Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

SKKN: Đổi mới phương pháp dạy học trong môn Địa lý lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.44 KB, 19 trang )

SKKN: Đổi mới phương pháp dạy học trong môn Địa lý lớp 9

A- ĐẶT VẤN ĐỀ
I- BỐI CẢNH CỦA ĐỀ TÀI:
Thế kỷ 21 là thế kỷ phát triển rực rỡ của nền văn minh nhân loại. Qua gần
30 năm đổi mới nước ta đã dành được những thành tựu rực rỡ trên các lĩnh vực
kinh tế - văn hóa – chính trị - khoa học – kỷ thuật. Để tiến hành thành công
công cuộc CNH- HĐH đất nước nhằm xây dựng một nước Việt Nam mạnh về
kinh tế vững về chính trị, an ninh, quốc phịng, phong phú về bản sắc văn hóa
dân tộc,sánh vai với các nước trong khu vực và hội nhập vào nền kinh tế thế giới
như ( Tổ chức thương mại thế giới, Hoạt động thương mại xuyên Thái Bình
Dương, tổ chức ASEAN…) thì cần phải có một nguồn lực trí tuệ tương xứng.
Muốn vậy phải chú trọng quan tâm đào tạo thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất
nước, Đảng và nhà nước phải quan tâm đến sự nghiệp giáo dục.
Nghị quyết TƯ4 khóa VII đã chỉ rõ phải: “ Đổi mới phương pháp dạy học
ở tất cả các cấp học bậc học. Kết hợp học với hành, học tập với lao động sản
xuất, thực nghiệm và nghiên cứu khoa học, gắn nhà trường với xã hội.Ap dụng
những phương pháp hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng
tạo, năng lực giải quyết vấn đề, tự học, hợp tác và giáo dục kĩ năng sống”.
Nghị quyết TƯ 2 khóa VIII tiếp tục khẳng định phải: Đổi mới phương
pháp giáo dục, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy
sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và
phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự
học, tự nghiên cứu cho học sinh.’’
Qua hơn 10 năm đổi mới chương trình sách giáo khoa và thực hiện
phương pháp dạy học mới, qua thực tế thăm lớp dự giờ của đồng nghiệp. Tôi
cũng đã rút ra được một số kinh nghiệm trong đổi mới phương pháp dạy học
Địa lý THCS. Vậy nên tôi xin được trao đổi cùng đồng nghiệp những đổi mới
trong PPDH là điều bắt buộc và cần thiết, nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc
tế, khi mà thông tin giáo dục không có biên giới, đổi mới PPDH như thế nào
trong khi chúng ta đã quen với nếp giáo dục cũ “thầy giảng trò chép ” nên học


sinh còn tiếp thu một cách thụ động kết quả học tập chưa cao. Đổi mới phương
pháp dạy học là phát huy tính tích cực của học sinh .Đó là đổi mới phương pháp
dạy học còn gọi là: “ Dạy học hướng vào người học” hay “ Dạy lấy người học
làm trung tâm”. Dạy học hướng vào người học là cụm từ dùng để đổi mới của
phương dạy học hiện naytrong nhà trường. Đó là tư tưởng là sự định hướng cho
dạy và học. Phương pháp học mới này khuyến khích học sinh tự học hỏi, tự phát
huy sáng kiến – giáo viên chỉ đóng vai trò hướng dẫn.
Những năm qua dưới sự chỉ đạo của Bộ giáo dục và đào tạo các chuyên đề giáo
dục thường xuyên được tổ chức đều đặn tại các Sở - Phòng giáo dục nên đã giấy
lên một phong trào đổi mới phương pháp dạy học.
II- LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Năm học 2016 - 2017

1


SKKN: Đổi mới phương pháp dạy học trong môn Địa lý lớp 9

Với bối cảnh nêu trên là một giáo viên dạy Địa lý lâu năm ở THCS qua
quá trình giảng dạy tôi nhận thấy đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy là
vơ cùng cần thiết . Vì thực tế mơn Địa lí là một mơn học khó nó vừa mang kiến
thức tự nhiên lại vừa mang tính xã hội. Trước đây chương trình học nặng về lí
thuyết, khơ khan phương pháp dạy học cịn theo lối thầy đọc trị chép nên chưa
kích thích được lịng say mê học tập ở các em, dẫn đến giáo viên còn bế tắc
trong phương pháp dạy học còn học sinh chưa tìm cho mình được một phương
pháp học có hiêụ quả. Trò mới học thuộc bài một cách thụ động như chỉ để đối
phó làm mất đi sự sáng tạo và khả năng tư duy vốn có ở các em. Việc đổi mới
phương pháp giáo dục khắc phục lối truyền thụ một chiều lấy giáo viên làm
trung tâm đang dần được thay thế bằng phương pháp dạy học tích cực lấy học
sinh làm trung tâm nhằm khơi dậy khả năng tư duy sáng tạo , rèn luyện kĩ năng

học tập cho học sinh. Với lí do đó tơi ln trăn trở về việc đổi mới PPDH như
thế nào ở những lớp mình giảng dạy với những đối tượng học sinh khác nhau, ở
bài dạy, tiết dạy khác nhau cho phù hợp tránh dạy theo lối truyền thụ kiến thức
một chiều thuyết trình ,giảng giải…học sinh phải tiếp thu kiến thức một cách thụ
động mà phải ln ln tìm ra những phương pháp , những hướng đi mới phù
hợp với dạng bài nhằm phát huy tối đa tính tích cực chủ động sáng tạo của học
sinh.
Theo tôi muốn đổi mới PPDH trước hết phải biết được bản chất của
PPDH mới, những yêu cầu của đổi mới PPDH có thiết kế bài học chi tiết cho
từng bài dạy, tiết dạy …
Trong nội SKKN “Đổi mới phương pháp dạy học trong môn địa lý lớp
9” tôi xin trao đổi cùng đồng nghiệp 3 vấn đề quan trọng liên quan đến đổi mới
PPDH Địa lý THCS, đó là:
- Cơ sở của đổi mới PPDH địa lý THCS.
- Thiết kế bài dạy theo tinh thần đổi mới PPDH.
- Một số bài dạy cụ thể tôi đã thực hiện ở chương trình lớp 9 theo định hướng
đổi mới PPDH.
III- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu:
- Chủ thể: Đổi mới phương pháp dạy học mơn Địa lí 9.
- Khách thể: Học sinh lớp 9A, 9B,9D trường THCSLV.
2. Phạm vi nghiên cứu:
Đổi mới phương pháp dạy học mơn Địa lí 9.
IV- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Việc tìm hiểu các phương pháp dạy học và vận dụng linh hoạt các phương
pháp trong quá trình dạy học lấy học sinh làm trung tâm ,nhằm kích thích sự
hứng thú học tập của học sinh , nâng cao chất lượng dạy và học.
V- ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
Năm học 2016 - 2017


2


SKKN: Đổi mới phương pháp dạy học trong môn Địa lý lớp 9

- Đổi mới phương pháp dạy học góp phần nâng cao hiệu quả giờ dạy mơn địa
lí ,kích thích được tính tư duy sáng tạo của học sinh.
- Khi áp dụng kinh nghiệm này giáo viên đã giúp học sinh tích cực và hào hứng
hơn khi học mơn địa lí , đặc biệt những bài thực hành, ơn tập các em có thể thảo
luận và trao đổi vơi nhau những ý kiến của riêng mình từ đó các em có thể làm
chủ được tri thức và tự tin hơn với bản thân. Cịn giáo viên tìm tịi, sưu tầm được
nhiều tài liệu để đưa ra những phương pháp phù hợp với từng tiết dạy, bài dạy
,lớp dạy để phục vụ cho tiết dạy sinh động hơn.
- Học sinh hào hứng và tích cực hơn , kết quả nắm bắt kiến thức , phân tích các
mối quan hệ địa lí khá tốt.Các em đã dần có ý thức bảo vệ tài nguyên , môi
trường đặc biệt ở trường , ở lớp các em đã có ý thức giữ gìn trường lớp xanh,
sạch,đẹp, không vứt rác bừa bãi, không bẻ cành, ln có ý thức chăm sóc các
bồn hoa cây cảnh…

B - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I- CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Quan niệm về đổi mới PPDH Địa lý.
- Đổi mới PPDH trước hết được thể hiện ở sự đổi mới phong cách dạy của thầy
và trò, người thầy tự thiết kế các tình huống để học sinh tự khai thác, tự chiếm
lĩnh và kiến tạo kiến thức, người thầy tạo ra các cơ hội để học sinh có thể suy
nghĩ nhiều hơn, hoạt động nhiều hơn và có trách nhiệm hơn đối với học tập của
mình.
- Đổi mới PPDH địa lý chỉ thành công khi PPDH đến học sinh và phát huy tính
tích cực tự giác, chủ động tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người
học năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.

- Đổi mới PPDH hiện nay có nhiều thuận lợi khi mà nội dung SGK được biên
soạn theo tinh thần đổi mới PPDH, khi mà các trường đã được trang bị tương
đối đầy đủ về phương tiện, thiết bị dạy học đặc biệt trong bối cảnh công nghệ tri
thức đang đóng vai trị quan trọng trong đời sống xã hội, người thầy và học sinh
đang ở trong một thời kỳ mới của những nhận thức mới về dạy và học trong nhà
trường phổ thơng.
- Vì vậy việc đổi mới PPDH địa lý nói riêng và tất cả các mơn học khác nói
chung chỉ thành cơng khi chúng ta tổ chức dạy học theo kiểu mới trên cơ sở vận
dụng linh hoạt các phương pháp hình thức tổ chức dạy học giữa hiện đại và
truyền thống.
2. Những yêu cầu cơ bản đối với đổi mới:
a. Lấy học sinh làm trung tâm.
- Người học phải trở thành chủ thể hành động tích cực tự giác chủ động và sáng
tạo trong hoạt động để tìm kiếm tri thức.

Năm học 2016 - 2017

3


SKKN: Đổi mới phương pháp dạy học trong môn Địa lý lớp 9

- Tạo ra và duy trì ở học sinh những động lực học tập đúng đắn để tích cực tham
gia vào q trình giảng dạy.
- Phát triển ni dưỡng học sinh ý thức trách nhiệm, khả năng tự đánh giá kết
quả học tập của mình. Học sinh có thể điều chỉnh được các hoạt động của mình
theo các mục tiêu đã định mà không phụ thuộc vào người khác.
b. Gíao viên là người tổ chức điều khiển các hoạt động dạy học.
- Là người dẫn dắt học sinh giải quyết những tình huống có vấn đề, biết khơi
dậy và kích thích trí tị mị , lịng ham muốn tìm hiểu các kiến thức địa lí.

- Là người chỉ đạo , biết tạo điều kiện và tổ chức những hoạt động học tập của
học sinh.
- Là người hướng dẫn học sinh cách khai thác kiến thức từ các phương tiện học
tập địa lí khác nhau như babr đồ, biểu đồ,tranh ảnh….
- Điều khiển quá trình hoạt động trợ giúp và đánh giá, động viên.
- Người thầy giáo ngoài việc nắm vững kiến thức chun mơn PPDH cịn phải
nắm được chất lượng học sinh ở những lớp mình dạy, biết được tâm tư tình
cảm, những ham muốn của học sinh qua từng bài dạy, tiết dạy … để điều chỉnh
phù hợp khi sử dụng phương pháp mới.
II- CƠ SỞ THỰC TIỂN VÂN DUNG ĐỔI MỚI CÁC PHƯƠNG
PHÁP TRONG THIẾT KẾ DẠY HỌC ĐỊA LÝ THCS .
1. Mục đích:
- Thiết kế bài dạy là nội dung cơ bản có tính chất quyết định thành công hay thất
bại của một tiết lên lớp.
- Thiết kế thành cơng bài học theo PPDH tích cực cần tuân thủ những yêu cầu:
+ Xác định đúng trọng tâm bài học.
+ Lựa chọn nội dung có vấn đề để suy nghĩ.
+ Nắm vững trình độ kiến thức tư duy của học sinh.
+ Xây dựng và nuôi dưỡng động lực học tập của học sinh.
- Thể hiện nội dung bài dạy một cách tường tận, chi tiết.
- Thể hiện đổi mới PPDH hạn chế giảng dạy, thuyết trình, minh họa giành nhiều
thời gian cho học sinh làm việc.
2. Tài liệu sử dụng:
- Tài liệu tham khảo sách giáo viên, tài liệu bồi dưỡng giáo viên.
- Sách thiết kế bài giảng, chuẩn kiến thức kỷ năng và những tài liệu liên quan
khác.
3. Nội dung:
3.1. Xác định mục tiêu bài học gồm 4 phần:
Năm học 2016 - 2017


4


SKKN: Đổi mới phương pháp dạy học trong môn Địa lý lớp 9

- Về kiến thức:
- Về kỷ năng: - Kỷ năng hiểu biết, phân tích biểu đồ, lược đồ, tranh ảnh, hình vẽ
có nội dung bài dạy.
- Về thái độ: Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, biển đảo từ đó u thích
mơn học, có ý thức bảo vệ tài ngun và mơi trường trong q trình phát triển
kinh tế.
- Định hướng phát triển năng lực: Năng lực chung và năng lực chuyên biệt.
3.2. Thiết bị dạy học: Xác định những phương tiện dạy học cần thiết
nhằm thưc hiện được mục tiêu và chuyển tải được nội dung của bài.
- Biểu đồ, bản đồ, lược đồ, tranh ảnh, bảng phụ …
Thiết bị dạy học được sử dụng trong một tiết học không quá nhiều mà được
chọn lựa kỹ càng phương tiện dạy học phải mang tính khoa học, thẩm mỹ và
tính sư phạm đáp ứng được yêu cầu cho từng bài học cụ thể.
3.3. Phương pháp dạy học: Căn cứ vào mục tiêu bài học, mức độ khó
của từng nội dung, phương tiện dạy học, trình độ của học sinh và khả năng
của giáo viên để lựa chọn phương pháp dạy học cho phù hợp.
Vì vậy một tiết dạy người giáo viên không chỉ nắm vững chuyên môn nghiệp vụ
sư phạm mà phải chuẩn bị một tiết dạy công phu, chu đáo, kỹ lưỡng trước khi
lên lớp.
3.4. Thiết kế các hoạt động học tập của học sinh.
- Thiết kế hoạt động học tập của học sinh là công việc có vai trị quan trọng giúp
cho giáo viên chủ động trong q trình dạy học, cơng việc thiết kế càng kỹ
lưỡng, càng khoa học thì việc tổ chức hoạt động của học sinh đạt kết quả càng
cao.
Thông thường trong một bài dạy thường tập trung ở 2 hoạt động chủ yếu:

+ Hoạt động tập thể, cá nhân.
+ Hoạt động theo nhóm.
3.5. Tổ chức các hoạt động lên lớp:
- Tổ chức hoạt động học tập một cách có hiệu quả người giáo viên cần phải có:
+ Đề ra mục tiêu cụ thể cho từng hoạt động.
+ Tổ chức các hoạt động như thế nào.
+ Những nội dung nào để học sinh làm việc tập thể, cá nhân nhóm.
+ Mỗi một hoạt động giáo viên cần đưa ra yêu cầu cụ thể để hướng dẫn HS hoạt
động.
3.6. Nội dung hoạt động:

Năm học 2016 - 2017

5


SKKN: Đổi mới phương pháp dạy học trong môn Địa lý lớp 9

- Đối với hoạt động cá nhân, tập thể giáo viên cần sử dụng phương pháp nên và
giải quyết vấn đề sẽ có hiệu quả hơn.
Dạy học theo phương pháp giải quyết vấn đề là hình thức dạy học mà giáo
viên tổ chức được tình huống có vấn đề, giúp người học nhận thức được tình
huống , chấp nhận giải quyết và tìm kiếm lời giải trong quá trình “hoạt đơng hợp
tác” giữa thầy và trị, phát huy tối đa tính đọc lập của học sinh.
- Đối với hoạt động nhóm đây là hình thức dạy học mới đòi hỏi giáo viên đưa ra
câu hỏi phù hợp hướng dẫn học sinh hoạt động đi đến nhận thức.
- Học sinh trao đổi xoay quanh một vấn đề được đặt ra dưới dạng câu hỏi, bài
tập và đóng vai trị tích cực tham gia thảo luận, giáo viên nêu vấn đề và tổng
kết.
- Hoạt động này có 2 hình thức.

+ Giáo viên nêu câu hỏi theo hình thức vấn đề phân cơng các nhóm thảo luận
viết báo cáo.
+ Giáo viên chia học sinh thành các nhóm và thảo luận theo nội dung của phiếu
học tập đã chuẩn bị.
3.7. Các bước tiến hành thảo luận:
Bước 1:

Chia nhóm cơ cấu HS giỏi, khá, trung bình, yếu.
Chọn nhóm trưởng, thư ký cho từng nhóm.
Mỗi nhóm phải sắp xếp vị trí nhất định.

Bước 2:

Giao nhiệm vụ từng nhóm.( qua phiếu học tập)

Bước 3:

Tiến hành thảo luận nhóm:

Học sinh thảo luận , mỗi em tự đề ra ý kiến của mình, thư ký ghi chép,
nhóm trưởng tổng hợp đi đến thống nhất ghi vào bảng phụ.
Giáo viên theo dõi và hướng dẫn các nhóm làm việc.
Bước 4:

Kết quả thảo luận:
Đại diện từng nhóm trình bày.
Các nhóm nhận xét, bổ sung.

Giáo viên tổng kết đưa ra đáp án so sánh, đánh giá và động viên khích lệ
các nhóm đã làm.

Lưu ý: Khi chuẩn bị nội dung giáo viên cần phải:
+ Chuẩn bị tình huống có thể xảy ra khi thảo luận.
+ Tổ chức học sinh thảo luận nhóm sơi nổi, tiết kiệm thời gian.
+ Phân phối đúng, đủ thời gian cho từng hoạt động phù hợp.
Năm học 2016 - 2017

6


SKKN: Đổi mới phương pháp dạy học trong môn Địa lý lớp 9

SỐ LIỆU KHẢO SÁT THỰC TẾ
Qua khảo sát nhiều năm đối với học sinh lớp 9,đặc bịêt năm học 20142015 qua bài: Tiết 42 : “Ôn tập” cho thấy một thực tế kết quả học tập bộ môn
Địa lí của học sinh tại trường tơi đang giảng dạy như sau:
Bảng số liệu khảo sát trước khi áp dụng đề tài
Lớp

Số
HS

Loại
giỏi

Tỉ
lệ(%)

Loại
khá

Tỉ

lệ(%)

Loại
TB

Tỉ
lệ(%)

Loại
yếu

Tỉ
lệ(%)

9A

38

1

0,3

5

13

30

78,9


2

0,6

9B

35

0

0

6

17

25

71,4

4

11,6

9D

37

2


0,5

8

21,6

25

67,5

2

10,4

III - CÁC BIỆN PHÁP.
Từ thực tiễn giảng dạy địa lý lớp 9, tôi đã áp dụng PPDH mới vào hầu hết
các bài học và nhận thấy học sinh học hứng thú hơn, lớp học sôi nổi hơn và hiệu
quả tốt hơn.
Trong nội dung bài viết này tôi xin trình bày một số bài dạy có tính chất
điển hình dạng bài Thực hành và ôn tập chương.
Tiết 27: Thực hành: KINH TẾ BIỂN VÙNG BẮC TRUNG BỘ VÀ DUYÊN
HẢI NAM TRUNG BỘ (Địa lí 9)
I. Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài học, học sinh phải :
1. Kiến thức: Cũng cố sự hiểu biết về cơ cấu kinh tế biển ở hai vùng Bắc Trung
Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ, bao gồm hoạt động của các hải cảng, nuôi
trồng, đánh bắt thuỷ sản, nghề muối và chế biến thuỷ sản xuất khẩu, du lịch và
dịch vụ biển.
2. Kĩ năng:
Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao kĩ năng phương pháp đọc bản đồ, phân
tích số liệu thống kê, liên kết không gian kinh tế BTB và DH Nam Trung Bộ.

3. Thái độ: giáo dục ý thức khai thác hợp lí , bảo vệ và sư dụng có hiệu quả
nguồn tài nguyên biển.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: NL sử dụng ngôn ngữ, giải quyết vấn đề...
- Năng lực chuyên biệt: NL sử dụng bản đồ , xử lí bảng số liệu, so sánh địa lí...
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên:
Năm học 2016 - 2017

7


SKKN: Đổi mới phương pháp dạy học trong môn Địa lý lớp 9

- BĐKT Việt Nam, BĐ kinh tế vùng BTB, vùng DHNTB và TN (3)
2. Học sinh:
-Tập bản đồ địa lý 9, Át lát Việt Nam.
- Máy tính bỏ túi, bút chì, phấn màu, thước.
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp:
2. Bài cũ: (Kết hợp bài thực hành)
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Xác định địa danh, nhận xét tiềm năng phát triển kinh tế
vùng.
1. Giới thiệu:
2. Tiến trình bài thực hành:
Bài tập 1: Xác định các cảng biển, các bãi cá, bãi tôm, các cơ sở sản xuất
muối, bãi biển có giá trị du lịch nổi tiếng -> nhận xét tiềm năng phát triển kinh
tế biển của : Duyên hải Nam Trung Bộ và Bắc Trung Bộ.
- GV chia nhiệm vụ cho các nhóm

Nhóm 1, 3, 5: Xác định các địa danh của vùng Bắc Trung Bộ
Nhóm 2, 4, 6: Xác định các địa danh của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
- Đại diện các nhóm lên bảng trình bày và chỉ các địa danh trên bản đồ -> GV
chuẩn xác:

Cảng biển

Bắc Trung Bộ

Duyên hải NTB

Cửa Lò

Đà Nẵng

Vũng Áng

Kì Hà

Nhật Lệ

Dung Quất

Thuận An

Quy Nhơn

Chân Mây

Ba Ngịi

Nha Trang
Cam Ranh
Vũng Rơ

Bãi cá, bãi tơm

Có các ngư trường trọng điểm
Trường Sa - Hồng Sa
Ninh Thuận - Bình Thuận
Năm học 2016 - 2017

8


SKKN: Đổi mới phương pháp dạy học trong môn Địa lý lớp 9

=> Ngư nghiệp là thế
mạnh kinh tế của vùng, với các
mặt hàng xuất khẩu: cá, tôm,
mực đông lạnh; chế biến thuỷ
sản khá phát triển-nổi tiếng về
nghề chế biến nước mắm ở Nha
Trang, Phan Thiết.
Cơ sở sản xuất
muối
Bãi biển

Có 2 cơ sở sản xuất muối nổi
tiếng trong cả nước: Sa Huỳnh
và Cá Ná

Sầm Sơn

Non Nước

Cửa Lò

Mĩ Khê

Thiên Cầm

Sa Huỳnh

Nhật Lệ

Quy Nhơn

Lăng Cô

Đại Lãnh

Thuận An

V. Vân Phong

Cảnh Dương

Dốc Lết
Nha Trang

- HS đánh giá về tiềm năng kinh tế biển của 2 vùng -> GV chuẩn xác:

+ Cả 2 vùng đều có tiềm năng để phát triển kinh tế biển.
+ Tuy nhiên, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có tiềm năng để phát triển kinh tế
biển lớn hơn so với vùng Bắc Trung Bộ.
Bài tập 2: So sánh và giải thích sản lượng thủy sản của vùng Bắc Trung
Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.
- GV hướng dẫn HS cách tính % cho từng vùng, HS tính tốn kết quả
- GV gợi ý HS lập bảng số liệu xử lí, HS ghi kết quả vào ô tương ứng -> Kết quả
cần đạt.
Tồn vùng có :
+ Ni trồng: 38,8 + 27,6 = 66,4 (nghìn tấn)
+ Khai thác: 153,7 + 493,6 = 647,3 (nghìn tấn).
+ Tồn miền là 100%.
(chúng ta nên sử dụng cụm từ: Nhiều/ ít, hơn/kém ... ) để so sánh.
Năm học 2016 - 2017

9


SKKN: Đổi mới phương pháp dạy học trong môn Địa lý lớp 9

Kết quả bảng số liệu đã xử lý như sau:
Vùng
Yếu tố

Bắc Trung Bộ

Nuôi trồng

38,8
x100%  58, 43%

66, 4

Khai thác

153, 7
x100%  23, 74%
674,3

Nam Trung
Bộ
27, 6
x100%  41,57%
66, 4

Toàn vùng

100%

493, 6
x100%  76, 26% 100%
647,3

Nhận xét, so sánh :
- Nuôi trồng: Bắc Trung Bộ nhiều hơn Duyên hải Nam Trung Bộ:
58,43%/41,57% = gấp 1,4 lần. Do có truyền thống nuôi trồng thuỷ sản
- Khai thác: Duyên hải Nam Trung Bộ nhiều hơn Bắc Trung Bộ 76,26%/23,74%
= gấp 3,2 lần. Do:
+ Có nhiều ngư trường trọng điểm.
+ Nhiều cỏ lớn có nguồn gốc biển khơi.
+ Vùng nước trồi trên vùng biển cực Nam Trung Bộ có nguồn hải sản rất phong

phú.
+ Người dân có truyền thống, giàu kinh nghiệm lâu đời về đánh bắt hải sản.
+ Cơ sở vật chất kĩ thuật khá hiện đại, công nghiệp chế biến thực phẩm phát
triển mạnh.
IV. Kết luận đánh giá:
- GV nhận xét đánh giá về ý thức, thái độ học tập của HS trong tiết thực hành.
Cho điểm một số em hoặc nhóm HS.
- Có thể thu một số bài thực hành của HS về nhà chấm điểm.
V. Hoạt động nối tiếp :
- Hướng dẫn hoàn thành vào vở bài tập và chuẩn bị cho bài 28.
Tiết 42:

ÔN TẬP

I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Ôn tập những kiến thức cơ bản về vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ, đặc điểm tự
nhiên, dân cư và kinh tế xã hội của hai vùng kinh tế: Đông Nam Bộ và Đồng
bằng sông Cửu Long.
Năm học 2016 - 2017

10


SKKN: Đổi mới phương pháp dạy học trong môn Địa lý lớp 9

- Trình bày được sự khác biệt của hai vùng về các đặc điểm trên.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng đọc lược đồ và trình bày phân tích mối quan hệ
giữa tự nhiên với kinh tế xã hội và giữa kinh tế - xã hội với kinh tế - xã hội.

3. Thái độ: giáo dục ý thức bảo vẹ tài nguyên môi trường trong quá trình phát
triển kinh tê.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: năng lực giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ…
- Năng lực chuyên biệt: năng lực sử dụng bản đồ, sử dụng bảng số liệu, tư duy
tổng hợp địa lí…
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1.Giáo viên:
- Lược đồ tự nhiên Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
- Lược đồ kinh tế vùng Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
- Bảng phụ .
2. Học sinh:
-Ats lát địa lí Việt Nam.
III. Tiến trình dạy học.
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của học sinh (1 phút).
2. Tổ chức các hoạt động dạy học:
GV giới thiệu bài, định hướng vai trị vị trí của tiết học (1 phút)
Hoạt động 1. Cá nhân: Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ (5 phút).
- GV treo lược đồ tự nhiên hai vùng kinh tế, gọi học sinh lên bảng xác định vị trí
và giới hạn của hai vùng kinh tế (chỉ ranh giới, đọc tên các tỉnh thành, phần tiếp
giáp...).
- Yêu cầu học sinh nêu ý nghĩa của vị trí địa lí mỗi vùng.
- GV chiếu bảng phụ vừa chỉ trên lược đồ vừa chốt lại kiến thức bằng bảng sau:
Đông Nam Bộ

Đồng bằng sông Cửu Long

- Diện tích: 23550 km2 (7,2% diện Diện tích: 39474 km2 (12,6 % diện tích
tích cả nước).
cả nước).

- Gồm 6 tỉnh thành phố.

- Gồm 13 tỉnh.

- Giáp: Tây Nguyên, Đồng bằng - Giáp: Đông Nam Bộ, Cam-pu-chia,
sông Cửu Long, Duyên Hải Nam Vịnh Thái Lan và Biển
Trung Bộ, Cam - pu- chia và Biển
Năm học 2016 - 2017

11


SKKN: Đổi mới phương pháp dạy học trong môn Địa lý lớp 9

Đơng.

- Có nhiều điều kiện để phát triển kinh
- Nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế toàn diện, thuận lợi cho giao lưu trên
tế, giao lưu với các vùng xung đất liền và trên biển với các vùng và
các nước.
quanh và với quốc tế.
Hoạt động 2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (15 phút).
- GV chia học sinh ra các nhóm nhỏ yêu cầu học sinh dựa vào kiến thức đã học
và hiểu biết của mình, SGK và các lược đồ tự nhiên hai vùng kinh tế ĐNB và
ĐBSCL, thảo luận các nội dung sau :
Nhóm 1: Địa hình và khí hậu .
Nhóm 2: Sơng ngịi, đất.
Nhóm 3: Rừng, khống sản, biển.
Nhóm 4: Thuận lợi khó khăn về ĐKTN và TNTN.
- Học sinh các nhóm thảo luận, cử đại diện trình bày bằng bảng phụ .

- Học sinh các nhóm khác nhận xét, bổ sung nếu có.
- GV chiếu bảng phụ chốt lại kiến thức, nhận xét phần trình bày các nhóm cho
điểm.
Các đặc
điểm tự
nhiên và
TNTN

Đơng Nam Bộ

Đồng bằng sơng Cửu Long

Địa hình

- Thoải

Khí hậu

- Cận xích đạo nóng ẩm, mưa - Cận xích đạo nóng ẩm, mưa
nhiều quanh năm.
nhiều quanh năm.

Sơng ngịi

Đất

- Thấp và bằng phảng.

- Mạng lưới dày đặc (sông - Mạng lưới sơng ngịi, kênh
lớn: Sơng Đồng Nai, sơng rạch dày đặc (S. Tiền, S Hậu).

Sài Gịn).
- Sơng có nhiều giá trị kinh tế
- Sơng có nhiều giá trị kinh nhất là cung cấp phù sa, hải
tế.
sản......

- Có nhiều loại đất có giá trị
kinh tế lớn : đất xám, đất
phù sa cổ thích hợp với nhiều
loại cây cơng nghiệp.

- Đất đa dạng: phù sa ngọt,
đất phèn, đất mặn thích hợp
với các loại cây lương thực
thực phẩm.

Năm học 2016 - 2017

12


SKKN: Đổi mới phương pháp dạy học trong môn Địa lý lớp 9

Rừng

- Rừng nhiệt đới, rừng ngập - Rừng ngập mặn diện tích
mặn diện tích cịn ít.
lớn có nhiều giá trị kinh tế.

Khống sản


- Có trữ lượng dầu mỏ khí - Khống sản ít : than bùn, đá
đốt lớn (Lan Đỏ, Lan Tây, vôi tập trung ở Kiên Giang,
Đại Hùng...).
Cà Mau, Hà Tiên.

Biển

Khó khăn

- Biển ấm, ngư trường rộng - Biển ấm ngư trường rộng
hải sản phong phú, thềm lục giàu hải sản.
địa nơng rộng giàu tài
ngun dầu khí, gần đường
hàng hải quốc tế.
- Trên đất liến ít khống sản,
diện tích rừng tự nhiên cịn ít,
nguy cơ ơ nhiếm mơi trường
lớn.

- Diện tích đất mặn, đất phèn
lớn.
- Tình trạng nhiễm mặn càng
tăng, nhất là mùa khô.
- Lũ lụt gây thiệt hại lớn cho
nhiều tỉnh.

Sau khi hệ thống xong phần kiến thức trên GV có thể đặt các câu hỏi học
sinh về nhà ôn tập dựa vào bảng thống kê trên.
Câu 1: Nêu thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên của hai vùng kinh tế Đông Nam

Bộ và Đồng bằng sơng Cửu Long?
Câu 2: Nêu những thuận lợi, khó khăn về ĐKTN và TNTN của vùng ĐNB/
ĐBSCL?
Hoạt động 3. Tìm hiểu tình hình phát triển kinh tế- xã hội (15 phút)
Hoạt động của GV và HS

Nội dung

- GV hướng dẫn hs ôn tập theo * Đặc điểm dân cư- xã hội
các câu hỏi sau :
- Đông Nam Bộ là vùng có trình độ phát
* Đặc điểm dân cư- xã hội:
triển dân cư - xã hội cao nhất cả nước : thu
? Tại sao Đơng Nam Bộ lại có nhập bình quân đầu người, tỉ lệ người biết
sức thu hút mạnh mẽ với lao chữ, tuổi thọ trung bình và tỉ lệ dân thành
thị.
động cả nước ?
=> có sức thu hút mạnh mẽ với lao động
Năm học 2016 - 2017

13


SKKN: Đổi mới phương pháp dạy học trong môn Địa lý lớp 9

* Kinh tế :

cả nước.

1, Tình hình sản xuất cơng * Đặc điểm phát¸ triễn kinh tế

nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ 1, Thay đổi theo hướng :
thay đổi như thế nào sau khi đất
+ Công nghiệp xây dựng tăng trưởng
nước thống nhất ?
mạnh, chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu kinh
tế vùng Đông Nam Bộ chiếm 59,3% cao
gấp 1,5 lần so với cả nước.
+ Cơ cấu sản xuất công nghiệp đa dạng,
bao gồm các ngành quan trọng như : khai
thác dầu khí, hố dầu, cơ khí, điện tử, công
nghệ cao, chế biến lương thực, thực phẩm
xuất khẩu, sản xuất hàng tiêu dùng.
+ Công nghiệp tập trung ở các trung tâm
cơng nghiệp lớn như thành phố Hồ Chí
Minh, Biên Hồ, Vũng Tàu.

2, Vì sao Đơng Nam Bộ trở
2, Đất thuận lợi (đất xám, phù sa cổ), khí
thành vùng sản xuất cây cơng
hậu cận xích đạo nóng ẩm, dân cư có tập
nghiệp lớn nhất cả nước ?
quán, kinh nghiệm sản xuất cây cơng
3, Đơng Nam Bộ có những điều nghiệp, cơ sở chế biến rộng khắp, thị
kiện thuận lợi nào để phát triển trường xuất khẩu lớn...
ngành dịch vụ ?
3, Vị trí địa lí: Đơng Nam Bộ nằm gần
đường hàng hải quốc tế và từ Thành phố
Hồ Chí Minh với khoảng 2 giờ bay chúng
ta có thể tới hầu hết các thủ đô của các
nước trong khu vực Đông Nam Á.

- Đơng Nam Bộ là vùng có cơ cấu kinh
tế tiến bộ nhất cả nước.
- Có nguồn lao động dồi dào, tay nghề
cao, cơ sở hạ tầng phát triển và trong
nhiều năm qua ln đi đầu về chính sách
phát triển. Vì thế Đơng Nam Bộ là địa bàn
có sức hút mạnh mẽ nguồn đầu tư nước
ngoài chiếm tới 50,1% vốn đầu tư trực tiếp
của cả nước năm 2003.
- Có cảng Sài Gòn - một trong ba cảng
lớn nhất cả nước và đây là cảng có cơng
suất lớn nhất nước ta.
- Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất
- Tiềm năng du lịch....
Năm học 2016 - 2017

14


SKKN: Đổi mới phương pháp dạy học trong môn Địa lý lớp 9

4, Đồng bằng sơng Cửu Long có những
4, Đồng bằng sông Cửu Long điều kiến để trở thành vùng sản xuất cây
có những điều kiện thuận lợi gì lương thực lớn : Diện tích canh tác rộng
để trở thành vùng sản xuất cây lớn, khí hậu, nguồn nước, truyền thống và
kinh nghiệm sản xuất của nông dân, thị
lương thực lớn nhất cả nước?
trường, cơ sở hạ tầng, chính sách phát
triển nông nghiệp...thuận lợi.
5, Phát triển mạnh công nghiệp 5, Phát triển mạnh công nghiệp chế biến

chế biến lương thực thực phẩm lương thực thực phẩm có ý nghĩa : tăng giá
có ý nghĩa như thế nào đối với trị sản phẩm nông nghiệp, giải quyết dầu
sản xuất nông nghiệp của vùng ra cho sản phẩm, thúc đẩy sản xuất nơng
Đồng bằng sơng Cửu Long?
nghiệp phát triển.....
6, Vì sao Đồng bằng sơng Cửu
Long có thế mạnh phát triển
ngành ni trồng và đánh bắt
thủy sản?
6, Điều kiện tự nhiên, kinh tế -xã hội thuận
lợi: Nguồn thủy sản phong phú, diện tích
mặt nước rộng, khí hậu ấm, ngư dân giàu
kinh nghiệm, thị trường rộng lớn.....
Hoạt động 4: Trò chơi tiếp sức ( 3-5 phút).
- GV chuẩn bị lược đồ trống của hai vùng kinh tế yêu cầu các đội hoàn thành nội
dung sau :
+ Đội 1: Điền vào lược đồ các trung tâm kinh tế lớn của vùng.
+ Đội 2: Điền tên các tỉnh thành phố nằm trong vùng trọng điểm phía Nam
- Đội nào hồn thành nhanh nhất và chính xác nhất đội đó sẽ chiến thắng.
- GV đánh giá nhận xét và công bố kết quả.
Hoạt động 5: Đánh giá tiết ôn tập.
- GV đánh giá tinh thần chuẩn bị của học sinh ; khả năng ghi nhớ, trình bày kiến
thức của học sinh. Động viên khuyến khích các em ôn tập để chuẩn bị cho bài
kiểm tra.
Hoạt động 6: Hướng dẫn tự học.
- GV cung cấp hệ thống câu hỏi cho học sinh về nhà ôn tập tiếp.
- Yêu cầu học sinh chuẩn bị kiến thức, kĩ năng và các đồ dùng học tập (giấy, bút,
thước...) chuẩn bị cho tiết kiểm tra.
Năm học 2016 - 2017


15


SKKN: Đổi mới phương pháp dạy học trong môn Địa lý lớp 9

IV - HIỆU QUẢ MANG LẠI
Qua việc áp dụng tổ chức dạy học theo tinh thần: “Đổi mới PPDH môn Địa lý
ở lớp 9” tôi đã khảo sát một số lớp qua bài :”Ôn tập” thu lại được một số kết quả
như sau:
Đa số HS hiểu bài, nắm vững được kiến thức và phát huy được tính tích
cực của người học.
Lớp

Tổng Loại
số HS giỏi

Tỉ
lệ(%)

Loại
khá

Tỉ
lệ(%)

Loại
TB

Tỉ
lệ(%)


Loại
yếu

Tỉ
lệ(%)

9A

38

8

21

13

34,2

16

42,1

1

2.7

9B

35


7

20

12

34,2

16

45,8

0

0

9D

37

5

13,5

15

40,5

17


46

0

0

Qua đối chiếu kết quả tôi nhận thấy : cùng một kiến thức như nhau nhưng
nếu chúng ta biết vận dụng linh hoạt các phương pháp trong q trình dạy học,
học sinh giữ vai trị trung tâm-làm chủ tri thức thì kết quả học tập tốt hơn.
V - KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG VÀ TRIỂN KHAI.
Qua kết quả giảng dạy trên tôi nhận thấy rằng những giải pháp mà tôi đưa
ra trong sáng kiến kinh nghiệm hồn tồn có thể thưc hiện được dối với học sinh
trường THCS. Kết quả thực nghiệm cho thấy học sinh có sự hào hứng hơn với
giờ học, lớp học sơi nổi hơn, học sinh nắm bài khá tốt và đã tạo tâm lí thối mái
cho học sinh ở tiết học sau.

C- KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I- KẾT LUẬN:
Qua việc giảng dạy đổi mới phương pháp dạy học môn địa lý THCS lớp
9 tôi thấy vấn đề không quá rộng nhưng lại khó. Bởi vì trong một thời gian ngắn
với biết bao cơng việc bận rộn khác nhưng tơi cũng tìm ra một số nguyên nhân
trong sử dụng phương pháp nhằm thúc đẩy các em học theo hướng tích cực.
Ở phạm vi báo cáo tơi chưa có đủ điều kiện đi sâu hơn nữa, tính bền vững
học tập của học sinh nhằm từng bước hoàn thiện hệ thống phương pháp giáo dục
nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Bên cạnh năng lực đó cịn có tinh thần
u nghề, u trẻ, gần gủi với học sinh thì giáo viên phải có phương pháp dạy
học phong phú và hấp dẫn nhằm kích thích tư duy sáng tạo và óc tị mị của học
sinh.
II- KIẾN NGHỊ:

Vậy tôi mạnh dạn đề xuất một số ý kiến sau:
Địa lý là một phân môn vừa mang tính tự nhiên vừa là xã hội, nó vận
dụng thực tế hằng ngày trong cuộc sống cho nên giáo viên phải đảm bảo số
Năm học 2016 - 2017

16


SKKN: Đổi mới phương pháp dạy học trong môn Địa lý lớp 9

lượng kiến thức đại cương thực tế, cách vận dụng và nhanh nhạy cập nhật tin
tức, số liệu để cung cấp cho học sinh tránh tình trạng dạy chay, chồng chéo …
Khi tiếp xúc giáo viên dạy môn này giáo viên cần quan tâm hơn nữa đến
phương pháp dạy học, phải tìm ra phương pháp dạy học phù hợp để dẫn dắt học
sinh học một cách dễ hiểu và dễ nhớ nhất.Trong q trình dạy học phải kích
thích được hứng thú học tập của các em vì đây là nhân tố quan trọng quyết định
sự thành công của tiết dạy.
Cơ sở vật chất kỷ thuật, đồ dùng dạy học phải đạt được yêu cầu (mỗi lớp
một máy chiếu, chi phí chun mơn giáo viên làm đồ dùng cần thiết trong các
hình thức tổ chức …).
Tùy theo từng phần trong chương trình để tổ chức dạy học nhóm cho phù
hợp đạt hiệu quả (nhóm nhỏ, nhóm lớn).
Qua q trình giảng dạy thực tế tôi đã đề xuất ra một số ý kiến trên, tôi hy
vọng tài liệu này sẽ góp phần nhỏ bé trong phương pháp dạy học mới ở chương
trình mới đặc biệt là phương pháp tổ chức dạy nhóm phát huy tính tích cực tự
giác cao, tư duy, sáng tạo, hứng thú của học sinh. Đồng thời thực hiện tốt các
cuộc vận động nói khơng với đọc chép. Để chất lượng dạy và học đạt hiệu quả
cao .
Tôi xin chân thành cảm ơn!


Năm học 2016 - 2017

17


SKKN: Đổi mới phương pháp dạy học trong môn Địa lý lớp 9

D – TÀI LIỆU THAM KHẢO
TT
1
2

3
4

Tài liệu tham khảo
Thiết kê bài giảng Địa lí 9

Tên tác giả
Nguyễn Châu Giang

Đặng Văn Đức và Nguyễn
Phương pháp dạy học theo hướng tích Thu Hằng
cực
Tài liệu BDTX mơn Địa lí
SGK Địa lí 9

Bộ GD&ĐT

SGV Địa lí 9


Bộ GD&ĐT

Năm học 2016 - 2017

18


SKKN: Đổi mới phương pháp dạy học trong môn Địa lý lớp 9

MỤC LỤC
MỤC

NỘI DUNG

TRANG

A

ĐẶT VẤN ĐỀ

1

I

Bối cảnh của đề tài

1

II


Lý do chọn đề tài

2

III

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2

1

Đối tượng nghiên cứu

2

2

Phạm vi nghiên cứu

2

IV

Mục đích nghiên cứu

2

V


Điểm mới trong kết quả nghiên cứu

3

B

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

3

I

Cơ sở lí luận

3

II

Cơ sở thực tiển vân dung đổi mới các phương
pháp trong thiết kế dạy học địa lý THCS .

4

III

Các biện pháp

7


IV

Hiệu quả mang lại

16

V

Khả năng ứng dụng và triển khai

16

C

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

16

I

Kết luận

16

II

Kiến nghị

16


D

TÀI LIỆU THAM KHẢO

18

Năm học 2016 - 2017

19



×