Tải bản đầy đủ (.docx) (60 trang)

Đánh giá hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt tại khu du lịch vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh và đề xuất giải pháp phù hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (966.27 KB, 60 trang )

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đồ án: “Đánh giá hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt tại khu
du lịch vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh và đề xuất giải pháp phù hợp” là kết quả
nghiên cứu của tôi. Những số liệu, tài liệu tham khảo trong đồ án là hoàn toàn trung
thực, nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm và chịu mọi kỷ luật của khoa và nhà
trường đề ra.
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Phương Anh

1


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường đại học đến nay, em đã
nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè. Với
lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý Thầy Cô ở khoa Môi Trường – Trường
Đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội đã cùng với tri thức và tâm huyết của
mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập
tại trường.
Em xin chân thành cảm ơn TS. Phạm Thị Mai Thảo thuộc bộ môn Quản lý
Môi trường, Khoa Môi Trường, Trường Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội
đã tận tâm hướng dẫn, dìu dắt em trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành
đồ án tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình chỉ bảo, dạy dỗ và tạo điều kiện thuận
lợi của cô khoa Môi trường trong quá trình em thực tập.
Em xin chân thành cảm ơn các anh, chị, chú, bác công tác tại Sở Tài Nguyên
và Môi Trường tỉnh Quảng Ninh đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu.
Cuối cùng, con xin cảm ơn bố mẹ và gia đình đã luôn quan tâm, lo lắng và tạo


điều kiện cho con trong suốt quá trình học tập và hoàn thành đồ án này.
Mặc dù đã hết sức cố gắng, nhưng đồ án của em không thể tránh khỏi những
thiếu sót là điều chắc chắn, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu
của quý Thầy Cô và các bạn sinh viên để kiến thức của em trong lĩnh vực này được
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 1 tháng 06 năm 2016
Sinh viên

Nguyễn Thị Phương Anh

2


MỤC LỤC

3


DANH MỤC BẢNG

4


DANH MỤC HÌNH ẢNH SƠ ĐỒ

5


MỞ ĐẦU

Trong xu thế phát triển kinh tế xã hội, với tốc độ đô thị hoá ngày càng tăng và sự
phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp, dịch vụ, du lịch... kéo theo mức sống
của người dân ngày càng cao đã làm nảy sinh nhiều vấn đề mới, nan giải trong công
tác bảo vệ môi trường và sức khoẻ của cộng đồng dân cư. Lượng chất thải phát sinh từ
các hoạt động sinh hoạt của người dân ngày một nhiều hơn, đa dạng hơn về thành
phần và độc hại hơn về tính chất.Bên cạnh những mặt tích cực do phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân thì việc sử dụng quá mức tài nguyên thiên nhiên,
xả thải các chất độc hại vượt quá khả năng tự làm sạch của môi trường đã dẫn đến ô
nhiễm môi trường. Ô nhiễm môi trường do nhiều nguyên nhân chủ yếu vẫn do hoạt
động sống của con người.
Chất thải rắn sinh hoạt là một phần của cuộc sống, phát sinh trong quá trình ăn,
ở, tiêu dùng của con người. Mức sống của người dân càng cao thì việc tiêu dùng các
sản phẩm của xã hội càng cao, điều đó đồng nghĩa với việc gia tăng chất thải rắn. Mặt
khác, tỷ lệ thu gom chất thải sinh hoạt cho đến nay mới chỉ đạt 60-80%, phần còn lại
được thải tự do vào môi trường. Ở nhiều nơi trên đất nước ta chất thải rắn là nguyên
nhân chính phá vỡ cân bằng sinh thái, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất, ô nhiễm
không khí gây bệnh cho con người cây trồng, vật nuôi, mất đi cảnh quan tự nhiên văn
hoá đô thị và nông thôn.
Việt Nam tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú, thu hút lượng khách nội địa
và quốc tế tăng đáng kể, góp phần giúp cho đất nước phát triển. Vịnh Hạ Long, khu du
lịch của tỉnh Quảng Ninh mỗi năm thu hút lượng lớn khách du lịch đến tham quan,
nghỉ dưỡng, vui chơi - giải trí giúp tăng trưởng phát triển kinh tế không chỉ địa bàn
thành phố Hạ Long mà toàn tỉnh Quảng Ninh. Ở một số khu du lịch nói chung và điểm
du lịch vịnh Hạ Long riêng thì việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn chưa triệt
để, còn mang tính tự phát, công tác quản lý chưa hiệu quả và nguyên nhân quan trọng
nhất đó chính là ý thức của người dân, những kiến thức về việc phân loại rác ngay tại
nguồn không được triển khai gây ra những khó khăn cho công tác quản lý chất thải
rắn. Hiện tượng khách du lịch có ấn tượng thiếu thiện cảm với khu du lịch vẫn còn tồn
tại trong các mùa du lịch ở Hạ Long. Không những thế, hiện nay sự vươn lên của
nhiều địa danh du lịch mới, đặc biệt là du lịch biển ở các địa phương trong cả nước
đang đặt Hạ Long trước thử thách của sự cạnh tranh gay gắt, với đặc thù du lịch biển

đa dạng đòi hỏi địa danh này phải nhanh chóng củng cố và làm mới mình để thu hút
du khách.

6


Từ những thực tế nói trên, việc nghiên cứu thực trạng và đề ra những giải pháp
quản lý thích hợp giúp cho điểm du lịch Vịnh Hạ Long trong thời gian tới giải quyết
được vấn đề cấp bách mang tính môi trường, khắc phục những thiếu sót trong cách tổ
chức quản lý, phục vụ xây dựng để hướng tới một thương hiệu khu du lịch xanh - sạch
- đẹp, vì vậy em đã chọn đề tài: “Đánh giá hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt tại khu
du lịch vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh và đề xuất giải pháp phù hợp”.
1. Mục tiêu

Đánh giá được hiện trạng phát sinh, thành phần tính chất chất thải rắn tại Vịnh
Hạ Long.
Điều tra, đánh giá hiện trạng công tác quản lý và xử lý chất thải rắn trên địa bàn
khu du lịch Vịnh Hạ Long.
Đánh giá nhận thức du lịch về việc quản lý chất thải rắn.
Đề xuất các biện pháp để thu gom và xử lý chất thải rắn cho phù hợp với điều
kiện của thành phố để đạt hiệu quả cao nhất nhằm nâng cao công tác quản lý môi
trường một cách khoa học và bền vững, kết hợp với việc bảo vệ môi trường góp phần
nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và khách du lịch.
2. Nội dung nghiên cứu

Điều tra nguồn gốc phát sinh, các thành phần có trong chất thải rắn tại khu du lịch
Vịnh Hạ Long.
• Điều tra hiện trạng về khối lượng, thành phần chất thải rắn khu vực nghiên cứu.
• Điều tra hiện trạng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn khu du lịch trên địa bàn.
• Đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt phù hợp.



7


CHƯƠNG I: TỒNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở lý luận về chất thải rắn sinh hoạt
1.1.1.

Các khái niệm về chất thải rắn
“Chất thải là tất cả mọi thứ mà con người, thiên nhiên, quá trình mà con người
tác động vào thiên nhiên thải ra”. Chất thải là chất hoặc vật liệu mà chủ hoặc người tạo
ra chúng hiện tại không sử dụng hoặc chúng bị thải bỏ.
Chất thải thường bị phát sinh trong quá trình sinh hoạt của con người, trong sản
xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, thương mại, giao thông vận tải tại hộ gia đình,
các cơ quan trường học, nhà hàng, khách sạn.
Chất thải rắn là các loại vật chất ở thể rắn như các loại vật liệu, đồ vật bị loại thải
từ một quá trình cụ thể của hoạt động sản xuất, dịch vụ, sinh hoạt nào đó của con
người.
Phần lớn chất thải là ở thể rắn và ở khắp mọi nơi xung quanh chúng ta như: gạch,
đá, xi măng, vôi, vữa, giấy, mảnh sành, mảnh chai, sắt vụn, xỉ than.
Chất thải rắn bao gồm các chất hữu cơ như: thức ăn thừa, giấy, bìa các tông,
nhựa, vải, cao xu, lá rụng sân vườn…Các chất vô cơ như: thuỷ tinh, lon, thiếc, nhôm,
kim loại khác, đất cát…(Nguyễn Đình Hương, 2003) [1]

1.1.2.

Tác động của chất thải rắn sinh hoạt đến môi trường và sức khỏe.
+ Tác động đến môi trường:

CTR, đặc biệt là CTR sinh hoạt, có thành phần hữu cơ chiếm chủ yếu. Dưới tác
động của nhiệt độ, độ ẩm và các vi sinh vật, CTR hữu cơ bị phân hủy và sản sinh ra
các chất khí (CH4 - 63.8%, CO2 - 33.6%, và một số khí khác). Trong đó, CH 4 và CO2
chủ yếu phát sinh từ các bãi rác tập trung (chiếm 3 - 19%), đặc biệt tại các bãi rác lộ
thiên và các khu chôn lấp. Khối lượng khí phát sinh từ các bãi rác chịu ảnh hưởng
đáng kể của nhiệt độ không khí và thay đổi theo mùa. Lượng khí phát thải tăng khi
nhiệt độ tăng, lượng khí phát thải trong mùa hè cao hơn mùa đông. Đối với các bãi
chôn lấp, ước tính 30% các chất khí phát sinh trong quá trình phân hủy rác có thể thoát
lên trên mặt đất mà không cần một sự tác động nào.
- Gây cháy nổ do sự tích tụ của các chất khí trong khu vực kín. - Gây thiệt hại
mùa màng và ảnh hưởng đến hệ thực vật do tác động đến lượng oxy trong đất. Một số
loại khí (như NH3, CO và các axit hữu cơ bay hơi) tuy phát sinh ít nhưng rất độc hại
đối với thực vật và có khả năng hạn chế sự phát triển của thực vật.
8


- Gây hiệu ứng nhà kính do sự phát sinh của CH4 và CO2.
+ Tác động đến sức khỏe:
Người dân sống gần bãi rác không hợp vệ sinh có tỷ lệ mắc các bệnh da liễu,
viêm phế quản, đau xương khớp cao hơn hẳn những nơi khác. Một nghiên cứu tại
Lạng Sơn cho thấy tỷ lệ người ốm và mắc các bệnh như tiêu chảy, da liễu, hô hấp... tại
khu vực chịu ảnh hưởng của bãi rác cao hơn hẳn so với khu vực không chịu ảnh hưởng.
Hiện tại chưa có số liệu đánh giá đầy đủ về sự ảnh hưởng của các bãi chôn lấp tới
sức khỏe của những người làm nghề nhặt rác thải. Những người này thường xuyên
phải chịu ảnh hưởng ở mức cao do bụi, mầm bệnh, các chất độc hại, côn trùng
đốt/chích và các loại hơi khí độc hại trong suốt quá trình làm việc. Vì vậy, các chứng
bệnh thường gặp ở đối tượng này là các bệnh về cúm, lỵ, giun, lao, dạ dày, tiêu chảy,
và các vấn đề về đường ruột khác. Các bãi chôn lấp rác cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ
khác đối với cộng đồng làm nghề này. Các vật sắc nhọn, thuỷ tinh vỡ, bơm kim tiêm
cũ,... có thể là mối đe dọa nguy hiểm với sức khoẻ con người (lây nhiễm một số bệnh

truyền nhiễm như AIDS,...) khi họ dẫm phải hoặc bị cào xước vào tay chân,... Một vấn
đề cần được quan tâm là, do chiếm tỷ lệ lớn trong những người làm nghề nhặt rác, phụ
nữ và trẻ em đã trở thành nhóm đối tượng dễ bị tổn thương.
Hai thành phần chất thải rắn được liệt vào loại cực kỳ nguy hiểm là kim
loại nặng và chất hữu cơ khó phân hủy. Các chất này có khả năng tích lũy sinh học
trong nông sản, thực phẩm cũng như trong mô tế bào động vật, nguồn nước và tồn tại
bền vững trong môi trường gây ra hàng loạt bệnh nguy hiểm đối với con người như vô
sinh, quái thai, dị tật ở trẻ sơ sinh; tác động lên hệ miễn dịch gây ra các bệnh tim
mạch, tê liệt hệ thần kinh, giảm khả năng trao đổi chất trong máu, ung thư và có thể di
chứng di tật sang thế hệ thứ 3...
1.2. Cơ sở thực tiễn về chất thải rắn sinh hoạt
1.2.1. Tình hình quản lý chất thải rắn trên thế giới
Vấn đề quản lý, xử lý rác thải ở các nước trên thế giới đang ngày càng được quan
tâm hơn. Đặc biệt tại các nước phát triển, công việc này được tiến hành một cách rất
chặt chẽ, từ ý thức thải bỏ rác thải của người dân, quá trình phân loại tại nguồn, thu
gom, tập kết rác thải cho tới các trang thiết bị thu gom, vận chuyển theo từng loại rác.
Các quy định đối với việc thu gom, vận chuyển, xử lý từng loại rác thải được quy định
rất chặt chẽ và rõ ràng với đầy đủ các trang thiết bị phù hợp và hiện đại.
+ Ngành tái chế rác ở Đức đang dẫn đầu trên thế giới hiện nay. Việc phân loại
rác đã được thực hiện nghiêm túc ở Đức từ năm 1991. Rác bao bì gồm hộp đựng thức

9


ăn, nước hoa quả, máy móc bằng nhựa, kim loại hay bìa các tông được gom vào thùng
màu vàng. Bên cạnh thùng vàng, còn có thùng xanh dương cho giấy, thùng xanh lá cây
cho rác sinh học, thùng đen cho thủy tinh.
+ Tại Singapore, nhiều năm qua đã hình thành một cơ chế thu gom rác rất hiệu
quả. Việc thu gom rác được tổ chức đấu thầu công khai cho các nhà thầu. Công ty
trúng thầu sẽ thực hiện công việc thu gom rác trên một địa bàn cụ thể trong thời hạn 7

năm. Singapore có 9 khu vực thu gom rác, rác thải được đưa về một khu vực bãi chứa
lớn. Công ty thu gom rác sẽ cung cấp dịch vụ “từ cửa đến cửa”, rác thải tái chế được
thu gom và xử lý theo chương trình tái chế quốc gia. (Lê Huỳnh Mai, Nguyễn Mai
Phong 2009)[2]
1.2.2. Hiện trạng quản lý chất thải rắn tại Việt Nam
Lượng chất thải rắn trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được những bước
tiến đáng kể về phát triển kinh tế - xã hội. Từ năm 2005 đến nay, GDP liên tục tăng,
bình quân đạt trên 7%/năm.
Năm 1990, Việt Nam có khoảng 500 đô thị lớn nhỏ. Tính đến tháng 6/2010 có
tổng cộng 729 đô thị các loại, trong đó có 2 đô thị loại đặc biệt (Hà Nội và TP. Hồ Chí
Minh), 4 đô thị loại I (thành phố), 13 đô thị loại II (thành phố), 43 đô thị loại III (thành
phố), 36 đô thị loại IV (thị xã), 631 đô thị loại V (thị trấn và thị tứ). Trong những năm
qua, tốc độ đô thị hóa diễn ra rất nhanh đã trở thành nhân tố tích cực đối với phát triển
kinh tế – xã hội của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích về kinh tế - xã hội, đô
thị hóa quá nhanh đã tạo ra sức ép về nhiều mặt, dẫn đến suy giảm chất lượng môi
trường và phát thải rác tại các đô thị ở nước ta đang có xu thế phát sinh ngày càng
tăng, tính trung bình mỗi năm tăng khoảng 10%. Tỷ lệ tăng cao tập trung ở các đô thị
đang có xu hướng mở rộng, phát triển mạnh cả về quy mô lẫn dân số và các khu công
nghiệp.
Quản lý rác thải rắn tại Việt Nam, nhất là tại các thành phố như Hà Nội, thành
phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng,... đang là thách thức lớn đối với các nhà quản
lý. Tốc độ tăng rác thải không chỉ vì dân số đô thị tăng, sản xuất, dịch vụ tăng, mà còn
vì mức sống của người dân đang ngày một tăng lên. Tỷ lệ thu gom chất thải rắn ở các
quận nội thành đạt khoảng 95%, còn các huyện ngoại thành tỷ lệ này chỉ đạt 60%;
Lượng CTR công nghiệp được thu gom đạt 85-90% và chất thải nguy hại mới chỉ đạt
khoảng 60-70%.
Bộ Xây dựng đã xây dựng chương trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt áp dụng
công nghệ hạn chế chôn lấp giai đoạn 2010 - 2020, với quan điểm kết hợp đầu tư của
Nhà nước và khuyến khích, huy động các thành phần kinh tế tham gia đầu tư trong
10



lĩnh vực xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị, đảm bảo đáp ứng mục tiêu đến năm 2020
các địa phương đều được đầu tư xây dựng các nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt áp
dụng công nghệ xử lý hạn chế chôn lấp, đặc biệt đối với các khu xử lý chất thải rắn có
tính chất vùng bằng các nguồn vốn khác nhau nhằm giải quyết triệt để vấn đề bức xúc
về ô nhiễm môi trường do chất thải rắn sinh hoạt đô thị trong toàn quốc.
Theo chương trình đầu tư xử lý chất thải rắn giai đoạn 2011 – 2020, từ năm 2011
– 2015, 85% tổng lượng rác thải rắn đô thị phát sinh phải được thu gom và xử lý đảm
bảo tiêu chuẩn môi trường, trong đó 60% được tái chế, tái sử dụng. Đến năm 2020 các
chỉ tiêu này lần lượt là 90% và 85%.[3]
1.3. Cơ sở pháp lý về chất thải rắn sinh hoạt
Một số văn bản pháp luật liên quan tới quản lý chất thải rắn đô thị đang hiện
hành ở Việt Nam:
1. Luật Bảo vệ môi trường được Chủ tịch nước ký ban hành số 29/2005/L-CTN,
ngày 12/12/2005.
2. Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực Bảo vệ môi trường.
3. Quy chế quản lý chất thải nguy hại ban hành kèm theo quyết định số
155/1999/QĐ-TTg ngày 16/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ .
4. TCVN 6696-2000 Chất thải rắn – Bãi chôn lấp hợp vệ sinh – Yêu cầu chung
Bảo vệ môi trường.
5. Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007của Chính phủ về quản lý chất
thải rắn.
6. Quyết định số 4252/QĐ-UBND ngày 25-12-2009 của Ủy ban nhân dân Tỉnh
Quảng Ninh “Về việc phê duyệt quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Quảng Ninh đến
năm 2010 và định hướng đến năm 2020”
7. Quyết định số 1219/QĐ-UBND ngày 24/3/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh về
việc “Phê duyệt đề cương và dự toán Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Quảng Ninh
đến năm 2020”.

8. Nghị Quyết số 146/NQ-HĐND ngày 31/5/2014 tỉnh Quảng Ninh về việc
“Thông qua đề án cả thiện môi trường tỉnh Quảng Ninh”
9.Nghị Quyết số 144/NQ-HĐND ngày 31/5/2014 tỉnh Quảng Ninh về việc
“Thông qua quy hoạch môi trường tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030”
11


1.4. Hiện trạng quản lý chất thải rắn tại Vịnh Hạ Long
Trong 3 tháng đầu năm 2015, bên cạnh việc tuyên truyền, giáo dục cộng đồng
tham gia bảo vệ Di sản, Ban Quản lý vịnh Hạ Long đã tập trung triển khai thực hiện
dự án “Thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải trôi nổi ven bờ vịnh Hạ Long giai đoạn
2015-2016 theo phương thức đặt hàng sản phẩm dịch vụ công ích” và thành lập Tổ
giám sát hoạt động của dự án. Dự án thu gom, vận chuyển rác thải trên vịnh Hạ Long
đưa về bờ xử lý do Công ty CP Đầu tư và Phát triển môi trường đô thị Quảng Ninh
thực hiện.
Ban Quản lý vịnh Hạ Long cũng đã làm việc với chuyên gia Trường Đại học TP
Osaka - Nhật Bản khảo sát nghiên cứu về tính khả thi của nhiên liệu sinh học, tour du
lịch sinh thái và chiến lược kinh doanh sạch ở TP Hạ Long; làm việc với Công ty
Chodai và Seiwa Denko - Nhật Bản về kết quả thực hiện dự án “Cải thiện môi trường
nước thông qua việc ứng dụng hệ thống xử lý nước thải độc lập không thu gom, không
đảo trộn tại vịnh Hạ Long; cũng như phối hợp với Sở Giao thông Vận tải và các sở,
ngành liên quan xem xét, đánh giá các phương án thu gom, xử lý nước thải từ các tàu,
thuyền du lịch hoạt động tại khu vực Vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long. Chỉ tính trong
3 tháng đầu năm 2015, đơn vị thực hiện dự án và các đơn vị trực thuộc Ban Quản lý
vịnh Hạ Long đã thu gom, xử lý 638.7m3 rác thải trên vịnh.
Cùng với đẩy mạnh việc thu gom, xử lý rác thải trên vịnh, trong những tháng đầu
năm 2015, công tác phối kết hợp giữa Ban Quản lý vịnh với các ngành, đơn vị liên
quan để kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm đối với các hoạt động kinh tế, xã hội trên
vịnh Hạ Long đã được tăng cường.

Dù lượng khách đến với Hạ Long tăng lên rất nhiều kể từ năm 2005 đến nay (xấp
xỉ 2,6 triệu lượt) nhưng môi trường ở đây thì lại tỉ lệ nghịch. Di sản Thiên nhiên Thế
giới Vịnh Hạ Long đang bị đe dọa bởi ô nhiễm môi trường. Sự phát triển của công
nghiệp và du lịch ở khu vực này đã làm tích tụ rác thải rắn và các chất gây ô nhiễm
nước. Việc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái mà còn có tác
động tiêu cực đến trải nghiệm của du khách.
1.5. Một số quy trình xử lý chất thải rắn đang được áp dụng tại Việt Nam
* Chôn lấp hợp vệ sinh
Hố chôn lấp rác được xây dựng và lắp đặt lớp lót đáy toàn bộ bãi rác bằng vật
liệu chống thấm HDPE để ngăn chặn khả năng gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và nước
mặt do hiện tượng thấm theo chiều thẳng đứng, thấm ngang của nước rác.

12


Trong suốt quá trình hoạt động rác được chuyển từ sàn trung chuyển vào ô chôn
lấp và đổ theo từng lớp, được san ủi, đầm nén theo đúng quy trình kỹ thuật và phủ lớp
phủ trung gian nhằm giảm thiểu mùi hôi, tránh phát sinh ruồi, côn trùng và tách nước
mưa. Nước rò rỉ của bãi rác được thu gom bằng hệ thông ống thu lắp đặt tại đáy bãi và
bơm về nhà máy xử lý nước rác với công nghệ thích hợp cho phép nước rỉ bãi rác sau
khi xử lý đạt yêu cầu xả thải ra nguồn loại B theo QCVN 24, 25:2009/BTNMT.
Hệ thống ống thu khí bãi rác được thi công và lắp đặt từ đầu và hoàn thiện theo
quá trình vận hành bãi rác bảo đảm việc thu gom toàn bộ khí thoát ra từ bãi rác nhằm
chiết xuất gas phục vụ sản xuất điện và xử lý loại bỏ các khí độc hại gây ô nhiễm gây
hiệu ứng nhà kính và nguy cơ cháy nổ.
Việc thiết kế, thi công xây dựng bãi chôn lấp đảm bảo xử lý các vấn đề về lún
đất, trượt đất.[4]
* Công nghệ thiêu đốt
Công nghệ thiêu đốt rác thải nói chung và chất thải rắn nói riêng có quy trình rất
đơn giản như sau:


13


[5]

14


Chế biến phân vi sinh:
Quy trình chế biến phân vi sinh như sau:

Phân loại rác
Chứa và đóng bao

[6]
* Công nghệ xử lý rác thải seraphin
Rác thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam, nhất là tại các thành phố lớn chủ yếu được
xử lý thô sơ bằng cách vùi tại các bãi chôn lấp, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và
nguồn nước ngầm. Căn cứ vào thực tế đó, công nghệ xử lý rác thải Seraphin, phù hợp
với đặc điểm rác thải của Việt Nam đó là không được phân loại từ đầu nguồn.
Quy trình công nghệ Seraphin như sau:

15


Phun viThành
sinh, ozone
ống cống, cọc gia cố


[7]
1.6. Tổng quan về địa điểm nghiên cứu: Thành phố Hạ Long, Quảng Ninh
1.6.1. Vị trí địa lý
Thành phố Hạ Long nằm ở trung tâm của tỉnh Quảng Ninh, có diện tích đất là
27.195,03 ha, có quốc lộ 18A chạy qua tạo thành chiều dài của Thành phố, có cảng
biển, có bờ biển dài 50km, có vịnh Hạ Long 2 lần được UNESCO công nhận là Di sản
thế giới với diện tích 434km2.
1.6.2.Địa hình

16


Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ninh
Thành phố Hạ Long có địa hình đa dạng và phức tạp, là một trong những khu
vực hình thành lâu đời nhất trên lãnh thổ Việt Nam, bao gồm cả đồi núi, thung lũng,
vùng ven biển và hải đảo, được chia thành 3 vùng rõ rệt:
Vùng đồi núi bao bọc phía bắc và đông bắc (phía bắc quốc lộ 18A) chiếm 70%
diện tích đất của Thành phố, có độ cao trung bình từ 150m đến 250m, chạy dài từ Yên
Lập đến Hà Tu, đỉnh cao nhất là 504m. Dải đồi núi này thấp dần về phía biển, độ dốc
trung bình từ 15-20%, xen giữa là các thung lũng nhỏ hẹp.
Vùng ven biển ở phía nam quốc lộ 18A, độ cao trung bình từ 0.5 đến 5m.
Vùng hải đảo là toàn bộ vùng vịnh, với gần hòn đảo lớn nhỏ, chủ yếu là đảo đá. Riêng
đảo Tuần Châu, rộng trên 400ha nay đã có đường nối với quốc lộ 18A dài khoảng
2km.
Qua khảo sát địa chất cho thấy, kết cấu địa chất của thành phố Hạ Long chủ yếu
là đất sỏi sạn, cuội sỏi, cát kết, cát sét… ổn định và có cường độ chịu tải cao, từ 2.5
đến 4.5 kg/cm2, thuận lợi cho việc xây dựng các công trình.
1.6.3. Khí hậu
Thành phố Hạ Long thuộc khí hậu vùng ven biển, mỗi năm có 2 mùa rõ rệt, mùa
đông từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa hè từ tháng 5 đến tháng 10.

Nhiệt độ trung bình hằng năm là 23.70C, dao động không lớn, từ 16.70C đến
28,60C. Về mùa hè, nhiệt độ trung bình cao là 34.9 0C, nóng nhất đến 380C. Về mùa
đông, nhiệt độ trung bình thấp là 13.70C rét nhất là 50C.
Lượng mưa trung bình một năm là 1832mm, phân bố không đều theo 2 mùa.
Mùa hè, mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm từ 80- 85% tổng lượng mưa cả năm.
Lượng mưa cao nhất vào tháng 7 và tháng 8, khoảng 350mm. Mùa đông là mùa khô, ít
mưa, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, chỉ đạt khoảng 15-20% tổng lượng mưa cả
năm. Lượng mưa ít nhất là tháng 12 và tháng 1, chỉ khoảng từ 4 đến 40 mm. Độ ẩm
không khí trung bình hằng năm là 84%. Cao nhất có tháng lên tới 90%, thấp nhất có
tháng xuống đến 68%.
Do những đặc điểm về địa hình và vị trí địa lý, ở thành phố Hạ Long có 2 loại
hình gió mùa hoạt động khá rõ rệt là gió Đông Bắc về mùa đông và gió Tây Nam về
mùa hè. Tốc độ gió trung bình là 2.8m/s, hướng gió mạnh nhất là gió Tây Nam, tốc độ
45m/s.
1.6.4.Sông ngòi và chế độ thủy thiều

17


Các sông chính chảy qua địa phận Thành phố gồm có các sông Diễn Vọng, Vũ
Oai, Man, Trới, cả 4 sông này đều đổ vào vịnh Cửa Lục rồi chảy ra vịnh Hạ Long.
Riêng sông Míp đổ vào hồ Yên Lập.
Các con suối chảy dọc sườn núi phía nam thuộc phường Hồng Gai, Hà Tu, Hà
Phong.
Cả sông và suối ở thành phố Hạ Long đều nhỏ, ngắn, lưu lượng nước không nhiều. Vì
địa hình dốc nên khi có mưa to, nước dâng lên nhanh và thoát ra biển cũng nhanh.
Chế độ thuỷ triều của vùng biển Hạ Long, chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ
nhật triều vịnh Bắc Bộ, biên độ dao động thuỷ triều trung bình là 3.6m.
Nhiệt độ nước biển ở lớp bề mặt trung bình là 18 0C đến 30.80C, độ mặn nước
biển trung bình là 21.6% (vào tháng7) cao nhất là 32.4% (vào tháng 2 và 3 hằng

năm).
1.6.5. Tài nguyên thiên nhiên
- Tài nguyên khoáng sản: Đối với địa bàn thành phố Hạ Long bao gồm chủ yếu
là than đá và nguyên vật liệu xây dựng. Tổng trữ lượng than đá đã thăm dò được đến
thời điểm này là trên 530 triệu tấn, nằm ở phía bắc và đông bắc Thành phố trên địa bàn
các phường Hà Khánh, Hà Lầm, Hà Trung, Hà Phong, Hà Tu (Đại Yên và Việt Hưng
nằm trong vùng cấm hoạt động khoáng sản). Loại than chủ yếu là than Antraxit và bán
Antraxit. Bên cạnh đó là trữ lượng sét phục vụ làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây
dựng tại vùng Giếng Đáy, theo đánh giá triển vọng trữ lượng hiện có khoảng trên 39
triệu tấn. Ngoài ra là đá vôi phục vụ làm nguyên liệu xi măng và vật liệu xây dựng, tập
trung tại phường Hà Phong và khu vực Đại Yên, theo đánh giá trữ lượng hiện còn
khoảng trên 15 triệu tấn có thể khai thác được.
- Tài nguyên rừng: Tổng diện tích đất rừng là 5.862,08ha. Tỷ lệ che phủ của rừng
đạt: 21,58 %. Trong đó rừng trồng 5.445,69ha và rừng tự nhiên 416,39ha (bao gồm:
rừng gỗ 27,94ha, rừng tre nứa 17,31ha, rừng ngập mặn 371,14ha). Bên cạnh đó là tài
nguyên rừng của Vịnh Hạ Long rất phong phú, đặc trưng với tổng số loài thực vật
sống trên các đảo, núi đá khoảng trên 1.000 loài. Một số quần xã các loài thực vật khác
nhau bao gồm các loài ngập mặn, các loài thực vật ở bờ cát ven đảo, các loài mọc trên
sườn núi và vách đá, trên đỉnh núi hoặc mọc ở của hang hay khe đá.
- Tài nguyên đất: Thành phố Hạ Long có tổng diện tích đất tự nhiên là 27.195,03
ha. Trong đó, đất nông nghiêpệp là 9.453,74ha; đất phi nông nghiệp là 16.557,65ha;
đất chưa sử dụng là 1.183,64ha.

18


- Tài nguyên biển: Có vịnh Hạ Long 2 lần được công nhận là Di sản thiên nhiên
thế giới và là một trong bẩy kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới với tổng diện tích
1.553 km2 bao gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó 989 đảo có tên và 980 đảo chưa
có tên. Vùng Di sản được Thế giới công nhận có diện tích 434 km 2 bao gồm 775 đảo,

như một hình tam giác với ba đỉnh là đảo Đầu Gỗ (phía tây), hồ Ba Hầm (phía nam) và
đảo Cống Tây (phía đông). Với nhiều hang động đẹp và huyền ảo như hang Bồ Nâu,
Trinh Nữ, Sửng Sốt, Đầu Gỗ, Thiên Cung, Tam Cung, Mê Cung đã đưa danh tiếng của
vịnh Hạ Long là một trong những điểm du lịch nổi tiếng trên toàn thế giới…Bên cạnh
đó, vùng biển Hạ Long cũng rất phong phú về các loại động vật và thực vật dưới nước.
Theo nghiên cứu có 950 loài cá, 500 loài động vật thân mềm và 400 loài giáp xác,
trong đó có nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao như cá thu, cá nhụ, cá song, cá hồi,
cá tráp, cá chim và tôm, cua, mực, ngọc trai, bào ngư, sò huyết… 117 loài san hô
thuộc 40 họ, 12 nhóm.
- Tài nguyên nước: Tài nguyên nước mặt tại thành phố Hạ Long tập trung tại các
khu vực hồ Yên Lập (tổng dung tích chứa của cả hồ bao gồm cả huyện Yên Hưng,
Hoành Bồ khoảng 107.200.000 m3 (thời điểm đo trong tháng 8/2010), Hồ Khe Cá tại
phường Hà Tu… đây là nguồn cung cấp lớn nước tưới tiêu phục vụ sản xuất nông
nghiệp. Ngoài ra là các hồ điều hòa tạo cảnh quan cho thành phố: Yết Kiêu, Ao CáKênh Đồng …
1.6.6. Điều kiện kinh tế- văn hóa- xã hội
Kinh tế
Trong 5/2016, phát triển kinh tế trên nhiều mặt được thể hiện như sau:
-

-

Về công nghiệp: giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàng đạt 3.186 tỷ đồng, ước thực
hiện 05 tháng đạt 14.319 tỷ đồng, bằng 39.77% kế hoạch năm, tang 10.7% so với cùng
kỳ.
Về nông nghiệp và thủy sản: giá trị sản xuất nông nghiệp tháng 5 ước đạt 2.85 tỷ đồng,
ước thực hiện 05 tháng đạt 16.8 tỷ đồng, bằng 39.12% kế hoạch năm, giảm 0.59% so
với cùng kỳ. Giá trị sản xuất thủy sản đạt 3.68 tỷ đồng, ước thực hiện 05a tháng đạt
22.72 tỷ đồng, đạt 43.6% kế hoạch năm, tang 1.5 % so với cùng kỳ.
Dân số
Tính đến năm 2014, dân số Thành phố là 236.972 người, trong đó nam là

121.440 người chiếm 51,2%, nữ là 115.532 người chiếm 48,8%. Mật độ dân số trung
bình 871 người/km2. Dân số phân bố tại các phường như sau:
- Phường Hồng Hải

19.635 người

19


- Phường Cao Thắng
- Phường Cao Xanh
- Phường Bãi Cháy
- Phường Hồng Hà
- Phường Bạch Đằng
- Phường Giếng Đáy
- Phường Hà Tu
- Phường Trần Hưng Đạo
- Phường Việt Hưng
- Phường Hà Khẩu
- Phường Hà Lầm
- Phường Hà Phong
- Phường Yết Kiêu
- Phường Đại Yên
- Phường Hồng Gai
- Phường Hà Trung
- Phường Hà Khánh
-Phường Hùng Thắng
- Phường Tuần Châu

17.733 người

16.643 người
22.437 người
17.390 người
9.881 người
13.858 người
13.438 người
10.029 người
9.415 người
13.805 người
10.885 người
10.828 người
10.544 người
8.762 người
8.450 người
8.153 người
7.104 người
5.814 người
2.168 người

Thành phố Hạ Long có 16 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó dân tộc Kinh
chiếm đa số, còn lại là người Sán Dìu, Hoa, Tày, Nùng, Hán, Dao, Thổ, Mường, Vân
Kiều, Cao Lan. [8]
Văn hóa-tôn giáo
Hai tôn giáo chủ đạo là đạo Phật và Công giáo. Thành phố có 2 ngôi chùa nổi
tiếng là chùa Long Tiên phường Hồng Gai và chùa Lôi Âm, phường Đại Yên, 2 đền
thờ là đền Trần Quốc Nghiễn phường Hồng Gai, đền Cái Lân, phường Bãi Cháy và 1
nhà thờ giáo xứ Hòn Gai tại phường Bạch Đằng. Các dân tộc và tôn giáo trên địa bàn
Thành phố đều đoàn kết trong một đại gia đình, xây dựng Thành phố ngày càng phát
triển giàu mạnh.
Là người Việt, tất yếu ngư dân làng chài trên Vịnh Hạ Long có nhiều phong tục,

tập quán chung của cư dân ven biển Bắc Bộ, đó là dù sinh sống trên nhà bè, không
gian hạn chế, nhưng mỗi gia đình đều có bàn thờ tổ tiên, thờ ông Công (ông Táo),
ngày giỗ cha, mẹ làm cỗ cúng; quan hệ gia đình, trên dưới cùng một nếp chung. Bên
cạnh đó, do sinh sống trên biển, luôn đối mặt với hiểm hoạ từ thiên nhiên nên ngư dân
các làng chài rất coi trọng chuyện kiêng kỵ, thờ cúng. Vào những ngày rằm, mồng một
hay dịp Tết v.v.. hầu hết các gia đình đều sắm lễ tới các đền thờ trên Vịnh như đền Bà
Men (hồ Ba Hầm), đền Cậu Vàng (Cửa Vạn) hoặc vào các đền, chùa trong đất liền
20


như chùa Long Tiên, đền Cái Lân, đền Trần Quốc Nghiễn (TP Hạ Long), đền Cửa
Ông (TX Cẩm Phả)... để cầu tài, cầu lộc, mong cho một năm mới đi biển gặp nhiều
may mắn, mọi người trong gia đình mạnh khoẻ, an lành. Xuất phát từ nhu cầu tín
ngưỡng của ngư dân, hiện nay, trên Vịnh Hạ Long có một số đền, miếu. Trong số đó,
lớn nhất là đền Bà Men. Tương truyền, thuở xưa có người đàn bà chết đuối, xác trôi
vào đây, ngư dân làng chài thương cảm bèn vớt xác chôn cất ven đảo. Khi thuyền đi
qua, ai có cầu ước gì thảy đều linh ứng. Dân làng chài bèn lập đền thờ. Khách đến cầu
ở đền vào dịp Tết rất đông, trong đó có cả ngư dân bên Cát Bà (Hải Phòng) sang. Vào
ngày rằm tháng giêng hàng năm, ngư dân các làng chài trên Vịnh lại tổ chức giải đua
thuyền trước đền rất sôi nổi.
1.6.7. Tài nguyên du lịch và hoạt động phát triển du lịch
Nhờ những lợi thế vốn có là cảnh quan đặc sắc với hệ thống đảo đa,s hang động
phong phu, những bãi cát trắng , giá trị địa chất, địa mạo nổi bật, những truyền thống
văn hóa lâu đời cung nhiều di tích lịch sử, vịnh Hạ Long là nơi có thể phát triển ngành
du lịch với nhiều loại hình du lịch khác nhau như: du lịch sinh thái, chào thuyền, tắm
biển, leo núi, lễ hội văn hóa truyền thống, thăm quan nghiên cứu,…Hiện nay, vịnh Hạ
Long đã và đang là một trong những trọng điểm du lịch quan trọng trong sư lựa chọn
của du khách quốc tế khi đến thăm Việt nam.
Lượng khách tham quan vịnh Hạ Long tăng cao, hàng năm, có hàng triệu lượt
khách trong nước và quốc tế tới thăm, trong năm 2015 đón gần 2.5 triêu lượt khách.

Để nhắc đến tài nguyên du lịch của Hạ Long, ta có thể nhắc đến ba yếu tố chính
tạo nên giá trị du lịch cho vịnh Hạ Long bao gồm: Các hòn, đảo, các hang động và bãi
tắm, cụ thể như sau:
Hang Động

Đảo, hòn

Hang Đầu Gỗ

Núi Bài Thơ

Hang Sửng Sốt

Hòn Ðỉnh Hương

Hang Trinh Nữ-

Hòn Gà Trọi

Hang Trống

Hòn Đũa

Động Thiên Cung

Hòn Yên Ngựa

Hang Hanh

Đảo Khỉ


Bãi tắm
Bãi Cháy, dọc theo
bờ vịnh Hạ Long.

Đảo Tuần Châu
Danh tiếng và vị thế của Vịnh Hạ Long ngày càng có ảnh hưởng tốt và trở thành
điểm đến của du khách trong nước và quốc tế, góp phần tạo ra diện mạo mới, phát

21


triển nhanh ngành du lịch. Nhờ đó, những năm qua, ngành du lịch thành phố luôn tăng
trưởng ổn định. Trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2014, số lượng khách du lịch
tăng bình quân 17,5%/năm, trong đó khách quốc tế tăng 12%/năm; tổng doanh thu du
lịch tăng bình quân 19,5%/năm. Năm 2015, TP Hạ Long đón 5,5 triệu lượt du khách,
trong đó khách quốc tế đạt gần 2,4 triệu lượt; tổng doanh thu du lịch đạt 2,8 tỷ đồng.

22


CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu: Chất thải rắn

-


Phạm vi nghiên cứu: Dự kiến nghiên cứu trong phạm vi:
+

Khu du lịch Vịnh Hạ Long trên địa bàn thành phố Hạ Long

Các khu vực khác (trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu có thể được làm
rõ và quan tâm)
+

-

Địa điểm nghiên cứu: Vịnh Hạ Long, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
2.2. Thời gian nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu của luận văn bắt đầu từ ngày và kết thúc vào ngày , trong
đó có chia thành các giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 1: từ ngày 1/3 đến ngày 10/3: phác thảo chương trình nghiên cứu và
lên mẫu phiếu khảo sát.
- Giai đoạn 2: từ ngày 10/3 đến ngày 24/3: thu thập các tài liệu liên quan, nhất là
các tài liệu của Sở tài nguyên
- Giai đoạn 2: 25/3 đến 5/4: trực tiếp phân loại và cân chất thải rắn sinh hoạt thu
gom từ các địa điểm dự định sẵn đồng thời phát phiếu khảo sát cho các đối tượng điều
tra.
- Giai đoạn 3: từ 6/4: phân tích kết quả thu được và viết bài.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập tổng hợp số liệu, tài liệu
Thu thập những số liệu liên quan đến chất thải rắn tại Vịnh Hạ Long từ những cơ
quan ban ngành (Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Quảng Ninh, ban quản lý Vịnh Hạ
Long,...)
Chọn lọc thông tin số liệu cần thiết để phục vụ cho bài báo cáo. Phân tích, xử lý

bằng phần mềm Excel,...
Phương pháp khảo sát thực tế
Các khu vực sẽ khảo sát thực tế như sau:
- Bãi tắm Hạ Long, các đảo trên vịnh, tàu thuyền và khu vực biển gần bờ.
- Nhà hàng, khách sạn, kiot kinh doanh dọc bãi biển và tàu thuyền du lịch.

23


Phương pháp thu thập số liệu thực tế: Thực hiện điều tra, phỏng vấn bằng
mẫu phiếu điều tra:
Đối tượng phỏng vấn, điều tra:
- Cán bộ quản lý môi trường
- Khách du lịch tại các điểm như: Bãi tắm, du thuyền,...
- Người thu gom chất thải rắn
- Hộ gia đình dân cư sống xung quanh Vịnh Hạ Long.
- Chủ- quản lý của những nhà hàng, khách sạn, chủ du thuyền ở khu du lịch
quanh vịnh
Phiếu điều tra được lập với các thông tin liên quan đến nội dung mà chuyên đề
nghiên cứu: Số phiếu dự kiến 60 phiếu trong đó:
- 5 phiếu cho cán bộ quản lý môi trường.
- 20 phiếu cho khách du lịch.
- 5 phiếu cho người thu gom rác
- 20 phiếu cho hộ gia đình dân cư sống xung quanh vịnh.
- 10 phiếu cho chủ- quản lý của những nhà hàng, khách sạn, chủ du thuyền ở khu
du lịch quanh vịnh.
Khảo sát sẽ tiến hành phỏngvấn các đối tượng trên để đưa ra các kết luận cần
thiết về thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở vịnh Hạ Long, thành phố Hạ Long
tỉnh Quảng Ninh
Phương pháp lấy mẫu xác định thành phần chất thải rắn

Mỗi địa điểm nghiên cứu chọn lựa ngẫu nhiên các nhà hàng, khách sạn, kiot, các
hộ gia đình xung quanh vịnh. Sau đó tiến hành xin lượng rác thải sau 1 ngày với các
đối tượng trên. Quan sát, thống kê và thu lượng phát sinh vào ngày trong tuần và 2
ngày cuối tuần.
Tại mỗi điểm đó tiến hành phân loại thủ công các thành phần rác theo 2 loại: Vô
cơ và hữu cơ. Cân riêng từng loại và tính tỷ lệ % thành phần.
Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu
Từ các số liệu thu thập được tổng hợp, xử lý bằng Word, Excel. Từ đó thống kê
lại toàn bộ các số liệu phục vụ cho công việc đánh giá công tác phân loại, thu gom, xử
lý chất thải rắn. Từ đó đề xuất một số phương hướng xử lý phù hợp với thực tế địa
phương.

24


CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ở khu du lịch thuộc vinh Hạ Long
Như đã trình bày ở trên, mục tiêu nghiên cứu của bài chính là chất thải rắn sinh
hoạt ở khu du lịch ở vịnh Hạ Long. Khu du lịch ở vịnh Hạ Long, thành phố Hạ Long
bao gồm cả khu vực đất liền, ven bờ lẫn ngoài đảo, vịnh.
Về nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ở khu du lịch thuộc vịnh Hạ Long,
đề tài tập trung nghiên cứu những đối tượng có mức độ xả rác thải rắn sinh hoạt cao là
khu nhà ở dân cư, chợ và nơi buôn bán, các nhà hàng khách sạn và tiện ích vui chơi du
lịch, trên các đảo, hòn, hang động và khu thăm quan, rác thải từ đường, khuôn viên
trong và xung quanh khu du lịch… tương ứng với xu hướng phát triển du lịch- thương
mại- dịch vụ của thành phố Hạ Long.
Nguồn phát sinh chất thải rắn có thể nhận thấy như sau:
-


-

-

-

Các hộ dân cư xung quanh khu du lịch: gồm các loại chất thải rắn phát sinh trong sinh
hoạt của các hộ dân bao gồm: tác thải rắn từ thực phẩm thức ăn dư thừa, rác thải từ đồ
bao bọc, giấy túi ni lon, rác thải từ quét dọn phòng, nhà cửa, các đồ dùng cũ hay bị hư
hỏng,…
Chợ và nơi buôn bán, trung tâm thương mại: chất thải rắn phát sinh thường là thực
phẩm, thức ăn dư thừa, phần thải loại của thực phẩm, hải sản rau củ quả,... túi bao, hộp
giấy,…
Các nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi, du thuyền, ở ngoài vịnh (đảo, hang): gồm các
loại chất thải rắn sinh hoạt như: thức ăn, thực phẩm dư thừa, túi bao đựng, vỏ chai lon,
các loại giấy và khăn giấy,…
Đường, khuôn viên trong khu du lịch: phát sinh từ hoạt động vệ sinh quét dọn đường
phố, các hoạt động vui chơi, từ thiên nhiên bao gồm: đất bẩn, vỏ cây lá cây, quả thối
rụng, túi nilon do người đi qua vứt xuống,…
Về tính chất của rác thải rắn sinh hoạt ở các khu du lịch vịnh Hạ Long, ta có thể
thấy rõ như sau:

-

-

Có thể thấy rằng ở trên các khu vực du lịch này, tỷ lệ rác hữu cơ rất cao. Thực phẩm
dư thừa là một trong những thành phần chiếm tỷ trọng cao nhất trong phân loại chất
thải rắn sinh hoạt bởi mức độ thiết yếu của chúng.
Túi bọc, túi nilon,

Vỏ lon, chai thủy tinh
Giấy gói, hộp xốp, vỏ hộp, thùng carton
3.2. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt ở khu du lịch thuộc vinh Hạ Long

25


×