Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

THỰC TRẠNG QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG hóa NHẬP KHẨU tại CÔNG TY TNHH THƯƠNG mại và TIẾP vận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (300.94 KB, 56 trang )

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ TIẾP VẬN
TOÀN CẦU ĐÔNG TÀI.
1.1. Giới thiệu chung về Công ty TNHH Thương Mại và Tiếp Vận Toàn Cầu
Đông Tài.
- Tên công ty: Công ty TNHH Thương Mại và Tiếp Vận Toàn Cầu Đông Tài.
- Tên tiếng Anh: Dong Tai Global Logistics and Trading Co., Ltd.
- Tên viết tắt của công ty: Đông Tài Global.
- Địa chỉ: Trụ sợ chính: Phòng 202 – 204, Tòa nhà TASACO, Km 104+200 Nguyễn
Bỉnh Khiêm, Hải An, Hải Phòng, Việt Nam.
- Ngày thành lập: 11/12/2009.
- Tổng giám đốc: Ông Đỗ Văn Thanh.
- Mã số thuế: 0201019508.
- Người đại diện theo pháp luật của công ty: Ông Đỗ Văn Thanh.
- Tel: (84) 313 979 595 / 979 356 / 979 357.
- Fax: (84) 313 979 494
- Email:
- Website: />- Loại hình công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn
- Loại hình kinh doanh: kinh doanh – cung ứng dịch vụ.
Công ty TNHH Thương Mại và Tiếp Vận Toàn Cầu Đông Tài là một thành viên của
Dongsue Logistics Korea. Dongsue Logistics Korea được thành lập vào tháng 6 năm
1987, với trụ sở chính của Dongsue tại phòng 302, tòa nhà DongYang, 89-20,
Seosomunro, Jung-Gu, Seoul, Hàn Quốc.
Đăng ký kinh doanh Giao nhận vận tải đa phương thức số 1725 và tham gia vào Hiệp
hội Giao nhận vận tải đa phương thức quốc tế Hàn Quốc số 1003. Đồng thời Dongsue
cũng đăng ký kinh doanh Giao nhận vận tải đa phương thức quốc tế tại Hải Quan Incheon
Dongsue Logtistics.


Hiện tại Đông Tài Global có 3 chi nhánh tại:
- Trụ sở chính tại Hải Phòng: Phòng 202-204, tòa nhà TASACO, Km 104+200 đường
Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận Hải An, thành phố Hải Phòng, Việt Nam.


- Chi nhánh Hà Nội: Phòng 1601 tòa nhà Thành Công, 57 Láng Hạ, quận Ba Đình,
Hà Nội.
- Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh: Tầng 5, tập thể C2 Thủy Lợi 301, đường D1, phường
25, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.
Hiện nay, Công ty TNHH Thương Mại và Tiếp Vận Toàn Cầu Đông Tài kinh doanh
chính trong lĩnh vực giao nhận và kết hợp logistics toàn cầu. Và công ty cũng là thành
viên của các tổ chức trên thế giới và tại Việt Nam như: FIATA, ICC, VIFFAS, VCCI, Hội
doanh nghiệp trẻ Hải Phòng.
1.2. Ngành nghề kinh doanh của Công ty TNHH Thương Mại và Tiếp Vận Toàn
Cầu Đông Tài.
*Vận tải biển: Các dịch vụ liên quan đến vận tải biển mà công ty cung cấp:
- Cung cấp cho khách hàng dịch vụ gửi hàng xuất khẩu và nhập khẩu bằng đường
biển từ Việt Nam đi mọi nơi trên thế giới và ngược lại (hàng nguyên container FCL và
hàng lẻ LCL).
- Cung cấp dịch vụ giao nhận hàng nhập từ khắp nơi trên thế giới về Việt Nam. Đặc
biệt là từ thị trường Hàn Quốc – đây là thị trường giao nhận hàng nhập khẩu chuyên tuyến
của công ty.
- Dịch vụ hàng nguyên container (FCL/FCL) với giá cả cạnh tranh.
- Dịch vụ giao nhận hàng tận nhà (door to door services).
- Các dịch vụ hỗ trợ khác (Add – Services): giao nhận hàng với các điều kiện EXW
hoặc DDA/DDP, giao nhanh chứng từ hàng mẫu qua hệ thống DHL…
*Vận tải hàng không: Công ty TNHH Thương Mại và Tiếp Vận Toàn Cầu Đông Tài
thực hiện dịch vụ nhận, trả hàng hàng không cho khách tại kho Sân bay Nội Bài. Toàn bộ
giá, chính sách, quy trình và các hoạt động phục vụ theo tiểu chuẩn ISO của NSTC và
dưới sự giám sát của NSTC và các hãng hàng không quốc tế khác. Công ty cung cấp các
dịch vụ hàng không theo những hãng mục sau:


- Phục vụ hàng xuất: chất hàng, bốc dỡ hàng hóa; kiểm tra, chấp nhận hàng và xuất
vận đơn hàng không.

- Phục vụ hàng nhập: thông báo hàng đến (bằng email, fax, điện thoại); làm thủ tục và
trả hàng cho khách hàng; dịch vụ lưu kho, bảo quản hàng hóa; làm dịch vụ thủ tục Hải
quan; dịch vụ phát hàng lẻ, vận chuyển.
- Dịch vụ phục vụ hàng đặc biệt: Hàng nặng và hàng qúa khổ, hàng chuyển phát
nhanh; Hàng giá trị cao, hàng nguy hiểm; Hàng đông lạnh, động vật sống; Hàng dự án,
phục vụ hàng theo giờ yêu cầu của khách hàng.
- Phục vụ Charter: công ty cung cấp tất cả các dịch vụ đảm bảo với giá cả hợp lý
nhằm phục vụ tốt nhất các chuyến charter của khách hàng.
+ Dịch vụ cấp phép bay, dịch vụ phục vụ hàng hóa, hành khách.
+ Dịch vụ phục vụ tại mặt đất: Hải quan, Công An cửa khẩu.
+ Cất hạ cánh, tiễn dẫn tàu bay, đậu lại, dẫn bay, cung cấp dịch vụ bay.
+ Vận chuyển hàng hóa đến các địa điểm theo yêu cầu của khách hàng.
+ Cân, đo, xếp dỡ, đóng gói hàng hóa, dịch vụ soi chiếu an ninh.
*Vận tải nội địa: công ty có đội tải, xe kéo container giúp cho việc giao nhận vận
chuyển hàng được chuyên nghiệp. Công ty chuyên phục vụ vận chuyển hàng hóa từ các
tỉnh thành tại miền Bắc về Cảng Hải Phòng, sân bay Nội Bài, và vận chuyển hàng lẻ tới
các tỉnh miền Bắc với chi phí cạnh tranh.
*Cung cấp dịch vụ kho CFS và kho Ngoại quan.
*Dịch vụ đóng hàng Consol: công ty là một trong những đại lý hàng đầu về dịch vụ
gom hàng lẻ (hàng consol) tại Việt Nam và đặc biệt là khu vực miền Bắc Việt Nam đi các
nước Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, các nước trong khu vực ASEAN, Ấn Độ và
nhiều quốc gia khác. Lúc đầu, công ty chỉ tập trung gom hàng lẻ đi các tuyến đường Hàn
Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, và các nước trong khu vực ASEAN. Nhưng
sau 1 năm hoạt động, công ty đã thực hiện và xây dựng thêm các tuyến mới tới hơn 1000
địa điểm trên toàn thế giới với chi phí tối ưu và thời gian vận chuyển tối thiểu.


*Dịch vụ khác: công ty cung cấp dịch vụ khai thuế Hải quan, khai báo Hải quan cụ
thể cho các loại hình xuất – nhập khẩu: XNK kinh doanh, gia công, sản xuất xuất khẩu,
tại chỗ, tạm nhập tái xuất, tái xuất tạm nhập, quá cảnh, XNK đầu tư có thuế, miễn thuế,…

- Ngoài ra công ty còn cung cấp các tác nghiệp khai Hải quan như sau:
+ Chuẩn bị hồ sơ.
+ Áp mã thuế đúng nhất, phù hợp nhất đối với từng mặt hàng,
+ Xin cấp phép đối với những mặt hàng có điều kiện.
+ Kiểm tra thông tin nợ thuế.
+ Tư vấn toàn bộ, thông tin trước khi khai Hải quan.
+ Khai báo Hải quan từ xa và điện tử.
1.3. Qúa trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Thương Mại và Tiếp
Vận Toàn Cầu Đông Tài.
Công ty TNHH Thương Mại và Tiếp Vận Toàn Cầu Đông Tài được thành lập vào
ngày 11 tháng 12 năm 2009. Công ty được thành lập bởi quyết định của Sở kế hoạch và
Đầu tư thành phố Hải Phòng và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp và pháp
luật hiện hành của Việt Nam.
Công ty có đăng ký kinh doanh số 0201019508 tại Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố
Hải Phòng, với mã số thuế 0201019508, số vốn điều lệ là 1.500.000.000 VNĐ. Đại diện
của công ty là: Ông Đỗ Việt Thanh.
Trước năm 2009, tiền thân của Đông tài là một văn phòng đại diện của Dongsuero tại
Hải Phòng, cùng thời điểm thành lập văn phòng tại TP. Hồ Chí Minh. Công ty TNHH
Thương Mại và Tiếp Vận Toàn Cầu Đông Tài lúc này được biết đến như là một trong
những đại lý của tổng công ty “Dongsuero Logistics Co., Ltd” tại Việt Nam.
Tổng công ty là: DONGSUERO LOGISTICS CO., LTD.
Trụ sở: ROOM 302, A – UNIT, DONGYANG BLDG, 34-7, JEUNG – DONG,
JUNG – GU, SEOUL, KOREA.
Tel: 82-2-775-7200
Fax: 82-2-773-8611
Tổng giám đốc: Mr. Y.T. Bay.


Năm 2011, công ty “Dongsuero Logistics Co., Ltd” được thành lập sau khi tách ra từ
“Dongsue Shipping Co., Ltd” theo giấy phép số 87367/KR – 375SE của Bộ Thương mại

Hàn Quốc. Lĩnh vực kinh doanh chính của công ty là thực hiện vận tải hàng hóa quốc tế
và kinh doanh thương mại.
Trong năm 2009, Công ty TNHH Thương Mại và Tiếp Vận Toàn Cầu Đông Tài
chính thức được thành lập và trở thành một đại lý của Dongsuero. Từ lúc thành lập cho
đến hiện nay, trụ sở chính của công ty tại: Phòng 202-204, tòa nhà TASACO, Km
104+200 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận Hải An, thành phố Hải Phòng, Việt Nam.
Đến năm 2010, Đông tài Global trờ thành thành viên của Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam – VCCI. Năm 2012, công ty tiến hành đăng ký và trở thành thành viên
của Hiệp hội Giao nhận Kho vận Việt Nam (VIFFAS).
Đến năm 2013, sau 03 năm hoạt động, để đáp ứng nhu cầu giao nhận hàng hóa quốc
tế qua đường hàng không, công ty đã mở rộng thêm một văn phòng trên Hà Nội: tại
phòng số 1601, tòa nhà Thành Công, 57 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội. Chi nhánh trên Hà
Nội có chức năng là văn phòng kinh doanh và xử lý hàng hóa vận tải hàng không qua
cảng hàng không quốc tế Nội Bài.
Cuối năm 2013, đầu năm 2014, Đông Tài Global chính thức trở thành thành viên của
nhiều hiệp hội Forwarder và Logtistics trong nước và quốc tế. Đầu năm 2014, Đông Tài
Global tiếp tục tham gia các hiệp hội dành cho Forwarder như: Hiệp hội các doanh nghiệp
Logistics Việt Nam (VLA), Hiệp hội các doanh nghệp Logistics Ấn Độ (GWHAR), Hiệp
hội Forwarder khác như WCA Inter Global, Freight net,…
Năm 2014, với sự lớn mạnh của một Forwarder có định hướng vươn tới khu vực và
quốc tế, đi theo xu hướng quốc tế, và tầm nhìn tương lại đúng đắn, Đông Tài Global đang
mở rộng tới hầu hết các kho bãi, bến cảng tại khu vực Đình Vũ, Hải Phòng, cửa ngõ biển
quốc tế của Việt Nam.


1.4. Cơ cấu tổ chức – bộ máy của Công ty TNHH Thương Mại và Tiếp Vận Toàn
Cầu Đông Tài.
1.4.1. Sơ đồ tổ chức.

Hình 1.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Thương Mại và Tiếp Vận Toàn

Cầu Đông Tài.
Giám đốc điều hành

Chi nhánh
Hà Nội

Chi nhánh Hải Phòng

Xuất
khẩu

Nhập
khẩu

Logistics

Kế toán

Kinh
doanh

Chi
nhánh
TP
Hồ Chí
Minh

Hàng
không


(Nguồn: Phòng nhân sự - Công ty TNHH Đông Tài Global)
1. Giám đốc điều hành: Đỗ Việt Thanh.
Email:
Mobile: 84-983 832606 / 0903 822606.
- Giám đốc: Phụ trách theo đội quản lý chung.
- Dưới là các phòng ban, do các trưởng phòng quản lý và điều hành, có trách nhiệm thực
hiện các chỉ đạo của Giám đốc và báo cáo kết quả thực hiện cho giám đốc.
2. Phó giám đốc kiêm trưởng phòng Logistics: Nguyễn Trọng Nghĩa.
Email:
Mobile: 84-987 138387
- Phụ trách hoạt động kinh doanh của công ty, quản lý văn phòng tại Hải Phòng.
- Tổ chức và giám sát các hoạt động làm hàng, vân tải nội địa và đường biển, thủ tục hải
quan, quan hệ khách hàng.


- Trưởng chi nhánh Hà Nội: Đàm Thị Ba – phụ trách quản lý văn phòng Hà Nội. Tổ chức
và giám sát các hoạt động làm hàng , vận tải hàng không, thủ tục hải quan hàng không.
-

Trưởng chi nhánh TP Hồ Chí Minh: Nguyễn Phương Thảo – phụ trách
quản lý văn phòng tại TP Hồ Chí Minh. Tổ chức, giám sát các hoạt
động làm hàng nội địa, đường biển, hàng không tại khu vực TP Hồ Chí
Minh.

3. Kế toán trưởng: Đỗ Thị Kim Yến.
Email:
Mobile: 84-983 744071
Nhiệm vụ:
- Set up hệ thống kế toán của Công ty.
- Quản lý thuế và lập các báo cáo, thực hiện các thủ tục liên quan đến thuế.

- Xử lý các vấn đề liên quan về các loại thuế.
- Lập các báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
4. Trưởng bộ phận nhập khẩu: Nguyễn Tuấn Vũ.
- Phụ trách hàng nhập tại Hải Phòng.
- Tổ chức khai thác hàng CFS tại các kho, bãi Hải Phòng.
5. Trưởng bộ phận xuất khẩu: Vũ Thị Hải Yến.
- Phụ trách hàng xuất khẩu tại Hải Phòng.
- Tổ chức vận tải đường biển, đóng hàng consol tại Hải Phòng.
1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ cụ thể của các phòng ban.
Chức năng, nhiệm vụ của Giám đốc điều hành.
- Chỉ đạo, điều hành toàn bộ hoạt động của công ty.
- Giám đốc là người quyết định tối cao trên cơ sở phát huy ý kiến của các thành viên
trong Ban giám đốc và các phòng ban. Và giám đốc là người trực tiếp chịu trách nhiệm
toàn bộ những hoạt động của công ty theo pháp luật hiện hành.
- Quyết định phương hướng kế hoạch, dự án kinh doanh, các chủ trương lớn của công ty.
- Quyết định về việc chuyển nhượng, mua bán, cầm cố các loại tài sản của công ty.


- Quyết định ngân sách hoạt động cho các đơn vị và phòng ban cụ thể trong công ty theo
kế hoạch phát triển đã đề ra.
- Quyết định về việc tuyển dụng, phân công, sử dụng lao động và các vấn đề khác như
khen thưởng, kỷ luật.
- Giám đốc là chủ tài khoản của công ty, tiến hành ký kết các hợp đồng kinh tế với các
đơn vị kinh tế trong nước và nước ngoài.
Chức năng, nhiệm vụ của Bộ phận Xuất khẩu.
- Đây là bộ phận quan trọng trong công ty. Bộ phận chứng từ kết hợp với bộ phận giao
nhận theo dõi từng lô hàng xuất đi để kịp thời cung cấp thông tin cho các bộ phận khác
theo dõi và liên hệ khách hàng để sắp xếp thời gian cho bộ phận giao nhận.
- Nhiệm vụ của nhân viên chứng từ:
+ Nhận Booking Confirm (xác nhận đặt chỗ) của khách hàng và cho số House Bill

of Lading ( HB/L - vận đơn nhà) hoặc số Master Bill of Lading (nếu đóng vai trò là hãng
tàu).
+ Nhận các chứng từ do khách hàng gửi (qua mail hoặc fax), kiểm tra chứng từ,
làm vận đơn nháp rồi gửi cho khách hàng kiểm tra lại để tránh sai sót.
+ Thường xuyên liên lạc với các đội xe vận chuyển hàng hóa trong nước, lên lịch
vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất ra cảng, kho bãi để tiến hành các thủ tục xuất khẩu
hàng hóa và đóng hàng lên tàu.
+ Thường xuyên liên lạc với đại lý hãng tàu ở nước ngoài để theo dõi lịch trình
chạy của tàu, thời gian tàu đến cảng, thời gian tàu rời cảng để sắp xếp các công việc hợp
lý và đúng thời gian.
Chức năng, nhiệm vụ của Bộ phận Nhập khẩu.
- Bộ phận nhập khẩu có chức năng nhận các loại chứng từ có liên quan đến việc nhận
hàng từ khách hàng, tiến hành xử lý chứng từ, làm chứng từ nhận hàng.
- Theo dõi lịch trình tàu chạy, dự báo ngày tàu đến, lên kế hoạch cụ thể để nhận hàng
- Khi hàng về, nhận được giấy báo hàng đến (Arrival Note) của hãng tàu, trưởng phòng
nhập khẩu tiến hành phân công nhân viên chứng từ mang vận đơn kèm giấy giới thiệu đến
hãng tàu đổi lệnh giao hàng (Delivery Order). Trong thời gian này, trưởng phòng Nhập sẽ


tiến hành làm thủ tục Hải quan, nộp thuế và thực hiện các công việc kiểm hóa, kiểm dịch
nếu hàng hóa thuộc diện phải kiểm tra Hải quan.
- Sau khi làm thủ tục Hải quan và lô hàng đã được thông quan, công ty tiến hành nhận
hàng và giao lại hàng hóa cho khách hàng.
Chức năng, nhiệm vụ của Bộ phận Kế toán.
- Chịu trách nhiệm về các khoản chi của Công ty và các khoản thu từ khách hàng. Bộ
phận kế toán gồm kế toán trưởng và kế toán viên (trong đó có kế toán chuyên công nợ và
kế toán chuyên theo dõi hoạt động thu chu của công ty).
- Theo dõi sổ sách kế toán và các giấy báo nợ (Debit Note) của các đại lý giao nhận nước
ngoài và khách hàng.
- Nhận và kiểm tra chứng từ: tổng phí, giá bán, điều kiện thanh toán, đối tượng xuất hóa

đơn (trong nước và nước ngoài).
- Xuất hóa đơn phác thảo (Debit, bảng tổng kết) cho khách hàng.
- Liên lạc với khách hàng để kiểm tra tính chính xác của hóa đơn phác thảo.
- Xuất hóa đơn gốc.
- Kết hợp và hỗ trợ tài chính cho các phòng ban trong việc thanh toán các chi phí dịch vụ,
cước phí vận chuyển hoặc tính toán và chi tiền hoa hồng cho khách hàng đối với những lô
hàng tự khai thác.
- Báo cáo cho Giám đốc tình hình hoạt động của công ty, cũng như tình hình công nợ cuối
tháng và kế hoạch truy thu công nợ.
- Tổng kết cuối tháng tình hình trả lương, thưởng cho nhân viên.
- Lưu lại các tài liệu, chứng từ cần thiết.
- Là bộ phận quan trọng trong bộ phận kế toán.
- Tạm ứng tiền làm hàng cho bộ phận Logtistics và bộ phận giao nhận để tiến hành làm
hàng. Thanh toán các quyết toán của công ty mà giám đốc đã duyệt.
- Phát lương, thưởng cho nhân viên.


Chức năng, nhiệm vụ của Bộ phận Kinh doanh.
- Chức năng: Phòng kinh doanh tiếp thị phụ trách công việc nghiên cứu thị trường: giới
thiệu với khách hàng hình ảnh của công ty cùng các loại hình dịch vụ mà công ty cung
cấp.
- Nhiệm vụ:
+ Tham mưu cho giám đốc ký kết các hợp đồng kinh tế với các đơn vị trong và
ngoài nước.
+ Giúp giám đốc kiểm tra và tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch, phát hiện các
vấn đề và đề xuất hướng giải quyết.
+ Tìm kiếm các khách hàng mới có tiềm năng trên các website, báo, đài,… và thuyết
phục khách hàng sử dụng dịch vụ của công ty.
+ Giữ vững và liên lạc thường xuyên với các khách hàng cũ, củng cố niềm tin để
khách hàng tiếp tục giao dịch và sử dụng dịch vụ của công ty.

+ Giới thiệu, quảng cáo, phát triển thương hiệu của công ty và hãng tàu mà mình
đang làm đại lý.
1.5. Tình hình nhân sự, vốn – tài sản của Công ty TNHH Thương Mại và Tiếp Vận
Toàn Cầu Đông Tài.
1.5.1. Tình hình nhân sự của Công ty TNHH Thương Mại và Tiếp Vận Toàn Cầu
Đông Tài.
Công ty chuyên cung cấp các dịch vụ có liên quan đến hoạt động xuất – nhập khẩu
và các dịch vụ khác có liên quan đến việc khai báo và làm thủ tục Hải quan. Đây là những
nghiệp vụ phức tạp đòi hỏi tính chuyên môn cao và có kinh nghiệm thực tiễn. Vì vậy tất
cả nhận viên trong công ty đều là những người đã được đào tạo, có trình độ Đại học – Cao
đẳng và nhiều năm kinh nghiệm hoạt động, làm việc trong lĩnh có liên quan đến nghiệp
vụ xuất – nhập khẩu.


Bảng 1.1: Tình hình nhân sự của Công ty TNHH Thương Mại và
Tiếp Vận Toàn Cầu Đông Tài giai đoạn 2012 – 2014.
(Đơn vị: người)
So sánh
%
+/(2)/(1) (3)-(2)
200%
0
125%
2
166,7
0
%

Chức vụ


Năm 2011
(1)

Năm 2012
(2)

Năm 2014
(3)

Ban giám đốc
NV Kinh doanh

2
4

4
5

4
7

+/(2)-(1)
2
1

NV Chứng từ

3

5


5

2

NV Kho hàng

13

13

15

0

100%

2

NV Hàng không

2

2

3

0

1


NV Kế toán

3

4

4

1

100%
133,3
%

115,4
%
150%

0

100%

27

33

38

6


122%

5

115%

Tổng

%
(3)/(2)
100%
140%
100%

(Nguồn: Phòng nhân sự - Công ty TNHH Đông Tài Global)
Biểu đồ 1.1: Tình hình nhân sự của Công ty giai đoạn 2012 – 2014.
(Đơn vị: người)

Biểu đồ 1.2: Phân loại lao động theo giới tính của Công ty giai đoạn
2013 – 2014.
:
Biểu đồ 1.3: Phân loại lao động theo trình độ Đại học – Cao đẳng của Công ty
giai đoạn 2013 – 2014.

Nhận xét:


Qua bảng thống kê số lượng lao động và biểu đồ trong giai đoạn 2012 – 2014 của
toàn công ty, chúng ta thấy được số lương lao động của công ty năm 2012 là 27 người,

đến năm 2014 là 33 người, tăng 6 người so với năm 2012 tương ứng tăng 22%. Đến năm
2014, tổng số lao động của công ty là 38 người, tăng 5 người so với năm 2013, tương ứng
tăng 15%. Cụ thể:
- Ban giám đốc năm 2012 là 2 người, năm 2013 là 4 người, tăng thêm 2 người, tương
ứng tăng 100% so với năm 2012. Do công ty mở thêm 2 chi nhánh ở TP.Hà Nội và TP.Hồ
Chí Minh. Năm 2014, số lượng lao động trong ban giám đốc không thay đổi.
- Nhân viên kinh doanh năm 2012 có số lượng lao động là 4 người, năm 2013 là 5
người, tăng thêm 1 người so với năm 2012 tương ứng tăng 25%. Năm 2014, nhân viên
kinh doanh tăng thêm 2 người, tương ứng tăng thêm 40% so với năm 2013. Do trong năm
2014, công ty bổ sung thêm nhân lực ở 2 chi nhánh Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh để mở
rộng thị trường hoạt động của công ty.
- Nhân viên chứng từ năm 2012 là 3 người: mỗi người chịu một bộ phận: xuất khẩu,
nhập khẩu, logistics. Đến năm 2013, công ty tuyển thêm 2 người: bổ sung cho bộ phận
giao nhận hàng không trên chi nhánh Hà Nội và 1 nhân viên hỗ trợ cho bộ phận hàng
logistics. Năm 2014, công ty không có sự thay đổi nhân sự tại bộ phận chứng từ.
- Nhân viên kho hàng năm 2012, công ty có 13 người, đến năm 2013, số lượng lao
động không thay đổi. Nhưng đến năm 2014, tổng nhân viên kho hàng của công ty là 15
người, tăng thêm 2 người, tương ứng tăng 15,4% so với năm 2013.
- Năm 2012, nhân viên chịu trách nhiệm bộ phận hàng không (chi nhánh Hà Nội) là 2
người. Năm 2013, số lượng nhân viên hàng không không có sự thay đổi về nhân sự. Đến
năm 2014, nhân viên hàng không là 3 người, tăng thêm 1 người, tương ứng tăng thêm
50% so với năm 2013.
- Kế toán là một trong những bộ phận quan trọng của công ty, chịu trách nhiệm thu –
chi, tạm ứng tiền cho nhân viên đi làm hàng. Nên công ty có rất chú trọng trong việc
tuyển dụng và đào tạo kế toán. Năm 2012, số lượng nhân viên kế toán của công ty là 3
người: 1 kế toán trưởng, 1 nhân viên phụ trách tạm ứng tiền cho nhân viên làm hàng, 1
nhân viên làm thanh toán với khách hàng. Do số tiền để đi làm hàng rất lớn nên công ty


cần 1 kế toán phụ trách 1 công việc để hiệu quả công việc được cao và quản lý được dòng

tiền của công ty. Đến năm 2013, nhân viên kế toán của công ty tăng thêm 1 người, tương
ứng tăng 33% so với năm 2012, để tiến hành kiểm soát công việc giao nhận hàng không.
Năm 2014, phòng kế toán không có sự thay đổi về nhân sự.
Trong năm 2013, tổng số lao động trong công ty là 50 người trong đó nam chiếm
68% trong tổng số lao động toàn công ty, số lao động nữ chiếm 32% trong tổng số lao
động của toàn công ty. Đến năm 2014, tổng số lao động của công ty là 62 người tăng 12
người so với năm 2013, tương ứng tăng 24%. Tuy nhiên, số lao động nam vẫn chiếm tỷ
trọng lớn, chiếm 72% tăng 4% so với năm 2013, số lao động nữ chiếm 28%, giảm 4% so
với năm 2012. Công ty có số lao động nam chiếm đa số trong tổng số lao động toàn công
ty do: công việc giao nhận là công việc khá vất vả, nhân viên giao nhận thường phải đi
theo hàng hóa đến tỉnh – thành phố để giám sát hàng hóa, nên công ty thường ưu tiên
tuyển dụng nhân viên giao nhận nam có sức khỏe để có thể đáp ứng được yêu cầu của
công việc. Và công việc nhận hàng tại kho, bãi cảng khá nguy hiểm, nhân viên nữ khó có
thể đảm nhận được công việc này.
Qua bảng số liệu và biểu đồ ta có thể thấy: công nhân viên trong công ty chủ yếu có
trình độ Đại học, số ít còn lại là Cao đẳng và Trung cấp – nghề, công ty không có lao
động phổ thông. Cụ thể: trong năm 2013, số lao động có trình độ Đại học chiếm 66%
trong tổng số lao động của toàn công ty. Số lao động có trình độ Cao đẳng chiếm 22%
trong tổng số lao động của toàn công ty và số lao động có trình độ Trung cấp – nghề chỉ
chiếm 12% trong tổng số lao động toàn công ty. Đến năm 2014, số lao động có trình độ
Đại học của công ty chiếm 74% tăng 8% so với năm 2013, lao động có trình độ Cao đẳng
chiếm 19%, giảm 3% và Trung cấp nghề là 7%, giảm 5% so với năm 2013. Vì vậy, trình
độ lao động của công ty càng ngày được nâng cao, với số lao động có trình độ Đại học
cao, chiểm tỷ trọng phần trăm lớn trong tổng số lao động.


1.5.2. Tình hình vốn – tài sản của Công ty TNHH Thương Mại và Tiếp Vận Toàn
Cầu Đông Tài.
Bảng 1.2: Cơ cấu vốn – tài sản của Công ty TNHH Thương Mại và Tiếp Vận Toàn
Cầu Đông Tài giai đoạn 2012 – 2014.

(Đơn vị: triệu đồng)
So sánh

Năm
2012
(1)

Năm
2013
(2)

Năm
2014
(3)

1.Tài sản

11.492

23.627

36.963

TS ngắn hạn

8.161

19.702

32.650


TS dài hạn

3.331

3.925

4.313

2.Nguồn vốn

11.492

23.627

36.963

Nợ phải trả

8.766

18.622

30.651

9.856

212%

Vốn chủ sở

hữu

2.726

5.005

6.312

2.279

184%

Chỉ tiêu

+/%
+/(2)-(1) (2)/(1) (3)-(2)
12.13
5
11.54
1
594
12.13
5

205%
241%
118%
205%

13.33

6
12.94
8
388
13.33
6
12.02
9
1.307

%
(3)/
(2)
156%
165%
110%
156%
165%
126%

(Nguồn: Báo cáo tài chính hàng năm – Công ty TNHH Đông Tài Global)
Biểu đồ 1.4: Cơ cấu tài sản của Công ty giai đoạn 2012 – 2014.
(Đơn vị: triệu đồng)

Biểu đồ 1.5: Cơ cấu nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2012 – 2014.
(Đơn vị: triệu đồng)
Nhận xét:
Qua bảng số liệu trên, ta có thể khái quát được tình hình tài sản – nguồn vốn của công
ty trong giai đoạn 2012 – 2014. Về chỉ tiêu tài sản: Năm 2013 tài sản của công ty là
36.964 triệu đồn, tăng 13.337 triệu đồng so với năm 2012, tương ứng tăng 56.5%. Năm



2014, số tài sản đạt 50.455 triệu đồng, tăng 13.492 triệu đồng so với năm 2013, tương ứng
tăng 36,5%. Trong đó: tài sản lưu động chiếm phần lớn trong tổng số tài sản do công ty
thường phải huy động số tiền lớn để tạm ứng làm hàng cho khách hàng. Cụ thể trong năm
2012, tài sản lưu động của công ty là 19.702 triệu đồng, chiếm 83% trong tổng số tài sản
của công ty. Năm 2013, tài sản lưu động là 32.650 triệu đồng, chiếm 88% trong tổng số
tài sản của công ty và tăng 12.948 triệu đồng so với năm 2012. Và đến năm 2014, số tài
sản lưu động đã đạt đến 43.272 triệu đồng, tăng 10.622 triệu đồng, tương ứng tăng 32,5%
so với năm 2013. Tài sản cố định chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số tài sản của công ty
do công ty chưa có được cơ sở hạ tầng, trang thiết bị như xe chở hàng, kho bãi. Công ty
vẫn phải đi thuê đội vận tải xe, kho bãi làm hàng ở ngoài.
Về chỉ tiêu nguồn vốn, nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của
công ty. Cụ thể, năm 2012, nợ ngắn hạn của công ty là 8.766 triệu đồng, chiếm 76% trong
tổng nguồn vốn của công ty. Năm 2013, nợ ngắn hạn của công ty là 18.622 triệu đồng,
tăng 9.856 triệu đồng so với năm 2012, tương ứng tăng 112% và nợ ngắn hạn chiếm 79%
trong tổng nguồn vốn. Năm 2014, nợ ngắn hạn của công ty là 30.651 triệu đồng, chiếm
83% trong tổng số nguồn vốn. Nợ ngắn hạn năm 2014 tăng 12.029 triệu đồng, tương ứng
tăng 65% so với năm 2013. Vốn chủ sở hữu của công ty tăng lên qua các năm nhưng tăng
chậm hơn so với nợ ngắn hạn cũng như tỷ trọng của vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn
đều nhỏ hơn so với nợ ngắn hạn. Vốn chủ sở hữu của công ty năm 2012 là 2.726 triệu
đồng, đến năm 2013 số vốn này là 5.005 triệu đồng, tăng 2.279 triệu đồng, tương ứng
tăng 84% so với năm 2012. Năm 2014 số vốn chủ sở hữu của công ty 6.312 triệu đồng,
tăng 1.307 triệu đồng, tương ứng tằng 26% so với năm 2013. Vốn chủ sở hữu của công ty
chủ yếu được hình thành từ 2 nguồn: vốn chủ sở hữu và lợi nhuận chưa phân phối cuối
năm của công ty. Nguồn vốn chủ sở hữu năm 2013 tăng cao hơn so với năm 2014 cả về
số lượng, giá trị và tỷ trọng đều tăng.


1.6. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Thương Mại và Tiếp Vận

Toàn Cầu Đông Tài.
Bảng 1.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Thương Mại và Tiếp
Vận Toàn Cầu Đông Tài giao đoạn 2012 – 2014.
So sánh
Chỉ tiêu
1. Vốn (triệu
đồng)
2. Lao động
(người)
3. Doanh thu
(triệu đồng)
4. Chi phí
(triệu đồng)
5. Lợi nhuận
(triệu đồng)
6. Nộp NSNN
(triệu đồng)

+/(2)-(1)

%
(2)/(1)

+/(3)-(2)

%
(3)/
(2
)


36.963

12.135

205%

13.336

156%

50

62

9

122%

12

124%

4.082

8.138

11.136

4.056


199%

2.998

137%

3.614

6.934

9.686

3.320

192%

2.752

140%

468

1.204

1.450

736

257%


246

120%

117

301

319

184

257%

18

106%

Năm 2012
(1)

Năm 2013
(2)

Năm 2014
(3)

11.492

23.627


41


7. Lương bình
quân (triệu
đồng / người /
tháng)

4,554

4,681

4,854

0,127

103%

0,173

104%

(Nguồn: Báo cáo tài chính hàng năm – Công ty TNHH Đông Tài Global)

Biểu đồ 1.6: Tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận của Công ty
giai đoạn 2012 – 2014.
(Đơn vị: triệu đồng)

Biểu đồ 1.7: Lương bình quân của lao động trong Công ty trong

giai đoạn 2012 – 2014
(Đơn vị: triệu đồng/người/tháng)

Nhận xét:
Qua bảng số liệu và biểu đồ, ta có thể thấy khái quát kết quả kinh doanh của Công ty
trong giai đoạn 2012 – 2014. Nhìn chung, trong giai đoạn này, công ty làm ăn có lãi, các
chỉ tiêu thể hiện kết quả kinh doanh đều tăng.
Chỉ tiêu về vốn: hàng năm công ty phải bỏ ra 1 số tiền lớn để tạm ứng làm hàng cho
các chủ hàng để nhận hàng. Cụ thể: trong năm 2012 công ty có tổng nguồn vốn là 11.492
triệu đồng. Đến năm 2013, tổng nguồn vốn của công ty là 23.627 triệu đồng, tăng 12.135
triệu đồng, tương ứng tăng 105% so với năm 2012. Năm 2014, tổng vốn công ty bỏ ra là
36.963 triệu đồng, tăng 13.336 triệu đồng, tương ứng tăng 56% so với năm 2013. Nhin


chung, tổng nguồn vốn của công ty có tăng trong giai đoạn 2012 – 2014 nhưng tốc độ
tăng của năm 2014 đều thấp hơn tốc độ tăng của 2013 cả về giá trị và số lượng.
Chỉ tiêu doanh thu: năm 2012 doanh thu của công ty là 4.082 triệu đồng, đến năm
2013 công ty đạt doanh thu 8.138 tỷ đồng, tăng 4.056 triệu đồng, tương ứng tăng 99% so
với năm 2012. Đến năm 2014, doanh thu của công ty đạt 11.136 triệu đồng, tăng 2.998
triệu đồng, tương ứng tăng 37% so với năm 2013. Tương đương với doanh thu là lợi
nhuận của công ty: trong năm 2012, lợi nhuận của công ty là 468 triệu đồng, đến năm
2013 lợi nhuận của công ty là 1.204 triệu đồng, tăng thêm 736 triệu đồng, tương ứng tăng
157%. Năm 2014, lợi nhuận của công ty là 1.450 triệu đồng, tăng 246 triệu đồng tương
ứng tăng 20% so với năm 2013. Lợi nhuận của công ty năm 2013 tăng nhanh và cao hơn
so với năm 2014 cả về giá trị và số lượng.
Cùng với doanh thu, lợi nhuận tăng, chi phí của công ty phải bỏ ra để hoạt động cũng
tăng đều qua các năm. Năm 2012, chi phí hoạt động của công ty là 3.614 triệu dồng, đến
năm 2013 chi phí này là 6.934 triệu đồng, tăng 3.320 triệu đồng so với năm 2012 tương
ứng tăng 92%. Chi phí có tốc độ tăng khá nhanh so với tốc độ tăng của doanh thu và lợi
nhuận. Năm 2014, chi phí của công ty là 9.686 triệu đồng, tăng 2.752 triệu đồng so với

năm 2013, tương ứng tăng 40% Năm 2014, chi phí bỏ ra để tiến hành các hoạt động kinh
doanh của công ty thấp hơn so với năm 2013 cả về số lượng và giá trị. Năm 2014, công ty
đã thực hiện tốt việc tiết kiệm chi phí – tăng hiệu quả kinh doanh.
Thu nhập bình quân của lao động (người/ tháng) trong công ty năm 2012 là 4,554
triệu đồng. Đến năm 2013, thu nhập bình quân 1 lao động / tháng là 4,681 triệu đồng, tăng
0,127 triệu đồng so với năm 2012, tương ứng tăng 2,7%. Năm 2014, thu nhập bình quân 1
lao động là 4,854 triệu đồng, tăng 0,173 triệu đồng, tương ứng tăng 3,7% so với năm
2013. Công ty đang cố gắng để có thể cải thiện thu nhập của người lao động trong năm
tới.
Khoản tiền đóng góp vào ngân sách nhà nước (thuế, …) của công ty năm 2012 là 117
triệu đồng. Năm 2013, khoản tiền này là 301 triệu đồng, tăng 184 triệu đồng, tương ứng
tăng 157% so với năm 2012. Năm 2014, khoản tiền nộp vào ngân sách nhà nước của công
ty là 319 triệu đồng, tăng 18 triệu đồng so với năm 2013, tương ứng tăng 6%, Khoản tiền


nộp vào ngân sách nhà nước năm 2014 thấp hơn so với năm 2013 do: lợi nhuận công ty
tăng chậm, tỷ lệ thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp thấp hơn. Năm 2012, 2013 tỷ lệ
thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp là 25%, nhưng đến 2014 tỷ lệ này chỉ còn 22% và
trong năm 2015 tới tỷ lệ này sẽ là 20%.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG
HÓA NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ TIẾP VẬN
TOÀN CẦU ĐÔNG TÀI.
2.1. Cở sở lý luận về hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu.
2.1.1. Khái niệm hoạt động Giao nhận.
Đặc điểm của buôn bán quốc tế là người mua và người bán ở những nước khác nhau.
Sau khi hợp đồng mua bán ngoại thương được ký kết, ngưới bán sẽ tiến hành thực hiện
việc giao hàng, tức là hàng hóa được vận chuyển từ người bán sang người mua. Để cho
quá trình vận chuyển đó bắt đầu được, tức là hàng hóa đến tay người mua, cần phải thực
hiện các công việc khác liên quan đến quá trình chuyên chở như bao bì, đóng gói, lưu

kho, đưa hàng ra cảng, làm các thủ tục gửi hàng, xếp hàng lên tàu, vận tải hàng hóa đến


cảng đích, dỡ hàng ra khỏi tàu và giao cho người nhận hàng,…Những công việc đó được
gọi là giao nhận vận tải hàng hóa (hay còn gọi là giao nhận).
Theo quy tắc của Liên đoàn các hiệp hội giao nhận quốc tế (FIATA) về dịch vụ giao
nhận, thì dịch vụ giao nhận được định nghĩa: như là bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến
vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các
dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề Hải quan, mua bảo
hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hóa.
Theo luật Thương mại Việt Nam: dịch vụ giao nhận hàng hóa là hành vi thương mại,
theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho,
lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao nhận theo sự ủy
thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người làm dịch vụ giao nhận khác (các
khách hàng).
Doanh nghiệp giao nhận là doanh nghiệp kinh doanh các loại dịch vụ giao nhận hàng
hóa trong xã hội bao gồm: doanh nghiệp giao nhận vận tải hàng hóa trong nước và doanh
nghiệp giao nhận vận tải quốc tế. Sản phẩm của các doanh nghiệp giao nhận chính là các
dịch vụ tron giao nhận (dịch vụ giao nhận hàng hóa): các nghiệp vụ, thủ tục có liên quan
đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng đến nơi
nhận hàng.
2.1.2. Phạm vi các hoạt động giao nhận.
Hành động thay mặt người nhập khẩu
- Giám sát việc vận chuyển hàng hóa.
- Nhận và kiểm tra tất cả các chứng từ có liên quan đến việc vận chuyển.
- Nhận hàng từ người chuyên chở và nếu cần thì sẽ tiến hành thanh toán cước phí vận
chuyển.
- Thu xếp việc khai báo Hải quan trả thuế và các lệ phí.
- Thu xếp việc lưu kho bãi (nếu cần).
- Giao hàng sau khi đã làm thủ tục Hải quan cho người nhận.

- Tư vấn và nếu cần thiết giúp người nhận hàng khiếu nại với người chuyên chở về tổn
thất hàng hóa nếu có.


- Giúp người nhận hàng lưu kho và phân phối hàng hóa.
Hành động thay mặt người xuất khẩu gửi hàng: theo chỉ dẫn của người gửi hàng,
người giao nhận sẽ tiến hành các công việc sau:
- Chọn tuyến, phương tiện và người chuyên chở thích hợp, lập nên lịch gửi/nhận hàng và
cung cấp cho người ủy thác.
- Lưu cước với người chuyên chở (hãng tàu).
- Nhận hàng và cung cấp những chứng từ thích hợp cho việc vận chuyển hàng hóa: giấy
chứng nhận nhận hàng của người giao nhận, giấy chứng nhận chuyên chở của người giao
nhận,…
- Nghiên cứu những điểu khoản trong thư tín dụng (nếu 2 bên xuất – nhập khẩu thỏa
thuận thanh toán bằng L/C) và chuẩn bị tất cả các chứng từ cần thiết thuộc phạm vi của
mình.
- Đóng gói hàng hóa (trừ khi việc này đã được thực hiện bởi người gửi hàng), chú ý tới
đặc điểm của phương tiện vận chuyển, tính chất của hàng hóa.
- Thu xếp việc lưu kho khi chờ tàu đến (nếu cần thiết).
- Cân đo và kẻ mác mã hàng hóa (nếu người gửi hàng yêu cầu).
- Tư vấn cho người gửi hàng về việc mua bảo hiểm cho hàng hóa (nhất là hàng hóa có giá
trị lớn, có tính chất đặc biệt) và có thể mua bảo hiểm cho hàng hóa nếu được người gửi
hàng yêu cầu.
- Vận chuyển hàng hóa đến cảng, lo liệu các thủ tục Hải quan, làm các thủ tục liên quan
và giao hàng cho người chuyên chở.
- Thanh toán cước phí chuyên chở và các loại chi phí khác có liên quan.
- Chuẩn bị vận đơn (HBL) cho người gửi hàng và nhận vận đơn từ người chuyên chở
(hãng tàu).
- Thu xếp việc chuyên tải trên chặng đường vận chuyển (nếu cần thiết).
- Giám sát việc chuyên chở trên đường thông qua việc liên hệ với người chuyên chở và

đại lý của họ tại nơi nhận hàng.
- Giúp người gửi hàng tiến hành khiếu nại đối với các bên có liên quan nếu có vấn đề về
hàng hóa trong quá trinh vận chuyển, giao nhận.


Vai trò của người giao nhận: Các công việc mà người giao nhận có thể đảm nhận
- Môi giới Hải quan: hàng hóa trước khi được xuất – nhập khẩu phải hoàn thiện các thủ
tục hải quan bởi người giao nhận hoặc ủy thác cho một đơn vị hợp pháp bất kỳ.
- Làm đại lý (Agent): lo liệu các công việc giao nhận hàng hóa để bảo vệ lợi ích của chủ
hàng. Tiến hành các công việc một cách cần mẫn hợp lý theo sự ủy thác của người khác
và chịu trách nhiệm đối với công việc được giao.
- Lo liệu chuyển tải và gửi tiếp hàng hóa, quá cảnh ở nước thứ 3.
- Lưu kho hàng hóa: nếu hàng hóa phải lưu kho, người giao nhận phối hợp với các bộ
phận lựa chọn địa điểm và phương thức lưu kho có hiệu quả cao nhất.
- Gom hàng: tiến hành gom các lô hàng nhỏ tại các địa phương khác nhau tạo thành 1 lô
hàng lớn. Như vậy, người giao nhận đã trở thành người chuyên chở đối với các chủ hàng
lẻ và trở thành người gửi hàng với người chuyên chở thực sự.
- Là người chuyên chở: trong vận tải liên hợp, người giao nhận có thể trở thành một người
chuyên chở, chịu trách nhiệm về việc vận chuyển hàng hóa từ nơi gửi đến nơi nhận như là
một người chuyên chở thực sự. Cơ sở pháp lý về các trách nhiệm , theo thông lệ quốc tế,
là vận đơn do người giao nhận phát hành (HBL).
2.2. Phân tích thực trạng quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu tại Công ty
TNHH Thương Mại và Tiếp Vận Toàn Cầu Đông Tài.
2.2.1. Khát quát chung tình hình giao nhận hàng hóa nhập khẩu tại Công ty TNHH
Thương Mại và Tiếp Vận Toàn Cầu Đông Tài.
Vị thế của công ty trong môi trường cạnh tranh hiện nay: Công ty mới được thành lập
năm 2009, tính đến thời điểm này năm 2014, công ty đã đi vào hoạt động được 5 năm.
Tuy nhiên, công ty vẫn chưa có được lợi thế và biết đến như những công ty đầu ngành có
mấy chục năm thâm niên như Vinatrans, Viettrans,…Công ty hoạt động chủ yếu phục vụ
cho các doanh nghiệp xuất – nhập khẩu vừa và nhỏ trên địa bàn các tỉnh miền Bắc. Nhưng

so với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Hải Phòng, công ty
hiện nay được đánh giá là một trong những công ty có quy mô phát triển bền vững, hoạt
động chuyên nghiệp, luôn cung cấp các dịch vụ giao nhận với chất lượng và giá cả tốt
nhất, cạnh tranh nhất.


Ngoài ra, Công ty TNHH Thương Mại và Tiếp Vận Toàn Cầu Đông Tài có được vị trí
địa bàn hoạt động khá thuận lợi, thành phố Hải Phòng – một trong những trung tâm, đầu
mối về kinh tế thương mại của nước ta. Hải Phòng vốn là 1 cửa ngõ ra biển kết nối với
nhiều trung tâm logistics, vận tải biển ở nhiều quốc gia trên thế giới, và có nhiều cảng
nước sâu thuận lợi cho vận chuyển quốc tế bằng đường biển, tàu có trọng tải lớn có thể ra
vào được. Với vị trí thuận lợi như vậy, thị trường hoạt động của công ty rất rộng mở và
tiềm năng. Khách hàng của công ty chủ yếu là hàng loạt các công ty, xí nghiệp, cơ sở sản
xuất – kinh doanh thương mại trên hầu hết các tỉnh miền Bắc: đặc biệt là các tỉnh Hải
Dương, Hưng Yên, Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thanh Hóa, Sơn Tây, Phú Thọ, Nam
Định, Thái Bình,…
Hiện công ty đang có mối quan hệ bạn hàng với hơn 300 doanh nghiệp, cơ sở sản suất
- kinh doanh trên địa bàn các tỉnh miền Bắc. Trong đó có khoảng trên 200 công ty là
khách hàng thường xuyên, 28 công ty đã ký kết hợp đồng giao nhận, vận chuyển cả năm
liên tục với nhiều lô hàng khối lượng lớn liên tục như: SINGAPORE AIRLINES,
KOREA AIR, MALAYSIA ARILINES, CHINA AIRLINES, CATHAY PACIFIC (vận
tải hàng không); NAMSUNG, MAERSK, EVERGREEN, CMA CGM, NYK LINES,
SITC GROUP (vận tải biển).
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động giao nhận hàng hóa của Công ty TNHH Thương Mại
và Tiếp Vận Toàn Cầu Đông Tài giai đoạn 2012 – 2014.
(Đơn vị: triệu đồng)
Năm
Chỉ tiêu
1. Doanh thu


Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
(1)
(2)
(3)

+/(2)(1)

So sánh
%
+/(2)/
(3)(1)
(2)
199
2.998
%

%
(3)/
(2)
137
%

4.082

8.138

11.136

4.056


3.003

5.116

6.260

2.113

170%

1.144

122%

1.079

3.022

4.876

1.943

280%

1.854

161%

2. Chi phí


2.678

4.526

6.786

1.848

169
%

2.260

149
%

Hoạt động đại
lý tàu biển

2.018

3.257

4.189

1.239

161%

932


128%

Hoạt động đại
lý tàu biển
Hoạt động dịch
vụ Logistics


Hoạt động dịch
vụ Logistics
3. Lợi nhuận
Hoạt động đại
lý tàu biển
Hoạt động dịch
vụ Logistics

660

1.269

2.596

609

192%

1.327

204%


1.403

3.612

4.350

2.209

257
%

738

120
%

984

1.859

2.070

875

188%

211

111%


419

1.753

2.280

1.334

418%

527

130%

(Nguồn: Báo cáo tài chính hàng năm – Công ty TNHH Đông Tài)

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu doanh thu hoạt động giao nhận của Công ty Đông Tài
giai đoạn 2012 – 2014.
(Đơn vị: triệu đồng)

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu chi phí hoạt động giao nhận của Công ty Đông Tài
giai đoạn 2012 – 2014.
(Đơn vị: triệu đồng)

Biểu đồ 2.3 : Cơ cấu lợi nhuận hoạt động giao nhận của Công ty Đông Tài
giai đoạn 2012 – 2014.
(Đơn vị: triệu đồng)
Nhận xét:
*Về doanh thu: Tổng doanh thu trong năm 2012 của công ty đạt 4.082 triệu đồng,

năm 2013 là 8.138 triệu đồng, tăng 4.056 triệu đồng so với năm 2012, tương ứng tăng
99%. Đến năm 2014, doanh thu của công ty đạt 11.136 triệu đồng, tăng 2.998 triệu đồng,


tương ứng tăng 37% so với năm 2013. Nguồn doanh thu chính của công ty được thu chủ
yếu từ 2 hoạt động: hoạt động đại lý tàu biển và hoạt động dịch vụ logistics. Cụ thể
- Doanh thu từ hoạt động đại lý tàu biển năm 2012 là 3.003 triệu đồng, chiếm 73%
trong tổng doanh thu của toàn công ty. Năm 2013, doanh thu từ hoạt động đại lý tàu biển
đạt 5.116 triệu đồng, tăng 2.113 triệu đồng, tương ứng tăng 70% so với năm 2012. Đến
năm 2014, doanh thu của hoạt động này đạt 6.260 triệu đồng, tăng 1.144 triệu đồng so với
năm 2013, tương ứng tăng 22%.
- Doanh thu từ hoạt động dịch vụ logistics năm 2012 là 1.079 triệu đồng, chiếm 27%
tổng doanh thu. Năm 2013, doanh thu của họt động này là 3.022 triệu đồng, tăng 1.943
triệu đồng, tương ứng tăng 180% so với năm 2012. Đến năm 2014, doanh thu từ hoạt
động dịch vụ logistics của công ty là 4.876 triệu đồng, tăng 1.854 triệu đồng so với năm
2013, tương ứng tăng 61%.
=> Qua bảng số liệu và nhận xét trên, ta có thể thấy doanh thu chính của công ty thu
được từ 2 hoạt động chính: hoạt động đại lý tàu biển và hoạt động dịch vụ logictics.
Trong đó, hoạt động đại lý tàu biển chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của toàn
công ty, chiếm hơn 50%. Nhưng tốc độ tăng doanh thu của hoạt động đại lý tàu biển trong
giai đoạn 2012 – 2014 chậm hơn so với tốc độ tăng doanh thu của hoạt động dịch vụ
logictics cà về giá trị và số lượng.
*Về chi phí: Tương ứng với các khoản doanh thu công ty thu được thì công ty cũng
phải bỏ ra các khoản chi phí tương ứng cho các hoạt động kinh doanh đó. Trong năm
2012, chi phí công ty phải bỏ ra là 2.678 triệu đồng; năm 2013 chi phí là 4.526 triệu đồng,
tăng 1.848 triệu đồng so với năm 2012, tương ứng tăng 69%. Năm 2014, chi phí cho hoạt
động kinh doanh của công ty là 6.786 triệu đồng, tăng 2.260 triệu đồng so với năm 2013,
tương ứng tăng 49%. Cụ thể:
- Chi phí cho hoạt động đại lý tàu biển năm 2012 là 2.018 triệu đồng, chiếm 75%, chi
phí của hoạt động này năm 2013 là 3.257 triệu đồng tăng 1.239 triệu đồng so với năm

2012, tương ứng tăng 61%. Năm 2014, chi phí cho hoạt động đại lý tàu biển là 4.189 triệu
đồng, tăng 932 triệu đồng, tương ứng tăng 28% so với năm 2013.


×