Tải bản đầy đủ (.docx) (97 trang)

Khoa luan THỰC TRẠNG TIỀM NĂNG đất ĐAI CHO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ở HUYỆN THỦY NGUYÊN từ năm 2005 đến NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 97 trang )

Chương I
TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI NÔNG NGHIỆP VÀ NHỮNG TIÊU CHÍ CƠ BẢN
ĐỂ ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI CHO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
1.1. Tiềm năng đất đai nông nghiệp
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1. Đất đai nông nghiệp
Đất đai là một nguồn lực quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội, là một trong những thành phần chủ yếu của môi trường sống (đất,
nước, không khí...), đồng thời là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng
các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng... Hội nghị lần thứ bảy
Ban Chấp hành Trung ương khoá IX của Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng
định: “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc
biệt, là nguồn nội lực và nguồn vốn to lớn của đất nước” [7, tr.61].
Phần lớn các quốc gia trên thế giới đều có nền sản xuất xã hội với điểm
xuất phát là sản xuất nông nghiệp, trong đó có Việt Nam - vốn là một quốc
gia có nền văn minh lúa nước đậm nét với hoạt động sản xuất nông nghiệp
truyền thống chủ yếu là canh tác lúa nước. Cũng do đặc điểm này mà theo
quan niệm thông thường, sản xuất nông nghiệp ở nước ta thường được hiểu
theo nghĩa hẹp, đó là việc trồng lúa hay trồng cây hàng năm... Đất nông
nghiệp, vì vậy chỉ hiểu được đơn thuần là ruộng đất, nương rẫy hoặc đất vườn.
Tuy nhiên, ở góc độ tiếp cận chính thống về mặt quản lý nhà nước và các
chương trình phát triển kinh tế, nông nghiệp thường được hiểu theo nghĩa rộng,
khái niệm đất nông nghiệp cũng vì thế mà được mở rộng hơn về thành phần.
Điều 42 Luật đất đai năm 1993 của Việt Nam quy định: “Đất nông
nghiệp là đất được xác định chủ yếu để sử dụng vào sản xuất nông nghiệp
như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản hoặc nghiên cứu thí nghiệm về
nông nghiệp” [18, tr.30]. Trên cơ sở khái niệm đó các văn bản pháp luật ngày
càng đi vào xác định một cách cụ thể hơn các hình thức đất đai thuộc nội hàm
1


đất nông nghiệp. Theo quy định tại điều 13 Luật Đất đai năm 2003, nhóm đất


nông nghiệp bao gồm các loại đất:
- Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa, đất đồng cỏ dùng vào chăn
nuôi, đất trồng cây hàng năm khác;
- Đất trồng cây lâu năm;
- Đất rừng sản xuất;
- Đất rừng phòng hộ;
- Đất rừng đặc dụng;
- Đất nuôi trồng thủy sản;
- Đất làm muối;
- Đất nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ [19, tr.20].
Như vậy, đất nông nghiệp là đất được sử dụng vào mục đích sản xuất nông
nghiệp. Nông nghiệp ở đây được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm các ngành nông,
lâm, ngư nghiệp và diêm nghiệp. Nói cách khác, đây là nền nông nghiệp toàn
diện với trình độ sản xuất ngày càng được nâng lên theo sự phát triển của lực
lượng sản xuất. Nó là kết quả của một quá trình mang tính lịch sử.
Con người trong quá trình tiến hóa của mình đã biết tạo ra lương thực,
thực phẩm thông qua việc trồng trọt, chăn nuôi trên những thửa đất thích hợp,
biết khai thác rừng để lấy lâm sản phục vụ cuộc sống... Trình độ phát triển
của nhân loại ngày càng cao thì tính chất của các hoạt động ấy cũng biến đổi
theo và mang tính chủ động hơn, con người không chỉ khai thác mà còn biết
tác động trở lại tự nhiên nhằm tái tạo tự nhiên, không chỉ sử dụng đất trồng
trọt sẵn có mà còn mở rộng khai hoang để tăng diện tích; trồng thêm đồng cỏ
để chăn nuôi; trồng rừng để tái tạo nguồn động thực vật; khai thác sử dụng
mặt nước tự nhiên để nuôi trồng thủy sản. Trong nông nghiệp, đất đai là tư
liệu sản xuất chủ yếu đóng vai trò là môi trường sinh trưởng và phát triển
không thể thiếu được của cây trồng và vật nuôi. Đất đai nông nghiệp rất đa

2



dạng về chủng loại và chất lượng, tùy thuộc vào đặc điểm tự nhiên của từng
vùng. Chất lượng của đất nông nghiệp là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến
năng suất của ngành nông nghiệp. Theo C.Mác “Mặc dù tính chất phì nhiêu ấy
là một thuộc tính khách quan của đất, nhưng về mặt kinh tế thì bao giờ nó cũng
bao hàm một mối quan hệ nhất định, mối quan hệ với trình độ phát triển nhất
định của hóa học và của cơ khí trong nông nghiệp và vì vậy mà nó thay đổi theo
trình độ phát triển ấy” [20, tr.296].
Khi nói đất nông nghiệp, người ta nói đất được sử dụng chủ yếu vào sản
xuất của các ngành nông nghiệp, bởi vì trên thực tế có trường hợp đất đai
được sử dụng vào các mục đích khác nhau của các ngành. Trong trường hợp
đó, đất đai được sử dụng chủ yếu cho mục đích hoạt động sản xuất nông
nghiệp mới được coi là đất nông nghiệp nếu không là các loại đất khác (tùy
vào việc sử dụng mục đích nào là chính). Tuy nhiên để sử dụng đầy đủ, hợp lí
ruộng đất, trên thực tế người ta coi đất đai có thể tham gia vào hoạt động sản
xuất nông nghiệp mà không cần có sự đầu tư lớn nào cả là đất nông nghiệp dù
nó đã được đưa vào sản xuất nông nghiệp hay chưa.
Đất đai nông nghiệp là đất tươi xốp của vỏ Trái Đất có độ dày mỏng
khác nhau, có những đặc tính lí, hóa, sinh học khác nhau, từ đó có khả năng
sản xuất ra các sản phẩm nông nghiệp khác nhau. Nguồn gốc của đất là đá
mẹ. Dưới tác động của vòng đại tuần hoàn địa chất và tiểu tuần hoàn sinh vật,
các loại đất đá bị phá hủy và hình thành nên đất. Trải qua thời gian cùng với
sự tiến hóa và phát triển của giới sinh vật, chất hữu cơ của chúng đã tạo ra
thành phần hữu cơ cho đất quyết định sự khác biệt giữa đất và đá. Trên Trái
đất các vùng địa lí và sinh thái khác nhau hình thành nên các loại đất với độ
phì nhiêu khác nhau bởi các yếu tố hình thành và hoạt động của con người.
Trong lịch sử, các quan hệ về đất đai chuyển dần từ quan hệ khai thác,
chinh phục tự nhiên sang các quan hệ kinh tế - xã hội về sở hữu và sử dụng.

3



Vị thế quan trọng của đất đai làm cho quan hệ đất đai trở thành quan hệ phản
ánh lợi ích giai cấp một cách rõ nét.
1.1.1.2. Tiềm năng đất đai nông nghiệp
* Tiềm năng đất đai nông nghiệp là gì?
Tiềm năng là những nguồn lực tiềm tàng, là những thế mạnh còn chưa
được khai thác, chưa được biết đến.
Từ cách hiểu đó ta thấy tiềm năng đất đai nông nghiệp là nguồn lực đất
đai, thế mạnh của đất nông nghiệp chưa được khai thác, chưa được biết đến
và nếu có phương hướng sử dụng hợp lí sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Đối
với đất chưa sử dụng là khả năng áp dụng các biện pháp cải tạo và mức độ
đầu tư để biến tiềm năng đó vào mở rộng sản xuất nông sản hàng hóa.
* Những tiêu chí cơ bản để đánh giá tiềm năng đất đai nông nghiệp
Tiềm năng đất đai tuy chua được sử dụng song để việc đánh giá được thuận
tiện thì chúng ta cần có những tiêu chí cụ thể, đánh giá đúng sẽ là cơ sở quan
trọng giúp cho công tác hoạch định và triển khai sử dụng đạt hiệu quả cao.
Những tiêu chí cơ bản để đánh giá tiềm năng đất đai bao gồm:
Một là, tính chất của đất.
Thổ nhưỡng Việt Nam mang tính nội chí tuyến gió mùa, tính nhiệt đới
ẩm gió mùa thể hiện trong quá trình hình thành đất feralit đỏ vàng các loại. Thổ
nhưỡng nước ta không những đa dạng về loại hình, phức tạp về tính chất mà còn
có sự phân hóa không gian địa đới và phi địa đới. Tính chất của đất được thể
hiện ở các chỉ số như thành phần cấp hạt, tỷ lên mùn, độ PH, thành phần cơ giới,
lượng đam, lân, kali có trong đất, tính đẹm, mức độ phân giải CHC, khả năng
trao đổi cation, độ dày của lớp đất....và một số các chỉ tiêu khác.
Ở Việt Nam có 6 loại đất chính: nhóm đất cát biển, nhóm đất mặn, nhốm
đất phèn, nhóm đất phù sa, nhóm đất xám, nhóm đất đỏ. Mỗi loại đất có tính
chất không giống nhau, không có loại đất nào là hoàn toàn tốt và cần phải cải

4



tạo, đầu tư hợp lí. Mỗi loại đất sẽ phù hợp với tùng loại cây trồng nhất định,
cho năng suất và hiệu quả cao.
Đất phù sa phù hợp với các loại cây trồng ngắn ngày chủ yếu là: lúa
nước.Trung du và miền núi chủ yếu tập trung đất badan và feralit, phù sa cổ
phù hợp với các loại cây công nghiệp như: chè, cà phê, cao su, hồ tiêu, điều…
và sự phân bố của các loại cây này còn phụ thuộc vào khí hậu mà chủ yếu là
độ cao.
Ngoài diện tích đất bề mặt , nước ta còn có một bộ phận lớn đất ngập
nước: các đầm lầy, sông ngòi, kênh rạch, rừng ngâp mặn, các vũng, vịnh ven
biển, hồ nước nhân tạo…với nhiều vai trò quan trọng khác nhau. Đây là nơi
cung cấp nhiên liệu, thức ăn, giải trí, nuôi trồng thủy sản, lưu trữ các nguồn
gen quý hiếm…ngoài ra nó cũng đóng vai trò quan trọng trong việc lọc nước
thải, điều hoà dòng chảy (giảm lũ lụt và hạn hán), sản xuất nông nghiệp và
thủy sản, điều hòa khí hậu địa phương, chống xói lở ở bờ biển, ổn định mạch
nước ngầm cho nguồn sản xuất nông nghiệp, tích lũy nước ngầm, cứ trú của
chim, giải trí, du lịch,….Nhiều nơi đã tăng hiệu quả sử dụng đất ngập nước
trong nuôi trồng thủy hải sản: nuôi tôm quảng canh, quảng canh cải tiến, bán
thâm canh và thâm canh công nghiệp như đồng bằng sông Cửu Long, Cà
Mau, Bạc Liêu, Bến Tre, An Giang,…
Như vậy đánh giá được đặc điểm và tính chất của đất sẽ là cơ sở đề lựa
chọn giống cây trồng vật nuôi phù hợp và cho năng suất, sản lượng cao nhất.
Hai là, vị trí của khu vực, vùng đất.
Vị trí của khu vực, vùng có diện tích đất chưa sử dụng cũng góp phần
đánh giá tiềm năng đất đai, trong đó có đất nông nghiệp.
Ông cho rằng “…khi khai phá đất hoang ở một nước, người ta cũng có
thể đi từ những đất tốt hơn đến những đất xấu hơn, hoặc ngược lại” [20,
tr.295] là bởi vì “Một khoảnh đất có thể ở vào một vị trí rất tốt nhưng đồng
thời lại rất ít màu mỡ và ngược lại” [20, tr.295]. Vị trí tốt của đất nông nghiệp


5


được hiểu là gần thị trường tiêu thụ hoặc ở nơi có hạ tầng giao thông phát
triển, gần khu dân cư, thuận tiện cho việc xây dựng hệ thống tưới tiêu, thậm
chí có vị trí địa chính trị. Do đó sẽ xác lập được ưu thế cho hoạt động sản xuất
kinh doanh vì giảm được chi phí lưu thông nông sản hàng hóa. Vị trí thuận lợi
khác nhau của các mảnh đất là một trong hai nguyên nhân chính hình thành
nên địa tô chênh lệch I. Tuy nhiên, vị trí của đất đai có thuận lợi hay không
đối với sản xuất nông nghiệp hàng hóa chỉ có tính chất tương đối và mang
tính lịch sử do sự tiến bộ của nền sản xuất xã hội có tác dụng san bằng các
chênh lệch về hiệu quả. Sự phát triển của giao thông vận tải có thể làm thay
đổi trật tự thuận lợi ấy.
Ba là, diện tích đất chưa sử dụng.
Việt Nam còn khoảng 9 triệu ha đất bị hoang hóa( chiếm khoảng 28%
tổng diện tích đât đai trên toàn quốc) trong đó có 5.06 triệu ha chưa sử
dụng( quyết định 272/QD-Ttg ngày 27/2/2007) và 2 triệu ha đang sử dụng bị
thoái hóa nặng.
Diện tích đất chưa sử dụng cả nước tập trung chủ yếu ở các vùng Đông
Bắc(1.392.508ha), Tây Bắc(1.343.826 ha), duyên hải Nam Trung Bộ
(1.010.101ha), Bắc Trung Bộ( 685.447 ha), Tây Nguyên( 519.579 ha). Tại 3
vùng còn lại, diện tích đất chưa sử dụng chỉ chiếm 2,26% tổng diện tích chưa
sử dụng.
Rõ ràng từ thực tế trên cho thấy nếu có thể cải tạo được diện tích đất
chưa sử dụng trên, đặc biệt là ở vùng Đông Bắc và Tây Bắc nước ta sẽ có
thêm diện tích để tiến hành trồng trọt, chăn nuôi, ...tạo điều kiện cho phát
triển nông nghiệp.
Bốn là, khả năng áp dụng khoa học và công nghệ.


6


Vị trí thuận lợi, diện tích lớn song nếu khu vực, vùng đất đó gặp khó
khăn cho việc áp dụng khoa học và công nghệ thì tiềm năng đất đai cũng
không cao.
Vùng Đông Bắc và Tây Bắc Việt Nam có diện tích đất chưa sử dụng vào
loại lớn nhất nước ta, đất đai phần lớn là đất feralit màu mỡ rất thuận lợi cho
trồng cây công nghiệp và một số rau màu ôn đới. Song do địa hình hiểm trở,
đối núi dốc, dễ xói mòn, giao thông vận tải khó khăn, dân cư thưa thớt nên
khả năng áp dụng khoa học không dễ dàng. Trong những năm qua, Nhà nước
ta cũng có chủ trương xây dựng vùng kinh tế mới song đó chưa thực sự thu
hút được người dân đi khai hoang, phát triển kinh tế.
Đồng bằng sông Cửu Long, diện tích đất chưa sử dụng không lớn nhưng
do có địa hình bằng phẳng, hệ thống tười tiêu thuận lợi nên những năm gần
đây nhờ sự quan tâm của các cấp chính quyền và nỗ lực của người dân địa
phương mà diện tích đất chua, đất phèn đã giảm mạnh nhờ việc áp dụng tổng
hợp các biện pháp thau chua rửa mặn kết hợp với bón phân, bón vôi..
1.1.2. Tiềm năng đất nông nghiệp ở Việt Nam
1.1.2.1. Các nhóm đất chính ở Việt Nam
Ở Việt Nam, đất đai có thể chia thành nhiều nhóm đất. Mỗi loại đất, tùy
vào nguồn gốc hình thành, cấu tạo hữu cơ, đặc điểm riêng mà phù hợp với
cây trồng, vật nuôi khác nhau. Việc đánh giá đúng đặc điểm cũng như tiềm
năng đất đai có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế mà trước hết là
trong lĩnh vực nông nghiệp.
* Nhóm đất cát biển (533.44ha)
Được hình thành dọc ven biển, phần lớn là ven biển miền Trung. Có thể
chia thành 5 loại:
- Đất cồn cát trắng, vàng (Luvic Arenosols): 222.043ha


7


Thường phân bố ở sát biển. Đây là loại đất chưa phát triển, cá tầng chưa
phân biệt rỏ ràng. Về thành phần cấp hạt, chủ yếu là các cấp hạt 0,05-2 mm:
chiếm từ 86-95%, nên có thể sử dụng để xây dựng được.
- Đất cồn cát đỏ (Rhodic Arenosols): 76.886ha
Loại đất này nên kết hợp sử dụng cho nông lâm nghiệp. Trồng cây chắn
gió và lấy gỗ, đồng thời làm rừng phòng hộ cho các vùng có thể đưa vào
trồng cây hoa màu và lương thực.
- Đất cát biển(Haplic Arenosols): 243.505ha
Hình thành trên các giồng cát biển, có địa hình cao nghiêng thoải vào
trong đất liền, thành phần chủ yếu là cát mịn có lẫn thân lá cây mục trên mặt,
có thành phần cơ giới nhẹ, khả năng giữ nước kém, địa hình dốc nhẹ, dễ thoát
nước. Hàm lượng các chất dinh dưỡng đều nghèo, không bị nhiễm mặn, phèn.
Phù hợp đối với việc trồng các loại cây trồng cạn, rau màu và cây ăn quả có
giá trị nếu có khả năng đầu tư tốt.
* Nhóm đất mặn (971.356ha)
- Đất mặn sú, vẹt, đước (Gleyic Salic Fluvisols): 105.318ha
- Đất mặn nhiều (Hapli Salic Fluvisols): 133.288ha
- Đất mặn trung bình và ít (Molli Salic Fluvisols): 732.584ha
Đất mặn được hình thành và phát triển trên các trầm tích biển, sông biển
hỗn hợp và trầm tích biển đầm lầy, tuổi Holocence. Đất chịu ảnh hưởng mặn
của nước biển do thủy triều hoặc mặn ngầm mao dẫn. Đất có phản ứng trung
tính đến kiềm yếu, hàm lượng Cl - và tổng số muối tan cao, đất bị nhiễm mặn
từ dưới sâu lên đến tầng mặt. Hàm lượng chất hữu cơ tầng mặt khá và giảm
theo độ sâu tầng đất.
*Nhóm đất phèn (1.863.128ha)
Gồm đất phèn tiềm tàng (Proto Thionic Gleysols):652.244ha và đất phèn
họat động (Orthi thionic Fluvisols):1.210.884ha

Đất phèn hình thành phát triển trên các trầm tích đầm lầy- biển và sông -

8


biển hỗn hợp, có đặc điểm bồi tụ chậm, vật liệu trầm tích chứa nhiều hữu cơ
và chất sinh phèn. Đất có độ phì tiềm tàng khá cao, đất bị nhiễm mặn không
nặng, tính chất vật lý của đất tương đối thuần thục và phát triển xuống sâu,
nền đất khá ổn định nên thuận lợi cho việc thực hiện các biện pháp canh tác
trong sử dụng đất cho mục đích trồng trọt nông nghiệp. Hướng sử dụng thích
hợp là canh tác các loại cây trồng nông nghiệp (đặc biệt là lúa vụ mùa mưa),
hoặc nuôi trồng thủy sản nước lợ.
*Nhóm đất phù sa (3.400.059ha)
- Đất phù sat rung tính ít chua (Eutric Fluvisols): 225.987ha
- Đất phù sa chua ( Distric Fluvisols): 1.665.892ha
- Đất phù sa glây (Gleyic fluvisols): 1.011.180ha
- Đất phù sa có tầng đốm gỉ (Cambic Fluvisols): 500.000ha
Đất được hình thành từ các trầm tích trẻ Aluviven của sông rạch lớn, có
nguồn gốc sông - đầm lầy không chứa vật liệu sinh phèn. Độ phì khá cao,
thành phần cơ giới nặng. Một phần diện tích đất phù sa đã được cung cấp
nước ngọt ổn định rất thích hợp cho việc trồng lúa cao sản, thâm canh tăng vụ
và trồng xen các loại hoa màu, cây ăn quả khác.
*Nhóm đất xám (19.970.642ha) chiếm đến gần 2/3 diện tích cả nước
- Đất xám bạc màu ( Haplic Acrisols): 1.791.021ha
Có phản ứng chua đến rất chua, độ pH dao động từ 3,0-4,5, nghèo cation
kiềm trao đổi, độ no bazơ thấp , hàm lượng mùn tầng mặt từ nghèo đến rất
nghèo. Mức độ phân giải CHC mạnh, các chất dinh dưỡng tổng số và dể tiêu
đều nghèo.
- Đất xám có tầng loang lổ ( Plinthic Acrisols): 221.369ha
Có thành phần cơ giới nhẹ trên mặt, xuống sâu ở tầng B thì tỉ lệ sét tăng

đột ngột và thấy rỏ sét ở mặt cắthoặc hình thành khe nứt, chặt. Phản ứng đất
chua, nghèo mùnvà các chất dinh dưỡng , tổng số cation kiềm trao đổi thấp,
khả năng trao đổi cation thấp.
- Đất xám glây ( Gleyic Acrisols): 101.471ha
9


Ở những vùng khác nhau sẽ có các tính chất khác nhau. Ví dụ ở miền
Bắc thì chua, nghèo CHC, nghèo NPK, còn ở Đắc Lắc thì tuy cũng chua
nhưng rất giàu CHC và N, đất ở Sông Bé thì rất giàu mùn, tầng mặt hơn 11%,
đến độ sâu 40cm vẫn còn tới 6,5% CHC.
- Đất xám Feralit (Ferralic Acrisols) 14.789.500ha
Đất chua, hàm lượng các hạt sét tầng mặt ít hơn các tầng sâu và hình thành
tầng Feralit, độ no bazơ thường < 50%, TPCG nhẹ và nghèo chất dinh dưỡng.
- Đất xám mùn trên núi (Humic Acrisols): 3.139.285ha
Có hàm lượng CHC cao, từ 4-10%. Phân bố ở độ cao >700m.
*Nhóm đất đỏ (3.014.549ha)
- Đất nâu đỏ ( Rhodic Ferralsols): 2.425.288ha
Phát triển trên bazan, thường có tầng phong hóa dày, cấu trúc đoàn lạp
viên rõ, độ xốp cao, dung trong thấp. Có TPCG nặng, hàm lượng limon thấp,
sét cao, phản ứng của đất chua, độ no bazơ thấp, nhưng có nhiều đặc điểm tốt
như đất dày, tơi xốp, nhiều mùn.
- Đất nâu vàng ( Xanthic Ferralsols): 429.059 ha
Đất có phản ứng chua, độ no bazơ thấp, nghèo mùn, đạm và kali tổng số
hơi nghèo, lân tổng số trung bình, riêng đất nâu vàng phát triển trên đá vôi thì
kém tơi xốp hơn, rất chua (pH = 4,0 – 4,5) và có tầng đất không dày.
- Đất mùn vàng đỏ trên núi ( Humic Ferralsols):118.247ha
Đất có phản ứng chua vừa đến ít chua, hàm lượng lân nghèo đến trung
bình, kali tổng số trung bình khá, khả năng trao đổi cation thấp, CEC <16
me/100g sét, nghèo cation kiềm trao đổi, tỉ lệ limon/sét < 0,2: Mức độ Feralit

yếu hơn đất nâu vàng và không điển hình.
* Nhóm đất nhân tác
Đất nhân tác là đất có ảnh hưởng tác động của con người, bị xáo trộn do
quá trình lập liếp phục vụ canh tác các loại cây trồng hoặc sử dụng cho các
mục đích khác, phân bố tập trung dọc theo các kênh rạch, các trục lộ giao

10


thông lớn và các khu dân cư tập trung. Đất nhân tác thường được sử dụng để
đào ao nuôi trồng thủy sản. Đất có lớp phủ thổ nhưỡng dày hơn 150 cm.
Dựa theo phương pháp “Đánh giá khả năng thích nghi đất đai” (Land
suitability evaluation) của tổ chức Lương nông thế giới (FAO) vào các năm
1976, 1983, 1996, khả năng thích nghi đất đai của nước ta có thể được phân
chia theo 4 mức thuộc 2 nhóm: thích nghi và không thích nghi thông qua việc
đánh giá yêu cầu đất đai của các loại sử dụng đất (land use type - LUT), có
nghĩa là đánh giá mức độ đòi hỏi về các điều kiện tự nhiên của các loại sử
dụng đất. Do điều kiện sinh thái tự nhiên khác biệt nhau , yêu cầu đất đai của
các loại sử dụng đất được phân lập riêng theo từng vùng. Có 12 loại sử dụng
đất có triển vọng đã được lựa chọn để phân tích. Trong đó bao gồm:
Loại sử dụng đất trồng cây nông nghiệp, có 8 LUT:
Lúa 3 vụ có tưới (hoặc 2 vụ lúa + 1 vụ màu);
Lúa 2 vụ có tưới (hoặc 1 vụ lúa + 1 vụ màu);
Lúa 2 vụ có tưới + Cá đồng;
Lúa 1 - 2 vụ cao sản nhờ mưa;
Lúa 1 - 2 vụ nhờ mưa (hoặc 1 vụ lúa + 1 vụ màu);
Lúa 1 vụ nhờ mưa + Nuôi thủy sản nước lợ;
Khóm + Tôm sú;
Cây ăn quả, chuyên rau màu.
Loại sử dụng đất nuôi trồng thủy sản, có 1 LUT:

Chuyên nuôi tôm (ở các dạng: quảng canh cải tiến, bán thâm canh và
thâm canh).
Loại sử dụng đất lâm nghiệp, có 2 LUT:
Rừng ngập mặn;
Rừng ngập mặn (+ Nuôi tôm quảng canh cải tiến).
Loại sử dụng đất chuyên dùng, có 1 LUT:
Làm muối (+ Nuôi tôm quảng canh cải tiến).
1.1.2.2. Vùng đất chuyên canh

11


Quy hoạch nông nghiệp là quy hoạch tổng thể, nó bao gồm tổng hợp
nhiều nội dung hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá xã hội và môi
trường có liên quan đến vấn đề phát triển con người trong các lĩnh vực hoạt
động ở khu vực nông nghiệp và nông thôn.
Quy hoạch vùng chuyên canh là việc bố trí về mặt không gian và thời
gian cho vùng trên cơ sở các nguồn lực thực tế của vùng để có thể hướng tới
các mục tiêu,nhiệm vụ cụ thể của vùng.
Để triển khai chương trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt
(VietGAP) cho các sản phẩm nông nghiệp, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành
một số chính sách hỗ trợ sản xuất, chế biến sản phẩm nông nghiệp cho các
vùng chuyên canh sản xuất rau, quả, trà an toàn của 16 tỉnh, thành phố (giai
đoạn 2009-2015).
Với nội dung này, các tỉnh thành trong cả nước đã triển khai chương
trình lập dự án nông nghiệp về quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp an toàn.
Theo đó, khi các vùng chuyên canh sản xuất rau, quả, trà an toàn được hình
thành, nhà nước sẽ hỗ trợ giống và cơ sở hạ tầng cho các vùng chuyên canh
này. Để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm, Cục Trồng trọt cũng liên kết với doanh
nghiệp và nông dân để bao tiêu sản phẩm.

Hiện nay cả nước đã hình thành các vùng chuyên canh nông nghiệp an
toàn như: vùng trà an toàn tại Lâm Đồng, Thái Nguyên, Phú Thọ, Sơn La;
vùng chuyên canh rau an toàn tại Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Lạt, Vĩnh Phúc…
1.1.2.3. Diện tích đất cho sản xuất nông nghiệp
Cho đến nay nước ta vẫn là nước nông nghiệp. Sản xuất và xuất khẩu
nông sản, trong đó có xuất khẩu gạo vẫn là một thế mạnh. Nhưng tốc độ đô
thị hóa nhanh như hiện nay không ai dám đảm bảo thế mạnh ấy sẽ được bảo
tồn. Cùng với nguy cơ về biến đổi khí hậu, việc thu hẹp đất nông nghiệp do
đô thị hóa vô tổ chức đã trở thành một nguy cơ nhãn tiền, không chỉ là mất an
ninh lương thực mà còn đe dọa đến cuộc sống hàng chục triệu nông dân, sẽ
gây những bất ổn xã hội khó lường.

12


Nghị quyết 26 của Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp
nông dân và nông thôn đặt “tam nông” là vấn đề chiến lược hệ trọng của đất
nước và là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị. Quyết tâm chính trị
này phải được đi vào cuộc sống, trong đó có một việc không thể không làm là
quy hoạch lại việc sử dụng đất một cách khoa học.
Theo báo cáo kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thời kỳ
2001-2010 của Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường):
Năm 2010 đất nông nghiệp của cả nước có 26.226.000 ha, trong đó đất sản
xuất nông nghiệp là 10.126.000 ha, tăng 556.000 ha so với năm 2000. Diện
tích đất sản xuất nông nghiệp không những không giảm mà còn cao hơn chỉ
tiêu được giao. Đây là cố gắng lớn của các địa phương trong việc duy trì, bảo
vệ và phát triển quỹ đất.
Riêng đất trồng lúa nước thời kỳ 2001-2010, chỉ tiêu Quốc hội duyệt cho
phép giảm 407.000 ha, kết quả thực hiện trong 10 năm chỉ giảm 270.000 ha.
Như vậy, nhìn chung diện tích lúa nước của cả nước vẫn đáp ứng yêu cầu an

ninh lương thực. Song tại một số địa phương tốc độ giảm diện tích đất trồng
lúa tương đối nhanh, như các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam
Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long do chuyển sang xây dựng các khu công
nghiệp và đô thị, hoặc chuyển sang nuôi trồng thủy sản, trồng cây ăn quả...
Đất trồng lúa nước tuy có giảm nhưng năng suất lúa của Việt Nam vẫn
tiếp tục tăng. Như vậy, công tác quản lý đất đai theo quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất trong 10 năm vừa qua ngày càng đi vào thực chất, góp phần tích cực
vào việc sử dụng đất nói chung và đất sản xuất nông nghiệp nói riêng hợp lý
và có hiệu quả rõ nét. Tuy vậy, chất lượng dự báo nhu cầu quỹ đất cho phát
triển các ngành, các lĩnh vực khi lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa
sát thực tế, dẫn tới tình trạng vừa thiếu lại vừa thừa quỹ đất.
Một số địa phương chưa thực hiện đúng chủ trương sử dụng tiết kiệm
đất nông nghiệp, nhất là đất trồng lúa nước, nên vẫn còn tình trạng quy hoạch

13


sử dụng đất phi nông nghiệp trên đất sản xuất nông nghiệp có năng suất cao,
thậm chí trên đất chuyên thâm canh lúa nước, trong khi ở địa phương vẫn còn
nhiều quỹ đất khác. Việc quy hoạch và phát triển các khu công nghiệp, khu đô
thị nhiều nơi còn dàn trải, có không ít địa phương tỷ lệ lấp đầy còn dưới 60%
song vẫn đề nghị mở thêm nhiều khu, cụm công nghiệp khác.
Vì vậy, trong giai đoạn tới Nhà nước cần phải có các giải pháp đầu tư về
thủy lợi để có thể khai thác 250-300 nghìn ha đất chưa sử dụng cho mục đích
trồng lúa, để bổ sung diện tích đất lúa phải chuyển sang các mục đích phi
nông nghiệp; đồng thời đẩy mạnh đầu tư thâm canh chuyển đổi cơ cấu giống
lúa, nâng cao hệ số sử dụng đất trồng lúa từ 1,82 lên 1,92 lần và đưa năng suất
lúa đạt 62 tạ/ha. Phấn đấu đến năm 2030, sản lượng lương thực của nước ta có
thể đạt 46-49 triệu tấn, trong đó có 43-44 triệu tấn lúa, bảo đảm đủ lương thực
cho 110-115 triệu dân với mức bình quân trên 350kg/người/năm.

1.1.3. Những đặc điểm cơ bản của tiềm năng đất đai nông nghiệp
1.1.3.1. Đất nông nghiệp là sản phẩm của tự nhiên kết tinh sức lao động
của con người.
Là một dạng tài nguyên thiên nhiên, đất nông nghiệp cũng như đất đai
nói chung được hình thành do quá trình phong hóa các loại đá dưới sự tác
động của các yếu tố tự nhiên như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, sinh vật,… phổ
biến là quá trình phong hóa hóa học, quá trình phong hóa vật lý chỉ diễn ra ở
những vùng khô hạn kéo dài. Ở Việt Nam, điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió
mùa kết hợp với địa hình có mạng lưới sông suối dày đặc chia cắt đã thúc đẩy
quá trình phong hóa hóa học diễn ra mạnh mẽ. Nhìn chung các loại đá gốc
tham gia quá trình phong hóa ở nước ta có độ tuổi khác nhau, thuộc cả
nguyên đại Cổ sinh (kỷ đệ nhất) và Trung sinh (kỷ đệ nhị). Do đó sản phẩm
phong hóa của chúng tức là đất đai cũng có sự khác nhau về tính chất và cơ
bản đuợc hình thành trong nguyên đại Tân sinh (kỷ đệ tam và đệ tứ).

14


Tuy nhiên, lực lượng tự nhiên dù có chứa đựng khả năng phục vụ cuộc
sống tốt đến đâu đi nữa cũng chỉ phát huy hiệu quả khi có sự tác động của
hoạt động có mục đích của con người. Tác động lâu dài của con người biểu
hiện dưới hàng loạt các hoạt động sản xuất đã biến hệ thống tự nhiên thuần
túy thành một hệ thống tự nhiên - kỹ thuật. Đất đai được sử dụng vào mục
đích phát triển nông nghiệp, ngoài những đặc tính tự nhiên của nó thuận lợi
cho việc canh tác thì nhất thiết phải có hoạt động khai khẩn của con người để
biến những mảnh đất hoang thành đất trồng trọt. Quá trình khai khẩn có thể
diễn ra ở các mức độ thuận lợi hay khó khăn khác nhau tùy theo các điều kiện
tự nhiên của khu vực đó quy định nhưng đều có sự kết tinh lao động của con
người. Vì vậy C.Mác khẳng định rằng: “Tuy có những thuộc tính như nhau
nhưng một đám đất được canh tác có giá trị hơn là một đám đất bỏ hoang”

[20, tr.248].
Trong giai đoạn tiền kỹ thuật của xã hội loài người, sự chinh phục tự
nhiên không phải dễ dàng. Nếu trong giai đoạn hiện nay với tầm hiểu biết sâu
rộng về thế giới tự nhiên, với sự hỗ trợ của nhiều phương tiện kỹ thuật hiện
đại, con người vẫn rất vất vả khi đối mặt với những thách thức của thiên
nhiên, thì trước đây bám trụ được với thiên nhiên để sinh tồn còn khó khăn
gấp bội. Điều đó cho thấy xã hội loài người phát triển cho đến ngày nay là kết
quả của rất nhiều công sức đổ vào công cuộc chinh phục tự nhiên mà điển
hình là sức lao động kết tinh vào đất đai để nó trở thành đất nông nghiệp tạo
ra lương thực thực phẩm nuôi sống con người.
Thậm chí, đất đai của một đất nước, một dân tộc có thể phải trải qua các
cuộc chiến chống ngoại xâm còn chứa đựng cả xương máu của nhiều thế hệ.
Như vậy đất đai không chỉ đơn thuần là sản phẩm của tự nhiên, mang những
tính chất tự nhiên mà đất đai, theo đúng nghĩa của nó, tức là có thể phục vụ được

15


cho cuộc sống của con người, còn in đậm những dấu ấn của con người trong
suốt chiều dài lịch sử khai thác và sử dụng.
Ở Việt Nam hiện nay, những hoạt động mở rộng diện tích đất nông
nghiệp thông qua các chương trình khai hoang, phục hóa đi đôi với cải tạo đất
đai, thực hiện thâm canh ruộng đất nhằm nâng cao năng lực sản xuất của đất
nông nghiệp tiếp tục phản ánh sự kết tinh lao động của con người vào đất đai
nhưng với hàm lượng ngày càng cao theo trình độ phát triển của khoa học kỹ
thuật. Nếu chỉ là sản phẩm tự nhiên thuần túy, thì đất đai không có giá trị.
C.Mác khẳng định: “Thác nước, cũng như đất đai nói chung, cũng như mọi
lực lượng tự nhiên, không có giá trị nào cả, vì không có một lao động nào
được vật hóa ở trong nó; do đó, nó cũng không có giá cả” [20, tr.290]. Ông
cho rằng cái giá cả mà chủ đất sẽ thu được khi bán thác nước chẳng qua chỉ là

địa tô đã tư bản hóa.
Đất đai là thành phần quan trọng của môi trường sống, nó vừa là sản
phẩm của tự nhiên vừa là sản phẩm của lao động. Đất đai vốn là sản phẩm tự
nhiên, không ai làm ra đất đai và không ai có quyền chiếm hữu đất đai cho
riêng mình, vì như C.Mác đã nói người ta chỉ có thể chiếm hữu cái người ta
làm ra mà thôi. Nhưng đất canh tác còn là sản phẩm của lao động, vì chính
con người khai phá đất đai và trải qua nhiều thế hệ canh tác mà làm cho đất
đai ngày một tốt hơn, do đó nó trở thành đối tượng sở hữu. Đất đai là sự kết
tinh sức lao động và các yếu tố tự nhiên để nuôi dưỡng cây trồng, vật nuôi.
Đất nông nghiệp không giống với những lực lượng tự nhiên khác ở chỗ
nó có sự kết tinh sức lao động của con người, do đó đất nông nghiệp có giá
trị. Giá đất về thực chất chính là địa tô do đất đai mang lại trong một số năm
nhất định. Vì vậy, đất đai là một dạng hàng hóa đặc biệt - hàng hóa về quyền
sử dụng đất.

16


Ở Việt Nam, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở
hữu. Như vậy về mặt chiếm hữu, đất đai thuộc sở hữu của toàn dân vì đất đai là tài
sản của cả dân tộc, để có được tài sản này đã biết bao thế hệ người Việt Nam phải
đổ mồ hôi và xương máu để cải tạo và gìn giữ. Việc tư hữu hoá đất đai sẽ cản trở
những chương trình, mục tiêu quy hoạch lớn phục vụ cho quốc kế dân sinh và dẫn
đến phân hoá giai cấp. Do đó việc không chấp nhận chế độ tư hữu đất đai chính là
xuất phát từ lợi ích chung của toàn dân tộc. Tuy nhiên để khuyến khích việc đầu
tư thâm canh ruộng đất, nâng cao năng suất nông nghiệp, quyền sử dụng được
trao cho các chủ thể sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế.
Điều 5 Luật đất đai năm 2003 quy định: “Nhà nước trao quyền sử dụng
đất cho người sử dụng đất thông qua hình thức giao đất, cho thuê đất, công
nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng đất ổn định” [19, tr.13].

Việc giao quyền sử dụng đất ổn định lâu dài cùng với việc mở rộng các
quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp và góp vốn
bằng giá trị quyền sử dụng đất để sản xuất kinh doanh đã phát huy tác dụng to
lớn trong việc khuyến khích các chủ thể sử dụng đất nông nghiệp tập trung
đầu tư vào đất đai, bảo vệ, khai thác và sử dụng đất một cách hợp lý, có hiệu
quả. Nói cách khác, sự kết tinh sức lao động vào đất đai nông nghiệp ngày
càng tăng dẫn đến việc tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm cho xã hội.
1.1.3.2. Đất nông nghiệp có vị trí cố định và gắn liền với điều kiện thổ
nhưỡng, khí hậu, thời tiết, thủy văn từng vùng nhất định và do đó mỗi vùng
đất chỉ thích hợp với từng loại cây, con nhất định
Đất nông nghiệp cũng như đất đai nói chung cấu thành nên bề mặt của trái đất,
chúng có vị trí cố định, không thể di chuyển được theo ý muốn của con người. Con
người muốn sử dụng đất sản xuất lương thực, thực phẩm phục vụ cho cuộc sống thì
phải định cư tại những vùng đất thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, có nghĩa
là sức lao động và tư liệu sản xuất phải di chuyển theo đất đai. Điều này giải thích

17


tại sao các nền văn minh cổ xưa trên thế giới thường được hình thành ở những vùng
hạ lưu các con sông lớn, là những nơi có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển
nông nghiệp, tiêu biểu như các nền văn minh sông Nil ở Ai Cập, sông Ấn, sông
Hằng ở Ấn Độ, sông Hoàng Hà ở Trung Quốc... Ở các vùng đất trù phú dễ canh
tác, ít bị thiên tai sẽ hình thành nên những điểm quần cư và ngày càng được mở
rộng dần ra các khu vực xung quanh.
Ở các khu vực khác nhau trên thế giới, các điều kiện tự nhiên có sự khác
biệt. Đặc điểm này cũng quy định tính đa dạng của nguồn động thực vật và
năng suất cây trồng, vật nuôi của các châu lục, các quốc gia hay các vùng
khác nhau trong mỗi quốc gia. Trong nền sản xuất hàng hóa những điều kiện
này rất quan trọng vì nó là cơ sở để hình thành các vùng nông nghiệp chuyên

môn hóa, thúc đẩy sản xuất đi vào chiều sâu mang tính chất chuyên canh.
Ngoài ra , địa hình của đất nông nghiệp còn là những nhân tố kinh tế quan
trọng. Theo C.Mác thì vị trí của các khoảnh đất “… có ý nghĩa quyết định
trong trường hợp các đất di dân khai khẩn và nói chung có ý nghĩa quyết
định đối với trình tự theo đó các khoảnh đất có thể lần lượt được canh tác”
[20, tr.295]. Vì vậy, muốn khai thác tiềm năng đất đai nông nghiệp nhằm đem
lại hiệu quả kinh tế cao phải nghiên cứu, nắm được điều kiện tự nhiên của
từng vùng, từ đó bố trí cây trồng, vật nuôi phù hợp.
1.1.3.3. Đất nông nghiệp có giới hạn về mặt số lượng và không đồng
nhất về mặt chất lượng.
Về mặt số lượng, đất nông nghiệp là nguồn tài nguyên thiên nhiên có
giới hạn vì nó chỉ là một bộ phận của đất đai cấu thành vỏ trái đất. Trong một
quốc gia thì nó là một bộ phận của đất đai bị giới hạn bởi ranh giới lãnh thổ
của quốc gia đó. Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, tồn tại một cách khách
quan, con người chỉ có thể sử dụng đất phục vụ cho những mục đích khác

18


nhau của mình chứ không thể tạo ra nó. Trái đất mặc dù có diện tích rất lớn
nhưng diện tích đó cũng chỉ là một con số hữu hạn.
Theo V.I.Lênin, có hai loại độc quyền trong nông nghiệp đó là độc
quyền kinh doanh ruộng đất và độc quyền sở hữu ruộng đất. Sự giới hạn về
mặt số lượng của đất nông nghiệp gắn với độc quyền kinh doanh ruộng đất
trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. Ông viết: “Kết luận duy nhất rút ra một
cách logic từ tình trạng ruộng đất có hạn là toàn bộ ruộng đất sẽ bị bọn phéc
- mi - ê chiếm giữ” [16, tr.141]. Điều này hoàn toàn tương tự việc độc quyền
kinh doanh những lực lượng tự nhiên có hạn khác như C.Mác đã nhận thấy:
“Số chủ xưởng đã chiếm hữu được những thác nước gạt số chủ xưởng không
chiếm hữu được thác nước ra ngoài, không để cho họ lợi dụng lực lượng tự

nhiên ấy, vì đất đai - đặc biệt là đất đai có sẵn sức nước - là có hạn” [20, tr.
287]. Trong chủ nghĩa xã hội, sự giới hạn đó cũng đặt ra những đòi hỏi về giải
pháp sử dụng đất đai phải đảm bảo sự phát triển bền vững và giải quyết hài
hòa các mối quan hệ xã hội nảy sinh trên cơ sở lợi ích do đất đai mang lại.
Sự giới hạn của đất nông nghiệp ngoài những tính chất khách quan do tự
nhiên quy định đóng vai trò chủ yếu, còn có sự ảnh hưởng nhất định bởi mặt
xã hội, biểu hiện ở các chính sách phát triển nông nghiệp, ở định hướng
chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các khu vực, quốc gia hay vùng lãnh thổ.
Khoảng trên 30% diện tích lãnh thổ Việt Nam được sử dụng trực tiếp
cho sản xuất nông nghiệp theo nghĩa rộng, tính bình quân theo đầu người vào
loại thấp của thế giới. Ở Việt Nam, trong lĩnh vực nông nghiệp luôn diễn ra
hai quá trình trái ngược nhau. Một mặt, có những cố gắng rất lớn để mở rộng
diện tích khai hoang, làm tăng thêm quỹ đất. Mặt khác, xảy ra quá trình
ngược lại: đất trồng lúa và cây lương thực không ngừng giảm, đặt biệt là ở
những đồng bằng châu thổ có đất phì nhiêu. Ở những vùng ven biển có độ cao
thấp, đặc biệt là ở đồng bằng sông Cửu Long, lưu lượng vào mùa khô rất thấp

19


cùng với việc tàn phá rừng đã làm mặn xâm nhập sâu vào đất liền, giảm diện
tích trồng trọt và hạn chế năng suất cây trồng. Ở các vùng ven biển miền
Trung đang diễn ra hiện tượng cát bay, cát lấn đất rất rõ rệt. Cát lấn dần vào
đất liền, lấp đi nhiều diện tích đất trồng trọt, tại một số vùng ven biển đang
xảy ra hiện tượng sạt lở đất. Có rất nhiều nguyên nhân gây hại môi trường đất
và làm thoái hóa chất lượng (độ phì nhiêu) của đất nhưng các nguyên nhân
chính về mặt tự nhiên là địa hình dốc, lượng mưa lớn tập trung. Địa hình đồi
núi chiếm khoảng hơn 3/4 diện tích tự nhiên của toàn lãnh thổ Việt Nam. Các
dãy núi đồ sộ nhất và các đỉnh núi cao nhất đều phân bố ở phía Tây và Tây
Bắc, núi thấp dần về phía Đông và thường kết thúc bằng một dải đất thấp ven

biển. Các thung lũng thường hẹp, sâu là kết quả của hoạt động xâm thực
mạnh của sông suối. Do tác động của ngoại lực vào mùa mưa lũ, các hiện
tượng đá đổ, trượt đất, lũ quét… diễn ra phổ biến.
Nguyên nhân chính về mặt xã hội là tập quán canh tác lạc hậu đốt nương
làm rẫy và phá rừng vì lợi ích trước mắt đã làm cho đất đai của nước ta đứng
trước sự uy hiếp nghiêm trọng. Đó là chưa kể đến hậu quả của việc phá rừng
để làm đất nông nghiệp theo chủ trương tự túc lương thực với quy mô tỉnh,
huyện, xã (trước năm 1990) đã làm cho rất nhiều diện tích đất dốc có rừng bị
phá đi để sản xuất nhưng sau đó không được sử dụng bền vững nên lại trở
thành đất hoang trọc.
Đất nông nghiệp có giới hạn về mặt tuyệt đối, còn về mặt tương đối tính
theo đầu người thì ngày càng bị thu hẹp dần vì sự tăng trưởng mọi mặt của
kinh tế - xã hội và sự gia tăng tự nhiên của dân số. Đặc biệt với tốc độ phát
triển công nghiệp, đô thị và nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng như hiện nay đã
dẫn đến một diện tích rất lớn đất nông nghiệp bị chiếm dụng.
Bình quân đất nông nghiệp theo đầu người ở nước ta liên tục giảm trong suốt
thời kỳ từ năm 1980 đến năm 1990 (từ 1290 m2 xuống còn 1056m2) và mới phục

20


hồi dần trong thời kỳ 1991 - 2000 lên mức 1081m2 (năm 2000), dự kiến khoảng
30 năm, sau khi dân số phát triển ổn định thì chỉ còn ở mức khoảng 770m2.
Về mặt chất lượng, đất nông nghiệp không đồng nhất trong thời gian và
không gian. Sự không đồng nhất không chỉ thể hiện quy mô một quốc gia,
một vùng kinh tế mới mà ngay trong một vùng kinh tế nhỏ. Đất đai ở những
vị trí nhất định chịu sự chi phối của các điều kiện tự nhiên của khu vực, dẫn
đến các đặc tính tự nhiên cấu thành nên chất lượng của đất đai có sự khác
nhau, do đó chất lượng của đất sẽ không đồng nhất giữa các vùng, các khu
vực khác nhau. Địa hình và khí hậu tạo ra cái nền cơ bản mà sự sống về sau

tận dụng và chịu ảnh hưởng sâu sắc. Chất lượng của đất đai trong trường hợp
chịu ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên biểu hiện ở độ phì tự nhiên của nó, là
dung lượng khác nhau về các chất dinh dưỡng cần thiết cho sinh vật. Ngoài sự
khác nhau về vị trí thuận lợi, sự khác nhau về độ phì tự nhiên cũng là một
nguyên nhân chính hình thành địa tô chênh lệch I.
Ở Việt Nam, điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm biến động thất thường, các
dạng địa hình luôn thay đổi và được cấu tạo bởi nhiều loại đá mẹ khác nhau
làm cho đất đai có nhiều chủng loại và phân bố xen kẽ nhau một cách phức
tạp. Sự khác biệt về chủng loại đất thể hiện ở sự khác nhau về cấu trúc, độ
phì… của từng loại đất nhất định.
Loại đất điển hình ở vùng đồi núi là đất Feralit đỏ vàng, hình thành trên
nhiều lớp vỏ phong hóa của đá trầm tích, đá mắc ma, có độ phì khá, ít chua,
được sử dụng rộng rãi để phát triển trồng trọt, làm ruộng bậc thang.
Trên các bậc thềm phù sa cổ ven các châu thổ hoặc đồng bằng tồn tại
dạng đất Feralit nâu hoặc xám, có độ phì kém, dễ bạc màu, cấu trúc tầng mặt
thô do sét bị rửa trôi, dễ bị đá ong hóa. Đây là loại đất điển hình ở vùng Trung
du Bắc bộ và Đông Nam Bộ.

21


Ở vùng đồng bằng, tùy theo vị trí phân bố gần hay xa sông, gần biển hay
xa biển mà đất được chia thành hai nhóm chính: nhóm đất phù sa ngọt và
nhóm đất phù sa mặn. Đất phù sa được sử dụng chủ yếu trong nông nghiệp để
trồng lúa nước, có đặc điểm giàu chất hữu cơ, đạm nitrát. Tất nhiên những
đặc tính này có sự thay đổi giữa các loại đất thuộc châu thổ sông Hồng và
sông Cửu Long.
Ngoài ra còn có các loại đất như đất Sialit nhiễm mặn, tồn tại ở các đồng
bằng ven biển, có thành phần cơ giới nặng; đất phèn ở một số tỉnh Tây Nam
Bộ có tính chất mặn, chua, muốn sử dụng được phải có biện pháp xử lý thích

hợp; đất đỏ Bazan phân bố ở một số tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ có độ
phì lớn, có khả năng giữ độ ẩm cao; đất cát tơi và một số loại đất khác.
Mặt khác, sự tác động của con người trong quá trình sử dụng đất đai
cũng là một nhân tố làm cho chất lượng của đất giữa các khu vực có sự không
đồng nhất. Sự tác động thể hiện tập trung ở hoạt động sản xuất nông nghiệp
của con người. Trình độ lao động là một nhân tố quan trọng tác động đến độ
phì của đất. C.Mác cho rằng: “Bằng những phương tiện hóa học (chẳng hạn
như dùng các loại phân lỏng đối với những nơi đất sét rắn chắc, hoặc bằng
cách đốt những thửa đất sét nặng), hay những phương tiện cơ khí (như dùng
loại cày đặc biệt đối với đất nặng), người ta có thể loại bỏ những trở ngại
làm cho một thửa đất cũng màu mỡ bằng một thửa đất khác trở nên thực tế
kém màu mỡ hơn”[20, tr.296].
Việc đầu tư có mục đích của con người vào những thửa đất nhất định để
cải tạo nó sẽ làm cho thửa đất ấy trở nên màu mỡ hơn những thửa đất cùng
loại nhưng không được đầu tư. Ngoài ra, chất lượng của một thửa đất được
đầu tư cải tạo liên tiếp cũng không đồng nhất nếu xét theo trình tự thời gian.
Chất lượng đất được nâng dần lên phản ánh hiệu quả của quá trình thâm canh
trên thửa đất ấy. Sản lượng thu được trên một đơn vị diện tích do đó cũng

22


tăng lên lần lượt sau mỗi lần đầu tư. Đây là cơ sở để hình thành địa tô chênh
lệch II vì thâm canh ruộng đất đưa đến việc tăng năng suất lao động, giảm chi
phí sản xuất, tăng khối lượng sản phẩm. Nó cũng là một xu thế tất yếu trong
phát triển nông nghiệp vì đất nông nghiệp có giới hạn về mặt diện tích, sự
phát triển theo lối quảng canh, mở rộng diện tích có nhiều trở ngại.
Sự tác động của con người, mặt khác, nếu diễn ra không hợp lý sẽ ảnh
hưởng xấu đến chất lượng của đất nông nghiệp. Ở nước ta, tình hình khai thác
tài nguyên đất một cách thiếu khoa học đã và đang là một thách thức lớn đối

với sự phát triển bền vững, nhất là ở các vùng trung du và miền núi với kiểu
canh tác đốt nương làm rẫy mang tính chất du canh du cư. Tập quán canh tác
chỉ hướng vào tận dụng độ màu mỡ tự nhiên của đất đai, không chú ý đến
việc cải tạo đã dẫn đến hậu quả hàng loạt diện tích đất đã trở nên bạc màu.
Đến thời điểm 1994, đã có hơn 13 triệu ha đất trống đồi trọc, trong đó diện
tích bị xói mòn trơ sỏi đá vào khoảng 1,2 triệu ha, số lượng các chất dinh
dưỡng bị rửa trôi hàng năm rất lớn, đạt đến 120 - 170 tấn/ha/năm.
Ngoài ra, sự phát triển công nghiệp thiếu tính quy hoạch, sự bùng nổ của
các phương tiện giao thông gây ô nhiễm không khí, nguồn nước, ảnh hưởng
xấu đến hệ sinh thái, làm thay đổi khí hậu, thời tiết dẫn đến chất lượng đất đai
bị biến đổi. Với những ảnh hưởng xấu như trên thì hiển nhiên chất lượng đất
đai bị biến đổi theo hướng tiêu cực, làm giảm hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
1.1.3.4. Chất lượng đất đai phụ thuộc vào sự tác động của con người và
sự tiến bộ khoa học kĩ thuật.
Đất nông nghiệp tham gia vào quá trình sản xuất với tư cách vừa là tư
liệu lao động vừa là đối tượng lao động, vì vậy nó là tư liệu sản xuất của
ngành nông nghiệp. Về phương diện lịch sử có thể khẳng định rằng đất nông
nghiệp được sử dụng trước hết với tư cách là tư liệu lao động, sau đó tư cách
đối tượng lao động của nó mới được xác lập.

23


Lần đầu tiên con người chỉ sử dụng đất nông nghiệp như một tư liệu lao
động, có nghĩa là dùng đất nông nghiệp, thực tế là dùng các chất dinh dưỡng có
trong đất như các chất hữu cơ, chất khoáng… để làm phương tiện chuyển tải lao
động đến cây trồng, tác động đến cây trồng để thúc đẩy nó sinh trưởng và phát
triển. Hoạt động có mục đích này có sự gắn bó mật thiết với các quy luật tự
nhiên. Lúc này tư cách là đối tượng lao động của đất nông nghiệp xuất hiện.
Việc trở thành đối tượng lao động của đất nông nghiệp còn do nhu cầu

ngày càng cao về chất lượng và chủng loại sản phẩm nông nghiệp của con
người quy định. Trong thực tế, việc áp dụng khoa học kỹ thuật để tác động là
chủ yếu. Ngoài ra, việc khai thác hợp lý đất đai dựa vào điều kiện sinh thái
của đất, tôn trọng quy luật tự nhiên cũng rất quan trọng. Trong những trường
hợp trên, đất nông nghiệp trở thành đối tượng lao động, là chủ thể tiếp nhận
những hoạt động cải tạo có mục đích của con người.
Đất nông nghiệp là tư liệu sản xuất của ngành nông nghiệp, hơn nữa
còn là một dạng tư liệu sản xuất đặc biệt thể hiện ở một số điểm cơ bản:
Trước hết, đất nông nghiệp là tư liệu sản xuất hữu hạn. Trong khi
những tư liệu sản xuất khác của nền sản xuất xã hội được tạo ra ngày càng
nhiều theo nhu cầu và trình độ sản xuất, thì đất đai là tư liệu sản xuất có hạn,
cũng giống như thác nước mà C.Mác đã nghiên cứu và chỉ ra rằng: “Ở nơi
nào không có điều kiện tự nhiên ấy thì dù có bỏ ra một số tư bản nhất định
người ta cũng vẫn không thể tạo ra điều kiện ấy được” [20, tr.287].
Ngoài ra, các tư liệu sản xuất thông thường sẽ bị hao mòn hữu hình và
vô hình sau một thời gian sử dụng còn đất đai nếu được sử dụng một cách hợp
lý, tuân thủ các quy luật tự nhiên thì độ phì của đất sẽ tăng lên. Chính nhờ đặc
điểm này nên đất đai tuy bị giới hạn về mặt số lượng, loài người vẫn có thể
truyền cho nhau từ thế hệ này sang thế hệ khác quỹ đất đai của xã hội với chất
lượng ngày càng tăng lên, để tiếp tục sản xuất và nuôi sống con người. Theo

24


C.Mác: “Nếu sức sản xuất phát triển một cách nhanh chóng, tất thảy máy
móc cũ cũng cần phải được thay thế bằng những máy móc khác có lợi hơn,
nghĩa là những máy móc cũ phải bị hoàn toàn vứt bỏ. Trái lại, nếu được xử lý
một cách thích đáng thì đất sẽ tốt mãi lên. Ưu thế của đất là những khoản
đầu tư liên tiếp có thể đem lại lợi nhuận mà không làm thiệt đến những khoản
đầu tư trước” [20, tr.484].

Việc sử dụng hợp lí đất đai, làm cho màu mỡ đất đai ngày càng tăng lên
chính là cơ sở khách quan hình thành lợi nhuận siêu ngạch, bởi vì giá cả nông
sản được xác định chi phí sản xuất xã hội để làm ra sản phẩm trên loại đất
xấu, nhờ đó, chủ sở hữu đất thu được địa tô chênh lệch II.
Như vậy, sức sản xuất của loại tư liệu sản xuất này không ngừng nâng
cao theo trình độ kỹ thuật và sự phát triển của lực lượng sản xuất. C.Mác cho
rằng: “Trong nông nghiệp, người ta có thể đầu tư liên tiếp một cách có hiệu
quả, vì bản thân ruộng đất phát sinh tác dụng như một công cụ sản xuất”
[20, tr.484]. Ông phê phán lí lẽ nông cạn của học giả tư sản Tuyếc - Gô với
“quy luật ruộng đất ngày càng mất dần màu mỡ” với nội dung: khi đầu tư
thêm vào ruộng đất vượt quá mức độ nhất định thì sản lượng sẽ giảm xuống,
có nghĩa là bất cứ sự đầu tư thêm nào vào ruộng đất vượt quá mức độ nhất
định đều thu hoạch ít hơn so với lần đầu tư trước. Mục đích của lý luận này
nhằm che đậy mâu thuẫn của chế độ tư bản, cho rằng nguyên nhân gây nên sự
bần cùng hóa nhân dân lao động là do yếu tố tự nhiên, do “quy luật ruộng đất
ngày càng mất dần màu mỡ”.
V.I.Lênin cũng vạch ra sai lầm của lý luận này là đã vứt bỏ cái chủ yếu
nhất, tức là sự nâng cao trình độ kỹ thuật và sự phát triển của lực lượng sản
xuất. Ông cho rằng trong trường hợp kỹ thuật cải tiến không ngừng, năng suất
lao động không ngừng nâng cao thì việc đầu tư thêm không bao giờ làm cho

25


×