Tải bản đầy đủ (.pdf) (1 trang)

Đạo đức về luân lí đông tây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.93 KB, 1 trang )

Về luân lí xã hội ở nước ta (trích Đạo đức về luân lí Đông Tây của Phan Châu Trinh) toát lên dũng khí của một
người yêu nước và bộc lộ phong cách chính luận độc đáo.
Anh (chị) hãy làm rõ văn kiện trên qua phân tích đoạn trích.
BÀI LÀM
Những năm đầu thế kỉ XX, nhà chí sĩ cách mạng yêu nước Phan Châu Trinh đã khuấy lên phong trào Duy Tân,
mục đích cho dân giàu, nước mạnh, trên cơ sở đó nà tạo nên độc lập quốc gia. Phan Châu Trinh luôn có ý thức
dùng văn chương để làm cách mạng. Những áng văn chính luận của ông đẩy tính hùng biện, lập luận chặt chẽ,
đanh thép, thấm nhuần tư tưởng yêu nước và dân chủ. Bài diễn thuyết Về luân lí xã hội ở nước ta toát lên dũng
khí của một người yêu nước và bộc lộ một phong cách chính luận độc đáo.
Về luân lí xã hội ở nước ta là một đoạn trích trong phần III của tác phẩm Đạo đức và luân lí Đông Tây được Phan
Châu Trinh diễn thuyết vào đêm 19 tháng 11 năm 1925 tại nhà Hội Thanh niên ở Sài Gòn (nay là Thành phố Hồ
Chí Minh). Bài diễn thuyết giao tiếp trực tiếp với công chúng, cụ thể ở đây là những đồng bào thân yêu của mình
cùng đau nỗi đau mất nước và đang muôn chia sẻ với tác giả những trăn trở trong, việc xác định con đường đi
cho xã hội. Bài diễn thuyết đã bộc lộ tâm huyết cũng như tài năng hùng biện cùng với sự sâu sắc về tư tưởng, sự
nồng nhiệt về cảm xúc của người nói.
Dũng khí của một nhiệt huyết yêu nước được thể hiện ngay trong vấn đề đặt ra của bài diễn thuyết: luân lí xã hội.
Đó là vấn đề mới ở nước ta. Luân lí xã hội là luân lí của chủ nghĩa xã hội, coi trọng sự bình đẳng của con người,
không chỉ quan tâm tới từng gia đình, từng quốc gia mà còn đến cả thế giới. Theo Phan Châu Trinh, trong xã hội
Việt Nam lúc đó cả luân lí gia đình lẫn luân lí quốc gia tiều đã tiêu vong. Đây chính là nguyên nhân gốc của tình
trạng mất nước. Tác giả đã không ngần ngại đặt vấn đề một cách thẳng thắn, đánh tan những ngộ nhận của
người nghe về hiểu biết của họ đối với vấn đề luân lí xã hội: "Xã hội luân lí thật trong nước ta tuyệt nhiên không
ai biết , so với quốc gia thì người mình còn dốt nát hơn nhiên".

Biết nhìn thẳng vào vấn đề, dũng khí của người viết còn chỉ ra sự kém cỏi của "bên mình" so với châu Âu, nước
Pháp, chỉ ra sự thua kém để tác động vào tư tưởng tự cường dân tộc, từ đó mà phấn đấu để có sự hiểu biết, một
ý thức nghĩa vụ giữa người với người. Muốn đất Việt Nam thoát khỏi tình trạng hèn yếu, mất độc lập, dứt khoầt
phải cải tổ luân lí đổ nát, xây dựng luân lí mới trên nền tảng truyền thống vinh quang. Nhiệt tình yêu nước, tâm
trạng phẫn nộ của tác giả bộc lộ cao độ khi chỉ ra vấn đề. Chúng chí biết "ham quyền tước, ham vui vinh hoa" mà
sinh ra ",lừa dối nịnh hót", chúng chi biết "giữ túi tham, địa vị của mình". Trong mắt của Phan Châu Trinh, chế độ
vua quan chuyên chế vô cùng tồi tệ cần phú định một cách triệt để. Theo tác giả, những "kẻ nịnh hót tai đội mũ", "
kẻ áo rộng đen" chỉ là "lũ ăn cướp có giấy phép vậy”.


Dũng khí của người diễn thuyết không chỉ ở việc chỉ mặt, vạch tên lũ quan lại cùng những thối nát của chúng.
Nhiệt huyết của người nói còn ở thái độ công khai diễn thuyết ngay trong lòng thành phố Sài Gòn- thành phố
thuộc địa, nơi đầy rẫy bọn quan lại xấu xa tàn ác. Ông đã bất chấp cả tính mạng của mình để "khai tâm dân trí"
mà xây dựng nên luân lí cho dân tộc, đoàn kết để tạo nền độc lập.

Mục đích của bài diễn thuyết là kêu gọi mọi người gây dựng nên luân lí xã hội ở nước ta, một điều kiện thiết yếu
để khôi phục ý thức về nghĩa vụ đối với quốc gia dân tộc nhằm mục đích giành lại độc lập tự do. Sức thuyếtphục của bài diễn thuyết là ở nhiệt huyết, ở lập luận chặt chẽ, cách diễn đạt để hiểu cùng với giọng điệu chân
thành nhiều khi thống thiết. Người diễn thuyết đã hướng tới đồng bào thân yêu của mình bằng những cụm từ "
người nước nam", thương mình”, "anh em", "chín Việt Nam", đặc biệt là sự xuất hiện của những câu cảm thán : "
Thương dân /", "Ôi / Một dân tộc như thế...". cho thấy tác giả không chỉ phát biểu chính kiến bằng lí trí tỉnh táo mà
còn bằng trái tim tràn trề cảm xúc, chan chứa niềm xót xa cùng nỗi đau về tình trạng đình trệ thê thảm của xã hội
Việt Nam. Qua trạng thái cảm xúc ấy, ta nhận rõ phẩm chất trung thực, cứng cỏi, quyết liệt của một nhà cách
mạng toàn tâm toàn ý đấu tranh vì dân chủ, vì tiến bộ xã hội.
Sự kết hợp chặt chẽ giữa yếu tố biểu cảm với yếu tố nghị luận là một điểm nổi bật của văn diễn thuyết. Những
câu cảm thán, câu hỏi tu từ, một số trường hợp mở rộng thành phần câu để nhấn mạnh nhưng ở câu "luân lí của
bọn thượng lưu- tôi không gọi bọn ấy là thượng lưu, tôi chỉ mượn hai chữ thượng lưu nói cho anh em dễ hiểu mà
thôi- ở nước ta là thế đấy !") đầy ắp màu sắc cảm xúc đã làm cho lí luận diễn thuyết tăng thêm sức thuyết phục.
Ta luôn thấy ở đây mối giao hòa, giao cảm giữa người nói và người nghe. Đó chính là một trong những điều kiện
quan trọng làm nên khả năng lay chuyển nhận thức và tình cảm ở người đọc, người nghe.
Bài diễn thuyết của Phan Châu Trinh có lập luận chật chẽ, lặp trướng đánh đổ chế độ quân chủ luôn được tuyên
bố công khai, dứt khoát; kế hoạch hành động được vạch ra cụ thể, rõ ràng,... Từ chỗ nhận thức một sự thực
nhức nhối là dân trí nước ta quá thấp, ý thức đoàn thể quá kém, ông kêu gọi gây đựng đoàn thể là đi kèm với nọ
là đánh đổ chế độ vua quan thổi nát. Nhưng muốn kéo đoàn thể phải truyền bá "chủ nghĩa xã hội trong dân Việt
Nam". Phan Châu Trinh đã thể hiện đưọc tầm nhìn xa rộng. Ông nhìn thấy, mối quan hệ mật thiết giữa truyền bá
chủ nghĩa vã hội, gây dựng đoàn thể với sự nghiệp giành tự do, độc lập.
Vấn đề mà Phan Châu Trinh đặt ra không chỉ có ý nghĩn thời sự mà còn có ý nghĩa đối với thời đại của chúng ta
hôm nay.




×