Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

skkn PHƯƠNG PHÁP dạy học PHÂN môn địa lí lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (689.19 KB, 30 trang )

Chun đề : Phương pháp dạy học mơn Địa lí lớp 4 – Năm học 2010 - 2011

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN BN ĐƠN
TRƯỜNG TIỂU HỌC HỒNG VĂN THỤ
=============

CHUN ĐỀ:

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÂN
MƠN ĐỊA LÍ LỚP BỐN
PHẦN NHẬN XÉT
NHẬN XÉT CỦA TRƯỜNG HOÀNG VĂN THỤ

NHẬN XÉT CỦA PHỊNG GIÁO DỤC

Giáo viên: Lê Thị Huyền – Tân Hịa – Buôn Đôn

1


Chun đề : Phương pháp dạy học mơn Địa lí lớp 4 – Năm học 2010 - 2011

MỤC LỤC
TT

NỘI DUNG
Trang nhận xét – đánh giá
Mục lục – Tài liệu tham khảo

A
I


II
III
B
I
II
III
IV
III
IV
V
VI

LỜI GIỚI THIỆU
PHẦN MỞ ĐẦU

Lí do chọn chuyên đề
Mục tiêu của chuyên đề
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ

Cơ sở lí luận
Thực trạng
Mục tiêu chuyên đề địa lí 4
Nội dung chương trình
Phương pháp và ví dụ về dạy học địa lí lớp 4
Lập kế hoach dạy học – Tóm lại
THỰC HÀNH MỘT TIẾT DẠY

Kết quả
Một số biện pháp – Giải pháp




TRANG
1
2
3
4
4-5
5-6
6
6
6–7
7-8
8
8 - 10
10– 23
23 - 25
25 - 27
27 - 28
28 - 30

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Sách giáo khoa – Sách giáo viên Lịch sử và Địa lí lớp 4 – Nhà xuất bản Giáo
dục năm 2005.
2. Chương trình Giáo dục phổ thông cấp Tiểu học – 2006.
3. Tài liệu bồi dưỡng GV mơn Lịch sử và Địa lí
4. Chuyên đề Giáo dục Tiểu học.
5. Chuẩn KTKN lớp 4


Giáo viên: Lê Thị Huyền – Tân Hịa – Bn Đơn

2


Chun đề : Phương pháp dạy học mơn Địa lí lớp 4 – Năm học 2010 - 2011

LỜI GIỚI THIỆU
Chào mừng các đồng chí lãnh đạo nhà trường và các thầy giáo, cơ giáo đã
nhiệt tình theo dõi và đón đọc chun đề Địa lí lớp Bốn của tơi.
Tơi hi vọng rằng chuyên đề này giúp các thầy giáo cô giáo phần nào nắm được
nội dung chương trình và một số phương pháp giảng dạy môn Lịch sử và Địa lí nói
chung và phân mơn Địa lí Bốn nói riêng.
Như chúng ta đã biết dạy học ở nhà trường phổ thông hiện nay là áp dụng các
phương pháp dạy học hiện đại trên cơ sở phát huy những yếu tố tích cực của phương
pháp dạy học cổ truyền nhằm thay đổi cách thức, phương pháp học tập của học sinh;
sử dụng một cách nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng bộ
môn, đặc điểm từng loại bài nhằm phát huy tính tích cực, tư duy độc lập, sáng tạo
trong hoạt động nhận thức của học sinh. Giúp các em học tập tích cực, chủ động,
sáng tạo, chú trọng hình thành năng lực tự học dưới sự giúp đỡ, hướng dẫn của giáo
viên. Những gì mà học sinh nghĩ được, nói được, làm được thì giáo viên khơng làm
thay, nói thay. Để thực hiện được điều này giáo viên đã và đang gặp khơng ít khó
khăn nhất định.
Để đáp ứng yêu cầu thì Ngành GD đã tổ chức tập huấn, bồi dưỡng biên soạn SGK
thể hiện định hướng về phương pháp dạy học của chương trình, gợi ý tiến hành tổ
chức các hoạt động học tập của học sinh. SGV gợi ý dạy học các bài trong SGK Địa
lí giúp giáo viên tham khảo, lựa chọn vận dụng và sáng tạo trong quá trình dạy học.
Qua giảng dạy và dự giờ chúng tơi thấy có GV cịn lúng túng trong việc áp dụng
phương pháp và tổ chức dạy học cũng như chưa nắm hết về nội dung, chương trình,

mục tiêu của phân mơn Địa lí lớp Bốn.
Chúng tôi hi vọng rằng qua chuyên đề sẽ là một tài liệu nhỏ tham khảo hữu ích
giúp các thầy giáo, cô giáo đã và chưa giảng dạy lớp Bốn nắm chắc hơn về mục tiêu,
nội dung chương trình và một số phương pháp giảng dạy phân mơn Địa lí lớp Bốn.
Từ đó giúp các thầy cơ giáo sẽ tự tin hơn trong q trình vận dụng phương pháp dạy
mơn học này đạt hiệu quả hơn nâng cao chất lượng bài dạy Địa lí Bốn của mình.
Do điều kiện cùng như phạm vi nghiên cứu có hạn, tơi chỉ có thể giới thiệu một số
vấn đề chung, khái quát, cơ bản nhất chắc chắn khơng tránh khỏi những thiếu sót. Do
đó rất mong nhận được những ý kiến đóng góp bổ sung của lãnh đạo cũng như các
thầy giáo, cô giáo trong trường để chuyên đề này trở thành chuyên đề hoàn thiện hơn,
khả thi hơn.
Xin chân thành cảm ơn !

Giáo viên: Lê Thị Huyền – Tân Hịa – Bn Đơn

3


Chun đề : Phương pháp dạy học mơn Địa lí lớp 4 – Năm học 2010 - 2011

A – PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN CHUN ĐỀ:
1. Lí do khánh quan:
Xã hội ngày nay do yêu cầu phát triển khoa học kỹ thuật ngày càng nhanh, diễn ra
từng ngày, từng giờ địi hỏi con người phải chủ động, tích cực, sáng tạo để thích ứng
được sự phát triển của xã hội. Vì vậy, đất nước đã đặt ra mục tiêu cho ngành giáo dục “
Đào tạo ra những con người có kiến thức văn hóa, khoa học, có kỹ năng nghề nghiệp,
lao động tự chủ, sáng tạo, có kỹ luật, giàu lòng nhân ái , yêu nước, yêu CNXH, sống
lành mạnh có ( kiến thức tồn diện) đáp ứng được nhu cầu phát triển đất nước và chuẩn
bị cho tương lai”. Muốn vậy với giáo viên ngay từ đầu phải có biện pháp giảng dạy hữu

hiệu làm sao phải hết sức đơn giản, nhẹ nhàng, cụ thể, dễ hiểu song đảm bảo được mục
tiêu, nội dung chương trình của mơn học. Với học sinh : Do đặc điểm nhận thức của
học sinh tiểu học còn non yếu, chưa đầy đủ, sâu sắc và đạt đến trình độ tư duy khái qt
bởi đây là mơn học mới mẻ và nó được tách ra từ môn Tự nhiên và Xã hội ở lớp 1,2,3.
Hệ thống kênh chữ nhiều hơn kênh hình, ở phân mơn này có nhiều từ ngữ các em mới
bắt đầu làm quen như: địa hình, nét văn hóa, châu thổ,…Hơn nữa mục tiêu của phân
môn này là học sinh phải nắm được các sự vật, hiện tượng và các mối quan hệ Địa lí ở
các vùng miền chính trên đất nước Việt Nam. Sự cần thiết học sinh phải tìm hiểu thiên
nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở các vùng miền khác nhau, học sinh cần có
kĩ năng phân tích bản đồ, lược đồ, biết khai thác triệt để các kênh hình, kênh chữ trong
sách giáo khoa nhằm khám phá ra kiến thức ( dưới sự hướng dẫn của giáo viên), tiếp
nhận kiến thức cho mình để từ đó vận dụng vào cuộc sống thực tế.
2. Lí do chủ quan:
Trước năm 2000, cùng với Khoa học, Lịch sử và Địa lí là những mơn của mơn
TN&XH. Trong chương trình 2000, Lịch sử và Địa lí là hai phần của mơn Lịch sử &
Địa lí nhằm tăng cường sự kết hợp nội dung gần nhau của hai phần này.
Khi tiến hành dạy học môn học này, giáo viên cần tăng cường kết hợp nội dung
của hai phần Lịch sử & Địa lí với nhau bằng nhiều cách.
Dạy học những kiến thúc dùng chung cho cả hai phần Lịch sử & Địa lí như kiến
thúc về bản đồ và sử dụng bản đồ,… trước khi dạy từng phần riêng.
Liên hệ những kiến thức gần nhau giữa hai phần Lịch sử & Địa lí, ví dụ: Khi dạy
học nội dung: thiên nhiên và hoạt động của con người ở vùng đồng bằng giáo viên liên
hệ với nội dung : Lý do nhà Lý dời đô ra Thăng Long.Thành phố Huế liên hệ với nội
dung bài Kinh thành Huế ( ở Lịch sử ).
Với những bài lịch sử, Địa lí có nội dung phản ánh những đặc trưng của địa phương
dành thời gian để học sinh có thể thu được những thông tin cần thiết cho bài học.
Tạo điều kiện cho HS đi tham quan ít nhất một địa điểm ở địa phương để HS có thể
thu được những thơng tin cần thiết cho bài học.
Với nội dung, phương pháp tổ chức dạy học hiện nay và đặc thù của mơn học thì rất
khó cho GV dạy và khó cho việc học của học sinh.

Giáo viên: Lê Thị Huyền – Tân Hịa – Bn Đơn

4


Chun đề : Phương pháp dạy học mơn Địa lí lớp 4 – Năm học 2010 - 2011

Để thực hiện được đòi hỏi người giáo viên phải nắm vững mục tiêu, phương
pháp, nội dung chương trình bài học của Lịch sủ & Địa lí, khơng những thế mà cịn
phải có kiến thức về Lịch sử & Địa lí thì mới có thể giảng dạy tốt mơn học này sao
cho phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS phù hợp với dặc
điểm đối tượng HS và điều kiện của từng lớp học, từng địa phương nhằm bồi dưỡng
cho HS phương pháp học, khả năng hợp tác, rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực
tiễn, tác động đến tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú cho HS trong học tập.
Là một giáo viên, mỗi chúng ta cần nhận thức rõ tầm quan trọng của việc dạy học,
trách nhiệm của chúng ta đối với các em HS ở trường hôm nay những người sẽ là chủ
nhân tương lai của đất nước. Chắc rằng các đồng chí cũng nhận thấy thế giới đang
thay đổi, các nhu cầu và phương pháp giáo dục đang được phát triển nhằm đáp ứng
sự thay đổi nhanh chóng đó.
Song qua giảng dạy chúng tơi thấy:
Về giáo viên: vẫn cịn GV lúng túng trong khâu vận dụng phương pháp và hình
thức tổ chức dạy học, quá lệ thuộc vào SGK,SGV mà chưa tìm hiểu và nhiều khi có
những vấn đề vượt qua sự hiểu biết nên thụ động, áp đặt trong việc học môn này. Với
lại đồ dung dạy học phục vụ cho tiết dạy
Về học sinh thì xem nhẹ, chưa chú trọng quan tâm đến mơn này như tốn, Tiếng
Việt và một số mơn khác vì thế mà các em khơng thích học phân mơn này. Học sinh
trường tơi dạy đa số là con các gia đình nơng dân có hồn cảnh kinh tế cịn khó khăn,
cách tiếp cận với các hoạt động vui chơi, tham quan du lịch cũng như học tập còn hạn
chế, sự nhút nhát, rụt rè thụ động ở lứa tuổi các em ở vùng nông thôn cịn mang nặng
hơn các vùng thành thị.

Về phía phụ huynh học sinh nhiều khi chỉ chú trọng hai mơn Tốn, tiếng Việt
nên ở nhà học chỉ nhắc và kèm con học 2 môn này, hơn nữa lượng kiến thức về lĩnh
vực này của một số phụ huynh có hạn.
Chính vì lí do trên mà tơi chọn mở chun đề này.
II. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA CHUYÊN ĐỀ:
* Chuyên đề này giúp cho giáo viên biết và hiểu:
- Nội dung, chương trình phần Địa lí – mơn Lịch sử và Địa lí lớp 4.
- Một số phương pháp dạy học Địa lí lớp 4 theo hướng phát huy tính tích cực
của học sinh. Nắm được một số cách hình thành biểu tượng, khái niệm địa lí cũng
như hình thành và rèn luyện cho HS một số kĩ năng bản đồ, kĩ năng phân tích bảng số
liệu.
- Cách lập kế hoạch bài học ( bài soạn ) để dạy Địa lí lớp 4.
Có khả năng: Phân tích chương trình , lập kế hoạch bài học và tổ chức dạy học
theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh.
Qua chun đề cịn giúp GV và HS có được những kiến thức cỏ bản, hình thức
và cách thức hoạt động của GV và HS trong những điều kiện dạy học hiện nay về Địa lí
Việt Nam nói chung và địa phương nói riêng. Nhằm nâng cao chất lượng dạy học Địa lí
bằng cách thay đổi phương pháp dạy học tích cực giúp HS phát huy tích cực, tự giác,
chủ động, sáng tạo, rèn luyện khả năng và thói quen tự học, tinh thần hợp tác, kĩ năng
Giáo viên: Lê Thị Huyền – Tân Hịa – Bn Đơn

5


Chun đề : Phương pháp dạy học mơn Địa lí lớp 4 – Năm học 2010 - 2011

vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tạo hứng thú trong học tập cho HS. Qua đó HS
chủ động tìm tịi, khám phá, tự phát hiện, rèn luyện và xử lí thơng tin, tự hình thành
hiểu biết, năng lực, phẩm chất đáp ứng với yêu cầu cuộc sống hiện tại và trong tương
lai. Các em thấy những điều đã học cần thiết, bổ ích cho bản thân mình và sự phát triển

của xã hội.
* GV nâng cao kĩ năng dạy học tích cực phân mơn Địa lí Bốn nhằm đem lại
hiệu quả thiết thực trong giảng dạy.
- Cơ động, linh hoạt đa dạng hố hoạt động dạy học, phát huy tính chủ động và
sáng tạo của HS
* HS nâng cao kỹ năng thu thập thơng tin, sử dụng nguồn tư liệu có sẵn từ SGK
và các phương tiện thông tin khác.
- Gợi cho HS lòng yêu thiên nhiên, đất nước, con người Việt Nam, có ý thức giữ
gìn bản sắc văn hố dân tộc và hành động bảo vệ môi trường
- giáo dục HS lịng say mê, u thích học mơn Lịch sử & Địa lí.
III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1.
Đối tượng nghiên cứu:
- Nội dung, chương trình phần Địa lí – mơn Lịch sử và Địa lí lớp 4.
- Một số phương pháp dạy học Địa lí lớp 4.
- Cách lập kế hoạch bài học ( bài soạn ) để dạy Địa lí lớp 4.
2. Phạm vi nghiên cứu:
Các đồng chí giáo viên và phụ huynh học sinh trong tổ.
Học sinh lớp 4D năm học 2012 – 2013 trường TH Hoàng Văn Thụ.
2.
Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra, quan sát: Giữa giáo viên và học sinh.
- Phương pháp trò chuyện: Giữa giáo viên và giáo viên, giữa giáo viên
với học sinh.
- Phương pháp hỗ trợ khác: Đọc tài liệu, sách tham khảo.
Xác định đối tượng nghiên cứu, phạm vi vận dụng của chuyên đề là chương
trình Địa lí lớp bốn. Vì vậy trước hết tổ phải họp cùng nghiên cứu kỹ SGK, qua thực
tế giảng dạy, dự giờ, trao đổi để rút ra được mục tiêu của chuyên đề.
Tổ chức sưu tầm những tài liệu liên quan đến nội dung để tìm ra giải pháp tối
ưu nhất là rất khó và mỗi người có một cách truyền đạt khác nhau vấn đề quan trọng

là phải biết khai thác cái nào, khai thác như thế nào để đạt được.

B. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ:
I. Cơ sở lí luận:
Đặc điểm của học sinh tiểu học là tiềm tàng khả năng phát triển nên
người giáo viên cần sáng tạo, sử dụng linh hoạt nhiều phương pháp, hình thức dạy học
khác nhau để giúp học sinh lĩnh hội kiến thức mới và ôn tập kiến thức cũ. Giúp học
sinh trải nghiệm và thử thách vì qua trải nghiệm và thử thách cộng với việc học tập
tích cực chủ động, tự giác dựa trên nhu cầu hứng thú, sự tương tác lẫn nhau trong học
tập. Từ đó học sinh hình thành kĩ năng, kĩ xảo để học kiến thức mới và ôn tập kiến
Giáo viên: Lê Thị Huyền – Tân Hịa – Bn Đôn

6


Chun đề : Phương pháp dạy học mơn Địa lí lớp 4 – Năm học 2010 - 2011

thức cũ một cách có hiệu quả. Khác với cách dạy trước đây, GV là người cung cấp
thơng tin, cịn học sinh là đối tượng thụ động tiếp nhận thông tin. Dạy học ngày nay là
tổ chức để học sinh tìm hiểu, phát hiện kiến thức và tự giác chiếm lĩnh kiến thức đó.
Vì vậy giáo viên phải là người năng động, sáng tạo và có vốn kiến thức vững, đổi mới
phương pháp dạy học, chuẩn bị bài và đồ dung dạy học chu đáo. Trên cơ sở đó tơi đã
nghiên cứu chun đề này qua áp dụng thử thấy có hiệu qảu nên đã mạnh dạn áp dụng
một số phương pháp ( nêu ở sau) để áp dụng vào các bài dạy.
II. Thực trạng:
- Học sinh chưa hứng thú khi học phân mơn Địa lí do hoạt động trong tiết dạy
khơng sơi nổi, thiếu sự chuẩn bị, chưa tạo được hứng thú và phát huy được tính tích
cực của học sinh tham gia các hoạt động lĩnh hội kiến thức dẫn đến các em không
thấy được cái hay, sự thú vị của phân môn này.
- Các em thiếu sự quan tâm của gia đình về việc mở rộng nâng cao kiến thức do

điều kiện kinh tế cịn gặp nhiều khó khăn, một số gia đình đã quan tâm chăm lo cho
con em nhưng chỉ đầu tư cho mơn Tốn và mơn Tiếng Việt, coi mơn Địa lí là mơn
học
phụ.
- Chất lượng học sinh không đồng đều, một số em nhận thức chưa cao nên tiếp
thu bài còn chậm. Một số học sinh ít được tiếp xúc về thế giới bên ngoài nên các em
phân tích bảng số liệu, đọc và chỉ bản đồ, lược đồ cịn lúng túng, thậm chí có học sinh
chưa
biết
chỉ
đúng
bản
đồ,
lược
đồ
..
- Học sinh lớp 4 lần đầu tiên được tiếp thu kiến thúc mới đối với mơn Địa lí và
được làm việc nhiều với bản đồ, lược đồ, tranh ảnh để tìm hiểu nội dung của bài.
- Việc quan sát các sự vật, hiện tượng địa lí, tìm tịi tư liệu, cách trình bày kết quả
bằng lời nói, cách diễn đạt cịn hạn chế. Việc quan sát, phân tích số liệu trên bản đồ,
lược
đồ,
kỉ
năng
chỉ
bản
đồ
còn
rất
lúng

túng
.
- Sự hiểu biết, cập nhật các thơng tin về dân số, kinh tế, chính trị xã hội cũng là
một vấn đề mà mỗi giáo viên giảng dạy Địa lí cần phải quan tâm.
- Một số giáo viên chưa thật sự mặn mà và u thích mơn học, việc đổi mới các
phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh còn hạn chế và chưa mạnh
dạn, chưa tuyên truyền sâu rộng đến tận các bậc phụ huynh và các em học sinh nên
chưa làm cho các em thật sự u thích mơn Địa lí.
1. Thuận lợi, khó khăn:
a. Thuận lợi: Lãnh đạo trường, chun mơn và thư viện tạo điều kiện tốt cho tôi
nghiên cứu như: thời gian, mượn tài liệu, phòng máy để truy cập tham khảo thêm.
Bản than đã dạy nhiều năm khối lớp 4 nên hiểu được tâm lí của các em. Giáo viên
trong khối tạo điều kiện để tôi gặp trao đổi trị chuyện, học sinh lắng nghe và tích cực
chủ động trả lời các câu hỏi.
b. Khó khăn: Thời gian còn hạn chế cho việc đầu tư để viết chuyên đề.
2. Thành công, hạn chế:
a. Thành công: Qua thời gian áp dụng thử nghiệm, tôi thấy chuyên đề đã phần làm
thay đổi quan niệm coi phân mơn Địa lí là môn phụ trong giáo viên, phụ huynh và
học sinh. Nhiều giáo viên đã áp dụng chuyên đề và bước đầu thu được thành công.
Giáo viên: Lê Thị Huyền – Tân Hịa – Bn Đơn

7


Chun đề : Phương pháp dạy học mơn Địa lí lớp 4 – Năm học 2010 - 2011

Học sinh đã tự giác tìm, lựa chọn sách phù hợp yêu cầu của nội dung và đã mượn sách
thư viện về cũng như truy cập trên mạng để tham khảo.
b. Hạn chế là sách, đồ dung trực quan, tranh ảnh phục vụ cho từng bài học cịn ít.
Việc học sinh sưu tầm tranh ảnh còn hạn chế nhiều.

3. mặt mạnh, mặt yếu:
a. Mặt mạnh: Nếu chuyên đề được áp dụng rộng giáo viên dạy soạn giáo án điện tử
chuẩn bị nhiều tranh ảnh để dạy sẽ đem lại nhiều kết quả trong công tác dạy và học.
Chất lượng sẽ được nâng lên đáng kể. Vì đây là phương pháp dễ gây hứng thú, lôi cuốn
học sinh học tập.
b. Mặt yếu: Để áp dụng các phương pháp và hình thức dạy học một cách hiệu quả
thì người giáo viên phải có kiến thức, có sự sáng tạo, nhiệt tình, có sức thuyết phục để
phụ huynh quan tâm đến phân môn và đầu tư cho học sinh.
4. Các giải pháp, biện pháp:
a. Mục tiêu của giải pháp biện pháp.
Mục tiêu là để nâng cao chất lượng dạy và học phân mơn Địa lí. Khơi dậy trong
mỗi giáo viên sự say mê sang tạo, nghiên cứu khoa học. Từ đó để giáo viên tích cực áp
dụng các sang kiến đã nghiên cứu của đồng nghiệp vào giảng dạy nhằm đạt mục tiêu
giáo dục đề ra. Học sinh có hứng thú hơn với phân mơn này. Phụ huynh có sự nhìn
nhận khác từ đó quan tâm tới các môn học của con, dẫn đến chất lượng học tập của các
em được nâng lên toàn diện ở các môn học.
b. Nội dung và cách thực hiện.
Từ thực trạng trên để phân môn học này cũng như tiết dạy đạt hiệu quả thì mỗi
giáo viên cần nắm vững nội dung, phương pháp và chuẩn bị bài giảng của mình thật chu
đáo, có chuẩn bị thì kiến thức mới vững vàng, lời giảng mới hấp dẫn, phương pháp và
hình thức tổ chức mới sinh động, mới tạo được hứng thú học tập cho học sinh trong
từng hoạt động. Sau đây là mục tiêu, nội dung chương trình và phương pháp dạy phân
mơn địa lí mà tơi đã áp dụng trong năm học qua như sau:
III. MỤC TIÊU DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP BỐN:
- Hình thành cho học sinh một số biểu tượng, khái niệm, mối quan hệ địa lí đơn
giản thơng qua những sự vật, hiện tượng đại lí cụ thể của đất nước ở miền núi và trung
du, miền đồng bằng và duyên hải.
- Bước đầu hình thành và rèn luyện cho học sinh một số kỹ năng địa lí như: kĩ năng
quan sát sự vật, hiện tượng địa lí; kĩ năng sử dụng bản đồ; kĩ năng nhận xét, so sánh,
phân tích số liệu; kĩ năng phân tích các mối quan hệ địa lí đơn giản.

- Góp phần bồi dưỡng và phát triển ở học sinh thái độ và thói quen:
- Ham hiểu biết, yêu thiên nhiên, đất nước, con người, có ý thức và hành động bảo
vệ mơi trường.
IV. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
Những nội dung chính của phần Địa lí lớp 4:
* Phần Địa lí lớp 4 gồm những nội dung chính như sau:
2.1. Bản đồ và cách sử dụng. Bản đồ địa hình Việt Nam.
Giáo viên: Lê Thị Huyền – Tân Hịa – Bn Đơn

8


Chun đề : Phương pháp dạy học mơn Địa lí lớp 4 – Năm học 2010 - 2011

2.2. Thiên nhiên và hoạt động của con người ở miền núi và trung du ( dãy núi
Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên, Trung du bắc bộ ).
- Đặc điểm tiêu biểu của thiên nhiên ( địa hình, khí hậu, sơng, rừng).
- Cư dân ( mật độ dân số không lớn, ba dân tộc tiêu biểu với nét đặc trưng về
trang phục, lễ hội ).
- Hoạt động sản xuất gắn với tài nguyên rừng, sức nước, đất, khoáng sản
( thủy điện; khai thác chế biến gỗ, quặng; trồng trọt; chăn nuôi gia súc …); hoạt động
dịch vụ ( giao thông miền núi và chợ phiên).
- Thành phố vùng cao ( Đà Lạt).
2.3. Thiên nhiên và hoạt động của con người ở miền đồng bằng ( đông bằng Bắc
Bộ, đồng bằng Nam Bộ).
- Đặc điểm tiêu biểu của thiên nhiên ( địa hình, khí hậu, sơng ngịi ).
- Cư dân ( mật độ dân số rất lớn, ba dân tộc tiêu biểu với nét đặc trưng về
trang phục, lễ hội).
- Hoạt động sản xuất gần với tài ngun đất, nước ( sơng), khí hậu và sinh vật
( trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông, thủy sản ); hoạt động dịch vụ ( giao thông đồng

bằng, thương mại ).
- Thủ đô Hà Nội, các thành phố lớn : tp Hồ Chí Minh, Cần Thơ.
2.4. Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở miền duyên hải ( dải
đồng bằng duyên hải miền Trung ).
- Đặc điểm tiêu biểu của thiên nhiên ( địa hình, khí hậu, đất nước, sinh vật).
- Cư dân ( dân cư khá đông đúc, hai dân tộc tiêu biểu với nét đặc trưng về
trang phục, lễ hội ).
- Hoạt động sản xuất gắn với tài nguyên ( trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt cá và
chế biến hải sản ).
- Thành phố: Huế, Đà Nẵng.
2.5. Biển Đông, các đảo, quần đảo
- Sơ lược về thiên nhiên, giá trị kinh tế của biển, đảo.
- Khai thác dầu khí và đánh bắt, chế biến hải sản.
2. Cấu trúc sách giáo khoa:
a. Cấu trúc nội dung:
Ngồi 3 bài chung: Mơn lịch sử và Địa lí lớp 4, Bản đồ, Sử dụng bản đồ ở phần
mở đầu của sách, phần Địa lí lớp 4 gồm 3 chủ đề với 34 bài ứng với 34 tiết học.
Trong đó có 28 bài học kiến thức mới, 6 bài ôn tập và kiểm tra, được phân bố cụ thể
như sau:
- Thiên nhiên và hoạt động của con người ở miền núi và trung du : 10 bài ( kể
cả 1 bài ôn tập ).
- Thiên nhiên và hoạt động của con người ở miền đồng bằng bao gồm cả dải
đồng bằng duyên hải miền Trung : 20 bài ( kể cả 2 bài ôn tập và 1 bài kiểm tra học kì
I ).
- Vùng biển Việt Nam : 2 bài
- Ôn tập và kiểm tra cuối năm : 2 bài
Giáo viên: Lê Thị Huyền – Tân Hòa – Buôn Đôn

9



Chun đề : Phương pháp dạy học mơn Địa lí lớp 4 – Năm học 2010 - 2011

b. Cách trình bày sách:
* Bài học Địa lí trong sách giáo khoa bao gồm: Bài viết, kênh hình, kênh chữ, câu
hỏi, yêu cầu các hoạt động học tập và các phương tiện hỗ trợ nhằm tạo điều kiện cho
HS tự học.
- Sách trình bày thống, rõ. Tăng cỡ chữ, tăng số lượng kênh hình và kích thước
của bản đồ, lược đồ.
* Kênh chữ: có vai trị cung cấp thơng tin, thể hiện nội dung trọng tâm của bài được
đặt trong phần đóng khung và hệ thống câu hỏi cuối bài. Ngoài ra SGK cịn có những
câu hỏi và lệnh ở giữa bài được in nghiêng để HS dễ nhận biết và được dùng để hướng
dẫn HS làm việc với kênh hình và liên hệ với thực tế để tìm ra kiến thức mới.
- Qua kênh chữ tạo điều kiện để GV tổ chức các hoạt động tìm tịi, phát hiện kiến
thức mới của HS thồn qua làm việc với bản đồ ( lược đồ ), bảng số liệu, trnh ảnh, hình
vẽ đồng thời hình thành và phát triển kỹ năng địa lí của HS.
* Kênh hình: Đa dạng về thể loại ngồi lược đồ, bảng số liệu cịn có những hình vẽ,
tranh ảnh mang tính chất liên hồn giúp HS hình dung được quy trình sản xuất ra một
mặt hàng nào đó, ví dụ chế biến chè, sản xuất đồ gốm.
- Chú ý đến việc thể hiện, sự kết nối giữa tranh ảnh và lược đồ.
- Kênh hình với chức năng làm nguồn tri thức được chú trọng hơn chức năng
minh hoạ cho kênh chữ.
* Cách trình bày một bài học:
Mỗi bài học gồm 3 phần:
- Phần cung cấp kiến thức ( thơng tin ) bằng kênh chữ, kênh hình.
- Phần câu hỏi hoặc yêu cầu các hoạt động học tập.
+ Câu hỏi hoặc yêu cầu các hoạt động học tập được in nghiêng ở giữa bài gợi
ý GV tổ chức cho HS hoạt động để khai thác thông tin, rèn luyện kỹ năng.
+ Câu hỏi ở cuối bài nhằm giúp GV kiểm tra việc thực hiện mục tiêu của bài
và cũng cố kiến thức của HS sau mỗi bài học.

- Phần tóm tắt trọng tâm của bài được đóng khung.
* Qua cách trình bày trên gợi ý cho GV các hình thức tổ chức và phương pháp dạy
học một bài theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh.
- Sự sắp xếp xen kẽ giữa kênh chữ và kênh hình một cách hợp lí tạo điều kiện để
GV tổ chức chp HS khai thác có hiệu quả kênh hình trong SGK.
V. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC – MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ DẠY PHÂN MƠN ĐỊA LÍ 4

1. Đổi mới phương pháp dạy học
Định hướng chung của đổi mới PPDH ở tiểu học nói chung và trong dạy Địa lí
lớp 4 nói riêng là: Dạy học trên cơ sở tổ chức và hướng dẫn các hoạt động học tập
tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
Có thể tóm tắt việc giải thích, cụ thể hóa định hướng chung nêu trên bằng sỏ đồ về
vị trí và mối quan hệ tương tác giữa giáo viên, học sinh, môi trường và các điều kiện
tối thiểu cần có để đổi mới PPDH Địa lí như sơ đồ sau:

Giáo viên: Lê Thị Huyền – Tân Hịa – Bn Đơn

10


Chun đề : Phương pháp dạy học mơn Địa lí lớp 4 – Năm học 2010 - 2011

GIÁO VIÊN

HỌC SINH

- Lập kế hoạch
- Tổ chức
- Hướng dẫn
- Hợp tác

-

- Tham gia
- Tích cực
- Hứng thú
- Trách nhiệm
- Phát hiện
- Chiếm lĩnh
- Vận dụng
Ảnh hưởng
Thích nghi
Hỗ trợ

MƠI TRƯỜNG VÀ ĐIỀU KIỆN
( Địa phương, giáo viên, sách giáo khoa,
Thiết bị dạy học, thời lượng dạy học tối thiểu … )

Sơ đồ : Vị trí và mối quan hệ giữa giáo viên, học sinh và môi trường, điều kiện
dạy học
2. Phương pháp dạy học và một số ví dụ về dạy phân mơn địa lí
2.1. Phương pháp dạy học:
PPDH là lĩnh vực rất phức tạp. Có nhiều quan niệm, quan điểm khác nhau về
PPDH. Trong tài liệu GDKNS trong các môn học ở tiểu học, PPDH được hiểu là cách
thức, là con đường hoạt động chung giữa GV và HS, trong những điều kiện dạy học
xác định, nhằm đạt tới mục đích dạy học.
PPHD có ba bình diện:
- Bình diện vĩ mơ là quan điểm về PPDH. Ví dụ: Dạy học hướng vào người
học, dạy học phát huy tính tích cực của học sinh…
Quan điểm dạy học là những định hướng tổng thể cho các hành động phương
pháp, trong đó có sự kết hợp giữa các nguyên tắc dạy học, những cơ sở lí thuyết của lí

luận dạy học, những điều kiện dạy học và tổ chức cũng như những định hướng về vai
trị của giáo viên và học sinh trong q trình dạy học. Quan điểm dạy học là những
định hướng mang tính chiến lược, cương lĩnh, là mơ hình lí thuyết của PPDH.
Bình diện trung gian là PPDH cụ thể. Ví dụ: Phương pháp đóng vai, thảo luận,
nghiên cứu trường hợp điển hình, xử lí tình huống, trị chơi, dạy học theo nhóm, giải
quyết vấn đề, dạy học theo dự án (PPdự án),…
Ở bình diện này khái niệm PPDH được hiểu với nghĩa hẹp, là những hình thức,
cách thức hành động của GV và HS nhằm thực hiện những mục tiêu dạy học xác định,
phù hợp với những nội dung và điều kiện dạy học cụ thể.
Giáo viên: Lê Thị Huyền – Tân Hịa – Bn Đơn

11


Chun đề : Phương pháp dạy học mơn Địa lí lớp 4 – Năm học 2010 - 2011

PPDH cụ thể quy định những mơ hình hành động của GV và HS. Dựa vào mối
quan hệ thầy – trò, cách hoạt động của thầy và trị, theo cách này ta có các phương
pháp dạy học theo quan điểm truyền thống cà các phương pháp dạy học theo quan
điểm tích cực. Sau đây tôi xin giới thiệu một số phương pháp dạy học tích cực.
* Một số phương pháp dạy học tích cực.
Trong thực tế cho thấy có PPDH có ưu thế trong việc phát huy tính tích cực học
tập của HS có thể sử dụng để giáo dục trong q trình dạy học các môn học và tổ chức
các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp như:
- Phương pháp dạy học nhóm;
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình;
- Phương pháp giải quyết vấn đề;
- Phương pháp đóng vai;
- Phương pháp trò chơi;
- Dạy học theo dự án (Phương pháp dự án);

- Phương pháp quan sát;
* Song trong phân mơn Địa lí thì phương pháp thường được vận dụng là:
- Phương pháp quan sát, vấn đáp – tìm tịi thì miêu tả, phân tích;
- Phương pháp dạy học nhóm;
- Phương pháp trò chơi;
2.1.1 Phương pháp quan sát:
Phương pháp quan sát là phương pháp sử dụng các giác quan để tri giác trực
tiếp, có mục đích các sự vật, hiện tượng diễn ra trong tự nhiên và trong cuộc sống mà
khơng có sự can thiệp vào q trình diễn biến của các sự vật hoặc hiện tượng đó. Tùy
từng nội dung cụ thể mà giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát bằng cách sử dụng
một hay nhiều giác quan khác nhau.
Tùy theo bài học cụ thể mà giáo viên có thể tổ chức cho học sinh quan sát ở
trong lớp hay ngồi lớp theo quy trình sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu quan sát
Học sinh cần xác định mục tiêu của quan sát trước khi tiến hành.
Bước 2: Lựa chọn đối tượng quan sát.
Đối tượng quan sát là quan sát trực tiếp đối tượng tại thực địa hoặc qua các
tranh, ảnh, lược đồ, bản đồ, địa cầu, băng hình,… Khi chọn đối tượng quan sát, giáo
viên cần ưu tiên chọn cách quan sát trực tiếp đối tượng tại thực địa.
Bước 3: Tổ chức và hướng dẫn học sinh quan sát.
- Tổ chức: tùy theo mục tiêu và nội dung bài học sinh, số đồ dung dạy học
hoặc hiện trường mà có thể tổ chức cho học sinh quan sát cá nhân, theo nhóm hay cả
lớp. Giáo viên dành đủ thời gian cho học sinh quan sát, tránh tổ chức cho học sinh
quan sát một cách hình thức.
- Hướng dẫn của giáo viên:
+ Quan sát để thu thập thông tin: Tùy đối tượng để học sinh quan sát, giáo
viên hướng dẫn cho các em sử dụng một hay nhiều giác quan để cảm nhận và phán
đoán sự vật, hiện tượng.
Giáo viên: Lê Thị Huyền – Tân Hịa – Bn Đơn


12


Chun đề : Phương pháp dạy học mơn Địa lí lớp 4 – Năm học 2010 - 2011

+ Xử lí thông tin đã thu thập được ( đối chiếu, so sánh, phân tích, tổng hợp,
nhận xét, khái qt hóa,…) để rút ra kết luận. Tránh tình trạng, học sinh khơng rõ
mình phải quan sát cái gì và kết qảu quan sát đó có lien hệ gì đến kiến thức Địa lí ở
bài học.
Bước 4: Trình bày kết quả quan sát.
Tổ chức cho học sinh trình bày kết quả quan sát theo nhóm hoặc cá nhân. Dựa
trên thực tế những khó khăn học sinh mắc phải mà giáo viên quan tâm tháo gỡ. Giáo
viên có thể nêu câu hỏi để cùng học sinh trao đổi nhằm khẳng định và hoàn thiện kết
quả quan sát.
2.1.2 Phương pháp trò chơi học tập.
Trò chơi học tập là trị chơi có nội dung gắn với hoạt động học tập của HS.
Trò chơi học tập giúp cho giờ học trở nên nhẹ nhàng, thoải mái, giúp HS nhanh
nhẹn, tiếp thu tự giác và tích cực. Qua đó, HS được củng cố, hệ thống hóa kiến thức.
Tổ chức trò chơi học tập theo các bước:
- Giới thiệu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, thời gian chơi và phổ biến luật
chơi.
- Cho học sinh chơi thử ( nếu cần).
- Cho học sinh chơi thật.
- Nhận xét kết quả của trị chơi ( có thể thưởng hoặc phạt sau trò chơi).
- Nhận xét thái độ của người ( đội) tham gia và rút kinh nghiệm.
- Kết thúc: GV hỏi HS qua trò chơi HS rút ra bài học gì hoặc giáo viên tổng
kết lại những gì cần học được qua trị chơi đó.
2.1.3 Dạy học hợp tác theo nhóm.
Việc tổ chức cho HS học tập theo nhóm là rất quan trọng, trước hết nó cho phép
HS có nhiều cơ hội hơn để diễn đạt và khám phá ý tưởng, mở rộng suy nghĩ, hiểu biết

và rèn luyện kĩ năng nói, nó cũng cho phép học sinh có cơ hội để học hỏi từ bạn, phát
huy vai trò trách nhiệm, điều đó làm phát triển kỹ năng xã hội và tính cách của HS,
đặc biệt kỹ năng phối hợp và hợp tác với các bạn khác.
Để dạy học hợp tác theo nhóm có hiệu quả giáo viên cần:
Biết cách chia nhóm: Theo sở thích hoặc theo trình độ,…
Chỉ dẫn cho HS biết vai trị, cơng việc của từng em trong nhóm một cách rõ rang
từ nhóm trưởng đến các thành viện có như vậy các nhóm mới hoạt động tốt.
Dạy học hợp tác theo nhóm gồm các bước:
- Chuẩn bị:
+ Tổ chức các nhóm
+ Giao nhiệm vụ cho các nhóm
+ Hướng dẫn cách làm việc
- Làm việc theo nhóm
+ Học sinh làm việc độc lập
+ Hợp tác các kết quả
- Làm việc chung cả lớp
+ Đại diện các nhóm báo cáo
Giáo viên: Lê Thị Huyền – Tân Hòa – Buôn Đôn

13


Chun đề : Phương pháp dạy học mơn Địa lí lớp 4 – Năm học 2010 - 2011

+ Các nhóm khác bổ sung
+ Giáo viên kết luận
2.2 Cách hình thành và một số ví dụ minh họa.
* Trong chuyên đề này chúng tơi xin gợi ý một số cách hình thành biểu tượng,
khái niệm địa lí cũng như hình thành và rèn luyện cho học sinh một số kĩ năng bản đồ,
kĩ năng phân tích bảng số liệu vận dụng phương pháp quan sát và dạy học theo nhóm.

2.2. 1. Hình thành biểu tượng địa lí
a. Biểu tượng địa lí là hình ảnh về sự vật hoặc hiện tượng địa lí được tri
giác, phản ánh vào trong ý thức của học sinh, được giữ lại trong trí nhớ và có khả
năng tái tạo theo ý muốn. Nói một cách dễ hiểu hơn cho giáo viên thì biểu tượng là
hình ảnh cụ thể và bao giờ cũng có tính riêng lẻ.
Hiện nay, người ta phân các biểu tượng địa lí ra làm hai loại:
+ Biểu tượng kí ức ( cịn gọi là biểu tượng tái tạo ) là sự phản ánh đối tượng đã
được trực tiếp tri giác trong quá khứ.
+ Biểu tượng tưởng tượng ( còn gọi là biểu tượng sáng tạo ) là sự phản ánh
những đối tượng tuy không tri giác trực tiếp, nhưng được tư duy tạo ra trên cơ sở
những đối tượng có liên quan đã tri giác được.
- Phương pháp hình thành biểu tượng địa lí tốt nhất đối với học sinh TH là cho các
em quan sát trực tiếp đối tượng tại thực địa hoặc qua tranh ảnh, băng hình,…
b. Các bước hình thành biểu tượng
Bước 1. Lựa chọn đối tượng quan sát: Tùy theo nội dung học tập, GV sẽ lựa chọn
đối tượng quan sát phù hợp với trình độ HS và điều kiện địa phương.
Bước 2. Xác định mục đích quan sát: Trong q trình quan sát, khơng phải luca
nào HS cũng đều rút ra được những đặc điểm của đối tượng. Vì vậy với mỗi đối tượng
địa lí, GV cần xác định mục đích của việc quan sát ( ví dụ: Khi hình thành biểu tượng
về một con sơng, nếu đối tượng quan sát là tranh ảnh, thì đặc điểm
“ động ” của nó như hiện tượng nước chảy khơng nên là mục đích quan sát của HS.
Tuy nhiên, HS lại có thể quan sát được nó, nếu các em được tiếp xúc với một con
sơng thực, hoặc xem nó trong băng hình…).
Bước 3. Tổ chức, hướng dẫn cho HS quan sát đối tượng thông qua hệ thống câu
hỏi, bài tập. Hệ thống câu hỏi, bài tập này được xây dựng dưa trên mục đích quan sát
và trình độ hiểu biết của HS nhằm:
+ Hướng cho HS chú ý đến đối tượng quan sát.
+ Điều khiển tri giác và hướng dẫn tư duy của HS theo hướng quan sát cần
thiết ( quan sát từ tổng thể đến chi tiết; từ bên ngoài vào bên trong…).
+ Giúp HS tổng kết và khái quát những điều đã quan sát, liên hệ với các đối

tượng cùng loại mà các em đã nhìn thấy, rồi rút ra những kết luận khách quan, khoa
học.
Bước 4. Tổ chức cho HS báo cáo kết quả qaun sát được về đối tượng. Sau đó, GV
cùng HS trao đổi, tháo luận, xá định và hoàn thiện kết quả, nhằm giúp các em
Có biểu tượng đúng về đối tượng.
Giáo viên: Lê Thị Huyền – Tân Hịa – Bn Đơn

14


Chun đề : Phương pháp dạy học mơn Địa lí lớp 4 – Năm học 2010 - 2011

Ví dụ minh hoạ : Việc hình thành biểu tượng rừng rụng lá trong mùa khô ( rừng
khộp ) cho HS thông qua tranh ảnh ( hình 7 bài 8, SGK Lịch sử và Địa lí lớp 4 ( phần
Địa lí ). Ngồi tranh trong SGK nếu có điều kiện chuẩn bị có thể cho HS quan sát qua
băng hình, qua tranh ảnh do GV và HS sưu tầm.

Rừng khộp vào mùa khô

Rừng khộp vào mùa khô

Giáo viên: Lê Thị Huyền – Tân Hịa – Bn Đơn

15


Chun đề : Phương pháp dạy học mơn Địa lí lớp 4 – Năm học 2010 - 2011

- Những đặc điểm của rừng rụng lá màu khô ( rừng khộp ) mà HS có thể quan
sát từ tranh ảnh là:

+ Rừng thưa.
+ Chỉ có một loại cây.
+ Lá rụng vào mùa khô.
- Hệ thống câu hỏi, bài tập hướng dẫn HS quan sát và phân tích tranh như sau:
Câu 1: Em hãy đọc nhan đề của bức tranh và nhắc lại mục đích làm việc với
tranh ( Hình 7 ). ( Nhan đề của bức tranh: “ Rừng khộp vào mùa khơ ”. Mục đích làm
việc với tranh: nhận xét đặc điểm rừng khộp vào mùa khô).
Câu 2: Đánh dấu nhân vào
Rừng khộp là:

những ý em cho là đúng
+ rừng rậm
+ rừng thưa
+ rừng chỉ có một loại cây
+ rừng có nhiều loại cây

(x)
(x)

Câu 3: a) Các cây trong rừng khộp có các kích thước gần như nhau hay rất
khác nhau ? ( gần như nhau ).
b) Các cây ở rừng khộp vào mùa khô trông xanh tốt hay xơ xác? Vì
sao? ( xơ xác vì rụng lá gần hết ).
Câu 4: Cảnh rừng khộp giống hoặc khác với cảnh rừng rậm nhiệt đới ở những
điể nào ?
2. Hình thành khái niệm địa lí
2.1. khái niệm địa lí
Hình thành biểu tượng là một trong những mục đích của việc dạy Địa lí ở
trường TH. Tuy nhiên, việc dạy Địa lí khơng chỉ dừng lại ở đó; mà bước đầu cũng đã
hình thành cho HS một số khái niệm đơn giản. Ở đây, cần lưu ý rằng : giữa việc hình

thành biểu tượng và khái niệm khơng có danh giới rõ rệt. Khi hình thành biểu tượng, thì
mặc nhiên đã có mầm mống của sự hình thành khái niệm. Trong thực tế khi hình thành,
HS đã phải nắm được phần lớn các dấu hiệu mà các em quan sát được ( cả dấu hiệu bản
chất và dấu hiệu không bản chất ). Khi hình thành khái niệm địa lí, HS phải loại bỏ
những dấu hiệu không bản chất, mà giữ lại dấu hiệu bản chất của nó. Ở TH ta, dấu hiệu
bản chất được hiểu là dấu hiệu đặc thù cố định để phân biệt đối tượng địa lí đang nói
với các đối tượng địa lí khác. Khái niệm địa lí là sự phản ánh trong tư duy những sự
vật và hiện tượng địa lí đã được trìu tượng hóa, dựa vào các dấu hiệu bản chất, sau khi
đã tiến hành những thao tác tư duy ( so sánh, phân tích, tổng hợp,v v …). Như vậy, khái
niệm địa lí khác với biểu tượng địa lí ở chỗ : trong khái niệm có sự tham gia tích cực
của tư duy.
2.2 Các loại khái niệm địa lí: Dựa trên những tiêu chí khác nhau mà người ta có
những cách phân loại khái niệm khác nhau. Theo quan điểm nhận thức về mặt khoa
học thì trong địa lí có 3 loại khái niệm chính:
Giáo viên: Lê Thị Huyền – Tân Hịa – Bn Đôn

16


Chun đề : Phương pháp dạy học mơn Địa lí lớp 4 – Năm học 2010 - 2011

- Khái niệm địa lí chung: là những khái niệm được hình thành để chỉ khơng
những sự vật và hiện tượng địa lí cùng loại, có những thuộc tính giống nhau.
- Khái niệm địa lí riê ng: là những khái niệm chỉ những sự vật và hiện tượng địa
lí riêng biệt,cụ thể. Mỗi khái niệm địa lí riêng chỉ liên quan đến một đối tượng và
phản ánh đặc điểm riêng của nó.
- Khái niệm địa lí tập hợp: là khái niệm trung gian giữa khái niệm địa lí chung và
địa lí riêng.
2.3. Hình thành khái niệm địa lí chung
Việc hình thành khái niệm chung có thể tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Hình thành những biểu tượng đúng bằng cách cho HS quan sát ( trực tiếp
hoặc gián tiếp ) các đối tượng định hình thành khái niệm, đồng thời khai thác những
hiểu biết sẵn có của HS về các đối tượng quan sát.
Bước 2: Đặt câu hỏi hoặc nêu tình huống có vấn đề để HS tìm ra những dấu hiệu
chung, bản chất của các đối tượng.
Bước 3: Cho HS đối chiếu, so sánh các đối tượng cùng loại để lĩnh hội được đầy
đủ và vững chắc các dấu hiệu chung, bản chất của khái niệm.
Bước 4 : Tổ chức cho HS báo cáo kết quả, sau đó, GV cùng HS trao đổi, thảo
luận, xác nhận và hoàn thiện các dấu hiệu chung của đối tượng, nhằm đưa ra khái
niệm đúng về đối tượng.
Ví dụ minh hoạ: Hình thành khái niệm về đảo
( Bài 29: Biển, đảo và quần đảo)

Biển

Biển

Đảo
Quần đảo
Giáo viên: Lê Thị Huyền – Tân Hịa – Bn Đơn

17


Chun đề : Phương pháp dạy học mơn Địa lí lớp 4 – Năm học 2010 - 2011

- Ngoài tranh trong SGK thì GV cho HS quan sát một hịn đảo ( trực tiếp hoặc
bằng tranh ảnh, băng hình )
- GV khai thác kinh nghiệm sống của các em bằng cách đặt một số câu hỏi; ví dụ:
+ Trong lớp ta, em nào đã nhìn thấy đảo ? Các em nhìn thấy khi nào ? Ở đâu ?

+ Em hãy tả hoặc vẽ về một hòn đảo mà em đã nhìn thấy.
- Sau khi khai thác kinh nghiệm sống của các em, GV đạt tiếp câu hỏi để các
em phát hiện các dấu hiệu chung và bản chất của đảo: đất nổi, có nước bao bọc xung
quanh.
- Nêu khái niệm: đảo là bộ phận đất nổi xung quanh có nước biển và đại dương
bao bọc.
2.4. Hình thành khái niệm địa lí riêng: ( dựa trên cơ sở khái niệm chung). Việc
hình thành khái niệm riêng có thể được tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: GV cần:
+ Hình dung trước những dấu hiệu riêng của đối tượng.
+ Lựa chọn nguồn tri thức có liên quan tới đối tượng.
Trên cơ sở đó, xác định những dấu hiệu nào của đối tượng có thể tổ chức cho HS
tìm tịi, phát hiện, những dấu hiệu nào GV phải cung cấp sẵn cho các em.
Bước 2: Tùy theo trình độ nhận thức của HS, GV soạn một hệ thống câu hỏi, bài
tập nhằm hướng dẫn HS làm việc với các nguồn tri thức đã lựa chọn, để phát hiện ra
dấu hiệu riêng của đối tượng.
Bước 3: Tổ chức cho làm việc với các nguồn tri thức theo hệ thống câu hỏi, bài
tập đã chuẩn bị trước ( theo hình thức cá nhân, nhóm, cả lớp tùy thuộc vào nội dung,
điều kiện trang thiết bị vật chất của địa phương, trường ) để phát hiện ra dấu hiệu riêng
của đối tượng.
Bước 4: Tổ chức cho HS báo cáo kết quả phát hiện dấu hiệu riêng của đối tượng,
thông qua các nguồn tri thức. Trên cơ sở đó, GV bổ sung những dấu hiệu mà HS khơng
tự tìm ra được bằng lời mơ tả sinh động của mình nhằm hồn thiện khái niệm cho HS
và u cầu HS nêu khái niệm riêng.
Ví dụ minh hoạ : Hình thành khái niệm dãy núi hồng Liên Sơn ( Bài 1; Dãy
núi Hoàng Liên Sơn )

Dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ
Giáo viên: Lê Thị Huyền – Tân Hòa – Buôn Đôn


18


Chun đề : Phương pháp dạy học mơn Địa lí lớp 4 – Năm học 2010 - 2011

Đỉnh Phan-xi-păng

Đỉnh núi Phan-xi-păng
Vì HS đã hiểu sơ lược thế nào là dãy núi ở lớp 3, nên khái niệm về dãy núi
Hoàng Liên Sơn có thể được hình thành bằng cách bổ sung thêm những đặc điểm
riêng như sau:
Hướng dẫn của giáo viên
Kết quả tự phát hiện tri thức
của học sinh
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân với lược đồ - Dãy núi Hồng Liên Sơn nằm
( Hình 4 trang 9 SGK ) để tìm vị trí dãy Hồng
giữa sơng Hồng và sông Đà.
Liên Sơn.
Giáo viên: Lê Thị Huyền – Tân Hịa – Bn Đơn

19


Chun đề : Phương pháp dạy học mơn Địa lí lớp 4 – Năm học 2010 - 2011

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm với bản
- Dãy núi Hoàng Liên Sơn cao
đồ đồ tự nhiên Việt Nam để nhận xét về chiều dài,
sộ, có đỉnh Phan-xi-păng là
Độ cao của dãy núi, tìm vị trí và nêu tên đỉnh núi

cao nhất ở dãy Hoàng Liên Sơn và so sánh với
độ cao của núi khác ở nước ta trên bản đồ.
- GV yêu cầu HS quan sát tranh ảnh ( cả lớp,
- Hồng Liên Sơn là một dãy
theo nhóm, cá nhân tùy thuộc vào số lượng tranh
núi có:
ảnh ) để nêu đặc điểm của đỉnh, sườn, thung
+ Đỉnh núi nhọn như răng cưa
lũng.
+ Sườn rất dốc
+ Thung lũng hẹp và sâu
* Từ kết quả tìm tịi trên, HS có thể nêu khái niệm về dãy núi Hoàng Liên Sơn
như sau: dãy núi Hoàng Liên Sơn là dãy núi nằm giữa sơng Hồng và sơng Đà; cao, đồ
sộ, có nhiều đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp và sâu. Ở đây có đỉnh Phan-xi-păng
cao nhất nước ta ( 3143 m ).
Theo định hướng đổi mới PP dạy học, bản đồ và bảng số liệu được sử dụng như là
một nguồn cung cấp kiến thức giúp HS tự tìm tịi, phát hiện những kiến thức và hình
thành, rèn luyện kĩ năng bộ môn chứ không để chỉ minh họa cho lời giảng của GV.
Như vậy bản đồ, bảng số liệu là đối tượng để học sinh chủ động, tự lực ( đến mức tối
đa ) khai thác kiến thức dưới sự hướng dẫn của GV.
3. Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ bản đồ ( lược đồ )
3.1. – Bản đồ địa lí là hình vẽ thu nhỏ bề mặt Trái đất hoặc một bộ phận của bề
mặt Trái đất trên mặt phẳng dựa trên những phương pháp toán học, phương pháp biểu
hiện để thể hiện các thông tin về địa lí.
- Lược đồ là những bản đồ, nhưng thiếu yếu tổ toán học ( tỉ lệ bản đồ, hệ thống
kinh vĩ tuyến…) nên khơng sử dụng để đo, tính khoảng cách mà chỉ dùng để nhận biết
vị trí tương đối của một số đối tượng địa lí với một vài đặc điểm của chúng.
3.2. một số điều kiện để hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ bản đồ(lược đồ ).
- Về phía giáo viên cần:
+ Xác định kiến thức trong bài mà học sinh cần nắm qua lược đồ sao cho phù

hợp để học sinh có thể sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học, tự phát hiện ra kiến thức
mới.
+ Soạn một hệ thống câu hỏi dựa trên lược đồ trong SGK và trình độ HS để dẫn
dắt HS tự khám phá kiến thức. Các câu hỏi nên thể hiện dưới nhiều hình thức: tự luận,
trắc nghiệm ( câu đúng sai, câu nhiều lựa chọn, câu điền … ).
- Về phía học sinh:
+ HS phải được trang bị một số kiến thức tối thiểu, cần thiết để biết cách làm
việc với bản đồ như: xác định phương hướng trên bản đồ, nắm được kí hiệu trong
bảng chú giải và có biểu tượng về những sự vật và đối tượng địa lý trên bản đồ, nghĩa
là đọc và hiểu được các kí hiệu trên bản đồ…
3.3. GV hướng dẫn học sinh để các em thực hiện các bước sau đối với bản đồ
( lược đồ )
Bước 1: Nắm được mục đích làm việc với bản đồ.
Giáo viên: Lê Thị Huyền – Tân Hịa – Bn Đơn

20


Chun đề : Phương pháp dạy học mơn Địa lí lớp 4 – Năm học 2010 - 2011

Bước 2: Xem bảng chú giải để có biểu tượng địa lý cần tìm trên bản đồ.
Bước 3: Tìm vị trí địa lý của đối tượng trên bản đồ dựa vào lí hiệu.
Bước 4: Quan sát đối tượng trên bản đồ, nhận xét và nêu đặc điểm đơn giản của
đối tượng.
Bước 5: Xác lập mối liên hệ địa lý đơn giản giữa các yếu tố và các thành phần
như địa hình và khí hậu, địa hình, khí hậu, sơng ngịi; thiên nhiên và hoạt động sản
xuất của con người … trên cơ sở HS biết kết hợp những kiến thức bản đồ và kiến
thức địa lý để so sánh và phân tích…
Ví dụ minh hoạ: Bài số 5 ( lớp 4 ) ; Tây Nguyên.


Lược đồ tự nhiên vùng Tây nguyên
Những kiến thức trong bài HS cần khai thác qua bản đồ:
+ Nhận biết vị trí của Tây Nguyên.
+ Nêu tên các cao nguyên ở Tây Nguyên.
Hệ thống câu hỏi để dẫn dắt HS làm việc với bản đồ.
Quan sát lược đồ Tây Nguyên – trang 82
Câu 1: Đánh dấu nhân vào
ở ý đúng ?
Tây Nguyên nằm ở phía nào của dãy trường Sơn Nam ?
Phía Bắc
Phía Nam

Phía Đơng
Phía Tây

Giáo viên: Lê Thị Huyền – Tân Hịa – Bn Đơn

21


Chun đề : Phương pháp dạy học mơn Địa lí lớp 4 – Năm học 2010 - 2011

Câu 2: Điền tên các cao nguyên vào bảng sau theo hướng từ Bắc xuống Nam
Tên cao nguyên

( Kon Tum ( Plâyku ) , Đăk Lăk, Lâm Viên, Di Linh )
4. Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ bảng số liệu
4.1. các số liệu được tập hợp thành bảng gọi là bảng số liệu.
4.2. Một số điều cần hướng dẫn HS khai thác kiến thức từ bảng số liệu
- Về phía GV cần:

+ Xác định kiến thức trong bài mà HS cần nắm qua bảng số liệu.
+ Soạn một hệ thống các câu hỏi dựa vào bảng số liệu và trình độ của HS đẻ
gợi ý cho HS tự khám phá ra kiến thức mới. Các câu hỏi được thể hiện dưới nhiều hình
thức: tự luận, trắc nghiệm.
- Về phía học sinh:
+ GV cần bồi dường cho HS năng lực so sánh, đối chiếu, phân tích các số liệu.
4.3. GV hướng dẫn HS làm việc với bảng số liệu để các em thực hiện được các
bước sau:
Bước 1: Nắm được mục đích làm việc với bảng số liệu.
Bước 2: Đọc tên bảng số liệu
Bước 3: Xem tên cột, nắm được ý nghĩa đơn vị và thời điểm đi kèm với các số liệu ở
từng cột.
Bước 4: Đối chiếu các số liệu theo hàng dọc, hàng ngang của bảng số liệu để rút ra
nhận xét.
Ví dụ minh hoạ: Bài số 21, thành phố Hồ Chí Minh

Thành Phố Hồ Chí Minh
Giáo viên: Lê Thị Huyền – Tân Hịa – Bn Đơn

22


Chun đề : Phương pháp dạy học mơn Địa lí lớp 4 – Năm học 2010 - 2011

Chợ Bến Thành
- Kiến thức trong bài HS cần nắm được qua bảng số liệu
+ Nhận biết được diện tích và dân số của Tp. Hồ Chí Minh
+ So sánh về diện tích và dân số của Tp. HCM với các thành phố khác như Hà
Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng
- Hệ thống câu hỏi gợi ý học sinh làm việc với bảng số liệu:

Câu 1: Đọc tên các cột trong bảng số liệu.
Câu 2: Các số liệu trong bảng được ghi vào thời gian nào ? và được biểu thị theo
đơn vị nào ?
Câu 3: Năm 2003, thành phố Hồ Chí Minh có diện tích và dân số là bao nhiêu ?
Câu 4: Diện tích và dân số thành phố Hồ Chí Minh đứng thứ mấy trong trong các
thành phố có trong bảng ?
III. LẬP KẾ HOẠCH BÀI DẠY

* Khi lập kế hoạch bài học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh cần:
1. Xác định mục tiêu của bài học
Xuất phát từ mong muốn giúp HS nắm được những kiến thức, kĩ năng, thái độ
cần thiết sau mỗi bài học, khi viết mục tiêu, GV phải sử dụng các động từ sao cho có
thể lượng hóa, kiểm tra, đánh giá được những kiến thức mà HS thu nhận được.
Dưới đây là một số động từ có thể tham khảo khi viết các loại mục tiêu:
- Về kiến thức: liệt kê, mô tả, kể tên, nêu đặc điểm, xác định,…
- Về kĩ năng: quan sát, so sánh, đối chiếu, phân tích, sắp xếp, phân loại, báo
cáo …
- Về thái độ: có ý thức, tôn trọng, bảo vệ …
2. Chuẩn bị đồ dùng dạy học
- Để đạt được mục tiêu của bài học , GV cần suy nghĩ xem phải sử dụng những
đồ dùng, thiết bị dạy học nào trong tiết học.
- GV cần xem lại các danh mục về đồ dùng, thiết bị dạy học của nhà trường
Giáo viên: Lê Thị Huyền – Tân Hịa – Bn Đơn

23


Chun đề : Phương pháp dạy học mơn Địa lí lớp 4 – Năm học 2010 - 2011

( hoặc của bản thân đã tích lũy được từ trước ) để xác định những đồ dùng dạy học

cần thiết cho bài học đã có sẵn hay phải tự làm, hoặc phải dành thời gian cho việc thu
thập chúng. GV cần xác định rõ trong số những đồ dùng dạy học đó, HS cần phải
chuẩn bị gì, GV sẽ phải chuẩn bị gì để liệt kê trong kế hoạch bài học và nhớ chuẩn bị
chúng.
3. Xác định một số phương pháp
GV cần thay đổi cách nghĩ trước đây là mình phải dạy như thế nào thành cách
nghĩ là HS phải làm gì để tiếp thu được kiến thức này ?
- Xuất phát từ phương pháp học của trò mà chọn phương pháp dạy của cô.
4. Thiết kế các hoạt động dạy học
4.1. Ổn định tổ chức :
4.2. Kiểm tra bài cũ:
- Đưa ra các ô chữ kỳ Diệu làm theo các câu hỏi gơi ý về nội dung bài cũ,
- Đặt câu hỏi để kiểm tra kiến thức, kỷ năng của tiết học trước.
- HS-CV nhận xét đánh giá,
-Giáo viên nhận xét chung phần kiểm tra,
4.3. Bài mới : ( GV chia cột dọc, hoạt động của GV, hoạt động của HS).
a/ Giới thiệu bài:
+ Qua tranh ảnh, bài hát, thơ, bản đồ để giới thiệu hoặc giới thiệu trực tiếp,
+ GV ghi tựa bài lên bảng. HS nhắc lại.
b/ Hướng dẫn tìm hiểu bài:
* Hình thành kiến thức:
- Tổ chức các hoạt động ( tùy từng bài GV bố trí thời gian sao cho phù hợp).
- Xác định mục tiêu các hoạt động đó,
- Các hoạt động diễn ra thường theo hoạt động cá nhân, theo cặp, theo nhóm 4, 6 HS
)
- Nội dung và hình thức:
+ Làm việc với SGK: quan sát kết hình, kết chữ, đọc tranh, ảnh tư liệu để thảo luận,
TL câu hỏi sách giáo khoa,
+ Làm việc với bản đồ: quan sát bản đồ để xác định vị trí,
+ Làm việc với phiếu học tập: GV tự chọn hay sử dụng ở vở học tập Địa lý,

-HS trình bày kết quả, HS nhận xét - bổ sung,
+ GV kết luận- chốt ý đúng ,
- Cho HS rút ra ghi nhớ.
* Hoạt động trò chơi ( tùy vào bài GV lựa chọn, tổ chức, bố trí thời gian cho phù
hợp)
- Trò chơi: Làm hướng dẫn việc du lịch, chia đội cử ban giám khảo, tiết giới thiệu 1
vài em nói tốt, giới thiệu hay của các đội lên thực hiện. Ban giám khảo đánh giá nhận
xét,
- Trò chơi ơ chữ kì diệu ( kèm theo các câu hỏi gợi ý về nội dung bài học)
- Trò chơi hái hoa dân chủ (tiết ôn tập) chia lớp thành nhiều đội, cử HS dẫn chương
Giáo viên: Lê Thị Huyền – Tân Hịa – Bn Đơn

24


Chun đề : Phương pháp dạy học mơn Địa lí lớp 4 – Năm học 2010 - 2011

trình, làm ban giám khảo. Đại diện nhóm bốc thăm và trả lời câu hỏi. Ban giám khảo
nhận xét, đánh giá xếp hạng.
4.4. Củng cố:
- GV nêu câu hỏi để HS hệ thống nội dung chính của bài, thiết lập sơ đồ và
thuyết minh về nội dung ghi trong đó,
- Giáo dục tư tưởng, đạo đức cho HS,
- Liên hệ……….
VI. THỰC HÀNH MỘT TIẾT DẠY ( CÓ BÀI SOẠN KÈM THEO )
ĐỊA LÝ-GAĐT
TIẾT 28 HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

I.MỤC TIÊU:
- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ :

+ Trồng lúa, là vựa lúa lớn thứ hai của cả nước .
+ Trồng nhiều ngô, khoai, cây ăn quả, rau xứ lạnh, nuôi nhiều lợn và gia cầm .
- Nhận xét nhiệt độ của Hà Nội : tháng lạnh, tháng 1 ,2 ,3 nhiệt độ dưới 200C, từ đó
biết đồng bằng Bắc Bộ có mùa đơng lạnh .
* HS khá , giỏi : + Giải thích vì sao lúa gạo được trồng nhiều ở đồng bằng Bắc Bộ
( vựa lúa lớn thứ hai của cả nước ) : đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, người
dân có kinh nghiệm trồng lúa .
+ Nêu thứ tự các cơng việc cần phải làm trong q trình sản xuất lúa gạo .
* GDBVMT: Sự cải tạo môi trường của con người ở miền đồng bằng .
II CHUẨN BỊ:
Bản đồ nông nghiệp Việt Nam.
Tranh ảnh về trồng trọt, chăn nuôi, nghề thủ công, chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
T-G
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1phút 1- Ổn định:
Hát.
4phút 2-Bài cũ: Người dân ở đồng bằng Bắc
Bộ.
HS trả lời
-Nêu những đặc điểm về nhà ở, làng HS khác nhận xét
xóm của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ?
-Mức độ tập trung dân số cao ảnh
hưởng như thế nào tới môi trường?
-Lễ hội của người dân đồng bằng
Bắc Bộ được tổ chức vào thời gian nào?
Nhằm mục đích gì?
GV nhận xét, ghi điểm
1phút 3-Bài mới: Giới thiệu bài:

Chúng ta đã biết về nhà ở, làng xóm, HS theo dõi, nhắc lại tựa bài
trang phục, lễ hội của người dân đồng
bằng Bắc Bộ. Bài học này sẽ giúp các em
biết hoạt động sản xuất của người dân
Giáo viên: Lê Thị Huyền – Tân Hòa – Buôn Đôn

25


×