Tải bản đầy đủ (.docx) (73 trang)

Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính tại Phường Nam Cường,Thành Phố Lào Cai,Tỉnh Lào Cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.38 MB, 73 trang )

LỜI CẢM ƠN
-----  ----Để hoàn thành chương trình đào tạo khóa học 2012- 2016, được sự
đồng ý của nhà trường, khoa Quản lý đất đai, được sự hướng dẫn của cô giáo
Th.s Bùi Thị Cẩm Ngọc, tôi đã tiến hành thực hiện luận án tốt nghiệp với tiêu
đề:” Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính tại
Phường Nam Cường,Thành Phố Lào Cai,Tỉnh Lào Cai”. Trong thời gian
thực hiện đồ án, ngoài sự nỗi lực của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự
giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của các thầy cô giáo, gia đình và bạn bè.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới cô giáo Th.s Bùi Thị
Cẩm Ngọc người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, góp ý và giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình thực hiện báo cáo tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn những lời động viên và ý kiến góp ý chuyên
môn của các thầy cô giáo Khoa Quản lý đất đai, gia đình và bạn bè đã tạo
điều kiện, khuyến khích động viên để tôi hoàn thành khóa luận này.
Tuy nhiên, do sự mới mẻ về đề tài, bản thân còn những hạn chế nhất
định về mặt chuyên môn và thực tế, thời gian hoàn thành đồ án không nhiều
nên bài báo cáo không tránh được những thiếu sót. Kính mong được sự góp ý
của các thầy cô giáo và các bạn để bài báo cáo của tôi trở nên hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng năm 2016
Sinh viên

TRẦN QUANG TRƯỜNG


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Tên viết tắt

Tên đầy đủ


BĐĐC

Bản đồ địa chính

BĐHTSDĐ

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất

BTN&MT

Bộ Tài nguyên Và Môi trường

QHSDĐ

Quy hoạch sử dụng đất


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BANG
DANH MỤC HÌNH ẢNH


DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC HÌNH



MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
“Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt,
là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu
dân cư, xây dựng, các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng.” _ Luật
Đất đai 1993. Như vậy, đế đảm bảo tầm quan trọng đặc biệt của đất đai đối với việc
phát triển kinh tế, tạo sự ốn định chính trị và giải quyết các vấn đề của xã hội, các
văn bản hướng dẫn thực hiện công tác Quản lý Nhà nước về đất đai liên tục cập
nhật, bố sung sửa đối cho phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị của đất nước.
Trong đó chỉ rõ:
Khảo sát, đánh giá, thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất là một trong
mười ba nội dung quản lý Nhà nước về đất đai, được quy định tại điều 6 (chương 1)
Luật đất đai 2003.
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là một nội dung quan trọng, được xây dựng
năm năm một lần gắn liền với việc kiểm kê đất đai quy định tại điều 53 của Luật đất
đai 2003. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cung cấp các thông tin về mặt không gian (vị
trí, hình dáng, kích thước), thuộc tính (loại đất,...) của thửa đất. Là tài liệu pháp lý cao
để Uỷ ban nhân dân (UBND) các cấp thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về đất
đai, là cơ sở để phục vụ cho công quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Ngày nay, với tốc độ công nghiệp hóa và hiện đại hóa diễn ra một cách
nhanh chóng, sự phát triến của công nghệ thông tin diễn ra rất mạnh mẽ, có sức lan
tỏa vào các ngành, các lĩnh vực và đi sâu vào mọi khía cạnh của cuộc sống. Ngành
Quản lý đất đai cũng không nằm ngoài sự tác động đó.
Xuất phát từ những yêu cầu trên, đồng thời được sự phân công của khoa
Quản Lý Đất Đai, trường Đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội tôi vận dụng
trang thiết bị máy vi tính, kết hợp với các phần mềm địa chính như MicroStationSE,
phần mềm Famis. Đặc biệt, dưới sự hướng dẫn của Phòng địa chính đô thị phường
Nam Cường,thành phố Lào Cai,tỉnh Lào Cai tôi thực hiện chuyên đề thực tập:

“Ứng dụng phần mềm Microstation và Famis thành lập bản đồ hiện trạng sử
dụng đất từ bản đồ địa chính phường Nam Cường,thành phố Lào Cai, tỉnh Lào
Cai”
6


2. Mục tiêu nghiên cứu
- Khai thác và ứng dụng phần mềm MicroStationSE, Famis trong công tác
thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính phường Nam
Cường,thành phố Lào Cai,tỉnh Lào Cai. Từ đó xác định được diện tích tự nhiên của
phường, hiện trạng quỹ đất đang sử dụng, quỹ đất chưa sử dụng, tình hình biến
động đất đai so với kỳ trước, tình hình thực hiện quy hoạch và thành lập hồ sơ địa
chính.
3. Yêu cầu của đề tài.
- Nắm được hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến thành lập bản đồ
hiện trạng sử dụng đất của bộ tài nguyên và môi trường ban hành.
- Xác định được chức năng các phần mềm MicroStationSE, Famis và một số
chắc năng khác của máy tính.
- Thu thập đầy đủ các tài liệu liên quan đến hướng nghiên cứu : bản đồ nền,
hồ sơ địa giới hành chính, bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất kỳ trước,
trích lục biến động sử dụng đất, các bản đồ trích lục kèm theo các quyết địn giao
đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất của cơ quan có thẩm quyền ban
hành.
- Sử dụng, lưu trữ sản phẩm của đề tài sau hoàn thành: bản đồ dạng số.
- Sử dụng thành thạo MicroStationSE, Famis liên quan thành lập bản đồ hiện
trạng sử dụng đất.
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được thành lập trên cơ sở tính toán khoa học
chính xác, sử dụng thống nhất hệ tọa độ và độ cao nhà nước (hệ tọa độ VN-2000).
Tỷ lệ bản đồ thì phụ thuộc vào diện tích của phường.
Nội dung của chuyên đề gồm 3 chương không kể phần mở đầu và phần kết

luận:
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu .
Kết luận và kiến nghị

7


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Khái niệm bản đồ hiện trạng sử dụng đất
1.1.1. Khái niệm
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ thể hiện sự phân bố các loại đất theo
quy định về chỉ tiêu kiểm kê theo mục đích sử dụng đất tại thời điểm kiểm kê đất
đai và được thành lập theo đơn vị hành chính các cấp, vùng địa lý tự nhiên – kinh tế
và cả nước.
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ chuyên đề đất đai được biên vẽ trên
nền bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa hình, trên đó thể hiện đầy đủ và chính xác vị
trí, diện tích các loại đất theo hiện trạng sử dụng đất phù hợp với kết quả thống kê,
kiểm kê đất theo định kỳ. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là tài liệu quan trọng và
cần thiết cho công tác quản lý lãnh thổ, quản lý đất đai và các ngành kinh tế, kỹ
thuật khác đang sử dụng đất đai.
1.1.2. Mục đích
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được lập ra nhằm mục đích :
* Thống kê, kiểm kê toàn bộ đất đã giao và chưa sử dụng theo đúng định kỳ
hàng năm và 5 năm được thể hiện đúng vị trí, đúng diện tích, đúng loại đất được ghi
trong luật đất đai hiện hành trên các loại bản đồ ở những tỷ lệ thích hợp, ở các cấp
hành chính.
- Thống kê các loại đất nông nghiệp, lâm nghiệp, chuyên dùng, thổ cư, xây

dựng…
- Thể hiện đúng diện tích và loại đất
- Khi kiểm kê đất đai cần tổ chức chỉnh lý sổ sách đối với khu đất có biến
động về loại đất, diện tích và chủ sử dụng.
* Xây dựng tài liệu cơ bản phục vụ các yêu cầu cấp bách của công tác quản
lý nhà nước về đất đai.
* Là tài liệu cơ bản phục vụ cho công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
và kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm đã được cấp
có thẩm quyền phê duyệt.

8


1.1.3. Yêu cầu
* Thể hiện được hiện trạng sử dụng đất của đơn vị hành chính đến ngày 1
tháng 10 hàng năm.
* Đạt được độ chính xác cao phù hợp với tỷ lệ, mục đích của bản đồ cần
thành lập.
* Xây dựng cho tất cả các cấp hành chính theo hệ thống từ dưới lên trên (xã,
huyện, tỉnh, cả nước). Trong đó BĐHTSDĐ cấp xã (xã, phường, thị trấn) là tài liệu
cơ bản để tổng hợp, xây dựng BĐHTSDĐ cấp huyện, tỉnh. BĐHTSDĐ cấp tỉnh và
các tài liệu ảnh viễn thám, BĐHTSDĐ các năm trước là tài liệu để tổng hợp, xây
dựng BĐHTSDĐ cả nước. BĐHTSDĐ phải thể hiện toàn bộ diện tích các loại đất
trong đường địa giới hành chính được xác định theo hồ sơ địa chính, quyết định
điều chỉnh địa giới hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
* BĐHTSDĐ được thành lập trong các thời kỳ kiểm kê đất đai, khi lập quy
hoạch sử dụng đất, khi thực hiện các dự án đầu tư liên quan đến sử dụng đất.
* BĐHTSDĐ được xây dựng phù hợp với các điều kiện hiện trạng thiết bị
công nghệ mới, tài liệu hiện có và kinh phí của địa phương và các ngành.
1.2. Cơ sở toán học và độ chính xác của bản đồ hiện trạng

1.2.1. Hệ quy chiếu của bản đồ hiện trạng
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất sử dụng hệ quy chiếu và hệ tọa độ Quốc gia
VN - 2000.
- Elipxoid quy chiếu WGS - 84 với kích thước:
+ Bán trục lớn: 6.378.137 m
+ Độ dẹt: 1/298, 257223563.
- Lưới chiếu bản đồ:
0

0

+ Sử dụng lưới chiếu hình nón đồng góc với hai vĩ tuyến chuẩn 11 và 21 để
thành lập các bản đồ nền tỷ lệ 1/1.000.000 cho toàn lãnh thổ Việt Nam.
0

+Sử dụng lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc với múi chiế 6 có hệ số điều
chỉnh tỷ lệ biến dạng chiều dài k 0= 0,9996 để thành lập các bản đồ nền có tỷ lệ từ
1/500.000 đến 1/25.000.
+ Sử dụng lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc với múi chiếu 30 có hệ số điều
9


chỉnh tỷ lệ biến dạng chiều dài k 0= 0,9999 để thành lập các bản đồ nền có tỷ lệ từ
1/10.000 đến 1/1.000.
+ Sử dụng kinh tuyến trục bản đồ nền cấp xã quy định tại Quyết định số
2035/2007/QĐ-BTNMT ngày 11 tháng 12 năm 2007 của Bộ Trưởng Bộ Tài nguyên
và Môi Trường.
1.2.2. Hệ thống tỷ lệ bản đồ hiện trạng
Những căn cứ để lựa chọn tỷ lệ bản đồ:
-


Mục đích yêu cầu Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất

-

Quy mô diện tích tự nhiên, hình dạng, kích thước của khu vực cần thành lập bản đồ

-

Mức độ phức tạp của đất đai và khả năng khai thác sử dụng đất phù hợp với tỷ lệ
bản đồ quy hoạch phân bổ sử dụng đất cung cấp.

-

Lựa chọn tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất dựa vào: kích thước, diện tích, hình
dạng của đơn vị hành chính; đặc điểm, kích thước của các yếu tố nội dung chuyên
môn hiện trạng sử dụng đất phải được biểu thị trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

-

Lựa chọn tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải đảm bảo thể hiện đầy đủ nội dụng
hiện trạng sử dụng đất.

-

Đáp ứng yêu cầu kĩ thuật, thể hiện đủ nội dung Bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
Bảng 1.1: Tỷ lệ bản đồ nền dùng để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Đơn vị thành lập bản đồ
Cấp xã


Cấp huyện

Cấp tỉnh
Cấp vùng
Cả nước

Tỷ lệ bản đồ
1/1.000
1/2.000
1/5.000
1/10.000
1/5.000
1/10.000
1/25.000
1/25.000
1/50.000
1/100.000
1/250.000
1/1.000.000

1.2.3. Độ chính xác của bản đồ hiện trạng

10

Quy mô diện tích tự nhiên (ha)
Dưới 120
Trên 120 đến 500
Trên 500 đến 3.000
Trên 3.000
Dưới 3.000

Từ 3.000 đến 12.000
Trên 12.000
Dưới 100.000
Trên 100.000 đến 350.000
Trên 350.000


Độ chính xác bản đồ hiện trạng sử dụng đất được đặc trưng bởi độ chính xác
thể hiện các yếu tố nội dung bản đồ như lưới tọa độ, vị trí, kích thước các khoanh
đất, các yêu tố nội dung bản đồ như lưới tọa độ, vị trí, kích thước các khoanh đất,
các địa vật quan trọng…
- Độ chính xác của bản đồ hiện trạng sử dụng đất phụ thuộc chủ yếu vào
nguồn tư liệu dùng vào biên tập bản đồ.
+ Nếu dùng bản đồ địa chính đã có để biên tập bản đồ hiện trạng thì các
đường biên vùng đất theo phân loại sẽ trùng với các ranh giới thửa đất ở giáp biên
vùng loại đất, vì vậy độ chính xác ranh giới vùng đất tương tự độ chính xác ranh
giới thửa địa chính.
+ Trường hợp bản đồ được lập theo phương pháp trực tiếp thì sai số trung
phương vị trí các địa vật không vượt quá 0.5mm trên bản đồ.
+ Trường hợp chuyển vẽ các khoanh đất trên bản đồ nền đã có thì sai số
chuyển vẽ các yếu tố không vượt quá 0.2mm trên bản đồ.
- Hình dạng các khoanh đất thể hiện trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải
đúng với hình dạng ở ngoài thực địa, trường hợp các khoanh đất được tổng hợp hóa
thì phải giữ lại nét đặc trưng của đối tượng.
- Khi biên vẽ bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ nhỏ cần phải thực hiện tổng
hợp và khái quát hóa các đối tượng. Các khoanh đất có diện tích lớn hơn 4mm 2 trên
bản đồ phải được thể hiện chính xác vị trí, kích thước và hình dạng. Đối với khoanh
đất nhỏ hơn 4mm2 trên bản đồ nhưng có giá trị cao thì được phép phóng to lên 1.5 lần
để thể hiện nhưng phải giữ được hình dạng cơ bản.
1.3. Nội dung của bản đồ hiện trạng

1.3.1. Yếu tố cơ bản của bản đồ HTSDĐ
Bản đồ HTSDĐ được sử dụng trong quản lý đất đai là bộ bản đồ biên tập
riêng cho từng đơn vị hành chính cơ sở xã, phường. Mỗi bộ bản đồ có thể là một
hoặc nhiều tờ bản đồ ghép lại. Để đảm bảo tính thống nhất, tránh nhầm lẫn và dễ
dàng vận dụng trong quá trình thành lập cũng như trong quá trình sử dụng bản đồ và
quản lý đất đai ta cần phải phân biệt và hiểu rõ bản chất các yếu tố cơ bản của bản
đồ HTSDĐ và các yếu tố phụ khác có liên quan.

11


Yếu tố điểm: Điểm là một vị trí được đánh dấu ở thực địa bằng mốc đặc biệt.
Trong thực tế đó là các điểm trắc địa, các điểm đặc trưng trên đường biên thửa đất,
các điểm đặc trưng của địa vật, địa hình. Trong địa chính cần quản lý dấu mốc thể
hiện điểm ở thực địa và tọa độ của chúng.
Yếu tố đường: Đó là các đoạn thẳng, đường thẳng, đường cong nối qua các
điểm thực địa. Đối với đoạn thẳng cần xác định và quản lý tọa độ hai điểm đầu và
cuối, từ tọa độ có thể tính ra chiều dài và phương vị của đoạn thẳng. Đối với đường
gấp khúc cần quản lý tọa độ các điểm đặc trưng của nó. Các đường cong có dạng
hình học cơ bản có thể quản lý các yếu tố đặc trưng. Tuy nhiên trên thực tế đo đạc
nói chung và đo đạc địa chính nói riêng thường xác định đường cong bằng cách
chia nhỏ đường cong tới mức các đoạn nhỏ của nó có thể coi là đoạn thẳng và nó
được quản lý như một đường gấp khúc.
Thửa đất: Là yếu tố đơn vị cơ bản của đất đai. Thửa đất là một mảnh tồn tại
ở thực địa có diện tích xác định, được giới hạn bởi một đường bao khép kín, thuộc
một chủ sở hữu hoặc chủ sử dụng nhất định. Trong mỗi thửa đất có thể có một hoặc
một số loại đất. Đường ranh giới thửa đất ở thực địa có thể là con đường, bờ ruộng,
tường xây, hàng rào… hoặc đánh dấu bằng các dấu mốc theo quy ước của các chủ
sử dụng đất. Các yếu tố đặc trưng của thửa đất là các điểm góc thửa, chiều dài các
cạnh thửa và diện tích của nó.

Lô đất: Là vùng đất có thể gồm một hoặc nhiều loại đất. Thông thường lô đất
được giới hạn bởi các con đường, kênh mương, sông ngòi. Đất đai được chia lô theo
điều kiện địa lý khác nhau như có cùng độ cao, độ dốc; theo điều kiện giao thông,
thủy lợi; theo mục đích sử dụng hay cùng loại cây trồng.
Khu đất, xứ đồng: Đó là vùng đất gồm nhiều thửa đất, nhiều lô đất. Khu đất
và xứ đồng thường có tên gọi riêng được đặt từ lâu.
Thôn, bản, xóm, ấp: Đó là các cụm dân cư tạo thành một cộng đồng người
cùng sống và lao động sản xuất trên một vùng đất. Các cụm dân cư thường có sự
cấu kết mạnh về các yếu tố dân tộc, tôn giáo nghề nghiệp…
Xã, phường: Là đơn vị hành chính cơ sở gồm nhiều thôn, bản hoặc đường
phố. Đó là đơn vị hành chính có đầy đủ các tổ chức quyền lực để thực hiện chức

12


năng quản lý nhà nước một cách toàn diện đối với các hoạt động về chính trị, kinh
tế, văn hóa, xã hội trong phạm vi lãnh thổ của mình.
1.3.2. Nội dung của bản đồ HTSDĐ
Bản đồ HTSDĐ được thành lập trong các kỳ kiểm kê đất đai, lập quy hoạch,
kế hoạch và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất hoặc thực hiện các dự án có liên
quan đến HTSDĐ, vì vậy trên bản đồ cần thể hiện đầy đủ các yếu tố đáp ứng yêu
cầu quản lý đất đai.
Đường biên giới, địa giới hành chính các cấp: được xác định theo hồ sơ địa
giới hành chính, bản đồ điều chỉnh địa giới hành chính kèm Quyết định điều chỉnh
địa giới hành chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền . Đối với bản đồ HTSDĐ
vùng địa lý tự nhiên – kinh tế chỉ thể hiện đến địa giới hành chính cấp huyện. Đối
với bản đồ HTSDĐ cả nước chỉ thể hiện đến địa giới hành chính cấp tỉnh. Khi
đường địa giới hành chính các cấp trùng nhau thì biểu thị đường địa giới hành chính
cấp cao nhất.
Loại đất: Trên bản đồ HTSDĐ được xác định theo mục đích sử dụng đất.

Mục đích sử dụng đất được xác định tại thời điểm thành lập bản đồ. Trường
hợp khoanh đất đã có quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng
đất hoặc đã đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất, nhưng tại thời điểm thành lập
bản đồ chưa sử dụng đất theo mục đích mới, thì loại đất được xác định theo mục
đích sử dụng đất mà Nhà nước đã giao, đã cho thuê, đã cho phép chuyển mục đích
sử dụng đất hoặc đã đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất.
Ranh giới các loại đất: Đây là yếu tố cơ bản nhất của bản đồ HTSDĐ. Các
ranh giới đất được thể hiện dạng đường viền khép kín, đúng hình dạng và kích
thước.
Ranh giới sử dụng đất: Trên bản đồ thể hiện ranh giới các khu dân cư, ranh
giới lãnh thổ sử dụng của doanh nghiệp, của các tổ chức xã hội, doanh trại quân
đội…
Khoanh đất: Là đơn vị cơ bản của bản đồ HTSDĐ, được xác định trên thực
địa và thể hiện trên bản đồ bằng một đường bao khép kín. Trên bản đồ HTSDĐ đều
phải xác định được vị trí, hình thể, loại đất theo HTSDĐ của khoanh đất đó.

13


Các khoanh đất có diện tích lớn hơn mặt bằng 4mm 2 trên bản đồ phải thể
hiện đúng tỷ lệ bằng đường bao khép kín và thể hiện đầy đủ các ký hiệu của khoanh
đất theo các quy định trong “Ký hiệu bản đồ HTSDĐ và bản đồ QHSDĐ”. Đối với
khoanh đất có diện tích nhỏ hơn 4mm 2 trên bản đồ có giá trị kinh tế cao hoặc có ý
nghĩa quan trọng được phóng to không quá 1,5 lần nhưng phải giữ được nét đặc
trưng của khoanh đất.
Ranh giới các khoanh đất thể hiện trên bản đồ kết quả điều tra kiểm kê được
phản ánh đúng theo trạng thái đã được xác định trong quá trình khoanh vẽ, không
tổng hợp, không khái quát hóa, đảm bảo thể hiện vị trí, diện tích các khoanh đất với
độ chính xác cao nhất theo kết quả điều tra thực địa.
Khoanh đất trên bản đồ kết quả điều tra kiểm kê phải thể hiện nhãn khoanh

đất gồm số thứ tự khoanh đất; diện tích khoanh đất; mã loại đất; mã loại đối tượng
sử dụng đất hoặc đối tượng quản lý đất theo hình thức như sau:
Mã loại đất

Số thứ tự khoanh đất

Mã đối tượng

Diện tích khoanh đất

* Trường hợp khoanh đất có mục đích chính và mục đích phụ thì thể hiện
mục đích chính trước và thể hiện mục đích phụ sau trong ngoặc đơn:
Mã loại đất chính (Mã loại đất phụ)
Mã đối tượng

Số thứ tự khoanh đất
Diện tích khoanh đất

* Trường hợp khoanh đất có nhiều mục đích sử dụng mà không phân biệt
mục đích sử dụng chính, mục đích sử dụng phụ thì thể hiện:
Mã loại đất 1 + Mã loại đất 2

Số thứ tự khoanh đất

Mã đối tượng

Diện tích khoanh đất

Nhãn khoanh đất được tạo dưới dạng cell. Mã ký hiệu loại đất, loại đối tượng
sử dụng, đối tượng quản lý đất theo quy định tại Phụ lục số 04 ban hành kèm theo

Thông tư này.
Số thứ tự khoanh đất được thể hiện bằng số Ả Rập, từ 01 đến hết trong phạm
vi toàn xã, thứ tự đánh số từ trên xuống dưới, từ trái sang phải, theo đường zích zắc
(ziczac). Đối với các yếu tố chiếm đất không tạo thành thửa đất được khép vùng
theo đường địa giới hành chính và được đánh số thứ tự như thửa đất

14


Hệ thống giao thông: Thể hiện tất cả các loại đường sắt, đường bộ và các
công trình giao thông có liên quan. Yêu cầu biểu thị đường bộ đối với bản đồ
HTSDĐ các cấp như sau:
- Trên bản đồ HTSDĐ cấp xã, đường bộ biểu thị đến đường trục chính trong
khu dân cư, khu đô thị; các xã thuộc khu vực giao thông kém phát triển, khu vực
miền núi phải biểu thị cả đường mòn.
- Trên bản đồ HTSDĐ cấp huyện đường bộ biểu thị tới đường liên xã, khu
vực miền núi phải biểu thi cả đường đất nhỏ.
- Trên bản đồ HTSDĐ cấp tỉnh biểu thị đến đường liên huyện.
- Trên bản đồ HTSDĐ vùng địa lý tự nhiên – kinh tế và cả nước biểu thị đến
tỉnh lộ, khu vực miền núi phải biểu thị cả đường liên huyện.
Hệ thống thủy văn: Các yếu tố thủy văn hình tuyến như sông, suối, kênh,
mương và các công trình có liên quan như đập ngăn nước, đê, trạm bơm và đường
bờ biển, bờ sông, bờ hồ được thể hiện và ghi chú theo quy định hiện hành tại thời
điểm thành lập bản đồ hiện trạng.
Dáng đất: được biểu thị bằng đường bình độ và điểm ghi chú độ cao, khu
vực miền núi có độ dốc lớn chỉ biểu thị đường bình độ cái của bản đồ địa hình cùng
tỷ lệ và điểm độ cao đặc trưng.
Ghi chú thuyết minh: Ghi chú địa danh, tên các đơn vị hành chính giáp ranh
và các ghi chú cần thiết khác phải dùng hình thức ghi chú thuyết minh để thực hiện
định tính, định lượng của các yếu tố nội dung.

Các địa vật độc lập quan trọng: tháp, nhà thờ, đài phát thanh, truyền hình,
các công trình kinh tế xã hội, văn hóa, phúc lợi như sân bay, nhà ga, bến xe, trụ sở
ủy ban nhân dân các cấp, bưu điện, trường học, bệnh viện, trạm y tế, nhà văn hóa,
công viên, sân vận động, quảng trường, nghĩa trang, nghĩa địa phải thể hiện đúng vị
trí.
1.3.3. Độ chính xác và quy định về sai số của dữ liệu bản đồ HTSDĐ.
1.3.3.1. Khung trong, lưới ki-lô-mét, lưới kinh vĩ tuyến của bản đồ HTSDĐ dạng số.
Xây dựng bằng các chương trình chuyên dụng cho thành lập lưới chiếu bản
đồ, các điểm góc khung, các mắt lưới không có sai số (trên máy tính) so với tọa độ
lý thuyết. Không dùng các công cụ vẽ đường thẳng hoặc đường cong để vẽ lại lưới
15


ki-lô-mét, lưới kinh vĩ tuyến và khung trong bản đồ theo ảnh quét. Khi trình bày các
yếu tố nội dung của khung trong và khung ngoài bản đồ không được làm xê dịch vị
trí của các đường lưới kilô-mét, lưới kinh vĩ tuyến và khung trong của bản đồ.
1.3.3.2. Sai số kích thước của hình ảnh bản đồ sau khi nắn so với kích thước lý.
Các cạnh khung trong không vượt quá 0,2mm và đường chéo không vượt
quá 0,3mm tính theo tỷ lệ bản đồ.
1.3.3.3. Các đối tượng được số hóa phải đảm bảo
Đúng các chỉ số lớp và mã đối tượng của chúng. Chỉ số lớp được thể hiện
bằng số lớp (level) trong tệp (file) *.dgn.
Trong quá trình số hóa, các đối tượng được gán mã (code) theo quy định.
1.3.3.4. Các dữ liệu số phải đảm bảo tính đúng đắn, chính xác
- Các đối tượng kiểu đường phải bảo đảm tính liên tục, chỉ cắt và nối với
nhau tại các điểm giao nhau của đường.
- Đường bình độ, điểm độ cao được gán đúng giá trị độ cao.
- Giữ đúng mối quan hệ không gian giữa các yếu tố nội dung bản đồ:
+ Các sông, suối, kênh mương vẽ một nét phải bắt liền vào hệ thống sông ngòi 2
nét.

+ Đường bình độ không được cắt nhau phải liên tục và phù hợp dáng với thuỷ
hệ.
+ Đường giao thông không đè lên hệ thống thủy văn, khi các đối tượng này
chạy sát và song song nhau thì vẫn phải đảm bảo tương quan về vị trí địa lý.
+ Đường bao của các đối tượng kiểu vùng phải đảm bảo khép kín.
+ Kiểu, cỡ chữ, sổ ghi chú trên bản đồ phải tương ứng với kiểu, cỡ chữ quy
định trong tập “Ký hiệu bản đồ HTSDĐ và bản đồ QHSDĐ”. Địa danh theo tuyến
cần ghi chú theo độ cong của tuyến và thuận theo chiều dọc”.
1.3.3.5. Tiếp biên bản đồ
Phải được tiến hành trên máy tính, các yếu tố nội dung tại mép biên phải
được tiếp khớp với nhau tuyệt đối.
1.3.3.6. Các yếu tố nội dung bản đồ cùng tỷ lệ
Sau khi tiếp biên phải khớp với nhau cả về định tính và định lượng (nội
dung, lực nét, màu sắc và thuộc tính). Đối với các bản đồ khác tỷ lệ phải lấy nội
16


dung bản đồ tỷ lệ lớn làm chuẩn, sai số tiếp biên không vượt 0,3 mm cộng với sai số
cho phép khi tổng quát hóa nội dung bản đồ về tỷ lệ nhỏ hơn.
1.3.4. Điều tra, khoanh vẽ, tổng hợp, biên tập nội dung bản đồ hiện trạng sử
dụng đất.


Điều tra, thu thập, phân tích, đánh giá tài liệu để quyết định việc lựa chọn phương
pháp thành lập bản đồ HTSDĐ. Các số liệu, tài liệu, bản đồ thu thập được phải đảm
bảo theo quy định, đầy đủ, trung thực, cập nhật được các thông tin mới nhất, chính
xác nhất.




Xác định ranh giới khoanh đất theo mục đích sử dụng, theo thực trạng bề mặt dựa
vào: tài liệu bản đồ mới nhất có độ chính xác cao nhất trong khu vực hoặc trực tiếp
ngoài thực địa, căn cứ vào diện tích, tính quan trọng của khoanh đất, tỷ lệ bản đồ và
các quy định.



Mỗi khoanh đất phải thể hiện đầy đủ nội dung bằng các ký hiệu quy định trong “Ký
hiệu bản đồ HTSDĐ và bản đồ QHSDĐ”.



Dựa vào các địa vật cố định, rõ ràng có trên bản đồ và ngoài thực địa (hệ thống thủy
văn, đường giao thông…) để xác định: ranh giới, khu dân cư, khu đô thị…



. Trước khi tổng hợp các yếu tố nội dung HTSDĐ phải chuyển các bản đồ dùng để
thành lập bản đồ HTSDĐ về tỷ lệ bản đồ theo quy định và đưa về hệ tọa độ quốc
gia VN-2000. Quy định việc tổng quát hóa các yếu tố nội dung trong quá trình
thành lập bản đồ HTSDĐ như sau:

o

Được phép loại bỏ hoặc vẽ gộp các khoanh đất có cùng loại đất mà có diện tích nhỏ
hơn 4 mm2 trên bản đồ;

o

Những yếu tố nội dung có diện tích nhỏ hơn 4 mm 2 trên bản đồ có giá trị kinh tế cao

hoặc có ý nghĩa quan trọng không được loại bỏ thì phải giữ lại và phóng to lên
không quá 1,5 lần nhưng phải giữ được nét đặc trưng của chúng.

o

Các yếu tố thủy văn hình tuyến như sông, suối, kênh, mương được tổng hợp, chọn,
bỏ những dòng chảy có chiều dài nhỏ hơn 2 cm trên bản đồ và tổng quát hóa đường
bờ.

o

Tổng quát hóa đường bờ biển phải giữ được tính chất đặc trưng của từng kiểu bờ.

o

Không loại bỏ những hòn đảo kéo dài, phải giữ lại hình dạng đặc trưng của đảo, các
đảo nhỏ biểu thị bằng ký hiệu chấm nhỏ.
17


o

Tổng quát hóa đường giao thông phải dựa vào: mật độ, cấp hạng, ý nghĩa về kinh tế
và hành chính của đường. Trường hợp đường sắt và đường ô tô đi sát nhau cho phép
xê dịch vị trí đường ô tô để đảm bảo giữ vị trí đúng cho đường sắt.



Công tác biên tập bản đồ HTSDĐ phải được tiến hành trong quá trình thành lập bản
đồ. Biên tập bản đồ HTSDĐ đề cập đến các vấn đề:


o

Tổng hợp các yếu tố nội dung cơ sở địa lý, các yếu tố nội dung HTSDĐ và vận
dụng các ký hiệu thể hiện;

o

Cách thể hiện các yếu tố nội dung cơ sở địa lý, các yếu tố nội dung HTSDĐ phải
thống nhất trên toàn lãnh thổ hành chính hoặc khu vực;

o

Việc tổng hợp, lấy bỏ các yếu tố nội dung phải đạt được các yêu cầu cơ bản của bản
đồ HTSDĐ, đồng thời thể hiện đầy đủ theo yêu cầu của Thiết kế kỹ thuật – Dự toán
công trình đã phê duyệt.
1.3.5. Các phương pháp thể hiện bản đồ HTSDĐ
Phương pháp thể hiện bản đồ HTSDĐ là ngôn ngữ của bản đồ, chúng truyền
đạt toàn bộ những tin tức chứa đựng trên bản đồ HTSDĐ. Chức năng cơ bản của
các phương pháp thể hiện bản đồ là xác định loại hình sử dụng đất và vị trí tương
quan của các loại hình sử dụng đất trong không gian, cũng như xác định đặc điểm
phân bố trong không gian của các loại hình sử dụng đất.
Các phương pháp thể hiện bản đồ HTSDĐ:
- Phương pháp ký hiệu: là phương pháp dùng các ký hiệu có hình dạng, kích
thước và màu sắc khác nhau để biểu thị sự phân bố và đặc trưng chất lượng, số
lượng của đối tượng. Các ký hiệu được phân thành:
+ Ký hiệu hình học: Được phân biệt bằng hình dạng, kích thước, màu sắc…
+ Ký hiệu chữ: Thể hiện loại hình sử dụng đất trên bản đồ, tên các đơn vị
hành chính các cấp, tên các địa danh khác…
+ Ký hiệu trực quan: Gợi cho ta liên tưởng đến các đối tượng được biểu thị

như cầu, cống, UBND…
- Phương pháp đường đẳng trị: Các đường đẳng trị là những đường cong
trên bản đồ vẽ qua các điểm có cùng giá trị của chỉ số định lượng, đặc trưng cho
hiện tượng được biểu thị. Phương pháp này dùng thể hiện các đường đồng mức trên
bản đồ HTSDĐ.
18


- Phương pháp ký hiệu đường: Thể hiện các đối tượng có dạng đường nét và
đối tượng có dạng kéo dài. Các đặc trưng chất lượng, số lượng của đối tượng được
truyền đạt bằng hình vẽ, màu sắc, cấu trúc… như đường ranh giới, đường giao
thông một nét…
- Phương pháp nền chất lượng: dùng để biểu hiện sự phân chia lãnh thổ theo
những dấu hiệu nào đó của tự nhiên cũng như kinh tế, xã hội, nó được sử dụng để
biểu thị những đặc điểm định tính của các đối tượng phân bố rộng khắp trên mặt đất
hoặc phân bố tản mạn.
- Phương pháp biểu đồ: dùng để biểu thị sự phân phối một đối tượng nào đó
bằng các biểu đồ được bố trí trên bản đồ để biểu thị một đại lượng tổng số của đối
tượng trong phạm vi đơn vị lãnh thổ tương ứng. Sử dụng để thể hiện tổng số, cơ cấu
đất đai theo tính chất sử dụng trên lãnh thổ thành lập bản đồ.
1.3.6. Phương pháp thành lập bản đồ HTSDĐ.
Bản đồ HTSDĐ cấp xã được thành lập bằng một trong các phương pháp sau:
Phương pháp sử dụng bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở, là một
trong những phương pháp chính được lựa chọn để thành lập bản đồ HTSDĐ.
Phương pháp này là sử dụng bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở mới
được thành lập kể từ lần kiểm kê trước đến nay để khoanh vẽ các khoanh đất có
cùng mục đích sử dụng, đồng thời sử dụng hệ thống kí hiệu do Bộ Tài nguyên và
Môi trường ban hành để xây dựng bản đồ HTSDĐ. Mục đích chính của phương
pháp này là lợi dụng sự chính xác về tọa độ địa lý của các khoanh đất trên bản đồ
địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở, sẽ giúp cho bản đồ hiện trạnng chính xác hơn

trong các thông tin về mặt diện tích, vị trí không gian của các khoanh đất có cùng
mục đích sử dụng. Bên cạnh đó, việc sử dụng phương pháp này còn bảo đảm tính
hiện thực so với bên ngoài thực địa, vì bản đồ địa chính có rất ít biến động so với
thực tế.
- Phương pháp sử dụng ảnh chụp từ máy bay, hoặc vệ tinh có độ phân giải
cao đã được nắn chỉnh thành sản phẩm ảnh trực giao.
- Phương pháp hiệu chỉnh bản đồ HTSDĐ chu kỳ trước. Phương pháp này
chỉ được áp dụng khi: không có bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở và
ảnh chụp từ máy bay hoặc ảnh chụp từ vệ tinh. Bản đồ HTSDĐ chu kỳ trước được
19


thành lập trên bản đồ nền theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường khi số
lượng và diện tích các khoanh đất ngoài thực địa đã biến động không quá 25% so
với bản đồ HTSDĐ của chu kỳ trước.
Bản đồ HTSDĐ cấp huyện, cấp tỉnh, vùng địa lý tự nhiên – kinh tế và cả
nước được thành lập theo công nghệ số bằng phương pháp tổng hợp từ bản đồ
HTSDĐ của các đơn vị hành chính cấp dưới trực thuộc.
Quy trình thành lập bản đồ HTSDĐ cấp xã theo phương pháp sử dụng bản
đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở được thực hiện theo các bước:
 Bước 1. Xây dựng Thiết kế kỹ thuật – dự toán công trình:

- Khảo sát sơ bộ, thu thập, đánh giá, phân loại tài liệu;
- Xây dựng Thiết kế kỹ thuật – dự toán công trình.
 Bước 2. Công tác chuẩn bị:

- Thành lập bản đồ nền từ bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở;
- Nhân sao bản đồ nền, bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở;
- Lập kế hoạch chi tiết;
- Vạch tuyến khảo sát thực địa.

 Bước 3. Công tác ngoại nghiệp:

- Điều tra, đối soát, bổ sung, chỉnh lý các yếu tố nội dung cơ sở địa lý lên bản
sao bản đồ nền;
- Điều tra khoanh vẽ, chỉnh lý, bổ sung các yếu tố nội dung HTSDĐ lên bản
sao bản đồ địa chính hoặc bản sao bản đồ địa chính cơ sở.
 Bước 4. Biên tập tổng hợp:

- Kiểm tra, tu chỉnh kết quả điều tra, bổ sung, chỉnh lý ngoài thực địa;
- Chuyển các yếu tố nội dung HTSDĐ từ bản đồ địa chính, hoặc bản đồ địa
chính cơ sở lên bản đồ nền;
- Tổng quát hóa các yếu tố nội dung bản đồ;
- Biên tập, trình bày bản đồ.
 Bước 5. Hoàn thiện và in bản đồ:

- Kiểm tra kết quả thành lập bản đồ;
- In bản đồ (đối với công nghệ truyền thống thì hoàn thiện bản đồ tác giả);
- Viết thuyết minh bản đồ.
20


 Bước 6. Kiểm tra, nghiệm thu:

- Kiểm tra, nghiệm thu;
- Đóng gói và giao nộp sản phẩm.
1.3.7. Khái quát quy trình thành lập bản đồ HTSDĐ dạng số
Quy trình thành lập bản đồ HTSDĐ dạng số được thực hiện theo các bước
sau:
Bước 1: Thu thập, đánh giá và chuẩn bị bản đồ số để số hóa.
Bước 2: Thiết kế thư mục lưu trữ bản đồ.

Bước 3: Phân lớp các đối tượng nội dung và xây dựng thư viện kí hiệu.
Bước 4: Xác định cơ sở toán học cho bản đồ.
Bước 5: Quét bản đồ và nắn ảnh quét (nếu dùng phương án quét) hoặc định
vị bản đồ tài liệu dùng để thành lập bản đồ HTSDĐ lên bàn số hóa.
Bước 6: Số hóa và làm sạch các dữ liệu.
Bước 7: Trình bày, biên tập bản đồ.
Bước 8: In bản đồ, kiểm tra, chỉnh sửa.
Bước 9: Nghiệm thu bản đồ trên máy tính.
Bước 10: In bản đồ ra giấy.
Bước 11: Ghi dữ liệu bản đồ vào đĩa CD.
Bước 12: Nghiệm thu bản đồ trên đĩa CD và bản đồ giấy.
Bước 13: Viết thuyết minh bản đồ.
Bước 14: Đóng gói và giao nộp sản phẩm.
1.3.8. Nguyên tắc thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng
sử dụng đất
- Loại đất, đối tượng sử dụng đất, đối tượng quản lý đất được thống kê, kiểm
kê theo hiện trạng sử dụng tại thời điểm thống kê, kiểm kê.
Trường hợp đã có quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử
dụng đất nhưng tại thời điểm thống kê, kiểm kê chưa thực hiện theo các quyết định
này thì thống kê, kiểm kê theo hiện trạng đang sử dụng; đồng thời phải thống kê,
kiểm kê riêng theo quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất
nhưng chưa thực hiện để theo dõi, quản lý.

21


Trường hợp mục đích sử dụng đất hiện trạng đã thay đổi khác với mục đích
sử dụng đất trên hồ sơ địa chính thì kiểm kê theo hiện trạng đang sử dụng, đồng thời
kiểm kê thêm các trường hợp tự chuyển mục đích sử dụng đất đó.
- Trường hợp đất đang sử dụng vào nhiều mục đích thì ngoài việc thống kê,

kiểm kê theo mục đích sử dụng chính, còn phải thống kê, kiểm kê thêm các trường
hợp sử dụng đất kết hợp vào các mục đích khác. Mục đích sử dụng đất chính được
xác định theo quy định tại Điều 11 của Luật Đất đai và Điều 3 của Nghị định số
43/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Đất đai.
- Số liệu kiểm kê đất đai và bản đồ hiện trạng sử dụng đất được tổng hợp
thống nhất từ bản đồ đã sử dụng để điều tra, khoanh vẽ đối với từng loại đất của
từng loại đối tượng sử dụng đất, đối tượng được Nhà nước giao quản lý đất (sau đây
gọi là bản đồ kết quả điều tra kiểm kê) theo quy định tại Thông tư này.
Số liệu thống kê đất đai được thực hiện trên cơ sở tổng hợp các trường hợp
biến động về sử dụng đất trong năm thống kê từ hồ sơ địa chính và các hồ sơ, tài
liệu khác về đất đai liên quan, có liên hệ với thực tế sử dụng đất, để chỉnh lý số liệu
thống kê, kiểm kê của năm trước.
- Diện tích các khoanh đất tính trên bản đồ kết quả điều tra kiểm kê đất đai
cấp xã theo đơn vị mét vuông (m2); số liệu diện tích trên các biểu thống kê, kiểm kê
đất đai thể hiện theo đơn vị hécta (ha); được làm tròn số đến hai chữ số thập phân
sau dấu phẩy (0,01ha) đối với cấp xã; làm tròn số đến một chữ số thập phân sau dấu
phẩy (0,1ha) đối với cấp huyện và làm tròn số đến 01ha đối với cấp tỉnh và cả nước.
1.3.9. Nguyên tắc thể hiện nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã.
-

Hệ thống giao thông thể hiện: đường sắt (các loại); đường bộ (quốc lộ, tỉnh lộ,
đường liên huyện, đường liên xã, đường trục chính trong khu dân cư, đường trong
khu vực đô thị, đối với các khu vực giao thông kém phát triển, khu vực miền núi
phải thể hiện cả đường mòn); các công trình liên quan đến hệ thống giao thông như
cầu, bến phà, bến xe.

-

Biên giới, địa giới hành chính các cấp xác định theo hồ sơ địa chính, quyết định

điều chỉnh địa giới hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khi đường địa

22


giới hành chính các cấp trùng nhau thì thể hiện đường địa giới hành chính cấp cao
nhất.
-

Thể hiện các khoanh đất theo mục đích sử dụng và theo thực trạng bề mặt.

-

Các yếu tố thủy văn hình tuyến như sông suối, kênh mương và các công trình có
liên quan như đập ngăn nước, đê, trạm bơm phải thể hiện và ghi chú tên gọi bằng
các ký hiệu trong tập “Ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ Quy hoạch
sử dụng đất”.

-

Đường bờ biển, bờ sông, bờ hồ thể hiện theo tập “Ký hiệu bản đồ hiện trạng sử
dụng đất và bản đồ Quy hoạch sử dụng đất”.

-

Dáng đất thể hiện bằng các điểm ghi chú độ cao, đường bình độ tùy theo khu vực
(vùng đồng bằng, vùng đồi núi) và các tỷ lệ bản đồ thành lập.

-


Các địa vật độc lập quan trọng như tháp, nhà thờ, đài phát thanh, truyền hình, ống
khói nhà máy, các công trình kinh tế - xã hội, văn hóa phúc lợi như sân bay, nhà ga,
bến xe, bến cảng, chợ, trụ sở Ủy ban nhân dân các cấp, bưu điện, trường học, bệnh
viện, trạm y tế nhà văn hóa, công viên, sân vận động, quảng trường, nghĩa trang,
nghĩa địa phải thể hiện đúng vị trí.

-

Thể hiện tên các sông suối, hồ, đường quốc lộ, tỉnh lộ; tên các công trình xây dựng
quan trong; tên làng, bản, xóm, cánh đồng, tên núi và tên các đơn vị hành chính
giáp ranh.

-

Ranh giới khu đô thị, khu dân cư nông thôn,khu công nghệ cao, khu kinh tế và các
công trình dự án; ranh giới các nông trường, lâm trường được xách định và thể hiện
bằng các ky hiệu và ghi chú trong tập “Ký hiệu bản đồ Hiện trạng sử dụng đất và
bản đồ Quy hoạch sử dụng đất”.

-

Các khoanh đất có diện tích lớn hơn hoặc bằng 4mm2 trên bản đồ phải thể hiện
đúng tỷ lệ bằng đường bao khép kín và thể hiện đầy đủ các ký hiệu của khoanh đất
theo các qui định trong tập “Ký hiệu bản đồ Hiện trạng sử dụng đất và bản đồ Quy
hoạch sử dụng đất”. Đối với khoanh đất có diện tích nhỏ hơn 4mm2 trên bản đồ có
giá trị kinh tế cao hoặc có ý nghĩa quan trọng được phóng to không quá 1.5 lần
nhưng phải giữ được nét đặc trưng của khoanh đất.
1.4. Phương pháp và quy trình thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất

23



Phương pháp thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất được xác định căn cứ
vào: Đặc điểm khu vực thành lập (hình dạng, kích thước, đặc điểm sử dụng đất, cấp
hành chính), tỷ lệ bản đồ, tính chính xác, đầy đủ và độ tin cậy của nguồn tài liệu hiện
có, trình độ công nghệ. Do đó thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất được thực hiện
trên các phương pháp sau:
- Phương pháp đo vẽ trực tiếp.
- Phương pháp sử dụng ảnh hàng không và ảnh vệ tinh.
- Phương pháp đo vẽ chỉnh lý dựa trên nền bản đồ hiện có.
- Phương pháp thành lập bản đồ bằng công nghệ ảnh số.
1.4.1. Phương pháp đo vẽ trực tiếp
Phương pháp này được dùng để đo vẽ các bản đồ có tỷ lệ lớn (trên 1/1000) ở
nhưng vùng tương đối bẳng phẳng, địa vật không quá phức tạp hoặc các bản đồ đo vẽ
trước đây không đảm bảo yêu cầu và chất lượng xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng
đất.
Tư liệu của bản đồ hiện trạng sử dụng đất được xây dựng trên cơ sở lưới đo vẽ
chi tiết, các điểm khống chế được tăng dày từ lưới khống chế trắc địa nhà nước và lưới
địa chính các cấp hoặc theo hệ tọa độ giả định.
Với phương pháp đo vẽ trực tiếp thì kết quả thành lập bản đồ đạt độ chính xác
cao hơn nhưng phương pháp này lại không đem lại hiệu quả kinh tế cao,bằng phương
pháp này đem lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao.
1.4.2. Phương pháp đo vẽ chỉnh lý dựa trên nền bản đồ hiện có
Phương pháp này thường được dùng để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng
đất khi tình hình hiện trạng sử dụng đất đai của khu vực đó không có sự biến đổi
nhiều so với chu kỳ thống kê kiểm kê đất đai kỳ trước.
Nguồn tư liệu sử dụng để làm bản đồ nền để xây dựng bản đồ hiện trạng sử
dụng đất là:
- Các bản đồ địa hình
- Bản đồ địa chính được đo vẽ theo hệ tọa độ nhà nước

- Bản đồ quy hoạch
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất giai đoạn trước
- Các bản đồ giải thửa 299/TTg.
24


- Các trích lục biến động sử dụng đất.
- Bản đồ trích lục biến động sử dụng đất.
- Ảnh chụp từ máy bay hoặc ảnh chụp từ vệ tinh có độ phân giải cao đã được
nắn chỉnh thành sản phẩm ảnh trực giao và thời điểm ảnh được chụp cách thời điểm
thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất không vượt quá một năm.
Trước khi đưa vào sử dụng thì các tài liệu cần phải được đánh giá, kiểm tra
và xử lý, đồng thời thu thập, phân tích thông tin bản đồ, cần phải tiến hành đối soát
khu vực lập bản đồ để xác định khối lượng công việc và lựa chọn phương pháp đo
vẽ, chỉnh lý, bổ sung các địa vật phù hợp với nội dung bản đồ cần thành lập.
1.4.3. Phương pháp thành lập bản đồ HTSDĐ bằng công nghệ số
Bản đồ số là một tập hợp có tổ chức các dữ liệu bản đồ trên thiết bị có khả
năng đọc bằng máy tính và được thể hiện dưới dạng hình ảnh bản đồ.
Ưu điểm:
+ Có khả năng phân tích tính toán: Cho phép nắn chỉnh, chuyển đổi hệ tọa
độ, tính toán diện tích, liên kết các yếu tố đồ họa với các thuộc tính phi không gian
nhanh chóng, thuận tiện.
+ Có khả năng truy cập: nhanh chóng, dễ dàng.
+ Gọn nhẹ, có thể in ra bản đồ giấy theo nhiều tỷ lệ.
Nhược điểm:
Đòi hỏi khâu đầu tư trang thiết bị máy móc lớn và người sử dụng phải có
trình độ cao.
Quy trình thành lập bản đồ HTSDĐ bằng công nghệ số:
+ Thu thập, đánh giá dữ liệu và chuẩn bị bản đồ số hóa.
+ Thiết kế thư mục lưu trữ bản đồ.

+ Phân lớp các đối tượng nội dung và xây dựng thư viện ký hiệu bản đồ.
+ Xác định cơ sở toán học cho bản đồ.
+ Quét bản đồ và nắn ảnh.
+ Số hóa và làm sạch các dữ liệu.
+ Trình bày, biên tập bản đồ.
+ In bản đồ, kiểm tra, chỉnh sửa.
+ Nghiệm thu bản đồ, lưu trữ trên đĩa CD và giao nộp sản phẩm.
25


×