Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính Xã Đức Long - Huyện Hòa An Tỉnh Cao Bằng tỷ lệ 1 5.000.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 82 trang )


74
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


LÝ TRUNG DU



Tên đề tài:
THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT TỪ BẢN ĐỒ
ĐỊA CHÍNH XÓ ĐỨC LONG - HUYỆN HŨA AN - TỈNH CAO BẰNG
TỶ LỆ 1:5.000



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Quản lý đất đai
Khoa : Quản lý tài nguyên
Khóa học : 2013 - 2015
Giảng viên hướng dẫn : Th.S Nguyễn Thị Yến







Thái Nguyên, năm 2014

75
LỜI CẢM ƠN
Để báo cáo đạt kết quả tốt đẹp, trước hết em xin gửi tới thầy cô khoa
Quản lý tài nguyên – trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên lời chúc sức
khỏe, lời chào trân trọng và lời cảm ơn sâu sắc nhất. Với sự quan tâm, dạy dỗ
chỉ bảo tận tình của thầy cô, sự giúp đỡ, động viên nhiệt tình của các bạn, đến
nay em đã hoàn thành báo cáo tốt nghiệp chuyên đề: “Thành lập bản đồ hiện
trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính Xã Đức Long - Huyện Hòa An -
Tỉnh Cao Bằng tỷ lệ 1:5.000 ”.
Để có được kết quả này em xin đặc biệt gửi lời cảm ơn chân thành nhất
tới cô giáo Thạc Sĩ: Nguyễn Thị Yến đã quan tâm giúp đỡ, vạch kế hoạch
hướng dẫn em hoàn thành tốt báo cáo tốt nghiệp trong thời gian qua.
Không thể không nhắc đến sự giúp đỡ nhiệt tình của Ủy ban nhân dân xã
Đức Long tạo điều kiện thuận lợi nhất trong thời gian em thực tập tại cơ quan.
Với điều kiện thời gian có hạn cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của
một sinh viên thực tập nên bài báo cáo sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Em rất
mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của thầy cô giáo cùng toàn thể
các bạn để em có điều kiện bổ sung, nâng cao ý kiến thức của mình, phục vụ
tốt công tác thực tế sau này.












Đức Long, ngày…tháng… năm 2014

76
MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài 2
1.2.1. Mục đích của đề tài 2
1.2.2. Yêu cầu của đề tài 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1. Khái quát về bản đồ hiện trạng 4
2.1.1.Khái niệm 4
2.1.2. Kỹ thuật xây dựng 5
2.1.3. Thông số bản đồ hiện trạng 6
2.2. Căn cứ pháp lý xây dựng bản đồ hiện trạng 9
2.3. Khái quát về một số phần mềm sử dụng để thành lập bản đồ 10
2.3.1. Phần mềm MicroStation 10
2.3.2. MSFC 11
2.3.3. MRFCLEAN 11
2.3.4. MRFFLAG 11
2.3.5. Phần mềm FAMIS 11
2.3.6. Tạo khung bản đồ và ghi chú ( lusmap.ma ) 12
2.4. Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai 13
2.4.1. Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai trên thế
giới 13

2.4.2. Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai ở
Việt Nam 14
2.4.3. Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai ở địa
phương 15
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
17
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 17
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 17

77
3.3. Nội dụng nghiên cứu 17
3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và quản lý sử dụng đất tại xã Đức
Long – Huyện Hòa An – Tỉnh Cao Bằng năm 2014 17
3.3.2. Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính tại xã
Đức Long - Huyện Hòa An - Tỉnh Cao Bằng tỷ lệ 1/5.000 ”. 17
3.3.3. Thuận lợi khó khăn, đề xuất giải pháp trong công tác thành lập bản
đồ hiện trạng sử dụng đất bằng công nghệ số 18
3.4. Phương pháp nghiên cứu 18
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu 18
3.4.2. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu 19
3.4.3. Phương pháp quản lý và khai thác hồ sơ địa chính 19
3.4.4. Phương pháp pháp chuyên gia 19
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 20
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và quản lý, sử dụng đất của xã Đức
Long – huyện Hòa An – tỉnh Cao Bằng 20
4.1.1. Điều kiện tự nhiên 20
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 24
4.1.3. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai 28
4.2. Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính xã Đức
Long – Huyện Hòa An – Tỉnh Cao Bằng. 33

4.2.1. Công đoạn chuẩn bị 33
4.2.2. Công tác ngoại nghiệp 51
4.2.3. Công đoạn chỉnh sửa, chuyển vẽ kết quả điều tra, bổ sung thực địa
lên bản đồ nền dạng số để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất 52
4.2.4. Công đoạn trình bày và biên tập bản đồ 54
4.2.5. In bản đồ, kiểm tra, chỉnh sửa. 64
4.2.6. Thuận lợi,khó khăn và đề xuất giải pháp trong công tác thành lập bản
đồ hiện trạng sử dụng bằng công nghệ số 69
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 71
5.1. Kết luận 71
5.2. Đề nghị 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73

78
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
Trang
Bảng 01: Tỷ lệ bản đồ nền dùng để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất 8
Bảng 4.2: Lớp sử dụng đối với các tính năng riêng của hệ thống thủy văn 44
Bảng 4.2.1: Mã loại đất các khoanh đất chứa các điểm địa vật quan trọng. 46
Biểu đồ 4.1: Cơ cấu hiện trạng sử dụng đất xã Đức Long………………… 30


79
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ
4.2
: Thư mục lưu trữ bản đồ 33
Sơ đồ
4.2.1
: Tuyến khảo sát thực địa 51



80
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1: Vị trí xã Đức Long trong bản đồ hành chính huyện Hòa An 20
Hình 4.2: Hộp thoại Merge 35
Hình 4.2.1: Hộp thoại Select Files Manager 35
Hình 4.2.2: Hộp thoại Merge sau khi Add bản đồ địa chính 36
Hình 4.2.3: Hộp thoại Select Destination File 36
Hình 4.2.4: File bản đồ tổng thể xã Đức Long 36
Hình 4.2.5: Hộp thoại View levels 37
Hình 4.2.6: Hộp thoại Select By Attributes 37
Hình 4.2.7: Element Information for TEXT 38
Hình 4.2.8: Hộp thoại Select By Attributes 38
Hình 4.2.9: Hộp Thoại Drop Element 39
Hình 4.2.10: Hộp thoại Select By Text 39
Hình 4.2.11: Hộp thoại Microstation Manager 39
Hình 4.2.12: Hộp thoại Create Design File 40
Hình 4.2.13: Hộp thoại Select Seed File 40
Hình 4.2.14: Hộp thoại Reference Files 40
Hình 4.2.15: Hộp thoại Preview Reference 40
Hình 4.2.16: Hộp thoại Reference Files 41
Hình 4.2.17: Hộp thoại Copy Element 41
Hình 4.2.18: Chọn Workspace ht_qh5 lúc khởi động MicroStation 42
Hình 4.2.19: Giao diện mới khi sử dụng Workspace ht_qh5……………….42
Hình 4.2.20: Hộp thoại Feature Collection 43
Hình 4.2.21: Số hóa các đối tượng thủy văn 43
Hình 4.2.22: Lựa chọn ghi chú thủy văn 44
Hình 4.2.23: Trình bày hệ thống ghi chú thủy văn 44

Hình 4.2.24: Số hóa các đối tượng dạng cầu 45
Hình 4.2.25: Tham chiếu và sao chép bản đồ địa hình…………………… 46
Hình 4.2.26: Hộp thoại Replace Text 47
Hình 4.2.27: Hộp thoại Cell Attach Library 47

81
Hình 4.2.28: Triễn cell lên khoanh đất chứa đối tượng độc lập…………… 48
Hình 4.2.29: Hộp thoại Move Parallel 48
Hình 4.2.30: Biên tập ranh giới hành chính xã Đức Long 49
Hình 4.2.31: Hộp thoại Create Region 49
Hình 4.2.32: Ranh giới hành chính xã Đức Long hoàn thiện 49
Hình 4.2.33: Biểu thị ghi chú tên thôn 50
Hình 4.2.34: Lựa chọn tính năng ranh giới loại đất hiện trạng 53
Hình 4.2.35: File bản đồ số hóa 54
Hình 4.2.36: Hộp thoại Famis 54
Hình 4.2.37: Hộp thoại MRF Clean Setup Tolerances 55
Hình 4.2.38: Sửa lỗi Flag 55
Hình 4.2.39: Hộp thoại tạo vùng 56
Hình 4.2.40: Hộp thoại Text Editor và hộp thoại Place Text 57
Hình 4.2.41: Hộp thoại MRF Polygon V8.0 57
Hình 4.2.42: Hộp thoại MRF Polygon Parameters 57
Hình 4.2.43: Hộp thoại Color Table và hộp thoại Open Color Table 58
Hình 4.2.44: Hộp thoại Select MDL Application 60
Hình 4.2.45: Hộp thoại tạo khung bản đồ hiện trạng sử dụng đất 60
Hình 4.2.46: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 xã Đức Long 64
Hình 4.2.47: Máy in HP 800 66
Hình 4.2.48: Giao diện lúc khởi động máy in HP 800 67
Hình 4.2.49: Đặt giấy vào cọc máy in 67
Hình 4.2.50: Giao thức làm việc với trang in 67
Hình 4.2.51: Chọn chế độ in 68

Hình 4.2.52: Chọn loại cuộn 68
Hình 4.2.53: Thông báo cuộn 68
Hình 4.2.54: Thông báo đã cắt bỏ giấy thừa 69
Hình 4.2.55: Giao diện quản lý việc in bản đồ 69


82
DANH MỤC VIẾT TĂT

STT Từ viết tắt Giải thích
1 BTNMT Bộ tài nguyên môi trường
2 GCNQSD Giấy chứng nhận quyền sử dụng
3 HTX Hợp tác xã
4 UBND Ủy ban nhân dân
5 HĐND Hội đồng nhân dân
6 HĐBT Hội đồng bí thư
7 QĐ Quyết định
8 NĐ Nghị định
9 TT Thông tư


1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, đất đai có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh
tế, xã hội của mỗi quốc gia. Đất đai vừa là công cụ và vừa là tư liệu sản xuất
trong các lĩnh vực nông nghiệp – ngư nghiệp – lâm nghiệp, ngoài ra đất đai
còn có ích trong công nghiệp và các lĩnh vực kinh tế khác. Từ đó, đất đai đã
trở thành một tài nguyên rất quan trọng.

Cùng với đó sự phát triển của loài người và quá trình gia tăng dân số
đã tác rất nhiều đến tài nguyên đất khiến đất đai trở nên quý giá. Trong đó,
quá trình canh tác, trồng trọt và các hoạt động của con người trên đất đã ảnh
hưởng rất nhiều đến hình thể của đất làm chúng bị thay đổi so với ban đầu
trên bản đồ. Vì thế, cán bộ quản lý đất đai cần phải xác định lại hình thể của
đất đai và lập lại bản đồ mới.
Song song với sự phát triển của loài người là sự phát triển của nền
khoa học tiến bộ đang góp phần tác động to lớn vào quá trình phát triển của
nền kinh tế đất nước.
Việc áp dụng công nghệ số, công nghệ thông tin, kỹ thuật điện tử vào
các lĩnh vực rất phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam phát triển mạnh
mẽ. Một trong số đó lĩnh vực trắc địa bản đồ đã đóng góp một vai trò hết sức
quan trọng trong các công việc như lưu trữ, tìm kiếm, sửa đổi, tra cứu truy
cập, xử lý thông tin. Áp dụng công nghệ số cho ta khả năng phân tích và tổng
hợp thông tin bằng máy tính một cách nhanh chóng và sản xuất bản đồ có độ
chính xác cao, chất lượng tốt, đúng quy trình, quy phạm hiện hành, đáp ứng
được nhu cầu của người sử dụng, khả năng tăng năng xuất lao động, giảm bớt
thao tác thủ công lạc hậu trước đây.
Công tác đo đạc địa chính là một trong những nhiệm vụ hàng đầu và rất
quan trọng, nhằm thực hiện các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai đã được
quy định trong luật đất đai hiện hành. Đo đạc thành lập bản đồ địa chính khu
vực đô thị cũng như khu vực nông thôn là vấn đề cấp bách hiện nay, nhằm
phục vụ chính sách đất đai và nhà ở. Đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai hiện
2
nay, phù hợp với mục tiêu chiến lược của ngành địa chính về lĩnh vực đo đạc,
lập hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Do vậy ngành địa
chính ngày càng quan tâm đến sự phát triển và hiện đại hoá công nghệ thông
tin cho công tác thành lập, khai thác thông tin và lưu trữ bản đồ.
Việc áp dụng khoa học công nghệ đã và đang đem lại hiệu quả thiết
thực cho công tác quản lý đất đai. Hiểu được tầm quan trọng của khoa học kỹ

thuật Bộ tài nguyên & Môi trường đã ban hành việc sử dụng phần mềm
Microstation vào trong công tác quản lý đất đai ở tất cả quận, huyện, thành
phố trong cả nước. Công tác quản lý đất đai cần phải chặt chẽ và đúng pháp
luật. Trong đó bản đồ địa chính là tài liệu không thể thiếu được trong công tác
quản lý đất đai như xác định từng thửa đất cụ thể được cập nhật chỉnh lý biến
động thường xuyên phục vụ công tác quy hoạch, công tác đền bù, Vì vậy
bản đồ địa chính là tài liệu không thể thiếu trong công tác quản lý đất đai.
Xuất phát từ những yêu cầu nêu trên, đồng thời được sự đồng ý của ban
chủ nhiệm khoa Quản lý tài nguyên, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Đặc biệt dưới sự hướng dẫn của cô giáo Thạc Sĩ: Nguyễn Thị Yến em tiến
hành thực hiện đề tài thực tập:“ Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ
bản đồ địa chính tại Xã Đức Long, Huyện Hòa An, Tỉnh Cao Bằng tỷ lệ
1:5.000 ”.
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích của đề tài
Thành lập được bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã bằng hệ thống
phầm mềm Microstation và Famis theo quy chuẩn của Bộ Tài Nguyên và Môi
Trường, nắm được quỹ đất tạo điều kiện cho công tác quản lý nhà nước. Xác
định được những thuận lợi, khó khăn và đưa ra các giải pháp của công tác
thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất bằng công nghệ thực hiện một cách
nhanh chóng và chính xác.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá tình hình quản lý Nhà nước về đất đai tại xã Đức Long,
huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng.
3
- Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian theo đúng quy phạm thành lập bản
đồ hiện trạng theo Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
- Bản đồ hiện trạng phải đáp ứng các thông tin về lưu trữ, xử lý số liệu,
cung cấp thông tin và có thể trao đổi dữ liệu với các hệ thống khác.
- Xây dựng thông tin thuộc tính theo quy chuẩn của Bộ Tài nguyên và

Môi trường bằng công nghệ.
- Xây dựng bản đồ hiện trạng bằng hệ thống phần mềm Microstation.
- Đưa ra các biện pháp mang tính khả thi cao.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
* Ý nghĩa trong học tập
- Giúp cho người học tập nghiên cứu củng cố trau dồi lại những kiến
thức đã học, biết cách thực hiện một đề tài khoa học và hoàn thành khóa luận
tốt nghiệp.
- Nắm chắc các quy định về thành lập bản đồ hiện trạng áp dụng vào
thành lập bản đồ.
* Ý nghĩa trong thực tiễn
- Sản phẩm phải có độ chính xác cao theo yêu cầu quy phạm thành lập
bản đồ hiện trạng
- Góp phần đề xuất các giải pháp để thực hiện công tác thành lập bản
đồ hiện trạng để Nhà nước quản lý hiện trạng đất ngày càng có hiệu quả hơn.
- Đánh giá được hiện trạng sử dụng đất, xác định những tồn tại chủ yếu
trong công tác thực hiện thành lập bản đồ hiện trạng, nguyên nhân và giải
pháp khắc phục cho xã Đức Long trong việc thực hiện bản đồ hiện trạng đạt
được hiệu quả cao nhất.
4
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Khái quát về bản đồ hiện trạng
2.1.1.Khái niệm
a) Bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ thể hiện sự phân bố các loại
đất theo quy định về chỉ tiêu kiểm kê theo mục đích sử dụng đất tại thời điểm
kiểm kê đất đai và được lập theo đơn vị hành chính các cấp, vùng địa lý tự
nhiên – kinh tế và cả nước.
Nội dung của bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải đảm bảo phản ánh đầy

đủ, trung thực hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm thành lập bản đồ.
b) Bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số là bản đồ được số hóa từ các bản
đồ hiện trạng sử dụng đất đã có hoặc được thành lập bằng công nghệ số.
c)Khoanh đất
Khoanh đất là đơn vị của bản đồ hiện trạng sử dụng đất, được xác định
trên thực địa và thể hiện trên bản đồ bằng một đường bao khép kín. Trên bản
đồ hiện trạng sử dụng đất tất cả các khoanh đất đều phải xác định được vị trí,
hình thể, loại đất theo hiện trạng sử dụng khoanh đất đó.
d) Loại đất
Loại đất trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất được xác định theo mục
đích sử dụng đất.
Mục đích sử dụng đất được xác định tại thời điểm thành lập bản đồ.
Trường hợp khoanh đất đã có quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển
mục đích sử dụng đất hoặc đã đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất nhưng
tại thời điểm thành lập bản đồ chưa sử dụng đất theo mục đích mới thì loại
đất được xác định theo mục đích sử dụng đất mà Nhà nước đã giao, đã cho
thuê, đã cho phép chuyển mục đích sử đụng đất hoặc đã đăng ký chuyển
mục đích sử dụng đất.
Đối với khoanh đất có nhiều mục đích sử dụng thì thể hiện mục đích sử
dụng chính của khoanh đất.
5
Mục đích sử dụng đất được phân loại và giải thích các xác định theo
Thông tư số 08/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 08 năm 2007 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây
dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
2.1.2. Kỹ thuật xây dựng
 Quy trình 1: Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã theo
phương pháp sử dụng bản đồ địa chính, hoặc bản đồ địa chính cơ sở được
thực hiện theo các bước:

Bước 1: Xây dựng Thiết kế kỹ thuật – Dự toán công trình:
- Khảo sát sơ bộ, thu thập, đánh giá, phân loại tài liệu.
- Xây dựng Thiết kế kỹ thuật – dự toán công trình.
Bước 2: Công tác chuẩn bị:
- Thành lập bản đồ nền từ bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở.
- Nhân sao bản đồ nền, bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở.
- Lập kế hoạch chi tiết.
- Vạch tuyến khảo sát thực địa.
Bước 3: Công tác ngoại nghiệp:
- Điều tra, đối soát, bổ sung, chỉnh lý các yếu tố nội dung cơ sở địa lý
lên bản sao bản đồ nền.
- Điều tra, khoanh vẽ, chỉnh lý, bổ sung các yếu tố nội dung hiện trạng
sử dụng đất lên bản sao bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở.
Bước 4: Biên tập, tổng hợp:
- Kiểm tra tu chỉnh kết quả điều tra, bổ sung, chỉnh lý ngoài thực địa.
- Chuyển các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa
chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở lên bản đồ nền.
- Tổng quát hóa các yếu tố nội dung bản đồ.
- Biên tập, trình bày bản đồ.
Bước 5: Hoàn thiện và in bản đồ:
- Kiểm tra kết quả thành lập bản đồ.
- In bản đồ (đối với công nghệ truyền thống thì hoàn thiện bản đồ tác giả).
- Viết thuyết minh thành lập bản đồ.
6
Bước 6: Kiểm tra, nghiệm thu:
- Kiểm tra, nghiệm thu.
- Đóng gói và giao nộp sản phẩm.
 Quy trình 2: Quy trình công nghệ thành lập bản đồ hiện trạng sử
dụng đất dạng số gồm các bước như sau:
Bước 1: Thu thập, đánh giá và chuẩn bị bản đồ để số hóa.

Bước 2: Thiết kế thư mục lưu trữ bản đồ.
Bước 3: Phân lớp các đối tượng nội dung và xây dựng thư viện ký hiệu
bản đồ.
Bước 4: Xác định cơ sở toán học cho bản đồ.
Bước 5: Quét bản đồ và nắn ảnh quét hoặc định vị bản đồ tài liệu dùng
thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất lên bàn số hóa
Bước 6: Số hóa và làm sạch các dữ liệu.
Bước 7: Trình bày, biên tập bản đồ.
Bước 8: In bản đồ, kiểm tra, chỉnh sửa.
Bước 9: Nghiệm thu bản đồ trên máy tính.
Bước 10: In bản đồ ra giấy.
Bước 11: Ghi dữ liệu bản đồ vào đĩa CD.
Bước 12: Nghiệm thu bản đồ trên đĩa CD và bản đồ giấy.
Bước 13: Viết thuyết minh bản đồ
Bước 14: Đóng gói và giao nộp sản phẩm.
2.1.3. Thông số bản đồ hiện trạng
a) Cơ sở toán học và độ chính xác của bản đồ nền
Hệ quy chiếu: Bản đồ nền phải được thành lập theo quy định tại
Quyết định số 83/2000/QĐ-TTg ngày 12/7/2000 của Thủ tướng Chính phủ về
sử dụng hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia Việt Nam; Quyết định số
05/2007/QĐ-BTNMT ngày 27/2/2007 về sử dụng hệ thống tham số tính
chuyển giữa hệ tọa độ quốc tế WGS-84 và hệ tọa độ quốc gia Việt Nam-2000.
Các tham số của hệ quy chiếu VN-2000:
Hệ quy chiếu tọa độ và cao độ VN-2000 được bắt đầu thành lập từ
1994 và được công bố kết quả vào năm 2000 trên cơ sở được xác định bởi
định nghĩa sau đây:
7
Hệ quy chiếu VN-2000 là một hệ quy chiếu cao độ và tọa độ trắc địa
gồm hai hệ:
- Hệ quy chiếu cao độ là một mặt QuasiGeoid đi qua một điểm được

định nghĩa là gốc có cao độ 0.000 mét tại Hòn Dấu, Hải Phòng. Sau đó dùng
phương pháp thủy chuẩn truyền dẫn tới những nơi cần xác định khác, xa hơn.
Cao độ một điểm mặt đất bất kỳ trong hệ quy chiếu này được thể hiện bằng
cao độ chuẩn H
γ
, theo phương dây dọi từ điểm đó đến mặt QuasiGeoid.
- Hệ quy chiếu tọa độ trắc địa là một mặt Ellipsoid kích thước do WGS-
84 được định vị phù hợp với lãnh thổ Việt Nam với các tham số xác định:
+ Bán trục lớn: a = 6 378 137 m.
+ Độ lệch tâm thứ nhất: e
2
= 0.00669437999013
(hay độ dẹt α (f) =1 / 298.257223563)
+ Vận tốc góc quay quanh trục:ω = 7292115x10
-11
rad/s -11rad/s
+ Hằng số trọng trường Trái đất: fM=3986005.108m3s-2
Điểm gốc toạ độ Quốc gia: Điểm N00 đặt tại Viện nghiên cứu Địa
chính, Tổng cục Địa chính, đường Hoàng Quốc Việt, Hà nội
Lưới chiếu bản đồ được quy định như sau:
Sử dụng phép chiếu hình trụ ngang đồng góc với múi chiếu 3
o
có hệ số
điều chỉnh tỷ lệ biến dạng chiều dài K
0
= 0,9999 để thành lập các bản đồ nền
(ứng với cấp xã) có tỷ lệ từ 1/10.000 đến 1/1.000.
Kinh tuyến trục bản đồ nền cấp xã được quy định theo từng tỉnh.
Đối với tỉnh Bình Định là 108
o

15’ (xem phụ lục số 01).
Tỷ lệ bản đồ: Tỷ lệ bản đồ nền được lựa chọn dựa vào: kích thước,
diện tích, hình dạng của đơn vị hành chính, đặc điểm, kích thước của các yếu
tố nội dung hiện trạng sử dụng đất phải biểu thị trên bản đồ. Tỷ lệ bản đồ nền
cũng là tỷ lệ của bản đồ hiện trạng sử dụng đất quy định trong bảng sau:
8
Bảng 01: Tỷ lệ bản đồ nền dùng để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Đơn vị thành lập
bản đồ
Tỷ lệ bản đồ Quy mô diện tích tự nhiên (ha)
Cấp xã
1:1.000 Dưới 120
1:2.000 Từ 120 đến 500
1:5.000 Từ 500 đến 3.000
1:10.000 Trên 3.000
Cấp huyện
1:5.000 Dưới 3.000
1:10.000 Từ 3.000 đến 12.000
1:25.000 Trên 12.000
Cấp tỉnh
1:25.000 Dưới 100.000
1:50.000 Từ 100.000 đến 350.000
1:100.000 Trên 350.000
Cấp vùng 1:250.000
Cả nước 1:1.000.000
Khi diện tích tự nhiên của đơn vị hành chính xấp xỉ dưới hoặc trên của
khoảng giá trị quy mô diện tích trong 3 cột ở Bảng 01 thì được phép chọn tỷ
lệ bản đồ lớn hơn hoặc nhỏ hơn một bậc so với quy định tại Bảng 01.
Độ chính xác của bản đồ hiện trạng sử dụng đất:
Độ chính xác chuyển vẽ của các yếu tố nội dung cơ sở địa lý từ các bản

đồ tài liệu sang bản đồ nền phải bảo đảm các yêu cầu sau:
- Sai số tương hỗ chuyển vẽ các yếu tố nội dung không được vượt quá
± 0,3 milimét (mm) tính theo tỷ lệ bản đồ nền.
- Sai số chuyển vẽ vị trí các yếu tố nội dung bản đồ không được vượt
quá ± 0,2 mm tính theo tỷ lệ bản đồ.
b)Nội dung và nguyên tắc biểu thị các yếu tố nội dung của bản đồ nền:
Bản đồ nền phải biểu thị đầy đủ các yếu tố nội dung:
Biểu thị lưới kilômét hoặc lưới kinh, vĩ tuyến:
Bản đồ nền dùng thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã tỷ lệ
1:1.000, 1:2.000, 1:5.000 và 1:10.000 chỉ biểu thị lưới kilômét là 10 cm x
10 cm.
9
Dáng đất: được biểu thị bằng đường bình độ và điểm ghi chú độ
cao, khu vực miền núi có độ dốc lớn chỉ biểu thị đường bình độ cái của bản
đồ địa hình cùng tỷ lệ và điểm độ cao đặc trưng.
Biểu thị thủy hệ: đường bờ sông, hồ, đường bờ biển. Đường bờ
biển được thể hiện theo quy định hiện hành tại thời điểm thành lập bản đồ
hiện trạng sử dụng đất.
Biểu thị hệ thống giao thông: đường sắt, đường bộ và các công
trình giao thông có liên quan. Yêu cầu biểu thị đường bộ đối với bản đồ hiện
trạng sử dụng đất cấp xã như sau:
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấ xã đường bộ được biểu thị đến đường
trục chính trong khu dân cư, khu đô thị, các xã thuộc khu vực giao thông kém
phát triển, khu vực miền núi phải biểu thị cả đường mòn.
Biểu thị đường biên giới, địa giới hành chính: được xác định
theo hồ sơ địa giới hành chính, bản đồ điều chỉnh địa giới hành chính kèm
theo Quyết định điều chỉnh địa giới hành chính của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền.
Biểu thị các nội dung khác như: các điểm địa vật độc lập quan
trọng có tính định hướng và công trình kinh tế, văn hóa – xã hội, ghi chú địa

danh, tên các đơn vị hành chính giáp ranh và các ghi chú khác cần thiết.
2.2. Căn cứ pháp lý xây dựng bản đồ hiện trạng
- Thực hiện Điều 53 Luật Đất đai năm 2003 quy định về thống kê, kiểm
kê đất đai.
- Nghị định số: 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của
Chính phủ " Về thi hành Luật Đất đai ".
- Căn cứ Chỉ thị số 618/CT-TTg ngày 15 tháng 05 năm 2009 của Thủ
tướng Chính phủ về kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng
đất năm 2010.
- Thông tư số: 08/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 08 năm 2007 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường " Về việc hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm
kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất ".

10
- Căn cứ kế hoạch số 2841/KH/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 07 tháng 08
năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện kiểm kê đất đai và xây
dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 theo Chỉ thị số 618/CT-TTg
ngày 15 tháng 05 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ.
- Quyết định số 22/2007/QĐ-BTNMT ngày 17 tháng 12 năm 2007 của
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy định về thành
lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
- Quyết định số 23/2007/QĐ-BTNMT ngày 17 tháng 12 năm 2007 của
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Ký hiệu bản đồ
hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
- Công văn số: 1539/TCQLĐĐ-CĐKTK ngày 26 tháng 10 năm 2009
của Tổng cục quản lý đất đai - Bộ Tài nguyên và Môi trường "V/v hướng
dẫn nghiệp vụ kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất
năm 2010”.
-Công văn số 405/TCQLĐĐ-CĐKTK ngày 08 tháng 04 năm 2010 của
Tổng cục Quản lý đất đai về việc hướng dẫn bản đồ nền dạng số thì bản đồ

nền dạng số được thành lập trên phần mềm MicroStation.
2.3. Khái quát về một số phần mềm sử dụng để thành lập bản đồ
2.3.1. Phần mềm MicroStation
Microstation là một trong các phần mềm thuộc hệ phần mềm Mapping
Office của tập đoàn Intergraph (gồm Microstation, Irasb, Irasc, Geovec, Msfc)
Microstation là phần mềm trợ giúp thiết kế đồ họa (CAD). Đây là một
môi trường đồ họa rất mạnh cho phép xây dựng, quản lý các đối tượng đồ họa
thể hiện các yếu tố bản đồ.
Ngoài ra, Microstation còn là môi trường để chạy các phần mềm khác
như: IrasB, IrasC, I/Geovec, MRFClean, MRFFlag, MRFPoly và Famis
Các công cụ của Microstation được sử dụng và số hoá các đối tượng
trên nền ảnh bitmap (dữ liệu dạng Raster), sửa chữa, biên tập dữ liệu và trình
bày bản đồ.
Microstation còn cung cấp các công cụ xuất, nhập dữ liệu đồ hoạ từ các
phần mềm khác qua các file (định dạng *.dxf, *.dwg, *.igs ).

11
2.3.2. MSFC

  !"#$%&'"((
)*+,- .+,/0
1-2345#%(+,'"6
7089:
;<#'=$>?5!"#,80
;@ảA cácđốượquá trình+ốhóa
;BC944D$,86E0
;FGH.'")I>&0
2.3.3. MRFCLEAN
J 8K LMB M4 B
#I67&0J9N5+OP,

8"C8+:
;QH-H940
;R84,45#
94$0
- Tự động loại các đường thừa có độ dài nhỏ hơn tiêu chuần cho trước
2.3.4. MRFFLAG
J8KKD8$J-9N59
>64*S8>!GP4JT3$G
+U+O(%(&9+O0
2.3.5. Phần mềm FAMIS
Famis là phần mềm: “Tích hợp đo vẽ và thành lập bản đồ địa chính”
(Field Work And Cadstral Mapping Intergraphted Software – Famis). Đây là
hệ thống phần mềm được Tổng cục Địa chính ban hành năm 1998 và áp dụng
cho tất cả các Sở địa chính trong toàn quốc nhằm thống nhất hóa công nghệ
và chuẩn hóa số liệu để thống nhất quản lý việc lập bản đồ và hồ sơ địa chính.
Hệ thống phần mềm chuẩn thống nhất này gồm 2 phần mềm lớn:
+ Xử lý số liệu đo ngoại nghiệp, xây dựng, xử lý và quản lý bản đồ địa
chính số.

12
+ Đảm nhận công đoạn từ sau khi đo vẽ ngoại nghiệp đến hoàn chỉnh
một hệ thống bản đồ địa chính số. Cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính kết hợp với
cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính để thành lập một cơ sở dữ liệu về bản đồ số và
hồ sơ địa chính thống nhất.
- Hệ quản trị cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính – CadDB là phần mềm thành
lập quản lý thông tin về hồ sơ địa chính, hỗ trợ công tác thanh tra kiểm tra,
quản lý sử dụng đất. Cấp GCNQSD đất, thống kê tình hình sử dụng đất.
2.3.6. Tạo khung bản đồ và ghi chú ( lusmap.ma )
Phần mềm LusMap là phần mềm hỗ trợ xác định các loại hình sử dụng
đất phục vụ thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã. Theo quy định

hiện hành, sản phẩm bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã dạng số được lưu
trữ dưới dạng file DGN của phần mềm Microstation.
Để hỗ trợ công tác biên tập bản đồ hiện trạng sử dụng đất dưới dạng
file DGN, dự án đã phát triển một mô đun của phần mềm LusMap chạy trong
môi trường Microstation.
Mô đun LusMap trong Microstation cung cấp các chức năng sau:
+ Quản lý các lớp thông tin của bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo
đúng quy phạm hiện hành (tương tự như phần mềm MSFC nhưng có giao
diện tiếng việt, và tự động lựa chọn theo đúng các bộ thư viện về kiểu đường,
ký hiệu, mẫu chữ đã ban hành)
+ Tự động tạo vùng, tô màu, mẫu ký hiệu cho từng loại hình sử dụng
đất theo đúng quy phạm yêu cầu bằng sử dụng mô hình topology.
+ Tự động tạo khung bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo đúng quy phạm.
+ Cung cấp các chức năng gộp vùng liền kề, bỏ vùng, khái quát hóa hỗ
trợ phương pháp thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính
+ Cung cấp các chức năng khái quát hóa các đối tượng bản đồ hỗ trợ
phương pháp thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện từ bản đồ
hiện trạng sử dụng đất cấp xã.

13
2.4. Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai
2.4.1. Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai trên
thế giới
Hiện nay công nghệ thông tin đã thực sự chiếm vị trí quan trọng trong
cuộc sống của con người, chúng ta đang sống và làm việc trong kỷ nguyên
của công nghệ thông tin, ngành công nghệ thông tin thực sự đã tiến hành một
cuộc cách mạng phát triển các ứng dụng trong mọi lĩnh vực. Mạng Internet đã
và đang được biết đến tại khắp mọi nơi trên thế giới. Cùng với sự phát triển
của công nghệ thông tin trong lĩnh vực Trắc địa - Bản đồ - Viễn thám cũng
diễn ra nhiều thay đổi, hầu hết các công nghệ cổ truyền đã và đang chuyển

sang công nghệ số, đặc biệt đối với ngành địa chính hiện nay các công nghệ
được ứng dụng mạnh đó là hệ thống thông tin địa lý GIS (Geographic
Information System) và hệ thống định vị toàn cầu GPS (Global Positioning
System). Công nghệ GIS cho phép quản lý thông tin gắn liền với vị trí của
chúng trong thế giới thực và thông tin bản đồ được liên kết chặt chẽ với các
thông tin thuộc tính trong một môi trường thống nhất. Với các thông tin GIS,
chúng ta có thể xác định được mô hình hiện trạng của các đối tượng cần
nghiên cứu. Công nghệ GPS cho phép xác định tọa độ của các điểm trên mặt
đất với độ chính xác đến vài cm trong một khoảng thời gian ngắn.
Trên thế giới, công nghệ hiện đại đó đã được ứng dụng vào xây dựng
các loại bản đồ đối với tỉ lệ lớn, giúp cho việc nắm bắt các thông tin của
một vùng đất hết sức rõ ràng. Các thông tin trên có ưu thế trong công tác
thu thập và quản lý thông tin thuộc lĩnh vực địa chính góp phần lớn trong
công việc quản lý đất đai. Cơ sở dữ liệu trao đổi luôn sẵn sàng cho các
quyền truy nhập thông tin của người sử dụng bất kỳ nơi đâu không hạn chế
không gian và thời gian. Hiện nay, mạng thông tin viễn thông ngày càng
phát triển với những đường truyền tốc độ cao, tạo khả năng tự động xây
dựng và theo dõi cũng như thể hiện các đối tượng cần quan tâm ở mọi nơi,
mọi lúc. Cung cấp các dữ liệu đến người sử dụng và lưu trữ thông tin trên
mô hình tổng hợp thống nhất.

14
2.4.2. Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai ở
Việt Nam
Ở Việt Nam từ 1987, tin học bắt đầu được ứng dụng vào lĩnh vực địa
chính cụ thể là trong đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất. Tại thời điểm ban đầu này, các phần mềm được viết
trong môi trường Foxpro, Foxbase, chủ yếu phục vụ cho công tác lập hồ sơ
địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Mục tiêu ban đầu của
các nhà lập trình là xây dựng các phần mềm cho phép tạo dựng được cơ sở dữ

liệu thuộc tính về thửa đất, chủ sử dụng và hiện trạng sử dụng đất phục vụ cho
công tác quản lý đất đai, chủ sử dụng và hiện trạng sử dụng đất. Do vậy, các
phần mềm không đề cập đến cơ sở dữ liệu không gian. Đầu ra của các phần
mềm này là sổ địa chính, sổ mục kê đất, các biểu tổng hợp và in giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất trên máy in kim.
Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin trong nghành quản lý
đất đai trên trên thế giới. Ở Việt Nam từ những năm 1994 đến nay, việc ứng
dụng công nghệ thông tin để xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai đồng bộ từ trung
ương xuống tới địa phương; trước hết xây dựng hệ thống dữ liệu không gian
nền địa chính các cấp hành chính và toàn quốc để cập nhập và chỉnh lý các dữ
liệu chuyên môn về hiện trạng sử dụng đất các cấp hành chính theo định kỳ
kiểm kê đất đai, cung cấp tài liệu cho các hoạt động điều tra cơ bản liên quan
tới đất đai; tạo cơ sở dữ liệu vùng, giá trị đất phục vụ công tác định giá, dự
báo biến động về giá đất; làm cơ sở dữ liệu phục vụ đăng ký giao dịch đất đai
trực tuyến. Xây dựng và hoàn thiện chính sách thương mại hóa thông tin đất
đai làm cơ sở thực hiện tự chủ tài chính đối với các cơ quan, đơn vị cung cấp
thông tin đất đai.
Đến nay, tất cả 100% các Sở Tài nguyên và Môi trường trên cả nước đã
có mạng cục bộ, hầu hết là đã kết nối Internet bằng ADSL hoặc Leased Line,
Wireless. Mạng cục bộ và các thiết bị mạng cơ bản đã được đầu tư, trang thiết
bị cho 62/63 Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố. Tại các đơn vị
thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường đã triển khai hệ thống thư điện tử trong
công việc. 100% cán bộ, công chức được cung cấp hộp thư điện tử và tỷ lệ số

15
người sử dụng thường xuyên đạt 80%. Trong lĩnh vực đất đai đã đạt 100% số
Sở Tài nguyên và Môi trường dùng phần mềm hệ thống cơ sở dữ liệu thống
kê đất đai có chức năng cập nhập, lưu giữ số liệu đồng thời cho phép tổng
hợp, kết xuất báo cáo bằng văn bản, giúp tổng hợp số liệu về đơn vị, cập nhật
số liệu biến động và trợ giúp thiết kế biểu mẫu, in báo cao. Có khoảng 20% số

Sở Tài nguyên và Môi trường dùng phần mềm Elis, 30% số sở dùng phần
mềm Vilis xây dựng hồ sơ địa chính, hệ thống thông tin đất đai.
2.4.3. Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai ở
địa phương
* Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai ở tỉnh
Cao Bằng
Trong thời gian qua công tác quản lý đất đai tỉnh Cao Bằng đã được chú
trọng đầu tư và ngày càng phát triển, đáp ứng nhu cầu và làm tốt công tác quản
lý đất đai. Việc ứng dụng công nghệ tin học trong quản lý đã đạt được những
kết quả nhất định, các phần mềm ứng dụng trong quản lý đất đai bao gồm các
phần mềm như Microstation SE, Famis, AutoCAD, Mapinfo, công nghệ tin
học đã góp phần thúc đẩy cho việc quản lý đất đai được thực hiện tốt hơn.
Tuy nhiên trên cả tỉnh hiện nay tình hình ứng dụng công nghệ thông tin
trong quản lý đất đai còn chưa được ứng dụng đồng bộ ở các huyện trong
tỉnh, bản đồ địa chính số còn chưa được đo đạc xây dựng đồng bộ, do vậy
việc ứng dụng các phần mềm công nghệ trên chưa được áp dụng hoàn toàn ở
các huyện trong tỉnh. Việc đó đã gây khó khăn cho các địa phương trong việc
ứng dụng công nghệ tin học vào quản lý đất đai, đặc biệt là công tác quản lý
hồ sơ địa chính.
* Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai ở
huyện Hòa An
Tình hình ứng dụng ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý đất
đai tại huyện Hòa An còn rất hạn hẹp. Hiện nay cả huyện có 20 xã trong đó
có một thị trấn, có 15 xã và một thị trấn đã được thành lập bản đồ địa chính
số, còn lại các xã chưa được xây dựng bản đồ số địa chính, vì vậy việc

16
quản lý đất đai tại Hòa An khó có thể đưa các phần mềm công nghệ mới
vào ứng dụng.
Trong công tác quản lý đất đai, ở địa phương đã ứng dụng các phần

mềm công nghệ phục vụ trong lĩnh vực quản lý đất đai như: Microstation SE,
AutoCAD hai bộ phần mềm chủ yếu sử dụng trong việc trích lục bản đồ và
quản lý bản đồ số trên máy tính, một số phần mềm khác như Word, Excel,…
thông thường dùng để hỗ trợ cho việc tính toán và gõ văn bản.

×