Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

quản lý và sử dụng đất trồng lúa theo quy định của pháp luật và thực tiễn tại huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (482.36 KB, 39 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
------------------

NIÊN LUẬN
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG LÚA –
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VÀ THỰC
TIỄN TẠI HUYỆN PHÚ VANG
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Họ và tên sinh viên: VƯƠNG THỊ VÂN ANH

1


Huế, 03/2016

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
------------------

NIÊN LUẬN
KHÓA 37
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG LÚA –
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VÀ THỰC
TIỄN TẠI HUYỆN PHÚ VANG
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
TH.S THÂN VĂN TÀI


SINH VIÊN THỰC HIỆN
VƯƠNG THỊ VÂN ANH
MSSV: 13A5021008
LỚP: LUẬT K37D KT

2


Huế, 03/2016

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài Niên luận này, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan
tâm giúp đỡ.
Trước tiên tôi xin chân thành cám ơn các thầy, cô giáo Đại Học Luật
Huế đã trực tiếp giảng dạy truyền đạt cho tôi những kiến thức kinh nghiệm
trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng cám ơn sâu sắc, và chân thành đến Giảng viên
hướng dẫn Th.S Thân Văn Tài, người đã tận tình dẫn dắt và tạo mọi điều
kiện tốt nhất để tôi có thể hoàn thành đề tài này.
Cuối cùng tôi xin cám ơn sự động viên giúp đỡ của gia đình, bạn bè và
người thân trong quá trình học tập và thực hiện tốt đề tài này.
Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ nhiều phía để rút ra
những kinh nghiệm cho bản thân.
Xin chân thành cám ơn
Sinh viên
Vương Thị Vân Anh

3



Niên luận

SVTH: Vương Thị Vân Anh

GVHD: Th.S Thân Văn Tài

4


Niên luận

GVHD: Th.S Thân Văn Tài

MỤC LỤC

SVTH: Vương Thị Vân Anh

5


Niên luận

GVHD: Th.S Thân Văn Tài

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là thành phần vô cùng quan trọng
của môi trường sống. Trong nông nghiệp đặc biệt ngành trồng lúa là tư liệu
sản xuất đặc biệt không thể thay thế, nguồn lực quyết định để người nông đân
tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Trong nhiều năm,

Đảng và Nhà nước đã có những nỗ lực hỗ trợ nông dân tiếp cận quyền sử
dụng đất nông nghiệp. Việt Nam chúng ta là một nước có truyền thống sản
xuất nông nghiệp gắn liền với nền văn minh lúa nước, người dân chúng ta vẫn
sinh sống chủ yếu bằng hoạt động sản xuất nông nghiệp. Và ngay cả hiện tại,
khi đất nước đang trên đà phát triển đang trong quá trình hội nhập công
nghiệp hóa, hiện đại hóa thì ngành sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm một tỷ
trọng lớn trong GDP, với một lượng lớn lao động trong lĩnh vực này.
Do sức ép của quá trình đô thị hóa và sự gia tăng dân số, đất nông
nghiệp đặc biệt là đất trồng lúa ngày càng giảm. con người đã tìm mọi cách để
khai thác, chuyển mục đích sử dụng các loại đất nông nghiệp. Bên cạnh đó,
cho đến nay vấn đề quản lý và sử dụng đất trồng lúa của người nông dân vẫn
còn nhiều bất cập, vấn đề về bồi thường thiệt hại, tái định cư cho người dân
có đất bị thu hồi để thực hiện những dự án chưa được thỏa đáng. Nhiều dự án
không khả thi trên thực tế phải tiến hành bỏ ruộng hoang, gây lãng phí lớn
trong khi đó người dân không có ruộng để tiếp tục sản xuất. Nhiều cán bộ ở
các cấp còn lợi dụng chức vụ quyền hạn để thu những nguồn lợi bất chính
trong việc đền bù, tái định cư, giao đất, cho thuê đất không đúng thẩm quyền,
không đúng quy hoạch, kế hoach, mục đích sử dụng, gây nên tình trạng bỏ
hoang ruộng đất hết sức lãng phí.
Vấn đề quản lý và sử dụng đất trồng lúa là một trong những nội dung rất
quan trọng, Nhà nước ban hành nhiều chính sách nhằm giải quyết các vấn đề
SVTH: Vương Thị Vân Anh

6


Niên luận

GVHD: Th.S Thân Văn Tài


cơ bản có thể phát sinh, những mâu thuẫn có thể xảy ra nhằm bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của người nông dân, có như vậy nhân dân mới yên tâm tiếp
tục sản xuất, không lo thất nghiệp. Làm tốt công tác quản lý sẽ giúp cho Nhà
nước củng cố chặt chẽ hơn toàn bộ đất nông nghiệp theo quy định của pháp
luật, xác lập mối quan hệ giữa nhà nước và người sử dụng đất lúa. Tạo điều
kiện cho người dân có thể sử dụng đất lúa một cách ổn định nhất, đầy đủ và
đạt hiệu quả cao.
Từ cơ sở trên, vấn đề quản lý và sử dụng đất trồng lúa theo quy định của
pháp luật là vấn đề cần thiết cần phải tìm hiểu cả về lý luận và thực tiễn.
Chính vì vậy em đã chọn đề tài “ quản lý và sử dụng đất trồng lúa theo quy
định của pháp luật và thực tiễn tại huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế”. Để
có thể nói rõ hơn tình hình quản lý Nhà nước trong những năm qua, cũng như
nguyên nhân, giải pháp để nâng cao công tác quản lý đất trồng lúa.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu các nội dung về quản lý và sử dụng đất trồng lúa của Nhà
nước trong những năm qua, nhiệm vụ của các cơ quan tiến hành quản lý và sử
dụng đất trồng lúa., thực trạng áp dụng pháp luật trong giai đoạn hiện nay. Từ
đó tìm ra những bất cập, thiếu sót trong chính sách quản lý của Nhà nước,
những thành tựu đã đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại trong vấn đề
quản lý đất trồng lúa tại huyện Phú Vang trong thời gian qua. Trên cơ sở đó
đưa ra một số kiến nghị, và giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật và nâng
cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước tại huyện Phú Vang trong thời tới.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành
về quản lý và sử dụng đất trồng lúa.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu vấn đề về quản lý và sử dụng đất trồng
lúa tại huyện Phú Vang – tỉnh Thừa Thiên Huế.
4. Phương pháp nghiên cứu
SVTH: Vương Thị Vân Anh


7


Niên luận

GVHD: Th.S Thân Văn Tài

Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở triết học Mác – Lê Nin, những quan
điểm của Đảng về quản lý đất đai
Ngoài ra đề tài còn sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh,
thống kê, phương pháp đối chiếu số liệu giữa các năm.
5. Kết cấu Niên luận
Ngoài phần mở bài, kết luận, danh mục tham khảo, niên luận gồm hai
chương:
Chương 1: Quy định chung và những vấn đề pháp luật về quản lý và sử
dụng đất trồng lúa
Chương 2: Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về quản lý và sử
dụng đất trồng lúa tại huyện phú vang.

SVTH: Vương Thị Vân Anh

8


Niên luận

GVHD: Th.S Thân Văn Tài

PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: QUY ĐỊNH CHUNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP

LUẬT VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG LÚA
1.1.

Những quy định chung quản lý và sử dụng đất trồng
lúa

1.1.1. Khái niệm
Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học đã đưa ra khái niệm: “Quản lý nhà
nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền để thực hiện quyền bảo vệ quyền sở hữu của Nhà nước đối với đất đai”.
Theo Luật Đất đai năm 2013 thì đất đai của cả nước được chia ra làm ba
nhóm là: nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp và nhóm đất chưa
sử dụng, trong nhóm đất nông nghiệp bao gồm đất trồng cây hằng năm, lâm
nghiệp, đất sản xuất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản. Cách phân chia đã
tạo những điều kiện thuận lợi hơn trong việc quản lý đất đai của Nhà nước.
Đất trồng lúa thuộc vào nhóm đất nông nghiệp bao gồm đất chuyên trồng
lúa nước và đất trồng lúa khác: Đất chuyên trồng lúa nước là đất được trồng
từ hai vụ lúa nước trở lên trong năm, đất trồng lúa khác bao gồm đất trồng lúa
nước còn lại và đất trồng lúa nương, đất trồng lúa nước còn lại là đất chỉ phù
hợp trồng được một vụ lúa nước trong năm.
Từ những nhận định trên ta có thể rút ra khái niệm: Quản lý nhà nước về
đất trồng lúa là hoạt động của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện
những quy định của pháp luật để bảo vệ và phát triển đất trồng lúa trên từng
địa bàn, kết hợp với các hoạt động nắm chắc tình hình sử dụng đất, phân phối
lại quỹ đất theo quy hoạch, kế hoạch. Kiểm tra, giám sát, điều tiết các nguồn
lợi từ đất đai xác lập chế độ pháp lý và nắm rõ hiện trạng về quản lý và sử
dụng trong đất trồng lúa ở từng địa phương trong cả nước.
Vai trò kinh tế xã hội của đất nông nghiệp
SVTH: Vương Thị Vân Anh


9


Niên luận

GVHD: Th.S Thân Văn Tài

Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, một trong những yếu tố cơ bản là
sử dụng đất hợp lí và có hiệu quả. Chúng ta không ngừng tìm các giải pháp để
nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong nông nghiệp, bởi vì quá trình sử dụng đất
nông nghiệp biểu hiện sự tác động con người lên ruộng đất. Ngược lại, việc
sử dụng đất không hợp lí có thể làm giảm hoặc làm mất đi vai trò ý nghĩa của
lao động và các tư liệu sản xuất khác. Việc nâng cao chất lượng ruộng đất có
nghĩa là nâng cao tính hiệu quả của sản xuất nông nghiệp.
Đất nông nghiệp là tư liệu sản xuất đặc biệtt, là nơi sản xuất ra lương
thực thực phẩm nuôi sống con người và xã hội. Nó tạo nên sự ổn định, đảm
bảo an toàn cho phát triển nền kinh tế quốc dân và đời sống xã hội, nếu đất
nông nghiệp giảm xuống thì sản lượng nông nghiệp cũng bị giảm theo.
Đất nông nghiệp không những đóng góp vai trò là điểm tựa quan trong
các ngành sản xuất, là cơ sở cung cấp dinh dưỡng nuôi cây trồng trong sản
xuất nông nghiệp mà còn là một trong những thành phần đảm bảo nguồn thu
ngân sách Nhà nước, tạo nguồn vốn giúp các cá nhân tổ chức đầu tư sản xuất.
1.1.2. Cơ quan quản lý nhà nước về đất đai.
1.1.2.1. Cơ quan quyền lực nhà nước
Quốc hội
Là cơ quan quyết định nhiều chính sách quan trọng trong sự phát triển
của đất nước, là cơ quan thông qua các văn bản luật, quyết định các vấn đề
chiến lược trong quản lý đất đai mà Quốc Hội có thẩm quyền.
Quyết định các quy hoạch, kế hoạch các chiến lược trong quản lý và sử
dụng đất nông nghiệp cấp quốc gia, Quốc hội thông qua các quy hoạch sử

dụng đất nông nghiệp đến năm 2020 của Chính phủ, hoạch định các chính
sách phát triển lâu dài trong quản lý và sử dụng đất nông nghiệp đất trồng lúa.
Thực hiện quyền quyết định và giám sát tối cao đối với việc quản lý và
sử dụng đất trồng lúa trong phạm vi cả nước.
Ủy ban thường vụ Quốc hội
SVTH: Vương Thị Vân Anh

10


Niên luận

GVHD: Th.S Thân Văn Tài

Là cơ quan thường trực của Quốc hội ra các nghị quyết quan trọng, ban
hành pháp lệnh và các quy định khác về đất nông nghiệp để Chính Phủ quyết
định một cách cụ thể.
Hội đồng nhân dân các cấp ở địa phương
Hội đồng nhân dân các cấp thực hiện quyền thông qua quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất trồng lúa của địa phương mình trước khi đưa cơ quan có
thẩm quyền phê duyệt, thông qua bảng giá đất, việc thu hồi đất thực hiện các
dự án phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, cộng đồng của địa phương
theo thẩm quyền quy định tại luật đất đai 2013, giám sát việc thi hành pháp
luật về đất nông nghiệp tại địa phương
Thông qua các nghị quyết, quyết định các vấn đề cụ thể, thực hiện chức
năng giám sát đối với cơ quan hành chính nhà nước trong quản lý đất đai
cũng như đất nông nghiệp, đất trồng lúa.
Phê chuẩn các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa của Ủy ban nhân
dân cùng cấp trước khi trình lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
1.1.2.2. Cơ quan hành chính nhà nước

Chính phủ
Thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai theo thẩm quyền, thống
nhất việc quản lý đất nông nghiệp ở trung ương và từng địa phương. Tổ chức
chỉ đạo và thực hiện các nội dụng cụ thể của chế độ quản lý nhà nước về đất
trồng lúa, chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đất đai trong phạm vi cả
nước, chỉ đạo việc xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới
hành chính của đất trồng lúa.
Ủy ban nhân dân các cấp
Có trách nhiệm quản lý nhà nước về đất trồng lúa tại địa phương theo
thẩm quyền quy định tại luật đất đai năm 2013.
Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện việc xác định địa giới hành
chính trên thực tế và lập hồ sơ về địa giới hành chính trong phạm vi địa
SVTH: Vương Thị Vân Anh

11


Niên luận

GVHD: Th.S Thân Văn Tài

phương, tiến hành việc thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử
dụng đất lúa của địa phương.
1.1.2.3. Cơ quan chuyên ngành quản lý đất trồng lúa
Bộ tài nguyên và môi trường
Là cơ quan chuyên ngành quản lý nhà nước về đất nông nghiệp ở trung
ương, cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài
nguyên đất, tài nguyên nước và tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng
thủy văn, chỉ đạo và tổ chức việc lập bản đồ địa chính thống nhất trong phạm
vi cả nước và quản lý các dịch vụ công trong quản lý và sử dụng đất trồng lúa.

Xây dựng trình Chính phủ để xem xét, trình Quốc hội quyết định quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa trong cả nước. Thẩm định quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa vào mục đích quốc phòng,
an ninh của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an trình Chính phủ xét duyệt.
Chỉ đạo việc thực hiện công tác điều tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân
hạng và lập bản đồ địa chính đất trồng lúa, hướng dẫn và tổng hợp số liệu
thống kê, kiểm kê, lập và quản lý hồ sơ địa chính.
Thống nhất quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất trồng lúa,
chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, đăng ký và cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất trồng lúa. Trình Chính phủ quyết định giao đất,
thu hồi đất trồng lúa trong các trường hợp thuộc thẩm quyền của Chính phủ.
Sở tài nguyên môi trường
Là cơ quan chuyên ngành quản lý nhà nước đất nông nghiệp ở tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiên
chức năng quản lý tài nguyên đất nông nghiệp, tài nguyên đất lúa, đo đạc bản
đồ trên địa bàn theo quy định của pháp luật đồng thời chịu sự lãnh đạo, quản
lý về tổ chức, biên chế, công tác của ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đồng, chịu sự
kiểm tra chuyên môn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
SVTH: Vương Thị Vân Anh

12


Niên luận

GVHD: Th.S Thân Văn Tài

Sở tài nguyên môi trường giúp Ủy ban nhân nhân dân cấp tỉnh lập quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử

dụng đất trồng lúa cấp tỉnh. Tổ chức thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa của huyện, thị xã ,
thành phố thuộc tỉnh và kiểm tra thực hiện.
Trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi
đất, chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích, cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất trồng lúa.
Tổ chức thực hiện việc điều tra khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất
trồng lúa và lập bản đồ địa chính.
Phòng tài nguyên và môi trường
Là cơ quan chuyên ngành quản lý Nhà nước về đất nông nghiệp ở huyện,
quận, thị xã thành phố thuộc tỉnh, là cơ quan chuyên môn trực thuộc ủy ban
nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có chức năng quản lý nhà
nước về đất đai cũng như đất trồng lúa và lĩnh vực môi trường. Chịu sự chỉ
đạo, quản lý về tổ chức biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân cấp huyện,
đồng thời chịu sự kiểm tra chuyên môn của Sở tài nguyên và môi trường.
Phòng tài nguyên và môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp huyện quy hoạch,
kế hoạch về tài nguyên đất trồng lúa và tổ chức thực hiện khi được xét duyệt.
Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
trồng lúa hằng năm, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa và
tổ chức kiểm tra việc thực hiện sau khi được xét duyệt.
Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giao đất, cho thuê đất, thu
hồi đất trồng lúa, chuyển mục đích trồng lúa.
Tổ chức thực hiện và hướng dẫn, kiểm tra việc thống kê, kiểm kê, đăng
ký đất trồng lúa, lập và quản lý hồ sơ địa chính.
Cán bộ địa chính cấp xã

SVTH: Vương Thị Vân Anh

13



Niên luận

GVHD: Th.S Thân Văn Tài

Xã, phường, thị trấn có công chức làm công tác địa chính theo quy định
của Luật cán bộ, công chức. Cán bộ địa chính cấp xã là người giúp ủy ban xã,
phường, thị trấn trong công tác quản lý đất trồng lúa, chịu sự lãnh đạo kiểm
tra của Sở tài nguyên và môi trường và cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban
nhân dân cấp huyện quản lý về đất nông nghiệp.
.Cán bộ địa chính cấp xã lập văn bản để Ủy ban nhân cấp xã trình Ủy
ban nhân dân cấp huyện về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa hằng
năm, giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất trồng lúa, chuyển quyền sử dụng đất,
chuyển mục đích, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trồng lúa theo quy
định của pháp luật.
Trình Ủy ban nhân dân cấp xã kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện quy
hoạch kế hoạch sử dụng đất trồng lúa được xét duyệt và theo dõi kiểm tra việc
thực hiện.
Thẩm định, xác nhận hồ sơ để Ủy ban nhân cấp xã cho thuê đất, chuyển
đổi quyền sử dụng đất rồng lúa.
Thực hiện việc đăng ký, lập và quản lý hồ sơ địa chính, chỉnh lý hồ sơ
địa chính, thống kê, kiểm kê đất trồng lúa.
1.1.3. Nội dung quản lý và sử dụng đất của nhà nước về đất trồng lúa.
Khảo sát, đo dạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất
và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
Để nắm số lượng, chất lượng đất nông nghiệp, Nhà nước phải tiến hành
điều tra, khảo sát đo đạc để nắm được quỹ đất trồng lúa. Bản đồ địa chính là
bản đồ phản ánh hiện trạng sử dụng đất, trên đó thể hiện những nội dung chi
tiết về diện tích, kích thước, hình thể vị trí, tọa độ và có cả các yếu tố xã hội.
Đây là nguồn tài liệu quan trọng để từ đó thực hiện những nhiệm vụ khác như

thống kê, kiểm kê đất đai…
Xây dựng hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất nông nghiệp là việc thiết
lập ban hành và cập nhật biến động về nguồn lực đất đai, tình hình phân bố sử
SVTH: Vương Thị Vân Anh

14


Niên luận

GVHD: Th.S Thân Văn Tài

dụng, tình trạng pháp lý trong quản lý và sử dụng đất… nhằm mục đích phục
vụ cho công tác tra cứu, quản lý, hoạch định chính sách.
Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất.
Quy hoạch kế hoạch sử dụng đất trồng lúa là một nội dụng quan trong
quy hoạch kế hoạch sử dụng đất được thực hiện một cách dân chủ công khai
và có ý nghĩa to lớn trong công tác quản lý và sử dụng đất đai. Đối với Nhà
nước, đó là sự đảm bảo cho việc sử dụng đất đai hợp lý và tiết kiệm, đạt các
mục tiêu nhất định phù hợp với các quy định của Nhà nước, đồng thời tạo
điều kiện cho Nhà nước theo dõi giám sát được quá trình sử dụng đất.
Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất trồng lúa phải được giám sát kiểm
tra chặt chẽ, đảm bảo sử dụng đất trồng lúa đúng mục đích, tiết kiêm và có
hiệu quả. Khai thác hợp lý nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường, thích ứng
với biến đổi khí hậu.
Quy hoạch sử dụng đất trồng lúa phải phù hợp với chiến lước, quy hoạch
tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh. Kế hoạch
sử dụng đất trồng lúa phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất trồng lúa trong
kỳ quy hoạch kế hoạch đã xét duyệt.
Giao đất, cho thuê đất,chuyển mục đích sử dụng đất

Giao đất, cho thuê, chuyển mục đích trồng lúa là một nội dung của quản
lý nhà nước với đất đai,là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để
chuyển giao trên thực tế về quyền sử dụng đất cho các tổ chức và hộ gia đình,
cá nhân, cộng đồng dân cư sử dụng đất. Căn cứ giao đất, cho thuê đất, chuyển
mục đích sử dụng đất trồng lúa phải phù hợp với kế hoạch sử dụng đất hằng
năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Đối với chủ đầu tư xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất
trồng lúa phải có năng lực tài chính, có ký quỹ, không vi phạm pháp luật
nhằm khắc phục tình trạng nhiều địa phương đã giao đất mà không sử dụng
đất, chậm đưa đất vào sử dụng, dẫn đến lãng phí, gây bức xúc trong nhân dân.
SVTH: Vương Thị Vân Anh

15


Niên luận

GVHD: Th.S Thân Văn Tài

Thu hồi đất.
Thu hồi đất là biện pháp pháp lý quan trọng nhằm bảo vệ quyền sở hữu
toàn dân với đất đai mà Nhà nước là người đại diện chủ sở hữu. Một trong
những nguyên tắc quan trọng quy định đối với việc sử dụng đất là phải sử dụng
tiết kiệm, có hiệu quả và đúng mục đích. Trong trường hợp người sử dụng đất sử
dụng không đúng theo yêu cầu của nhà nước thì có thể bị thu hồi đất.
Khi chuyển đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp, nếu
chủ đầu tư không thực hiện dự án, thực hiện dự án không đúng tiến độ để đất
hoang hóa sẽ bị thu hồi đất do vi phạm quy định của pháp luật về đất đai. Ngoài
ra đất trồng lúa còn bị thu hồi trong những trường hợp sau: Vì mục đích quốc
phòng an ninh, phát triển kinh tế - xã hội, đất để sử dụng vào mục đích công

cộng, khu dân cư nông thôn, quỹ đất phát triển đô thị, khu công nghiệp, … trong
một số trường hợp đặc biệt nhà nước có thể áp dụng trưng dụng đất.
Nhà nước thu hồi đất thì sẽ tiến hành bồi thường thiệt hại, bằng cách là
giao đất trồng lúa khác cho người sử dụng đất để tiếp tục làm nông nghiệp.
Trong trường hợp không có đất để bồi thường thì sẽ được bồi thường bằng
tiền theo giá đất cụ thể của đất lúa được thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi.
Tài chính và giá đất trồng lúa
Khi chuyển mục đích sử dụng đất thì người sử dụng đất phải thực hiện
nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật, chế độ sử dụng dất. Nhà nước
thực hiện việc giao đất không thu tiền sử dụng đất, miễn giảm tiền sử dụng
đất, tiền thuê đất cho người trồng lúa. Trong đó, Nhà nước giao không thu tiền
sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp trong
hạn mức. Quy định Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất được áp
dụng chung đối với mọi người nông dân trực tiếp trồng lúa với diện tích trong
hạn mức.

SVTH: Vương Thị Vân Anh

16


Niên luận

GVHD: Th.S Thân Văn Tài

Đối với hộ gia đình, cá nhân là dân tộc thiểu số thì Nhà nước còn thực
hiện miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất nông nghiệp, trong đó có đất
trồng lúa.
Thực chất các quy định về không thu tiền sử dụng đất, miễn giảm tiền sử

dụng, tiền thuê đất đối với người sử dụng đất nông nghiệp không chỉ nhằm
mục đích bảo vệ đất trồng lúa, mà còn hướng tới bảo đảm chính sách kinh tế xã hội của Nhà nước.
Trong quá trình sử dụng đất trồng lúa người sử dụng đất phải thực hiện
các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước như nộp thuế sử dụng đất nông
nghiệp đối với đất dùng vào sản xuất nông nghiệp, tiền xử lý vi phạm pháp
luật đất đai, tiền bồi thường thiệt hại cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong
quản lý và sử dụng đất.
Bên cạnh đó nhà nước cũng miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp
đối với tất cả các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trồng lúa được Nhà nước
giao trong hạn mức giao đất nông nghiệp để sản xuất, đất được thừa kế, cho
tặng, nhận chuyển quyền sử dụng mà trong hạn mức cũng được Nhà nước áp
dụng chính sách này.
Giá đất cụ thể được sử dụng để làm căn cứ tính tiền thuê đất đối với đất
nông nghiệp vượt hạn mức giao đất, vượt hạn mức nhận chuyển quyền sử
dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân. Giá của loại đất trồng lúa tính
theo Bảng giá đất đang được áp dụng tại thời điểm chuyển mục đích sử dụng
đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành. Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá
nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất có trách nhiệm kê khai số tiền bảo
vệ, phát triển đất trồng lúa phải nộp, tương ứng với diện tích đất chuyên trồng
lúa nước được Nhà nước giao, cho thuê.
1.2.

Những vấn đề pháp luật về quản lý và sử dụng đất
trồng lúa

SVTH: Vương Thị Vân Anh

17



Niên luận

GVHD: Th.S Thân Văn Tài

1.2.1. Chuyển đổi đất chuyên trồng lúa sang sử dụng vào mục đích phi
nông nghiệp.
Đất trồng lúa có diện tích giới hạn, sự giới hạn đó là do toàn bộ diện tích
bề mặt của trái đất cũng như diện tích của mỗi quốc gia, mỗi lãnh thổ bị giới
hạn. Do diện tích đất đai có hạn nên người ta không thể tùy tiện tăng diện tích
đất lên được. Do đó cơ quan nhà nước phải quản lý đất đai chặt chẽ về số
lượng, chất lượng đất, cơ cấu đất đai theo mục đích sử dụng cũng như cơ cấu
sử dụng đất đai theo thành phần kinh tế... hướng biến động của chúng để có
kế hoạch phân bố và sử dụng đất đai có cơ sở khoa học.
Căn cứ điều 134 Luật đất Đai năm 2013 đất trồng lúa được quy định như sau:
1.

Nhà nước có chính sách bảo vệ đất trồng lúa, hạn chế chuyển đất trồng lúa
sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp. Trong trường hợp cần thiết phải
chuyển một phần diện tích đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích khác thì
Nhà nước có biện pháp bổ sung diện tích đất hoặc tăng hiệu qủa sử dụng đất
trồng lúa.
Nhà nước có chính sách hỗ trợ, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, áp dụng
khoa học công nghệ hiện đại cho vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất
lượng cao.

2.

Nhà nước sử dụng đất trồng lúa có trách nhiệm cải tạo làm tăng độ màu mỡ
của đất, không được chuyển sang sử dụng vào mục đích cây trồng lâu năm,
trồng rừng , nuôi trồng thủy sản, làm muối vào mục đích phi nông nghiệp nếu


3.

không được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi
nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa nước phải nộp một khoản tiền để Nhà
nước bổ sung diện tích đất trồng lúa bị mất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất
trồng lúa theo quy định của Chính Phủ.
Để khắc phục tình trạng nhiều dự án đầu tư sau khi được giao đất, cho
thuê đất nhưng không sử dụng, chậm đưa đất vào sử dụng, gây lãng phí đất
đai tại địa phương. Thì luật đất đai năm 2013 đã đưa những điều kiện để kiểm
SVTH: Vương Thị Vân Anh

18


Niên luận

GVHD: Th.S Thân Văn Tài

soát chặt chẽ hơn, các cơ quan có thẩm quyền trong việc quyết định giao đất,
cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất nhằm đảm bảo an ninh, quốc
phòng, bảo vệ nghiêm ngặt đất trồng lúa, đảm bảo an ninh lương thực quốc
gia và bảo vệ môi trường sinh thái. Quy định của pháp luật hiện hành về điều
kiện chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa có mở hơn. Căn cứ khoản 1 điều
58 Luật đất Đai năm 2013 quy định:
Đối với dự án có sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc
dụng vào mục đích khác mà không thuộc trường hợp được Quốc hội quyết
định, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư thì cơ quan nhà
nước có thẩm quyền chỉ được quyết định giao đất cho thuê đât, cho phép

chuyển mục đích sử dụng đất khi có một trong các văn bản sau đây:
a)

Văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ đối với trường hợp chuyển
mục đích sử dụng từ 10 héc ta đất trồng lúa trở lên, từ 20 héc ta đât rừng

b)

phòng hộ, đất rừng đặc dụng.
Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đối với trường hợp chuyển mục
đích sử dụng dưới 10 héc ta đất trồng lúa, dưới 20 héc ta đất rừng phòng hộ,
đất rừng đặc dụng.
Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất
nuôi trồng thủy sản, đất làm muối phải được phép của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền. Người sử dụng đất phải thực hiện những thủ tục hành chính
thông qua văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất để được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất đồng ý
cho phép chuyển sang sử dụng vào mục đích khác và phải thực hiện nghĩa vụ
tài chính.
Chuyển đổi đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp để
thực hiện những dự án mà trên thực tế không có tính khả thi, sẽ bị Nhà nước
thu hồi lại đất. Căn cứ vào điều 64 Luật đất Đai năm 2013 các trường hợp thu
hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai bao gồm:
SVTH: Vương Thị Vân Anh

19


Niên luận
a)


GVHD: Th.S Thân Văn Tài

Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công
nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử
dụng đất không đúng mục dích mà tiếp tục vi phạm.

b)

Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất.

c)

Đất được giao, cho thuê không đúng đối tượng hoạc không đúng thẩm quyền.

d)

Đất không được chuyển nhượng, tặng cho theo quy định của Luật này mà
nhận chuyển nhượng nhận tặng cho.
đ) Đất được Nhà nước giao để quản lý mà để bị lấn chiếm.

e)

Đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luậy này mà để
bị lấn chiếm.

g)

Người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và đã bị xử
phạt vi phạm hành chính mà không chấp hành.


h)

Đất trồng cây hằng năm không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục,
đát trồng cây lâu năm không sử dụng trong thời hạn 18 tháng liên tục, đất
trồng rừng không sử dụng trong thời hạn 24 tháng liên tục.

i)

Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được
sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24
tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên
thực địa phải đưa vào sử dụng, trường hợp không đưa đất vào sử dụng thì chủ
đầu tư được gia hạn sử dụng 24 tháng và phải nộp cho Nhà nước khoản tiền
tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian chậm tiến
độ thực hiện dự án trong thời gian này, hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu
tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất mà không bồi
thường về đất và tài sản gắn liền với đất, trừ lí do bất khả kháng.
1.2.2. Chính sách hỗ trợ để bảo vệ phát triển đất trồng lúa.
Đất đai nói chung và đất trồng lúa nói riêng là một tư liệu sản xuất đặc
biệt, nó vừa là tư liệu lao động vừa là đối tượng lao động, Nhà nước đã có các
chính sách hỗ trợ người nông dân nhằm phát triển đất sản xuất. Diện tích đất
SVTH: Vương Thị Vân Anh

20


Niên luận

GVHD: Th.S Thân Văn Tài


trồng lúa được hỗ trợ, xác định theo số liệu thống kê đất đai của các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố
của năm liền kề trước năm phân bổ ngân sách.
Theo điều 7, điều 8 nghị định 35/2015/NĐ-CP Nhà nước đã có những
chính sách hỗ trợ và bảo vệ đất trồng lúa trong phạm vi cả nước.
Nhà nước thực hiện hỗ trợ với mức cố định đối với tất cả hộ gia đình, cá
nhân trên toàn quốc với mức 10.000.000 đồng/ha đất trồng lúa được khai
hoang, cải tạo (trừ đất trồng lúa nương được khai hoang từ đất chưa sử dụng
hoặc phục hóa từ đất bỏ hóa) để phù hợp với quy định tại khoản 2 điều 9 luật
đất đai 2013 là “ nhà nước có chính sách khuyến khích người sử dụng đất đầu
tư lao động, vật tư tiền vốn và áp dụng thành tựu khoa học công nghệ vào
khai hoang, phục hóa, lấn biển, đưa diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất có
mặt nước hoang hóa vào sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất” . Và
5.000.000 đồng/ha đất chuyên trồng lúa nước được cải tạo từ đất trồng lúa
nước một vụ hoặc đất trông cây khác, để phù hợp với quy định tại khoản 2
điều 165 là “ khuyến khích tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đầu tư để đưa đất
chưa sử dụng vào sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt ”.
Đối với các chính quyền địa phương điều đẩy mạnh phát triển công
nghiệp hóa, chuyển không ít diện tích đất nông nghiệp nói chung đất trồng lúa
nói riêng để phục vụ nhu cầu này. Do đó Nhà nước quy định một số chính
sách tài chính đối với địa phương sau đây:
Ngân sách nhà nước hỗ trợ chi đầu tư và chi thường xuyên của địa
phương với mức 1.000.000 đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa nước và
500.000 đồng/ha/năm đối với đất trồng lúa khác, trừ đất lúa nương được mở
rộng tự phát không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa. Địa
phương được hỗ trợ theo diện tích đất trồng lúa của mình. Nhưng chỉ các địa
phương nhận bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương và tỉnh Quảng Ngãi
được hỗ trợ 100% kinh phí từ ngân sách trung ương, các địa phương điều tiết

các khoản thu phân chia ngân sách trung ương dưới 50% được hỗ trợ 50%
SVTH: Vương Thị Vân Anh

21


Niên luận

GVHD: Th.S Thân Văn Tài

kinh phí từ ngân sách trung ương, các địa phương đã cân đối được ngân sách
thì sử dụng ngân sách địa phương để thực hiện.
Chính quyền địa phương được tự chủ quyết định sử dụng kinh phí hỗ trợ
phục vụ bảo vệ và phát triển đất trồng lúa như lập quy hoạch, lập bản đồ đất
lúa, xác định chất lương, khai hoang, phục hóa đưa đất vào trồng lúa, xây
dựng, bảo dưỡng các công trình.
Chương 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUẢN
LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG LÚA TẠI HUYỆN PHÚ VANG
2.1. Thực trạng áp dụng pháp luật về quản lý và sử dụng đất tại
huyện phú vang.
2.1.1. Tình hình về quản lý và sử dụng đất trồng lúa tại huyện phú
vang.
Điều kiện tự nhiên.
Vị trí địa lí
Phú Vang là huyện đồng bằng ven biển và đầm phá của tỉnh Thừa Thiên
Huế. Phía Bắc giáp thị xã Hương Trà, phía Tây giáp thị xã Hương Thủy và
thành phố Huế, phía Nam giáp huyện Phú Lộc, phía Đông giáp biển Đông. Có
bờ biển dài trên 35km, có cửa biển Thuận An và nhiều đầm phá như đầm
Sam, đầm Chuồng, đầm Thanh Lam, đầm Hà Trung, đầm Thủy Tú nằm trong
hệ thống đầm phá Tam Giang - Cầu Hai với diện tích trên 6.800 ha mặt nước.

Khí hậu.
Phú Vang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng, ẩm của vùng
ven biển, có hai mùa mưa, nắng rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 8 năm trước đến
tháng giêng năm sau, lượng mưa hàng năm khá lớn, trung bình khoảng
3.000mm. Mưa phân bố không đều trong năm, tập trung chủ yếu vào các
tháng 9,10,11 và 12 chiếm 75-80% lượng mưa cả năm, gây úng lụt ảnh hưởng
đến sản xuất nông nghiệp, trồng lúa, khai thác thủy sản, cũng như đời sống
của nhân dân.
SVTH: Vương Thị Vân Anh

22


Niên luận

GVHD: Th.S Thân Văn Tài

Mùa nắng gió Tây-Nam khô nóng oi bức, bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 8,
lượng bốc hơi cao nhất là từ tháng 2 đến tháng 4 (lúc nước thủy triều thấp)
gây khó khăn việc cung cấp nước cho trồng lúa, làm cho đất ngập mặn

SVTH: Vương Thị Vân Anh

23


Niên luận

GVHD: Th.S Thân Văn Tài


Địa hình, đất đai.
Phú Vang thuộc vùng đất trũng, có diện tích đầm phá lớn, đất đai bị chia
cắt bởi hệ thống sông ngòi, đồi cát không thuận lợi cho phát triển hệ thống
đường bộ và đường thủy. Diện tích tự nhiên 27.824,47 ha, trong đó đất nông
nghiệp 13.500,15 ha, đất phi nông nghiệp 13.557,45 ha, đất chưa sử dụng
766.87 ha.
Đất đai của huyện Phú Vang chủ yếu là đất nông nghiệp và mặt nước
nuôi trồng thủy sản. Tiềm năng đất chưa khai thác còn lớn, chiếm 42,3% tổng
diện tích đất tự nhiên. Tuy nhiên, tỷ lệ đất chưa sử dụng có thể chuyển sang
gieo trồng không lớn, chủ yếu là các cồn cát, đất bãi cát. Đất mặt nước chưa
sử dụng chủ yếu là đất ao hồ, đầm phá.
Điều kiện kinh tế xã hội
Tình hình dân số và lao động của huyện
Toàn huyện có 18 xã và 2 thị trấn,năm 2013 dân số trung bình toàn
huyện có 667 người/km2, là địa phương có mật độ dân số cao nhất trong số
các huyện.
Dân cư phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở các xã đồng bằng ven
thành phố Huế, thị trấn, ven biển và ven các trục đường giao thông. Nơi có
mật độ dân số cao nhất là xã Phú Thượng, Phú Hải, Phú Dương (khoảng
1760-2480 người/km2); nơi có mật độ dân số thấp nhất là xã Phú Xuân, Vinh
Thái, Vinh Hà, Vinh Xuân, chỉ có 280-300 người/km2.
Hiện nay, số người trong độ tuổi có khả năng lao động toàn huyện năm
2013 có 110.500 người, chiếm 62,28% dân số. Bình quân mỗi năm nguồn lao
động tăng thêm khoảng 4.000-5.000 người. Lực lượng lao động có trình độ
chuyên môn kỹ thuật, lao động lành nghề thấp và số lao động có trình độ đại
học trở lên chỉ chiếm khoảng 1%. Nguồn lực lao động của huyện Phú Vang
tuy dồi dào song phần lớn là lao động phổ thông, tỷ lệ lao động được đào tạo
thấp.
SVTH: Vương Thị Vân Anh


24


Niên luận

GVHD: Th.S Thân Văn Tài

Theo số liệu kiểm kê đất nông nghiệp năm 2014, tổng diện tích đất nông
nghiệp của huyện Phú Vang là 13.500,15 ha, trong đó diện tích đất trồng lúa
7.461,67 chiếm 55,27% diện tích đất nông nghiệp. Trong quá trình sử dụng
đất nông nghiệp năm 2014 phân theo đơn vị hành chính của huyện, diện tích
trồng lúa lớn nhất là ở xã Phú Lương với 1.156,39 ha chiếm 15,49% so với
tổng diện tích đất trồng lúa và xã Phú Thuận là xã duy nhất ở huyện không có
diện tích đất trồng lúa, ở đây người dân sử dụng đất chủ yếu vào việc nuôi
trồng thủy hải sản..
Bảng 2.1: Thống kê, kiểm kê diện tích đất trồng lúa
phân theo đơn vị hành chính
( Đến ngày 31/12/2014)
Đơn vị tính diện tích: ha
TT
1

Tên đơn vị
Huyện Phú Vang

Diện tích (ha)
7.461,67

Cơ cấu %
100


2

Thị trấn Thuận An

50,10

0,67

3

Xã Phú Thanh

421,87

5,65

4

Xã Phú Mậu

355,21

4,76

5

Xã Phú Dương

364,23


4,88

6

Xã Phú Thuận

7

Xã Phú Thượng

177,74

2,38

8

Xã Phú Mỹ

519,77

6,97

9

Xã Phú An

236,22

3,17


10
11

Xã Phú Xuân
Xã Phú Hồ

345,33
548,74

4,63
7,35

12

Xã Phú Hải

14,76

0,19

13

Xã Phú Diên

193,27

2,59

14


Xã Phú Lương

1156,39

15,49

15

Thị trấn Phú Đa

889,80

11,92

16

Xã Vinh Xuân

208,71

2,79

17

Xã Vinh Thanh

81,32

1,09


SVTH: Vương Thị Vân Anh

25


×