Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần CNG việt nam giai đoạn quý 2 quý 3 năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (657.65 KB, 81 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
----------

BÀI TẬP LỚN
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN CNG VIỆT NAM

Sinh viên: Mai Xuân Vinh

Giáo viên hướng dẫn:

Lớp: K47A- Kiểm toán

Ths. Hoàng Thị Kim Thoa

Nhóm: 5- N02
Niên khóa: 2013-2017

Huế,tháng 5 năm 2016


MỤC LỤC
MỤC LỤC....................................................................................................................................................... 2
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................................................................................. 3
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU....................................................................................................................... 4
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................................................... 1
1: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
2: MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI.
3: ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.


4: PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
5: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
6: KẾT CẤU CHUYÊN ĐỀ.

1
2
2
2
2
3

PHẦN II: KẾT QUẢ VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.............................................................................................. 4
CHƯƠNG I: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CNG VIỆT NAM.....................................4
1.1: TÌNH HÌNH CƠ BẢN VÀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY.
4
1.1.1: Lịch sử hình thành và phát triển của công ty.......................................................................................4
1.1.2: Chức năng, Nhiệm vụ và mục tiêu của Công ty...................................................................................6
1.1.2.1: Chức năng, nhiệm vụ chính:.......................................................................................................................6
1.1.2.2: Sứ mệnh và mục tiêu chiến lược:................................................................................................................7

1.1.3: Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty:.........................................................7

1.1.3.1: Cơ cấu tổ chức:...........................................................................................................................................7
1.1.3.2: Bộ máy quản lý tại công ty..........................................................................................................................8

1.1.4: tình hình tổ chức công tác kế toán của công ty...................................................................................9

1.1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán...............................................................................................................................9

1.2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY

20
1.2.1: Phân tích cơ cấu và biến động tài sản...............................................................................................20
1.2.2: Phân tích cơ cấu và biến động nguồn vốn.........................................................................................28
1.2.3 Phân tích kết quả kinh doanh thông qua Báo cáo kết quả kinh doanh..............................................35
1.2.4 Phân tích dòng tiền qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ..........................................................................40
1.2.5: Phân tích các chỉ số tài chính.............................................................................................................47
1.2.5.1. Chỉ số về tính thanh khoản tài sản và khả năng thanh toán......................................................................47
1.2.5.2. Chỉ số về hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản...........................................................................................53
1.2.5.3 Phân tích khả năng thanh toán nợ dài hạn................................................................................................61
1.2.5.4 Phân tích khả năng sinh lời........................................................................................................................65
1.2.5.5 Phân tích các chỉ số giá thị trường.............................................................................................................69

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY............................72
2.1 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY
72
2.1.1 Ưu điểm..............................................................................................................................................72
2.1.2 Nhược điểm........................................................................................................................................72
2.1.3 Thách thức..........................................................................................................................................73
2.2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY.
73
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................................................ 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................................................... 77


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

TSCĐ

Tài sản cố định


VCSH

Vốn chủ sở hữu

CNH – HĐH

Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

BCĐKT

Bảng cân đối kế toán

BCKQHĐKD

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

BCTC

Báo cáo tài chính

LCTT

Lưu chuyển tiền tệ

NNH

Nợ ngắn hạn

TSNH


Tài sản ngắn hạn

NDH

Nợ dài hạn


DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU

Sơ đồ:
SƠ ĐỒ 1: CƠ CẤU TỔ CHỨC CÔNG TY CỔ PHẦN CNG VIỆT NAM......................................................................8
SƠ ĐỒ 2: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN................................................................................................ 11
SƠ ĐỒ 3 - TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN TRÊN MÁY VI TÍNH...................................14

Bảng
BẢNG 1: TÌNH HÌNH TÀI SẢN QUÝ 2- QUÝ 3 CỦA NĂM 2015..........................................................................21
BẢNG 2: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN QUA CÁC QUÝ.......................................................................................... 29
BẢNG 3: PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH (ĐVT: ĐỒNG)...........................................36
BẢNG 4: PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ CỦA CÔNG TY (ĐVT: ĐỒNG).......................41
BẢNG 5: TÍNH THANH KHOẢN CỦA TÀI SẢN VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN NỢ NGẮN HẠN.............................48
BẢNG 6: HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN....................................................................53
BẢNG 7: CÁC CHỈ SỔ VỀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN NỢ DÀI HẠN....................................................................61
BẢNG 8: CÁC CHỈ SỐ VỀ KHẢ NĂNG SINH LỜI................................................................................................ 65
BẢNG 9: CÁC CHỈ SỐ VỀ THỊ TRƯỜNG........................................................................................................... 69

Biểu đồ
BIỂU ĐỒ 1: TÌNH HÌNH TÀI SẢN CỦA CÔNG TY QUÝ 2-3 CỦA NĂM 2015.........................................................20
BIỀU ĐỒ 2: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY QUÝ 2 VÀ QUÝ 3 NĂM 2015............................................28
BIỂU ĐỒ 3: TÌNH HÌNH DOANH THU, LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY (ĐVT: ĐỒNG)..............................................35
BIỂU ĐỒ 4: TÌNH HÌNH LƯU CHUYỂN TIỀN THUẦN CỦA CÔNG TY...................................................................40



PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1: Lý do chọn đề tài.
Là một sinh viên ngành kế toán- Kiểm toán việc đọc, hiểu và phân tích được một
bản BCTC của một doanh nghiệp là một điều cơ bản và cần thiết. Vì kết quả kinh
doanh, tình hình tài chính và những thông tin cần thiết đều được thể hiện trên bản
BCTC. Phân tích BCTC là quá trình xem xét, kiểm tra đối chiếu và so sánh số liệu về
tình hình tài chính hiện hành so với quá khứ. Thông qua phân tích, các nhà quản trị
DN thấy được thực trạng tài chính hiện tại và những dự đoán cho tương lai.
Trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, thị trường rộng lớn và ngày
càng mở rộng đất nước ngày càng phát triển là những điều kiện thuận lợi cho việc phát
triển ngành năng lượng tại Việt Nam nói chung và ngành dầu khí nói riêng. Bên cạnh
những điều kiện thuận lợi thì ngành dầu khí Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều
thách thức không nhỏ. Sự hội nhập của Việt Nam đã tạo nên nhiều điều kiện phát triển
mạnh mẽ và bên cạnh đó là những thử thách lớn hơn, sự cạnh tranh trên thị trường
cũng như khoa học công nghệ chưa được hiện đại hóa chưa thể khai thác tối đa nguồn
tài nguyên dầu khí mà Việt Nam có.
Trong bối cảnh ấy, Tình hình tài chính của các Doanh Nghiệp trong lĩnh vực dầu
khí rất được quan tâm. Không những là sự quan tâm của ban quản trị mà còn là sự
quan tâm của các nhà đầu tư, các cổ đông và các cơ quan khác,…. Vì vậy việc phân
tích tình hình tài chính của các doanh nghiệp là rất quan trọng, việc nắm bắt tình hình
tài chính, kết quả kinh doanh cũng như trình độ sử dụng quản lý vốn, nhân lực của
doanh nghiệp. Từ đó có những giải pháp và phương hướng hợp lý để giúp doanh
nghiệp phát triển. Nên tôi chọn “ Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần CNG
Việt Nam giai đoạn Quý 2- Quý 3 năm 2015” để phân tích. Bởi đây là một trong
những Công ty cổ phần có thị phần lớn trong thị trường Năng lượng Việt Nam nói
chung và thì trường dầu khí nói riêng. Công ty cổ phần CNG Việt Nam có những biến
động về tài chính trong bối cảnh kinh doanh diễn biến phức tạp, nên tôi đã chọn phân
tích các BCTC của Công ty.


1


2: Mục đích nghiên cứu đề tài.
- Phân tích, đánh giá tình hình của công ty cổ phần CNG Việt Nam trong 2 Quý là
Quý 2 và Quý 3 của năm 2015 để xác định những điểm mạnh điểm yếu của doanh nghiệp
để tìm ra những phương pháp, giải pháp thích hợp giúp cải thiện tình hình công ty.
- Nắm rõ các kiến thức đã học áp dụng vào bài phân tích.
- Tích lũy kỹ năng và kiến thức cho tương lai.

3: Đối tượng nghiên cứu.
Tình hình tài chính của Công ty cổ phần CNG Việt Nam. Gồm:
- BCĐKT.
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
- Bảng thuyết minh báo cáo tài chính.

4: Phạm vi nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các số liệu từ các BCTC của Công ty cố phần
CNG Việt Nam qua 2 Quý 2-3.
- BCĐKT.
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
- Bảng thuyết minh báo cáo tài chính.

5: Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: giáo trình, bài giảng, cá thông tin thu thập
được trên internet và các nguồn tài liệu tham khảo để phân tích và xử lý số liệu.
- Phương pháp nghiên cứu số liệu: 2 phương pháp phân tích là phương pháp

chung và phương pháp đặc thù.

2


+ Phương pháp chung: Phân tích theo chiều ngang, phân tích theo chiều ngang,
phân tích xu hướng, phân tích theo chiều dọc và phân tích các chỉ số tài chính.
+ Phương pháp đặc thù: so sánh, loại trừ, Dupont và liên hệ cân đối.

6: Kết cấu chuyên đề.
Kết cấu chuyên đề gồm 3 phần:
Phần I: Đặt vấn đề.
Phần II: Nội dung và kết quả nghên cứu.
Chương 1: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần CNG Việt Nam.
Chương 2: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện tình hình tài chính của công ty.
Phần III: Kết luận và kiến nghị.

3


PHẦN II: KẾT QUẢ VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN CNG VIỆT NAM
1.1: Tình hình cơ bản và tổ chức công tác kế toán tại công ty.
1.1.1: Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Tên công ty:

CÔNG TY CỔ PHẦN CNG VIỆT NAM.

Tên tiếng anh: CNG Vietnam Joint Stock Company.

Trụ sở công ty: Lầu 7 GAS TOWER, số 61B đường 30/4, Phường Thắng Nhất,
Thành phố Vũng Tàu.
Số ĐT:

064 3574 635.

Số Fax:

064 3574 619.

Website:

www.cng-vetnam.com

Email:

hoặc

Mã cổ phiếu:

CNG

Logo:

4


Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 492032000040 ( đăng ký lần đầu
ngày 28/05/2007, đăng ký thay đổi lần thứ 10 ngày 21/4/2014 do Ban Quản lý Khu
Công nghiệp Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu cấp).

Vốn điều lệ:

270,000,000,000 đồng ( Hai trăm bảy mươi tỷ đồng).

Địa chỉ đăng ký: Đường số 15- KCN Phú Mỹ 1- Huyện Tân Thành- Tỉnh Bà Rịa
Vũng Tàu.
Quá trình hình thành và phát triển:
- Năm 2007: Công ty Cổ phần CNG Việt Nam được thành lập ngày 28/5/2007
theo giấy chứng nhận đầu tư số 492032000040. Với số vốn điều lệ ban đầu là
19,200,000,000 VNĐ. Góp vốn của các cổ đông sáng lập:
+ Tổng Công ty Dung dịch khoan và Hóa phẩm dầu khí – Công ty Cổ phần
( DMC): 51% vốn điều lệ;
+ Công ty IEV Energy Sdn. Bhn. ( malaysia): 42% vốn điều lệ; và
+ Công ty TNHH Sơn Anh 7% Vốn điều lệ.
- Năm 2008: Công ty cổ phần CNG Việt Nam tăng vốn điều lệ lên
67,200,000,000 VNĐ với sự tham gia góp vốn thêm của các cổ đông: Tổng Công ty
Khí Việt Nam ( PV Gas), Công ty cổ phần phân phối Khí thấp áp ( PVGas D). Nhà
máy sản xuất CNG đầu tiên của CNG Việt Nam đặt tại KCN Phú Mỹ I, Huyện Tân
Thành, Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu với công suất ban đầu là 30 triệu m3 khí/ năm đã đi
vào vận hành từ ngày 03/09/2008.
- Năm 2009: Tổng Công ty Khí Việt Nam chuyển nhượng toàn bộ phần vốn tại
CNG Việt Nam sang Công ty Cổ phần kinh doanh khí hóa lỏng miền Nam – PVGas
South. CNG Việt Nam đầu tư nâng công suất Nhà máy CNG Phú Mỹ lên 70 triệu Sm 3.
- Năm 2010: Công ty cổ phần CNG Việt Nam đã phát hành thêm cổ phần để tăng
vốn điều lệ lên 125 tỷ đồng cho cổ đông hiện hữu, cán bộ chủ chốt và cổ đông chiến
lược ngày 02/04/2010. CNG Việt Nam đã xây dựng và triển khai áp dụng hệ thống
quản lý An toàn – Chất lượng – Môi trường theo các têu chuẩn OHSAS 18001:2007,

5



ISO 9001:2008 và ISO 1400:2004 được BSI ( Viện tiêu chuẩn Anh) đánh giá, công
nhận và cấp chứng chỉ vào ngày 22/07/2010.
- Năm 2011: Từ tháng 03/2011, tổng công suất thiết kế của CNG Việt Nam chính
thức đạt 70 triệu Sm3, cung cấp khí cho 21 khách hàng tại các khu vực Nhơn trạch,
Bình Dương, TP.HCM, Long An. Ngày 23/11/2011, cổ phiếu Công ty CNG Việt Nam
chính thức được niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) với số
lượng 20,312,038 cổ phiếu, mã chứng khoán là CNG.
- Năm 2012: Vốn điều lệ Công ty cổ phần CNG Việt Nam tăng lên thành 213,28
tỷ VNĐ. Vốn điều lệ tăng 5% sau khi Phát hành cổ phiếu theo ESOP 2011. Cổ tức
40% trên vốn điều lệ.
- Năm 2013: Ngày 25/09/2013, CNG Việt Nam phát hành cổ phiếu tăng vốn điều
lệ lên 270 tỷ VNĐ. Trong năm 2013, CNG Việt Nam trả cổ tức tiền mặt tổng cộng với
tỷ lệ 35% trên Vốn điều lệ.
- Năm 2014: Ngày 08/07/2014, CNG Việt Nam phê duyệt Quy chế tổ chức và
hoạt động của chi nhánh Công ty tại miền Bắc.
- Năm 2015: đánh dấu sự thành công của CNG Việt Nam trong chiến lược mở
rộng thị trường tại khu vực phía bắc. Theo đó, CNG Việt Nam đã chính thức cấp khí
tại khu vực này, giúp nâng tổng lượng khí CNG Việt Nam cung cấp cho khách hàng
đạt mốc gần 94,3 triệu Sm3, tăng trưởng mạnh 26.4% so với năm 2014. Ngoài ra,
tháng 4/2015, trạm cung cấp khí trung tâm tại KCN Mỹ Phước 3 ( Bình Dương) chính
thức đi vào hoạt động và cung cấp CNG cho các khác hàng trong KCN này. Đây là
một phần trong kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh và phát triển mô hình cấp khí
qua trạm trung tâm của CNG Việt Nam.
1.1.2: Chức năng, Nhiệm vụ và mục tiêu của Công ty.
1.1.2.1: Chức năng, nhiệm vụ chính:


Sản xuất, vận chuyển và phân phối các sản phẩm khí CNG, LNG và LPG.


6




Cung cấp các dịch vụ cải tạo, bảo dưỡng, sửa chữa, lắp đặt các thiết bị chuyển

đổi cho các phương tiện, máy móc, thiết bị sử dụng khí CNG, LNG và LPG.


Cung cấp dịch vụ xây dựng, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa công trình khí.

1.1.2.2: Sứ mệnh và mục tiêu chiến lược:


Phát triển nhanh thị trường tiêu thụ CNG trên các lĩnh vực sản xuất công

nghiệp, giao thông vận tải và các khu chung cư đô thị.


Xây dựng và phát triển Công ty CNG Việt Nam bền vững, trở thành nhà cung

cấp CNG hàng đầu Việt Nam
1.1.3: Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty:
1.1.3.1: Cơ cấu tổ chức:
- Mô hình quản trị: CNG Việt nam hoạt động theo mô hình công ty cổ phần với
cơ cấu tổ chức trực tuyến chức năng và không có đầu tư tại các công ty con, công ty
liên kết.
- Sơ đồ tổ chức: CNG Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh
nghiệp và Điều lệ tổ chức và hoạt động được Đại hội đồng cổ đông thống nhất thông

qua. CNG Việt Nam có cơ cấu tổ chức như sau:

7


ĐẠI HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN KIỂM SOÁT

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

TỔNG GIÁM ĐỐC

BAN KẾ HOẠCH- ĐẦU TƯ

BAN KINH DOANH
BAN TỔ CHỨC- HÀNH CHÍNH

BAN TÀI CHÍNH- KẾ TOÁN
NHÀ MÁY CNG PHÚ MỸ
BAN KT - AT- CL
CHI NHÁNH MIỀN BẮC
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức Công ty cổ phần CNG Việt Nam
1.1.3.2: Bộ máy quản lý tại công ty.
 Đại hội cổ đông: Là cơquan có thẩm quyền cao nhất, quyết định những vấn đề
thuộc nhiệm vụ và quyền hạn theo luật pháp và Điều lệ tổ chức hoạt động của CNG
Việt Nam. Đại hội đồng cổ đông là cơ quan thông qua chủ trương chính sách đầu tư
phát triển của Công ty, quyếtđịnh cơ cấu vốn,thông qua phương án sản xuất kinh
doanh, quyết định bộ máy tổ chức quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh của Công
ty.


8


 Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị do Ðại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan
quản lý cao nhất của công ty, quản trị công ty giữa 2 kỳ Ðại hội. Hiện tại Hội đồng quản
trị công ty có 5 thành viên, nhiệm kỳ mỗi thành viên là 05 năm.
 Ban kiểm soát: Ban kiểm soát do Ðại hội đồng cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ
kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh và báo cáo tài
chính của công ty. Hiện tại Ban kiểm soát công ty gồm 03 thành viên, mỗi thành viên
có nhiệm kỳ 05 năm.
 Ban Tổng giám đốc: Tổng Giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, có nhiệm
vụ tổ chức điều hành và quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của
công ty theo những chiến luợc và kế hoạch đã đuợc Hội đồng quản trị và Ðại hội đồng
cổ đông thông qua. Công ty không có các giám đốc chức năng.
 Các phó giám đốc chức năng: Công ty có 04 Giám đốc chức năng chịu trách
nhiệm điều hành và triển khai các chiến luợc theo chức năng quản lý, hỗ trợ đắc lực
cho Ban Tổng Giám đốc, đồng thời chịu trách nhiệm truớc Ban Tổng Giám đốc về
việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ đuợc giao một cách trung thực, mẫn cán vì lợi
ích của Công ty và cổ đông.
 Các phòng ban và các đơn vị trực thuộc:
- Ban kế hoạch đầu tư: có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, triển khai
các nhiệm vụ cho các phòng ban, các bộ phận, lên kế hoạch nhiệm vụ, phương hướng
sản xuất cho các kỳ tới, nắm bắt và tổng hợp tình hình kinh doanh của công ty.
- Ban quản lý dự án: Nghiên cứu xây dựng toàn bộ các dự án của công ty, tổ
chức thực hiện các dự án theo theo kế hoạch đã đượ hội đồng quản trị thong qua trình
giám đốc kí duyệt, tổ chức mọi hoạt động kiến thiết, xây dựng cơ bản của công ty,
chịu trách nhiệm quản lí lao động, kỹ thuật, vật tư, tài sản, tài chính trong việc thiết kế
thi công các công trình xây dựng cơ bản.
- Ban kinh doanh: Điều tra nghiên cứu thị tường dự toán tình hình tiêu thụ sản

phẩm, tìm nguồn hàng và đối tcs kinh doanh và kí kết các hợp đồng kinh tế.
- Ban tổ chức hành chính: Tổ chức về lao động tiền lương và quản lý về nhân lực.
1.1.4: tình hình tổ chức công tác kế toán của công ty
1.1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán
Công ty cổ phần CNG Việt Nam tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức vừa tập
trung vừa phân tán. Phòng kế toán trung tâm thực hiện các nghiệp vụ kinh tế liên quan

9


toàn doanh nghiệp và các bộ phận khác không tổ chức kế toán, đồng thời thực hiện
tổng hợp các tài liệu kế toán từ các bộ phận khác có tổ chức kế toán gửi đến, lập báo
cáo chung toàn đơn vị, hướng dẫn kiểm tra toàn bộ công tác kế toán, kiễm tra kế toán
toàn đơn vị. Các bộ phận kế toán ở các bộ phận khác thực hiện công tác kế toán tương
đối hoàn chỉnh các nghiệp vụ kế toán phát sinh ở bộ phận đó theo sự phân công của
phòng kế toán trung tâm. Các nhân viên kế toán ở các bộ phận có nhiệm vụ thu thập
chứng từ, kiểm tra và có thể xử lý sơ bộ chứng từ, định kỳ gửi chứng từ kế toán về
phòng kế toán trung tâm.
Trong bộ máy kế toán ở một cấp cụ thể, các kế toán phần hành và kế toán tổng
hợp đều có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn riêng về công tác kế toán ở đơn vị. Ơ
đơn vị chính vẫn lập phòng kế toán trung tâm, ở các đơn vị phụ thuộc đã được phân
cấp quản lý kinh tế tài chính mức độ cao thì có tổ chức công tác kế toán riêng, còn các
đơn vị phụ thuộc chưa được phân cấp quản lý kinh tế tài chính ở mức độ cao thì không
tổ chức công tác kế toán riêng mà tất cả các hoạt động kinh tế tài chính trong đơn vị
này do phòng kế toán trung tâm ghi chép, tổng hợp và báo cáo.
Phòng kế toán có chức năng giúp Giám đốc công ty chỉ đạo thực hiện công tác
kế toán, thống kê thu thập xử lý thông tin kinh tế trong doanh nghiệp. Qua đó kiểm tra
đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tình hình và hiệu quả sử
dụng vốn nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Công việc kế toán của công ty
được chia thành các phần hành riêng theo sự phân công của kế toán trưởng. Bộ máy kế

toán của công ty đứng đầu là kế toán trưởng và được tổ chức như sau:

10


Kế toán trưởng

Kế toán Tổng hợp

Kế toán
Thu-chi

Kế toán
Thuế

Kế toán
Tiền
lương

Kế toán
Bán hàng

Kế toán
Công nợ

Kế toán
Kho

Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Chức năng, nhiệm vụ của từng phần hành kế toán:

 Kế toán trưởng: là người giúp đỡ Ban Giám Đốc Công ty và là người đứng
đầu trong bộ máy kế toán chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán thống kê thông tin kinh tế.
Có nhiệm vụ:
- Tổ chức công tác thống kê và bộ máy kế toán thống kê trong doanh nghiệp một
cách hợp lí.
- Mức định vốn lưu động, huy động vốn, quan sát việc sử dụng vốn của công ty.
Kiểm tra tài chính, phân tích thống kê.
- Chịu trách nhiệm trước Ban Giám Đốc và Nhà nước về hoạt động kế toán.
- Có trách nhiệm tổ chức công tác kế toán, ghi chép, tính toán, phản ánh trung
thực, khách quan, đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
o Kế toán tổng hợp:
- Trực tiếp yêu cầu các kế toán viên điều chỉnh nghiệp vụ khi phát sinh sai.
- Tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch tài chính hàng năm của công ty theo
chỉ đạo của ban giám đốc
- Lập báo cáo thống kê tổng hợp theo yêu cầu của Nhà nước và Công ty.

11


- Trợ lý cho Kế Toán Trưởng, giúp đỡ các bộ phận khác khi cần thiết.
- Giữ sổ cái cho Công ty, tổ chức lưu trữ tài liệu của kế toán.
- Phân tích kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành dịch vụ, chi phí bán hàng, chi
phí quản lý của Công ty.
o Kế toán thu – chi:
- Ghi chép, phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác, rõ ràng các nghiệp vụ thanh
toán theo từng đối tượng, từng khoản thanh toán.
- Giữ các sổ sách, báo biểu có liên quan đến tài khoản thanh toán.
- Lập báo cáo theo yêu cầu của Nhà nước và Công ty.
o Kế toán thuế:
Cập nhật thuế đầu vào, đầu ra. Cuối tháng lập bảng kê khai thuế nộp cơ quan

Nhà nước
o Kế toán tiền:
- tiền mặt phải được quản lý trong ket an toàn , chống mất trộm , chống
- cháy , chống mối xông .
- Mọi nghiệp vụ liên quan đến thu chi, giữ gìn bảo quản tiền mặt do thủ quỹ chịu
trách nhiệm thực hiện . Quỹ không được nhờ người khác làm thay .Trường hợp cần
thiết thì phải làm thủ tục uỷ quyền cho người làm thay và phải được sự đồng ý bằng
văn bản của giám đốc . Thủ quỹ phỉ thường xuyên kiểm tra quỹ , đảm bảo tiền mặt
tồn quỹ phải phù hợp với số dư trên sổ quỹ .Hàng ngày khi thu chi tiền , thủ quỹ phải
ghi vào sổ quỹ , cuối ngày lập báo cáo nộp cho kế toán .
- Tính chính xác tiền lương, BHXH phải trả cho từng người theo đúng quy định,
tổ chức trả lương đến tận tay công nhân, tổng hợp tình hình sử dụng quỹ lương thực tế.
- Phân bổ chính xác chi phí tiền lương, tổ chức phân tích tình hình quản lý và sử
dụng quỹ lương…Đề xuất các biện pháp khai thác có hiệu quả tiềm năng lao động,
tăng năng suất lao động.

12


o Kế toán bán hàng:
- Ghi chép, phản ánh kịp thời, đầy đủ và chính xác tính hình bán hàng của doanh
nghiệp trong kỳ, cả về giá trị và số lượng hàng bán trên tổng số và trên từng mặt hàng,
từng địa điểm bán hàng, từng phương thức bán hàng.
- Tính toán và phản ánh chính xác tổng giá thanh toán của hàng bán ra, bao gồm
cả doanh thu bán hàng, thuế giá trị gia tăng đầu ra của từng nhóm mặt hàng, từng hoá
đơn, từng khách hàng, từng đơn vị trực thuộc (theo các cửa hàng, quầy hàng...).
- Xác định chính xác giá mua thực tế của lượng hàng đã tiêu thụ, đồng thời phân
bổ chi phí thu mua cho hàng tiêu thụ nhằm xác định kết quả bán hàng.
- Kiểm tra, đôn đốc tính hình thu hồi và quản lý tiền hàng, quản lý khách nợ; theo dõi
chi tiết theo từng khách hàng, lô hàng, số tiền khách nợ, thời hạn và tính hình trả nợ

- Tập hợp đầy đủ, chính xác, kịp thời các khoản chi phí bán hàng thực tế phát
sinh và kết chuyển (hay phân bổ) chi phí bán hàng cho hàng tiêu thụ, làm căn cứ để
xác định kết quả kinh doanh.
o Kế toán công nợ:
- Kiểm tra công nợ, kiểm tra chi tiết công nợ của từng nhà cung cấp, từng bộ
phận theo từng chứng từ phát sinh công nợ phải trả, hạn thanh toán, số tiền nợ quá
hạn… và báo cho các bộ phận mua hàng và cán bộ quản lý cấp trên
- Tham gia vào việc soạn thảo, quản lý các Hợp đồng kinh tế đặc biệt là các điều
khoản trong hợp đồng có liên quan đến điều khoản thanh toán(Giá trị thanh toán,
phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán…). Theo dõi tiến độ, tiến trình thanh toán
trong từng hợp đồng, từng đơn hàng cụ thể.
- Hàng ngày căn cứ vào Phiếu Nhập Kho, Phiếu Xuất Kho, Hóa đơn GTGT,
Phiếu Thu, Chi, Giấy Báo Nợ, Giấy Báo Có…Kế toán công nợ tiến hành nhập dữ liệu
- Căn cứ vào hợp đồng, kế toán công nợ phải theo dõi tình hình phải thu và phải
trả. Theo dõi chi tiết các khoản chiết khấu

13


o Kế toán kho:
- Kiểm tra tình hình nhập, xuất, tồn kho trên sổ kế toán một cách chính xác bằng
cách đối chiếu các phiếu nhập kho với sổ sách kế toán.
- Xác định giá trị hàng tồn kho thực tế lúc cuối kỳ và đồng thời làm cơ sở tính ra
giá hàng hoá xuất kho trong kỳ.
1.1.4.2: tổ chức vận dụng chế độ kế toán
a) Tổ chức vận dụng chế độ chứng từ:

Sơ đồ 3 - Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính

- Hằng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc hợp lệ, kế toán viên nhập vào máy, sau đó

máy tính sẽ tự động phân tích và thiết lập sổ kế toán, sổ Chi tiết, sổ Cái vào các tài
khoản tương ứng.
- Cuối kỳ kế toán, kế toán lập bảng tổng hợp chi tiết và phân bổ chi phí, sau đó in
báo cáo.
b) Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản:
- Hiện nay công ty đang áp dụng hệ thống tài khoản theo quyết định số
15/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài Chính ban hành ngày 20/03/2006 và được sửa đổi theo
thong tư số 244/2009/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2009

14


- Ngoài ra, để phù hợp với đặc điểm kinh doanh và nhu cầu quản lý, công ty còn
mở thêm các loại TK chi tiết cấp 2 và cấp 3 theo đúng quy định của Bộ Tài Chính.
c) Tổ chức vận dụng hình thức sổ kế toán:
Việc lựa chọn các hình thức tổ chức sổ kế toán có vai trò đặc biệt quan trọng
trong công tác kế toán. Lựa chọn đúng hình thức kế toán sẽ góp phần nâng cao chất
lượng thông tin kế toán. trong điều kiện ứng dụng máy tính vào công tác kế toán. Tuỳ
thuộc vào yêu cầu của doanh nghiệp mà phần mềm kế toán được xây dựng và cài đặt
hệ thống sổ kế toán tổng hợp tương ứng với hình thức kế toán doanh nghiệp phù hợp
với chế độ sổ kế toán quy định.
Công ty Cổ phần CNG Việt Nam lập sổ sách kế toán bằng tiếng Việt. Công ty
sẽ lưu giữ hồ sơ kế toán theo loại hình thức các hoạt động kinh doanh mà công ty tham
gia. Những hồ sơ này phải chính xác, cập nhật, có hệ thống và phải đủ để chứng minh
và giải trình các giao dịch của công ty.Công ty sử dụng hình thức chứng từ ghi sổ để
ghi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
d) Tổ chức vận dụng hệ thống bác cáo kế toán
Báo cáo tài chính kèm theo được trình bày bằng đồng Việt Nam (VND), theo nguyên
tắc giá gốc và phù hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam và các
quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trinh bày báo cáo tài chính.

Tùy theo yêu cầu của khách hàng, bộ phận quản lý của công ty mà kế toán lập
báo cáo kế toán vào những thời điểm khác nhau. Thông thường kế toán lập báo cáo kế
toán vào cuối mỗi quý. Để viết báo cáo, Kế toán thường sử dụng các loại bảng sau :
-

Bảng cân đối kế toán

-

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

-

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

-

Thuyết minh báo cáo tài chính.

15


e) Tổ chức vận dụng phương pháp kế toán
- Ngày 22 tháng 12 năm 2014, Bộ Tài Chính đã ban hành thông tư số
200/2014/TT-BTC hướng dẫn áp dụng chế độ kế toán cho doanh nghiệp. Thông tư này
thay cho các quy định về chế độ kế toán doanh nghiệp cả Bộ Tài Chính ban hành theo
quyết định số 15/2006/QĐ-BTC và cập nhật thông tư 200/2014/TT-BTC.
- Niên độ kế toán : được tính theo năm dương lịch, bắt đầu từ ngày 01 tháng 01
đến hết ngày 31 tháng 12 của năm.
- Phương pháp tính thuế GTGT là phương pháp khấu trừ.

- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho là phương pháp kê khai thường xuyên.
- Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho :
+ Hàng tồn kho được tính theo giá gốc, trường hợp giá trị thuần có thể thực
hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được, giá
gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí mua, chi phí chế biến.
+ Giá gốc hàng tồn kho mua ngoài gồm: giá mua, các loại thuế không được
hoàn lại, chi phí vận chuyển bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi
phí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho.
- Phương pháp tính khấu hao TSCĐ : phương pháp khấu hao đường thẳng.
- Thời gian tính khấu hao cho TSCĐ như sau :
• Nhà xưởng và vật kiến trúc: 10 – 25 năm
• Máy móc thiết bị : 3 – 6 năm
• Phương tiện vận tải : 3 – 8 năm
•Thiết bị văn phòng : 3 – 4 năm
f) Các chính sách kế toán chủ yếu được áp dụng
- Thay đổi trong các chính sách kế toán và thuyết minh

16


- Các chính sách kế toán của công ty sử dụng để lập báo cáo tài chính hợp nhất
được áp dụng nhất quán với các chính sách đã được sử dụng để lập báo cáo tài chính
hợp nhất cho năm tài chính
o Tiền và các khoản tương đương tiền:
Tiền và các khoản tương đương tiền bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân
hàng, tiền đang chuyển và các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn gốc không quá ba
tháng, có tính thanh khoản cao, có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành các lượng tiền
xác định và không có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền.
o Hàng tồn kho:
+ Giá gốc hàng tồn kho được tính theo phương pháp bình quân gia quyền. Giá

trị thuần có thể thực hiện được được xác định bằng giá bán ước tính trừ các chi phí
ước tính để hoàn thành sản phẩm cùng chi phí tiếp thị, bán hàng và phân phối phát
sinh.
+ Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho.
+ Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được trích lập cho hàng lỗi thời, hỏng và
kém phẩm chất và trong trường hợp giá ghi sổ của hàng tồn kho cao giá trị thuần có
thể thực hiện được tại thời điểm kết thúc kỳ kế toán.
o Tài sản cố định hữu hình và khấu hao
+ TSCĐ hữu hình được trình bày theo nguyên tắc nguyên giá trừ giá trị hao
mòn lũy kế.
+ Nguyên giá TSCĐ hữu hình bao gồm giá mua và toàn bộ các chi phí khác
liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.
+ Tài sản cố định vô hình và khấu hao: TSCĐ vô hình thể hiện phần mềm kế
toán và phần mềm quản lý nhân sự tiền lương. TSCĐ vô hình được trình bày theo
nguyên giá trừ giá trị hao mòn luy kế. Các phần mềm được phân bổ theo phương pháp
đường thẳng từ 3 đến 10 năm.

17


o Chi phí xây dựng cơ bản dở dang:
Các tài sản dở dang trong quá trình xây dựng phục vụ mục đích sản xuất, cho
thuê, quản trị hoặc bất kỳ mục đích nào khác được ghi nhận theo giá gốc. Chi phí này
bao gồm chi phí dịch vụ và chi phí lãi vay có liên quan phù hợp với chính sách kế toán
của công ty. Việc tính khấu hao đối với các tài sản này được áp dụng giống như với
các tài sản khác, bắt đầu từ khi tài sản ở trạng thái sẵn sàng sử dụng.
o Chi phí trả trước:
Chi phí trả trước thể hiện số tiền nhượng quyền thuê đất, được phân bổ vào báo
cáo hoạt động kinh doanh theo phương pháp đường thẳng trong thời hạn 3 năm.
o Quỹ phát triển khoa học và công nghệ:

Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp được trích lập để sử
dụng cho đầu tư nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của coongty. Mức trích
tối đa là 10% thu nhập tính thuế hàng năm trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp
và tùy thuộc vào quyết định của Hội đồng Quản trị và Ban Giám đốc hàng năm.
o Ghi nhận doanh thu:
Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thoãn mãn 5 điều kiện sau:
(a) Công ty đã chuyển giao hần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu
sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua;
(b) Công ty không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng
hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;
(c) Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
(d) Công ty sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng;
(e) Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
o Lãi tiền gửi:
Lãi tiền gửi được ghi nhận trên cơ sở dồn tích, được xác định trên số dư tài
khoản tiền gửi và lãi suất áp dụng.

18


o

Chi phí đi vay:

Chi phí lãi vay liên quan đến việc mua, đầu tư xây dựng hoặc sản xuất những
tài sản cần một thời gian tương đối dài để hoàn thành được cộng vào giá tài sản đó
được đưa vào sử dụng hoặc kinh doanh. Các khoản thu nhập phát sinh từ việc đầu tư
tạm thời các khoản vay được giảm nguyên giá tài sản có liên quan.
Các chi phí lãi vay khác được ghi nhận vào báo cáo kết quả kinh doanh khi phát sinh.
o


Các khoản dự phòng

Các khoản dự phòng được ghi nhận khi công ty có nghĩa vụ nợ hiện tại do kết
quả từ một sự việc đã xảy ra và công ty có khả năng thanh toán nghĩ vụ này. Các
khoản dự phòng được xác định trên cơ sở ước tính của Ban Giám đốc về các khoản chi
phí cần thiết để thanh toán nghĩ vụ nợ ày tại ngày kết thúc niên độ kế toán.
o

Thuế

Thuế thu nhập doanh nghiệp thể hiện tổng giá trị của số thuế phải trả hiện tại và
số thuế hoãn lại.
Số thuế phải trả hiện tại được tính dựa trên thu nhập chịu thuế trong kỳ. Thu
nhập chịu thuế khác với lợi nhuận thuần được trình bày trên báo cáo kết quản hoạt
động kinh doanh vì thu nhập chịu thuế không bao gồm các khoản thu nhập hay chi phí
tính thuế hoặc được khấu trừ trong các kỳ khác (bao gồm cả lỗ mang sang, nếu có) và
ngoài ra không bao gồm các chỉ tiêu không chịu thuế hoặc không được khấu trừ.
Thuế thu nhập hoãn lại đượctính trên các khoản chênh lệch giữa giá trị ghi sổ
và cơ sở tính thuế thu nhập của các khoản mục tài sản hoặc công nợ trên báo cáo tài
chính được ghi nhận theo phương pháp bảng cân đối ké toán. Thuế thu nhập hoãn lại
phải trả đực ghi nhận cho tất cả các khoản chênh lệch tạm thời còn tài sản thuế thu
nhập hoãn lại chỉ được ghi nhận khi chắc chắn có đủ lợi nhuận tính thuế trong tương
lai để khấu trừ các khoản chênh lệch tạm thời.
Thuế thu nhập hoãn lại được xác định theo thuế suất dự tính sẽ áp dụng cho
năm tài sản được thu hồi hay nợ phải trả được thanh toán. Thuế thu nhập hoãn lại được

19



ghi nhận vảo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và chỉ ghi vào vốn chủ sở hữu khi
khoản thuế đó có liên quan đến các khoản mục được ghi thẳng vào chủ sở hữu.
Tài sản thuế thu nhập hoãn lại và thuế thu nhập hoãn lại phải trả được bù trừ
khi công ty có quyền hợp pháp để bù trừ giữa tài sản thuế thu nhập hiện hành với thuế
thu nhập hiện hành phải nộp và khi các tài khoản thuế thu nhập hoãn lại và thuế thu
nhập hãn lại phải trả liên quan tới thuế thu nhập doanh nghiệp được quản lý bởi cùng
một cơ quan thuế và công ty có dự định thanh toán thuế thu nhập hiện hành trên cơ sở
thuần.
Việc xác định thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp và thuế thu nhập hoãn lại
của công ty căn cứ vào các quy định hiện hành về thuế. Tuy nhiên, những quy định
này thay đổi theo từng thời kỳ và việc xác định sau cùng về thuế thu nhập doanh
nghiệp tùy thuộc vào kết quả kiểm tra của cơ quan thuế có thẩm quyền.

1.2: Phân tích tình hình tài chính của công ty
1.2.1: Phân tích cơ cấu và biến động tài sản

* Tình hình biến động của tài sản

Biểu đồ 1: Tình hình tài sản của Công ty Quý 2-3 của năm 2015

20


Bảng 1: Tình hình tài sản Quý 2- Quý 3 của năm 2015
Chỉ tiêu

A. TÀI SẢN NGẮN HẠN
I. Tiền và các khoản tương đương tiền
1. Tiền
2. Các khoản tương đương tiền

II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
1. Đầu tư ngắn hạn
2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn
III. Các khoản phải thu ngắn hạn
1. Phải thu của khách hàng
2. Trả trước cho người bán ngắn hạn
3. Phải thu nội bộ ngắn hạn
4. Các khoản phải thu ngắn hạn khác
5. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi
IV. Hàng tồn kho
1. Hàng tồn kho
V. Tài sản ngắn hạn khác
1. Chi phí trả trước ngắn hạn
2. Thuế GTGT được khấu trừ
3. Thuế và các khoản khác phải thu nhà nước
4. Tài sản ngắn hạn khác
B. TÀI SẢN DÀI HẠN
I. Các khoản phải thu dài hạn

Đầu Kỳ

Quý 2

Quý 3

Tỷ trọng
số tiền
(%)
521,087,847,405
81


Tỷ trọng
Số tiền
(%)
483,782,037,917
74.26

Tỷ trọng
(%)
444,500,151,113
69.57

288,734,892,821
126,619,892,821
162,115,000,000
40,000,000,000
40,000,000,000

45
20
25
6
6

283,345,122,358
80,230,122,358
203,115,000,000
13,000,000,000
13,000,000,000


43.49
12.32
31.18
2.00
2.00

248,797,364,749
38,897,364,749
209,900,000,000
13,000,000,000
13,000,000,000

38.94
6.09
32.85
2.03
2.03

157,495,348,318
153,510,756,890
3,684,831,426

25
24
1

167,054,000,079
161,004,752,653
5,558,195,653


25.64
24.71
0.85

160,072,598,666
157,693,774,366
3,600,535,277

25.05
24.68
0.56

7,329,351,510
(7,029,591,508)
21,931,573,085
21,931,573,085
12,926,033,181
7,515,757,001
5,023,983,908
2,082,821
384,209,451
120,434,292,003
334,000,000

1
-1
3
3
2
1

1
0
0
19
0

4,038,198,160
(3,547,146,387)
14,126,328,639
14,126,328,639
6,256,586,841
3,493,953,271
2,760,550,749
2,082,821

0.62
-0.54
2.17
2.17
0.96
0.54
0.42
0.00

2,472,509,740
(3,694,220,717)
17,731,645,762
17,731,645,762
4,898,541,936
3,612,972,206

1,283,486,909
2,082,821

0.39
-0.58
2.78
2.78
0.77
0.57
0.20
0.00

167,674,004,320
936,000,000

25.74
0.14

194,416,376,932
936,000,000

30.43
0.15

Số tiền

21



×