Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

THỰC TRẠNG CÔNG tác QUẢN TRỊ văn PHÒNG tại PHÒNG QUY HOẠCH, PHÁT TRIỂN tài NGUYÊN DU LỊCH của sở văn hóa, THỂ THAO và DU LỊCH hải PHÒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.47 KB, 30 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VĂN PHÒNG VÀ CÔNG TÁC VĂN PHÒNG
1.1 Một số khái niệm về văn phòng
1.1.1 Sự tồn tại tất yếu khách quan của văn phòng
1.1.2 Khái niệm văn phòng
1.2 Vị trí, vai trò của văn phòng
1.3 Chức năng, nhiệm vụ cả văn phòng
1.4 Nội dung hoạt động văn phòng trong cơ quan, đơn vị
1.4.1 Tổ chức bộ máy và phân công công việc
1.4.2 Điều hành công việc văn phòng
1.4.3 Xây dựng quy chế
1.4.4 Tổ chức các cuộc hội nghị
1.4.5 Nghiệp vụ văn thư – lưu trữ
1.4.6 Thu nhận và xử lý thông tin trong cơ quan, đơn vị
1.4.7 Công tác hậu cần
1.5 Sự cần thiết phải tổ chức khoa học văn phòng
1.5.1 Hiệu quả hoạt động của văn phòng cơ quan
1.5.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động văn phòng
1.5.3 Một số nguyên tắc hoạt động của văn phòng
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ SỞ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH
HẢI PHÒNG
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Sở Văn hóa, thể thao và du lịch Hải
Phòng.
2.2. Khái quát về Sở Văn hóa thể thao và du lịch Hải Phòng
2.2.1Khái quát về cơ cấu tổ chức và hoạt động của Sở Văn hóa thể thao và du
lịch Hải phòng
Sinh viên: Vũ Thị Minh Lệ - QT1001P

1



2.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở Văn hóa thể thao và du lịch Hải Phòng
2.2.3 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Văn hóa thể thao và du lịch Hải
Phòng.
2.2.3.1 Chức năng, nhiệm vụ.
2.3 Tình hình hoạt động của Sở Văn hóa, thể thao và du lịch Hải Phòng.
2.4 Thuận lợi và khó khăn của Sở Văn hóa, thể thao và du lịch Hải Phòng.
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG TẠI
PHÒNG QUY HOẠCH, PHÁT TRIỂN TÀI NGUYÊN DU LỊCH CỦA SỞ
VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH HẢI PHÒNG.
3.1 Cơ cấu tổ chức văn phòng tại phòng quy hoạch, phát triển tài nguyên du
lịch.
3.2 Vị trí, chức năng và nhiệm vụ của phòng
3.3 Chế độ làm việc
3.4. Trang thiết bị văn phòng
3.5 Đội ngũ cán bộ, nhân viên của Phòng
3.6 Một số nghiệp vụ văn phòng chủ yếu tại Phòng Quy hoach, phát triển tài
nguyên du lịch.
3.6.1 Công tác thông tin
3.6.2 Công tác xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình công tác
3.6.3 Công tác hậu cần
3.6.4 Việc tổ chức chuyến đi công tác cho lãnh đạo
3.6.5 Công tác văn thư – lưu trữ

Sinh viên: Vũ Thị Minh Lệ - QT1001P

2


CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VĂN PHÒNG VÀ CÔNG TÁC
VĂN PHÒNG
1.1 Một số quan niệm về văn phòng
1.1.1 Sự tồn tại tất yếu khách quan của văn phòng
Bất kì cơ quan, tổ chức nào cũng có bộ phận văn phòng. Với một cơ quan
lớn văn phòng ở đó tổ chức ra rất nhiều các bộ phận, phòng ban, đơn vị
với một đội ngũ nhân viên đủ để thực hiện tất cả các công việc cần thiết.
Với một cơ quan nhỏ và hoạt động văn phòng mang tính thuần nhất, đơn
giản bộ phận văn phòng được tổ chức rất gọn nhẹ, ở đó cán bộ văn phòng
phải kiêm nhiệm nhiều công việc.
Ở cơ quan lớn thì việc thành lập văn phòng, cơ quan nhỏ có phòng hành
chính hoặc ghép phòng hành chính với phòng tổ chức hoặc phòng tổ chức
sản xuất kinh doanh. Ở đó chỉ cần một hoặc hai người đảm đương tất cả
các công việc của văn phòng.
Tất cả những điều trên đã nói lên văn phòng được thành lập xuất phát từ
nhu cầu khách quan do công việc của cơ quan, tổ chức quy định. Nhưng
tùy theo tính chất, quy mô, trình độ, cơ chế hoạt động của tổ chức mà văn
phòng được thành lập theo các hình thức khác nhau cho phù hợp.
1.1.2 Khái niệm về văn phòng
Nếu tiếp cận văn phòng theo phương diện tổ chức thì văn phòng là
một đơn vị cấu thành tổ chức để thực hiện một phần chức năng, nhiệm vụ
của tổ chức.
Nếu tiếp cận theo tính chất hoạt động thì văn phòng là một thực thể tồn tại
để thực hiện việc quản lý thông tin phục vụ cho công tác điều hành của
nhà quản trị.
Nếu tiếp cận theo hướng chức năng thì văn phòng là một thực thể tồn tại
để thực hiện chức năng tham mưu, tổng hợp, hậu cần cho cơ quan tổ
chức.

Sinh viên: Vũ Thị Minh Lệ - QT1001P


3


Nghiên cứu theo góc độ thực tế, người ta còn quan niệm rằng: Văn phòng
là phòng làm việc của nhà lãnh đạo.
Văn phòng là trụ sở làm việc của cơ quan, của tổ chức, là địa điểm của
mọi cán bộ công chức hàng ngày đến đó để thực thi công việc.
Tóm lại : Văn phòng là một thực thể tồn tại khách quan trong mỗi tổ chức
là nơi thu thập, xử lý thông tin hỗ trợ cho hoạt động quản lý, là nơi chăm
lo mọi lĩnh vực dịch vụ hậu cần, đảm bảo các điều kiện vật chất cho hoạt
động của cơ quan, của tổ chức.
1.2 Vị trí, vai trò của văn phòng
1.2.1 Vị trí của văn phòng
Văn phòng là cửa ngõ của một cơ quan, một tổ chức bổi vì văn phòng
luôn luôn có mối quan hệ đối nội, đối ngoại, thông qua hệ thống văn bản
đi, văn bản đến, văn bản nội bộ. Đồng thời các hoạt động tham mưu, tổng
hợp, hậu cần cũng liên quan trực tiếp đến các bộ phận, phòng ban, đơn vị
khác trong tổ chức. Chính vì vậy với vị trí hoạt động đa dạng đó mà văn
phòng được gọi là “ phòng văn”, “phòng vệ”, “ phòng ở” cho các nhà lãnh
đạo.
Văn phòng là bộ phận gần gũi luôn có mối quan hệ mật thiết với lãnh đạo
trong mọi hoạt động của tổ chức. Bởi vì văn phòng có nhiệm vụ trợ giúp
cho các nhà quản lý về công tác thông tin, điều hành, cung cấp điều kiện
kĩ thuật phục vụ cho công việc quản lý, điều hành.
Văn phòng là cơ thể trung gian thực hiện việc ghép nối các mối quan hệ
trong quản lý, điều hành theo yêu cầu của người đứng đầu tổ chức. Do
văn phòng có trách nhiệm tổ chức giao tiếp đối nội, dối ngoại của cơ
quan. Văn phòng giữ vai trò cầu nối giữa cơ quan cấp trên, cơ quan ngang
cấp và cơ quan cấp dưới với nhân dân.

Khác với các bộ phận khác trong tổ chức văn phòng thực hiện nhiệm vụ
mang tính thường xuyên liên tục. Văn phòng phải có một bộ phận làm
việc liên tục cả ngày lẫn đem, ngay cả những lúc cơ quan ngừng hoạt
Sinh viên: Vũ Thị Minh Lệ - QT1001P

4


động những ngỳa nghỉ, lễ tết, thứ7, chủ nhật nhằm đảm bảo trật tự an ninh
và thông tin thông suốt cho cơ quan.
1.2.2 Vai trò của văn phòng
Văn phòng là trung tâm thực hiện quá trình quản lý, điều hành của cơ
quan và tổ chức. Bởi vì các quy định, chỉ thị của thủ trưởng đều phải
thông qua văn phòng để chuyển giao đến các phòng ban, đơn vị khác.
Văn phòng cũng phải theo dõi đôn đốc, nhắc nhở việc thực hiện các quyết
định và sự chỉ đạo của lãnh đạo cơ quan.
Văn phòng là nơi tiếp nhận tất cả các mối quan hệ, nhất là mối quan hệ
đối với các tổ chức khác đến cơ quan mình. Văn phòng được coi như là
cồng gác thông tin của cơ quan, tổ chức, bởi vì thông tin đến hoặc đi đều
qua bộ phận văn phòng.
Từ những nguôn thông tin tiếp nhận được, văn phòng sẽ phân loại thông
tin theo những kênh thích hợp để chuyển phát hoặc lưư giữ. Đây là hoạt
động quan trọng nó quyết định thành bại của tổ chức.
Văn phòng là bộ máy giúp việc của các nhà lãnh đạo.
Văn phòng là trung tâm khâu nối các hoạt động tỏ chức, điều hành.
Văn phòng là cầu nối giữa chủ thể quản lý với các đối tượng trong và
ngoài tổ chức.
Văn phòng là người dịch vụ tổng hợp cho các hoạt đông của các đơn vị
nói chung và cho các nhà lãnh đạo nói riêng.
1.3 Chức năng, nhiệm vụ của văn phòng

1.3.1 Chức năng của văn phòng
Văn phòng có hai nhóm chức năng chính : Chức năng tham mưu, tổng
hợp và chức năng hậu cần.
1.3.1.1

Chức năng tham mưu tổng hợp

Nội dung của công tác tham mưu chỉ rõ hoạt động tham vấn của công tác
văn phòng. Nội dung tổng hợp nghiêng nhiều về vấn đe thống kê, xử lý
thông tin, số liệu nhằm phục vụ thiết thực cho hoạt động quản lý. Thực
Sinh viên: Vũ Thị Minh Lệ - QT1001P

5


chất của hai nội dung này nhằm mục đích hỗ trợ tích cực cho hoạt động
quản lý của thủ trưởng cơ quan. Nếu tách rời thì hoạt động quản lý sẽ rơi
vào tình trạng phiến diện, chủ quan, thiếu căn cứ khoa học.
Hoạt động của cơ quan, tổ chức phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó yếu
tố chủ quan thuộc về nhà quản lý, thuộc về thủ trưởng cho nên muốn có
quyết định đúng đắn khách quan khoa học thì thủ trưởng cơ quan phải căn
cứ vào những ý kiến tham gia đóng góp khách quan của nhân viên cấp
dưới. Những ý kiến đóng góp đó phải được phân tích, chọn lọc, tổng hợp
nhằm cung cấp cho lãnh đạo những thông tin cần thiết, kịp thời. Nghiệp
vụ này rất cần thiết và luôn tỏ ra hữu hiệu vì nó vừa mang tính tham vấn
vừa mang tính chuyên sâu. Mặt khác kết quả tham vấn đó xuất phát từ
nhiều nguồn thông tin, từ thông tin ở đầu vào, đầu ra cho đến những thông
tin ngược trên mọi lĩnh vực mà văn phòng thu thập được. Nguồn thông tin
đó phải được sàng lọc, phân tích, tổng hợp, lưu giữ, sử dụng theo yêu cầu
của nhà quản lý.

1.3.1.2

Chức năng hậu cần
Hoạt động của bất kì cơ quan, tổ chức nào cũng không thể thiếu các

điều kiện vật chất như: nhà cửa, công cụ, thiết bị, tài chính… Các điều
kiện, phương tiện phải được quản lý sắp xếp, phân phối và không ngừng
được bổ sung để cung cấp kịp thời, đầy đủ cho mọi hoạt động của cơ
quan, đơn vị. Nội dung công việc này thuộc về chức năng hậu cần của văn
phòng. Muốn hoạt động phải có những nguyên liệu, phương tiện và nguồn
tài chính song hiệu quả hoạt động tùy thuộc vào phương tức quản lý, tùy
thuộc vào việc sử dụng các yếu tố đó như thế nào của mỗi văn phòng.
Phương châm hoạt động chung cả công tác văn phòng: Chi phí thấp nhất
để đạt hiệu quả cao nhất.
Tóm lại, văn phòng là đầu mối giúp lãnh đạo thực hiện các chức năng
tham mưu, tổng hợp, hậu cần. Các chức năng này vừa độc lập, vừa bổ

Sinh viên: Vũ Thị Minh Lệ - QT1001P

6


sung hỗ trợ cho nhau nhằm khẳng định sự cần thiết khách quan và sự tồn
tại của bộ phận văn phòng trong mỗi cơ quan, tổ cức.
1.3.2 Nhiệm vụ của văn phòng
Từ chức năng chung, chức năng cơ bản của văn phòng người ta phân
thành các chức năng cụ thể, chi tiết. Những chức năng cụ thể, chi tiết ấy
lại gắn với mỗi điều kiện không gian, thời gian, lĩnh vực, tính chất hình
thức và nội dung cụ thể nên gọi là những nhiệm vụ. Ví dụ như với chức
năng tham mưu sẽ có những nhiệm vụ trước mắt, nhiệm vụ lâu dài, nhiệm

vụ trọng tâm, nhiệm vụ thường xuyên hay đột xuất. Trong tham mưu lại
có tham mưu về chiến lược kinh doanh, tham mưu về tuyển dụng nhân
sự… Đó là những nhiệm vụ cụ thể trong hoạt động mà văn phòng phải
thực hiện chức năng tham mưu. Tương tự như vậy đối với chức năng hậu
cần, tổng hợp.
Với cách tiếp cận trên đây, chúng ta có thể đề cập đến một số nhiệm vụ cụ
thể của văn phòng như sau:
1.3.2.1. Xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế của cơ quan, đơn vị.
Mọi tổ chức muốn được sinh ra và vận hành đi vào cuộc sống đều phải
tuân theo những quy định về tổ chức, về cơ chế hoạt động và các điều
kiện để duy trì hoạt động. Nhưng các điều kiện đó không giống nhau giữa
các cơ quan trong đơn vị do tính chất hoạt động, vai trò và chưc năng
khác nhau nên mỗi tổ chức đều cần có nội quy, quy chế hoạt động riêng.
Trình tự xây dựng dự thảo, lấy ý kiến tham gia hoàn chỉnh, thông qua lãnh
đạo, ban bố, thi hành, giám sát, bổ sung hoàn thiện nội quy, quy chế họat
động của cơ quan là thuộc về công tác văn phòng. Đây là nhiệm vụ quan
trọng đầu tiên mà văn phòng phải thực hiện khi cơ quan đựoc tổ chức và
đi vào hoạt động.
1.3.2.2 Xây dựng và quản lý chương trình kế hoạch hoạt động của cơ quan, đơn vị.
Các đơn vị đều có định hướng mục tiêu hoạt động thông qua chiến lược
phát triển. Bản chiến lược chỉ dự định cho thời gian dài 10 – 20 năm, còn mục
Sinh viên: Vũ Thị Minh Lệ - QT1001P

7


tiêu, biện pháp cụ thể cho từng thời kì hoạt động 5 năm, 1năm, quý, tháng,
tuần… cần phải có kế hoạch chương trình cụ thể. Đơn vị muốn đạt được mục
tiêu hoạt động thì phải biết khâu nối các kế hoạch trên thành một hệ thống kế
hoạch hoàn chỉnh để các bộ phận khớp nối với nhau, hỗ trợ nhau cùng hoạt

động. Kế hoạc tổng thể ấy sẽ do văn phòng dự thảo và đôn đốc các bộ phận
trong đơn vị cùng triển kshi thực hiện. Căn cứ vào chiến lược phát triển văn
phòng sẽ xây dựng kế hoạch cụ thể trong từng năm, tháng, quý, tuần cho cơ
quan và từng bộ phận. Trên cơ sở những kế hoạch, chương trình đó mà các bộ
phận chỉ đạo hoàn thành nhiệm vụ của mình. Cũng qua việc chỉ đạo chương
trình kế hoạch chung của đơn vị mà các bộ phận trong cơ quan, đơn vị còn liên
hệ, phối hợp với nhau mật thiết hơn, đồng bộ hơn.
1.3.2.3 Thu thập, xử lý, sử dụng, quản lý thông tin.
Hoạt động của bất kì cơ quan, đơn vị nào cũng cần phải có những yếu tố
tối thiểu về thông tin. Thông tin về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, hành chính,
dự báo… Thônh tin là nguồn, là căn cứ để người lãnh đạo, quản lý đưa ra những
quyết định sáng suốt, kịp thời, hiệu quả. Người lãnh đạo không thể tự thu thập,
xử lý thông tin được mà phải có người trợ giúp trong licnhx vực này là văn
phòng. Văn phòng được coi như “cổng gác thông tin” của một cơ quan vì tất cả
các thông tin đến hay đi đều được thu thâp, xử lý, chuyển phát tại văn phòng. Từ
những thông tin tiếp nhận( bên ngoài và nội bộ) văn phòng phải phân loại theo
các kênh thích hợp để chuyển tải hay lưu trữ. Đây là một hoạt động quan trọng
trong cơ quan, đơn vị nó liên quan đến sự thành bại trong hoạt động của tổ chức
nên văn phòng phải tuân theo những quy định nghiêm ngặt về văn thư – lưu trữ
khi thu nhận, xử lý, bảo quản, chuyển phát thông tin, nếu thông tin được thu
thập đầy đủ, kịp thời, được xử lý khoa học, đáp ứng yêu cầu quản lý thì lãnh đạo
sẽ có được quyết định hữu hiệu nếu không quyết định của họ sẽ không hiệu quả,
ảnh hưởng đến môi trường của đơn vị.
1.3.2.4 Trợ giúp về văn bản

Sinh viên: Vũ Thị Minh Lệ - QT1001P

8



Văn bản là một phương tiện lưu trữ và truyền đạt thông tin khá hữu hiệu .
Hiên nay nhiều cơ quan đơn vị sử dụng phương tiện này trong quản lý, điều
hành hoạt động. Do tính năng, tác dụng của nó rất lớn nên khi sử dụng các văn
bản để điều chỉnh các mối quan hệ giữa chủ thể với các đối tượng bị quản lý về
kinh tế, chính trị, xã hội… phải tuân thủ các quy định một cách chặt chẽ về việc
lưu trữ và lưu hành văn bản. Hiện nay ở nh\ước ta đã có luật ban hành văn bản
quy phạm pháp luật để điều chỉnh các phát sinh liên quan đến văn bản của các
cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Căn cứ vao luật, chính phủ, các bộ ngành đã
được ban hành một số văn bản quan trọng liên quan đến các hoạt động kinh tế,
xã hội của các đơn vị, tổ chức. Văn bản luật và pháp quy trên sẽ là căn nứ để các
cơ quan, đơn vị ban hành những văn bản nội bộ như điều lệ, nội quy, quy chế
các quy định hành chính và quản lý thường nhật. Để ban hành được những văn
bản có nội dung đầy đủ, hợp tình, hợp lý, đúng thẩm quyền và có tác động tích
cực đến đối tượng điều chỉnh, cần phải có những bộ phận, nhân viên chuyên
trách giúp cho lãnh đạo cơ quan, đơn vị. Bộ phận đó phải nắm bắt được thông
tin đầu vào, phân loại và xử lý thông tin biết sử dụng và chuyển phát thông tin,
đó chính là văn phòng.
1.3.2.5 Bảo đảm các yếu tố vật chất, tài chính cho hoạt đông của cơ quan.
Bất kì một cơ quan, đơn vị nào muốn tồn tại và hoạt động đều phải có các
yếu tố kĩ thuật, vật chất cần thiết. Các yếu tố này vừa là nguyên liệu duy trì tổ
chức tồn tại, vừa là vật trung gian gắn kết tổ chức với môi trường. Đồng thời còn
là phương tiện truyền dẫn các quá trình hoạt động của tổ chức đén môi trường
kinh tế, xã hội. Các yếu tố kĩ thuật, vật chất, tài chính mà cơ quan cần cho hoạt
động gồm: nhà cửa, xe cộ, bàn ghế, các phương tiện nhận và truyền tin, các công
cụ lao động, các chi phí cần thiết khác mang tính thường xuyên, liên tục vì vậy
văn phòng phải căn cứ vào tiến độ thực hiện kế hoạch, chương trình hoạt động
của đơn vị mà cung cấp kịp htời, đầy đủ. Nếu việc cuung cấp các yếu tố đó
không đủ về ssố lượng, sai lệch về chủng loại, phẩm chất kém, thời hạn không
đúng, giá thành cao… đều ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của đơn vị đẻ làm
Sinh viên: Vũ Thị Minh Lệ - QT1001P


9


tốt nhiệm vụ cung ứng này, các cơ quan, đơn vị thường ưu tiên tạo điều kiện
thuận lợi nhất cho văn phòng thực thi nhiệm vụ.
1.3.2.6. Củng cố tổ chức bộ máy văn phòng.
Đây là việc làm thiết thực mang tính khá ổn định của bộ máy văn phòng
nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ đề ra trên đây. Việc tổ chức bộ máy văn phòng
cũng cần tuân thủ nững nguyên tắc chung của đơn vị để đảm bảo tính thống
nhất trong hệ thống. Tuy nhiên cũng phải thấy được tính thống nhất, đa dạng,
phong phú trong công tác văn phòng để tổ chức bộ máy sao cho đáp ứng cao
nhất yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra cho công tác văn phòng. Không những thế trong
thời đại bùng nổ thông tin này đòi hỏi các cơ quan, đơn vị phải hết sưc cố găng
theo kịp với tốc độ phát triển chung, trong đó sự nỗ lực lớn nhất nằm ở khối văn
phòng. Yêu cầu nó đặt ra với văn phòng rất cao về mặt tổ chức và quản lý điều
hành công việc.
1.3.2.7. Duy trì hoạt động thường nhật của văn phòng
Khác với các hoạt động khác trong cơ quan, đơn vị văn phòng phai hoạt
động thường xuyên, liên tục cả trong lĩnh vực đối nội, đối ngoại, vừa thực thi,
vừa giám sát. Đặc tính này là do chức năng của văn phòng để đảm bảo tiếp nhận
mọi nguồn tin của mọi đối tượng đối với hoạt động của cơ quan, đơn vị. Theo
cách đó văn phòng bao gồm một bộ phận làm việc trong giờ với hoạt động
chung của đơn vị. Còn một bộ phận(không lớn) làm việc liên tục cả ngày đêm
ngay cả lúc đơn vị ngừng hoạt động để đảm bảo trật tự, an ninh và thông tin
thông suốt. Hoạt động của văn phòng vừa gắn liền với hoạt động của lãnh đạo
và đơn vi thông qua các nhiệm vụ trợ giúp, tham mưu, vừa gắn liền với các bộ
phận khác bằng các nhiệm vụ kiểm tra, đôn đốc, lại vừa tự tổ chức, quản lý lấy
các hoạt động của chính mình cho phù hợp với các hoạt động trên. Vì thế duy trì
được hoạt động của văn phòng cần có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các bộ

phận, các cấp quản lý trong cơ quan, đơn vị.
1.4 Nội dung hoạt động văn phòng trong cơ quan, đơn vị.

Sinh viên: Vũ Thị Minh Lệ - QT1001P

10


Nội dung hoạt động văn phòng thực chất là vấn đề tổ chức công việc văn
phòng. Hoạt động văn phòng bao gồm những nội dung như sau:
1.4.1 Tổ chức bộ máy và phân công công việc
• Tổ chức bộ máy:
Cơ cấu tổ chức hay nói cách khác bộ máy của cơ quan, đơn vị đòi hỏi
phải được thiết kế sao cho gọn nhẹ, không cồng kềnh, không tầng lớp, mộ hoạt
động trong bộ máy từ cấp trên xuống cấp dưới phải thông suốt có hiẹu quả, các
mối quan hệ phải rõ ràng.
Nhà quản lý sẽ tham gia vào việc phân công công việc tức là chỉ định và kết
hợp trong phạm vi trách nhiệm của mình. Những kế hoạch, nỗ lực của cấp thấp
hơn trong tổ chức phải được xem xét vì phải có sự phối hợp của các phòng ban
để tránh sự lặp lại hay trùng lặp không cần thiết.
• Phân công công việc:
Trong một tổ chức đặc biệt là trong công tác văn phòng việc phân công
công việc phải dựa vào những cơ sở sau:
- Phân công theo vị trí và thẩm quyền( hai yêu stố này do pháp luật quy
định). Mỗi cơ quan, đơn vị đều có vị trí pháp lý và thẩm quyền khác nhau
trong xã hội. Vì vậy đặc điểm hoạt hoạt động, nhiệm vụ được giao của
từng cơ quan, tổ chức đó hoàn toàn khác nhau. Từ đó việc phân công lao
động trong các cơ quan, đơn vị cũng khác nhau.
- Phân công theo khối lượng công việc của cơ quan . Việc phân công công
việc phải dựa trên những cơ sở sau:

+ Dựa vào kế hoạch công tác được duyệt theo tính chất mỗi loại công việc,
theo công việc thực tế.
+ Nguyên tắc quan trọng cho việc phân công công việc của cơ quan hay tổ
chức đó là biên chế cơ quan.
Không có chức năng nhiệm vụ nào mà không có cơ quan, tổ chức hay con
người đảm nhiệm.
Không có tổ chức, con người nào lại không được phân công nhiệm vụ.
Sinh viên: Vũ Thị Minh Lệ - QT1001P

11


Một chức năng, nhiệm vụ không được giao cho nhiều tổ chức, nhiều cơ quan
hay nhiều người đảm nhận.
1.4.2 Điều hành công việc văn phòng.
Yêu cầu quan trọng và cơ bản đối với hoạt động văn phòng đó là điều
hành công việc trong văn phòng.
Điều hành công việc trong văn phòng là sự đảm bảo cho cán bộ dưới
quyền thực hiện tốt nhất công việc được giao đảm bảo cho họ tiếp nhận chính
xác, kịp thời triển khai công việc được giao.
Điều hành công việc văn phòn là sự tác động đúng đắn vào một khâu cần
thiết nào đó để khuyến khích cán bộ làm việc nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.
Để tránh hiện tượng trì trệ trong công việc thì việc điều hành công việc
phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Mệnh lệnh điều hành phải đúng với thực tế của người thực thi.
- Mục tiêu đặt ra cho việc đièu hành phải hài hòa có thể hỗ trợ nhau trong
khuôn khổ mục tiêu chung của cơ quan.
- Thủ tục áp dụng trong qua trình điều hành phải rõ ràng và dễ thực hiện.
1.4.3 Xây dựng quy chế
Các quy chế làm việc trong cơ quan được xây dựng thông qua hệ thống

văn phòng nhằm quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ cụ thể của cán bộ, công
chức quy định của mỗi bộ phận trong cơ quan, quy định các cách thức phối hợp
để hoạt động có hiệu quả.
Khi xây dựng quy chế làm việc cần chú ý có hai loại quy chế:
Loại 1: Quy chế mang tính chất quy phạm chung được áp dụng trong toàn
bộ các cơ quan, trong bộ máy nhà nước. Đó là những quy định nhằm giải quyết
các nhiệm vụ như tuyển dụng, xếp nghạch lương, vấn đề đào tạo, xét tuyển.
Loại 2: Quy chế nhằm đề ra những áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị,
phòng ban mang tính chất đặc thù.
1.4.4 Tổ chức các cuộc họp, hội nghị

Sinh viên: Vũ Thị Minh Lệ - QT1001P

12


Các cuộc họp, hội nghị là hình thức phát huy nền dân chủ xã hội chủ
nghĩa, để phát huy trí tuệ của tập thể. Đó là hình thức tập thể lao động ra quyết
định hoặc để bàn bạc công việc có liên quan đến đơn vị, để học tập, trao đổi
thông tin… Chính vì nhiều mục đích như vậy nên người thủ trưởng phải xem xét
tính chất công việc để đưa ra nội dung của cuộc họp, thành phần cũng như thời
gian cuộc họp.
Để các cuộc họp, hội nghị được tổ chức tốt đòi hỏi văn phòng phải xác
định rõ ràng mục đích, thành phần, thời gian, chương trình nghị sự, tài liệu cho
cuộc họp, chuẩn bị cơ sở vật chất cho cuộc họp.
1.4.5 Nghiệp vụ văn thư – lưu trữ.
Đối với hoạt động văn phòng thì công tác văn thư – lưu trữ giữ vị trí rất
quan trọng. Làm tốt nhiệm vụ này cũng chính là việc thực hiện các hoạt
động văn phòng thông suốt và có kết quả.
1.4.5.1


Công tác văn thư
Công tác văn thư là hoạt động đảm bảo thông tin bằng văn bản phục

vụ công tác quản lý bao gồm toàn bộ các công việc về xây dựng văn bản
và tổ chức quản lý, giải quyết văn bản hình thành trong quá trình hoạt
động của cơ quan, đơn vị. Công tác văn thư bao gồm những nội dung
chính sau đây:
- Xây dựng và ban hành văn bản như: soạn thảo, đánh máy, ban hành văn
bản.
- Quản lý và giải quyết văn bản bao gồm : Quản lý và giải quyết văn bản
đến, văn bản đi.
- Quản lý và sử dụng con dấu.
1.4.5.2

Công tác lưu trũ

Lưu trữ là sự lựa chọn tài liệu, giữ lại và tổ chức khoa học những văn bản,
tài liệu có giá trị được hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan,
đơn vị để làm bằng chứng và để tra cứu thông tin khi cần thiết.
Nội dung công tác lưu trữ bao gồm:
Sinh viên: Vũ Thị Minh Lệ - QT1001P

13


- Thu thập bổ sung tài liệu vào các phông lưu trữ.
- Xác định giá trị tài liệu, phân loại, đăng ký, thống kê.
- Bảo quản tài liệu.
- Tiêu hủy tài liệu khi đến hạn.

1.4.6 Thu nhận và xử lý thông tin trong cơ quan, đơn vị.
Thông tin được coi là yếu tố vật chất quan trọng trong quản trị nói
chung và trong hoạt động văn phòng nói riêng.
Thông tin là những tin tức mới được thu nhận, cẩm thụ và được
đánh giá là có ích cho việc ra quyết định hoặc giải quyết một nhiệm vụ
nào đó.
Mục tiêu phục vụ thông tin cho hoạt động của các cơ quan, đơn vị
là đảm bảo cho hoạt động của từng cơ quan, đơn vị, từng bộ phận trong
cơ quan được cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết, từ đó tạo điều kiện
cho hoạt động của cơ quan đạt hiệu quả cao nhất.
Mục tiêu đó được thực hiện có thể dựa vào các hệ thống văn bản
quản lý, mệnh lệnh được truyền đạt từ cấp trên xuống cấp dưới.
Việc thu nhận và xử lý thông tin trong hoạt động văn phòng là
nhằm thực hiện các mục đích sau:
- Thực hiện sự thay đổi gây ảnh hưởng lên hoạt động của cơ quan, đơn vị.
- Thông tin cần thiết cho việc thực hiện các chức năng quản lý của cơ quan.
Đặc biệt thông tin cần thiết để:
+ Xây dựng và phổ biến các mục tiêu của cơ quan.
+ Lập kế hoạch, chỉ tiêu để đạt các mục tiêu đó.
+ Tổ chức các nguồn nhân lực và các nguồn khác theo cách có kết quả và
hiệu quả cao nhất.
+ Lựa chọn, đánh giá và phát triển cán bộ, công nhân viên trong cơ quan.
+ Nhà quản lý hướng dẫn, thúc đẩy và tạo môi trường mà mọi người mong
muốn đóng góp.
+ Kiểm tra việc thực hiện công việc.
Sinh viên: Vũ Thị Minh Lệ - QT1001P

14



1.4.7 Công tác hậu cần
Công tác hậu cần được hiểu là các yếu tố có liên quan đến tổ chức nơi làm
việc của cơ quan, cải thiện môi trường làm việc cho người lao động các điều
kiện vật chất như nhà cửa, vật tư, thiết bị, tài chính mà văn phòng phải cung
ứng.
Tổ chức phục vụ hậu cần trong công sở bao gồm phục vụ kĩ thuật cũng
như cung cấp thông tin, tài liệu, tư liệu và trang thiết bị phục vụ cho hoạt động
hậu cần của cán bộ, công nhân viên trong cơ quan.
Trong từng trường hợp và theo yêu cầu cụ thể mà văn phòng.

Sinh viên: Vũ Thị Minh Lệ - QT1001P

15


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ SỞ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH
HẢI PHÒNG
2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Sở Văn hóa, thể thao và du lịch
Hải Phòng.
Căn cứ vào quyết định số: 544/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành
phố Hải Phòng ngày 04/4/2008 về việc hợp nhất Sở Thể dục Thể thao, Sở Du
lịch với Sở Văn hóa Thông tin thành Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hải Phòng
- Địa chỉ:
+ Khu vực 1: Số 18 Minh Khai – Ngô Quyền - Hải Phòng
• Điện thoại: 031.3822616
• Fax: 031.3822616
+ Khu vực 2: Số 17 Lạch Tray – Ngô Quyền – Hải Phòng
• Điện thoại: 031.3847707

2.2 Cơ cấu tổ chức của Sở Văn hóa, thể thao và du lịch Hải Phòng.
2.2.1 Lãnh đạo Sở:
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có một Giám đốc và 03 Phó Giám đốc(
trước mắt thực hiện theo các Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành
phố).
Giám đốc là người đứng đầu Sở, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban
nhân dân thành phố và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Sở.
Giám đốc Sở do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định bổ
nhiệm, miễn nhiệm theo tiêu chuẩn, chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ trưởng Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định và theo các quy định về quản lý công tác
cán bộ.
- Phó giám đốc Sở là người giúp Giám đốc Sở phụ trách một hoặc một số
lĩnh vực công tác do Giám đốc Sở phân công và chịu trách nhiệm trước
Sinh viên: Vũ Thị Minh Lệ - QT1001P

16


Giám đốc Sở, trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Khi Giám
đốc Sở vắng mạt một Phó Giám đốc được Giám đốc Sở ủy quyền điều
hành các hoạt động của Sở.
- Phó Giám đốc Sở do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định bổ
nhiệm, miễn nhiệm theo tieu chuẩn, chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ trưởng
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định, theo đề nghị của Giám đốc Sở
và các quy định về quản lý công tác cán bộ.
2.2.2 Các tổ chức chuyên môn, nghiệp vụ trực thuộc Sở gồm:
- Văn phòng
- Thanh tra
- Phòng Kế hoạch – Tài chính
- Phòng Tổ chức cán bộ

- Phòng Nghiệp vụ văn hóa
- Phòng Xây dựng nếp sông văn hóa và Gia đình
- Phòng Thể dục thể thao quần chúng
- Phòng Thể thao thành tích cao
- Phòng Nghiệp vụ Du lịch
- Phòng Quy hoạch, phát triển tài nguyên du lịch
2.2.3. Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở:
- Bảo tàng thành phố Hải Phòng
- Thư viện Khoa học Tổng hợp thành phố
- Trung tâm văn hóa thành phố
- Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng thành phố
- Trung tâm Triển lãm và Mỹ thuật thành phố
- Trung tâm Tổ chức Biểu diễn nghệ thuật thành phố
- Trung tâm Thông tin Cổ động thành phố
- Trung tâm thông tin xúc tiến Du lịch
+ 05 Đoàn nghệ thuật gồm:
- Đoàn chèo Hải Phòng
Sinh viên: Vũ Thị Minh Lệ - QT1001P

17


- Đoàn cải lương Hải Phòng
- Đoàn nghệ thuật múa rối Hải Phòng
- Đoàn ca múa Hải Phòng
- Đoàn Kịch nói Hải Phòng
Các đoàn nghệ thuật nói trên sẽ sắp xếp lại theo Đề án xã hội hóa được Ủy
ban nhân dân thành phô phê duyệt.
- Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Hải Phòng
- Trung


tâm

công trình thể
- Trng

tâm Đào

Quản lý



khai

thác

các

dục thể thao
tạo

vận động

thể

dục

thể

trình


Văn

hóa

viên

thao
- Trung tâm

bóng đá

- Ban quản



dự

án



dự

các

công

thông tin
- Ban


quản

án

khu

vực

các

công trình

thể dục thể thao và du lịch
Các Ban quản lý dự án tiếp tục thực hiện sắp xếp lại theo Đề án được Ủy ban
nhân dân thành phố phê duyệt.
2.3 Vị trí và chức năng của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hải Phòng
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân
dân thành phố có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố
thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: văn hóa, gia đình, thể dục thể thao,
du lịch và quảng cáo( trừ quảng cáo trên báo chí, mạng thông tin máy tính và
xuất bản ấn phẩm) trên địa bàn thành phố, các dịch vụ công thuộc lĩnh vực
quản lý của Sở và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền
của Ủy ban nhân dân thành phố và theo quy định của pháp luật.
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài
khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của

Sinh viên: Vũ Thị Minh Lệ - QT1001P

18



Ủy ban nhân dân thành phố, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra,
thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
2.4. Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
1. Trình Ủy ban nhân dân thành phố:
a) Dự thảo quyết định, chỉ thị, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng
năm; đề án chương trình phát triển văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và
du lịch, chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiêm vụ cải cách
hành chính nhà nước; phân cấp quản lý và xã hội hóa trong lĩnh vực văn
hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch của thành phố.
b) Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo quy định cụ thể tiêu chuẩn chức
danh đói vơi Trưởng, Phó các tổ chức, đơn vị trực thuộc Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch; Trưởng, Phó Phòng Văn hóa và Thông tin thuộc Ủy ban
nhân dân cấp huyện.
2. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố:
a) Dự thảo quyết định, chỉ thị thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ
tịch Ủy ban nhân dân thành phố về văn hóa, gia đình, thể dục, thể
thao và du lịch;
b) Dự tahỏ quyết định thành lập, sát nhập, giải thể các đơn vị thuộc sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các Hội đồng chuyên nghành về
văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch theo quy định của
pháp luật;
3. Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật,
chính sách, quy hoạch, kế hoạch, đè án, dự án, chương trình sau khi được
phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về các lĩnh
vực thuộc phạm vi quản lý của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
4. Về di sản văn hóa:


Sinh viên: Vũ Thị Minh Lệ - QT1001P

19


a) Tổ chức thực hiện quy chế, giải pháp huy động, quản lý sử dụng
các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa tại địa
phương sau khi được phê duyệt;
b) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các dự án bảo quản, tu bổ và phục
hồi di tích thuộc địa phương quản lý sau khi được phê duyệt;
c) Tổ chức điều tra, phát hiện, thống kê, phân loại, lập hồ sơ di sản
văn hóa phi vật thể thuộc địa bàn thành phố;
d) Hướng dẫn thủ tục và cấp giấy phép nghiên cứu, sưu tầm di sản văn
hóa phi vật thể trên địa bàn thành phố cho tổ chức, cá nhân nước
ngoài và người Việt Nam định cư tại nước ngoài;
e) Tổ chức thực hiện kiểm kê, phân loại, lập hồ sơ xếp hạng di tích
lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh thuộc địa bàn thành phố;
f) Tham gia thẩm định dự án cải tạo, xây dựng các công trình nằm
ngoài khu vực bản vệ di tích cấp thành phố có khả năng ảnh hưởng
đến cảnh quan, môi trường của di tích;
g) Tổ chức việc thu nhận, bảo quản các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia
do tổ chức, cá nhân giao nộp và thu giữ ở địa phương theo quy định
của pháp luật;
h) Đăng ký và tổ chức quản lý di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trong
phạm vi thành phố; cấp giấy phép làm bản sao di vật, cổ vật, bảo
vật quốc gia thuộc bảo tàng cấp thành phố và sở hữu tư nhân;
i) Quản lý, hướng dẫn tổ chức hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị văn
hóa, lễ hội truyền thống, tín ngưỡng gắn với di tích, nhân vật lịch
sử tại địa phương.
5. Về nghệ thuật biểu diễn:

a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện phương án sắp xếp tổ chức các đơn
vị nghệ thuật biểu diễn thuộc phạm vi quản lý của địa phương phù
hợp quy hoạch phát triển nghành nghệ thuật biểu diễn của Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch;
Sinh viên: Vũ Thị Minh Lệ - QT1001P

20


b) Tổ chức thực hiện quy chế tổ chức liên hoan, hội nghj, hội diễn về
nghệ thuật biểu diễn do địa phương tổ chức trên địa bàn thành phố;
c) Thẩm định, cấp phép công diễn chương trình, tiết mục, vở diễn;
chương trình biểu diễn thời trang ở trong nước và có yếu tố nước
ngoài cho các đối tượng:
- Đơn vị nghệ thuật biểu diễn chuyên nghiệp, đơn vị có chức năng tổ chức
biểu diễn nghệ thuật, biểu diễn thời trang thuộc địa phương;
- Các tổ chức kinh tế - xã hội khi tổ chức nghệ thuật chuyên nghiệp không
bán vé tại các nhà hàng, vũ trường;
- Cơ quan nhà nước , tổ chức kinh tế, chinh trị, văn hóa, xã hội không có
chức năng tổ chức biểu diễn nghệ thuật có nhu cầu tổ chức biểu diễn nghệ
thuật chuyên nghiệp có doanh thu nhằm mục đích phục vụ công tác xã
hội, từ thiện ở địa phương;
- Tổ chức kihn tế, chính trị, văn hóa, xã hội nước ngoài, tổ chức quốc tế
hoạt đọng hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam đặt trụ sở chính tại Hải
Phòng.
d) Cho phép đoàn nghệ thuật, diễn viên thuộc địa phương quản lý ra
nước ngoài biểu diễn, các đoàn nghệ thuật, diễn viên nước ngoài
đến biểu diễn nghệ thuật tại địa phương; cấp phép cho tổ chức các
cuộc thi hoa hậu tại địa phương sau khi đựoc cấp có thẩm quyền
phê duyệt;

e) Tổ chức thực hiện việc cấp thẻ hành nghề cho nghệ sĩ và diễn viên
biểu diễn chuyên nghiệp theo phân cấp của Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch;
f) Tổ chức thực hiện quy chế quản lý việc sản xuất, phát hành băng,
đĩa ca nhạc và vở diễn.
6. Về điện ảnh:
a) Tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng ngân sách nhà nước đảm bảo
kinh phí hoạt động chiếu phim tại rạp, chiếu phim lưu động phục
Sinh viên: Vũ Thị Minh Lệ - QT1001P

21


vụ nhiệm vụ chính trị, xã hội, đối ngoại, phục vụ thiếu nhi, nhân
dân vùng sâu, vùng xa, hải đảo và lực lượng vũ trang;
b) Làm nhiệm vụ thường trực Hội đồng thẩm định kịch bản văn học
đối với việc sản xuất phim đặt hàng từ ngân sách nhà nước, Hội
đồng thẩm định phim cấp thành phố theo quy định của pháp luật về
điện ảnh;
c) Cấp, thu hồi giấy phép phổ biến phim phóng sự, phim tài liệu, phim
khoa học, phim hoạt hình do cơ sở điện ảnh thuộc thành phố sản
xuất hoặc nhập khẩu;
d) Cấp, thu hồi giấy phép phổ biến phim truyện do cơ sở điện ảnh
thành phố sản xuất hoặc nhập khẩu theo quy định của pháp luật về
điện ảnh;
e) Kiểm tra việc phổ biến phim ở rạp, phim chiếu lưu động, phim phát
trên các phương tiện khác tại các điểm hoạt dộng văn hóa, vui chơi,
giải trí, công cộng;
f) Hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quy
định về kinh doanh băng, đĩa hình và các hoạt động điện ảnh khác

trên thành phố.
7. Về mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm:
a) Làm nhiệm vụ thường trực Hội đồng nghệ thuật tượng đài, tranh
hoành tráng cấp thành phố theo Quy chế xây dựng tượng đài, tranh
hoành tráng của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
b) Tổ chức thực hiện các hoạt động mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm quy
mô cấp thành phố;
c) Cấp, thu hồi, điều chỉnh giấy phép, kiểm tra và hướng dẫn hoạt
động triển lãm mỹ thuật, triển lãm ảnh, nghệ thuật sắp đặt,
trình diễn các loại hình nghệ thuật đương đại và các triển lãm
khác thuộc phạm vi quản lý của nghành văn hóa, thể thao và
du lịch; tổ chức các cuộc thi ảnh nghệ thuật, liên hoan ảnh,
Sinh viên: Vũ Thị Minh Lệ - QT1001P

22


quản lý việc sao chép các tác phẩm mỹ thuật tại địa phương
theo các Quy chế do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban
hành;
d) Thẩm định, cấp phép thể hiện phần mỹ thuật đối với các dự án xây
dựng hoặc tu bổ, tôn tạo tượng đài, tranh hoành tráng công
trình liên quan đến tôn giáo trên địa bàn thành phố theo ủy
quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố và phân cấp
của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
8. Về quyền tác giả, quyền liên quan đối với các tác phẩm văn học, nghệ
thuật:
a) Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền lợi hợp pháp của
nhà nước, tổ chức và cá nhân trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền
liên quan đối với tác phẩm văn học nghệ thuật trên địa bàn thành

phố theo quy định của pháp luật;
b) Tổ chức thực hiện và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện trên địa
bàn thành phố các quy định vè cung cấp, hợp tác đặt hàng, sử dụng
và đảm bảo quyền tác giả đối với tác phẩm, quyền liên quan đối với
cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng và chế
độ nhuận bút, thù lao cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, quyền
liên quan;
c) Thẩm định quyền tác giả,, quyền liên quan khi có tranh chấp theo
yêu cầu của tổ chức, cá nhân hoặc cơ quan nhà nước có thẩm
quyền.
9. Về thư viện:
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thôngchuyển giao các
xuất bản phẩm lưu chiểu tại Hải Phòngcho thư viện thành phố theo
quy định;

Sinh viên: Vũ Thị Minh Lệ - QT1001P

23


b) Hướng dẫn việc đăng ký hoạt động thư viện trong thành phố theo
quy định của Bộ Văn hoa, Thể thao và Du lịch; đăng ký hoạt động
đối với thư viện thành phố.
c) Hướng dẫn các thư viện trong thành phố xây dựng quy chế tổ chức
hoạt động trên cơ sở quy chê mẫu của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch.
10.Về quảng cáo:
a) Thẩm định hồ sơ cấp, sửa đổi bổ sung, thu hồi giấy phép thành lập
Văn phòng đại diện của tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh
dịch vụ quảng cáo đặt tại địa bàn thành phố trình cấp có thẩm

quyền phê duyệt;
b) Cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép quảng cáo trên bảng, biển,
pa-nô, băng-rôn, màn hình đặt nơi công cộng, vật phát quang, vật
thể trên không, dưới nước, phương tiện giao thông, vật thể di động
khác và các hình thức tương tự treo, dán, dựng ở ngoài trời hoặc tại
nơi công cộng trên địa bàn thành phố;
c) Thanh tra, kiểm tra và xử lý theo thâmử quyền các hành vi vi phạm
pháp luật về hoạt động quảng cáo trên các phương tiện quảng
cáo( trừ báo chí, mạng thông tin máy tính và xuất bản phẩm).
11.Về văn hóa quần chúng, văn hóa dân tộc và tuyên truyền cổ động:
a) Hướng dẫn hoặc tổ chức thực hiện quy hoạch thiết chế văn hóa cơ
sở địa phương sau khi được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt;
b) Hướng dẫn xây dựng quy chế quản lý tổ chức và hoạt động của các
thiết chế cơ sở trên địa bàn thành phố trên cơ sở quy chế mẫu của
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
c) Hướng dẫn tổ chức các lễ hội; thực hiện nếp sống văn minh trong
việc cưới, việc tang; xây dựng gia đình, làng, cơ quan, đơn vị văn
hóa trên địa bàn thành phố;

Sinh viên: Vũ Thị Minh Lệ - QT1001P

24


d) Chủ trì, phối hợp với các cơ sở, ban, nghành, đoàn thể chỉ đạo và
hướng dẫn phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hóa”; chịu trách nhiệm Thường trực ban chỉ đạo phong trào “Toàn
dân xây dựng đời sống văn hóa”;
e) Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện chính sách văn hóa
dân tộc, bảo tồn, phát huy, phát triển các giá trị văn hóa vật thể, phi

vật thể của cộng đồng các dân tộc cư trú trên địa bàn thành phố;
f) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động tuyên truyền
cổ động phục vụ các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và
quy hoạch hệ thống cổ động trực quan trên địa bàn thành phố;
g) Tổ chức hội thi, hội diễn nghệ thuật quần chúng, thi sáng tạo tranh
cổ động, cung cấp tài liệu tuyên truyền, tranh cổ động phục vụ
nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn thành phố;
h) Hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Quy chế quản lý karaoke, vũ
trường, Quy chế tổ chức liên hoan, hội thi, hội diễn văn nghệ quần
chúng và các họat động văn hóa khác trên địa bàn thành phố;
i) Quản lý hoạt động sáng tác và phổ biến tác phẩm văn học theo quy
định của pháp luật.
12.Về gia đình:
a) Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp
luật liên quan đến gia đình, đảm bảo quyền bình đẳng và chống bạo
lực trong gia đình;
b) Tuyên truyền, giáo dục giá trị đạo đức, lối sống, cách ứng xử trong
gia đình Việt Nam;
c) Tổ chức thu thập, xử lý thông tin về gia đình.
13.Về thể dục, thể thao cho mọi người:
a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển thể
dục, thể thao quần chúng ở thành phố sau khi được phê duyêt;

Sinh viên: Vũ Thị Minh Lệ - QT1001P

25


×