Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Tích cực hóa các phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn địa lí lớp 4 ở trường tiểu học nga trung, huyện nga sơn, tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 26 trang )

A. MỞ ĐẦU
1/ Lý do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết, chương trình giảng dạy ở tiểu học được chia làm hai
giai đoạn. Và ngay ở đầu giai đoạn hai, các en học sinh lớp 4 đã bắt đầu được
làm quen với môn học Lịch sử và địa lý. Phân mơn Lịch sử có sự lơgic, hệ thống
theo trục thời gian giúp các em dễ ghi nhớ, dễ hiểu mang đến cho các em niềm
đam mê và thích tìm tịi sáng tạo. Cịn phân mơn Địa lý thì sao? Đây là mơn học
mới mẻ và nó được tách ra từ môn TNXH lớp 1,2,3. Hệ thống kênh chữ nhiều
hơn kênh hình, ở phân mơn này có nhiều từ ngữ các em mới bắt đầu làm quen
như: địa hình, nét văn hóa, đồng bằng châu thổ,…Hơn nữa mục tiêu của môn
học này yêu cầu học sinh phải nắm được các sự vật hiện tượng và các mối quan
hệ Địa lý ở các vùng miền chính trên đất nước Việt Nam.
Sự cần thiết học sinh phải tìm hiểu thiên nhiên và hoạt động sản xuất của
con người ở các vùng miền khác nhau, học sinh cần có kỹ năng phân tích bản
đồ, lược đồ, khai thác triệt để các kênh hình, kênh chữ trong SGK nhằm khám
phá ra kiến thức (dưới sự hướng dẫn của giáo viên), tiếp nhận kiến thức cho
mình để từ đó vận dụng vào thực tế cuộc sống. Qua đó bồi dưỡng cho học sinh
tình u q hương, con người và đất nước Việt Nam ta. Đó chính là những kỹ
năng sống cơ bản mà một con người cần có: chủ động, tích cực và sáng tạo.
Điều này sẽ giúp ngành Giáo dục đạt được mục tiêu mà nhà nước đã đặt ra là:
“Đào tạo ra những con người có kiến thức văn hóa, khoa học, có kỹ năng nghề
nghiệp, lao động tự chủ, sáng tạo,có kỷ luật, giàu lòng nhân ái, yêu nước, yêu
CNXH, sống lành mạnh (có kiến thức tồn diện) đáp ứng được nhu cầu phát
triển đất nước và chuẩn bị cho tương lai”.[6]
Các kiến thức địa lý được trình bày trong sách giáo khoa thơng qua kênh
chữ, kênh hình là các lượt đồ, bản đồ, tranh ảnh. Tuy nhiên nếu ngày nào giáo
viên cũng lên lớp giảng bài cho học sinh với những tranh ảnh tĩnh cùng với bảng
đen phấn trắng thì sẽ gây nhàm chán cho học sinh và ngày càng làm cho học
sinh uể oải hơn và học sinh sẽ có cảm giác sợ mơn Địa lí và sẽ có tâm lý học đối
phó. Hiện nay khi cơng nghệ thơng tin ngày càng phát triển, thì việc ứng dụng
cơng nghệ thơng tin vào dạy học là một điều tất yếu. Khi các em vừa tìm hiểu


kiến thức thơng qua sách giáo khoa vừa kết hợp với xem những tranh ảnh những
đoạn phim sinh động thì các em sẽ hứng thú hơn.
Do vậy để nâng cao chất lượng dạy học phân môn Địa lý lớp 4, giúp học
sinh tiếp thu kiến thức một cách đơn giản, nhẹ nhàng, cụ thể, dễ hiểu song vẫn
đảm bảo được mục tiêu, nội dung chương trình của mơn học tơi đã tìm tịi,
nghiên cứu và “Tích cực hóa các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
nhằm nâng cao chất lượng phân môn Địa lý lớp 4 ở trường Tiểu học Nga Trung Huyện Nga Sơn - Tỉnh Thanh Hóa” để ứng dụng hiệu quả nhất trong q trình
dạy học.
2/ Mục đích nghiên cứu:
Do đặc điểm nhận thức của học sinh Tiểu học còn non yếu, chưa đầy đủ,
sâu sắc và chưa đạt tới trình độ tư duy khái qt.Vì thế tơi nghiên cứu kinh
nghiệm này nhằm đạt được mục đích sau:
1


+ Tìm hiểu thực trạng dạy học phân mơn Địa lý lớp 4 tại trường Tiểu học
Nga Trung, Nga Sơn,Thanh Hóa.
+ Đề xuất một số biện pháp nhằm tích cực hóa các phương pháp và hình
thức tổ chức dạy học khi dạy phân môn Địa lý lớp 4 nhằm nâng cao chất lượng
giảng dạy phân môn Địa lý ở Tiểu học.
3/ Đối tượng nghiên cứu:
+ Nội dung, chương trình phần Địa lý - môn Lịch sử và địa lý lớp 4.
+ Một số phương pháp dạy học phân môn Địa lý ở Tiểu học.
4/Phương pháp nghiên cứu:
a/ Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
Để tìm hiểu rõ vấn đề tơi đã nghiên cứu kỹ những tài liệu, giáo trình có
liên quan để phân tích, tổng hợp, so sánh và rút ra những vấn đề lý luận có tính
định hướng.
b/ Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin:
+ Nghiên cứu, điều tra qua thực tế dự giờ, phỏng vấn học sinh, giáo viên tại

trường Tiểu học Nga Trung Nga Sơn Thanh Hóa để làm nền cho q trình
nghiên cứu, đề ra những giải pháp mang tính khả thi nhất.
+ Trao đổi, bàn bạc với giáo viên, học sinh khối 4,5 để nắm bắt thơng tin về
tình hình thực tế có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
+ Tìm hiểu thực trạng về đổi mới phương pháp dạy học khi dạy phân môn
Địa lý lớp 4 tại trường Tiểu học Nga Trung Nga Sơn Thanh Hóa từ đó phát hiện
vấn đề nghiên cứu và chuẩn bị cho các bước nghiên cứu tiếp theo.
+ Trao đổi với đông nghiệp về những thuận lợi, khó khăn trong việc dạy
học và nâng cao chất lượng dạy học phân môn Địa lý lớp 4.
c/ Phương pháp thông kê, xử lý số liệu:
Sau khi thu thập những số liệu điều tra thực tế về đổi mới phương pháp dạy
học phân môn Địa lý lớp 4 tại trường Tiểu học Nga Trung Nga Sơn Thanh Hóa,
tơi có những căn cứ để xây dựng cho mình những phương pháp, hình thức và
giải pháp để nâng cao hiệu quả dạy học phân môn Địa lý và rút ra những kết
luận khách quan.
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1/ Cơ sở lý luận:
Đặc điểm của học sinh Tiểu học là tiềm tàng khả năng phát triển nên người
giáo viên cần sáng tạo, sử dụng linh hoạt nhiều phương pháp, hình thức tổ chức
dạy học khác nhau để giúp học sinh lĩnh hội kiến thức mới và ôn tập kiến thức
cũ. Giáo viên cần giúp học sinh trải nghiệm và thử thách cộng với việc học tập
tích cực, chủ động, tự giác trên nhu cầu hứng thú, tương tác lẫn nhau, từ đó hình
thành kỹ năng, kỹ xảo để học kiến thức mới và ôn tập kiến thức cũ một cách có
hiệu quả.
Để học sinh tìm hiểu, phát hiện kiến thức và tự giác chiếm lĩnh kiến thức đó
người giáo viên phải là người năng động, sáng tạo và có vốn kiến thức vững, đổi
mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, chuẩn bị bài và đồ dùng dạy học

2



chu đáo, tránh việc giáo viên cung cấp thông tin và học sinh thụ động tiếp nhận
thông tin.
Vận dụng đổi mới phương pháp dạy học là hồn tồn có cơ sở lý luận.
Trong giờ học Địa lý đối tượng môn học làm cho giờ học khơng chỉ mang tính
chất khoa học mà nó cịn mang đậm tính chất nghệ thuật tổng hợp. Bởi vậy mà
những vấn đề mà giáo viên đưa ra phải được tổ chức một cách nghệ thuật và là
vấn đề càng gắn bó với nội dung thẩm mỹ của bài dạy thì càng động viên học
sinh tham gia tìm hiểu vấn đề sâu sắc hơn. Mơn Địa lý có điều kiện thuận lợi để
tiến hành đổi mới phương pháp giảng dạy bởi lẽ các phương tiện dạy học Địa lý
rất đa dạng. Ngoài sách giáo khoa chúng ta còn cả hệ thống các thiết bị khác
như: bản đồ treo tường, tranh ảnh, phim, băng hình, máy chiếu,…Từ những thiết
bị đó các em có cơng cụ để quan sát, phân tích, so sánh, nhận xét ngay trên lớp
học. Vì vậy phương pháp mới là quan trọng và đạt hiệu quả cao trong giảng dạy.
Đổi mới phương pháp giảng dạy để học sinh tự khám phá ra chân lý thì đó là cả
một q trình. Q trình đó chi phối mọi hoạt động của giáo viên từ khâu chuẩn
bị bài dạy, đến các hình thức tổ chức dạy học trên lớp và cả việc đánh giá kết
quả học tập của học sinh. Nếu làm tốt cả 3 khâu trên nghĩa là giáo viên đã thành
cơng trong tiết dạy.
Vì lẽ đó tơi đã mạnh dạn nghiên cứu và tích cực hóa các phương pháp và
hình thức tổ chức dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học phân môn Địa lý lớp
4 ở trường Tiểu học Nga Trung Nga Sơn Thanh Hóa.
2/ Thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
a/ Thực trạng của giáo viên:
+ Trường Tiểu học Nga Trung Nga Sơn Thanh Hóa có đội ngũ giáo viên có
trình độ chun mơn đạt chuẩn, ban giám hiệu nhà trường có bề dầy kinh
nghiệm về quản lý, chỉ đạo chun mơn. Nhiều giáo viên có trình độ chun
mơn tốt, ln có tinh thần học hỏi nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ.
Nhiều đồng chí đã đạt giáo viên giỏi cấp huyện, cấp tỉnh có những sáng kiến
kinh nghiệm xếp loại cấp huyện, cấp tỉnh nhiều năm và ln là cán bộ cốt cán

của trường, của phịng giáo dục.
+ Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy một số ít các đồng chí ngại đổi mới
phương pháp, ngại ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào giảng dạy vì cho rằng mất
thời gian, một số ít giáo viên hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh kiến thức với nội
dung còn sơ sài, mang tính hình thức nên hiệu quả chưa cao.
+ Việc đổi mới các phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh
còn hạn chế và chưa mạnh dạn, chưa tuyên truyền sâu rộng đến tận các bậc phụ
huynh và các em học sinh nên chưa làm cho các em thực sự u thích phân mơn
Địa lý.
b/Thực trạng của học sinh:
+ Nga Trung là vùng nông thôn, học sinh có ít điều kiện tiếp xúc với cơng
nghệ thơng tin tại gia đình.
+ Học sinh chưa hứng thú khi học phân môn Địa lý nên các em không thấy
được cái hay và sự thú vị của phân môn này.

3


+ Các em thiếu sự quan tâm của gia đình và điều kiện kinh tế cịn gặp nhiều
khó khăn. Một số gia đình đã quan tâm chăm lo cho con em nhưng chỉ đầu tư cho
con em học mơn Tốn, Tiếng việt, Tiếng anh và coi phân môn Địa lý là môn phụ.
+ Chất lượng học sinh không đồng đều, một số em nhận thức chưa cao, tiếp
thu chậm. Học sinh lớp 4 lần đầu tiên được tiếp thu kiến thức mới đối với phân
môn Địa lý và được làm việc với bản đồ, lược đồ, tranh ảnh để tìm hiểu nội
dung của bài. Do vậy các em phân tích bảng số liệu, đọc và chỉ bản đồ, lược đồ
còn lúng túng, thậm chí học sinh chưa biết chỉ đúng bản đồ, lược đồ, kỹ năng chỉ
bản đồ, lược đồ còn hạn chế.
+ Việc quan sát các sự vật, hiện tượng địa lý, tìm tịi tư liệu, cách trình bày
kết quả bằng lời nói và cách diễn đạt cịn hạn chế.
+ Một số học sinh chỉ học đối phó với thầy cô giáo khi kiểm tra bài cũ hoặc

khi thi cuối kỳ.
+ Các em chưa có ý thức tự tìm hiểu, khám phá về những điều kiện tự
nhiên của đất nước ta để sau này biết ứng dụng những điều kiện đã học được từ
sách vở đưa vào thực tiễn lao động sáng tạo làm giàu đẹp cho quê hương.
c/ Kết quả khảo sát:
Kết quả khảo sát học sinh lớp 4A cuối năm học 2017 – 2018 tại trường Tiểu
học Nga Trung Nga Sơn Thanh Hóa do tơi phụ trách như sau:
Mơn học
Lịch sử
Địa lý
LS&ĐL

Sĩ số
HS
28
28
28

Hồn thành tốt
SL
%
15
53,6
08
28,6
10
35,7

Hồn thành
SL

%
13
46,4
17
60,7
15
53,6

Chưa hồn thành
SL
%
0
03
10,7
03
10,7

Từ kết quả trên tôi nhận thấy rằng với hai phân môn đều do tôi trực tiếp
giảng dạy nhưng kết quả phân môn Địa lý rất thấp dẫn đến kết quả đánh giá
chung cho môn Lịch sử và địa lý là chưa đạt yêu cầu. Một phần cũng là do các
em chưa u thích mơn học Địa lý nên kết quả thấp. Do đó tơi ln trăn trở là
làm thế nào để học sinh thực sự u thích phân mơn Địa lý.
Để khơi dậy niềm u thích mơn học và nâng cao chất lượng học tập phân
môn Địa lý. Năm học 2018 – 2019, khi tôi được phân công chủ nhiện lớp 4B, tôi
đã tiến hành điều tra cụ thể về sự hiểu biết và sự ham thích mơn học. Nhằm giúp
học sinh u thích mơn học và chiếm lĩnh kiến một cách tự nhiên, hứng thú, bản
thân tôi suy nghĩ cần nắm vững nội dung, phương pháp và chuẩn bị bài giảng
của mình thật chu đáo, lời giảng hấp dẫn, phương pháp và hình thức tổ chức sinh
động, tạo hứng thú học tập cho học sinh trong từng hoạt động và suy nghĩ phải
làm gì để học sinh tiếp thu được kiến thức một cách hiệu quả nhất. Do vậy việc

tích cực hóa các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phải được áp dụng
thường xuyên và có hiệu quả trong từng bài học, từng tiết dạy.
3/ Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
Tích cực hóa các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học không chỉ
mang đến cho học sinh những kiến thức cơ bản trong SGK mà còn cung cấp cho
các em những kiến thức phong phú, những hình ảnh sống động, những kiến thức
thực tế sâu rộng, từ đó phát huy tính tích cực, say mê và hứng thú học tập. Đó là
4


bước đột phá trong việc cải tiến và đổi mới phương pháp dạy học, tránh lối học
theo kiểu truyền thống: thầy đọc, trò chép một cách thụ động. Để nâng cao chất
lượng dạy học phân môn Địa lý lớp 4 và tổ chức thành cơng các phương pháp và
hình thức dạy học bản thân tôi đã thực hiện một số giải pháp sau:
3.1/ Làm sống động các bản đồ, lược đồ trong SGK, khai thác kiến thức
từ bản đồ, lược đồ:
Trong chương trình Địa lý lớp 4 có tất cả 20 lược đồ. Theo định hướng đổi
mới phương pháp dạy học bản đồ, lược đồ và bảng số liệu được sử dụng như
một nguồn cung cấp kiến thức giúp học sinh tự tìm tịi, phát hiện những kiến
thức và hình thành, rèn luyện kỹ năng bộ môn chứ không phải chỉ để minh họa
cho lời dạy của giáo viên. Như vậy bản đồ, lược đồ và bảng số liệu là những đối
tượng để học sinh chủ động, tự lực đển mức tối đa, khai thác kiến thức dưới sự
hướng dẫn của giáo viên. Các bản đồ, lược đồ trong SGK đều có màu sắc rất
đẹp, phong phú về chủng loại. Tuy nhiên các bản đồ, lược đồ này đều là các
tranh tĩnh, rất nhỏ, khi khai thác và tìm hiểu kiến thức các em đều rất khó, trừu
tượng dẫn đến việc tiếp thu kiến thức rất hời hợt, không khắc sâu. Nhưng khi
các bản đồ, lược đồ này được đưa vào giáo án điện tử, lập các hiệu ứng phù hợp
với trình tự tìm hiểu nội dung kiến thức sẽ trở thành các bản đồ, lược đồ sống
động, tạo sự hứng thú, sinh động, hấp dẫn học sinh và học sinh sẽ tiếp thu kiến
thức một cánh nhẹ nhàng, tự nhiên, chủ động và nhớ kiến thức lâu hơn.

Ví dụ 1: Khi dạy bài 17: Đồng bằng Nam Bộ – SGK trang 116, 117:
Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặc điểm tiêu biểu về mạng lưới sơng
ngịi ở đồng bằng Nam Bộ. Trong SGK yêu cầu các em quan sát hình 2: Lược đồ
tự nhiên đồng bằng Nam Bộ và trả lời các câu hỏi:
+ Tìm và kể tên một số sông lớn, kênh rạch của đồng bằng Nam Bộ.
+ Nêu nhận xét về mạng lưới sơng ngịi, kênh rạch của đồng bằng Nam Bộ.
Học sinh rất khó tiếp cận lĩnh hội kiến thức vì chữ quá nhỏ và rất trừu
tượng đối với các em. Nhưng khi tôi làm sống động lược đồ này được trình
chiếu trên máy, yêu cầu học sinh quan sát và thảo luận nhóm đơi để tìm hiểu thì
lại khác.

Khi học sinh báo cáo kết quả thảo luận, giáo viên trình chiếu để chốt kiến
thức: Khi các hiệu ứng chạy, học sinh sẽ nhìn thấy dịng chảy của sơng Mê
Cơng, về đến Việt Nam thì chia thành hai nhánh sông Tiền và sông Hậu, sau đó
đến sơng Đồng Nai, Kênh Vĩnh Tế, Kênh Rạch Sịi, Kênh Phụng Hiệp. Từ đó
5


học sinh dễ dàng nhận ra: Đồng bằng Nam Bộ có mạng lưới sơng ngịi, kênh
rạch dày đặc và chằng chịt.
Để mở rộng và khắc sâu kiến thức về tên sơng Cửu Long (chín con rồng),
tơi cho học sinh quan sát lược đồ, sau đó khi trình chiếu và cho chạy các hiệu
ứng học sinh dễ dàng nhận ra dòng chảy của sơng Mê Cơng về đến Việt Nam thì
chia thành hai nhánh sông Tiền và sông Hậu, hai nhánh sơng này đổ ra biển
bằng chín cửa sơng nên có tên gọi là Cửu Long (chín con rồng).

Ví dụ 2: Khi dạy bài 11: Đồng bằng Bắc Bộ – SGK trang 98:

Ở hoạt động 1: Sau khi học sinh tìm hiểu về đặc điểm tiêu biểu về vị trí địa
lý, địa hình của đồng bằng Bắc Bộ giáo viên cho học sinh quan sát lược đồ và kể

tên các tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ để mở rộng và khắc sâu kiến thức cho học
sinh. Học sinh có năng khiếu có thể lên chỉ vị trí giới hạn của các tỉnh từ đó rèn
thêm kỹ năng chỉ bản đồ cho học sinh.
Ví dụ 3: Khi dạy bài 31,32: Ơn tập – SGK trang 155, 156:
Giáo viên sử dụng bản đồ sau để ơn lại các đặc điểm, vị trí, giới hạn của các
vùng địa lý đã học: Vùng đồng bằng Bắc Bộ (màu đỏ); đồng bằng Nam Bộ (màu
xanh dương); đồng bằng duyên hải Miền Trung (màu xanh lá); các cao nguyên ở
Tây Nguyên; dãy Hoàng Liên Sơn;…

6


Với hình thức dạy học này có thể sử dụng để dạy các bài:
+ Bài 1: Dãy Hoàng Liên Sơn.
+ Bài 5: Tây Nguyên.
+ Bài 11: Đồng bằng Bắc Bộ.
+ Bài 15: Thủ đô Hà Nội.
+ Bài 21: Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Bài 23: Ơn tập.
+ Bài 24: Đồng bằng duyên hải Miền Trung.
+ Bài 29: Biển, đảo và quần đảo.
Để hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ bản đồ, lược đồ đạt hiệu quả,
giáo viên cần:
+ Xác định kiến thức trong bài mà học sinh cần nắm qua bản đồ, lược đồ
sao cho phù hợp để học sinh có thể sử dụng kiến thức kỹ năng đã học tự phát
hiện ra kiến thức mới.
+ Soạn một hệ thống câu hỏi dựa trên lược đồ và trình độ học sinh để dẫn
dắt học sinh tự khám phá kiến thức. Các câu hỏi thể hiện dưới nhiều hình thức
khác nhau: tự luận, trắc nghiệm (câu đúng sai, câu nhiều lựa chọn,…).
Ngồi ra, Địa lý là một phân mơn mới mẻ đối với học sinh lớp 4 nên học

sinh phải được trang bị một số kiến thức tối thiểu, cần thiết để biết cách làm việc
với bản đồ, lược đồ như: xác định phương hướng trên bản đồ, lược đồ; nắm được
ký hiệu trong bảng chú giải và có biểu tượng về những sự vật và đối tượng địa lý
trên bản đồ, lược đồ. Từ đó các em xác lập mối liên hệ địa lý đơn giản giữa các
yếu tố và các thành phần như địa hình và khí hậu; sơng ngịi, thiên nhiên và hoạt
động sản xuất của con người. Trên cơ sở học sinh biết kết hợp những kiến thức
bản đồ, lược đồ và kiến thức địa lý để so sánh, phân tích, tổng hợp.
Như vậy, khi các em tìm hiểu kiến thức qua những hình ảnh sống động
không những các em sẽ nhớ rất lâu kiến thức mà còn nâng cao kỹ năng sử dụng
7


bản đồ, lược đồ, giúp các em tự tin hơn, kích thích hứng thú học tập cho học
sinh và trong lớp ai ai cũng muốn thể hiện khả năng học tập của mình, rèn kỹ
năng ứng xử mạnh dạn, trình bày lưu lốt trước đám đơng.
3.2/ Sưu tầm các tư liệu thực tế, tạo dựng các đoạn phim ngắn:
Trong chương trình Địa lý lớp 4, ngồi việc tìm hiểu những kiến thức về
địa hình, khí hậu, đặc điểm tự nhiên tiêu biểu của vùng miền núi, trung du, đồng
bằng, miền duyên hải trên đất nước Việt Nam các em còn được tìm hiểu những
phong tục tập quán của các vùng đó, các điều kiện phát triển kinh tế, thương mại
du lịch. Nếu chỉ được quan sát những hình ảnh trong SGK và tìm hiểu qua kênh
chữ thì khơng thể thu hút trì tị mị, óc tìm tịi khám phá đất nước Việt Nam của
học sinh. Vì vậy tơi thiết nghĩ bằng những tư liệu thực tế sống động về đất nước,
con người, phong tục tập quán,…của những vùng đang học được đưa vào bài
giảng điện tử sẽ khiến giờ học trở nên hấp dẫn, các em như đang được đi du lịch,
tham quan những nơi đó. Như vậy các em sẽ rất hứng khởi, hồi hộp chờ đợi
được đến tiết học Địa lý để được tham gia vào quá trình tìm hiểu nội dung bài.
Ví dụ 1: Khi dạy bài 4: Trung du Bắc Bộ – SGK trang 79, 80:
Ở hoạt động1: Giáo viên cho học sinh quan sát tranh trên máy chiếu để mô
tả vùng Trung du Bắc Bộ và những loại cây trồng thích hợp được trồng ở vùng

trung du Bắc Bộ: Trung du Bắc Bộ là vùng đồi với các đỉnh tròn, sườn thoải.
Thế mạnh ở đây là trồng cây ăn quả và cây công nghiệp, đặc biệt là trồng chè.
+ Ở hoạt động này giáo viên cũng có thể tổ chức cho học sinh tham gia trò
chơi: Em là hướng dẫn viên du lịch để nêu những hiểu biết của em về vùng Trung
du Bắc Bộ.Trong quá trình học sinh nêu giáo viên kết hợp trình chiếu đoạn video
khớp với lời nói của học sinh tạo hứng thú, thu hút học sinh vào học tập.

Ví dụ 2: Khi dạy bài 1: Dãy Hoàng Liên Sơn – SGK trang 70,71:
Giáo viên cho học sinh quan sát các bức tranh sau để nêu đặc điểm của dãy
núi Hoàng Liên Sơn: Là dãy núi cao, đồ sộ nhất nước ta, có nhiều đỉnh nhọn,
sườn dốc, thung lũng hẹp và sâu. Có đỉnh Phan – xi – păng cao nhất nước ta
(cao 3143m) và được gọi là “nóc nhà” của Tổ quốc.

8


Ví dụ 3: Khi dạy bài 1: Dãy Hồng Liên Sơn – SGK trang 70,71:
Sau khi được quan sát những hình ảnh thực tế này học sinh sẽ nêu được đặc
điểm khí hậu ở Hồng Liên Sơn: Những nơi cao khí hậu lạnh quanh năm, mùa
đơng đơi khi có tuyết rơi, nhưng lại là nơi du lịch nổi tiếng với đỉnh Phan - xi păng rất lý tưởng ở vùng núi phía Bắc.

Ví dụ 4: Khi dạy bài 20: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng
Nam Bộ (tiếp theo) – SGK trang 124, 125: Học sinh sẽ được quan sát hình ảnh
chợ nổi trên sơng – nét văn hóa của dân Nam Bộ.

Sau đó học sinh sẽ được nghe một đoạn Video giới thiệu về hoạt động của
chợ nổi Cái Răng – Cần Thơ:

9



“Chợ nổi Cái Răng nằm trên sông Cái Răng, gần cầu Cái Răng, cách
trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 6km đường bộ và mất 30 phút nếu đi
bằng thuyền từ bến Ninh Kiều (thành phố Cần Thơ - thủ phủ của Tây Đơ cũ).
Đay là một nét văn hóa rất đặc sắc ở vùng đồng bằng sông nước Cửu Long, thu
hút rất nhiều du khách, đặc biệt là khách nước ngồi. Nét độc đáo và đặc điểm
chính của chợ nổi Cái Răng là chuyên buôn bán các loại trái cây, đặc sản của
vùng đồng bằng sông Cửu Long. Chợ hoạt động tấp nập từ tờ mớ sáng với
nhiều lọai thuyền bè lớn nhỏ. Các cửa hàng hay các ghe thuyền thường khơng
có bảng hiệu, chợ bán sản vật gì người ta treo sản vật đó lên cây sào hoặc trên
mũi thuyền. Chợ Cái Răng thường họp khá sớm, thường từ lúc mờ sáng và đến
khoảng 8;9 giờ thì vãn. Những ghe bầu lớn thường chuyên thu mua trái cây để
chở đi các nơi, kể cả sang Campuchia và Trung Quốc. Lại cũng có những chiếc
ghe bầu chở các mặt hàng khác cung cấp cho bà con miệt vườn như: Xăng dầu,
mắm muối, thuốc tây, bánh kẹo và nhu yếu phẩm. Ai bán gì thì treo thứ ấy lên
ngọn sào cắm ở mũi thuyền, khách mua hàng từ xa trông thấy sẽ bơi xuồng đế
hỏi. Cũng như nhxng chợ nổi khác ở Đồng bằng sơng Cửu Long, chợ được hình
thành để đáp \sng nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa khi đường bộ và các
phương tiện lưu thơng đường bộ chưa phát triển. Ngày nay, dù mạng lưới giao
thông đường bộ đã phát triển rộng khắp nhưng chợ nổi vẫn tồn tại và phát triển
ngày một sầm uất hơn mang lại tiềm năng về kinh tế lẫn du lịch miền Tây sơng
nước này.”
Khi các em được ngắm nhìn những hình ảnh thực tế phong cảnh tuyệt đẹp
về những con người, về thiên nhiên của những vùng đang học thông qua những
hình ảnh sinh động sẽ khiến giờ học trở nên sống động hơn, các em chiếm lĩnh
kiến thức một cách nhẹ nhàng và hiệu quả hơn. Các em mạnh dạn, tự tin, thích
thú hơn khi tham gia vào quá trình tìm hiểu kiến thức mới. Tạo mơi trường học
tập thân thiện giữa giáo viên và học sinh.Tạo sự chờ đợi, hứng khởi cho các em
khi sắp được học phân môn Địa lý.
10



3.3/ Tăng cường kết hợp nội dung kiến thức của hai phân môn Lịch sử
và Địa lý:
Thiên nhiên ở mỗi nơi trên đất nước ta đều có nét riêng. Con người sống ở
đó cũng có những đặc điểm riêng trong đời sống sản xuất, trong cách ăn mặc,
phong tục tập quán. Song dù ở nơi nào, thuộc dân tộc nào, người dân đã sống
trên dải đất này đều chung một Tổ quốc Việt Nam, chung một lịch sử, một
truyền thống Việt Nam. Để có Tổ quốc tươi đẹp như hơm nay, ông cha ta đã trải
qua hàng ngàn năm lao động đấu tranh để dựng nước và giữ nước. Môn Lịch sử
và địa lý giúp các em biết những điều trên và từ đó các em thêm yêu thiên nhiên,
yêu con người và u Tổ quốc ta. Đó chính là nội dung và mục tiêu môn Lịch sử
và địa lý lớp 4 mà các em cần đạt.
Trước năm 2000, cùng với khoa học, lịch sử và địa lý là hai mơn học độc lập.
Trong chương trình 2000, Lịch sử và địa lý là hai phân môn của môn Lịch sử và địa
lý nhằm tăng cường sự kết hợp nội dung gần nhau của hai phân môn này.
+ Trước khi dạy từng phần riêng, cần dạy tốt những kiến thức dùng chung
như: Bản đồ, cách sử dụng bản đồ. Đó là những kiến thức thiết yếu để sử dụng
cho cả hai phân mơn này.
+ Sau đó liên hệ những kiến thức gần nhau giữa hai phần Lịch sử và Địa lý:
Ví dụ 1: Khi dạy Địa lý bài 11: Đồng bằng Bắc Bộ - SGK trang 98, 99:
Ở hoạt động 1: Sau khi học sinh nêu được đặc điểm địa hình của đông bằng
Bắc Bộ: Đây là đồng bằng lớn thứ hai của nước ta, có địa hình thấp, bề mặt khá
bằng phẳng.
*/ Giáo viên nêu yêu cầu để học sinh ôn lại kiến thức của bài Lịch sử bài 9:
Nhà Lý dời đô ra Thăng Long - SGK trang 30, 31: Vì sao Lý Thái Tổ chọn vùng
đất Đại La làm kinh đô? (Vua thấy đây là vùng trung tâm đất nước, đất rộng lại
bằng phẳng, sông chảy ở đồng bằng uốn lượn quanh co, dân cư khơng khổ vì
ngập lụt, mn vật phong phú tốt tươi.)


Ví dụ 2: Khi dạy bài Lịch sử bài 13: Nhà Trần và việc đắp đê. - SGK trang
39, 40: Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời: Nhà Trần thu được kết quả như thế
nào trong việc đắp đê? (Đến thời nhà Trần, hệ thống đê đã hình thành dọc theo
sơng Hồng và các con sông lớn khác ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Hệ
thống đê điều này đã góp phần giúp cho nông nghiệp phát triển và sử sách đã
ghi lại rằng, nhà Trần là “Triều đại đắp đê”.)
*/ Giáo viên nêu yêu cầu để học sinh ôn lại kiến thức ở tiết dạy Địa lý bài
11: Đồng bằng Bắc Bộ - SGK trang 98, 99:
11


Giáo viên yêu cầu học sinh củng cố lại kiến thức về tác dụng của hệ thống
đê ngăn lũ ở đồng bằng Bắc Bộ: Đồng bằng Bắc Bộ có nhiều sơng ngịi. Vào
mùa hạ mưa nhiều, nước các sơng dâng cao thường gây ngập lụt ở Đồng bằng.
Do vậy người dân nơi đây đã đắp đê dọc 2 bên bờ sông để ngăn lũ lụt với tổng
chiều dài hệ thống đê lên tới hàng nghìn ki - lơ - mét. Đó là một cơng trình vĩ
đại của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ. Cùng với thời gian hệ thống đê ngày
càng được đắp cao và vững chắc hơn. Ngày nay, kế tục nền tảng cha ông, hệ
thống đê điều được củng cố, kiên cố hóa bằng nhiều kênh, mương để tưới tiêu
nước cho đơng ruộng.
MỘT ĐOẠN ĐÊ SƠNG HỒNG

Cảnh đắp đê dưới thời Trần (tranh vẽ)

Ví dụ 3: Khi dạy Lịch sử bài 28 : Kinh thành Huế – SGK trang 67, 68 và
yêu cầu học sinh mô tả kiến trúc độc đáo của quần thể kinh thành Huế: Là một
tòa thành rộng lớn, dài hơn 2km, nằm bên bờ sơng Hương. Đây là tịa thành đồ
sộ, một cơng trình lao động sáng tạo và tài hoa của nhân dân ta và đẹp nhất
nước ta thời nhà Nguyễn.
+ Giáo viên sẽ kết hợp liên hệ với nội dung bài Địa lý bài 27: Thành phố

Huế – SGK trang 145, 146:
Ở ngay hoạt động 1: Khi học sinh nêu được đặc điểm tự nhiên: Huế là
thành phố có nhiều cảnh thiên nhiên đẹp, nhiều cơng trình kiến trúc cổ có giá
trị nghệ thuật cao nên thu hút rất nhiều khách du lịch. Sau đó giáo viên cho học
sinh xem một đoạn video về Huế xưa và nay để học sinh thấy sự khác nhau.

+ Còn đối với các bài Lịch sử, Địa lý có nội dung phản ánh những đặc
trưng của địa phương, tôi dành thời gian, tạo điều kiện cho học sinh đi tham
quan để học sinh có thể thu được những thông tin cần thiết cho bài học.
12


Như vậy được học kết hợp nội dung hai phần Lịch sử và Địa lý nhằm bồi
dưỡng cho học sinh khả năng hợp tác, rèn kỹ năng vận dụng vào thực tế, thường
xuyên được củng cố kiến thức, tác động đến tình cảm đem lại niềm vui, hứng
thú cho học sinh trong học tập. Gợi cho học sinh lòng yêu thiên nhiên, đất nước,
con người Việt Nam, có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và hành động
bảo vệ môi trường. Các em thấy những điều đã học rất cần thiết và bổ ích cho
bản thân mình và sự phát triển của xã hội. Từ đó giáo dục các em lịng say mê,
u thích mơn Lịch sử và địa lý nói chung và phân mơn Địa lý nói riêng.
3.4/ Vận dụng linh hoạt, lồng ghép các phương pháp và hình thức tổ
chức dạy học khi dạy học phân môn Địa lý lớp 4:
Đối với phân môn Địa lý phương pháp quan sát, vấn đáp, dạy học hợp tác theo
nhóm, trị chơi học tập thường được sử dụng thường xuyên, linh hoạt trong một tiết
dạy để tránh sự nhàm chán khi tiếp thu kiến thức. Ở từng phần của một tiết học giáo
viên cần vận dụng linh hoạt, thay đổi nhằm nâng cao hiệu quả của tiết dạy.
Phương pháp quan sát và dạy học hợp tác theo nhóm thường được sử dụng
đan xen, lồng ghép với nhau. Khi cho học sinh quan sát đối tượng để thu thập
thông tin tôi thường lồng ghép tổ chức học tập theo nhóm. Trước hết nó cho
phép học sinh có nhiều cơ hội để diễn đạt và khám phá ý tưởng, mở rộng suy

nghĩ, hiểu biết và rèn luyện kỹ năng nói. Nó cũng cho phép học sinh có cơ hội
để học hỏi từ bạn,pháp huy vai trị trách nhiệm, điều đó làm phát triển kỹ năng
xã hội và tính cách của học sinh, đặc biệt là kỹ năng phối hợp và hợp tác với các
bạn khác.
Sau khi đã quan sát xong học sinh sẽ xử lý thông tin đã thu thập được, đối
chiếu, so sánh, phân tích, tổng hợp, nhận xét, khái qt hóa và trình bày kết quả.
Giáo viên sẽ quan tâm, nêu câu hỏi để cùng học sinh trao đổi nhằm khẳng định
và hồn thiện kết quả quan sát.
Ví dụ 1: Khi dạy bài: Dãy núi Hoàng Liên Sơn – SGK trang 70, 71:
Giáo viên cho học sinh quan sát các bức tranh sau, thảo luận nhóm đơi chỉ
và nêu đặc điểm về đỉnh, sườn, thung lũng của dãy núi Hoàng Liên Sơn: Là dãy
núi cao, đồ sộ nhất nước ta, có nhiều đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp và
sâu. Có đỉnh Phan - xi - păng cao nhất nước ta (cao 3143m) và được gọi là
“nóc nhà” của Tổ quốc.

13


Ví dụ 2: Khi dạy bài 29: Biển, đảo và quần đảo. – SGK trang 149, 150:
Để hình thành khái niệm về đảo và quần đảo: Giáo viên cho học sinh quan
sát một hòn đảo, quần đảo bằng tranh ảnh, băng hình trả lời một số câu hỏi:
+ Trong lớp ta em nào đã thấy đảo? Ở đâu? Khi nào?
+ Em hãy mô tả cho bạn ngồi bên cạnh nghe hoặc vẽ về một hịn đảo mà
em đã nhìn thấy?
Sau khi khai thác kinh nghiệm sống của các em, giáo viên cùng học sinh
đưa ra nhận định chung về các dấu hiệu chung và bản chất của đảo: Đất nổi, có
nước bao bọc xung quanh.
Học sinh nêu khái niệm: Đảo là bộ phận đất nổi xung quanh có nước biển
và đại dương bao bọc. Và nơi tập trung nhiều đảo gọi là quần đảo.
ĐẢO MUN – NHA TRANG


QUẦN ĐẢO THỔ CHU

14


Tích hợp lồng ghép vấn đề chủ quyền biển đảo vào dạy học Địa lý Việt
Nam ở Tiểu học không phải là vấn đề mới nhưng lại là một vấn đề khó. Giáo
viên cần phải nghiên cứu và thực nghiệm để có kết quả tốt hơn. Để lồng ghép
thành cơng địi hỏi giáo viên phải có sự hiểu biết sâu rộng về vấn đề và đánh giá
thật khách quan, nắm bắt tâm lý của học sinh trước, trong và sau khi lồng ghép
vấn đề biển đảo để nội dung không quá nhiều khiến học sinh thấy nặng nề, trùng
lặp và nhàm chán.
Ví dụ 3: Khi dạy bài 2; 3: Làm quen với bản đồ. SGK trang 4; 7:
Giáo viên cho học sinh quan sát bản đồ hành chính Việt Nam. Yêu cầu
học sinh xác định vị trí của Việt Nam trên bản đồ và chỉ rõ phần đất liền, phần
biển và hai quần đảo xa nhất là Trường Sa và Hồng Sa.
Sau đó giáo viên khẳng định: Việt Nam là một quốc gia ven biển, là nước
độc lập,có chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ bao gồm: đất liền, các
đảo, vùng biển và vùng trời. Và theo bản đồ cổ Việt Nam: khẳng định chủ quyền
của nước ta trên vùng biển Đông, đặc biệt là khẳng định hai quần đảo Trường
Sa và Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Ví dụ 4: Khi dạy bài 29: Biển, đảo và quần đảo. - SGK trang 149, 150:
Ở hoạt động 2: Đảo và quần đảo: Tôi dùng máy chiếu cho các em được
ngắm nhìn biển qua các hình ảnh và video, đặc biệt là hình ảnh về Trường Sa và
Hồng Sa, hình ảnh những người chiến sỹ đang ngày đêm canh giữ ngoài đảo xa
và nêu câu hỏi:
+ Em biết gì về tình hình an ninh quốc phịng ở Trường Sa và Hồng Sa?
(Hiện nay đang có sự tranh chấp giữa 6 quốc gia có chung vùng biển Đơng
này vì nhiều mục đích khác nhau.Gay gắt nhất là sự tranh chấp chủ quyền trên

hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa giữa Trung Quốc và Việt Nam. Trung
Quốc lộ rõ tham vọng của mình về biển Đơng bằng u sách Đường lưỡi bị
trong đó bao gồm cả hai quần đảo Trường Sa và Hồng Sa.)
Sau đó giáo viên chốt: Từ xưa đến nay trong bản đồ Việt Nam cũng như
trong lịch sử nước nhà hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thuộc chủ quyền
Việt Nam. Vậy mà nay Trung Quốc coi hai quần đảo này và hầu hết diện tích
biển trong khu vực này là của mình.Việc làm đó của Trung Quốc là khơng có
căn cứ và đi ngược với lịch sử. Chúng ta phải khẳng định rằng: Trong lịch sử
nước nhà từ xưa đến nay và mãi mãi về sau hai quần đảo Trường Sa và Hoàng
Sa là thuộc chủ quyền Việt Nam. Trong các tư liệu cổ và các bản đồ cổ Việt Nam
và Trung Quốc đều khẳng định hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa là của
Việt Nam.
+ Với tư cách là người chủ tương lai đất nước, với tình yêu biển em sẽ làm
gì cho biển đảo quê hương?
(Chúng em sẽ trân trọng, giữ gìn mơi trường, chủ quyền biển đảo, học tập
tốt để xây dựng các huyện đảo của ta ngày càng phát triển hơn. Bảo vệ chủ
quyền quốc gia là trách nhiệm của tất cả mọi người dân Việt Nam.)
Ngồi ra tơi còn tổ chức các hoạt động khác như: Vẽ tranh: Em yêu biển
đảo quê hương; Hoàng Sa - Trường Sa trong trái tim em; viết bài với chủ đề: Vì
Trường Sa thân yêu, biển đảo quê hương.
15


Học sinh lớp 4B tham gia cuộc thi vẽ tranh: Em yêu biển đảo quê hương Việt Nam

Học sinh lớp 4B tham gia viết bài với chủ đề: Vì Trường Sa thân yêu, biển đảo quê hương

Dưới hình thức tổ chức dạy học này, các em học sinh sẽ có dịp nói lên tâm
tư tình cảm của mình đối với biển đảo; thể hiện tình yêu quê hương đất nước, sự
trân trọng và biết ơn những người chiến sỹ đã hi sinh và cả những chiến sỹ đang

ngày đêm canh giữ biên cương nơi đầu sóng ngọn gió. Khi các em sưu tầm tư
16


liệu, hình ảnh để viết bài sẽ bổ sung và làm phong phú thêm kiến thức về biển
đảo của các em. Củng cố thêm tình yêu Tổ quốc, yêu dân tộc; biết ơn các chiến
sỹ đảo xa. Ngoài ra, qua hình thức tổ chức này sẽ giúp các em củng cố và nâng
cao kiến thức, chất lượng dạy học môn Mỹ thuật, phát triển kỹ năng viết văn
trong phân môn Tập làm văn, phát triển tồn diện: Văn - trí - thể - mỹ.Từ đó thơi
thúc các em hăng say, vươn lên trong học tập xứng đáng là chủ nhân tương lai
của đất nước, để sau này cống hiến được nhiều hơn cho đất nước.
Từ những học sinh rụt rè, nhút nhát, thụ động giờ đây các em đã chủ động
tìm tịi, khám phá, tự phát hiện, rèn luyện và xử lý thơng tin, tự hình thành hiểu
biết, năng lực phẩm chất phát huy tính chủ động và sáng tạo của học sinh đáp
ứng yêu cầu cuộc sống hiện tại và tương lai.
3.5/ Sử dụng các trò chơi học tập đa dạng, phong phú:
Để tạo cho học sinh hứng thú học tập, tôi thường xuyên tổ chức các tiết học
dưới hình thức: Vừa học vừa chơi. Những trị chơi học tập giúp các em thích thú
hơn những câu hỏi, những phiếu học tập. Hình thức chơi cũng ln đổi mới để
lần nào các em cũng hào hứng tham gia như: Rung chuông vàng, ô chữ kỳ diệu,
hướng dẫn viên du lịch,…
Ví dụ1: Khi dạy bài 29: Biển, đảo và quần đảo - SGK trang 149, 150:
Cuối tiết học tôi sẽ tổ chức cho học sinh chơi trị chơi: Ơ chữ kỳ diệu để
củng cố và khắc sâu kiến thức.

Hệ thống các câu hỏi để tìm ra từ khóa ở từng ơ chữ:
+ Câu 1: Ơ số 1: Có 5 chữ cái, tên một đảo lớn nằm ở vùng biển phía Bắc
nước ta?
+ Câu 2: Ơ số2: Có 9 chữ cái, biển, đảo, quần đảo nước ta có nhiều.......cần
được bảo vệ và khai thác hợp lý.

+ Câu 3: Ô số 3: Có 6 chữ cái, đảo Phú Quốc nổi tiếng trồng loại cây này?
+ Câu 4: Ơ số 4: Có 7 chữ cái, đây là một quần đảo lớn ở ngoài khơi miền
Trung và thuộc thành phố Đà Nẵng?
+ Câu 5: Ô số 5: Có 3 chữ cái, một bộ phận đất nổi, xung quanh có nước
biển và đại dương bao bọc gọi là gì?
+ Câu 6: Ơ số 6: Có 6 chữ cái, đây là địa danh ghi dấu các chiến sỹ cách
mạng thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu?
17


+ Câu 7: Ơ số 7: Có 7 chữ cái, nơi tập trung nhiều đảo gọi là gì?
+ Câu 8: Ô số 8: Có 8 chữ cái, tên một quần đảo nổi tiếng ở ngoài khơi
miền Trung và thuộc tỉnh Khánh Hịa?
Ví dụ 2: Khi dạy bài 5: Tây Ngun - SGK trang 82, 83:
Tôi tổ chức cho các em chơi trò chơi: Em là hướng dẫn viên du lịch. Học
sinh sẽ chọn và dựa vào tranh minh họa cùng với kinh nghiệm sống của mình để
tự mình giới thiệu về cao nguyên mà em lựa chọn được.
Ví dụ: Khi học sinh giới thiệu về cao nguyên Đắc Lắc, cao nguyên Lâm
Viên: Học sinh dựa vào tranh, viết bài sau đó thuyết minh:
CAO NGUN ĐẮK LẮK

NGÃ 6 BN MA THUỘT

LỄ HỘI CÀ PHÊ BUÔN MA THUỘT
CAO NGUYÊN LÂM VIÊN

18


Bài thuyết minh của em Trịnh Phương Chi lớp 4B về cao nguyên Đắk Lắk


Bài thuyết minh của em Phạm Thị Thu Huyền lớp 4B về cao nguyên Lâm Viên
Cùng với việc thực hiện mục tiêu và nội dung bài học, sau khi học sinh giới
thiệu về vùng đất Tây Nguyên tôi tiến hành dạy lồng ghép nội dung giáo dục
quốc phòng an ninh một cách truyền cảm, ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hiểu, tự nhiên
phù hợp với đặc điểm và trình độ học sinh. Tơi cho học sinh quan sát tranh và
đoạn video để biết được: Đắc Lắc - nơi mở đầu cuộc kháng chiến chống Pháp
trên địa bàn Tây Nguyên và người anh hùng đất Tây Nguyên kiên trung để giới
thiệu về anh hùng Núp. Từ đó sẽ giúp học sinh thấy được tinh thần đoàn kết,
đồng cam cộng khổ của các dân tộc Tây Nguyên cùng với bộ đội trong kháng
chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Quân ta tiến cơng giải phóng Bn Ma Thuột mở đầu chiến dịch Tây Nguyên (11/03/1975) [5]

Sau khi học sinh xem xong đoạn video giáo viên chốt: Tây Nguyên được ví
như “mái nhà của Đông Dương”. Nếu ai chiếm được Tây Nguyên thì có quyền
19


làm chủ miền Nam Việt Nam. Vì thế trên địa bàn Tây Nguyên diễn ra nhiều trận
đọ sức quyết liệt giữa ta và địch với mục tiêu giành lấy cao nguyên này. Thuận
lợp của ta là người dân các dân tộc Tây Nguyên một lòng đi theo Đảng. Trong
hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đồng bào nơi đây đã phát huy
truyền thống yêu nước và cách mạng, nêu cao tinh thần đoàn kết, anh dũng, kiên
cường, bất khuất trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù. Tiêu biểu như anh hùng
Núp, con người của núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ đã làm nên một huyền thoại
về người dân đánh giặc giữ nước. Noi gương anh hùng Núp đồng bào các dân
tộc Tây Nguyên đã góp sức người, sức của cùng bộ đội làm nên nhiều chiến
công vang dội.
Với khơng khí học tập thoải mái, tự nhiên giáo viên trở thành người bạn

của học sinh và học sinh sẽ rất hào hứng xung phong làm hướng dẫn viên du
lịch, người dẫn chương trình hay tự tin tham gia vào các chương trình rung
chng vàng. Tất nhiên những bài đầu học sinh cịn lúng túng, nói chưa lưu lốt,
giáo viên cần hướng dẫn giúp đỡ. Nhưng đến những bài sau, các em sẽ tiến bộ
hơn, thêm nhiều kinh nghiệm khi trình bày trước đám đơng. Do đó tiết học sẽ
giảm áp lực căng thẳng cho học sinh, học sinh sẽ được ôn tập, củng cố, hệ thống
lại kiến thức một cách nhẹ nhàng và tự nhiên.
4/ Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Như vậy việc sử dụng phương pháp dạy học cho học sinh đối với phân môn
Địa lý cũng quan trọng không kém các môn học khác. Giáo viên phải hình thành
cụ thể, rõ ràng, có lơgic, khơng được đưa các em vào thế áp đặt, phải để các em
làm chủ bài học, làm chủ kiến thức của mình để từ đó các em chiếm lĩnh kiến
thức và vận dụng một cách hiệu quả nhất. Đây là cơ hội để học sinh tiếp tục phát
triển năng lực, kỹ năng quan sát, sử dụng, nhận xét, so sánh, phân tích, tiếp tục
phát triển khả năng diễn đạt và tập suy luận theo mục tiêu môn học, chất lượng
dạy học ngày càng vững chắc và ổn định. Từ đó bồi dưỡng cho các em tình yêu
thiên nhiên đất nước, yêu con người Việt Nam và có ý thức bảo vệ mơi trường.
Học sinh tự chủ động chiếm lĩnh kiến thức, tự tìm tịi để phát hiện kiến thức
mới. Từ đó các em dễ dàng rút ra khái niệm, nội dung chính của bài học, giúp
các em hiểu, nhớ và vận dụng tốt hơn.
Qua thực tế giảng dạy bản thân đã tiếp cận được phương pháp dạy học phát
huy tính tích cực của học sinh, phối hợp linh hoạt các phương pháp dạy học, tổ
chức giờ học nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả, được ban giám hiệu và đồng nghiệp
đánh giá cao.
Kết quả kiểm tra môn Lịch sử - Địa lý cuối tháng 3 năm học 2018 – 2019
của lớp 4B như sau:
Mơn học

Sĩ số HS


Lịch sử
Địa lý
LS&ĐL

35
35
35

Hồn thành tốt
SL
%
19
54,3
22
62,9
21
60

Hồn thành
SL
%
16
45,7
13
37,1
14
40

Chưa hồn thành
SL

%

C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
20


1/ Kết luận:
Thay đổi tư duy dạy học, vận dụng linh hoạt các hình thức và phối hợp nhịp
nhàng các phương pháp dạy học. Dạy học trên cơ sở tổ chức và hướng dẫn các
hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh không chỉ giúp học
sinh nắm được tri thức vào việc giải quyết các nhiệm vụ học tập mà cịn hình
thành ở học sinh tính linh hoạt, mềm dẻo của tư duy. Có phương pháp thích hợp
sẽ đem lại kết quả lớn trong học tập, góp phần làm cho tiết học trở nên sinh
động, kích thích trí tưởng tượng, trí nhớ của học sinh. Tạo được sự thi đua học
tập ở các em, nhất là đối với các em yếu kém, nhút nhát.
2/ Kiến nghị, đề xuất:
Nhà trường cần bổ sung sách tham khảo cho giáo viên, tư liệu về địa lý, bản
đồ, nam châm, tranh ảnh.
Ngoài việc giảng dạy và tổ chức của giáo viên chun mơn thì tổng phụ
trách Đội cần thường xuyên phối hợp với địa phương, các đoàn thể, những
người có kiến thức về địa lý tổ chức sinh hoạt các buổi ngoại khóa, những buổi
nói chuyện về kiến thức địa lý để học sinh hiểu thêm về địa lý Việt Nam cũng
như kiến thức địa lý địa phương.
Từ lý thuyết đến thực tế giảng dạy môn Lịch sử và địa lý nói chung và phân
mơn Địa lý lớp 4 nói riêng bản thân tơi đã thu được kết quả nhất định. Rất mong
được sự đóng góp ý kiến của ban giám hiệu nhà trường và các bạn đồng nghiệp
để kinh nghiệm có tính khả thi nhất và đạt hiệu quả cao khi dạy phân mơn Địa lý
lớp 4góp phần phát triển tồn diện cho học sinh.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG

ĐƠN VỊ

Nga Trung, ngày 05/04/2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của tôi
viết không lấy nội dung của người khác.
Người thực hiện
Mai Thị Huyền

21


CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ SGK, SGV môn Lịch sử và địa lý lớp 4.
2/ Tài liệu chuẩn KTKN, chương trình Giáo dục phổ thơng cấp tiểu học của Bộ
Giáo dục và Đào tạo.
3/ Tài liệu Giáo dục kỹ năng sống trong các môn học ở Tiểu học.
4/ Các phương pháp dạy học tích cực ở Tiểu học.
5/ Bài viết: Tây Nguyên - người anh hùng, đất kiên trung. (Baohatinh.vn)
6/ Chương trình giáo dục phổ thơng cấp Tiểu học 2006.

22


DANH MỤC CÁC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC XẾP LOẠI C
CẤP HUYỆN TRỞ LÊN
STT
1
2
3


4

Tên SKKN
Nâng cao chất lượng HĐGDNGLL cho
học sinh lớp 4.
Một số biện pháp thực hiện có hiệu quả
phong trào thi đua: “Xây dựng trường
học thân thiện học sinh tích cực”
Kinh nghiệm ứng dụng Cơng nghệ thơng
tin trong dạy học môn Địa lý lớp 5.
Một số biện pháp thực hiện đánh giá học
sinh theo Thông tư 30 góp phần đẩy
mạnh phong trào:“Xây dựng trường học
thân thiện học sinh tích cực” ở trường
Tiểu học Nga Trung, huyện Nga Sơn,
tỉnh Thanh Hóa.

Năm học
2006 - 2007
2008 - 2009
2010 - 2011

2015 - 2016

Xếp loại
Loại B cấp
tỉnh
Loại A cấp
huyện, Loại
C cấp tỉnh

Loại A cấp
huyện, Loại
C cấp tỉnh
Loại B cấp
huyện

23


MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................1
3. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................1
4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................1
B. NỘI DUNG SKKN..........................................................................................2
1. Cơ sở lý luận :...................................................................................................2
2. Thực trạng trước khi áp dụng SKKN:...............................................................3
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.................................................4
4. Hiệu quả của SKKN:.......................................................................................19
C. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ..........................................................................19
1. Kết luận...........................................................................................................19
2. Kiến nghị.........................................................................................................20

24


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HĨA

PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGA SƠN


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÍCH CỰC HĨA CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ
CHỨC DẠY HỌC NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÂN
MÔN ĐỊA LÝ LỚP 4 Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC NGA TRUNG,
HUYỆN NGA SƠN, TỈNH THANH HÓA

Người thực hiện: Mai Thị Huyền
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường Tiểu học Nga Trung
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Địa lý

25


×