Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP MÔI TRƯỜNG: Tìm hiểu quy trình Lập Báo cáo giám sát môi trường cho công ty cổ phần BETTER RESIN 6 tháng cuối năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (382.81 KB, 42 trang )

MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC SƠ ĐỒ


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

+ CTNH

: chất thải nguy hại.

+ QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam.

+ TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam.

+ TT- BTNMT

: Thông tư- Bộ tài nguyên môi trường

+ NĐ- CP

: Nghị định chính phủ.

+ QĐ- BYT



: Quyết định bộ y tế.


NHẬT KÝ THỰC TẬP
Thời gian

Nội dung thực tập

Tuần 1

Tìm hiểu công ty và cơ cấu tổ chức bộ máy (lịch sử hình
thành, thăm quan công ty…)
Nghe hướng dẫn, phân công công việc.

Tuần 2

Định hướng chuyên đề thực tập.
Tìm hiểu các tài liệu liên quan đến quá trình thực tập.

Tuần 3

Tham khảo tài liệu.
Làm theo hướng dẫn của các anh (chị) trong công ty.

Tuần 4

Tham khảo tài liệu.

Tuần 5


Xin ý kiến của cán bộ hướng dẫn và giải quyết các thắc
mắc

Tuần 6

Tổng hợp kết quả dữ liệu thu thập được và làm báo cáo
thực tập

Tuần 7

Hoàn thành báo cáo sau khi được được góp ý và chỉnh
sửa.
Kết thúc quá trình thực tập.
Xin dấu xác nhận.


LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ThS. Nguyễn Xuân Lan – giảng viên
trường Đại học Tài và nguyên môi trường Hà Nội đã tận tình giúp đỡ, hướng
dẫn em trong suốt thời gian thực tập.
Và gửi lời cảm ơn đến anh (chị), công nhân viên công ty TNHH MTV Môi
trường Hải Hoàn Cầu, đặc biệt là GĐ Trương Trọng Hải đã tạo điều kiện để tôi
học tập, nghiên cứu trong quá trình thực tập.
Với sự giúp đỡ tận tình em hoàn thành báo cáo thực tập.
Báo cáo còn nhiều thiếu sót, mong các thầy cô đóng góp ý kiến để bài báo
cáo hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội ,ngày 18 tháng 04 năm 2015


Sinh viên

Nguyễn Thị Vân


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, đạt được những thành tựu
to lớn thúc đẩy tiến trình phát triển của Việt Nam. Bên cạnh những mặt tích cực
là những vấn đề tiêu cực nảy sinh: ô nhiễm môi trường, phát thải khí độc hại,
làm mất cân bằng hệ sinh thái,…đặc biệt trái đất đang phải đối mặt với hiện
tượng nóng lên ảnh hưởng tới nền kinh tế, chất lượng cuộc sống và sự phát triển
bền vững.
Xuất phát từ thực tế cùng với mong muốn học hỏi tìm hiểu của bản thân,
kết hợp quá trình học tập với thực tế tôi đã chọn Công ty TNHH MTV Môi
trường Hải Hoàn Cầu là nơi thực tập.
Với sự hướng dẫn của Cô Nguyễn Xuân Lan cùng với quá trình tìm hiểu
và sự giúp đỡ của cán bộ công nhân viên trong công ty, tôi chọn Tìm hiểu quy
trình Lập Báo cáo giám sát môi trường cho công ty cổ phần BETTER
RESIN 6 tháng cuối năm 2014 làm đề tài thực tập của mình.

2. Đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu
- Đối tượng: Công ty cổ phần BETTER RESIN
- Phạm vi:
+ Địa điểm: Công ty TNHH MTV Môi trường Hải Hoàn Cầu
Địa chỉ: 220/97/31 khu phố 3, phường Phú Lợi, Thủ Dầu Một, Bình Dương
Phone: 0983511687 - 0650.653.7752
+ Thời gian tiến hành: từ ngày 2 tháng 3 năm 2015 đến ngày 24 tháng 4
năm 2015
- Phương pháp nghiên cứu: thu thập số liệu (từ tài liệu tham khảo và từ

thực nghiệm)

1


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP
CÔNG TY TNHH MTV MÔI TRƯỜNG HẢI HOÀN CẦU
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH MTV Hải Hoàn
Cầu
Tên công ty: Công ty TNHH MTV Môi Trường Hải Hoàn Cầu
Giám đốc : Trương Trọng Hải
Năm thành lập : 2010
Địa chỉ: 220/97/31 Khu Phố 3, phường Phú Lợi, Tx.Thủ Dầu Một, Bình Dương
Điện thoại : 0650.653.7752
Fax : 0650.653.7752
Email :
Website : haihoancau.yell.vn
Loại công ty : TNHH Một Thành Viên
Giấy phép kinh doanh số: 37011792817
Lĩnh vực hoạt động:
+ Tư vấn thiết kế xây dựng hệ thống xử lý nước thải, nước cấp
+ Cung cấp hệ thống , máy móc thiết bị xử lý nước thải
+ Cung cấp hóa chất xử lý nước thải
+ Tư vấn lập cam kết môi trường , báo cám giám sát môi trường
+ Tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
+ Tư vấn lập hồ sơ khai thác nước ngầm
+ Lập hồ sơ sơ xả nước thải vào nguồn tiếp nhận
+ Tư vấn lập hồ sơ đăng kí chủ nguồn chất thải nguy hại
+ Lập đề án bảo vệ môi trường
+ Lập báo cáo giám sát môi trường định kì


2


Hình 1.1: Vị trí công ty TNHH môi trường Hải Hoàn Cầu
1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh và sơ đồ tổ chức của công ty
TNHH MTV Môi Trường Hải Hoàn Cầu
1.2.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất
- Công ty TNHH MTV Môi Trường Hải Hoàn Cầu là công ty chuyên về
lĩnh vực xử lý nước thải cho các công trình công cộng, khu dân cư, khu công
nghiệp, thương mại, các khu cao ốc, resort, khách sạn…
- Tư vấn thiết kế xây dựng hệ thống xử lý nước thải, nước cấp. Với đội
ngũ cán bộ nhân viên nhiều năm kinh nghiệm đã đang vận hành các nhà máy xử
lý nước cho các công ty nước ngoài ( Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan…) tại
các khu công nghiệp Long Thành, Nhơn Trạch (Đồng Nai), khu công nghiệp
Việt Hương I, II, khu công nghiệp Sóng Thần ( Bình Dương), xây dựng và vận
hành hệ thống xử lý nước thải cho các đơn vị có nhu cầu.
- Cung cấp hệ thống, máy móc, thiết bị xử lý nước thải: máy lọc ép khung
bàn, máy lọc ép băng tải, bơm các loại (bơm nước, bơm hóa chất…), bồn phản
ứng, bồn chứa hóa chất…
- Cung cấp hóa chất xử lý nước thải ( Polymer, chất khử màu, PAC, các
chất dinh dưỡng dùng trong nuôi cấy vi sinh, cám, rỉ đường, ure, DAP…)
3


- Công ty cung cấp các loại sản phẩm liên quan đến bảo vệ môi trường.
- Tư vấn lập cam kết môi trường, báo cáo giám sát môi trường.
- Tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.
- Tư vấn lập hồ sơ khai thác nước ngầm.
- Lập hồ sơ xả nước thải vào nguồn tiếp nhận.

- Tư vấn lập hồ sơ đăng kí chủ nguồn CTNH.
- Lập đề án bảo vệ môi trường.
- Lập báo cáo giám sát môi trường định kì.
1.2.2: Sơ đồ tổ chức
Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức của công ty

Giám đốc

Phòng

Phòng

Phòng

thiết kế và

kinh

kế

kỹ thuật

doanh

toán

*Công ty TNHH MTV Môi trường Hải Hoàn Cầu gồm 1 giám đốc và 3
phòng:
- Giám đốc Trương Trọng Hải
- Phòng thiết kế và kỹ thuật: chuyên công việc thiết kế công trình xử lý,

thi công các công trình và làm các đề án hồ sơ.
- Phòng kinh doanh: chuyên tìm kiếm khách hàng, báo giá các đề án, hồ
sơ, công trình.
- Phòng kế toán: chuyên quyết toán thu chi, sổ sách cho công ty.

Hình 1.3: Sơ đồ tổ chức của bộ phận

Phòng thiết kế và kỹ
thuật
Nhân viên thiết kế, vận hành

4

Nhân viên kỹ thuật, xây


- Phòng thiết kế và kỹ thuật: chuyên công việc thiết kế công trình xử lý, thi
công các công trình và làm đề án, hồ sơ.
*Mối liên hệ gữa các bộ phận trong công ty
- Tất cả các bộ phận trong công ty đều có sự thống nhất và quan hệ chặt
chẽ với nhau, giúp đỡ nhau trong quá trình hoàn thành công việc. Nếu một bộ
phận gặp sự cố thì sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của công ty.
1.3.Các quy định chung trong lao động của công ty
- Chế độ làm việc:
+ Thời gian làm việc: 8h/ ngày
+ Trang phục: Theo đúng quy định của công ty ( áo sơ mi,quần tây đóng
thùng)
-Quyền lợi của nhân viên :
+ Chế độ nghỉ ngơi: Theo đung quy định của luật lao động hiện hành của
Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

+ Hình thức trả lương: Tiền mặt, có phụ cấp, trả lương vào ngày 25 hàng
tháng.
+ Tiền thưởng: Theo năng lực làm iệc của mỗi người, được thưởng lương
vào các ngày lễ, tết…
+ Chế độ tăng lương theo năng lực làm việc.
+ Có bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế theo quy định của nhà nước .
+ Được sắp xếp và đào tạo thêm chuyên môn theo nhu cầu công việc của
công ty.

5


-Nghĩa vụ và trách nhiệm:
+ Tuân thủ các quy định chung
+ Giữ phép lịch sự, thái độ hòa nhã với đồng nghiệp và khách hàng.
+ Hoàn thành tốt công việc đã giao.
+ Chấp hành tốt các quy định kinh doanh- sản xuất, nội quy kỷ luật lao
động, an toàn lao động.
+ Giữ gìn và bảo vệ tài khoản chung của công ty.
+ Giữ bí mật công nghệ, kỹ thuật, hồ sơ cho công ty.
-Quy định về phòng cháy chữa cháy:
+ Được trang bị đầy đủ, mỗi phòng có bình chữa cháy, được bố trí hợp lý ,
thuận tiện cho việc sử dụng khi có sự cố xảy ra trong công ty.
+ Các thiết bị phải bỏ gọn gàng, tránh xa những nguồn dễ cháy để tránh
các sự cố cháy nổ.
+ Khi kết thúc ngày làm việc phải tắt tất cả nguồn điện để tránh các sự cố
cháy nổ.
+ Thường xuyên kiểm tra các thiết bị cháy nổ để phát hiện kịp thời và sửa chữa.
-Nội quy và an toàn lao động của công ty:
+ Đi làm đúng giờ.

+ Mặc đồng phục đúng quy cách .
+ Cấm không được hút thuốc trong khuôn viên công ty, đây là nơi chứa
vật dễ cháy nổ.
+ Trang bị đầy đủ các dụng cụ bảo hộ đảm bảo an toàn cho hoạt động sản xuất.
+ Mỗi phòng phải tuân thủ đúng nội quy của công ty đã giao để đảm bảo
an toàn là trên hết.
+ Đeo gang tay khi tiếp xúc với những mối nguy hiểm như khi vận hành
máy móc, cũng như lúc sửa chữa.
+ Trang bị các thiết bị bảo vệ mắt và mặt như kính bảo hộ, kính che mặt
khi thực hiện những công việc có thể gây nhức mắt, có bụi hoạc hóa chất bắn
vào mắt và mặt.
+ Mũ bảo hiểm được sử dụng trong khu vực mà ở đó có nguy cơ vật trên
cao rơi xuống.

6


CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU QUY TRÌNH THỰC HIỆN BÁO CÁO GIÁM
SÁT MÔI TRƯỜNG CHO CÔNG TY CỔ PHẦN BETTER RISIN

2.1. Tìm hiểu quy trình thực hiện báo cáo giám sát môi trường
2.2.1. Báo cáo giám sát môi trường
- Khái niệm: Theo thông tư 05/2008/TT-BTNMT quy định chương trình
giám sát môi trường là kết quả quan trắc số liệu.
- Báo cáo giám sát môi trường định kỳ: là loại văn bản mà các doanh
nghiệp phải thực hiện theo quy định của pháp luật trong quá trình hoạt động.
* Những ai cần lập báo cáo giám sát môi trường
- Công ty môi trường, các khu chế xuất- sản xuất, kinh doanh, thương mại,
dịch vụ
- Các doanh nghiệp có quy mô lớn, vừa và nhỏ

- Các doanh nghiệp hay cá thể hoạt động trong lĩnh vực sản xuất- chế biến
* Đối tượng lập báo cáo giám sát môi trường:
- Theo quy định của nhà nước, tất cả các cơ sở sản xuất, khu công nghiệp,
khu dân cư , thương mại, nhà xưởng,…đã có giấy chứng nhận cam kết bảo vệ
môi trường, giấy phê duyệt ĐTM. Các doanh nghiệp đã đi vào hoạt động trong
các ngành kinh doanh đều phải hực hiện báo cáo giám sát môi trường định kỳ 3
tháng/ 1 lần đối với các cơ sở thuộc danh sách phải dời đi do ô nhiễm môi
trường và các cơ sở được xác định gây ô nhiễm môi trường nhung chưa khắc
phục ô nhiễm, 6 tháng/ 1 lần đối với các cơ sở không thuộc 2 đối tượng trên
( hoặc theo yêu cầu của từng địa phương).
* Mục đích lập báo cáo giám sát môi trường
- Giúp cơ quan nhà nước tho dõi giám sát môi trường của mỗi công ty,
đánh giá tác động ảnh hưởng để ngăn chặn những vấn đề ô nhiễm, xây dựng các
biện pháp giảm thiểu và đưa ra các giải pháp xử lý môi trường thích hợp.
* Mô tả công việc của lập báo cáo giám sát môi trường:
- Khảo sát, thu tập số liệu về hiện trạng môi trường xung quanh khu vực
dự án.
7


- Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án: khí thải, nước thải, tiếng ồn,
các chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án…
- Lấy mẫu.
- Đánh giá chất lượng môi trường.
- Đánh giá tác động từng nguồn ô nhiễm.
- Đề xuất các phương án xử lý, thu gom.
- Trình nộp báo cáo lên các cơ quan chức năng.
2.2.2. Cơ sở pháp lý
- Luật BVMT 2014
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP của chính phủ về việc quy định chi tiết và

hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BVMT.
- Nghị định 21/2008/NĐ-CP của chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định 80/2006/NĐ-CP.
- Nghị định 29/2011/NĐ-CP Quy định về đánh giá môi trường chiến lược,
đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.
- Thông tư số 08/2009/TT-BTNMT quy định quản lý và bỏa vệ môi
trường khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp.
- Thông tư số 48/2011/TT-BTNMT quy định về việc sửa đổi, bổ sung một
số điều của thông tư 08/2009/TT-BTNMT.
2.2.3. Cấu trúc của một báo cáo giám sát môi trường
* Mở đầu:
- Mục tiêu
- Nội dung
- Tổ chức thực hiện
- Thời gian thực hiện
* Thông tin chung
- Giới thiệu về doanh nghiệp (công ty)
- Địa điểm hoạt động:

8


+ Vị trí, quy mô
+ Đặc điểm, tính chất
+ Thông tin hoạt động sản xuất
+ Xác định loại hình công ty đang hoạt động và công nghệ đang áp dụng,
quy mô hoạt động- công suất hoạt động ( liệt kê danh sách các danh mục thiết
bị, máy móc theo tình trạng hoạt động).
+ Nhu cầu nguyên nhiên liệu: nói rõ nhu cầu về nguyên nhiên liệu phục vụ
cho hoạt động phương thức cung cấp nguyên liệu nhu cầu và nguồn cung cấp

điện nước cho nhà máy.
* Các nguồn gây tác động môi trường:
- Nguồn gây tác động do nước thải
- Nguồn gây tác động do khí thải
- Nguồn gây tác động do chất thải rắn
- Nguồn gây tác động do nhiệt thừa
- Nguồn gây tác động do tiếng ồn
- Các sự cố môi trường
* Công tác bảo vệ môi trường đã thực hiện
- Các biện pháp của công ty nhằm giảm thiểu các nguồn gây tác động môi trường
* Kết quả giám sát môi trường của công ty
- Tiến hành thồng kê, đo đạc, lấy mẫu phân tích các thông số đặc trưng cảu
chất thải và môi trường xung quanh, ghi nhận các kết quả thống kê, đo đạc, phân
tích trong báo cáo.
- Cần phải lưu ý các biện pháp thống kê, đo đạc, lấy mẫu phân tích phải
tuân thủ theo các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành và do các đơn vị có chức năng
đảm nhận.
- Định kỳ đo đạc, lấy mẫu các thông số đặc trưng của chất thải phát sinh từ
quá trình hoạt động của cơ sở ( nước thải, khí thải, chất thải rắn, chất tải nguy hại,
tiếng ồn, độ rung và các chỉ tiêu khác) lấy mẫu phân tích tối thiểu 03 tháng/ lần.

9


* Quy trình lấy mẫu phân tích:
Đối với nước thải:
Hình 2.1: Quy trình lấy mẫu nước thải trước khi xả ra hệ thống thoát công cộng.
Bước1
Chuẩn bị thiết bị dụng cụ chứa mẫu
Bước 2

Xác định vị trí, thời gian và tần suất
lấy mẫu
Bước 3
Súc rửa dụng cụ lấy mẫu
Bước 4
Ghi ký hiệu trên bình chứa mẫu
Bước 5
Lấy mẫu
Bước 6
Đo đạc các thông số ngoài hiện
trường
Bước 7
Ghi phiếu hiện trường
Bước 8
Kiểm tra- bảo quản mẫu- kiểm soát
điều kiện bảo quản
Bước 9
Bảo quản mẫu, kiểm tra thiết bị

10


Đối với khí thải: Lấy mẫu phân tích tại nguồn phát sinh
Bước 1
Chuẩn bị thiết bị
Bước 2
Xác định vị trí, thời gian
Bước 3
Thu mẫu
Bước 4

Ghi phiếu hiện trường

Bước 5
Kiểm tra thiết bị
Hình 2.2. Sơ đồ quy trình lấy mẫu phân tích khí tại các nguồn phát sinh
Đối với chất thải rắn: Thống kê lượng chất thải phát sinh theo tháng, mô
tả biện pháp phân loại, lưu giữ, đính kèm các hợp đồng với đơn vị chức năng có
liên quan trong việc thu gom vận chuyển, xử lý.
* Kết luận và cam kết
+ Nhận xét mức độ ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường xung quanh do quá
trình hoạt động của cơ sở.
+ Nhận xét hiệu quả xử lý ô nhiễm của cơ sở ( các nội dung đạt và không
đạt), nếu không đạt thì phải nêu rõ nguyên nhân.
+ Cam kết khắc phục các nội dung không đạt, biện pháp kắc phục và thời
hạn khắc phục.
+ Cam kết về việc thực hiện và vận hành thường xuyên các biện pháp
giảm thiểu, xử lý chất thải đảm bảo các tiêu chuẩn và quy chuẩn môi trường.

11


+ Cam kết thực hiên các biện pháp bảo vệ môi trường khác theo quy định
hiện hành của pháp luật.
+ Các kiến nghị của cơ sở đối với các cơ quan quản lý nhà nước về môi
trường và các cơ quan chức năng có liên quan.
2.2. Tổng quan về đối tượng nghiên cứu
2.2.1. Thông tin liên lạc
- Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN BETTER RESIN
- Địa chỉ: Đường số 10, KCN Sóng Thần 1, TX. Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
- Điện thoại: (0650) 3742255


Fax: (0650) 3742254

- Người đại diện: Ban Giám Đốc nhà máy
- Ngành nghề: Sản xuất hóa chất cơ bản. Sản xuất các sản phẩm hóa chất
khác chưa được phân vào đâu. Quyền phân phối.
- Diện tích mặt bằng: 10.000 m2
- Diện tích cây xanh: đạt 20%
2.2.2 Tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty Cổ phần Better
Resin trong Lần II (06 tháng cuối năm 2014)
2.2.2.1. Hoạt động sản xuất
- Loại hình hoạt động:
Công Ty TNHH Better Resin là đơn vị chuyên sản suất hóa chất các loại.
Sản phẩm chủ yếu được xuất ra nước ngoài và một phần tiêu thụ trong nước.
+ Sản xuất formalin
+ Sản xuất hợp chất Ure
+ Sản xuất nhựa dệt
+ Sản xuất PVAC (Poly vinyl axetat nhũ)
+ Sản xuất nhựa phủ ngoài...

12


2.2.2.2 Sản phẩm và công suất hoạt động
Sản phẩm và công suất của Công ty trong Lần II (06 tháng cuối năm 2014)
được trình bày trong Bảng 2.1. Sản phẩm tiêu thụ chủ yếu ở thị trường trong
nước và xuất khẩu ra nước ngoài.
Bảng 2.1. Danh sách sản phẩm và sản lượng sản xuất
STT Loại sản phẩm


Đơn vị/ 06 tháng

Sản lượng

1

Hợp chất melanin đúc khuôn

Tấn

600

2

Hợp chất urê đúc khuôn

Tấn

150

3

Keo nhựa urê

Tấn

3.400

4


Keo nhựa melanin

Tấn

600

5

Nhựa PVAC

Tấn

900

6

Chất đóng rắn

Tấn

90

7

Nhựa phủ ngoài

Tấn

60


8

Nhựa amino

Tấn

600

9

Nhựa alkyd

Tấn

600

10

Nhựa dệt

Tấn

600

11

Formalin

Tấn


15.000

(Nguồn: Công ty Cổ phần Better Resin, tháng 12/2014)
2.2.2.3. Tiêu hao nguyên liệu và nhiên liệu
Nhu cầu nhiên liệu, nguyên liệu để phục vụ cho hoạt động sản xuất trong
Lần II (06 tháng cuối năm 2014) được trình bày trong Bảng 2.2

13


Bảng 2.2 Danh mục nguyên liệu, nhiên liệu và hóa chất sử dụng
STT

Nguyên liệu, nhiên liệu và hóa
chất

Khối lượng

Đơn vị
tính

(đơn vị tính/06 tháng)

1

Urea

Kg

427.106


2

Melamine (CH)

Kg

82.695

3

Hexamine

Kg

10.911

4

Pulp (LBKP) (TPPC) (Aspen)

Kg

33.728

5

Pulp (sulphite) (BSKP)

Kg


113.259

6

Methanol

Kg

1.554.437

7

Vam

Kg

3.172

8

Formalin 37%

Kg

496.635

9

Formalin 44%


Kg

267.443

(Nguồn: Công ty Cổ phần Better Resin, tháng 12/2014)
2.2.2.4. Nhu cầu sử dụng điện, nước
 Nhu cầu sử dụng nước:
Lượng nước cấp cho nhà máy được lấy từ mạng lưới cấp nước của Xí
nghiệp cấp nước Dĩ An (Hợp đồng đính kèm phụ lục). Hiện tại tuyến đường cấp
nước đã được xây dựng hoàn chỉnh và phân bố đều trong toàn KCN nên rất
thuận lợi trong việc lấy nước để phục vụ sản xuất. Ngoài ra, Công ty còn sử
dụng nước từ 02 giếng khoan trong khu vực khuôn viên Công ty, 02 giếng này
đã được STNMT Bình Dương cấp phép theo Số 129/GP.STNMT ngày
28/08/2012 (Đính kèm phụ lục).
Lượng nước này chủ yếu để phục vụ cho sản xuất, nhu cầu sinh hoạt như
vệ sinh, rửa tay,… của công nhân viên và một số nhu cầu khác như chữa cháy,
tưới cây xanh. Tổng lượng nước cấp cho Công ty trong 01 ngày khoảng 260
m3/ngày Trong đó:
+ Nước dùng cho PCCC và tưới cây xanh với lưu lượng khoảng 1,6
m3/ngày.
+ Nước tưới cây, phun xịt khu vực sân, bãi khoảng: 2 m3/ngày.
+ Nước cấp cho sản xuất ước tính khoảng 240 m3/ngày.

14


+ Nước cấp cho nhu cầu sinh hoạt của cán bộ công nhân ước tính khoảng
16,4 m3/ngày.
Q = (164.100)/1000 = 16,4 m3/ngày

• Nhu cầu dùng nước: 100 lít/người/ngày
• Tổng số công nhân viên của nhà máy: 164 người
 Nhu cầu sử dụng điện:
Công ty sử dụng điện lưới quốc gia được cung cấp bởi Công ty Điện lực
Bình Dương. Nguồn điện được cung cấp đến ranh giới khu đất cách Công ty
khoảng 100m. Dựa vào hóa đơn tiền điện các kỳ trong 06 tháng cuối năm 2014.
Ước tính nhu cầu sử dụng điện trong Lần II (06 tháng cuối năm 2014) của Công
ty là 2.807.900 kWh/Lần II.
Bảng 2.3. Nhu cầu sử dụng điện công ty
STT

Thời gian

Đơn vị
/tháng

Điện năng
tiêu thụ

1

Tháng 01/2015

kW

511.700

2

Tháng 02/2015


kW

298.000

3

Tháng 03/2015

kW

502.200

4

Tháng 04/2013

kW

500.400

5

Tháng 05/2013

kW

497.800

6


Tháng 06/2013

kW

497.800

Tổng cộng

2.807.900
(Nguồn: Công ty Cổ phần Better Resin, tháng 12/2014)

15


 Nhu cầu lao động:
Đội ngũ cán bộ công nhân viên của nhà máy bao gồm 164 người với số
lượng lao động trực tiếp như cán bộ - kỹ thuật và công nhân sản xuất và lao
động gián tiếp như ban giám đốc, trưởng phòng, nhân viên bảo vệ….
2.2.3. Các nguồn phát sinh ô nhiễm và biện pháp khống chế
2.2.3.1. Nguồn phát sinh khí thải
a, Nguồn phát sinh:
Trong quá trình sản xuất, các công đoạn phát sinh bụi và khí thải của Công
ty gồm có các công đoạn sau:
- Ô nhiễm bụi và khí thải từ các phương tiện giao thông;
Ô nhiễm khí thải từ quá trình sản xuất hóa chất;
- Ô nhiễm khí thải từ quá trình đốt nhiên liệu (lò hơi);
- Tiếng ồn, độ rung;
- Nhiệt thừa.
*Bụi và khí thải từ các phương tiện vận chuyển, hoạt động giao thông:

Trong quá trình hoạt động của Công ty, hằng ngày sẽ có các phương tiện
giao thông đi lại bằng xăng, dầu ra và vào kho. Các phương tiện này sẽ thải vào
môi trường không khí một lượng khói thải có chứa các chất ô nhiễm như NO x,
CxHy, CO. Tuy nhiên, nguồn ô nhiễm này xảy ra không liên tục và tần suất
không lớn do đó tải lượng khí thải sinh ra là không đáng kể.
*Ô nhiễm khí thải từ quá trình sản xuất hóa chất:
Về nguyên tắc, quá trình sản xuất được tiến hành trong hệ kín và có hệ
thống hồi lưu thu hồi chất phản ứng ở nhiệt độ từ 70 – 90 0C khi sản xuất keo các
loại hoặc từ 200 – 2500C khi sản xuất sơn và áp suất thường. Việc hạn chế tối đa
quá trình bay hơi nguyên liệu vừa có ý nghĩa kinh tế vừa bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất vẫn có thể gây ra vấn đề ô nhiễm không khí
như sau:
- Khí rò rỉ từ các bồn chứa nguyên liệu.
- Khí ô nhiễm thoát ra từ các nguyên liệu thô ban đầu hoặc các monome
khi sản xuất nhựa, sơn keo.
16


- Khí ô nhiễm rò rỉ từ các đường ống bơm nạp nguyên liệu, dung môi và
thiết bị phản ứng.
- Khí thoát ra từ thiết bị làm lạnh ngưng tụ để thu hồi dung môi, chất phản
ứng.
- Khí thải từ khâu làm nguội sản phẩm.
 Ô nhiễm do khí thải:
Các chất gây ô nhiễm không khí chính là formalin, metanol, toluen, xylen,
là các chất có khả năng bay hơi mạnh ngay cả khi ở nhiệt độ bình thường, có
độc tính cao, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của công nhân lao động trực tiếp.
Đối với dây chuyền sản xuất formalin từ matanol thì tải lượng ô nhiễm do
quá trình sản xuất tăng lên đáng kể. Chỉ với 0,1% chất ô nhiễm thất thoát vào
môi trường thì tải lượng chất ô nhiễm (gồm formalin, metanol) đã tới

100kg/ngày. Tải lượng này cao hơn tất cả các quá trình sản xuất các sản phẩm
khác cộng lại.
Ngoài ra, còn có các chất khác như isobutanol, isopropanol và một số các
chất hữu cơ bay hơi khác có thể thất thoát, thải vào môi trường khi rò rỉ và các
quá trình phản ứng điều chế các chất thường tiến hành ở nhiệt độ cao.
Do quá trình phản ứng điều chế sơn, keo có quá trình ngưng tụ thu hồi
chất nên nồng độ các chất trên trong không khí thường giảm đáng kể.
Ở khâu sản xuất sản phẩm đúc sau khi quá trình phản ứng polymer hóa kết
thúc sản phẩm polymer có chứa từ 1 – 5% chất hữu cơ tự do không tham gia
phản ứng. Sản phẩm luôn chứa khoảng 0,1% dung môi còn ngậm trong polymer.
Như vậy, có 0,9% lượng dung môi và monome thoát ra đưa vào môi trường
trong quá trình sấy làm khô sản phẩm, do vậy quá trình sấy cần phải có thiết bị
xử lý triệt để các chất ô nhiễm này.
 Ô nhiễm bụi hóa chất:
Bụi ở đây là các nguyên liệu, sản phẩm dạng rắn phát sinh từ quá trình
nhập liệu, nghiền polymer thành hạt và vận chuyển, đóng bao. Lượng bụi trong
những trường hợp này sinh ra từ 0,01 – 0,8kg/tấn sản phẩm. Bụi ảnh hưởng trực
tiếp tới công nhân lao động tại chỗ, vì vậy Công ty cũng đã có biện pháp khắc
phục nguồn ô nhiễm này.

17


Do đặc điểm của công nghệ, sản phẩm, nguồn khí thải ở tình trạng tản
mạn, có nhiều điểm có thể gây ô nhiễm môi trường, các khí ô nhiễm đã được xử
lý đạt tiêu chuẩn môi trường hiện hành.
*Ô nhiễm khí thải lò hơi:
Để cung cấp nhiệt cho quá trình sản xuất Công ty đã sử dụng 01 lò hơi với
nhiên liệu sử dụng là dầu DO. Trong quá trình đốt cháy nhiên liệu sẽ sản sinh ra
một số chất gây ô nhiễm, các chất gây ô nhiễm chính là: bụi, SO 2, NOx,…có

kích thước nhỏ.
Tác động của bụi và khí thải:
Bụi phát sinh từ các quá trình sử dụng nguyên vật liệu và các phương tiện
vận chuyển thường là bụi có kích thước khá nhỏ (bụi hô hấp), nếu không có biện
pháp phòng chống thích hợp sẽ gây ra các bệnh về đường hô hấp như lao, viêm
phổi...
Các ảnh hưởng của khí thải:
− Khi phổi tiếp nhận một lượng khí thải nhất định thì sẽ ảnh hưởng đến hệ
thần kinh, gan và đường hô hấp... với các triệu chứng như: hoa mắt, chóng mặt,
đau đầu, co giật...
− NO: suy giảm quá trình tuần hoàn, vận chuyển oxy của máu
− NO2 với nồng độ 15 - 50 ppm có khả năng gây nguy hiểm cho phổi, tim,
gan của người và cả động vật, có nguy cơ gây tử vong.
− Các khí NO, NO2 sẽ kết hợp với hơi nước tạo thành acid HNO3 làm ăn
mòn các thiết bị bằng kim loại
− NOx là một trong những khí gây hiệu ứng nhà kính.
− Khí CO rất độc. Nếu trong không khí có CO nồng độ khoảng 250 ppm sẽ
khiến con người bị tử vong vì ngộ độc. Nồng độ giới hạn của CO trong không
khí là 32 ppm.
*Ô nhiễm do tiếng ồn:
- Từ sự va chạm cơ học của các máy móc thiết bị trong quá trình hoạt
động. Tiếng ồn phát sinh từ hoạt động của từng loại máy móc là không đáng kể.
Nhưng trong quá trình hoạt động sản xuất, các thiết bị máy móc hoạt động cùng

18


lúc sẽ gây ra sự cộng hưởng, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân trực tiếp
lao động trong nhà xưởng của Công ty.
- Ngoài ra, các loại xe vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm ra vào Công

ty cũng là nguồn phát sinh tiếng ồn. Tuy nhiên, các nguồn ồn này là phân tán và
không đáng kể.
- Trong quá trình hoạt động của nhà máy, tiếng ồn sinh ra trong các hoạt
động của một số động cơ, bơm, quạt, máy cắt, nghiền, cán, sàng rung có thể ảnh
hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và tinh thần của công nhân trực tiếp làm việc.
Tác động của tiếng ồn:
Tiếng ồn tác động đến tai, sau đó tác động đến hệ thần kinh trung ương,
rồi đến hệ tim mạch, dạ dày và các cơ quan khác, sau đó mới đến cơ quan thính
giác. Tác động của tiếng ồn phụ thuộc vào tần số và cường độ âm, tần số lặp lại
của tiếng ồn.
Tác động đến cơ quan thính giác: tiếng ồn làm giảm độ nhạy cảm, tăng
ngưỡng nghe, ảnh hưởng đến quá trình làm việc và an toàn.
+

+

Tác động đến các cơ quan khác:

 Hệ thần kinh trung ương: Tiếng ồn gây kích thích hệ thần kinh trung
ương, ảnh hưởng đến bộ não gây đau đầu, chóng mặt, sợ hãi, giận dữ vô cớ.
 Hệ tim mạch: làm rối loạn nhịp tim, ảnh hưởng tới sự hoạt động bình
thường của tuần hoàn máu, làm tăng huyết áp.
 Dạ dày: làm rối loạn quá trình tiết dịch, tăng axit trong dạ dày, làm rối
loạn sự co bóp, gây viêm loét dạ dày.
Tiếng ồn ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng của người lao động. Độ ồn
cao và liên tục có thể gây ra tác động xấu đến sức khỏe, đến năng suất lao động
của công nhân trực tiếp sản xuất.
*Nhiệt thừa:
Trong quá trình hoạt động sản xuất nhiệt thừa phát sinh chủ yếu từ quá
trình vận hành các máy móc thiết bị. Nhiệt độ làm việc trong phạm vi phân

xưởng sản xuất phát sinh chủ yếu do:
- Nhiệt thừa phát sinh từ các máy móc, thiết bị sản xuất;
- Bức xạ nhiệt mặt trời xuyên qua trần mái tole vào những ngày nắng gắt;
19


- Nhiệt tỏa ra do thắp sáng;
- Nhiệt tỏa ra do người.
Bên cạnh đó, do điều kiện khí hậu Nam Bộ khá nóng bức, nhất là vào các
tháng mùa khô bức xạ mặt trời thường xuyên qua mái tole vào những ngày nắng
gắt góp phần làm tăng nhiệt trong nhà xưởng.
b, Khống chế ô nhiễm không khí tại Công ty
*Khống chế bụi từ các phương tiện vận chuyển:
Để khống chế ô nhiễm bụi từ các phương tiện vận chuyển, Công ty đã thực
hiện biện pháp:
- Dùng xăng đạt tiêu chuẩn cho các phương tiện vận chuyển, bê tông hóa
và thường xuyên quét dọn, tưới nước đường nội bộ.
- Khi xe ra vào nhà xưởng phải giảm tốc độ xe.
- Trồng cây xanh xung quanh khu vực nhà xưởng.
*Khống chế ô nhiễm khí thải từ quá trình sản xuất hóa chất
Khí độc hại chính là formaldehyd, metanol và một số dung môi hữu cơ
khác như toluene, xylen, butanol, propanol. Ngoài ra, còn có một số chất phụ
khác như dầu khoáng, hóa dẻo, hơi dầu thực vật. Bụi chủ yếu là các nguyên liệu
hóa chất và các sản phẩm keo khi nghiền, sàng, sấy khô,..
Để kiểm soát nguồn ô nhiễm này Công ty đã thực hiện như sau:
 Đối với quá trình rót đổ, lưu trữ nguyên liệu và sản phẩm:
Để giảm thiểu sự bốc hơi của các dung môi hữu cơ trong quá trình sản
xuất. Công ty đã thực hiện các biện pháp:
+ Rót nguyên liệu vào bồn ở trạng thái nhúng chìm.
+ Các thiết bị chứa dung môi đã được áp dụng các biện pháp kỹ thuật kiểm

soát và chống nóng như: hệ thống đo nhiệt độ, xây tường chống nóng bao bọc
khu chứa các loại dung môi hoặc sử dụng sơn cao cấp phản xạ nhiệt để sơn
chống nóng.
Sự hao hụt của các nguyên vật liệu, sản phẩm có thể hủy hoại môi trường
trong khu vực sản xuất. Công ty đã tiến hành kiểm soát và hạn chế sự hao hụt
đến mức tối đa.
20


×