Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Báo cáo thực tập công ty TNHH một thành viên sài gòn petro – nhà máy lọc dầu cát lái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (390.31 KB, 47 trang )

LỜI CÁM ƠN
Trong thời gian từ ngày 15/7/2011 đến ngày 4/8/2011 với sự bố trí của bộ môn Máy &
Thiết Bị trường Đại Học Bách Khoa TP Hồ Chí Minh cùng với sự hỗ trợ của ban lãnh đạo công
ty TNHH một thành viên Sài Gòn Petro – Nhà máy lọc dầu Cát Lái, nhóm sinh viên thực tập lớp
HC08KSTN đã được tìm hiểu, thực tập tại đơn vị. Chúng em đã được sự quan tâm giúp đỡ rất tận
tình của thầy hướng dẫn, ban giám đốc nhà máy, và các chú trong phòng công nghệ, luôn tạo mọi
điều kiện tốt nhất giúp chúng em hoàn thành đợt thực tập một cách thuận lợi và tốt đẹp.
Chúng em chân thành cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ và hỗ trợ trên. Tuy nhiên với thời gian thực
tập có hạn và lượng kiến thức lớn, sự tiếp thu của nhóm chưa thật sự tường tận, do vậy bài báo
cáo này khó có thể tránh khỏi những sai sót. Kính mong được sự chỉ dẫn của quý thầy cô và các
cô chú, anh chị trong nhà máy để chúng em có thể hoàn chỉnh hơn những kiến thức của mình.
Chúng em xin gởi lời chúc sức khỏe đến quý thầy cô, ban lãnh đạo, tập thể các chú, các anh kĩ sư,
công nhân nhà máy.
Chúng em chân thành cám ơn
Nhóm sinh viên


Nhà máy lọc dầu Cát Lái
(Sài Gòn Petro)

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NHẬN XÉT CỦA NHÀ MÁY
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………


………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Tp.HCM , ngày

tháng

năm 2011


Trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM
Khoa Kỹ Thuật Hóa Học
Bộ môn Công Nghệ Dầu Khí

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Tp.HCM , ngày

tháng

năm 2011


................................................................................................................5

TỔNG QUAN ĐƠN VỊ SẢN XUẤT..................................................1

1.1 GIỚI THIỆU:.......................................................................................................................1
1.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC...........................................................................................................3
1.2.1 Sài Gòn Petro:...............................................................................................................3
1.2.2 Nhà máy lọc dầu Cát Lái:................................................................................................4
1.3 HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT:...............................................................................................4
1.4 HOẠT ĐỘNG KINH DOANH:..........................................................................................5
1.4.1. Xuất nhập khẩu:..........................................................................................................5
1.4.2. Kinh doanh xăng dầu:.................................................................................................5
1.4.3. Kinh doanh GAS:.......................................................................................................5
Sản phẩm :..........................................................................................................................6
1.5 VẤN ĐỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY:...................................6
Vấn đề an toàn lao động:.....................................................................................................6
Vấn đề phòng cháy chữa cháy (PCCC):..............................................................................6
Các nguyên nhân gây cháy nổ:............................................................................................6
Phương pháp phòng cháy:...................................................................................................7
Phương pháp chữa cháy:......................................................................................................7
Hệ thống PCCC trong NMLD Cát Lái:...............................................................................8
1.6 VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG:..................................................................................................9
1.6.1 Khói thải:.....................................................................................................................9
1.6.2 Nước thải:....................................................................................................................9

DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ........................................................10
2.1 GIỚI THIỆU:.....................................................................................................................10
2.1.1 Nhiệm vụ:.................................................................................................................10
2.1.2 Nguyên liệu:................................................................................................................11
2.1.3 Sản phẩm:.................................................................................................................11
2.2 CÁC THIẾT BỊ CHÍNH:.....................................................................................................11
2.2.1 Cột chưng luyện C-07:...........................................................................................11

2.2.2 Lò gia nhiệt E-10:......................................................................................................14
2.3 THIẾT BỊ PHỤ TRỢ:.......................................................................................................15
2.3.1 Bình tách V-14:...........................................................................................................15
2.3.2 Các thiết bị trao đổi nhiệt:.....................................................................................16
2.3.3 Trạm đưa vào hoá chất chống ăn mòn:..................................................................18
2.3.4 Các loại bơm..............................................................................................................18
2.3.5 Các thiết bị tự động điều khiển:..........................................................................19
2.3.6 Các thiết bị báo động sự cố......................................................................................20

QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ............................................................21


3.1 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ.............................................................................................21
3.1.1 Dòng nhập liệu:........................................................................................................22
3.1.2 Dòng NA1:..................................................................................................................23
3.1.3 Dòng NA2:..................................................................................................................23
3.1.4 Dòng Bottoms:...........................................................................................................24
3.2 KHỞI ĐỘNG VÀ VẬN HÀNH:...........................................................................................24
3.2.1 Khởi động lần đầu hoặc sau khi có sửa chữa lớn:............................................24
3.2.2 Thủ tục ngừng hệ:..................................................................................................25
3.3 SỰ CỐ THƯỜNG GẶP:..................................................................................................26
3.3.1 Các sự cố về điện:....................................................................................................26
a. Nguyên nhân:...........................................................................................................................26
b. Xử lý:......................................................................................................................................26
3.3.2 Các sự cố của máy nén khí:.........................................................................................27
3.3.3 Các sự cố khác :...........................................................................................................28

MÁY – THIẾT BỊ.............................................................................30

4.1 MÔ TẢ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ...............................................................................30

4.1.1 Giới thiệu:.................................................................................................................30
4.1.2 Mô tả quy trình công nghệ:....................................................................................31
a) Dòng nhiên liệu đốt lò:...................................................................................................31
c) Dòng khí nén:....................................................................................................................33
4.2 MÔ TẢ HOẠT ĐỘNG CỦA THIẾT BỊ:........................................................................33
4.2.1 Lò gia nhiệt:...............................................................................................................33
4.2.2 Béc đốt:......................................................................................................................34
4.2.3 Tủ điện điều khiển:...............................................................................................34
4.2.4 Thiết bị báo động an toàn và điều khiển tự động.................................................34
4.2.5 Hệ thống bơm:.........................................................................................................35
4.2.6 Bồn chứa nhiên liệu:................................................................................................36
4.3 HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH................................................................................................36
4.3.1 HƯỚNG DẪN CHUNG:.........................................................................................36
4.3.2 Thủ Tục Sấy Lò:.......................................................................................................37
4.3.3 Thủ tục mồi lửa và khởi động béc chính:..............................................................37
4.4 THỦ TỤC NGỪNG LÒ:....................................................................................................39
4.5 THỦ TỤC VỆ SINH BÉC ĐỐT: (BÉC DO).......................................................................39
4.6 SỰ CỐ, NGUYÊN NHÂN VÀ XỬ LÝ......................................................................................40


Báo cáo thực tập QTTB

GVHD : Nguyễn Sĩ Xuân Ân

Phần I
TỔNG QUAN ĐƠN VỊ SẢN XUẤT

1.1 GIỚI THIỆU:
Công ty TNHH một thành viên Dầu khí Thành Phố Hồ Chí Minh (SAIGON PETRO) –
được thành lập ngày 19/06/1986 với tên gọi Xí Nghiệp Liên Doanh Chế Biến Dầu Khí TPHCM ,

là một trong những đầu mối xuất nhập khẩu kinh doanh xăng dầu, khí đốt lớn của cả nước.
Saigon Petro có chức năng sản xuất, kinh doanh xăng dầu và khí đốt, là doanh nghiệp được phép
và có khả năng sản xuất, chế biến các sản phẩm dầu khí từ nguyên liệu Condensate.
Qua 14 năm xây dựng và phát triển Saigon Petro đã khẳng định vị trí và uy tín của mình
qua các ngành nghề kinh doanh chủ yếu:
• Lọc, chế biến, kinh doanh các loại sản phẩm từ dầu thô nhẹ và Condensate.
• Xuất nhập khẩu, làm đại lý ủy thác xuất nhập khẩu và kinh doanh các loại xăng dầu,
các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ và khí đốt, máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư, hóa
chất… phục vụ ngành dầu khí.
• Thiết kế, cung cấp vật tư thiết bị và thi công các công trình xăng dầu và khí đốt công
nghiệp.
Với tinh thần: “Cùng hợp tác và phát triển”, Saigon Petro không ngừng nâng cao chất
lượng phục vụ khách hàng, luôn sẵn sàng tạo dựng những hợp tác có hiệu quả với mọi đối tác
gần xa. Saigon Petro được Chủ tịch nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tặng Huân
chương lao động hạng Ba “Đã có thành tích xuất sắc trong công tác từ năm 1999 đến năm 2003,
góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội và bảo vệ Tổ quốc”.
Sài Gòn Petro không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng luôn sẵn sàng hợp
tác có hiệu quả với mọi đối tác gần xa .Điển hình cho sự lớn mạnh trên là Nhà máy lọc dầu Cát
Lái đã đạt tiêu chuẩn ISO 9001-2000 và ISO/TS 29001:2000
Trụ sở công ty : 27 Nguyễn Thông Q.3 Tp.HCM
ĐT : (08) 39.307.989 – 39.307.037 Fax : (08).39.307.624

Nhà máy lọc dầu Cát Lái

1


Báo cáo thực tập QTTB

GVHD : Nguyễn Sĩ Xuân Ân


Các chi nhánh : Tính đến tháng 09/2007, Saigon Petro có 7 chi nhánh ở tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai, Cần Thơ (Hậu Giang, An Giang), Tiền Giang, Bình Phước, Cà Mau và
Bình Thuận:

CHI NHÁNH SAIGON PETRO TẠI VŨNG TÀU
75 Trần Đồng, phường 3, TP. Vũng Tàu,tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Điện thoại: 064.857742 - 064.531174.
Fax: 064.807412.

CHI NHÁNH SAIGON PETRO TẠI CẦN THƠ
Lô số 15 & 16, KCN Trà Nóc 2, quận Ô Môn, TP. Cần Thơ.
Điện thoại: 071.844390.
Fax: 071.844434.

CHI NHÁNH SAIGON PETRO TẠI ĐỒNG NAI
249 QL51, ấp Miễu, Phước Tân, Long Thành, Đồng Nai.
Điện thoại: 061.939680 - 061.939679 (trạm chiết) - 061.939678 (bảo vệ - văn phòng).
Fax: 061.930405.
Email:

CHI NHÁNH SAIGON PETRO TẠI TIỀN GIANG
Lô số 12, KCN Mỹ Tho, xã Trung An, TP. Mỹ Tho, Tiền Giang.
Điện thoại: 073.854900 - 073.854899.
Fax: 073.854901.

CHI NHÁNH SAIGON PETRO TẠI BÌNH PHƯỚC
2207 QL14, Ấp 6, Tân Thành, thị xã Đồng Xoài, Bình Phước.
Điện thoại: 0651.814630 (nhân viên) – 0651.814631 (ban giám đốc).
Fax: 0651.814629.


CHI NHÁNH SAIGON PETRO TẠI CÀ MAU
QL1A, Ấp Cây Trâm, Bình Định, TP Cà Mau.

CHI NHÁNH SAIGON PETRO TẠI BÌNH THUẬN
36 Lý Thường Kiệt, TP Phan Thiết, Bình Thuận.

Nhà máy lọc dầu Cát Lái

2


Báo cáo thực tập QTTB

GVHD : Nguyễn Sĩ Xuân Ân

1.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC
1.2.1

Sài Gòn Petro:

Nhà máy lọc dầu Cát Lái

3


Báo cáo thực tập QTTB

1.2.2

GVHD : Nguyễn Sĩ Xuân Ân


Nhà máy lọc dầu Cát Lái:

1.3 HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT:
Nhà máy lọc dầu Cát Lái có diện tích 25 ha, toạ lạc tại phường Thạnh Mỹ Lợi, cách trung
tâm TP HCM 18 km về phía Đông Bắc. Đây là nhà máy lọc dầu đầu tiên tại Việt Nam.
Nhà máy có 3 cụm sản xuất:
• Cụm condensate với công suất thiết kế là 350.000 tấn/năm. Nguyên liệu là condensate.
Thiết bị chính là cột chưng luyện C07 dạng đĩa van với 25 đĩa. Ngoài ra còn có các thiết bị phụ
trợ như: Lò gia nhiệt, các thiết bị trao đổi nhiệt, bình tách, bơm, van...
• Cụm sản xuất mini với công suất thiết kế là 120.000 tấn/năm.
• Cụm dung môi (trước đây là cụm LPG ).
Ngoài ra còn có cụm phụ trợ với hệ thống các thiết bị: Lò hơi, máy nén, tháp làm lạnh,
Đuốc, cụm xử lý nước công nghệ A03, cầu cảng, đường ống và bể chứa. Cụm phụ trợ phục vụ
cho công việc sản xuất và phòng cháy chữa cháy.

Nhà máy lọc dầu Cát Lái

4


Báo cáo thực tập QTTB

GVHD : Nguyễn Sĩ Xuân Ân

1.4 HOẠT ĐỘNG KINH DOANH:
1.4.1.

Xuất nhập khẩu:


Saigon Petro là một trong những đầu mối xuất nhập khẩu các sản phẩm xăng dầu và
khí hóa lỏng. Hàng năm, Saigon Petro nhập khẩu hơn 1 triệu tấn xăng dầu và khí hóa lỏng phục
vụ cho việc sản xuất kinh doanh.
Cầu cảng A và B: khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải 25.000 tấn DWT với mức
nước tối đa 9.50 m, có phao và hệ thống đệm và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, đảm bảo an toàn cho
phương tiện.
Hệ thống đường ống, bồn chứa xăng dầu với tổng sức chứa trên 200.000 m 3, đảm
bảo phục vụ tốt cho sản xuất và kinh doanh.
Hệ thống cấp phát xăng dầu được trang bị hiện đại, có khả năng cấp phát cho xe
bồn và sà lan với công suất 5.000 m3 /ngày.
Các sản phẩm nhập khẩu gồm:
 Nguyên liệu dầu thô nhẹ Condensate và bán thành phẩm cho sản xuất.
 Sản phẩm xăng RON90, RON92, RON95.
 Dầu lửa.
 Dầu Diesel thông dụng và chất lượng cao.
 Dầu FO.
 Khí hóa lỏng (LPG)
1.4.2.
Kinh doanh xăng dầu:
Với phương châm "UY TÍN - CHẤT LƯỢNG - KHÔNG NGỪNG PHÁT
TRIỂN", Saigon Petro liên tục đầu tư và phát triển hệ thống phân phối quản lý xăng dầu, từ hạ
tầng cơ sở của kho, xưởng đến việc mở rộng đại lý và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.
Hệ thống phân phối quản lý xăng dầu của Saigon Petro hiện nay gồm:
• Trên 48 Tổng đại lý với hơn 1000 đại lý bán lẻ xăng dầu trải dài từ Nam Trung
Bộ đến Đồng bằng Sông Cửu Long.
• Saigon Petro đang từng bước xây dựng mạng lưới các cửa hàng xăng dầu bán lẻ
trực tiếp đến tận tay người tiêu dùng.
• Saigon Petro cung cấp các sản phẩm xăng dầu với chất lượng cao cho các nhà
máy điện, xi măng, sắt thép, các đơn vị quân đội, công an và nhiều thành phần kinh tế khác.
• Saigon Petro thường xuyên tiến hành kiểm tra chất lượng, số lượng, cũng như

thái độ phục vụ khách hàng của các đại lý qua đó kịp thời để điều chỉnh những khiếm
khuyết để góp phần bảo vệ uy tín của công ty và quyền lợi của người tiêu dùng.
Là đơn vị vừa sản xuất vừa kinh doanh, sản lượng kinh doanh phân phối của
Saigon Petro đã khoảng 1 triệu tấn xăng dầu/năm, doanh số đạt trên 4.000 tỷ đồng.
1.4.3.

Kinh doanh GAS:
Gas Saigon Petro có mặt tại thị trường từ năm 1993. Từ đó đến nay bình ga màu
xám với logo SP, với phương châm “AN TOÀN - TIỆN LỢI - TIẾT KIỆM NHẤT”, hoạt động
Nhà máy lọc dầu Cát Lái

5


Báo cáo thực tập QTTB

GVHD : Nguyễn Sĩ Xuân Ân

kinh doanh gas Saigon Petro liên tục tăng trưởng mạnh mẽ. Hiện nay, gas Saigon Petro là thương
hiệu gas hàng đầu Việt Nam, chiếm 22% thị phần gas dân dụng phía Nam và 14% thị phần gas
dân dụng cả nước.
Xưởng LPG Cát Lái là tổng kho và cũng là nơi chiết nạp gas với sức chứa và năng
lực chiết nạp lớn nhất trong hệ thống các Công ty kinh doanh gas, cung cấp gas cho khu vực
TP.HCM và các tỉnh lân cận. Xưởng sơn - kiểm định chai gas với công nghệ mới không chỉ sửa
chữa, sơn mới mà còn có khả năng kiểm định chai gas theo tiêu chuẩn quốc tế. Đây là hệ thống
kiểm định chai gas đầu tiên ở Việt Nam.
Ngoài ra, để phục vụ tốt nhất nhu cầu của thị trường, Saigon Petro đã xây dựng một
mạng lưới trạm chiết rộng khắp tại các khu vực thị trường. Tại Tp.Hồ Chí Minh, bên cạnh Xưởng
LPG Cát Lái, gas Saigon Petro có trạm chiết tại Quận 9, Quận 7, Hóc Môn, Bình Chánh. Tại khu
vực miền Tây, gas Saigon Petro có trạm chiết Tiền Giang, tổng kho và trạm chiết Trà Nóc (Cần

Thơ). Tại khu vực miền Đông - cao nguyên, gas Saigon Petrol có trạm chiết Đồng Nai, Vũng
Tàu, Bình Phước. Tại khu vực Nam Trung Bộ, gas Saigon Petro có tổng kho và trạm chiết Vũng
Rô (Phú Yên). Hiện nay, gas Saigon Petro đang triển khai các dự án mở rộng thị trường ra khu
vực Bắc Trung Bộ và các tỉnh miền Bắc.
Saigon Petro có đội xe bồn gas chuyên dụng đảm bảo cung cấp gas công nghiệp kịp
thời cho các khách hàng.
Saigon Petro có trên 5.000 đại lý thuộc hệ thống phân phối gas Saigon Petro tại
TP.HCM và các tỉnh phía Nam từ Đà Nẵng trở vào đã đưa gas Saigon Petro đến phục vụ khách
hàng nhanh chóng, kịp thời khắp mọi nơi.

Sản phẩm :



Gas dân dụng : bình 12kg, 45kg và 50kg.
Gas công nghiệp : bán gas bồn cho các nhà máy, xí nghiệp.

1.5 VẤN ĐỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ PHÒNG CHÁY
CHỮA CHÁY:
Vấn đề an toàn lao động:
Các kỹ sư, công nhân trong nhà máy được trang bị tốt về lý thuyết và kinh nghiệm
thực tế an toàn lao động cũng như được trang bị đầy đủ các dụng cụ bảo hộ lao động như nón bảo
hộ, găng tay, khẩu trang…
Vấn đề phòng cháy chữa cháy (PCCC):
Các nguyên liệu và sản phẩm trong nhà máy lọc dầu là những nguyên liệu dễ gây
cháy nổ. Vì vậy vấn đề an toàn trong công tác vận hành và yêu cầu việc cấp thiết cho công việc
PCCC có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm hạn chế tới mức thấp nhất những nguy cơ cũng như thiệt
hại do nó gây ra.
Các nguyên nhân gây cháy nổ:


Nhà máy lọc dầu Cát Lái

6


Báo cáo thực tập QTTB


GVHD : Nguyễn Sĩ Xuân Ân

Cháy do con người:
• Sự thiếu hiểu biết về kiến thức PCCC, như là không chấp hành đúng các
yêu cầu mà tổ PCCC đưa ra như việc hút thuốc, việc sử dụng điện thoại không đúng
nơi quy định, trữ những vật dụng dễ gây cháy nổ…
• Ngoài ra còn do kẻ địch đốt để phá hoại về kinh tế, gây tác động xấu về an
ninh chính trị, do mâu thuẫn thù hằn nhau… Đây là vấn đề cần đặc biệt quan tâm.



Cháy do thiên tai:
• Do ở vùng đồi hoặc có cây cao, khu vực nhà cao tầng, nhiều kim loại…
nhưng hệ thống thu lôi không đảm bảo nên bị sét đánh.
• Do ma sát mạnh giữa các vật tạo tia lửa điện.
• Do phản ứng hóa học giữa các chất tác dụng với nhau.
• Do điện quá tải, chập mạch điện.
• Do sự tích nhiệt của các chất dễ cháy để lâu làm cho các chất tăng nhiệt độ
đến nhiệt độ bắt cháy sẽ cháy.
Phương pháp phòng cháy:
Khi xăng dầu bị cháy, nó gây thiệt hại lớn và thường khó dập tắt. Do vậy công tác
phòng cháy luôn được đề cao ở mọi lúc, mọi nơi. Phải luôn đảm bảo an toàn trong nhà máy lọc

dầu mọi lúc, mọi nơi với mục tiêu: “An toàn là trên hết”. Một số biện pháp phòng cháy cần được
thực hiện:
• Triệt nguồn nhiệt: không đun nấu, hút thuốc, không dùng lửa soi sáng khi
trời tối.
• Bọc kín chất cháy: dùng vật liệu không cháy bọc kín vật liệu dễ cháy.
• Cách ly chất cháy với nguồn nhiệt.
• Tổ chức huấn luyện mọi thành viên về PCCC.
• Xây dựng hệ thống chữa cháy gần nhất.
Phương pháp chữa cháy:
Muốn dập tắt đám cháy thì phải cô lập chất cháy, nguồn duy trì sự cháy (O 2) và mồi
lửa (lửa trần, tia lửa điện, tia quang học). Cụ thể ta có một số phương pháp chữa cháy sau:
• Phương pháp làm lạnh: dùng các chất chữa cháy có khả năng thu nhiệt cao để hạ
nhiệt độ đám cháy thấp hơn nhiệt độ tự bốc cháy của chất đó.
• Phương pháp làm ngạt: tạo một màng ngăn hạn chế Oxy tiếp xúc với đám cháy,
triệt tiêu yếu tố duy trì sự cháy.
• Phương pháp cách ly: cách ly Oxy với đám cháy. Phương pháp này có ý nghĩa
chống cháy lan rộng, tạo sự ngăn cách vùng cháy với môi trường xung quanh.
• Phương pháp làm ngưng trệ phản ứng cháy: đưa chất chữa cháy vào gốc lửa làm
cho phản ứng chậm lại hay không thực hiện được.
• Đối với từng loại sản phẩm mà ta có các cách chữa cháy hiệu quả khác nhau.
• Sản phẩm lỏng: ta thường dùng phương pháp làm ngạt, dùng một lớp bọt ngăn
cách sản phẩm lỏng và O2 ngăn cách sự cháy.

Nhà máy lọc dầu Cát Lái

7


Báo cáo thực tập QTTB


GVHD : Nguyễn Sĩ Xuân Ân

• Sản phẩm khí: thường dùng phương pháp ngưng trệ phản ứng cháy, cụ thể là dùng
nước phun để dập tắt đám cháy hoặc dùng bình xịt CO2 để đuổi O2 (Phương pháp cách ly).
Chất chữa cháy, các dụng cụ chữa cháy thông thường:
• Cát:
− Rất phổ biến vì sử dụng đơn giản, dễ kiếm, có hiệu quả.
− Tác dụng của cát là làm ngạt và có khả năng làm ngưng trệ phản ứng cháy,
ngăng cháy lan bằng cách dùng cát đắp thành bờ.
− Chứa cát thành bể, hố gần khu vực dễ cháy, bố trí sẵn xẻng, xô, để khi cháy sử dụng
được nhanh chóng.
• Bọt chữa cháy: gồm hai loại
− Dung dịch Al2(SO4)3, kí hiệu A.
− Dung dịch NaHCO3, kí hiệu B.
− Bọt có tác dụng chữa cháy các đám cháy chất lỏng như xăng dầu vì bọt nhẹ
hơn nhiều nên nổi lên trên các đám cháy, liên kết tạo thành màng ngăn giữa chất cháy
và Oxy.
− Hạn chế: không chữa được các đám cháy kỵ nước.
− Sử dụng bình tạo bọt: xách bình tới các đám cháy, dốc ngược bình, xốc mạnh,
hướng vòi phun vào gốc lửa.
• Khí chữa cháy CO2:
− CO2 là loại khí không cháy, nén CO 2 vào bình thép chịu áp lực hóa lỏng, bình
có van đóng mở, loa phun hình phễu. Khi phun ra dạng tuyết lạnh -79oC.
− CO2 dùng để chữa cháy có 2 tác dụng: làm ngạt và làm lạnh. Đạt hiệu quả cao.

Hệ thống PCCC trong NMLD Cát Lái:
 Hệ thống đường ống, bơm chữa cháy và bình xịt CO2:
• Do đặt điểm nhà mày nằm cạnh sông nên nguồn nước dùng cho nhà máy chữa
cháy là rất lớn.
• Hai bơm dầu Diesel và 6 bơm điện ly tâm nhiều cấp (2 cái ngập trong hồ, 4 cái

trên cạn).
• Tuyến ống với 2 đường xanh đỏ: xanh là ống chứa nước, đỏ là ống chứa bọt cứu
hỏa.
• Tại những cụm sản xuất nhạy cảm có bố trí vòi phun bọt chữa cháy và phân bố
bình xịt CO2 ở những nơi có công nhân trực làm việc.
• Cả hệ thống bơm, đường ống được bố trí tại những bể chứa sản phẩm và dọc theo
hệ thống đê, ở cụm Condensate và Mini.

Nhà máy lọc dầu Cát Lái

8


Báo cáo thực tập QTTB

GVHD : Nguyễn Sĩ Xuân Ân

• Hệ thống đê có tác dụng ngăn cách các bể chứa phòng khi có sự cháy của bể này
không lan sang bể kia. Khi một bể cháy, thì để bao quanh ngăn có có cháy ra bằng hệ thống
phun bọt xung quanh đê.
 Cấu tạo của những bể chứa sản phẩm xăng dầu:
• Các bể chứa làm bằng thép carbon, sơn cách nhiệt, mái của bể cấu tạo tùy
theo sản phẩm chứa. Tuy nhiên, trên mái bể có hai van an toàn xả khí và cột thu lôi.
• Trên mái bể có hệ thống ống đỏ (phun bọt chữa cháy), hệ thống ống xanh
làm mát bể khi thời tiết nắng nóng hoặc các bể khác khi xảy ra sự cháy.
• Bên ngoài bể có tường bảo vệ xung quanh.
• Với cấu tạo như vậy sẽ giảm được nguy cơ cháy nổ và làm mát sản phẩm
trong quá trình tồn chứa.

1.6 VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG:

1.6.1

Khói thải:
• Khói từ lò đốt:
− Các lò đốt dùng dầu FO để đốt và lưu lượng cung cấp dầu FO khoảng 200
lít/ngày.
− Ống khói của lò cao khoảng 12 mét.

Khói ở tháp đốt khí thải:
− Do còn một lượng nhỏ khí không ngưng còn trong dầu mà thành phần là C1,
C4, các khí này cùng với dầu đi qua thiết bị ngưng tụ, chúng không được dẫn đến đuốc.
− Thành phần khói có CO2, CO, SO2, H2S và hạt khói rắn.
Khói thải ở nhà mày lọc dầu ở mức độ thông thường, đều dưới mức độ bảo vệ cho phép.

1.6.2

Nước thải:
• Nước thải nhiễm dầu:
− Nước vệ sinh thiết bị khi dừng máy để vệ sinh, bảo dưỡng thiết bị.
• Nước thải không nhiễm dầu:
− Nước thải sinh hoạt.
− Nước mưa rơi xuống khu vực không có sản phẩm xăng dầu.
− Để xử lý nước thải nhiễm dầu, NMLD Cát Lái đã sự dụng biện pháp đưa nước
thải nhiễm dầu vào đường riêng và đưa về hệ thống xử lý nước thải. Với nước thải không
nhiễm dầu được dẫn về hệ thống mương lớn trong xưởng, tại đây có rong làm sạch nước.
Khi mức nước ở đây cao hơn mức nước cần thiết mới cho thải ra sông.

Nhà máy lọc dầu Cát Lái

9



Báo cáo thực tập QTTB

GVHD : Nguyễn Sĩ Xuân Ân

Phần II

DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ

CỤM CHƯNG CẤT CONDENSATE
2.1

GIỚI THIỆU:

2.1.1

Nhiệm vụ:

Cụm chưng luyện condensate đóng vai trò quan trọng với hoạt động sản xuất của nhà
máy, tạo ra sản phẩm naphta cần thiết cho việc sản xuất xăng các loại từ nguồn nguyên liệu
condensate.
Công suất thiết kế của cụm là 350.000 tấn condensate/năm hay 60m 3/h, thời gian hoạt
động là 8000h/ năm.
Tỉ lệ naphata 1 là: 30%, naphata2: 35%, và bottoms là 35%.
Cụm chưng luyện condensate chỉ dùng một cột chưng luyện C-07, cột này được thiết kế
để tách naphata ở điều kiện khí quyển. Sau khi nguyên liệu condensate được gia nhiệt đến nhiệt
độ cần thiết sẽ được đưa vào cột C-07. Tại đây quá trình tách pha xảy ra:
− Các cấu tử có nhiệt độ sôi thấp sẽ được tách ra ở đỉnh cột (sản phẩm naphta1) và sản
phẩm trích ngang naphta2.

− Các cấu tử có nhiệt độ sôi cao hơn (như kerosen, diesel fuel…) được tách ra ở đáy
cột (sản phẩm bottoms). Sản phẩm bottoms là nguồn nguyên liệu chưng luyện cho
cụm mini.
− Phần khí không ngưng được ở áp suất khí quyển sẽ được đưa ra đuốc đốt bỏ. Tại
đuốc có hệ thống thu hồi một phần Naphta để tránh lãng phí.
− Nhiệt lượng cần thiết cho quá trình chưng luyện này được cung cấp bởi dòng sản
phẩm bottoms. Dòng sản phẩm này sau khi ra khỏi đáy cột C-07 một phần được đưa
qua lò gia nhiệt E-10 để lấy nhiệt lượng cung cấp cho quá trình chưng luyện.
Nhà máy lọc dầu Cát Lái

10


Báo cáo thực tập QTTB

2.1.2

GVHD : Nguyễn Sĩ Xuân Ân

Nguyên liệu:

Nguồn nguyên liệu dùng cho cụm này là condesate được cung cấp từ các nguồn:
− Trong nước: mỏ Bạch Hổ, Nam Côn Sơn…
− Nhập từ nước ngoài: Thái Lan, Singapore…
Hiện nay nguồn nguyên liệu chính chưng luyện là nguồn condensate lấy từ mỏ Nam Côn
Sơn. Các nguồn nguyên liệu condensate này được vận chuyển, tiếp nhận và tồn trữ thông qua các
phương tiện tàu bè, cầu cảng, và qua bơm nguyên liệu được đưa về bồn chứa.
Trước khi đưa vào sản xuất, nguyên liệu phải được lấy mẫu và đưa qua bộ phận KCS để
kiểm tra như: đo tỷ trọng, áp suất hơi, đường chưng luyện ASTM …
Dựa trên các thống số đã biết về nguyên liệu đầu vào để đưa ra các thông số vận hành

thiết bị thích hợp để hiệu suất sản phẩm thu được là cao nhất.

2.1.3

Sản phẩm:

Nguyên liệu condensate sau khi được gia nhiệt đến nhiệt độ cần thiết sẽ được đưa vào cột
C-07. Tại đây quá trình chưng luyện xảy ra và thu được sản phẩm là nguồn xăng thô (naphta1,
naphta2), và bottoms là nguyên liệu cho cụm chưng luyện mini.
− Naphata 1: sản phẩm đỉnh.
− Naphata 2: sản phẩm trích ngang.
− Bottoms: sản phẩm đáy.

CÁC THIẾT BỊ CHÍNH:

2.2

2.2.1

Cột chưng luyện C-07:

a.
Đặc điểm:
− Cột C-07 là cột chưng luyện dạng đĩa van với 25 đĩa bao gồm 13 đĩa ở phần cất và 12
đĩa ở phần chưng.
− Phần lớn cột có đường kính là 1.676 m được chế tạo bằng thép Carbon. Phần còn lại từ
đĩa số 5 trở lên có đường kính nhỏ hơn 1.219 m được chế tạo bằng thép hợp kim chống ăn mòn.
− Đường kính và khoảng cách giữa các đĩa ở phần cất nhỏ hơn ở phần chưng, mục đích là
để tăng khả năng tinh chế phần sản phẩm nhẹ do tăng khả năng tiếp xúc khi lượng lỏng ít đồng
thời tránh xáo trộn hoạt động của cột.

b.

Quy trình hoạt động :

Nhà máy lọc dầu Cát Lái

11


Báo cáo thực tập QTTB

GVHD : Nguyễn Sĩ Xuân Ân

Nguyên liệu condensate từ hệ thống bồn chứa được bơm P-01/02 bơm vào cột chưng
cất C-07 sau khi chạy qua hệ thống trao đổi nhiệt E-03, E04, E05A/B, E-06A/B. Các thiết bị trao
đổi nhiệt này được thiết kế nhằm mục đích tận thu lượng nhiệt dư thừa trong các sản phẩm của hệ
(còn gọi là tái sinh nhiệt cho hệ thống chưng cất). Tại đây diễn ra quá trình trao đổi nhiệt đối lưu
ngược chiều, kết quả nhiệt độ dòng condensate tăng từ 35.5 oC lên 134.5oC khi vào cột chưng cất.
Để đạt được hiệu quả trao đổi nhiệt tốt nhất dòng condensate khi qua những trao đổi nhiệt phải ở
dạng lỏng, do đó van tự động PCV-701, (pressure controlling valve) điều khiển bởi PIC-701
(pressure indicating controller) được sử dụng trên tuyến này (ở áp suất 11 bar) nhằm mục đích
duy trì áp suất cao trong các trao đổi nhiệt tránh hiện tượng chuyển pha. Sau khi ra khỏi E-06
A/B, nhiệt độ dòng nhập liệu đạt 162.3oC. Khi qua PCV-701 dòng Condesate sẽ hóa hơi do có sự
giảm áp suất đột ngột và vào cột chưng cất trong trạng thái cân bằng lỏng-hơi, nhiệt độ dòng
nhập liệu giảm còn 134.5oC ( do tiêu tốn năng lượng cho quá trình bay hơi) PSV dùng để bảo vệ
quá áp cho các trao đổi nhiệt (1950 Kpag). Lưu lượng dòng nguyên liệu Condensate được điều
khiển bởi thiết bị tự động FRC-301 (flow recording controller).
*Dòng nhập liệu vào cột C-07 tại đĩa số 14 nhờ một ống phân phối được tách thành 2 pha.
 Pha hơi (bao gồm hơi của dòng nhập liệu và hơi từ phần chưng đi lên) sẽ đi lên
phần trên của cột tiếp xúc với pha lỏng (tạo thành do các dòng hồi lưu) từ trên

xuống, quá trình trao đổi nhiệt và trao đổi chất xảy ra: những cấu tử nặng có trong
pha hơi sẽ ngưng tụ và những cấu tử nhẹ có trong pha lỏng sẽ hoá hơi. Kết quả là
dòng hơi lên đỉnh cột ngày càng giàu cấu tử nhẹ (naphta) và dòng lỏng xuống đáy
cột chứa nhiều cấu tử nặng. Dòng naphta được tách ra khỏi cột theo 2 tuyến là các
dòng NA1 và NA2.
+ Dòng hơi NA1 ra khỏi cột ở đỉnh có nhiệt độ 107 oC, áp suất 105Kpag( sản phẩm
đỉnh) sẽ qua các trao đổi nhiệt E-13 nhờ chênh lệch áp suất do quá trình ngưng tụ, tại đây
hơi NA1 mất đi nhiệt lượng, bắt đầu quá trình ngưng tụ và làm lạnh. Dòng cân bằng lỏng –
khí ra khỏi E-13 có nhiệt độ 50oC được dẫn vào bình tách V-14A với 2 quá trình chính:
• Các khí không ngưng (như pentan , LPG,..)sẽ được tách ra, dẫn vào tuyến nhập liệu
của cụm tách LPG, phần còn lại sẽ ra đuốc qua van PCV-140B được điều chỉnh bởi
bộ điều khiển áp suất bình V-14 PIC-140. Áp bình được giữu ổn định nhờ hoạt
động của hai van PCV-140A/B, khi áp thấp hơn áp gán (50Kpa) PCV-140A sẽ mở
để nâng áp bình, ngược lại khi áp bình tăng PCV-140B sẽ mở đưa 1 lượng khí ra
đuốc nhằm giữ cho hệ lỏng – khí trong V-14A ở trạng thái cân bằng. Khi hệ hoạt
động ổn định, nếu cụm LPG hoạt động thì cần thiết phải chuyển về chế độ TIC-140
hoạt động điều khiển cặp van PCV-140A/B để giữ nhiệt độ của gas không dưới
50oC. Tuy nhiên hiện tại tuyến dẫn khí không ngưng qua cụm LPG đã được tháo ra
và cô lập khỏi tuyến nhập liệu cụm LPG.
• Phần lỏng NA1 được vận chuyển bởi bơm P-15/16 tách thành 2 dòng: dòng 1 quay
trở về cột có nhiệt độ 50oC tạo thành dong hồi lưu đỉnh mục đích để tách, tăng
cường độ tinh luyện của sản phẩm NA1 và ổn định nhiệt độ đỉnh cột chưng cất,
được điều khiển bằng bộ điều khiển lưu lượng FIC-150 với van FCV-150 tương
ứng. Dòng thứ 2 ra bồn sản phẩm qua trao đổi nhiệt E-31 (làm mát bằng không khí
Nhà máy lọc dầu Cát Lái

12


Báo cáo thực tập QTTB


GVHD : Nguyễn Sĩ Xuân Ân

cưỡng bức), E-17A/B để làm mát xuống nhiệt độ cho yêu cầu tồn trữ(≤ 45 oC). Lưu
lượng dòng sản phẩm này được điều khiển bằng bộ điều khiển mực bình V-14A
LIC-140 thông qua van LCV-140 và được ghi lại bằng FR-170.NA1 tại V-14 nếu
có nước sẽ tách tại V-14B và được xả ra ngoài nhờ hoạt động của LIC-140B điều
khiển van xả LCV-140B gắn tại bình V-14B. Ngoài ra còn có 1 đường ống xả tắt
từu V-14A ra thẳng môi trường khi V-14B không hoạt động hoặc cần xả nhanh.Để
bảo vệ an toàn cho cột chưng cất khi áp suất tăng cao đột ngột, PSV-701 được bố trí
ở đỉnh cột và làm việc ở 400Kpa.

+ Dòng lỏng NA2 được tách ra ở ngang cột ở đĩa số 9 với nhiệt độ 133.7 oC (dòng sản
phẩm trích ngang) bằng bơm P-11/12, sau đó chạy qua E-05 A/B để làm lạnh xuống 110 oC
và tách làm 2 dòng:
• Dòng quay trở về cột chưng cất có nhiệt độ 103.2 oC tại đĩa số 6, tạo thành dòng
hồi lưu tuần hoàn cho quá trình chưng cất, tăng cường khả năng tách giữa NA1
với NA2 và sản phẩm bottom. Dòng này được điều khiển bởi bộ điều khiển lưu
lượng FIC-701, giá trị gán của FIC-701 được điều chỉnh bằng bộ điều khiển
TIC-701 (điều khiển nhiệt độ đĩa số 6) qua van FCV-701.
• Dòng ra bồn sản phẩm sau khi qua trao đổi nhiệt E-03, E-18 để làm lạnh xuống
nhiệt độ cho yêu cầu tồn trữ (≤45oC). Lưu lượng dòng này được điều chỉnh bởi
bộ điều khiển lưu lượng FRC-183.
 Pha lỏng (bao gồm lỏng của dòng nhập liệu và lỏng từ phần cất xuống) sẽ đi xuống
đáy cột (phần chưng từ đĩa 15 đến 25). Quá trình xảy ra tương tự ở phần cất, dòng
lỏng xuống đáy cột chứa các cấu tử nặng (từ phân đoạn kerosen trở xuống) được
tách ra khỏi đáy cột và gọi là sản phẩm bottoms.Dòng sản phẩm bottom (dòng
bottom) được bơm P-08/09 bơm ra khỏi cột ở nhiệt độ 253.9oC và tách là 2 dòng:
+ Dòng qua lò gia nhiệt E-10 được gia nhiệt lên nhiệt độ 277.5 oC trên dòng ra khỏi lò
và quay về cột chưng cất. Đây là dòng cung cấp nhiệt lượng cho quá trình chưng cất xảy ra

trong cột C-07. Bộ điều khiển FIC-100 (flow indicating controller) được sử dụng để điều
khiển lưu lượng dòng bottom vào lò thông qua van FCV-100.
+ Dòng ra bồn sản phẩm qua các trao đổi nhiệt E-06 A/B, E-04, E-19 nhằm làm nguội
dòng sản phẩm này xuống nhiệt độ cho phép(≤55 oC) trước khi ra bồn chứa. Lưu lượng
dòng này được được điều khiển bởi bộ điều khiển mực đáy cột C-07 LIC-702 (level
indicating controller) với van LCV-702 tương ứng và được ghi bằng FR-193 (flow
recorder).
c.


Các thiết bị đi kèm trong cột C-07:

Tại phần chưng:

Nhà máy lọc dầu Cát Lái

13


Báo cáo thực tập QTTB

GVHD : Nguyễn Sĩ Xuân Ân

Đường ống nhập liệu đưa vào cột C-07 dòng hỗn hợp lỏng-hơi được gắn hai đối trọng
ở phần tiếp xúc với thân cột để khử rung động của ống này. Khi vào cột, dòng nhập liệu đi qua
ống phân bố đều dòng này trên đĩa nhập liệu (đĩa số 14).
Tại đây có gắn các thiết bị:
− 02 ống thuỷ LG-703/704 để theo dõi mực lỏng tại vùng đáy cột.
− 01 thiết bị tự động LIC-702 để điều chỉnh mực lỏng.
− 01 thiết bị an toàn mực cao LAH-703 để ngăn cản độ sặc của vùng chưng.

− 01 thiết bị an toàn mực thấp LAL-704.
− 01 thiết bị an toàn mực rất thấp LALL-704 để bảo vệ bơm P-08/09.
− 01 áp kế PG-702.
− 01 nhiệt kế TG-702.
Vùng đáy cột có dòng tuần hoàn qua E-10 vào tháp là dòng cấp nhiệt cho hệ thống
hoạt động.

Tại vùng lấy sản phẩm trích ngang NA2 (đĩa số 9) có gắn các thiết bị:
− 01 ống thuỷ LG-702 để theo dõi mực lỏng.
− 01 thiết bị an toàn mực thấp LAL-702 để bảo vệ bơm P-11/12.

Tại vùng hồi lưu NA2 (đĩa số 6) có gắn các bộ điều khiển TIC-701 và FIC-701để
kiểm soát lưu lượng dòng này.

Tại vùng hồi lưu NA1 (đĩa số 1) có gắn các bộ điều khiển FIC-150 để kiểm soát lưu
lượng dòng này.

Vùng đỉnh cột:
Vùng tinh luyện bao gồm 13 đĩa có gắn các thiết bị:
− 01 van PSV-701 để bảo vệ cột khi áp suất tăng quá cao.
− 01 áp kế.
− Tuyến ống đưa hoá chất chống ăn mòn.
Để tránh thất thoát nhiệt ra môi trường bên ngoài, cột được bảo ôn toàn bộ. Đồng thời
hơi thoát ra từ đỉnh tháp có tính ăn mòn cao, để hạn chế hiện tượng ăn mòn, phần tinh luyện cột
chưng luyện được làm bằng hợp kim chống ăn mòn.

2.2.2

Lò gia nhiệt E-10:


Gia nhiệt cho dòng bottoms nhằm cung cấp nhiệt lượng cần thiết cho quá trình chưng
luyện.
Lò gia nhiệt E-10 giữ nhiệm vụ cung cấp nhiệt lượng cần thiết cho quá trình chưng luyện
ở hệ condensate, thông qua quá trình gia nhiệt cho dòng bottom của cột chưng luyện C-07. Quá
trình gia nhiệt diễn ra bao gồm hai trình trao đổi đối lưu nhiệt và trao đổi bức xạ nhiệt giữa dòng
bottom của cột C-07 và nhiệt lượng sinh ra do quá trình đốt cháy nhiên liệu trong lòng lò. Dòng

Nhà máy lọc dầu Cát Lái

14


Báo cáo thực tập QTTB

GVHD : Nguyễn Sĩ Xuân Ân

bottom này trực tiếp tham gia vào quá trình chưng luyện của cột C-07 và còn được gọi là dòng
của quá trình (process flow).
Hệ thống lò gia nhiệt bao gồm:
− Một lò trụ đứng có hai pass (2 vòng nhưng mỗi vòng chỉ có 1 pass).
− Hệ thống vòi đốt và các thiết bị phụ kiện đi kèm.
− Hệ thống các thiết bị báo động an toàn và điều khiển tự động.
− Tủ điện điều khiển.
− Hệ thống các bơm nhập liệu và bơm dòng của quá trình.
− Hệ thống các đường ống dẫn, van, bồn chứa nhiên liệu…sử dụng nhiên
liệu đốt chính là dầu DO và nhiên liệu gas đốt mồi.
Sự hoạt động của lò phụ thuộc vào quá trình vận hành và chế độ nhiệt của hệ
chưng luyện condensate. Mọi sự thay đổi các thông số hoạt động của lò phải tuân thủ nghiêm
ngặt các quy định về an toàn vận hành, nhằm đảm bảo ổn định nhiệt độ dòng qúa trình khi ra
khỏi lò và cung cấp đầy đủ nhiệt lượng cần thiết cho quá trình chưng luyện của hệ condensate.


2.3

THIẾT BỊ PHỤ TRỢ:

2.3.1

Bình tách V-14:

a. Bình tách V-14A:
Bình V-14 có thể tích 6 m3, dùng để tách phần khí không ngưng và chứa NA1 ngưng
tụ, ổn định mực chất lỏng cho bơm P15/16A/B hoạt động . Tại đây có gắn các thiết bị:
− 01 ống thuỷ LG-140 để theo dõi mực bình.
− 01 bộ thiết bị tự động điều khiển áp suất bình PIC-140, thông qua việc đóng mở
các van PVC-140A/B.
− 01 bộ thiết bị tự động LIC-140 để điều chỉnh mực lỏng.
− 01 bộ thiết bị an toàn mực cao LSH-140.
− 01 bộ thiết bị an toàn mực thấp LSL-140, báo động khi mực bình thấp(300mm) và
tự động ngừng bơm P15/16 để bảo vệ bơm.
Lưu ý:
− Hai bộ phận thiết bị tự động điều khiển TIC-140, PIC-140 có chung 2 van tác
động là PVC 140-A/B.
− Một van ngã ba HS-140 cho phép chuyển từ chế độ hoạt động điều khiển áp suất
sang chế độ điều khiển nhiệt độ và ngược lại.
− Một bộ thiết bị tự động điều khiển mực LIC-140 sẽ giữ mực bình ổn định cho
bơm P-15/16 hoạt động đảm bảo dòng hồi lưu cũng như sản phẩm naphta 1.

Nhà máy lọc dầu Cát Lái

15



Báo cáo thực tập QTTB

GVHD : Nguyễn Sĩ Xuân Ân

− Một bộ báo động mực cao LSH-140 sẽ báo động khi mực bình cao (972 mm tính
từ đáy bình).
− Một bộ báo động an toàn mực thấp LSL-140, báo động khi mực bình thấp
(300mm) và tự động ngừng bơm P15/16 để bảo vệ bơm.
b. Bình tách V-14B:
Có thể tích 4 m3 dùng để tách nước lẫn trong sản phẩm NA1 đồng thời tăng cường sức
chứa cho bình V-14 khi có sự cố.Các thiết bị đi kèm:
− 01 bộ thiết bị tự động LIC-140B để điều khiển mực nước trong bình.
− 01 ống thuỷ theo dõi mực LG-140B.
− 01 thiết bị báo động mực nước cao LSH-140B.

2.3.2

Các thiết bị trao đổi nhiệt:

Hầu hết các thiết bị trao đổi nhiệt đều sử dụng ở dạng ống chùm, có thể tháo lắp, đối
lưu ngược chiều giữa 2 dòng lưu chất nóng và lạnh.Cụ thể như sau:
a. E-03, E-05A/B
Dùng để thu hồi một phần nhiệt lượng dư thừa của dòng sản phẩm Naptha 2. Dòng
nóng là Naptha 2 (đi ngoài ống), dòng lạnh là dòng nhập liệu (đi trong ống)
b. E-04,E-06A/B
Dùng để thu hồi một phần lượng nhiệt dư thừa của dòng sản phẩm bottoms, dòng lạnh
là dòng nhập liệu.Với E-04 dòng nhập liệu đi trong ống , còn E-06 A/B dòng nhập liệu đi
ngoài ống.Dòng bottom đi ra khỏi cột C.07 có nhiệt độ rất cao, là tác nhân nóng trong trao

đổi nhiệt E-06A/B, dòng này đi bên trong ống nhằm tăng thời gian lưu của bottom trong
thiết bị để hiệu suất truyền nhiệt là tốt nhất, tránh thất thoát nhiệt ra môi trường.
Ghi Chú:
Đối với các trao đổi nhiệt E-03, E-04, E-05A/B, E-06A/B, trên tuyến ống của dòng
nóng có bố trí một hệ thống van ( 2 van cô lập , 1 van bypass) cho phép dòng nóng có thể
đi tắt qua trao đổi nhiệt. Khi hoạt động bình thường hai van cô lập mở và van tắt ( bypass)
đóng.
c. E-17,E-18,E-31
Dùng để làm lạnh sản phẩm trước khi vào bồn chứa. Dòng nóng là dòng sản phẩm, dòng
lạnh là nước.
− E-17 : làm lạnh Naptha 1 trước khi ra bồn
− E-18: dùng để làm lạnh Naptha 2 trước khi ra bồn . Tuyến nước có bố trí 2 van cô
lập cho phép điều chỉnh lượng nước ra vào E-18.
− E-31 : dùng để làm lạnh Naptha 1 trước khi qua trao đổi nhiệt E-17 với dòng lạnh
là không khí cưỡng bức ( dùng quạt hướng trục )
Bảng tóm tắt các thông số cơ bản của các trao đổi nhiệt sử dụng tại cụm chưng luyện
condensate :

Nhà máy lọc dầu Cát Lái

16


Báo cáo thực tập QTTB
Trao đổi
Công dụng
nhiệt

E-13A/B


E-03

E-04

E-05A/B

E-06A/B

E-17A/B

E-18

E-19

E-31

Ngưng tụ và
làm lạnh dòng
NA1 từ đỉnh
cột C-07.
Làm
nguội
dòng NA2 và
gia nhiệt cho
dòng nhập liệu.
Làm
nguội
dòng bottoms
và gia nhiệt cho
dòng nhập liệu.

Tận dụng nhiệt
của dòng NA2
để gia nhiệt cho
dòng nhập liệu.
Làm
nguội
dòng bottoms
và gia nhiệt cho
dòng nhập liệu.
Làm
nguội
dòng sản phẩm
NA1 trước khi
vào bể chứa.
Làm
nguội
dòng sản phẩm
NA2 trước khi
vào bể chứa.
Làm
nguội
dòng
botoms
trước khi vào
bể chứa.
Làm
nguội
dòng sản phẩm
NA1.


Nhà máy lọc dầu Cát Lái

GVHD : Nguyễn Sĩ Xuân Ân

Đặc tính kĩ thuật
Q=2,44MW, S=122,3
m2, đặt nằm, ống chùm
tháo được, đối lưu
ngược chiều.
Q=0,57MW, S=26m2,
đặt nằm, ống chùm
tháo được, đối lưu
ngược chiều.
Q=0.69MW,S=79m2,
đặt nằm , ống chùm
tháo được, đối lưu
ngược chiều.
Q=2,02MW,S=230m2,
đặt nằm , ống chùm
tháo được, đối lưu
ngược chiều.
Q=1,31MW,S=101m2,
đặt nằm , ống chùm
tháo được, đối lưu
ngược chiều.

Phân bố Phân bố Số pass
Số pass
dòng
dòng

phía
phía vỏ
trong ống ngoài ống ống
Nước

Hơi NA1

2

1

Nhập liệu

NA2

4

1

Nhập liệu

Bottoms

6

1

Nhập liệu

NA2


6

1

Bottoms

Nhập liệu

10

1

NA1

4

1

NA2

2

1

Bottoms

2

1


Không khí 2

1

Q=49,7kW, đặt nằm ,
ống chùm tháo được, Nước
đối lưu ngược chiều.
Q=343,6kW, đặt nằm ,
ống chùm chữ U tháo
Nước
được, đối lưu ngược
chiều.
Q=248,9kW, đặt nằm,
ống chùm chữ U tháo
Nước
được, đối lưu ngược
chiều.
Q=448,3kW, đặt nằm ,
ống chùm tháo được, NA1
quạt cưỡng bức.

17


Báo cáo thực tập QTTB

2.3.3

GVHD : Nguyễn Sĩ Xuân Ân


Trạm đưa vào hoá chất chống ăn mòn:

Hơi xăng thô ở đỉnh cột C-07 có tính ăn mòn rất cao do sự có mặt của các acid HCl, H 2S
và các acid hữu cơ. HCl được hình thành thông qua quá trình thủy phân các muối CaCl 2, MgCl2
(hiện diện trong dầu thô condensate) tại nhiệt độ cao, H 2S là sản phẩm của quá trình cracking các
chất hữu cơ có chứa lưu huỳnh có trong dầu thô condensate. Trong các tác nhân ăn mòn ở trên,
HCl là mạnh nhất, H2S và các acid hữu cơ do là những acid yếu nên chúng chỉ ăn mòn nhiều khi có hàm
lượng cao ( vài trăm ppm ).
Để bảo vệ vùng đỉnh cột và các thiết bị theo sau, hợp chất tạo màng Philmplus5K1 được
bơm vào đoạn ống dẫn dòng sản phẩm đỉnh ngay trên đỉnh cột bằng bơm định lượng ( bơm
màng) P-27/28 có lưu lượng khoảng 9.6 kg/ ngày. Khi vào hệ Philmplus5K1 sẽ tạo thành một
lớp màng che phủ bề mặt kim loại ngăn cản việc tiếp xúc trực tiếp với bề mặt kim loại của NA1
cũng như các tác nhân ăn mòn.
Để đánh giá quá trình ăn mòn cũng như theo dõi tỉ lệ ăn mòn, một lá đồng được lắp đặt
trên tuyến NA1 vào bình V-14A (định kỳ lá đồng được tháo đem cân định lượng). Ngoài ra thiết
bị đo độ ăn mòn dựa trên nguyên tắc đo sự thay đổi độ dẫn điện của một mẫu kim loại bị ăn mòn
qua thời gian. Kết quả đo độ ăn mòn là cơ sở cho việc điều chỉnh lưu lượng Philmplus 5K1 đưa
vào hệ.

2.3.4

Các loại bơm

Đa số các bơm sử dụng cho cụm condensate là bơm ly tâm , ngoài ra còn có các bơm định
lượng dạng màng để bơm hóa chất.
Theo nhiệt độ của dòng lưu chất qua bơm, bơm ly tâm tại cụm condensate chia làm 2 loại:
− Bơm nóng ( P-08/09, P-11/12 ): loại này có bố trí một hệ thống kín để làm mát
buồng bơm và các phụ kiện bằng nước. Dòng nước làm mát được cho qua bơm liên tục khi
bơm đang hoạt động, nước sau khi qua bơm được đưa về tháp làm mát để giải nhiệt và tái

sử dụng lại.
− Bơm nguội ( P-01/02, P-15/16): không có hệ thống nước làm mát.
Mỗi dòng lưu chất cần vận chuyển trong cụm chưng luyện condensate luôn được bố trí 2
bơm giống hệt nhau về các thông số bơm. Khi cụm chưng luyện hoạt động chỉ chạy 1 bơm, cái
còn lại dùng để dự phòng. Thời gian chuyển bơm là 1000 giờ hoạt động ( tương đương 1 tháng ),
việc chuyển bơm do công nhân vận hành thực hiện ( không có trang bị hệ thống tự khởi động
bơm dự phòng).
Mỗi bơm ly tâm được trang bị :
− 1 van ở đường vào
− 1 van ở đường ra
− 1 van 1 chiều ở đường ra
− 1 cái lọc ở đường vào
Nhà máy lọc dầu Cát Lái

18


Báo cáo thực tập QTTB

GVHD : Nguyễn Sĩ Xuân Ân

− 1 áp kế ở đường ra
Các bơm ly tâm sử dụng tại cụm condensate đều có một tuyến ống mềm để lấy chất lỏng
từ đầu đẩy về nhằm mục đích bôi trơn và làm mát các bộ phận di chuyển của bộ bạc bơm.
Các bơm nóng như P-08/09, P-11/12 được trang bị một van ½’ ( cho từng bơm) chạy tắt
nối đường ra của bơm đang vận hành đến bơm dự phòng. Van này cho phép một lưu lượng nhỏ
chất lỏng chảy qua bơm dự phòng, vì thế duy trì tại đây một nhiệt độ. Điều này giúp tránh khỏi
sự thay đổi nhiệt độ quá lớn trong trường hợp muốn khởi động nhanh bơm dự phòng. Khi một
bơm đang vận hành thì van ½’ của nó đóng và van ½’ của bơm dự phòng phải luôn mở.
Các bơm có nhiệt độ cao như P-08/09, P-11/12, P-15/16/16B đều được trang bị một hệ

tưới hơi nước. Mục đích của hơi nước là nhằm giảm khả năng tự bốc cháy của các sản phẩm
trong trường hợp rò rỉ của bộ bạc bằng cách làm loãng dòng sản phẩm rò và làm mát bộ bạc. Áp
suất hơi nước xịt vào bộ bạc dao động khoảng 20-25 kPa tùy bơm.
Trên tuyến hơi nước của từng bơm đều được trang bị 1 thiết bị tách nước ngưng tụ, bẫy
hơi nước
Khi hoạt động hệ tưới hơi nước của các bơm trên luôn mở ngoại trừ P-15/16 ( do nhiệt độ
bơm không cao nên chỉ mở van hơi nước khi có sự rò rỉ sản phẩm tại bộ bạc).
Mỗi bơm đều được trang bị một Ampere kế đặt tại tủ MCC-2 để theo dõi chế độ dòng
điện qua motor trong quá trình bơm hoạt động nhằm tránh hiện tượng quá tải của bơm và còn để
thử các chức năng của bơm.
Bảng tóm tắt các thông số cơ bản của các bơm ly tâm sử dụng tại cụm C-07:

Tên gọi

Lưu chất

Lưu lượng thiết Chiều cao cột Công
suất
3
kế Q (m /h)
áp H (m)
motor (kW)

P-01/02

Condensate

60,1

200,7


75

P-08/09

Bottoms

147

85,7

45

P-11/12

NA2

117

55

22

P-15/16/16B

NA1

29,2

52,3


75

2.3.5
Các thiết bị tự động điều khiển:

FRC-301: Dùng để kiểm soát dòng nhập liệu

FRC-183: Dùng để kiểm soát và ghi lưu lượng dòng sản phẩm NA2.

FR-170 : Dùng để ghi dòng sản phẩm NA1.

FR-193: dùng để ghi dòng sản phẩm bottom.

FIC-100: dùng để kiểm soát dòng sản phẩm bottom qua ống lò.

FIC-150: dùng để kiểm soát dòng hồi lưu NA1.

FIC-701: dùng kiểm soát dòng hồi lưu NA2.
Nhà máy lọc dầu Cát Lái

19


Báo cáo thực tập QTTB

GVHD : Nguyễn Sĩ Xuân Ân


TIC-701: dùng kiểm soát dòng hồi lưu NA2.


PIC-701: dùng để kiểm soát áp suất dòng nhập liệu tại các trao đổi nhiệt.

FIC-140A/B: dùng để kiểm soát áp suất nhằm ổn định trạng thái cân bằng lỏng hơi
tại bình V-14.

TIC-140: Dùng để điều chỉnh nhiệt độ tại bình V-14.

LIC-140: dùng để ổn định mực bình V-14.

LIC-140B: dùng để ổn định mực bình V-14B.

LIC-702: Dùng để ổn định mực đáy cột C-07.

2.3.6
Các thiết bị báo động sự cố.

LAH-703: báo động mực cao cột C-07 và làm tắt bơm nhập liệu P-01/02.

LAL-704: báo động mực thấp cột C-07.

LALL-704: Báo động mực rất thấp cột C-07 và làm tắt bơm P-08/09 gây mất dòng
qua lò, tắt lò.

LAH-140: báo động mực cao bình V14.

LAL-140: báo động mực thấp bình V-14 và làm tắt bơm P-15/16.

LALL-701: báo động mức thấp tại đĩa số 9 và làm tắt bơm P-11/12.


PAL-070: báo động khi có cháy xảy ra tại khu vực cột C-07.

PAL-140: báo động khi có cháy xảy ra tại khu vực bình V-14.

Nhà máy lọc dầu Cát Lái

20


×