Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

Bồi thường thiệt hại tinh thần theo quy định của pháp luật lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (394.46 KB, 41 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

NIÊN LUẬN
BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TINH THẦN THEO
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT - LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ TUYẾT TRANG

Thừa Thiên Huế, tháng 6 năm 2016
1


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

NIÊN LUẬN
KHOÁ 37
BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TINH THẦN THEO
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT - LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:

SINH VIÊN THỰC HIỆN:

NGUYỄN THỊ THUÝ HẰNG

NGUYỄN THỊ TUYẾT TRANG
MSSV: 13A5021250
LỚP: K37B KT


Thừa Thiên Huế, tháng 6 năm 2016
2


Lời Cảm Ơn
Để hoàn thành bài niên luận này, em xin chân thành cảm ơn thầy, cô trong
trường đại học luật – đại học Huế trong suốt thời gian qua đã truyền đạt cho em
những kiến thức bổ ích về luật học, giúp em có được nền tảng kiến thức để thực
hiện niên luận này.
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Thúy Hằng đã trược tiếp
hướng dẫn, giúp đở tận tình chỉ bảo em trong thời gian qua để em có thể thực hiện
và hoàn thiện đề tài niên luận ” Bồi thường thiệt hại tinh thần theo quy định của
pháp luật – lý luận và thực tiễn”.
Mặc dù đã cố gắng tìm kiêm, nghiên cứu và tham khảo tài liệu nhưng cũng do
một số điều kiện như về thực tiễn kiến thức của bản thân em chưa sâu sắc nên bài
còn nhiều sai sót. Do đó em rất hi vọng nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô
để bài niên luận của em được hoàn thiện hơn.
Huế, ngày 25 tháng 6 năm 2016
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Tuyết Trang

3


MỤC LỤC

4


5



A PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài
Điều 71 Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam quy định: “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật
bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm”. Con người được coi là
vốn quý của xã hội, là đối tượng hàng đầu được pháp luật nói chung, luật dân sự
nói riêng, bảo vệ. Bảo vệ con người trước hết là bảo vệ tính mạng, sức khỏe, bảo
vệ nhân phẩm, danh dự của họ, vì đó là những vấn đề có ý nghĩa quan trọng hàng
đầu đối với con người.
Trong lĩnh vực bảo vệ quyền con người nói chung, bảo vệ sức khỏe, tính
mạng, nhân phẩm, danh dự của con người nói riêng, Đảng và Nhà nước ta luôn xác
định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Con người chính là trung tâm của các chính
sách kinh tế – xã hội, là nhân tố quan trọng cho sự phát triển bền vững, bảo đảm
thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mọi chủ trương chính
sách của Đảng đều hướng đến mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh”. Bảo đảm sự tôn trọng, bảo vệ đối với quyền con người , nhân
phẩm danh dự của con người và đồng thời cũng đã hiện thực hóa nó.
Như chúng ta đã biết, thiệt hại về vật chất là những tổn thất thực tế, tính
được thành tiền như: chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu
nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút. Còn thiệt hại về tinh thần luôn tồn tại dưới
dạng phi vật chất, không thể xác định được hình thể, định dạng, không thể cầm
nắm, sờ mó, không đếm được số lượng nhưng lại luôn tồn tại trong mỗi chủ thể
xác định trong xã hội. Yếu tố tinh thần luôn giữ một vai trò hết sức quan trọng
6



trong cuộc sống của con người, tinh thần tốt thì hiệu quả công việc cao, con người
có thêm sức mạnh trong cuộc sống hằng ngày và ngược lại, tinh thần cũng rất dễ bị
tổn thương và ảnh hưởng đến cuộc sống thực tế. Đôi khi chỉ vài tác động nhỏ cũng
có thể dẫn đến tinh thần bị suy sụp, dẫn đến uất ức, thậm chí có thể đi đến sự bế tắc
và xảy ra những hậu quả đáng tiếc. Vì thế, việc bảo vệ về mặt tinh thần cho các
chủ thể khi mà tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín của họ bị xâm hại
là một điều cần thiết và đáng được tôn trọng.
Do đó chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài “Bồi thường thiệt hại tinh thần
theo quy định của pháp luật - Lý luận và thực tiễn” đề tài này vừa mang tính cấp
thiết, không những về lý luận, mà còn là đòi hỏi của thực tiễn hiện nay.
2 Mục đích nghiên cứu đề tài
Nhằm làm sáng tỏ cơ sở pháp lý, điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường
thiệt hại tinh thần, thể thức bồi thường thiệt hại, các nguyên tắc bồi thường thiệt
hại, thời hiệu yêu cầu bồi thường thiệt hại, năng lực bồi thường thiệt hại và xác
minh mức độ bồi thường thiệt hại. Trên cơ sở đó, đưa ra những kiến nghị để hoàn
thiện các quy định của pháp luật về vấn đề này.
3 Phạm vi nghiên cứu đề tài
Trong giới hạn của đề tài, sẽ tập trung nghiên cứu một số vấn đề về lý luận
chung về bồi thường thiệt hại tinh thần theo quy định của Bộ luật dân sự 2015. Qua
đó nêu ra một số vấn đề thực tiễn về bồi thường thiệt hại tinh thần, trên những cơ
sở lý luận chung đó đề ra biện pháp và hướng hoàn thiện.

7


4 Phương pháp nghiên cứu đề tài
Phương pháp nhằm để nghiên cứu đề tài là phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng. Bên cạnh đó là sự kết hợp của nhiều phương pháp, bao gồm:
phương pháp phân tích luật viết, phương pháp so sánh, đối chiếu, phương pháp
thống kê, phương pháp biện chứng,…nhằm mục đích phân tích, lý giải các vấn đề

được nêu ra, tổng hợp các bài viết, bài báo cáo khoa học, các công trình nghiên cứu
khoa học luật và một số tài liệu có liên quan.
5 Kết cấu đề tài
Đề tài gồm có 2 chương:
Chương 1: Lý luận chung về chế định bồi thường thiệt hại tinh thần.
Chương 2: Thực tiễn áp dụng pháp luật bồi thường thiệt hại về tinh thần và
đề xuất một số giải pháp.

8


B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: LÍ LUẬN CHUNG VỀ CHẾ ĐỊNH BỒI THƯỜNG THIỆT
HẠI TINH THẦN
1

Khái niệm bồi thường thiệt hại tinh thần
Trong Bộ luật dân sự 2015 đã không quy định rõ khái niệm của bồi thường
thiệt hại về tinh thần, mà chỉ quy định thể thức, điều kiện và các cơ sở khác cho
việc bồi thường. Tuy nhiên, xét về mặt thực tiễn cũng như trong quá trình giải
quyết vụ án dân sự, có thể thấy thiệt hại do tổn thất về tinh thần của cá nhân là do
sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mà người bị thiệt hại hoặc do
tính mạng bị xâm phạm mà người thân thích gần gũi nhất của nạn nhân phải chịu
đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, bị giảm sút hoặc mất uy tín, bị bạn
bè xa lánh do bị hiểu nhầm...
Bồi thường tổn thất về tinh thần là một nội dung trong chế định bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi xâm phạm sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân
phẩm và uy tín của cá nhân. Trong khi đó, vấn đề bồi thường do hành vi xâm phạm
sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm và uy tín của cá nhân còn phức tạp vì có
nhiều quan điểm khác nhau trong nghiên cứu, cũng như thực tiễn áp dụng pháp

luật về các khoản như chi phí cứu chữa, thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút, chi
phí mai táng... thì bồi thường tổn thất về tinh thần còn phức tạp hơn. Bởi lẽ, thiệt
hại về vật chất có thể định lượng được còn thiệt hại về tinh thần thì không ai có thể
cân, đo, đong, đếm cụ thể chính xác được.
Như vậy, có thể hiểu bồi thường thiệt hại tinh thần là một loại trách nhiệm
dân sự mà theo đó thì khi một người vi phạm nghĩa vụ pháp lý của mình gây tổn
hại cho người khác phải bồi thường những tổn thất mà mình gây ra.

9


2

Đặc điểm pháp lí của bồi thường thiệt hại tinh thần
Tinh thần là một phạm trù gắn với những biểu hiện tình cảm, tâm trạng
thuộc đời sống nội tâm của con người và gắn liền với quyền nhân thân của con
người. Thế nên, tinh thần chỉ có thể là con người gắn với một con người cụ thể.
Bên cạnh đó thì tinh thần cũng có yếu tố lây lan sang người khác, cộng đồng xung
quanh một cách nhanh chóng và có thể là mục đích của nhiều loại quan hệ mà các
chủ thể muốn hướng tới. Điều đó không đồng nghĩa với việc tinh thần có thể
chuyển giao, bởi đơn giản tinh thần không phải là đối tượng trong các giao dịch
dân sự.
Giá trị tinh thần của con người thường thay đổi theo thời gian chịu sự chi
phối của không gian. Khi có các điều kiện khách quan tác động vào thì tinh thần
cũng sẽ thay đổi theo, tùy theo điều kiện tốt hay xấu mà tinh thần biến đổi tốt hay
xấu. Do đó, pháp luật phải buộc những đối tượng có hành vi xâm phạm trái pháp
luật về sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm và uy tín của người khác thì phải
chịu trách nhiệm bồi thường một khoản vật chất cũng là để tạo điều kiện cho việc
khắc phục thiệt hại về tinh thần, đồng thời cũng nhằm giáo dục ý thức tôn trọng
các giá trị tinh thần của con người.

Bồi thường thiệt hại tinh thần được quy định dưới góc độ nào, phạm vi nào
cũng có thể hiểu là một quan hệ pháp luật dân sự phát sinh khi có hành vi xâm
phạm các lợi ích được pháp luật dân sự bảo vệ và gây thiệt hại. Theo đó, người gây
thiệt hại phải bồi thường những tổn thất về tinh thần cho người bị xâm phạm lợi
ích được pháp luật dân sự bảo vệ. Bồi thường thiệt hại tinh thần là một loại quan
hệ dân sự phát sinh do lỗi cố ý hoặc vô ý, xâm phạm đến các quyền, lợi ích hợp
pháp về mặt tinh thần của cá nhân thì người gây thiệt hại phải bồi thường cho
người bị thiệt hại về tinh thần.
Cụ thể đã được Bộ luật dân sự 2015 quy định tại các điều:
Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
“1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:
10


a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức
năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu
nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì
áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người
bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và
cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý
cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người
khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và
một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức
bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa
thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm
mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”

Điều 591. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm
“1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:
a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ
luật này;
b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp
dưỡng;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người
khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và
một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích
thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này
thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi
dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn
11


thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa
cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ
sở do Nhà nước quy định.”
Điều 592. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
“1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;
c) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân
phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định
tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà
người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa
thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân

phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy
định.”
Điều 593. Thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị
xâm phạm
“1. Trường hợp người bị thiệt hại mất hoàn toàn khả năng lao động thì người
bị thiệt hại được hưởng bồi thường từ thời điểm mất hoàn toàn khả năng lao động
cho đến khi chết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp người bị thiệt hại chết thì những người mà người này có
nghĩa vụ cấp dưỡng khi còn sống được hưởng tiền cấp dưỡng từ thời điểm người
có tính mạng bị xâm phạm chết trong thời hạn sau đây:
a) Người chưa thành niên hoặc người đã thành thai là con của người chết và
còn sống sau khi sinh ra được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi đủ mười tám tuổi,
trừ trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi đã tham gia
lao động và có thu nhập đủ nuôi sống bản thân;
b) Người thành niên nhưng không có khả năng lao động được hưởng tiền
cấp dưỡng cho đến khi chết.
3. Đối với con đã thành thai của người chết, tiền cấp dưỡng được tính từ thời
điểm người này sinh ra và còn sống.”
12


Qua các quy định của Bộ luật dân sự về vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng, có thể nhận thấy dưới góc độ pháp luật, thì hình thức biểu hiện của con
người phải được hiểu một cách chung và khái quát nhất, sao cho cách hiểu đó phù
hợp với định hướng phát triển của xã hội, không trái với các chuẩn mực đạo đức
tốt đẹp của dân tộc ta từ xưa tới nay, và đúng pháp luật. Điều đó có nghĩa là khi
đánh giá thiệt hại về tinh thần của con người thì phải khách quan, khoa học, đạt
được sự hài hòa và buộc các bên liên quan đều nhận thấy việc đánh giá thiệt hại đó
là cơ sở chấp nhận được. Thế nên, khi phân tích, đánh giá thiệt hại về tinh thần, các
cơ quan tố tụng phải xem xét khách quan, không thể chỉ dựa vào biểu hiện của một

bên bị hại mà đã vội đánh giá tổn thất quá lớn, để tránh sự bất công giữa các bên.
Pháp luật dân sự Việt Nam bảo về các giá trị tinh thần của con người một cách
bình đẳng, không có sự thiên vị, không phân biệt giai cấp, tôn giáo, tín ngưỡng,
màu da, sắc tộc. Tất cả những hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng, danh
dự, nhân phẩm và uy tín gây tổn thất về tinh thần cho con người phải chịu trách
nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
3

Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại tinh thần

1

Phải có thiệt hại xảy ra
Thiệt hại là sự mất mà một chủ thể của quan hệ pháp luật phải gánh chịu.
Nguyên tắc cơ bản của luật là không có thiệt hại khi không có trách nhiệm dân sự
ngoài hợp đồng. Theo khoản 1 Điều 584 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
“ Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân
phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại
thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định
khác.” Như vậy, có thiệt hại là một trong những điều kiện cơ bản để xác lập trách
nhiệm bồi thường thiệt hại tinh thần.
13


2

Phải có hành vi gây thiệt hại trái pháp luật
Hành vi gây thiệt hại có thể là hành vi hợp pháp hoặc không hợp pháp.
Người thực hiện hành vi gây thiệt hại chỉ phải chịu trách nhiệm đối với những
hành vi không hợp pháp. Hành vi trái pháp luật là hành vi xử sự trái với quy định

của pháp luật, xâm hại đến những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ, gây nên
những thiệt hại trong chừng mực nhất định. Có hai dạng hành vi trái pháp luật đó
là hành vi trái pháp luật dưới dạng hành động và hành vi trái pháp luật dưới dạng
không hành động.
Hành vi trái pháp luật dưới dạng hành động: Chủ thể đã thực hiện hành vi
mà đáng ra không được thực hiện hành vi đó, dẫn đến một hệ quả là trái pháp luật,
đạo đức truyền thống dân tộc… gây ra thiệt hại. Cũng có những hành vi gây thiệt
hại nhưng không bị coi là trái pháp luật như: gây thiệt hại trong trường hợp phòng
vệ chính đáng, gây thiệt hại do sự kiện bất ngờ, gây thiệt hại do tình thế cấp thiết.
Những hành vi này thường gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản mới dẫn
đến sự thiệt hại về tinh thần.
Hành vi trái pháp luật dưới dạng không hành động: Là chủ thể không thực
hiện hành vi mà chủ thể yêu cầu dẫn đến một hệ quả là trái các quy định của pháp
luật. Hành vi trái pháp luật dưới dạng không hành động có phải bồi thường thiệt
hại hay không, áp dụng biện pháp bồi thường như thế nào và mức độ bồi thường ra
sao? Đó là một vấn đề phức tạp, về phương diện pháp lý thì đây là một hành vi vi
phạm và có khi phải chịu trách nhiệm hình sự, nhưng việc bắt người đó bồi thường
thì lại là vấn đề rất khó vì việc xác định thiệt hại ở đây không đơn giản chút nào.

3

Có lỗi của người gây thiệt hại
Người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm dân sự khi họ có lỗi. Xét về hình
thức lỗi là thái độ tâm lý của người có hành vi gây thiệt hại, lỗi được thể hiện dưới
dạng cố ý hay vô ý.
14


Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ
gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc không mong

muốn, nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra.
Vô ý gây thiệt hại là một người không thấy trước hành vi của mình có khả
năng gây ra thiệt hại mặc dù phải biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành
vi của mình có khả năng gây ra thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra
hoặc có thể ngăn chặn được.
Lỗi là một trong bốn điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng nói riêng và trách nhiệm dân sự nói chung. Con người phải
chịu trách nhiệm khi họ có lỗi, có khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi của
mình. Bởi vậy, những người không có khả năng nhận thức và làm chủ được hành
vi của mình sẽ không có lỗi trong việc thực hiện các hành vi đó.
Tuy nhiên, có trường hợp người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi
thường nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt
và lâu dài của họ hoặc thiệt hại do lỗi cố ý của người bị thiệt hại, thì không phải
bồi thường.
4

Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật
Mối quan hệ nhân quả là sự liên kết giữa hai hiện tượng trong đó có chứa
đựng nguyên nhân và kết quả. Phải có sự vận động của hiện tượng là nguyên nhân
trong những điều kiện hoàn cảnh cụ thể mới nảy sinh hiện tượng là kết quả. Hành
vi vi phạm pháp luật nguyên nhân dẫn đến thiệt hại là kết quả. Theo nguyên tắc thì
nguyên nhân phải xảy ra trước hậu quả trong một thời gian nhất định và hành vi
trái pháp luật là nguyên nhân quyết định đối với thiệt hại xảy ra. Một hành vi vi
phạm nhất định trong một điều kiện xác định thì chỉ làm nảy sinh hậu quả này chứ
không phải là hậu quả nào khác. Thiệt hại xảy ra phải đúng là kết quả tất yếu của
15


hành vi vi phạm và ngược lại, nếu không có hành vi thì thiệt hại sẽ không xảy đến.
Nếu không xác định được mối quan hệ này sẽ không xác định được trách nhiệm

bồi thường thiệt hại của người có hành vi vi phạm và không buộc người gây thiệt
hại phải bồi thường.
Khi làm rõ được mối quan hệ nhân quả, sẽ trả lời được hai câu hỏi:
Trách nhiệm bồi thường có phát sinh không?
- Mức bồi thường thiệt hại được xác định như thế nào?
Nếu người gây thiệt hại cho một người hoặc cả người gây thiệt hại và người
bị thiệt hại đều có lỗi.
Trong thực tế mối quan hệ giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra biểu
hiện hết sức phức tạp. Cần phân biệt giữa nguyên nhân và điều kiện: nguyên nhân
trực tiếp gây ra thiệt hại, điều kiện không trực tiếp gây thiệt hại nhưng có tác động
để cho thiệt hại xảy ra nhanh hơn. Vậy trong mối quan hệ nhân quả thì nguyên
nhân sẽ là yếu tố quyết định còn điều kiện là yếu tố quan trọng dẫn đến kết quả.
Nguyên nhân và điều kiện trong mối quan hệ nhân quả có thể là một hay nhiều
hiện tượng nhưng giữa chúng có một điểm khác nhau ở chỗ quan hệ với hậu quả
xảy ra. Nếu không có nguyên nhân thì không có hiện tượng, sự vật xảy ra và không
tồn tại một điều kiện. Nhưng có những khi có nguyên nhân xảy ra nhưng không có
kết quả bởi không có điều kiện.
Về nguyên tắc thì không có việc hiện tượng này chỉ là nguyên nhân còn hiện
tượng kia chỉ là điều kiện. Mối quan hệ nhân quả có ý nghĩa rất quan trọng trong
việc xác định thiệt hại. Về mặt lý luận cũng như thực tế để xác định mối quan hệ
nhân quả là một vấn đề tương đối khó khăn. Bởi vì sự thiệt hại thông thường thì do
nhiều nguyên nhân chứ không phải chỉ duy nhất một nguyên nhân. Các nguyên
nhân này không tồn tại độc lập mà phối hợp với nhau để cùng gây nên hậu quả,
chúng có mối liên kết chặt chẽ với nhau, nếu thiếu một trong các nguyên nhân thì
không có kết quả xảy ra. Tuy nhiên, mức độ tác động của từng nguyên nhân
16


thường sẽ khác nhau, tạo nên vai trò chủ yếu hay thứ yếu cho sự tham gia của các
nguyên nhân. Việc xác định nguyên nhân nào là chủ yếu và trực tiếp, nguyên nhân

nào là thứ yếu và gián tiếp, một thiệt hại có thể kéo theo nhiều thiệt hại khác, thiệt
hại đầu tiên có coi là nguyên nhân của thiệt hại sau hay không. Chúng ta không thể
căn cứ vào thứ tự trước sau của hành vi gây thiệt hại để xác định nguyên nhân chủ
yếu hay thứ yếu được, nhất là trong vụ án có nhiều người tham gia.
Tóm lại, mối quan hệ nhân quả là sự tồn tại khách quan, không phụ thuộc
vào ý chí của con người, khi xem xét mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm
và thiệt hại xảy ra phải đảm bảo tính khách quan, phải đặt trong mối quan hệ tất
yếu, nội tại của các đối tượng chứ không được chủ quan mà xác định quan hệ nhân
quả.
4

Thể thức bồi thường thiệt hại

1

Xác định chủ thể
Về chủ thể bị áp dụng trách nhiệm: Ngoài người trực tiếp có hành vi gây
thiệt hại thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại còn được áp dụng cả đối với những
chủ thể khác đó là cha, mẹ của người chưa thành niên, người giám hộ của người
được giám hộ, pháp nhân đối với người của pháp nhân gây ra thiệt hại, trường học,
bệnh viện trong trường hợp người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi
dân sự gây thiệt hại hoặc tổ chức khác như cơ sở dạy nghề…

2

Xác định thiệt hại và mức bồi thường thiệt hại
Cách để xác định thu nhập của người bị thiệt hại như sau:
Nếu trước khi tinh thần bị xâm phạm, người bị xâm phạm có thu nhập ổn
định từ tiền lương trong biên chế, tiền công từ hợp đồng lao động thì căn cứ vào
mức lương tiền công của tháng liền kề trước khi người đó bị xâm phạm thân thể

với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại.
17


Nếu trước khi tinh thần bị xâm phạm, người bị xâm phạm có việc làm và
hàng tháng có thu nhập thực tế nhưng mức thu nhập của các tháng khác nhau thì
lấy mức thu nhập trung bình của sáu tháng liền kề (nếu chưa đủ sáu tháng thì cho
tất cả các tháng) trước khi bị xâm phạm với thời gian điều trị để xác định khoản
thu nhập thực tế của người bị thiệt hại.
Nếu trước khi tinh thần bị xâm phạm, người bị xâm phạm có thu nhập thực
tế nhưng không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập
trung bình của lao động cùng loại nhân với thời gian điều trị để xác định mức thu
nhập thực tế của người bị hại.
Nếu trước khi tinh thần bị xâm phạm, người bị xâm phạm chưa làm việc và
chưa có thu nhập thực tế thì không được bồi thường theo quy định tại điểm b
khoản 1 Điều 590 Bộ luật dân sự 2015.
Thiệt hại về tinh thần là những khoản thiệt hại phi vật chất, không mang tính
chất kinh tế và tài sản. Do đó, về nguyên tắc không thể chỉ dùng mỗi hình thức bồi
thường thiệt hại là có thể khắc phục được toàn bộ thiệt hại về tinh thần. Muốn hạn
chế, khắc phục phải dùng nhiều biện pháp như chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi
cải chính, công khai...
Tuy vậy, biện pháp buộc người gây thiệt hại về tinh thần bằng một số tiền
nhất định có tác động an ủi, động viên dịu đi nỗi đau của họ, sẽ góp phần giảm bớt
những thiệt hại tinh thần mà họ phải gánh chịu. Đây là khoản tiền bù đắp về tinh
thần. Những dạng tổn thất tinh thần có thể gồm:
- Sự đau đớn về thể xác
Đau đớn về thể xác cần được xác định là một dạng của thiệt hại về tinh thần
vì những cảm giác đau đớn mà nạn nhân đang phải nếm trải không nằm trong khái
niệm thiệt hại vật chất và trước đây chưa được xem xét để buộc người gây thiệt hại
bồi thường. Nay Bộ luật dân sự có quy định bồi thường thiệt hại tinh thần thì phải

coi những cảm giác đau đớn về thể xác là thiệt hại tinh thần.

18


Đau đớn về thể xác có thể xảy ra khi nạn nhân bị thủ phạm dùng bạo lực tấn
công: hiếp dâm, hành hạ, ngược đãi, làm nhục…Cảm giác đau đớn khi phải gánh
chịu ca phẫu thuật.
- Sự đau đớn về tinh thần
Đó là cảm giác ê chề, uất ức, nhục nhã, bức bối, hoặc sự vò xé nội tâm khi bị
xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín. Ở trạng thái ức chế cao có thể gây nên
những bất ổn về tinh thần sau này như có thể gây ra những cơn mê sảng, hoảng hốt
trong khi đang ngủ, nặng có thể trở thành bệnh lý.
- Thiệt hại do mất khả năng vui chơi, giải trí
Từ các hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm gây nên những tổn thương
các bộ phận trên cơ thể làm mất khả năng thực hiện các chức năng bình thường của
con người hoặc gây nên bệnh tật dẫn đến mất khả năng sinh đẻ hoặc khó chịu trong
đời sống tình dục, sức khỏe suy giảm,… làm cho họ lo lắng, buồn chán, phiền
muộn, suy giảm niềm vui, niềm lạc quan trong cuộc sống gây ra các khoảng trống
trong cuộc đời.
Nếu hành vi xâm phạm tinh thần kéo dài có thể dẫn đến các ức chế cao tạo
ra sự khủng hoảng, suy sụp về tâm lý, tình cảm của người bị hại và có thể đưa đến
trạng thái bệnh lý, tâm thần. Làm mất đi hoặc giảm đi niềm vui, niềm lạc quan và
các hoạt động giải trí cũng là một loại thiệt hại tinh thần.
- Có thiệt hại về thẩm mỹ, mất khả năng hoạt động xã hội nghề nghiệp
Có thể xuất phát từ hành vi làm nhục, hành hạ người khác… gây nên những
biến dạng mặt mũi hay tồn tại, thiếu hụt các chức năng. Những hành vi đó đương
nhiên gây ra các thiệt hại vật chất như số tiền phải bỏ ra để chữa trị, mất thu
nhập… đồng thời nó còn để lại những “dị chứng” về tinh thần. Những hậu quả về
thẩm mỹ là rất quan trọng đối với người phụ nữ xây dựng gia đình hoặc còn dị

thành niên hay đối với người làm nghề đòi hỏi phải giao tiếp nhiều, hoạt động
trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật (diễn viên, người mẫu, ca sĩ…) có thể gây đảo
lộn nghề nghiệp, đảo lộn điều kiện sống.

19


Những mất mát về thẩm mỹ, mất khả năng vui chơi, hoạt động xã hội nghề
nghiệp… là một mất mát tinh thần tổn hại dai dẳng, kéo dài cả đời người. Vết sẹo
tinh thần đó cứ đau âm ỉ mãi và khó có thể xóa đi được. Vì vậy, các thiệt hại này
cần xem xét một cách độc lập với thiệt hại vật chất.
Trong trường hợp nhiều người cùng có hành vi gây thiệt hại về tinh thần cho
một hoặc một số người thì họ phải chịu trách nhiệm bồi thường liên đới toàn bộ
thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của từng người gây ra thiệt hại được xác định
trên cơ sở lỗi của họ, trong trường hợp không xác định được lỗi của mỗi người thì
họ phải chịu trách nhiệm bồi thường bằng nhau cho toàn bộ thiệt hại.
Về phương thức bồi thường thì tùy từng trường hợp mà áp dụng một lần
hoặc bồi thường theo tháng, quý cho đến khi thiệt hại được khắc phục. Trong
trường hợp phải bồi thường trong một thời gian dài thì mức bồi thường không còn
phù hợp với thực tế thì người gây thiệt hại hoặc người bị thiệt hại có thể yêu cầu
tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường thiệt
hại.
5

Nguyên tắc bồi thường và thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại

1

Nguyên tắc bồi thường
Khi giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cần thực

hiện đúng nguyên tắc bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 585 Bộ luật dân sự
2015
-

Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có
thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng
hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần
hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

20


-

Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi
thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả
năng kinh tế của mình.

-

Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại
hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

-

Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi
thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

-


Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại
xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn,

hạn chế thiệt hại cho chính mình.
Với các phương thức bảo vệ quyền dân sự được quy định tại Điều 15 của Bộ
luật dân sự 2015 là: Khi quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân bị xâm phạm thì chủ
thể đó có quyền tự bảo vệ theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan
hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền:
- Công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự của mình.
- Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm.
- Buộc xin lỗi, cải chính công khai.
- Buộc thực hiện nghĩa vụ.
- Buộc bồi thường thiệt hại.
- Hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm
quyền.
Yêu cầu khác theo quy định của luật.
Quyền nhân thân, cũng là bộ phận của quyền dân sự. Nếu cá nhân, pháp
-

nhân nào “xâm phạm” sẽ bị áp dụng biện pháp cưỡng chế với mục đích nhằm khắc
phục những hậu quả do hành vi trái pháp luật gây ra. Đây chính là trách nhiệm của
bồi thường thiệt hại do xâm phạm tinh thần của cá nhân không chỉ nhằm bù đắp
tổn thất, mà còn giáo dục mọi người về ý thức tuân thủ pháp luật, tôn trọng quyền
và lợi ích hợp pháp của người khác, bởi lẽ hậu quả của việc áp dụng trách nhiệm
21


này luôn mang đến những bất lợi về tài sản do người gây thiệt hại. Do đó các
nguyên tắc bồi thường được đặt ra càng chính xác, hợp lí bao nhiêu thì càng phát

huy tác dụng tích cực bấy nhiêu. Trong các trường hợp gây tổn thất tinh thần
nghiêm trọng thì không có cách nào để khôi phục lại tình trạng “ban đầu” của nó.
Các thiệt hại tinh thần không thể đo, đếm được bằng giá trị vật chất, không thể quy
ra thành tiền, không thể chỉ dùng hình thức bồi thường vật chất là có thể khôi phục
được thiệt hại tinh thần. Đây cũng là điểm khác biệt cơ bản giữa các thiệt hại vật
chất và các thiệt hại về tinh thần.
2

Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường
Theo khoản 3 Điều 150 Bộ luật dân sự 2015 quy định thì: “Thời hiệu khởi
kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ
án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc
thì mất quyền khởi kiện.”
Điều 588 Bộ luật dân sự 2015 quy định thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi
thường thiệt hại như sau: “Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03
năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp
pháp của mình bị xâm phạm.”
Như vậy, đối với những yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại tinh thần thì người
bị thiệt hại phải kiện yêu cầu bồi thường trong thời hạn là 03 năm, kể từ ngày
người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị
xâm phạm. Nếu hết thời gian này mà người bị thiệt hại không khởi kiện thì sẽ
không còn quyền khởi kiện nữa bởi thời hiệu đã hết.
Theo đó trong Bộ luật dân sự cũng quy định thời gian không tính vào thời
hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự ở Điều 156
của Bộ luật dân sự 2015 như sau:

22


“Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu

cầu giải quyết việc dân sự là khoảng thời gian xảy ra một trong các sự kiện sau
đây:
1. Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền
khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu.
Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể
lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp
cần thiết và khả năng cho phép.
Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động
làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp
pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân
sự của mình;
2. Chưa có người đại diện trong trường hợp người có quyền khởi kiện, người
có quyền yêu cầu là người chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự, có khó
khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó
khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự
chưa có người đại diện khác thay thế trong trường hợp sau đây:
a) Người đại diện chết nếu là cá nhân, chấm dứt tồn tại nếu là pháp nhân;
b) Người đại diện vì lý do chính đáng mà không thể tiếp tục đại diện được.”
Cách tính thời hiệu được quy định tại Điều 151 của Bộ luật dân sự 2015 như
sau: “Thời hiệu được tính từ thời điểm bắt đầu ngày đầu tiên của thời hiệu và chấm
dứt tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hiệu.”
Đơn vị tính thời hiệu là ngày, tháng hoặc năm, nhưng thời điểm bắt đầu và
thời điểm kết thúc thời hiệu được xác định dựa theo cách xác định ngày tròn. Thời
điểm bắt đầu thời hiệu là thời điểm đến hạn thực hiện quyền yêu cầu, đồng thời
cũng là thời điểm đến hạn thực hiện nghĩa vụ. Điều 154 của bộ luật dân sự 2015
quy định:

23



“1. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được tính từ ngày người có quyền yêu
cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, trừ trường
hợp pháp luật có quy định khác.
2. Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự được tính từ ngày phát sinh quyền
yêu cầu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”
6

Năng lực bồi thường thiệt hại
Trong thực tế không phải người gây thiệt hại nào cũng có ý định gây thiệt
hại cho người khác không ít trường hợp là do lỗi vô ý mà gây nên thiệt hại quá lớn.
Dưới góc độ pháp lý thì các hành vi vi phạm pháp luật do lỗi cố ý là thể hiện sự
chống đối xã hội cao hơn các hành vi do lỗi cố ý. Do đó không đặt vấn đề giảm bồi
thường do lỗi cố ý, mà chỉ xem xét giảm bồi thường trong trường hợp người gây
thiệt hại do lỗi cố ý. Đây là nguyên tắc cụ thể, bổ sung cho nguyên tắc trên nhằm
vừa đảm bảo tính khả thi của các quyết định buộc bồi thường, vừa căn cứ vào mức
độ lỗi để đảm bảo tính hợp lý khi buộc bồi thường. Nếu thiệt hại không lớn thì dù
người gây thiệt hại chỉ có lỗi vô ý thì cũng phải bồi thường toàn bộ thiệt hại.
Nhưng nếu thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của người
gây thiệt hại thì cần xem xét để giảm mức độ bồi thường.
Khi ấn định mức bồi thường cũng phải dựa trên nguyên tắc mỗi công dân
đều phải tự chịu trách nhiệm về chính hành vi của mình. Có những trường hợp ban
đầu kẻ vi phạm chỉ có ý định xâm phạm tinh thần nhưng quá trình diễn biến đã gây
thiệt hại cả về sức khỏe, quyền tự do,… Thì thiệt hại gây ra càng lớn và mỗi vụ án
đều có những thiệt hại, điều kiện, hoàn cảnh của các bên rất khác

nhau. Do đó,

không thể quy định một mức bồi thường chung cho tất cả các vụ án, mà trách
nhiệm của thẩm phán phải xem xét kỹ từng trường hợp cụ thể. Trong khi vận dụng

cần chú ý phân biệt những điều kiện để giảm mức bồi thường với việc tạm hoãn thi
hành án.
24


Ví dụ: Anh A gây thiệt hại cho anh B nhưng trong thời điểm gây thiệt hại
anh A hoàn toàn không có khả năng bồi thường thiệt hại cho anh B. Nên tòa án đã
hoãn việc thi hành án. Hai năm sau anh A có được một khoản tiền lớn hoàn toàn có
đủ khả năng bồi thường thiệt hại cho anh B thì anh A buộc phải bồi thường thiệt
hại cho anh B.
Đây là nguyên tắc thể hiện tính nhân đạo của pháp luật xã hội chủ nghĩa
cũng như đường lối giải quyết tranh chấp, bởi vì đối với những thiệt hại như nhau,
lỗi cố ý của người gây thiệt hại sẽ bị coi là nghiêm trọng hơn lỗi vô ý. Tuy nhiên
việc áp dụng nguyên tắc này đòi hỏi thẩm phán phải thận trọng nhận xét hoàn cảnh
khả năng kinh tế của từng người. Bởi sau khi gây thiệt hại, người gây thiệt hại
thường sẽ giấu diếm khả năng kinh tế của mình. Vì vậy mà sẽ khó xác định được
khả năng kinh tế của họ để đưa ra mức bồi thường sao cho hợp lý.
7

Xác định mức độ bồi thường thiệt hại
Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của cá nhân được hiểu là do sức khỏe, danh
dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mà người thân gần gũi nhất của nạn nhân phải
chịu đựng đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, bị giảm súc hoặc mất uy
tín, bị bạn bè xa lánh do bị hiểu lầm… và cần phải được bồi thường một khoản tiền
bù đắp tổn thất mà họ phải chịu.
Các tiêu chí để đánh giá mức độ bồi thường thiệt hại đó là:
Thứ nhất là tính chất và mức độ nghiêm trọng của sự xâm hại: Tính chất,
loại quan hệ bị xâm phạm. Có một mối qun hệ bị xâm phạm hay nhiều mối quan hệ
bị xâm phạm. Hành vi xâm phạm đã hoàn thành rồi, hay đang diễn ra giữa chừng
hoặc chỉ vừa mới bắt đầu. Mức độ phải chịu đau đớn về thể xác (trong khi bị xâm

phạm và trong quá trình điều trị), việc đau đớn về thể xác kéo dài bao lâu hay chỉ
mới bắt đầu vì việc đau đớn thể xác kéo dài một thời gian dài khác với việc thể xác
bị đau đớn ít hoặc không đáng kể. Cường độ xâm phạm mãnh liệt hay không? Mức
độ nguy hiểm nhiều hay ít?
25


×