Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Phỏng vấn sâu Xã hội học Tình yêu học đường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.74 KB, 29 trang )

Lê Thu Hương – Xã hội học đại cương

Phỏng vấn sâu Xã Hội Học
Chủ đề tình yêu – tình dục học đường
I.
-

Gỡ băng
Chào anh, bây giờ anh có rảnh không?
Ừm, anh có.
Anh có thể cho em phỏng vấn một chút được không?
Ừm, được.
Bọn em đang làm chủ đề về tình yêu học đường. Anh có thể giới thiệu một chút về
bản thân mình được không? Không cần nói tên đâu ạ.
Hiện tại thì anh đang học bên Đức. Trước đây cấp 3 anh có học trường Nhân

-

Chính, quận Thanh Xuân.
Anh đã trải qua bao nhiêu mối tình rồi?
Anh mới chỉ yêu đơn phương một lần thôi.
Vào năm lớp mấy ạ?
Vào năm lớp 10.
Anh có thể nói qua chuyện đấy được không?
Cái đấy nó bắt đầu từ thời cấp 2. Hồi lớp 7, anh có ngồi cạnh bạn đó. Hồi đấy thì
cũng chơi kiểu thân, cũng khá là vui. Sau đấy lớp 8 bọn anh chuyển lớp nhưng học
hai lớp cạnh nhau. Và cứ duy trì chơi với nhau như vậy. Đến khoảng đầu năm lớp
10 thì cảm giác nó mãnh liệt. Mình chuyển trường thì cảm giác nó mãnh liệt hơn.
Rất tiếc là khi mình định thổ lộ thì bạn ý lại thông báo là bạn ý đi du học. Thế là

-



đành im lặng thôi.
Thế anh có Facebook hay là số điện thoại để có thể liên lạc với bạn ý nữa không?
Có, thì hổi đấy giữ liên lạc qua Yahoo. Khi bạn ý mới sang thì bọn anh cũng liên
lạc rất là nhiều nhưng mà theo thời gian thì cứ giảm dần, giảm dần mà thôi. Phải

-

-

đến tầm lớp 11 thì anh mới không còn day dứt nhiều như cái thời trước nữa.
Anh đã bao giờ có ý định thổ lộ với bạn ý không?
Đợt đầu lớp 10 thôi, nhưng khi mà bạn ý đi du học thì anh cũng không ấy nữa.
Anh có thể nói một chút về tính cách của bạn ý được không?
Khá là hoạt bát, năng động nhưng mà cũng rất là nữ tính, không kiểu mạnh mẽ quá
hay gì cả. Cũng một phần ngây thơ nữa.
Đó là mẫu người lý tưởng của anh?
1


Lê Thu Hương – Xã hội học đại cương
Cũng không hẳn là lý tưởng mà trong khoảng thời gian đó thì anh thích bạn ý thôi.
-

Anh cũng không có mẫu người lý tưởng gì cả.
Anh có đặt một hình mẫu lý tưởng cho mình không?
Nói chung là anh không đặt ra cái hình mẫu lý tưởng gì cả. Người nào với anh khi
chơi anh thấy hợp rồi cứ thân. Nó kiểu mưa dầm thấm lâu thì tự dưng mình thích

-


người đó thôi.
Sở thích của anh là gì?
Anh thích đọc sách về lịch sử, triết học, văn hóa và nói chung là thích về cái liên

-

quan đến xã hội, và công tác xã hội.
Tức là hồi lớp 10, có gì đấy khiến mình thích sự nữ tính hơn đúng không?
Có thể, thực ra là... Anh thấy anh chơi hợp với những bạn gái chơi thân với con

-

trai ý.
Những bạn gái như thế nào thì chơi thân với con trai?
Tức là kiểu không phải nữ tính quá, nó có một phần nam tính trong đó, nhưng mà

-

cũng không phải kiểu tomboy hoàn toàn. Hơi nam tính một chút thôi.
Có cá tính?
Ừm, cũng có thể gọi là cá tính.
Và thoải mái?
Ừm, thoải mái là quan trọng nhất.
Cấp hai anh học trường gì?
Cấp hai thì anh học Ams. Lên cấp 3 thì chuyển trường.
Hồi cấp hai, những bạn cùng lớp anh có tính cách như thế nào?
Thì đa phần người trong Ams thì khá năng động, hướng ngoại nhiều.
Về vấn đề tình yêu thì sao?
Tình yêu? Theo em thì muốn hỏi về vấn đề như thế nào?

Trong lớp anh có nhiều bạn thổ lộ tình yêu với nhau không hay là lúc đấy có
chứng kiến những đôi yêu nhau không?
Cấp hai thì cũng có rồi, yêu trong lớp cũng có, yêu ngoài lớp cũng có, cũng có

-

-

nhiều đứa có người yêu. Phải đến khoảng hơn chục đứa là ít.
Cấp hai ạ?
Ừm, việc đó là bình thường mà em. Cấp một thì mới thấy lạ chứ, cấp hai thì anh
thấy bình thường rồi.
Nhưng lúc đấy vẫn còn bé?
Bé gì nữa, bây giờ bọn trẻ con cấp một bọn nó còn yêu nhau nữa là.
Đấy là bây giờ, anh cũng 94, hồi đấy cũng phải lâu lắm rồi.
Nói chung là khoảng lớp 7 là bắt đầu yêu nhau nhiều rồi. Lớp 6 , lớp 7 thì vẫn còn
ít, lúc đấy vẫn còn bé. Nhưng mà lên lớp 8, lớp 9 thì khá nhiều cặp đôi xuất hiện.
2


Lê Thu Hương – Xã hội học đại cương
-

Mấy bạn có những hành động gì khác biệt trong lớp không ạ?
Cũng có kiểu ngồi cạnh nhau, ôm ấp nhau, hôn trong lớp cũng có.
Hôn trong lớp cũng có ạ?
Ừ. Đâu có vấn đề gì?
Thế các thầy cô có biết không ạ?
Biết chứ. Nhưng mà nói chung là các thầy cô ở trong Ams anh thấy cũng thoải mái
hơn bởi vì các thầy cô cũng chứng kiến nhiều rồi. Bọn trẻ nó phát triển ngày càng

nhanh mà. Trừ khi mà yêu nó ảnh hưởng quá nhiều đến học tập thì các cô mới nói

-

thôi chứ còn không cấm đoán gì nhiều.
Thế yêu trong Ams có ảnh hưởng đến học tập không anh?
Cái đấy thì phải phụ thuộc vào từng đôi. Có những đôi yêu nhau mà bọn nó học

-

cùng giỏi thì hỗ trợ nhau rất là nhiều, có ích.
Hôn nhau trong lớp không ngại ạ?
Ngại gì, đã bảo bọn nó hướng ngoại mà em, và rất là cá tính nên không kiểu rụt rè

-

hay gì đâu.
Nhưng mà lúc đấy mới có lứa tuổi tầm 15 đúng không anh? 14, 15 tuổi? Em thấy
vẫn còn bé?
Đấy là em cảm giác thôi. Tại vì trong cái môi trường Ams bọn nó cũng phát triển
nhanh hơn ý. Ams nó cấp 2, cấp 3 học cùng nhau nữa, nên là cái phong thái nó

-

cũng khác. Cấp 3 nhiều nên nó cảm giác chuyện đó là bình thường.
Thế giữa Ams với cả Nhân Chính, anh thấy có sự khác biệt nhiều về chuyện tình
yêu này không?
Nhiều chứ, bởi vì cái đối tượng học nó khác nhau rồi. Cái tầng lớp học cũng khác
nhau. Ở Ams thì thực sự mà nói, cái tầng lớp trung lưu khá đến thượng lưu nó
nhiều ý nên là cái cách giáo dục gia đình nó khác và cái nhận thức của nó cũng

khác. Rồi một cái cộng đồng khi mà bọn nó chơi với nhau nó cũng khác rất nhiều
khi mà anh học ở Nhân Chính. Nhân Chính thì trường nó là trường bình thường

-

thôi. Học sinh trong đấy nó ngây thơ hơn.
Môi trường Nhân Chính thì em nghĩ nó cũng khắt khe hơn nữa.
Đúng rồi, Nhân Chính về kỉ luật của nó khá là nghiêm.
Những chuyện hôn nhau như thế xảy ra không nhiều lắm.
Ừm. Nói chung là Ams có… Cái trường nào mà nó chuyên học ngoại ngữ nhiều
thì thường các trường đấy học sinh nó thoáng lắm. Vì bọn nó nhiễm luồng văn hóa
mà.
3


Lê Thu Hương – Xã hội học đại cương
-

Nói lại một chút về cái bạn anh thích. Bạn ý cũng học cùng lớp anh ở Ams đúng
không? Lúc mà anh chơi thân với bạn ý thì anh có hành động gì khá là đặc biệt
không? Ví dụ nắm tay chẳng hạn?
Ừm, không. Tại vì anh cũng nhát. Anh chỉ kiểu chơi thân bình thường thôi. Không

-

-

-

tiến xa hơn.

Chơi thân bình thường là như thế nào ạ?
Tức là đi chơi cùng nhau rồi cùng nói chuyện các thứ với nhau. Thoải mái, ví dụ
như đèo bạn ý đi đâu khi bạn ý cần chẳng hạn.
Bạn thân đúng nghĩa nhưng vẫn có quan niệm tình yêu?
Đấy là anh đơn phương thôi.
Bạn ý có biết không?
Có lẽ về sau khi mà bạn ý sang kia thì có.
Thì bạn ấy nói gì với anh?
Cũng không nói gì cả. Vì cách xa nhau rồi mà nên là kiểu nó cũng ngắt quãng ý.
Dần dần thì cũng tự phai nhạt thôi.
Lúc đấy anh và bạn ý thường xuyên trên lớp, ngoài ra còn đi chơi với nhau nữa.
Thực ra cũng không hẳn là đi chơi nhiều mà đa phần gặp nhau trên lớp nói chuyện
thôi. Vì hồi đấy anh cũng không hay đi chơi bên ngoài. Đến lớp gặp nhau thì nói
thôi. Mối quan hệ nó cứ bồi đắp dần theo thời gian ý. Tại vì từ thời lớp 7 cho đến

-

lớp 10 mà. Cứ đắp dần, đắp dần thôi.
Về nhà anh có liên lạc lại với bạn ý không? Hồi đấy cũng chưa có mạng xã hội
nhiều như bây giờ đúng không ạ?
Ừm, nói chung là ít lắm. Đa phần là trên lớp tại anh cũng không có thói quen là

-

phải gọi điện thoại cho bạn bè.
Khi bạn ấy tiếp xúc với những người con trai khác thì anh cảm thấy thế nào?
Nói chung là không để ý nhiều lắm.
Không cảm thấy ghen hay gì ạ?
Tại vì bạn ấy cũng không thể hiện thái quá với những người khác. Bạn ấy cũng có
cái gì đó nữ tính mà nên là không thoải mái, không kiểu thoáng như là một số bạn


-

gái ở Ams khác. Khá là biết giữ khoảng cách nên là anh thấy cũng bình thường.
Thế những đôi ở Ams yêu nhau mà anh biết, ngoài những vấn đề ôm hôn trong lớp
ra thì anh còn biết về những cái vấn đề gì nó nhạy cảm hơn thế không?
Nhiều chứ. Ams thì có đống chuyện đồn, Ams cấp 3. Hồi cấp 2, bọn anh có nghe
chuyện mấy anh chị cấp 3 ý thì cũng nhiều. Thời đấy, ở Ams có nhà bóng rổ cũ,
khu đấy nó bị nứt và không an toàn nữa nên là trường đóng cửa, khóa cửa vào,
4


Lê Thu Hương – Xã hội học đại cương
không cho ai vào đấy nữa. Thì rất nhiều chuyện đồn là các đôi vào đó và “abc”
-

trong đó.
Nếu mà tin đồn như thế thì chắc là giáo viên cũng phải biết đúng không ạ?
Cái đấy anh cũng không rõ được, thời đấy anh cũng không thấy giáo viên như nào,
không biết quyền lực các cô ý như nào. Nhưng mà làm sao mà cấm được. Nó

-

không ấy trong trường thì bọn nó có thể ra ngoài trường. Cũng vậy thôi.
Thế anh nghĩ sao về chuyện đấy? Anh ủng hộ hay là không ạ?
Không ủng hộ và cũng không thấy phản cảm cho lắm. Bởi vì đã bảo cái môi
trường ở Ams nó khá thoáng mà, nên bọn anh tiếp nhận cái vấn đề mới nó rất là
bình thường. Thậm chí anh nghe cái từ “nhà nghỉ” nó còn phản cảm hơn là khi anh
thấy bọn nó vào nó làm. Bởi vì cái hình tượng “nhà nghỉ” nó bị bôi xấu đi rồi nên
là mình nghe cái đấy mình cảm giác tiêu cực hơn. Còn việc quan hệ trước khi mà


-

cưới thì thực sư là anh khá thoáng về vấn đề đó, không có gì cả.
Tức là anh có thể tiếp nhận được?
Ừm.
Ví dụ mà bạn gái anh sau này mà anh cũng biết là quan hệ trước khi cưới như thế
thì anh chấp nhận bình thường?
Ừ, mà nói thực ý rất nhiều bạn con trai không muốn làm người đầu tiên của bạn

-

gái đâu.
Tại sao ạ?
Tại vì… Em cũng không thể nào chắc chắn là cái người đó sẽ là người mà em sẽ
cưới đúng không? Tình yêu không thể báo trước được. Và khi mà em lấy đi lần
đầu của người con gái thì cái trách nhiệm nó khá là nặng nề. Xong về sau, mình lại
không đến với người ta nữa thì tự dung thấy cái gì đó tội lỗi. Kiểu như vậy, nên là

-

-

-

thực ra bây giờ người ta tránh cái vấn đề đó cho tâm lý nó nhẹ nhàng.
Nhưng mà giả dụ đấy là người anh yêu để cưới, thì anh có đồng ý cái chuyện
người ta đã quan hệ trước rồi không?
Anh thấy rất là bình thường luôn. Chả có vấn đề gì cả.
Nếu là vợ anh sau này?

Ừ, có vấn đề gì đâu. Cuộc sống của ai, người ta cũng có quá khứ riêng của người
ta. Nó cũng chả phải là cái gì nó ấy cả.
Nhưng mà về quan điểm của bố mẹ anh thì sao? Bố mẹ anh có thoáng trong
chuyện này không?
5


Lê Thu Hương – Xã hội học đại cương
Cái này anh không rõ, anh cũng không nói chuyện với bố mẹ anh về vấn đề đấy
-

bao giờ cả.
À, không, tức là khi mà anh đi học thì bố mẹ anh có cấm chuyện yêu đương hay là
gì không? Tức là bố mẹ anh tính cách có nghiêm khắc không?
Nghiêm khắc chủ yếu là trong vấn đề là bắt anh học thôi. Còn những vấn đề khác

-

thì không kiểm soát anh nhiều.
Nên là những cái chuyện như thế này là anh hoàn toàn tự tìm hiểu?
Ừm. Với cả trong thời anh đi học thì tính cách anh cũng trầm. Nên là cũng không
giao tiếp quá nhiều hay cũng không nhiều chuyện tình cảm lắm. Nên là bố mẹ

-

cũng không quan tâm.
Về chuyện trên mức tình cảm, anh cũng là con trai, anh có quan niệm thế nào về
chuyện xem phim hay là biết đến những vấn đề nhạy cảm hơn chuyện tình cảm,

-


tình yêu?
Tức là sao? Anh vẫn chưa hiểu câu hỏi?
À, trên mức tức là về vấn đề tình dục ý.
Ừm, tức là xem phim cấp 3 các thứ chứ gì?
Vâng, 18+.
Nếu là con trai thì rất là bình thường thôi, bọn anh xem từ rất sớm mà.
Sớm là khi nào ạ?
Thường từ đầu cấp 2 là bắt đầu rục rịch rồi.
Lúc đấy mọi người đã biết rồi ạ?
Nó... Thì cái thời đấy là bắt đầu tiếp xúc với Internet đúng không? Thì khi mà tiếp
xúc với Internet thì em sẽ biết thôi. Không thể nói rõ là biết thế nào được bởi vì

-

tùy hoàn cảnh mỗi người.
Cấp 2 của em vẫn còn trong sáng lắm. 
Không nhưng mà con gái thì sẽ chậm hơn. Con gái thường cuối cấp 2 hoặc cấp 3,
thậm chí là khi lên đại học cũng có. Thường con gái ngại những vấn đề đó hơn.
Con trai đa phần là cấp 2. Nó còn phụ thuộc vào cái việc là tiếp xúc với Internet

-

bao giờ.
Thế ở Ams, con gái có biết về cái chuyện này không?
Chắc chắn là biết chứ. Bạn anh nó học chuyên Văn Ams, nó cũng kể, có những lúc
nó với cả bọn con gái cùng nói chuyện với nhau là bọn mày xem cảm giác như thế

-


nào chẳng hạn. Rất là bình thường, không có gì quá kì lạ cả.
Hồi đấy anh biết đến anh có xem nhiều không?

6


Lê Thu Hương – Xã hội học đại cương
Thời mới thì anh không tiếp xúc với Internet nhiều, thỉnh thoảng mới được tiếp
-

-

xúc nên là cũng không nhiều, bình thường.
Lúc anh xem anh có cảm giác gì?
Thấy kích thích, tò mò, còn nhiều lúc thấy hơi ghê nữa. Hồi đầu xem bao giờ cũng
thế.
Ghê nhưng vẫn xem, vẫn muốn xem?
Ừm. Nó là tò mò mà.
Thế có khi nào mà anh gặp một bạn gái xong anh có những tưởng tượng như thế
không?
Tưởng tượng? Lúc ngồi một mình, không có việc gì làm, nghĩ lung tung thì cũng

-

có thể.
Nghĩ lung tung ra vấn đề đấy ạ?
Ừm. Bình thường mà.
Thế về quan niệm tình yêu của anh như thế nào? Tức là đối với bạn gái mình thì
anh nghĩ sao về chuyện đấy? Nếu bạn gái ấy không phải là người kết hôn với anh
sau này, chỉ mới gọi là yêu thì anh có nghĩ mình sẽ làm việc đấy không?

Có tại vì... Nói chung là anh sang bên này rồi thì cái tư tưởng tình yêu bên này nó

-

lại càng thoáng nữa. Bên này mà yêu nhau không làm là hơi có vấn đề.
Tức là nhu cầu sinh lý bình thường của con người ạ?
Ừ, nhu cầu sinh lý với thứ hai là, bên này bọn anh mà yêu nhau thì thường chuyển
ra ở chung luôn, chứ không có như ở nhà. Tại vì bọn anh bên này thuê nhà hết mà.
Có ở chung thì vừa tiết kiệm tiền, vừa ở cùng nhau cũng vui. Mọi người đều ở

-

-

-

chung hết. Mà đã ở chung rồi thì tất nhiên sẽ có chuyện xảy ra thôi.
Anh biết từ hồi cấp 2, thế bạn thân của anh – người anh thích có biết về chuyện
này không?
Biết về chuyện này là chuyện như thế nào?
Tức là biết về những cái chuyện đấy?
Ờ, anh cảm giác là có nhưng bạn ý không thích nói về những vấn đề này lắm.
Tức là bạn ý cũng khá ngại khi nói và cũng không muốn mọi người nói về những
vấn đề này lắm đúng không ạ?
Ừ.
Còn con trai thì...
Con trai thì tất nhiên thoải mái rồi.
Con trai gặp mặt nhau nói chuyện này là bình thường ạ?
Ừ.
Những câu chuyện của con trai sẽ xoay quanh những vấn đề gì?

7


Lê Thu Hương – Xã hội học đại cương
Nó cũng tùy lứa tuổi và cũng tùy nhóm bạn. Thời cấp 2 thì về game, về chuyện
-

trong lớp, về chuyện xem, về chuyện học tập. Mấy cái đấy đá đi đá lại thôi.
Còn lên cấp 3 ạ?
Lên cấp 3 thì lớp anh nó... cái môi trường nó khác rồi. Thì đáng lẽ ra nó phải phát
triển hơn thì bây giờ cái bọn lớp anh nó mới phát triển bằng cái bọn cấp 2 anh học

-

-

Ams. Các câu chuyện nó vẫn chỉ xoay quanh những vấn đề đó.
Lúc đấy coi như là lên cấp 3 thì mới biết về những cái chuyện đấy?
Ừm, tại vì bọn nó tiếp xúc với Internet chậm hơn so với bọn cấp 2 ở Ams. Ở Ams
thì như anh bảo ý, cấp 2 cấp 3 học chung mà nên là cái đấy nó biết nhiều hơn.
Thế tức là anh nghĩ rằng Internet hoàn toàn ảnh hưởng đến những chuyện như thế
đúng không ạ? Internet mang đến cho người ta biết sớm hơn những cái chuyện
đáng ra gọi là 18+. Em nghĩ nếu là 18+ thì phải đến trên 18 tuổi mình mới nên
biết đến.
Em nghĩ thế thì quá là sai lầm, Nếu thế thì bọn giáo dục của Châu Âu nó sai lầm
hết à? Bởi vì trong Châu Âu, cấp 1 bọn nó đã nói về vấn đề tình dục rồi mà. Nó đã
phổ cập hết rồi. Em phải biết trước khi mà em được quyền làm. Tức là sau 18 tuổi
em được phép làm thì em phải biết trước khi em 18 tuổi chứ không phải sau khi 18

-


tuổi em mới nên biết.
Nhưng văn hóa phương Đông với phương Tây nó khác nhau. Em nghĩ phương
Đông nó cổ hủ hơn rất nhiều. Và những chuyện như này khá là tế nhị.
Không phải đâu, lấy ví dụ như Nhật chẳng hạn. Nhật là nước rất thoáng trong vấn
đề này. Cũng không hẳn là vấn đề phương Đông, phương Tây mà do mình còn e
dè trong cái việc nói về vấn đề đấy thôi. Tức là mình hay nói tránh đi, nói ẩn ý chứ
không hẳn là không biết. Kể cả Trung Quốc, Trung Quốc thời xưa mang tiếng là
“nam nữ thụ thụ bất thân” mà thực ra nó có rất nhiều những cái tác phẩm nói về
tình dục, thậm chí còn lưu truyền đến bây giờ. Người ta sẽ nói một cách che lấp nó

-

đi nhưng mọi người vẫn biết thôi.
Em nghĩ cũng do môi trường của anh nữa nên anh biết sớm hơn. Chuyện này đến
năm nhất Đại học em mới bắt đầu biết một chút và cũng khá là nhạy cảm trong
vấn đề này.
Nó do tính cách của em nữa. Tại em cứ thấy vấn đề này nó ngại thì em thường sẽ
tránh xa khi mà em tiếp xúc với nó nên em sẽ càng biết muộn hơn.
8


Lê Thu Hương – Xã hội học đại cương
-

-

-

Tính cách anh cũng khá là trầm mà?

Anh trầm thôi, chứ đâu phải anh ngại vấn đề này đâu.
Có khi những người trầm mới là những người nguy hiểm.
Trong lớp những đứa ít nói mới là những đứa biết nhiều.
Bạn anh có biết là anh biết cái này sớm không?
Anh nói ra thì bọn nó mới biết.
Lúc đầu, mọi người cũng không biết là anh đã biết về vấn đề này rồi ạ?
Anh luôn thể hiện ra anh rất là ngoan ngoãn trong lớp mà. Thì bọn nó nghĩ anh
cũng không biết cái này.
Lúc bạn anh biết, bạn anh có ngạc nhiên không?
Có, nhiều đứa ngạc nhiên. Kể cả bây giờ khi mà anh nói ra nhiều đứa cũng ngạc
nhiên.
Lúc anh biết là từ lúc anh học lớp mấy?
Anh thì sớm hơn, anh từ lớp 5.
Lớp 5 anh đã biết?
Không phải biết, mà từ lớp 5 anh đã tò mò thôi.
Có một cái gì đấy thôi thúc sự tò mò của anh chứ?
Bản năng đó.
Ví dụ trong cái trường hợp như nào ạ?
Tự dưng thấy tò mò thôi. Tò mò về khác phái.
Thế anh đã tìm hiểu như thế nào?
Anh lên Google tra. Thì tìm cũng chỉ Google thôi mà.
Lúc đấy anh có thấy mình nhận biết quá sớm so với mọi người cùng lớp không?
Anh không để ý, thời đấy bé mà. Anh không để ý xung quanh nhiều.
Anh tự mình tìm hiểu?
Ừ, tại vì thời đấy bọn nó cấp 1 thì không ai đề cập vấn đề đấy cả nên chả biết bọn

-

cùng lớp nó có biết hay không.
Anh có kể chuyện anh tìm hiểu này với ai không?

Tất nhiên là không rồi. Anh tỏ vẻ bên ngoài vẫn luôn là ngoan ngoãn mà. Đến khi

-

nào anh chủ động nói ra thì bọn nó mới biết là anh biết về vấn đề này.
Hơi nguy hiểm?
Có gì là nguy hiểm nhỉ. Biết càng nhiều càng tốt còn hơn là không biết gì em ạ.

-

-

Không biết gì mới càng dễ bị nguy hiểm.
Em nghĩ là chưa đến tuổi để biết, người ta biết cũng không phải là xem mà người
ta biết những biện pháp an toàn để phòng tránh thôi.
Con trai biết mà không được xem là có vấn đề đấy em ạ.
Có phải con trai nào cũng như thế đâu ạ?
Đa phần, hiếm người không ấy lắm. Em chơi với con trai thì em sẽ hiểu.

9


Lê Thu Hương – Xã hội học đại cương
Nó là cái nhu cầu sinh lý thôi tại vì... Em có biết cái công thức tính nhu cầu của
con trai không? Ví dụ như trong độ tuổi 20 thì lấy 2x9 ra 18 tức là sẽ phải làm 8
lần/ tuần. Lên 30 lấy 3x9 ra 27 tức là 7 lần/ 2 tuần. Cứ thế nhân lên, đấy là nhu cầu
-

của con trai.
Là làm quan hệ?...

Ừ, tức là trong độ tuổi 20 là cái nhu cầu rất là cao.
Nhưng mà con trai Việt Nam thì cái đấy có đúng không?
Đấy là người ta kiềm chế thôi. Hoặc là người ta phải tự, không phải là cứ phải làm
với bạn kia. Nhưng mà cái nhu cầu là lớn nhất. Cái đấy nó không hoàn toàn là

-

-

-

-

chính xác nhưng mà nó thể hiện cái nhu cầu của từng giai đoạn, lứa tuổi.
Con trai lúc 15 tuổi tính như nào anh?
Nó không tính cho giai đoạn đấy, nó chỉ tính từ giai đoạn trên 20 thôi. Nhưng mà
cái giai đoạn trước đấy thì nó hơi na ná.
Đến bây giờ anh đã từng làm việc đấy chưa?
Anh rồi.
Anh rồi nhưng không phải với bạn gái anh?
Ừm.
Vậy đối tượng là ai?
Em có biết cái “Friend with benefit” không? Anh chơi thân với một em, và anh ấy
thôi, nó cũng không phải là người yêu.
Hoàn toàn là bạn bè?
Ừm.
Lúc đấy bạn ý bao nhiêu tuổi và anh bao nhiêu tuổi?
Em ý kém anh 1 tuổi. Cách đây tầm năm rưỡi.
Lúc đấy hai người đều vì nhu cầu sinh lý cơ bản?
Ừm.

Sau đấy hai người vẫn là bạn bình thường ạ?
Ừ, vẫn là bạn bình thường thôi. Nên là bình thường với nhau mà. Em ý vẫn có
người yêu bình thường mà.
Không ngại ngần gì ạ?
Thì... nói chung là tính của nó thì cũng thoáng thật, không nhiều người như con bé
đấy. Vẫn có trường hợp như vậy, nhưng sang bên này anh thấy khá nhiều. Bạn anh

-

nó kể nó có tình một đêm cũng có, đấy là với người nước ngoài.
Lúc đấy ai là người chủ động đề cập đến việc đấy ạ?
Em kia.
Em kia nói?
Không phải nói mà kiểu hành động.
10


Lê Thu Hương – Xã hội học đại cương
-

-

-

-

Và anh cũng đồng ý?
Thì con trai mà.
Đấy là lần đầu?
Ừm, lần đầu của anh còn em kia thì em kể em ý làm từ hồi lớp 12.

Làm từ hồi lớp 12 ạ? Lúc đấy chị ý có sử dụng những biện pháp an toàn không ạ?
Và làm với người yêu hay là cũng như anh?
Có chứ. Có lúc người yêu không sử dụng.
Không sử dụng ạ?
Ừ, nhưng mà không sử dụng người ta vẫn có cách tránh mà.
Như nào ạ? Uống thuốc tránh thai ạ?
Uống thuốc chẳng hạn hay là khi mà em làm ý, thì không xuất vào bên trong thì
cũng không sao cả.
Hồi lớp 12 là chị ý học trường nào ạ?
Anh không nhớ lắm.
Nhưng mà cũng xa gia đình?
Ừ, con bé đấy thì chả hiểu sao đến năm lớp 11 nó thuê riêng dù nhà ở Hà Nội. Nó
tự thuê riêng trọ.
Bố mẹ cũng đồng ý ạ?
Ừm.
Em thấy thường phụ huynh nếu là đã có nhà ở Hà Nội thì thường rất ít cho con
mình thuê ngoài, lại là con gái nữa. Bố mẹ chị ý cũng thoáng?
Mỗi nhà một cảnh mà em. Có rất nhiều những trường hợp đặc biệt mình không

-

-

biết thôi.
Anh có biết tại sao bố mẹ chị ý lại đồng ý không?
Thấy bảo đợt đấy cãi nhau với bố, xong rồi tức quá ra ở riêng. Mẹ thì cho tiền để
ra ngoài thuê.
Cũng là có lý do là cãi nhau với bố?
Ừ.
Có xung đột gia đình thì mới ra ở riêng?

Ừ.
Từ lớp 11 đã ra ở riêng và lớp 12 thì có chuyện đấy xảy ra ạ?
Ừ.
Bạn làm là người yêu ạ? Bây giờ hai bạn còn gắn bó với nhau không?
Ừm, con bé đấy thì nó chuyển người yêu hơi nhiều.
Thế có làm việc đấy hơi nhiều không?
Ừ, nhu cầu của nó cũng hơi cao. Nó cũng thoáng trong cái việc đó.
Anh còn biết ai như chị ý nữa không?
Tại vì chưa tiếp xúc sâu. Nhưng anh nghĩ là có nhiều. Cảm giác là những người
như vậy không phải hiếm lắm đâu.
11


Lê Thu Hương – Xã hội học đại cương
-

Theo suy nghĩ của anh thì anh có nghĩ đấy là hơi sớm không?
Không, anh thấy bình thường. Hồi cấp 2 anh đã thấy bọn cấp 3 làm với nhau rồi
cũng đâu có vấn đề gì. Khi sang bên này nữa, khi sang bên này thì cảm thấy nó
khá là bình thường tại vì bọn học sinh bên này cấp 2 cấp 3 đã làm hết rồi. Bên này
cái ở chung là cái bình thường nữa. Yêu nhau mà không ở chung với nhau gọi là

-

-

kì lạ hơn,
Lúc anh biết chuyện đấy là anh học cấp 1, nhà anh có máy tính, có mạng rồi ạ?
Ừm, cũng khá sớm.
Bố mẹ anh có kiểm soát được anh xem không?

Thì hồi đấy bố mẹ cũng không nghĩ mình đã biết nên là cũng không kiểm soát.
Còn về sau lớn rồi thì kệ, sao mà cấm được nữa.
Bố mẹ anh có nói gì về chuyện này không? Tức là có giáo dục anh từ nhỏ không?
Không, tất cả là anh tự tìm hiểu.
Thế anh nghĩ anh có giáo dục con mình từ bé không? Hay là cũng để cho tự tìm
hiểu hết?
Anh cũng chưa nghĩ đến vấn đề đó. Cũng nên nói cho nó biết, không nên để nó

-

biết quá muộn.
Có nên để nó biết sớm như anh không?
Anh nghĩ là không vấn đề gì cả. Vì như ở bên này thì họ giáo dục từ cấp 1 cũng có

-

ảnh hưởng đến bọn nó đâu.
Không ảnh hưởng?
Tức là bọn nó ra đời vấn là người bình thường mà, chẳng có gì cả. Chẳng qua bọn

-

nó có thể làm sớm hơn thôi. Nhưng mà bọn nó làm an toàn hơn.
Ở trên mạng, bây giờ có câu chuyện là 2 đứa bé 1 trai, 1 gái rủ nhau về nhà sau
khi thấy cô giáo dạy xong cái bài học giới tính. Chúng nó về nhà và thử xem thử
và chúng nó làm theo video ý và phát hiện ra là bé gái có thai.
Thì đấy là do cách giáo dục của mình vẫn chưa hoàn thiện thôi. Để làm cho bọn

-


nó càng tò mò hơn.
Nhưng biết quá sớm cũng có một chút tác hại?
Một chút tác hại nhưng so với lợi ích lâu dài thì nó không là gì cả em ạ. Nó cũng
có một vài trường hợp như vậy nhưng do cái việc là về sau nhiều đứa không biết
nó làm nó có thai thì vẫn là hơn. Tức là xét trong cả một cái vĩ mô thì nó vẫn tốt

-

hơn.
Biết sớm hơn sẽ tò mò hơn và muốn làm hơn?
Nhưng mà nó sẽ an toàn hơn. Hiện tại mình cũng chưa chú trọng tới vấn đề đó.
12


Lê Thu Hương – Xã hội học đại cương
-

Em nghĩ cũng một phần anh cũng biết kiểm chế. Xem nhưng cũng không nghĩ đến
việc muốn áp dụng?
Không, xem thì xem thế thôi nhưng để mà bảo làm thì có phải đứa nào cũng sẽ suy
nghĩ mình làm luôn đâu? Trong vạn người nó cũng có một nhưng mà cái con số
đấy nó không là gì so với cả xã hội cả. Báo chí cứ bới móc nó lên thôi nhưng mà
cái hiệu quả mà nó sẽ mang lại thì anh nghĩ nó cũng sẽ không có vấn đề gì cả. Nếu
là anh là một người lãnh đạo và anh quyết định một việc như thế thì anh vẫn nghĩ
là nên phổ cập sớm tại vì ích lợi nó mang lại sẽ nhiều hơn cái tác hại. Nó thay đổi

-

cái quan niệm xưa cứng của người Việt.
Ích lợi của nó sẽ là như thế nào ạ?

Đầu tiên là cái vấn đề an toàn nhớ. Mình nói đến vấn đề tình dục mình phải đề cập
đến vấn đề an toàn trước rồi. Kể cả bọn nó làm sớm thì bọn nó phải hiểu cái vấn
đề an toàn này. Thứ 2 là nam nữ cũng ngang bằng hơn, không kiểu trọng nam

-

khinh nữ nữa. Cái việc phổ cập đấy cảm giác nam nữ bình đẳng hơn.
Nam nữ bình đẳng liên quan đến việc này?
Tức là theo quan niệm châu Á thì vấn đề này nó rất là tế nhị và con gái thường
không để ý vấn đề đó. Nên là khi mà biết sớm hơn thì sẽ phá bỏ cái quan niệm xưa
cũ ấy đi. Con trai, con gái đều nên biết sớm, đều nên hiểu về tình dục. Con gái

-

cũng phải hiểu về tình dục an toàn.
Như em nói, khi mà biết sớm cũng có những tác hại. Khi mà 2 đứa chủ động cùng
làm khi không có sự ngăn cản?
Bây giờ em nhìn xã hội Nhật đi. Xã hội Nhật rất thoáng về vấn đề tình dục đúng

-

-

không? Nhưng tại sao dân số của họ lại là dân số giả?
Bởi vì không ai muốn lấy vợ hay lấy chồng cả.
Vấn đề đó là một phần nhưng tại sao người ta làm rất nhiều nhưng tại sao lại
không có những đứa trẻ sinh ra?
Theo em nghĩ người Nhật áp lực công việc của họ quá lớn khiến họ không muốn
lập gia đình.
Thế bọn trẻ thì sao? Bọn trẻ cấp 2, cấp 3 bọn nó cũng làm rất nhiều tại Nhật biết

rất là sớm. Cái đấy thành cái văn hóa của Nhật luôn. Nhưng tại sao lại ít trường

-

hợp có thai ngoài ý muốn?
Bởi vì cũng là phải biết cách an toàn nữa.
13


Lê Thu Hương – Xã hội học đại cương
Thì đó, bọn nó giáo dục từ rất sớm. Và thậm chí là cả xã hội nói về vấn đề đó. Tự
dưng bọn trẻ nó biết. Mặc dù bọn nó làm rồi nhưng mà vẫn phải có an toàn. Rất ít
vấn đề xảy ra việc có thai ngoài ý muốn, mặc dù bọn nó làm cực nhiều luôn. Nhật
cực thoáng về vấn đề đó. Em phải nhìn từ các xã hội khác để em đánh giá xem
chính sách đấy có phù hợp không? Chứ mình ngồi cứ nghĩ nó thế này, thế kia thì
-

rất là khó nói.
Nhưng mà đúng là xã hội Việt Nam thì không ủng hộ chuyện này cho lắm.
Ừ, chính cái xã hội không ủng hộ nên mới càng nhiều đứa không biết, càí hiện
tượng phá thai các thứ mới nhiều. Bọn nó không biết bọn nó làm thì mới thành ra
chuyện. Nó có dạy hay không thì đến cái lứa tuổi đấy em sẽ tự dưng tò mò và em
tự dưng muốn làm thôi. Nó không thể nào ngăn cấm được. Nên thà “vẽ đường cho
hươu chạy” còn hơn là “để hươu chạy loạn” vì như thế. Ít nhất thì em sẽ kiểm soát
được cái số lượng có thai ngoài ý muốn hơn khi mà em giáo dục trước so với việc

-

-


là em cứ để thả không giáo dục hoặc là giáo dục ít và muộn.
Theo anh thì độ tuổi nào giáo dục là hợp lý nhất?
Cái đấy thì phải phụ thuộc vào các nghiên cứu chứ còn anh không thể nói kiểu chủ
quan được.
Không, Nhưng theo suy nghĩ của anh? Cái nhu cầu cơ bản là anh biết từ hồi lớp
5. Thế anh có thấy đấy là độ tuổi nên giáo dục để mọi người biết rồi không? Bởi
vì có khi là nhu cầu bắt đầu phát triển từ lúc đấy, theo bản năng.
Anh cảm giác thì anh hơi sớm. Đa phần anh thấy các bạn anh sẽ là đầu cấp 2 bắt
đầu mới tìm hiểu. Con trai anh nghĩ là nên đầu cấp 2 là ok rồi. Con gái thì không
biết là có nên cùng luôn hay không. Bởi vì con gái nó vẫn hơi tỏ ra ngại ngùng với

-

việc đó nên là có giáo dục thì bọn nó cũng không chịu học.
Phải có cái gì tác động anh anh mới tò mò như thế chứ?
Rất nhiều chứ. Trong xã hội này, em đi ngoài đường, em xem phim, có những
hình ảnh nó kích thích một chút thì tự dưng em thấy tò mò, em muốn tìm hiểu hơn

-

thôi.
Ví dụ với bản thân anh đi.
Phim ảnh chẳng hạn, nó có những hình ảnh hơi hở hang, nó kích thích hơn thì
bỗng dưng muốn. Phim nào mà nó chẳng có. Những cái phim chiếu rạp. Các phim
đấy đều có hết. Khi mà anh xem đĩa thì nó có, nó không bị cắt những hình ảnh đấy
14


Lê Thu Hương – Xã hội học đại cương
thôi. Còn xem rạp thì nó bị cắt nhiều. Mỹ làm phim bao giờ cũng phải cho những

hình ảnh đấy vào để nó câu khách. Nên là hầu hết các phim đều có. Trung Quốc
cũng thế. Trung Quốc phim của nó cũng lồng những hình ảnh đấy vào nhiều.
-

-

Không thiếu.
Hồi lớp 5, một lần tình cờ anh xem phim, anh tìm hiểu à?
Kiểu thế, kích thích dần thôi.
Thế hồi đấy anh tìm kiếm từ khóa như thế nào?
Chả nhớ nữa, cứ vào Google hình ảnh, làm thế nào search ra hình ảnh là được.
Trên lớp cô giáo có nói gì về chuyện đấy không?
Chả nói gì cả, cấp 1 thì ai nói gì.
Gia đình anh cũng có nói không?
Không, tất nhiên là không.
Hoàn toàn từ những bộ phim anh xem anh có nhu cầu muốn biết?
Nó cũng không phải do phim, nó cũng do bản năng của mình. Tự dưng lúc đấy nó
đến thì mình tò mò thôi.
Hai chữ “Bản năng” thực sự em cũng không hiểu rõ lắm.
Em không kiểm soát được nó mà. Nó tự nó đến, nó không do kích thích của môi
trường mà nó là do bên trong của em. Nó gần như là một dạng di truyền. Em sinh

-

ra em đã có rồi. Đến lúc thì nó sẽ tự phát ra thôi. Đấy gọi là bản năng.
Nhưng bản năng em nghĩ là phải có sự tác động từ môi trường thì bản năng nó
mới bộc lộ nữa.
Ừ, nhưng mà nó sẽ không ảnh hưởng quá nhiều. Nó chỉ là chênh nhau khoảng thời

-


-

gian nào đó thôi. Nó kích thích mạnh hay yếu.
Môi trường em sống nó cũng không có những cái vấn đề như thế.
Con gái thì thường lâu hơn con trai. Con gái mà sống ở môi trường kín thì thường
sẽ không để ý nhiều.
Theo anh có sự khác biệt giữa ban A với ban D không? Ban A nhiều con trai hơn
thì con gái có bị ảnh hưởng không?
Cái lớp của anh thì con gái cũng hơi rụt rè. Cái lớp ban A cạnh anh ý, lớp A2 bọn

-

nó lại khá cởi mở.
Đấy là do con trai cởi mở hay con gái cởi mở hay là do những bạn gái đấy cũng
cởi mở sẵn rồi?
Anh cảm giác cũng cởi mở sẵn rồi bởi vì lên cấp 3 một cái là thấy cái lớp đấy nó
khác hẳn với lớp anh. Nó do cái trình độ vào nữa. Lớp anh là lớp A1 thì trình độ
cao hơn. Cái trường đấy thì nó không phải như Ams, điểm cao thường là những
15


Lê Thu Hương – Xã hội học đại cương
đứa học chăm, ở Nhân Chính là thế. Ở Nhân Chính, điểm cao thường là những
đứa chăm, mà chăm thì đồng nghĩa với ngoan và không biết nhiều về xã hội. Lớp
anh nó bị như vậy, còn lớp A2 lớp nó thấp hơn thì bọn nó chơi nhiều hơn, chơi
-

giỏi hơn, biết nhiều hơn. Nó là như vậy.
Em cảm giác lớp em cũng không đề cập về vấn đề này lắm.

Lớp em là ban D, con gái nhiều, con gái thường ít khi đề cập về vấn đề này.
Nhưng mà một nhóm, có cả con gái lẫn con trai, mà con gái hơi mở một chút thì
nói chuyện với nhau rôm rả cực. Tức là cũng phải thân với nhau một chút. Anh
cũng gặp khá nhiều những cái trường hợp như thế rồi. Nếu mà em tính cách có hơi
rụt rè trong vấn đề đấy thì tất nhiên là em sẽ không nói nhưng mà nhóm con gái
mà có nhiều đứa nó mở hơn thì sẽ nói.
Ví dụ như anh đợt này anh chơi với một nhóm con gái này. Anh với cả một thằng
nữa chơi với cả 5 em gái nữa. Bọn anh nói thẳng về vấn đề này luôn. Kể hết về
vấn đề này. Bọn kia thì cũng chưa làm bao giờ và rất là tò mò ý, đến cái tuổi này

-

bắt đầu tò mò mà, thì cũng hỏi bọn anh. Cũng tầm 95, 96.
Hỏi về những vấn đề gì ạ?
Hỏi là bọn anh làm bao giờ chưa này? Bọn anh xem từ bao giờ? Rồi lúc làm như

-

thế nào chẳng hạn?
Lúc làm như thế nào ạ? Đấy là một câu hỏi em muốn hỏi anh? 
Em muốn hỏi về lúc làm của con trai hay là của con gái? Khó diễn tả. Xong các

-

-

bạn hỏi về vấn đề “tự sướng”, thường là như vậy.
Có à? Anh có không?
Có, con trai tất nhiên là có rồi.
Tại sao phải thế ạ?

Thì nó là nhu cầu mà. Chẳng nhẽ, cái nhu cầu em tính là 8 lần/ 2 tuần, chẳng nhẽ
bọn anh làm 8 lần/ 2 tuần à? Thì không làm thì phải tự thôi.
Lúc đấy anh có suy nghĩ là cần tìm một người con gái không?
Không, anh thấy bình thường.
Sao anh không kiếm bạn gái đi?
Yêu đương vào rắc rối chứ em. Nó đâu phải bình thường đâu. Phức tạp lắm.
Tại sao lại phức tạp ạ?
Thứ nhất là những các đôi ở bên này anh chứng kiến chẳng hạn. Khi mà bọn anh
chưa vào đại học. Bọn anh phải học dự bị ý, thường lúc đấy là bọn anh chưa ổn
định về cái thành phố nào bọn anh sẽ ở, ngành nào bọn anh sẽ học. Khi mà yêu
16


Lê Thu Hương – Xã hội học đại cương
nhau lúc đấy xong tự dưng 2 đứa 2 ngành khác nhau nhưng vẫn muốn cố gắng vào
chung 1 thành phố để ở cạnh nhau tiếp. Nhưng mà đâu phải thành phố nào cũng có
chung ngành của 2 đứa, mà kể cả có chung, có khi xin vào một đứa được, một đứa
không được chẳng hạn. Nó rất là phiền. Để tìm được một thành phố ở cùng nhau
rất là khó, có khi phải tách nhau xa, có khi cách nhau khoảng mấy trăm km cứ đi
đi về về tốn bao nhiêu tiền. Rồi xa dần có thể lại chia tay hay gì đó nữa. Phức tạp
lắm. Tức là cái kế hoạch tương lai của em sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi người yêu
của em. Từ lúc em rất là độc lập trong cái việc chọn ngành, chọn trường, chọn nơi
-

ở, thì bây giờ em bị phụ thuộc rất nhiều vào cái người bên cạnh.
Thế anh không có ý định yêu ạ?
Anh không thích yêu sớm. Với cả còn sự nghiệp sau này nữa, anh thích mạo hiểm
nhiều, thích tự kinh doanh thì nó không ổn định cho lắm nên là mình không muốn
yêu. Yêu vào bây giờ mình không ổn định như thế mình lại kéo theo người ta thì
rất là phiền. Nói chung khi nào mình biết mình ổn định chẳng hạn thì may ra anh


-

mới bắt đầu yêu chứ còn bây giờ thì không.
Anh có lựa chọn cho mình một mẫu người để yêu không?
Anh cũng không nhưng quan niệm của anh về tình yêu là ít nhất phải là bạn thân
đã. Từ bạn thân mới trở thành người yêu. Không có kiểu là quen nhau, thích nhau

-

và yêu. Đầu tiên phải là bạn.
Nhưng nếu là bạn thân sẽ hiểu rõ nhau rồi, đến khi yêu nó trở thành nhàm chán
thì sao?
Anh thích cái kiểu hiểu rõ nhau hơn. Anh thấy đa phần người ta yêu nhau người ta
không hiểu nhau nhiều, tất cả những xích mích, rồi lý do chia tay đều từ đấy mà

-

ra.
Nhiều lúc lý do chia tay lại từ nhàm chán? Hiểu rõ nhau rồi dễ chán nhau?
Đấy không phải là hiểu rõ nhau. Mà bạn thân ý của anh nói là hiểu nhau, thông
cảm cho nhau, và mỗi người đều hiểu cái đam mê của người kia là gì và ủng hộ
cho cái đam mê của người đó. Rồi tôn trọng nhau, cái đấy là cái mà anh thấy
những cái đôi yêu nhau thường không có. Khi mà em yêu nhau, thời đầu còn e dè
với nhau một chút nhưng càng lâu thì họ càng không giữ ý với nhau nhiều nữa,
đấy mới là cái sinh ra nhàm chán. Còn nếu mà khi mà em yêu nhau từ bạn bè ý, và
17


Lê Thu Hương – Xã hội học đại cương

trong lúc yêu em vẫn biết giữ cái tình bạn ý, vừa là tình bạn vừa là tình yêu ý. Mặc
dù em rất yêu người ta nhưng mà em vẫn giữ một khoảng cách nhất định với
người ta, không quá kiểu muốn lao vào cuộc sống của người ta nhiều, vẫn để họ
một không gian riêng chẳng hạn. Ví dụ như người yêu của em mà có đi chơi với
các bạn gái khác thì em cũng không vấn đề, không ảnh hưởng gì cả. Vì ai cũng có
một cuộc sống như nhau. Ví dụ như anh chẳng hạn, anh chơi với con gái nhiều
hơn con trai. Còn bây giờ anh yêu một bạn nào đó, bạn đấy lại cứ thấy anh đi với
-

con gái lại ghen chẳng hạn thì làm sao mà chịu được.
Khi đấy người ta là bạn thân của anh thì sẽ khác nhưng mà khi yêu vào em nghĩ
cũng sẽ khác. Khi yêu vào có một cái gì đấy muốn chủ quyền của mình hơn.
Anh phản đối cái vấn đề đó và anh không thích yêu mà nó bị cái sự ích kỷ nó vào.

-

Nên anh bảo anh muốn từ bạn thân là vì thế.
Nếu là bạn thân thì hoàn toàn ok về vấn đề đấy, nhưng nếu là người yêu thì,,, Con
gái thì chắc chắn phải có một sự ghen tuông rồi. Em không nghĩ có cô gái nào lại
thoải mái đến thế.
Anh không muốn yêu là hoàn toàn chiếm hữu tình yêu mà là kết hợp giữa tình bạn
và tình yêu. Nó song song nhau. Chứ không phải là biến thành tình yêu. Nếu là
biến thành tình yêu thì không khác gì những đôi gặp nhau và yêu nhau luôn cả. Và
nó vẫn giữ tình bạn thân đó nên là mới có cái vấn đề là như anh bảo. Vẫn tôn trọng
nhau vẫn giữ khoảng cách và vẫn cho người kia cái không gian riêng. Cái tình yêu
đấy rất là khó vì gần như là em và người kia phải như tri kỉ ý. Cái từ “tri kỷ’’ nó
rất là khó diễn đạt, nó giống như là cái trình độ mà em yêu mà chỉ cần người ta
hạnh phúc là được, em không cần người ta phải đền đáp em một cái gì hết. Nó

-


hoàn toàn là cho ý.
Tức là không cần sự nhận lại? - Ừ.
Thế thì có quá khó không?
Rất là khó, thế thì anh muốn thà mình làm một cái tình yêu như vậy còn hơn là

-

làm một cái tình yêu bình thường. Ít nhất cuộc đời nó cũng có giá trị hơn.
Liệu anh nghĩ anh có tìm được một người như thế không?
Nó là do số mệnh thôi, anh cũng không quan trọng. Đối với anh, anh đặt sự nghiệp
lên cao hơn.
18


Lê Thu Hương – Xã hội học đại cương
-

Đến bây giờ anh có thấy một người bạn thân nào mà tình bạn, tình yêu song hành
như anh nói không?
Chưa, anh chưa thấy. Hiếm lắm, hiếm lắm. Có một cái phim rất hay, nó nói về một
đôi bạn thân. Cả 2 người cũng tầm 30 tuổi rồi, chơi thân với nhau, mỗi người đều
có rất nhiều mối tình rồi, không có ai thực sự tìm được người mà muốn kết hôn cả.
Hai người bạn đó trong một lần họp lớp, họp với cả nhóm bạn thân thì những cái
đứa bạn thân đấy đều có gia đình, đều có con hết cả rồi và tự dưng 2 đứa này
muốn có con, sinh một đứa con nhưng cũng không lấy nhau. Có một đứa con
chung để cả hai cũng chăm sóc thôi. Không cưới nhau, giữa hai người vẫn là bạn
thân, vẫn có người yêu các thứ bên ngoài bình thường, thoải mái. Một gia đình rất
kì lạ luôn. Cuối cùng họ sinh ra một đứa bé và những người bạn của họ đến chửi
bọn này là điên rồi và không thể nào có một cuộc sống như thế được. Thực tế

chứng minh là 2 người bạn này về sau, khoảng 1 năm sau gặp lại thì 2 người bạn
thân này có con, bởi vì họ vẫn là bạn, họ nhận trách nhiệm của mình. Người này
nhận trách nhiệm chăm sóc con về những vấn đề này, người kia nhận trách nhiệm
người kia. Người này có lịch hẹn đi chơi tối nay thì người kia ở nhà chăm sóc con
chẳng hạn. Rất là bình đẳng với nhau và họ rất là tôn trọng nhau. Còn những đôi
vợ chồng kia sau một thời gian sống chung với nhau bởi vì họ bắt đầu không còn
giữ ý với nhau nữa. Người này lười, người kia lười đùn đẩy việc cho nhau, con cái
nheo nhóc. Nói chung là cuộc sống nó rất là tù túng luôn ý. Còn 2 người bạn này
vẫn sống với nhau cực kỳ thoải mái. Xong về sau mỗi người lại tìm được một
người yêu. Họ chăm sóc đứa con một cách gọi là công bằng, chia nhau rất là đều
việc. Người này chăm sóc, người kia chăm sóc, họ không có ảnh hưởng gì cả. Cái

-

đấy anh nghĩ là hình tượng mà anh nói. Tình bạn và tình yêu song song ý.
Bộ phim đấy tên gì ạ?
Anh cũng không nhớ nữa, để anh tìm lại.
Khi mà anh thích một bạn gái thì anh thường làm gì? Anh nói chuyện nhiều hơn
hay là anh chỉ thích trong lòng thôi như hồi cấp 3?
Thời cấp 3 và cái thời bây giờ của anh thì khá khác nhau. Suy nghĩ của anh khác
nhau. Thời đấy khi anh thích ai anh thường hơi rụt rè, tự dưng mình cảm giác ngại
19


Lê Thu Hương – Xã hội học đại cương
khi mà nói chuyện với họ, cảm giác khá là khó chịu, tự dưng mình đang nói
chuyện khá thân với họ nhưng mà chỉ vì cái chuyện mình thích họ nên không nói
chuyện được với họ nữa. Cái mối quan hệ nó bị phai nhạt đi, nói chuyện ít dần đi,
-


không nói chuyện thoải mái được như những lần trước nữa.
Mẫu người anh thích ở giai đoạn đấy là như thế nào ạ?
Anh cảm giác cái thời đấy anh chả có hình mẫu lý tưởng nào cả. Bởi vì những
người anh thích nó khá nhiều tính cách khác nhau. Nó cũng không có điểm chung

-

gì. Đơn giản là bị hấp dẫn bởi một cái gì đó thì tự dưng mình thích thôi.
Anh bị hấp dẫn bởi cái gì của họ?
Nhiều lắm, có lúc thì là tính cách, có lúc là ngoại hình, có lúc là do cá tính. Hoặc
nó đơn giản là anh ngồi cùng họ, anh nói chuyện nhiều với họ, anh thân với họ rồi
anh thích họ. Thế thôi. Con trai hay cái kiểu thân dần rồi thích. Rõ ràng cái người
đấy không phải là mẫu người họ thích nhưng mà họ cứ chơi thân dần, chơi lâu với
nhau tự dưng họ thích. Con trai hay kiểu đấy lắm, con trai hay dễ thích bạn thân.

-

Con gái thì thường là thích ngay lập tức à? Hay là gì?
Con gái thì cũng phải là nói chuyện nhiều thì mới thích. Đấy là em.
Ừm, nhưng thường anh thấy con gái ít khi thích bạn thân. Con trai thì thích bạn

-

thân rất nhiều.
Có thể, con gái muốn người đấy là bạn thân, chứ không phải thân để thích.
Ừm, đấy, tức là con gái không bị kiểu mưa dầm thấm lâu. Con trai là cứ thấm dần,
thấm dần, tình cảm cứ chắp vào, chắp vào tự dưng đến một lúc là nó thích. Còn
con gái thì không, con gái thì cứ duy trì ở cái mức đó thôi. Nhưng như anh bây

-


giờ, bạn thân của anh thì toàn là con gái, chứ không phải con trai.
Tại sao anh không thể thân được với con trai?
Cảm giác nói chuyện không thoải mái bằng. Nó do tính cách thôi. Giống như có
một số bạn nữ chẳng hạn, rất thích chơi với con trai vì cảm giác nói chuyện với

-

-

con trai thoải mái hơn.
Nói chuyện với con trai có những cái suy nghĩ thoáng hơn con gái rất nhiều.
Tức là nói chuyện với người khác giới thường là thoải mái hơn. Âm, dương điều
hòa mà. Cảm giác có gì đó nó vừa thoải mái, vừa cuốn hút hơn.
Nhiều lúc, em thấy con gái nói chuyện với con gái nó hơi có sự đố kỵ, thậm chí là
hơi có sự ích kỷ nữa.

20


Lê Thu Hương – Xã hội học đại cương
Con gái bị cái đấy nhiều lắm. Thường con gái một số đứa mà cá tính mạnh mạnh
-

nó thường không thích chơi với con gái lắm, thường đa phần chơi với con trai.
Anh nghĩ là tại sao?
Bởi vì cá tính mạnh thường những người đấy hay nổi hơn người khác. Còn nếu mà
chơi trong cộng đồng con gái những người đấy bao giờ cũng luôn luôn bị ghét,
hoặc là bị nói xấu sau lưng, nên là bọn nó thường không thích chơi với con gái là


-

vì thế. Chơi với con trai thoải mái hơn.
Theo anh con trai có sự đố kị với ích kỷ không?
Nó ít hơn là con gái và con trai mà kiểu ghét nhau cái gì là kiểu nói thẳng nhau ra
luôn. Không kiểu nói xấu sau lưng hay làm cái trò kiểu này nọ cả. Nhưng con gái

-

nói chung là lắm trò để dìm hàng nhau lắm.
Anh đã từng chứng kiến chưa?
Anh nghe kể nhiều rồi mà. Bạn anh hồi xưa học chuyên Văn, nó kể trong lớp chia
bè kết phái, đến lớp bọn nó phát sợ luôn. Ở đâu đông con gái là ở đấy có chuyện
mà. Con gái là kiểu thù dai nữa. Ghét nhau một lần có khi ghét nhau suốt đời luôn.

-

Con trai thì đánh nhau hôm trước hôm sau lại cười với nhau được.
Con trai nhưng khi đã hận nhau rồi còn khó làm lành hơn cả con gái?
Hận đấy là hận có lý do, và hận một cách cực kì thù nhau rồi, thì nó khác. Nhưng
mà cũng có trường hợp họ hận nhau rồi nhưng sau một thời gian tiếp xúc, làm việc
chung với nhau họ lại rất quý nhau. Con gái thì hiếm lắm, con gái nhiều lúc ghét
nhau chẳng có lý do gì cả. Tự dưng nhìn mặt con này thấy kênh kiệu, ghét. Chả

-

cần nói chuyện với nó, chẳng cần biết nó là ai cả.
Có trường hợp con trai lúc giận nhau lòng tự trọng quá cao để có thể nhún
nhường?
Con trai thường đánh nhau xong không bao giờ xin lỗi nhau, nhưng mà vẫn chơi

với nhau bình thường, tự xí xóa cho nhau hết. Con gái thì rất coi trọng cái lời xin
lỗi. Con trai thì thường không quan tâm đến vấn đề đó, quên đi, tự quên đi, đánh
nhau xong rồi, giải quyết xong rồi kệ, không còn ai đúng ai sai nữa. Chứ không

-

phải con trai phải có thằng xin lỗi trước thì mới ok, thì mới làm lành.
Có trường hợp em biết là có 2 đứa con trai trầm tính, tuy trước đấy hồi cấp 3, 2
đứa chơi thân với nhau, nhưng chỉ vì chuyện 1 đứa đi thi đoạt giải, một đứa thì
không mà giận nhau, từ đấy không bao giờ nói chuyện với nhau nữa.
21


Lê Thu Hương – Xã hội học đại cương
Do cái trầm tính cũng là một phần nguyên nhân. Cả 2 đứa trầm tính thì bao giờ
cũng thế. Nếu một đứa trầm tính, một đứa hướng ngoại chẳng hạn nó cũng sẽ
khác, hay 2 đứa hướng ngoại nó cũng lại khác, cách giải quyết khác nhau. Như
anh với thằng bạn thân của anh, anh là thằng trầm, còn thằng kia là thằng hướng
ngoại. Bọn anh cãi nhau nhiều lắm, nhất là cái hồi cấp 1 học cùng nhau, nhiều lúc
ức, anh còn cầm kéo ra anh chỉ muốn đâm nó một phát. Có hôm anh cầm kéo ra
-

-

anh giơ giơ suýt đâm vào nó cơ mà.
Lúc đấy anh có suy nghĩ gì vậy?
Anh tức thôi. Xong rồi 2 thằng vẫn chơi thân với nhau đến bây giờ. Mặc dù có lúc
cãi nhau thâm thù, hận như thế.
Thường thì anh cũng là người không nói gì, còn anh kia là người hòa giải trước
đúng không?

Không phải kiểu hòa giải. Mà nó không phải là kiểu người có tính thù dai, bọn anh
không nhớ những cái đấy nhiều. Tự dưng kiểu đánh nhau xong xong rồi lại thấy
buồn cười, cũng chả có cái gì cả, xong tự dưng quên đi thôi. Nó không kiểu khắc

-

cốt ghi tâm cái gì cả.
Thế anh đánh nhau với bạn anh chưa?
Đánh nhau với nó đầy.
Đánh kiểu đánh chơi hay đánh thật sự?
Thật sự thì chưa, không kiểu máu đánh nhau kiểu đấy. Tính anh cũng nhịn nhiều.
Thường nhịn nhiều, có khi nào đến một mức nào đấy bùng nổ không?
Bùng nổ cái xong là hết luôn. Đã bùng ra rồi bùng một phát là hết. Trừ khi là em
cứ tích lũy âm ý bên trong xong nó cứ kéo dài, kéo dài ý, còn đã bùng ra là hết
luôn. Hai thằng con trai ghét nhau một cái là chửi thẳng mặt, đánh nhau luôn,
xong 1 cái là kiểu xả hết rồi, lại nói chuyện với nhau bình thường. Con gái là cứ
ỉm đi, nhìn kiểu ngứa mắt cái gì là cũng không nói hẳn đâu, cứ tức ở trong lòng ý.
Xong nó cứ tích lũy dần, tích lũy dần, càng ngày càng ghét, chả bao giờ xóa được

-

cái ghét đấy đi cả.
Nếu bạn thân anh là con gái và anh khi giận nhau thường giải quyết bằng cách
nào?
Thì anh lại là người xin lỗi trước. Khi mà nam nữ chơi với nhau thì lại khác rồi.

-

Anh biết là bọn con gái nó như thế thì anh sẽ cư xử cho nó hợp lý thôi.
Lúc đấy con trai lại là người nhún nhường trước?

22


Lê Thu Hương – Xã hội học đại cương
-

Ừ.
Con trai với con gái thường giận nhau theo lý do gì? Tại sao lại giận nhau ấy?
Bây giờ anh với bạn của anh cũng ít khi giận nhau lắm. Anh nhường nhiều. Khả

-

năng nhịn của anh cao hơn thì anh cũng nhường nhiều hơn.
Nhưng thường vấn đề giận nhau là gì ạ?
Có cái thời anh tham gia câu lạc bộ, anh chơi thân với một bạn. Anh cùng nhóm
với nó. Trong câu lạc bộ thì nó là người đứng nhất, còn anh là người đứng thứ 2.
Cãi nhau đa phần là về cái quan điểm khi làm việc nhóm, không đồng nhất với
nhau. Bất đồng quan điểm về cái việc làm nào đó. Cũng không phải cãi nhau như

-

giữa con trai – con trai, con gái – con gái. Đa phần là vì công việc.
Một việc nữa, tính cách anh cũng khá là trầm. Nhưng tại sao anh có thể tiếp xúc
với con gái một cách rất là bình thường?
Bởi vì giờ anh không đặt vấn đề tình yêu lên nữa. Hồi xưa anh hay dễ thích những
cái bạn mà anh chơi thân, nên là anh rất ngại nói chuyện với con gái. Nhưng mà
khi anh suy nghĩ về nó và anh nhận ra… Tức là trong giai đoạn này, anh sẽ không
bao giờ yêu những người mà anh chơi thân nữa, lập trình tư duy mình như thế.
Không yêu, không yêu không thích thì anh cảm thấy nói chuyện với họ rất là bình


-

thường.
Đúng là khi mà thích và mình biết mình thích rồi thì nói chuyện rất là ngại ngùng,
nhưng mà mình không thích thì đúng là không có khái niệm ngại ngùng gì đâu
Ừm, khi mà anh mới nghĩ ra việc đó, cũng chơi thân với các bạn khác thì lúc đấy
anh vẫn hơi bị thích họ. Và khi đó anh phải tự kiểm chế mình, anh phải luôn nói
trong đầu là không yêu, luôn phải dùng cái lý trí để kiểm soát cảm xúc. Và sau
một thời gian dài, bây giờ anh thấy anh kiểm soát tốt nó và anh chơi với bạn nào

-

anh cũng không dễ dàng thích người ta nữa. Cảm giác rất là tự nhiên.
Thế có hơi mâu thuẫn không? Khi mà đối với anh tình bạn dẫn đến tình yêu?
Nhưng mà anh không muốn yêu trong giai đoạn này. Nên là anh dừng thôi.
Nhưng sau này thì vẫn có ạ?
Sau này thì ok, nhưng mà ít nhất trong giai đoạn này anh không muốn yêu ai cả.
Giai đoạn này là giai đoạn anh chưa có sự nghiệp, chưa có ổn định. Anh không

-

muốn dính dáng gi đến tình yêu cả.
Anh có nghĩ tới sau một vài năm nữa khi mà anh ổn định, anh sẽ yêu một trong số
những người đang là bạn thân của anh bây giờ không?
23


Lê Thu Hương – Xã hội học đại cương
Có thể nếu mà mối quan hệ tiếp tục duy trì và anh thấy họ cùng tư tưởng với anh
thì ok. Chấp nhận cái con người của anh. Tại vì anh có nhiều suy nghĩ khác đấy và

nếu mà người yêu của anh không chấp nhận được cái suy nghĩ của anh thì tốt nhất
-

là không nên yêu. Suy nghĩ từ bạn thân và tình yêu là một chẳng hạn.
Chúc anh tìm được một tình yêu như thế  Cảm ơn anh về cuộc phỏng vấn hôm
nay ạ.

II.

Áp dụng lý thuyết xã hội học

Vì bài của cả nhóm làm riêng về chủ đề tình yêu học đường nên trong bài cá nhân này có
bổ sung thêm về tình bạn và tình dục học đường trong nội dung cuộc phỏng vấn trên. Vấn
đề tình yêu đã nói tới trong bài làm nhóm nên phần tổng kết dưới đây xin phép không
nhắc lại nữa.

1. Tình bạn
-

Tóm tắt về tình bạn của đối tượng phỏng vấn: Chơi thân với con gái nhiều hơn con
trai do chơi với con trai không thoải mái bằng.

Sự khác biệt về giới
Con gái – Con gái:
Trong môi trường đông con gái, chuyện chia bè, kéo phái với nhau cũng không phải là
hiếm. Một người chúng tôi phỏng vấn có chia sẻ: “Bạn anh hổi xưa học chuyên Văn, nó
kể trong lớp chia bè kết phái, đến lớp nó phát sợ luôn. Ở đâu đồng con gái là ở đó có
chuyện. Con gái là kiểu thù dai nữa. Ghét nhau một lần có khi ghét nhau suốt đời luôn”
hay “Con gái ghét nhau chẳng có lý do gì cả. Tự dưng nhìn mặt con này thấy kênh kiệu,
ghét. Chả cần nói chuyện với nó, chẳng cần biết nó là ai), “con gái nói chung lắm trò

dìm hàng nhau lắm”. Hơn nữa, “con gái thì rất coi trọng lời xin lỗi”

24


Lê Thu Hương – Xã hội học đại cương
Tuy nhiên, con gái với con gái cũng không phải không thân được với nhau. Nhiều lúc
không tránh khỏi sự đố kị, ích kỷ, nhưng có thể những xích mích giữa chuyện con gái
với nhau lại khiến tình bạn giữa họ thêm gắn bó.
Con trai – Con gái:
Con trai có xu hướng chơi với những bạn gái có cá tính và thoải mái, “không phải nữ tính
quá, nó có một phần nam tính trong đó, nhưng mà cũng không phải kiểu tomboy hoàn
toàn”.
Con gái có cá tính mạnh thường đa phần chơi với con trai nhiều hơn. Bởi những bạn gái
này thường nổi hơn người khác, dễ dẫn đến sự ganh ghét, đố kị, nói xấu sau lưng. Chơi
với con trai thường sẽ thoải mái hơn trong những vấn đề đó.
Về việc chơi hay nói chuyện với bạn khác giới thông thường sẽ có sự lôi cuốn và hấp dẫn
hơn, “âm, dương điều hòa”.
Giữa con trai và con gái, những việc xích mích với nhau không phải không có. Đa phần
con trai thường là người chủ động xin lỗi trước. Theo chia sẻ của người được phỏng vấn
(1): “Khi mà nam nữ chơi với nhau thì lại khác rồi, anh biết là bọn con gái sẽ như thế thì
anh sẽ cư xử cho nó hợp lý thôi.”
Chuyện nảy sinh tình cảm giữa tình bạn khác giới trong xã hội xảy ra khá nhiều. Có
những trường hợp khi thích nhau rồi lại không thể làm bạn tiếp với nhau được nữa.
Người được phỏng vấn (1) cho biết: “Hồi xưa anh hay dễ thích những cái bạn mà anh
chơi thân, nên anh rất là ngại nói chuyện với con gái”, “những người anh chơi thân anh
vẫn hơi bị thích họ”. Tuy nhiên, nếu biết chế ngự cảm xúc của mình, thì việc nảy sinh
tình cảm sẽ hạn chế hơn và giữ được tình bạn một cách thoải mái:“anh phải luôn nói
trong đầu là không yêu, luôn phải dùng lý trí đề kiểm soát cảm xúc”, “lập trình tư duy
mình như thế, không yêu, không yêu, không thích”


25


×