Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Báo cáo thực tập môi trường: TÌM HIỂU VỀ QUY TRÌNH LẬP BÁO CÁO GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG CHO CÔNG TY TNHH RALS QUỐC TẾ VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (387.98 KB, 41 trang )

LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cán bộ , nhân
viên công ty TNHH MTV môi trường Hải Hoàn Cầu , đặc biệt là giám đốc Trương
Trọng Hải đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi học tập , nghiên cứu trong suốt thời gian
thực tập.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ThS.Nguyễn Xuân Lan – giảng viên trường
đại học tài và nguyên môi trường Hà Nội đã tận tình giúp đỡ , động viên, chia sẻ,
hướng dẫn em trong suốt thời gian thực tập.
Vì thời gian nghiên cứu có hạn nên báo cáo còn nhiều thiếu sót , em mong các
thầy cô trong khoa đóng góp ý kiến để bài báo cáo hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội ,ngày 02 tháng 03 năm 2015

Sinh viên

Nguyễn Thị Cẩm Vân


Nhật kí thực tập

Thời gian

Nội dung thực tập

Tuần 1

Tìm hiểu công ty và cơ cấu tổ chức bộ máy (lịch sử hình thành,
thăm quan công ty…)
Nghe hướng dẫn, phân công công việc.

Tuần 2



Định hướng chuyên đề thực tập.
Tìm hiểu các tài liệu liên quan đến quá trình thực tập.

Tuần 3

Tham khảo tài liệu.
Làm việc theo hướng dẫn của anh (chị) trong công ty.

Tuần 4

Tham khảo tài liệu.

Tuần 5

Xin ý kiến của cán bộ hướng dẫn và giải quyết các thắc mắc

Tuần 6

Tổng hợp kết quả dữ liệu thu thập được và làm báo cáo thực tập

Tuần 7

Hoàn thành báo cáo sau khi được được góp ý và chỉnh sửa.
Kết thúc quá trình thực tập.
Xin dấu xác nhận.


MỤC LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................35



DANH MỤC SƠ ĐỒ

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC VIẾT TẮT

CTNH

: Chất thải nguy hại

TT-BTNMT

: Thông tư- Bộ Tài Nguyên Môi Trường

BVMT

: Bảo vệ môi trường

QĐ-BYT

: Quyết định Bộ y tế

NĐCP

: Nghị định chính phủ

QCVN


: Quy chuẩn Việt Nam

TCVS

: Tiêu chuẩn vệ sinh


TNHH MTV

: Trách nhiệm hữu hạn một thành viên.


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Việt Nam là một nước đang trên đường phát triển, việc phát triển công nghiệp
hóa hiện đại hóa đất nước đã đem lại những thành tựu to lớn, nhưng song song với
những thành tựu to lớn đó hiện trạng môi trường chúng ta đang gánh chịu những tổn
thất nặng nề. Trong những năm đầu thực hiện đường lối mới, vì tập trung ưu tiên phát
triển kinh tế và cũng một phần do nhận thức hạn chế nên việc gắn phát triển kinh tế
với bảo vệ môi trường chưa chú trọng đúng mức. Tình trạng tách rời công tác bảo vệ
môi trường với sự phát triển kinh tế-xã hội diễn ra phổ biến ở nhiều ngành, nhiều cấp,
dẫn đến tình trạng gây ô nhiễm môi trường diễn ra phổ biến và ngày càng nghiêm
trọng.
Không chỉ Việt Nam mà cả thế giới hiện nay đang đối mặt với sự nóng lên của
trái đất. Xã hội ngày càng phát triển, nhiều khu công nghiệp được hình thành, làm phát
sinh một lượng chất thải rất lớn đặc biệt là nước thải. Việc giảm thiểu những tác động
đến môi trường do nước thải từ các nhà máy khu công nghiệp, xí nghiệp là rất quan
trọng, yêu cầu đặt ra hiện nay là phải có những biệp pháp thiết thưc, cụ thể và phải
được tiến hành một cách đồng bộ để bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, cân bằng
hệ sinh thái.

Xuất phát từ thực tế nêu trên cùng với sự mong muốn học hỏi và tìm hiểu
của bản thân, kết hợp với lí luận và thực tiễn tại trường nên tôi quyết định đề tài :”TÌM
HIỂU VỀ QUY TRÌNH LẬP BÁO CÁO GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG CHO CÔNG
TY TNHH RALS QUỐC TẾ VIỆT NAM”, và chọn công ty TNHH MTV Môi Trường
Hải Hoàn Cầu là nơi thực tập.
2. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu.
- Đối tượng: báo cáo giám sát môi trường
- Phạm vi:
+ Địa điểm: Công ty TNHH MTV Môi Trường Hải Hoàn Cầu. Địa chỉ 84/7
Phu Phố 3, Phường Phú Lợi, Tx.Thủ Dầu Một, Bình Dương.
+ Thời gian tiến hành: Thời gian thực hiện chuyên ngành từ ngày 02 tháng 03
đến ngày 24 tháng 04 năm 2015.
- Phương pháp nghiên cứu: phương pháp thu thập số liệu.
+ Phương pháp thu thập số liệu từ tham khảo tài liệu
+ Phương pháp thu thập số liệu từ những thực nghiệm.
1


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP
CÔNG TY TNHH MTV MÔI TRƯỜNG HẢI HOÀN CẦU
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH MTV Hải Hoàn Cầu
Tên công ty: Công ty TNHH MTV Môi Trường Hải Hoàn Cầu
Giám đốc : Trương Trọng Hải
Năm thành lập : 2010
Địa chỉ: 84/7 Khu Phố 3, phường Phú Lợi, Tx.Thủ Dầu Một, Bình Dương
Điện thoại : 0650.653.7752
Fax : 0650.653.7752
Email :
Website : haihoancau.yell.vn
Loại công ty : TNHH Một Thành Viên

Giấy phép kinh doanh số: 37011792817
Lĩnh vực hoạt động:
+ Tư vấn thiết kế xây dựng hệ thống xử lý nước thải, nước cấp
+ Cung cấp hệ thống , máy móc thiết bị xử lý nước thải
+ Cung cấp hóa chất xử lý nước thải
+ Tư vấn lập cam kết môi trường , báo cám giám sát môi trường
+ Tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
+ Tư vấn lập hồ sơ khai thác nước ngầm
+ Lập hồ sơ sơ xả nước thải vào nguồn tiếp nhận
+ Tư vấn lập hồ sơ đăng kí chủ nguồn chất thải nguy hại
+ Lập đề án bảo vệ môi trường
+ Lập báo cáo giám sát môi trường định kì

2


Hình 1.1: Vị trí Công Ty TNHH MTV môi trường Hải Hoàn Cầu.
1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh và sơ đồ tổ chức của công ty TNHH
MTV Môi Trường Hải Hoàn Cầu
1.2.1 Đặc điểm hoạt động sản xuất
- Công ty TNHH MTV Môi Trường Hải Hoàn Cầu là công ty chuyên về lĩnh
vực xử lý nước thải cho các công trình công cộng, khu dân cư, khu công nghiệp,
thương mại, các khu cao ốc, resort, khách sạn…
- Tư vấn thiết kế xây dựng hệ thống xử lý nước thải, nước cấp. Với đội ngũ cán
bộ nhân viên nhiều năm kinh nghiệm đã đang vận hành các nhà máy xử lý nước cho
các công ty nước ngoài ( Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan…) tại các khu công
nghiệp Long Thành, Nhơn Trạch (Đồng Nai), khu công nghiệp Việt Hương I, II, khu
công nghiệp Sóng Thần ( Bình Dương), xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước
thải cho các đơn vị có nhu cầu.
- Cung cấp hệ thống, máy móc, thiết bị xử lý nước thải: máy lọc ép khung bàn,

máy lọc ép băng tải, bơm các loại ( bơm nước, bơm hóa chất…), bồn phản ứng, bồn
chứa hóa chất…
- Cung cấp hóa chất xử lý nước thải ( Polymer, chất khử màu, PAC, các chất
dinh dưỡng dùng trong nuôi cấy vi sinh, cám, rỉ đường, ure, DAP…)
- Công ty cung cấp các loại sản phẩm liên quan đến bảo vệ môi trường
3


-Tư vấn lập cam kết môi trường, báo cáo giám sát môi trường
- Tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
- Tư vấn lập hồ sơ khai thác nước ngầm .
- Lập hồ sơ xả nước thải vào nguồn tiếp nhận
- Tư vấn lập hồ sơ đăng kí chủ nguồn chất thải nguy hại
- Lập đề án bảo vệ môi trường
- Lập báo cáo giám sát môi trường định kì
Sơ đồ 1.2:Sơ đồ tổ chức của công ty

Giám đốc

Phòng
thiết
kế và
kỹ
thuật

Phòng
kinh
doanh

Phòng

kế
toán

*Công ty TNHH MTV Môi trường Hải Hoàn Cầu gồm 1 giám đốc và 3 phòng:
- Giám đốc Trương Trọng Hải
- Phòng thiết kế và kỹ thuật: chuyên công việc thiết kế công trình xử lý, thi
công các công trình và làm các đề án hồ sơ.
- Phòng kinh doanh: chuyên tìm kiếm khách hàng, báo giá các đề án, hồ sơ,
công trình.
- Phòng kế toán: chuyên quyết toán thu chi, sổ sách cho công ty.

4


Sơ đồ 1.3:Sơ đồ tổ chức của bộ phận làm việc

Phòng thiết kế và kỹ
thuật

Nhân viên kỹ thuật, xây
dựng

Nhân viên thiết kế, vận
hành

- Phòng thiết kế và kỹ thuật: chuyên công việc thiết kế công trình xử lý, thi
công các công trình và làm đề án, hồ sơ.
*Mối liên hệ gữa các bộ phận trong công ty
- Tất cả các bộ phận trong công ty đều có sự thống nhất và quan hệ chặt chẽ với
nhau, giúp đỡ nhau trong quá trình hoàn thành công việc. Nếu một bộ phận gặp sự cố

thì sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của công ty.
1.3 Các quy định chung trong lao động của công ty
-Chế độ làm việc:
+ Thời gian làm việc: 8h/ ngày
+ Trang phục: Theo đúng quy định của công ty ( áo sơ mi,quần tây đóng thùng)
-Quyền lợi của nhân viên :
+ Chế độ nghỉ ngơi: Theo đung quy định của luật lao động hiện hành của Nhà
Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
+ Hình thức trả lương: Tiền mặt, có phụ cấp, trả lương vào ngày 25 hàng tháng.
+ Tiền thưởng: Theo năng lực làm iệc của mỗi người, được thưởng lương vào
các ngày lễ, tết…
+ Chế độ tăng lương theo năng lực làm việc.
+ Có bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế theo quy định của nhà nước .
+ Được sắp xếp và đào tạo thêm chuyên môn theo nhu cầu công việc của công ty.
-Nghĩa vụ và trách nhiệm:
+ Tuân thủ các quy định chung
+ Giữ phép lịch sự, thái độ hòa nhã với đồng nghiệp và khách hàng.
+ Hoàn thành tốt công việc đã giao.

5


+ Chấp hành tốt các quy định kinh doanh- sản xuất, nội quy kỷ luật lao động, an
toàn lao động.
+ Giữ gìn và bảo vệ tài khoản chung của công ty.
+ Giữ bí mật công nghệ, kỹ thuật, hồ sơ cho công ty.
-Quy định về phòng cháy chữa cháy:
+ Được trang bị đầy đủ, mỗi phòng có bình chữa cháy, được bố trí hợp lý ,
thuận tiện cho việc sử dụng khi có sự cố xảy ra trong công ty.
+ Các thiết bị phải bỏ gọn gàng, tránh xa những nguồn dễ cháy để tránh các sự

cố cháy nổ.
+ Khi kết thúc ngày làm việc phải tắt tất cả nguồn điện để tránh các sự cố cháy nổ.
+ Thường xuyên kiểm tra các thiết bị cháy nổ để phát hiện kịp thời và sửa chữa.
-Nội quy và an toàn lao động của công ty:
+ Đi làm đúng giờ.
+ Mặc đồng phục đúng quy cách .
+ Cấm không được hút thuốc trong khuôn viên công ty, đây là nơi chứa vật dễ
cháy nổ.
+ Trang bị đầy đủ các dụng cụ bảo hộ đảm bảo an toàn cho hoạt động sản xuất.
+ Mỗi phòng phải tuân thủ đúng nội quy của công ty đã giao để đảm bảo an
toàn là trên hết.
+ Đeo gang tay khi tiếp xúc với những mối nguy hiểm như khi vận hành máy
móc, cũng như lúc sửa chữa.
+ Trang bị các thiết bị bảo vệ mắt và mặt như kính bảo hộ, kính che mặt khi thực
hiện những công việc có thể gây nhức mắt, có bụi hoạc hóa chất bắn vào mắt và mặt.
+ Mũ bảo hiểm được sử dụng trong khu vực mà ở đó có nguy cơ vật trên cao
rơi xuống.

6


CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU VỀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN BÁO CÁO GIÁM SÁT
MÔI TRƯỜNG CHO CÔNG TY TNHH RALS QUỐC TẾ VIỆT NAM
2.1 Tổng quan về quy trình thực hiện báo cáo giám sát môi trường
2.1.1 Báo cáo giám sát môi trường
- Khái niệm: Theo thông tư 05/2008/TT-BTNMT quy định chương trình giám
sát môi trường là kết quả quan trắc số liệu.
- Báo cáo giám sát môi trường định kỳ: là loại văn bản mà các doanh nghiệp
phải thực hiện theo quy định của pháp luật trong quá trình hoạt động.
* Những ai cần lập báo cáo giám sát môi trường

- Công ty môi trường, các khu chế xuất- sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ
- Các doanh nghiệp có quy mô lớn, vừa và nhỏ
- Các doanh nghiệp hay cá thể hoạt động trong lĩnh vực sản xuất- chế biến
* Đối tượng lập báo cáo giám sát môi trường:
- Theo quy định của nhà nước, tất cả các cơ sở sản xuất, khu công nghiệp, khu
dân cư , thương mại, nhà xưởng,…đã có giấy chứng nhận cam kết bảo vệ môi trường,
giấy phê duyệt ĐTM. Các doanh nghiệp đã đi vào hoạt động trong các ngành kinh
doanh đều phải hực hiện báo cáo giám sát môi trường định kỳ 3 tháng/ 1 lần đối với
các cơ sở thuộc danh sách phải dời đi do ô nhiễm môi trường và các cơ sở được xác
định gây ô nhiễm môi trường nhung chưa khắc phục ô nhiễm, 6 tháng/ 1 lần đối với
các cơ sở không thuộc 2 đối tượng trên ( hoặc theo yêu cầu của từng địa phương).
* Mục đích lập báo cáo giám sát môi trường
- Giúp cơ quan nhà nước tho dõi giám sát môi trường của mỗi công ty, đánh giá
tác động ảnh hưởng để ngăn chặn những vấn đề ô nhiễm, xây dựng các biện pháp giảm
thiểu và đưa ra các giải pháp xử lý môi trường thích hợp.
* Mô tả công việc của lập báo cáo giám sát môi trường:
- Khảo sát, thu tập số liệu về hiện trạng môi trường xung quanh khu vực dự án.
- Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án: khí thải, nước thải, tiếng ồn, các
chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án…
- Lấy mẫu.
- Đánh giá chất lượng môi trường.
- Đánh giá tác động từng nguồn ô nhiễm.
7


- Đề xuất các phương án xử lý, thu gom.
- Trình nộp báo cáo lên các cơ quan chức năng.
2.1.2 Cơ sở pháp lý
- Luật BVMT 2014
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP của chính phủ về việc quy định chi tiết và

hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BVMT.
- Nghị định 21/2008/NĐ-CP của chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định 80/2006/NĐ-CP.
- Nghị định 29/2011/NĐ-CP Quy định về đánh giá môi trường chiến lược,
đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.
- Thông tư số 08/2009/TT-BTNMT quy định quản lý và bỏa vệ môi trường khu
kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp.
- Thông tư số 48/2011/TT-BTNMT quy định về việc sửa đổi, bổ sung một số
điều của thông tư 08/2009/TT-BTNMT.
2.1.3. Cấu trúc của một báo cáo giám sát môi trường
* Mở đầu:
- Mục tiêu
- Nội dung
- Tổ chức thực hiện
- Thời gian thực hiện
* Thông tin chung
- Giới thiệu về doanh nghiệp (công ty)
- Địa điểm hoạt động:
+ Vị trí, quy mô
+ Đặc điểm, tính chất
+ Thông tin hoạt động sản xuất
+ Xác định loại hình công ty đang hoạt động và công nghệ đang áp dụng, quy
mô hoạt động- công suất hoạt động (liệt kê danh sách các danh mục thiết bị, máy móc
theo tình trạng hoạt động).

8


+ Nhu cầu nguyên nhiên liệu: nói rõ nhu cầu về nguyên nhiên liệu phục vụ cho
hoạt động phương thức cung cấp nguyên liệu nhu cầu và nguồn cung cấp điện nước

cho nhà máy.
* Các nguồn gây tác động môi trường:
- Nguồn gây tác động do nước thải
- Nguồn gây tác động do khí thải
- Nguồn gây tác động do chất thải rắn
- Nguồn gây tác động do nhiệt thừa
- Nguồn gây tác động do tiếng ồn
- Các sự cố môi trường
* Công tác bảo vệ môi trường đã thực hiện
- Các biện pháp của công ty nhằm giảm thiểu các nguồn gây tác động môi
trường
* Kết quả giám sát môi trường của công ty
- Tiến hành thồng kê, đo đạc, lấy mẫu phân tích các thông số đặc trưng cảu chất
thải và môi trường xung quanh, ghi nhận các kết quả thống kê, đo đạc, phân tích trong
báo cáo.
- Cần phải lưu ý các biện pháp thống kê, đo đạc, lấy mẫu phân tích phải tuân
thủ theo các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành và do các đơn vị có chức năng đảm nhận.
- Định kỳ đo đạc, lấy mẫu các thông số đặc trưng của chất thải phát sinh từ quá
trình hoạt động của cơ sở (nước thải, khí thải, chất thải rắn, chất tải nguy hại, tiếng ồn,
độ rung và các chỉ tiêu khác) lấy mẫu phân tích tối thiểu 03 tháng/ lần.

9


* Quy trình lấy mẫu phân tích:
Đối với nước thải:
Lấy mẫu nước thải trước khi xả ra hệ thống thoát công cộng.

Bước1
Chuẩn bị thiết bị dụng cụ chứa mẫu


Bước 2
Xác định vị trí, thời gian và tần suất
lấy mẫu
Bước 3
Súc rửa dụng cụ lấy mẫu

Bước 4
Ghi ký hiệu trên bình chứa mẫu
Bước 5
Lấy mẫu
Bước 6
Đo đạc các thông số ngoài hiện
trường
Bước 7
Ghi phiếu hiện trường
Bước 8
Kiểm tra- bảo quản mẫu- kiểm soát
điều kiện bảo quản
Bước 9
Bảo quản mẫu, kiểm tra thiết bị
Sơ đồ 2.1:Sơ đồ quy trình lấy mẫu nước thải khi xả ra hệ thống cống thoát công cộng
10


Đối với khí thải: Lấy mẫu phân tích tại nguồn phát sinh

Bước 1
Chuẩn bị thiết bị


Bước 2
Xác định vị trí, thời gian

Bước 3
Thu mẫu

Bước 4
Ghi phiếu hiện trường

Bước 5
Kiểm tra thiết bị

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ quy trình lấy mẫu phân tích khí tại các nguồn phát sinh
Đối với chất thải rắn: Thống kê lượng chất thải phát sinh theo tháng, mô tả
biện pháp phân loại, lưu giữ, đính kèm các hợp đồng với đơn vị chức năng có liên
quan trong việc thu gom vận chuyển, xử lý.
* Kết luận và cam kết
+ Nhận xét mức độ ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường xung quanh do quá
trình hoạt động của cơ sở.
+ Nhận xét hiệu quả xử lý ô nhiễm của cơ sở ( các nội dung đạt và không đạt),
nếu không đạt thì phải nêu rõ nguyên nhân.
+ Cam kết khắc phục các nội dung không đạt, biện pháp kắc phục và thời hạn
khắc phục.
+ Cam kết về việc thực hiện và vận hành thường xuyên các biện pháp giảm
thiểu, xử lý chất thải đảm bảo các tiêu chuẩn và quy chuẩn môi trường.
11


+ Cam kết thực hiên các biện pháp bảo vệ môi trường khác theo quy định hiện
hành của pháp luật.

+ Các kiến nghị của cơ sở đối với các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường
và các cơ quan chức năng có liên quan.
2.2. Báo cáo giám sát môi trường cho công ty TNHH Rals quốc tế Việt Nam
2.2.1. Thông tin liên lạc về đối tượng nghiên cứu.
-

Tên trụ sở chính: CÔNG TY TNHH RALS QUỐC TẾ VIỆT NAM

-

Địa chỉ trụ sở chính: 702 B, 37 Tôn Đức Thắng, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

-

Điện thoại: (08) 39102867

-

Người đại diện: Ban Giám Đốc của Nhà máy

-

Tên chi nhánh: CÔNG TY TNHH TẤN THÀNH

Fax: (08) 39102866

-

Địa chỉ dự án (chi nhánh): Ấp Phước Hòa, xã Suối Đá, huyện Dương Minh
Châu, Tỉnh Tây Ninh

-

Ngành nghề: Chế biến nông sản. Trong đó ngành nghề chính là chế biến hạt điều

-

Diện tích mặt bằng: 18.000 m2

-

Diện tích cây xanh: đạt 20%

2.2.2. Quy trình và công nghệ sản xuất
 Loại hình hoạt động:
Chi nhánh Công ty TNHH Rals Quốc tế VN chuyên sản xuất và kinh doanh hạt
điều,…Thị trường tiêu thụ chủ yếu là xuất khẩu và tiêu thụ trong nước.

12


 Quy trình công nghệ sản xuất:

Nguyên liệu
Phân cỡ sống
Lò hơi Hơi quá
nhiệt

Buồng hấp
Phân cỡ chín


Tách nhân bằng máy

Lò hơi

Hơi quá
nhiệt

Tách nhân bằng tay

Sấy

Lò đốt

Làm nguội

Máy bóc vỏ lụa

Bóc vỏ lụa bằng tay

Phân loại bằng máy

Phân loại bằng tay

Đóng gói
Thành phẩm

13


Sơ đồ 2.3 : Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất hạt điều


Thuyết minh quy trình:
Các giai đoạn của dây chuyền chế biến hạt điều được trình bày cụ thể như sau:
+ Nguyên liệu: Nguyên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất của nhà máy chủ
yếu là hạt điều, các loại dành cho các ngành chế biến nông sản. Lượng nguyên liệu này
được nhà máy mua ở thị trường và các vùng sản xuất trong nước.
+ Máy phân cỡ hạt điều sống: Tại đây hạt điều sẽ phân loại dựa vào đường
kính trung bình của hạt nhờ lỗ sàng để phục vụ cho buồng hấp.
+ Buồng hấp: Hơi nóng của lò hơi sẽ làm dẻo vỏ hạt điều để dễ tách, dầu vẫn
nằm trong vỏ. Canh thời gian khoảng 30 – 35 phút lấy ra (hoàn thành một mẻ) với
khối lượng mỗi mẻ hơn 700 kg/buồng. Với công nghệ khép kín này sẽ không xuất hiện
nước thải dầu điều và rất hiệu quả kinh tế.
+ Máy phân cỡ hạt điều chín: Sau khi được hấp hạt điều được mang ra khỏi
buồng hấp sẽ thu được hạt điều chín. Để có được sự đồng đều về kích thước hạt, công
nhân sẽ dẫn hạt điều chín qua một thiết bị phân loại hạt bằng sàng. Hạt điều sau khi
được phân loại sẽ chuyển về khu tách nhân.
+ Tách nhân: Tại đây nhân được tách bằng máy và tay (công nhân) để thu
được sản phẩm là hạt điều còn được bao bọc bởi một lớp vỏ lụa, tiếp theo hạt điều sẽ
được dẫn qua thiết bị sấy.
+ Phòng sấy: Tại đây hạt điều được cho vào các khay rồi đặt lên xe cho vào
phòng sấy với công suất mẻ hơn 1 tấn hạt điều khô, vì được cấp nhiệt làm cho lớp vỏ
lụa khô và tách ra khỏi nhân nhờ lớp dầu điều. Sau khi được sấy khô hạt điều được
chuyển về khu tách vỏ lụa.
+ Hệ thống làm nguội: Sau khi ra khỏi phòng sấy hạt điều đang rất nóng cho
nên nếu chuyển trực tiếp ra khu tách vỏ lụa sẽ không thực hiện ngay được nên buộc
phải để nguội trước khi chuyển ra khu tách vỏ lụa.
14


+ Khu tách vỏ lụa: Vỏ lụa được tách bằng máy kết với bằng tay (công nhân)

kết thúc giai đoạn này được thành phẩm cuối cùng là hạt điều sau chế biến và chuyển
về bộ phận phân loại cuối cùng. Sau đó sản phẩm được đóng gói và chuyển ra thị
trường tiêu thụ.

15


 Danh mục các thiết bị của nhà máy:
Danh mục máy móc thiết bị trong công nghệ sản xuất của nhà máy được trình
bày trong Bảng 2.1
Bảng 2.1. Danh mục máy móc thiết bị của nhà máy
STT

Tên

Đơn vị

Số lượng

Tình trạng

1

Sàng phân cỡ

Cái

3

80%


2

Nồi áp suất

Cái

1

80%

3

Nồi hấp hạt

Cái

2

80%

4

Lò hơi

Cái

2

80%


5

Máy cắt tách

Cái

300

80%

6

Phòng sấy, bộ trao đổi nhiệt

Phòng

6

80%

7

Xe sấy

Cái

10

80%


8

Bao chứa hạt nguyên liệu

Cái

Theo khối lượng sản phẩm 80%

9

Máy đóng gói (thiếc)

Cái

1

80%

10

Máy đóng gói (PE)

Cái

1

80%

11


Xe vận tải

Cái

10

80%

12

Băng chuyền

Cái

30

80%

13

Cân các loại

Cái

20

80%

(Nguồn: Chi nhánh Công ty TNHH Rals Quốc Tế VN, cuối tháng 12/2014)

2.2.3. Sản phẩm và công suất hoạt động
Sản phẩm và công suất của nhà máy được trình bày trong Bảng 2.2.

Bảng 2.2. Danh sách sản phẩm và sản lượng trong 06 tháng cuối năm 2014
STT

Loại sản phẩm

Đơn vị/06 tháng

Sản lượng

1

Hạt điều đã qua chế biến

Tấn

1.500

(Nguồn: Chi nhánh Công ty TNHH Rals Quốc Tế VN,cuối tháng 12/2014)

16


2.2.4. Tiêu hao nguyên liệu và nhiên liệu
Với đặc thù riêng, nguyên liệu chính phục vụ là hạt điều. Khối lượng tiêu thụ
trung bình trong Lần II (06 tháng cuối năm 2014) được trình bày trong Bảng 2.3.
Bảng 2.3. Danh mục nguyên liệu, nhiên liệu và hóa chất sử dụng trung bình
STT

1

Nguyên liệu, nhiên liệu và hóa chất
Hạt điều thô

Đơn vị
Tấn

Khối lượng
(đơn vị tính/06 tháng)
34.000

(Nguồn: Chi nhánh Công ty TNHH Rals Quốc Tế VN, cuối tháng 12/2014)
2.2.5. Nhu cầu sử dụng điện, nước
 Nhu cầu sử dụng nước:
Lượng nước được nhà máy sử dụng hiện nay được khai thác từ nguồn nước
ngầm. Lượng nước này chủ yếu để phục vụ cho sản xuất, nhu cầu sinh hoạt như vệ
sinh, rửa tay,… của công nhân viên và một số nhu cầu khác như chữa cháy, tưới cây
xanh. Tổng lượng nước cấp cho nhà máy trong 01 ngày khoảng 30 m 3/ngày (tương
đương 4.680 m3/06 tháng).
 Nhu cầu sử dụng điện:
Nhu cầu sử dụng điện của toàn bộ công trình sau khi đi vào sử dụng được lấy từ
lưới điện Quốc gia thông qua trạm biến áp của chi nhánh điện Tây Ninh.
Nhu cầu sử dụng điện phục vụ cho toàn bộ hoạt động của nhà máy (cho quá
trình sản xuất và sinh hoạt) trong một tháng ước tính khoảng 2.500 kWh/tháng.
 Nhu cầu lao động:
Đội ngũ cán bộ công nhân viên của nhà máy bao gồm 400 người bao gồm cả
lao động trực tiếp như cán bộ - kỹ thuật và công nhân sản xuất, lao động gián tiếp như
ban giám đốc, trưởng phòng, nhân viên bảo vệ…
2.3. Các nguồn phát sinh ô nhiễm và biện pháp khống chế

2.3.1. Nguồn phát sinh khí thải
2.3.1.1 Nguồn phát sinh:
 Bụi từ quá trình bốc dỡ nguyên vật liệu:
Với đặc thù loại hình sản xuất của Nhà máy mà trong dây chuyền lắp ráp không
làm phát sinh bụi cũng như khí thải, mà chủ yếu bụi phát sinh từ quá trình bốc dỡ lên
xuống, nhập nguyên liệu vào kho. Do đó bụi chủ yếu phát tán từ quá trình dính bám
17


trên bề mặt bao bì trong thời gian vận chuyển. Lượng bụi này chỉ ảnh hưởng đến một
số công nhân trực tiếp tham gia vào công đoạn bốc dỡ.
 Bụi và khí thải từ các phương tiện vận chuyển:
Trong quá trình hoạt động của Nhà máy, hằng ngày sẽ có các phương tiện giao
thông đi lại bằng xăng, dầu ra và vào kho. Các phương tiện này sẽ thải vào môi trường
không khí một lượng khói thải có chứa các chất ô nhiễm như NO x, CxHy, CO. Tuy
nhiên, nguồn ô nhiễm này xảy ra không liên tục và tần suất không lớn do đó tải lượng
khí thải sinh ra là không đáng kể.
 Ô nhiễm bụi và khí thải trong quá trình sản xuất:
- Bụi và khí thải từ quá trình bóc vỏ: Quá trình bóc vỏ cứng, vỏ lụa sẽ phát
sinh ra một lượng bụi và chất thải rắn có kích thước lớn. Tuy nhiên lượng bụi này
phát sinh không đáng kể và không chứa các thành phần nguy hại.
- Mùi phát sinh từ kho chứa hạt điều, vỏ hạt điều và quá trình ép dầu vỏ hạt
điều,..
 Ô nhiễm khí thải lò hơi:
Hiện tại Nhà máy đang sử dụng 2 lò hơi để phục vụ cho sản xuất với nhiên liệu
đốt là vỏ hạt điều. Vì vậy khi lò hơi hoạt động sẽ sản sinh ra một lượng khói bụi, SO 2,
NOx, CO,...
Tác động của bụi và khí thải:
Bụi phát sinh từ các quá trình sử dụng nguyên vật liệu và các phương tiện vận
chuyển thường là bụi có kích thước khá nhỏ (bụi hô hấp), nếu không có biện pháp

phòng chống thích hợp sẽ gây ra các bệnh về đường hô hấp như lao, viêm phổi...
Các ảnh hưởng của khí thải:
− Khi phổi tiếp nhận một lượng khí thải nhất định thì sẽ ảnh hưởng đến hệ thần
kinh, gan và đường hô hấp... với các triệu chứng như: hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, co
giật...
− NO: suy giảm quá trình tuần hoàn, vận chuyển oxy của máu
− NO2 với nồng độ 15 - 50 ppm có khả năng gây nguy hiểm cho phổi, tim, gan
của người và cả động vật, có nguy cơ gây tử vong.
− Các khí NO, NO2 sẽ kết hợp với hơi nước tạo thành acid HNO 3 làm ăn mòn
các thiết bị bằng kim loại
− NOx là một trong những khí gây hiệu ứng nhà kính.
18


− Khí CO rất độc. Nếu trong không khí có CO nồng độ khoảng 250 ppm sẽ
khiến con người bị tử vong vì ngộ độc. Nồng độ giới hạn của CO trong không khí là
32 ppm.
− Tất cả các chất có gốc phenol đều có chứa chất độc hại cho môi trường, con
người. Đối với môi trường, chất này làm ô nhiễm nguồn nước khi xả đỗ ra bên ngoài.
Các loại tảo, cá nếu bị nhiễm sẽ chết dần, nước có màu và bốc mùi hôi. Đối với người
sản xuất chất này gây ảnh hưởng bởi mùi độc hại, khó chịu, thường xuyên hít phải sẽ
có nguy cơ gây hại đối với sức khỏe. Ở mức độ nặng chất này có thể ảnh hưởng đến hệ
thống sinh dục và tăng trưởng, gây rối loạn khả năng sinh sản.
 Ô nhiễm do tiếng ồn và nhiệt độ:
Tiếng ồn:
 Từ sự va chạm cơ học của các máy móc thiết bị trong quá trình hoạt động.
Tiếng ồn phát sinh từ hoạt động của từng loại máy móc là không đáng kể. Nhưng
trong quá trình hoạt động sản xuất, các thiết bị máy móc hoạt động cùng lúc sẽ gây ra
sự cộng hưởng, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân trực tiếp lao động trong nhà
xưởng.

 Ngoài ra, các loại xe vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm ra vào Nhà máy
cũng là nguồn phát sinh tiếng ồn. Tuy nhiên, các nguồn ồn này là phân tán và không
đáng kể.
- Tiếng ồn phát sinh từ công đoạn phân loại, tách vỏ,...
Nhiệt độ: Nguồn ô nhiễm nhiệt thừa phát sinh từ quá trình vận hành máy móc,
gây ô nhiễm cục bộ tại khu vực, nhiệt thừa gây nên nhiệt độ cao trong xưởng là
nguyên nhân gây ra một số bệnh nghề nghiệp cho công nhân làm việc trực tiếp tại khu
vực này.
Tác động của tiếng ồn và độ rung:
Tiếng ồn tác động đến tai, sau đó tác động đến hệ thần kinh trung ương, rồi đến
hệ tim mạch, dạ dày và các cơ quan khác, sau đó mới đến cơ quan thính giác. Tác
động của tiếng ồn phụ thuộc vào tần số và cường độ âm, tần số lặp lại của tiếng ồn.
+

Tác động đến cơ quan thính giác: tiếng ồn làm giảm độ nhạy cảm, tăng

ngưỡng nghe, ảnh hưởng đến quá trình làm việc và an toàn.
+

Tác động đến các cơ quan khác:

 Hệ thần kinh trung ương: Tiếng ồn gây kích thích hệ thần kinh trung ương,
ảnh hưởng đến bộ não gây đau đầu, chóng mặt, sợ hãi, giận dữ vô cớ.
19


 Hệ tim mạch: làm rối loạn nhịp tim, ảnh hưởng tới sự hoạt động bình thường
của tuần hoàn máu, làm tăng huyết áp.
 Dạ dày: làm rối loạn quá trình tiết dịch, tăng axit trong dạ dày, làm rối loạn sự
co bóp, gây viêm loét dạ dày.

Tiếng ồn ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng của người lao động. Độ ồn cao
và liên tục có thể gây ra tác động xấu đến sức khỏe, đến năng suất lao động của công
nhân trực tiếp sản xuất.
2.3.1.2 Khống chế ô nhiễm không khí tại Công ty
Khống chế bụi từ quá trình bốc dỡ nguyên vật liệu:
Để hạn chế tác động bụi đối với người lao động trực tiếp trong xưởng sản xuất.
Một số biện pháp đã được áp dụng:
- Đối với công nhân làm việc tại khu vực này phải được trang bị khẩu trang;
- Nhà xưởng được thiết kế cao ráo có độ thông thoáng tự nhiên tốt, đảm bảo
phát tán bụi nhỏ, làm giảm nồng độ bụi trong phân xưởng;
- Bố trí trí hợp lý thời gian vận chuyển vật liệu cũng như bốc xếp hàng hóa, sử
dụng các loại xe mới, kiểm tra bảo dưỡng thường xuyên.
- Trồng cây xanh trong khuôn viên nhà xưởng với diện tích cây xanh 20% để
hạn chế bụi phát tán ra môi trường xung quanh.
 Khống chế bụi từ các phương tiện vận chuyển:
Để khống chế ô nhiễm bụi từ các phương tiện vận chuyển, Nhà máy đã thực
hiện biện pháp:
- Dùng xăng đạt tiêu chuẩn cho các phương tiện vận chuyển, bê tông hóa và
thường xuyên quét dọn, tưới nước đường nội bộ.
- Khi xe ra vào nhà xưởng phải giảm tốc độ xe.
- Trồng cây xanh xung quanh khu vực nhà xưởng.
 Khống chế ô nhiễm trong quá trình sản xuất:
Nhà máy đã thực hiện các biện pháp sau:
- Nhà xưởng được thiết kế cao ráo có độ thông thoáng tự nhiên tốt, đảm bảo
phát tán bụi nhỏ, làm giảm nồng độ bụi trong phân xưởng;
- Tăng cường quạt hút và quạt thổi cưỡng bức tại các khu vực để tránh tình
trạng các hợp chất hữu cơ tập trung lại một khu vực cao.
20



×