BÀI THẢO LUẬN
ĐỀ BÀI: “VAI TRÒ CỦA TINH HOA
PHƯƠNG TÂY ĐỐI VỚI VIỆC HÌNH
THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH”
Hà Nội, tháng 10 năm 2015
MỤC LỤC
BÀI THẢO LUẬN................................................................................................1
ĐỀ BÀI: “VAI TRÒ CỦA TINH HOA PHƯƠNG TÂY ĐỐI VỚI VIỆC HÌNH
THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH”...............................................................1
1. Phân tích vai trò của tinh hoa phương Tây đối với việc hình thành tư tưởng
Hồ Chí Minh..........................................................................................................1
a. Tổng quát.......................................................................................................1
b. Phân tích........................................................................................................1
Ảnh hưởng của Mỹ đến tư tưởng Hồ Chí Minh................................................1
Ảnh hưởng của Anh và Pháp đến tư tưởng Hồ Chí Minh................................3
Tôn giáo có ảnh hưởng lớn ở phương Tây........................................................7
c. Kết luận.........................................................................................................8
2. Ý nghĩa của vấn đề nguyên cứu........................................................................8
1. Phân tích vai trò của tinh hoa phương Tây đối với việc hình thành tư
tưởng Hồ Chí Minh
a. Tổng quát
Trong buổi đầu đi tìm đường cứu nước, Nguyễn Tất Thành đã đi qua,
dừng lại ở nhiều trung tâm của các quốc gia thuộc châu Á, châu Phi, châu Âu và
Bắc Mỹ. Nhưng có lẽ thời gian Người lưu lại, sống và làm việc ở Châu Âu là
nhiều hơn cả, đặc biệt là ở nước Pháp, Anh, Mỹ. Do vậy, tư tưởng và văn hóa
phương Tây - một bộ phận quan trọng của văn hóa nhân loại là một trong các
yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh. Hồ Chí
Minh chịu ảnh hưởng sâu nặng của nền văn hóa dân chủ và cách mạng phương
Tây
b. Phân tích
Ảnh hưởng của Mỹ đến tư tưởng Hồ Chí Minh
Mùa hè 1911, Nguyễn Tất Thành vượt biển qua nước Pháp với niềm khao
khát tìm đến đất nước của lý tưởng “Tự do - Bình đẳng - Bác ái”. Nhưng Người
đã không lưu lại Pháp mà tiếp tục cuộc hành trình tới nhiều quốc gia trên thế
giới vừa kiếm sống bằng nghề thuỷ thủ, vừa khảo sát thực tiễn trong thiên hạ, hy
vọng tìm ra phương cách để trở về cứu nước. Trong quá trình bôn ba hải ngoại,
tìm đường cứu nước, Mỹ là chặng dừng chân tương đối lâu của Nguyễn Tất
Thành. Vào khoảng 1912 Nguyễn Tất Thành đến Mỹ. Trong thời gian ở Mỹ,
Người đã sống, làm việc và tiếp tục học tập tại New York rồi Brooklin. Người
cũng đã qua nhiều thành phố như Boston, New York, tạm trú một thời gian ngắn
ở khu Harlem, nơi sinh sống của người da đen Mỹ. Người đã đến Mỹ năm 1912
và làm việc trong khách sạn Omni Parker cho đến năm 1913. Đây là khoảng thời
gian vô cùng quan trọng trong cuộc đời ra đi tìm đường cứu nước của Người,
Thời gian sống và làm việc trên đất Mỹ, nhất là khu vực Harlem, đã để lại
cho Người nhiều ấn tượng rất sâu sắc về sự thống khổ của người da đen Mỹ, đặc
biệt là “hành hình kiểu Lynch” và những hoạt động đầy tội ác của đảng 3K,
những cuộc bãi công của công nhân Mỹ chống chiến tranh, đòi tăng lương. Sau
này (năm 1924) các ấn tượng đó đã được thể hiện lại trong những bài báo của
1
Người như: “Hành hình kiểu Lynch, một phương diện ít người biết đến của nền
văn minh Mỹ” và “Đảng Ku-Klux-Klan”. Những bài báo đó có giá trị đặc biệt tố
cáo mạnh mẽ tệ phân biệt chủng tộc dã man, đồng thời cũng biểu lộ sự cảm
thông với người da đen, “là giống người bị áp bức và bóc lột nặng nề nhất trong
giống người”. Từ sự cảm thông đó, Người đã tỏ thái độ căm giận bọn người áp
bức thống trị, và rồi sự căm giận đã được thể hiện bằng hành động cụ thể. Theo
báo “Caribbe” (tập IX, số 1) của Mỹ, Nguyễn Tất Thành đã dự đều đặn các cuộc
họp của tổ chức UNIT (Universal Negro Improvement Trust - Hội tin tưởng cải
thiện người da đen của thế giới) và đã hào hiệp góp tiền hưởng ứng lời kêu gọi
về tài chính của Hội”. Trong một cuộc mít tinh do những người da đen tổ chức,
“Hồ Chí Minh đã dốc tất cả tiền trong túi để ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa
của họ”. Người luôn tỏ thái độ ủng hộ nhiệt tình và chân thành cuộc đấu tranh
chính nghĩa của những người Mỹ da đen và luôn quan tâm đến phong trào đấu
tranh của nhiều dân tộc khác, từ đó đã góp phần vào “cuộc chiến đấu cho người
Mỹ, đặc biệt là người Mỹ da đen”.
Cũng trong thời gian này, Người có điều kiện tìm hiểu về lịch sử - xã hội
Mỹ, tìm hiểu cuộc Cách mạng Mỹ thế kỷ XVIII (1775 - 1783), nghiên cứu
truyền thống văn hoá Mỹ, đặc biệt là tìm hiểu “Tuyên ngôn độc lập” năm 1776
của nước Mỹ do Th. Jefferson khởi thảo. Những tư tưởng lớn của bản Tuyên
ngôn đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp nhận và trích dẫn nhiều lần sau này, và
tên tuổi G. Washington, Th. Jefferson đã thu hút sự chú ý của Người.
+ Người tiếp thu những giá trị về quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh
phúc của “Tuyên ngôn độc lập” năm 1776, quyền của nhân dân kiểm soát Chính
Phủ. Người tiếp thu giá trị tư tưởng nhân quyền với nhân dân là quyền tự do cá
nhân thiêng liêng trong bản Tuyên ngôn độc lập này. Đó là: "Tất cả mọi người
đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể
xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và
quyền mưu cầu hạnh phúc"
2
+ Sau này, Người đã phát triển nó thành quyền sống, quyền tự do, quyền mưu
cầu hạnh phúc cho tất cả các dân tộc. Nội dung nhân quyền được Người nâng
lên một tầm cỡ trong bản “Tuyên ngôn độc lập Việt Nam” năm 1945.
“Hỡi đồng bào cả nước,
Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những
quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được
sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".
Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ.
Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra
bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.
Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.”
Qua nghiên cứu lý luận cũng như theo dõi tình hình thực tế, Nguyễn Ái
Quốc đã nhận ra thực chất của “chủ nghĩa Wilson” chỉ là một “chiếc bánh vẽ”,
là một “trò bịp bợm lớn”. Người đã nhận thức rõ bản chất của “chủ nghĩa
Wilson” được che đậy bằng những lời lẽ mị dân về “dân chủ” và “quyền dân tộc
tự quyết”, “dân tộc Việt Nam cũng như các dân tộc khác đã bị mê hoặc theo
những lời tuyên bố rộng rãi của Wilson”
Ảnh hưởng của Anh và Pháp đến tư tưởng Hồ Chí Minh
Ảnh hưởng của nước Anh
Hiện có nhiều thông tin khác nhau về các mốc thời gian Bác làm việc
ở Anh. Tuy nhiên, giới nghiên cứu lịch sử cả Việt Nam và quốc tế có
lẽ đồng quan điểm rằng thời gian Bác Hồ ở Luân Đôn là từ năm 1913
tới 1917. Những mốc thời gian cụ thể trong những tháng ngày Bác ở
Luân Đôn có thể còn chưa thực sự rõ nhưng một điều rõ ràng không
thể phủ nhận là thời gian Bác ở Thủ đô xứ sương mù đã được lịch sử
thế giới ghi nhận với sự khâm phục về nghị lực và ý chí của một con
người Việt Nam vĩ đại. Tại đây, Bác đã làm rất nhiều việc, từ cào tuyết
cho tới rửa bát, phụ bếp để tồn tại. Mặt khác, Bác rèn luyện trong
phong trào công nhân, tiếp xúc với nhiều với tác phẩm tiến bộ và tìm
3
hiểu về bản chất của chủ nghĩa tư bản để từ đó tìm ra con đường giải
phóng dân tộc Việt Nam.
Ảnh hưởng của nước Pháp
Trên hành trình đến với văn hoá nhân loại, Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng
của văn hoá Pháp trước tiên và có lẽ nó cũng để lại những dấu ấn sâu đậm trong
tư tưởng và phong cách văn hoá của Người.
Hồ Chí Minh đã sớm bị hấp dẫn bởi lý tưởng Tự do, Bình đẳng, Bác ái
trong “Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền” của Đại cách mạng Pháp 1791 và
muốn đi sang Pháp để tìm hiểu xem những gì ẩn đằng sau ba từ ấy. Ngày 5
tháng 6 năm 1911, từ Bến Nhà Rồng, Hồ Chí Minh chính thức lên đường sang
Pháp trên chiếc tàu buôn Đô đốc Latouche-Tréville với hai bàn tay trắng đồng
bào tôi, độc lập cho tổ quốc tôi và khát vọng cháy bỏng tìm "tự do cho đồng bào
tôi, độc lập cho tổ quốc tôi”. Đến ngày 15 tháng 7 năm 1911, tàu này đến Le
Havre, cảng chính ở miền Bắc nước Pháp và lần đầu tiên Bác đặt chân lên nước
Pháp. Lần đầu sang Pháp, Hồ Chí Minh đã thể hiện bản lĩnh, nhân cách phẩm
chất cao thượng, tư duy độc lập tự chủ.
Từ 1917-1920, Hồ Chí Minh trở lại nước Pháp và sinh sống, hoạt động ở
đây. Tại đây Người tham gia các tổ chức yêu nước, chính trị văn hóa.
- Hồ Chí Minh đã tiếp thu văn hóa, tư tưởng của Pháp
+ Tại Pháp, Người đã tiếp xúc trực tiếp với các tác phẩm của các nhà tư tư tưởng
khai sáng như: những lý luận gia của đại cách mạng Pháp 1789, như Tinh thần
pháp luật của Mông-tét-xki-ơ, Khế ước xã hội của Rút-xô, Vonte v.v…tư tưởng
dân chủ của các nhà khai sáng đã có ảnh hưởng tới tư tưởng của Người.
Người đã tiếp thu lý tưởng “nhân quyền, dân quyền và pháp quyền” của
các nhà Khai sáng Pháp và vận dụng nó vào cuộc đấu tranh, phê phán chế độ
thực dân, đòi các quyền ấy cho các dân tộc thuộc địa. Có thể tìm thấy dấu ấn ảnh
hưởng các giá trị của nền Cộng hoà Pháp trong bản Yêu sách của nhân dân An
Nam, lời mở đầu bản Tuyên ngôn độc lập 1945, trong Hiến pháp đầu tiên 1946,
…
4
Trong bản Yêu sách tám điểm của Nguyễn Ái Quốc thay mặt Hội những
người An Nam yêu nước gửi đến hội nghị Vecxay vào ngày 18/06/1919 có ghi
các yêu sách đòi quyền tự do dân chủ tối thiểu của nhân dân An Nam:
“Tổng ân xá tất cả những người bản xứ bị án tù chính trị.
Cải cách nền pháp lí Đông Dương bằng cách để người bản xứ cũng được
quyền hưởng những bảo đảm pháp lí như người châu Âu. Xóa bỏ hoàn toàn
những tòa án đặc biệt dùng làm công cụ để khủng bố và áp bức bộ phận trung
thực nhất trong nhân dân An Nam.
Tự do báo chí và tự do ngôn luận.
Tự do lập hội và hội họp.
Tự do cư trú ở nước ngoài và tự do xuất dương.
Tự do họp tập, thành lập các trường kĩ thuật tại tất cả các tỉnh cho người
bản xứ.
Thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật.
Có đại biểu thường trực của người bản xứ do người bản xứ bầu ra tại
Nghị viện Pháp để giúp cho Nghị viện biết được nguyện vọng của người bản
xứ.”
Trong bản “Tuyên ngôn độc lập” của Việt Nam năm 1945, Người có nói
“Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791
cũng nói: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn
được tự do và bình đẳng về quyền lợi.” “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi
được.”
Điều 10 bản “Hiến pháp đầu tiên” của Việt Nam năm 1946 quy định rõ
ràng các quyền tự do cá nhân: "Công dân Việt Nam có quyền: tự do ngôn luận,
tự do xuất bản, tự do tổ chức và hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do cư trú, đi lại
trong nước và ra nước ngoài”…
+ Ngoài ra, Người còn tiếp thu được tư tưởng dân chủ và hình thành được phong
cách dân chủ của mình từ trong cuộc sống thực tiễn. Rõ ràng là, ở Pháp, Người
đã có thể hoạt động và đấu tranh cách mạng một cách tương đối tự do, thuận lợi
hơn ở trên đất nước mình, dưới chế độ thuộc địa.
5
Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc học được cách thực hiện dân chủ ngay trong
cách sinh hoạt khoa học ở câu lạc bộ Phôbua trong quá trình hoạt động chính trị
ở Đảng Xã hội Pháp (Người tham gia vào đầu năm 1919), tiêu biểu nhất là các
bài tranh luận tại Đại hội Tua (tháng 12-1920).
• Giữa năm 1919, thay mặt hội những người VN ở Pháp, Hồ Chí Minh gửi đến
hội nghị Véc-xây Yêu sách tám điểm đòi các quyền tự do, dân chủ tối thiểu
cho nhân dân An Nam. Từ đây, Người rút ra bài học quý báu: muốn được
giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào mình.
• Người tham dự Đại hội Tua (12/1920), đồng thời cũng tham gia sáng lập
Đảng Cộng sản Pháp.
+ Người hoạt động, rèn luyện trong phong trào công nhân Pháp, được sự cổ vũ,
dìu dắt của trực tiếp của nhiều nhà cách mạng, trí thức tiến bộ Pháp như M. Casanh, P.V. Cu-tuya-ri-ê, G. Mông-mút-xô…mà Hồ Chí Minh đã từng bước
trưởng thành.
- Hồ Chí Minh tiếp thu nhưng có chọn lọc, phù hợp từng điều kiện của đất nước
Người luôn trân trọng các giá trị văn hóa phương Tây và đề cao những
con người chân chính luôn đấu tranh cho hòa bình, tự do của nhân loại. Do vậy,
Người không đồng nhất Chủ nghĩa đế quốc với nhân dân Pháp yêu chuộng hòa
bình. Đó là cơ sở quan trọng của đoàn kết quốc tế.
Người đã nhận ra rằng nền Cộng hoà Pháp chủ yếu được xây dựng trên
quan điểm giá trị về con người cá nhân, nhất là về quyền tự do, bình đẳng của cá
nhân theo tinh thần cách mạng tư sản Pháp. Còn Hồ Chí Minh xuất phát từ vị trí
người dân thuộc địa phương Đông, vốn đề cao tinh thần cộng đồng, luôn đặt
quốc gia, dân tộc lên trên cá nhân. Với Hồ Chí Minh, Tự do trước hết vẫn là tự
do của toàn dân tộc chứ chưa phải là tự do cá nhân. Bình đẳng cũng được Hồ
Chí Minh nâng lên thành quyền bình đẳng giữa các dân tộc. Còn Bác ái– một
khái niệm quá rộng, như lòng bác ái của Chúa đòi hỏi phải “yêu cả kẻ thù của
mình”, là điều khó chấp nhận đối với các dân tộc bị áp bức! Hồ Chí Minh hiểu
khái niệm này theo đúng nghĩa của nó là tình hữu ái, như tinh thần “tứ hải giai
huynh đệ”, nên Người thường quen gọi những người lao động, các dân tộc bị áp
6
bức là anh em (hỡi anh em ở các thuộc địa!, các dân tộc anh em, các nước anh
em,…).
Tóm lại, Hồ Chí Minh nhận thức Tự do, Bình đẳng, Bác ái qua lăng kính
của người dân bị áp bức châu Á chứ không theo tinh thần cách mạng tư sản
Pháp, nên chỉ coi đó là những yếu tố cần chứ chưa đủ. Cái giá trị lớn nhất mà
Hồ Chí Minh theo đuổi suốt đời là: “Độc lập cho Tổ quốc tôi, tự do cho đồng
bào tôi, đó là tất cả những gì tôi muốn, đó là tất cả những gì tôi hiểu”. Điều
quan trọng ấy lại không có trong bảng giá trị của nền Cộng hoà Pháp, vì vậy,
trong thư kêu gọi những người Pháp hãy cộng tác bình đẳng, thân thiện với Việt
Nam để gây dựng hạnh phúc chung cho cả hai dân tộc, Người đã chủ động bổ
sung vào khẩu hiệu ấy một từ nữa: “Người Việt và người Pháp cùng tin tưởng
vào đạo đức: Tự do, Bình Đẳng, Bác ái, Độc lập”. Thêm Độc lập để ràng buộc
họ: “Nước Pháp muốn độc lập, không có lý gì lại muốn nước Việt Nam không
độc lập?”
Tôn giáo có ảnh hưởng lớn ở phương Tây
Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền, chủ nghĩa yêu nước cách mạng
mang biểu tượng của 10 điều răn của Giêhôva: “Người ta sinh ra tự do và bình
đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn tự do và bình đẳng về quyền lợi”
Tôn giáo Thiên chúa giáo có ưu điểm là lòng nhân ái cao cả: “Hãy yêu kẻ
thù mình, làm ơn cho kẻ ghét mình, chúc phước cho kẻ rủa mình, và cầu nguyện
cho kẻ sỉ nhục mình...Hễ ai xin, hãy cho...”. Người lên án gay gắt những kẻ “giả
danh Chúa” để thực hiện những “hành vi ác quỷ”: dẫn đường cho đội quân viễn
chinh; cướp của cải, đánh đập, bắt giết người (đặc biệt là trẻ em), chiếm ruộng
đất canh tác, v.v…. Người viết: “Nếu Chúa bất hạnh đã chịu đóng đanh trên
cây thánh giá trở về cõi thế này, thì chắc Ngài sẽ vô cùng ngao ngán khi thấy
“các môn đồ trung thành” của mình thực hiện đức khổ hạnh như thế nào”.
Người đã cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng
nhân dân lao động khỏi ách áp bức, bóc lột, đã là hiện thân của lòng nhân ái và
đức hy sinh cao cả. Sau này, Người luôn luôn giáo dục cán bộ, đảng viên về
lòng thương người, thương dân, thương các chiến sỹ ngoài mặt trận – đó là
7
những tư tưởng thấm đậm những giá trị cao cả mang tính nhân loại mà Thiên
chúa giáo đã khởi xướng và răn dạy.
Như vậy, con đường Hồ Chí Minh tiếp biến các giá trị văn hoá nhân loại
là lựa chọn, tích hợp những nhân tố tiến bộ, hợp lý, cải biến nó cho phù hợp với
truyền thống văn hoá dân tộc và nhu cầu đất nước để tạo ra cách làm riêng đúng
đắn, hiệu quả.
c. Kết luận
Qua những điều tai nghe mắt thấy ở các nước thuộc địa và các nước công
nghiệp hàng đầu của phương Tây, Người đã hiểu được điều bí ẩn sau những chữ
“Tự do - Bình đẳng - Bác ái” và rút ra những nhận xét khái quát ban đầu về mối
quan hệ giữa con người, giữa các quốc gia dân tộc, từ đó cũng hình thành quan
điểm cơ bản đầu tiên về nhân sinh quan, thế giới quan cách mạng, trong đó nổi
bật hơn cả là quan điểm phân chia nhân loại thành hai hạng người “giống người
bóc lột và giống người bị bóc lột”. Để từ đó, Hồ Chí Minh đã tiếp thu một cách
có chọn lọc tinh hoa văn hóa phương Tây rồi vận dụng tinh hoa đó một cách sát
thực, phù hợp với từng điều kiện cụ thể của đất nước, góp phần giải phóng đất
nước và các dân tộc khác trên thế giới.
2. Ý nghĩa của vấn đề nguyên cứu
Có thể thấy rằng, tinh hoa văn hóa Phương Tây có vai trò quan trọng
trong việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh, là cơ sở ban đầu cho sự lựa chọn
con đường cứu nước của Hồ Chí Minh từ đó mà Người tiếp cận được chủ nghĩa
Mác – Lênin. Việc nghiên cứu sự ảnh hưởng của tinh hoa văn hóa phương Tây
đến việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không
chỉ đối với Đảng mà còn đối với mỗi cá nhân trong thời đại mới.
+ Học tập Hồ Chí Minh, trong giai đoạn mới cần tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân
loại trên cơ sở giữ vững bản sắc văn hoá dân tộc.
• Đối với mỗi cá nhân: học tập tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại là cần thiết
để làm giàu thêm đời sống tinh thần và tri thức của mình
• Đối với Đảng ta: để có đường lối cách mạng khoa học cần dựa vào nhiều yếu
tố, trong đó có tinh hoa văn hoá mà nhân loại đã đạt được
+ Hiểu rõ hơn về con người, tư tưởng và sự nghiệp vĩ đại của Hồ Chí Minh.
8
+ Tìm ra phương pháp tiếp cận tinh hoa văn hóa phương Tây trong tư tưởng Hồ
Chí Minh và làm nổi bật sự trân trọng các giá trị tinh hoa văn hóa phương Tây
của Người.
+ Cũng hiểu rõ quá trình Hồ Chí Minh tiếp thu ý chí và tinh thần đấu tranh vì
độc lập của nhân dân Mỹ. Từ đó xây dựng hệ tư tưởng hoàn chỉnh.
+ Việc nghiên cứu còn giúp chúng ta hiểu rõ phương pháp rèn luyện của Hồ Chí
Minh trong phong trào công nhân ở Anh, Pháp. Và soi vào quá trình hình thành,
phát triển của phong trào công nhân ở nước ta: trong thời kỳ đầu- tự phát, sang
tự giác, và sau cùng trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng.
+ Đồng thời, việc nghiên cứu sẽ chỉ ra cho chúng ta tư tưởng dân chủ của các
nhà khai sáng để áp dụng vào từng hoàn cảnh cụ thể của nước nhà.
+ Trong chừng mực nhất định, việc nghiên cứu cũng thu hút và thúc đẩy những
ngời làm cách mạng chân chính của nước nhà đấu tranh cho hòa bình.
+ Việc nghiên cứu cũng giúp chúng ta thấy rõ: Hồ Chí Minh không đồng nhất
Chủ nghĩa Đế quốc Pháp với nhân dân Pháp yêu chuộng hòa bình nói riêng, và
đề cao những con người chân chính luôn đấu tranh cho hòa bình nhân loại nói
chung. Đây là cơ sở hết sức quan trọng của đoàn kết quốc tế và diễn trình hòa
bình của nhân loại về sau.
+ Và cuối cùng là giúp chúng ta nâng cao năng lực tư duy lý luận, giáo dục đạo
đức, tư cách, phẩm chất cách mạng; nâng cao tinh thần độc lập, tự chủ và học
tập, noi theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
9