Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty CPTM việt mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.98 KB, 36 trang )

1

LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế thì hoạt động xuất nhập khẩu ngày
càng giữ vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia. Việt Nam đang
bước qua hai thập kỷ của công đổi mới chính sách và cơ chế kinh tế , trong đó hội
nhập kinh tế với khu vực và quốc tế đã trở thành một yêu cầu tất yếu .
Xăng dầu là mặt hàng chiến lược có vai trò chi phối tới tất cả các ngành
trong nền kinh tế và đời sống xã hội dân cư và là mặt hàng nhập khẩu gần như hoàn
toàn nên phụ thuộc rất lớn về cung và giá cả thị trường thế giới . Công ty cổ phần
thương mại Việt Mỹ là công ty được phép nhập khẩu xăng dầu . Trải qua các năm
hoạt động công ty đã không ngừng cố gắng trong việc tìm hướng khai thác , tìm
hiểu thị trường , nâng cao hiệu quả nhập khẩu và quy mô kinh doanh để hoàn thành
nhiệm vụ nhập khẩu xăng dầu do Bộ thương mại cấp Qouta và đáp ứng nhu cầu
xăng dầu phục vụ cho phát triển kinh tế.
Qua một thời gian thực tập tại công ty CPTM Việt Mỹ , nhóm chúng tôi
đã tìm hiểu được các nội dung cụ thể sau :
Chương 1 : Quá trình hình thành và phát triển của công ty CPTM Việt Mỹ .
Chương 2 : Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty CPTM Việt Mỹ .
Chương 3 : Tìm hiểu một số đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của công ty CPTM
Việt Mỹ .


2

CHƯƠNG 1 : QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VIỆT MỸ .
1.1. Giới thiệu chung về công ty.
- Tên công ty : Công ty cổ phần thương mại Việt Mỹ .
- Địa chỉ trụ sở : Số 526 - Phường Hùng Vương - Quận Hồng Bàng - TP Hải
Phòng .


- Điện thoại : 031 3798250
- Fax : 031. 3538966
-Mã số thuế : 0200511717
- Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty :
Công ty là doanh nghiệp tư nhân, hạch toán kinh doanh độc lập, chuyên kinh
doanh nhập khẩu xăng dầu, khí đốt hóa lỏng, thiết bị bồn bể, hệ thống công nghệ
ngành hàng LPG và phân phối lại cho các đối tượng sử dụng xăng dầu trong cả
công nghiệp và dân dụng dưới hình thức bán buôn và bán lẻ qua hệ thống chi
nhánh, các cửa hàng trực thuộc trên thành phố Hải Phòng và các tỉnh lân cận, đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng xăng dầu của xã hội.
1.2. Quá trình phát triển của công ty.
Với mục tiêu lấy khách hàng là trung tâm , việc đảm bảo chất lượng dịch vụ
cung ứng xăng dầu là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của công ty CPTM Việt Mỹ.
Trong đó, việc đảm bảo chất lượng xăng dầu phân phối ra thị trường là một trong
những tiêu chí quan trọng của chuỗi giá trị chất lượng dịch vụ của công ty đã cam
kết với khách hàng.
Công ty CPTM Việt Mỹ được thành lập ngày 29/7/1995 theo quyết định số
1566 UBQC/HP của Chủ tịch ủy ban quân chính thành phố Hải Phòng và được
thành lập lại theo quyết định số 349/TM/TCCB ngày 31/3/2002 của Bộ Thương
Mại , đăng ký kinh doanh số 108123 ngày 08/01/2003 do Trọng tài kinh tế Hải
Phòng cấp. Công ty CPTM Việt Mỹ có chức năng tiếp nhận, bảo quản, cung ứng
các loại xăng, dầu, gas, dầu, mỡ nhờn và các sản phẩm hóa dầu cho các ngành kinh
tế, an ninh quốc phòng và tiêu dùng của nhân dân thành phố Hải Phòng. Trong


3

chặng đường xây dựng và phát triển, Công ty đã đóng góp thành tích lớn trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước với nhiều tấm gương tiêu biểu trong chiến đấu và
sản xuất. Ngày nay, công ty đang trên đà đổi mới, phát triển, ứng dụng thành tựu

khoa học kỹ thuật , hiện đại hóa công nghệ, thiết bị cung ứng xăng dầu, công nghệ
quản lý, mở rộng mạng lưới cửa hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh, đảm bảo
nguồn xăng dầu cho sự nghiệp CNH, HĐH, phát triển kinh tế-xã hội của thành phố
Hải Phòng và khu vực, xứng đáng là hình ảnh tiêu biểu của Tập đoàn Xăng dầu .
Trong quá trình hoạt động của mình, với nhiều thành tích đóng góp cho đất
nước, Công ty CPTM Việt Mỹ được Đảng và Nhà nước tặng thưởng : Danh hiệu anh
hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân, Huân chương Độc lập hạng Nhì, hạng Ba, Huân
chương chiến công hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba; huân chương Lao động hạng Nhất,
hạng Nhì, hạng Ba; nhiều bằng khen của Chính phủ, của cấp Bộ Ngành và bằng khen
của UBND thành phố Hải Phòng. Nhiều cá nhân tập thể của Công ty đã được tặng
thưởng Huân chương, Huy chương, bằng khen của nhà nước và thành phố.
Với sự thay đổi của phương pháp quản lý theo kinh nghiệm sang quản trị
hiện đại, chuyên nghiệp và từng bước nâng tầm thành công nghệ quản trị doanh
nghiệp, công ty đã đang và sẽ liên tục cải tiến để thực hiện cam kết cung cấp cho
khách hàng một dịch vụ với chất lượng tốt nhất, xứng tầm là một nhà cung cấp hàng
đầu, đáng tin cậy trong lĩnh vực xăng dầu của Việt Nam.
- Lĩnh vực kinh doanh của công ty:
+ Nhập khẩu xăng dầu đảm bảo cho sự phát triển kinh tế xã hội.
+ Cung ứng xăng dầu cho khách hàng có nhu cầu lớn.
+ Cung ứng xăng dầu cho các cửa hàng, tổng đại lý và đại lý bán lẻ.
+ Mở thêm các cây xăng trên khắp địa bàn Hải Phòng và lân cận nhằm đáp
ứng nhu cầu đi lại và sản xuất của người dân.
+ Sản xuất bồn bể chứa nhiên liệu, bơm van, các trang thiết bị chuyên ngành
xăng dầu và lắp đặt xe xi téc chở xăng dầu.
+ Dịch vụ cung ứng tàu biển.
+ Dịch vụ gửi hàng, giữ hàng xăng dầu qua kho...


4


+ Vận tải hàng hóa, hành khách thủy, bộ.
+ Kinh doanh dịch vụ du lịch, khách sạn, nhà hàng.
+ Kinh doanh chất đốt.
+ Kinh doanh và chế biến than các loại.
+ Đầu tư xây dựng phát triển công nghiệp nhà ở.
- Chức năng nhiệm vụ của công ty:
Công ty CPTM Việt Mỹ là doanh nghiệp chuyên kinh doanh nhập khẩu xăng
dầu cung ứng cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của các nhà máy, xí nghiệp và
người dân. Trong hoạt động kinh doanh công ty có nhiệm vụ cụ thể sau:
+ Tự chủ trong kinh doanh, hoạt động đúng ngành nghề của mình.
+ Xây dựng kế hoạch phát triển hàng năm phù hợp với nhu cầu của thị
trường, ký kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng đã ký với đối tác.
+ Đổi mới hiện đại hóa công nghệ và phương thức quản lý, tiền thu từ
chuyển nhượng phải được tái đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ của công ty.
+ Thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của bộ luật
lao động và luật công đoàn.
+ Thực hiện các quy định của nhà nước về bảo vệ tài nguyên môi trường
quốc phòng và an ninh quốc gia.
+ Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, kế toán theo định kỳ theo quy định của
công ty và nhà nước, chịu trách nhiệm về tính xác thực của nó.
+ Chịu sự kiểm tra của công ty, tuân thủ các quy định về thanh tra và của cơ
quan tài chính và nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty.
Cơ cấu tổ chức của Công ty phụ thuộc vào chức năng nhiệm vụ của đơn vị, phụ
thuộc vào điều kiện khách hàng, khả năng và cơ chế kinh tế trong cơ chế thị trường.
Cơ cấu tổ chức của Công ty được bố trí gọn nhẹ, các bộ phận chức năng hoạt
động rất năng động, hiệu quả. Bộ máy của Công ty được bố trí theo cơ cấu chức năng,
Giám đốc là người chịu trách nhiệm cao nhất về hiệu quả hoạt đông của Công ty.



5

1.3.1. Cơ cấu tổ chức của công ty CPTM Việt Mỹ:
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty CPTM Việt Mỹ

ĐH ĐỒNG CỔ
ĐÔNG

HỘI ĐỒNG
QUẢN TRỊ

BAN GIÁM ĐỐC

PHÒNG
TỔ CHỨC
HÀNH
CHÍNH

PHÒNG
KINH
DOANH

PHÒNG TÀI
CHÍNH KẾ
TOÁN

TỔNG
KHO
XĂNG
DẦU


HỆ THỐNG
CỬA
HÀNG
BÁN LẺ

ĐỘI XE

BAN KIỂM
SOÁT

PHÒNG
ĐẦU TƯ
XÂY
DỰNG
TRẠM KD
ĐƯỜNG
THỦY

Nguồn : Phòng tổ chức hành chính - công ty CPTM Việt Mỹ.
1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cá nhân, từng phòng chức
năng và từng bộ phận sản xuất.
Đại hội đồng cổ đông:
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty CPTM
Việt Mỹ. Đại hội cổ đông có quyền và nhiệm vụ thông qua định hướng phát triển,


6

quyết định các phương án, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, quyết định sửa đổi, bổ

sung điều lệ của Công ty, bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị,
Ban kiểm soát, và quyết định tổ chức lại, giải thể Công ty và các quyền, nhiệm vụ
khác theo quy định của Điều lệ Công ty.
Hội đồng quản trị:
Hội đồng quản trị là tổ chức quản lý cao nhất cảu Công ty do Đại hội đồng
cổ đông bầu ra gồm 1 Chủ tịch Hội đồng quản trị và 04 thành viên với nhiệm kỳ là
5 năm. Thành viên Hội đồng quản trị có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không
hạn chế. Tổng số thành viên Hội Đồng quản trị độc lập không điều hành phải chiếm
ít nhất một phần ba tổng số thành viên Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị nhân
danh Công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của Công
ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông , hội đồng quản trị
có trách nhiệm giám sát hoạt động của Giám đốc và những cán bộ quản lý khác
trong Công ty. Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị do Pháp luật, điều lệ Công
ty và nghị quyết ĐHĐCĐ quy định.
Ban kiểm soát:
Ban kiểm soát của công ty bao gồm 04 thành viên do Đại hội đồng cổ đông
bầu ra. Nhiệm kỳ của Ban kiểm soát là 05 năm; thành viên ban kiểm soát có thể
được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra
tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành
hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập BCTC nhằm
đảm bảo lợi ích hợp pháp của các cổ đông. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với
HĐQT và Ban Giám đốc.
Ban giám đốc:
Ban giám đốc của công ty bao gồm 03 người: 01 Giám đốc và 02 Phó Giám
đốc. Giám đốc điều hành, quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện
các quyền và nghĩa vụ được giao. Các Phó Giám đốc giúp việc Giám đốc trong từng
lĩnh vực cụ thể và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về nội dung công việc được



7

phân công, chủ động giải quyết những công việc được Giám đốc ủy quyền theo quy
định của Pháp luật và điều lệ công ty.
Phòng Tổ chức Hành chính:
- Tham mưu và tổ chức thực hiện nhất quán trong toàn công ty về các chính
sách, chế độ bảo trợ xã hội và công tác hành chính quản trị cả công ty.
- Tham mưu cho HĐQT và Ban GĐ về nhân sự, tuyển dụng, đào tạo cho
công ty.
- Soạn thảo quy chế quản lý nội bộ của công ty.
Phòng Tài chính kế toán:
- Thực hiện đúng các quy chế về hạch toán, thống kê và các chức năng khác
do pháp luật quy định.
- Chịu trách nhiệm thu chi, theo dõi, thu hồi công nợ, thanh toán và báo cáo,
phân tích tài chính định kỳ của công ty.
- Tham mưu xây dựng dự án, phương thức đầu tư và đảm bảo nguồn vốn cho
các hoạt động theo định hướng phát triển của nghị quyêt ĐHĐCĐ hoặc HĐQT
Công ty.
Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu:
- Chịu trách nhiệm lập kế hoạc, điều độ kinh doanh, thu thập, xử lý thông tin
về kinh tế, thị trường, khách hàng và tham mưu xây dựng, quảng bá, phát triển
thương hiệu Công ty đồng thời tích cực tìm kiếm khách hàng, đơn hàng và tổ chức
thực hiện; phối hợp với phòng Kế toán- Tài chính trong việc thu hồi và giải quyết
công nợ khách hàng; hướng dẫn quản lý nghiệp vụ kinh doanh trong toàn công ty.
- Đưa ra báo cáo đề xuất và thực hiện giao dịch nhập khẩu. thông báo số
lượng, mẫu mã , chủng loại... Cụ thể cho đơn vị tiếp nhận để hoàn tất thủ tục nhập
kho và kiểm hóa.
Phòng đầu tư xây dựng:
Tham mưu cho giám đốc về quản lý và phát triển mạng lưới, quản lý sử dụng
đất, các dự án đầu tư phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.



8

Đội xe:
Điều hành việc vận chuyển hàng hóa từ tổng kho về công ty hoặc từ công ty
đến các cửa hàng và chịu hoàn toàn trách nhiệm vận chuyển xăng dầu từ tổng kho
về công ty và từ công ty đến các cửa hàng, đảm bảo cho việc cung ứng kịp thời
hàng hóa cho các cửa hàng cũng như khách hàng.
Tổng kho xăng dầu:
Tồn trữ xăng dầu phục vụ cho hoạt động kinh doanh đảm bảo cung ứng kịp
thời, đầy đủ cho các cửa hàng, đại lý và tổng đại lý. Các kho được bố trí tại quận
Hồng Bàng vừa đảm bảo cho việc cung ứng vừa đảm bảo cho việc phòng cháy chữa
cháy không để xảy ra sự cố cháy nổ. Chịu trách nhiệm quản lý xăng dầu, đảm bảo
chất lượng hàng hóa trong kho không để xảy ra thất thoát gây hư hỏng mất phẩm
chất hàng hóa.


9

CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VIỆT MỸ.
2.1. Sản phẩm và thị trường chính của công ty.
2.1.1.Sản phẩm:
Công ty CPTM Việt Mỹ nhập khẩu các sản phẩm về xăng dầu : Xăng RON
95, xăng RON 92, dầu diesel ( DO 0,05S; DO 0,25S ). Công ty nhập khẩu xăng dầu
chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và sản xuất.
- Xăng RON 95 : là loại xăng cao cấp, có mùi đặc trưng, màu vàng, được sử
dụng cho các phương tiện có tỷ số nén trên 9,5/1 như các xe hơi đời mới, xe đua, ...
có trị số octan là 95.

- Xăng RON 92 : có mùi đăch trưng màu xanh lá, được sử dụng cho các
phương tiện có chỉ số nén 9,5/1 , có trị số octan 92.
- Dầu DO : là một loại nhiên liệu lỏng, nặng hơn dầu lửa và xăng , sử dụng
chủ yếu cho động cơ điezen ( đường bộ, đường sắt, đường thủy...) và một phần
được sử dụng cho các tuabin khí ( trong công nghiệp phát điện, xây dựng ...).
Nhiên liệu được sản xuất chủ yếu từ phân đoạn gazoil và là sản phẩm của quá
trình trưng cất trực tiếp dầu mỏ, có đầy đủ các tính chất lý hóa phù hợp cho động cơ
điêzen mà không cần phải áp dụng những quá trình biến đổi hóa học phức tạp.
Được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp như dùng trong động cơ cho oto
tải, đầu máy xe lửa, tàu thủy, máy nông nghiệp,... Được sản xuất thành nhiều loại,
với kích thước, công suất, tốc độ khác nhau, ... dẫn đến nhu cầu về nhiên liệu khác
nhau. Việc chọn laooij nhiên liệu phù hợp là không đơn giản, phụ thuộc nhiều yếu
tố : kích thước và cấu trúc của động cơ, tốc độ và trọng tải, tần suất thay đổi tốc độ
và trọng tải, bảo dưỡng, giá và khả năng cung cấp nhiên liệu.
2.1.2.Thị trường chính của công ty:
- Thị trường nhập khẩu:
Thị trường nhập khẩu mở rộng từ các bạn hàng truyền thống là Thái Lan,
Trung Quốc, Nhật Bản, công ty đã phát triển sang các thị trường tiềm năng khác


10

như: Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Nga, Anh và tổ chức thực hiện hợp đồng
ngày càng chặt chẽ và hiệu quả hơn.
Bảng1: Thị trường nhập khẩu xăng dầu những năm gần đây.
Mặt

Thị trường

hàng


nhập khẩu

năm 2015
Số
Tỷ

năm 2014
Số
Tỷ

năm 2013
Số
Tỷ

lượng

trọng

lượng

trọng

lượng

trọng

(m3)

(%)


(m3)

(%)

(m3)

(%)

Hồng Kông

3.653

38,37

3.000

33,3

2.500

40,32

Xăng

Thái Lan

2.800

29,41


2.900

32,2

1.500

24,19

RON 95

Singapore

1.790

18,80

2.150

23,9

1.000

16,13

Hàn Quốc

1.277

13,41


0.950

10,6

1.200

19,35

Tổng

9.520

100

9.000

100

6.200

100

Hồng Kông

2.790

28,91

2.000


25

3.620

47,2

Thái Lan

1.780

18,45

2.050

25,6

1.050

13,69

Canada

2.765

28,65

1.320

16,5


1.000

13,04

Hàn Quốc

1.000

10,36

1.185

14,8

1.000

13,04

Nga

1.315

13,63

1.445

18,1

1.000


13,04

Tổng

9.650

100

8.000

100

7.670

100

Hồng Kông

15.000

48,86

15.000

57,7

9.850

49,622


Singapore

6.000

19,54

7.000

27

5.500

27,71

Hàn Quốc

6.700

21,82

1.500

5,8

3.500

17,63

Nhật Bản


3.000

9,77

2.500

9,6

1.000

5,04

Tổng

30.700

100

26.000

100

19.850

100

Xăng
RON 92


Dầu DO

Trong năm 2015:
+ Đối với mặt hàng xăng RON 95:
Hồng Kông là thị trường nhập khẩu lớn nhất của công ty.
- Tỷ trọng nhập khẩu xăng dầu RON 95 từ thị trường Hồng Kong chiếm
38,37%.


11

Thái Lan là thị trường nhập khẩu đứng thứ hai, sau thị trường Hồng Kông
nhưng cũng chiếm tỷ trọng tương đối cao.
- Tỷ trọng nhập khẩu xăng RON 95 từ thị trường Thái Lan 29,41%.
Đứng thứ ba là thị trường Singapore, tỷ trọng nhập khẩu xăng RON 95 từ thị
trường Singapore chiếm 18,80%.
Đứng cuối cuối cùng là thị trường Hàn Quốc, tỷ trọng nhập khẩu xăng RON
95 từ thị trường Hàn Quốc chiếm 13,41%.
+ Đối với mặt hàng xăng RON 92:
Hồng Kông là thị trường nhập khẩu lớn nhất của công ty.
- Tỷ trọng nhập khẩu xăng RON 92 từ thị trường Hồng Kông chiếm 28,91%.
Canada là thị trường nhập khẩu đứng thứ hai, sau thị trường Hồng Kông
nhưng cũng chiếm tỷ trọng tương đối cao.
- Tỷ trọng nhập khẩu xăng RON 92 từ thị trường Canada chiếm 28,65%.
Đứng thứ ba là thị trường Thái lan, tỷ trọng nhập khẩu xăng RON 92 từ thị
trường này chiếm 18,41%.
Đứng thứ tư là thị trường Nga, tỷ trọng nhập khẩu xăng RON 92 từ thị
trường này chiếm 13, 63%.
Đứng cuối cùng là thị trường Hàn Quốc, tỷ trọng nhập khẩu xăng RON 92 từ
thị trường này chiếm 10,36%.

+ Đối với mặt hàng xăng dầu DO:
Hồng Kong là thị trường nhập khẩu lớn nhất của công ty.
- Tỷ trọng nhập khẩu dầu DO từ thị trường Hồng Kông chiếm 48,86%.
Nhật Bản là thị trường nhập đứng thứ hai, sau thị trường Hồng Kông.
- Tỷ trọng nhập khẩu xăng dầu DO từ thị trường Nhật Bản chiếm 21,82%.
Đứng thứ ba là thị trường Singapore, tỷ trọng nhập khẩu xăng dầu DO từ thị
trường này chiếm 19,54%.
Đứng cuối là thị trường Hàn Quốc chiếm 9,77%.
Nhìn vào bảng số liệu và các biểu đồ trên ta thấy Hồng Kông là thị trường
nhập khẩu lớn nhất của công ty. Hầu hết những hợp đồng dài hạn công ty ký với đối


12

tác Sinopec - Hồng Kông về cảng Hải Phòng. Nguồn hàng này lấy chủ yếu từ Trung
Quốc nên mức giá công ty Sinomec chào là rất thấp so với các đối tác khác, hơn
nữa khoảng cách địa lý ngắn giúp giảm chi phí vận chuyển vì thế công ty thu được
lợi nhuận hơn.
Thái Lan và Singapore cũng là hai bạn hàng tiềm năng của công ty. Mặc dù
Singapore là quốc gia hèo tài nguyên nhưng lại tập trung rất nhiều những trung tâm
chứa, lọc dầu hiện đại và cũng là một trung tâm xăng dầu phát triển nhất Đông Nam
Á, mặt khác Singapore là một thành phố cảng , vận chuyển đường biển rất thuận lợi
cho công ty nhập khẩu từ thị trường này. Đây là hai bạn hàng lớn trong khu vực
đảm bảo nguồn hàng ổn định có xuất xứ rõ ràng và chất lượng tốt cho công ty.
Hàn Quốc, Nga, Nhật, Canada là những bạn hàng tiềm năng cảu công ty
những sản lượng nhập khẩu từ những thị trường này lại rất nhỏ do có sự khác biệt
về chất lượng và tiêu chuẩn không phù hợp với tiêu chuẩn nhập khẩu của Việt Nam.
Mặt khác, khoảng cách về vị trí địa lý cũng không phải là điều kiện thuận lợi cho
quá trình nhập khẩu của công ty.
2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty:



13

Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh những năm gần đây.

TT

Kết quả kinh doanh hàng năm

Chỉ tiêu

So sánh

1

Vốn

năm 2013
26.026.024.014

2

Lao động

1985

2050

2277


65

227

3

Doanh thu

42.985.486.444

45.909.826.047

47.740.957.699

2.924.339.603

1.831.31.652

4

Lợi nhuận
Thu nhập bình quân

891.406.614

715.415.333

398.309.559


-819.865.081

-317.105.774

3.700.000

4.000.000

4.200.000

300.000

200.000

89.985

80.675

416.685

-9.220

336.010

0,02073

0.015583

0,008343


-0,005147

-0,007240

5
6
7

người lao động
Nộp ngân sách nhà
nước
tỷ suất lợi nhuận

năm 2014
25.816.341.955

năm 2015
26.108.694.261

2014/2013
-209.682.059

2015/2014
292.352.306


14

Nhìn vào bảng trên ta thấy:
- Nguồn vốn có xu hướng giảm nhưng không đáng kể , năm 2014 giảm

209.682.059 VND so với năm 2013, năm 2015 giảm 82.670.247 VND so với năm 2013.
- Lao động tăng lên qua các năm , năm 2014 tăng 65 người so với năm 2013,
năm 2015 tăng 277 người so với năm 2014.
- Doanh thu có xu hướng tăng . Năm 2014 tăng 2.924.339.603 VND so với
năm 2013, năm 2014 tăng 1.831.31.652 so với năm 2015. Nguyên nhân là do :
+ Nguồn cung cấp xăng dầu luôn ổn định .
+ Giá xăng dầu trong năm chủ yếu tăng mang lại lợi nhuận cao.
+ Các khoản chi phí nhân công, chi phí quản lý được tiết kiệm một cách
triệt đổ.
- Thu nhập bình quân người lao động cũng được tăng lên . Năm 2014 là
4.000.000 VND tăng 300.000 VND so với năm 2013. Năm 2015 là 4.200.000
VND tăng 200.000 so với năm 2014.


15

CHƯƠNG 3: TÌM HIỂU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ
THUẬT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM.
3.1. Đặc điểm về sản phẩm:
- Xăng RON 95 : là loại xăng cao cấp, có mùi đặc trưng, màu vàng, được sử
dụng cho các phương tiện có tỷ số nén trên 9,5/1 như các xe hơi đời mới, xe đua, ...
có trị số octan là 95.
- Xăng RON 92 : có mùi đăch trưng màu xanh lá, được sử dụng cho các
phương tiện có chỉ số nén 9,5/1 , có trị số octan 92.
- Dầu DO : là một loại nhiên liệu lỏng, nặng hơn dầu lửa và xăng , sử dụng
chủ yếu cho động cơ điezen ( đường bộ, đường sắt, đường thủy...) và một phần
được sử dụng cho các tuabin khí ( trong công nghiệp phát điện, xây dựng ...).
Nhiên liệu được sản xuất chủ yếu từ phân đoạn gazoil và là sản phẩm của quá
trình trưng cất trực tiếp dầu mỏ, có đầy đủ các tính chất lý hóa phù hợp cho động cơ
điêzen mà không cần phải áp dụng những quá trình biến đổi hóa học phức tạp.

Được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp như dùng trong động cơ cho oto
tải, đầu máy xe lửa, tàu thủy, máy nông nghiệp,... Được sản xuất thành nhiều loại,
với kích thước, công suất, tốc độ khác nhau, ... dẫn đến nhu cầu về nhiên liệu khác
nhau. Việc chọn loại nhiên liệu phù hợp là không đơn giản, phụ thuộc nhiều yếu tố :
kích thước và cấu trúc của động cơ, tốc độ và trọng tải, tần suất thay đổi tốc độ và
trọng tải, bảo dưỡng, giá và khả năng cung cấp nhiên liệu.
Loại

Tốc độ ( V/ph)

Điều kiện vận hành

Tốc độ thấp

Nhỏ hơn 375

tải trọng lớn, tốc độ Máy đẩy tàu thủy ,

375-1000

không đổi
máy phát điện
Tải trọng cao, tốc độ Máy phụ của tàu

Lớn hơn 1000

ổn định
thủy, máy bơm
Tốc độ và tải trọng Giao thông vận tải,


Tốc độ trung bình
Tốc độ cao

thay đổi

Phạm vi sử dụng

xe lửa , máy xây
dựng

Mức giới hạn trong phân loại điêzen:


16

- Xuất phát từ phân loại đối với động cơ nêu trên, tiêu chuẩn Mỹ ASTM
D975 phân loại nhiên liệu điêzen thành 03 loại: N01D, N02D, N04D.
- Loại N01D : bao gồm lớp nhiên liệu điêzen dễ hóa hơi từ dầu lửa đến các
phần cất trung bình. Nhiên liệu nằm trong phạm vi này được dùng cho các động cơ
có tốc độ cao và cho những phương tiện có tốc độ và tải trọng thường xuyên thay
đổi, đặc biệt dùng trong trường hợp khi nhiệt độ nhiên liệu xuống thấp không bình
thường.
- Loại N02D : bao gồm lớp nhiên liệu điêzen có độ hóa hơi thấp hơn. Nhiên
liệu loại này dùng cho các động cơ có tốc độ cao của các phương tiện có tải trọng
lượng tương đối lớn và tốc độ đều, hoặc dùng cho các động cơ không yêu cầu nhiên
liệu có độ hóa hơi cao và những tính chất khác được quy định cho N01D.
- Loại N04D : bao gồm lớp nhiên liệu điêzen với các phần cất có độ nhớt cao
hơn và hỗn hợp các phần cất đó với các nhiên liệu điêzen còn lại. Nhiên liệu loại
này dùng cho các
3.2. Đặc điểm về kỹ thuật công nghệ

3.2.1 Quy trình sản xuất:
- Sản xuất xăng , diesel từ matanol. Thể hiện qua sơ đồ dưới đây:
Hidrocacbon tái sinh
Hidrocacbon tái sinh
Metanol

sản xuất
olefin

oligome
các
olefin

Hidro từ quá tổng hợp metanol

các sản
phẩm

xăng

Theo công nghệ này metanol đầu tiên được chuyển hóa thành olefin. Các
olefin tham gia các phản ứng trùng hợp hoặc đồng trùng hợp với đơn vị monome


17

nhỏ để tạo các sản phẩm oligome (khối lượng thấp hơn các phân tử polyme).
Oligome qua các tháp phản ứng sẽ tạo sản phẩm xăng hay dầu hỏa/diesel.
3.2.2 Quy trình giao dịch hàng hóa:
- Quy trình nhập xăng dầu của công ty:

Sơ đồ mô tả quy trình nhập xăng dầu của công ty

Chi nhánh
XD Hải
Dương

Kho Nam
Phong

Kho Đỗ Xá

Công ty
CPTM Việt
Mỹ

khách hàng
mua buôn

Bến xuất
Đỗ Xá

Nhập khẩu
từ nước
ngoài

Xuất nội bộ
ngành, công
ty

Khối cửa

hàng bán lẻ

Người tiêu
dùng
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính - Công ty CPTM Việt Mỹ
Xăng dầu được nhập khẩu từ nước ngoài được đưa về công ty , sau đó được
vận chuyển đến chi nhánh xăng dầu Hải Dương và tiếp tục được đẩy đến kho Nam
Phong và kho Đỗ Xá ( kho của công ty) với hệ thống công nghệ bơm. Tại kho Đỗ
Xá, hàng được tồn chứa, bảo quản và xuất nội bộ ngành, xuất cho khách mua buôn


18

và khối các cửa hàng bán lẻ thông qua 5 họng xuất, bao gồm 2 họng Mogas92,2
họng Diesel 0,05%, 1 họng Diesel 0,025 %. Tất cả các họng này đều được điều
khiển trên máy tính.
- Các bước thực hiện quy trình nhập khẩu xăng dầu của công ty.
Xin giấy phép
nhập khẩu

Mở thanh
toán theo tín
dụng

Thuê tàu

Mua bảo
hiểm

Kiểm tra

hàng hóa

Khiếu nại
(nếu có)

Thanh toán

Làm thủ tục
hải quan

Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính - Công tyCPTM Việt Mỹ
Xin Giấy phép nhập khẩu
Xăng Dầu là mặt hàng nhập khẩu có giấy phép, chịu sự quản lý của Bộ thương
mại. Cuối mỗi năm, Bộ thương mại cấp giấy phép nhập khẩu để tiêu thụ trong nước
cho công tytrong năn tới với một khối lượng nhất định gọi là kế hoạch định hướng.
Khối lượng này được thông báo cho hải quan ở tất cả các cảng khẩu trên cả nước biết.
Khi hàng nhập khẩu về, hải quan sẽ trừ vào cảng khẩu trên cả nước biết. Khi hàng nhập
khẩu về, hải quan sẽ trừ vào khối lượng trong giấy phép đã cho. Nếu nhập hết khối
lượng cho phép mà công ty muốn nhập thêm thì công ty phải làm đơn xin Bộ thương
mại. Và nếu được sự đồng ý thì công ty mới tiếp tục được nhập khẩu xăng dầu với khối
lượng theo giấy cấp đó. Hồ sơ gửi lên Bộ bao gồm:
- Đơn xin phép nhập khẩu : Ghi rõ chủng loại nhập, số lượng, cửa khẩu nhập.
thời gian thực hiện hợp đồng.
- Phiếu hạn ngạch.
- Bản sao thanh toán tín dụng


19

- Hợp đồng nhập khẩu xăng dầu.

- Hồ sơ được gửi lên Bộ thương mại. Bộ thương mại cấp giấy phép trong
vòng 7 ngày kể ừ ngày nhận được đơn đúng thủ tục quy định.
Mở thanh toán tín dụng:
Việc viết thanh toán tín dụng do phòng tài chính của công ty chịu trách
nhiệm và căn cứ theo mẫu cảu Ngân hàng ngoại thương Việt Nam. Thông thường
công ty mở thanh toán tín dụng sau ngày ký kết hợp đồng một ngày để bên bán kịp
thời sắp xếp hàng hóa. Loại thanh toán tín dụng là loại thanh toán không hủy ngang
trả chậm 30 ngày. Trên đơn ghi rõ: Tên người mở thanh toán tín dụng là công ty
CPTM Việt Mỹ; tên người hưởng lợi (tức người bán); trị giá thanh toán tín dụng là
100% giá trị hợp đồng. Chứng từ xuất trình gồm:
- Hóa đơn thương mại.
- Hối phiếu.
- Vận đơn sạch đã bốc hàng.
- Giấy chứng nhận xuất xứ (CO)
- Giấy chứng nhận số lượng và trọng lượng của cơ quan giám định độc lập.
-Giấy chứng nhận bảo hiểm ( nếu có ).
Thuê tàu
Do nhập khẩu theo điều kiện FOB nên công ty luông giành quyền vận tải.
Phần lớn công ty dùng tàu của mình để vận chuyển xăng dầu nhập khẩu. Ngoài ra,
công ty còn thêu chuyến thông qua môi giới theo hình thức thuê ướt nhưng trường
hợp này rất ít do hiệu quả rất thấp. Thực tế cho thấy công ty chỉ nhập FOB với khối
lượng mà tàu của mình có thể chuyên chở khi huy động tối đa công suất, khối lượng
còn lại công ty nhập điều kiện CIF hoặc CFR, nhường quyền vận tải cho người bán.
Bên bán xăng dầu cho công ty thường là hãng xăng dầu lớn, không phải thuê tàu
thông qua môi giới nên việc thuê tàu của công ty có chi phí thấp hơn.
Mua bảo hiểm


20


Việc mua bảo hiểm của công ty căn cứ vào giá nhập khẩu xăng dầu tại thời
điểm đầu quý, căn cứ vào lượng nhập FOB, CFR và tỷ lệ phí bảo hiểm. Công ty ước
tính phí bảo hiểm cho từng quý, trích một số tiền bằng số phí bảo hiểm ước tính để
mua bảo hiểm cho từng quý một.
Cứ mỗi lần có hàng nhập cần mua bảo hiểm, công ty gửi đơn yêu cầu bảo
hiểm đến PJICO. Đến cuối quý PJICO hạch toán thừa thiếu với công ty và công ty
sẽ chuyển tiền mua bảo hiểm tiếp cho quý sau.
Điều kiện bảo hiểm thông thường là điều kiện C áp dụng cho dầu chở rời, tỷ
lệ phí bảo hiểm là 0,027%.
Kiểm tra hàng hóa
Công ty tiến hành kiểm tra hàng hóa nhập khẩu từ khi hàng còn ở trên tàu và
vừa cập bến cảng quy định. Trước tiên kiểm tra, niêm phong van thông biển, van
qua boong và kiểm tra tất cả các khoang liên quan để phát hiện rò rỉ của dầu. Nếu
niêm phong không còn nguyên thì phải lập biên bản giám định hầm tàu. Tham gia
lập biên bản có hải quan, đại diện hãng tàu , đại diện công ty, Vinacontrol. Nếu
niêm phong còn nguyên vẹn thì kiểm tra số lượng và chất lượng.
Làm thủ tục hải quan
Ngay từ khi tàu đến phao số 0, hải quan đã cử ít nhất hai người lên tàu áp tải
hàng về kho.
Trước khi bơm xăng dầu từ phương tiện vận tải lên bồn, bể thuộc kho chứa
thì công ty phải nộp hồ sơ cho hải quan bao gồm :
+ Tờ khai hải quan ( gồm 2 bản chính )
+ Hợp đồng nhập khẩu ( 1 bản sao)
+ B/L ( 1 bản sao)
+ Hóa đơn thương mại ( 1 bản sao )
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty
Sau khi bơm xong công ty phải nộp thêm và hồ sơ :
+ Chứng thư giám định về tên hàng, khối lượng của Vinacontrol
+ Biên bản giám định hàng hóa giữa chủ phương tiện vận tải và công ty.



21

+ Giấy chứng nhận đạt chất lượng nhập khẩu ( hoặc thông báo miễn
kiểm tra chất lượng )
Thanh toán cho người bán:
Hợp đồng nhập khẩu xăng dầu thường quy định thanh toán trong vòng 30
ngày kể từ ngày vận đơn.
- Nếu thanh toán bằng thanh toán tín dụng: Trên lý thuyết ngân hàng phát
hành là người ký nhận trả tiền hối phiếu nhưng thực tiễn tại công ty xăng dầu lại
khác. Trình tự thanh toán diễn ra như sau:
+ Ngân hàng nhận được chứng từ và kiểm tra chứng từ.
+ Ngân hàng chuyển toàn bộ chứng từ hợp lệ công ty sẽ ký chấp nhận thanh
toán và hối phiếu, khi đến hạn thanh toán công ty sẽ trả cho người bán qua ngân
hàng.
- Nếu thanh toán theo phương thức TTR ( chuyển tiền bằng điện có bồi
hoàn): Bộ chứng từ do người bán gửi cho công ty cũng bao gồm các chứng từ có sai
sót như vân hành đơn không sạch, sai sót về số lượng, chất lượng, đơn giá...Trường
hợp còn lại công ty ký chấp nhận thanh toán vào hối phiếu. Đến hạn thanh toán
công ty xuất trình bộ chứng từ tại ngân hàng và yêu cầu ngân hàng chuyển tiền cho
người bán. Bộ chứng từ này bao gồm: Một bộ vận đơn gốc đầy đủ gồm ba bản
chính: giấy chứng nhận số lượng , chất lượng, giấy chứng nhận xuất xứ.
Khiếu nại:
Trong trường hợp nhập khẩu có tổn thất về số lượng, trọng lượng thì công ty
phải lập và gửi ngay bộ hồ sơ khiếu nại trong thời hạn khiếu nại. Bộ hồ sơ khiếu nại
bao gồm:
+ Các hồ sơ pháp lý ban đầu như hợp đồng, vận đơn, ROROC.
+ Chứng từ giám định của Vinacontrol ( hoặc của S.G.S ). Bộ hồ sơ được
chuyển đến người có trách nhiệm, có thể là người xuất khẩu, người vận tải.


3.3. Tình hình lao động- tiền lương:


22

3.3.1. Tình hình lao động:
Nhân tố con người là nhân tố quyết định trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty. Do đó, công ty đã xác định: lao động là yếu tố hàng đầu của quá
trình sản xuất kinh doanh. Trong những năm qua công ty đã không ngừng chú trọng
phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng lẫn chất lượng.
Tình hình lao động của công ty tại thời điểm ( 30/09/2015)

STT

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ

Số người

1

Trình độ đại học và trên đại học

25

2

Cao đẳng và trung cấp

52


3

Công nhân kỹ thuật

476

Tổng số

553

Nguồn: Phòng tổ chức hành chính - Công ty CPTM Việt Mỹ
Do tình hình phát triển và mở rộng địa bàn kinh doanh của công ty nên số
lao động của công ty không ngừng tăng lên. Hiện nay, Tổng số lao động của công
ty là 2277 người trong đó có 35 người tốt nghiệp đại học và trên đại học , 80 người
tốt nghiệp cao đẳng và trung cấp, phần lớn công nhân của công ty đã được qua các
lớp đào tạo về nghiệp vụ, kỹ thuật nên có thể tiếp thu và sử dụng tốt những công
nghệ hiện đại, tiên tiến.
3.3.2. Tiền Lương:
Tiền lương là khoản doanh nghiệp phải trả cho người lao động để thực hiện
công việc thỏa thuận. Nhưng cần phải đảm bảo không được thấp hơn mức lương tối
thiểu.
- Nguyên tắc trả lương :
Thực hiện theo chính sách của đảng, quan điểm của Nhà nước và chỉ đạo của
Tổng công ty về cơ chế quản lý tiền lương, thưởng. Tiền lương , thưởng trả cho


23

người lao động theo công việc, chức danh công việc, (điều kiện làm việc nặng nhọc,
độc hại) và kết quả, hiệu quả làm việc theo hướng tiệm cận với tiền lương,tiền công

trên thực tế, đảm bảo tạo động lực, khuyến khích tập thể, người lao động làm việc
tốt hơn, đảm bảo giữ và thu hút lao động có trình độchuyên môn.
Hệ số lương của người lao động được xếp theo NĐ 205/2004/NĐ-CP chỉ sử
dụngđể đóng trả chế độ BHXH, thanh toán tiền lương, nghỉ tết, lễ, ăn ca…
Tiền lương hàng tháng trả cho người lao động là tiền lương thực hưởng,
khôngbao gồm các khoản BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.
Thang bảng lương Công ty đang áp dụng thang bảng lương được Công ty áp
dụng để giảm bớt gánh nặng về tài chínhmà vẫn đảm bảo cho người lao động được
hưởng các chế độ phúc lợi xã hội khi nghỉ hưu,ốm đau, thai sản…hưởng lương các
ngày nghỉ lễ, phép, tết với mứclương được thể hiện trong một số thang bảng lương
dưới đây:
Bảng lương cho nhân viên bảo vệ
Nhân viên bảo vệ
Nhóm I
Nhóm II
Nhóm III

I
1,55
1,65
1,75

Hệ số lương, bậc lương
II
III
IV
V
1,83
2,2
2,52

2,85
1,99
2,4
2,72
3,09
2,12
2,56
3,04
3,62
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính CTCP Việt Mỹ.


24

Bảng lương Tổng giám đốc, giám đốc, phó tổng giám đốc,
phó giám đốc, kế toán trưởng.
Hệ số lương
Tổng
công ty
Chức danh

đặc biệt
và tương

Tổng GĐ, GĐ
Phó tổng GĐ, GĐ
Kế toán trưởng

đương
7,85-8,2

7,33-7,66
7,00-7,33

Công ty

Tổng
công ty và
tương

I

II

III

đương
7,45-7,78
6,64-6.97
5,98-6,31
5,32-5,65
6,97-7,3
5,98-6,31
5,32-5,65
4,66-4,99
6,64-6,97
5,65-5,98
4,99-5,32
4,33-4,66
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính CTCP Việt Mỹ.


Bảng lương viên chức chuyên môn nghiệp vụ
Chức danh

1

2

3

4

Hệ số lương, bậc lương
5
6
7
8

9

10

11

12

NV cao cấp,
KT cao cấp,
kỹ sư cao

5.58 5,92 6,26


6,6

cấp
NV chính,
KT viên
chính, kỹ sư
NV, KT
viên, kỹ sư
Cán sự, kỹ

4,00 4,33 4,66 4,99 5,65

2,34 2,65 2,96 3,27 3,58 3,89
1.8

4,2

4,51

1,99 2,18 2,37 2,56 2,75 2,94 3,13 3,32 3,51 3,70 3,89

thuật viên
Trên đây là những thang bảng lương công ty áp dụng cho CBCNV, lao
độnghoạt động kinh doanh bán xăng dầu nhằm tính trả cho các chế độ phúc lợi xã
hội. Và cácngày nghỉ lễ theo quy định của pháp luật Nhà nước.
3.4. Tình hình tài chính của Công ty CPTM Việt Mỹ:


25


STT

CHỈ TIÊU

NĂM 2015

NĂM 2014

NĂM 2013

A

TÀI SẢN

I

TÀI SẢN NGẮN
HẠN

22.681.497.188

18.747.921.926

19.077.057.232

II

Tiền và các khoản
tương đương tiền


5.124.637.856

4.559.591.895

3.727.549.223

II

Các khoản phải
thu ngắn hạn

10.146.348.690

8.785.063.729

6.062.678.272

Hàng tồn kho
Tài sản ngắn hạn
khác
TÀI SẢN DÀI
HẠN
Tài sản cố định

5.475.975.756

4.963.584.586

1.210.424.578


1.934.534.799

439.681.716

8.076.405.159

8.453.678.234

7.068.420.029

7.068.420.029

8.453.678.234

7.068.420.029

7.068.420.029

TỔNG TÀI SẢN

26.135.175.413

25.816.341.995

26.108.694.261

III
IV
B

I

NGUỒN VỐN
A

NỢ PHẢI TRẢ

15.657.098.376

18.029.175.493

17.606.112.466

I

Nợ ngắn hạn

15.657.098.376

18.029.175.493

17.606.112.466

II

Nợ dài hạn
VỐN CHỦ SỞ
HỮU

9.647.987.345


7.787.166.462

8.502.581.795

11.647.987.345

7.787.166.462

8.502.581.795

B
I

Vốn chủ sở hữu

II

Quỹ khen thưởng.
phúc lợi
TỔNG NGUỒN
26.026.024.014
25.816.341.995 26.108.694.261
VỐN
Nguồn: Phòng kế toán tài chính - Công ty CPTM Việt Mỹ


×