Tải bản đầy đủ (.docx) (102 trang)

Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần gốm sứ và xây dựng cosevco quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (785.87 KB, 102 trang )

∑Ζ

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
----------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
GỐM SỨ VÀ XÂY DỰNG COSEVCO QUẢNG BÌNH

Sinh viên thực hiện

Giáo viên hướng dẫn

Nguyễn Thị Việt Hằng

ThS. Hoàng Thùy Dương

Lớp: K46B - KTDN
Niên khóa: 2012 - 2016

Huế, tháng 5 năm 2016


Khúa lun tt nghip
Dng

GVHD: ThS. Hong Thựy


Lụứi Caỷm ễn
c s phõn cụng ca khoa K toỏn Kim toỏn trng i hc Kinh t
Hu v s ng ý ca giỏo viờn hng dn, tụi ó thc hin ti Thc trng
cụng tỏc k toỏn chi phớ sn xut v tớnh giỏ thnh sn phm ti Cụng ty c phn
gm s v xõy dng Cosevco Qung Bỡnh.
hon thnh khúa lun tt nghip ny, tụi xin t lũng bit n chõn thnh
v sõu sc nht n ThS. Hong Thựy Dng cụ giỏo trc tip hng dn tụi, s
giỳp nhit tỡnh ca cụ t khõu chn ti, lp cng n nhng nhn xột
ỏnh giỏ bi lm c hon thin.
Tụi xin gi li cm n chõn thnh nht n Ban giỏm hiu, cỏn b, ging
viờn trng i hc Kinh t Hu, quý thy cụ trong khoa K toỏn - Kim toỏn
trng i hc Kinh t Hu ó tn tỡnh truyn t kin thc cng nh nhng kinh
nghim cho tụi trong 4 nm c theo hc ti trng.
Tụi xin gi li cm n n Ban giỏm c Cụng ty C phn Gm s v Xõy
dng Cosevco Qung Bỡnh cng nh cỏc anh ch trong Phũng ti chớnh - k toỏn
cụng ty ó cho phộp v to iu kin giỳp tụi trong quỏ trỡnh thc tp giỳp tụi
hc hi c nhiu kinh nghim v k nng cn thit cho bn thõn.
Tụi cng xin gi li cm n sõu sc n gia ỡnh, bn bố ó h tr, ng
viờn trong sut chng ng hc tp cng nh trong thi gian lm bi khúa lun
ny.
Mc dự ó c gng n lc tỡm tũi hc hi song bi lm cng khụng trỏnh
khi thiu sút. Kớnh mong quý thy cụ giỏo gúp ý bi lm c hon thin hn.
Cui cựng, tụi xin kớnh chỳc quý thy cụ cng nh tp th cỏn b, nhõn viờn
trong Cụng ty C phn Gm s v Xõy dng Cosevco Qung Bỡnh di do sc khe
v t c nhiu thnh cụng tt p.
Xin chõn thnh cm n!
Sinh viờn
Nguyn Th Vit Hng
SVTH: Nguyn Th Vit Hng


2

2

2 2 2 2


Khóa luận tốt nghiệp
Dương

GVHD: ThS. Hoàng Thùy

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
CPSX
CCDC
CPNVLTT
CPNCTT
CPSXC
CPSXKDD
CPSXPS
TSCĐ
BHYT
BHXH
BHTN
KPCĐ
NVL
NL

SXKD
TSNH
TSDH
TSCĐ
CCDV
TKĐƯ
SPDD
SXKD

Diễn giải
Chi phí sản xuất
Công cụ dụng cụ
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Chi phí sản xuất phát sinh
Tài sản cố định
Bảo hiểm y tế
Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm thất nghiệp
Kinh phí công đoàn
Nguyên vật liệu
Nhiên liệu
Sản xuất kinh doanh
Tài sản ngắn hạn
Tài sản dài hạn
Tài sản cố định
Cung cấp dịch vụ
Tài khoản đối ứng

Sản phẩm dở dang
Sản xuất kinh doanh

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

SVTH: Nguyễn Thị Việt Hằng

3

3

3 3 3 3


Khóa luận tốt nghiệp
Dương

GVHD: ThS. Hoàng Thùy

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng
Biểu
Biểu 2.1: Giấy đề nghị cấp vật tư
Biểu 2.2: Phiếu xuất kho số 425
Biểu 2.3: Phiếu xuất kho số 427
Biểu 2.4: Phiếu xuất kho số 429
Biểu 2.5: Bảng tổng hợp phiếu xuất kho NVL sản xuất gạch ốp tháng 12/2015
Biểu 2.6: Bảng tổng hợp phiếu xuất kho NVL sản xuất gạch lát tháng 12/2015
Biểu 2.7: Sổ chi phí sản xuất kinh doanh tài khoản 6211
Biểu 2.8: Sổ chi phí sản xuất kinh doanh tài khoản 6212

Biểu 2.9: Chứng từ ghi sổ số 220
Biểu 2.10: Chứng từ ghi sổ số 221
Biểu 2.11: Số cái tài khoản 621
Biểu 2.12: Bảng chấm công tổ nguyên liệu
Biểu 2.13: Bảng tính lương cho các bộ phận
Biểu 2.14: Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương
Biểu 2.15: Sổ chi phí sản xuất kinh doanh tài khoản 622
Biểu 2.16: Chứng từ ghi sổ số 222
Biểu 2.17: Sổ cái tài khoản 622
Biểu 2.18: Bảng chấm công bộ phận quản lý phân xưởng
Biểu 2.19: Bảng thanh toán lương bộ phận quản lý phân xưởng
Biểu 2.20: Bảng tính và phân bổ khấu hao tháng 12/2015
Biểu 2.21: Phiếu xuất kho số 437
Biểu 2.22: Bảng kê xuất kho công cụ dụng cụ
Biểu 2.23: Hóa đơn tiền nước tháng 12
Biểu 2.24: Phiếu chi số 43
Biểu 2.25: Sổ chi phí sản xuất kinh doanh tài khoản 627
Biểu 2.26: Chứng từ ghi sổ số 223
SVTH: Nguyễn Thị Việt Hằng

4

4

4 4 4 4


Khóa luận tốt nghiệp
Dương


GVHD: ThS. Hoàng Thùy

Biểu 2.27: Sổ cái tài khoản 627
Biểu 2.28: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất tháng 12 năm 2015
Biều 2.29: Chứng từ ghi sổ số 224
Biểu 2.30: Bảng tổng hợp thành phẩm nhập kho tháng 12/2015
Biểu 2.31: Bảng giá thành định mức sản phẩm
Biểu 2.32: Thẻ tính giá thành sản phẩm gạch ốp tường ceramic
Biểu 2.33: Thẻ tính giá thành sản phẩm gạch lát nền ceramic
Biểu 2.34: Chứng từ ghi sổ số 225
Biểu 2.35: Sổ cái tài khoản 154

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Quá trình sản xuất kinh doanh trong bất kỳ doanh nghiệp sản xuất nào cũng là
một quá trình kết hợp và tiêu hao nhiều yếu tố sản xuất để tạo ra được một sản phẩm
hoàn thiện. Đồng thời, sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp sản xuất phụ thuộc
vào doanh nghiệp có đảm bảo tự bù đắp chi phí sản xuất kinh doanh bỏ ra và đảm bảo
được lợi nhuận hay không.
Ngày nay, sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng là ngành sản xuất vật chất góp
phần vào sự phát triển cơ sở hạ tầng cho đất nước. Trong những năm qua, ngành vật
liệu xây dựng nói chung và lĩnh vực công nghiệp ốp lát nói riêng đã có những bước
phát triển vượt bậc. Tuy nhiên, đối với lĩnh vực ốp lát còn có nhiều vướng mắc mà một
trong những nguyên nhân chủ yếu giá thành sản phẩm tăng cao không thể kích cầu,
tăng khả năng cạnh tranh khi thị trường trong nước đang có xu hướng bão hòa. Việc
quản lý về mặt chi phí đối với loại hình doanh nghiệp này được đặt ra một cách bức
thiết đòi hỏi cần có nhiều nỗ lực.
Qua thời gian tìm hiểu về tình hình hoạt động của công ty cổ phần gốm sứ và xây
dựng Cosevco Quảng Bình, tôi nhận thấy kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm là yêu cầu thiết thực và là vấn đề hết sức cần thiết và đáng quan tâm. Để thực

hiện tiết kiệm chi phí sản xuất đòi hỏi công ty phải tính toán kịp thời chính xác toàn bộ
chi phí bỏ ra và tính được giá thành sản phẩm cho mỗi kỳ sản xuất. Việc làm đó giúp
SVTH: Nguyễn Thị Việt Hằng

5

5

5 5 5 5


Khóa luận tốt nghiệp
Dương

GVHD: ThS. Hoàng Thùy

công ty thường xuyên nắm bắt được các thông tin về tình hình thực tế định mức chi
phí và tối thiểu hóa chi phí, hạ thấp giá thành sản phẩm.
Xuất phát từ những vấn đề đó, tôi đã chọn đề tài “Thực trạng công tác kế toán
chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần gốm sứ và xây
dựng Cosevco Quảng Bình” để làm khóa luận tốt nghiệp cuối khóa này
2. Mục tiêu nghiên cứu
Qua đề tài này tôi mong muốn đạt được một số mục tiêu sau:
Thứ nhất: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về công tác kế toán chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm tại một doanh nghiệp sản xuất.
Thứ hai: Tìm hiểu thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm tại công ty cổ phần gốm sứ và xây dựng Cosevco Quảng Bình.
Thứ ba: Từ những kiến thức đã học cùng với việc tìm hiểu thực tế, đưa ra nhận
xét đánh giá trên cơ sở đó đưa ra một số ý kiến hoặc giải pháp nhằm hoàn thiện công
tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần gốm sứ và

xây dựng Cosevco Quảng Bình.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên của đề tài là công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm gạch men lát nền và ốp tường CERAMIC tại công ty cổ phần gốm sứ và xây
dựng Cosevco Quảng Bình.
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: không gian nghiên cứu là công tác kế toán chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm gạch men lát nền và ốp tường Ceramic tại công ty cổ phẩn
gốm sứ và xây dựng Cosevco Quảng Bình.
Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm gạch men lát nền và ốp tường của công ty cổ phẩn Cosevco tập trung chủ
yếu vào số liệu tháng 12 năm 2015.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành đề tài khóa luận này, tôi sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

SVTH: Nguyễn Thị Việt Hằng

6

6

6 6 6 6


Khóa luận tốt nghiệp
Dương

GVHD: ThS. Hoàng Thùy

- Phương pháp thu thập số liệu: dựa vào tài liệu đã công bố như các báo cáo, chứng từ,

sổ sách cùng với các tài liệu liên quan để tìm hiểu tổng quan cũng như tìm hiểu về

-

công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: đọc các loại sách báo, tạp chí, khóa luận nhằm trang

-

bị kiến thức cần thiết cho đề tài nghiên cứu.
Phương pháp thống kê tổng hợp và phân tích: được dùng để thống kê, phân tích và xử

-

lý số liệu thu thập được phục vụ cho quá trình nghiên cứu.
Phương pháp kế toán: sử dụng phương pháp chứng từ kế toán, phương pháp đối ứng
tài khoản, phương pháp tổng hợp cân đối kế toán và các phương pháp tính giá.

6. Kết cấu đề tài
Đề tài bao gồm ba phần:
Phần I: Đặt vấn đề
Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu
Phần III: Kết luận
Trong đó phần II gồm có ba chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm tại doanh nghiệp sản xuất.
Chương 2: Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại Công ty Cổ phần Gốm sứ và Xây dựng Cosevco Quảng Bình.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Gốm sứ và Xây dựng Cosevco Quảng Bình.


SVTH: Nguyễn Thị Việt Hằng

7

7

7 7 7 7


Khóa luận tốt nghiệp
Dương

GVHD: ThS. Hoàng Thùy

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI MỘT
DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
1.1.

Tổng quan về chi phí sản xuất

1.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền những hao phí lao động sống và lao động
vật hóa mà doanh nghiệp phải chi ra cho sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất
định. Trong đó hao phí về lao động sống là các khoản tiền công phải trả cho cán bộ
công nhân viên. Còn hao phí về lao động vật hóa là những khoản hao phí về nguyên
vật liệu, nhiên liệu, hao mòn máy móc, thiết bị, công cụ, dụng cụ. Các hao phí này

phát sinh có tính chất thường xuyên và gắn liền với chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất của doanh nghiệp phát sinh thường xuyên trong suốt quá trình
tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp, để phục vụ cho quản lý hạch toán kinh doanh,
chi phí sản xuất phải được tính toán, tập hợp theo tháng, theo quý, theo năm và chi phí
sản xuất mà doanh nghiệp bỏ ra trong kỳ thì mới được tính vào chi phí sản xuất kinh
doanh của kỳ đó.
1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất của doanh nghiệp gồm nhiều loại có nội dung kinh tế khác nhau
và mục đích sử dụng cũng khác nhau. Tùy thuộc vào mục đích quản lý của từng doanh
nghiệp mà mỗi doanh nghiệp có cách phân loại chi phí khác nhau

a. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo nội dung kinh tế ban đầu
Căn cứ vào các tính chất, nội dung kinh tế của chi phí để sắp xếp những chi phí
có nội dung kinh tế ban đầu giống nhau vào cùng một nhóm chi phí. Cách phân loại
này không phân biệt nơi chi phí phát sinh và mục đích sử dụng của chi phí. Theo cách
phân loại này, sản xuất được phân thành các yếu tố chi phí sau:

SVTH: Nguyễn Thị Việt Hằng

8

8

8 8 8 8


Khóa luận tốt nghiệp
Dương

GVHD: ThS. Hoàng Thùy


- Chi phí nguyên vật liệu: bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ,
nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ và các chi phí nguyên vật liệu khác mà
doanh nghiệp đã sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Chi phí nhân công: Là toàn bộ tiền lương, tiền công phải trả, các khoản tiền trích theo
lương như BHYT, BHXH, KPCĐ, BHTN của công nhân và nhân viên hoạt động sản

-

xuất trong doanh nghiệp.
Chi phí khấu hao tài sản cố định: bao gồm khấu hao của tất cả tài sản cố định, tài sản

-

dài hạn được sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Chi phí dịch vụ thuê ngoài: là toàn bộ số tiền doanh nghiệp chi trả về các dịch vụ thuê
ngoài như tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại… phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh

-

doanh của doanh nghiệp.
Chi phí bằng tiền khác: Bao gồm toàn bộ những chi phí khác dùng cho hoạt động sản

-

xuất ngoài 4 yếu tố trên như chi phí tiếp khách, chi phí quảng cáo
Chi phí công cụ dụng cụ: Bao gồm giá mua và chi phí mua của các công cụ dụng cụ
dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Phân loại chi phí theo yếu tố này có tác dụng quản lý chi phí sản xuất, phân tích

đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất, đồng thời là căn cứ để lập báo
cáo chi phí sản xuất theo yếu tố ở bản thuyết minh báo cáo tài chính.

b. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo công dụng kinh tế (Khoản mục chi phí )
Theo cách phân loại này thì chi phí sản xuất được xếp thành một khoản mục nhất
định có công dụng kinh tế khác nhau để phục vụ cho yêu cầu tính giá thành và phân
tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm. Căn cứ vào mục đích và công
dụng của chi phí trong sản xuất, toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ được chia
ra thành các khoản mục chi phí sau:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính, nguyên vật
-

liệu phụ dùng vào mục đích trực tiếp sản xuất sản phẩm.
Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm chi phí về tiền lương và các khoản trích theo
lương được tính vào chi phí sản xuất như: Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Kinh phí

-

công đoàn, Bảo hiểm thất nghiệp của công nhân trực tiếp sản xuất.
Chi phí sản xuất chung: Là những chi phí dùng cho hoạt động sản xuất chung ở phân
xưởng, đội sản xuất ngoài 2 loại chi phí trên như: chi phí lao động gián tiếp, chi phí
SVTH: Nguyễn Thị Việt Hằng

9

9

9 9 9 9



Khóa luận tốt nghiệp
Dương

GVHD: ThS. Hoàng Thùy

nguyên vật liệu dùng trong máy móc thiết bị, chi phí công cụ dụng cụ dùng trong sản
xuất, chi phí khấu hao máy móc thiết bị dùng trong hoat động sản xuất và các loại chi
phí dịch vụ thuê ngoài khác.
c. Phân loại chi phí sản xuất theo phương pháp quy nạp
Theo phương pháp này, chi phí trong kỳ bao gồm:

- Chi phí trực tiếp: Là chi phí sản xuất quan hệ trực tiếp với việc sản xuất một khối
lượng sản phẩm nhất định. Căn cứ vào số liệu từ chứng từ kế toán để ghi trực tiếp cho

-

từng đối tượng chịu chi phí.
Chi phí gián tiếp: Là chi phí sản xuất phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi
phí. Những chi phí này thường được tập hợp chung sau đó được phân bổ cho đối

tượng chịu chi phí theo các tiêu thức thích hợp.
d. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo cách ứng xử của chi phí
Chi phí sản xuất kinh doanh được phân loại theo cách ứng xử của chi phí thành:
Biến phí, định phí và chi phí hỗn hợp.

- Biến phí: Là những chi phí có sự hay đổi về lượng tương quan tỉ lệ thuận với sự thay
-

đổi của khối lượn sản phẩm sản xuất trong kỳ.

Định phí: Là chi phí không thay đổi về tổng số cho dù có sự thay đổi trong mức độ

-

hoạt động của sản xuất hoặc khối lượng sản phẩm, công việc, lao vụ trong kỳ
Chi phí hỗn hợp: Là những chi phí bao gồm cả biến phí và định phí. Tại mức độ hoạt
động nào đó, chi phí hỗn hợp là định phí, tại một mức độ hoạt động khác nó có thể bao

gồm cả định phí và biến phí, mang cả đặc điểm của định phí và biến phí.
e. Phân loại chi phí theo mối quan hệ với thời kỳ tính kết quả.
- Chi phí sản phẩm: Là những chi phí gắn liền với sản phẩm được sản xuất ra hoặc mua
vào trong kỳ. Đối với hoạt động sản xuất chi phí sản phẩm là chi phí nguyên vật liệu

-

trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung phát sinh trong sản xuất.
Chi phí thời kỳ: Là những chi phí phát sinh và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận trong
một kỳ kế toán, nó không phải là một phần của giá trị sản phẩm sản xuất hoặc hàng

hóa mua vào mà là những chi phí sản xuất được khấu trừ vào thời kỳ tính lợi nhuận.
f. Cách phân loại khác
Ngoài cách phân loại trên, chi phí còn được phân loại thành:

- Chi phí chênh lệch: Là những chi phí khác biệt về chủng loại và mức chi phí giữa các
phương án sản xuất kinh doanh, thường xuất hiện với mức chi phí khác nhau hoặc chỉ
SVTH: Nguyễn Thị Việt Hằng

10

10

10101010


Khóa luận tốt nghiệp
Dương

GVHD: ThS. Hoàng Thùy

xuất hiện trong các phương án sản xuất kinh doanh này mà không xuất hiện trong các

-

phương án sản xuất kinh doanh khác.
Chi phí chìm: Là những chi phí luôn xuất hiện trong tất cả quyết định của nhà quản lý
hoặc trong các phương án sản xuất kinh doanh khác nhau nhưng nó không phải là định

-

phí.
Chi phí cơ hội: Là lợi nhuận tiềm tàng bị mất đi khi chọn phương án hành động này để

-

thay thế phương án hành động khác.
Chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được: Là những khoản mục chi phí
phản ánh phạm vi quyền hạn của các nhà quản trị ở các loại chi phí đó.
1.1.3. Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
1.1.3.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: là giới hạn tập hợp chi phí phục vụ cho nhu
cầu hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm. Tập hợp đầy đủ và chính xác chi phí

theo từng đối tượng có vai trò quan trọng trong quản lý và hạch toán. Việc xác định
đối tượng tập hợp chi phí phụ thuộc vào các yếu tố sau:

-

Địa bàn, cơ cấu tổ chức, tính chất quy trình công nghệ
Loại hình sản xuất, đặc điểm sản phẩm
Yêu cầu thông tin cho việc tính giá thành của doanh nghiệp
Trình độ và yêu cầu quản lý
Trình độ và khả năng của bộ máy kế toán
Tùy theo đặc điểm về tổ chức sản xuất, về quy trình sản xuất cũng như đặc điểm
sản xuất sản phẩm mà đối tượng tập hợp chi phí có thể là loại sản phẩm, nhóm sản
phẩm, đơn đặt hàng, giai đoạn sản xuất hoặc phân xưởng sản xuất.
1.1.3.2. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
Theo Huỳnh Lợi – Nguyễn Khắc Tâm ( 2002), “Kế toán chi phí”, phương pháp
tập hợp chi phí sản xuất là cách thức, kỹ thuật xác định chi phí cho từng đối tượng tập
hợp chi phí. Tập hợp chi phí sản xuất là giai đoạn đầu của quy trình kế toán tập hợp
chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Quy trình này được tiến hành như sau:

- Những chi phí sản xuất phát sinh liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi
phí sản xuất được tập hợp trực tiếp vào từng đối tượng chịu chi phí sản xuất như chi

SVTH: Nguyễn Thị Việt Hằng

11

11
11111111



Khóa luận tốt nghiệp
Dương

GVHD: ThS. Hoàng Thùy

phí nguyên vật liệu chính, chi phí nhân công trực tiếp. Do tính trực tiếp cho từng đối

-

tượng nên phương pháp này đảm bảo độ chính xác cao.
Những chi phí sản xuất liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thì
thường tập hợp thành từng nhóm và chọn tiêu thức phù hợp để phân bổ cho từng đối
tượng chịu chi phí. Phương pháp này được vận dụng trong trường hợp chi phí phát
sinh có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí, không thể tổ chức ghi chép ban
đầu riêng cho từng đối tượng được. Để tập hợp chi phí cho trường hợp này, trước hết
cần phải tập hợp cho nhiều đối tượng hoặt một đối tượng khác, sau đó lựa chon tiêu
chuẩn phân bổ thích hợp để phân bổ khoản chi phí này cho từng đối tượng cụ thể. Việc
phân bổ được thực hiện theo 2 bước: Xác định hệ số phân bổ, bước phân bổ và xác
định chi phí cho từng đối tượng:
Hệ số phân
=
bổ chi phí

Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
Tổng tiêu thức phân bổ

Mức phân bổ chi
Hệ số phân
=
phí cho đối tượng i

bổ chi phí
1.2.

x

Tiêu thức phân bổ
của đối tượng i

Tổng quan về giá thành sản phẩm

1.2.1. Khái niệm giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm là chi phí sản xuất cho tính cho một khối lượng sản phẩm
hoàn thành nhất định. Giá thành đơn vị sản phẩm là chi phí sản xuất tính cho một đơn
vị thành phẩm ( Huỳnh Lợi – Nguyễn Khắc Tâm, 2002, Kế toán chi phí ). Giá thành
sản phẩm là một phạm trù của sản xuất hàng hóa, phản ánh lượng giá trị của những
hao phí lao động sống và lao động vật hóa đã được thực chi ra cho sản xuất. Những chi
phí đưa vào giá thành sản phẩm phải phản ánh được giá trị thực của tư liệu sản xuất,
tiêu dùng cho sản xuất và các khoản chi tiêu khác có liên quan tới việc bù đắp hao phí
lao động sống.
1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm
Trong một doanh nghiệp sản xuất, giá thành sản phẩm được phân loại theo:

SVTH: Nguyễn Thị Việt Hằng

12

12
12121212



Khóa luận tốt nghiệp
Dương

GVHD: ThS. Hoàng Thùy

- Giá thành định mức: Là giá thành được tính trên cơ sở định mức chi phí hiện hành.
Việc tính giá thành định mức cũng được thực hiện trước khi tiến hành sản xuất ra sản

-

phẩm.
Giá thành kế hoạch: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở phi phí sản xuất kế
hoạch và sản lượng kế hoạch. Giá thành kế hoạch được tính toán trước khi bắt đầu một

-

quá trình sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định.
Giá thành thực tế: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất và sản
lượng thực tế phát sinh. Giá thành thực tế chỉ tính toán được sau khi kết thúc quá trình
sản xuất sản phẩm.
1.2.3. Đối tượng phương pháp và kỳ tính giá thành sản phẩm
1.2.3.1.Đối tượng tính giá thành
Để tính được giá thành sản phẩm, ta phải xác định được đối tượng tính giá thành.
Đối tượng tính giá thành sản phẩm là đại lượng kết quả hoàn thành nhất định cần tổng
hợp chi phí sản xuất để tính giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm.
Căn cứ vào các yếu tố như đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp, các loại sản
phẩm và lao vụ mà doanh nghiệp sản xuất, tính chất sản xuất và công cụ sử dụng
chúng để xác định đối tượng tính giá thành cho thích hợp, cụ thể như sau:

a. Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất

- Nếu doanh nghiệp có quy trình sản xuất phức tạp kiểu liên tục thì đối tượng tính giá
-

thành có thể là thành phẩm hoặc bán thành phẩm.
Nếu doanh nghiệp có quy trình sản xuất phức tạp kiểu song song thì đối tượng tính giá

-

thành có thể là sản phẩm hoàn chỉnh, chi tiết hoặc phụ tùng.
Nếu doanh nghiệp có quy trình sản xuất giản đơn thì đối tượng tính giá thành là sản

phẩm hoàn thành ở cuối quy trình sản xuất.
b. Căn cứ vào đặc điểm sản xuất sản phẩm
- Nếu doanh nghiệp sản xuất hàng loạt thì đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm

-

sản xuất.
Nếu doanh nghiệp đơn chiếc thì đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm đơn chiếc.
Nếu doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng thì đối tượng tính giá thành là từng đơn

đặt hàng.
c. Căn cứ vào yêu cầu và trình độ quản lý của doanh nghiệp. Trình độ quản lý càng cao
thì đối tượng tính giá thành càng chi tiết hơn chính xác hơn và ngược lại.
1.2.3.2.Kỳ tính giá thành
SVTH: Nguyễn Thị Việt Hằng

13

13

13131313


Khóa luận tốt nghiệp
Dương

GVHD: ThS. Hoàng Thùy

Kỳ tính giá thành sản phẩm là khoảng thời gian cần thiết phải tiến hành tổng hợp
chi phí sản xuất để tính tổng giá thành đơn vị. Tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế, kỹ
thuật sản xuất và nhu cầu thông tin giá thành, kỳ tính giá thành có thể được xác định
khác nhau. Kỳ tính giá thành có thể là hàng ngày, hàng quý, hàng tháng, hàng năm
hoặc có thể là thời kỳ kết thúc chu kỳ sản xuất sản phẩm hay các loại sản phẩm đã
hoàn thành.
Xác định kỳ tính giá thành sẽ giúp kế toán xác định rõ khoảng thời gian chi phí phát
sinh, thời gian tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm để thu thập, cung cấp thông tin
cho việc định giá, đánh giá hoạt động sản xuất nhà quản lý trong từng thời kỳ.
1.2.3.3.Phương pháp tính giá thành sản phẩm
Khi tiến hành tính giá thành sản phẩm, DN thường sử dụng các phương pháp sau

a. Phương pháp trực tiếp ( Phương pháp giản đơn )
Phương pháp này được sử dụng trong các doanh nghiệp có quy trình sản xuất
giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với số lượng lớn và chu kì sản xuất ngắn, đối
tượng hạch toán chi phí là dối tượng tính giá thành. Giá thành sản phẩm được xác định
theo công thức:
Tổng giá

CPSX

CPSX


CPSX

Các khoản

thành SP = dở dang + phát sinh - dở dang - giảm
đầu kỳ

trong kỳ

cuối kỳ

giá thành

b. Phương pháp hệ số
Phương pháp này được sử dụng trong các doanh nghiệp sản xuất ra nhiều loại
sản phẩm hoặc một loại sản phẩm với nhiều phân cấp khác nhau trên cùng một dây
chuyền sản xuất. Trình tự hạch toán theo phương pháp hệ số tiến hành như sau:
Bước 1: Xác định tổng giá thành thực tế nhóm sản phẩm
Tổng giá

CPSXDD

thành thực = đầu kỳ +

CPSX

CPSXDD

Giá trị


phát sinh - cuối kỳ - khoản điều

SVTH: Nguyễn Thị Việt Hằng

14

14
14141414


Khóa luận tốt nghiệp
Dương

GVHD: ThS. Hoàng Thùy

tế nhóm SP nhóm SP

trong kỳ

nhóm SP chỉnh giảm

nhóm SP

giá thành

Bước 2: Tính tổng sản phẩm chuẩn
Tổng sản phẩm chuẩn = x Hệ số quy
đổi sản phẩm i
Trong đó, i là các loại sản phẩm trong nhóm hệ số quy đổi sản phẩm i

Hệ số quy
đổi sản
phẩm i

Giá thành định mức sản phẩm i
=

Giá thành định mức nhỏ nhất cuả loại
sản phẩm trong nhóm

Bước 3: Xác định giá thành thực tế đơn vị sản phẩm chuẩn
Giá thành
thực tế đơn
=
vị sản phẩm
chuẩn

Tổng giá thành thực tế của sản phẩm hệ số
Tổng sản phẩm chuẩn

Bước 4: Xác định giá thành thực tế đơn vị sản phẩm i
Giá thành thực tế = Giá thành thực tế đơn vị x Hệ số quy đổi sản phẩm
đơn vị sản phẩm i

sản phẩm chuẩn

c. Phương pháp tỷ lệ
Thường được áp dụng đối với việc sản xuất theo quy trình công nghệ giản đơn,
cùng sử dụng các yếu tố chi phí nhưng lại cho ra các loại sản phẩm khác nhau và giữa
chúng có quan hệ tỷ lệ về kết cấu chi phí.

Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất theo từng phân xưởng sản xuất. Đối tượng
tính giá thành từng loại sản phẩm hoàn thành. Tập hợp chi phí và tính giá thành sản
phẩm của cả nhóm trong cùng phân xưởng được thực hiện như phương pháp hệ số.
Căn cứ vào tỉ lệ giữa tổng giá thành thực tế với tổng giá thành định mức hoặc kế hoạch
để xác định giá thành đơn vị từng loại sản phẩm trong nhóm theo:
Giá thành thực tế

Giá thành kế hoạch

đơn vị sản phẩm = ( định mức ) đơn vị x Tỉ lệ giá thành
từng loại

sản phẩm từng loại

SVTH: Nguyễn Thị Việt Hằng

15

15
15151515


Khóa luận tốt nghiệp
Dương

GVHD: ThS. Hoàng Thùy

Ngoài các phương pháp tính giá thành chủ yếu trên thì một số doanh nghiệp còn
có các phương pháp tính giá thành như: phương pháp theo đơn đặt hàng, phương pháp
phân bước.


d. Phương pháp theo đơn đặt hàng
Phương pháp này thích hợp với các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm theo đơn đặt
hàng hoặc theo từng hợp đồng. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm theo phương pháp này là từng đơn đặt hàng. Cách tính giá thành này không
quan tâm đến tính chất đơn giản hay phức tạp của quy trình sản xuất.
Tống giá thành Tổng chi phí sản xuất thực tế tập Giá trị các khoản
thực tế của đơn = hợp theo đơn đặt hàng tới thời - điều chỉnh giảm
đặt hàng

điểm công việc hoàn thành
Giá thành
đơn vị sản
phẩm

giá thành

Tổng chi phí sản xuất thực tế tập hợp theo đơn
= đặt hàng đến thời điểm công việc hoàn thành
Số lượng sản phẩm hoàn thành

e. Phương pháp phân bước
Phương pháp này dùng để tính gái thành sản phẩm của quy trình sản xuất phức tạp,
tạo ra một loại sản phẩm gồm nhiều giai đoạn chế biến kế tiếp nhau. Sản phẩm hoàn thành
của giai đoạn trước ( bán thành phẩm ) là nguyên liệu chính của giai đoạn sau.
Xuất phát từ yêu cầu thông tin giá thành sản phẩm có thể là giá thành của tất cả
bán thành phẩm. Tính giá thành phân bước có thể thực hiện theo phương pháp có tính
giá bán thành phẩm ( kết chuyển tuần tự ) hoặc phương pháp không có tính giá bán
thành phẩm ( kết chuyển song song )


- Tính giá thành theo phương pháp có tính giá bán thành phẩm ( Kết chuyển tuần tự )
-

Chi phí NVL giai
đoạn 1

+
Chi phí chế biến
giai đoạn 1
SVTH: Nguyễn Thị Việt Hằng

Chi phí bán thành
phẩm giai đoạn 1

+
Chi phí chế biến
giai đoạn 2
16

Chi phí bán thành
phẩm giai đoạn n

+
Chi phí chế biến
giai đoạn n 16

16161616


Khóa luận tốt nghiệp

Dương

Giá thành bán
thành phẩm giai
đoạn 1

GVHD: ThS. Hoàng Thùy

Giá thành bán
thành phẩm giai
đoạn 2

Giá thành thành
phẩm

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kết chuyển tuần tự
Phương pháp này áp dụng cho những doanh nghiệp có quy trình sản xuất phức
tạp, quá trình sản xuất trải qua nhiều giai đoạn, bán thành phẩm giai đoạn trước có thể
nhập kho hoặc tiêu thụ một phần, phần còn lại được chuyển sang giai đoạn sau để tiếp
tục chế biến cho đến khi tạo ra sản phẩm cuối cùng. Đối tượng tập hợp chi phí là các
giai đoạn và công đoạn sản xuất. Đối tượng tính giá thành là các thành phẩm và bán
thành phẩm.

- Tính giá thành theo phương pháp không tính giá thành bán thành phẩm
Phương pháp này áp dụng cho quy trình sản xuất công nghệ phức tạp, quy trình
sản xuất diễn ra qua nhiều giai đoạn. Sản phẩm hoàn thành của các giai đoạn gọi là
bán thành phẩm. Bán thành phẩm là nguyên vật liệu đầu vào cho giai đoạn tiếp theo để
tạo ra sản phẩm hoàn thành ở giai đoạn cuối cùng. Chi phí của giai đoạn, công đoạn
được kết chuyển song song độc lập vào thành phẩm ở công đoạn cuối cùng.
Quy trình tính toán được thể hiện qua sơ đồ sau:

Chi phí NVL
giai đoạn 1

+
Chi phí chế
biến giai đoạn 1

Chi phí bán
thành phẩm giai
đoạn 1

Chi phí bán
thành phẩm giai
đoạn n

+

+

Chi phí chế
biến giai đoạn 2

Chi phí chế
biến giai đoạn n

thành sản phẩm
SVTH: Nguyễn Thị Việt HằngGiá 17

17
17171717



Khóa luận tốt nghiệp
Dương

GVHD: ThS. Hoàng Thùy

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kết chuyển song song
1.3.

Mối quan hệ giữa chi phí và giá thành sản phẩm

Giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau
trong quá trình sản xuất. Chúng là hai mặt khác nhau của quá trình sản xuất tuy nhiên
chúng đều là các hao phí về lao động vá các khoản chi tiêu khác của doanh nghiệp.
Chi phí sản xuất phản ánh mặt hao phí của quá trình sản xuất còn giá thành sản phẩm
phản ánh kết quả sản xuất. Tuy nhiên chúng vẫn có sự khác nhau trên nhiều phương
diện như:

- Về mặt phạm vi: Chi phí sản xuất bao gồm cả chi phí sản xuất và chi phí cho quản lý
doanh nghiệp và liệu thụ sản phẩm. Còn giá thành sản phẩm chỉ bao gồm chi phí sản

-

xuất ra sản phẩm.
Về mặt lượng: Nói đến chi phí sản xuấ là xét đến các hao phí trong mọt thời kỳ còn giá
thành sản phẩm liên quan đến chi phí của của cả kỳ trước chuyển sang và số chi phí
này nếu còn dư sẽ kết chuyển sang kỳ sau.

SVTH: Nguyễn Thị Việt Hằng


18

18
18181818


Khóa luận tốt nghiệp
Dương
1.4.

GVHD: ThS. Hoàng Thùy

Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

1.4.1. Trình tự tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp
Trình tự tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm gồm bốn bước
Bước 1: Tập hợp chi phí sản xuất
Bước 2: Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
Bước 3: Đánh giá, điều chỉnh các khoản giảm giá thành sản phẩm
Bước 4: Tính giá thành sản phẩm
1.4.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất có thể thực hiện theo hai phương pháp đó là
kiểm kê định kỳ và kê khai thường xuyên. Do hạn chế về mặt thời gian nên em sẽ trình
bày theo phương pháp kê khai thường xuyên.
1.4.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

a. Khái niệm
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là những chi phí về nguyên vật liệu chính bán
thảnh phẩm mua ngoài, nguyên vật liệu phụ ….được sử dụng trực tiếp cho việc sản

xuất, chế tạo sản phẩm.

b. Tài khoản sử dụng : Tài khoản 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Nội dung và kết cấu của tài khoản 621:
TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
SPS: Trị giá thực tế NLVL xuất dùng trực SPS:-Kết chuyển trị giá NLVL thực tế
tiếp cho họa động SX sản phẩm hoặc thực sử dụng cho SXKD trong kỳ sang TK
hiện dịch vụ trong kỳ hạch toán

154- Chi phí SXKD dở dang và chi tiết
cho các đối tượng để tính giá thành sản
phẩm dịch vụ
- Kết chuyển chi phí NLVL trực tiếp
vượt trên mức bình thường vào TK 632.
- Trị giá NLVL sử dụng không hết đem
nhập lại kho.

Tổng số phát sinh nợ
SVTH: Nguyễn Thị Việt Hằng

Tổng số phát sinh có
19

19
19191919


Khóa luận tốt nghiệp
Dương


GVHD: ThS. Hoàng Thùy

Tài khoản 621 được mở chi tiết cho các đối tượng tập hợp chi phí và cuối kỳ không có
số dư.

c. Phương pháp hạch toán
621- Chi phí NVL trực tiếp
TK152

TK 154

Xuất kho NVL dùng trực tiếp

Cuối kỳ, kết chuyển CP NVL

cho sản xuất sản phẩm

trực tiếp sang TK154

TK111, 112….

TK 152

Mua NVL dùng ngay vào SX

NVL thừa dùng không hết

sản phẩm, thực hiện dịch vụ

nhập lại kho


TK 133

TK 632
Phần CP NVL trực tiếp vượt
trên mức bình thường

Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hạch toán chhi phí nguyên vật liệu trực tiếp
1.4.2.2.Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

a. Khái niệm:
Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp
sản xuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các loại lao vụ, dịch vụ bao gồm: tiền
lương, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương theo quy định
b. Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 622: Chi phí nhân công trực tiếp
Nội dung và kết cấu tài khoản 622

SVTH: Nguyễn Thị Việt Hằng

20

20
20202020


Khóa luận tốt nghiệp
Dương

GVHD: ThS. Hoàng Thùy


TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp
SPS: Chi phí nhân công trực tiếp tham gia

SPS: - Kết chuyển chi phí nhân công

vào quá trình sản xuất sản phẩm bao gồm

trực tiếp vào TK 154- Chi phí NCTT

tiền lương, tiền công lao động và các khoản - Kết chuyển chi phí NCTT vượt
trích theo lương , tiền công theo quy đinh

định mức bình thường vào TK 632-

phát sinh trong kỳ

Giá vốn hàng bán

Tổng số phát sinh nợ

Tổng số phát sinh có

Tài khoản 622 được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí và cuối kỳ
không có số dư.
Phương pháp hạch toán:
622- Chi phí nhân công trực tiếp
TK 334

TK 154


Tiền lương của công nhân

Cuối kỳ kết chuyển chi phí

trực tiếp sản xuất

nhân công trực tiếp

TK 335
Trích trước lương ghỉ phép
của công nhân

TK 632

TK 338
Trích các khoản BHYT, BHXH
KPCĐ, BHTN

Phần chi phí NCTT vượt
trên định mức bình thường

TK 111,141
Các khoản chi trực tiếp
Sơ đồ 1.4: Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
SVTH: Nguyễn Thị Việt Hằng

21

21

21212121


Khóa luận tốt nghiệp
Dương

GVHD: ThS. Hoàng Thùy

1.4.2.3. Kế toán chi phí sản xuất chung

a. Khái niệm:
Chi phí sản xuất chung là những khoản chi phí cần thiết phục vụ cho quá trình
sản xuất sản phẩm phát sinh ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất, chi phí sản xuất
chung bao gồm:

- Chi phí nhân viên phân xưởng: Phản ánh các chi phí liên quan phải trả cho nhân viên
phân xưởng bao gồm: Chi phí tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp lương và các

-

khoản trích theo lương cho nhân viên phân xưởng.
Chi phí vật liệu: phản ánh chi phí vật liệu dùng cho phân xưởng như vật iệu dùng cho

-

hoạt động sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ thuộc phân xưởng quản lý và sử dụng
Chi phí dụng cụ sản xuất: Phản ánh chi phí về công cụ sản xuất dùng cho phân xưởng

-


sản xuất như khuông mẫu in, công cụ cầm tay.
Chi phí khấu hao TSCĐ: Bao gồm khấu hao của tất cả TSCĐ sử dụng ở phân xưởng

-

sản xuất như khấu hao của máy móc, thiết bị, nhà xưởng, phương tiện vận tải
Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh chi phí dịch vụ mua ngoài để phục vụ cho sản

-

xuất ở phân xưởng như tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại …..
Chi phí khác bằng tiền: Phản ánh những chi phí bằng tiền ngoài những chi phí kể trên
phục vụ cho hoạt động tiếp khách, hội nghị.
b. Tài khoản sử dụng
Để tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung trong doanh nghiệp sản xuất , kế
toán sử dụng tài khoản 627 – Chi phí sản xuất chung.
+ TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng
+ TK 6272: Chi phí vật liệu
+ TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất
+ TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ
+ TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài
+ TK 6278: Chi phí bằng tiền khác

SVTH: Nguyễn Thị Việt Hằng

22

22
22222222



Khóa luận tốt nghiệp
Dương

GVHD: ThS. Hoàng Thùy

Nội dung và kết cấu tài khoản 627
627- Chi phí sản xuất chung
SPS: Chi phí sản xuất chung phát sinh SPS: - Các khoản chi giảm CPSXC
trong kỳ

- Chi phí sản xuất chung cố định không
phân bổ được ghi nhận vào giảm giá vốn
hàng bán do mức sản phẩm thực tế sản xuất
ra thấp hơn công suất bình thưởng.
- Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào
Bên nợ TK 154- Chi phí SXKD dở dang

Tổng số phát sinh Nợ

Tổng số phát sinh Có

Tài khoản 627 không có số dư cuối kỳ và được mở chi tiết theo từng đối tượng
tập hợp chi phí

c. Phương pháp hạch toán

SVTH: Nguyễn Thị Việt Hằng

23


23
23232323


Khóa luận tốt nghiệp
Dương

GVHD: ThS. Hoàng Thùy
627 – Chi phí sản xuất chung

TK 334,338

TK 154

Chi phí nhân viên phân xưởng

Cuối kỳ kết chuyển CPSXC vào
giá thành sản phẩm dịch vụ ( CPSXC

TK 152,153,142,242

cố định phân bổ vào giá thành

Chi phí vật liệu, dụng cụ SX

phẩm theo mức bình thường )
TK 632

TK 214


Khoản chi phí SXC cố định không

Chi phí khấu hao TSCĐ

phân bổ vào giá thành SX được ghi
nhận vào giá vốn hàng bán

TK 111,112,331
Chi phí dịch vụ mua ngoài
TK 111,112

TK 133

TK 111,112
Các khoản thu giảm phí

Thuế GTGT

Chi phí bằng tiền khác
Sơ đồ 1.5: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung
1.4.3. Kế toán tổng hợp phân bổ và kết chuyển chi phí sản xuất
Theo phương pháp kê khai thường xuyên, kế toán sử dụng tài khoản 154 – chi
phí sản xuất kinh doanh dở dang để tổng hợp và kết chuyển chi phí sản xuất. Tài
khoản 154 được mở chi tiết theo từng đối tượng hạch toán chi phí sản xuất hoặc đối
tượng tính giá thành ( nếu được ).
Tài khoản sử dụng: 154

SVTH: Nguyễn Thị Việt Hằng


24

24
24242424


Khóa luận tốt nghiệp
Dương

GVHD: ThS. Hoàng Thùy

TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
SDĐK: Chi phí SXKD dở dang đầu kỳ
SPS: Chi phí nguyên lật liệu trực tiếp, CP

SPS: Giá thành sản xuất thực tế của

nhân công trực tiếp, CP sử dụng máy thi

SP đã chế tạo xong nhập kho hoặc

công, CPSX phát sinh trong kỳ liên

chuyển đi bán

quan đến SXSP và chi phí khi thực hiện

- Giá thành sản phẩm xây lắp hoàn

dịch vụ


thành bàn giao từng phần, hoặc toàn
bộ tiêu thụ trong kỳ, hoặc bàn giao

Chi phí NVL trực tiếp, CP nhân công

cho đơn vị thầu chính xây lắp, hoặc

trực tiếp, CP sử dụng máy thi công, CP

giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành

SX chung phát sinh trong kỳ liên quan

- Chi phí thực tế của khối lượng dịch vụ

đến giá thành SP xây lắp công trình hoặc hoàn thành cung cấp cho khách hàng
giá thành xây lắp theo giá khoán nội bộ

- Trị giá phế liệu thu hồi, trị giá SP hỏng
không sửa chữa được
-Trị giá NLVL,hàng hóa gia công xong
nhập kho
- Phản ánh chi phí NVL, chi phí nhân
công vượt trên mức bình thường và chi
phí sản xuất chung cố định không phân
bổ không được tính vào giá trị hàng tồn
kho mà phải tính vào giá vốn hàng bán
cuả kỳ kế toán. Đối với đơn vị SX theo
đơn đặt hàng, hoặc đơn vị có chi kỳ

SXSP dài mà hàng kỳ kế toán đã kết
chuyển chi phí SXC cố định vào TK154
đến khi sản phẩm hoàn thành mới xác
định được chi phí SXC cố định không
được tính vào giá trị hàng tồn kho mà
hạch toán vào giá vốn hàng bán

SCDK: Chi phí SXKD dở dang cuối kỳ

SVTH: Nguyễn Thị Việt Hằng

25

25
25252525


×