Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Báo cáo thực tập: Đánh giá hiện trạng và công tác quản lý, giải pháp giảm thiểu chất thải rắn tại địa bàn thành phố Tuyên quang – tỉnh Tuyên Quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (515.2 KB, 41 trang )

MỤC LỤC


LỜI CẢM ƠN
Để có kết quả như ngày hôm nay, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo
trong khoa Môi trường - Trường Đại Học Tài nguyên và môi trường Hà Nội đã giảng
dạy tận tình, cung cấp cho em những kiến thức cơ bản đồng thời cũng tận tình giúp đỡ
trong quá trình học tập.
Qua thời gian 2 tháng thực tập tại Chi cục môi trường - Sở tài nguyên và môi
trường thành phố Tuyên Quang em đã rút ra được rất nhiều kinh nghiệm thực tế mà
khi ngồi trên ghế nhà trường em chưa được biết đến, em xin chân thành cảm ơn các
anh chị trong Chi cục môi trường - Sở tài nguyên và môi trường thành phố Tuyên
Quang đã tận tình giúp đỡ suốt quá trình thực tập tốt nghiệp.
Trong quá trình thực tập và báo cáo, do còn hạn chế về kiến thức học tập cũng
như kinh nghiệm thực tế. Do vậy, không tránh khỏi những thiếu sót là điều chắc chắn,
em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy Cô và các bạn
học cùng lớp để bài báo cáo về “Đánh giá hiện trạng và công tác quản lý, giải pháp
giảm thiểu chất thải rắn tại địa bàn thành phố Tuyên quang – tỉnh Tuyên Quang”
đạt hiệu quả và kết quả tốt.
Tuyên Quang, ngày 30 tháng 11 năm 2015
Sinh viên thực hiện

Đoàn Trung Kiên


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn chuyên đề
Nước ta đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ đi lên công nghiệp hoá, hiện đại
hoá. Hàng loạt các khu công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư được hình thành và mở
rộng. Sự phát triển đó giúp tạo ra công ăn việc làm, cải thiện mức sống, chất lượng
cuộc sống của người dân, tuy nhiên đây cũng chính là nguyên nhân gây ô nhiễm môi


trường bởi ý thức bảo vệ môi trường chưa cao của người dân để lại nhiều hậu quả cho
môi trường như ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất, ô nhiễm do
chất thải rắn...
Nền kinh tế xã hội càng phát triển, dân số các vùng, đô thị trung tâm công nghiệp
càng tăng thì rác thải và phế thải càng nhiều và ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống con
người: gây bệnh tật, giảm sức khoẻ, chiếm đất đai làm bãi rác làm mất cảnh quan khu
đô thị, khu dân cư...
Dân số tăng nhanh đang tạo sức ép lên khả năng chịu tải của môi trường. Nhất là
ở một nước đang phát triển như Việt Nam thì sự thay đổi diễn ra rất mạnh. Việc tăng
dân số ở các thành phố chủ yếu là tăng dân số cơ học do sự di chuyển của dân cư đến
làm ăn, sinh sống tại thành phố bởi khả năng tạo việc làm và sự phát triển của đô thị,
khu công nghiệp tạo ra sức hút rất lớn với họ. Kéo theo sự tăng dân số này là sự gia
tăng sử dụng tài nguyên thiên nhiên và cũng thải ra rác thải, phế thải vào môi trường,
gây ảnh hưởng không tốt tới môi trường.
Thành phố Tuyên Quang nằm về phía nam của tỉnh Tuyên Quang có tọa độ địa
lý 21 47’-21051’ vĩ độ Bắc và 105011’-105011’ Kinh độ Đông, thuộc vung Trung du
miền núi phía Bắc, nằm về hai phía bờ sông Lô thuộc hạ lưu của hệ thống sông Lô Gâm, diện tích tự nhiên của thành phố khoảng 119.21km 2 gồm 13 đơn vị hành chính
cấp xã ( 7 phường, 6 xã).
0

Hiện nay với xu thế chung của cả nước đó là đi lên việc hiện đại hoá, công
nghiệp hoá đất nước, thành phố Tuyên Quang đang tích cực xây dựng các công trình
kiến trúc, bệnh viện, truờng học nhằm tăng chất lượng cuộc sống người dân.
Tuy nhiên do việc dân số ngày càng tăng và ý thức của người dân chưa cao nên
đã ảnh hưởng đến chất lượng môi trường khu vực thành phố Tuyên Quang
Một trong những yếu tố gây ô nhiễm môi trường trên diện rộng đó là chất thải
rắn. Thực tế là lượng rác thải được tạo ra hàng ngày trong quá trình sống của con
người và nó ngày càng gia tăng cùng với phát triển nền kinh tế, tăng dân số, tăng mức

1



sống của người dân đi kèm ý thức bảo vệ môi trường chưa trở thành thói quen, nếp
sống của nhiều người.
Việc quản lý chất thải rắn là một đòi hỏi tất yếu được đặt ra và vấn đề này yêu
cầu phải được giải quyết kịp thời, đảm bảo trước hết cho việc vệ sinh chung, cho cảnh
quan đô thị, cho sức khoẻ cộng đồng và còn đảm bảo cho việc giảm thiểu những tác
động xấu tới môi trường.
Nhận thức được tầm quan trọng của quản lý chất thải rắn, trước thực tế còn nhiều
khó khăn của công tác quản lý này,với sự phân công của Khoa Môi trường tôi xin tiến
hành nghiên cứu đề “Đánh giá hiện trạng và công tác quản lý, giải pháp giảm thiểu
chất thải rắn tại địa bàn thành phố Tuyên quang – tỉnh Tuyên Quang”.
2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
a. Mục đích của đề tài
- Đánh giá hiện trạng chất thải rắn tại địa bàn thành phố Tuyên Quang.
- Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn tại địa bàn thành phố Tuyên Quang.
- Đề xuất cỏc giải pháp quản lý, giảm thiểu chất thải rắn tại địa bàn thành phố
Tuyên Quang.
b. Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá được tình hình phân loại, thu gom chất thải rắn.
- Đánh giá hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn.
- Đề xuất các giải pháp phù hợp điều kiện thực tế nâng cao hiệu quả công tác
quản lý chất thải rắn.
3. Ý nghĩa của đề tài
a. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu
Qua quá trình thực hiện cho tôi thấy được công tác quản lý chất thải rắn tại địa
bàn thành phố Tuyên Quang và những khó khăn trong quá trình thực hiện công tác
này. Từ đó củng cố được kiến thức đã học, áp dụng nghiên cứu, tìm ra được biện pháp
xử lý phù hợp với điều kiện của địa phương.
b. Ý nghĩa thực tiễn

Trên cơ sở thu thập, đánh giá, phân tích công tác quản lý chất thải rắn trên địa
bàn biết được hiện trạng của công tác này từ đó đóng góp, đề xuất ý kiến để góp phần
giải quyết hiện trạng trên, góp phần cải thiện môi trường và nâng cao chất lượng môi
2


trường sống cho người dân. Đồng thời nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề
bảo vệ môi trường.
4. Nội dung nghiên cứu
4.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng thành phố Tuyên
Quang
- Điều kiện tự nhiên: vị trí địa lý, khí hậu thời tiết, địa chất, địa hình, đa dạng
sinh học và tài nguyên sinh vật, các nguồn tài nguyên.
- Điều kiện kinh tế - xã hội: dân số và nguồn lực lao động, hiện trạng cơ sở
hạ tầng, hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội cũng như y tế, giáo dục thành phố
Tuyên Quang.
4.2. Điều tra về thành phần và các nguồn chất thải rắn
- Chất thải rắn đô thị.
4.3. Đánh giá thực trạng quản lý chất thải rắn thành phố Tuyên Quang
- Công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn tại địa bàn thành phố Tuyên
Quang.
- Phân loại chất thải rắn tại địa bàn thành phố Tuyên Quang
- Xử lý chất thải rắn tại địa bàn thành phố Tuyên Quang.
- Đánh giá, nhận xét chung về tình hình quản lý chất thải rắn tại địa bàn thành
phố Tuyên Quang.
4.4. Đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn
- Giải pháp về cơ chế, chính sách.
- Giải pháp nâng cao nhận thức.
- Giải pháp về kĩ thuật công nghệ.
5. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu.

a. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Chất thải rắn và công tác quản lý chất thải rắn tại địa bàn thành phố Tuyên
Quang

3


b. Phạm vi nghiên cứu
Thành phố Tuyên Quang.
c. Thời gian nghiên cứu
Từ ngày 05/10/2015 đến ngày 30/11/2015
d. Phương pháp nghiên cứu
d.1. Phương pháp thu thấp số liệu, tài liệu
* Số liệu thứ cấp:
- Những số liệu thứ cấp thu thập được: ĐKTN-KTXH, số liệu rác thải...
- Nguồn được lấy từ các báo cáo KT - XH, hiện trạng rác thải... tại Phòng Tài
nguyên và môi trường.
* Số liệu sơ cấp:
- Các số liệu có được do công tác điều tra, phỏng vấn
- Các số liệu về thực trạng chất thải rắn.
- Các số liệu về công tác quản lý của công ty môi trường đô thị Tuyên Quang
- Các số liệu về hiện trạng thu gom rác thải.
d.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa
Tiến hành khảo sát trực tiếp, rác được tập kết tại 4 trong số tất cả các điểm trên
địa bàn thành phố Tuyên Quang: Chợ trung tâm Tam Cờ, gần Cầu Chả, gần công ty
mỏ cán thép Thái Nguyên, chợ Viên Châu.
d.3. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm word, phân tích các thông tin và số liệu đã thu thập được , từ
đó xây dựng nên cơ sở dữ liệu cho đề tài nghiên cứu


4


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP

1.1. Giới thiệu chung
Tên cơ sở thực tập: Chi cục môi trường-Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Tuyên
Quang.
Địa chỉ: Số 429 đường Trường Chinh, Phường Ỷ La, Tp. Tuyên Quang, Tuyên
Quang.
Gmail:
Vị trí và chức năng
Sở Tài nguyên và Môi trường Tuyên Quang là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ
ban nhân dân tỉnh. Có chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về lĩnh vực tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh bao
gồm: đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng thuỷ văn,
đo đạc bản đồ. Thực hiện các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý
của Sở.
Sở Tài nguyên và Môi trường có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản
riêng theo quy định của pháp luật; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và
công tác của Uỷ ban nhân dân tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo kiểm tra, hướng dẫn về
chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Nhiệm vụ và quyền hạn
Trình Uỷ ban nhân dân tỉnh
a. Dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành
của Uỷ ban nhân dân tỉnh về lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
b. Dự thảo quy hoạch, kế hoạch 5 năm và hàng năm; chương trình đề án, dự án về lĩnh
vực tài nguyên và môi trường và các giải pháp quản lý, bảo vệ tài nguyên và môi
trường trên địa bàn tỉnh.
c. Dự thảo quy định tiêu chuẩn, chức danh đối với cấp trưởng, cấp phó của các tổ

chức trực thuộc Sở và trưởng, phó trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện,
thị xã.
Trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh
a. Dự thảo các văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Uỷ ban nhân
dân tỉnh về lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
5


b. Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể, tổ chức lại các phòng nghiệp
vụ, các đơn vị sự nghiệp thuộc sở Tài nguyên và Môi trường, quy định vị trí, chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn cơ cấu tổ chức của Chi cục thuộc Sở theo quy định của
pháp luật.
c. Dự thảo các văn bản, quy định cụ thể về quan hệ công tác giữa Sở Tài nguyên
và Môi trường với các Sở có liên quan và Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã.
Hướng dẫn tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế
hoạch, chương trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và định mức kinh tế
- kỹ thuật trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường được cơ quan, nhà nước cấp trên có
thẩm quyền ban hành; tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực tài
nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh.
Về đất đai
a. Chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan lập, điều chỉnh quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất của tỉnh trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt; Hướng dẫn kiểm tra
việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.
b. Tổ chức thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất do Uỷ ban nhân dân cấp huyện
trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt; kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất cấp huyện sau khi được phê duyệt.
c. Tổ chức thẩm định hồ sơ về giao đất, cho thuê đât, thu hồi đất, chuyển quyền
sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và
quyền sở hữu, sử dụng tài sản gắn liền với đất.
d. Thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu, sử

dụng tài sản gắn liền với đất theo uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân tỉnh, ký hợp đồng
thuê đất, thực hiện đăng ký quyền sử đụng dất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, việc
thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
e. Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện việc điều tra, khảo sát, đo đạc, đánh
giá, phân hạng đất, lập và chỉnh lý biến động bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử
dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất. Thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng hệ
thống thông tin đất đai toàn tỉnh.
g. Chủ trì, xác định giá đất gửi cơ quan Tài chính thẩm định trước khi trình Uỷ
ban nhân dân tỉnh quy định giá đất định kỳ hàng năm phù hợp với khung giá đất do
Chính phủ ban hành. Đề xuất giải quyết các trường hợp vướng mắc về giá đất. Tổ
chức thực hiện điều tra, tổng hợp và cung cấp thông tin, dữ liệu về đất đai.
h. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn kiểm tra, tổ chức thực
6


hiện việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư đối với các trường hợp bị thu hồi đất theo quy
định của pháp luật.
i. Tổ chức thực hiện kiểm tra việc thu tiền khi giao đất, cho thuê đất, chuyển
mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, phát triển quỹ đất, đấu giá quyền sử dụng đất, đấu
thầu dự án có sử dụng đất.
k. Tổ chức quản lý hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Hướng dẫn,
kiểm tra hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện.
1. Về tài nguyên nước:
a. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan lập quy hoạch, kế hoạch quản
lý, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, tổ
chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
b. Tổ chức, thẩm định các đề án, dự án về khai thác sử dụng tài nguyên nước,
chuyển nước giữa các lưu vực sông thuộc thẩm quyền phê duyệt của Uỷ ban nhân dân
tỉnh.
c. Tổ chức thực hiện việc xác định ngưỡng giới hạn khai thác nước đối với các

sông, các tầng chứa nước, các khu vực dự trữ nước, các khu vực hạn chế khai thác
nước, kế hoạch điều hòa, phân bổ tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh.
d. Tổ chức thẩm định hồ sơ gia hạn thay đổi thời hạn điều chỉnh nội dung đình
chỉ hiệu lực về thu hồi giấy phép thăm dò, khai thác sử dụng tài nguyên nước, giấy
phép xả nước thải vào nguồn nước và giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất theo
thẩm quyền. Thực hiện việc cấp phép và thu phí, lệ phí về tài nguyên nước theo quy
định của pháp luật. Thanh tra, kiểm tra các hoạt động về tài nguyên nước quy định
trong giấy phép.
đ. Tổ chức thực hiện công tác điều tra cơ bản, kiểm kê, thống kê, lưu trữ số liệu
tài nguyên nước trên địa bàn toàn tỉnh. Tổ chức quản lý, khai thác các công trình quan
trắc tài nguyên nước do tỉnh đầu tư xây dựng.
e. Tổng hợp tình hình khai thác sử dụng nước, các nguồn thải vào nguồn nước
trên địa bàn tỉnh. Lập danh mục các nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt.
g. Hướng dẫn kiểm tra việc trám lấp giếng không sử dụng theo quy định của pháp luật.
h. Tham gia tổ chức phối hợp liên ngành của Trung ương, thường trực tổ chức
phối hợp liên ngành của địa phương về quản lý, khai thác, bảo vệ nguồn nước các lưu
vực sông.

7


2. Về tài nguyên khoáng sản:
a. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan khoanh định các khu vực cấm,
tạm cấm các hoạt động khoáng sản. Xác định các khu vực đấu thầu thăm dò, khai thác
khoáng sản thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân tỉnh. Đề xuất với Uỷ ban nhân dân
tỉnh các biện pháp bảo vệ tài nguyên khoáng sản.
b. Tổ chức thẩm định đề án thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông
thường và than bùn. Tham gia, xây dựng quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử
dụng các loại khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
c. Tổ chức thẩm định hồ sơ về việc cấp, gia hạn, thu hồi, trả lại giấy phép hoạt

động khoáng sản, cho phép chuyển nhượng, cho phép tiếp tục thực hiện quyền hoạt
động khoáng sản trong trường hợp được thừa kế và các đề án đóng cửa thuộc thẩm
quyền quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
d. Tổ chức thẩm định báo cáo thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông
thường và than bùn thuộc thẩm quyền phê duyệt của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
đ. Thanh tra, kiểm tra giám sát hoạt động khoáng sản của các tổ chức, cá nhân, giải
quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về hoạt động khoáng sản và xử lý hoặc kiến nghị
xử lý các vi phạm pháp luật về khoáng sản theo quy định của pháp luật.
e. Quản lý, lưu trữ và cung cấp thông tin, tư liệu về thăm dò khoáng sản làm vật liệu
xây dựng và than bùn; thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản đã được phê duyệt;
định kỳ báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường.
3. Về môi trường:
4. a. Tổ chức đánh giá hiện trạng môi trường tại địa phương theo định kỳ. Điều
tra, xác định khu vực môi trường bị ô nhiễm, lập danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi
trường và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh. Định kỳ báo cáo Uỷ
ban nhân dân tỉnh và Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định của pháp luật. Kiểm
tra việc thực hiện các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường của các cơ sở đó.
5. b. Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng, tổ chức thực
hiện kế hoạch huy động các nguồn lực nhằm ứng phó khắc phục ô nhiễm môi trường
do các sự cố môi trường gây ra theo sự phân công của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
c. Thực hiện việc cấp, gia hạn và thu hồi giấy phép đối với chủ nguồn thải, chủ thu
gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn nguy hại theo quy định của pháp luật. Hướng
dẫn, kiểm tra, cấp giấy xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu theo thẩm quyền.

8


6. d. Tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược, báo
cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường, các dự án thiết lập các khu
bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học thuộc thẩm quyền phê duyệt của Uỷ ban nhân

dân tỉnh. Hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện sau khi được phê duyệt.
đ. Chủ trì, phối hợp, tổ chức thực hiện chương trình, đề án bảo vệ, khắc phục, cải tạo
cảnh quan môi trường liên ngành, bảo tồn và phát triển bền vững các vùng ngập nước
theo sự phân công của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
e. Hướng dẫn xây dựng và quản lý hệ thống quan trắc môi trường theo quy định
của pháp luật, thống kê, lưu trữ số liệu về môi trường tại địa phương.
g. Tổ chức thực hiện các hoạt động truyền thông bảo vệ mội trường thuộc phạm vi
chức năng nhiệm vụ của Sở.
h. Tổ chức thực hiện thu phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường,
phí bảo vệ môi trường đối với chất thải theo quy định của pháp luật.
i. Tổng hợp dự toán chi sự nghiệp bảo vệ môi trường của các cơ quan đơn vị thuộc địa
phương; phối hợp với sở Tài chính báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân
dân tỉnh. Chủ trì phối hợp với sở Tài chính quản lý quĩ bảo vệ môi trường tỉnh theo sự
phân công của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
7. Về khí tượng thuỷ văn:
a. Tổ chức thẩm định hồ sơ về việc cấp, gia hạn, điều chỉnh nội dung thu hồi giấy
phép hoạt động của các công trình khí tượng thuỷ văn chuyên dùng ở địa phương theo
thẩm quyền quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh và tổ chức kiểm tra thực hiện.
b. Chủ trì thẩm định các dự án đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp công trình khí tượng
thuỷ văn chuyên dùng; tham gia xây dựng phương án phòng, chống, khắc phục hậu
quả thiên tai trên địa bàn.
c. Chịu trách trách nhiệm phối hợp với các cơ quan đơn vị có liên quan ở Trung
ương và địa phương trong việc bảo vệ, giải quyết các vi phạm hành lang an toàn kỹ
thuật các công trình khí tượng thủy văn của Trung ương trên địa bàn.
d. Tổng hợp và báo cáo tình hình tác động và biến đổi khí hậu đối với các yếu tố tự
nhiên, con người và kinh tế - xã hội ở địa phương. Phối hợp với các ngành có liên
quan đề xuất và kiến nghị các biện pháp ứng phó thích hợp.
8. Về đo đạc và bản đồ:
a. Xác nhận, đăng ký và thẩm định hồ sơ và đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cấp, bổ sung, gia hạn và thu hồi giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ theo quy

định của pháp luật.
9


b. Tổ chức quản lý việc triển khai các hoạt động đo đạc và bản đồ theo quy
hoạch, kế hoạch, quản lý chất lượng các công trình sản phẩm đo đạc và bản đồ, thống
nhất quản lý toàn bộ hệ thống tư liệu đo đạc và bản đồ tại địa phương; quản lý, bảo
mật, lưu trữ, cung cấp, khai thác sử dụng thông tin tư liệu đo đạc và bản đồ. Quản lý
và bảo vệ các công trình xây dựng đo đạc và bản đồ.
c. Quản lý và tổ chức thực hiện việc xây dựng, cập nhật, khai thác hệ thống cơ sở
hạ tầng kỹ thuật đo đạc và bản đồ tại địa phương bao gồm: hệ thống điểm đo đạc cơ
sở; cơ sở dữ liệu nền thông tin địa lý; hệ thống địa danh trên bản đồ; hệ thống bản đồ
địa chính; hệ thống bản đồ hành chính, bản đồ nền, bản đồ chuyên đề phục vụ các mục
đích chuyên dụng, bản đồ địa hình
d. Theo dõi việc xuất bản, phát hành bản đồ và kiến nghị với cơ quan nhà nước
có thẩm quyền đình chỉ phát hành, thu hồi các ấn phẩm bản đồ có sai sót về thể hiện và
chủ quyền quốc gia, địa giới hành chính, địa danh thuộc địa phương; ấn phẩm bản đồ
có sai sót về kỹ thuật.\
9. Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực tài nguyên và
môi trường đối với phòng tài nguyên và môi trường cấp huyện, công chức chuyên môn
giúp Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp
xã) quản lý nhà nước về lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
10. Thực hiện hợp tác quốc tế về lĩnh vực quản lý của Sở theo quy định của
pháp luật và phân công hoặc uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân tỉnh. Chủ trì hoặc tham
gia thẩm định, đánh giá và tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu, đề án, dự án ứng
dụng tiến bộ công nghệ có liên quan đến lĩnh vực tài nguyên và môi trường trên địa
bàn tỉnh.
11. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm với
các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở và các đơn vị sự nghiệp công lập khác của địa phương
hoạt động dịch vụ công trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo quy định của

pháp luật, chịu trách nhiệm về các dịch vụ công do Sở tổ chức thực hiện.
12. Giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp, tổ
chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân. Hướng dẫn kiểm tra hoạt động của các hội, tổ
chức phi chính phủ trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp
luật.
13. Thực hiện thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm trong các lĩnh vực thuộc
phạm vi, chức năng, nhiệm vụ của sở theo quy định của pháp luật. Giải quyết các
khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật hoặc theo sự
phân cấp uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
10


14. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và mối quan hệ
công tác của văn phòng, các phòng nghiệp vụ, các chi cục và các đơn vị sự nghiệp trực
thuộc Sở; quản lý biên chế thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ,
đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc
phạm vi trách nhiệm quản lý của Sở theo quy định của pháp luật và phân cấp của Uỷ
ban nhân dân tỉnh. Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cán bộ, công chức cấp huyện và cấp
xã làm công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường.
15. Quản lý tài chính, tài sản của Sở theo quy định của pháp luật và phân cấp
của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
16. Xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên và môi trường. Thống kê báo cáo tình
hình quản lý, bảo vệ tài nguyên và môi trường của tỉnh theo quy định của pháp luật.
17. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Uỷ ban nhân dân tỉnh giao hoặc theo quy
định của pháp luật.
(Theo Quyết định 655/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ngày
24/11/2008 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy,
biên chế của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tuyên Quang)

11



CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP

2.1. Lý luận chung
Trong vài thập niên gần đây, ở khắp nơi trên thế giới, tình trạng ô nhiễm môi
trường, suy thoái môi trường, sự cố môi trường và những biến đổi bất lợi của thiên
nhiên đang hằng ngày, hằng giờ ảnh hưởng tới chất lượng sống của con người. Việt
Nam là quốc gia đang phát triển cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề môi trường, như:
cạn kiệt tài nguyên, mất cân bằng sinh thái, biến đổi khí hậu, nước biển dâng, ô nhiễm
môi trường sống. Đại hội XI của Đảng đã nhận định: “Môi trường ở nhiều nơi đang bị
ô nhiễm nặng; tài nguyên, đất đai chưa được quản lý tốt, khai thác và sử dụng kém
hiệu quả, chính sách đất đai có mặt chưa phù hợp”(1). Vì vậy, bảo vệ môi trường
(BVMT) ngày càng trở thành một trong những chính sách quan trọng của Đảng và
Nhà nước.
Kinh tế ngày càng phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càng cao nên đời
sống nhân dân từng bước cải thiện, do vậy nhu cầu tiêu dùng, tiện nghi trong sinh hoạt
cũng tăng lên một cách đáng kể, kết quả dẫn đến là khối lượng rác thải, chất thải rắn
tăng lên liên tục tạo áp lực rất lớn cho công tác quản lý, thu gom và xử lý. Bên cạnh đó
việc thải bỏ chất thải rắn một cách bừa bãi và không đảm bảo các điều kiện vệ sinh ở
các khu dân cư là nguyên nhân chính là nguồn gốc gây ô nhiễm môi trường, tác động
trực tiếp lên môi trường đất, nước, không khí làm cho chất lượng môi trường ở đây
giảm đi rất nhiều. Nếu không có biện pháp quản lý hay xử lý thích hợp thì sẽ là môi
trường sống tốt cho các vật trung gian gây bệnh cũng như các hiện trạng ô nhiễm môi
trường ở các bãi chôn lấp cụ thể là hiện tượng nước rò rỉ hay các khí phát sinh từ đây
đều có ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống và sức khỏe của người dân trong khu
vực.
Vì vậy, quan điểm chỉ đạo của Đại hội XI là: “Bảo vệ môi trường là trách nhiệm
của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội và của mọi công dân. Kết hợp chặt chẽ giữa kiểm
soát, ngăn ngừa, khắc phục ô nhiễm với khôi phục và bảo vệ môi trường sinh thái.

Phát triển năng lượng sạch, sản xuất sạch, tiêu dùng sạch. Đẩy mạnh công tác nghiên
cứu, dự báo và ứng phó với sự biến đổi khí hậu, các thảm họa thiên nhiên. Tăng cường
quản lý, bảo vệ và sử dụng hợp lý, có hiệu quả tài nguyên quốc gia”.

12


2.2. Khái quát chung về điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội thành phố
Tuyên Quang.
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
2.2.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Tuyên Quang nằm về phía nam của tỉnh Tuyên Quang có tọa độ địa
lý 21 47’-21051’ vĩ độ Bắc và 105011’-105011’ Kinh độ Đông, thuộc vung Trung du
miền núi phía Bắc, nằm về hai phía bờ sông Lô thuộc hạ lưu của hệ thống sông Lô Gâm, diện tích tự nhiên của thành phố khoảng 119.21km 2 gồm 13 đơn vị hành chính
cấp xã ( 7 phường, 6 xã) có vị trí địa lý như sau:
0

- Phía Bắc giáp xã Tân Long, Tân Tiến, Trung Môn, huyện Yên Sơn.
- Phía Nam giáp xã Nhữ Khê, thị trấn Tân Bình huyện Yên Sơn và xã Cấp Tiến,
huyện Sơn Dương.
- Phía Đông giáp xã Thái Bình, Tiến Bộ của huyện Yên Sơn, xã Vĩnh Lợi của
huyện Sơn Dương.
- Phía Tây giáp xã Trung Môn, Hoàng Khai, Kim Phú, Nhữ Hán của huyện Yên
Sơn.
Với vị trí địa lý như trên, giao thông đường thủy và đường bộ có nhiều điều
kiện phát triển, các tuyến Quốc lộ 2, Quốc lộ 37, Quốc lộ 2C giao cắt qua địa bàn
thành phố thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội với các địa phương
trong và ngoài khu vực trung du miền núi phía Bắc.
2.2.1.2. Khí hậu thời tiết
Thành phố nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có đặc điểm của khí hậu

vùng núi phía Bắc, một năm chia 2 mùa: mùa mưa từ tháng 3 đến tháng 10, mua khô
từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt đọ trung bình hàng năm khoảng 23,6 0C là
nhiệt độ lý tưởng cho sự phát triển thảm thực vật, cây công nghiệp, cây nông nghiệp
và là môi trường tốt cho các loại động vật nuôi, độn vật hoang dã phát triển. Lượng
mưa trung bình hàng năm là 1.600mm, tập trung nhiều nhất vào tháng 7,8,9. Độ ẩm
trung bình 84%. Hướng gió chính trên địa bàn thành phố là hướng Tây Bắc - Đông
Nam, tốc độ gió trung bình 1,4m/s,, tốc độ gió lớn nhất là 36m/s, ít xảy ra bão.

13


Bảng 1: Chế độ thời tiết, khí hậu các năm 2011-2013

STT

Chỉ tiêu

1

Nhiệt độ

2

Đơn vị

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013


C

22,5

21,9

21,1

Độ ẩm

%

81

84

83

3

Lượng mưa

mm

1470,9

1555,5

1648,9


4

Số giờ nắng

giờ

1443,4

1528,0

1293,1

O

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang, 2013)
2.2.1.3. Địa chất, địa hình
Thành phố nằm trong vùng địa hình thung lũng thuộc vung núi phía Bắc có địa
hình địa chất phức tạp, bị chia cắt bởi sông Lô chảy qua theo hướng Tây Bắc - Đông
Nam. Khu vực nội thành là khu đat tương đối bằng phẳng, xen lẫn gò đồi thấp, ao hồ,
ruộng trũng, cao độ trung bình từ cột 23m đến 27m, các gò đồi thấp xen kẽ có cốt
trung bình từ 30m – 40m. Ngoại thành là các khu dân cư, đồng ruộng, có những dãy
đồi thấp và rải rác có núi cao.
2.2.1.4. Thuỷ văn:
Chế độ thủy văn của thành phố phụ thuộc chủ yếu vào dòng sông Lô. lưu lượng
dòng chảy Qmax=5.890m3/s, Qmin=102m3/s. Thành phố Tuyên Quang nằm ở lưu sông
Lô chịu ảnh hưởng thủy văn của 4 ngòi lớn là Ngòi Cơi, Ngòi Là, Ngòi Chả, Ngòi
Thục. Hiện nay đã có nhiều công trình thủy điện được xây dung và đưa vào sử dụng ở
thượng nguồn sông Lô, sôn Gâm, trong đó có nhà máy thủy điện Tuyên Quang đã đi
vào hoạt động nên chủ động điều tiết được lượng nước, tránh ngập cho thành phố

trong mùa mưa lũ
2.2.2 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
2.2.2.1. Dân số và dân tộc và nguồn lực lao động
+ Dân tộc, dân số
Theo thống kê trung bình thành phố Tuyên Quang 2013, dân số là 92046
người tăng khoảng 12600 người so với năm 2005. Dân số nội thành là 61245 người
chiếm 60,83 % dân số chung, dân số ngoại thị là 30801 người chiếm 39,17 % dân số
chung. Mật độ dân số khu vực nội thành 2.127 người/km 2, khu vực ngoại thành 696
người/km2; trong đó phường Phan Thiết có mật độ dân số lớn nhất (18.325 người/km 2,
14


gấp 12,4 lần mật độ dân số chung của thị xã), xã An Khang có mật độ dân số thấp nhất
(262 người/km2, chỉ bằng 26,4% mật độ dân số chung của thị xã).
Tỷ lệ dân số trong 5 năm qua đạt 1,95%/năm, trong đó dân số tăng tự nhiên
khoảng 1,0%/năm, tăng cơ học 0,95%/năm. Khu vực nội thành tăng 2,07%/năm, khu
vực ngoại thành tăng 1,72%/năm. Tỷ lệ tăng tự nhiên có xu thế giảm dần qua các năm,
từ 1,27% năm 2007 giảm xuống còn 1,08% năm 2009 và năm 2013 chỉ còn 0,85%.
Về thành phần dân tộc ở thành phố có 3 dân tộc chính là người Kinh chiếm
47,53%, người Tày chiếm 31,78%, người Nùng chiếm 19,97% dân số chung; ngoài ra
còn có khoảng 0,72% là dân tộc khác (bao gồm người Hoa, H’Mông, Cao Lan,
Mường).
+ Nguồn lực lao động:
Tổng số lao động trong độ tuổi năm 2013 của thành phố Tuyên Quang có khoảng
30.800 người, chiếm 55,3% so với dân số chung; trong đó khu vực nội thành có
21.200 người, chiếm 57% dân số nội thành và khu vực ngoại thành có 9.600 người,
chiếm 52% dân số ngoại thành.
Cơ cấu lao động ở thành phố khác cơ bản so với cơ cấu lao động của toàn tỉnh
Tuyên Quan. Trong khi trên phạm vi toàn tỉnh lao đông nông - lâm nghiệp chiếm
khoảng 80% thì ở thành phố tỷ lệ này khoảng 33,8% ở khu vực ngoại thành vào

khoảng 21,0% ở khu vực nội thành; lao động hoạt dộng trong lĩnh vực công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp, xây dung của thành phố chiếm khoảng 30,0 – 32,0%, lao động
dịch vụ - thương mại và quản lý khu vực nội thành chiếm 55,0% và khu vực ngoại
thành chiếm khoảng 20,0%.
Trình độ cán bộ quản lý và lao động ở thành phố khá hơn so với các huyện khác
trong tỉnh, nhưng nhìn chung so với yêu cầu còn thấp. Tỷ lệ cán bộ quản lý có trình độ
đậi học trở lên ở cấp thành phố chỉ chiếm 37,2%, ở cấp xã, phường chiếm 16,9%; cán
bộ có trình độ cao đẳng, trung cấp ở cấp thành phố chiếm 56,3% và ở cấp xã, phường
chiếm 54,7%. Lao động đã qua đào tạo chỉ chiếm khoảng 30 – 35% tổng số lao động.
2.2.2.2. Tình hình tăng trưởng kinh tế.
+ Tăng trưởng kinh tế
Trong những năm qua, nền kinh tế của thành phố Tuyên Quang đã có sự chuyển
biến đáng kể. Tổng sản phẩm (GDP) của thành phố theo giá hiện hành từ 2.1213,4 tỷ
đồng năm 2009 tăng lên 3.952,6 tỷ đồng năm 2013. Tốc độ tăng trưởng giai đoạn
2007-2013 đạt 14,3 cao hơn mức trung bình của tỉnh 13,53%.

15


Cơ cấu kinh tế của thành phố trong những năm qua bước đầu đã có sự chuyển
dịch cơ cấu đúng hướng (giảm tỷ trọng của ngành nông-lâm nghiệp- thủy sản, tăng tỷ
trọng ngành dịch vụ – thương mại).
- Tỷ trọng giá trị ngành sản xuất nông nghiệp trong toàn nền kinh tế thành phố
Tuyên Quang giảm chậm, từ 6,46% năm 2007 xuống còn 5,39% vào năm 2013. Tuy
nhiên, tỷ trọng này vẫn còn ở mức cao làm ảnh hưởn đến tốc độ chuyển dịch cơ cấu
kinh tees chung của thành phố.
- Tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng giảm 43,46% năm 2007 xuống còn
36,96% vào năm 2013
- Tỷ trọng ngành thương mại – dịch vụ tăng từ 50,8 năm 2007 lên 57,65% năm
2013

Bảng 2. Tình hình tăng trưởng Kinh tế thành phố Tuyên Quang
(giai đoạn 2005- 2013)

Hạng mục

Năm 2005

Năm 2008

Năm 2013

Tốc độ tăng
(%/năm)

trưởng

2005 - 2005 - 20082008
2013
2013

1. GDP (giá hiện
hành, triệu đồng)
315.668,60 590.255,30 740.476,80 -

-

-

Bình quân
đông/ngời)


-

-

(triệu
7,30

11,00

13,30

-

2. Giá trị sản xuất
(triệu đồng)
7,30

475.299,00 604.541,00 12,49

12,37

12,78

- Nông - lâm nghiệp,
thuỷ sản
14.689,00

29.993,00


25.503,00

8,38

15,35

-7,79

Công
xdựng

32.571,00

70.013,00

24,50

16,61

46,61

- Dịch vụ - thơng mại 235.447,00 412.735,00 509.025,00 11,64

11,88

11,05

nghiệp15.107,00

(Nguồn: phòng tài chính – kế hoạch thành phố Tuyên Quang)

+. Phát triển vốn đầu tư phát triển kinh tế- xã hội :
Thực hiện vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong những
năm qua tăng dần cả về khối lượng vốn đầu tư và các lĩnh vực đầu tư. Trong thời kỳ kế
hoạch kế hoạch 2005 - 2013, tổng vốn đầu tư 37,54% tỷ đồng (đầu tư giáo dục - đào
tạo 8,66 tỷ đồng, quản lý Nhà nước 8,58 tỷ đồng, công trình 15,8 tỷ đồng, giao thông
16


4,5 tỷ đồng). Đến kỳ 2005-2011 - 2005, tổng vốn đầu tư tăng lên 52,12 tỷ đồng ; trong
đó đầu tư giáo dục - đào tạo 11,86 tỷ đồng, quản lý Nhà nước 1,4 tỷ đồng, công trình
công cộng 21,15 tỷ đồng, giao thông 16,87 tỷ đồng, văn hoá thông tin 841 triệu đồng.
Trong hai năm qua (2011 - 2012), tổng vốn đầu tư đạt tới 63,26 tỷ đồng.
Bảng 3: Tình hình thực hiện vốn đầu tư của thành phố (2003-2013)
Đơn vị tính : triệu đồng
Hạng mục

Tổng số

Kế hoạch

Kế hoạch

(2003-2013) (2003-2013) (2003-2013) Năm 2013

Tổng số

108.736

37.536


52.12

19.08

- Đầu t giáo dục - đào tạo

25.609

8.662

11.858

5.089

- Đầu t quản lý Nhà nớc

10.254

8.586

1.398

270

- Đầu t công trình công
cộng
45.855

15.788


21.15

8.917

- Đầu t giao thông

26.177

4.5

16.873

4.804

- Đầu t văn hoá, thông tin

841

.-

841

.-

(Nguồn: phòng tài chính - kế hoạch thành phố Tuyên Quang)
2.2.2.3. Về y tế - Giáo dục
Về y tế, trên địa bàn thành phố có các cơ sở y tế quan trọng. Hệ thống các cơ sở
khám chữa bệnh bao gồm: Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang, Bệnh viện Y học cổ
truyền tỉnh Tuyên Quang, Trung tâm phòng chống bệnh xã hội, Trung tâm phòng
chống dịch tỉnh Tuyên Quang.

Trong những năm qua, các cơ sỏ y tế trên địa bàn thành phố đã tích cực chủ động
trong các công tác như : phòng chống dịch bệnh kịp thời, thực hiện tôt các trương trình
quốc gia, thực hiện khám chữa bệnh tại các trạm y tế xã, vệ sinh an toàn thực phẩm, hệ
thống cơ sở hạ tầng đã được tăng cường, cán bộ y bác sỹ thường xuyên được trao đổi
về trình độ chuyên môn.

17


Bảng 4: Danh sách các cơ sở y tế đóng trên địa bàn thàn phố Tuyên Quang
Có hệ thống xử lý chất thải không

STT

Tên bệnh viện, cơ sở y tế

1

TT Phòng chống dịch tỉnh Tuyên Quang

2

BV Đa khoa tỉnh Tuyên Quang

X

3

BV Đa khoa thị xã Tuên Quang


X

4

BV Y học cổ truyền Tuyên Quang

X

5

TT phòng chống bệnh xã hội

X



Không
X

Về giáo dục thành phố Tuyên Quang có tất cả 35 trường học bao gồm : 7 trường
mầm non, 10 tiểu học, 9 Trung học cơ sở, 2 Trung học Phổ thông, 1 Trung học Phổ
thông chuyên, 1 Phổ thông dân tộc nội trú, 1 Cao đẳng sư phạm, 1 Trung cấp Y, 2
Trung tâm Giáo dục thường xuyên, 1 Trung học nghề, 1 Trung tâm kỹ thuật tổng hợp.
Trong những năm qua, ngành giáo dục - đào tạo của thành phố đã có bước phát triển
toàn diện, chất lượng dạy và học không ngừng được nâng cao, quy mô trường lớp
được mở rộng, huy động được tối đa trẻ em trong độ tuổi đến trường, công tác xây
dung trường chuẩn quốc gia, phổ cập giáo dục thường xuyên được coi trọng.
2.3. Hiện trạng môi trường chất thải rắn tại địa bàn thành phố Tuyên Quang.
2.3.1. Khái niệm về chất thải
" Chất thải là mọi thứ mà con người, thiên nhiên và quá trình con người tác

động vào thiên nhiên thải ra môi trường". Hay nói các khác thì chất thải là các chất
hoặc vật liệu mà người chủ hoặc người tạo ra chúng hiện tại không sử dụng và chúng
bị thải bỏ.
- Chất thải thường được phát sinh trong quá trình sinh hoạt của con người, trong
sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, thương mại, giao thông vận tải, tại hộ gia
đình, tại các cơ quan, trường học, nhà hàng, khách sạn...
2.3.2. Khái niệm về chất thải rắn
- Chất thải rắn là các loại vật chất ở thể rắn như các vật liệu, đồ vật bị loại thải ra
từ một quá trình cụ thể của hoạt động sản xuất, dịch vụ, sinh hoạt.
- Phần lớn chất thải là ở thể rắn và ở khắp mọi nơi xung quanh ta như gạch, đá, xi
măng, vôi, vữa, giấy, mảnh sành, mảnh chai, sắt vụn...
- Chất thải rắn gồm các chất hữu cơ như: thức ăn thừa, giấy, cattong, nhựa, vải,
cao su, da, lá rụng sân vườn, gỗ... và các chất vô cơ như: thuỷ tinh, lon thiếc, nhôm,
kim loại khác, đất cát...
18


2.3.3. Nguồn phát sinh và thành phần chất thải rắn
Nguồn phát sinh chất thải rắn tại thành phố Tuyên Quang gồm:
- Các hộ gia đình, khu chung cư, tập thể.
- Từ các chợ, khu thương mại, buôn bán, các khách sạn, nhà hàng.
- Các cơ sở sản xuất đóng trên địa bàn thành phố.
- Các cơ sở y tế...
2.3.4. Nguồn phát sinh và thành phần chất thải rắn đô thị
* Tại khu vực các phường nội thành
Khu vực nội thành là nơi tập trung dân cư tương đối cao cộng với sự đa dạng của
các ngành nghề sản xuất, kinh doanh, buôn bán, nơi tập trung các khu chợ lớn nhỏ, các
dịch vụ phát triển... Người dân đô thị có mức sống cao hơn khu vực nông thôn, họ
tham gia chủ yếu vào hoạt động buôn bán, kinh doanh.
Nguồn phát sinh chất thải của khu vực này chủ yếu là từ các hộ gia đình, chung

cư, tập thể, từ các hoạt động thương mại, các cơ quan, tổ chức...
- Rác thải từ các hộ gia đình, chung cư, tập thể phát sinh chủ yếu từ quá trình
sinh hoạt, thành phần chủ yếu là các chất hữu cơ như vỏ hoa quả, cơm rau thực phẩm
thừa. Ngoài ra còn các loại rác thải khác như bìa cáctông, vải vụn, da, chai lọ thuỷ
tinh, gỗ vụn, kim loại, tro, lá cây, các chất thải đặc biệt như đồ điện, điện tử hỏng, pin,
bình điện ắc quy hỏng... Tuy nhiên các loại rác thải đặc biệt này chiếm một lượng rất
nhỏ và chúng không phát sinh thường xuyên.
- Rác thải từ hoạt động thương mại bao gồm: giấy các tông, nhựa, gỗ, thức ăn
thừa, thuỷ tinh phát sinh từ các chợ có thành phần rất phức tạp và không được thu gom
thường xuyên nên gây mùi hôi thối khó chịu cho người dân sống xung quanh khu ,
chai lọ, kim loại, các loại rác đặc biệt (dầu, mỡ, lốp xe...), ngoài ra có thể còn có các
chất thải độc hại (pin, hoá chất, ắc quy...). Nguồn phát sinh chất thải thương mại chủ
yếu từ các chợ, quán ăn, nhà hàng, khách sạn với thành phần chủ yếu là các chất hữu
cơ dễ phân huỷ, chai lọ, giấy các loại. Riêng chất thải vực chợ, ảnh hưởng đến môi
trường và cảnh quan khu vực.
Tuỳ theo sự phát triển của đô thị mà lượng rác thải phát sinh khác nhau và thành
phần rác cũng khác nhau phụ thuộc vào mức sống của người dân từng khu vực. Tại
những khu vực có dịch vụ kinh doanh, du lịch phát triển hơn thì lượng rác được tạo ra
nhiều hơn và thành phần đa dạng hơn.

19


Theo điều tra thực tế trung bình một hộ gia đinh trong một phường của thanh
pho có 4 người với lượng rác thải trung bình là 1,2kg/hộ/ngày
Tương đương với lượng rác thải :
4,8kg/hộ/ngày/4 người= 1.2kg/người/ngày
Như vậy, lượng rác trung bình của 7 phường là :
1,2kg/người/ngày x 54578 người = 65,493tấn/ngày
* Tại khu vực các xã ngoại thành

Nguồn phát sinh chất thải rắn khu vực nông thôn chủ yếu là các chất hữu cơ (lá
cây, rau cỏ...), các loại giấy, nilon, thuỷ tinh có với lượng nhỏ.
Các loại chất thải phát sinh từ quá trình sản xuất nông nghiệp: rơm rạ, phân gia
súc, túi, bao bì, chai lọ đựng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây... Các loại
phân gia súc, gia cầm đã được ủ làm phân bón, tuy nhiên phân gia súc, gia cầm thả
dông hầu như chưa được thu gom làm ảnh hưởng đến môi trường và các nguồn nước
tưới tiêu, sinh hoạt; Rơm rạ được người dân tận dụng cho việc đun nấu trong gia đình;
Các loại túi, bao bì, chai lọ đựng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật không được
người nông dân thu gom lại, chúng được thải bỏ trực tiếp xuống các mương máng,
đồng ruộng làm ô nhiễm nguồn nước, đất cũng như môi trường không khí.
Theo điều tra thực địa trung bình một hộ gia đinh trong một xã của thành phố có
4 người với lượng rác thải trung bình là 1.8kg/hộ/ngày
Tương đương với lượng rác thải :
1.8kg/hộ/ngày/4 người= 0,44kg/người/ngày
Như vậy, lượng rác trung bình của 6 xã là :
0,44kg/người/ngày x 37,468 người = 16.5tấn/ngày
Như vậy, ta có thể tổng hợp lượng rác thải của người dân trong một ngày như
sau

20


Bảng 5: Lượng rác thải sinh hoạt phát sinh tại một hộ gia đình
Thành phố Tuyên Quang
ĐVT: kg
TT

Nguồn CTR

Rác thải sinh hoạt hộ gia đình/ngày


1

Phường nội thành

4,8

2

Xã ngoại thành

1,8

Trung bình

3,3

Tổng

6,6

Bảng 6:Tổng lượng rác thải phát sinh của các hộ gia đình thành phố Tuyên
Quang.
ĐVT: kg
TT

Nguồn CTR

Rác thải sinh hoạt các hộ gia
đình/ngày


1

Phường nội thành

65,493

2

Xã ngoại thành

16.507

Trung bình

41

Tổng

82

2.4. Đánh giá thực trạng công tác quản lý CTR tại địa bàn thành phố Tuyên
Quang.
2.4.1. Công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn tại địa bàn thành phốTuyên
Quang – tỉnh Tuyên Quang
Chất thải rắn hiện nay không được phân loại tại nguồn mà được thu gom lẫn lộn
về bãi rác tập trung. Việc phân loại chất thải rắn rất khó khăn, chưa có điều kiện đầu tư
cơ sở vật chất và nhận thức của các hộ gia đình về tầm quan trọng của việc phân loại
rác tại nguồn chưa đầy đủ.
Việc thu gom chất thải rắn đô thị hiện nay trên đia bàn thành phố do 2 tổ chức

đảm nhiệm, đó là Công ty TNHH một thành viên Môi trường đô thị Tuyên Quang chịu
sự quản lý của UBND tỉnh và một số hợp tác xã Lưỡng Vượng chịu sự quản lý của
UBND xã Lưỡng Vượng. Hợp tác xã Lưỡng Vượng phụ trách công tác thu gom rác
thải khu vực xã Lưỡng Vượng, còn lại 12 phường xã thuộc khu vực thành phố Tuyên
Quang do công ty TNHH một thành viên Môi trường đô thị phụ trách. Tổng khối
21


lượng rác thu gom được khoảng trên 75% lượng chất thải rắn phát sinh tại các đô thị,
khối lượng chất thải rắn còn lại chưa thu gom, người dân tự ý bỏ bừa bãi xuống các
sông, suối và ven đường hoặc tự xử lý bằng cách phơi khô rồi đốt. Thời gian thu gom
rác khoảng 1-2 ngày/lần. Trong những năm gần đây mặc dù đã được đầu tư nâng cấp
về cơ sở vật chất để thu gom rác nhưng việc thu gom rác trên địa bàn thị xã vẫn chưa
được triệt để, đặc biệt là rác thải tại các bờ sông. Rác tại các địa điểm này chủ yếu
được thu gom bằng những hoạt động như : hưởng ứng ngày môi trường thế giới, tuần
lễ nước sạch và vệ sinh môi trường...Quy mô thu gom chất thải rắn chủ yếu là hộ gia
đình tại các khu đô thị, bệnh viện, trường học, các cơ quan nhà nước.
* Công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn đô thị
- Tại khu vực các phường nội thành
+ Theo số liệu của Công ty TNHH một thành viên Môi trường đô thị Tuyên
Quang, lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn các phường nội thành trong khu
vực thành phố Tuyên Quang thu gom là 65,493 tấn/ngày, lớn hơn 6,42 tấn/ngày so với
năm 2008 và lớn hơn 8,63 tấn/ngày so với năm 2007. Trung bình tại một phường xã có
lượng rác là 6 tấn/ngày. Còn lại một phần số lượng rác ở các điểm ngoại thị do chưa có
công tác thu gom nên chưa có số liệu chính xác.
+ Kinh phí thu gom rác thải cho mỗi hộ gia đình do Công ty TNHH một thành
viên Môi trường đô thị Tuyên Quang trực tiếp của người dân là 3.000đồng/hộ/tháng và
được sự hỗ trợ
+ Hình thức thu gom, vận chuyển chính tại các phường như sau:
Thu gom bằng xe đẩy tay (xe goòng)=> Đến các điểm hẹn, hoặc các thùng

chứa, xe ép rác nhỏ, lớn => Bãi chôn lấp.
Công đoạn, công trình và thiết bị của khâu thu gom:
+ Thu gom sơ cấp: Xe đẩy tay đến các điểm hẹn. Hiện có tất cả 323 xe đẩy tay
( xe goòng) được đưa đến các điểm hẹn tren địa bàn thành phố để tập trung rác tậi 5
điểm tập kết rác.
+ Các phương tiện chuyên chở, vận chuyển rác thải đô thị: bao gồm các phương
tiện chuyên dùng cho việc vận chuyển rác từ các điểm tập kết đến bãi chôn lấp. Các
loại phương tiện này chủ yếu là các xe ép rác từ 2 - 8 tấn của Công ty TNHH một
thành viên Môi trường đô thị Tuyên Quang. Hiện nay có tất cả 5 xe ép rác trên địa bàn
thành phố Tuyên Quang.
Trên đây là tổng hợp dịch vụ công ích do công ty TNHH nột thành viên Môi
trường đô thị hoàn thành quý IV/2013
22


Bảng 7: Tổng hợp khối lượng dịch vụ công ích hoàn thành quý IV/2013
loại công tác

Đơn vị
tính

Công tác quét, thu gom rác
lòng đường có cấp mặt đường
loại I : 122.204 m2/ngày

10.000
m2

Công tác quét, thu gom rác
lòng đường có cấp mặt đường

loại II : 10.405 m2/ngày

10.000
m2

Công tác quét, thu gom rác
lòng đường có cấp mặt đường
loại III : 14.547 m2/ngày

10.000
m2

Công tác quét thu gom rác
chợ : 10.192 m2/ngày

10.000
m2

Công tác quét, thu gom rác
vỉa hè bằng tấm đan bê tông –
gạch con sâu :57.930,76.192
m/ngày

10.000
m2

Khối lượng
Tháng
10


Tháng
11

Tháng
12

Tổng
khối
lượng

378,832 366,612 378,832 1.124,277

32,395

31,350

32,395

96,140

45,096

43,641

45,096

133,832

31,595


30,576

31,595

93,977

179,585 173,792 179,585

532,963

10,044

9,720

10,044

29,808

242,400

Công tác quét, thu gom rác
vỉa hè, nhựa láng xi măng :
3.240 m2/ngày

10.000
m2

Công tác duy trì vệ sinh ngõ,
xóm : 8,08 km/ngày


Km

250,48

250,48

743,36

Km

124,000 120,000 124,000

368,000

Công tác tua vỉa hè hàm ếch
15,324 km/ngày

Km

475,044 459,720 475,044 1.409,808

Công tác thu gom rác thải
bằng xe ép 2 tấn và VC lên
bãi cự ly thu gom BQ 26 km,
13.98 tấn/ngày

Tấn

433,38


419,400

433,38

1.286,16

Tấn

596,16

550,800

596,16

1.689,120

Công tác duy trì vệ sinh
đường phố ban ngày :
4km/ngày

Công tác thu gom rác thải
bằng xe ép 7 tấn và VC lên

23


×