Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Thực hiện pháp luật khiếu nại trên địa bàn huyện nam trà my, tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (587.25 KB, 45 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
------------------

NIÊN LUẬN
ĐỀ TÀI:
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT KHIẾU NẠI
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NAM TRÀ MY,
TỈNH QUẢNG NAM

Họ và tên sinh viên: HỒ THỊ HÀ MAI

Huế, 6/2016


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
------------------

NIÊN LUẬN
KHÓA 37

THỰC HIỆN PHÁP LUẬT KHIẾU NẠI
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NAM TRÀ MY,
TỈNH QUẢNG NAM

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:

SINH VIÊN THỰC HIỆN:

TH.S MAI THỊ DIỆU THÚY



HỒ THỊ HÀ MAI
MSSV: 13A5012002
LỚP: K37E LUẬT HỌC


Huế, 6/2016


Lời Cảm Ơn
Để hoàn thành bài niên luận này, em xin gửi lời cảm ơn
chân thành nhất đến các thầy giáo, cô giáo giảng dạy tại trường
đại học Luật Huế đã hết lòng giảng dạy, trang bị kiến thức cho
em trong suốt quá trình học tập tại trường. Đặc biệt, em xin bày
tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến Thạc Sĩ Mai Thị Diệu Thúy – người đã
trực tiếp hướng dẫn, nhiệt tình giúp đỡ, động viên em trong suốt
quá trình làm niên luận này. Em cũng xin cảm ơn sự hỗ trợ nhiệt
tình, giúp đỡ, động viên của toàn thể bạn bè, người thân trong
suốt quá trình làm bài niên luận này. Mặc dù đã có những cố
gắng song niên luận không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính
mong quý thầy giáo, cô giáo cùng toàn thể bạn bè góp ý để đề
tài được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Hồ Thị Hà Mai


MỤC LỤC
A.PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................8
1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

8
2.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
8
3.PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
9
3.1. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
9
3.1.1. Phạm vi về không gian.........................................................................................................................9
3.1.2 Phạm vi về thời gian.............................................................................................................................9
4.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
9
ĐỀ TÀI CÓ SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CƠ BẢN NHƯ: PHÂN TÍCH CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ VẤN ĐỀ
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỔNG HỢP VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU SO SÁNH, ĐỐI CHIẾU SỐ LIỆU THU THẬP
THÔNG QUA PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC.
9
5.Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI:
9
5.1 Ý NGHĨA LÝ LUẬN:
9
KHI NGHIÊN CỨU CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ VẤN ĐỀ KHIẾU NẠI VÀ THỰC HIỆN KHIẾU NẠI GIÚP EM CÓ CÁI NHÌN TỔNG QUAN
VỀ CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ VẤN ĐỀ NÀY. CỤ THỂ LÀ LÀM RÕ ĐƯỢC CÁC VẤN ĐỀ NHƯ: CHỦ THỂ CÓ QUYỀN KHIẾU NẠI,
CHỦ THỂ CÓ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, NHỮNG VẤN ĐỀ NÀO ĐƯỢC PHÉP KHIẾU NẠI, NHỮNG HÀNH VI NÀO BỊ NGHIÊM
CẤM KHI THỰC HIỆN KHIẾU NẠI VÀ NGƯỜI KHIẾU NẠI CÓ THỂ RÚT KHIẾU NẠI BẤT CỨ THỜI ĐIỂM NÀO TRONG QUÁ TRÌNH KHIẾU
NẠI. TỪ ĐÓ CÓ THỂ HIỂU RÕ HƠN VỀ VIỆC THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT ĐÓ TRÊN THỰC TẾ Ở ĐỊA BÀN HUYỆN NAM

TRÀ MY.
9
5.2 Ý NGHĨA THỰC TIỄN:
10
QUA CÁC CON SỐ THỐNG KÊ Ở THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT KHIẾU NẠI TẠI HUYỆN NAM TRÀ MY EM NHẬN THẤY

ĐƯỢC MỘT SỐ BẤT CẬP NHƯ VIỆC HIỂU LUẬT KHÁC NHAU DẪN ĐẾN TÌNH TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT KHÔNG ĐỒNG NHẤT, CÁC
VĂN BẢN PHÁP LUẬT CHƯA RÕ RÀNG LÀM CHO NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN LÚNG TÚNG TRONG VIỆC ÁP DỤNG VÀ VIỆC GIẢI QUYẾT
KHIẾU NẠI CÒN QUANH CO KHÔNG CÔNG BẰNG. QUA THỰC TRẠNG CÒN TỒN TẠI ĐÓ THÌ EM XIN MẠNH DẠN ĐỀ RA CÁC GIẢI
PHÁP Ý KIẾN MANG TÍNH CÁ NHÂN ĐỂ MÀ KHẮC PHỤC.

10
10

6.KẾT CẤU BÀI NIÊN LUẬN

B.PHẦN NỘI DUNG.........................................................................................11
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT KHIẾU
NẠI 11
1.1. KHÁI QUÁT VỀ KHIẾU NẠI VÀ QUYỀN KHIẾU NẠI
11
1.1.1. Khái niệm khiếu nại............................................................................................................................11
1.1.2 Khái niệm quyền khiếu nại.................................................................................................................12
1.1.3 Đặc điểm quyền khiếu nại:..................................................................................................................12
1.1.4 Những quy định của pháp luật hiện hành nhằm bảo đảm quyền khiếu nại của công dân................13
1.2.THƯC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ KHIẾU NẠI
17
1.2.1. Khái niệm thực hiện pháp luật khiếu nại..........................................................................................17
1.2.2. Các hình thức thực hiện pháp luật khiếu nại.....................................................................................17
1.3. NHỮNG QUY ĐINH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT KHIẾU NẠI
19
1.3.1 Chủ thể................................................................................................................................................19
1.3.2 Nội dung:.............................................................................................................................................20

1.3.2.1 Quyền và nghĩa vụ của nguời khiếu nại:.....................................................................................................20
1.3.2.2 Quyền và nghĩa vụ người bị khiếu nại........................................................................................................23

1.3.2.3 Quyền và nghĩa vụ của người giải quyết khiếu nại lần đầu........................................................................25
1.2.3.4 Quyền và nghĩa vụ của người giải quyết khiếu nại lần hai..........................................................................26

1.3.3 Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm
.....................................................................................................................................................................27
1.3.4 Thời hiệu khiếu nại:.............................................................................................................................28
1.3.5 Để thực hiện việc khiếu nại, người khiếu nại phải khiếu nại đến.......................................................28
1.3.6 Những trường hợp khiếu nại không được thụ lý để giải quyết..........................................................29
1.3.7 Thời hạn giải quyết khiếu nại..............................................................................................................29
1.3.8. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại.......................................................................................................30
1.4 Ý NGHĨA CỦA QUYỀN KHIẾU NẠI VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI
30
1.4.1 Ý nghĩa của quyền khiếu nại...............................................................................................................31

5


1.4.2 Ý nghĩa của giải quyết khiếu nại.........................................................................................................31

CHƯƠNG 2: THƯC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO THỰC HIỆN
QUYỀN KHIẾU NẠI TẠI HUYỆN NAM TRÀ MY.....................................32
2.1 THƯC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO THƯC HIỆN QUYỀN KHIẾU NẠI TẠI HUYỆN NAM TRÀ MY, TỈNH QUẢNG NAM.
32
2.1.1 Điều kiện về kinh tế - xã hội của huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam.............................................32
2.1.2 Thực trạng thực hiện pháp luật khiếu nại tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam.........................33
2.1.2.1 Thực trạng.................................................................................................................................................33
2.1.2.2 Kết quả đạt được.......................................................................................................................................34
2.1.2.3 Những tồn tại và hạn chế trong việc thưc hiện quyền khiếu nại tại huyện Nam Trà My............................35
2.1.2.4 Nguyên nhân..............................................................................................................................................36


2.2. ĐỀ XUẤT NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT KHIẾU NẠI.
39
2.2.1 Tăng cường phát huy trách nhiệm của cấp uỷ đảng trong công tác giải quyết khiếu nại.................39
2.2.2. Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực khiếu nại của cá cơ quan chức năng và tích
cực chủ động thanh tra kiểm tra xử lý vụ việc.............................................................................................40
2.2.3 Nâng cao chất lượng đổi mới công tác tiếp dân giải quyết khiếu nại với thưc hiện có hiệu quả cải
cách hành chính...........................................................................................................................................40
2.2.4 Phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị trong công tác tiếp dân giải quyết khiếu nại. .41
2.2.5 Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến giáo duc pháp luật khiếu nại........................................41

C.KẾT LUẬN....................................................................................................43
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................44

6


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
PT – TH

: Phát thanh truyền hình

UBMT

: Uỷ ban mặt trận

UBND

: Uỷ ban nhân dân

HĐND


: Hội đồng nhân dân

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa

7


A.

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Khiếu nại là những quyền cơ bản của công dân , quyền này được sử dụng
không hạn chế ở bất cứ lĩnh vực nào và được ghi nhận trong Hiến pháp 2013.
Việc Hiến pháp ghi nhận quyền khiếu nại của công dân cho thấy vị trí, vai trò vô
cùng quan trọng của quyền năng pháp lý này. Trong những năm qua, thông qua
công tác tiếp dân, nỗ lực giải quyết khiếu nại của các cấp, các ngành nói chung,
huyện Nam Trà My nói riêng đã phát huy được tính dân chủ trong đời sống xã
hội, phát hiện ra nhiều tiêu cực, những bất cập, kẽ hở trong cơ chế, chính sách
của Nhà nước. Các hoạt động này đã góp phần khôi phục lại quyền và lợi ích
hợp pháp của công dân, thu hồi tiền, tài sản bị thất thoát về cho Nhà nước, tập
thể và công dân bị chiếm đoạt trái phép, xử lý kỷ luật cán bộ sai phạm, nghiêm
khắc với những kẻ lợi dụng dân chủ trong khiếu nại để trục lợi, kiến nghị các
giải pháp, bổ sung sửa đổi cơ chế chính sách cho Nhà nước, địa phương, củng
cố lòng tin của quần chúng nhân dân với Đảng và Nhà nước. Bên cạnh những
việc đã làm được trong công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại thì trong công tác
này ở địa bàn huyện Nam Trà My vẫn còn bộc lộ những hạn chế đó là: Việc tổ

chức tiếp dân ở một số phòng ban chuyên môn, cơ sở xã huyện còn chạy theo
hình thức chưa tuân thủ các quy trình tiếp công dân, giải quyết khiếu nại một số
nơi chưa đúng pháp luật hoặc giải quyết qua loa đại khái, kéo dài thời hạn giải
quyết và né tránh, đùn đẩy giải quyết đơn thư gây ra những điểm “nóng” trong
giải quyết khiếu nại, xử lý tình trạng những kẻ lợi dụng khiếu nại để vu cáo bôi
nhọ chính quyền, những kẻ kích động lôi kéo quần chúng nhân dân nên cá biệt ở
một số xã bất ổn do khiếu nại gây ra. Xuất phát từ tình hình đó, cùng với những
kiến thức tiếp thu được, em đã chọn đề tài: “ Thực hiện pháp luật khiếu nại trên
địa bàn huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam ”.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này là dựa trên các cơ sở những quy
định của luật thực định để tìm hiểu và phân tích, lý giải một số bất cập và hạn
8


chế trong việc tiếp nhận đơn thư khiếu nại và giải quyết khiếu nại, đồng thời
kiến nghị những phương án giải quyết khiếu nại để nâng cao hiệu quả thực hiện
pháp luật khiếu nại của công dân cũng như các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
trong việc giải quyết đơn thư khiếu nại.
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
3.1. Phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Phạm vi về không gian
Thưc hiện pháp luật khiếu nại là vấn đề rộng và được quy định trong nhiều
lĩnh vực trên phạm vi lãnh thổ toàn quốc nên không thể trình bày được hết các
vấn đề đó vì vậy để tập trung nghiên cứu vấn đề lý luận và thực tiễn thưc hiện
pháp luật khiếu nại trên địa bàn huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam.
3.1.2 Phạm vi về thời gian
Sử dụng số liệu trong báo cáo kết quả công tác thanh tra của huyện Nam Trà
My từ năm 2012 đến tháng 12/2015 của phòng Thanh tra huyện Nam Trà My.
3.2 Đối tượng nghiên cứu

Các quy đinh của pháp luật hiện hành về quyền khiếu nại.
Thực trang khiếu nại và giải quyết khiếu nại tại Ủy ban nhân dân huyện
Nam Trà My.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài có sử dụng phương pháp nghiên cứu cơ bản như: phân tích các quy
định pháp luật Việt Nam về vấn đề thực hiện pháp luật và giải quyết khiếu nại,
tổng hợp vấn đề cần nghiên cứu so sánh, đối chiếu số liệu thu thập thông qua
phương pháp điều tra xã hội học.
5. Ý nghĩa của đề tài:
5.1 Ý nghĩa lý luận:
Khi nghiên cứu các quy định pháp luật về vấn đề khiếu nại và thực hiện
khiếu nại giúp em có cái nhìn tổng quan về các quy định của pháp luật về vấn đề
này. Cụ thể là làm rõ được các vấn đề như: chủ thể có quyền khiếu nại, chủ thể
có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, những vấn đề nào được phép khiếu nại,
những hành vi nào bị nghiêm cấm khi thực hiện khiếu nại và người khiếu nại có
thể rút khiếu nại bất cứ thời điểm nào trong quá trình khiếu nại. Từ đó có thể
9


hiểu rõ hơn về việc thực hiện các quy định của pháp luật đó trên thực tế ở địa
bàn huyện Nam Trà My.
5.2 Ý nghĩa thực tiễn:
Qua các con số thống kê ở thực trạng việc thực hiện pháp luật khiếu nại tại
huyện Nam Trà My em nhận thấy được một số bất cập như việc hiểu luật khác
nhau dẫn đến tình trạng thực hiện pháp luật không đồng nhất, các văn bản pháp
luật chưa rõ ràng làm cho người có thẩm quyền lúng túng trong việc áp dụng và
việc giải quyết khiếu nại còn quanh co không công bằng. Qua thực trạng còn tồn
tại đó thì em xin mạnh dạn đề ra các giải pháp ý kiến mang tính cá nhân để mà
khắc phục.
6. Kết cấu bài niên luận

Bao gồm các phần sau:
Phần mở đầu
Phần nội dung bao gồm:
Chương 1: Lý luận về thực hiện pháp luật khiếu nại
Chương 2:Thưc trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện quyền
khiếu nại tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam.
Phần kết luận

10


B.

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN
PHÁP LUẬT KHIẾU NẠI
1.1. Khái quát về khiếu nại và quyền khiếu nại
1.1.1. Khái niệm khiếu nại
Khiếu nại là một trong những hoạt động của công dân đã được ghi nhận tại
Hiến pháp năm 2013. Đó là hiện tượng phát sinh trong đời sống xã hội như là một
phản ứng của con người trước một quyết định, một hành vi nào đó mà người
khiếu nại cho rằng quyết định hay hành vi đó là không phù hợp với các quy tắc,
chuẩn mực trong đời sống cộng đồng, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp
của mình. Dưới góc độ pháp lý, khiếu nại được hiểu là: “việc công dân, cơ quan,
tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật khiếu nại, tố cáo quy định đề
nghị với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành
chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn
cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi
ích hợp pháp của mình” (Khoản 1 Điều 2 Luật khiếu nại, tố cáo).

Từ khái niệm có thể thấy: khiếu nại là đề nghị của cá nhân, cơ quan, tổ
chức chịu tác động trực tiếp của quyết định hành chính hay hành vi hành chính
hoặc là đề nghị của cán bộ, công chức chịu tác động trực tiếp của quyết định kỷ
luật đối với cơ quan, tổ chức hoặc người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
Đề nghị này xuất phát từ nhận thức chủ quan của người khiếu nại khi họ
cho rằng quyền và lợi ích chính đáng của mình bị xâm phạm bởi quyết định
hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc. Cơ quan nhà
nước có thẩm quyền chỉ có thể kết luận là có sự vi phạm hay không sau khi đã
xem xét một cách khách quan và thận trọng nội dung vụ việc cùng những tài liệu
và chứng cứ có liên quan.
Như vậy, khiếu nại là hành vi của các chủ thể như cơ quan nhà nước, tổ
chức và cá nhân, còn hoạt động giải quyết khiếu nại là hoạt động mang tính
quyền lực nhà nước, chỉ được thực hiện bởi người có thẩm quyền trong cơ quan
11


hành chính nhà nước theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Quyền khiếu
nại của công dân xuất hiện trong mối liên hệ với quá trình thực hiện chức năng
quản lý nhà nước. Quá trình công dân thực hiện quyền khiếu nại chính là quá
trình cung cấp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền các tài liệu, chứng cứ về sự
vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân từ phía cơ quan và người có
thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước.
Bởi người khiếu nại không được sử dụng quyền lực nhà nước trong lĩnh
vực giải quyết khiếu nại nên họ không thể tự mình khôi phục lại những quyền và
lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, do đó họ phải đề nghị cơ quan nhà nước hoặc
người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiến hành giải quyết khiếu nại của họ
theo thủ tục mà pháp luật quy định. Các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có
thẩm quyền giải quyết khiếu nại một mặt sử dụng những tài liệu, chứng cứ tiếp
nhận từ người khiếu nại; mặt khác thu thập, xác minh thêm thông tin, tài liệu từ
những nguồn khác để làm căn cứ cho việc giải quyết.

1.1.2 Khái niệm quyền khiếu nại
Quyền khiếu nại là những quyền cơ bản của công dân, được Hiến pháp,
pháp luật ghi nhận và bảo đảm thực hiện. Điều 30 Hiến pháp 2013 quy định rõ:
“Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm
quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân”.
1.1.3 Đặc điểm quyền khiếu nại:
Khiếu nại là một phương thức thể hiện quyền dân chủ của nhân dân và là
một trong những phương thức thực hiện quyền giám sát của nhân dân đối với bộ
máy Nhà nước. Xuất phát từ tư tưởng “lấy dân là gốc”, từ bản chất chính trị của
chế độ dân chủ nhân dân, ngay từ khi mới thành lập chính thể mới, cùng với
việc thiết lập chính quyền các cấp, Đảng, Bác Hồ và Chính phủ đã khẳng định
quyền làm chủ của nhân dân.
Là quyền của cá nhân cơ quan tổ chức cán bộ công chức yêu cầu cơ quan
nhà nước, tổ chức xã hội hoặc người có chức vụ giải quyết vi phạm các quyền
hoặc lợi ích hợp pháp của bản thân người khiếu nại khi người khiếu nại cho rằng

12


quyết định hoặc hành vi của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội hoặc người có
chức vụ trái pháp luật xâm hại quyền lợi ích hợp pháp của mình.
Đó là sự phản kháng của người dân một cách chính thức trực tiếp về sự
không hài lòng của mình đến cơ quan, cá nhân tổ chức có thẩm quyền đối với
quyết định hành vi của họ. Sự phản kháng của người khiếu nại có thể là do quyết
định, hành vi pháp lý trái pháp luật xâm phạm thẩm quyền lợi ích hợp pháp của
họ và cũng có thể do sự khác biệt về mong muốn của người khiếu nại với quyết
định của cơ quan giải quyết khiếu nại.
Quyền khiếu nại là cơ chế nhằm đảm bảo nhân dân truyền đạt ý chí mong
muốn của mình đến cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và cá nhân được trao
quyền thực hiện quyền lực nhà nước.

Sự khác nhau về đối tượng tác động và mối quan hệ pháp luật mà mỗi
quyền hướng đến dẫn đến không thể sử dụng quyền này để thay thế quyền khác
mà mỗi quyền trở thành phương diện pháp lý để nhân dân bảo vệ các quyền và
lợi ích của mình trong mỗi lĩnh vực của đời sống xã hội vì thế mà quyền khiếu
nại là cơ chế pháp lý quan trọng nhất đảm bảo cho nhân dân có thể tự mình bảo
vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình trong mối quan hệ với cơ quan nhà nước, tổ
chức xã hội, cá nhân được trao quyền trong các mối quan hệ được gắn liền với
trật tự quản lý Nhà nước. Qua đây ta thấy được quyền khiếu nại như là một công
cụ hữu hiệu để nhân dân thực hiện tốt quyền làm chủ và giám sát hoạt động của
cơ quan nhà nước, góp phần làm trong sạch bộ máy nhà nước đồng thời qua đó
phát huy dân chủ tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
1.1.4 Những quy định của pháp luật hiện hành nhằm bảo đảm quyền
khiếu nại của công dân
Việc giải quyết khiếu nại phải chính xác, khách quan, công khai dân chủ,
kịp thời, đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật bảo vệ nhà nước tập thể
quyền lợi ích của tổ chức, cá nhân.
Trách nhiệm giải quyết khiếu nại và phối hợp giải quyết khiếu nại của các
cơ quan, tổ chức, cá nhân được quy định tại Điều 5 Luật Khiếu nại năm 2011,
theo đó, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan, tổ
13


chức, cá nhân có trách nhiệm:
- Tiếp nhận, giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các khiếu nại, xử lý nghiêm
minh người vi phạm; áp dụng biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn thiệt hại có
thể xảy ra; bảo đảm cho quyết định giải quyết khiếu nại được thi hành nghiêm
chỉnh và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
- Phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc giải
quyết khiếu nại; cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến việc khiếu nại theo
yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó.

- Kiểm tra, xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết
định kỷ luật của mình; nếu trái pháp luật phải kịp thời sửa chữa, khắc phục,
tránh phát sinh khiếu nại.
Nhà nước khuyến khích việc hòa giải tranh chấp giữa các cơ quan, tổ chức, cá
nhân trước khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đó.

14


Trong quá trình thực hiện việc khiếu nại, giải quyết khiếu nại không phải
lúc nào người khiếu nại, người bị khiếu nại, người giải quyết khiếu nại hoặc cơ
quan, tổ chức, cá nhân khác tham gia quan hệ này cũng thực hiện theo đúng quy
định của pháp luật. Tình trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có
nguyên nhân là do nhận thức về pháp luật của các chủ thể liên quan còn hạn chế
hoặc do vì lợi ích chưa thoả đáng cho nên đã cố ý không thực hiện, thậm chí
chống đối, gây mất ổn định an ninh chính trị, trận tự an toàn xã hội. Để pháp
luật được thực hiện nghiêm chỉnh, đưa việc khiếu nại, giải quyết khiếu nại đạt
hiệu quả, tránh việc lợi dụng quyền khiếu nại hoặc quyền công dân để gây rối
làm mất ổn định xã hội, Luật khiếu nại đã có các quy định cấm đối với một số
hành vi trong quá trình khiếu nại, giải quyết khiếu nại tùy theo đối tượng, tính
chất, mức độ vi phạm, người có hành vi vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc
truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường hoặc bồi
hoàn theo quy định của pháp luật.
Trên cơ sở kế thừa các quy định của Luật khiếu nại năm 1998, Điều 6 của
Luật khiếu nại năm 2011 đã đưa ra 9 hành vi bị nghiêm cấm. Cụ thể là: cản trở,
gây phiền hà cho người thực hiện quyền khiếu nại; đe doạ, trả thù, trù dập người
khiếu nại; thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết khiếu nại; không giải quyết
khiếu nại; làm sai lệch các thông tin, tài liệu, hồ sơ vụ việc khiếu nại; cố ý giải
quyết khiếu nại trái pháp luật; ra quyết định giải quyết khiếu nại không bằng hình
thức quyết định; bao che cho người bị khiếu nại; can thiệp trái pháp luật vào việc

giải quyết khiếu nại; cố tình khiếu nại sai sự thật; kích động, xúi giục, cưỡng ép,
dụ dỗ, mua chuộc, lôi kéo người khác tập trung đông người khiếu nại, gây rối an
ninh trật tự công cộng; lợi dụng việc khiếu nại để tuyên truyền chống Nhà nước,
xâm phạm lợi ích của Nhà nước; xuyên tạc, vu khống, đe dọa, xúc phạm uy tín,
danh dự của cơ quan, tổ chức, người có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, người
thi hành nhiệm vụ, công vụ khác; vi phạm quy chế tiếp công dân; vi phạm các
quy định khác của pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại.
Đây là một trong những điều luật được đưa ra dựa trên thực tiễn hiện nay
còn nhiều vấn đề trong vấn đề khiếu nại. Điều luật được đưa ra nhằm hạn chế
15


những hành vi gây cản trở, phiên hà cho người khiếu nại, sự thiếu trách nhiệm từ
phía cán bộ, cơ quan hành chính trong việc tiếp nhận khiếu nại. Đồng thời, hiện
nay các đối tượng chống phá nhà nước đang lợi dụng việc khiếu nại để chống
phá Nhà nước gây nguy hại đến việc ổn định an ninh, trật tự xã hội. Điều luật đã
đưa ra những quy định khá cụ thể và xác đáng. Nó giúp việc ngăn chặn, nghiêm
cấm các hành vi sai phạm trong thực tiễn tiến hành khiếu nại. Đồng thời hỗ trợ
tốt cho người khiếu nại trong quá trình tiến hành khiếu nại.
Bên cạnh đó, để đảm bảo quyền lợi của người khiếu nại trong việc thực
hiện quy trình khiếu nại, luật Khiếu nại 2011 cũng đã quy định về quyền rút
khiếu nại của người khiếu nại như sau: “Người khiếu nại có thể rút khiếu nại tại
bất cứ thời điểm nào trong quá trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại; việc rút
khiếu nại phải được thực hiện bằng đơn có chữ ký hoặc điểm chỉ của người
khiếu nại; đơn xin rút khiếu nại phải gửi đến người có thẩm quyền giải quyết
khiếu nại” ( điều 10, luật Khiếu nại 2011)
Rút khiếu nại là một trong những quyền của người khiếu nại được Luật
khiếu nại năm 2011 kế thừa pháp luật về khiếu nại trước đây và được quy định
thành một điều riêng. Bản chất của việc khiếu nại là người khiếu nại đề nghị
xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằng

quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp
của chính họ. Do đó, khi người khiếu nại thay đổi về nhận thức hoặc vì lý do
khác mà cho rằng quyết định, hành vi đó không trái pháp luật, không xâm phạm
đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì họ có quyền rút khiếu nại.
Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại khi nhận được đơn xin rút khiếu
nại thì đình chỉ việc giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại
về việc đình chỉ giải quyết khiếu nại.
Việc ghi nhận quyền rút khiếu nại giúp người khiếu nại và cơ quan có thẩm
quyền giải quyết tiết kiệm được thời gian, công sức và tiền bạc khi người khiếu
nại cảm thấy thỏa mãn với quyết định hành chính, hành vi hành chính.
Và trình tự khiếu nại được quy đinh tại khoản 1, điều 7 luật khiếu nại 2011
như sau:
16


“1. Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là
trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì
người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc
cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa
án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần
đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có
quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm
quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án
theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu
nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có
quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng
hành chính”
Việc quy định này nhằm đưa ra trình tự cụ thể đối với quá trình tiến hành

khiếu nại nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại. Đồng thời
tạo ra một quy trình minh bạch, rõ ràng trong việc khiếu nại để tránh những hiện
tượng gây phiền hà, thiếu minh bạch, ảnh hưởng tiêu cực đến người khiếu nại.
Qua đây cũng cho thấy rằng Đảng và Nhà nước luôn bảo vệ những quyền
và lợi ích hợp pháp chính đáng của người khiếu nại và những người những chủ
thể có liên quan đến khiếu nại.
1.2.Thưc hiện pháp luật về khiếu nại
1.2.1. Khái niệm thực hiện pháp luật khiếu nại
Thực hiện pháp luật khiếu nại là một quá trình hoạt động có mục đích làm
cho những quy định của pháp luật khiếu nại đi vào cuộc sống, trở thành những
hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật.
1.2.2. Các hình thức thực hiện pháp luật khiếu nại
Căn cứ vào tính chất của hoạt động thực hiện pháp luật, khoa học pháp lý
đã xác định những hình thức thực hiện pháp luật sau:

17


* Tuân thủ pháp luật khiếu nại: Là một hình thức thực hiện pháp luật khiếu
nại, trong đó các chủ thể pháp luật kiềm chế không tiến hành những hoạt động
mà pháp luật cấm tại điều 6 Luật Khiếu nại 2011.
* Thi hành pháp luật khiếu nại: Là một hình thức thực hiện pháp
luật, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng
hành động tích cực. Chẳng hạn các đối tượng nộp thuế cho nhà nước đầy đủ,
đúng hạn.
Khác với tuân thủ pháp luật, trong hình thức thi hành pháp luật đòi hỏi chủ
thể phải thực hiện nghĩa vụ pháp lý dưới dạng hành động tích cực.
* Sử dụng pháp luật khiếu nại: trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện
quyền chủ thể của mình. Chẳng hạn thực hiện các quyền khởi kiện, khiếu nại
trong khuôn khổ pháp luật quy định.

* Áp dụng pháp luật khiếu nại: trong đó nhà nước thông qua các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền hoặc nhà chức trách tổ chức cho các chủ thể pháp luật
thực hiện những quy định của pháp luật khiếu nại, hoặc tự mình căn cứ vào
những quy định của pháp luật khiếu nại để tạo ra các quyết định làm phát sinh,
thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể.
Áp dụng pháp luật là hình thức luôn luôn đòi hỏi phải có sự tham gia của
các cơ quan nhà nước hoặc nhà chức trách có thẩm quyền.
Hình thức khiếu nại là cách thức thực hiện quyền khiếu nại của công dân để
bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Theo quy định tại Điều 8 của Luật
khiếu nại 2011 thì người khiếu nại có thể khiếu nại bằng hai hình thức là khiếu
nại thông qua đơn hoặc trực tiếp đến khiếu nại.
Trường hợp khiếu nại được thực hiện bằng đơn thì trong đơn khiếu nại phải
ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ
của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại; tài liệu liên
quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại. Đơn
khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ.
Trường hợp người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp thì người tiếp nhận
khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại hoặc người tiếp nhận
18


khiếu nại ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản và yêu cầu người khiếu nại ký hoặc
điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; tên,
địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu
nại; nội dung, lý do khiếu nại; tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu
cầu giải quyết của người khiếu nại.
1.3. Những quy đinh của pháp luật hiện hành về thực hiện pháp luật
khiếu nại
1.3.1 Chủ thể
Khoản 3 điều 2 Luật Khiếu nại 2011 qui định: “Người khiếu nại là công

dân, cơ quan, tổ chức”. Như vậy chủ thể của quyền khiếu nại bao gồm công dân,
cơ quan tổ chức hoặc cán bộ công chức. Trên thực tế người chủ yếu thực hiện
quyền khiếu nại là công dân, công dân là chủ thể chính của quyền khiếu nại.
Theo Hiến pháp 2013 và Luật Quốc tịch 2014 thì công dân nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam. Mọi công dân Việt
Nam đều có quyền khiếu nại, kể cả những tội phạm, họ có thể bị hạn chế một số
quyền công dân ( quyền tự do đi lại, quyền bầu cử, quyền ứng cử…) nhưng họ
là công dân Việt Nam và họ có quyền khiếu nại.
Về nội dung khiếu nại của cơ quan, tổ chức các văn bản pháp luật về khiếu
nại trước đây chỉ quy định quyền khiếu nại của công dân mà không quy định
quyền khiếu nại của cơ quan, tổ chức. Trên thực tế không chỉ có công dân mà
các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội cũng chịu sự tác động của các quyết định
hành chính, hành vi hành chính. Trong quá trình quản lý nhà nước nhiều khi các
cơ quan quản lý nhà nước có những quyết định hành chính, hành vi hành chính
ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan nhà nước khác. Vì vậy Luật Khiếu nại
quy định cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại bao gồm: Cơ quan nhà nước, Tổ
chức Chính trị, Tổ chức Chính trị xã hội, Tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức
kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân có quyền khiếu nại. Việc khiếu nại của các cơ
quan, tổ chức phải thông qua người đại diện hợp pháp. Trong xu thế hội nhập và
mở cửa có rất nhiều người nước ngoài đến Việt Nam làm ăn, sinh sống, học tập
hay tham quan du lịch, họ cần phải tuân thủ pháp luật Việt Nam và cũng được
19


pháp luật Việt Nam bảo vệ. Nếu họ bị cản trở hoặc gây khó khăn trái phép hoặc
bị một quyết định hành chính, hành vi hành chính gây thiệt hại đến lợi ích hợp
pháp thì họ cũng có quyền khiếu nại như bất kỳ công dân Việt Nam nào (Hiện
tại Luật khiếu nại và các văn bản hướng dẫn thi hành chưa quy định người nước
ngoài khiếu nại, trên thực tế đã xảy ra.)
1.3.2 Nội dung:

Bao gồm các quyền và nghĩa vụ của cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện
pháp luật khiếu nại, đuợc quy định như sau:
1.3.2.1 Quyền và nghĩa vụ của nguời khiếu nại:
(Căn cứ Khoản1, Khoản 2, Điều12 Luật khiếu nại 2011)
* Quyền của người khiếu nại
Người khiếu nại có quyền tự mình khiếu nại, ở một số trường hợp đặc biệt
người khiếu nại không thể tự mình khiếu nại được như :
+ Người khiếu nại là người chưa thành niên , người mất năng lực hành vi
dân sự thì người đại diện theo pháp luật của họ sẽ thực hiện khiếu nại thay họ
+ Nếu như người khiếu nại ốm đau, già yếu, có nhược điểm về thể chất
hoặc một số lý do khách quan nào đó không thể tự mình khiếu nại được thì được
ủy quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, con đã thành niên hoặc
người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ để thực hiện việc khiếu nại.
Qua đó cho thấy nhà nước cũng tạo mọi điều kiện cho người khiếu nại để
thực hiện quyền khiếu nại một cách tốt nhất.
Và ngoài ra, người khiếu nại vốn không am hiểu sâu về pháp luật thì có thể
nhờ luật sư tư vấn pháp luật hoặc ủy quyền cho luật sư khiếu nại để bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Trong trường hợp nếu như người khiếu nại là
người được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật thì được nhờ trợ giúp
viên pháp lý tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho trợ giúp viên pháp lý khiếu
nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Đây là quy định thể hiện tính
nhân văn sâu sắc của Nhà nước ta chăm lo đến các đối tượng chính sách người
nghèo, người già yếu, cô đơn, đồng bào dân tộc thiểu số,.. nhằm giúp họ về mặt
pháp lý để bảo vệ quyền hợp pháp của mình.
20


- Người khiếu nại có quyền tham gia đối thoại hoặc ủy quyền cho người đại
diện hợp pháp tham gia đối thoại. Việc người khiếu nại tham gia đối thoại rất có lợi
cho người khiếu nại, người tham gia đối thoại có quyền phát biểu ý kiến và đưa ra

những bằng chứng liên quan đến vụ việc khiếu nại và những yêu cầu của mình.
- Được biết, đọc, sao chụp, sao chép, tài liệu, chứng cứ do người giải quyết
khiếu nại thu thập để giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà
nước. Điều này đã giúp cho người khiếu nại tiếp cận được nguồn thông tin cần
thiết để làm căn cứ cho việc khiếu nại của mình.
- Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đang lưu giữ, quản lý
thông tin, tài liệu liên quan tới nội dung khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu đó
cho mình trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày có yêu cầu để giao nộp cho người
giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước. Việc quy định
trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho người khiếu nại tiếp cận với tài liệu chứng cứ
liên quan đến việc khiếu nại để làm cơ sở cho việc khiếu nại của mình. Điều này
đã giải tỏa được gánh nặng của người khiếu nại khi phải đi xin tài liệu ở cơ quan
tổ chức đang lưu giữ.
- Được yêu cầu người giải quyết khiếu nại áp dụng các biện pháp khẩn cấp
để ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra do việc thi hành quyết định hành chính bị
khiếu nại. Quy định này sẽ giúp làm tránh những thiệt hại không thể khắc phục
được do phải thi hành quyết định hành chính có sai trái.
- Đưa ra chứng cứ về việc khiếu nại và giải trình ý kiến của mình về chứng
cứ đó. Theo đó, người khiếu nại có quyền đưa ra các chứng cứ để chứng minh
cho việc khiếu nại của mình là đúng và giải trình để bảo vệ ý kiến của mình.
- Nhận văn bản trả lời về việc thụ lý giải quyết khiếu nại, nhận quyết định
giải quyết khiếu nại. Quyền này của người khiếu nại liên quan đến trách nhiệm
của người giải quyết khiếu nại trong việc gửi văn bản thông báo về việc thụ lý
giải quyết khiếu nại và gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại.
- Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm; được bồi thường
thiệt hại theo quy định của pháp luật. Đây là quyền rất quan trọng của người
khiếu nại và đó cũng chính là mục đích của việc khiếu nại. Căn cứ làm phát sinh
21



khiếu nại xuất phát từ việc người khiếu nại cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp
của mình bị xâm phạm. Vì vậy, khi quyết định giải quyết khiếu nại kết luận việc
khiếu nại là đúng thì quyền, lợi ích hợp pháp của họ phải được khôi phục, được
bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật về bồi thường nhà nước.
- Khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quy
định của Luật tố tụng hành chính. Quy định này tạo điều kiện cho người khiếu
nại nếu không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu thì có thể tiếp tục khiếu
nại lên cấp trên trực tiếp hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại toà án.
- Rút khiếu nại. Quy định này nhằm tạo điều kiện cho người khiếu nại tự
xem xét lại việc khiếu nại của mình và tạo khả năng sớm chấm dứt việc khiếu
nại khi họ thấy việc khiếu nại không đúng. Trong thực tế, trong quá trình khiếu
nại đang được xem xét, giải quyết nếu người khiếu nại thấy việc khiếu nại của
mình là thiếu căn cứ hoặc quyền, lợi ích của mình không bị xâm phạm thì họ có
quyền rút đơn, chấm dứt việc khiếu nại của mình.
*Nghĩa vụ của người khiếu nại
- Khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết. Việc khiếu nại đến
đúng thẩm quyền giải quyết thì việc giải quyết khiếu nại sẽ hiệu quả và không
gặp rắc rối vòng vo nhiều. Đồng thời giải quyết nhanh chóng, quyền và lợi ích
hợp pháp của người đi khiếu nại mới được khôi phục và bảo vệ một cách kịp
thời, đúng theo quy định của pháp luật.
- Trình bày trung thực sự việc, đưa ra chứng cứ về tính đúng đắn, hợp lý của
việc khiếu nại; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan cho người giải quyết khiếu
nại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và việc cung cấp
thông tin, tài liệu đó. Việc đưa ra chứng cứ, cung cấp thông tin rất là quan trọng
để xác định sự thật trong việc giải quyết khiếu nại, giúp cho việc giải quyết khiếu
nại thuận lợi hơn. Việc người khiếu nại phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về
nội dung trình bày cung cáp thông tin liệu bởi trong trường hợp người khiếu nại
nếu cố tình khiếu nại sai sự thật hay lợi dụng việc khiếu nại để xâm phạm lợi ích
của người khác thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật đồng thời nhằm khẳng
định tính cưỡng chế của pháp luật nếu như có hành vi vi phạm.

22


- Chấp hành quyết định hành chính, hành vi hành chính mà mình khiếu nại
trong thời gian khiếu nại, trừ trường hợp quyết định, hành vi đó bị tạm đình chỉ
thi hành theo quy định tại Điều 35 của Luật này. Hoạt động quản lý nhà nước rất
đa dạng, bao trùm mọi lĩnh vực, vì thế, cần rất nhiều quyết định hành chính. Nếu
mỗi quyết định hành chính khi bị khiếu nại đều bị tạm ngừng thi hành thì sẽ gây
ách tắc, chậm trễ, ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác quản lý. Do đó, trong
khi khiếu nại, công dân vẫn có nghĩa vụ chấp hành quyết định hành chính hoặc
hành vi hành chính. Tuy nhiên, nếu xét thấy việc thi hành đó sẽ gây ra hậu quả
khó khắc phục thì cơ quan có thẩm quyền tạm đình chỉ thi hành quyết định đó.
Đồng thời, Luật khiếu nại cũng quy định khi có khiếu nại, người có thẩm quyền
kiểm tra, nếu thấy quyết định đó là trái pháp luật thì sẽ sửa đổi hoặc huỷ bỏ
quyết định đó để ban hành quyết định mới cho phù hợp.
- Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực
pháp luật. Về nguyên tắc, quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật
phải được thi hành ngay, ngoài các chủ thể khác, người khiếu nại là một trong
những đối tượng có trách nhiệm thi hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết
khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
Ngoài các quyền và nghĩa vụ quy định nói trên, Luật khiếu nại cũng quy
định người khiếu nại được thực hiện các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của
pháp luật. Quy định này là nhằm đảm bảo sự thống nhất trong việc ghi nhận các
quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại trong Luật khiếu nại 2011 với các văn bản
pháp luật trong các lĩnh vực khác, bảo vệ quyền và lợi ích của người khiếu nại
1.3.2.2 Quyền và nghĩa vụ người bị khiếu nại
(Căn cứ tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 13)
* Quyền của người bị khiếu nại
•Khi bị khiếu nại, người bị khiếu nại có quyền chứng minh cho việc làm
của mình là đúng quy định pháp luật. Do vậy, họ có quyền đưa ra chứng cứ về

tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại.
•Được biết, đọc, sao chụp, sao chép các tài liệu, chứng cứ do người giải
quyết khiếu nại thu thập để giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí
23


mật nhà nước.Quy định mới này rất quan trọng giúp người khiếu nại tiếp cận với
các thông tin liên quan đến việc giải quyết khiếu nại. Nếu như trước đây, Luật
khiếu nại, tố cáo chỉ quy định người khiếu nại được biết các bằng chứng để làm
căn cứ giải quyết khiếu nại. Tuy nhiên, trong thực tiễn, người khiếu nại thường
gặp khó khăn khi thực hiện quyền này và thường khó tiếp cận với các thông tin
về việc giải quyết khiếu nại. Nay, Luật khiếu nại quy định rõ: người khiếu nại
được biết, đọc, sao chụp, sao chép tài liệu, chứng cứ do người giải quyết khiếu
nại thu thập. Việc quy định rõ ràng như vậy sẽ giúp người khiếu nại dễ dàng hơn
trong việc thực hiện quyền, tránh được các cản trở từ phía các cơ quan nhà nước.
•Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đang lưu giữ, quản lý
thông tin, tài liệu liên quan tới nội dung khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu đó
để giao cho người giải quyết khiếu nại và được nhận quyết định giải quyết khiếu
nại lần hai. Tương tự như trên, quy định này cũng tạo điều kiện rất nhiều cho
người bị khiếu nại trong việc tiếp cận các thông tin, tạo thuận lợi cho việc giải
quyết khiếu nại
•Người bị khiếu nại có quyền nhận quyết định giải quyết khiếu nại của
người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu, lần hai hoặc bản án, quyết
định của toà án đối với khiếu nại mà mình đã giải quyết nhưng người khiếu nại
tiếp tục khiếu nại hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại toà án.
* Nghĩa vụ của người bị khiếu nại
- Tham gia đối thoại hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp tham gia
đối thoại;
- Chấp hành quyết định xác minh nội dung khiếu nại của cơ quan, đơn vị có
thẩm quyền giải quyết khiếu nại;

- Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, giải trình về
tính hợp pháp, đúng đắn của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu
nại khi người giải quyết khiếu nại hoặc cơ quan, đơn vị kiểm tra, xác minh yêu
cầu trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày có yêu cầu;
- Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực
pháp luật;
24


- Sửa đổi hoặc hủy bỏ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành chính
bị khiếu nại;
- Bồi thường, bồi hoàn thiệt hại do quyết định hành chính, hành vi hành
chính trái pháp luật của mình gây ra theo quy định của pháp luật về trách nhiệm
bồi thường của Nhà nước.
1.3.2.3 Quyền và nghĩa vụ của người giải quyết khiếu nại lần đầu
(Quy định tại điều 14 Luật Khiếu nại năm 2011)
* Quyền của người giải quyết khiếu nại lần đầu:
- Yêu cầu người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp
thông tin, tài liệu, chứng cứ trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày có yêu cầu để
làm cơ sở giải quyết khiếu nại; Quyết định áp dụng, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp
theo quy định tại Điều 35 của Luật này.
* Nghĩa vụ của người giải quyết khiếu nại lần đầu:
- Tiếp nhận khiếu nại và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, cơ
quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra
nhà nước cùng cấp về việc thụ lý giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành
chính, hành vi hành chính bị khiếu nại; giải quyết khiếu nại đối với quyết định
hành chính, hành vi hành chính khi người khiếu nại yêu cầu; tổ chức đối thoại
với người khiếu nại, người bị khiếu nại và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên
quan; gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại và chịu trách
nhiệm trước pháp luật về việc giải quyết khiếu nại của mình; trường hợp khiếu

nại do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển đến thì phải thông báo
kết quả giải quyết khiếu nại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đó theo quy định của
pháp luật; cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung khiếu
nại khi người khiếu nại yêu cầu; cung cấp hồ sơ giải quyết vụ việc giải quyết
khiếu nại khi người giải quyết khiếu nại lần hai hoặc Tòa án yêu cầu.
- Giải quyết bồi thường, bồi hoàn thiệt hại do quyết định hành chính, hành
vi hành chính gây ra theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của
Nhà nước.

25


×