình chung về rác thải trong chợ
2.2.3.1 Thành phần rác trong chợ
Có rất nhiều cách phân loại rác thải nhưng hiện nay thành phần rác được phân
loại chủ yếu theo 4 nhóm và để tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên, tiết kiệm chi
phí thu gom và xử lý rác thải, hạn chế lãng phí về của cải vật chất cho xã hội thì
trước khi tiến hành xử lý rác theo các hình thức như chôn lấp, thiêu đốt bãi rác lộ
thiên... thì rác thải đặc biệt là rác thải chợ dược phân loại như sau:



Rác hữu cơ dễ phân huỷ (Rác thực phẩm từ nhà bếp, thức ăn thừa, cành lá
hoa không bán được, hoa quả bỏ không bán được): chất thải hữu cơ, hoa quả không

bán được, thức ăn thừa ... sau khi được để riêng biệt với các loại rác khác sẽ được
vận chuyển tới các nhà máy sản xuất phân hữu cơ - vi sinh để tạo ra các sản phẩm
phân hữu cơ vi sinh - một loại phân rất tốt và an toàn cho ngành nông nghiệp, như
phân hữu cơ compost.

 Rác tái chế (vải vụn, giấy, kim loại, nhựa, thuỷ tinh...): các chất thải tái chế như :
giấy báo, nilon, thuỷ tinh... sau khi thu gom sẽ được chuyển đến các nhà máy xí
nghiệp, làng nghề tái chế phế thải. Từ đó, rác thải được tái chế và sản xuất ra các
nguyên liệu hay các sản phẩm tái chế.

 Chất thải nguy hại (thuốc quá hạn sử dung, hóa chất gây nổ, dễ cháy,làm ngộ độc, dễ
ăn mòn...): loại chất thải này phải được xử lý triệt để theo nguyên tắc quản lý chất
thải nguy hại như đốt lò hay dùng phương pháp xử lý hóa lý (oxi hóa - khử; trung
hòa/ kết tủa; thủy phân; kết bông, keo tụ và lọc; điện phân – thu hồi bằng điện hóa).

 Rác vô cơ (đất, cát, sỏi, xi măng, sành sứ vỡ...): loại rác này chủ yếu được xử lý chôn
lấp hoặc sử dụng để lấp mặt bằng.
Theo điều tra phân loại rác trên chợ em có kết quả là:

Bảng 6: Kết quả tổng hợp thành phần rác thải của chợ Đầu Mối
Stt

Thành Phần

Tỷ lệ (%)

1

Rác hữu cơ dễ phân hủy cành lá hoa quả bỏ đi không bán
được, thức ăn thừa


79

2

Rác thải tái chế: mảnh vụn, giấy, nhựa, ny lông ...

16

SVTH: Dương Ngọc Quý

23


Chuyên đề tốt nghiệp
3

GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục

Rác vô cơ: Đất, đá, xỉ than, vôi vữa ....

5

Nguồn: Công tỷ cổ phần đầu tư Phú Hậu

Biểu đồ 4: Thành phần rác thải chợ Đầu Mối Phú Hậu
Nguồn: Công tỷ cổ phần đầu tư Phú Hậu
Từ thành phần rác cho thấy rác hữu cơ chiếm tỷ lệ cao (79%), sau đó đến rác
tái chế (16%),rác vô cơ chiếm tỷ lệ thấp nhất (5%).Từ đặc trưng này cho thấy chợ
Đầu Mối chủ yếu rác thải là chất hữu cơ dễ phân hủy

Tuy nhiên, qua điều tra thì được biết hầu hết mọi người đều không phân loại rác
tại nguồn trước khi đem đi đổ.Hầu hết thói quen của các tiểu thương thường là dồn rác
vào bao và đem đổ vào bãi rác của chợ.
2.2.3.2 Thời gian rác tồn đọng trong chợ:
Từ hiện trạng thu gom rác cho thấy, rác thải của chợ thường được thu gom vào
buổi sáng, còn buổi chiều quét dọn lại và buổi tối xe rác của công ty môi trường đô thị
Huế đến mang đi xử lý. Sau một ngày hoạt động buôn bán, họ không gom gọn rác do
mặt hàng họ bán vào một nơi mà để chúng rải rác khắp nơi dọc hàng lối trên đường.
Nước thải ra bị ứ đọng tại các chỗ trũng, khe nứt. Sau khi ngày chợ kết thúc,
những người bán hàng không quét, dội nước sạch rửa nền mà để qua đêm, rồi ngày
hôm sau tiếp tục diễn ra các hoạt động buôn bán thường nhật. Cho nên, chẳng bao lâu
sau khu vực này bốc mùi tổng hợp của các loại rác thải chưa thu gom làm cho cả
người bán và người mua cảm giác rất khó chịu.
2.2.3.3 Phân bố rác trong chợ:
Qua tổng hợp ý kiến đánh giá của người dân sống gần chợ, ta có kết quả như
sau: có 22/30 phiếu cho rằng khu vực hàng bắp chuối măng chua có mùi khó chịu nhất
(chiếm 73%); 6/30 phiếu (20%) ý kiến cho là hàng rau củ quả có mùi nhiều nhất; ý
kiến còn lại là đối với hàng thịt (7%).

SVTH: Dương Ngọc Quý

24


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục

Biểu đồ 5: Khu vực gây mùi khó chịu nhất chợ Đầu Mối
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2016

Qua biểu đồ 5 trên cho thấy tỷ lệ số người cho rằng khu vực hàng măng, bắp
chuối cho mùi gây khó chịu nhất là 73%, vì mặt hàng nàytrong quá trình chế biết tạo
ra mùi rất khó chịu. Còn khu vực hàng rau, củ, quả đứng hàng thứ hai trong việc gây
nên mùi khó chịu với 20%, còn lại 7% cho là hàng thịt gây mùi khó chịu. Từ biểu đồ 4
và biểu đồ 2 ta có thể kết luận với lượng lớn mặt hàng nông sản thì thành phần chính
gây nên ô nhiễm là mặt hàng rau củ quả

Biểu đồ 6: tỷ lệ rác thải của các mặt hàng chợ Đầu Mối Phú Hậu
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2016
Qua điều tra bằng bảng hỏi chủ yếu đối với chính những người tham gia các
hoạt động mua bán trong chợ kết hợp với khảo sát thực tế về các khu vực tồn đọng rác
thải trong chợ. Em đưa ra kết luận, khu vực hàng hoa, rau, củ, quả chiếm số lượng rác
nhiều nhất (70% với 21/30 phiếu), tại đây tồn đọng một lượng lớn rau, củ, quả... bị
hỏng và bị bỏ đi sau một ngày buôn bán. Tiếp đến là hàng thịt (20% với 6/30 phiếu).
Bên cạnh đó, hàng ăn (10% với 3/30 phiếu), do khách hàng đến ăn và đồng thời xả ra
một lượng không nhỏ giấy ăn xuống sàn tại nơi họ ngồi gây mất mĩ quan với màu
trắng của khăn giấy.

SVTH: Dương Ngọc Quý

25


×