Tải bản đầy đủ (.docx) (66 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP KẾ TOÁN: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI Ô TÔ THANH HÓA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (394 KB, 66 trang )

MỤC LỤC

BẢNG DANH MỤC VIẾT TẮT
CP: cổ phần
HĐQT: hội đồng quản trị
GĐ: giám đốc
XD: xây dựng
SXKD: sản xuất kinh doanh
KQKD: kết quả kinh doanh
KT: kế toán
HĐSXKD: hoạt động sản xuất kinh
doanh
XDCB: xây dựng cơ bản
GTGT: giá trị gia tăng
HĐXSKD: hoạt động sản xuất kinh
doanh
XĐKQXSKD: xác định kết quả sản suất
kinh doanh

1

TS: tài sản
TSCĐ: tài sản cố định
LĐ: lao động
TK: tài khoản
CNV: công nhân viên
NKC: nhật ký chung
QLDN: quản lý doanh nhiệp
NVL-CCDC: nguyên vật liệu-công cụ,
dụng cụ
CĐKT: cân đối kế toán


KKTX: kê khai thường xuyên
KKĐK: kê khai định kỳ
BQLDA: ban quản lý dự án

1


CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ.
Qua thời gian thực tập tại công ty cổ phần vận tải ô tô Thanh Hóa, qua quá
trình tìm hiểu em nhận thấy công ty cổ phần vận tải ô tô Thanh Hóa là một trong
những công ty vận tải lớn. Đồng thời đây cũng là một công ty làm ăn có hiệu quả, các
hoạt đông sản xuất và dịch vụ của công ty ngày càng đa dạng, phong phú và có chất
lượng hơn. Vì vậy hàng năm số doanh thu và lợi nhuận đem lại cho công ty là rất cao.
Xuất phát từ vai trò thực tiễn của kế toán cùng với việc áp dụng những kiến
thức đã học được tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội và nghiên cứu
thực tế trong 2 tháng thực tập tại công ty cổ phần vận tải ô tô Thanh Hóa cùng với sự
chỉ bảo tận tình của cô giáo ? , kế toán trưởng Cô. ? và các anh, chị phòng kế toán tài
chính cũng như ban lãnh đạo của công ty, em đã phần nào hiểu được những kiến thức
trong lĩnh vực kế toán để hoàn thiện bài viết của mình.
Tuy nhiên do đây là lần đầu tiên em được tiếp xúc với việc tìm hiểu và công
việc thực tế. Chính vì vậy nên em không thể tránh khỏi những hạn chế và khuyết điểm
về nhận thức dẫn đến những thiếu sót trong quá trình tìm hiểu và trình bày về công ty
CP Vận tải ô tô Thanh Hóa một cách đầy đủ. Vì thế, em rất mong được sự giúp đỡ và
đóng góp ý kiến của thầy, cô giáo và các bạn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn
phòng kế toán tại công ty và cô giáo ? đã chỉ dẫn em nhiệt tình trong quá trình thực
tập của em.

2

2



CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ- KĨ THUẬT VÀ TỔ
CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CÔNG TY CP VẬN TẢI Ô TÔ THANH HÓA.
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty CP Vận tải ô tô Thanh Hóa.
2.1.1. Quá trình hình thành công ty








Tên công ty: Công ty CP Vận tải ô tô Thanh Hóa
Địa chỉ: 278 Bà Triệu, phường Đông Thọ, Tp. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Số điện thoại: 0373 961 193 - Fax: 0373961448
Người đại diện : Ông. Lê Xuân Long - Chức vụ: Chủ tịch HĐQT- Giám đốc.
Mã số thuế: 2800196066
Số tài khoản: 102010000375447 Tại NH TMCP Công thương Thanh Hoá.
Vốn điều lệ tính đến ngày 31/12/2012: 22.000.000.000 đồng.

Công ty Cổ phần vận tải ô tô Thanh Hoá tiền thân là một DN nhà nước. Thực
hiện chính sách tổ chức lại DN Nhà nước của Thủ tướng Chính phủ, là một DN trực
thuộc sở Giao thông vận tải Thanh Hoá, trải qua gần 50 năm, với nhiều lần xây dựng
và đổi mới đã có một bề dày kinh nghiệm trong quá trình hoạt động. Đây là một trong
những ưu thế rất lớn mà công ty có được để tiếp tục phát triển trong thời đại ngày nay.
Công ty đã cổ phần hóa thành công ty cổ phần năm 1991, cũng từ đó mà DN
trở nên năng động hơn trong hoạt động kinh doanh. DN phát huy được thế mạnh trong

công tác quản lý lãnh đạo từ đó mà DN ngày càng lớn mạnh và có thể cạnh tranh cùng
các DN khác trong cùng ngành. Đến nay công ty đã lớn mạnh, từ một DN Nhà nước
trở thành công ty cổ phần hoá 100 % không có vốn Nhà nước. Công ty có một vị trí
mới, một tư cách mới trên thị trường. Từ đó đòi hỏi công ty phải có nhiều thay đổi về
tư duy, chiến lược, sách lược kinh doanh để thích nghi với điều kiện mới.
2.1.2. Quá trình phát triển của công ty.
Trải qua 50 năm XD và trưởng thành, công ty đã được các bạn hàng ở trong và
ngoài tỉnh biết đến và tin cậy. Hàng năm, công ty hoàn thành một khối lượng công
việc tương đối lớn đạt chất lượng tốt đã góp phần vào sự phát triển của đất nước nói
chung và nghành vận tải nói riêng.


Một số chỉ tiểu chủ yếu liên quan đến sự phát triển của công ty:

Bảng: Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu của những năm gần đây:

3

3


(Đvt: đồng)
Chỉ tiêu

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013


31.228.770.554

58.716.960.000

82.337.666.000

21.088.626.554

36.720.000.000

37.250.000.000

560.898.000

840.000.000

869.250.000

6.339.722.000

11.057.500.000

17.370.691.000

- Doanh thu xưởng sửa chữa

356.966.000

428.400.000


435.500.000

- Doanh thu vận tải

637.604.000

765.600.000

1.355.246.000

1. Tổng doanh thu:
- Doanh thu XD & Giám sát C.Trình
- Doanh thu bán vật tư, phụ tùng
- Doanh thu bán xăng dầu

- Doanh thu vận tải bằng xe Buýt

1.749.138.000

7.088.000.000

24.769.979.000

456.171.000

1.767.460.000

267.000.000

- Doanh thu khác


39.645.000

50.000.000

20.000.000

2. Tổng chi phí:

30.565.808.000

57.325.993.000

81.162.647.000

- Giá vốn hàng bán

20.115.000.000

40.915.000.000

47.015.000.000

- Chi phí tiền lương

4.400.000.000

7.500.000.000

7.800.000.000


- BHXH,XHYT &KPCĐ

270.840.000

587.354.000

591.235.000

- Khấu hao TSCĐ

1.267.840.000

1.969.250.000

2.102.305.000

- Chi phí sửa chữa

728.000.000

1.357.000.000

1.587.000.000

- Chi phí nguyên vật liệu quản lý

54.000.000

63.238.000


65.235.000

- Nhiên liệu, vật liệu phục vụ xe Buýt

3.281.952.000

4.538.123.000

21.589.634.000

- Nhiên liệu bán xe và bảo hành

40.986.000

48.358.000

50.034.000

- Chi phí khuyến mại và bảo hành xe

126.000.000

120.235.000

122.435.000

- Chi phí dịch vụ mua ngoài

120.000.000


115.205.000

118.235.000

- Chi phí khác bằng tiền

161.190.000

112.230.000

121.534.000

3. Kết quả sản xuất kinh doanh

662.962.554

1.390.967.000

1.175.019.000

4. Nộp ngân sách nhà nước

265.185.000

556.387.000

470.008 .000

- Trợ giá xe Buýt của nhà nước


5. Thu nhập bình quân(đ/ng/tháng)

2.300.000

2.800.000

3.000.000

(Nguồn: phòng tài chính kế toán công ty cp vận tải ôtô Thanh Hoá)
Qua bảng trên ta thấy các hoạt động của DN ngày càng phát triển về mọi mặt.
Doanh thu năm sau tăng hơn năm trước, lợi nhuận ngày càng tăng thu hút hàng
trăm người lao động ở trong và ngoài tỉnh. Công nhân viên có công ăn việc làm
thường xuyên, thu nhập ổn định. Đặc biệt thu nhập bình quân đầu người ngày càng
tăng, đời sống người lao động được cải thiện.

4

4


2.2. c im hot ng sn xut kinh doanh ca cụng ty c phn vn ti ụ tụ
Thanh Húa
2.2.1. Chc nng, nhim v ca cụng ty c phn vn ti ụ tụ Thanh Húa
Chc nng ca cụng ty c phn vn ti ụ tụ Thanh Húa:
Cỏc lnh vc hot ng sn xut kinh doanh : Hin nay, cụng ty C phn vn ti ụ
tụ Thanh Hoỏ, tin hnh hot ng sn xut kinh doanh trờn lnh vc ch yu sau õy:
- Xõy dng cụng trỡnh v san lp mt bng.
- T vấn thiết kế - Giám sát công trình.
- T vấn quản lý dự án Lập hồ sơ mời thầu.

- Đào tạo nghề ngắn hạn.
- Kinh doanh vận tải: Vận tải hnh khách công cộng theo tuyến cố định bằng
xe buýt tuyến số 02, 09, 12, xe vận tải theo hợp đồng, vận tải khách du lịch.
- Kinh doanh xăng dầu, sửa chữa ôtô, kinh doanh đại lý bán xe ôtô khách v ôtô
tải các loại, nhập khẩu ôtô.
- Vn chuyn v giao thụng, vn ti v giao nhn hng húa vn ti, ụ tụ, xe
mỏy, ph tựng ụ tụ v xe mỏy.
- Vn ti hng húa.
- i lý vn ti.
- Mua bỏn cỏc loi xe, vt t, NVL-CCDC, ph tựng xe.
- T vn, lp t xe.
Nhim v ca cụng ty c phn vn ti ụ tụ Thanh Húa:
Nhng nm qua Cụng ty luụn phn u hon thnh trong tt c cỏc lnh vc
cụng tỏc, sp xp mụ hỡnh sn xut kinh doanh theo nh hng v cú chiu sõu, cỏc
b phn tng bc c kin ton v iu chnh phự hp nh: Trung tõm bo hnh,
trung tõm iu v mt s phũng nghip v chuyờn mụn bc u ó t c
nhng thnh qu nht nh, tng bc phỏt trin, cú chiu sõu. Gi vng v phỏt huy
tt cỏc ngnh ngh kinh doanh truyn thng: Nh i lý bỏn xe ụtụ khỏch, ụtụ ti cỏc
loi, kinh doanh xng du, sm lp, vt t ph tựng ụtụ, sa cha xe ụtụ v cỏc dch
v khỏc.
2.2.2. c im hot ng sn xut kinh doanh ca cụng ty c phn vn ti ụ tụ Thanh

Húa?
2.2.3. c im t chc sn xut ca cụng ty c phn vn ti ụ tụ Thanh Húa
_ Mụ t quy trỡnh t chc kinh doanh (cú th v s thờm)?
2.3. T chc b mỏy qun lý hot ng sn xut- kinh doanh ca cụng ty c phn
vn ti ụ tụ Thanh Húa

5


5


2.3.1. Đặc điểm chung tổ chức bộ máy quản lý tại công ty cổ phần vận tải ô tô Thanh

Hóa ?
2.3.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại công ty cổ phần vận tải ô tô Thanh Hóa
2.3.2.1.
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty
Hội đồng cổ đông

Hội đồng quản trị

Ban kiểm soát

Giám đốc
điều hành

Phó Giám đốc

Giám đốc
trung tâm

P. tổ chức
Bảo vệ

P. Thống kê
Kế toán

P. Kế hoạch

Kinh doanh

Đoàn xe vận tải Trung
khách tâm dịchTrung
vụ vận
tâm
tảiDV thương mại&
Trung
XDtâm bán
Xưởng
ôtôbảo dưỡng sữa chữa

Ghi chú:
Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
2.3.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban

6

6


- Hội đồng quản trị: Có trách nhiệm xây dựng chiến lược, phương hướng để chỉ
đạo ban giám đốc triển khai nhiệm vụ đã đề ra.
- Giám đốc công ty: Căn cứ quy định hiện hành của Nhà nước, điều lệ của công
ty, nghị quyết của HĐCĐ và các chủ trương, đường lối của HĐQT để xác định kế
hoạch, biện pháp cụ thể nhằm triển khai tốt nhiệm vụ đã đặt ra.
- Phó giám đốc : Là người chịu trách nhiệm trước Giám đốc về phần việc được
giao. Phó Giám đốc phải trao đổi bàn bạc kế hoạch, chương trình, công tác trước mắt
và lâu dài hoặc trong từng giai đoạn của công ty về công tác quản lý, các chủ trương

chính sách với Giám đốc công ty.
- Ban kiểm soát : Chịu sự chỉ đạo của HĐQT, có nhiệm vụ kiểm tra giám soát
hoạt động kinh doanh của công ty, phát hiện sai sót kịp thời báo cáo với HĐQT để có
biện pháp kịp thời tránh hậu quả nghiêm trọng.
- Phòng thống kê- kế toán: Gồm bộ phận kế toán, bộ phận tổ chức tài chính và
cửa hàng xăng dầu giao cho kế toán trưởng kiêm trưởng phòng tài vụ.
Nhiệm vụ : Tham mưu cho Giám đốc về lĩnh vực tài chính kế toán, thống kê, thủ
kho, thủ quỹ, tổ chức cán bộ, chính sách với người lao động, công tác văn thư hành
chính, kinh doanh xăng dầu và một số nhiệm vụ khác do Giám đốc phân công.
- Phòng kế hoạch- kinh doanh: Gồm bộ phận bán hàng ( xe ô tô, săm lốp ô tô,
phụ tùng ô tô), kiêm nhiệm quản lý các đơn vị sau: Tổ bảo vệ và các tổ sản xuất hiện
đang nhận khoán giao nộp hàng tháng đối với công ty, được giao cho trưởng phòng kế
hoạch - kinh doanh trực tiếp quản lý.
- Trung tâm tư vấn và xây dựng công trình: Tham mưu cho Giám đốc về lĩnh
vực xây dựng cơ bản theo quy định hiện hành.
- Trung tâm điều hành xe buýt: Bao gồm: Bộ phận điều độ xe buýt, bộ phận bảo
hành ô tô, giao cho phó Giám đốc công ty kiêm nhiệm Giám đốc trung tâm điều hành
xe buýt. Nhiệm vụ: Tham mưu cho GĐ về kế hoạch sản xuất kinh doanh, vận tải hành
khách công cộng bằng xe buýt, trực tiếp quản lý điều hành lao động trên tuyến xe buýt
theo quy chế công ty và theo quy định của nhà nước.
- Xưởng sửa chữa của công ty: Gồm sửa chữa gầm máy, tổ sửa chữa gầm bệ và
tổ cơ khí, giao cho tổ trưởng sửa chữa gầm máy quản lý điều hành.
Nhìn chung với mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh như trên sẽ tạo điều kiện cho
Công ty CP vận tải ôtô Thanh Hoá quản lý chặt chẽ về mặt kinh tế cũng như về mặt
lao động, từ đó sẽ nâng cao được hiệu quả kinh doanh.

7

7



2.4.
Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của công ty
2.4.1. Kết quả kinh doanh trong một số năm gần đây

( Mục 2.1.2)
Bảng: Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu của những năm gần đây:
(Đvt: đồng)
Chỉ tiêu
1. Tổng doanh thu:
- Doanh thu XD & Giám sát C.Trình
- Doanh thu bán vật tư, phụ tùng
- Doanh thu bán xăng dầu
- Doanh thu xưởng sửa chữa
- Doanh thu vận tải
- Doanh thu vận tải bằng xe Buýt
- Trợ giá xe Buýt của nhà nước
- Doanh thu khác
2. Tổng chi phí:
- Giá vốn hàng bán
- Chi phí tiền lương
- BHXH,XHYT &KPCĐ
- Khấu hao TSCĐ
- Chi phí sửa chữa
- Chi phí nguyên vật liệu quản lý
- Nhiên liệu, vật liệu phục vụ xe Buýt
- Nhiên liệu bán xe và bảo hành
- Chi phí khuyến mại và bảo hành xe
- Chi phí dịch vụ mua ngoài
- Chi phí khác bằng tiền

3. Kết quả sản xuất kinh doanh
4. Nộp ngân sách nhà nước
5. Thu nhập bình quân(đ/ng/tháng)

Năm 2011
31.228.770.554
21.088.626.554
560.898.000
6.339.722.000
356.966.000
637.604.000
1.749.138.000
456.171.000
39.645.000
30.565.808.000
20.115.000.000
4.400.000.000
270.840.000
1.267.840.000
728.000.000
54.000.000
3.281.952.000
40.986.000
126.000.000
120.000.000
161.190.000
662.962.554
265.185.000
2.300.000


Năm 2012
58.716.960.000
36.720.000.000
840.000.000
11.057.500.000
428.400.000
765.600.000
7.088.000.000
1.767.460.000
50.000.000
57.325.993.000
40.915.000.000
7.500.000.000
587.354.000
1.969.250.000
1.357.000.000
63.238.000
4.538.123.000
48.358.000
120.235.000
115.205.000
112.230.000
1.390.967.000
556.387.000
2.800.000

Năm 2013
82.337.666.000
37.250.000.000
869.250.000

17.370.691.000
435.500.000
1.355.246.000
24.769.979.000
267.000.000
20.000.000
81.162.647.000
47.015.000.000
7.800.000.000
591.235.000
2.102.305.000
1.587.000.000
65.235.000
21.589.634.000
50.034.000
122.435.000
118.235.000
121.534.000
1.175.019.000
470.008 .000
3.000.000

(Nguồn: phòng tài chính kế toán công ty cp vận tải ôtô Thanh Hoá)
2.4.2. Tình hình tài chính của công ty

Qua bảng trên ta thấy các hoạt động của DN ngày càng phát triển về mọi mặt.
Doanh thu năm sau tăng hơn năm trước, lợi nhuận ngày càng tăng thu hút hàng
trăm người lao động ở trong và ngoài tỉnh. Công nhân viên có công ăn việc làm
thường xuyên, thu nhập ổn định. Đặc biệt thu nhập bình quân đầu người ngày càng
tăng, đời sống người lao động được cải thiện.

2.5.
Đặc điểm lao động và sử dụng lao động của công ty
- Số lượng , trình độ CBCNV

Tính đến ngày 31/12/2012 tổng số lao động trong công ty là 200 người, với trình
độ như sau:

8

8


Bảng: Cơ cấu lao động của công ty:
Số lượng

Phân loại lao động

Nam

Nữ

1. Trên Đại học và Đại học

8

5

2. Cao đẳng

5


6

3. Trung cấp

9

8

147

12

Phân loại theo trình độ học vấn

4. Lao động phổ thông

Với mục tiêu phát triển và đảm bảo nguồn nhân lực, Công ty CP vận tải ôtô
Thanh Hoá luôn duy trì và phát triển nguồn nhân lực hiện tại, song song với việc tạo
điều kiện giúp người lao động nâng cao hiệu quả làm việc một cách tối đa.

9

9


CHƯƠNG 3: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN VẬN TẢI Ô TÔ THANH HÓA
A, Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại công ty CP Vận tải ô tô Thanh Hóa
Kế toán trưởng


Kế toán TSCĐ, NLVL,
KếCCDC
toán tiền lương
Kế toán thuế
Kế toán bán hàng, XĐKQKD
Kế toán ngân hàng



B, Chức năng và nhiệm vụ của mọi nhân viên tại công ty CP Vận tải ô tô Thanh
Hóa
- Kế toán trưởng:
Là người thực hiện việc tổ chức, chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán, thống kê của
công ty, đồng thời còn thực hiện cả chức năng kiểm soát các hoạt động kinh tế tài
chính của công ty. Ngoài ra kế toán trưởng còn đảm đương nhiệm vụ tổ chức và chỉ
đạo công tác tài chính.
Kế toán trưởng chịu trách nhiệm trực tiếp trước GĐ và HĐQT về các công tác
thuộc phạm vi, trách nhiệm và quyền hạn của mình.
- Kế toán TSCĐ, NLVL, CCDC:
Chịu trách nhiệm theo dõi, quản lý, phản ánh kịp thời giá trị hiện có và tình hình
tăng giảm TSCĐ, NLVL, CCDC. Tính đúng, đủ số khấu hao TSCĐ; số lượng, chất
lượng và giá trị thực tế của từng loại TSCĐ. Chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng về
công tác kế toán được giao
- Kế toán tiền lương:
Chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng về việc tính và thanh toán tiền lương và
các khoản trích theo lương theo đúng quy định, lập bảng tổng hợp tiền
lương, phụ cấp.
- Kế toán bán hàng, xác định KQKD:
Chịu trách nhiệm theo dõi ghi nhận doanh thu của từng hoạt động, tương ứng là

từng khoản chi phí để tạo ra doanh thu đó. Cuối kì căn cứ vào tài liệu đã thu thập
được để xác định kết quả kinh doanh của từng hoạt động và của toàn doanh nghiệp.

10

10


- Kế toán thuế:
Chịu trách nhiệm hàng tháng, hàng quý kê khai, tính và lập báo cáo thuế dưới sự
chỉ đạo của kế toán trưởng.
- Kế toán ngân hàng:
Lập kế hoạch vay vốn, theo dõi các khoản tiền vay, tiền gửi ngân hàng, theo dõi
tình hình thanh toán giữa công ty với doanh nghiệp khác thông qua ngân hàng.
- Thủ quỹ:
Quản lý tiền mặt, theo dõi nghiệp vụ thu chi. Có nhiệm vụ quản lý, bảo đảm an
toàn tuyệt đối quỹ tiền mặt, các loại giấy tờ có giá trị khác.
3.1. Tổ chức kế toán tại công ty CP Vận tải ô tô Thanh Hóa
3.1.1. Các chính sách kế toán chung
- Hình thức kế toán đơn vị đang áp dụng: Để phù hợp với tình hình sản xuất kinh
doanh và mô hình hoạt động Công ty đã áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi
sổ.
- Đồng tiền sử dụng trong hoạch toán : Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế
toán là đồng Việt Nam.
- Kỳ kế toán: Kỳ kế toán năm của công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào
ngày 31/12 dương lịch hàng năm.
- Phương pháp tính thuế GTGT: Công ty nộp thuế GTGT theo phương pháp
khấu trừ.
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Công ty hạch toán hàng tồn kho theo
phương pháp kê khai thường xuyên.

3.1.2. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
Hệ thống tài khoản áp dụng tại công ty cổ phần vận tải ô tô Thanh Hóa: hệ thống
tài khoản thống nhất hiện hành tại công ty không có gì thay đổi đối với hệ thống tài
khoản đã học.
Công ty tổ chức vận dụng hệ thộng tài khoản theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và các văn bản pháp quy, các chuẩn mực
thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Hệ thống TK công ty đang sử dụng bao gồm:

11

TK111;

TK112;

TK121; TK131; TK133; TK136; TK 156

TK141;

TK142;

TK152; TK153; TK154;

TK214;

TK241; TK243;

TK336;

TK338; TK341; TK347;


TK415;

TK418; TK419; TK353; TK441;

TK515;

TK531; TK621; TK622;

TK635;

TK641;

TK155;

T K211

TK311; TK331; TK334;

TK221

TK351; TK411;

TK414

TK511;

TK421

TK623; TK627;


TK632

TK642; TK711; TK811; TK821;

TK911

11


...3.1.3. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán
TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN CHỨNG TỪ
GHI SỔ

Chứng từ kế toán

Sổ quỹ

Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại

Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
CHỨNG TỪ GHI SỔ

Sổ cái

Bảng tổng hợp chi tiết

Bảng cân đối số phát sinh


Ghi chú:
Ghi hàng ngày:

BÁO CÁO
TÀI CHÍNH

Ghi cuối tháng:
Đối chiếu, kiểm tra:
3.2. Tổ chức kế toán các phần hành cụ thể
3.2.1. Tổ chức hạch toán kế toán vốn bằng tiền.
3.2.1.1. Hạch toán vốn bằng tiền mặt.
Hạch toán KT phải sử dụng thống nhất một đơn vị giá trị là VN đồng để phản
ánh tổng hợp các loại vốn bằng tiền. KT mở sổ chi tiết, cuối kỳ hạch toán và điều
chỉnh giá trị nguồn vốn.


12

Quá trình luôn chuyển chứng từ

12


- Tạo lập chứng từ
- Kiểm tra chứng từ
- Sử dụng chứng từ trong nghiệp vụ KT và ghi sổ KT cung cấp thông tin cho
người quản lý.
+ Phân loại chứng từ
+ Lập định khoản và ghi sổ KT chứng từ đó
- Bảo quản và sử dụng lại chứng từ trong kỳ KT

- Lưu trữ chứng từ


Hạch toán tiền mặt tại quỹ
Để hạch toán chính xác vốn tiền mặt của công ty, mọi nghiệp vụ thu-chi do thủ

quỹ bảo quản và chịu trách nhiệm. Pháp lệnh KT cấm KT mua bán trực tiếp vật tư,
NVL-CCDC, máy móc thiết bị cho công ty.
Chứng từ hạch toán tiền mặt gồm: Phiếu thu-chi, sổ quỹ tiềm mặt, giấy đề nghị
tạm ứng, giấy thanh toán tạm ứng, hóa đơn, biên lai.v.v.


KT khoản thu-chi bằng tiền Việt.
- Các nghiệp vụ tăng:

Nợ TK 111.1: Tiền nhập quỹ
Có TK 511: Thu tiền lợi nhuận, doanh thu
SXXD công trình.
Có TK 711: Thu hoạt động tài chính.
Có TK 112: Rút TGNH.
Có TK 131, 136, 141: Thu nợ.

- Các nghiệp vụ giảm:

Nợ TK 112: Gửi tiền vào Ngân Hàng.
Nợ TK 211, 213: Mua TSCĐ và sử dụng.
Nợ TK 241: Xuất tiền cho đầu tư XDCB.
Nợ TK 152, 153: Mua NVL-CCDCXD.
Nợ TK 331, 333, 334: Thanh toán, nộp thuế, trả
lương.

Có TK 111: Xuất tiền.

13

13


Quá trình hạch toán thu-chi tiền mặt được tổng hợp qua sơ đồ sau:
TK 511

TK 111 ( tiền mặt)

Doanh thu từ SXXD
công trình

TK 112

Gửi tiền vào Ngân Hàng

TK 711

TK 121, 128

Doanh thu hoạt động
tài chính

Góp vốn, mua TSCĐ

TK 112


TK 152, 211

Rút TGNH về quỹ

Mua NVL-CCDC, TSCĐ
(máy móc thiết bị)

TK 131, 136, 141

TK 331, 333,

334
Thu từ chủ thuê XD, thu
nội bộ, thu tạm ứng

Trả nợ, nộp thuế, trả lương

TK 338

TK 414, 415,

431
Tiền thừa phát hiện
khi kiểm kê

Bổ sung quỹ, nguồn vốn
TK 138
Tiền thiếu phát hiện
khi kiểm kê


Sơ đồ 05: KT hạch toán tiền mặt tại công ty.
3.2.1.2. Kế toán TGNH.
Chứng từ dùng để hạch toán: Giấy báo nợ, giấy báo có, bản sao kê của Ngân
Hàng, các chứng từ như giấy ủy nhiệm chi-thu, sổ TGNH.v.v
Tài khoản sử dụng: TGNH được thực hiện trên TK 112
+ Bên nợ: Tiền gửi vào Ngân Hàng.
+ Bên có: Tiền rút ra từ Ngân Hàng.
+ Dư nợ: Số tiền còn lại trong Ngân Hàng.

14

14


Kế toán hạch toán TGNG tại công ty qua sơ đồ sau:
TK 111

TK 112 ( TGNH)
Tiền gửi vào NH

TK 111
Rút TGNH

TK 511

TK 152, 153

Doanh thu từ SXXD
công trình, xây lắp


Mua NVL-CCDC XD

TK 131, 136, 141

TK 211, 214

Thu nợ, thu nội bộ, thu
tạm ứng

Mua TSCĐ, thanh toán
chi phí XDCB

TK 711
338,336

TK 331, 333,

Thu hoạt động tài chính

Trả nợ, nộp thuế, trả lương
TK 627, 641,642
Chi phí XD công trình, chi phí
QLDN, nhân công

Sơ đồ 06: KT hạch toán TGNH tại công ty.
3.2.1.3. KT tiền đang chuyển.
KT hạch toán tiền đang chuyển trên TK 113
Chứng từ sử dụng: Giấy báo nộp, chứng từ gốc, giấy ủy nhiệm thu-chi.
Trình tự hạch toán tiền đang chuyển thể hiện qua sơ đồ sau:
TK 511


TK 113 (Tiền đang chuyển)

TK

112
Doanh thu XD bằng tiền
mặt gửi vào NH

Tiền đang chuyển gửi vào
Ngân Hàng

TK 111

TK 331

Xuất quỹ nộp vào NH

Trả nhà cung cấp
NVL-CCDC XD

TK 112

TK311

TGNH làm thủ tục để lưu
cho các hình thức T.T khác

Thanh toán vay ngắn hạn


TK 131

TK 315

Thu nợ qua NH

Trả nợ dài hạn đến hạn trả

Sơ đồ 07: KT hạch toán tiền đang chuyển tại công ty.

15

15


3.2.2. Tổ chức hạch toán kế toán Nguyên vật liệu và cung cụ dụng cụ
3.2.2.1. Phân loại NVL- CCDC tại công ty cổ phần vận tải ô tô
Thanh Hóa
Hiện nay công tác quản lý NLVL tại công ty đã tiến hành phân loại nguyên vật
liệu căn cứ vào vai trò, tác dụng của từng loại nguyên vật liệu trong sản xuất, chia
thành các loại:
- Nguyên vật liệu chính : Là đối tượng lao động chủ yếu trong công ty như động
cơ wenkel, pittông, khung xe, thùng xe, cabin, bánh xe... Trong xây dựng công trình
như : Xi măng, vôi, cát, gạch...
- Vật liệu phụ : Là đối tượng lao động chỉ có tác dụng phụ trong quá trình lắp
ráp như : Đèn, gương, còi...Trong xây dựng công trình như : Đinh, dây thừng, que
hàn...
- Vật liệu kết cấu : Kèo cột, khung phenel, dầm đúc...
- Vật liệu luân chuyển : Tôn, cốt pha, dàn giáo...
- Nhiên liệu, nguyên liệu : Chủ yếu sử dụng cho xe buýt, máy thi công và xe

chuyên chở vật liệu đến công trình như : Xăng, dầu, mỡ...
-Thiết bị xây dựng cơ bản : Gồm có thiết bị cần lắp và thiết bị không cần lắp vào
công trình xây dựng như : các thiết bị điện, thiết bị vệ sinh
- Phụ tùng thay thế : Đây là loại thiết bị, phụ tùng thay thế, sửa chữa thiết bị
máy móc, TSCĐ, phương tiện vận tải như : các loại bu lông, ốc vít...
3.2.2.2. Nhiệm vụ kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần vận tải ô
tô Thanh Hóa
Để thực hiện tốt chức năng quản lý kinh tế, xuất phát từ yêu cầu cung cấp đầy đủ
và chính xác thông tin cho công tác quản lý NLVL trong DN, kế toán NLVL cần thực
hiện tốt các nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Thực hiện việc phân loại, đánh giá vật tư phù hợp với nguyên tắc chuẩn mực
kế toán đã quy định và yêu cầu quản trị DN.
Tổ chức chứng từ, tài khoản kế toán phù hợp với phương pháp kế toán hàng
tồn kho áp dụng trong DN, và tình hình biến động tăng, giảm của NLVL trong
quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của DN nhằm cung cấp thông tin để
tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh, xác định giá vốn hàng bán.
- Ghi chép, tính toán phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời số lượng chất
lượng và giá thành thực tế của NLVL nhập kho, NLVL xuất kho, kiểm tra tình
hình chấp hành các định mức tiêu hao NLVL.
Phân bổ hợp lý giá trị NLVL sử dụng vào các đối tượng tập hợp chi phí sản
xuất kinh doanh.
- Tính toán và phản ánh chính xác số lượng và giá trị NLVL tồn kho phát hiện
kịp thời NLVL thiếu, thừa, ứ đọng, kém phẩm chất để DN có biện pháp xử lý
kịp thời, hạn chế đến mức tối đa thiệt hại có thể xảy ra.
- Kiểm tra tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch về mua vật tư, kế hoạch sử
dụng vật tư cho sản xuất.
3.2.2.3. Chứng từ

16


16


Để đáp ứng nhu cầu quản lý DN, kế toán chi tiết NLVL phải được thực hiện theo
từng kho, từng loại, nhóm vật liệu và được tiến hành đồng thời ở kho và phòng kế
toán trên cùng một cơ sở chứng từ.
Theo chế độ chứng từ kế toán quy định vận hành theo QĐ15/2006/QĐ - BTC
ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính, các chứng từ kế toán vật liệu
Công ty sử dụng bao gồm:
- Phiếu nhập kho (mẫu số 01- VT)
- Phiếu xuất kho (mẫu số 02 – VT)
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (mẫu số 03 – VT)
- Phiếu xuất vật tư theo hạn mức (mẫu số 04 – VT)
- Biên bản kiểm nghiệm (mẫu số 05 – VT)
- Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ (mẫu số 07 – VT)
- Biên bản kiểm kê vật tư (mẫu số 08 – VT)
- Chứng từ, hoá đơn thuế GTGT (mẫu 01 – GTGT – 3LL)
Bên cạnh đó, tuỳ thuộc vào đặc điểm, tình hình cụ thể của từng DN thuộc các
lĩnh vực hoạt động, thành phần kinh tế khác nhau mà kế toán sử dụng các chứng từ
khác nhau.
3.2.2.4. Kế toán chi tiết NLVL:
Việc ghi chép phản ánh của thủ kho và kế toán cũng như kiểm tra đối chiếu số
liệu giữa hạch toán nghiệp vụ kho và ở phòng kế toán được tiến hành theo một trong
các phương pháp sau:
- Phương pháp ghi thẻ song song.
- Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển.
- Phương pháp sổ số dư.
Tuỳ theo điều kiện cụ thể mà đơn vị chọn một trong ba phương pháp trên để
hạch toán chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ.
A, Phương pháp thẻ song song:



Nguyên tắc hạch toán:

- Ở kho: việc ghi chép tình hình nhập xuất tồn kho hàng ngày do thủ kho tiến
hành trên thẻ kho và chỉ ghi theo chỉ tiêu số lượng.
- Ở phòng kế toán: kế toán sử dụng sổ kế toán chi tiết vật tư để ghi chép tình
hình nhập xuất kho theo cả hai chỉ tiêu số lượng và giá trị. Về cơ bản sổ kế toán chi
tiết vật tư có kết cấu giống như thẻ kho nhưng có thêm cột giá trị.


Trình tự ghi chép:

- Ở kho: khi nhận được các chứng từ nhập xuất NLVL thủ kho phải kiểm tra tình
hợp lý hợp pháp của chứng từ rồi tiến hành ghi chép sổ thực nhập, thực xuất vào
chứng từ và vào thẻ kho. Cuối ngày thủ kho tình ra số tồn kho ghi luôn vào thẻ kho.

17

17


Định kỳ thủ kho gửi về phòng kế toán hoặc kế toán xuống tận kho nhận chứng từ (các
chứng từ nhập xuất vật tư đã được phân loại).
Thủ kho phải thường xuyên đối chiếu số tồn kho với số NLVL thực tế tồn kho,
thường xuyên đối chiếu số dư vật liệu với định mức dự trữ vật liệu và cung cấp tình
hình này cho bộ phận quản lý NLVL được biết để có quyết định xử lý.
- Ở phòng kế toán: phòng kế toán mở sổ (thẻ) chi tiết NLVL có kết cấu giống
như thẻ kho nhưng thêm các cột để theo dõi cả chỉ tiêu giá trị. Khi nhận được chứng
từ nhập xuất do thủ kho gửi lên, kế toán NLVL phải kiểm tra chứng từ, ghi đơn giá và

tính thành tiền trên các chứng từ nhập xuất kho NLVL sau đó ghi vào sổ (thẻ) hoặc sổ
chi tiết vật liệu liên quan.
Cuối tháng kế toán vật liệu cộng sổ (thẻ) chi tiết để tính ra tổng số nhập xuất tồn
kho của từng thứ vật liệu đối chiếu với sổ (thẻ) kho của thủ kho. Ngoài ra để có số
liệu đối chiếu với kế toán tổng hợp thì cần phải tổng hợp số liệu kế toán chi tiết từ các
sổ chi tiết vào bảng tổng hợp nhập xuất tồn theo từng nhóm, từng loại vật tư.
Có thể khái quát nội dung trình tự hạch toán chi tiết vật liệu theo phương pháp
thẻ song song bằng sơ đồ sau:
Bảng: Sơ đồ phương pháp thẻ song song
Thẻ kho

Chứng từ nhập

Chứng từ xuất

Sổ (thẻ) kế toán chi tiết

Bảng kê tổng hợp nhập
xuất tồn kho

Ghi hàng ngày:
Ghi cuối ngày:
Đối chiếu kiểm tra:


Ưu nhược điểm và phạm vi áp dụng:
- Ưu điểm: Ghi chép đơn giản, dễ kiểm tra, đối chiếu.

- Nhược điểm: Việc ghi chép giữa kho và phòng kế toán còn trùng lặp về chỉ tiêu
số lượng. Ngoài ra việc kiểm tra đối chiếu chủ yếu tiến hành vào cuối tháng do vậy

hạn chế khả năng kiểm tra kịp thời của kế toán.

18

18


- Phạm vị áp dụng: áp dụng thích hợp trong các DN có ít chủng loại vật tư, khối
lượng nghiệp vụ nhập xuất ít, không thường xuyên và trình độ chuyên môn của cán bộ
còn hạn chế .
B, Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển:


Nguyên tắc hạch toán:

- Ở kho: việc ghi chép ở kho của thủ kho cũng được thực hiện trên thẻ kho và
chỉ ghi chép về tình hình biến động của vật liệu về mặt số lượng.
- Ở phòng kế toán: sử dụng sổ đối chiếu luân chuyển để ghi tổng hợp về số
lượng và giá trị của từng loại vật liệu nhập xuất tồn kho trong tháng.


Trình tự ghi chép:

- Ở kho: theo phương pháp đối chiếu luân chuyển thì việc ghi chép của thủ kho
cũng được tiến hành trên thẻ kho như phương pháp thẻ song song.
- Ở phòng kế toán: kế toán mở sổ đối chiếu luân chuyển để ghi chép tình hình
nhập xuất tồn kho của từng loại vật tư ở từng kho. Sổ được mở cho cả năm nhưng mỗi
tháng chỉ ghi một lần vào cuối tháng. Để có số liệu ghi vào sổ đối chiếu luân chuyển,
kế toán phải lập bảng kê nhập, bảng kê xuất trên cơ sở các chứng từ nhập xuất thủ kho
gửi lên. Cuối tháng tiến hành kiểm tra đối chiếu số liệu giữa sổ đối chiếu luân chuyển

với thẻ kho và với số liệu của sổ kế toán tổng hợp.
Nội dung và trình tự hạch toán chi tiết vật liệu theo phương pháp sổ đối chiếu
luân chuyển được khái quát theo sơ đồ sau:
Bảng : Sơ đồ phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển
Thẻ kho
Chứng từ xuất

Chứng từ nhập

Bảng kê nhập

Sổ đối chiếu luân chuyển

Bảng kê xuất

Ghi hàng ngày
Ghi cuối ngày.
Đối chiếu kiểm tra.


Ưu nhược điểm và phạm vi áp dụng:

- Ưu điểm: khối lượng phạm vi ghi chép của kế toán được giảm bớt do chỉ ghi
một lần vào cuối tháng.
- Nhược điểm: việc ghi sổ vẫn trùng lặp giữa kho và phòng kế toán về chỉ tiêu
hiện vật và phòng kế toán cũng chỉ tiến hành kiểm tra đối chiếu vào cuối tháng do đó
hạn chế tác dụng của kiểm tra.

19


19


- Phạm vi áp dụng: áp dụng thích hợp trong các Doanh nghiệp có không nhiều
nghiệp vụ nhập xuất, không bố trí riêng nhân viên kế toán vật liệu do đó không có
điều kiện ghi chép theo dõi tình hình nhập xuất hàng ngày.
C, Phương pháp sổ số dư:


Nguyên tắc hạch toán:
- Ở kho: thủ kho chỉ theo dõi tình hình nhập xuất vật liệu theo chỉ tiêu hiện vật.
- Ở phòng kế toán: theo dõi tình hình nhập xuất vật liệu theo từng nhóm, từng
loại vật liệu theo chỉ tiêu giá trị.
• Trình tự ghi chép:
- Ở kho: thủ kho cũng ghi thẻ kho giống như các trường hợp trên. Nhưng cuối
tháng phải tính ra số tồn kho rồi ghi vào cột số lượng của sổ số dư.
- Ở phòng kế toán: kế toán mở sổ số dư theo từng kho. Sổ dùng cho cả năm để
ghi chép tình hình nhập xuất. Từ các bảng kê nhập, bảng kê xuất kế toán lập bảng luỹ
kế nhập, luỹ kế xuất, rồi từ các bảng luỹ kế lập bảng tổng hợp nhập xuất tồn theo từng
nhóm từng loại vật tư theo chỉ tiêu giá trị.
Cuối tháng, khi nhận sổ số dư do thủ kho gửi lên kế toán căn cứ vào số tồn
cuối tháng, áp giá hạch toán tính ra giá trị tồn kho để ghi vào cột số tiền trên sổ số dư.
Việc kiểm tra đối chiếu được căn cứ vào cột số tiền tồn kho trên sổ số dư và
bảng kê tổng hợp nhập xuất tồn (cột số tiền) và đối chiếu vối sổ kế toán tổng hợp.
Nội dung, trình tự kế toán chi tiết vật tư theo phương pháp sổ số dư được khái
quát bằng sơ đồ:
Bảng: Sơ đồ phương pháp sổ số dư
Thẻ kho

Chứng từ nhập


Chứng từ xuất

Bảng kê nhập

Sổ số dư

Bảng luỹ kế xuất

Bảng luỹ kế nhập

Bảng kê tổng hợp nhập xuất tồn

Ghi hàng ngày.
Ghi cuối ngày.
Đối chiếu kiểm tra.

20

Bảng kê xuất

20




Ưu nhược điểm và phạm vi áp dụng:

- Ưu điểm: tránh được sự ghi chép trùng lặp giữa kho và phòng kế toán, giảm
bớt khối lượng ghi chép kế toán, công việc được tiến hành đều trong tháng.

- Nhược điểm: do kế toán chỉ ghi theo mặt giá trị nên muốn biết được số hiện
có và tình hình tăng giảm về mặt hiện vật thì nhiều khi phải xem sổ của thủ kho mất
nhiều thời gian. Hơn nữa việc kiểm tra phát hiện sai sót nhầm lẫn giữa kho và phòng
kế toán gặp khó khăn.
- Phạm vi áp dụng: áp dụng thích hợp trong các Doanh nghiệp xản xuất có khối
lượng các nghiệp vụ ghi chép nhập xuất nhiều, thường xuyên, có nhiều chủng loại vật
tư và áp dụng với Doanh nghiệp đã xây dựng được hệ thông danh điểm vật tư; trình
độ chuyên môn của kế toán đã vững vàng.
3.2.2.5. Kế toán tổng hợp NLVL theo phương pháp kê khai thường
xuyên
3.2.2.5.1. Tài khoản sử dụng:
A, TK 151 - Hàng mua đang đi đường:


Công dụng:

Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá của các loại hàng hoá, vật tư (Nguyên
liệu, vật liệu; công cụ, dụng cụ; hàng hoá) mua ngoài đã thuộc quyền sở hữu của
doanh nghiệp còn đang trên đường vận chuyển, ở bến cảng, bến bãi hoặc đã về đến
doanh nghiệp nhưng đang chờ kiểm nhận nhập kho.


Kết cấu TK:
Bên Nợ:
- Trị giá hàng hóa, vật tư đã mua đang đi đường;
- Kết chuyển trị giá thực tế của hàng vật tư mua đang đi đường cuối kỳ
Bên Có:

- Trị giá hàng hóa, vật tư đã mua đang đi đường đã về nhập kho hoặc đã chuyển
giao thẳng cho khách hàng;

- Kết chuyển trị giá thực tế của hàng hóa, vật tư đã mua đang đi đường đầu kỳ
Số dư bên Nợ:
Trị giá hàng hóa, vật tư đã mua nhưng còn đang đi đường (Chưa về nhập kho
đơn vị).


Quy định hạch toán:

1, Hàng hóa, vật tư được coi là thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng
chưa nhập kho, bao gồm:
- Hàng hóa, vật tư mua ngoài đã thanh toán tiền hoặc đã chấp nhận thanh toán
nhưng còn để ở kho người bán, ở bến cảng, bến băi hoặc đang trên đường vận chuyển;

21

21


- Hàng hóa, vật tư mua ngoài đã về đến doanh nghiệp nhưng đang chờ kiểm
nghiệm, kiểm nhận nhập kho.
2, Kế toán hàng mua đang đi đường được ghi nhận trên Tài khoản 151 theo
nguyên tắc giá gốc quy định trong Chuẩn mực kế toán số 02 “ Hàng tồn kho”.
3, Hàng ngày, khi nhận được hóa đơn mua hàng, nhưng hàng chưa về nhập kho,
kế toán chưa ghi sổ mà tiến hành đối chiếu với hợp đồng kinh tế và lưu hóa đơn vào
tập hồ sơ riêng: “Hàng mua đang đi đường”.
Trong tháng, nếu hàng về nhập kho, kế toán căn cứ vào phiếu nhập kho và hóa
đơn mua hàng ghi sổ trực tiếp vào các Tài khoản 152 “Nguyên liệu, vật liệu”, Tài
khoản 153 “Công cụ, dụng cụ”, Tài khoản 156 “Hàng hóa”, Tài khoản 158 “Hàng hoá
kho bảo thuế”.
Nếu cuối tháng hàng vẫn chưa về thì căn cứ hóa đơn mua hàng ghi vào Tài

khoản 151 “Hàng mua đang đi đường”.
4, Kế toán phải mở chi tiết để theo dõi hàng mua đang đi đường theo từng chủng
loại hàng hóa, vật tư, từng lô hàng, từng hợp đồng kinh tế.
B, TK 152 – Nguyên liệu vật liệu:


Công dụng:

Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động tăng, giảm
của các loại nguyên liệu, vật liệu trong kho của doanh nghiệp.


Kết cấu TK:
Bên Nợ:

- Trị giá thực tế của NLVL nhập kho do mua ngoài, tự chế, thuê ngoài gia công,
chế biến, nhận góp vốn liên doanh hoặc từ các nguồn khác;
- Trị giá nguyên liệu, vật liệu thừa phát hiện khi kiểm kê;
- Kết chuyển trị giá thực tế của NLVL tồn kho cuối kỳ
Bên Có:
- Trị giá thực tế của NLVL xuất kho dùng vào sản xuất, kinh doanh, để bán, thuê
ngoài gia công, chế biến, hoặc đưa đi góp vốn;
- Trị giá NLVL trả lại người bán hoặc được giảm giá hàng mua;
- Chiết khấu thương mại NLVL khi mua được hưởng;
- Trị giá NLVL hao hụt, mất mát phát hiện khi kiểm kê;
- Kết chuyển trị giá thực tế của NLVL tồn kho đầu kỳ
Số dư bên Nợ:
Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu tồn kho cuối kỳ.



22

Quy định hạch toán:

22


1, Kế toán nhập, xuất, tồn kho nguyên liệu, vật liệu trên tài khoản 152 phải được
thực hiện theo nguyên tắc giá gốc quy định trong chuẩn mực số 02 “ Hàng tồn kho”.
Nội dung giá gốc của nguyên liệu, vật liệu được xác định tuỳ theo từng nguồn nhập.
- Giá gốc của nguyên liệu, vật liệu mua ngoài, bao gồm: Giá mua ghi trên hóa
đơn, thuế nhập khẩu phải nộp, thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu phải nộp (nếu
có), chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, phân loại, bảo hiểm,... nguyên liệu, vật
liệu từ nơi mua về đến kho của doanh nghiệp, công tác phí của cán bộ thu mua, chi
phí của bộ phận thu mua độc lập, các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc thu
mua nguyên vật liệu và số hao hụt tự nhiên trong định mức (nếu có):
+ Trường hợp doanh nghiệp mua nguyên liệu, vật liệu dùng vào sản xuất, kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thì giá trị
của nguyên liệu, vật liệu mua vào được phản ánh theo giá mua chưa có thuế GTGT.
Thuế GTGT đầu vào khi mua nguyên liệu, vật liệu và thuế GTGT đầu vào của dịch vụ
vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, chi phí gia công,... được khấu trừ và hạch toán vào
Tài khoản 133 “Thuế GTGT được khấu trừ” (1331).
+ Trường hợp doanh nghiệp mua nguyên liệu, vật liệu dùng vào sản xuất, kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp hoặc không
thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, hoặc dùng cho hoạt động sự nghiệp, phúc lợi, dự án
thì giá trị của nguyên liệu, vật liệu mua vào được phản ánh theo tổng giá thanh toán
bao gồm cả thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ (nếu có).

+ Đối với nguyên liệu, vật liệu mua bằng ngoại tệ thì phải được quy đổi ra đồng
Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường

ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát
sinh nghiệp vụ để ghi tăng giá trị nguyên liệu, vật liệu nhập kho.
- Giá gốc của nguyên liệu, vật liệu tự chế biến, bao gồm: Giá thực tế của nguyên
liệu xuất chế biến và chi phí chế biến.
- Giá gốc của nguyên liệu, vật liệu thuê ngoài gia công chế biến, bao gồm: Giá
thực tế của nguyên liệu, vật liệu xuất thuê ngoài gia công chế biến, chi phí vận
chuyển vật liệu đến nơi chế biến và từ nơi chế biến về đơn vị, tiền thuê ngoài gia công
chế biến.
- Giá gốc của nguyên liệu nhận góp vốn liên doanh, cổ phần là giá trị được các
bên tham gia góp vốn liên doanh thống nhất đánh giá chấp thuận.
2, Việc tính trị giá của nguyên liệu, vật liệu tồn kho, được thực hiện theo một
trong bốn phương pháp quy định trong Chuẩn mực kế toán số 02 “ Hàng tồn kho”:
- Phương pháp giá đích danh;
- Phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập hoặc cuối kỳ;

23

23


- Phương pháp nhập trước, xuất trước;
- Phương pháp nhập sau, xuất trước.
Doanh nghiệp lựa chọn phương pháp tính giá nào thì phải đảm bảo tính nhất
quán trong cả niên độ kế toán.
3, Kế toán chi tiết nguyên liệu, vật liệu phải thực hiện theo từng kho, từng loại,
từng nhóm, thứ nguyên liệu, vật liệu.

24

24



C, TK 331 – Phải trả cho người bán:
• Công dụng:
Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản nợ phải trả
của doanh nghiệp cho người bán vật tư, hàng hóa, người cung cấp dịch vụ theo hợp
đồng kinh tế đã ký kết. Tài khoản này cũng được dùng để phản ánh tình hình thanh
toán về các khoản nợ phải trả cho người nhận thầu xây lắp chính, phụ
• Kết cấu:
Bên Nợ:
- Các khoản đã trả cho người bán vật tư, hàng hóa, người cung cấp lao vụ, dịch
vụ và người nhận thầu về XDCB
- Các khoản đã trả nợ vay (nợ gốc)
- Kết chuyển giá trị tài sản thừa vào các tài khoản liên quan theo quyết định xử lý
của cấp có thẩm quyền.
- Các khoản khác đã trả.
Bên Có:
- Số tiền phải trả cho người cung cấp vật tư, hàng hóa, người cung cấp lao vụ,
dịch vụ và người nhận thầu về XDCB
- Các khoản nợ vay phải trả.
- Giá trị tài sản chờ giải quyết.
- Các khoản phải trả khác.
Số dư bên Có:
- Số tiền phải trả cho các chủ nợ trong và ngoài đơn vị
- Giá trị tài sản phát hiện thừa chờ giải quyết.
TK 331 có thể có số dư bên Nợ (trường hợp cá biệt): Phản ánh số đã trả lớn hơn
số phải trả của các chủ nợ, số tiền ứng trước cho người cung cấp.
• Quy định hạch toán
1, Nợ phải trả cho người bán, người cung cấp vật tư, hàng hóa, dịch vụ, hoặc cho
người nhận thầu xây lắp chính, phụ cần được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng

phải trả. Trong chi tiết từng đối tượng phải trả, tài khoản này phản ánh cả số tiền đã
ứng trước cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu xây lắp nhưng chưa nhận
được sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao.
2, Không phản ánh vào tài khoản này các nghiệp vụ mua vật tư, hàng hóa, dịch
vụ trả tiền ngay (bằng tiền mặt, tiền séc hoặc đã trả qua Ngân hàng).
3, Những vật tư, hàng hóa, dịch vụ đã nhận, nhập kho nhưng đến cuối tháng vẫn
chưa có hóa đơn thì sử dụng giá tạm tính để ghi sổ và phải điều chỉnh về giá thực tế
khi nhận được hóa đơn hoặc thông báo giá chính thức của người bán.
4, Khi hạch toán chi tiết các khoản này, kế toán phải hạch toán rõ ràng, rành
mạch các khoản chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán của
người bán, người cung cấp ngoài hóa đơn mua hàng.

25

25


×