Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH tài CHÍNH tại CÔNG TY cổ PHẦN dược hậu GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (519.25 KB, 51 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-----***-----

BÀI TẬP LỚN
ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN DƯỢC HẬU GIANG

Giáo viên hướng dẫn: TS. PHAN KHOA CƯƠNG
Nhóm: HP1 N10
Niên khóa: 2013-2017

Huế, tháng 05/2016
1


DANH SÁCH NHÓM10:
stt

2

MSV

Họ và tên

Năm sinh

Lớp

1



1240810155

Đinh Thị Mỹ

Linh

09/05/1994

K.46 (Thống kê KD)

2

13K4051187

Trần Huỳnh Việt

Nga

17/07/1995

K.47B (KT - Kiểm toán)

3

13K4051341

Nguyễn Thị Thuỳ

Trang


10/01/1995

K.47B (KT - Kiểm toán)

4

13K4051206

Nguyễn Thị

Nhạn

07/08/1995

K.47B (KT - Kiểm toán)

5

13K4051279

Nguyễn Cữu Thanh

Tâm

14/09/1995

K.47B (KT - Kiểm toán)

6


13K4051121

Nguyễn Mạnh

Hùng

11/04/1994

K.47B (KT - Kiểm toán)

7

13K4051299

Hoàng Thị Diễm

Thi

06/08/1995

K.47B (KT - Kiểm toán)

8

1240110457

Đỗ Thị Thiên

Trang


04/01/1994

K.46 (KTTN-MT)


GVHD:TS. PHAN KHOA CƯƠNG

MỤC LỤC
Danh mục biểu đồ:
Biểu 1: Tình hình biến động của tài sản qua 3 năm
Biểu 2: Tỷ trọng tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn trong 3 năm
Biểu 3. Tình hình biến động nguồn vốn qua 3 năm
Biểu 4. Tỷ trọng nợ ngắn hạn và nợ dài hạn trong 3 năm
Biểu 5. Vốn chủ sở hữu qua 3 năm
Biểu đồ 6:biến động của doanh thu thuần, giá vốn và lợi nhuận gộp
Biểu 7: Biến dộng chi phí lãi vay và chi phí tài chính
Biểu 8a:Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
Biểu 8b: Biến động lợi nhuận khác
Biểu 9:Lợi nhuận sau thuế TNDN
Biểu 10 Hệ số thanh toán ngắn hạn
Biểu 11 khả năng thanh toán tức thời
Bảng 12: khả năng thanh toán của tsnh
Biểu 13: suất hao phí của tài sản so vơi doanh thu thuần
Biểu 14: vòng quay của tsnh
Biểu 15: vòng quay hàng tồn kho
Biểu 16: Vòng quay các khoản phải thu
Biểu 17 : sức sản xuất của tài sản cố định
Biểu 17 : sức sản xuất của tài sản cố định
Biểu 18: biến động nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu

Biểu 19: Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn tổng quát
Biểu 20: hệ số nợ
Biểu 21: Hệ số nợ dài hạn so với tổng tài sản
Biểu 22: số lần thanh toán lãi vay dài hạn
Biểu 23: lợi nhuận gộp biên
Biểu 24: Lợi nhuận ròng biên
Biểu 25: BEF
Biểu 26Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản cố định
Biểu27: Tỷ suất sinhh lời của tài sản
Biểu 28: ROE
Biểu 29:EPS
Biểu 30: Giá trị sổ sách mỗi cổ phiếu
Biểu 31: Thị giá mỗi cổ phiếu
Biểu 32:Chỉ số P/E
Nhóm 10-Nhóm hp N01


GVHD:TS. PHAN KHOA CƯƠNG
Biểu 33: Chỉ số M/B

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Sách và giáo trình:
- PGS.TS. Nguyễn Năng Phúc (2013), Giáo trình Phân tích báo cáo tài
chính, NXB Đại Học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội.
TS. Nguyễn Minh Hiếu (2010), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB
Thống kê
- Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Dược Hậu Giang năm 2012,
năm 2013, năm 2014.
Website: cophieu68.com

Website chính thức của Công ty cổ phần Dược Hậu Giang được trích từ
nguồn:

Nhóm 10-Nhóm hp N01


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chọn đề tài:
Phân tích tình hình tài chính giúp các nhà phân tích có thể đánh giá chính
xác, trung thực, khách quan về thực trạng tài chính, khả năng sinh lãi, kết quả
kinh doanh của doanh nghiệp cũng như những rủi ro có thể gặp phải trong
tương lai của doanh nghiệp. Từ kết quả phân tích đó, các nhà phân tích sẽ đưa ra
những quyết định thích hợp với từng thời điểm hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp sử dụng vốn hợp lí, đảm bảo hoạt
động sản xuất kinh doanh bình thường và có hiệu quả. Do vậy, có thể nói phân
tích tài chính là công việc quan trọng và cần thiết, không chỉ đối với các đối
tượng bên trong mà còn đối với các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp.
Hiểu được tầm quan trọng và cần thiết của việc phân tích báo cáo tài
chính cũng như căn cứ vào tình hình kinh tế-xã hội hiện nay, nhóm em lựa chọn
phân tích báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang làm đề tài
nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài:
Mục đích khi nghiên cứu đề tài này là tìm hiểu thực trạng tình hình tài
chính tại doanh nghiệp để thấy rõ xu hướng, tốc độ tăng trưởng và thực trạng tài
chính của Công ty Cổ phần dược Hậu Giang, trên cơ sở đó đề xuất những giải
pháp và kiến nghị giúp cải thiện tình hình tài chính và giúp công ty hoạt động
hiệu quả hơn.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là hệ thống thông tin kế toán của Công ty cổ phần

dược Hậu Giang trong ba năm: 2013, 2014, 2015.
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: Phân tích tình hình hoạt động, báo cáo tài chính của
công ty trong ba năm 2013, 2014, 2015.
5
Nhóm 10-Nhóm hp N01


6
Nhóm 10-Nhóm hp N01


5. Phương pháp nghiên cứu
-Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập số liệu thông qua việc tìm hiểu,
tham khảo các báo cáo tài chính của công ty như: bảng cân đối kế toán, bảng
báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền, thuyết minh báo cáo tài
chính.
-Phương pháp phân tích số liệu: phương pháp so sánh, phương pháp phân
tích chi tiết, phương pháp phân tích nhân tố, phương pháp đồ thị, phương pháp
biểu đồ, phương pháp tính toán tài chính v.v…
6. Kết cấu chuyên đề
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các
chữ viết tắt, danh mục đồ thị bảng biểu, danh mục sơ đồ… kết cấu bài tiểu luận
gồm có 3 phần:
Phần I: Đặt vấn đề.
Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dược hậu
giang
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện tình hình tài chính của công

ty.
Phần III:Kết luận và kiến nghị.
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Phân tích tình hình tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và
so sánh số liệu trên các báo cáo tài chính hiện hành và qua khứ của doanh
nghiệp. Phân tích tài chính được thực hiện trên cơ sở phân tích các báo cáo tài
chính: bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo hoạt động kinh doanh, bảng báo cáo
7
Nhóm 10-Nhóm hp N01


lưu chuyển tiền tệ. Đồng thời phân tích tình hình tài chính được thể hiện qua
các chỉ số tài chính: Chỉ số về tính thanh khoản tài sản và khả năng thanh toán
nợ ngắn hạn, Chỉ số về hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản, Chỉ số về khả năng
thanh toán nợ dài hạn, Chỉ số về khả năng sinh lời, Chỉ số về thị trường

8
Nhóm 10-Nhóm hp N01


CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG

2.1. Tình hình cơ bản và tổ chức công tác kế toán tại Công ty
2.1.1. Lịch sử hình thành
Tiền thân của Công ty cổ phần Dược Hậu Giang là Xí nghiệp Dược phẩm
2/9, thành lập ngày 02/9/1974 tại Kênh 5 Đất Sét, xã Khánh Lâm (nay là xã
Khánh Hòa), huyện U Minh, tỉnh Cà Mau, thuộc Sở Y tế khu Tây Nam Bộ.

Ngày 02/09/2004, Công ty cổ phần Dược Hậu Giang chính thức đi vào hoạt
động theo Quyết định số 2405/QĐ-CT.UB ngày 05/8/2004 của UBND thành
phố Cần Thơ về việc chuyển đổi Xí nghiệp Liên hợp Dược Hậu Giang thành
phố Cần Thơ thành công ty cổ phần với những thông tin sau:
Tên Công ty: Công ty cổ phần Dược Hậu Giang
Tên viết tắt: DHG
Tên Tiếng Anh: Duoc Hau Giang Pharmaceutical Joint Stock Company

Biểu tượng của Công ty :
Trụ sở: 288 Bis Đường Nguyễn Văn Cừ, Phường An Hòa, Quận Ninh
Kiều, Tp. Cần Thơ. Điện thoại: (84-71) 3891433 – 3890095
Email:
Website: www.dhgpharma.com.vn
Mã số thuế: 1800156801
Vốn điều lệ ban đầu là: 80.000.000.000 đồng, đến năm 2014 là 871.643.300.000
đồng
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty:
2.1.2.1. Chức năng:
9
Nhóm 10-Nhóm hp N01


Ngành, nghề kinh doanh chính của Công ty cổ phần Dược Hậu Giang là :
Sản xuất kinh doanh dược; Xuất khẩu: dược liệu, dược phẩm theo quy định của
Bộ Y tế; Nhập khẩu: thiết bị sản xuất thuốc, dược liệu, dược phẩm, trang thiết bị
y tế theo quy định của Bộ Y tế; Sản xuất kinh doanh xuất khẩu các mặt hàng
thực phẩm chế biến; In bao bì ; Dịch vụ nhận và chi trả ngoại tệ; Gia công, lắp
đặt, sửa, sửa chữa điện, điện lạnh; Sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị
sản xuất tự chế tạo tại Công ty; Dịch vụ du lịch và vận chuyển lữ hành nội địa.
2.1.2.2. Nhiệm vụ

Tổ chức sản xuất kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký.
Quản lý tốt về tình hình tài chính của công ty, nguồn vốn kinh doanh,
đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn, giảm chi phí tới mức thấp nhất nhưng vẫn đảm
bảo hiệu quả hoạt động, tối đa hóa giá trị của công ty.
Luôn đảm bảo uy tín chất lượng sản phẩm hàng hóa đối với khách hàng.
Chấp hành đúng các luật lệ lao động cũng như các nghĩa vụ về bảo hiểm
xã hội, bảo hiểm y tế….
Chấp hành tốt việc thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước: nộp thuế, phí, lệ
phí và các khoản khác…..
Thiết lập, tạo dựng những sân chơi lành mạnh, không ngừng cải thiện,
góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho toàn thể công nhân viên
công ty.
Tiếp tục đầu tư để mở rộng thị trường sản xuất kinh doanh nhằm duy trì
và phát triển công ty.
2.1.3. Tình hình tổ chức công tác kế toán của Công ty:

10
Nhóm 10-Nhóm hp N01


Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
- Kế toán trưởng: Trực tiếp tổng hợp các số liệu để lập báo cáo tài chính
cho công ty, là người giúp Giám đốc công ty tổ chức thực hiện và kiểm tra toàn
bộ công tác kế toán, thống kê tài chính ở công ty và chịu trách nhiệm trước giám
đốc và cơ quan cấp trên.
- Kế toán theo dõi tài sản cố định, tiền mặt, tiền gửi, tiền lương và bảo
hiểm xã hội: Theo dõi biến động của tài sản cố định, trích lập khấu hao, theo dõi
sửa chữa lớn tài sản cố định, xây dựng cơ bản. Đồng thời theo dõi lương của các
cán bộ công nhân viên trog công ty, thanh toán bảo hiểm xã hội với cơ quan bảo
hiểm cấp trên. Theo dõi các khoản thu chi tiền mặt, tiền gửi và tiền vay ngân

hàng.
- Kế toán nguyên vật liệu: Theo dõi việc nhập, xuất, tồn kho từng loại
nguyên vật liệu, quyết toán nguyên vật liệu. Theo dõi công nợ với các khách
hàng và thanh toán công nợ.
- Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm kiêm kế toán thành phẩm
tiêu thụ: Có nhiệm vụ tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất trong kỳ để tính giá
11
Nhóm 10-Nhóm hp N01


thành thành phẩm. Đồng thời theo dõi việc nhập khẩu tồn kho thành phẩm, tình
hình tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả kinh doanh.
- Thủ quỹ: Phụ trách nghiệp vụ thu chi các khoản tiền được duyệt theo
quyết định của giám đốc, kế toán trưởng.
2.2. Phân tích tình hình chính của Công ty
2.2.1. Phân tích cơ cấu và biến động tài sản
Biểu 1: Tình hình biến động của tài sản qua 3 năm

Ta thấy tổng tài sản qua 3 năm có xu hướng tăng, đặc biệt tăng mạnh vào
năm 2014. Cụ thể như sau: Cuối năm 2013, tổng tài sản của công ty là
2.860.021.195.509 đồng , cuối năm 2014 tổng tài sản của công ty đạt
3.294.272.333.113 đồng và cuối năm 2015, tổng tài sản đạt 3,284,262,943,758
đồng. Như vậy, tổng tài sản năm 2014 so với năm 2013 tăng 434.251.137.604
đồng, tương ứng tốc độ tăng 15,18%, sang năm 2015 có giảm nhẹ
10,009,389,355 đồng, tương ứng 0.3% . Tổng tài sản qua 3 năm có biến động và
các bộ phận tài sản cũng có sự chuyển dịch về cơ cấu và tỷ trọng. Nhìn chung,
các loại tài sản của công ty đều có xu hướng tăng lên trừ khoàn tiền và tương
đương tiền. Tuy nhiên tốc độ tăng, giảm các khoản mục tài sản có sự khác nhau.
Để làm rõ điều này ta sẽ đi sâu phân tích từng khoản mục chính của tài sản.


12
Nhóm 10-Nhóm hp N01


Biểu 2: Tỷ trọng tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn trong 3 năm

1.

Tài sản ngắn hạn:
Ta thấy, tài sản ngắn hạn của công ty chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong
tổng tài sản. Năm 2013 chiếm 77,37%, đến năm 2014, tài sản ngắn hạn đạt tỷ
trọng 78,91% tổng tài sản, nhưmg sang năm 2015 có xu hướng giảm xuống
61,87% trong tổng tài sản.
Tài sản ngắn hạn tăng là do những chỉ tiêu sau:
Tiền và các khoản tương đương tiền:
Khoản mục tiền và tương đương tiền bao gồm tiền gửi ngân hàng và tiền
mặt tại quỹ. Qua bảng số liệu, ta thấy tiền và tương đương tiền có xu hướng
giảm mạnh. Cuối năm 2013 đạt 469.168.694.401 đồng, chiếm 16,40%, năm
2014, khoản mục tiền và tương đương tiền chỉ còn 391.229.559.612 đồng,
chiếm 11,88%, năm 2015 tiếp tục giảm còn 329,246,389,813 đồng, chiếm
10,02%.
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn:
Qua bảng số liệu ta thấy các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng mạnh.
Cụ thể năm 2013, khoản đầu tư tài chính ngắn hạn của công ty là
170.000.000.000 đồng, chiếm 5,94% tổng tài sản, năm 2014 là 258.151.666.667
đồng, chiếm 7.84% tổng tài sản và năm 2015 tăng mạnh lên đạt
507,000,000,000 đồng, chiếm15,44% tổng tài sản ngắn hạn. Như vậy khoản đầu
tư tài chính ngắn hạn của công ty năm 2014 tăng 88.151.666.667 đồng, tương
13
Nhóm 10-Nhóm hp N01



ứng tăng với tốc độ 51,85% so với năm 2013, năm 2015 tăng 248,848,333,333
đồmg, tương ứng tăng 96,39%. Như vậy có thể thấy công ty đang có xu hướng
dịch chuyển khoản vốn nhàn rỗi ứ đọng trong doanh nghiệp sang đầu tư tài
chính ngắn hạn để thu lợi nhuận.
Các khoản phải thu:
Qua bảng số liệu ta thấy khoản phải thu ngắn hạn có xu hướng tăng qua ba
năm, tuy nhiên khoản mục này tăng vào năm 2014 với tốc độ tăng 40,98%m
nhưng giảm vào năm 2015 với tốc độ giảm 50,76%. Đây là một dấu hiệu hoàn
toàn tốt,cho thấy doanh nghiệp đang mở rộng các mối quan hệ làm ăn và việc
giảm các khoản phải thu xuống giúp vốn của doanh nghiệp ít bi ứ đọng hơn. Tuy
nhiên doanh nghiệp cũng nên cẩn trọng trong việc kiểm soát các khoản phải thu
cũng như chính sách tín dụng để tránh việc thắt quá chặt tín dụng là mất đi những
khách hàng tiềm năng của công ty mình.
Hàng tồn kho:
Qua bảng số liệu ta thấy hàng tồn kho của công ty qua ba năm có xu
hướng giảm, tăng chậm lại với tốc độ 4,49% (tương đương với31.825.409.474
đồng) vào năm 2014 đặc biệt giảm mạnh năm 2015 với tỷ lệ giảm 19,19%
(tương đương với 232.360.776.902 đồng). Xét vào năm 2015 so với 2014 thì
đây là một dấu hiệu không tốt. Mặc dù việc hàng tồn kho tăng cao phù hợp với
tốc độ tăng của doanh thu là điều hoàn toàn bình thường tuy nhiên với tốc độc
gần gấp đôi như vậy khiến cho nguồn vốn của doanh nghiệp bị ứ động nhiều
hơn. Hơn nữa lĩnh vực chính của doanh nghiệp là dược phẩm, đây là một loại
hàng có tính chuyên biệt, điều kiện cũng như cách thức bảo quản rất khắt khe,
hơn nữa mặt hàng thuốc cũng rất nhanh hết hạn sử dụng và việc thanh lý, hay hạ
giá một lô hàng dược phẩm không phải điều đơn giản vì không phải ai lúc đó
cũng có nhu cầu. Vì vậy công ty cần xem lại chính sách quản lí hàng tồn kho
của mình, cần phải quản lí tốt hơn nữa, việc quản lí tốt hơn hàng tồn kho không
chỉ tăng khả năng thanh toán, khả năng hoạt động của tài sản ngắn hạn mà còn

giúp cho khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
14
Nhóm 10-Nhóm hp N01


Tài sản ngắn hạn khác:
Đây là khoản mục chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng tài sản nhưng lại là khoản
mục có sự biến động mạnh nhất so với các khoản mục khác trong tổng tài sản
ngắn hạn. Cuối 2013 đạt 9.118.308.217 đồng, chiếm 0,32%, đến năm 2014 thì
khoản mục này lại giảm đi còn 2.946.659.919 đồng, chiếm 0,09% tổng tài sản,
năm 2015 tăng nhẹ lên 149,033,034 đồng, tương ứng tăng 5.06%. Như vậy, tài
sản ngắn hạn khác của công ty giảm mạnh vào năm 2014 với tốc độ giảm
67,68% so với năm 2013. Khoản mục tài sản ngắn hạn khác tăng, giảm do các
nguyên nhân xuất phát từ các khoản chi phí trả trước, thuế và các khoản phải
nộp nhà nước. Khoản mục này tương đối nhỏ so với tổng tài sản nên có ảnh
hưởng không đáng kể.
2.

Tài sản dài hạn:
Qua bảng số liệu ta thấy: xét về giá trị thì tài sản dài hạn của công ty có
xu hướng tăng dần qua 3 năm, tuy nhiên xét về mặt cơ cấu trong tổng tài sản thì
lại có xu hướng giảm xuống. Năm 2013 đạt 647.248.473.952 đồng, tỷ trọng là
22.63% tổng tài sản. Năm 2014, tài sản dài hạn của công ty là 694.794.566.258
đồng, chiếm 21,09%, sang năm 2015 tài sản dài hạn đạt 1,252,430,878,671,
chiếm 38,13% Tài sản dài hạn tăng là do một số khoản mục sau:
Tài sản cố định:
Ta thấy tài sản cố định có xu hướng tăng qua 3 năm, tuy nhiên tỷ lệ biến
động không quá lớn và có thể xem là tương đương nhau. Nghĩa là tình hình biến
động tài sản cố định qua 3 năm là tương đối ổn định và phù hợp với xu hướng
tăng dần quy mô sản xuất của công ty. Năm 2013, tài sản cố định của công ty

đạt 13.215.291.665 đồng tương ứng với tỷ lệ 16.12% . Năm 2014, tài sản cố
định của công ty tăng 13.860.784.016 đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 3,01% so với
năm 2013. Năm 2015 giảm 2,638,735,726 đồng, tương ứng 0.56%. Nguyên
nhân của sự biến động này là do từ năm 2013 đến 2015 do công ty đầu tư thêm
một số máy móc thiết bị mới nhằm thực hiện hiện đại hóa công nghệ thiết bị,
dây chuyền sản xuất tiên tiến, để phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế nhằm tăng
15
Nhóm 10-Nhóm hp N01


cường với sản phẩm dược trong và ngoài nước.

16
Nhóm 10-Nhóm hp N01


Các khoản phải thu dài hạn:
Từ năm 2013 đến 2015 Công ty không có khoản phải thu dài hạn nào,
điều này phần nào giúp cho doanh nghiệp không bị ứ động hay chiếm dụng vốn.
Bất động sản đầu tư:
Cuối năm 2013, bất động sản của công ty là 19.114.841.017 đồng, chiếm 067%.
Cuối năm 2014, bất động sản của công ty tăng lên đạt 31.237.025.507 đồng,
tương ứng với tăng 63,42% so với năm 2013. Và đến cuối năm 2015 tiếp tục
tăng lên thành 28,441,521,155 đồng, tức giảm 8.95%. Đây là khoản mục chiếm
tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản nhưng lại có sự biến động lớn nhất trong tổng tài
sản dài hạn. Tuy nhiên ảnh hưởng của nó đến tổng tài sản là không đáng lo ngại.
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn:
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn của công ty chủ yếu là các khoản đầu
tư vào công ty con, công ty liên kết và đầu tư dài hạn khác. Đầu tư tài chính dài
hạn năm 2014 so với năm 2013 giảm xuống một lượng là 8.922.880.000 đồng,

tương ứng tỷ lệ giảm 6,08%. Năm 2015 giảm xuống còn 132,745,620,200 đồng,
tức là giảm 3.63%. Khoản đầu tư vào công ty con là khoản mục chiếm tỷ trọng
lớn nhất trong khoản đầu tư tài chính dài hạn. Sự biến động của khoản đầu tư
vào công ty con cùng với sự biến động của các khoản đầu tư dài hạn khác đã
làm khoản mục đầu tư tài chính dài hạn giảm mạnh vào năm 2014. Tuy nhiên,
khoản mục này chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng tài sản nên việc giảm xuống này
cũng không đáng lo ngại.
Tài sản dài hạn khác:
Cũng giống như các khoản đầu tư tài chính dài hạn, khoản mục này chỉ chiếm tỷ
lệ nhỏ trong tổng tài sản nhưng lại có mức độ biến động lớn. Năm 2013 khoản
mục này đạt 20,371,333,156 đồng, tương ứng chiếm 0.71%. Đến năm 2014 tăng
30.486.003.800 đồng, tương ứng với tăng 149,65% so với năm 2013. Năm
2015, khoảmn mục này giảm xuống còn 32,935,683,715 đồng, tức là giảm
64.76%. Khoản mục cũng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng tài sản nên biến động
của nó là không đáng lo, tuy nhiên doanh nghiệp cũng nên theo dõi khoản mục
này để tránh tình rủi ro do bị chiếm dụng vốn trong dài hạn.
2.2.2 Phân tích biến động nguồn vốn
Ta thấy tổng nguồn vốn qua 3 năm có xu hướng tăng, đặc biệt tăng mạnh vào giai
đoạn 2013- 2014. Cụ thể như sau: Cuối năm 2013, tổng nguồn vốn của công ty là
2.860.021.195.509 đồng , cuối năm 2014, tổng nguồn vốn của công ty đạt
17
Nhóm 10-Nhóm hp N01


3.294.272.333.113 đồng và cuối năm 2015 ,tổng nguồn vốn đạt 3,284,262,943,758
đồng. Như vậy, tổng nguồn vốn năm 2014 so với năm 2013 tăng 434.251.137.604
đồng, tương ứng tốc độ tăng 15,2%, sang đến năm 2015 có giảm 10,009,389,355
đồng, tương ứng giảm 0.3% . Tổng nguồn vốn qua 3 năm có biến động và các bộ
phận nguồn vốn cũng có sự chuyển dịch về cơ cấu và tỷ trọng.


Nhìn chung, các khoản mục nguồn vốn có xu hướng tăng riêng các khoản phải trả
người lao động, các khoản phải nộp, phải trả ngắn hạn khác và quỹ phát triển khoan
học và công nghệ đều có xu hướng giảm qua 3 năm . Tuy nhiên tốc độ tăng, giảm
các khoản mục nguồn vốn có sự khác nhau. Để làm rõ điều này ta sẽ đi sâu phân
tích từng khoản mục chính của nguồn vốn.

Cơ cấu nợ ngắn hạn qua 3 năm 2013, 2014 và 2015 của công ty có xu
hướng giảm , tỷ trọng nợ ngắn hạn năm 2013 chiếm 31,2% (tương ứng là
891,743,386,224 đ ). Đến năm 2014 tỷ trọng nợ ngắn hạnchiếm 30,4 % ( tương
ứng là 1,000,019,164,238 đ), mặc dù số tỷ trọng nợ ngắn hạntrên tổng tài sản
năm, 2014 giảm so với năm 2013 nhưng số

nợ ngắn hạn lại

tăng108,275,778,014đ (tương ứng tăng 12,1%), năm 2015 tỷ trọng nợ ngắn
hạn của công ty chiếm 24,4 % (tương ứng 802,723,891,367 đ )giảm so với năm
2014 là197,295,272,871đ (tương ứng giảm 19,7 %).
Cơ cấu nợ dài hạn qua 3 năm 2013, 2014 và 2015 có sự tăng giảm thất
thường. Cụ thể, tỷ trọng nợ dài hạn năm 2013 chiếm 1,7 % ( tương ứng là
48,563,375,213 đ ), đến năm 2014 tỷ trọng nợ dài hạn chiếm 2,0 % (tương ứng
là 67,205,541,272 đ)tăng so với năm 2013 là 18,642,166,059đ tương ứng tăng
38,4%, nhưng đến năm 2015 tỷ trọng nợ dài hạn còn chiếm 1,8 % ( tương ứng
là 58,002,246,423 đ) giảm so với năm 2014 là 9,203,294,849 (tướng ứng giảm
13,7%).

18
Nhóm 10-Nhóm hp N01


Ta thấy vốn chủ sở hữu của công ty có xu hướng tăng đều qua 3 năm , năm 2013

vốn chủ sở hữu công ty là 1,919,714,343,072đ chiếm (67,1 %), đến năm 2014 vốn
chủ sở hữu là 2,227,047,627,603đ chiếm (67.6%) tức tăng307,333,193,531đ so với
năm 2013(tương ứng tăng 12%) . Đến năm 2015 mức vốn chủ sở hữu của công ty là
2,423,536,805,968đ chiếm 73,8%tăng so với năm 2014 là 196,489,178,365đ (tương
ứng tăng 8,8%). Nhìn chung, các khoản thuộc vốn chủ sở hữu có xu hướng tăng qua
3 năm , trừ khoản mực dự phòng tài chính không đổi trong 2 năm 2013, 2014 là
66,026,578,871đ nhưng tỷ trọng có sự thay đổi từ 2,3% xuống còn 2,0% trong tổng
nguồn vốn .
Vốn đầu tư của chủ sở hữu:có xu hướng tăng , năm 2013 là 653,764,290,000đ
chiếm 22,9% , đến năm 2014 là 871,643,300,000đ chiếm 26,5% tức tăng
217,879,010,000đ so với năm 2013 tướng ứng tăng 33,3%.năm 2015 vốn đầu tư của
chủ sở hữu công ty bằng mức vốn đầu tư của chủ sở hữu của năm 2014.
Quỹ đầu tư phát triển: :có xu hướng tăng , năm 2013 là 690,502,067,497đ chiếm
24,1% , đến năm 2014 là 768,665,991,301đ chiếm 23,3% tức tăng 78,163,923,804đ
so với năm 2013 tướng ứng tăng 11,3%.Đến năm 2015 là 1,025,023,272,831đ
chiếm 31,2% tăng 256,357,281,530đ so với năm 2014 tương ứng tăng 33,4%.
Lợi nhuận chưa phân phối: năm 2013 là 509,877,374,704đ chiếm 17,8%, năm
2014 là 521,167,607,431đ chiếm 15,8% tăng 11,290,232,727đ so với năm 2013
tương ứng tăng 2,2%. Đến năm 2015 là 542,991,263,137đ chiếm 16.5% tăng so với
năm 2014 là 21,823,655,706đ tướng ứng tăng 4,2%.
2.2.3 Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Theo thuyết minh 36 báo cáo kết quả kinh doanh năm 2014, một số khoản
mục trên báo cáo được điều chỉnh giảm theo quy định ghi nhận doanh thu và giá
vốn mới của công ty: kể từ năm 2014, công ty không ghi nhận giá trị hàng
khuyến mãi vào doanh thu và chi phí giá vốn hàng bán. Cụ thể là điều chỉnh
giảm khoản doanh thu bán hàng, doanh thu thuần về bán hàng, giá vốn, lợi
nhuận gộp, chi phí bán hàng. Việc phân loại lại này không ảnh hưởng đến lợi
nhuận thuần và chi phí thuế cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2013.

19

Nhóm 10-Nhóm hp N01


Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp tăng
trưởng qua các năm không ổn định. Năm 2014 tăng 320.908.082.001 đồng
tương ứng tốc độ tăng 23, 55% đây là kết quả của doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ tăng đồng thời các khoản giảm trừ doanh thu giảm Doanh thu tăng
chứng tỏ được năng lực cũng như hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty là rất tốt. Năm 2015 giảm 725.109.593.822 đồng tương ứng giảm 43,
07%. Qua thuyết minh số 28, nguyên nhân giảm của doanh thuần là do tăng
mạnh của các khoản chiếc khấu thương mại trong năm 2015, trong khi doanh
thu bán hàng cung cấp dịch vụ tăng. Từ đó cho thấy doanh nghiệp sử dụng các
khoản chiếc khấu thương mại thúc đẩy bán hàng. Tuy nhiên, với tốc độ giảm
43,07% thì doanh nghiệp nên xem xét các khoản chiếc khấu có phù hợp và hiệu
quả bán hàng có thật sự như mong đợi.
Biểu đồ 6:biến động của doanh thu thuần, giá vốn và lợi nhuận gộp

Giá vốn hàng bán tăng mạnh qua các năm, mức tăng đạt 23,89% năm
2015 so với 2014. Giá vốn tăng một phần là do lượng hàng bán ra tăng và một
phần do chi phí nguyên vật liệu tăng trong kì. Qua đó cho thấy doanh nghiệp
cần có biện pháp giúp ổn định giá đồng thời mức tiêu hao nguyên vật liệu sử
dụng.


Cùng với biến động không ổn định của doanh thu thuần, biến động tăng của giá
vốn đã làm ảnh hưởng giảm lớn đến lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp
dịch vụ từ 1.683.524.490.957 đồng năm 2014 còn 958.414.897.135 đồng vào
2015.
Doanh thu hoạt động tài chính và chi phí tài chính:
Năm 2014, doanh thu hoạt động tài chính của công ty lại giảm đi

26.251.847.582 đồng so với năm 2013, tương ứng tỷ lệ giảm 21,44%. Nguyên
nhân là do thu nhập từ cổ tức, lãi tiền gửi cũng như chênh lệch tỷ giá hối đoái đã
thực hiện đều giảm (thuyết minh số 24b) so với năm 2013. Năm 2015 , doanh
thu hoạt động tài chính tăng mạnh với tỷ lệ tăng 153,97 % so với 2014 và theo
thuyết minh số 28a doanh thu hoạt động tài chính tăng chủ yếu là do cổ tức lợi
20
Nhóm 10-Nhóm hp N01


nhuận được chia tăng. Ta có thể thấy rõ hơn biến động doanh thu hoạt động tài
chính qua biểu đồ sau:
Biểu 7: Biến dộng chi phí lãi vay và chi phí tài chính
Qua biểu đồ trên ta thấy được chi phí tài chính tăng qua 3 năm. Kết hợp
với thuyết minh số 30 ta thấy chi phí tài chính tăng do chiếc khấu thanh toán,
chi phí lãi vay tăng. Việc doanh nghiệp sử dụng chiếc khấu thanh toán để thúc
đẩy thu tiền đồng thời giảm thiểu tình trạng bị chiếm dụng vốn là tốt. chi phí lãi
vay là “ lá chắn thuế” cho doanh nghiệp, tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần quan
tâm hơn chi phí này khi tốc độ tăng của nó ngày càng tăng cao.
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doamh nghiệp điều biến động không
điều tăng vào năm 2014 và giảm ở năm 2015. Chi phí bán hàng chiếm tỷ trọng
tương đối cao trong doanh thu thuần biến động tăng của năm 2014 so với 2013
đó là vì hệ thống phân phối bán hàng của Dược Hậu Giang rộng khắp cả nước
bao gồm 9 công ty con 30 chi nhánh,2 đại lý và 21 quầy thuốc tại các bệnh viện
trong cả nước. doanh nghiệp vẫn đang trong giai đoạn phát triển thêm mạng lưới
phân phối của mình sang nước ngoài. Công ty dược Hậu Giang tập trung vào
chiến lược khác biệt hóa sản phẩm do vậy việc chi phí này chiếm tỷ trọng cao
trong doanh thu thuần cũng như có xu hướng tăng cũng là điều dễ hiểu. Năm
2015 chi phí bán hàng giảm so kể từ năm 2015, doanh nghiệp áp dụng theo
thông tư 200 các khoản chiếc khấu thương mại chưa chi trả cho khách hàng đã
đủ điều kiện hưởng chiếc khấu được ghi nhận ở khoản mục giảm trừ doanh thu.

Do đó biến động này là bình thường. Chi phí quản lý doanh nghiệp biến động
chủ yếu do biến động chi phí nhân viên và chi phí bằng tiền khác. Doanh nghiệp
cần theo dõi chi phí này qua các năm để có biện pháp phù hợp và kịp thời để
quản lý.


Do biến động của doanh thu thuần doanh thu tài chính, chi phí bán hàng, chi
phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính ta có biến động của của lợi nhuận
thuần từ hoạt động kinh doanh như sau:

Thu nhập khác và chi phí khác:
Đây là các khoản mục có tính bất thường, doanh nghiệp thường không kiểm
soát được loại chi phí, thu nhập này,các khoản mục này chiếm tỷ trọng nhỏ và
có ảnh hưởng tương đối thấp trong tổng cơ cấu chi phí và thu nhập.
Biểu 8b: Biến động lợi nhuận khác
21
Nhóm 10-Nhóm hp N01




Với mức giảm của lợi nhuận sau thuế năm 2014 là 86.759.188.773 đồng tương
ứng 14,27 % so với năm 2013, tăng thêm 21.823.655.706 đồng vào 2015 tương
ứng tốc độ tăng là 4,19. Giá trị lợi nhuận sau thuế được thể hiện qua biểu đồ
sau:

2.2.4 Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ:
Lưu chuyển tiền thuần ở 3 năm âm cụ thể là năm 2013 là -144.817.806.738
đồng, năm 2014 là -77.939,134.789 đồng năm 2015 là 77.587.952.112 đồng.
Qua đó cho thấy tình hình lưu chuyển tiền thuần trong năm có cải thiện qua 3

năm. Tuy nhiên, chi vẫn vượt thu nên doanh nghiệp cần thắt chặt hơn khoản thi
chi của mình
Trong đó lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2015 là
471.194.971.282 đồng với tốc độ phát triển là 158,31% và từ hoạt động đầu tư
là -369.331.441.369 đồng tức giảm 244,13 % so với 2014; với hoạt động tài
chính là -183.442.482.025 đồng.
Năm 2014, lưu chuyển tiền thuần trong năm của công ty giảm
66.878.671.949 đồng tương ứng tốc độ giảm 46,18% so với năm 2013.Sở dĩ
lưu chuyển tiền thuần trong năm giảm là do lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động
kinh doanh là 300.163.685.930 đồng, so với năm 2013 giảm 79.961.804.599
đồng tương ứng tốc độ giảm 21,04% và lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu
tư giảm 700.755.371.251 đồng tương ứng tốc độ giảm 173,58%
2.2.5. Các chỉ số tài chính:
2.2.5.1 PHÂN TÍCH CHỈ SỐ VỀ TÍNH THANH TOÁN TÀI SẢN VÀ
KHẢ NĂNG THANH TOÁN NỢ NGẮN HẠN


Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn

Qua bảng bảng 5, chênh lệnh của năm 2014 với 2013: hệ số thanh toán ngắn hạn
của công ty dược Hậu Giang năm 2013 là 2,48 và tăng lên 2,60 vào năm 2014.
Và qua bảng phân tích ta thấy tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn đều tăng, tuy
nhiên tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn lớn hơn so với tốc độ tăng của nợ ngắn
hạn. Năm 2013, cứ 1 đồng nợ ngắn hạn sẽ được đảm bảo bởi 2,48 đồng tài sản
ngắn hạn và năm 2014, cứ 1 đồng nợ ngắn hạn sẽ được đảm bảo bởi 2,60 đồng
tài sản ngắn hạn. Như vậy tỷ số này là tương đối tốt, cho thấy công ty có khả
năng thanh toán nợ ngắn hạn tốt.

22
Nhóm 10-Nhóm hp N01



Chênh lệch của năm 2015 với 2014: hệ số thanh toán ngắn hạn của công ty
dược Hậu Giang năm 2014 là 2,6 và giảm xuống còn 2,53 vào năm 2015. Và
qua bảng phân tích ta thấy tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn đều giảm. Năm
2014, cứ 1 đồng nợ ngắn hạn sẽ được đảm bảo bởi 2,6 đồng tài sản ngắn hạn và
năm 2015, cứ 1 đồng nợ ngắn hạn sẽ được đảm bảo bởi 2,53 đồng tài sản ngắn
hạn. Như vậy tỷ số này là tương đối không tốt, cho thấy công ty có khả năng
thanh toán nợ ngắn hạn không được tốt cho lắm. Nguyên nhân có thể do công ty
dùng trong việc mua sắm trang thiết bị, đầu tư thành lập chi nhánh mới.


Hệ số thanh toán nhanh:

Qua bảng 5, chênh lệch của năm 2014 với năm 2013:Năm 2013, hệ số thanh
toán nhanh của công ty là 1,69 và tăng lên đạt 1,86 vào năm 2014, như vậy hệ
số này đã tăng lên 0,17 lần.
Chênh lệch của năm 2015 với 2014: Năm 2014, hệ số thanh toán nhanh của
công ty là 1,86 và giảm xuống còn 1,79 vào năm 2014, như vậy hệ số này đã
giảm xuống 0.07 lần.
Nguyên nhân của biến động này là do công ty đầu tư vào hàng tồn kho tuy
nhiên tốc độ tăng của hàng tồn kho nhỏ hơn so với tốc độ tăng của nợ ngắn hạn
nên mới có chiều hướng tăng lên qua các năm. Như vậy cho thấy doanh nghiệp
có khả năng thanh toán nhanh tốt, không bị phụ thuộc quá nhiều vào hàng tồn
kho. Đây là một chiều hướng tốt tuy nhiên cần chú ý hơn nữa trong việc quản lý
hàng tồn kho và các khoản nợ ngắn hạn.


Hệ số thanh toán tức thời:


Qua bảng phụ lục 5:
Chênh lệch của năm 2014 với năm 2013: qua bảng số liệu ta có thể thấy hệ số
thanh toán tức thời của công ty có xu hướng giảm. Năm 2013, hệ số này là 0,53
và giảm xuống còn 0,39 vào năm 2014
Chênh lệch của năm 2015 với năm 2014: qua bảng số liệu ta có thể thấy hệ số
thanh toán tức thời của công ty có xu hướng tăng. Năm 2014, hệ số này là 0,39
và tăng lên còn o,41 vào năm 2015.
Biểu 11 khả năng thanh toán tức thời
Nguyên nhân: Điều này cho thấy công ty quản lý tiền và tương đương tiền
tương đối tốt, vốn của công ty không bị ứ động quá nhiều. Như vậy công ty vẫn
nằm trong vùng an toàn, khả năng thanh toán tức thời của công ty vẫn được đảm
23
Nhóm 10-Nhóm hp N01


bảo. Tuy nhiên, nếu hệ số này tiếp tục giảm thì lại là điều không tốt, công ty sẽ
gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ đến hạn và quá hạn


Hệ số khả năng thanh toán của TSNH:

Qua bảng phụ lục 5:
Chênh lệch của năm 2014 với năm 2013: hệ số thanh toán của tài sản ngắn hạn
năm 2013 là 0,21 và năm 2014 giảm xuống còn 0,15. Nghĩa là, năm 2013 cứ 1
đồng tài sản ngắn hạn thì có 0,21 đồng tiền và tương đương tiền; năm 2014, cứ
1 đồng tài sản ngắn hạn thì có 0,15 đồng tiền và tương đương tiền. Như vậy
năm 2014, khả năng thanh toán của tài sản ngắn hạn giảm do khoản tiền và
tương đương tiền của công ty giảm so với năm 2013.
chênh lệch của năm 2015 với 2014: hệ số thanh toán của tài sản ngắn hạn năm
2014 là 0,15 và năm 2015 tăng lên 0,16, tăng nhưng không đáng kể. Nghĩa là,

năm 2014 cứ 1 đồng tài sản ngắn hạn thì có 0,15 đồng tiền và tương đương
tiền; năm 2015, cứ 1 đồng tài sản ngắn hạn thì có 0,16 đồng tiền và tương
đương tiền. Như vậy năm 2015, khả năng thanh toán của tài sản ngắn hạn tăng
do khoản tiền và tương đương tiền của công ty tăng so với năm 2014, tăng
nhưng không đáng kể.
Bảng 12: khả năng thanh toán của tsnh


Chất lương TSNH:
Qua bảng phụ lục 5:
Chênh lệch của năm 2014 với năm 2013: Hệ số chất lượng tài sản ngắn hạn
năm 2013 và 2014 có giá trị tương ứng là 0,32 lần và 0,28 lần. Có thể thấy năm
2012, hệ số này giảm 0,04 lần. Như vậy, chất lượng hàng tồn kho năm 2014
giảm so với năm 2013, điều này cho thấy khả năng thanh toán cũng như tính
thanh khoản của tài sản ngắn hạn giảm
Chênh lệch của năm 2015 với năm 2014: Hệ số chất lượng tài sản ngắn hạn
năm 2014 và 2015 có giá trị tương ứng là 0,28 lần và 0,29 lần. Có thể thấy năm
2012, hệ số này tăng 0,01lần. Như vậy, chất lượng hàng tồn kho năm 2015 tăng
so với năm 2014, điều này cho thấy khả năng thanh toán cũng như tính thanh
khoản của tài sản ngắn hạn tăng, nhưng không đáng kể.

Qua bảng 5 phân tích cho thấy:
Chênh lệch của năm 2014 với 2013: Số lần hoàn trả lãi vay ngắn hạn của công
ty năm 2013 và 2014 lần lượt là 348,49 lần và 141,41 lần. Nghĩa là có 348,49
24
Nhóm 10-Nhóm hp N01


đồng trong năm 2013 và có 141,41 đồng trong năm 2014 sẵn sang để chi trả
cho 1 đồng lãi vay.

Chênh lệch của năm 2015 với 2014: Số lần hoàn trả lãi vay ngắn hạn của công
ty năm 2015 và 2014 lần lượt là 141,41 lần và 74,17 lần. Nghĩa là có 141,41
đồng trong năm 2014 và có 74,17 đồng trong năm 2015 sẵn sang để chi trả cho
1 đồng lãi vay.
Như vậy khả năng thanh toán lãi vay của công ty giảm. Điều này cho thấy hoạt
động kinh doanh sản xuất để tạo ra lợi nhuận của công ty giảm vào năm 2014 và
2015. Tuy hệ số này giảm nhưng vẫn ở mức cho phép đảm bảo khả năng thanh
toán chi phí lãi vay.
2.2.5.2 .PHÂN TÍCH VỀ CHỈ SỐ VỀ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ SỬ
DỤNG TÀI SẢN.
Qua phân tích trên ta thấy số vòng quay của tài sản ngắn hạn có xu hướng
giảm nhưng sức sản xuất của tài sản dài hạn lại có xu hướng tăng, tuy nhiên tài
sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản, do đó số vòng quay của tổng
tài sản cũng có xu hướng giảm.
Cụ thể, năm 2013, 1 đồng tài sản tạo ra được 1,23 đồng doanh thu và năm 2014
thì 1 đồng tài sản chỉ tạo ra được 1,18 đồng doanh thu, giảm 0,05 đồng.
Cụ thể, năm 2014, 1 đồng tài sản tạo ra được 1,18 đồng doanh thu và năm 2014
thì 1 đồng tài sản chỉ tạo ra được 1,03 đồng doanh thu, giảm 0,15 đồng.
Biểu 13: suất hao phí của tài sản so vơi doanh thu thuần
Như vậy, hiệu quả sử dụng tài sản của công ty có xu hướng giảm, do đó công ty
cần quan tâm hơn nữa hiệu quả sử dụng tài sản nhất là hiệu quả sử dụng tài sản
ngắn hạn
Qua bảng 6 ta thấy vòng quay của tài sản ngắn hạn giảm dần ở các năm.Cụ
thể, năm 2013 thì 1 đồng tài sản ngắn hạn tham gia vào hoạt động sản xuất thì
tạo ra được 1,64 đồng doanh thu thuần, nhưng năm 2014 thì 1 đồng tài sản ngắn
hạn chỉ tạo ra được 1,51 đồng doanh thu thuần. Năm 2014 thì 1 đồng tài sản
ngắn hạn tham gia vào hoạt động sản xuất thì tạo ra được 1,51 đồng doanh thu
thuần, nhưng năm 2015 thì 1 đồng tài sản ngắn hạn chỉ tạo ra được 1,46 đồng
doanh thu thuần. Như vậy, công ty sử dụng tài sản ngắn hạn kém hiêu quả.
Biểu 14: vòng quay của tsnh



Vòng quay hàng tồn kho:

25
Nhóm 10-Nhóm hp N01


×