Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

Báo cáo city tour (autosaved)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.76 MB, 43 trang )

Mục Lục

Lời Mở Đầu :
Thế giới ngày càng hội nhập và Trong những năm qua, du lịch Việt Nam đang trên đà
phát triển, lượng khách quốc tế đến cũng như khách du lịch nội địa ngày càng tăng. Du
lịch Việt Nam ngày càng được biết đến nhiều hơn trên thế giới, nhiều điểm đến trong
nước được bình chọn là địa chỉ yêu thích của du khách quốc tế, đặc biệt là các điểm đến
tại Thành phố Hồ Chí Minh thành phố lớn nhất cả nước – trung tâm công nghiệp trọng
điểm. Và những tour du lịch trong thành phố được hành khách lựa chọn đầu tiên trong
chuyến tham quan của mình. Biết được xu hướng di chuyển đó, nên nhà trường đã tổ
chức cho sinh viên đi chuyến đi City Tour là chuyến thực tập đầu tiên trong quá trình học
tập của mình với mong muốn những điểm đến như Chùa Giác Lâm, Miếu Bà Thiên Hậu
sẽ cho chúng tôi những khái quát chung, cơ bản nhất về tín ngưỡng, tôn giáo của các dân
tộc, kiến trúc, thờ cúng sẽ làm tiền đề cho chúng tôi tìm hiểu dễ dàng hơn khi tiếp xúc với
các chùa, chiềng, miếu mạo tiếp theo. Đi tham qua bảo tàng để chúng tôi ý thức được
những khó khăn, gian khổ của ông cha ta để cho chúng ta có được cuộc sống hòa bình
như hôm nay và phần nào đó nâng cao được tinh thần yêu nước. Ngoài ra, việc học đi đôi
với hành, những buổi học thực tế như thế này giúp tôi hợp thức hóa được lượng kiến thức
đã được cung cấp trên lớp.
[1]


Khái quát về Thành phố Hồ Chí Minh :
Thành phố Hồ Chí Minh ( hiện nay vẫn còn được gọi với cái tên Sài Gòn ) là thành phố
trực thuộc Trung Ương nằm ở miền nam Việt Nam, nằm ở vùng chuyển tiếp của miền
Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Tiếp giáp với các tỉnh Tây Ninh, Bình
Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An và Tiền Giang.
Dân số : 8.244.400 người ( thống kê năm 2014 )
Diện tích : 2.095,6 km²
Đơn vị hành chánh : Thành phố Hồ Chí Minh gồm 19 quận nội thành với các quận trung
tâm là quận 1, quận 3 , quận 5 và 5 huyện ngoại thành.


Lịch sử :
Vùng đất này ban đầu được gọi là Prey Nokor, thành phố sau đó hình thành nhờ công
cuộc khai phá miền Nam của nhà Nguyễn. Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh cho lập phủ Gia
Định, đánh dấu sự ra đời thành phố. Sài Gòn được người Pháp mệnh danh là "Hòn ngọc
Viễn Đông" . Năm 1949, Sài Gòn trở thành thủ đô của Quốc gia Việt Nam - một chính
thể thuộc Liên bang Đông Dương và sau này là thủ đô của Việt Nam Cộng hòa. Kể từ đó,
thành phố này trở thành một trong những đô thị quan trọng của miền Nam Việt Nam. Sau
khi Việt Nam Cộng hòa sụp đổ trong sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, lãnh thổ Việt Nam
được hoàn toàn thống nhất. Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội nước Việt Nam thống
nhất quyết định đổi tên Sài Gòn thành "Thành phố Hồ Chí Minh".
Kinh tế - Văn hóa :
Thành phố Hồ Chí Minh giữ vai trò đầu tàu kinh tế của cả Việt Nam đa dạng về lĩnh vực,
từ khai thác mỏ, thủy sản, nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng đến du lịch, tài
chính... Về các ngành kinh tế, dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất: 51,1%. Phần còn lại, công
nghiệp và xây dựng chiếm 47,7%, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chỉ chiếm 1,2%.
Về thương mại, Thành phố Hồ Chí Minh có một hệ thống trung tâm mua sắm, siêu thị,
chợ đa dạng. Chợ Bến Thành là biểu tượng về giao lưu thương mại từ xa xưa của thành
phố, hiện nay vẫn giữ một vai trò quan trọng. Mức tiêu thụ của Thành phố Hồ Chí Minh
cũng cao hơn nhiều so với các tỉnh khác của Việt Nam và gấp 1,5 lần thủ đô Hà Nội. Tuy
nhiên, nền kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn. Cơ
sở hạ tầng của thành phố lạc hậu, quá tải, chỉ giá tiêu dùng cao, tệ nạn xã hội, hành chính
phức tạp...
[2]


Ngay từ giai đoạn thành lập, dân cư của Sài Gòn đã thuộc nhiều dân tộc khác nhau như
Kinh, Hoa, Chăm, Khmer. Thời kỳ thuộc địa rồi chiến tranh Việt Nam, Sài Gòn hấp thụ
thêm nền văn hóa Âu Mỹ. Cho tới những thập niên gần đây, những hoạt động kinh tế, du
lịch tiếp tục giúp thành phố có một nền văn hóa đa dạng hơn.


Chùa Giác Lâm

Địa chỉ : số 565 đường Lạc Long Quân, phường 10, quận Tân Bình.
Lộ trình đường đi : Nguyễn Thượng Hiền – Điện Biên Phủ - Cách Mạng Tháng 8 – Ba
Tháng Hai – Lê Đại Hành – Âu Cơ – Lạc Long Quân.
Thông tin trên tuyến, địa điểm nổi bật trên đường đi : khi đi trên đường Ba tháng Hai sẽ
bắt gặp Việt Nam Quốc Tự một ngôi chùa thuộc hệ phái Bắc tông, được xây dựng vào
năm 1964. Sẽ giới thiệu sơ lược về Trường đua Phú Thọ được người Pháp xây dựng từ
năm 1932 với diện tích 444.540 m2. Từ ngày 31/5/2011, trường đua đã bị đóng cửa theo
quyết định của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Trước kia, đây là trường đua
ngựa duy nhất của Sài Gòn và cũng là nơi tổ chức các cuộc đua mô tô.
Lịch sử hình thành :
Chùa được cư sĩ Lý Thụy Long, người Minh Hương, quyên tiền xây dựng vào mùa xuân
năm Giáp Tý (1744) đời chúa Nguyễn Phúc Khoát, còn có tên khác như là chùa Cẩm
Đệm vì cư sĩ Thụy Long còn có tên riêng là Cẩm chuyên làm nghề đan đệm bán.
[3]


Năm 1774,

Thiền sư Phật Ý-Linh Nhạc (trụ trì chùa Từ Ân) đã cử đệ tử của mình là Thiền
sư Tổ Tông-Viên Quang (gọi tắt là Viên Quang) về trụ trì chùa, đồng thời đổi tên chùa
thành Giác Lâm. Dưới thời thiền sư Viên Quang, chùa Giác Lâm trở thành một trung tâm
đào tạo về kinh điển, giới luật đầu tiên cho chư tăng ở Gia Định và cả Nam Bộ. Đến
năm 1873, dưới sự trụ trì của Thiền sư Minh Khiêm, chùa còn là nơi in ấn, sao chép kinh
sách, khắc bản gỗ kinh, luật và diễn Nôm một số sách Phật giáo

Kiến trúc :

Kiến trúc chùa Giác Lâm được coi là tiêu biểu cho lối kiến trúc của các chùa Nam Bộ.

Chùa Giác Lâm hiện nay có lối kiến trúc chữ Tam (Ξ) gồm ba dãy nhà ngang nối liền
nhau (không kể các nhà phụ): chính điện, giảng đường và nhà trai (còn gọi là nhà Ông
Giám). Chùa còn có cổng tam quan (Cổng tam quan mang ý niệm "ba cách nhìn" của Phật
giáo gồm có "hữu quan", "không quan" và "trung quan", thể hiện cái sắc (giả), cái không
(Vô thường) và trung dung của cả hai ).
Chính điện với kiểu nhà dân gian truyền thống một gian hai chái, bốn cột chính hay còn
gọi là tứ trụ. Bên trong điện khá rộng và sâu, có 56 cột to hơn vòng tay ôm màu nâu sẫm.
Cột nào cũng được chạm khắc câu đối, thiếp vàng công phu. Giữa các hàng cột là các cửa
võng, cũng được thiếp vàng, chạm trổ các đề tài trang trí truyền thống như tứ linh, tứ quý,
hoa điểu....

[4]


Bảo tháp xá lợi gồm 7 tầng hình lục giác nằm
Toàn cảnh chùa
ở phía trước chùa.

Thờ Cúng :
[5]


Trong chính điện bày trí theo kiểu "tiền Phật, hậu Tổ". Phía trước chánh điện thờ tượng
Phật Di Đà, phật Thích Ca cùng với đó là Ngũ Phật hai bên phải và trái là Quán Thế Âm
Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát. Thấp hơn là Thập Bát La Hán cùng với Thập Điện Diêm
Vương ở hai bên, đối diện với bàn thờ chính là Vi Đà Hộ Pháp và Tiêu Diện.

Ngoài ra nơi đây còn trưng bày một số hình ảnh liên quan đến cuộc đời của Phật Thích
Ca.


.
[6]


Miếu Bà Thiên Hậu :

Địa chỉ : Số 710 đường Nguyễn Trãi, Quận 5, Thành Phố Hồ Chí Minh.
Lộ trình đường đi : Lạc Long Quân – Âu Cơ – Lê Đại Hành – Phó Cơ Điều – Nguyễn
Chí Thanh – Thuận Kiều – Châu Văn Liêm – Nguyễn Trãi.
Thông tin trên tuyến : Vì đây là một ngôi miếu do cộng đồng người Hoa thành lập nên
phải giới thiệu sơ lược về cộng đồng người Hoa sinh sống tại Sài Gòn.
Năm 1679 tướng Trần Thượng Xuyên cùng với Trần An Bình, Dương Ngạn Địch cùng
với Hoàng Tiến theo phong trào “ phản Thanh, phục Minh “ nên đã xin với chúa Nguyễn
được vào khai khẩn đất phương nam vùng Cù Lao Phố ( Đồng Nai ) và vùng Mỹ Tho
( Tiền Giang ).
Vào thế kỉ XX Người Pháp thuê người Hoa sang Việt Nam để làm việc trong các đồn
điện cao su. Năm 1945 phần lớn người Hoa di cư sang Việt Nam vì không ủng hộ Đảng
dân chủ mới. Hiện nay, họ sống tập trung ở các quận 5, quận 6, quận 11.
Người Quảng Đông – Quảng Tây phát triển về thương mại.
Người Triều Châu phát triển về nông nghiệp.
Người Phúc Kiến gắn liền với ngành nghề ve chai, phế liệu.
Người Khách Gia ( Hẹ, Haka) giỏi về thuốc bắc.
Lịch sử hình thành của Miếu bà Thiên Hậu ( Tuệ Thành Hội Quán ) :
[7]


Đầu triều đại Mãn Thanh vào năm 1760 đã có nhiều thương buôn đi tàu sang Việt Nam
buôn bán, làm ăn. Do đi tàu có sóng to, gió lớn nên trên tàu đều thờ thánh mẫu để phù hộ,
lúc bấy giờ tàu bè đi biển phải trông theo hướng gió đi mùa gió bắc về mùa gió nam nên
luôn phải ở lại Việt Nam vài ba tháng mỗi năm. Những người thương buôn đã đề nghị

xây miếu để thờ bà và xây dựng hội quán để làm nơi dừng chân.
Kiến trúc :
Chùa xây theo hình ấn, là kiểu kiến trúc đặc trưng cùa người Hoa, đây là tổ hợp 4 ngôi
nhà liên kết nhau tạo thành mặt bằng giống hình chữ "khẩu" hoặc chữ "quốc" ( gồm
chánh điện, trung điện, tiền điện xen giữa đó là hương đình và thiên tĩnh ) Giữa các dãy
nhà này có một khoảng trống gọi là thiên tĩnh (giếng trời), giúp không gian chùa thoáng
đãng, đủ ánh sáng cho hậu cung và có chỗ thoát khói hương.

Chùa Bà Thiên Hậu có lối kiến trúc tam quan tạo sự thông thoáng để mọi người dễ dàng
di chuyển trong những ngày đông người đến viếng.
Trang trí ở các điện là hình hoa lá, chim thú và hoành phi, câu đối, biển tự thường là màu
đỏ, vàng tạo sự ấm áp, tin tưởng. Chùa còn có các bức tranh đắp nổi liên hoàn, các con
vật thuộc "tứ linh".

[8]


Những câu đối và tranh nổi được chế tác rất công phu, tỉ mỉ với những đường nét tinh tế.
Điều đặc biệt cần phải chú ý khi bước vào trong miếu là cái “ ngạch cửa “ cao lên cả vài
tấc, để cho người khi bước vào bên trong phải nhìn xuống để bước qua mặt khác đó cũng
là một sự cúi đầu chào trước miếu thờ của bà. Và ngạch cửa được xây cao lên để tránh
trường hợp đạp lên ngạch cửa đây là điều mà người Hoa kiêng kị.

[9]


Thờ cúng :
Vừa bước sang ngạch cửa là 2 vị thần hai bên gồm Môn Quan Vương Tả và Phúc Đức
Chánh Thần.


Môn Quan Vương Tả ( bên trái ).

Phúc Đức Chánh Thần ( bên phải )
[10]


Bà Thiên Hậu sinh ngày 23 tháng 3 năm Giáp Thân (1044), đời vua Tống Nhân Tông.
Sau đó, tám tuổi bà biết đọc, mười một tuổi bà tu theo Đạo giáo. Mười ba tuổi, bà thọ
lãnh thiên thơ: thần Võ Y xuống cho một bộ "Nguyên vị bí quyết" và bà tìm được dưới
giếng lạn một xấp cổ thư khác, rồi coi theo đó mà luyện tập đắc đạo. Trong một lần bà
đang ngồi dệt vải cạnh mẹ thì sông to kéo đến bà chỉ cứu được hai anh của mình và người
cha bị sóng cuốn đi mất. Từ đó mỗi khi thuyền bè ngoài biển bị nạn người ta đều gọi vái
đến bà. Năm Canh Dần (1110) nhà Tống sắc phong cho bà là "Thiên Hậu Thánh Mẫu".

Chánh điện thờ bà Thiên Hậu

[11]


Dinh Độc Lập :

Địa chỉ số 135 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Bến Nghé, Quận 1.
Lộ trình đường đi : Triệu Quang Phục – Hồng Bàng – An Dương Vương – Nguyễn Tri
Phương – Ngô Gia Tự - Điện Biên Phủ - Lê Quý Đôn – Nguyễn Thị Minh Khai – Nam
Kỳ Khởi Nghĩa.
Thông tin trên tuyến : Bệnh viện Nguyễn Tri Phương ngày nay do nhóm người Hoa gốc
Quảng Đông ở Tuệ Thành Hội Quán gom tiền xây dựng, ban đầu chỉ là một Trạm y tế
khiêm tốn với chỉ một Đông y sĩ chuyên chữa bệnh miễn phí cho cộng đồng người Hoa.
Sau đó mới được xây dựng theo quy mô lớn hơn với tên là Y viện Quảng Đông hoạt động
theo mô hình bệnh viện tư nhân. Năm 1978 được công lập hóa theo chủ trương của chính

phủ và được đổi tên thành bệnh viện Nguyễn Tri Phương.
Đường Ngô Gia Tự là con đường chuyên bán các mặt hang trang trí nội thất từ bình dân
đến cao cấp với đủ các chủng loại mẫu mã phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.
Trường Lê Quý Đôn : Cách đây hơn 100 năm, ngày 14/11/1874, Thống Soái Nam Kỳ ký
nghị định mở trường Chasseloup - Laubat, trường Trung học đầu tiên ở Sài Gòn. Năm
1967, trường được trả cho người Việt Nam và đổi tên là Trung Tâm Giáo dục Lê Quý
Đôn. Sau năm 1975, trường mang tên là trường THPT Lê Quý Đôn. Đây là ngôi trường
được thành lập lâu đời nhất tại Sài gòn và được chọn là một trong những di tích văn hóa
của thành phố Hồ Chí Minh. Trường được xây dựng với lối kiến trúc đậm chất Tây Âu.
[12]


Kiến trúc ban đầu của ngôi trường vẫn còn gân như nguyên vẹn, gồm bốn dãy nhà cao hai
tầng ghép lại có hình chữ "khẩu".
Lịch sử hình thành :
Sau khi chiếm xong lục tỉnh Nam Kỳ, ngày 23 tháng 2 năm 1868, ông Thống đốc Nam
Kỳ Lagrandière đã làm lễ đặt viên đá đầu tiên khởi công xây dựng Dinh Thống đốc Nam
Kỳ mới tại Sài Gòn. Sau khi xây dựng xong, dinh được đặt tên là dinh Norodom và đại lộ
trước dinh cũng được gọi là đại lộ Norodom. Sở dĩ được đặt tên là Norodom vì được đặt
theo tên của quốc vương Campuchia người đầu tiên kí quyền chấp thuận quyền bảo hộ
của Pháp ở ba nước Đông Dương.
Sau năm 1954, người Pháp rút khỏi Việt Nam. Việt Nam bị chia cắt thành 2 quốc gia,
miền Bắc là nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, còn miền Nam là nước Quốc gia Việt
Nam (sau thành Việt Nam Cộng Hòa). Ngày 7 tháng 9 năm 1954Dinh Norodom được bàn
giao giữa đại diện Pháp, tướng 5 sao Paul Ely, và đại diện Quốc gia Việt Nam, Thủ
tướng Ngô Đình Diệm. Năm 1955, sau một cuộc trưng cầu dân ý, Thủ tướng Ngô Đình
Diệm phế truất Quốc trưởng Bảo Đại và lên làm Tổng thống. Ông quyết định đổi tên dinh
này thành Dinh Độc Lập. Từ đó Dinh Độc Lập trở thành nơi đại diện cho chính quyền
cũng như nơi ở của tổng thống và là nơi chứng kiến nhiều biến cố chính trị.
Kiến trúc :

Trong khuôn viên 12ha, Dinh được kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế xây dựng trên diện
tích 4.500 m², diện tích sử dụng 20.000 m², gồm 3 tầng chính, 1 sân thượng, 2 gác lửng,
tầng nền, 2 tầng hầm và một sân thượng cho máy bay trực thăng đáp xuống. Ý tưởng thiết
kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ là sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại. Dinh được
làm bằng bê tông, ít dùng vật liệu gỗ, không có mái cong nhưng vẫn mang nét kiến trúc
truyền thống Việt Nam. Bao quanh tầng 2 là các cột bê tông có tác dụng đón ánh sáng mặt
trời. Bên trong Dinh là những đường nét ngay thẳng, các phòng nối tiếp nhau mở ra hai
bên hành lang. Chính giữa là cầu thang trung tâm cao, rộng thanh nhã và uy nghi. Kiến
trúc sư Ngô Viết Thu sinh 1927 tại Huê, là người châu Á đầu tiên đoạt giải Khôi nguyên
La Mã của Viện Hàn lâm nghệ thuật Pháp.

[13]


Dinh có diện tích 120000m2, được giới hạn bởi 4 trục đường chính là :
Đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa ở phía Đông Bắc (mặt chính của Dinh)
Đường Huyền Trân Công Chúa ở phía Tây Nam (mặt sau của Dinh)
Đường Nguyễn Thị Minh Khai ở phía Tây Bắc (phía bên trái Dinh)
Đường Nguyễn Du ở phía Đông Nam (phía bên phải Dinh).
Sự kiện nổi bật : Lúc 10 giờ 45 phút ngày 30 tháng 4 năm 1975, xe tăng T54B mang số
hiệu 843 của Quân đội Nhân dân Việt Nam dưới quyền chỉ huy của Trung úy Bùi Quang
Thận đã húc nghiêng cổng phụ của Dinh Độc Lập, tiếp đó xe tăng T54 mang số hiệu 390
do Vũ Đăng Toàn chỉ huy đã húc tung cổng chính tiến thẳng vào dinh. Lúc 11 giờ 30 phút
cùng ngày, Trung úy Quân Giải phóng Bùi Quang Thận, đại đội trưởng, chỉ huy xe 843,
đã hạ lá cờ Việt Nam Cộng Hòa trên nóc dinh xuống, kéo lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải
phóng miền Nam Việt Nam lên, kết thúc 20 năm cuộc chiến tranh Việt Nam.
Các phòng bên trong Dinh :
Phòng Khánh Tiết : phòng có sức chứa 500 người để tổ chức các cuộc họp, chiêu đãi, lễ
ra mắt nội các.


[14]


19 giờ 30 ngày 21/4/1975, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đọc diễn văn từ chức trong hơn
hai giờ phân tích nhiều vê tình hình và những khó khăn của chính quyền Sài Gòn trước
việc Hoa Kỳ từ chối cấp bổ sung viện trợ quân sự.
Tháng 11/1975, tại đây diễn ra hội nghị hiệp thương chính trị bàn các vấn đề thống nhất
hai miền Nam Bắc. Hiện nay, phòng vẫn chưa được sử dụng cho các cuộc họp quan trọng
của Nhà nước Việt Nam.

Phòng khánh tiết
Phòng Đại Yến :
Nơi tổ chức các cuộc chiêu đãi với sức chứa hơn 100 khách. Ngày 31/10/1967, diễn ra
bữa tiệc nhân lễ nhậm chức của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và Phó Tổng thống
Nguyễn Cao Kỳ.
Tối 1/3/1975 diễn ra bữa tiệc cuối cùng của Tổng thống Thiệu chiêu đãi phái đoàn Quốc
hội Hoa Kỳ tới Sài Gòn xem xét tình hình trước khi quyết định có cấp thêm viện trợ cho
Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa nữa hay không.
Màu vàng chủ đạo của căn phòng tạo sự đầm ấm cho các buổi tiệc. Bức tranh sơn dầu
gồm 7 tấm do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ vẽ tặng nhân dịp khánh thành Dinh với ý nghĩ
gợi nên hình ảnh một nước Việt Nam thống nhất.

[15]


Phòng Trình Quốc Thư :
Trước năm 1975, nhiều nước có Đại sứ quán tại Sài Gòn. Các Đại sứ đến đây trình ủy
nhiệm thư cho Tổng thống. Nội thất căn phòng được họa sĩ Nguyễn Văn Minh thực hiện
theo phong cách Nhật, kỹ thuật sơn mài độc đáo. Nổi bật là bức tranh “Bình Ngô đại cáo”
gồm 40 miếng nhỏ ghép lại.

11 giờ 30 ngày 18/4/1975, diễn ra buổi nhận Ủy nhiệm thư cuối cùng của Tổng thống
Nguyễn Văn Thiệu tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản Hiroshi Hitomi.

[16]


Sự kiện ném bom vào Dinh :
Ngày 8/4/1975, Trung úy phi công Nguyễn Thành Trung, đảng viên Đảng Cộng sản Việt
Nam hoạt động bí mật trong Không lực Việt Nam Cộng hòa, nhận lệnh lái chiếc F5E chở
theo 4 quả bom MK82 loại 227kg, xuất phát từ sân bay Biên Hòa để yểm trợ cho một
cuộc hành quân tại Phan Thiết. Nguyễn Thành Trung đã đánh lạc hướng đài kiểm soát,
bay về Sài Gòn thả hai quả bom xuống Dinh Độc Lập. Vụ ném bom đã làm hư sân đáp
máy bay trực thăng và cầu thang trung tâm. Ngay sau đó những phần hư đã được phúc hồi
như cũ.

[17]


Hai khoanh tròn đỏ cũng như mảnh bom còn sót lại ghi nhớ vụ ném bom ngày 8/4/1975 của phi
công Nguyễn Thành Trung.

11 giờ 30 ngày 30/4/1975, tại cột cờ phía trước Trung úy Bùi Quang Thận hạ lá cờ của
Chính thể Việt Nam Cộng hòa và kéo lên lá cờ của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng
hòa miềm Nam Việt Nam.

[18]


Dừng chân ăn trưa tại nhà hàng Tàu Đông Dương
(Indochina Junk)- tại Bến Bạch Đằng.

Lộ trình từ Dinh Độc Lập đến Nhà hàng tàu Đông Dương : đường Nam Kỳ Khởi
Nghĩa – đường Hàm Nghi – cầu Khánh Hội – đường Nguyễn Tất Thành – đường
Đoàn Như Hải – đường Nguyễn Trường Tộ – đường Nguyễn Tất Thành.( vì ngược
chiều nên đi đường vòng ).

Bảo Tàng Chứng Tích Chiến Tranh

Địa chỉ : số 28 đường Võ Văn Tần, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
Lịch sử hình thành :
Địa điểm nơi này thời nhà Nguyễn là vị trí của chùa Khải Tường, một ngôi chùa do
vua Nguyễn Thế Tổ (niên hiệu Gia Long) truyền dựng lên để đánh dấu nơi sinh của hoàng
tử Nguyễn Phúc Đảm (tức vua Thánh Tổ, niên hiệu Minh Mạng sau này). Sang thời Pháp
thuộc, năm 1880 chính quyền thực dân cho phá bỏ chùa. và xây biệt thự lên trên, mang số
28 đường Testard
Vào thập niên 1930 địa chỉ này là văn phòng luật sư rồi được nữ bác sĩ Henriette
Bùi mướn lại làm dưỡng đường sản phụ khoa năm1940. Chính quyền Pháp trưng dụng
[19]


biệt thự rồi sau chuyển nhượng lại cho Viện Đại học Sài Gòn làm trụ sở cho Trường Đại
học Y khoa Sài Gòn năm 1947.
Bảo tàng này được thành lập ngày 4 tháng 9 năm 1975 với tên gọi "Nhà trưng bày tội ác
Mỹ-ngụy". Ngày 10 tháng 11 năm 1990 đổi tên thành "Nhà trưng bày tội ác chiến tranh
xâm lược". Đến ngày 4 tháng 7 năm 1995 (một tuần trước khi Tổng thống Hoa Kỳ Bill
Clintontuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam), bảo tàng này lại đổi
tên thành "Bảo tàng Chứng tích chiến tranh" như ngày nay.
Nội Dung và Các Hiện Vật Trưng Bày
Bảo tàng chứng tích chiến tranh gồm 2 phần: khu trưng bày ngoài trời và trong nhà. Ngay
từ cổng vào là khu trưng bày các loại vũ khí, các phương tiện quân sự của Mỹ gồm các
loại máy bay phản lực, máy bay trinh sát, máy bay lên thẳng đổ bộ quân, các loại xe tăng,

đạn pháo, bom mìn.

Năm 1965 Sư đoàn Kỵ binh bay số 1 của Hoa Kỳ sang Việt Nam tham chiến đã biên chế
1 tiểu đoàn lính Mỹ sử dụng máy bay Chinook. Máy bay Chinook vận chuyển đại bác lên
các điểm đóng quân trên cao và đảm bảo cung cấp đạn dược cho các khẩu đại bác này.
Máy bay còn có khả năng tiếp nhiên liệu trên không.

[20]


Xe tăng chiến đấu chủ lực. Trọng lượng: 47,2 tấn. Tốc độ tối đa: 48km/ giờ. Trang bị
pháo 90mm, súng máy song song 7,62mm, súng máy tháp pháo cỡ 50, hệ thống kiểm tra
hỏa lực hồng ngoại và đèn chiếu sáng xênon. Quân đội Mỹ sử dụng 370 xe tăng M.48 ở
Việt Nam vào tháng 7/1969.

Khu trưng bày trong nhà với xem. hơn 15 nghìn hiện vật, hình ảnh cùng hàng nghìn mét
phim tư liệu về 2 thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, về chiến tranh biên giới
Tây Nam, cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc. Những hình ảnh tư liệu trong chiến
tranh, điển hình như các vụ tàn sát dân thường, hình ảnh rải chất độc hóa học ở miền
Nam, ném bom rải thảm phá hoại miền Bắc, các hiện vật như mô hình nhà tù “chuồng
cọp”, máy chém, các dụng cụ tra tấn…. thực sự gây ấn tượng, xúc động mạnh cho người
"Chuồng cọp" là một kiểu trại giam đặc biệt do người Pháp xây dựng ở Côn Đảo từ năm
1940 để giam giữ những người Việt Nam yêu nước. Tại đây cai ngục đã áp dụng các hình
thức tra tấn dã man. Mùa nóng tù nhân bị nhốt từ 5 đến 14 người, ngược lại mùa lạnh thì
nhốt thưa từ 1 đến 2 người. Chân người tù luôn bị còng vào cây quyện sắt hay còng ràng
hoặc còng số 8. Ăn uống, tắm giặt, tiểu tiện, nằm ngủ cũng trong phạm vi ấy. Chế độ ăn
uống trong "Chuồng cọp" rất tồi tệ, sức khỏe tù nhân suy sụp rất nhanh. Không 1 ngăn
chuồng cọp nào là không có tù nhân hy sinh do sự đàn áp, đánh đập dã man, do thiếu dinh
dưỡng trầm trọng, do bệnh tật không được chữa trị.


[21]


Máy Chém :
Thực dân Pháp đưa máy chém sang Việt Nam để đàn áp các cuộc kháng chiến giành độc
lập dân tộc vào đầu thế kỷ 20. Sau Hiệp định Genève, chính quyền Sài gòn cũ đã đưa máy
chém này đi khắp các tỉnh ở miền Nam để hành quyết những người yêu nước.
Nạn nhân của chế độ lao tù từ thời Ngô Đình Diệm đến Nguyễn Văn Thiệu : trên 200 nhà
tù đã được dựng lên nhằm đàn áp những người Việt Nam yêu nước.

[22]


Anh Lê Văn Trí, 27 tuổi sau mười năm bị giam cầm nghiệt ngã tại Côn Đảo, khi trở về
chỉ còn da bọc xương.
[23]


.

Do ăn uống, thuốc men thiếu thốn, không được vận động, lại còn bị hành hạ tinh thần
lẫn thể xác nên các chiến sĩ yêu nước khi thoát khỏi ngục tù đã không còn đi được nữa
Bảo tàng còn phản ánh rõ nét hậu quả, số lượng chất độc dioxin mà mỹ đã rải xuống Việt
Nam.
Chiến dịch phun hoá chất khai quang của không quân Mỹ xuống Việt Nam diễn ra từ năm
1962 đến 1971, có mật danh Ranch Hand. Chất này, thường được gọi là chất da cam, có
chứa dioxin, độc tố kinh khủng nhất mà con người biết đến. Trong 9 năm tiến hành Chiến
dịch Ranch Hand, Mỹ phun tổng cộng khoảng 19 triệu gallon chất diệt lá (tương đương
68.000 m³) xuống 20% diện tích rừng nhiệt đới và 36% khu rừng đước ở miền nam Việt
Nam. Có 11 triệu gallon trong số này là chất độc Da cam. Hậu quả của chất độc da cam sẽ

dẫn tới việc sinh con quái thai, hoặc thai nhi chết ngay khi sinh và những khiếm khuyết
cơ thể của trẻ sơ sinh.

[24]


Hậu quả nặng nề từ chất độc da cam

[25]


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×