Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

bài vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết thực tiễn : bạo lực học đường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.1 KB, 5 trang )

BÀI DỰ THI
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC
TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH
1.Tên tình huống : Tình trạng bạo lực học đường đang diễn ra rất nóng ở trên thế giới ở tất cả
các cấp học và lớp học khác nhau và một số năm trở lại đây thì bạo lực không chỉ xảy ra ở nam
sinh mà hiện nay còn gia tăng ở nữ sinh vấn đề nhức nhối đó không những gây ảnh hưởng đến
bản thân mà còn làm ảnh hưởng đến gia đình,nhà trường và xã hội.Vì vậy, đây là vấn đề bức
thiết trong xã hội cần được giải quyết và giải pháp khắc phục tình trạng trên.

(Nguồn:hình ảnh bạo lực học đường trền internet)

2.Mục tiêu giải quyết tình huống: Để đưa ra cái nhìn một cách chân thật và đánh giá vấn đề
một cách khách quan nhất về vấn đề bạo lực học đường ở nữ sinh hiện nay ở các cấp học và củng
như ở trường THPT Nguyễn Thái Bình (Lâm Đồng).Từ đó đưa ra giải pháp đúng đắn nhất nhằm
chấm dứt hiện tượng xấu ở thế hệ trẻ đặt biệt là ở nữ sinh,nâng cao nhận thức về hành động và ý
thức của học sinh trong nhà trường.Góp phần giáo dục đến mỗi học sinh phải tự ý thức được
hành vi của bản thân.
3.Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống:
Phân tích về thực trạng,nguyên nhân,hậu quả về vấn đề bạo lực học đường ở nữ sinh hiện nay và
giải pháp khắc phục tình trạng trên.
4. Giai pháp giải quyết tình huống:
Giáo dục công dân : rèn luyện đạo đức học sinh
Toán: Thống kê
Sinh học : Tâm sinh lý của giới trẻ
Tin học : soạn thảo văn bản
Ngữ văn : sử dụng từ ngữ chính xác,vận dụng các biện pháp nghệ thuật,biện pháp tu từ,so sánh
liên tưởng …
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống :
a.Thuyết minh về mặt lý thuyết :
- Khái niệm về bạo lực học đường:bạo lực học đường là những hành vi cố ý, sử dụng vũ lực hoặc
quyền lực của học sinh hoặc giáo viên đối với những học sinh, giáo viên hoặc những người khác


và ngược lại. Đó có thể là những hành vi bạo lực về thể xác, bạo lực về tinh thần, bạo lực về tình
dục, bạo lực ngôn ngữ, những bắt ép về tài chính hoặc những hành vi khác có thể gây ra nhưng
tổn thương về mặt tinh thần hoặc thể xác cho người bị hại.

(Nguồn:hình ảnh về bạo lực học đường trên internet)

b. Thuyết minh về mặt thực tiễn


(Nguồn:hình ảnh bảo lực học đường trên internet)

*Thực trạng bạo lực học đường hiện nay:
Trong những năm gần đây,bạo lực học đường là một vấn đề nhức nhối đối với nền giáo dục Việt
Nam.Hiện tượng học sinh đánh nhau là một hiện tượng không mới ,nhưng nhửng biểu hiện đánh
nhau của học sinh ở một số trường của một số địa phương trong thời gian gần đây đã bộc lộ
những tình chất nguy hiểm và nghiêm trọng.Điển hình là các vụ học sinh dùng hung khí đánh
nhau trong nhà trường,học sinh nữ đánh nhau hội đồng,làm nhục bạn gây hiệu quả nghiêm trọng
và bức xúc trong dư luận xã hội.
- Theo số liệu thống kê thì trong thời gian gần đây của cả nước (số liệu thống kê về bạo lực học đường
ở Việt Nam), dư luận không khỏi có những bức xúc trước những cảnh bạo lực diễn ra trong môi
trường giáo dục.Tại Việt Nam,số liệu được Bộ Giáo dục và đào tạo (GD- ĐT) đưa ra gần đây
nhất, trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và
ngoài trường học (khoảng 5 vụ/ngày).Cũng theo thống kê của Bộ GD-ĐT,cứ khoảng trên 5.200
học sinh (HS) thì có một vụ đánh nhau;cứ hơn 11.000 HS thì có một em bị buộc thôi học vì đánh
nhau; cứ 9 trường thì có một trường có học sinh đánh nhau. Đáng lo ngại hơn, theo thống kê của
Bộ Công An mỗi tháng có hơn 1.000 thanh thiếu niên phạm tội. Trước kia: tội phạm giết người
trong độ tuổi từ 30 đến dưới 45 chiếm số lượng cao nhất. Bây giờ giảm còn 34% so với 41%
của độ tuổi 18 đến dưới 30 (độ tuổi từ 14 đến dưới 18 chiếm đến 17%).
- Theo thống kê về tình hình học sinh vi phạm phòng,chống bạo lực học đường của trường THPT
Nguyễn Thái Bình 5 năm (2010-2015) thì toàn trường xảy ra 7 vụ việc học sinh gây gỗ đánh

nhau trong đó có 32 học sinh ( bao gồm cả nam và nữ) vi phạm,trong số đó có 9 HS buộc thôi
học có thời hạn vì đánh nhau.
*Nguyên nhân bạo lực học đường:
- Sự bức xúc của cá nhân khi không nhận được điều mà cá nhân muốn và những điều mà cá
nhân kỳ vọng nhưng không đạt được; sự khiêu khích của một cá nhân khi cố ý khơi dậy cảm xúc
hung tính nơi người khác bằng những hành vi hay thái độ xấu; những cử chỉ và nhận xét mang
nội dung hạ nhục. Đặc biệt là đối với học sinh với sự thay đổi nhanh mạnh về mặt thể chất nhưng


không cân đối do đó trong tâm lí có những nét bất ổn, đôi lúc là bốc đồng và không kiểm soát
được hành vi bản thân.
-Tác động của văn hóa: truyền thông đại chúng (phim ảnh bạo lực, …), game hành động.
Đây là một trong những nguyên nhân có ảnh hưởng tương đối lớn tới hành vi bạo lực của học
sinh hiện nay.
*Hậu quả để lại:
- Ảnh hưởng đến bản thân học sinh:
Cả nạn nhân lẫn kẻ thực hiện hành vi bạo lực đều có hậu quả không hay. Trong nhiều vụ bạo lực
được nói tới, không ít những vụ bạo lực đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng về mặt thể xác
lẫn tinh thần.
Những hậu quả mà bạo lực học đường gây ra kể cả thể xác hay tinh thần cũng đều trực tiếp ảnh
hưởng đến công việc học tập cũng như tương lai của học sinh nếu không được can thiệp kịp thời.
Với những ảnh hưởng về mặt sức khỏe cùng với tâm lý lo lắng, căng thẳng, sợ hãi, học sinh
không thể học tập với kết quả tốt nhất có thể. Thậm chí, sự căng thẳng quá mức về mặt tâm lý có
thể buộc học sinh kết thúc việc học của mình, hoặc cũng có thể vì gây ra hành vi bạo lực mà học
sinh phải nhận kỷ luật đuổi học. Đặc biệt, những học sinh có hành vi bạo lực, lạm dụng quyền
hành từ khi còn nhỏ, khi lớn lên có thể mắc phải những hành vi tội ác nhiều hơn những người
khác.
Nhưng có một nguyên nhân khá quan trọng liên quan đến đặc điểm tâm lý lứa tuổi của HS hiện
nay. Họ đang trong giai đoạn hình thành, phát triển tâm lý và thể chất cho nên luôn hiếu động và
tìm mọi cách thể hiện cái tôi bản thân. Và khi phải chịu nhiều áp lực căng thẳng gây nên những

rắc rối trong đời sống tâm lý, nếu không nhận được sự khuyên bảo, chỉnh đốn kịp thời thì dễ rơi
vào những hành động quá khích, khó kiểm soát.
- Ảnh hưởng đến gia đình
Những hành vi bạo lực học đường của học sinh sẽ không thể làm cho các bậc phụ huynh vừa
lòng.Điều đó đồng nghĩa với việc họ gieo thêm vào đứa con của mình nỗi bực tức và làm nảy
sinh mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái. Không khí gia đình sẽ trở nên căng thẳng hơn nếu như
cha mẹ cứ đổ lỗi cho nhau về việc quản lý và giáo dục con.Đó là chưa kể, gần đây có những vụ
bạo lực học đường đã dẫn tới những cái chết thương tâm của những bạn học sinh vô tội. Nỗi đau
đó đối với bất cứ gia đình nào cũng không thể bù đắp được.Trước thực trạng bạo lực học đường
trở nên nghiêm trọng thì sự lo lắng của các bậc phụ huynh càng được đẩy lên cao. Không chỉ lo
lắng cho việc học mà còn lo lắng cho sự an toàn của con cái, lo lắng cho tương lai và cả tính
mạng của con mình
- Ảnh hưởng đến nhà trường
Hành vi bạo lực không chỉ tác động xấu đến nạn nhân mà còn khiến không khí trường học trở
nên nặng nề, căng thẳng với nỗi sợ hãi, bất an luôn bao trùm mà còngây ra những tổn thương thể
chất hoặc tâm lý cho nạn nhân, và gây ảnh hưởng xấu đến môi trường học tập chung vì các bạn
học sinh không cảm nhận được sự an toàn ngay trong chính ngôi trường của mình. Đã có không
ít học sinh từ chối đến trường vì sợ bị bạn bè trêu chọc, đánh đập. Điều đó cho thấy môi trường
nhà trường không còn tính lành mạnh, sự hấp dẫn và là nỗi sợ hãi của học sinh.Ngoài ra, những
hành vi bạo lực học đường của học sinh sẽ làm ảnh hưởng đến thành tích thi đua của lớp, của
trường và ảnh hưởng đến danh tiếng của nhà trường cũng như các thầy cô. Cũng không quên nói
tới những hành vi bạo lực của giáo viên làm cho môi trường giáo dục ở nhà trường mất đi tính
quy phạm, uy tín, danh dự người giáo viên bị hạ thấp và tất nhiên hiệu quả dạy học sẽ không thể


đạt được như mong đợi. Đó là chưa kể, những hành vi bạo lực của giáo viên có thể làm cho học
sinh có cảm giác lo lắng và sợ hãi khi đến tiết học của mình.
- Ảnh hưởng đến xã hội
Kể từ khi đất nước chuyển hướng theo cơ chế kinh tế thị trường, cùng với đó là xu thế toàn cầu
hóa, đất nước mở cửa hội nhập thì những nét văn hóa truyền thống đã dần thay đổi. Những chuẩn

mực đạo đức quý giá của dân tộc đã dần bị phai nhạt, thay vào đó là những nét văn hóa hiện đại,
lai căng. Sự tiếp biến văn hóa là điều không thể tránh khỏi, những nét văn hóa không phù hợp du
nhập vào và làm lu mờ những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp là những điều không nên. Giờ
đây, có những học trò ngang nhiên cãi lại thầy, thậm chí đánh thầy ngay trên bục giảng đến mức
ngất xỉu; bạn bè đánh đấm, đâm chém nhau xảy ra khá thường xuyên. Chính những hành động ấy
đã càng làm lu mờ những nét văn hóa truyền thống của xã hội, thể hiện một sự suy đồi về mặt
đạo đức và sự sai lệch về mặt hành vi một cách đáng báo động
Cùng với những ảnh hưởng tới văn hóa truyền thống của xã hội thì hành vi bạo lực chốn học
đường cũng đã là một phần không nhỏ làm mất trật tự xã hội.Một khi những vụ bạo lực học
đường diễn ra thì nó đã làm cho môi trường xã hội không còn tính lành mạnh, nếu không có
những biện pháp ngăn chặn thì sự “ô nhiễm môi trường xã hội” này sẽ ngày càng lan rộng và ảnh
hưởng đến đời sống, văn hóa xã hội của cả một quốc gia.
=> Có thể thấy rằng hậu quả của hành vi bạo lực học đường đang ngày càng hiển hiện trong đời
sống tâm lý của học sinh, của gia đình, của nhà trường và xã hội, nó là hồi chuông cảnh báo cho
những ai thực sự quan tâm đến thế hệ trẻ và tương lai của đất nước, sẽ còn tốn nhiều thời gian,
công sức, của cải để chúng ta giải quyết vấn nạn bạo lực học đường. Tuy nhiên, để làm được
điều đó cần phải có nhận thức đúng đắn về vấn đề bạo lực học đường, một quyết tâm cao độ
đánh tan vấn nạn bạo lực học đường, của toàn ngành giáo dục, của các cấp liên ngành, của các
lực lượng liên quan, của gia đình, nhà trường, của giáo viên và học sinh.

*Biện pháp để giải quyết vấn đề bạo lực học đường:
- Đối với nhà trường: Cần có thái độ kiên quyết xử lý các hành vi mang tính bạo lực; Đẩy mạnh
phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, xây dựng văn hóa ứng
xử, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh; làm tốt công tác phối hợp gia đình-nhà trường – xã hội.
Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc chương trình môn giáo dục công dân đồng thời chú trọng giáo dục
pháp luật thông qua lồng ghép, tích hợp vào một số môn học chính khoá và các hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp.
- Đối với các cơ quan giáo dục trung ương và địa phương: Nhân rộng mô hình phòng tư vấn tâm
lý cho hoc sinh; đổi mới công tác thi đua, khen thưởng nhấn mạnh tiêu chí trường học đảm bảo
an toàn

- Đối với chính quyền địa phương: Đổi mới và thường xuyên thực hiện công tác tuyên truyền,
nâng cao ý thức trách nhiệm, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các biểu hiện, hành vi bạo lực diễn
ra trong xã hội và gia đình; Quản lý tốt thanh thiếu niên trên địa bàn, đặc biệt là những đối tượng
bỏ học và chưa có việc làm ổn định


- Đối với các tổ chức đoàn thể: Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cần phát huy vai trò
trong giáo dục, định hướng lối sống lành mạnh cho thanh thiếu niên; Có hình thức quan tâm cụ
thể đến các em có hoàn cảnh đặc biệt như cha mẹ ly hôn, gia đình thường xuyên có bạo lực…
Đối với gia đình học sinh: Phối hợp với nhà trường trong chăm sóc, giáo dục con; Luôn quan
tâm chăm sóc, động viên con kịp thời, tránh phó mặc cho nhà trường.
6.Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống

(Nguồn:hình ảnh đoàn kết là sức mạnh trên internet)
Việc kết hợp các kiến thức liên môn để giải quyết tình huống bạo lực học đường đã giúp hiểu
rõ hơn về tác hại của bạo lực học đường và hậu quả để lại rất nghiêm trọng. Với những nạn nhân
là nỗi đau về thể xác và tinh thần. Với gia đình là không khí căng thẳng, là sự đau đớn khi con
cái bị thương tích, thậm chí mất mạng. Với trường học là cảm giác nặng nề, bất an luôn bao
trùm. Với xã hội là sự lệch lạc của những quy chuẩn đạo đức, an ninh trật tự, an toàn xã hội bị đe
dọa.Từ tác động xấu của một xã hội bên ngoài đầy phức tạp tới sự buông lỏng trong quản lý của
gia đình; từ ảnh hưởng độc hại của phim ảnh, văn hóa phẩm ngoài luồng đến thiếu hụt những
kiến thức kỹ năng sống cần thiết.
Vì vậy trong mỗi chúng ta cần phải có lòng khoan dung tha thứ cho bạn bè mình để hiểu,tôn
trọng và thông cảm cho nhau. Từ đó, các bạn sẽ thấy được khuyết điểm của mình và sửa chữa để
hoàn thiện mình hơn
Tuy nhiên, để sớm làm được điều đó, cần có nhận thức sâu sắc, đúng đắn cũng như quyết tâm
cao độ đẩy lùi bạo lực học đường của toàn ngành giáo dục, của các cấp liên ngành, của gia đình,
nhà trường, của giáo viên và chính mỗi học sinh chúng ta.




×