Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

quyền sử dụng mặt nước đầm phá tam giang, trường hợp ở thị trấn thuận an, huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (264.22 KB, 49 trang )

PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Phá Tam Giang - Cầu Hai, là một hệ thống đầm phá ven biển miền Trung,
chạy dọc bờ biển theo chiều từ Bắc xuống Nam, được đánh giá là đầm phá ven biển
có kích thước lớn nhất Đông Nam Á.
Phức hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai bao gồm một loạt các đầm phá ven
biển nằm ở phía Bắc và phía Tây của Thành phố Huế.
Tam Giang - Cầu Hai liên quan đến 5 trong tổng số 9 huyện (trong đó có huyện
Phú Vang) ,thành thị của tỉnh Thừa Thiên Huế với 31 xã, tổng số dân khoảng
350.000 người. Khu vực đầm phá đang trở thành một trong những vùng kinh tế
trọng điểm, phát triển sôi động của tỉnh bởi đây là nơi có tiềm năng rất lớn về nuôi
trồng cũng như khai thác thủy sản.
Đã từ lâu nay, hầu hết người dân thuộc đầm phá nói chung và thị trấn Thuận
An thuộc huyện Phú Vang nói riêng, sinh sống bằng nghề ni trồng và khai thác
thủy sản trên vùng đầm phá. Nguồn lợi thu được từ vùng đầm phá này là tương đối
lớn, và là thu nhập chính của đa số hộ dân đây.
Sự phát triển của nguồn tài nguyên ở đây theo thời gian tỷ lệ nghịch với sự
phát triển dân số, đây là một mâu thuẫn rất lớn, thị trấn Thuận An - Phú Vang là
một điển hình cho điều này.
Trong vài năm trở lại đây, thị trấn Thuận An với tốc độ tăng dân số khá nhanh
cộng với phong trào nuôi trồng và đánh bắt thủy sản phát triển mạnh. Do cả cộng
đồng sinh sống lâu đời ở đây và từ nơi khác đến, nên tài nguyên vùng đầm phá này
ngày càng cạn kiệt và bình qn diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản trên đầu
người ngày càng bị thu hẹp, nói chung là tạo một áp lực lớn lên nguồn tài nguyên
đầm phá.
Nhằm mục tiêu quản lý và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên đầm phá, tỉnh đã
có chủ trương quy hoạch tháo dỡ ao vây để trả lại mặt nước tự nhiên cho đầm phá.
Nhiều vấn đề liên quan cần phải được xem xét thận trọng khi thị hiện chủ trương
này. Trong đó quyền sử dụng mặt nước là một trong những vấn đề quan trọng nhất
liên quan đến sinh kế của ngườI dân và cũng là một rào cản lớn nhất trong việc


1


thực hiện chủ trương này. Để cung cấp những thông tin cần thiết, góp phần cho việc
thực hiện chủ trương quy hoạch đầm phá của tỉnh, tôi tiến hành đề tài nghiên cứu
“Quyền sử dụng mặt nước đầm phá Tam Giang, trường hợp ở thị trấn Thuận
An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế”. Hy vọng những kết quả nghiên cứu
của đề tài sẽ hữu ích đối với việc thực hiện chủ trương quy hoạch đầm phá sau này.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
- Tìm hiểu thực trạng sử dụng mặt nước đầm phá
- Tìm hiểu về quyền sử dụng mặt nước đầm phá của người dân
- Phân tích ảnh hưởng của quyền sử dụng đến quản lý và sử dụng tài nguyên

2


PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Quyền sử dụng tài nguyên
Theo điều 164 của Bộ luật dân sự thì quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu,
quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp
luật. Chủ sở hữu là cá nhân, chủ thể khác có đủ ba quyền là quyền chiếm hữu,
quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản. Quyền sử dụng theo điều 192 là quyền
khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản.
Tại Việt Nam, hiện nay quyền sở hữu đất đai nói chung và tài ngun nói riêng
thuộc về Nhà nước, cịn mọi cơng dân, tổ chức, cơng ty v.v chỉ có quyền sử dụng
đất đai và tài nguyên.
Nguồn lợi đầm phá (mặt nước, ngư trường, các sinh vật thủy sản và vùng đất
lân cận) có thể xem là tài sản chung. Những tài sản này không chỉ quan trọng ở chỗ
các thuộc tính hay tính chất của chúng mà cịn ở quyền sở hữu. Việc kết hợp giữa

loại nguồn lợi và quyền sở hữu phải áp dụng cho tài nguyên đó hình thành nên
những chế độ sở hữu tài nguyên khác nhau (Feeny và những tác giả khác, 1990).
Ở Việt Nam, nhà nước nắm quyền sở hữu hợp pháp đối với tất cả các tài
nguyên và trao quyền sử dụng theo các hình thức khác nhau.
Dựa trên quyền sở hữu và sử dụng tài nguyên có thể phân chia thành các loại
sau:
- Nguồn lợi tự do khai thác: Là nơi mà quyền sở hữu tài nguyên không được xác
định rõ (hay mở), là nguồn lợi chung cho tất cả mọi người trong cùng phạm vi lãnh
thổ. Một số loại nguồn lợi đầm phá có thể xem là nguồn lợi mở tùy theo địa điểm và
thời gian cụ thể. Ví dụ bất cứ ngư dân nào cũng được vào đánh bắt ở những khu vực
ngồi nị sáo cố định hoặc trong những lúc nị sáo khơng hoạt động. Mặc dầu ranh
giới lãnh thổ được chính quyền và nhân dân địa phương cơng nhận, nhưng có thể
khơng được xác định rõ ràng trên thực địa đã làm tăng đặc điểm mở về cơ hội sử
dụng cho mọi ngư dân.
- Nguồn lợi thuộc sở hữu tư nhân: Là nguồn lợi mà người sở hữu được quyền khơng
cho người khác sử dụng và có quyền quy định việc sử dụng tài nguyên mình sở hữu.

3


Quyền đó có thể thuộc về cá nhân hoặc nhóm cá nhân. Những quyền đó thường
được nhà nước cơng nhận và bảo hộ việc thực thi, có tính độc nhất và có thể chuyển
nhượng. Một trang trại hay một hồ nuôi trồng thủy sản đã được giao quyền sử dụng
đất hợp pháp có thể coi là ví dụ về tài sản tư.
- Nguồn lợi thuộc sở hữu cộng đồng: Là nguồn lợi được nắm giữ bởi một cộng
đồng, được xác định gồm những người sử dụng độc lập nhưng không bao gồm
những người ngồi cộng đồng và có quy định về việc sử dụng giữa các thành viên.
Quyền này có thể bị thay đổi và không chuyển nhượng được. Cộng đồng như thơn
hay xã có thể có những vùng đầm phá được xác định rõ và được chính quyền giao
quyền sử dụng hợp pháp.

- Nguồn lợi thuộc sở hữu nhà nước: Là nguồn lợi mà chính quyền có quyền tuyệt
đối và tập trung đối với nó, là người ra quyết định đối với việc sử dụng và khai thác.
Ở Việt Nam, nhà nước nắm quyền sở hữu đối với tất cả các nguồn tài nguyên thiên
nhiên, vì thế tài nguyên thiên nhiên đầm phá có thể coi là tài sản nhà nước. Mặt
khác nhà nước ban hành và luật hóa các quyền sử dụng tài nguyên, vì thế định nghĩa
trên áp dụng đối với quyền sử dụng như là quyền sở hữu tài sản. Một số khu vực
đầm phá thuộc các xí nghiệp nhà nước sử dụng hoặc do các cơ quan nhà nước quản
lý cho mục đích phát triển kinh tế xã hội chung có thể được xem là sở hữu nhà nước
(Trương Văn Tuyển, 2001).
2.2. Quản lý tài nguyên đầm phá ở Thừa Thiên Huế qua các thời kỳ
Dưới thời phong kiến (trước 1945), quyền tiếp cận bị kiểm sốt trực tiếp bởi
chính quyền thơn. Chính quyền lúc đó đặt ra các loại thuế đối với các hoạt động
đánh bắt khác nhau trong phạm vi lãnh thổ chính trị của mình và giao cho thơn quản
lý. Chính quyền phong kiến địa phương giao đầm phá trong phạm vi của làng cho
chính quyền của làng thu thuế. Chính quyền làng áp dụng việc đấu giá để giao
quyền sử dụng mặt nước cho các chủ đánh bắt. Người thắng giá có quyền lâu dài
đặt ngư cụ cố định (nị sáo, đáy) để khai thác và chuyển nhượng ngư cụ, (bao gồm
cả mặt nước) cho các thế hệ tiếp theo. Những ngư dân khác hành nghề đánh bắt di
động về lý thuyết cũng phải đóng thuế để khai thác đầm phá trong lãnh thổ của
làng. Một số vùng đầm phá cũng được phân bố cho sử dụng vào lợi ích của cộng

4


đồng, ví dụ thủy đạo để đi lại (Nguyễn Quang Trung Tiến, 1995; Tôn Thất Pháp,
2001).
Khác với mặt nước đầm phá, trong thời kỳ phong kiến, đất nông nghiệp ven
phá thuộc sở hữu tư nhân của các địa chủ. Với cơ chế như vậy, vùng đầm phá của
làng theo một cách hiểu chung là vùng khai thác chung của cộng đồng khơng có sở
hữu cá nhân như đất nơng nghiệp.

Đối với những ngư dân cố định (người làm nghề nò sáo), họ có một số quyền
đối với vị trí đánh bắt, nhưng quyền đó khơng nhất thiết được xem là tài sản tư vì
quyền này có thể bị chi phối bởi cộng đồng ngư dân. Ngư dân thường thành lập
thành Vạn-một nhóm đánh bắt trong làng. Vạn và các thành viên của nó có thể sắp
xếp lại vị trí nị sáo bằng cách luân phiên hàng năm hoặc theo từng khoảng. Vì vậy
một ngư dân có thể khơng có một vị trí hay vùng ngư trường liên tục. Sau này
(1975), Vạn khơng cịn tách biệt khỏi làng nữa. Ngư dân được tổ chức thành đội
hay tập đoàn theo nghề hay ngư cụ và áp dụng việc đánh thuế cũng như các quyền
bình đẳng về sử dụng tài nguyên và mặt nước. Ngư dân cố định nào khơng đăng ký
đóng thuế sẽ có nguy cơ mất quyền mỗi khi xảy ra xung đột, ví dụ khi một ngư dân
khác can thiệp hay giành quyền trên cùng một khu vực khai thác (Tôn Thất Pháp,
1997).
Sau khi chiến tranh kết thúc và đất nước thống nhất vào năm 1975, nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuyên bố sở hữu quốc dân đối với tất cả tài nguyên
thiên nhiên như chế độ sở hữu đang được áp dụng ở miền Bắc sau thời Pháp thuộc
(1954). Phong trào hợp tác hóa tồn quốc lúc này được thực thi trên vùng đầm phá.
Cơ chế quản lý thời kỳ tập thể hóa (1975 - 1989) có thể tóm tắc như sau: Việt
Nam đi theo mơ hình phát triển nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Để có một nền kinh tế
tập thể và nhà nước tồn diện, vào năm 1958, Chính phủ đề ra cơ chế quản lý tập
trung và khởi xướng phong trào tập thể hóa với các đặc trưng là thiết lập sở hữu nhà
nước, sở hữu tập thể tồn bộ đất nơng nghiệp và các phương tiện sản xuất khác.
Nông dân là những xã viên của các hợp tác xã hoặc công nhân các nông trường.
Đến năm 1960, 85,8% các hộ gia đình nơng dân ở miền Bắc Việt Nam đã tham gia
vào các hợp tác xã nông nghiệp.

5


Chế độ phân phối thu nhập bình quân được áp dụng nhằm đảm bảo có sự chênh
lệch lớn giữa các hộ gia đình xã viên và cơng nhân. Việc trao đổi sản phẩm của các

hợp tác xã với nhà nước để đổi lại vật tư được tiến hành theo những kế hoạch được
cấp trên xây dựng. Các hộ gia đình và hợp tác xã hay tập đồn sản xuất khơng được
phép điều chỉnh kế hoạch sản xuất theo nhu cầu của thị trường. Các hoạt động sản
xuất và tạo ra thu nhập được đặt dưới sự quản lý trực tiếp của cơ quan nhà nước về
hình thức sản xuất, khối lượng sản phẩm và giá cả trao đổi (Trương Văn Tuyển,
2001).
Mơ hình hợp tác hóa trên đây cũng được áp dụng ở những vùng đầm phá đối
với cả hộ nông dân và ngư dân. Các khu vực đánh bắt đã được phân chia cho làng
dưới thời phong kiến được duy trì cho đến năm 1975, chủ yếu là theo hình thức
nguồn lợi mở. Sau 1975, Nhà nước vẫn thừa nhận hoạt động khai thác hiện có bằng
cách thống kê ngư cụ và áp dụng việc thu thuế tài nguyên. Các khu vực đầm phá
được chính thức phân chia cho các Đội hoặc các tập đoàn ngư dân quản lý (tương
đương với Hợp tác xã nông nghiệp). Từ 1975 đến 1980 ngư dân dăng ký khu vực
đánh bắt của mình để tham gia vào tập đồn (hay đội).
Mặc dầu chính quyền cấp Huyện đảm trách việc thực hiện đăng ký, nhưng
chính quyền cấp Xã giúp tổ chức các hoạt động và cung cấp thơng tin phù hợp, ví
dụ mời tất cả ngư dân trong mỗi thôn đến họp để tham gia đăng ký. Sự kiện này
tương tự như việc thành lập các Hợp tác xã nông nghiệp. Việc áp dụng thuế đối với
đất nơng nghiệp và khu vực nị sáo có thể xem như là công nhận pháp lý về quyền
sử dụng tài nguyên.
Sau khi thành lập các đội ngư nghiệp, dưới sự chỉ đạo của Huyện và Xã, các
đội này xem xét tình hình hàng năm để sắp xếp lại vị trí nị sáo và cũng chấp nhận
những người mới xin vào. Đôi khi 2 hay 3 năm mới xem xét một lần nếu khơng có
xung đột hay khơng có người mới xin vào. Cuộc họp của tất cả ngư dân nị sáo
( trên thực tế đơi khi chỉ có những ngư dân chủ chốt ) được tổ chức để xem xét vị trí
đánh bắt của những người mới xin vào và ra quyết định đối với những vấn đề khác.
Dựa trên kết quả cuộc họp, đội báo cáo cho chính quyền xã, sau đó xã đề nghị lên
Huyện để xin phê duyệt chính thức (Trương Văn Tuyển, 1998 )

6



Trong thời kỳ tập thể hoá, quyền sử dụng đất nông nghiệp ven phá được giao
cho các Hợp tác xã nơng nghiệp trong thơn hoặc ngồi thơn hoặc một số cơ quan xí
nghiệp được giao chỉ tiêu sản xuất. Tương tự như đất nơng nghiệp trên tồn quốc,
đất đai là sở hữu của nhà nước, chính quyền địa phương được uỷ quyền quản lý và
giao đất cho các hợp tác xã và đơn vị sử dụng. 5% đất nông nghiệp vào thời điểm
thành lập hợp tác xã được giao cho các hộ nông dân. Đối với đất nông nghiệp,
quyền sử dụng đất và cơ hội sử dụng đất có mối liên hệ nhân quả. Nói chung, người
nơng dân cần có đất sản xuất thì họ tham gia hợp tác xã.
Quyền và cơ hội sử dụng nguồn lợi đầm phá phức tạp hơn nhiều. Mặc dầu tồn
bộ đầm phá chính thức là sở hữu nhà nước, nhưng về mặt truyền thống theo một
cách hiểu nào đấy thì nó vẫn được chấp nhận rằng “điền tư ngư chung” (có nghĩa
là quyền sử dụng nguồn lợi thuỷ sản không thể chuyển nhượng). Người dân địa
phương khai thác nguồn lợi đầm phá tuân thủ các quy định quản lý của nhà nước,
nhưng cũng tuân theo các quy tắc truyền thống. Ví dụ việc luân phiên vị trí nị sáo
(là cách làm truyền thống), nhưng chỉ trong vùng mặt nước lãnh thổ (do chính
quyền quản lý và chỉ đạo). Rất khó phân bịêt giữa các tác động của việc quản lý nhà
nước với các tác động của các quy tắc truyền thống. Có thể có sự nhầm lẫn giữa
quyền sở hữu và chức năng quản lý bởi vì vấn đề quyền sử dụng (hay sở hữu)
nguồn lợi chưa được đem ra thảo luận công khai.
Vào năm 1994, Chỉ thị của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Thừa Thiên Huế về phát
triển kinh tế xã hội coi đầm phá là tiềm năng mạnh vào hàng thứ 2 sau du lịch, và
thơng qua chính sách hỗ trợ phát triển NTTS. Theo chủ trương này, " toàn bộ mặt
nước có tiềm năng phát triển ni trồng thủy sản" có thể vận dụng nghị định 64 của
Chính Phủ (1993) về giao đất cho hộ gia đình thực hiện NTTS. Như vậy, ngư dân
và nông dân giờ đây được phép chuyển đổi đầm phá và đất ven đầm phá thành các
vùng sản xuất NTTS và sau đó được đăng ký xin cấp quyền sử dụng đất. Nguồn lợi
đầm phá, nhất là diện tích mặt nước và đất đai giờ đây được mở rộng khu vực sở
hữu tư nhân về quyền sử dụng.

Theo chủ trương giao quyền sử dụng đất (Nghị Định 64, 1993), đất nông
nghiệp ven đầm phá được chia cho các hộ gia đình sử dụng lâu dài, hay được coi là
quyền sử dụng đất lâu dài. Bắt đầu từ năm 1993, toàn bộ tài nguyên đất và dân số ở

7


các địa phương được thống kê lại để thực hiện giao đất. Đất nông nghiệp đang canh
tác được chia theo nhân khẩu và chuyển quyền sử dụng đất cho hộ gia đình. Các
loại đất cịn lại ( gồm đất chưa hoặc khơng có khả năng canh tác như bị thối hóa,
đất bỏ hoang, đất cơng và vùng đầm phá ) thuộc quyền quản lý của chính quyền, mà
trực tiếp là UBND Xã [1].
Kinh tế cũng là một công cụ để quản lý tài nguyên đầm phá. Thuế khai thác,
NTTS thực chất là thuế sử dụng đất, mặt nước khai thác, NTTS. Thuế sử dụng đất,
mặt nước khai thác, nuôi trồng "được áp dụng như" thuế sử dụng đất "Tuy nhiên,
biện pháp này cũng chỉ thực hiện được vài năm đầu. Sau 1995, biện pháp này không
thực hiện được do nhiều lý do.
Bên cạnh những công cụ kinh tế để quản lý đầm phá, một trong những cách
thức quản lý đầm phá khá tốt hiện nay nhiều địa phương quan tâm là thành lập
"Hội nghề cá". Hội nghề cá của địa phương có đủ quyền hạn và nghĩa vụ trong
việc quản lý, sử dụng đầm phá. Hiện nay, 14 xã ở vùng Tam Giang - Cầu Hai có
Chi hội nghề cá. Chi hội nghề cá đầu tiên là ở xã Quảng Thái, Huyện Quảng Điền
được thành lập năm 2003 với 108 hội viên ban đầu.
2.3. Cơ sở pháp lý liên quan đến quyền sử dụng tài nguyên
Như đã nêu trên, vào năm 1993, Chính phủ ban hành nghị định 64 về giao đất
nông nghiệp . Ban hành kèm theo Nghị định này là bản Quy định về việc giao đất
nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản
xuất nơng nghiệp.
Theo Điều 2 của quy định này thì Đất nơng nghiệp giao cho hộ gia đình, cá
nhân sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp bao gồm đất nông nghiệp trồng

cây hàng năm, đất nơng nghiệp trồng cây lâu năm, đất có mặt nước NTTS, các loại
đất này gồm cả đất làm kinh tế gia đình trước đây hợp tác xã giao, đất vườn, đất
xâm canh, đất trống, đồi núi trọc, đất hoang hố được xác định để sản xuất nơng
nghiệp.Đối với những loại đất nông nghiệp không thể giao cho từng hộ gia đình và
cá nhân thì cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê để sử dụng vào mục đích sản xuất
nơng nghiệp.
Theo quy định, đối với đất NTTS thì thời hạn giao là 20 năm, hạn mức sử dụng
thì do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định, căn cứ

8


vào quỹ đất của địa phương và khả năng sản xuất của người dân, đảm bảo thực hiện
chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để sử dụng các loại đất này vào
mục đích sản xuất nơng nghiệp. Đối tượng giao đất nông nghiệp để sử dụng ổn định
lâu dài là nhân khẩu nông nghiệp thường trú tại địa phương, kể cả những người
đang làm nghĩa vụ quân sự. Đất giao cho hộ gia đình, cá nhân theo Quy định này là
giao chính thức và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ổn định lâu dài [3].
Theo Điều 1 của Luật đất đai, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống
nhất quản lý.Nhà nước giao đất cho các tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân,
cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội (gọi chung là tổ chức), hộ gia đình và
cá nhân sử dụng ổn định lâu dài. Nhà nước cịn cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân
th đất. Tổ chức, hộ gia đình và cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất
trong Luật này gọi chung là người sử dụng đất. Nhà nước cho tổ chức, cá nhân nước
ngoài thuê đất [4].
Điều 25 luật thủy sản có quy định các nội dung liên quan đến quyền của cá
nhân, tổ chức NTTS:
- Ðược cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất để NTTS, mặt nước biển để NTTS.
- Ðược Nhà nước bảo vệ khi bị người khác xâm hại đến quyền sử dụng đất để

NTTS, mặt nước biển để NTTS hợp pháp của mình; được bồi thường thiệt hại khi
Nhà nước thu hồi vì mục đích cơng cộng, quốc phịng, an ninh trước khi hết thời
hạn được giao, cho thuê theo quy định của pháp luật [5].
Trong những năm trở lại đây, sự phát triển nuôi trồng và khai thác thủy sản
trong khu vực đầm phá phát triển ồ ạt, diễn biến phức tạp, thiếu sự quản lý và quy
hoạch chặt chẽ khiến nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt, sinh kế của cư dân hệ
đầm phá ngày càng khó khăn. Điều đó địi hỏi cần có những chủ trương, chính sách
quản lý, quy hoạch khai thác và ni trồng thủy sản đầm phá phù hợp.
Nghị quyết số 11/NQ - TU ngày 20/10/1998 về phát triển kinh tế xã hội vùng
biển và đầm phá Thừa Thiên Huế giai đoạn 1998 được xem là văn bản nguồn về
mặt chủ trương quản lý đầm phá Tam Giang hiện nay ( chủ trương của Tỉnh ủy
Thừa Thiên Huế )

9


Theo đó, mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế xã hội vùng đầm phá là : phát huy
mọi tiềm lực và lợi thế, tập trung xây dựng và phát triển kinh tế xã hội vùng đầm
phá trở thành một vùng phát triển năng động, toàn diện, bao gồm thủy sản, du lịch...
Đến nay, UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành, đang soạn thảo và xây
dựng các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đầm phá Tam Giang như sau:
- Quyết định số 3170/QĐ-UB ngày 06/12/2002 về việc phê duyệt quy hoạch tổng
quan phát triển NTTS vùng đầm phá ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế, đến năm 2005
tổng diện tích ni theo các hình thức: thâm canh, bán thâm canh, quảng canh cải
tiến và quảng canh chắn sáo là 4.472ha (trừ diện tích ni chắn sáo giảm 458ha) và
đến năm 2010, con số này sẽ tăng thêm 1.467ha diện tích ni thủy sản nước lợ
(diện tích ni chắn sáo giảm thêm 300ha nữa). So với năm 2001, đến năm 2010
tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ phát triển NTTS ở vùng đầm phá từ diện tích 2.930ha lên
đến 5.939ha và đến thời điểm năm 2010, diện tích ni chắn sáo sẽ khơng cịn, do
bị cấm theo hai thời kỳ tổng cộng là 758ha.

- Quyết định số 3677/QĐ-UB ngày 25/10/2004 về việc phê duyệt quy hoạch tổng
thể quản lý khai thác thủy sản đầm phá ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế , cụ thể đến
năm 2010, giảm 40% mật độ ngư cụ, tương đương 40% cường lực, giảm 25% thời
gian khai thác do quy định cấm khai thác 3 tháng/năm, tương đương giảm 15%
cường lực, giảm 25% đối tượng cá thể nhỏ khai thác do quy định tăng dần mắt lưới
tối thiểu cho phép khai thác, tương đương 15% cường lực.
- Nghị quyết số 3014/2005/QĐ - UBND ngày 25/8/2005 về ban hành quy chế quản
lý môi trường vùng nuôi tôm tập trung. Quy chế này điều chỉnh các hành vi của các
tổ chức, cá nhân ni tơm có các hoạt động liên quan đến môi trường đầm phá trên
địa bàn tỉnh. Quy chế cũng quy định cụ thể vai trò, trách nhiệm của các cơ quan nhà
nước, cơ sở nuôi tôm trong việc quản lý môi trường vùng nuôi tôm tập trung.
- Chính sách phát triển ni trồng thủy sản vùng đầm phá Tam Giang của UBND
tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy, đến năm 2010, khơng cịn diện tích ni chắn sáo;
phát triển mạnh hoạt động nuôi trồng như: nuôi tôm trên vùng đất cát bãi ngang,
nuôi lấn phá và chuyển đất nông nghiệp ở các vùng ruộng trũng, ô bàu, ruộng
nhiễm mặn,... sang nuôi trồng thủy sản [6].

10


2.4. Các nghiên cứu về quản lý và sử dụng tài nguyên đầm phá
Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai có vai trị vơ cùng to lớn và ảnh hưởng một
cách toàn diện, sâu sắc đến những vấn đề kinh tế, văn hóa, chính trị và xã hội của
tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong 12 đầm phá ven bờ biển miền Trung Việt Nam trong
khoảng vĩ độ 110- 16

0

Bắc (từ Ninh Thuận tới Thừa Thiên Huế) thì hệ đầm phá


Tam Giang - Cầu Hai được đánh giá là tiêu biểu nhất về các giá trị khoa học và giáo
dục, văn hóa và thẩm mỹ, các lợi ích kinh tế từ khai thác thủy sản, du lịch, giao
thơng... Do đó đầm phá Tam Giang-Cầu Hai, từ lâu đã thu hút được sự quan tâm
nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, nhiều cơ quan, trường đại học và các tổ chức
khoa học trong và ngoài nước.
Trong lịch sử, đáng kể nhất là cơng trình “Ơ châu cận lục” của nhà sử học
Dương Văn An, có từ thế kỷ XV đã khái quát được bức tranh tồn cảnh về sự hình
thành, thay đổi khơng chỉ về mặt sinh thái tự nhiên mà cịn cả mặt xã hội nhân văn
tuy nhiên còn rất sơ khảo.
Trong “Đại nam nhất thống chí - Thừa Thiên Phủ” Quốc sử qn triều
Nguyễn cũng đã có cơng trình nghiên cứu đề cập đến sự đóng mở của các cửa biển
Tư Hiền, Thuận An ảnh hưởng đến quá trình trao đổi nước trong hệ thống đầm phá
Tam Giang-Cầu Hai. Nhìn chung những cơng trình này chỉ tập trung nhấn mạnh
những nghiên cứu về những điều kiện tự nhiên.
Trong 10 năm trở lại đây, đặc biệt là sau trận lũ lịch sử tháng 11/1999 đã có rất
nhiều cơng trình nghiên cứu của các cá nhân, cơ quan, dự án trong và ngồi nước
liên quan đến vùng đầm phá đã có những thành quả nhất định góp phần tích cực cho
đào tạo, bảo vệ môi trường, giảm nhẹ thiên tai và phát triển kinh tế-xã hội của nhiều
địa phương [7]. Sau đây là một số kết quả nghiên cứu liên quan đến thực trạng
quyền sử dụng, quản lý và sử dụng tài nguyên đầm phá:
- Đề tài: "Chuyển dịch sở hữu quyền sử dụng tài nguyên và vấn đề quản lý
mặt nước vùng đầm phá Tam Giang", Trương Văn Tuyển, 1999 cho rằng: Ở Phú
Tân (nay thuộc thị trấn Thuận An) diện tích NTTS đã chiếm hầu hết tồn bộ diện

11


tích đầm phá, khu vực mà trước đây và gần đây vẫn còn là vùng đánh bắt tự nhiên.
Mặc dầu hầu hết các chủ sở hữu của các ao đất nuôi thủy sản và các ao vây lưới vẫn
đang trong quá trình đăng ký để xin quyền sử dụng đất hợp pháp, nhưng thực ra họ

đã thành công trong việc chiếm dụng mặt nước để nuôi trồng thủy sản. Những
người cùng sử dụng khu vực mặt nước này, ví dụ những ngư dân đánh bắt di động
giờ đây bị loại khỏi vùng ngư trường truyền thống của họ; 95% số hộ chiếm dụng
và sử dụng mặt nước theo kiểu sở hữu tư nhân nhưng không được công nhận về mặt
pháp lý. Thực tế là, cho dù các chủ ao đất hay ao vây nuôi thủy sản được cấp phép
hay không thì họ cũng đã thành cơng trong việc loại trừ những người cùng sử dụng
ra khỏi ngư trường; Hầu hết những chủ hộ NTTS chưa có giấy phép của Huyện
nhưng họ được chính Quyền xã cho phép và có thể phải đóng lệ phí kể cả thuế để
thể hiện quyền của mình trên khu vực họ chiếm dụng làm ao vây. Người dân địa
phương không nhận ra được sự khác nhau giữa những người có giấy phép của
Huyện và những người chỉ có sự cho phép của Xã.
- Theo Tơn Thất Pháp và Lê Văn Miên, 2000, việc chia đầm phá để phát triển
NTTS ở Phú Tân đã tạo ra sự thay đổi đối với chế độ sở hữu nguồn lợi vốn đã được
duy trì từ lâu đời trên đầm phá, đó là nguồn lợi mở "tự do khai thác"; trên 80% các
chủ ao vây lưới ở Phú Tân là những người trước đây làm nghề nò sáo cố định. Nhờ
NTTS, nhóm người này đã trở nên khá giả hơn, vì thế họ có thể tăng đầu tư để mở
thêm ao vây lưới. Điều đáng quan tâm là họ đã có nị sáo cố định ( đã có lợi thế
trong cộng đồng ), giờ đây họ lại có điều kiện (hoặc được hỗ trợ) để chiếm dụng
mặt nước đầm phá và đăng ký quyền sở hữu cá nhân trên các vùng mặt nước đó.
- Đối với thực trạng quản lý và sử dụng mặt nước đầm phá, trong "Báo cáo
nghiên cứu tiền khả thi thành lập khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tam
Giang - Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế", Sở Khoa học và Công nghệ, 2003, kết
luận: mặt nước đầm phá bị lấn chiếm nghiêm trọng để nuôi tôm, đặc biệt là những
khu vực nước nông ven bờ đầm phá, quanh các cồn giữa đầm phá.
Cùng với việc phát triển các loại ngư cụ cố định như nị sáo, đáy, rớ... việc lấn
chiếm mặt nước để ni tơm làm cho diện tích mặt thống trên đầm phá dành cho
các nghề đánh bắt tự do bằng phương tiện nhỏ, thủ công của các hộ ngư dân nghèo
giảm đi nhanh chóng; Tình trạng sử dụng mặt nước đầm phá khơng có quy hoạch

12



dẫn đến tình trạng lộn xộn về cảnh quan, ách tắt về giao thông thủy và ảnh hưởng
đến khả năng lưu thơng của dịng chảy, khả năng tự làm sạch của lưu vực.
Một số khu vực ở Quảng Điền, Phú Vang, các ao nuôi đã lấn ra đến nữa bề
rộng của phá; Có nhiều diện tích đất nơng nghiệp được chuyển đổi sang mục đích
NTTS. Phần lớn việc chuyển đổi này là tự phát, không nằm trong quy hoạch hoặc
làm trước quy hoạch.
- Về vấn đề quy hoạch, trong "Báo cáo nghiên cứu sử dụng bền vững tài
nguyên hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai", Trường Đại học Kinh tế Huế, 2006,
nêu: Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách để quản lý và
sử dụng tài nguyên đầm phá, nhưng nhìn chung hiện trạng quản lý nuôi trồng, quản
lý khai thác thủy sản kể cả các hoạt động liên quan như quản lý đất đai, mặt nước,
quản lý mơi trường... của chính quyền các cấp cịn nhiều yếu kém; Các chính sách
chủ yếu liên quan đến sử dụng tài nguyên đầm phá còn thiếu đồng bộ và hệ thống,
việc chỉ đạo thực hiện chưa triệt để nên kết quả thu được còn nhiều hạn chế.

13


PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quyền sử dụng mặt nước của các hộ ngư
dân trên đầm phá thuộc thị trấn Thuận An (đầm Sam Chuồn).
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa
Thiên Huế.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Thu thập thông tin thứ cấp

Thông tin thứ cấp được thu thập bao gồm:
-

Các tài liệu nghiên cứu sinh thái môi trường thủy vực đầm phá.

-

Các tài liệu văn bản pháp luật nói chung, tài liệu kinh tế, xã hội, lịch sử...liên

quan đến phá Tam Giang.
-

Các tài liệu nghiên cứu về tự nhiên, quy hoạch, quản lý nghề cá trên phá Tam

Giang.
-

Các luận văn, luận án có nghiên cứu về phá Tam Giang.
Các thơng tin trên được thu thập ở UBND huyện Phú Vang, UBND thị trấn

Thuận An, sở Thuỷ Sản và các ban ngành liên quan.
3.3.2. Thu thập thông tin sơ cấp
a. Quan sát hiện trường
Thực hiện việc quan sát hiện trường trong suốt trong thời gian nghiên cứu. Nội
dung quan sát bao gồm tất cả các nội dung liên quan đến đề tài nhằm phục vụ tốt
hơn việc thu thập và kiểm chứng thông tin. Hoạt động này giúp phản ánh đúng thực
trạng, cho kết quả nghiên chính xác và khách quan. Hiện trường bao gồm toàn bộ

14



ao nuôi các loại, các hoạt động sản xuất của người dân, nhất là đánh bắt và nuôi
trồng thủy sản.
b.Thảo luận nhóm
Đối tượng là một nhóm ngư dân khoảng 7 - 8 người. Nội dung của thảo luận
nhóm là bàn về vấn đề quyền sử dụng mặt nước đầm phá từ trước đến nay, sự thay
đổi của nó qua các thời kỳ và lấy ý kiến của nhóm đối với các hoạt động quy hoạch
đã, đang và sẽ diễn ra tại khu vực đầm phá thuộc thị trấn Thuận An, những thuận lợi
và khó khăn trong việc NTTS và ĐBTN.
c. Phỏng vấn
- Đối với phỏng vấn hộ:
+ Tiêu chí chọn hộ: Là hộ có mặt nước NTTS, bao gồm cả ao đất (cao triều
và thấp triều) , ao vây, lồng.
+ Dung lượng mẫu: Tất cả là 30 hộ NTTS, trong đó có 8 hộ ni cao triều, 6
hộ ni thấp triều, 14 hộ nuôi chắn sáo và 2 hộ nuôi lồng.
+ Phương pháp chọn hộ: Xin danh sách tất cả các hộ có mặt nước NTTS tại
địa bàn nghiên cứu ở UBND thị trấn Thuận An, tính phần trăm các hộ ni cao
triều, thấp triều, chắn sáo, lồng, sau tính phần trăm mỗi loại đó đối với 30 hộ, từ đó
tính được số hộ có mỗi loại ao ni như trên. Chọn ngẫu nhiên từ trên xuống theo
danh sách, khoảng cách trong danh sách giữa các hộ được chọn tùy thuộc vào số
lượng hộ trong nhóm của mỗi loại ao và số lượng hộ được chọn ở mỗi nhóm đó.
- Đối với phỏng vấn cán bộ chính quyền địa phương, cán bộ các ban ngành có
liên quan: Trong q trình phỏng vấn hộ, có những thơng tin chưa rõ ràng hoặc
khơng thu thập được từ phỏng vấn hộ thì liên hệ một cách linh động với các đối
tượng trên để tìm hiểu thêm. Thơng tin thu được từ nguồn này để phục vụ mục đích
làm rõ, so sánh, kiểm chứng nguồn thông tin thu được từ cộng đồng.
3.3.3. Xử lý số liệu
Dùng công cụ Microsoft Excel để nhập và xử lý thông tin, số liệu thu thập
được. Xử lý bằng máy tính bỏ túi đối với những thơng tin và số liệu đơn giản.


15


PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Đặc điểm vùng nghiên cứu
4.1.1. Vị trí địa lý
Là thuỷ vực lớn với chiều dài 70km với diện tích 248.7 Km2 , chiếm 4,3% diện
tích lãnh thổ, hay 17,2% diện tích đồng bằng Thừa Thiên Huế, nằm án ngự suốt
phần bờ biển phía Đơng của tỉnh, hệ thống đầm phá Tam Giang - Cầu Hai là hệ đầm
phá ven biển lớn nhất nước ta, thuộc vào loại lớn trên thế giới.
Vực nước hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai được hợp thành từ 3 phần khác
nhau theo tên gọi địa phương là phá Tam Giang rộng 52km 2, Đầm Sam và Đầm
thuỷ Tú rộng 60km2 và đầm Cầu Hai rộng 136.7km2. Phá Tam Giang kéo dài 24km
từ cửa sơng Ơ Lâu tới cửa sơng Hương, rộng trung bình 2,5km, sâu trung bình1,6m,
dốc dần về phía cửa sơng Hương, đạt độ sâu trên 2m. Đầm Sam – An Truyền và
Thuỷ Tú – Hà Trung kéo dài từ cửa sông Hương tới cửa sông Truồi, dài khoảng
33km, độ sâu trung bình 1,5 - 2m, rộng trung bình 1km. Đầm Cầu Hai tiếp nối như
một lồng chảo lơn hình bán nguyệt dài khoảng 13km, từ cửa sơng Truồi đến chân
núi Vĩnh Phong, sâu trung bình 1 - 1,5m, chỗ sâu nhất tới 3m ở phía Đá Bạc.
Thị trấn Thuận An nằm ven biển và đầm phá thuộc huyện Phú Vang (Đầm
Sam - Chuồn), cách thành phố Huế 10km, phía Đơng giáp biển Đơng, phía Tây giáp
phá Tam Giang, phía Bắc giáp hạ lưu sơng Hương, phía Nam giáp đầm Thuỷ Tú.
4.1.2. Đặc điểm khí hậu thời tiết

16


Đầm phá Thừa Thiên Huế nói chung và đầm phá thuộc thị trấn Thuận
An nói riêng thuộc miền khí hậu đơng Trường Sơn, là vùng chuyển

tiếp khí hậu phía Bắc và khí hậu phía Nam.
Nằm trong vùng có nền nhiệt độ cao, nhiệt độ trung bình năm từ 25,2 oC đến
27,6oC. Các tháng có nhiệt độ cao là tháng 6,7,8. Các tháng có nhiệt độ thấp là
tháng 1, 2 và 12.
Vùng đầm phá này có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa vào các
tháng 9,10,11,12. Lượng mưa hàng năm rất lớn, trị số trung bình là 1.636 mm2.867 mm.
Chế độ gió có 2 mùa: gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa đơng. Gió Tây- Nam
( gió Lào) khơ nóng hoạt động từ tháng 4 đến tháng 8, đây cũng là thời gian nắng
nóng , nhiệt độ cao làm bốc hơi lớn, tác động mạnh mẽ đến vùng đầm phá này. Gió
Lào trùng với mùa nắng nóng nên thường gây hạn hán, thiếu nước, độ mặn tăng
cao...ảnh hưởng nhiều đến cây trồng vật nuôi, nhất là nghề nuôi tôm ở đầm phá.
Dông thường xuất hiện vào các tháng 4,5 và 9. Bão xuất hiện từ tháng 7 đến
tháng 11. Bão, mưa lớn, nước dâng, lũ lụt là các hiện tượng dị thường xảy ra vào
các tháng 9,10,11 gây nhiều tai hoạ cho đời sống và sản xuất của nhân dân đầm phá
Thừa Thiên Huế nói chung và thị trấn Thuận An nói riêng [8].
Khí hậu vùng huyện Phú Vang là nơi tiếp giáp giữa hai vùng khí hậu Nam Bắc
nên chịu ảnh hưởng của hai miền, có cùng đặc điểm chung của vùng khí hậu nhiệt
đới gió mùa nhưng cũng có đặc điểm riêng của vùng tiểu khí hậu ven biển, một năm
có hai mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 8 đến tháng 2 năm sau, mùa nắng từ tháng 3
đến tháng 7.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm 25,4 0C. Vào mùa khơ nhiệt độ trung bình tháng
cao nhất (tháng 7) 29,20C. Vào mùa mưa nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất (tháng
12) 17,80C.
- Gió: Vùng phá chịu ảnh hưởng của hai luồng gió chính là gió Đơng Nam, Tây
Nam (gió mùa mùa hạ) và gió Tây Bắc, Đơng Bắc (gió mùa mùa Đơng). Gió mùa
mùa Hạ thổi từ tháng 5 đến tháng 9, hướng thịnh hành là Nam, Đông và Tây Nam.
Tốc độ gió trung bình 1,3-1,6m/s. Gió mùa mùa Đơng thổi từ tháng 10 đến tháng 4

17



năm sau, hướng thịnh hành là Tây Bắc, Tây và Đơng Bắc. Tốc độ trung bình cao
hơn so với mùa hạ, đạt 1,6-1,9m/s. Khi có khơng khí lạnh tràn về, tốc độ gió đạt 1718m/s, tối đa đạt 20m/s.
- Dơng: Trung bình 1 năm có 23 ngày có dơng, các tháng thường có nhiều dơng
xuất hiện là 4,5 và 9. Dông bất ngờ thường gây nhiều nguy hiểm cho thuyền bè, tác
hại cho sản xuất, môi trường và tai hại cho con người.
- Mưa : Lượng mưa trung bình năm 2550 mm/năm cao nhất (1999) là 5600mm,
thấp nhất (1989) 1750.9mm. Lượng mưa trên tồn lưu vực các sơng đổ về hệ đầm
phá Tam Giang - Cầu Hai lớn nhưng phân bố không đều theo mùa. Mùa mưa từ
tháng 9 đến tháng 1 (năm sau), chiếm 78% lượng mưa cả năm. Hai tháng có lượng
mưa lớn nhất là tháng 10 và 11, trung bình 20,7 - 21,6 ngày có mưa, với lượng mưa
trung bình 580,6 - 795,6 mm/tháng. Đây cũng chính là mùa lũ, lụt ở vùng đầm phá.
- Bão lụt : Hàng năm có 5-7 đợt lũ lụt tập trung vào các tháng 9, 10 và 11.Ngoài tác
hại do sức gió lớn, bão thường mang theo lượng mưa lớn và tập trung trong một
thời gian ngắn, khi bão đổ bộ gặp thời điểm nước biển dâng cao sẽ gây hiện tượng
lũ lụt, sóng thần rất nguy hiểm. Đặc biệt, hàng năm có lụt tiểu mãn vào tháng 5 gây
thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp và thủy sản. Tiểu mãn sẽ làm cho ngọt hóa
đột ngột và kéo dài, những năm lũ tiểu mãn lớn sẽ gây thiệt hại nặng nề cho nghề
nuôi trồng thuỷ sản. Đây là một đặc điểm cần lưu ý khi quy hoạch mùa vụ sản xuất
và thiết kế cao trình đê bao chống lũ.
- Nắng : Số giờ nắng trung bình trong năm là 1.893,6 giờ. Các tháng có nhiều nắng
nhất là tháng 7 (258,3 giờ), tháng 5 (248,8 giờ). Các tháng có ít giờ nắng nhất là
tháng 12 (75 giờ), tháng 2 (77,5 giờ), thời kỳ nắng nhiều từ tháng 4 đến tháng 9. Kỳ
nắng nóng (tháng 7-8) cũng là lúc tơm chính vụ đang kỳ sinh trưởng và sắp thu
hoạch, lượng nước ao nuôi bốc hơi mạnh, độ mặn tăng cao, nước nóng,...
- Độ ẩm: Độ ẩm tương đối trung bình năm 88%.Các tháng có độ ẩm tương đối
trung bình cao trên 90% từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Độ ẩm tương đối thấp nhất
trung bình là 65% các tháng còn lại.
- Lượng bốc hơi: Lượng bốc hơi binh quân năm 977mm. Các tháng có lượng bốc
hơi lớn là 5, 6, 7, 8 riêng tháng 7 cao nhất 138 mm. Các tháng có lượng bốc hơi nhỏ


18


là 12, 1 và 2 (40,1- 43,2mm). Hàng năm thường có 14,8 ngày có sương mù tập
trung vào các tháng 1, 2, 3 và 12 [9].
4.1.3. Nguồn nước thuỷ sản
- Độ mặn của nước đầm phá giao động từ 5 – 0 o/oo vào mùa mưa, 15 – 30 o/oo vào
mùa khô. Chế độ thuỷ triều vùng này là bán nhật triều, biên độ giao động thuỷ triều
là 0,4 – 0,6m.
- Độ pH biến đổI theo mùa, giao động từ 7,5 vào mùa mưa lớn đến 8,5 vào mùa khô
4.1.4. Tài nguyên đất đai và mặt nước
Thị trấn Thuận An có tổng diện tích đất tự nhiên là 1.703 ha, trong đó:
+ Đất nơng nghiệp : 360 ha , chiếm 21,14 % diện tích đất tự nhiên, trong đó, diện
tích đất trồng lúa là 48ha, chiếm 13,33 % diện tích đất nơng nghiệp, diện tích NTTS
là 312 ha, chiếm 86,67 % diện tích đất nơng nghiệp của thị trấn.
Trong những năm gần đây, do nhận thấy được NTTS là ngành kinh tế mũi nhọn
với tiềm năng rất lớn trên toàn Huyện nói chung và thị trấn nói riêng, Tỉnh đã có
những chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển NTTS, trong đó có nội dung
chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai. Vì vậy đã có sự biến động rõ rệt về cơ cấu sử
dụng đất, nhất là đối với đất trồng lúa và đất NTTS ở thị trấn. Do ruộng ở đây đa số
là ruộng ven phá, trũng, bị nhiễm mặn hoặc không chủ động tưới tiêu, chỉ trồng lúa
được 1 vụ trong năm ( Đông Xuân ), kém hiệu quả, nên một lượng lớn diện tích đất
trồng lúa đã chuyển sang NTTS, thống kê năm 2004, diện tích đất NTTS là 270,12
ha, đến 2006 con số này là 312 ha.
Bảng 1: Cơ cấu đất tự nhiên của thị trấn Thuận An
LOẠI ĐẤT

DIỆN TÍCH (ha)


TỶ LỆ %

Đất nơng nghiệp

360,0

21,2

Đất lâm nghiệp

74,0

4,3

Đất ở

74,5

4,4

1.030,5

60,5

Đất chưa sử dụng

19


Đất chuyên dùng

Tổng diện tích đất tự nhiên

163,9

9,6

1.703,0

100,0

Nguồn:Báo cáo quy hoạch sử dụng đất thị trấn Thuận An, 2006.
Diện tích mặt nước đầm phá thuộc thị trấn là 902 ha, trong đó có 274 ha thuộc
vào đất NTTS (khoanh sáo mùng: 130 ha, chiếm 41,67%; nuôi hạ triều : 144 ha,
chiếm 46,15% tổng diện tích NTTS của thị trấn), cịn lại là phần diện tích thuộc vào
các mục đích khác (đất chuyên dùng, thủy đạo...) và chưa sử dụng.
Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy rằng quỹ đất của thị trấn Thuận An là rất lớn,
đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn so với các loại đất đang sử dụng khác và trong đất
nơng nghiệp thì đất NTTS chiếm phần lớn, điều đó nói lên một điều rằng NTTS là
ngành kinh tế mũi nhọn ở đây và đang có xu hướng phát triển mạnh, tuy đã chậm
hơn so với thời gian đầu của sự bùng nổ phong trào NTTS.
Tuy nhiên, diện tích đất chưa sử dụng vẫn cịn rất lớn, lại có dấu hiệu tăng lên
trong những năm gần đây, nguyên nhân có thể do hai lý do sau: Một là do trong
những năm gần đây, mặt nước đầm phá đã được quy hoạch lại, giải tỏa phần nào số
lượng nị sáo trên phá nên diện tích thơng thống của đầm phá tăng lên. Hai là diện
tích trồng lúa nay khơng trồng được do nhiễm mặn, thối hóa..., khơng dùng nữa
hoặc chưa chuyển sang NTTS.
Như đã nói trên, tổng diện tích NTTS của tồn thị trấn là 312 ha, chiếm 86,67%
diện tích đất nơng nghiệp, tỷ lệ này là khá cao và cách xa so với những xã ven phá
khác (chỉ sau xã Phú Thuận, tỷ lệ này là 100%).
Cũng như trong sử dụng đất tự nhiên, sử dụng đất NTTS cũng có cơ cấu riêng,

đó là tỷ lệ diện tích các loại ao và tỷ lệ đó cũng có những ý nghĩa nhất định về nhiều
mặt.
Bảng 2: Tình hình sử dụng mặt nước để NTTS tại thị trấn Thuận An
LOẠI AO
Ao cao triều

DIỆN TÍCH (ha)

TỶ LỆ %

38

12,1

20


Ao hạ triều

144

46,1

Ao vây lưới

130

41,6

Tổng diện tích NTTS


312

100,0

Nguồn: Báo cáo tổng kết NTTS thị trấn Thuận An, 2006 .
Từ trước năm 1988, ngư dân vùng đầm phá ven biển sống bằng nghề ĐBTN ở
biển và đầm phá. Từ năm 1988 ngư dân đã vây chắn từng ô, từng vùng bằng sáo tre,
sáo mùng để vừa khai thác thuỷ sản tự nhiên, vừa thả bổ sung giống một số đối
tượng như rong câu, cua, cá, tôm ... nuôi vỗ, gọi là nuôi quảng canh chắn sáo.
Sau một thời gian thăng trầm, từ năm 1997 nghề NTTS bắt đầu phát triển
mạnh, với hình thức quai đê lấn phá tạo ao hồ ở vùng ven triều. đối tượng chính là
tơm sú theo phương thức nuôi quảng canh cải tiến.
Đối với thị trấn Thuận An, ao hạ triều và ao vây lưới vẫn chiếm tỷ lệ lớn. Trong
đó, ao vây lưới đang có xu hướng giảm dần do nhiều hoạt động quy hoạch đã diễn
ra, mặt khác, những ao ven bờ đang được chuyển dần sang ao hạ triều (đắp đê).
Hiện tại, ao cao triều vẫn chiếm tỷ lệ thấp hơn nhiều so với hai loại cịn lại, nhưng
với những chương trình của Nhà nước như nêu trên thì trong tương lai, ao cao triều
sẽ đứng ở vị trí chủ đạo trong NTTS tại thị trấn nói riêng và các xã ven phá khác nói
chung, phát triển cùng với nó là kỹ thuật ni bán thâm canh và thâm canh với hiệu
kinh tế cao và môi trường đầm phá cũng được đảm bảo, tất nhiên, hình thức ni
quảng canh trên ao lưới sẽ được xóa bỏ hồn tồn (chủ trương đến năm 2010 của
Tỉnh).
4.1.5. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Cơ cấu kinh tế của thị trấn
Thị trấn Thuận An có cơ cấu ngành nghề sản xuất khá đa dạng và phong phú,
bao gồm : công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại, nông nghiệp,
lâm nghiệp, sản xuất ngư nghiệp, NTTS…
Đối với cơng nghiệp và tiểu thủ cơng nghiệp thì thị trấn triển khai thực hiện đề
án phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành, nghề nông thôn của Huyện giai đoạn


21


2006 - 2010, vì vậy sản xuất cơng nghiệp và tiểu thủ cơng nghiệp tiếp tục duy trì
mức tăng trưởng khá. Trong ngành có một số nghề đang phát triển như : sản xuất
nước đá cây, chế biến thủy hải sản, sữa chữa cơ khí, gị hàn cửa bơng sắt, đóng và
sữa chữa tàu thuyền...
Dịch vụ, thương mại : Các bãi tắm tại thị trấn Thuận An ngày càng phát triển
về số lượng và chất lượng, vì vậy nó thu hút ngày càng đơng khách du lịch trong và
ngồi nước, góp phần làm tăng thu nhập cho người dân trong việc kinh doanh các
dịch vụ du lịch.
Nông nghiệp: Tuy nông nghiệp là nghề truyền thống của người dân ở đây,
nhưng do đặc điểm về điều kiện khí hậu thờI tiết cũng như đất đai không thuận lợi
lắm cho việc sản suất nông nghiệp (chủ yếu là đất bị nhiễm mặn) nên trong những
năm trở lạI đây, cơ cấu sản xuất nơng nghiệp đã có giảm. Tuy nhiên nó vẫn được
duy trì (về diện tích và số vụ) nhằm đảm bảo lương thực cho địa phương.Cây nông
nghiệp được trồng chủ yếu ở đây là lúa, chỉ trồng 1 vụ/năm.
Về lâm nghiệp, hàng năm địa phương ln có những hoạt động trồng mới
rừng, tuy nhiên do đây là vùng thường chịu ảnh hưởng bởi bão lụt xâm thực bờ biển
nên diện tích rừng ngày càng giảm, hiện diện tích rừng phi lao phịng hộ có 74ha.
Về sản xuất ngư nghiệp (khai thác thủy sản), tổng số tàu thuyền hiện có lên
295 chiếc với tổng cơng suất là 10.678cv, trong đó gọ máy 165 chiếc, tàu 22 - 33cv
có 40 chiếc, tàu 35 - 74cv có 81 chiếc, tàu 90 - 150cv có 9 chiếc. Sản lượng khai
thác như đạt trung bình 3.000 tấn/năm.
Về NTTS, đây là hoạt động sản xuất chủ yếu của địa phương, chiếm trên 80%
trong cơ cấu ngành nghề và là nguồn thu nhập chính cho đa số người dân ở đây.
Với mức độ quan trọng đó, thị trấn đã có nhiều biện pháp như chỉ đạo triển khai
sắp xếp giải tỏa nò sáo mở rộng thủy đạo, triển khai thực hiện quy hoạch chi tiết
vùng NTTS tập trung, chỉ đạo quản lý chặt chẽ nuôi tôm đúng lịch thời vụ và xử lý

kiên quyết các vùng nuôi tôm tập trung không thực hiện theo quy chế của Tỉnh và
Huyện, tổ chức tập huấn hướng dẫn kỹ thuật cho ngư dân và tăng cường cơng tác
kiểm tra phịng chống dịch… nhằm nâng cao hiệu quả NTTS, tăng thu nhập cho bà
con[10].

22


Dân số và lao động
Địa bàn thị trấn Thuận An được chia thành 12 thôn : Diên Trường, Tân An, Tân
Dương, Tân Mỹ, Tân Bình, Tân Lập, Tân Cảng, Hải Thành, Minh Hải, An Hải, Hải
Bình, Hải Tiến. Trong đó, các thơn có tham gia NTTS là : Diên Trường (99 hộ),
Tân An (175 hộ), Tân Dương (149 hộ), Tân Mỹ (41 hộ).
Về dân số, tổng kết đến hết năm 2006, trị trấn Thuận An có 3.766 hộ với
20.242 nhân khẩu, trong đó có 9.723 nam và 10.519 nữ, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là
1,18% (kế hoạch là 1,1%), giảm 0,07% so với tỷ lệ tăng trung bình. Con số này có
xu hướng tiếp tục giảm theo hàng năm.
Y tế giáo dục
Về y tế, hoạt động khám chữa bệnh tại trạm ngày càng được nâng lên cả về số
lượng lẫn chất lượng, tạo được niềm tin trong nhân dân. Trong năm 2006 đã có
14.945 lượt người khám và chữa bệnh, trong đó trẻ em dưới 6 tuổi có 5.508 lượt.
Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các chương trình y tế Quốc gia về chăm sóc sức khỏe
ban đầu, phòng chống các bệnh xã hội và một số dịch bệnh nguy hiểm, nhờ vậy trẻ
em trong độ tuổi được tiêm chủng phòng chống uốn ván và các bệnh xã hội đạt
100%, trẻ em dưới 5 tuổi, bà mẹ sau khi sinh được uống Vitamin A đạt 100%, bà
mẹ sau khi sinh được bổ sung Vitamin A liều cao đạt 96%.
Tăng cường công tác kiểm tra vệ sinh an tồn thực phẩm và vệ sinh mơi trường,
xử lý nước bằng hóa chất và giám sát chủ động phịng chống dịch bệnh không để
dịch bệnh xảy ra trên địa bàn. Điều tra lập danh sách đề xuất cấp phát bổ sung thẻ
khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 72 tháng tuổi có 43 cháu, đưa số thẻ được cấp phát

lên 2.636 thẻ, đạt 102%. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 17%.
Triển khai chiến dịch truyền thơng lồng ghép dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh
sản, kế hoạch hóa gia đình 3 đợt trong năm 2006, kết quả thực hiện các biện pháp
tránh thai đạt 148% kế hoạch, tỷ lệ sinh con thứ 3 còn 29%.
Về giáo dục đào tạo, chất lượng dạy và học ở các cấp học có chuyển biến tích
cực, tỷ lệ học sinh khá giỏi tăng, có nhiều tham gia thi học sinh giỏi cấp tiểu học,
THCS đạt giải của Huyện, Tỉnh. Kết thúc năm học 2005 - 2006 có 100% học sinh
tiểu học và 98% học sinh THCS đã tốt nghiệp.

23


Năm 2006 - 2007, tổng số học sinh đến trường là 4785 học sinh, trong đó: mẫu
giáo 623 cháu, tăng 6%; tiểu học 2589, tăng 3%; THCS 1537, tăng 11%; riêng
THPT tăng 10%, tỷ lệ trẻ em 6 tuổi đến trường đạt 99%. Xây dựng mới 8 phòng
học.
Cơ sở hạ tầng. Tồn thị trấn có:
- 1 trường Trung học Phổ Thông
- 1 trường Trung học Cơ Sở
- 3 trường Tiểu học
- 2 trường Mầm non
- 2 trạm y tế
- Quốc lộ 49 (đoạn giáp Phú Dương đến thị trấn Thuận An ), tỉnh lộ 68 đi qua,
2km đường nhựa nội thị và 7km đường Bêtông liên thôn
- 1 chi nhánh điện lực của Tỉnh Thừa Thiên Huế phụ trách về điện cho cả huyện
Phú Vang
Ngồi ra cịn một số thơng tin khác về đời sống người dân và hoạt động của
chính quyền thị trấn:
- Tỷ lệ hộ dùng điện đạt 99,5%
- Tỷ lệ hộ dùng nước sạch, hợp vệ sinh đạt 91%

- Xóa nhà tạm 8 nhà, bàn giao cho hộ nghèo khó khăn về nhà ở, đạt 66% kế hoạch
- Định canh định cư cho 15 hộ thủy diện đạt 100% kế hoạch
- Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 4,2% theo chuẩn mới (162 hộ)
- Giải quyết việc làm mới 160 người, trong đó xuất khẩu lao động 35 ngườI [10].
4.2. Hiện trạng sử dụng mặt nước
Đầm Sam Chuồn thuộc khu vực thị trấn Thuận An mang lại nhiều giá trị kinh
tế, mà trực tiếp là sinh kế của phần lớn dân cư sống xung quanh vùng đầm phá này.
Hiện tại các hoạt động và ngành nghề diễn ra trên vùng đầm phá này gồm có : khai
thác và đánh bắt thủy sản, NTTS, giao thông thủy...

24


4.2.1. Giao thông thủy
Giao thông thủy trên đầm phá đã xuất hiện từ lâu và là loại hình giao thơng
quan trọng ở vùng này. Hoạt động giao thông thủy trước đây chủ yếu phục vụ nhu
cầu đi lại, giao lưu và trao đổi hàng hóa của người dân nội vùng nên hầu như khơng
có phân luồng giao thơng trên đầm phá. Trong những năm gần đây, do nhu cầu phát
triển kinh tế và trao đổi hàng hóa cao, trên đầm phá đã hình thành nhiều luồng giao
thơng và bến cảng quan trọng như cảng giao thông, cảng cá, cảng xăng dầu…ở khu
vực đầm phá thuộc thị trấn Thuận An.
Hiện tại, thị trấn Thuận An là 1 nút quan trọng trong hệ thống giao thơng trên
đầm phá, nó thuộc vào tuyến giao thông Trung ương. Tuyến giao thông Trung ương
trên đầm phá được phân làm 3 đoạn :
- Cung đoạn đập Cửa Lác - cửa Thuận An, dài 26 km
- Cung đoạn cửa Thuận An - cửa vào đầm Cầu Hai, dài 31 km
- Cung đoạn đầm Cầu Hai, dài 10 km.
4.2.2. Nuôi trồng thủy sản
Như đã nêu, trước đây, khi những ngư dân sống ven phá bắt đầu biết tận dụng
mặt nước đầm phá để NTTS, họ đã dùng tre, lưới để vây lại thành từng ô trên phá

để tiến hành NTTS. Hình thức ni này phụ thuộc chủ yếu vào thiên nhiên. Sau một
thời gian, do số lượng ao vây ví q nhiều, dày đặc nên tình trạng ơ nhiễm đã xảy ra
và ngày càng trầm trọng. Để khắc phục tình trạng này, người dân đã tự động đắp đê
phần ao vây của mình, việc này cũng nhằm khẳng định quyền sở hữu mặt nước.
Nhiều ao được đắp hoàn tồn, cách biệt hồn tồn với mơi trường nước xung quanh,
những ao khác thì đắp một phần và vẫn vây lưới một phần, loại này vẫn trao đổi
nước với môi trường ngoài mỗi khi triều lên. Đây gọi là ao hạ triều (lấn phá - ao đất
trong lòng phá).
Nhờ thả giống hợp lý, lợi dụng chế độ thủy triều lấy nước tự nhiên, nuôi xen
ghép, cùng với việc tuận thủ quy trình kỹ thuật, NTTS trên ao hạ triều khơng gây ô
nhiễm môi trường đáng kể, đảm bảo cho việc phát triển của các diện tích ni khác.
Những vùng đất cao hơn, lúc trước là ruộng lúa, nay đa số đã chuyển đổi sang
NTTS do trồng lúa năng suất không cao. Những ao này gọi là ao cao triều. Ao cao

25


×