Tải bản đầy đủ (.docx) (66 trang)

Đánh giá tình hình huy động và sử dụng vốn của công ty cổ phần viễn thông FPT chi nhánh thành phố huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (675.76 KB, 66 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN
-----------------

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG FPT CHI NHÁNH
THÀNH PHỐ HUẾ GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2013 ĐẾN 2015

Sinh viên thực hiện:

Giảng viên hướng dẫn:

Hoàng Lê Phương Thảo

Trần Công Dũng

Lớp: K46B – Kế hoạch đầu tư

Huế, tháng 4 năm 2016

1


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Trần Công Dũng

MỤC LỤC


SVTH: Hoàng Lê Phương Thảo


Chuyên đề tốt nghiệp

3
SVTH: Hoàng Lê Phương Thảo

GVHD: Trần Công Dũng


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Trần Công Dũng

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lí do chọn đề tài
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới hiện nay là một nền kinh tế thị trường, là sự
cạnh tranh khốc liệt giữa các quốc gia nói chung và giữa các doanh nghiệp trong và
ngoài nước nói riêng. Từ khi Việt Nam mở cửa hội nhập và là thành viên của WTO đã
đặt nền kinh tế của cả nước và các doanh nghiệp đứng trước những cơ hội và thách
thức to lớn. Cùng với xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế đòi hỏi mỗi
doanh nghiệp phải tìm cho mình một hướng đi đúng đắn, phù hợp với yêu cầu thực tế
của thị trường để đạt hiệu quả kinh tế bền vững nhất. Để làm được điều đó, các doanh
nghiệp cần phải phát huy và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực của đơn vị mình. Trong
đó, vốn là yếu tố sản xuất đầu tiên và quan trọng của mỗi doanh nghiệp. Huy động và
sử dụng vốn có hiệu quả và một nhiệm vụ trung tâm của công tác quản lý tài chính
doanh nghiệp. Việc hình nhành một cơ cấu vốn hợp lý, sử dụng tiết kiệm và tăng
nhanh tốc độ luân chuyển của vốn là góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
và gia tăng lợi nhuận của mỗi doanh nghiệp.

Mặt khác một doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn của mình một cách hiệu quả nhất
sẽ tồn tại, phát triển và đứng vững trên toàn thị trường, một phần lợi nhuận từ việc sử
dụng hiệu quả của nguồn vốn đem lại sẽ được đầu tư, tiến hành để tái sản xuất mở
rộng quy mô, đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển lớn mạnh hơn. Vậy hoạt động
quản lí và sử dụng vốn sao cho hiệu quả là một nội dung quan trọng trong công tác
quản lý tài chính của doanh nghiệp. Nó giúp cho các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả
hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho tình hình tài chính của doanh nghiệp
luôn ở trạng thái ổn định và lành mạnh. Đây cũng là một vấn đề luôn thu hút của các
nhà đầu tư, các nhà lãnh đạo của doanh nghiệp và những người làm công tác kế toán
tài chính.
Viễn thông, Internet là một trong những dịch vụ thiết yếu quan trọng đối với tình
hình hội nhập toàn cầu như hiện nay. Nhận thấy nhu cầu của thị trường về việc sử
dụng dịch vụ viễn thông và internet là vô cùng cấp thiết, các nhà đầu tư, các doanh
nghiệp có khả năng cung ứng các dịch vụ trong lĩnh vực này đã nhanh chống nắm bắt
4
SVTH: Hoàng Lê Phương Thảo


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Trần Công Dũng

được tình hình, tận dụng được các khả năng về năng lực, nguồn lực, tài chính để xây
dựng cơ sở vật chất, mạng lưới để gia nhập tiến hành đầu tư, cung ứng dịch vụ. Tuy
nhiên trong quá trình hoạt động kinh doanh gặp không ít khó khăn về các vấn đề như
thay đổi của tình hình xã hội, sự thay đổi nhanh chóng của nhu cầu của khách hàng,
tình hình cạnh tranh từ phía các đối thủ trong ngành… Do đó để thích ứng với cơ chế
thị trường, công ty cổ phần viễn thông FPT đã không ngừng hoàn thiện bộ máy quản
lý, đổi mới phương thức sản xuất kinh doanh, luôn đặt mục tiêu mang đến những dịch
vụ, sản phẩm tốt nhất đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng khách hàng, công ty đang

ngày càng chiếm được chỗ đứng nhất định trong lĩnh vực viễn thông, trở thành một
trong những đơn vị dẫn đầu trong việc cung cấp các dịch vụ viễn thông và internet của
Việt Nam.
Xuất phát từ những yêu cầu thực tế trên đây, được sự đồng ý của nhà trường, của
công ty cổ phần viễn thông FPT chinh nhánh thành phố Huế và sự tận tình giúp đỡ của
Thầy giáo giảng viên Trần Công Dũng, trong quá trình thực tập tôi đã nhận thấy tầm
quan trọng của nguồn vốn trong mỗi doanh nghiệp nên đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “
Đánh giá tình hình huy động và sử dụng vốn của công ty cổ phần viễn thông FPT
chi nhánh thành phố Huế’’ để làm đề tài chuyên đề tốt nghiệp của mình.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung:
Nghiên cứu tình hình huy động và hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần
viễn thông FPT chính nhánh thành phố Huế
1.2.2. Mục tiêu cụ thể


Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về vốn và hiệu quả sử dụng vốn.



Phân tích đánh giá thực trạng và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty
Cổ phần viễn thông FPT chi nhánh thành phố Huế.



Nêu lên những kết quả đạt được và hạn chế trong việc sử dụng vốn của công ty.



Trên cơ sở đó với hi vọng đề tài có thể đóng góp một số giải pháp nhằm nâng

cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty.

5
SVTH: Hoàng Lê Phương Thảo


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Trần Công Dũng

1.3. Đối tượng nghiên cứu
Tình hình huy động và sử dụng vốn tại Công ty cổ phần viễn thông FPT chi
nhánh thành phố Huế.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Nghiên cứu được tiến hành tại Công ty cổ phần viễn thông



chi nhánh thành phố Huế


Phạm vi thời gian: Số liệu phân tích được thu thập trong 3 năm 2013, 2014, 2015.



Phạm vi nội dung: Nghiên cứu tình hình huy động và sử dụng vốn của công ty
trong giai đoạn 2013-2015, đánh giá được hiệu quả sử dụng và huy động trong giai
đoạn này
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu: thu thập sô liệu tại công ty thông qua các bảng




cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, các sổ sách khác tại công ty.
Ngoài ra còn cập nhật thông ty từ sách, báo, tạp chí, internet…
Phương pháp xử lí số liệu: từ các số liệu thu thập được, sau đó áp dụng các



công thức tính chỉ số có sẵn tính ra được các chỉ số tài chính của công ty. Và liên hệ
với tình hình hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm để đánh giá.
Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh: tổng hợp báo cáo của công ty để tiến



hành phân tích và so sánh các chỉ số qua các năm, từ đó đưa ra nhận xét chung về chúng.
1.6. Cấu trúc của đề tài
Đề tài nghiên cứu bao gồm ba phần sau:
Phần I: Đặt vấn đề
Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu
Chương 1: Cơ sở khoa học của vấn đề
Chương 2: Đánh giá tình hình huy động và sử dụng vốn của công ty cổ phần viễn
thông FPT chi nhánh thành phố Huế
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần
viễn thông FPT chi nhánh thành phố Huế
Phần III: Kết luận và kiến nghị

6
SVTH: Hoàng Lê Phương Thảo



Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Trần Công Dũng

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Tổng quan về vốn kinh doanh
1.1.1.1. Khái niệm
Do vai trò quan trọng của vốn trong sự tồn tại và sự phát triển của doanh nghiệp
nói riêng và một nền kinh tế nói chung, từ trước tới nay, không chỉ có các doanh
nghiệp, những nhà quản lí quan tâm, trăn trở về nguồn vốn huy động và cách thức sử
dụng vốn và ngay cả các nhà kinh tế, nhà lí luận đã tốn không ít giấy mực và tâm trí để
đưa ra một định nghĩa, một nghiên cứu hoàn chỉnh nhất về vốn của doanh nghiệp.
Dưới gốc độ của yếu tố sản xuất, Mark-nhà kinh tế học tân cổ điển đã khái quát
hóa vốn thành phạm trù cơ bản. Theo Mark, tư bản là giá trị đem lại giá trị thặng dư, là
đầu vào của quá trình sản xuất, Mark quan niệm chỉ có quá trình sản xuất mới tạo ra
giá trị thặng dư cho nền kinh tế.
Paul.A.Samuelson-nhà kinh tế học theo trường phái “Tân cổ điển” về các yếu tố
sản xuất của trường phái cổ điển và phân chia các yếu tố đầu vào của quá trình sản
xuất thành ba loại chủ yếu là đất đai, lao động và vốn. Theo ông, vốn là các hàng hóa
được sản xuất ra để phục vụ cho một quá trình sản xuất mới, là đầu vào cho hoạt động
sản xuất của một doanh nghiệp, đó có thể là máy móc, trang thiết bị, vật tư, đất đai, giá
trị nhà xưởng… Trong quan niệm về vốn của mình, Samuelson không đề cập tới các
tài sản tài chính.
Trong cuốn kinh tế học của D.Begg, tác giả đã đưa ra hai định nghĩa vốn hiện vật
và vốn tài chính của doanh nghiệp. Vốn hiện vật là dự trữ các hàng hoá đã sản xuất ra
để sản xuất các hàng hoá khác. Vốn tài chính là tiền và các giấy tờ có giá trị của doanh
nghiệp. Như vậy D.Begg đã bổ sung vốn tài chính vào định nghĩa của Sammelson.

Trong các định nghĩa trên, các tác giả đã thống nhất với nhau ở điểm chung cơ
bản vốn là một đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên trong các định
nghĩa của mình, các tác giả đều thống nhất vốn với tài sản của doanh nghiệp.

7
SVTH: Hoàng Lê Phương Thảo


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Trần Công Dũng

Thực chất, vốn là biểu hiện bằng tiền, là tài sản mà doanh nghiệp đang nắm giữ.
Vốn và tài sản là hai mặt hiện vật và giá trị của một bộ phận nguồn lực mà doanh
nghiệp huy động vào quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Vốn biểu hiện mặt giá
trị, nghĩa là vốn phải đại diện cho một giá trị hàng hóa, dịch vụ nhất định, một loại tài
sản nhất định. Nó là kết tinh của giá trị chứ không phải đồng tiền in ra một cách vô ý
thức rồi bỏ vào đầu tư.
Trong nền kinh tế thị trường, vốn là một loại hàng hóa. Nó giống các loại hàng
hóa khác ở chỗ có chủ sở hữu nhất định. Song nó có điểm khác vì người sở hữu có thể
bán quyền sử dụng vốn trong một thời gian nhất định. Giá của vốn ( hay còn gọi là lãi
suất ) là cái giá phải trả về quyền sử dụng vốn. Chính nhờ sự tách rời về quyền sở hữu
và quyền sử dụng vốn nên vốn có thể lưu chuyển trong đầu tư kinh doanh và sinh lời.
Dưới gốc độ doanh nghiệp, vốn là điều kiện vật chất cơ bản, kết hợp với sức lao
động và các yếu tố khác làm đầu vào cho quá trình sản xuất kinh doanh. Sự tham gia
của vốn không chỉ bó hẹp trong một quá trình sản xuất riêng biệt, chia cắt mà trong
toàn bộ quá trình sản xuất và tái sản xuất liên tục, xuyên suốt trong thời gian tồn tại
của doanh nghiệp, từ khi bắt đầu quá trình sản xuất đầu tiên cho tới chu kì sản xuất
cuối cùng.
Tóm lại vốn là một phạm trù được xem xét theo nhiều quan niệm với nhiều mục

đích khác nhau. Do đó, khó có thể đưa ra định nghĩa thỏa mãn tất cả các yêu cầu, các
quan niệm đa dạng. Song hiểu một cách khái quát, ta có thể coi: Vốn kinh doanh là
toàn bộ giá trị ứng ra ban đầu hay các giá trị tích lũy được cho các quá trình sản xuất
tiếp theo của doanh nghiệp.
1.1.1.2. Phân loại vốn kinh doanh
a.

Căn cứ vào thời hạn luân chuyển



Vốn ngắn hạn: là loại vốn có thời gian đáo hạn trong vòng một năm và lãi suất vay
thường thấp hơn lãi suất dài hạn do độ rủi ro thấp hơn và thời gian đầu tư ngắn hơn.



Vốn trung hạn: là loại vốn có thời gian đáo hạn từ 1 năm tới 5 năm.



Vốn dài hạn: là loại vốn có thời gian đáo hạn từ 5 năm trở lên.

8
SVTH: Hoàng Lê Phương Thảo


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Trần Công Dũng


b. Căn cứ vào nội dung vật chất
Vốn thực: là toàn bộ hàng hóa phục vụ cho sản xuất kinh doanh như: máy móc



thiết bị, nhà xưởng, đường sá… phần vốn này phản ánh hình thái vật thể của vốn.
Vốn tài chính: biểu hiện dưới hình thái tiền tệ, chứng khoán, các giấy tờ có giá



trị khác dùng cho việc mua tài sản, máy móc thiết bị. Phần vốn này tham gia gián tiếp
vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
c. Căn cứ vào nguồn hình thành ban đầu
Vốn tự có của doanh nghiệp: Do chủ doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư, vốn cổ phần



hoặc một phần từ lợi nhuận để lại.
Nguồn vốn liên doanh liên kết: là vốn do các đơn vị khác tham gia liên doanh



liên kết với doanh nghiệp về vốn cố định, vốn lưu động hay vốn đầu tư XDCB nhằm
phát triển sản xuất kinh doanh với lợi ích của cả hai bên. Đối với nguồn vốn này
thường xảy ra nhiều vấn đề phức tạp vì vậy khi nhận góp vốn cần phải quy định chặt
chẽ và đầu đủ trong văn bản giấy tờ về quyền lợi cũng như nghĩa vụ của mỗi bên.
Nguồn vốn tín dụng: là các khoản vay ngắn hạn, trung và dài hạn của ngân




hàng, tổ chức tài chính, tổ chức tính dụng, các đơn vị cá nhân trong và ngoài nước để
bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh như: vốn chiếm dụng của bạn hàng, của người
cung cấp, của công nhân viên , tín dụng chiết khấu, tín dụng thương mai, phát hành
trái phiếu hoặc các công cụ vay nợ trên thị trường tài chính…
d. Căn cứ vào phương thức luân chuyển
Vốn cố định: là biểu hiện về mặt giá trị của những TSCĐ bao gồm: TSCĐ hữu



hình, TSCĐ vô hình, TSCĐ thuê tài chính và TSCĐ tài chính… TSCĐ là những tài
sản có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài, trong quá trình sử dụng TSCĐ thì hình thái cật
chất ban đầu không thay đổi nhưng nó bị hao mòn dần theo thời gian. Đặc điểm vận
động của tài sản cố định là tham gia vào nhiều chu kì kinh doanh và cuối một vòng
luân chuyển nó được tính vào giá trị thành phẩm hoàn thành.
TSCĐ hữu hình : là toàn bộ những giá trị tư liệu lao động có hình thái vật chất



cụ thể, có đủ tiêu chuẩn giá trị và thời gian sử dụng theo chế độ quy định như: nhà cửa,
thiết bị, phương tiện vận tải, TSCĐ dùng cho XDCB, TSCĐ dùng cho phúc lợi, TSCĐ
đang dùng, chưa dùng và không cần dùng.
9
SVTH: Hoàng Lê Phương Thảo


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Trần Công Dũng

TSCĐ vô hình: là những TSCĐ không có hình thái vật chất thể hiện một lượng




giá trị đã được đầu tư tham gia vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như: giá
trị bằng phát minh sáng chế, chi phí thành lập doanh nghiệp…
TSCĐ thuê tài chính: là những TSCĐ mà doanh nghiệp đi thuê dài hạn và được



bên cho thuê trao quyền quản lý, sử dụng hầu hết thời gian tuổi thọ của TSCĐ. Tiền
thu từ cho thuê đủ cho người cho thuê trang trải được chi phí về tài sản và thu được
một khoản lãi từ khoản đầu tư đó.
TSCĐ tài chính: là các khoản đầu tư tài chính dài hạn với mục đích kiếm lời có



thời hạn trên một năm như: đầu tư chứng khoán dài hạn, góp vốn liên doanh dài hạn,
đầu tư bất động sản…
TSCĐ có thể được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau tùy thuộc vào từng loại
hình doanh nghiệp và khả năng tạo nguồn tài trợ của từng doanh nghiệp.
Vốn lưu động: là biểu hiện giá trị của những TSLĐ bao gồm: tiền mặt, các



khoản phải thu, thành phẩm, hàng gửi bán, chi phí SXKD dở dang, tài sản thiếu hụt
chờ xử lí, chi phí trả trước… Đặc điểm của vốn lưu động là vận động không ngừng,
luôn thay đổi hình thái biểu hiện, giá trị của nó được dịch chuyển toàn bộ một lần vào
giá trị hàng hóa và hoàn thành mộ vòng tuần hoàn. Sau mỗi chu kì kinh doanh số vốn
thu về phải lớn hơn số vốn bỏ ra ban đầu. Vốn lưu động là số vốn thường xuyên cần
thiết đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp tiến hành bình thường. Vì

vậy phải cần xác định đúng đắn nhu cầu cần thiết vốn lưu động và đồng thời tìm biện
pháp thu hồi vốn nhanh bảo toàn được vốn.
Vốn tài chính: vốn tài chính trong doanh nghiệp thể hiện dưới dạng các hoạt



động đầu tư bên ngoài như: đầu tư ngắn, dài hạn, góp vốn liên doanh… nhằm mục
đích tìm kiếm lợi nhuận qua số vốn nhàn rỗi của doanh nghiệp và bảo toàn đồng vốn
của mình. Có một điều doanh nghiệp cần chú ý khi đầu tư tài chính đó là phải có
những đánh giá phân tích, quy mô của dự án để lựa chọn đúng đối tượng và loại hình
đầu tư phù hợp.
Đây còn là nguyên tắc để bảo toàn vốn cho doanh nghiệp vì rằng ngoài mục đích
thu được lợi nhuận doanh nghiệp còn nhằm mục tiêu khác là để phân tán rủi ro, tránh
được hiện tượng ứ đọng vốn. Ngày nay trong điều kiện kinh tế thị trường thì hoạt động
10
SVTH: Hoàng Lê Phương Thảo


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Trần Công Dũng

đầu tư luôn mang lại hiệu quả cao vì thế trong kinh doanh có những doanh nghiệp
thiếu vốn phải đi vay nhưng họ vẫn mạnh dạn bỏ vốn đầu tư bên ngoài để nâng cao
hơn nữa đồng vốn của mình.
e. Căn cứ vào quyền sở hữu đối với vốn
Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp




Là nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp, khi doanh nghiệp mới được
thành lập thì nguồn vốn chủ sở hữu hình thành vốn điều lệ do chủ doanh nghiệp, các
nhà đầu tư góp vốn được sử dụng để đầu tư, mua sắm các loại tài sản của doanh
nghiệp. Nguồn vốn chủ sở hữu có ý định đặc biệt quan trọng đối với quá trình sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp, nó tạo điều kiện thuận lợi cho chủ doanh nghiệp chủ
động hoàn toàn trong sản xuất.
Tuy nhiên nguồn vốn chủ sở hữu này thường bị hạn chế về quy mô nên không
thể đáp ứng nhu cầu về vốn cho sản xuất kinh doanh, mặt khác việc sử dụng nguồn
vốn này không phải chịu sức ép về chi phí sử dụng vốn và có thể thiếu sự kiểm tra,
giám sát hoặc tư vấn của các chuyên gia, các tổ chức như trong sử dụng vốn đi vay, do
đó có thể hiệu quả sử dụng vốn không cao hoặc có thể có những quyết định đầu tư
không khôn ngoan.
Các khoản nợ phải trả



Vốn nợ được tài trợ bởi những người không phải là chủ sở hữu của doanh
nghiệp, là cách việc mua bán trao đổi được diễn ra trên thị trường tài chính và được
thỏa thuận có tổ chức như một hợp đồng vay mượn mà người đi vay cam kết trả cho
người vay.
Như vậy, khi huy động các công cụ nợ để hình thành vốn nợ, người đi vay phải
trả lãi cho các công cụ nợ (các khoản tiền vay). Mức lãi suất phải trả cho các khoản
vay phụ thuộc mức cung cầu trên thị trường, đó chính là giá cả của vốn hàng hóa. Các
mức lãi suất này không ổn định và được thỏa thuận khi đi vay.
Việc phân chia nguồn vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thành vốn chủ sở
hữu và nợ phải trả phân chia rất cơ bản và rất phổ biến trong nền kinh tế thị trường, chúng
có mối quan hệ đặc biệt với nhau hình thành nên cơ cấu vốn tối ưu của doanh nghiệp.

11
SVTH: Hoàng Lê Phương Thảo



Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Trần Công Dũng

1.1.1.3. Đặc điểm của vốn kinh doanh
Trong nền kinh tế hàng hóa, vốn được quan niệm là một loại hàng hóa, đó là
hàng hóa đặc biệt. Vốn là biểu hiện bằng tiền đại diện cho một lượng giá trị tài sản,
hay nói cách khác, vốn là nguồn hình thành tài sản. Vốn và tài sản được nhìn nhận
theo hai gốc độ khác nhau về mặt phân loại nhưng cân bằng về mặt lượng:
Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn
Mỗi đồng vốn phải gắn với một chủ sở hữu nhất định. Ở đâu có những đồng vốn
vô chủ thì ở đó có sự chi tiêu lãng phí, thất thoát và kém hiệu quả.
Vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải đảm báo có tính
sinh lời, các doanh nghiệp chỉ đầu tư tiền vào các hoạt động sản xuất kinh doanh khi
đảm báo khả năng sinh lời trong tương lai. Trong quá trình hoạt động, vốn có thể thay
đổi hình thái biểu hiện nhưng điểm cuối cùng của vòng tuần hoàn phải lớn hơn điểm
xuất phát , đây chính là nguyên tắc cơ bản trong hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
Vốn có giá trị về mặt thời gian và chịu ảnh hưởng của yếu tố thời gian. Giá trị thời
gian của vốn liên quan trực tiếp đến lạm phát, tăng trưởng kinh tế, sự bỏ lỡ của các cơ hội
đầu tư. Nói chung thời gian càng dài thì giá trị của một đồng vốn càng giảm.
Vốn sản xuất king doanh của doanh nghiệp có thể huy động từ mọi nguồn lực
của xã hội và biểu hiện dưới nhiều dạng vật chất khác nhau. Do yêu cầu mở rộng quy
mô sản xuất, doanh nghiệp không chỉ khai thác nguồn vốn chủ sở hữu mà còn vay vốn,
góp vốn, liên doanh, liên kết…
1.1.1.4. Vai trò của vốn kinh doanh
Vốn là điều kiện không thể thiếu được để thành lập một doanh nghiệp và tiến
hành cấc hoạt động sản xuất kinh doanh. Để doanh nghiệp được phép thành lập, bao

giờ chủ doanh nghiệp cũng phải đầu tư một số vốn nhất định không nhỏ hơn mức vốn
pháp định, là mức vốn tối thiểu mà pháp luật quy định đối với mỗi ngành nghề.
Vốn là điều kiện tiền đề của quá trình sản xuất kinh doanh

a.

Một quá trình sản xuất kinh doanh sẽ dược diễn ra khi có yếu tố: yếu tố vốn, yếu
tố lao động và yếu tố công nghệ. Trong ba yếu tố đó thì yếu tố vốn là điều kiện tiền đề

12
SVTH: Hoàng Lê Phương Thảo


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Trần Công Dũng

có vai trò rất quan trọng. Nó quyết định đầu tiên việc sản xuất kinh doanh có thành
công hay không.
Khi sản xuất, doanh nghiệp cần phải có một lượng vốn đều mua nguyên liệu đầu
vào, thuê công nhân, mua thông tin trên thị trường, mua bằng phát minh sáng chế…
Bởi vậy, có thể nói vốn là điều kiện đầu tiên cho yếu tố cầu về lao động và công nghệ
được đáp ứng đầy đủ.
b. Vốn quyết định sự ổn định và liên tục của quá trình sản xuất kinh doanh
Khi yêu cầu về vốn, lao động, công nghệ được đảm bảo, để quá trình sản xuất
được diễn ra liên tục thì vốn phải được đáp ứng đầy đủ, kịp thời và liên tục.
Thực tế cho thấy có rất nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau vì vậy các quá
trình sản xuất kinh doanh cũng sẽ khác nhau nên việc dùng vốn lưu động cũng sẽ khác
nhau. Nhu cầu vốn lưu động phát sinh thường xuyên như mua thêm nguyên vật liệu,
mua thêm hàng để bán, để trả lương, để giao dịch…

1.1.2. Hiệu quả về sử dụng vốn kinh doanh
1.1.2.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Hiệu quả sử dụng vốn, tài sản trong doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản
ánh trình độ, năng lực khai thác và sử dụng vốn, tài sản của doanh nghiệp vào hoạt
động sản xuất kinh doanh nhằm mục đich tối đa hóa lợi ích và tối thiểu hóa
1.1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả vốn
Thứ nhất, đảm bảo an toàn tài chính cho doanh nghiệp về việc sử dụng vốn có
hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp huy động vốn dễ dàng.
Thứ hai, giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín của mình trên thị trường, nâng cao
mức sống cho cán bộ công nhân viên.
Thứ ba, tạo điều kiện giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh của mình trên
thị trường.
Vì vậy, việc nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng trong doanh nghiệp không
những đem lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp và người lao động mà còn tác
động đến cả nền kinh tế xã hội.
1.1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá và phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
a. Các chỉ tiêu đánh giá vốn cố định
13
SVTH: Hoàng Lê Phương Thảo


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Trần Công Dũng

Hiệu quả sử dụng vốn cố định (sức sản xuất vốn cố định): Chỉ tiêu này cho biết



một đơn vị vốn cố định bình quân trong kỳ đem lại bao nhiêu đơn vị doanh thu thuần.

Sức sản xuất của vốn cố định =
Hiệu quả sử dụng vốn cố định ròng (mức doanh lợi vốn cố định): chỉ tiêu này cho
biết một đơn vị cố định bình quân mà công ty bỏ ra đầu tư thì thu được bao nhiêu đơn
vị lợi nhuận ròng.
Hiệu quả sử dụng VCĐ ròng trong 1 kỳ =
Hệ số đảm nhiệm vốn cố định: Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đơn vị doanh



thu cần sử dụng bao nhiêu đơn vị vốn cố định. Chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ hiệu
quả sử dụng vốn cố định càng cao.
Hệ số đảm nhiệm vốn cố định =
b. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Các chỉ tiêu này nói lên tốc độ luân chuyển của vốn lưu động trong công ty và
qua đó để biết được hiệu quả sử dụng vốn lưu động đó như thế nào.
Số vòng quay vốn lưu động: chỉ tiêu này cho biết vốn lưu động quay được bao



nhiêu vòng trong kỳ. Nếu số vòng quay càng nhiều chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn
càng cao và ngược lại.
Số vòng quay vốn lưu động =
Mức doanh lợi vốn lưu động (tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động): phản ánh một



đơn vị vốn lưu dộng sử dụng bình quân trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đơn vị lợi
nhuận sau thuế.
Doanh lợi vốn lưu động =
Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động: chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đơn vị




doanh thu công ty cần sử dụng bao nhiêu đơn vị vốn lưu động.
Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động =
Tốc độ chu chuyển các khoản phải thu (vòng quay khoản phải thu): đây là chỉ



tiêu cho thấy tính hiệu quả của chính sách tín dụng mà doanh nghiệp áp dụng đối với
bạn hàng.
Vòng quay khoản phải thu =

14
SVTH: Hoàng Lê Phương Thảo


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Trần Công Dũng

Số ngày bình quân vòng quay khoản phải thu: cho biết doanh nghiệp mất bình



quân là bao nhiêu ngày để thu hồi các khoản phải thu của mình.
Số ngày trung bình =
Vòng quay hàng tồn kho: Vòng quay hàng tồn kho càng cao cho thấy doanh




nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều trong doanh nghiệp.
Mặt khác nếu nhìn thấy trong báo cáo tài chính, khoản mục hàng tồn kho có giá trị
giảm qua các năm, có nghĩa là doanh nghiệp sẽ gặp ít rủi ro hơn… Thêm nữa, dự trữ
nguyên vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ khiến cho dây chuyền bị
ngưng trễ. Vì vậy vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản
xuất đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Vòng quay hàng tồn kho =
Nếu số ngày bình quân vòng quay hàng tồn kho lớn là một dấu hiệu của việc
doanh nghiệp đầu tư quá nhiều cho hàng tồn kho.
c. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.
Hiệu quả sử dụng vốn: chỉ tiêu này phản ánh cứ một đơn vị vốn bình quân mà



công ty bỏ vào sản xuất kinh doanh tạo ra bao nhiêu đơn vị doanh thu (vốn bình quân
là tổng vốn cố định bình quân và vốn lưu động bình quân).
Hiệu quả sử dụng vốn =
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị doanh thu



thuần mang lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ khả năng
sinh lợi của vốn càng cao và hiệu quả kinh doanh càng lớn.
ROS =x 100
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản( ROA): chỉ tiêu này phản ánh cứ một đơn vị tài



sản mà doanh nghiệp sử dụng trong quá trình kinh doanh thì tạo ra được bao nhiêu đơn

vị lợi nhuận.
ROA = x 100
Tỷ suất sinh lời trên tổng vốn chủ sở hữu (ROE): chỉ tiêu này phản ánh cứ một



đơn vị vốn chủ sở hữu tạo ra được bao nhiêu đơn vị lợi nhuận.
ROE = x 100

15
SVTH: Hoàng Lê Phương Thảo


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Trần Công Dũng

1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Thực trạng về nhu cầu và cung ứng dịch vụ viễn thông và Internet của
Việt Nam
1.2.1.1. Đối với viễn thông:
Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, thị trường viễn thông đã có những chuyển biến
tích cực, sôi động hơn với xu thế hội nhập quốc tế. Theo đánh giá của các chuyên gia
viễn thông đến từ các nước trong khu vực, thị trường viễn thông Việt Nam hiện là khu
vực phát triển nhanh thứ hai trên thị trường viễn thông ASEAN. Viễn thông Việt Nam
tăng trưởng đạt mức trung bình 30% mỗi năm. Theo báo cáo của Bộ thông tin và
truyền thông, tính đến cuối năm 2014, có khoảng 24 doanh nghiệp viễn thông được
cấp phép thiết lập mạng viễn thông công cộng; hơn 100 doanh nghiệp được cấp phép
cung cấp dịch vụ viễn thông.
Điều dễ nhận thấy nhất trên thị trường viễn thông hiện nay đó là sự mở rộng, đa

dạng hóa các loại hình hợp tác kinh doanh. Nếu trước đây, các nhà đầu tư nước ngoài
muốn bắt tay với các doanh nghiệp viễn thông trong nước thì chỉ có thể thực hiện với
hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC). Nhưng hiện nay, việc thực hiện các
cam kết WTO giúp các nhà đầu tư nước ngoài có thể tham gia thị trường phát triển khá
sôi động này với hình thức liên doanh.
1.2.1.2. Đối với Internet:
Internet được sử dụng chính thức ở Việt Nam từ ngày 19/11/1997, tính đến đầu năm
2013 ước tính số người sử dụng là 23.331.548, tỷ lệ người dùng Internet là 27,18%
Theo như thông báo số liệu phát triển Internet Việt Nam của Trung tâm Internet
Việt Nam,tính tới tháng 5 năm 2015 thì tổng băng thông kết nối qua trạm trung chuyển
VNIX: 137.000 Mbps. Tổng số tên miền Việt Nam đã đăng kí 1.071.163. Hàng năm
tốc độ phát triển thuê bao và số người dùng đều có xu hướng tăng, gấp khoảng 1,5 lần
so với năm trước.
Số lượng thuê bao internet băng rộng đạt 11.923.000 thuê bao. Trong đó: Băng
rộng cố định đạt 6.980.000 thuê bao, băng rộng di động 3G (Datacard 3G): 4.943.000
thuê bao. Số lượng thuê bao di động đạt 138.630.000 thuê bao. Mặc dù số thuê bao cố

16
SVTH: Hoàng Lê Phương Thảo


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Trần Công Dũng

định có xu hướng giảm, nhưng do số lượng thuê bao di động phát sinh cước tăng nên
tổng doanh thu trong lĩnh vực viễn thông năm 2014 ước đạt 305.000 tỷ đồng.

Biểu đồ 1: Số người sử dụng Internet tại Việt Nam tính tới đầu năm 2013
(Nguồn: Trung tâm Internet Việt Nam - VNNIC)

Theo như khảo sát mới đây về nhu cầu sử dụng Internet và các ứng dụng băng
thông rộng của Alcatel-Lucel thì thị trường Internet băng rộng của Việt Nam vẫn còn
rất hấp dẫn. Theo điều tra của Alcatel-Lucel thì một lượng lớn thuê bao tương lai sẽ là
những người sử dụng Internet tại quán café hoặc tại nơi làm việc. Điều này được
khẳng định qua điều tra: 72% người dùng Internet tại quán café và 75% người dùng
Internet tại công sở cho biết có ý định đăng ký dịch vụ băng rộng để sử dụng tại nhà
với lý do thuận tiện và phục vụ chuyên môn.

17
SVTH: Hoàng Lê Phương Thảo


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Trần Công Dũng

Biểu đồ 2: Thị phần các nhà cung cấp dịch vụ
Internet tại Việt Nam năm 2013
Nguồn: Trung tâm Internet Việt Nam
Với hơn 90 triệu dân và có khoảng trên 50% số dân đang sử dụng dịch vụ điện
thoại, trên 35% sử dụng dịch vụ Internet, Việt Nam hiện đang là một thị trường đầy
tiềm năng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

18
SVTH: Hoàng Lê Phương Thảo


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Trần Công Dũng


1.2.2. Tình hình phát triển dịch vụ viễn thông và thực trạng cung ứng dịch vụ
về viễn thông và internet trên địa bàn thành phố Huế
Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, hiện nay có ba nhà mạng chính đang cung cấp
dịch vụ viễn thông và internet đó là: VNPT, Viettel, FPT Telecom. Trong đó, Viettel
chiếm thị phần khoảng 30% thị phần toàn tỉnh, VNPT chiếm khoảng 40% và FPT
chiếm khoảng 30% trên tổng thị phần. Có thể nói FPT hiện đang là một trong những
nhà mạng uy tín và chiếm một lượng thị phần khá ổn định mặc dù chỉ mới xuất hiện
trên địa bàn tỉnh mấy năm gần đây, hứa hẹn trong tương lai đây sẽ là thị trường tiềm
năng để phát triển các dịch vụ về viễn thông, internet và dịch vụ truyền hình, phổ cập
công nghệ thông tin hiện đại trên toàn tỉnh.

19
SVTH: Hoàng Lê Phương Thảo


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Trần Công Dũng

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG
VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG FPT
CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HUẾ
2.1. Tổng quan về công ty và chi nhánh tại thành phố Huế
Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom) khởi đầu từ Trung tâm Dịch vụ
Trực tuyến với 4 thành viên sáng lập cùng sản phẩm mạng Internet đầu tiên của Việt
Nam mang tên “Trí tuệ Việt Nam – TTVN”. Sau hơn 18 năm hoạt động, FPT Telecom
đã trở thành một trong những nhà cung cấp dịch vụ viễn thông và Internet hàng đầu
khu vực với hơn 13000 nhân viên, 60 chi nhánh trong và ngoài nước.
FPT Telecom có trụ sở chính được đặt tại Hà Nội: Tòa nhà PVI, số 1 Phạm Văn

Bạch, Cầu Giấy. Hiện công ty đang có một hệ thống văn phòng và chi nhánh trải khắp
toàn quốc, chi nhánh FPT Telecom Thành phố Huế là một trong số các chi nhánh của
công ty đặt tại miền Trung, chịu sự quản lí trực tiếp của UBND TP Huế, chịu sự lãnh
đạo trực tiếp của tổng Công ty FPT Telecom về kế hoạch sản xuất kinh doanh, về tài
chính thì hoạch toán phụ thuộc.
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
2.1.1.1. Lịch sử hình thành
Được thành lập ngày 20/11/2009, Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT
Telecom) chi nhánh TP Huế khởi đầu 5 thành viên cùng sản phẩm mạng Internet đầu
tiên của Việt Nam mang tên “Trí tuệ Việt Nam – TTVN”. Sau hơn 8 năm hoạt động,
FPT Telecom chi nhánh TP Huế đã trở thành một trong những nhà cung cấp dịch vụ
viễn thông và Internet hàng đầu địa bàn thành phố với hơn 200 nhân viên( trên tổng
hơn 13000 nhân viên trên toàn quốc). Hiện nay, FPT Telecom chi nhánh TP Huế đang
cung cấp các sản phẩm, dịch vụ chính bao gồm:
- Internet bang thông rộng: ADSL/VDSL, TriplePlay, FTTH
- Dịch vụ truyền hình ( bắt đầu đưa vào cung cấp dịch vụ từ năm 2012)

20
SVTH: Hoàng Lê Phương Thảo


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Trần Công Dũng

2.1.1.2. Quy mô phát triển
- Tính đến năm 2015, FPT Telecom chi nhánh Thành phố Huế đã trở thành 1 trên
10 chi nhánh lớn nhất cả nước về cơ sở hạ tầng, thị phần chiếm lĩnh
- Đứng thứ hai khu vực miền Trung Tây Nguyên chỉ sau chi nhánh tại Đà Nẵng.
- Luôn luôn trong tình trạng tăng trưởng dương qua từng năm, riêng năm 2015

đạt giá trị tăng trưởng cao nhất khu vực miền Trung Tây Nguyên.
- Riêng tại địa bàn Thành phố Huế, FPT Telecom hiện là một trong ba nhà mạng
lớn nhất về cung cấp dịch vụ truyền hình và Internet, cụ thể:
Số liệu phát triển thuê bao internet (PTTB NET)
+ Dịch vụ Internet: chiếm khoảng 30,02% thị phần, số lượng thuê bao phát triển lên đến
gần 25.000 thuê bao (địa bàn TP Huế chiếm hơn 15.000 thuê bao, số còn lại phân chia rải rác
ở các huyện, thị) trên tổng 80.000 thuê bao của toàn tỉnh Thừa Thiên Huế (trong đó thống kê
đối tượng khách hàng là học sinh, sinh viên chiếm khoảng 3000 đến 4000 thuê bao; hộ gia
đình chiếm đa số khoảng 20.000 thuê bao; khoảng 2000 thuê bao thuộc về Doanh nghiệp trên
địa bàn)
Đơn vị tính: thuê bao
PTTB NET

Thán
m

1

2

3

4

5

6

7


8

9

10

11

12

473

429

499

54

466

47

45

652

752

833


666

53

819

5
69

665

4
66

1
67

834

2
734

6
62

841

8
69


-

2
-

g
2013
2014

591

968

2015

754

641

809

3
76

2016

110

999


-

6
-

882

109

4
90

127

0
147

137

105

6
982

6
-

8
-


7
-

9
-

6
-

-

6

Nguồn: Phòng Kinh doanh Công ty cổ phần FPT Telecom Huế
Số liệu phát triển thuê bao truyền hình(PTTB TV ONLY)
+ Truyền hình trả tiền: mặc dù là dịch vụ đưa vào cung cấp tại TP Huế chỉ mới từ
năm 2012 nhưng đã có tốc độ phát triển vượt bậc, cụ thể vào năm 2012: số lượng thuê
21
SVTH: Hoàng Lê Phương Thảo


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Trần Công Dũng

bao truyền hình là 750 và đến năm 2015 số lượng thuê bao đã tăng lên đến 3000 thuê
bao, chiếm khoảng 41% thị phần (đối tượng khách hàng chủ yếu là hộ gia đình)
Đơn vị tính: thuê bao
PTTB
Năm Tháng

2013
2014
2015
2016

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

2

1
71
26

1
1
86
15

2
0
75

0
1
98

0
1
88

1
0
83

2
2
83

4

8
114

2
14
108

1
37
139

1
63
155

0
43
147

Tính đến cuối năm 2015, FPT đã quang hóa (nâng cấp đường dây lên cáp quang)
gần 80% hạ tầng, phấn đấu đến 2017 sẽ quang hóa toàn tỉnh. Hiện tại, về cơ sở hạ tầng
và kĩ thuật hiện có của FPT Telecom chi nhánh TP Huế có thể đáp ứng 50.000 thuê
bao và dự trù phát triển thêm 10.000 thuê bao vào năm 2016.
Sau hơn 8 năm đi vào hoạt động, FPT Telecom đã có mặt ở khắp địa bàn tỉnh
Thừa Thiên Huế: TP Huế, Thị xã Hương Trà, Thị xã Hương Thủy, huyện Phú Lộc,
huyện Phong Điền, huyện Phú Vang. Mục tiêu vào năm 2016 trở đi, hạ tầng sẽ được
nâng cấp và phát triển mới hoàn toàn, tiến hành quang hóa, nâng cấp truyền hình HD
lên truyền hình thông minh.
Và đến năm 2017, FPT dự tính sẽ phát triển lên vùng Nam Đông, đến năm 2020
thì sẽ bao trùm toàn tỉnh.

2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty cổ phần viễn thông FPT chi nhánh
thành phố Huế
Chức năng chủ yếu và quan trọng nhất của chi nhánh FPT Telecom là điều hành
hoạt động kinh doanh về dịch vụ Internet - truyền hình tại Tỉnh Thừa Thiên Huế.
Hiện chi nhánh đã có 4 văn phòng giao dịch :
- Văn phòng chính tại 46 Phạm Hồng Thái, TP Huế
- Văn phòng Bắc sông Hương: 09 Nguyễn Trãi, TP Huế
- Văn phòng Quảng Điền
- Văn phòng thị trấn Phú Lộc
Chi nhánh Huế hiện tại có hơn 200 CBNV trong đó 70% là nhân viên kinh doanh.

22
SVTH: Hoàng Lê Phương Thảo


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Trần Công Dũng

2.1.3. Cơ cấu tổ chức
2.1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty

Nguồn: Phòng Tổng hợp, bộ phận hành chính nhân sự Công ty CP FPT Chi nhánh Huế

SVTH: Hoàng Lê Phương Thảo

23


Chuyên đề tốt nghiệp


GVHD: Trần Công Dũng

2.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận
- Giám đốc chi nhánh: Là người chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của
chi nhánh, chịu sự quản lí của Tổng công ty. Theo dõi tình hình kinh doanh và tài chính
tại chi nhánh. Báo cáo kịp thời về văn phòng chính.Phải am hiểu về luật, nhân sự, thuế,
hành vi tổ chức, phong cách, tài chính, kế toán… có kiến thức và kỹ năng về thị trường,
về khách hàng, biết cách đánh giá và nhạy cảm về mức độ cạnh tranh để xác định đúng
đắn tư tưởng và nội dung cho chiến lược phát triển kinh doanh của chi nhánh.
- Phòng Tổng hợp: bao gồm các bộ phận liên quan về phụ trách nhân sự giữchức
năng giúp việc cho Ban lãnh đạo công ty thực hiện tốt công tác quản lý về nhân sự,
xếp lương, thi đua khen thưởng, kỷ luật, sắp xếp công tác đời sống, vị trí làm việc,
thực hiện chế độ chính sách của Nhà nước; bộ phận kế toán phụ trách thực hiện các
công việc về tài chính kế toán của công ty, là một trong những bộ phận có vị trí quan
trọng trong việc điều hành quản lý kinh tế, thông tin kinh tế trong mọi lĩnh vực kinh
doanh, tổ chức sắp xếp hợp lý, khoa học để hoàn thành nhiệm vụ được giao về công
tác kế toán tài chính. Giúp đỡ cấp trên đề ra kế hoạch sản xuất kinh doanh ( doanh thu,
tiền lương, thuế); bộ phận kiểm tra chất lượng có nhiệm vụ tập hợp các hoạt động
được lập ra để đảm bảo tiến trình phát triển và/hoặc duy trì phù hợp để chắc chắn một
hệ thống sẽ đáp ứng các mục tiêu đã được đề ra.( QA: Quality Assurance )
- Phòng dịch vụ khách hàng: có nhiệm vụ thực hiện việc khảo sát/thăm dò khách
hàng về chất lượng dịch vụ sau khi lắp đặt/bảo trì dịch vụ, làm rõ các thông tin về hợp
đồng và khuyến mãi cho khách hàng, thu cước tại quầy, thu cước tại nhà.
Tư vấn hướng dẫn khách hàng sử dụng các dịch vụ giá trị gia tăng của công ty.
Thông báo sự cố đến khách hàng
Trực tổng đài
- Phòng kĩ thuật: nhân sự gồm70 người bao gồm một trưởng phòng quản lí chung
toàn bộ chung hai mảng lớn:
+ Hạ tầng : gồm 30 nhân viên phụ trách triển khai các tuyến cáp lớn và bảo trì.

+ Triển khai-bảo trì: gồm 39 nhân viên phụ trách lắp mới và bảo trì trong suốt
quá trình sử dụng.

24
SVTH: Hoàng Lê Phương Thảo


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Trần Công Dũng

- Phòng kinh doanh:
Nhân viên thị trường
Nhân viên trực quầy
Văn phòng

IBB1
17 người
3 người
VP Quảng Điền: 12 người

IBB2
18 người
3 người
VP Phú Lộc: 13 người

IBB3
19 người
3 người


Phòng kinh doanh gồm tất cả ba phòng nhỏ có chung nhiệm vụ tìm kiếm và phát
triển khách hàng mới. Năm 2015, Huế phát triển mới gần 12.000 thuê bao trong đó
phòng IBB1 chiếm khoảng 270 thuê bao/tháng; IBB2 chiếm khoảng 250 thuê
bao/tháng; IBB3 chiếm khoảng 280 thuê bao/tháng; VP Phú Lộc và VP Quảng Điền
mỗi phòng chiếm khoảng 100 thuê bao/tháng
2.1.4. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh
2.1.4.1. Đặc điểm kinh doanh
Hiện tại, FPT Telecom chi nhánh thành phố Huế đang cung cấp 2 dịch vụ chính
đó là Internet và truyền hình
* Internet:
Bao gồm hai đường truyền cáp đồng (ADSL) với lượng thuê bao xấp xỉ là 13.700
trên tổng số 25.000 thuê bao sử dụng internet của FPT (thống kê đến hết năm 2015) và
cáp quang (FTTH).
- FTTH là công nghệ kết nối viễn thông hiện đại trên thế giới với đường truyền
dẫn hoàn toàn bằng cáp quang từ nhà cung cấp dịch vụ tới tận địa điểm của khách
hàng. Tính ưu việt của công nghệ cho phép thực hiện tốc độ truyền tải dữ liệu internet
xuống/lên (download/upload) ngang bằng với nhau, và tốc độ cao hơn công nghệ
ADSL gấp nhiều lần.
* Truyền hình:
Truyền hình FPT là sản phẩm tích hợp công nghệ giải trí hiện đại và thông minh
nhất hiện nay được cung cấp bởi FPT Telecom, có sức cạnh tranh đối với các hang
cung cấp dịch vụ truyền hình trong khu vực.
2.1.4.2. Chính sách kinh doanh
FPT Telecom là đơn vị luôn đề ra nhiều chính sách kinh doanh, tiến hành bổ
sung, thay đổi các chính sách đó cho kịp thời, phù hợp với tình hình phát triển của xã

25
SVTH: Hoàng Lê Phương Thảo



×