Tải bản đầy đủ (.docx) (94 trang)

Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố đông hà, tỉnh quảng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (724.44 KB, 94 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
-----------

KHÓA LUẬN
TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI
PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI THÀNH
PHỐ ĐÔNG HÀ, TỈNH QUẢNG TRỊ

TRẦN HỮU HOÀNG

Niên khóa:2012- 2016


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
-----------

KHÓA LUẬN
TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp để hoàn
thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại
thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị

Sinh viên thực hiện: Trần Hữu Hoàng


Lớp:K46 TNMT
Giáo viên hướng dẫn:PGS.TS. Trần Hữu Tuấn
Niên khóa:2012- 2016

Huế, tháng 5 năm 2016
MỤC LỤC



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

RTSH

: Rác thải sinh hoạt

CTR

: Chất thải rắn

CTRSH

: Chất thải rắn sinh hoạt

CNH – HĐH

: Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

BCL

: Bãi chôn lấp


HTX

: Hợp tác xã

CN – TTCN

: Công nghiệp – tiểu thủ công

CN

: Công nghiệp

SXNN

: Sản xuất nông nghiệp

BVMT

: Bảo vệ môi trường

VSMT

: Vệ sinh môi trường

nghiệp


DANH MỤC CÁC BẢNG



TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

Xã hội ngày càng phát triển nhờ những tiến bộ của khoa học kĩ thuật. Cuộc
sống của con người được trợ giúp nhiều hơn nhờ các loại máy móc tân tiến. Tuy
nhiên, kéo theo đó là một số hệ lụy mà chúng ta không thể coi thường. Và một trong
số đó là vấn đề rác thải, ô nhiễm môi trường. Có thể nói, hiện nay, đây là một vấn
đề được toàn xã hội quan tâm, tuy nhiên, không phải ai cũng có những hành động
đúng đắn để bảo vệ môi trường và hạn chế những vấn đề rác thải.
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta đang thải ra ngoài môi trường rất nhiều
loại rác thải. Nếu như tất cả các loại rác thải ấy được để hết vào thùng rác để đưa về
nhà máy rác xử lí thì môi trường của chúng ta đã bớt ô nhiễm. Nhưng thực trạng
cho thấy, trong rất nhiều tình huống hàng ngày, chúng ta đang vô tình hoặc cố tình
xả rác bừa bãi ra ngoài môi trường.
Do vậy, chúng ta phải có những biện pháp hay lập ra quá trình quản lí, xử lí,
thu gom phân loại sao cho có hiệu quả và an toàn nhằm mục đích giảm sự ô nhiễm
do chất thải rắn nói chung và chất thải sinh hoạt nói riêng gây ra.
Từ thực tế nói trên tôi đã chọn đề tài: “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải
pháp để hoàn thiện công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại thành phố Đông Hà,
tỉnh Quảng Trị ’’

1. Mục tiêu nghiên cứu
-

Hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn về thực trạng và quản lí chất thải rắn sinh
hoạt

-

Đánh giá tình hình quản lí chất thải rắn sinh hoạt ở Thành phố Đông Hà – Tỉnh

Quảng Trị

-

Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp quản lí chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với
yêu cầu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

2. Phương pháp nghiên cứu


-

Phương pháp thu thập số liệu

-

Phương pháp chuyên gia chuyên khảo

-

Phương pháp thống kê mô tả

-

Phương pháp điều tra chọn mẫu

3. Các kết quả mà nghiên cứu đạt được
-

Đề tài đã trình bày được tình hình quản lí chất thải rắn sinh hoạt ở Thành phố Đông

Hà, đã nêu lên được những mặt tích cực và mặt hạn chế.

-

Tìm hiểu được nhận thức, hành vi của người dân trong việc phân loại, thu gom và
xử lí chất thải rắn sinh hoạt, đồng thời đánh giá được những khó khăn và hạn chế
mà địa bàn nghiên cứu gặp phải.

-

Từ những cơ sở lí luận và thực tiễn nghiên cứu ở Thành phố Đông Hà, đề tài đã đề
xuất được những giải pháp quản lí chất thải rắn phù hợp với yêu cầu bảo vệ môi
trường và phát triển bền vững đô thị.


PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, tốc độ đô thị hóa diễn ra rất nhanh đã trở thành nhân
tố tích cực đối với phát triển kinh tế - xã hội của đât nước, quá trình đô thị hóa ở
Việt Nam đang phát triển không ngừng cả về tốc độ lẫn quy mô, về số lượng lẫn
chất lượng. Hệ thống đô thị đón vai trò như một “khung xương” phát triển của mỗi
đất nước, mỗi quốc gia. Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích về kinh tế - xã hội, những
tiến bộ vượt bậc thì đô thị hóa quá nhanh đã tạo ra sức ép về nhiều mặt mà bất kì
một nước phát triển nào cũng phải đối mặt. Đặc biệt, môi trường sống của chúng ta
này càng bị ô nhiễm trầm trọng. Mặt khác, sự phát triển mạnh mẽ của các nghành
công nghiệp, dịch vụ, du lịch… ở các đô thị đã làm nảy sinh nhiều vấn đề mới, nan
giải trong công tác bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng dân cư. Lượng chất
thải phát sinh từ các hoạt động của con người này càng nhiều hơn, đa dạng về thành
phần và độc hại về tính chất. Cùng với đó khả năng chịu tải của môi trường tự nhiên
là có giới hạn, khi dân số tăng nhanh và chất thải không được xử lí xả thải vào môi

trường sẽ làm vượt quá khả năng tự làm sạch của môi trường, dẫn đến ô nhiễm môi
trường trầm trọng.


Theo Tổng cục thống kê (GSO) và Quỹ dân số liên hợp quốc (UNFPA) tại
Việt Nam đến hết năm 2014 dân số Việt Nam khoảng 90,5 triệu người,đứng thứ
mười ba trên thế giới và thứ ba trong khu vực Đông Nam Á, tỉ lệ tăng dân số bình
quân là 1,06%. Cũng theo điều tra có 33,1% dân số Việt Nam sống ở thành thị. Đến
năm 2013 cả nước có khoảng 726 đô thị, trong đó có hai đô thị đặc biệt (TP Hồ Chí
Minh và Hà Nội), 5 thành phố trực thuộc Trung ương, 63 thành phố trực thuộc tỉnh,
47 thị xã và 615 thị trấn. Tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 3,4%/năm. Trong những năm
qua, rất nhiều thị xã được nâng cấp lên thành phố, nhiều thị trấn nâng cấp thành thị
xã và nhiều thành phố được mở rộng diện tích. Theo Bộ Tài Nguyên và Môi Trường
CTRSH ở các đô thị năm 2010 là hơn 26.000 tấn/ngày. Dự kiến đến năm 2020,
lượng rác thải đô thị phát sinh là 61.000 tấn/ngày. Phần lớn lượng rác phát sinh chủ
yếu tại các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng…
Quá trình đô thị hóa và sự gia tăng dân số quá nhanh đã tạo ra sức ép về nhiều
mặt, dẫn đến suy giảm chất lượng môi trường và phát triển không bền vững. Lượng
chất thải rắn phát sinh tại các khu công nghiệp và đô thị với nhiều thành phần phúc
tạp đã gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng ở nhiều vùng khác
nhau.
Thành phố Đông Hà được thành lập theo Nghị quyết số 33/NQ – CP của
Chính phủ vào ngày 11 tháng 8 năm 2005. Có thể nói đây là sự kiện có ý nghĩa vô
cùng to lớn đối với thành phố Đông Hà nói riêng và tỉnh Quảng trị nói chung trong
sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ
và những nỗ lực của nhân dân, nền kinh tế Đông Hà đã những phát triển vượt bậc
và đạt được những kết quả quan trọng trên nhiều lĩnh vực, đóng góp vào sự tăng
trưởng kinh tế chung của toàn tỉnh.
Là một thành phố mới được thành lập, so với nhiều thành phố khác trên cả
nước, Đông Hà là thành phố có tiềm năng phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển dịch

theo hướng tăng tỉ trọng thương mại – dịch vụ, công nghiệp – xây dựng luôn duy trì
được tốc độ tăng trưởng khá. Ngoài ra kinh tế phát triển thì đời sống của người dân


được cải thiện, mức sống ngày càng được nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần nên
nhu cầu tiêu dung các sản phẩm xã hội càng cao, làm gia tăng lượng rác thải lên rất
nhiều. CTRSH trong quá trình ăn, ở, tiêu dùng của con người được thải vào môi
trường ngày càng nhiều. Cho nên việc bảo vệ môi trường, công tác quản lý rác thải
sinh hoạt đã trở nên cần thiết, cần có chủ trương, giải pháp đồng bộ để góp phần
vào quá trình phát triển kinh tế nhanh và bền vững của thành phố Đông Hà nói
riêng và tỉnh Quảng Trị nói chung.
Xuất phát từ tình trạng nói trên, nhằm tìm ra biện pháp, cách xử lí cũng như
công tác quản lí phù hợp góp phần làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường do rác thải
sinh hoạt trên địa bàn thành phố Đông Hà, tôi đã quyết định chọn đề tài: “ Đánh giá
thực trạng và đề xuất giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý chất thải rắn
sinh hoạt tại thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị” làm đề tài khóa luận tốt
nghiệp của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá công tác phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lí CTRSH,
đề tài nhằm đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý CTRSH tại thành
phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị.

2.2 Mục tiêu cụ thể
-

Hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn về công tác quản lí CTRSH
Đánh giá tình hình quản lí CTRSH ở Thành phố Đông Hà – Tỉnh Quảng Trị
Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp quản lí CTRSH phù hợp với yêu cầu bảo vệ

môi trường và phát triển bền vững

3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu đề tài là các địa điểm mà chất thải rắn sinh hoạt
phát sinh như: các hộ gia đình, các cơ quan, trường học, các chợ…


Tất cả các đối tượng trên đều có liên quan tới phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
trên địa bàn. Đề tài tiến hành sẽ điều tra phỏng vấn 50 hộ gia đình về công tác quản
lý CTRSH trên địa bàn Thành phố Đông Hà.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
-

Phạm vi không gian: Nghiên cứu này được thực hiện trên địa bàn Thành phố Đông

-

Hà – Tỉnh Quảng Trị
Phạm vi thời gian: số liệu điều tra từ năm 2010 - 2016

4. Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
-

Các số liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội,thực trạng rác thải trên địa
bàn nghiên cứu… Các báo cáo của Phòng Tài Nguyên và Môi Trường Thành phố
Đông Hà, Công ty TNHH MTV Môi Trường Công trình Đô thị Đông Hà, Phòng

-


quan trắc Môi trường Tỉnh Quảng Trị, Cục thống kê Tỉnh Quảng Trị.
Ngoài ra đề tài còn sử dụng tài liệu trên sách báo, internet, giáo trình, báo cáo khoa
học, luận văn tốt nghiệp và các công trình nghiên cứu khoa học khác.

4.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
-

Phương pháp khảo sát thực địa, trực tiếp tham quan địa bàn Thành phố Đông Hà để
thấy được tình hình chung về thực trạng rác thải, công tác phân loại và thu gom, xử

-

lý CTRSH trên địa bàn cũng như của các hộ gia đình tr
Phỏng vấn bằng phiếu điều tra nhằm thu thập ý kiến và đề xuất của các hộ gia đình
về tình hình quản lí rác thải tài Thành phố Đông Hà.
Điều tra thu thập số liệu
+ Chọn mẫu điều tra: Tổng số mẫu điều tra là 50 hộ. Do hạn chế về thời gian
nghiên cứu, kinh phí nên không thể điều tra toàn bộ các hộ trên địa bàn nghiên cứu
mà chỉ điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên.
+ Phương pháp điều tra: Phỏng vấn trực tiếp từng hộ với bảng hỏi được thiết
kế sẵn cho mục đích nghiên cứu.

4.3 Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo


Là phương pháp quan trọng và có tính khách quan cao. Ngoài ý kiến của thầy
cô hướng dẫn thì các buổi gặp gỡ, trao đổi ý kiến với cán bộ địa phương, các nhân
viên kĩ thuật hay ý kiến của các hộ gia đình có ý nghĩa rất quan trọng giúp cho đề
tài được hoàn thiện hơn.


4.4 Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp này được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu
thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Trong phạm
vi đề tài này phương pháp được trình bày thực trạng quản lí rác thải tại Thành phố
Đông Hà nhằm khái quát định hướng mục tiêu và những giải pháp chủ yếu nhằm
mục đích nâng cao hiệu quả quản lí rác thải trên địa bàn nghiên cứu

4.5 Phương pháp điều tra chọn mẫu
Điều tra chọn mẫu là điều tra không toàn bộ. Từ tổng thể hiện tượng cần
nghiên cứu người ta chọn ra một số đơn vị mang tính chất đại biểu cho tổng thể
điều tra. Kết quả điều tra được dung suy rộng cho tổng thể. Trong phạm vi nghiên
cứu của đề tài này, tôi đã chọn ra 50 mẫu để đại diện cho tổng thể nghiên cứu.

PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


1.1 Cơ sở lí luận
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản về CTRSH
a, Khái niệm về chất thải rắn (CTR)
CTR là toàn bộ các vật chất được con người loại bỏ trong các hoạt động KT –
XH của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và duy trì sự
tồn tại của cộng đồng...). Quan trọng nhất là các chất thải sinh ra từ các hoạt động
sản xuất và các hoạt động sống như CTRSH, chất thải rắn nông nghiệp, công
nghiệp.
Chất thải rắn bao gồm chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại.
b, Khái niệm chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt: là những chất thải liên quan đến các hoạt động của con
người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các

trung tâm dịch vụ, thương mại. Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần bao gồm kim
loại, sành sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất, đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa
hoặc quá hạn sử dụng, xương động vật, tre, gỗ, lông gà vịt, vải , giấy, rơm, rạ, xác
động vật, vỏ rau quả v.v… Theo phương diện khoa học, có thể phân biệt các loại
chất thải rắn sau:
+ Chất thải thực phẩm bao gồm các thức ăn thừa, rau, quả… loại chất thải này
mang bản chất dễ bị phân hủy sinh học, quá trình phân hủy tạo ra các chất có mùi
khó chịu, đặc biệt trong điều kiện thời tiết nóng ẩm. Ngoài các loại thức ăn dư thừa
từ gia đình còn có thức ăn dư thừa từ các bếp ăn tập thể, các nhà hàng, khách sạn,
ký túc xá, chợ …
+ Chất thải trực tiếp của động vật chủ yếu là phân, bao gồm phân người và
phân của các động vật khác.
+ Chất thải lỏng chủ yếu là bùn ga cống rãnh, là các chất thải ra từ các khu
vực sinh hoạt của dân cư.
+ Tro và các chất dư thừa thải bỏ khác bao gồm: các loại vật liệu sau đốt cháy,
các sản phẩm sau khi đun nấu bằng than, củi và các chất thải dễ cháy khác trong gia
đình, trong kho của các công sở, cơ quan, xí nghiệp, các loại xỉ than.


+ Các chất thải rắn từ đường phố có thành phần chủ yếu là các lá cây, que, củi,
1.1.2

nilon, vỏ bao gói…
Các khái niệm trong quản lý CTRSH
a. Thu gom CTR
Thu gom chất thải rắn bao gồm quá trình thu gom từ các hộ gia đình, các công
sở, nhà máy, cho đến các trung tâm thương mại,... cho đến việc vận chuyển từ các
thiết bị thủ công, các phương tiện chuyên dùng vận chuyển đến các điểm xử lý, tái
chế.
Thu gom sơ cấp (thu gom ban đầu): Là thu gom từ nơi phát sinh đến thiết bị

thu gom rác của thành phố, đô thị... giai đoạn này có sự tham gia của người dân và
có sự ảnh hưởng lớn đến hiệu quả thu gom. Hệ thống thu gom này chủ yếu bằng thủ
công bao gồm thu gom rác đường phố và rác từ các hộ dân cư.
Thu gom thứ cấp: Là quá trình thu gom từ những thiết bị thu gom của thành
phố đưa đến nơi tái chế, xử lý (nhà máy tái chế dẻo, PVC, PE, phân hữu cơ hay bãi
chôn lấp,...). Trong đó bao gồm rác thải được các xe chuyên dùng chở đến các nhà
máy xử lý đến bãi chôn lấp những nhà máy tái chế.
b. Quản lý CTR
Quản lý CTR là các hoạt động thu gom, vận chuyển, giảm thiểu, tái sử dụng,
tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thải và phải quản lý được các vấn đề sau:
+Xác định nguồn, lượng phát sinh, thành phần CTR của nguồn phát sinh.
+Thu gom các chất thải.
+Phương tiện vận chuyển: loại phương tiện, số lượng để vận chuyển và số
điểm để chuyển rác đến.
+Xử lý chất thải này ở đâu và bằng cách nào.
+Công nghệ xử lý các quá trình này.
+Trong chất thải ấy chất nào có thể tái chế được và ai thu gom, cơ sở nào tái
chế.
+Có chiến lược giảm thiểu tại nguồn và bằng cách nào, được bao nhiêu. Kinh
phí để xử lý CTR đối với các khâu trên là bao nhiêu và từ nguồn nào.
+Có kế hoạch quản lý chất thải và tiến độ rõ ràng.
c. Tái sử dụng CTR
Tái sử dụng là một hoạt động thu hồi chất thải có trong thành phần của CTR
đô thị sau đó được chế biến thành những sản phẩm mới phục vụ cho sản xuất và
sinh hoạt.


1.1.3 Nguồn gốc, thành phần chất thải rắn sinh hoạt
1.1.3.1 Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
Hiện nay, chất thải rắn đô thị ngày càng gia tăng do tác động của sự bùng nổ

dân số, sự phát triển kinh tế - xã hội, sự thay đổi tính chất tiêu dùng trong các đô thị
và các vùng nông thôn. Trong đó, các nguồn chủ yếu phát sinh chất thải ra chất thải
rắn đô thị bao gồm các khu dân cư, các chợ, siêu thị, công sở, trường học, công
trình công cộng và từ các hoạt động công nghiệp, xây dựng đô thị…

Bảng 1: Nguồn gốc phát sinh CTR
Nguồn phát sinh Nơi phát sinh

Các dạng chất thải rắn
Thực phẩm dư thừa, giấy,các bao bì,

Khu dân cư

Hộ gia đình, chung cư.

đồ dùng bằng nhựa hay thủy tinh,

nhôm ...
Nhà kho, nhà hàng, chợ, Thực phẩm thừa, giấy, đồ dùng bằng
Khu thương mại

Khu công
nghiệp

Cơ quan, công
sở

Khu công cộng

khách sạn, nhà trọ, các


nhựa, kim loại hay các chất thải nguy

trạm sửa chữa.
Nhà máy chế biến thực

hại.

phẩm, nhà máy sản xuất

Các loại rác thải từ các thực phẩm chế

vật liệu xây dựng, nhà

biến, các vật liệu xây dựng và các loại

máy sản xuất hàng tiêu

rác thải nguy hại.

dùng...
Trường học, bệnh

Giấy, các sản phẩm bằng nhựa, thủy

viện,văn phòng, công sở tinh, kim loại và một số ít chất thải
nhà nước.
Đường phố, công viên,

nguy hại.

Rác vườn, cành cây, chất thải từ các

khu vui chơi giải trí, bãi

hoạt động vui chơi, các thực phẩm dư

tắm.

thừa.


Các nghành công nghiệp
Công nghiệp

Nông nghiệp

chế biến, xây dựng,

Chất thải từ các hoạt động sản xuất,

công nghiệp hóa chất và

phế liệu, các loại hóa chất và rác thải

một số nghành công

nguy hại khác

nghiệp nặng.
Đồng cỏ, đồng ruộng,


Thực phẩm dư thừa, thối rửa, các rác

nông trại và các vườn

thải nguy hại như bao bì hay chai lọ

cây ăn quả.

đựng thuốc trừ sâu.

(Nguồn: Trần Hiếu Nhuệ và cộng sự, 2001)
1.1.3.2 Thành phần chất thải rắn sinh hoạt
Thành phần của rác thải tại từng quốc gia, khu vực là rất khác nhau, tùy thuộc
vào trình độ phát triển kinh tế, khoa học, kĩ thuật, tính chất tiêu dung và nhiều yếu
tố khác. Tùy theo cách phân loại, mỗi loại rác thải có một số thành phần đặc trưng
nhất định. Có rất nhiều thành phần chất thải rắn trong các rác thải có khả năng tái
chế, tái sinh. Vì vậy việc xác định thành phần của chất thải rắn có ảnh hưởng rất lớn
đến sự lựa chọn phương pháp xử lý, thu hồi và tái chế, hệ thống, phương pháp và
quy trình thu gom.
Bảng 2: Thành phần chất thải rắn sinh hoạt theo tính chất vật lý
Thành phần

% Trọng lượng
Khoảng giá trị

Trung bình

Chất thải thực phẩm


6 – 25

15

Chất rắn

25 – 45

40

Bìa cứng

3 – 15

4

Chất dẻo

2–8

3

Vải vụn

0–4

2

Cao su


0–2

0,5


Da vụn

0–2

0,5

Rác làm vườn

0 – 20

12

Gỗ

1–4

2

Thủy tinh

4 – 16

8

Can hộp


2–8

6

Kim loại không thép

0–1

1

Kim loại thép

1–4

2

Bụi, tro, gạch

0 – 10

4

Tổng cộng

100

(Nguồn: Quản lí CTR- tập 1: CTR đô thị, GS.TS Trần Hiếu Nhuệ và cộng sự )

Mỗi nguồn thải khác nhau lại có thành phần chất thải khác nhau như: Khu dân

cư và thương mại có thành phần rác thải đặc trưng là chất thải thực phẩm, giấy,
carton, nhựa, vãi, cao su, rác vườn, gỗ, nhôm… Rác thải từ dịch vụ như rửa đường,
hẻm phố chứa bụi, rác, xác động vật…
Bảng 3: Hàm lượng C, H, O, N trong CTR
Tính theo phần trăm trọng lượng khô
STT

Thành phần

1

Carbon

Hydro

Oxy

Nitơ

Tro

Lưu
huỳnh

Thực phẩm

48.00

6.40


37.50

2.60

5.00

0.40

2

Giấy

3.50

6.0

44.00

0.30

6.00

0.20

3

Carton

4.40


5.90

44.60

0.30

5.00

0.20

4

Plastic

60.00

7.20

22.80

-

10.00

-

5

Vải


55.00

6.60

31.20

4.60

2.45

0.15

6

Cao su

78.00

10.00

-

2.00

10.00

-


7


Da

60.00

8.00

11.6

10.0

10.00

0.40

8

Rác làm vườn

47.80

6.00

38.0

3.40

4.50

0.30


9

Gỗ

49.50

6.00

42.7

0.20

1.50

0.10

10

Bụi, tro, gạch

26.30

3.00

2.00

0.50

68.00


0.20

(Nguồn: Trần Hiếu Nhuệ và cộng sự, 2001)
Qua số liệu ở bảng 3 ta thấy rằng, các thành phần hóa học trong rác thải sinh
hoạt chủ yếu là cacbon và oxy. Tỷ lệ Cacbon rất lớn, dao động từ 44,0% - 78%, còn
tỉ lệ Oxy dao động từ 11,6% - 44,6%, còn lại là các thành phần khác
Nếu rác thải đô thị phân hủy một cách vô tổ chức thì môi trường, đặc biệt là
nguồn nước sẽ bị ô nhiễm một cách nghiêm trọng. Ngược lại, nếu chúng được xử lí
thì thành phần hữu cơ trong rác thải sẽ chính là nguồn dinh dưỡng khổng lồ, giúp
tạo ra sự cân bằng về sinh thái.

1.1.4 Tác động của chất thải rắn sinh hoạt đến sức khỏe con người và môi trường
1.1.4.1 Tác động của chất thải rắn sinh hoạt đến sức khỏe con người
Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các đô thị nếu không được thu gom và xử
lí đúng cách sẽ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng dân cư
và làm mất mỹ quan đô thị.
Thành phần chất thải rắn sinh hoạt rất phức tạp, trong đó có chứa các mầm
bệnh từ người hoặc gia súc, các chất thải hữu cơ, xác súc vật chết… tạo điều kiện
tốt cho muỗi, chuột, ruồi… sinh sản và lây mầm bệnh cho con người, nhiều lúc trở
thành dịch.
Một số vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng… tồn tại trong rác có thể gây
bệnh cho con người như bệnh: sốt rét, bệnh ngoài da, dịch hạch, thương hàn, tiêu
chảy, giun sán, lao…
Phân loại, thu gom và xử lí không đúng cách là nguy cơ gây bệnh cho công
nhân vệ sinh, người bới rác, nhất là khi gặp phải chất thải rắn nguy hại từ y tế, công


nghiệp như: kim tiêm, ống chích, mầm bệnh… Mặt khác, việc xử lí rác thải nếu
không có biện pháp xử lí triệt để, các chất ô nhiễm dạng rắn có thể dịch chuyển

thành các chất ô nhiễm dạng khí hay dạng lỏng, gây ra những hậu quả khó lường
đối với sức khỏe cộng đồng.
Tại các bãi rác lộ thiên, nếu không được quản lí tốt sẽ gây ra nhiều vấn để
nghiêm trọng cho bãi rác và cho cộng đồng dân cư trong khu vực, gây ô nhiễm
không khí, nguồn nước, ô nhiễm đất và là nơi nuôi dưỡng các vật chủ trung gian
truyền bệnh cho người.
1.1.4.2 Tác hại của chất thải rắn sinh hoạt đến môi trường
Hiện nay, tổng lượng chất thải rắn ở các đô thị ngày càng tăng, nhưng khả
năng thu gom chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Mặt khác, CTRSH được thu gom
chủ yếu đổ vào các bãi rác một cách tạm bợ, đại khái mà không được xử lí, chôn lấp
theo quy hoạch và hợp vệ sinh gây ảnh hưởng xấu tới môi trường không khí, đất,
nguồn nước mặt và nước ngầm.
 Môi trường đất

Ô nhiễm môi trường đất là hậu quả các hoạt động của con người làm thay đổi
các nhân tố sinh thái vượt qua những giới hạn sinh thái của các quần xã sống trong
đất
Rác thải sinh hoạt nằm rải rác khắp nơi không được thu gom đều được giữ lại
trong đất, một số loại chất thải khó phân hủy như túi nylon, vỏ lon, hydrocacbon…
nằm lại trong đát ảnh hưởng tới môi trường đất, làm thay đổi cơ cấu đất, đất trở nên
khô cằn,thay đổi PH của đất các vi sinh vật trong đất có thể bị chết.
Rác sau khi chôn lấp sẽ tạo thành khí CH 4 trong điều kiện hiếu khí làm xuất
hiện thêm các chất độc cho môi trường đất và sau đó nó sẽ bốc lên và làm tăng hiệu
ứng nhà kính.


Nhiều loại chất thải như xỉ than, vôi vữa, khái khoáng, hóa chất… đổ xuống
đất làm cho đất bị đông cứng, khả năng thấm nước, hút nước kém, dẫn tới đất bị
thoái hóa.
Với nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển công nghiệp và đô thị hóa

hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng bị
suy thoái, diện tích đất bình quân trên đầu người giảm.Vì vậy suy thoái tài nguyên
đất do chất thải rắn sinh hoạt là rất đáng lo ngại và nghiêm trọng.
 Môi trường nước

Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý – hóa học –
sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể rắn, lỏng làm cho nguồn nước
trở nên độc hại với con người và sinh vật.
Lượng rác thải không được thu gom hoặc rơi vãi nhiều, ứ động lâu ngày, khi
gặp mưa rác thải sẽ theo dòng nước chảy, các chất độc hòa tan trong nước, qua cống
rãnh, ao, hồ, sông ngòi, gây ô nhiễm nguồn nước mặt tiếp nhận.
Rác thải không thu gom hết ứ đong trong các ao, hồ là nguyên nhân gây mất
vệ sinh và ô nhiễm các thủy vực. Khi các thủy vực bị ô nhiễm hoặc chứa nhiều rác
thì có nguy cơ ảnh hưởng đến các loài sinh vật, do hàm lượng oxy hòa tan trong
nước giảm, khả năng nhận ánh sang của các tầng nước cũng giảm, dẫn đến ảnh
hưởng đến khả năng quang hợp của thực vật thủy sinh và làm giảm sinh khối các
thủy vực.
Các loại rác thải sinh hoạt phân hủy tạo ra các yếu tố độc hại ngấm dần vào
trong đất làm ô nhiễm nước ngầm trong khu vực.
Tại các bãi rác, nếu không tạo đưcc lớp phủ đảm bảo để hạn chế tối đa mức
mưa thấm qua thì cũng có thể gây ô nhiễm nguồn nước mặt.
Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề
đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất.
 Môi trường không khí


Ô nhiễm môi trường không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi
quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra
sự tỏa mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa do bụi
Rác thải hữa cơ phân hủy tạo ra mùi và các khí độ hại như CH 4,CO2,NH3…

gây ô nhiễm môi trường không khí. Cũng có loại rác thải trong điều kiện nhiệt độ
và độ ẩm thích hợp sẽ có quá trình biến đổi nhờ hoạt động của vi sinh vật làm ô
nhiễm môi trường không khí.
Tại các bãi trung chuyển rác sinh hoạt xen kẽ khu vực dân cư là nguồn gây ô
nhiễm môi trường không khí do mùi hổi từ rác, bụi cuốn lên khi xúc rác, bụi khói,
tiếng ồn và các khí thải độc hại từ các xe thu gom, vận chuyển rác.
Thành phần khí thải chủ yếu đươc tìm thấy ở bãi chôn lấp được thể hiện ở
bảng sau:
Bảng 4: Thành phần một số chất khí cơ bản trong khí thải bãi rác
Thành phần khí

% thể tích

CH4

45 – 50

CO2

40 – 60

N2

2–5

O2

0,1 – 1,0

NH3


0,1 – 1,0

SOx, NH2, Mercaptan…

0 – 1,0

H2

0 – 0,2

CO

0 – 0,2

Chất hữu cơ bay hơi

0,01 – 0,6

(Nguồn: Handbook of Soil Waste Management, 1994)


 Rác thải làm giảm mỹ quan đô thị

Rác thải sinh hoạt nếu không được thu gom, vận chuyển đến nơi xử lí hay thu
gom không hết, vận chuyển rơi vãi dọc đường, tồn tại các bãi rác nhỏ lộ thiên…đều
là những hình ảnh gây mất vệ sinh môi trường và làm ảnh hưởng đến mỹ quan
đường phố, thôn xóm.
Tình trạng mất mỹ quan đô thị chủ yếu là do ý thức của con người chưa cao.
Tình trạng vứt rác bừa bãi ra lòng lề đường và mương, rãnh vẫn còn phổ biến.


1.1.5 Hệ thống quản lí chất thải rắn sinh hoạt
1.1.5.1 Khái niệm hoạt động quản lí chất thải rắn sinh hoạt
Theo Nghị định 59/2007/NĐ – CP ngày 9/4/2007 của chính phủ về quản lí
chất thải rắn.
Hoạt động quản lí chất thải rắn sinh hoạt bao gồm các hoạt dộng quy hoạch
quản lí, đầu tư xây dựng cơ sở quản lí chất thải rắn, các hoạt động phân loại, thu
gom ,lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lí chất thải rắn nhằm ngăn
ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường và sức khỏe con người.
Sơ đồ 1. Các thành phần chức năng trong hệ thống quản lý CTRSH


Nguồn: Hệ thống quản lý CTR đô thị TP HCM
Quản lý CTRSH là vấn đề then chốt đảm bảo môi trường sống của con người
mà các đô thị phải có kế hoạch tổng thể quản lý chất thải rắn thích hợp mới có thể
xử lý kịp thời và hiệu quả. Mojt cách tổng quát, các hợp phần chức năng của một hệ
thống quản lý CTRSH được minh họa ở sơ đồ 1
1.1.5.2 Một số khái niệm liên quan
 Thu gom rác thải sinh hoạt là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu giữ tạm

thời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền chấp nhận.
 Vận chuyển rác thải sinh hoạt là quá trình chuyên chở chất thải rắn từ nơi phát sinh,
thu gom, trung chuyển đến nơi xử lí, tái chế, tái sử dụng hoặc bãi chôn lấp cuối
cùng.
 Xử lí rác thải sinh hoạt là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kĩ thuật làm
giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích trong RTSH; thu
hồi, tái chế, tái sử dụng lại các thành phần có ích trong RTSH.



Do tính chất quan trọng của chất thải rắn nên cần phải có một hệ thống quản lí
chất thải rắn hiệu quả để khống chế ô nhiễm. Hiệu quả hoạt động của hệ thống quản
lý trong lĩnh vực này tác động hàng ngày, hàng giờ đến chất lượng cuộc sống của
mỗi một người dân trên địa bàn thành phố. Việc xây dựng đồng bộ hệ thống quản lý
chất thải rắn, bao gồm quản lý hành chính (cơ cấu tổ chức, văn bản pháp luật, nhân
lực và tài chính công) và kỹ thuật – công nghệ (thu gom, trung chuyển và vận
chuyển, tái chế và xử lý, chôn lấp vệ sinh) sẽ quyết định hiệu quả trên, và giữa
chúng có mối quan hệ hữu cơ với nhau.
1.1.5.3 Tổng quan về vấn đề phân loại, thu gom và xử lí CTRSH
a. Phân loại CTRSH
Phân loại CTRSH là quá trình tách riêng biệt các thành phần có trong RTSH,
nhằm chuyển chất thải từ dạng hỗn tạp sang dạng tương đối đồng nhất. Qúa trình
này cần thiết để thu hồi những thành phần có thể tái sinh có trong RTSH, tách riêng
những thành phần mang tính nguy hại và những thành phần có khả năng thu hồi
năng lượng.
Nhằm tách lọc ra những thành phần khác nhau phục vụ cho công tác thu gom
và xử lí được thuận tiện hơn cũng như để phục vụ cho công tác tái chế, tái sử dụng.
 Các hình thức tổ chức phân loại rác thải sinh hoạt
- Phân loại rác sinh hoạt tại nguồn

Rác thải hiện nay đang là một vấn đề nan giải của xã hội và môi trường, phân
loại rác thải tại nguồn nếu được thực hiện tốt sẽ làm giảm chi phí, tạo thuận lợi cho
quá trình xử lí, tái chế và làm giảm tác động tới môi trường.
Phân loại rác tại nguồn phát sinh được hiểu là các loại chất thải cùng loại,
cùng giá trị sử dụng, tái chế hay xử lí…được phân chia và chứ riêng biệt. Ví dụ,
thống thường tại mỗi hộ gia đình hay công sở, mỗi đơn vị, chất thải như các loại
can, hộp, chai lọ có thể chứa trong một thùng hay túi nhựa màu vàng; loại giấy hay
sách báo, carton được chứa trong một thùng hay túi nhựa màu xanh; loại bao gói
-


thức ăn hay thức ăn dư thừa được chứa trong thùng hay túi nhựa màu đen.
Phân loại rác tại địa điểm tập kết rác thải thu gom


Rác thải sau khi thu gom tại địa điểm tập kết thì sẽ được phân loại, tại đây rác
sẽ được phân loại theo các thành phần: vô cơ và hữu cơ. Tuy nhiên hình thức phân
loại này ít được sử dụng đến vì nó tốn kém nhiều thời gian và chi phí. Đa số sử
dụng hình thức phân loại rác tại nguồn.
b.Thu gom rác thải sinh hoạt
Thu gom rác thải là hoạt động tập hợp, dồn lại các loại rác thải từ các nguồn
phát sinh khác nhau để đổ vào thùng trước khi đưa lên xe chuyển đi đến các nơi xử
lí chất thải rắn
Công đoạn thu gom rác thải được thực hiện bắt đầu từ điểm phát sinh, gồm
những phần việc sau:
- Chứa rác tạm thời tại nguồn (hộ dân cư, cơ quan, trường học, chợ, cửa
hàng...) Dụng cụ để chứa thường là bao nhựa, thùng nhựa hoặc sắt, container...
Kích thước và đặc điểm từng loại phụ thuộc vào mức độ phát sinh và tần số thu
gom.
- Việc thu gom được tiến hành thủ công hay cơ giới tuỳ vào khả năng kinh tế
và mức độ phát triển mỹ thuật. Thu gom thủ công là chuyển bằng tay các bao rác,
thùng rác đổ lên xe tải hoặc xe tay. Thu gom cơ giới áp dụng được khi các loại
thùng chứa phải được tiêu chuẩn hoá.
- Tần số thu gom phụ thuộc vào điều kiện khí hậu và thành phần rác. Ðối với
địa phương có đặc điểm nhiệt độ cao, rác có thành phần hữu cơ lớn thì mức độ phân
huỷ rác do vi sinh sẽ nhanh hơn, gây mùi khó chịu tại điểm chứa rác và do vậy việc
gom rác phải được làm thường xuyên hơn.
- Rác có thể được chuyển trực tiếp từ nơi chứa tạm thời đến điểm xử lý nếu
điều kiện về giao thông cho phép (khoảng cách đến bãi rác gần). Khi nơi xử lý cách
xa khu đô thị thì có thể thành lập các điểm trung chuyển gom rác trong thời gian
ngắn nhất về đây, sau đó dùng các phương tiện có công suất lớn chuyển rác đến nơi

xử lý. Những phương pháp xử lý chính là tái chế, đốt, chôn lấp, làm phân rác. Tuỳ


×