Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

đề tài nghiên cứu khoa học xoa bóp bấm huyệt chữa đau vai gáy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.8 KB, 30 trang )

1

CÁC TỪ VIẾT TẮT:
MRI (Magnetic resonance imaging)…………………………….Cộng hưởng từ
YHCT…………………………………………………………….. y học cổ truyền
TVĐĐCSC………………………………………….thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
THCSC……………………………………………………… thoái hóa cột sống cổ
TCN…………………………………………………………….trước công nguyên


2

CHƯƠNG I.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đau vai gáy hay gặp trên lâm sàng ,từ nông thôn đến thành thi,từ người già
đến trẻ nhỏ. Như vậy đau vai gáy không loại trừ 1 ai. Mặc dù bệnh không gây nguy
hiểm đến tính mạng con người nhưng nó gây khó chịu cho người bệnh. Trong đời
sống hiện đại, cuộc sống tiếp xúc nhiều với máy vi tình,bàn làm viêc khiến con
người ta thường xuyên đau mỏi cổ,vai. Ơ Mỹ,tỷ suất mắc bệnh là 1/4000
người/năm và có đến gần 20% dân số ở tuổi trưởng thành mắc bệnh TVĐĐ CSC.
Khoảng từ 50 % đến 85 % những người đã bị đau vai gáy sẽ bị làm phiền bởi nó
một lần nữa trong vòng năm năm tới . Thoái hóa cột sống cổ đứng hàng thứ 2 và
chiếm 14% trong các bệnh thoái hóa khớp.
Đau vai gáy là vấn đề rất hay gặp ở các nước phát triến, theo Roni Evans và
cộng sự :Đau vai gáy ảnh hưởng đến một số lượng lớn cá thế và có một tác động
quan trọng về mặt kinh tế xã hội. Đây cũng là nguyên nhân gây mất việc làm hay
gặp tại các nước châu Âu. Tại Anh, mỗi năm có khoảng 91/1000 người nghỉ việc
do đau vai gáy, ước tính tốn kém khoảng hơn năm triệu ngày làm mỗi năm.
Ở Việt Nam, theo thống kê của Hội chấn thương chỉnh hình Việt Nam thì số
người có chỉ định phẫu thuật cột sống chỉ chiếm 5% số bệnh nhân đau cột sống,
95% bệnh nhân đau cột sống đều được điều trị nội khoa bằng thuốc tây y, phục hồi


chức năng và YHCT.Bệnh viện Bạch Mai thoái hóa cột sống cổ chiêm 4,66% bệnh
nhân điều trị nội trú
Đau vai gáy có nhiều phương pháp điều trị,đặc biệt là hiệu quả mang lại của
thủ thuật xoa bóp bấm huyệt nói.Xoa bóp bấm huyệt là 1 tác động vật lý lên cơ thể.


3

Đây là một phương pháp chữa bệnh đơn giản, phổ cập, đã được hình thành từ
lâu trong lịch sử y học. Người xưa đã biết dùng những động tác có tính tự phát như:
xoa, bóp, ấn, nắn, tác động vào chỗ đau trên cơ thể.
Hiện nay, tại bệnh viện Bãi Cháy chưa có đề tài đề cập đến việc đánh giá
hiệu quả của xoa bóp bấm huyệt trong điều trị đau vai gáy cấp.Vì vậy, chúng tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài “ Đánh giá hiệu quả phương pháp xoa bóp bấm huyệt
điều trị bệnh đau vai gáy cấp tại khoa y học cổ truyền bệnh viện Bãi Cháy”
Mục tiêu nghiên cứu:
1. Đánh giá hiệu quả của xoa bóp bấm huyệt đối với bệnh nhân đau vai gáy
thông qua 1 số triệu chứng lâm sàng
2. Nhận xét yếu tố liên quan đến bệnh đau vai gáy cấp.
CHƯƠNG II.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.Định nghĩa về xoa bóp bấm huyệt:
Xoa bóp dân tộc là một phương pháp phòng bệnh và chữa bệnh với sự chỉ
đạo của lý luận y học cổ truyền. Đặc điểm của nó là dùng bàn tay, ngón tay là chính
để tác động lên huyệt da thịt gân khớp của người bệnh, nhằm đặt tới mục đích
phòng bệnh và chữa bệnh
2.Sơ lược lịch sử xoa bóp bấm huyệt:
Xoa bóp có từ lâu đời và ngày càng được phát triển. Từ thời xa xưa con
người đã biết dùng đôi bàn tay khéo léo để xoa bóp, vuốt ve nhằm làm dịu những
đau đớn trên cơ thể. Trên các di chỉ khảo cổ, trên những chữ viết vào lau sậy, trên

các hình vẽ của kim tự tháp, đền chùa, trong các sách vở viết cách đây mấy ngàn
năm đều nhận thấy cách xoa bóp trong nền y học dân gian ở nước nào cũng có. Có
thể nói xoa bóp là một cách chữa bệnh được ra đời sớm nhất. Nó được xây dựng và


4

phát triển trên cơ sở những kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình đấu tranh với
bệnh tật và bảo vệ sức khỏe của con người.
Ở nước ta từ thời Hồng Bàng dựng nước (cách đây 2900 năm trước CN)
nhân dân ta đã biết dùng lá ngải cứu, lá cúc tần xoa bóp chờm nóng, lá trầu không
hơ nóng sát vào vùng cạnh thắt lưng, dùng hoa chổi xể ngâm rượu để xoa bóp . . .
Từ đó tới nay xoa bóp ngày càng phát triển, trong chế độ phong kiến đã hình thành
ba nhóm người làm xoa bóp. Một số người mù làm tầm quất ngoài đường với các
thư pháp nhẹ nhàng như: bóp, chặt, đấm, bẻ các khớp đổ gây cảm giác khoan khoái
dễ chịu, giảm mệt nhọc, đau lưng, mỏi gối, giảm đau mỏi các bắp thịt sau nhưng
giờ lao động mệt nhọc. Một số người được trưng dụng xoa bóp cho bọn vua quan
phong kiến qua các triều đại vua chúa. Một số lương y chữa bệnh bằng xoa bóp tại
nhà với những môn phái khác nhau.
Trong sách vở của các nhà danh y nổi tiếng đã nghi lại dùng xoa bóp để
phòng bệnh và chữa bệnh. Tuệ Tĩnh ở thế kỷ XIV đã đề cập đến xoa bóp trong
cuốn "Hồng nghĩa giác tư y thư". Hoang Đơn Hòa ở thế kỷ XVI đã đề cập đến
huyệt xoa bóp trong cuốn "Hoạt nhân toát yếu”, Hải Thượng Lãn Ông đã đề cập tới
xoa bóp trong cuốn "Vệ sinh yếu quyết".
3. Tác dụng xoa bóp bấm huyệt:
3.1.

Y học cổ truyền:
* Theo YHCT: sự mất thăng bằng về âm dương dẫn tới sự phát sinh ra bệnh


tật và cơ chế tác dụng của xoa bóp bấm huyệt cơ bản là điều hòa về âm dương.
Bệnh tật phát sinh ra làm rối loạn hoạt động bình thường của hệ kinh lạc, do vậy
tác dụng cơ bản của xoa bóp châm cứu là điều chỉnh cơ năng hoạt động của hệ
kinh lạc. Trong kinh lạc có kinh khí vận hành để điều hòa khí huyết, làm cơ thể
luôn luôn khỏe mạnh, chống được các tác nhân gây bệnh. Hệ kinh lạc cũng là nơi
biểu hiện các trạng thái bệnh lý của cơ thể, đồng thời cũng là nơi tiếp nhận các hình


5

thức kích thích ( dùng châm, cứu, xoa bóp, bấm huyệt, giác...) thông qua các huyệt
để chữa bệnh. Bệnh tật sinh ra do nguyên nhân bên ngoài ( ngoại nhân- tà khí )
hoặc nguyên nhân bên trong đường kinh, nếu đó là khí thực thì phải loại bỏ tà khí
ra ngoài ( dùng phương pháp tả ), nếu do chính khí hư thì phải bồi bổ kinh khí đầy
đủ ( dùng phương pháp bổ ).
3.2


Theo y học hiện đại
Tác dụng đối với da.
Da có tầm quan trọng rất lớn đối với cơ thể. Nó bao bọc cơ thể con người và

nó có diện tích vào khoảng 15.000 cm2. Trong cơ thể, da thải hơi nước gấp đôi
phổi, nó cũng là cơ quan thẩm thấu và hô hấp, da còn tham gia vào quá trình
chuyển hóa nước, muối, aubumin và vitamin. Da là cơ quan nhận cảm tức là nhận
những kích thích nóng lạnh (trong đó có xoa bóp), truyền kích thích vào hệ thống
thần kinh trung ương và tiếp nhận những phản ứng trả lời của cơ thể đối với kích
thích đó. Vì vậy khi xoa bóp có tác dụng trực tiếp đến da và thông qua da ảnh
hưởng đến toàn thân.
a) Ảnh hưởng cục bộ: khi xoa bóp lớp sừng của biểu bì được bong ra làm cho hô

hấp của da được tốt hơn mặt khác tăng cường chức năng của tuyến mỡ, tuyến mồ
hôi nên sự đào thải các chất cặn bã qua các tuyến mồ hôi được tốt hơn. Xoa bóp
làm cho mạch máu giãn tăng cường tuần hoàn động mạch và tĩnh mạch có lợi cho
việc dinh dưỡng ở da, làm cho da co giãn tốt, da bóng đẹp và mịn, có tác dụng tốt
đối với chức năng bảo vệ cơ thể của da, mặt khác xoa bóp có thể làm cho nhiệt độ
của da tăng lên do mạch tại chỗ và toàn thân giãn.
b) Ảnh hưởng đến toàn thân: khi xoa bóp các chất nội tiết của tế bào được tiết ra
thấm vào máu và có thể tăng cường hoạt động của mạch máu và thần kinh ở da.
Mặt khác thông qua phản xạ thần kinh, xoa bóp có tác động đến toàn cơ thể.


6

Như vậy xoa bóp đã có tác đụng đối với toàn thân: tăng cường hoạt động của thần
kinh; nâng cao quá trình dinh dưỡng và năng lực hoạt động của cơ thể.


Tác dụng đối với hệ thần kinh.
Xuất phát từ học thuyết về thần kinh của Pavlop trong cơ thể, tác dụng của

xoa bóp đối với cơ thể thì vai trò của hệ thần kinh là chủ đạo. Tất cả các chức năng
của cơ thể người ta đều do hệ thần kinh điều khiển. Cơ thể thông qua hệ thần kinh
có những phản ứng đáp lại tích cực đối với những kích thích của xoa bóp.
a) Xoa bóp có ảnh hưởng rất lớn đối với hệ thần kinh thực vật: nhất là đối với hệ
giao cảm, qua đó gây nên những thay đổi trong một số nội tạng và mạch máu.
Ví dụ:
Xoa bóp gáy, lưng, vai, ngực có thể gây lên những thay đổi ở các cơ quan do thần
kinh thực vật ở cổ chi phối và các cơ quan do trung khu thực vật cao cấp ở chất
xám não thất III chi phối. Do đó xoa bóp vùng đó điều trị các bệnh về mũi họng,
cao huyết áp, trạng thái thần kinh như mất ngủ, rối loạn dinh dưỡng ở tay, đau nửa

đầu do vận mạch.
Xoa bóp vùng thắt lưng cùng, gồm da ở vùng trên thắt lưng, mông đến nếp mông
nửa dưới bụng và 1/3 trên của đùi. Xoa bóp tác động đến vùng gây phản xạ thần
kinh thực vật thắt lưng - cùng điều khiển một cơ quan chậu lớn nhỏ, chi dưới, sinh
dục, nó có tác dụng dinh dưỡng khi có bệnh về hệ mạch chấn thương ở chân, giảm
co thắt mạch, hàn gắn vết thương, dinh dưỡng các vết loét.
Phát C7 có thể gây phản xạ cơ tim (co lại)
Xoa bóp vùng thượng vị cũng ảnh hưởng đến chức năng của dạ dày - Tá tràng,
bàng quang và nhanh dương.


7

b) Xoa bóp có thể gây lên thay đổi điện não: kích thích nhẹ nhàng gây hưng phấn,
kích thích mạnh thường gây ức chế.


Tác dụng đối với cơ, gân, khớp:

a) Đối với cơ: xoa bóp có tác dụng làm tăng tính đàn hồi của cơ, tăng năng lực làm
việc, sức bền của cơ và phục hồi sức khỏe cho cơ nhanh hơn khi không xoa bóp,
khi cơ làm việc quá căng gây lên phù nề co cứng và đau, xoa bóp có thể giải quyết
các chứng này. Ngoài ra nó có tác dụng tăng dinh dưỡng cho cơ vì vậy xoa bóp
chữa teo cơ rất tốt.
b) Đối với gân khớp:xoa bóp có khả năng tính co giãn, tính hoạt động của gân, dây
chằng, thúc đẩy việc tiết dịch trong cơ khớp và tuần hoàn quanh khớp. Nó có thể
dùng để chữa bệnh khớp.


Tác dụng đối với hệ tuần hoàn.


Đối với huyết động: Một mặt xoa bóp làm giãn mạch, trở lực trong lòng mạch giảm
đi, mặt khác xoa bóp trực tiếp đẩy máu về tim, do đó xoa bóp vừa giảm gánh nặng
cho tim vừa giúp máu trở về tim tốt hơn.
Đối với người huyết áp cao ít luyện tập xoa bóp có thể làm hạ áp.
Xoa bóp trực tiếp ép vào lâm ba cầu, nên giúp cho tuần hoàn lâm ba nhanh và tốt
hơn, đo đó có thể có tác dụng tiêu sưng.
Trong khi xoa bóp số lượng hồng cầu, tiểu cầu hơi tăng, số lượng bạch cầu, huyết
sắc tố cũng có thể tăng. Sự thay đổi nhất thời này có tác dụng tăng cường sự phòng
vệ của cơ thể.


Tác dụng đến hệ bạch huyết:

Trong cơ thể con người, ngoài hệ thống mạch máu ra còn có một hệ thống nữa là
hệ bạch huyết. Hệ bạch huyết gồm có một hệ thống mao mạch bạch huyết, mạch và


8

bạch huyết trong đó bạch huyết chuyển động. Mạch bạch huyết tựa như một hệ
thống lọc loại bỏ chất thừa của chất dịch mô hoặc dịch vệ trong các cơ quan.
Xoa bóp giúp cho việc vận chuyển bạch huyết được tăng cường. Dòng máu va
dòng bạch huyết tăng trước tiên tạo điều kiện giảm hiện tượng ngừng trệ và sự tiết
dịch ở vùng khớp, ổ bụng và có tác dụng tiêu nề.


Tác dụng đối với các chức năng.

a) Đối với hô hấp: khi xoa bóp thở sâu: có thể do trực tiếp kích thích vào thành

ngực và phản xạ thần kinh gây nên, do đó có tác giả dùng xoa bóp để chữa các
bệnh phế khí thũng, hen phế quản, xơ cứng phổi... để nâng cao chức năng thở và
ngăn chặn sự suy sụp của chức năng thở.
b) Đối với tiêu hóa: có tác dụng tăng cường nhu động của dạ dày, của ruột và cải
thiện chức năng tiêu hóa khi chức năng tiết dịch tiêu hóa kém, dùng kích thích
mạnh để tăng tiết dịch. Khi chức năng tiết dịch tiêu hóa quá mạnh, dùng kích thích
vừa và nhẹ để giảm tiết dịch.
c) Đối với quá trình trao đổi chất: xoa bóp làm tăng lượng nước tiểu bài tiết ra
nhưng không thay đổi độ acid trong máu. Có tác giả nêu lên, xoa bóp 2, 3 ngày sau,
chất nitơ trong nước tiểu tăng lên và kéo dài vài này do tác dụng phân giải Protein
của xoa bóp gây nên. Xoa bóp toàn thân có thể tăng nhu cầu về dưỡng khí 10 –
18%, đồng thời cũng tăng lượng bài tiết thán khí.

4.Giải phẫu vùng cổ gáy:
4.1.Cột sống chúng ta có từ 31 đến 34 đốt sống ,trong đó cột sống cổ có 7 đốt sống.
Cấu tạo nói chung gồm thân đốt sống cứng, chắc; đĩa đệm; dây chằng và bao khớp


9

đàn hồi cho phép cột sống đảm bảo được chức năng giữ cơ thể ở tư thế thẳng, phối
hợp vận động và bảo vệ tuỷ sống.
4.1.1. Đĩa đệm.
Cấu tạo: đĩa đệm được cấu tạo bởi 3 thành phần là nhân nhầy, vòng sợi và mâm
sụn.
Chiều cao của đĩa đệm: ở đoạn sống cổ khoảng 3mm.
4.1.2. Dây chằng.
Dây chằng dọc trước bám ở mặt trước các đốt ống và đĩa đệm.
Dây chằng dọc sau bám vào mặt sau thân đốt (trong ống sống) và đĩa đệm.
Ngoài ra còn các dây chằng vàng, dây chằng liên gai, dây chằng liên ngang.

4.2.Thần kinh.
Các đốt sống, đĩa đệm có liên quan trực tiếp tới tuỷ sống và các rễ thần kinh, đám
rối thần kinh cánh tay .
Chuỗi hạch giao cảm cổ sau: gồm hạch giao cảm cổ trên, cổ giữa và hạch sao
4.3.Mạch máu.
Từ đốt C6 đến C2 có động mạch đốt sống thân nền chạy trong lỗ động mạch
ở giữa mỏm ngang của mỗi đốt và ngay bên cạnh mỏm móc, kèm theo động mạch
có tĩnh mạch và một số nhánh thần kinh giao cảm cổ.
4.4.Cơ vùng cổ gáy.
4.4.1. Vùng cổ trước: được giới hạn bởi xương móng và xương đòn, xương ức.


10

Xếp thành 3 toán cơ: cơ ức đòn chũm và cơ thang; cơ dưới móng; các cơ bên cột
sống.
+ Cơ ức đòn chũm và cơ thang:




Cơ ức đòn chũm: chạy ở mặt bên cổ từ xương chũm tới xương ức và xương
đòn.
Tác dụng: gập đầu ra trước,nghiêng đầu về bên,quay mặt sang bên đối diện.
Cơ thang: đi từ ụ chẩm sau theo mép sau cổ đến tận 1/3 sau xương đòn 2 bên
Tác dụng: xoay vai vào gần cột sống,nâng và khép xương vai giúp cho việc
nâng tay lên.

+ Cơ dưới móng: có 2 lớp.




Lớp nông có cơ ức đòn móng và cơ vai móng.
Lớp sâu có cơ ức giáp và cơ giáp móng.

Tác dụng cơ dưới móng: kéo xương móng xuống dưới tạo điều kiện cho cơ trên
móng có chỗ bám qua đó làm kéo xương hàm xuống dưới và há miệng.
4.4.2.Cơ vùng cổ sau (gáy).



Lớp cơ thứ 1:cơ thang.
Lớp cơ thứ 2:
- Cơ gối đầu và cơ gối cổ.

Tác dụng: nếu cả 2 cơ cùng co thì đầu ngửa lên nếu 1 cơ co thì thì quay đầu nghiêng đầu 1 bên.
-

Cơ nâng vai.

Tác dụng: nghiêng cột sống cổ và nâng vai lên.


Lớp cơ thứ 3:
- Cơ bán gai đầu và cơ bán gai cổ.
Tác dụng: ngửa, nghiêng, quay đầu.


11
-


Cơ dài đầu và cơ cột sống cổ.

Tác dụng: giãn đốt sống cổ và nghiêng đốt sống cổ 1 bên.


Lớp thứ 4: có 4 cơ.
- Cơ thẳng đâu sau to.
- Cơ thẳng đầu sau bé.
- Cơ thẳng đầu trên.
- Cơ thẳng đầu dưới.

Tác dụng: ngửa nghiêng và quay đầu.
4.4.3. Cơ bên cột sống cổ và cơ trước sống (sâu).
a) Cơ bên cột sống cổ:




Có 3 cơ bậc thang:
- Cơ bậc thang trước.
- Cơ bậc thang giữa.
- Cơ bậc thang sau.
Cơ liên mỏm ngang.

Tác dụng chung: xoay nhẹ cột sống cổ và nâng xương sườn I, II.
b) Các cơ trước cột sống cổ:





Cơ dài cổ.
Cơ thẳng trước lớn.
Cơ thẳng trước nhỏ

5.Y học cổ truyền:
Vùng cổ gáy có những đường kinh dương đi qua:
-

Thủ dương minh đại trường kinh.
Thủ thái dương tiểu trường kinh.
Thủ thiếu dương tam tiêu.
Túc thái dương bàng quang kinh.
Túc thiếu dương đởm kinh.
Túc dương minh vị kinh.


12
-

Mạch đốc.
Mạch dương kiểu.

6. Cơ chế đau vai gáy:
+)Theo y học hiện đại
Cơ chế đau ở đây là sự kích thích các nhánh thần kinh cảm giác có nhiều ở
mặt sau thân đốt sống và đĩa đệm, trên dây chằng dọc sau của thân đốt sống, những
tổn thương của thân đốt sống và của đĩa đệm khi chèn ép vào vùng này đều gây
đau.
Từ trong ống tủy các rễ thần kinh đi ra ngoài qua các lỗ liên hợp của đốt

sống, khi có các tổn thương chèn ép hoặc kích thích vào các rễ này trên đường đi
cũng gây cảm giác đau và rối loạn cảm giác,vận động.
Co thắt cơ gây kích thích trực tiếp lên thụ thể đau khi co thắt, tuy nhiên cảm
giác đau cũng có thể là hệ quả của sự thiếu huyết dưỡng đồng thời xảy ra trong suốt
quá trình ấy. Trong khi đó, công co thắt còn làm tăng mức độ chuyển hóa tại mô
cơ. Vì thế, sự thiếu máu nuôi lại càng là điều kiện thúc đẩy cơn đau thêm nặng nề,
thông qua giải phóng các chất dẫn truyền tại thụ thể nhận cảm hóa học.
+)Theo y học cổ truyền:
Theo y học cổ truyền, cuốn Nội kinh có viết:
“Thông tắc bất thống, thống tắc bất thông.”
“Khí huyết vận hành bình thường trong kinh lạc thì không đau.”
“Khí huyết tắc nghẽn, ứ trệ thì gây đau.”


13

- Ngoại nhân: do tà khí bên ngoài phong hàn thấp xâm nhập váo cơ thể thừa lúc tấu
lý sơ hở xâm nhập kinh túc thái dương bàng quang và kinh túc thiếu dương đởm
gây nên bệnh.
+ Phong tà có tính chất di chuyển và xuất hiện đột ngột vì thế mà yêu
thống cũng xuất hiện đột ngột, diễn biến nhanh và đau lan truyền theo đường đi của
kinh túc thiếu dương đởm, kinh túc thái dương bàng quang.
+ Hàn tà: có tính chất ngưng trệ làm cho khí huyết kinh lạc bị tắc
nghẽn, mặt khác bệnh nhân có tình trạng khí huyết ứ trệ ở kinh lạc thì càng dễ có
điều kiện để phát bệnh. Tính chất co rút của hàn tà là rất căng, gây co rút gân cơ,
ngoài ra gây cảm giác đau buốt như xuyên. Hàn hóa nhiệt thì bệnh nhân có cảm
giác nóng rát nơi đau.
+ Thấp tà: gây nên một số triệu chứng có đặc trưng như: cảm giác tê
bì, nặng nề, rêu lưỡi nhờn, chất lưỡi bệu...
- Bất nội ngoại nhân: do bê vác vật nặng sai tư thế, do sang chấn làm huyết

ứ, khí trệ dẫn tới bế tắc kinh khí của kinh bàng quang, kinh đởm gây nên đau và
hạn chế vận động.
7. Triệu chứng lâm sàng:
+)Y học hiện đại:
a) Lâm sàng


Hội chứng cột sống cổ:

Đau vùng cổ gáy
Hạn chế vận động cột sống cổ
Điểm đau cột sống cổ khi ấn các gai sau, cạnh cột sống cổ tương ứng.


14


Hội chứng rễ thần kinh:

Đau vùng gáy lan lên vùng chẩm và xuống vai hoặc cánh tay, bàn tay. Đau thường
tăng lên khi xoay đầu hoặc gập cổ về phía bên đau.
Rối loạn vận động cảm giác kiểu rễ: Yếu cơ, bỏng rát, kiến bò, tê bì ở vùng vai
cách tay bàn tay.(gặp ở 70% số bệnh nhân thoái hóa cột sống cổ)
Hội chứng tủy cổ: do lồi hoặc thoát vị đĩa đệm gây chèn ép tủy cổ.
Hội chứng giao cảm cổ: đau đầu, chóng mặt, ù tai.
+)Y học cổ truyền:
• Phong hàn thấp xâm phạm kinh lạc:
Triệu chứng: đột nhiên vai gáy cứng đau, vận động cổ khó, ấn vào cơ thang, cơ ức




đòn chũm đau, cơ co cứng hơn bên lành.Toàn thân sợ gió sợ lạnh, rêu lưỡi trắng,
mạch phù.
• Khí trệ huyết ứ:
Triệu chứng: sau khi gối đầu cao ngủ dậy hoặc sau khi lao động mang vác nặng, sai
tư thế, quay cổ đột ngột thấy vai gáy đau, đau dữ dội ở 1 chỗ, vận động cổ khó, cơ
vùng cổ co cứng, lưỡi có điểm ứ huyết, mạch sáp.
8. Phương pháp điều trị
+)Y học hiện đại:
- Nghỉ ngơi.
Không nên nằm gối quá cao, tập vận động cổ vai tay với các bài tập thích hợp,
tránh ngồi lâu trước máy tinh hoặc đọc sách một tư thế quá lâu.
-

Giảm đau:

Tùy mức độ, có thể dùng đơn thuần hoặc phối hợp các thuốc Paracetamol (Tylenol,
Efferalgan, Panadol, …) viên 0,5g x 2 – 4 viên/24h
Paracetamol kết hợp với codein hoặc tramadol (Efferalgan-codein, Ultracet,…) liều
2 – 4 viên/24h.
Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID): Diclofenac 75 – 150mg/24h, Piroxicam
20mg/24h, meloxicam 7,5 – 15mg/24h, celecoxib 100 – 200mg/24h.
-

Thuốc giãn cơ:


15

Thường dùng có tình trạng co cứng cơ : Epirisone, tolperisone, mephenesine,

diazepam
-

Vitamin nhóm B ( B1, B6, B1)
Tiêm cạnh cột sống Corticoid.

+) Y học cổ truyền
Chủ yếu theo nguyên lý: “Kinh lạc sở quá chủ trị sở cập”. Nghĩa là kinh lạc
đi qua vùng nào thì có tác dụng chữa bệnh tại vùng đó. Dựa trên cơ sở lý luận này,
chúng ta có thể chọn kinh đi qua những vùng muốn giảm đau và cải thiện vận
động.
Thể phong hàn thấp xâm phạm kinh lạc:
Pháp điều trị:khu phong tán hàn,thông kinh hoạt lạc
Phương:Quyên tý thang gia giảm
Huyệt điều trị:
Tả:phong trì,phong môn,hậu khê,phong phủ,ngoại quan,khúc trì
Bổ:Đại chùy,hợp cốc,phế du
Thể khí trệ huyết ứ:
Pháp điều trị:Hoạt huyết hóa ứ, thông kinh lạc
Phương: Tứ vật đào hồng gia giảm
Huyệt điều trị:
Tả:Lạc chẩm,hậu khê,phong phủ,a thị,thiên tông,kiên tỉnh, phong trì
Bổ:Cách du,can du,phế du,huyết hải
9. Một số đề tài nghiên cứu đau vai gáy đã được công bố:


16

- Nhận xét kéo giãn cột sống cổ điều trị thoái hóa và thoát vị đĩa đệm cột
sống cổ - BS Trần Ngọc Vinh - Bệnh viện 19-8

- Nhận xét kĩ thuật Alexander với châm cứu điều trị bệnh nhân đau vai gáy
của- Hugh MacPherson và cộng sự
- Nghiên cứu giải pháp can thiệp hội chứng đau vai gáy ở những người sử
dụng máy tính- Ylimen J, và cộng sự
CHƯƠNG III.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1.Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu: Tại khoa đông y bệnh viện Bãi Cháy năm 2016
Thời gian nghiên cứu:Từ ngày 01/01/2016-31/12/2016
2. Đối tượng nghiên cứu:
2.1 Mẫu nghiên cứu:
Là tất cả bệnh nhân được chẩn đoán là đau vai gáy cấp

2.2 Tiêu chuẩn chọn mẫu:
Tất cả bênh nhân được chẩn đoán là đau vai gáy cấp thể phong hàn thấp và thể khí
trệ huyết ứ.
2.3 Tiêu chuẩn loại trừ:


17

Bệnh nhân : nhiễm trùng; ung thư; tai nạn; bệnh lý mạch máu; đau vai gáy có kèm
theo thoát vị đĩa đệm chèn ép lên thần kinh gây yếu ,tê liệt tay chân,rối loạn cơ
tròn; đau ở các bộ phận khác có biểu hiện lúc đầu là đau nhức cổ gáy, thoát vị đĩa
đệm
2.2) Nội dung nghiên cứu:
Đánh giá hiệu quả của xoa bóp bấm huyệt điều trị đau vai gáy.Các biến số nghiên
cứu bao gồm:




Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu (Tuổi, giới,nghề nghiệp,địa phương)
Triệu chứng lâm sàng của đối tượng nghiên cứu khi vào viện (Tình trạng đau
lúc vào, Tầm vận động, Rối loạn cảm giác, Thể bệnh lâm sàng theo y học cổ



truyền)
Đánh giá thời gian điều trị

3. Thiết kế nghiên cứu
Mô tả cắt ngang,thủ thuật
4. Cỡ mẫu nghiên cứu
Thuận tiện cho việc nghiên cứu:
5.Tiến hành nghiên cứu:
5.1)Phương tiện nghiên cứu:
Mẫu bệnh án nghiên cứu-Phụ lục 1
Thang điểm đánh giá đau theo cảm nhận bệnh nhân(VAS):


18

Đánh giá tầm vận động bệnh nhân:
Vận động cột sống cổ:
Không hạn chế,hạn chế nhẹ:Góc vận động cúi,ngửa cổ >30*, nghiêng phải, trái, xoay
sang trái, phải > 40*.
Hạn chế vừa: nếu góc vận đông cúi, ngửa cổ > 20* – 30*
nghiêng phải, trái, xoay trái, phải > 20* – 39*.
Rất hạn chế: nếu góc vận đông cúi, ngửa cổ < 20*
nghiêng phải, trái xoay sang trái, phải < 20*.


5.2) Nội dung nghiên cứu:
Đánh giá hiệu quả của xoa bóp bấm huyệt điều trị đau vai gáy.Các biến số nghiên
cứu bao gồm:



Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu (Tuổi, giới,nghề nghiệp,địa phương)
Triệu chứng lâm sàng của đối tượng nghiên cứu khi vào viện (Tình trạng đau
lúc vào, Tầm vận động, Rối loạn cảm giác, Thể bệnh lâm sàng theo y học cổ
truyền)

6. Quy trình nghiên cứu:
Trên những bệnh nhân được chọn tôi tiến hành các thủ thuật xoa bóp bấm huyệt
Các thủ thuật áp dụng trong điều trị: Bấm,day, xoa, bóp, lăn,vờn.


19

Thể phong hàn thấp xâm phạm kinh lạc:
Huyệt điều trị:
Tả:phong trì,phong môn,hậu khê,phong phủ,ngoại quan,khúc trì
Bổ:Đại chùy,hợp cốc,phế du
Thể phong hàn thấp xâm phạm kinh lạc:
Huyệt điều trị:
Tả:Lạc chẩm,hậu khê,phong phủ,a thị,thiên tông,kiên tỉnh, phong trì
Bổ:Cách du,can du,phế du,huyết hải
-

Day vùng vai: day từ chóp của cơ delta qua mỏm cùng vai, qua vùng xương

bả vai, đến vùng Kiên tỉnh 3 lần. Tìm điểm đau và day điểm đau 3 lần

-

Xoa: dùng các ngón tay di chuyển luớt trên da nhẹ nhàng theo vòng tròn từ
cổ gáy đến vai 2 bên.

-

Bóp gáy, bóp vai: dùng ngón cái và các ngón kia ôm lấy khối cơ cổ gáy, cơ

-

vai rồi bóp bằng 4 hoặc 5 ngón, vừa bóp vừa kéo thịt lên,.Bóp 3 lần.
Lăn: dùng các khớp bàn ngón tay vừa ấn vừa lăn vùng tam giác 3 huyệt:

-

Phong trì, Đại chùy, Kiên tỉnh.Lăn vùng vai 3 lần.
Vờn: dùng 2 bàn tay hơi cong bao lấy một khối cơ, chuyển động 2 tay ngược
chiều nhau, kéo cả da thịt người bệnh chuyển động theo, khối cơ lay động
giữa 2 bàn tay.

Thời gian thực hiện trên mỗi bệnh nhân:30 phút
7. Kỹ thuật, công cụ và quy trình nghiên cứu
Kỹ thuật: Hoàn thiện bệnh án theo yêu cầu của nội dung nghiên cứu, nhập
thông tin, số liệu vào phần mềm thống kê đã được thiết kế.


20


Công cụ: Máy tính được cài đặt phần mềm thống kê, phiếu nghiên cứu được
thiết kế sẵn theo các nội dung nghiên cứu.
Phân tích kết quả số liệu: Các phiếu sau khi thu thập được hoàn thiện, kiểm
tra thông tin đầy đủ, chính xác, được nhập vào máy vi tính và xử lý bằng phần mềm
SPSS 16.0.

CHƯƠNG IV.
DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng kết quả nghiên cứu số liệu:
Tuổi và giới


21

Tuổi

Nam

Nữ

Tổng Số

<15
15-32
32-60
>60
Tổng

Nghề nghiệp

Nghề nghiệp

Số bệnh nhân

Tỷ lệ

Lao động tay chân
Lao động trí óc
Tổng cộng

Địa phương
Địa phương

Số bệnh nhân

Tỷ lệ

Nông thôn
Miền núi
Thành thị
Tổng+ cộng
Theo thể bệnh lâm sàng
Số bệnh nhân

Tỷ lệ

Phong hàn thấp
Khí trệ huyết ứ
Mức độ đau bệnh nhân thể phong hàn thấp và khí trệ huyết ứ lúc vào viện
(theo thang điểm VAS)



22

Phong hàn thấp

Khí trệ huyết ứ

Đau nhẹ
Đau vừa
Đau dữ dội

Tầm vận động của bệnh nhân thể phong hàn thấp và khí trệ huyết ứ lúc vào
Phong hàn thấp

Khí trệ huyết ứ

Hạn chế nhẹ
Hạn chế trung bình
Rất hạn chế

Kết quả điều trị đau theo tuổi
Tuổi

Tốt

Khá

Trung bình


Kém

Tổng Số

Kém

Tổng Số

<15
15-32
32-60
>70
Tổng
Kết quả điều trị theo giới
Giới

Tốt

Khá

Trung bình

Nam
Nữ

Kết quả điều trị theo bảng đánh giá mức độ đau(VAS)


23


Kết quả

Số bệnh nhân

Tỷ lệ

Đau nhẹ
Đau vừa
Đau dữ dội

Mức độ đau điều trị thể phong hàn thấp theo thời gian
(theo thang điểm VAS)
<07 ngày

7-15 ngày

>15 ngày

Đau nhẹ
Đau vừa
Đau dữ dội

Mức độ đau điều trị thể khí trệ huyết ứ theo thời gian
(theo thang điểm VAS)
<07 ngày

7-15 ngày

>15 ngày


Đau nhẹ
Đau vừa
Đau dữ dội

Kết quả phục hồi tầm vận động
Kết quả
Hạn chế nhẹ
Hạn chế trung bình
Rất hạn chế

Số bệnh nhân

Tỷ lệ


24

Tầm vận động bệnh nhân thể phong hàn thấp theo thời gian điều trị
<07 ngày

7-15 ngày

>15 ngày

Hạn chế nhẹ
Hạn chế trung bình
Rất hạn chế

Tầm vận động bệnh nhân thể khí trệ huyết ứ theo thời gian điều trị
<07 ngày


7-15 ngày

>15 ngày

Hạn chế nhẹ
Hạn chế trung bình
Rất hạn chế

CHƯƠNG V. DỰ KIẾN BÀN LUẬN
CHƯƠNG VI. DỰ KIẾN KẾT LUẬN
CHƯƠNG VII. DỰ KIẾN KIẾN NGHỊ
CHƯƠNG VIII. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Bài giảng bệnh học nội khoa.
Nội khoa cơ sở tập 1.
Nội khoa y học cổ truyền.
Châm cứu đại thành.
Hồ Hữu Lương: hoái hóa cột sống cổ và thoát vị đĩa đệm nhà xuất bản y học năm
2006.


25

Gore, D.R. et al, "Neck pain: A long-term foll ow-up of 250 patients", Spine, Vol.
12, No. 1, 1987.
Mair WGP, DRUCKMAN R. Các bệnh lý tổn thương tủy sống và mối quan hệ của
họ với các đặc điểm lâm sàng ở dạng lồi của đĩa đệm cổ ; một báo cáo của bốn
trường hợp Brain1953 Mar; 76 (1):.. 70-91
Dillin, W., et al, "Cervical radiculopathy - a review", Spine, Vol. 11, No. 10, 1986.
Hunt, W.E., "Cervical spondylosis: Natural history and rare indications for surgical

decompression", Clin Neurosurg, 27:466, 1980.

Bệnh án
Họ và tên
Tuổi…………………….Giới………………………….
Nghề nghiệp:…………………………………………..
Địa chỉ:
Thành thị
Nông thôn
Đánh giá lúc vào viện
Thể bệnh lâm sàng:
Mức độ đau lúc vào:
Tầm vận động:
Rất hạn chế
Hạn chế vừa
hạn chế nhẹ
Đánh giá < 07 ngày:

Miền núi


×