Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở việt nam giai đoạn 2010 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.54 MB, 34 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
-----------

CHUYÊN ĐỀ HỌC PHẦN
KINH T Ế ĐẦU TƯ
TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
KINH TẾ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010-2014

Nhóm sinh viên thực hiện:

Giáo viên hướng dẫn:

1. Trương Thị Hồng Giang

MAI CHIẾM TUYẾN

2. Nguyễn Thị Kiều Anh
3.Đoàn Thị Mỹ Linh
4.Võ Thị Hằng
5.Bùi Thị Sơn Ca
6.Hoàng Thị Đức Minh
7.Võ Thị Hằng
Lớp: Kinh tế đầu tư N03...

Huế, tháng 04 năm 2016



LỜI CẢM ƠN


Qua quá trình học tập và rèn luyên cùng với sự đồng ý của thầy giáo Mai
Chiếm Tuyến, nhóm chúng em đã thực hiện đề tài “ Tác động đầu tư đến chuyển
dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 2010-214”.
Để hoàn thành được đề tài này, chúng em xin chân thành cám ơn thầy giáo
Mai Chiếm Tuyến đã tận tình giảng dạy cũng như hướng dẫn sâu sắc để chúng
em thực hiện tốt đề tài này.
Mặc dù chúng em đã cố gắng trong quá trình thực hiện đề tài nhưng do kinh
nghiệm , kiến thức còn hạn hẹp và do buổi đầu làm quen với việc xử lí số liệu nên
không khỏi sai sót. Vì vậy, chúng em rất mong được sự đóng góp của thầy giáo và
các bạn để đề tài hoàn chỉnh hơn.
Chúng em xin chân thành cám ơn!

3


MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................................................... 6
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
4.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.

6
6
6
6
6
6


PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................................................... 7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU........................................................................................ 7
1.1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ.
7
1.1.1.Khái niệm đầu tư....................................................................................................................................7
1.1.2. Phân loại đầu tư....................................................................................................................................7
1.2.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CẤU KINH TẾ VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
9
1.2.1. Cơ sở lý luận về cơ cấu kinh tế..............................................................................................................9
1.2.1.1.Khái niệm cơ cấu kinh tế................................................................................................................................9
1.2.1.2.Phân loại cơ cấu kinh tế................................................................................................................................10

1.2.2 Cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế.........................................................................................12

1.2.2.1. Khái niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế..........................................................................................................12
1.2.2.2. Sự cần thiết của chuyển dịch cơ cấu kinh tế................................................................................................12

1.3. VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ.
13
1.3.1.Đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành............................................................................................13
1.3.2. Đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng.............................................................................................16
1.3.3.Đối với chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế....................................................................................17
CHƯƠNG 2:TÁC ĐỘNG CỦA ĐẤU TƯ ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010-2014
.................................................................................................................................................................... 18
2.1. THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG ĐẦU TƯ ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH.
2.2. THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG ĐẦU TƯ ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ VÙNG.
2.3.THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG ĐẦU TƯ ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THÀNH PHẦN.

18

19
21

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ GÓP PHẦN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO
HƯỚNG HỢP LÍ............................................................................................................................................ 24
3.1. ĐỊNH HƯỚNG
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ GÓP PHẦN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO HƯỚNG HỢP LÍ.

24
25

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................................................ 29
1.KẾT LUẬN
2.KIẾN NGHỊ

29
29

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................................................... 30

i


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
GDP

: Tổng sản phẩm nội địa

FDI


: Đầu tư trực tiếp nước ngoài

ODA

: Nguồn vốn hỗ trợ chính thức từ bên ngoài

BCVT

: Bưu chính viễn thông

ii


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ
BIỂU ĐỒ 1: CƠ CẤU ĐẦU TƯ SO VỚI GDP GIAI ĐOẠN 2010-2014...................................................................14
BIỂU ĐỒ 2: TỶ TRỌNG GDP PHÂN THEO NGÀNH KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2010-2014...........................................16
BIỂU ĐỒ 3.1:TỈ TRỌNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TOÀN XÃ HỘI THEO NGÀNH KINH TẾ 2010-2014................19
BIỂU ĐỒ 4.1: CƠ CẤU VỐN ĐẦU TƯ PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ NĂM 2010.......................................22
BIỂU ĐỒ 4.2: CƠ CẤU VỐN ĐẦU TƯ PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ NĂM 2011.......................................22
BIỂU ĐỒ 4.3: CƠ CẤU VỐN ĐẦU TƯ PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ NĂM 2012.......................................22
BIỂU ĐỒ 4.4: CƠ CẤU VỐN ĐẦU TƯ PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ NĂM 2013.......................................22
BIỂU ĐỒ 4.5: CƠ CẤU VỐN ĐẦU TƯ PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ NĂM 2014.......................................23

iii


DANH MỤC CÁC BẢNG
BẢNG 1: CƠ CẤU ĐẦU TƯ SO VỚI GDP GIAI ĐOẠN 2010-2014.......................................................................14
BẢNG 2: TỶ TRỌNG GDP PHÂN THEO NGÀNH KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2010-2014...............................................15
BẢNG 3.1: VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TOÀN XÃ HỘI 2010-2014......................................................................18

BẢNG 3.2: ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) VÀO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010-2014.............................20
BẢNG 4: CƠ CẤU VỐN ĐẦU TƯ PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ ..............................................................21

iv


TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Như chúng ta đã biết, từ đầu những năm 90 kinh tế Việt Nam trong quá trình
chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội
chủ nghĩa. Sau hơn 20 đổi mới, Việt Nam đã thu được những thành công về kinh tế
đáng kể đó là tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao nhưng bên cạnh đó, vài năm nay những nổi
cộm về cơ cấu kinh tế cũng thể hiện rõ.
Một cơ cấu kinh tế hợp lý là một trong ba chỉ tiêu quan trọng thể hiện trình độ
phát triển của một đất nước bên cạnh hai chỉ tiêu là tăng trưởng kinh tế và các vấn đề
xã hội, ngoài ra, cơ cấu kinh tế chịu tác động rất nhiều từ đầu tư. Qua đây, nhóm mình
sẽ trình bày thực trạng của quá trình tác động đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở
Việt Nam gii đoạn 2010-2014 và đề ra các giải pháp khắc phuc để cơ cấu kinh tế
chuyển dịch một cách hợp lý

v


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài.
Từ khi đất nước đổi mới đến nay, cơ cấu kinh tế nước ta đã có những chuyển biến
tích cực nhưng vẫn chưa thoát khỏi tình trạng sản xuất và nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao,
các ngành nghề chưa được phát triển đúng mức. Nhìn chung cơ cấu nước ta còn nhiều bất
lợi, dẫn tới sản xuất đạt hiệu quả thấp, chưa khai thác mọi thế năng của đất nước. Vì vậy
chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một yếu tố tất yếu và cần thiết để bảo vệ đất nước.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế có vai trò quan trọng trong việc huy động và sử dụng có

hiệu quả mọi nguồn lực, để không ngừng tăng năng suất lao động cho nền kinh tế tăng
trưởng nhanh, nâng cao đời sống vật chất lẫn tinh thần cho nhân dân. Từ đó, thực hiện
công bằng và tiến bộ xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường. Để xem xét tác động của đầu
tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách cụ thể, nhóm chúng tôi đã thực hiện đề tài
“tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 2010-2014”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng quá trình tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh
tế ở Viêt Nam giai đoạn 2010-2014.
- Đề ra các giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu: thu thập số liệu thứ cấp qua tổng cục thống
kê,các bài báo cáo,tìm hiêu ở sách báo,Internet,..
- Phương pháp phân tích số liệu:
+ Sử dụng phương pháp thống kê mô tả hiệu quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
+ So sánh, phân tích tổng hợp.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu.
Phân tích tác động đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam giai đoạn
2010-2014.
4.2. Phạm vi nghiên cứu.
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu tác động đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh
tế Việt Nam 2010-2014.
- Về không gian: Tập trung nghiên cứu các số liệu thứ cấp cưa đầu tư có liên
quan đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam 2010-2014.
6


PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.Cơ sở lý luận về đầu tư.

1.1.1.Khái niệm đầu tư.
Hoạt động đầu tư (gọi tắt là đầu tư) là quá trình sử dụng các nguồn lực về tài
chính, lao động, tài nguyên thiên nhiên và các tài sản vật chất khác nhằm trực tiếp
hoặc gián tiếp tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các cơ sở vật chất kỹ thuật
của nền kinh tế nói chung, của ngành Bưu chính Viễn thông (BCVT) nói riêng. Xuất
phát từ phạm vi phát huy tác dụng của các kết quả đầu tư, có thể có những cách hiểu
khác nhau.
Đầu tư theo nghĩa rộng là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các
hoạt động nào đó nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai
lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Nguồn lực có thể là tiền, là
tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí tuệ. Các kết quả đạt được có thể là sự
tăng thêm các tài sản tài chính, tài sản vật chất, tài sản trí tuệ và nguồn lực
Đầu tư theo nghĩa hẹp chỉ bao gồm những hoạt động sử dụng các nguồn lực ở
hiện tại nhằm đêm lại cho nền kinh tế - xã hội những kết quả trong tương lai lớn hơn
các nguồn lực đã sử dụng để đạt được các kết quả đó.
Từ đây có khái niệm về đầu tư như sau: Đầu tư là sự hy sinh các nguồn lực ở
hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả
nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được kết quả đó.
1.1.2. Phân loại đầu tư
• Theo bản chất của các đối tượng đầu tư hoạt động đầu tư gồm:
+ Đầu tư cho các đối tượng vật chất
+ Đầu tư cho đối tượng tài chính
+ Đầu tư cho đối tượng phi vật chất
• Theo cơ cấu tái sản xuất,hoạt động đầu tư gồm:
+ Đầu tư theo chiều rộng là hình thức mở rộng quy mô ,tăng sản lượng, tạo ra tài
sản mới cho nền kinh tế, nhưng năng suất lao động và kỹ thuật không đổi.

7



+ Đầu tư theo chiều sâu không mở rộng quy mô, tăng sản lượng hay tạo mới tài sản
cho nền kinh tế mà tập trung cho việc tăng năng suất lao động ,hạ giá thành sản phẩm trên
cơ sở áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ, nâng cao hiệu quả đầu tư.
• Theo đặc điểm hoạt động của kết quả đầu tư hoạt động đầu tư bao gồm:
+ Đầu tư cơ bản: Nhằm tái tạo sản xuất tài sản cố định, là loại đầu tư dài hạn, đặc
điểm kỹ thuật của quá trình thực hiện đầu tư tái sản xuất mở rộng các tài sản cố định
phức tạp,đòi hỏi nguồn vốn lớn, thời gian thu hồi vốn lâu.
+ Đầu tư vận hành nhằm tạo ra các tài sản lưu động, chiếm tỷ trọng nhỏ trong
tổng vốn đầu tư, đặc điểm kỹ thuật của quá trình thực hiện đầu tư không phức tạp.
• Theo giai đoạn hoạt động của các kết quả đầu tư trong quá trình tái sản xuất xã
hội hoạt động đầu tư gồm:
+ Đầu tư thương mại
+ Đầu tư sản xuất
• Theo thời gian thực hiện và phát huy tác dụng để thu hồi vốn đã bỏ ra kết quả,
hoạt động đầu tư gồm:
+ Đầu tư ngắn hạn: < 1 năm
+ Đầu tư trung hạn: từ 1 năm đến dưới 5 năm
+ Đầu tư dài hạn: > 5 năm.
• Theo quan hệ quản lý của chủ đầu tư, hoạt động đầu tư gồm:
+ Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư mà người bỏ vốn không trực tiếp tham gia
điều hành quản lý quá trình thực hiện và vận hành các kết quả đầu tư.
Ví dụ như cho vay, mua bán trái phiếu, cổ phiếu, đầu tư gián tiếp nước ngoài
FDI,..
+ Đầu tư trực tiếp gồm đầu tư dịch chuyển và đầu tư phát triền là hình thức đầu
tư mà người bỏ vốn trực tiếp tham gia quản lý, điều hành quá trình thực hiện và vận
hành các kết quả đầu tư
• Theo nguồn vốn đầu tư trên phạm vi quốc gia,hoạt động đầu tư bao gồm:
+ Đầu tư bằng nguồn vốn trong nước bao gồm hoạt động đầu tư được tài trợ từ
nguồn vốn tích lũy của ngân sách.


8


+ Đầu tư bằng nguông vốn nước ngoài bao gồm hoạt động đầu tư thực hiện bằng
các nguồn vốn dầu tư trực tiếp và gián tiếp.
• Theo chủ thể đầu tư gồm
+ Đầu tư của nhà nước
+ Đầu tư của doanh nghiệp
+ Đầu tư của các cá nhân, hộ gia đình
- Theo vùng lãnh thỗ, hoạt động đầu tư được chia thành đầu tư phát triển của các vùng
lãnh thỗ, các vùng kinh tế trọng điểm đầu tư phát triển khu vực thành thị và nông thôn.
1.2.Cơ sở lý luận về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
1.2.1. Cơ sở lý luận về cơ cấu kinh tế.
1.2.1.1.Khái niệm cơ cấu kinh tế
Cấu trúc kinh tế được sử dụng để biêu thị cấu trúc bên trong, tỷ lệ và mối quan
hệ giữa các bộ phận hợp thành của một hệ thống, cấu trúc được biểu thị như một tập
hợp các mối liên kết hữu cơ các yếu tố khác nhau.
Cơ cấu kinh tế là một hệ thống kinh tế bao gồm nhiều yếu tố có mối quan hệ
chặt chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau trong một không gian và thời gian nhất
định, các bộ phận hợp thành cơ cấu kinh tế bao gồm các ngành kinh tế,các thành phần
kinh tế, các vùng kinh tế.
Cơ cấu kinh tế không phải là một hệ thống tỉnh bất biến mà luôn ở trạng thái vận
động, biến đổi không ngừng. Chính vì vậy, cần phải nghiên cứu các qui luật khách
quan, thấy được sự vận động phát triển của lực lượng sản xuất xã hội để xây dựng cơ
cấu kinh tế hợp lý, phù hợp với những mục tiêu chiến lược kinh tế xã hội của từng thời
kỳ lịch sử nhất định.
Một cơ cấu kinh tế hợp lý phải có các bộ phận kết hợp một cách hài hoà, cho
phép khai thác tối đa các nguồn lực của đất nước một cách có hiệu quả, đảm bảo nền
kinh tế tăng trưởng với nhịp độ cao và phát triển ổn định, không ngừng nâng cao đời
sống vật chất, văn hoá tinh thần của người dân.


9


1.2.1.2.Phân loại cơ cấu kinh tế
 Cơ cấu ngành kinh tế
+ Khái niệm: Cơ cấu ngành kinh tế là tổ hợp các ngành và mối quan hệ tỷ lệ giữa
các nghành thể hiện ở vị trí và thể trọng của mỗi nghành trong tổng thế nền kinh tế. Cơ
cấu ngành phản ánh trình độ phân công lao động xã hội chung của nền kinh tế và trình
độ phát triển chung của lực lượng sản xuất.
+ Bao gồm các ngành
 Ngành nông nghiệp: Là tổ hợp các ngành gắn liền với các quá trình sinh học
gồm: nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp. Do sự phát triển của phân công lao
động xã hội, các ngành này hình thành và phát triển tương đối độc lập, nhưng lại gắn
bó mật thiết với nhau.
Nông nghiệp là một ngành cơ bản của nền kinh tế cả nước, vừa chịu sự chi phối
chung của nền kinh tế quốc dân, vừa gắn bó mật thiết với các ngành khác trên địa bàn
nông thôn, đồng thời lại phản ánh những nét riêng biệt mang tính đặc thù của 1 ngành
mà đối tượng sản xuất là những cơ thể sống.
 Ngành công nghiệp: Là một ngành quan trọng của nền kinh tế bao gồm ngành
công nghiệp nhẹ: Chế biến nông, lâm, thuỷ sản, may mặc, da – giầy, điện tử – tin học,
một số sản phẩm cơ khí và hàng tiêu dùng, Công nghiệp nặng: Dầu khí, luyện kim, cơ
khí chế tạo, hoá chất cơ bản, phân bón, vật liệu xây dựng….
 Ngành dịch vụ: Đây là một ngành kinh tế ra đời và phát triển gắn liền với sự
phát triển của nền kinh tế quốc dân. Dịch vụ bao gồm rất nhiều loại: Thương mại, dịch
vụ vận tải hàng hoá, hành khách, dịch vụ bưu chính – viễn thông, dịch vụ tài chính tiền
tệ như tín dụng, bảo hiểm, kiểm toán, chứng khoán…dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ tư vấn,
dịch vụ phục vụ đời sống. Đối với Việt Nam hiện nay, du lịch đang thực sự trở thành 1
ngành kinh tế mũi nhọn.
 Nước ta cơ bản là nước nông nghiệp, xu hướng có tính quy luật chung của sự

dịch chuyển cơ cấu ngành kinh tế theo hướng CNH-HĐH, nghĩa là vai trò và tỷ trọng
ngành công nghiệp và dịch vụ có xu hướng tăng nhanh,còn tỷ trọng nông nghiệp có xu
hướng giảm dần

10


 Nếu muốn chuyển nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp trải
qua các bước: chuyển nền kinh tế nông nghiệp (tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm 4060%, công nghiệp từ 10-20%, dịch vụ từ 10-30%) sang nền kinh tế công nông nghiệp (
tỷ trọng ngành nông nghiệp tử 15-25%, công nghiệp từ 25-35%, dịch vụ từ 40-50%),
từ đó chuyển sang nền kinh tế công nghiệp phát triển ( tỷ trọng ngành nông nghiệp
dưới 10%, công nghiệp từ 35-40%, dịch vụ từ 50-60%)
 Cơ cấu kinh tế vùng – lãnh thổ
Trong từng Quốc gia do những điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khác nhau nên
trong quá trình phát triển đã hình thành các vùng kinh tế sinh thái khác nhau.
+ Khái niệm: Cơ cấu vùng – lãnh thổ kinh tế là sự phân công lao động xã hội
theo lãnh thổ trên phạm vi cả nước. Cơ cấu vùng – lãnh thổ được coi là nhân tố hàng
đầu để tăng trưởng và phát triển bền vững các ngành kinh tế được phân bố ở vùng.
Việc xác lập cơ cấu kinh tế vùng – lãnh thổ 1 cách hợp lý nhằm phân bố trí các ngành
sản xuất trên vùng – lãnh thổ sao cho thích hợp để triển khai có hiệu quả mọi tiềm
năng và lợi thế của từng vùng. Việc bố trí sản xuất ở mỗi vùng không khép kín mà có
sự liên kết với các vùng khác có liên quan để gắn với cơ cấu kinh tế của cả nước.
+ Cơ cấu kinh tế vùng chia thành:
• Trung du và miền núi Bắc Bộ
• Đồng bằng Bắc Bộ
• Bắc Trung Bộ và Duyên hải Miền Trung
• Tây Nguyên
• Đông Nam Bộ
• Đồng bằng sông Cữu Long
 Cơ cấu thành phần kinh tế

+ Khái niệm: Cơ cấu thành phần kinh tế biểu hiện hệ thống tổ chức kinh tế với
chế độ sỡ hữu khác nhau có khả năng thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất,
thúc đẩy phân công lao động xã hội.
+ Bao gồm:
• Kinh tế nhà nước: Phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, là lực lượng vật
chất quan trọng và là công cụ để nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
• Kinh tế ngoài nhà nước: là hình thức kinh tế dựa trên tư hữu nhỏ về tư liệu sản
xuất và khả năng lao động của bản thân người lao động và gia đình.

11


• Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: Là một bộ phận của nền kinh tế Việt Nam
được khuyến khích phát triển, hướng mạch vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá và dịch
vụ có công nghệ cao, xây dựng kết cấu hạ tầng.
1.2.2 Cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế
1.2.2.1. Khái niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thực chất là sự phát triển không đều giữa các ngành,
các lĩnh vực, bộ phận… Nơi nào có tốc độ phát triển cao hơn tốc độ phát triển chung
của nền kinh tế thì sẽ tăng tỷ trọng. Ngược lại nơi nào có tốc độ phát triển chậm hơn
tốc độ phát triển chung của nền kinh tế thì sẽ giảm tỷ trọng.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý là sự chuyển dịch sang một cơ cấu kinh tế có
khả năng tái sản xuất mở rông cao, phản ánh được năng lực khai thác, sử dụng các
nguồn lựcvà phải phù hợp với các quy luật, các xu hướng của thời đại.Tương ứng với
3 loại cơ cấu kinh tế:
• Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành
• Chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng
• Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế
1.2.2.2. Sự cần thiết của chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Từ khi đổi mới đến nay cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển biến tích cực nhưng vẫn

chưa thoát khỏi tình trạng sản xuất nhỏ, cơ sở vật chất kỷ thuật còn thấp kém, công
nghệ lạc hậu,sản phẩm sản xuất rs kém chất lượng, không có khả năng cạnh tranh, khó
tiêu thụ và nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn, các ngành nghề chưa được phát triển.
Nhìn chung cơ cấu kinh tế ở nước ta còn bất hợp lý, dẫn tới sản xuất đạt hiệu quả thấp,
chưa khai thác hết mọi tiềm năng của đất nước.
Qúa trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tất yếu phải gắn với CNH-HĐH mới sử
dụng được nhiều lợi thế so sánh nước công nghiệp chậm phát triển ,nhằm đẩy nhanh
tốc độ tăng trưởng và phát triển.
Hệ thống kết cấu hạ tầng và dịch vụ cho đời sống còn thấp kém so với các nước
trong khu vực và thế giới. Nhiều ngành, lĩnh vực còn thấp kém làm cho nền kinh tế
chưa vững chắc.

12


Do đó giải pháp duy nhất là chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một tất yếu cần thiết để
phát triển đất nước.
1.3. Vai trò của đầu tư đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
1.3.1.Đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành
Nền kinh tế quốc dân bao gồm nhiều ngành sản xuất khác nhau. Do đó, 1 quốc
gia muốn phát triển và đạt được tốc độ tăng trưởng cao cần có cơ cấu ngành hợp lý.
Đối với Việt Nam, để thực hiện mục tiêu CNH – HĐH đất nước, phấn đầu năm 2020
cơ bản trở thành 1 nước công nghiệp thì điều này lại càng có ý nghĩa. Chính vì vậy,
việc đầu tư vào chuyển dịch cơ cấu ngành, tạo sức bật cho nền kinh tế đóng 1 vai trò
hết sức quan trọng. Vai trò này của đầu tư được thể hiện ở những khía cạnh sau:
Thứ 1: Đầu tư tác động làm thay đổi tỷ trọng đóng góp vào GDP của các ngành:
Đây là 1 hệ quả tất yếu của đầu tư.. Việc tập trung đầu tư vào ngành nào phụ thuộc vào
chính sách và chiến lược phát triển của mỗi quốc gia. Thông qua các chính sách và
chiến lược, nhà nước có thể tăng cường khuyến khích hoặc hạn chế đầu tư đối với các
ngành cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Dẫn đến sự tăng đầu tư vào 1 ngành

sẽ kéo theo sự tăng trưởng kinh tế của ngành đó và thúc đẩy sự phát triển của các
ngành, các khu vực có liên quan. Vì vậy sẽ tạo ra sự tăng trưởng kinh tế chung của đất
nước. Việc xác định nên tập trung đầu tư vào ngành nào có tính chất quyết định sự
phát triển của quốc gia. Nhưng kinh nghiệm của các nước trên thế giới đã cho thấy con
đường tất yếu có thể tăng trưởng nhanh với tốc độ mong muốn là tăng cường đầu tư
nhằm tạo ra sự phát triển ở khu vực công nghiệp và dịch vụ. Do đó, để thực hiện được
các mục tiêu đã định, Việt Nam cũng không thể nằm ngoài sự phát triển.

13


Bảng 1: cơ cấu đầu tư so với GDP giai đoạn 2010-2014
Đơn vị tính: %
Năm
Đầu tư/ GDP
Tăng trưởng GDP

2010
38.5
6.78

2011
34.6
5.89

2012
33.5
5.25

2013

2014
30.4
31
5.42
5.98
(nguồn: tổng cục thống kê)

Biểu đồ 1: cơ cấu đầu tư so với GDP giai đoạn 2010-2014.
Thứ 2: Đầu tư đã làm thay đổi tỷ trọng của các ngành trong cả nền kinh tế. Sự
thay đổi này lại đi liền với sự thay đổi cơ cấu sản xuất trong từng ngành hay nói cách
khác, sự phân hoá cơ cấu sản xuất trong mỗi ngành kinh tế là do có tác động của đầu
tư. Sự phân hoá này cũng là một tất yếu để phù hợp với sự phát triển của ngành. Trong
từng ngành, đầu tư lại hướng vào các ngành có điều kiện thuận lợi để phát triển, phát
huy được lợi thế của ngành đó và làm điểm tựa cho các ngành khác cùng phát triển.
Thứ 3: Nhờ có đầu tư mà quy mô, năng lực sản xuất của các ngành cũng được
tăng cường. Mọi việc như mở rộng sản xuất, đổi mới sản phẩm, mua sắm máy móc
đều cần đến vốn, 1 ngành muốn tiêu thụ rộng rãi sản phẩm của mình thì phải luôn đầu
tư nâng cao chất lượng sản phẩm đa dạng hoá mẫu mã, kiểu dáng, nghiên cứu chế tạo
các chức năng, công dụng mới cho sản phẩm. Do đó việc đầu tư để nâng cao hàm
lượng khoa học công nghệ trong sản phẩm là 1 điều kiện không thể thiếu được nếu

14


muốn sản phẩm đứng vững trên thị trường, nhờ vậy mà nâng cao sức cạnh tranh của
hàng hoá và dịch vụ trên thị trường.
Việc đầu tư vào ngành nào, quy mô vốn là bao nhiêu, đồng vốn được sử dụng như
thế nào đều tác động mạnh mẽ và trực tiếp đến sự phát triển của từng ngành nói riêng và
nền kinh tế nói chung. Chính sách đầu tư các ngành có tốc độ phát triển khác nhau sẽ tạo
ra sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế tùy theo mức độ chuyển đổi cơ cấu đầu tư:

+ Đối với ngành nông nghiệp: đầu tư tác động nhằm đẩy nhanh công nghiệp hóa
và hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn bằng cách xây dựng kết cấu kinh tế xã hội
nông nghiệp nông thôn, tăng cường khoa học công nghệ
+ Đối với ngành công nghiệp: đầu tư giúp tỷ trọng của khu vực công nghiệp
trong GDP tăng dần trở thành động lực cho phát triển kinh tế quốc dân. Chuyển dịch
khu công nghiệp theo hướng hình thành, phát triển một số ngành và sản phẩm mới
thay thế nhập khẩu,..
+ Đối với ngành dịch vụ:đầu tư giúp phát triển ngành thương mại, dịch vụ vận tải
hàng hóa, mở rộng thị trường trong nước và hội nhập quốc tế, mở rộng các dịch vụ tài
chính tiền tệ,…
Bảng 2: tỷ trọng GDP phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2010-2014
Năm
2010
2011
2012
2013
2014

Nông nghiệp
18,89
20,08
19,67
18,38
18,12

Công nghiệp
38,23
37,90
38,63
38,31

38,50

Dịch vụ
42,88
42,02
41,70
43,31
43,38
(nguồn: tổng cục thống kê)

15


Biểu đồ 2: tỷ trọng GDP phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2010-2014.
1.3.2. Đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng
Một số vùng – lãnh thổ khi có nguồn vốn đầu tư vào sẽ có thể có nhiều cơ hội để
sản xuất kinh doanh, tạo đà cho sự tăng trưởng kinh tế của mình. Tác động này của
đầu tư có thể xem xét trên 2 khía cạnh :
Thứ nhất : Đầu tư giúp các vùng – lãnh thổ phát huy được tiềm năng, thế mạnh
kinh tế của từng vùng. Với nhưng vị trí địa lý, đặc thù tự nhiên khác nhau mỗi vùng –
lãnh thổ sẽ có những thế mạnh kinh tế khác nhau, nhưng để phát triển kinh tế thì
không chỉ dựa vào những tài nguyên vị trí địa lý sẵn có đó, mà phải có đủ điều kiện để
khai thác và sự dụng nó có hiệu quả. Điều này đòi hỏi phải có nguồn vốn đầu tư. Vì
khi được đầu tư thích đáng các vùng sẽ có điều kiện để xây dựng cơ sở hạ tầng, máy
móc công nghệ hiện đại, xác định các phương hướng phát triển đúng đắn để tận dụng,
phát huy sức mạnh của vùng. Như một số vùng miền núi có địa hình đồi núi cao ( Sơn
La – Hoà Bình ) trước khi được đầu tư vùng không có công trình nào lớn mạnh thực
sự, nhưng nhờ đầu tư khai thác thế mạnh sông núi của vùng nhà máy thuỷ điện đã
được xây dựng, góp phần làm phát triển nền kinh tế .


16


Thứ hai : Đầu tư góp phần nâng cao tỷ trọng đóng góp vào GDP của các vùng –
lãnh thổ được đầu tư.
1.3.3.Đối với chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế
Đối với mỗi quốc gia, việc tổ chức các thành phần kinh tế như thế nào phụ thuộc
vào chiến lược phát triển chính phủ, ác chính sách kinh tế sẽ xác định thành phần nào
là chủ đạo, thành phần nào được ưu tiên phát triển và đầu tư đóng vai trò là nhân tố
thực hiện. Đầu tư có tác động tạo ra những chuyển biến vào tỷ trọng đóng góp GDP
của các thành phần kinh tế.
Việc phát triển kinh tế thành phần có tác động nhiều mặt: huy động và phát triển
nguồn lực, tạo ra cạnh tranh cho tăng trưởng,thực hiên đại đoàn kết dân tộc,..bên cạnh
đó, đầu tư còn tạo ra sự phong phú về nguồn vốn đầu tư. Sự xuất hiện các thành phần
kinh tế là nguồn bổ sung một lượng vốn không nhỏ vào tổng nguồn vốn đầu tư của xã
hội, tạp nên nguồn lực mạnh mẽ hơn trước để nâng cao và phát triển kinh tế. Đầu tư
làm thay đổi số lượng, tỷ trọng của từng bộ phận trong nền kinh tế.

17


CHƯƠNG 2:TÁC ĐỘNG CỦA ĐẤU TƯ ĐẾN CHUYỂN DỊCH
CƠ CẤU KINH TẾ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010-2014
2.1. Thực trạng tác động đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành.
Cơ cấu đầu tư phát triển theo ngành là cơ cấu thực hiện đầu tư theo từng ngành
và các tiểu ngành.
Kinh nghiệm các nước trên thế giới cho thấy con đường tất yếu có thể tăng
trưởng nhanh với tốc độ mong muốn (9-10%) là tăng cường đầu tư nhằm tạo ra sự
phát triển ở khu công nghiệp, dịch vụ. Đối với các ngành nông, lâm, ngư nghiệp do
những hạn chế về đất đai và khả năng sinh học, để đạt được tốc đọ tăng trưởng từ 56% là rất khó khăn. Vì vậy, đầu tư quyết định quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở

các quốc gia nhằm đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh của nền kinh tế.
Cơ cấu đầu tư theo 2 nhóm ngành: Sản xuất sản phẩm xã hội và nhóm ngành kết
cấu hạ tầng.
Trong những năm qua, cơ cấu vốn đầu tư cho khối ngành kết cấu hạ tầng có xu
hướng giảm xuống, giành vốn cho khối ngành sản xuất sản phẩm dịch vụ để thúc đẩy
sự tăng trưởng của nền kinh tế.
Bảng 3.1: Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 2010-2014
Đơn vị tính: tỷ đồng
Năm

Nông lâm

Công nghiệp

Dịch vụ

Tổng số

353781

425435

830278

2010

ngư nghiệp
51062

2011


55284

396516

472695

924495

2012

52930

443440

513744

1010114

2013

63658

478967

551917

1094542

Sơ bộ 2014


73667

541108

605949

1220724

(Nguồn: tổng cục thống kê)

18


Biểu đồ 3.1:tỉ trọng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội
theo ngành kinh tế 2010-2014.
Nhận xét: Trong giai đoạn 2010-2014, tỷ trọng vốn đầu tư cho ngành nông lâm
ngư nghiệp giảm 12%, từ 6,15% (2010) xuống còn 6,03% (2014). Tỷ trọng vốn đầu tư
cho ngành công nghiệp tăng 1,72%, từ 42,61% (2010) lên 44,33%(2014). Tỷ trọng đầu
tư vào ngành dịch vụ giảm 1,61% từ 51,24%(2010) xuống còn 49,63%(2014).
Giảm tỷ trọng vốn đầu tư vào nông lâm ngư nghiệp, tăng tỷ trọng đầu tư vào
công nghiệp làm cho cơ cấu nước ta chuyền dịch theo hướng tăng công nghiệp, giảm
tỷ trọng nông nghiệp, mặc dù giảm tỷ trọng đầu tư vào dịch vụ nhưng tỷ trọng GDP
của dịch vụ vẫn tăng do nhu cầu về dịch vụ của xã hội ngày càng tăng.
2.2. Thực trạng tác động đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng.
Đầu tư giải quyết những mất cân đối về phát triển giữa các vùng lãnh thỗ, đưa
những vùng kém phát triển thoát khỏi tình trạng đối nghéo,phát huy tối đa những lợi
thế so sánh về tài nguyên, địa thế, kinh tế, chính trị,...của những vùng có khả năng phát
triển nhanh hơn, làm bàn đạp thúc đẩy những vùng khác cùng phát triển.
Nguồn vốn đầu tư cũng thúc đẩy các vùng kinh tế trọng điểm nhằm phát huy các

thế mạnh và tiềm năng của vùng, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước, khi

19


đó các vùng kinh tế khác mới có điều kiện phát triển, làm bàn đạp thúc đẩy những
vùng khác phát triển, giúp cho những vùng kinh tế khó khăn giúp họ có đủ điều kiện
khai thác, phát huy tiềm năng của mình, giải quyết những vướng mắc tài chính, cơ sở
hạ tầng cũng như phương hướng phát triển nhằm giảm bớt chênh lệch kinh tế với các
vùng khác. Thồng nhất quy hoạch phát triển trong cả nước, giữa các vùng, tỉnh, thành
phố, tạo sự liên kết trực tiếp về sản xuất, thương mại, đầu tư,giúp đỡ kỹ thuật và nguồn
nhân lực, nâng cao trình độ dân trí và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát
triển kinh tế - xã hội của các vùng và khu vực.
Bảng 3.2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
vào Việt Nam giai đoạn 2010-2014
Số dự án

Tổng vốn FDI

Tỷ trọng FDI

FDI

(triệu đô)

(%)

Cả nước

17.768


252.716

100

Đồng bằng sông Hồng

5.290

63.350,5

25,07

518

11.742,1

4,65

1.086

51.215,2

20,27

148

820

0,32


9.692

110.528,8

43,74

Trung du và miền núi phía Bắc
Bắc trung bộ và duyên hải miền trung
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng Bằng sông Cửu Long

979

12.189,1
4,82
( Nguồn: tổng cục thống kê)

NHẬN XÉT: Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung là vùng thu hút số dự án
nhiều nhất cả nước có 1086 số dự án. Trong khi đó, tổng vốn FDI của vùng Đông Nam
Bộ là 110528,8 triệu đô cao hơn so với vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung
là 59313,6 triệu đô và tỷ trọng FDI chiếm 43,74% cao nhất cả nước. Mặc dù có tiềm
năng và lợi thế, nhưng Tây Nguyên vẫn còn nhiều hạn chế và khó khăn trong việc thu
hút đầu tư. Tây Nguyên mới chỉ thu hút 148 số dự án chiếm 0,32% tỷ trong FDI cả
nước.

20



2.3.Thực trạng tác động đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phần.
Sự tác động của đầu tư tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong cơ cấu thành phần
kinh tế. Đối với mỗi quốc gia,việc tổ chức các thành phần kinh tế như thế nào chủ yếu
phụ thuộc vào các chiến lược phát triển của chính phủ.Các chính sách kinh tế sẽ quyết
định thành phần nào là chủ đạo,thành phần nào được ưu tiên phát triển,vai trò,nhiệm
vụ của các thành phần trong nền kinh tế...Ở đây đầu tư đóng vai trò nhân tố thực
hiện.Đầu tư có tác động tạo ra những chuyển biến vào tỉ trọng đóng góp vào GDP của
các thành phần kinh tế.
Bảng 4: Cơ cấu vốn đầu tư phân theo thành phần kinh tế .
Đơn vị tính: %

Tổng số

Kinh tế Nhà

Kinh tế ngoài

nước

nhà nước

Khu vực có vốn
đầu tư nước
ngoài

Cơ cấu(%)
2010

100,0


38,1

36,1

25,8

2011

100,0

37,0

38,5

24,5

2012

100,0

40,3

38,1

21,6

2013

100,0


40,4

37,7

21,9

Sơ bộ 2014

100,0

39,9

38,4
21,7
(Nguồn : tổng cục thống kê)

21


Biểu đồ 4.1: cơ cấu vốn đầu tư phân theo thành phần kinh tế năm 2010

Biểu đồ 4.2: cơ cấu vốn đầu tư phân theo thành phần kinh tế năm 2011

Biểu đồ 4.3: cơ cấu vốn đầu tư phân theo thành phần kinh tế năm 2012.

Biểu đồ 4.4: cơ cấu vốn đầu tư phân theo thành phần kinh tế năm 2013.

22



×