BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
HOÀNG VY TIN
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ SỬ DỤNG ĐẤT
RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẮC TRÀ MY,
TỈNH QUẢNG NAM
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 60.31.05
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Đà Nẵng - Năm 2015
Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. NINH THỊ THU THỦY
Phản biện 1: PGS.TS. ĐÀO HỮU HÒA
Phản biện 2: TS. NGUYỄN NGỌC QUANG
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
Thạc sĩ kinh tế tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 10 tháng 01 năm
2015.
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng.
- Thư viện Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Bắc Trà My là huyện miền núi cao của tỉnh Quảng Nam. Dân
cư sống trên địa bàn hầu hết là dân cư nghèo, trình độ thấp. Việc phá
rừng làm rẫy bảo đảm cuộc sống của người dân vẫn thường xuyên
xảy ra, diện tích đất có rừng ngày càng giảm, diện tích đất chưa có
rừng ngày càng tăng, diện tích đất rừng được đưa vào sử dụng hàng
năm ít, hiệu quả trên đơn vị diện tích đất thấp (cơ cấu cây trồng đơn
điệu, việc sử dụng giống, phương pháp canh tác truyền thống đang là
chủ yếu), mức sống người dân còn thấp. Điều đó đã tạo ra nhiều vấn
đề về nguồn tài nguyên thiên nhiên và góp phần gây ra tình trạng ô
nhiễm môi trường, suy thoái đất. Xuất phát từ những yêu cầu cấp
bách trên, tôi đi vào nghiên cứu đề tài: “c v
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng QLSD đất rừng trên địa bàn huyện phát
hiện các nguyên nhân chính tác động đến việc quản lý về sử dụng đất
rừng của huyện, từ đó đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện
công tác QLSD đất rừng trên địa bàn huyện trong thời gian tới.
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Tập hợp, hệ thống hóa cơ sở lý luận về QLSD đất rừng.
- Đánh giá thực trạng QLSD đất rừng của huyện Bắc Trà My
giai đoạn 2003 -2013
- Phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng tới việc QLSD đất
rừng trên địa bàn huyện.
2
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác
QLSD đất rừng trên địa bàn huyện trong thời gian tới.
3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích xử lý số liệu, thống kê, kế thừa, bổ
sung; so sánh
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung QLSD đất rừng, các
nhóm hộ sử dụng đất rừng, các mối quan hệ chủ yếu tác động đến
QLSD đất rừng trên địa bàn huyện Bắc Trà My.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Đề tài được nghiên cứu tại địa bàn huyện Bắc
Trà My, tỉnh Quảng Nam.
- Về thời gian: Phạm vi thời gian thu thập số liệu nghiên cứu là
kết quả của công tác QLSD đất rừng từ năm 2003 – 2013.
5. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Là tài liệu tham khảo có ý nghĩa thực tiễn trong việc giúp
UBND huyện Bắc Trà My quản lý tốt hơn quỹ đất rừng được nhà
nước giao quản. Giúp vạch ra các chủ trương hành động cụ thể, thực
hiện đúng đắn đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước nhằm phát triển kinh tế, phát triển vốn rừng, nhanh chóng phủ
xanh đất trống đồi núi trọc, gắn lao động với đất đai, ngăn chặn tình
trạng phá rừng bừa bãi, nâng cao trách nhiệm và khuyến khích các tổ
chức, cá nhân bảo vệ, phát triển rừng.
6. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận. Luận văn được kết cấu gồm 3
chương:
3
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý Nhà nước về sử dụng đất rừng
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý Nhà nước về sử dụng
đất rừng tại huyện Bắc Trà My
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý
Nhà nước về sử dụng đất rừng trên địa bàn huyện Bắc Trà My
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
4
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ SỬ DỤNG
ĐẤT RỪNG
1.1. KHÁI QUÁT VỀ SỬ DỤNG ĐẤT RỪNG VÀ QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ SỬ DỤNG ĐẤT RỪNG
1.1.1. Khái niệm, vai trò của đất rừng
a. Khái nit rng
Đất rừng là một bộ phận của đất nông nghiệp bao gồm đất có
rừng tự nhiên; đất rừng trồng; đất sử dụng vào mục đích trồng rừng,
khoanh nuôi bảo vệ, nuôi dưỡng làm giàu rừng, nghiên cứu thí
nghiệm về đất rừng.
t rng
Có nhiều loại độ phì của đất: Độ phì tự nhiên được hình thành
do quá trình hình thành và phát triển của đất với các thuộc tính lý,
hóa, sinh học gắn liền với điều kiện khí hậu, thời tiết. Độ phì nhân
tạo là kết quả của quá trình lao động, sản xuất của con người bổ sung
cho đất thông qua bón phân và tưới tiêu. Độ phì kinh tế là thống nhất
của độ phì tự nhiên và độ phì nhân tạo. Việc sử dụng hiệu quả độ phì
tự nhiên của đất là cơ sở tạo ra năng suất lao động cao.
Việc phân chia độ phì của đất là cơ sở để xác định giá trị kinh tế,
phân hạng, tính thuế, quyền sử dụng và sản lượng giao khoán.
1.1.2. Sử dụng đất rừng
a. Nguyên tc s dt rng
- Sử dụng đất rừng đầy đủ và hợp lý
- Sử dụng đất rừng phải mang lại hiệu quả về mặt kinh tế, xã
hội và môi trường
- Sử dụng đất rừng phải bảo đảm tính bền vững
5
b. ng chính trong s dt rng
- Kết hợp sử dụng đất rừng theo chiều rộng và chiều sâu, trong
đó theo chiều sâu là con đường cơ bản và lâu dài.
- Sử dụng đất rừng theo hướng đa dạng hóa và chuyên môn hóa
1.1.3. Khái niệm quản lý Nhà nước về sử dụng đất rừng
Quản lý Nhà nước về sử dụng đất rừng là tổng hợp các hoạt
động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện và bảo
vệ quyền sở hữu của Nhà nước đối với đất rừng; đó là các hoạt động
nắm chắc tình hình sử dụng đất rừng; phân phối và phân phối lại quỹ
đất rừng theo quy hoạch, kế hoạch; kiểm tra giám sát quá trình quản
lý và sử dụng đất rừng; điều tiết các nguồn lợi từ đất rừng.
1.1.4 Đặc điểm sử dụng đất rừng ảnh hưởng đến công tác
quản lý Nhà nước về sử dụng đất rừng.
- Diện tích đất rừng rộng, địa hình phức tạp, khó xác định ranh
giới cũng như cập nhật biến động diện tích chính xác.
- Diện tích rộng, phân bố không đồng đều nên dễ bị xâm canh,
chuyển mục đích sử dụng.
- Cây trồng trên đất rừng có chu kỳ kinh doanh dài, các hoạt
động trồng, chăm sóc, quản lý, bảo vệ, thu hoạch mất thời gian dài
nên chậm thu hồi vốn và khó xác định giá trị cũng như mức độ tăng
trưởng hàng năm.
- Trình độ dân trí thấp, mức sống thấp, tập quán sản xuất lạc
hậu. Sản xuất lâm nghiệp mang tính xã hội sâu sắc
1.1.5. Ý nghĩa, mục đích, vai trò của quản lý Nhà nước về
sử dụng đất rừng
a quc v s dt rng
Tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý Nhà nước về việc sử
dụng đất rừng được bắt nguồn từ nhu cầu khách quan của việc sử
6
dụng hiệu quả tài nguyên đất, tài nguyên rừng đáp ứng nhu cầu đời
sống xã hội, do tính định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta quy
định.
b. Ma qun lý Nhà nc v s dt rng
- Bảo vệ quyền sở hữu Nhà nước đối với đất rừng, bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất rừng.
- Đảm bảo sử dụng hợp lý quỹ đất rừng của quốc gia.
- Tăng cường hiệu quả sử dụng đất rừng
- Bảo vệ đất, cải tạo đất, bảo vệ môi trường
c. Vai trò ca quc v s dt rng
Hai vai trò cơ bản của quản lý Nhà nước về sử dụng đất rừng:
một là “đại diện chủ sở hữu toàn dân để thống nhất quản lý toàn bộ
đất rừng”; hai là “chủ sử dụng (cụ thể, trực tiếp) đối với bộ phận đất
công”.
1.2 NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ SỬ DỤNG ĐẤT
RỪNG
1.2.1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản
lý Nhà nước về sử dụng đất rừng và tổ chức thực hiện các văn
bản đó.
Khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý sử dụng
đất rừng, các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước về đất đai phải
căn cứ theo thẩm quyền của mình và tuân theo các quy định trong
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Khi tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về quản lý sử
dụng đất rừng của các cấp trên, cơ quản quản lý hành chính nhà nước
về đất đai cũng phải căn cứ theo thẩm quyền của mình mà tổ chức
hướng dẫn cho các cấp quản lý bên dưới và các chủ thể khác tham gia
quan hệ pháp luật hiểu và thực hiện các văn bản đó đạt hiệu quả cao.
7
Việc tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật còn phải tuyên
truyền pháp luật cho người sử dụng hiểu và thực hiện đúng.
1.2.2. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất rừng
- Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất
rừng kỳ trước;
- Kế hoạch thu hồi diện tích các loại đất rừng để phân bổ cho
nhu cầu xây dựng kết cấu hạ tầng; phát triển công nghiệp, dịch vụ;
phát triển khu dân cư nông thôn; quốc phòng, an ninh;
- Kế hoạch chuyển diện tích đất có rừng và đất chưa có rừng
sang sử dụng vào mục đích khác, chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất
trong đất nông nghiệp;
- Kế hoạch khai hoang mở rộng diện tích đất chưa sử dụng vào
sử dụng;
- Cụ thể hoá kế hoạch sử dụng đất rừng 5 năm đến từng năm;
- Giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng đất rừng.
1.2.3. Giao đất, giao rừng
- Căn cứ vào quỹ đất rừng và quy hoạch sử dụng đất rừng, quy
hoạch 3 loại rừng (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất) của
từng địa phương đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê
duyệt để giao.
- Căn cứ vào nhu cầu, khả năng sử dụng đất rừng vào mục đích
lâm nghiệp của các tổ chức, cá nhân được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân
xã, phường, thị trấn nơi cư trú xác nhận.
- Hạn mức đất giao cho hộ gia đình không quá 30ha.
- Thời hạn giao đất, giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân sử
dụng ổn định lâu dài là 50 năm.
1.2.4. Đăng ký, lập và quản lý sổ địa chính, cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất rừng
8
Nội dung hồ sơ địa chính bao gồm các thông tin về thửa đất
sau đây: Số hiệu, kích thước, hình thể, diện tích, vị trí; người sử dụng
thửa đất; nguồn gốc, mục đích, thời hạn sử dụng đất; giá đất, tài sản
gắn liền với đất, nghĩa vụ tài chính về đất đai đã thực hiện và chưa
thực hiện; giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; biến động trong quá
trình sử dụng đất.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho người sử
dụng đất theo một mẫu thống nhất trong cả nước đối với mọi loại đất,
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường
phát hành, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp theo từng
thửa đất.
1.2.5. Kiểm tra, thanh tra trong việc chấp hành luật pháp,
chính sách về sử dụng đất rừng
- Kiểm tra, thanh tra việc quản lý Nhà nước về đất rừng của Uỷ
ban nhân dân các cấp.
- Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất rừng của
người sử dụng đất và của tổ chức, cá nhân khác.
1.2.6. Giải quyết tranh chấp đất rừng; giải quyết khiếu nại,
tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất rừng
- Tranh chấp đất rừng liên quan đến địa giới giữa các đơn vị hành
chính do Uỷ ban nhân dân của các đơn vị đó cùng phối hợp giải quyết.
- Người sử dụng đất có quyền khiếu nại quyết định hành chính
hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai.
- Thời hiệu khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành
chính về quản lý đất đai là ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được quyết
định hành chính hoặc biết được có hành vi hành chính đó. Trong thời
hạn bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết
khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền
9
khiếu nại đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại
Tòa án nhân dân.
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ SỬ DỤNG ĐẤT RỪNG
1.3.1. Điều kiện tự nhiên
1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương
1.3.3. Các chính sách của Nhà nước
10
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ SỬ
DỤNG ĐẤT RỪNG TẠI HUYỆN BẮC TRÀ MY
2.1. ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÌNH HÌNH KT-
XH CỦA HUYỆN BẮC TRÀ MY
2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên
a. V a lý
Tổng diện tích tự nhiên: 82.543,62 ha.
- Phía Đông giáp : Huyện Núi Thành; Tỉnh Quảng Ngãi.
- Phía Tây giáp : Huyện Phước Sơn.
- Phía Nam giáp : Huyện Nam Trà My.
- Phía Bắc giáp : Huyện Tiên Phước, Hiệp Đức.
a mo
Là huyện miền núi có địa hình đồi núi phức tạp, có nhiều dãy
núi cao như núi: Hòn Bà, Răng Cưa…, hệ thống sông suối lớn như:
Sông Trường, Sông Tranh,… giao thông đi lại khó khăn, đặc biệt là
vào mùa mưa.
c. Khí hu
- Nhiệt độ trung bình : 24C
- Lượng mưa trung bình: 3.283 mm
- Độ ẩm trung bình : 80%
Huyện Bắc Trà My nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa,
có hai hướng gió chính: Gió đông bắc, Gió mùa nam - tây nam
u kin t nhiên
- Thuận lợi, tiềm năng:
+ Cách thành phố Tam Kỳ 52km theo tuyến ĐT616 nên có
thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế và các hoạt động văn hóa,
xã hội trên địa bàn huyện.
11
+ Tổng quỹ đất rộng lớn, khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều là
điều kiện có lợi để phát triển bền vững ngành kinh tế nông lâm
nghiệp. Khu vực có tiềm năng về khoáng sản vàng sa khoáng, các
loại quặng; quế Trà My là cây công nghiệp bản địa đặc trưng có giá
trị kinh tế cao.
+ Huyện Bắc Trà My có nguồn tài nguyên nhân văn phong phú
với các khu di tích lịch sử Nước Oa, chiến thắng xã Đốc là những
chiến tích lẫy lừng của vùng đất Trà My, là nguồn động viên tinh
thần to lớn cho nhân dân trong công cuộc xây dựng và phát triển
nông thôn ngày mới.
- Khó khăn, hạn chế
+ Địa bàn đất đai rộng, địa hình phức tạp; sông suối chia cắt nên
khó khăn trong bố trí sản xuất nông lâm nghiệp tập trung theo quy mô
lớn; xây dựng đường giao thông, thủy lợi, trường học và các công trình
dân sinh kinh tế khác.
+ Hệ thống sông suối nhỏ hẹp, lòng sông dốc, nhiều ghềnh thác,
chế độ nước theo mùa; mùa mưa thường có lũ lớn gây xói lở, bồi lấp đất
sản xuất ven sông suối; mùa hạn nguồn nước cạn kiệt không đủ nước
cho sản xuất và sinh hoạt
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội
ng và chuyn du kinh t
Cơ cấu kinh tế có sự chuyển đổi tích cực, theo hướng giảm dần
tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp, tăng công nghiệp và dịch vụ. Tỷ
trọng giá trị NLN tăng bình quân 4,4%, CN-TTCN tăng 20,76%,
thương mại dịch vụ tăng 19,85%.
h tng
c. Dân s ng
c, y t
12
thc trng phát trin kinh t - xã hi tác
n vic s dt rng
Khai thác đất trống đồi núi trọc để sản xuất lâm nghiệp, nông lâm
kết hợp vẫn còn mang tính tự cung tự cấp, khối lượng và giá trị thấp, ứng
dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất hạn chế và ở quy mô nhỏ.
Vốn đầu tư vào đất rừng không nhiều, chưa ổn định, quy mô
manh mún, nhỏ lẻ nên giá trị kinh tế mang lại từ đất không cao.
Thủy điện Sông Tranh 2 đang xây dựng, đây là công trình có
quy mô sử dụng đất lớn, ảnh hưởng đến việc tổ chức sản xuất, sinh
hoạt trên phạm vi 4 xã Trà Bui, Trà Đốc, Trà Tân, Trà Giác; đã và
đang tác động trực tiếp đến việc sử dụng đất rừng tại khu vực này.
2.1.3. Hiện trạng sử dụng đất, cơ cấu các loại đất, tiềm năng
đất đai
n trng s dt
Đất nông nghiệp chiếm 76,54%, phi nông nghiệp chiếm
3,63%, đất chưa sử dụng chiếm 19,8% cho thấy huyện Bắc Trà My là
huyện có tiềm năng đất đai phong phú; ngành sản xuất nông lâm
nghiệp là chủ yếu; công nghiệp đô thị chưa đáng kể; tuy nhiên diện
tích đất chưa sử dụng còn nhiều.
u s dt
Chủ trương của huyện Bắc Trà My là giữ ổn định cơ cấu đất
sản xuất nông nghiệp, tiếp tục đẩy mạnh phát triển công nghiệp dịch
vụ và du lịch; tận dụng, khai thác đất chưa sử dụng vào mục đích phi
nông nghiệp và trồng rừng.
Huyện Bắc Trà My có tiềm năng đất đai lớn, thổ nhưỡng đa
dạng với khoảng 10 - 12 loại đất khác nhau, đất đỏ vàng chiếm 70%
diện tích tự nhiên; mạng lưới sông suối, ao hồ tự nhiên phân bố
tương đối đồng đều là những điều kiện thuận lợi để khai thác tài
13
nguyên đất đai cho phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt có tiềm năng
phát triển ngành nông lâm nghiệp trở thành ngành sản xuất hàng hóa
cạnh tranh trong khu vực dựa vào cây công nghiệp đặc trưng của
huyện như Quế Trà My và một số cây trồng, vật nuôi khác, có tiềm
năng phát triển thủy điện (thủy điện Sông Tranh 2 đang thi công)
Ngoài ra khu vực này đang có các dự án đường Đông Trường
Sơn, Nam Quảng Nam kết nối với đường Hồ Chí Minh; tuyến Trà
My – Dung Quất sẽ là những tác động tích cực tạo điều kiện phát
triển ngành công nghiệp lâm đặc sản (chế biến gỗ mỹ nghệ, gỗ công
nghiệp, tinh dầu quế , công nghệ sau thu hoạch (chế biến các sản
phẩm từ cây dứa, sắn ); dịch vụ du lịch di tích – danh thắng công
trình; quy hoạch các khu dân cư sẽ có nhiều thuận lợi hơn.
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ SỬ
DỤNG ĐẤT RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẮC TRÀ MY
2.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về đất đai
Hoạt động của các phòng ban được sắp xếp một cách chặt chẽ
hợp lý, có sự phân công rõ ràng ở từng cán bộ phụ trách ở các lĩnh
vực, có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên, do vậy đã tạo ra
những tiền đề cho việc quản lý về sử dụng đất nói chung và quản lý
sử dụng quỹ đất rừng nói riêng.
2.2.2. Công tác ban hành các văn bản qui phạm pháp luật về
sử dụng đất rừng và tổ chức thực hiện các văn bản
a. Tình hình trin khai thc hin
Trong 11 năm tách huyện, đã ban hành 80 văn bản chính trong
đó có 39 quyết định, 37 công văn, 4 thông báo. Các văn bản này đã
giúp cho chính quyền cơ sơ có điều kiện thực hiện nhanh chóng,
đồng bộ Luật đất đai và Luật bảo vệ và phát triển rừng, thấy được
nghĩa vụ chính quyền các cấp. Hơn nữa việc ban hành các văn bản
này giúp cho công tác quản lý đất rừng được tiến hành thống nhất
14
trên toàn huyện, khắc phục được phần nào tình trạng mỗi nơi làm
mỗi kiểu hay việc vận dụng tùy tiện trong quá trình vận hành.
b. Tình hình t chc thi n
- Phổ biến luật đất đai và các văn bản liên quan ở các phương
tiện thông tin đại chúng: Phát thanh truyền hình có chuyên đề về Luật
đất đai hàng tuần 1 lần.
- Tổ chức hội nghị phổ biến pháp luật TN-MT cho cán bộ, công
chức, viên chức và người lao động tại các cơ quan, đơn vị, hội đoàn thể
huyện; hội nghị cho báo cáo viên, tuyên truyền viên cấp xã
- Công tác khuyến lâm, đào tạo – tập huấn được thực hiện tốt
2.2.3. Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất rừng
Kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2015 định hướng quản
lý bền vững các khu rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn đồng thời tăng
cường khai hoang, mở rộng diện tích đất rừng sản xuất nhằm tăng
đóng góp của ngành lâm nghiệp vào công tác xóa đói giảm nghèo,
tăng thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân và tích cực phủ xanh đất
trống đồi trọc, bảo vệ môi trường.
2.2.4. Giao đất, giao rừng
Giao đất, giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân ở huyện chưa
được triển khai đồng bộ, chủ yếu giao các xã vùng thấp thuận lợi giao
thông. Kết quả giao đất có nhiều biến động song có xu hướng ổn định
trong các năm gần đây.
Giao đất cho cộng đồng làng thực hiện trong 2 năm 2004 – 2005,
diện tích đất lâm nghiệp giao cho cộng đồng phần lớn thuộc đất lâm
nghiệp có rừng. Kết quả giao đất đạt 100% so với chỉ tiêu kế hoạch.
2.2.5. Công tác đăng ký, lập và quản lý sổ địa chính, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất rừng
UBND huyện Bắc Trà My rất quan tâm trong công tác cấp
Giấy chứng nhận cho nhân dân. Các địa phương đã tiến hành rà soát
15
xác định số hộ đang sử dụng đất nhưng chưa được cấp Giấy chứng
nhận để phân loại xác định đối tượng cụ thể để có kế hoạch thực
hiện. Đầu tháng 5 năm 2013 có 8 xã đã tự thực hiện công tác trích đo,
còn lại 5 xã do cán bộ của phòng Tài nguyên và Môi trường, Văn
phòng đăng ký quyền sử dụng đất hỗ trợ để thực hiện việc trích đo,
đến tháng 7 năm 2013 đã hoàn thành công tác trích đo.
Đầu tư kinh phí mua sắm trang thiết bị để các đơn vị có điều
kiện thực hiện, thường xuyên có sự kiểm tra, giám sát việc thực hiện,
xác định nhiệm vụ trọng tâm của ngành Tài nguyên và Môi trường
huyện trong năm 2013 là đẩy mạnh công tác cấp Giấy chứng nhận.
Giảm thiểu các giấy tờ không cần thiết yêu cầu người dân phải
bổ sung, tăng cường công tác kiểm tra khi tiếp nhận giải quyết hồ sơ
nhằm hạn chế sự đi lại nhiều lần của người dân. Củng cố Tổ tiếp
nhận và giao trả hồ sơ 1cửa để tiếp nhận và giao trả hồ sơ đúng hẹn,
rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ.
Tính đến nay toàn huyện đã cấp được 3.651 giấy CNQSD đất
lâm nghiệp, tỉ lệ diện tích đã cấp đạt: 97 % (so với diện tích đã cấp
Giấy chứng nhận/diện tích đăng ký). Diện tích đã cấp GCNQSDD cho
hộ gia đình, cá nhân: 7.204,58 ha.
2.2.6. Kiểm tra, thanh tra trong việc chấp hành luật pháp,
chính sách về sử dụng đất rừng
Trong quá trình thanh tra, kiểm tra đã phát hiện nhiều sai phạm
như: phá rừng trạng thái ic, trồng rừng sai quy hoạch, bản đồ phục vụ
cho công tác giao đất, giao rừng không đồng bộ, sai lệch, chắp
vá Trước tình hình đó huyện đã ra công văn khẩn trương điều chỉnh
những bất cập trong giao đất, giao rừng trên địa bàn huyện trong thời
gian qua. Nhìn chung, qua kết quả thực hiện cho thấy UBND huyện đã
thực hiện tốt công tác chức năng của mình. Việc sử dụng đất rừng của
các tổ chức, cá nhân tuy có nhiều sai phạm nhưng chưa gây hậu quả
16
nghiêm trọng; sau khi được kiểm tra, phát hiện những hành vi vi phạm
việc sử dụng đất đã được khắc phục, sửa chữa, ý thức chấp hành pháp
luật đã được nâng cao.
2.2.7. Giải quyết tranh chấp về đất rừng; giải quyết khiếu nại,
tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất rừng
Việc tranh chấp đất rừng diễn ra tuy không quyết liệt, gay gắt
nhưng số đơn thư có xu hướng gia tăng.
Tranh chấp, khiếu nại tập trung vào các vấn đề đòi lại đất cũ,
tranh chấp ranh giới sử dụng đất rừng, đòi đền bù thiệt hại đất rừng của
các dự án thủy điện sông tranh 2, dự án quy hoạch trồng cao su
Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến và công tác hòa giải
ở cơ sở, tìm hiểu vụ việc đến nơi đến chốn nên số vụ khiếu nại tranh
chấp đất rừng ở huyện tương đối ít.
2.3. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ SỬ
DỤNG ĐẤT RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẮC TRÀ MY
2.3.1. Những kết quả đạt được
Tính đến năm 2013, trong 82.543,62 ha đất tự nhiên, diện tích
đất rừng của huyện Bắc Trà My là 58.707,80 ha, chiếm 71,12% so
với toàn bộ quỹ đất tự nhiên của huyện.
Mặc dù độ che phủ rừng đang dần dần tăng lên, nhưng chất
lượng rừng chưa có những cải thiện rõ rệt. Sức sản xuất, năng lực
phòng hộ của rừng tự nhiên và rừng trồng còn quá thấp. Càng xuống
cấp dưới, càng đi vào vùng sâu vùng xa có nhiều rừng, các yếu kém
về quản lý Nhà nước đối với rừng càng bộc lộ rõ ràng.
Việc quản lý Nhà nước về sử dụng đất rừng đã có những tác
động tích cực về mặt kinh tế, xã hội và môi trường: tạo việc làm và
thu nhập cho người dân tham gia các dự án; góp phần tăng thu nhập,
cải thiện đời sống và nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng trên địa bàn.
Thực hiện tốt mục tiêu là góp phần đóng góp của ngành lâm nghiệp
17
cho công cuộc xóa đói giảm nghèo; tăng cường độ che phủ của rừng,
bảo vệ đất đai và điều tiết nguồn nước mặt cũng như nguồn nước
ngầm, góp phần cân bằng hệ sinh thái tự nhiên trong khu vực và trên
toàn cầu.
2.3.2. Những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý Nhà nước
về sử dụng đất rừng trên địa bàn huyện Bắc Trà My
Diện tích đất được giao chưa nhiều, chưa chủ động triển khai ở
các xã. Diện tích rừng tuy có tăng nhưng chất lượng và tính đa dạng
sinh học rừng tự nhiên ở nhiều xã vẫn tiếp tục bị suy giảm.
Việc sử dụng đất của nhân dân còn phân tán, manh mún.
Các hộ gia đình chưa mạnh dạn sử dụng giống mới, còn đơn
điệu loài cây trồng, chưa tạo được sự đa dạng sinh học trong rừng
bằng việc hỗn giao các loài cây bản địa
2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại
Hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước về sử dụng đất rừng của
huyện chưa thống nhất, còn phân tán, chia cắt. Số lượng, năng lực và
trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật chưa đáp
ứng yêu cầu công việc, còn thiếu về số lượng và yếu về chuyên môn,
trong khi đó chức năng nhiệm vụ được giao tương đối nhiều, cán bộ địa
chính xã không được ổn định, kiêm nhiệm nhiều việc cho nên hoạt động
còn kém hiệu quả.
Hệ thống chính sách quản lý sử dụng đất rừng nói riêng và
chính sách lâm nghiệp nói chung còn thiếu đồng bộ, chưa phù hợp
với chủ trương xã hội hoá nghề rừng và cơ chế thị trường.
Việc đánh giá hiện trạng rừng chưa được xác định rõ ràng, chưa
có quy hoạch 3 loại rừng, công tác đo đạc thành lập bản đồ địa chính đất
rừng chưa được thực hiện gây khó khăn trong việc xác định hiện trạng
rừng và vị trí giao đất cho phù hợp.
18
Nhân dân chưa thật sự ý thức tầm quan trọng trong công tác quản
lý và sử dụng đất rừng dẫn đến xảy ra những tranh chấp phức tạp, khó
khăn trong việc giải quyết
19
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ SỬ DỤNG ĐẤT RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN BẮC TRÀ MY
3.1. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG TRONG CÔNG TÁC QUẢN
LÝ NHÀ NƯỚC VỀ SỬ DỤNG ĐẤT RỪNG TẠI HUYỆN BẮC
TRÀ MY
3.1.1. Phương hướng, mục tiêu
Tiếp tục phát huy những thành quả đạt được, phân tích đánh
giá tổng hợp, khách quan các nguồn lực hiện có để xây dựng chiến
lược phát triển toàn diện và bền vững.
Phối hợp xây dựng phương án quy hoạch 3 loại rừng, triển
khai thực hiện ngoài thực địa. Thực hiện tốt chủ trương giao đất, giao
rừng đến từng cộng đồng, làng nóc quản lý bảo vệ; Đầu tư kinh phí
trồng rừng để nâng cao độ che phủ, tiếp tục thực hiện chương trình
định canh định cư, trước hết triển khai có hiệu quả đề án xóa nhà
tạm, góp phần cải thiện nhà ở, đất ở, ổn đinh đời sống cho đối tượng
chính sách và hộ nghèo đang gặp khó khăn.
3.1.2. Quan điểm quản lý Nhà nước về sử dụng đất rừng
giai đoạn 20 năm đến
Sử dụng đất rừng theo quy hoạch, kế hoạch; có hiệu quả tổng
hợp về kinh tế, xã hội, môi trường, đáp ứng được yêu cầu phát triển
bền vững. Tích cực chuyển đất chưa sử dụng sang sử dụng vào mục
đích lâm nghiệp, nông lâm kết hợp nhằm khai thác triệt để và sử
dụng tiết kiệm quỹ đất đai.
Sử dụng hợp lý và bền vững quỹ đất rừng trên cơ sở bảo vệ
đất rừng sản xuất có năng suất cao.
3.1.3. Định hướng
20
Hướng chuyển dịch đất rừng: Đất chưa sử dụng được chuyển
sang sử dụng vào mục đích sản xuất lâm nghiệp và trồng rừng với
diện tích 18.000 – 20.000 ha.
Hướng sử dụng đất rừng: trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh
khoảng 15.000 – 17.000 ha.
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN
LÝ NHÀ NƯỚC VỀ SỬ DỤNG ĐẤT RỪNG
3.2.1. Hoàn thiện công tác ban hành các văn bản qui
phạm pháp luật về quản lý sử dụng đất rừng và tổ chức thực hiện
các văn bản
Đẩy mạnh rà soát, xây dựng và hoàn thiện các văn bản về quản
lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng, kiểm tra lại những văn bản nào
có những điểm không còn phù hợp với tình hình thực tế tại địa
phương, đồng thời có những thay đổi mới so với Luật đất đai hiện
nay; xoá bỏ các thủ tục hành chính phiền hà, không hiệu quả. Các
phong tục và luật tục tốt của các xã, thị trấn cần được xem xét để xây
dựng các quy ước bảo vệ và phát triển rừng.
Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật; chú trọng việc tuyên
truyền trực tiếp đến người dân sống gần rừng; những khu vực vùng
sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số ở Trà Ka, Trà Bui, Trà Giáp ; nội
dung cần ngắn gọn, dễ hiểu phù hợp với phong tục tập quán địa
phương để nâng cao nhận thức và trách nhiệm mỗi chủ rừng, mỗi
người dân trong việc bảo vệ và phát triển rừng
3.2.2. Hoàn thiện công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
rừng
Rà soát và lập lại quy hoạch sử dụng rừng và đất rừng là giải
pháp quan trọng nhất để nâng cao hiệu quả các hoạt động phát triển
rừng bền vững khác tiếp theo.
21
- Đối với rừng phòng hộ: điều chỉnh diện tích rừng phòng hộ
không đạt tiêu chí sang rừng sản xuất, đồng thời mở rộng quy hoạch
trồng, khoanh nuôi và quản lý bảo vệ rừng phòng hộ nghiêm ngặt.
- Đối với rừng sản xuất: rà soát đánh giá lại trạng thái rừng
hàng năm, khoanh vùng các khu rừng tự nhiên nghèo kiệt, khả năng
tăng trưởng kém, nếu để rừng phục hồi tự nhiên sẽ không đáp ứng
được yêu cầu kinh tế, phòng hộ vì vậy cần thay thế quy hoạch lại
bằng rừng trồng có năng suất và hiệu quả kinh tế, phòng hộ bảo vệ
môi trường cao hơn.
3.2.3. Hoàn thiện việc giao đất, giao rừng
- Hoàn thiện việc xây dựng quy ước bảo vệ rừng của thôn,
bản: Mỗi thôn bản đều phải tự xây dựng quy ước bảo vệ rừng, quy
ước phải do chính người dân thôn bản tham gia thảo luận xây dựng,
tự nguyện cùng nhau thực hiện, quy ước càng gần với đời sống nhân
dân thì càng tỏ ra có hiệu lực, những quy định mang tính áp đặt
thường khó được người dân chấp nhận.
- Củng cố các tổ chức quản lý bảo vệ rừng của thôn, bản:
Giảm số lượng thành viên của mỗi tổ chỉ còn 2 – 3 người; Các tổ
QLBVR thôn được đặt dưới sự điều hành chung của UBND xã và có
cán bộ chủ chốt của xã tham gia như Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch,
Trưởng Công an xã, Đội trưởng Đội dân quân tự vệ, Cán bộ Lâm
nghiệp xã.
- Xây dựng một số chính sách tài chính về quyền hưởng lợi và
nghĩa vụ trong QLBVR sau khi giao đất, giao rừng: Chính sách
hưởng lợi của người dân nhận rừng cần phải được rõ ràng, đầy đủ, dễ
hiểu đảm bảo cho người dân được hưởng lợi xứng đáng với những gì
họ đầu tư vào rừng. Khi nào người dân nhận thức được đầy đủ quyền
lợi mà họ, cộng đồng họ được hưởng trên vốn rừng được giao thì mới
tích cực tham gia xây dựng và thực hiện quy ước quản lý và bảo vệ
22
rừng ở địa phương; Các dự án lâm nghiệp phải lồng ghép với chương
trình, dự án xoá đói, giảm nghèo, phát triển nông nghiệp và nông
thôn trên địa bàn để sử dụng các nguồn vốn ODA và vốn của Chính
phủ có hiệu quả hơn.
3.2.4. Hoàn thiện công tác đăng ký, lập và quản lý sổ địa
chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rừng
Tuyên truyền, vận động, giải thích để người dân nhận thức đầy đủ
về lợi ích và nghĩa vụ trong việc xác lập quyền sở hữu về đất rừng.
Kiện toàn, nâng cao năng lực chuyên môn, ý thức trách nhiệm
của đội ngũ cán bộ làm công tác chuyên môn, nhất là đội ngũ cán bộ
cơ sở.
Thường xuyên kiểm tra và hỗ trợ về chuyên môn để giúp các
địa phương tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, sai sót trong xác lập
hồ sơ, đồng thời xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu
trong cấp giấp CNQSD đất, giúp các địa phương hoàn thành chỉ tiêu,
nhiệm vụ được giao.
Tăng cường đầu tư kinh phí, mua sắm máy móc, trang thiết bị
chuyên dụng phục vụ công tác đo đạc và xây dựng hệ thống thông tin
đất đai, lưu trữ, cập nhật và chỉnh lý hồ sơ địa chính theo đúng quy
trình
3.2.5. Hoàn thiện công tác kiểm tra, thanh tra trong việc
chấp hành luật pháp và chính sách về sử dụng đất rừng
Theo dõi, cập nhật diễn biến rừng, đất lâm nghiệp; thường
xuyên kiểm tra việc sử dụng rừng, đất lâm nghiệp của các tổ chức, hộ
gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư trên địa bàn xã.
Thường xuyên tổ chức tuần tra, truy quét, đẩy đuổi, phát hiện,
bắt giữ, tịch thu phương tiện, tang vật và truy cứu trách nhiệm hình
sự đối với những đối tượng vi phạm nghiêm trọng trong việc khai
thác, vận chuyển lâm sản, khoáng sản trái phép cũng như tiếp tay cho
23
lâm tặc, vàng tặc phá rừng, kiên quyết đấu tranh, ngăn ngừa, xử lý
nghiêm các trường hợp vi phạm.
Giải quyết các vụ vi phạm phá rừng, lấn chiếm rừng trái pháp
luật đã được phát hiện, xử lý hành chính; không cho canh tác, buộc
trồng lại rừng để khắc phục hậu quả.
Chỉ đạo các ngành chức năng trên địa bàn xử lý nghiêm theo
pháp luật những vụ án điểm về phá rừng, tổ chức xét xử lưu động tại
thôn, làng có người vi phạm để nâng cao tính giáo dục, ren đe cho
những người khác
3.2.6. Giải quyết tốt các tranh chấp, khiếu nại đi đôi với
tuyên truyền giáo dục pháp luật
Việc đo vẽ bản đồ chính xác, xác lập hồ sơ địa chính phải cẩn
thận, chính xác và khách quan đồng thời phải thường xuyên chỉnh lý
sự biến động đất rừng cho phù hợp với thực tế sử dụng.
Việc cắm mốc khi giao đất còn tạm bợ, không đảm bảo tính
lâu dài, vì vậy khi bàn giao mốc ngoài thực địa ở những vị trí dễ biến
động thì cần cắm mốc kiên cố, bảo vệ chặt chẽ.
Khi giải quyết khiếu nại cho dân, các cấp, ngành cần nghiêm
túc giải quyết đơn thuộc thẩm quyền của mình, tránh để dây dưa, kéo
dài thời gian, đùn đẩy lên cấp trên, không để dân đi lại nhiều lần và
không để dân tập trung lên cấp Tỉnh, Trung ương để khiếu nại
3.2.7. Tổ chức bộ máy và đào tạo đội ngũ cán bộ đáp ứng
yêu cầu quản lý Nhà nước về đất rừng
Tăng cường củng cố tổ chức bộ máy ở huyện với các phòng
ban chuyên môn gọn nhẹ, và điều hành có hiệu lực. Đặc biệt, tăng
cường bộ phận thanh tra, kiểm tra đủ mạnh để giải quyết kịp thời,
đúng pháp luật các tranh chấp, ngăn chặn các hành vi khai thác sử
dụng đất trái phép.