Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng agribank chi nhánh huyện krông nô, đăk nông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (505.78 KB, 53 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
------

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG
TẠI NGÂN HÀNG AGRIBANK CHI NHÁNH
HUYỆN KRÔNG NÔ, ĐĂK NÔNG

VI VĂN BẢY

Huế, tháng 5 năm 2016
1


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
------

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG
TẠI NGÂN HÀNG AGRIBANK CHI NHÁNH
HUYỆN KRÔNG NÔ, ĐĂK NÔNG

Sinh viên thực hiện:

Giáo viên hướng dẫn:

Vi Văn Bảy



TS. Phan Khoa Cương

Lớp: K46B - Tài Chính
Niên khóa: 2012-2016

Huế, tháng 5 năm 2016

2


Lời Cảm Ơn
Trong quá trình thực tập và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp nghiên cứu chuyên
đề mà còn là hành trang quý báu trong quá trình học tập. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc đến Thầy: TS. Phan Khoa Cương, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian thực tập để tôi hoàn thành tốt chuyên đề này.
Trước tiên cho tôi gửi lời cám ơn chân thành tới Quý Thầy, Cô giáo Khoa Tài chính
ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế - Huế đã tận tình giảng dạy, truyền thụ cho tôi những
kiến thức bổ ích. Trong quá trình thực tập tại địa phương, Ban Giám đốc và đội ngũ
nhân viên phòng Tín dụng Agribank chi nhánh huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Nông đã
giúp đỡ tận tình và tạo điều kiện cho tôi thu thập số liệu và hoàn thiện bài báo cáo.
Xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, các đơn vị và cá nhân đã quan tâm động
viên, giúp đỡ nhiệt tình về điều kiện vật chất, tinh thần và những kinh nghiệm, chỉ dẫn
quý báu giúp tôi hoàn thành chuyên đề này một cách tốt nhất.
Xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 05 năm 2016
Sinh viên thực hiện
Vi Văn Bảy

3



Chuyên đề tốt nghiệp

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT
CVTD
NH
KH
NHNo&PTNT
NHNN
NHTM

SVTH: Vi Văn Bảy

TÊN ĐẦY ĐỦ
Cho vay tiêu dùng
Ngân hàng
Khách hàng
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
Ngân hàng nhà nước
Ngân hàng thương mại


Chuyên đề tốt nghiệp

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

SVTH: Vi Văn Bảy



Chuyên đề tốt nghiệp

DANH MỤC BẢNG BIỂU

SVTH: Vi Văn Bảy


Chuyên đề tốt nghiệp

MỤC LỤC

SVTH: Vi Văn Bảy


Chuyên đề tốt nghiệp

8


Chuyên đề tốt nghiệp

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Sau sự kiện Việt Nam gia nhập TPP vào tháng 11 năm 2010 thì sự cạnh tranh
trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt, quyết liệt hơn. Điều
này vừa tạo ra cơ hội cho các NHTM Việt Nam vừa tự khẳng định mình nhưng đồng
thời nó cũng tạo ra những thách thức lớn mà các ngân hàng phải đối đầu. Trong điều
kiện cạnh tranh quyết liệt như vậy, khi thị phần của Ngân hàng dần bị chiếm chỗ bởi
các định chế tài chính khác, các NHTM Việt Nam cần phải cải thiện và nâng cao chất

lượng các hoạt động kinh doanh để phát triển bền vững.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường các sản phẩm, dịch vụ tiêu dùng
ngày càng trở nên đa dạng, phong phú, phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. Thêm
vào đó, nhu cầu vay tiêu dùng gia tăng mạnh mẽ gắn liền với nhu cầu về hàng tiêu dùng
lâu bền như nhà, xe, đồ gỗ sang trọng, nhu cầu du lịch… Tuy nhiên, để nhu cầu được
đáp ứng đúng lúc, đúng thời điểm không phải lúc nào cũng dễ dàng thực hiện được bởi
nó còn phụ thuộc vào một nhân tố rất quan trọng, đó là khả năng thanh toán.
Nếu người tiêu dùng có thể vay được tiền từ ngân hàng thì họ có thể thỏa mãn
được nhu cầu của họ ngay trong hiện tại. Điều này làm gia tăng sự tiêu dùng hàng hóa,
thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của các hãng, tạo ra nhiều công ăn việc làm
cho người lao động, góp phần thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế chung của toàn xã hội
một cách nhanh chóng. Do đó, việc thực hiện cho vay tiêu dùng, một mặt có thể thực
hiện tốt nhiệm vụ kích cầu cho nền kinh tế, tạo nên sự cân bằng giữa cung và cầu tiêu
dùng. Mặt khác, nó đem lại những khoản lợi nhuận cho ngân hàng.
Từ những lý do nêu trên và những kiến thức thu thập được từ thực tế em đã chọn
đề tài “Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Agribank chi
nhánh huyện Krông Nô, Đăk Nông”.

9


Chuyên đề tốt nghiệp

2. Mục tiêu nghiên cứu
Tập trung đánh giá thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng AGRIBANK chi
nhánh huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Nông. Từ đó, đề xuất một số giải pháp, kiến nghị
nhằm đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng AGRIBANK chi nhánh
huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Nông.

3. Đối tượng và phạm vi nghiêm cứu

Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng AGRIBANK
chi nhánh huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Nông.
Phạm vi nghiên cứu: Ngân hàng AGRIBANK chi nhánh huyện Krông Nô, tỉnh
Đăk Nông.

4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập, thống kê, mô tả.
Phương pháp so sánh.

5. Kết cấu của đề tài
Đề tài nghiên cứu hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Nông Nghiệp &
Phát Triển Nông Thôn chi nhánh huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Nông bao gồm 3 phần:
Phần 1: Đặt vấn đề
Phần 2: Nội dung và kết quả nghiên cứu bao gồm:
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng
thương mại
Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông Nghiệp
& Phát Triển Nông Thôn chi nhánh huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Nông.
Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông
Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn chi nhánh huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Nông.
Phần 3: Kết luận và kiến nghị

10


Chuyên đề tốt nghiệp

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Cơ sở lý thuyết về cho vay của ngân hàng thương mại
1.1.1 Khái niệm về cho vay
Tín dụng ngân hàng là sự chuyển nhượng một lượng giá trị từ người cho vay (ở
đây là các ngân hàng thương mại) sang người đi vay (tổ chức, cá nhân trong nền kinh
tế) trên nguyên tắc hoàn trả cả gốc lẫn lãi.Vũ Văn Thực (2014), phát triển cho vay tiêu
dùng Agribank, tạp chí phát triển và hội nhập, số 19, trang 60.
Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách
hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng có mục đích và trong thời gian nhất định theo
thỏa thuận, với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi (theo quyết định số 1627/2001/QĐNHNN của Ngân hàng nhà nước Việt Nam về việc ban hành quy chế cho vay của tổ
chức tín dụng đối với khách hàng).
Cho vay tiêu dùng là một hình thức tín dụng qua đó ngân hàng chuyển cho khách
hàng (cá nhân hay hộ gia đình) quyền sử dụng một lượng tiền trong một khoản thời
gian nhất định với những thọa thuận mà hai bên đã ký kết (về số tiền cấp, thời hạn cấp,
lãi suất phải trả…) nhằm giúp cho khách hàng có thể sử dụng được những hàng hóa,
dịch vụ trước khi họ có khả năng chi trả.
1.1.2 Phân loại cho vay tiêu dùng
1.1.2.1 Căn cứ vào thời hạn cho vay

Cho vay ngắn hạn: là hoạt động tín dụng có thời hạn dưới một năm. Mục đích
của loại cho vay này thường là nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng bức thiết của người
dân như du lịch, y tế…

11


Chuyên đề tốt nghiệp
Cho vay trung hạn: là hoạt động cấp tín dụng có thời hạn từ 1 đến 5 năm. Mục
đích của loại cho vay này là nhằm tài trợ cho các nhu cầu về học hành, mua phương
tiện…của khách hàng.
Cho vay dài hạn: Là hoạt động tín dụng có thời hạn trên 5 năm. Mục đích của

loại cho vay này thường nhằm để tài trợ cho các nhu cầu mua, xây dựng nhà, mua ô
tô…của khách hàng.
1.1.2.2 Căn cứ vào đối tượng cho vay

Nhóm đối tượng có thu nhập thấp: Những người có thu nhập thấp thì thông
thường nhu cầu vay tiêu dùng không cao và bị giới hạn bởi thu nhập, việc vay vốn chỉ
nhằm cân đối giữa thu nhập và chi tiêu.
Nhóm đối tượng có thu nhập trung bình: Nhóm đối tượng này muốn vay để tiêu
dùng hơn là dùng chính tiền tích lũy, dự phòng của mình để chi tiêu. Do đó, nhóm đối
tượng này có nhu cầu vay vốn tăng mạnh so với nhóm đối tượng có thu nhập thấp.
Nhóm đối tượng có thu nhập cao: Nhóm đối tượng này vay tiêu dùng nhằm tăng
khả năng thanh toán và coi đó như một khoản linh hoạt để chi tiêu khi mà tiền tích lũy
của họ chưa cao hay lợi nhuận do đầu tư mang lại chưa thu được. Đây là nhóm đối
tượng có những khoản tiêu dùng lớn và thương xuyên. Do đó, các Ngân hàng thương
mại cần dùng những biện pháp thích hợp để tiếp cận mở rộng nhóm đối tượng này.
1.1.2.3 Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay

Cho vay tiêu dùng cư trú: Là khoản tín dụng được cấp nhằm tài trợ cho nhu cầu
mua, xây dựng, cải tạo nhà cho khách hàng (cá nhân hay hộ gia đình).
Cho vay tiêu dùng phi cư trú: Là những khoản cho vay phục vụ nhu cầu cải thiện
đời sống như mua sắm phương tiện, đồ dùng, du lịch, học hành, y tế hoặc giải trí…
1.1.2.4 Căn cứ vào phương thức cho vay

Cho vay tiêu dùng trực tiếp: Là hình thức tín dụng, trong đó Ngân hàng tiếp xúc
trực tiếp với khách hàng của mình, việc thu nợ cũng được tiến hành trực tiếp bởi chính
Ngân hàng.

12



Chuyên đề tốt nghiệp
Cho vay tiêu dùng gián tiếp: Là hình thưc tín dụng, trong đó Ngân hàng mua
những khoản nợ phát sinh do những công ty bán lẻ đã bán chịu hàng hóa hay dịch vụ
cho người tiêu dùng.
1.1.3 Lợi ích của cho vay tiêu dùng
1.1.3.1 Đối với Ngân hàng thương mại

Cho vay tiêu dùng giúp NHTM mở rộng quan hệ với khách hàng, tăng khả năng
huy động các loại tiền gửi cho NHTM.
Cho vay tiêu dùng giúp NHTM nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Cho vay tiêu dùng giúp NHTM thu hút thêm khách hàng sử sụng các hình thức
dịch vụ khác.
Cho vay tiêu dùng còn tạo điều kiện cho Ngân hàng đa dạng hóa hoạt động kinh
doanh, từ đó nâng cao thu nhập và giản thiểu rủi ro cho Ngân hàng.
1.1.3.2 Đối với người tiêu dùng

Thông qua hoạt động cho vay tiêu dùng của NHTM, người tiêu dùng được hưởng
các tiện ích trước khi tích lũy đủ tiền, hơn nữa còn giúp họ đáp ứng được nhu cầu chi
tiêu bức thiết.
1.1.3.3 Đối với nền kinh tế

Việc Ngân hàng thực hiện cho vay tiêu dùng không chỉ làm thỏa mãn nhu cầu
thiết yếu, nâng cao chất lượng cuộc sống của người tiêu dùng mà còn làm kích thích
người dân mua sắm hàng hóa, dịch vụ góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo công
ăn việc làm, từ đó thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng.

13


Chuyên đề tốt nghiệp


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG
TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CHI NHÁNH HUYỆN KRÔNG NÔ, ĐĂK NÔNG.
2.1 Giới thiệu về Ngân hàng AGRIBANK.
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển.
Năm 1988, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập theo
Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về
việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông
nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ký
Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thế Ngân
hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp là Ngân hàng thương
mại đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, là một pháp
nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình
trước pháp luật.
Ngày 01/03/1991, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có Quyết định số 18/NH-QĐ
thành lập Văn phòng đại diện Ngân hàng Nông nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh và
ngày 24/6/1994, Thống đốc có văn bản số 439/CV-TCCB chấp thuận cho Ngân hàng
nông nghiệp được thành lập văn phòng miền Trung tại Thành phố Quy Nhơn - tỉnh
Bình Dịnh.
Ngày 22/12/1992, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có Quyết định số 603/NHQĐ về việc thành lập chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp các tỉnh thành phố trực thuộc
Ngân hàng Nông nghiệp gồm có 3 Sở giao dịch (Sở giao dịch I tại Hà Nội và Sở giao
dịch II tại Văn phòng đại diện khu vực miền Nam và Sở giao dịch 3 tại Văn phòng
miền Trung) và 43 chi nhánh ngân hàng nông nghiệp tỉnh, thành phố. Chi nhánh Ngân
hàng Nông nghiệp quận, huyện, thị xã có 475 chi nhánh.

14



Chuyên đề tốt nghiệp
Ngày 7/3/1994 theo Quyết định số 90/TTg của Thủ tướng Chính phủ , Ngân hàng
Nông Nghiệp Việt Nam hoạt động heo mô hình Tổng công ty Nhà nước với cơ cấu tổ
chức bao gồm Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc, bọ máy giúp việc bao gòm bộ máy
kiểm soát nội bộ, các đơn vị thành viên bao gồm các đơn vị hạch toán phụ thuộc, hạch
toán độc lập, đơn vị sự nghiệp, phân biệt rõ chức năng quản lý và chức năng điều
hành, Chủ tịch Hội đồng quản trị không kiêm Tổng Giám đốc.
Ngày 15/11/1996, được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền, Thống đốc Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam ký Quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp
Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là doanh nghiệp Nhà nước
hạng đặc biệt, hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng và chịu sự quản lý trực tiếp
của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Với tên gọi mới, ngoài chức năng của một ngân
hàng thương mại, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn được xác định
thêm nhiệm vụ đầu tư phát triển đối với khu vực nông thôn thông qua việc mở rộng
đầu tư vốn trung, dài hạn để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất nông, lâm
nghiệp, thủy hải sản góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện
đại hóa nông nghiệp nông thôn.
Năm 2001 là năm đầu tiên NHNo triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu với các nội
dung chính sách là cơ cấu lại nợ, lành mạnh hoá tài chính, nâng cao chất lượng tài sản
có, chuyển đổi hệ thống kế toán hiện hành theo chuẩn mực quốc tế đôi mới sắp xếp lại
bộ máy tổ chức theo mô hình NHTM hiện đại tăng cường đào tạo và đào tạo lại cán bộ
tập trung đổi mới công nghệ ngân hàng, xây dựng hệ thống thông tin quản lý hiện đại.
Bên cạnh mở rộng kinh doanh trên thị trường trong nước, năm 2002, NHNo tiếp tục
tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế. Đến cuối năm 2002, NHNo là thành viên của
APRACA, CICA và ABA, trong đó Tổng Giám đốc NHNo là thành viên chính thức
Ban điều hành của APRACA và CICA.
Năm 2003 NHNo và PTNTVN đã đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án Tái cơ cấu
nhằm đưa hoạt động của NHNo&PTNT VN phát triển với quy mô lớn chất lượng hiệu
quả cao Với những thành tích đặc biệt xuất sắc trong thời kỳ đổi mới, đóng góp tích

15


Chuyên đề tốt nghiệp
cực và rất có hiệu quả vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước, sự nghiệp
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp - nông thôn, Chủ tịch nước CHXHCNVN
đã ký quyết định số 226/2003/QD/CTN ngày 07/05/2003 phong tặng danh hiệu Anh
hùng Lao động thời kỳ đổi mới cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Việt Nam.
Tính đến năm 2004, sau 4 năm triển khai thực hiện Đề án tái cơ câu giai đoạn
2001-2010, Ngân hàng Nông nghiệp đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tình
hình tài chính đã được lành mạnh hơn qua việc cơ cấu lại nợ và tăng vốn điều lệ, xử lý
trên 90% nợ tồn động. Mô hình tổ chức từng bước được hoàn thiện nhằm tăng cường
năng lực quản trị điều hành. Bộ máy lãnh đạo từ trung ương đến chi nhánh được củng
cố, hoàn thiện, quyền tự chủ trong kinh doanh được mở rộng hơn.
Đến cuối năm 2005, vốn tự có của NHNo&PTNT VN đạt 7.702tỷ VND, tổng tài
sản có trên 190 ngàn tỷ , hơn 2000 chi nhánh trên toàn quốc và 29.492 cán bộ nhân
viên (chiếm 40% tổng số CBCNV toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam), ứng dụng công
nghệ hiện đại, cung cấp những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hoàn hảo…...Đến nay,
tổng số Dự án nước ngoài mà NHNo&PTNT VN tiếp nhận và triển khai là 68 dự án
với tổng số vốn 2.486 triệu USD, trong đó giải ngân qua NHNo là 1,5 tỷ USD. Hiện
nay NHNo&PTNT VN đã có quan hệ đại lý với 932 ngân hàng đại lý tại 112 quốc gia
và vùng lãnh thổ, là thành viên của nhiều tổ chức, hiệp hội tín dụng có uy tín lớn.
Từ năm 2006 bằng những giải pháp mang tính đột phá và cách làm mói
NHNo&PTNT VN (Agribank) thực sự khởi sắc. Đến cuối năm 2007, tổng tài sản đạt
325.802 tỷ đồng tương đương với 20 tỷ USD gấp gần 220 lần so với ngày đầu thành
lập. Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 242.102 tỷ đồng trong đó cho vay nông
nghiệp nông thôn chiếm trên 70% với trên 10 triệu hộ gia đình, cho vay doanh nghiệp
nhỏ và vừa chiếm trên 36% với gần 3 vạn doanh nghiệp dư nợ. Tổng nguồn vốn
295.048 tỷ đồng và gần như hoàn toàn là vốn huy động.

Năm 2008 là năm ghi dấu chặng đường 20 năm xây dựng và trưởng thành của
Agribank và cũng là năm có tính quyết định trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
theo chủ trương của Đảng, Chính phủ. Trong chiến lược phát triển của mình, Agribank
16


Chuyên đề tốt nghiệp
sẽ trở thành một Tập đoàn tài chính đa nghành, đa sở hữu, hoạt động đa lĩnh vực. Theo
đó, toàn hệ thống xác định những mục tiêu lớn phải ưu tiên, đó là: Tiếp tục giữ vai trò
chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài chính nông thôn, luôn là người bạn đông hành thủy
chung tin cậy cuả 10 triệu hộ gia đình; đảy mạnh tái cơ cấu ngân hàng, giải quyết triệt
để vấn đề nợ xấu, đạt hệ số an toàn vốn theo tiêu chuẩn quốc tế, phát triển hệ thống
công nghệ thông tin, đa dạng hóa sản phẩm , nâng cao chất lượng dịch vụ, chuẩn bị
nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo các lợi ích của người lao động và phát triển
thương hiệu- văn hóa Agribank.
Trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại và nhận thức rõ vai trò của các sản
phẩm dịch vụ ngoài tín dụng truyền thống, năm 2009 Agribank chú trọng giới thiệu và
phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tiện ích tiên tiến, điển hình là các dịch vụ
Mobile Banking như: SMS Banking, VnTopup, ATransfer, Apaybill, VnMart;

kết

nối thanh toán với Kho bạc, Hải quan trong việc phối hợp thu ngân sách; phát hành
được trên 4 triệu thẻ các loại.
Năm 2009, Agribank vinh dự được đón Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tới thăm
và làm việc vào đúng dịp kỷ niệm 21 năm ngày thành lập (26/3/1988 - 26/3/2009);
vinh dự được Đảng, Nhà nước, Chính phủ, ngành ngân hàng, nhiều tổ chức uy tín trên
thế giới trao tặng các bằng khen cùng nhiều phần thưởng cao quý: TOP 10 giải SAO
VÀNG ĐẤT VIỆT, TOP 10 Thương hiệu Việt Nam uy tín nhất, danh hiệu “DOANH
NGHIỆP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG” do Bộ Công thương công nhận, TOP 10 Doanh

nghiệp Việt Nam theo xếp hạng của VNR500.
Năm 2010, Agribank là Top 10 trong 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam. Thực
thi Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 và triển khai Nghị định số 59/2009/NĐ-CP của
Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng thương mại, năm 2010, HĐQT
Agribank đã ban hành và triển khai Điều lệ mới về tổ chức và hoạt động của Agribank
thay thế Điều lệ ban hành năm 2002. Cũng trong 2010, Agribank được Chính phủ cấp
bổ sung 10.202,11 tỷ đồng, nâng tổng vốn điều lệ của Agribank lên 20.810 tỷ đồng,
tiếp tục là Định chế tài chính có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam. Tháng 11/2011,
Agribank được Chính phủ phê duyệt cấp bổ sung 8.445,47 tỷ đồng, nâng tổng số vốn
17


Chuyên đề tốt nghiệp
điều lệ của Agribank lên 29.605 tỷ đồng, tiếp tục là Ngân hàng Thương mại có vốn
điều lệ lớn nhất Việt Nam, đảm bảo hệ số CAR đạt trên 9% theo quy định của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam.
Năm 2011, Agribank được bình chọn là "Doanh nghiệp có sản phẩm dịch vụ tốt
nhất", được Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam trao tặng Cúp "Ngân hàng xuất sắc trong
hoạt động thẻ", ghi nhận những thành tích, đóng góp xuất sắc của Agribank trong hoạt
động phát triển thẻ nói riêng và thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt nói chung.
Năm 2012, Agribank được trao tặng các giải thưởng: Top 10 doanh nghiệp lớn
nhất Việt Nam - VNR500; Doanh nghiệp tiêu biểu ASEAN; Thương hiệu nổi
tiếng ASEAN; Ngân hàng có chất lượng thanh toán cao; Ngân hàng Thương mại thanh
toán hàng đầu Việt Nam.
Năm 2013, Agribank kỷ niệm 25 năm ngày thành lập (26/3/1988 - 26/3/2013).
Tại Lễ kỷ niệm 25 năm ngày thành lập, Agribank vinh dự được đón nhận phần thưởng
cao quý của Đảng, Nhà nước trao tặng - Huân chương Lao động hạng Ba về thành tích
xuất sắc phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn và nông dân trong thời kỳ
đổi mới, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Năm 2014, Agribank quyết liệt triển khai Đề án tái cơ cấu; bổ sung, hoàn thiện

cơ chế, quy trình nghiệp vụ; đồng thời công bố thay đổi Logo và sắp xếp lại địa điểm
làm việc. Cũng trong năm 2014, lần thứ 5 liên tiếp, Agribank là Ngân hàng Thương
mại duy nhất thuộc Top 10 VNR500.
2.1.2 Giới thiệu về chi nhánh huyện Krông Nô.
2.1.2.1 Lịch sử hình thành

Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh huyện
Krông Nô là một trong những chi nhánh trực thuộc tỉnh Đăk Nông, được thành lập
ngày 15/10/1988 theo quyết định của tổng giám đốc Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát
Triển Nông Thôn Việt Nam.
Tên giao dịch: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Huyện
Krông Nô.
18


Chuyên đề tốt nghiệp
Tên giao dịch quốc tế: Krông Nô Branch bank For Agriculture and Rural
Development
Tên viết tắt: Agribank krông Nô.
Địa chỉ: tổ 2, Thị trấn Đăk Mâm, huyện krông Nô, tỉnh Đăk Nông.
Điện thoại: 0501.3 584 137 – 0501. 3 584 236
Fax: 0501. 3 584 404
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Krông Nô trực thuộc
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đăk Nông, được thành lập cuối
năm 1988, sau khi có quyết định của hội đồng thành lập huyện Krông Nô, tỉnh Đăk
Lăk (từ ngày 01/01/2004 đến nay thuộc huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Nông). Hiện nay,
trụ sở Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện krông Nô
được đặt tại Tổ 2, thị trấn Đăk Mâm, huyện Krông nô, tỉnh Đăk Nông.
Trải qua gần 27 năm hình thành và phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp và phát
triển nông thôn chi nhánh huyện Krông Nô đã có những đóng góp tích cực và sự phát

triển của huyện. Hoạt động của chi nhánh đã kịp thời cung ứng nguồn vốn đáp ứng
cho nhu cầu đầu tư của các cá nhân sản xuất kinh doanh, hộ gia đình... thực hiện tốt
hơn công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Krông Nô.
Ngân hàng AGRIBANK chi nhánh huyện Krông Nô được giao nhiệm vụ đầu tư
phát triển đối với khu vực nông nghiệp. vì vậy, ngân hàng Nông nghiệp và phát triển
nông thôn luôn coi trọng thị trường nông nghiệp, nông thôn, tiếp tục mở rộng cho vay
hộ sản xuất, kinh tế trang trại, chuyển đổi cơ cấu cây trông vật nuôi…
Ngày nay, Ngân hàng AGRIBANK chi nhánh huyện Krông Nô đã thay đổi cơ
bản về bộ mặt, hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngày càng ổn định. Cơ sở vật chất
ngày càng khang trang, có trụ sở tại khu vực trung tâm huyện.

19


Chuyên đề tốt nghiệp
2.1.2.2 Sơ đồ tổ chức

GIÁM ĐỐC

P.GIÁM ĐỐC

Phòng kế toán –

Phòng kế hoạch kinh

ngân quỹ

doanh

Tổ tín dụng


Tổ thẩm định

Chú thích:
Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
2.1.2.3 Chức năng các bộ phận

Giám đốc: là người chịu tránh nhiệm toàn bộ mọi hoạt động của đơn vị trước
pháp luật và Giám đốc cấp trên, lãnh đạo và điều hành mọi hoạt động kinh doanh của
chi nhánh, điều hành chung, trực tiếp phụ trách công tác tổ chức. Trong hoạt động cho
vay, Giám đốc chi nhánh chịu trách nhiệm chỉ đạo điều hành nghiệp vụ kinh doanh nói
chung và hoạt động cấp cho vay nói riêng trong phạm vi được ủy quyền.
Phòng kế hoạch kinh doanh: (Gồm 1 trưởng phòng, 1 phó phòng, và 3 cán bộ cho
vay chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban giám đốc) có chức năng phụ trách tất cả các vấn
đề liên quan đến hoạt động cho vay của chi nhánh.

20


Chuyên đề tốt nghiệp
Tổ tín dụng:
− Nghiên cứu chiến lược khách hàng cho vay, phân loại khách hàng và đề xuất các chính
sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư cho vay
khép kín: sản xuất, chế biến, gắn cho vay sản xuất, lưu thông và tiêu dùng.
− Xây dựng các mô hình cho vay thí điểm thử nghiệm trong địa bàn, đồng thời theo dõi,
đánh giá, sơ kết, tổng kết, đề xuất Tổng giám đốc cho phép nhân rộng.
− Thường xuyên phân loại nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất giải
pháp khắc phục.
Tổ thẩm định:

− Thu thập, quản lí, cung cấp những thông tin phục vụ cho việc thẩm định và phòng
ngừa rủi ro khi cho vay.
− Tổ chức kiểm tra công tấc thẩm định của chi nhánh.
− Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định.
Phòng kế toán – ngân quỹ: (Gồm 1 trưởng phòng, 1 phó phòng, 4 nhân viên kế
toán, 1 thủ quỹ) có trách nhiệm hoạch toán kinh doanh và thu tiền mặt.
− Đối với bộ phận kế toán:
• Tổ chức tốt các nghiệp vụ thanh toán, tài chính, hạch toán theo quy định kế toán của
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.
• Tổ chức quản lý hệ thống sổ sách, chứng từ kế toán theo chế độ quy định.
• Tổ chức hạch toán phân tích, hạch toán tổng hợp các loại tài khoản về nguồn vốn và sử
dụng vốn của toàn chi nhánh.
• Lập báo cáo tài chính và các loại báo cáo theo quy định và theo yêu cầu của giám đốc.
− Đối với bộ phận ngân quỹ:
• Thực hiện việc dự trữ tiền mặt, thu chi tiền mặt, chuyển tiền, thu chi trong nội bộ ngân
hàng.
• Thực hiện nghiệp vụ phát triển tiền vay vốn theo quy định, quản lý an toàn kho quỹ và
vận chuyển tiền mặt đi đường.
2.1.3 Những sản phẩm của AGRIBANK chi nhánh huyện Krông Nô.
2.1.3.1 Dịch vụ tiền gửi

− Tiền gửi (bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ).

21


Chuyên đề tốt nghiệp
− Tiền gửi tiết kiệm: không kỳ hạn, có kỳ hạn, hưởng lãi bậc thang, phát hành giấy tờ có
giá.
2.1.3.2 Dịch vụ tín dụng


− Tín dụng đầu tư: sản xuất kinh doanh.
− Tín dụng xuất khẩu.
− Tín dụng tiêu dùng.
2.1.3.3 Dịch vụ bảo lãnh







Bảo lãnh vay vốn.
Bảo lãnh thanh toán.
Bảo lãnh dự thầu.
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
Bảo lãnh hoàn thanh toán.
2.1.3.4 Dịch vụ thanh toán trong nước

− Gửi tiền.
− Chuyển tiền.
− Thanh toán hóa đơn.
2.1.3.5 Dịch vụ thẻ

− Thẻ nội địa.
− Thẻ quốc tế.
2.1.3.6 Dịch vụ chuyển tiền

− Chuyển tiền điện tử trong nước.
− Chuyển tiền từ nước ngoài về Viêt Nam qua hệ thống chuyển tiền.


22


Chuyên đề tốt nghiệp
2.1.3.7 Dịch vụ khác

− Ngân hàng điện tử: mobile banking, Internet Banking.
− Cho thuê tài chính.
− Dịch vụ bảo hiểm (ABIC)
2.1.4 Kết quả hoạt động của NHNo & PTNT chi nhánh huyện Krông Nô.
2.1.4.1 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Agribank chi nhánh
Krông Nô – Đăk Nông.

Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Krông Nô từ 2013 – 2015 khá tốt.
Nét nổi bật ở đây là sự tăng lên của tổng tài sản, doanh thu và lợi nhuận. Tổng tài sản
năm 2013 là 3.808 tỷ đồng, năm 2014 là 3.952,21 tỷ đồng tăng 3.787% so với năm
2013, đến năm 2015 tổng tài sản đạt 4.169,89 tỷ đồng tăng 5.508% so với năm 2014.
Điều này chứng tỏ Chi nhánh đã không ngừng gia tăng cơ sở vật chất, trang thiết bị
phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.
Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank krông Nô
giai đoạn 2013 – 2015.
(Đơn vị: triệu đồng)
2013
Chỉ tiêu

Số tiền

Tổng doanh thu
Thu nhập từ lãi cho vay

Thu nhập từ hoạt động dịch vụ
Thu nhập khác
Tổng chi phí
Chi trả lãi
Chi về dịch vụ thanh toán và ngân quỹ
Chi nộp thuế
Chi nộp các khoản phí, lệ phí
Chi cho nhân viên
Chi cho hoạt động quản lí công cụ
Chi khấu hao cơ bản TSCĐ
Chi khác về tài sản
Chi nộp bảo hiểm, BHTG, bồi thường BHTG
Chi về hoạt động khác
Lợi nhuận

36.391
33.893
1.790
708
18.161
15.790
18
39
6
1.310
737
140
95
19
7

18.230

2014
2015
Chênh
Chênh
Số tiền
Số tiền
lệch (%)
lệch (%)
38.479
5,7 39.045
1,5
35.892
5,9 36.064
0,5
2.234
24,8
2.513
12,5
353
-50,1
468
32,6
20.021
10,2 21.987
9,8
16.484
4,4 18.380
11,5

98
444,4
101
3,1
79
102,6
59
-25,3
4
-33,3
24
500
1.810
38,2
1.720
-5
890
20,8
910
2,2
442
215,7
580
31,2
47
-50,5
54
14,9
150
689,5

145
-3,3
12
71,4
14
16,7
18.458
1,3 17.058
-7,6

(Nguồn: Phòng tín dụngAgrinbank - chi nhánh Krông Nô).

23


Chuyên đề tốt nghiệp
Qua bảng số liệu trên ta thấy kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh chưa
thực sự tốt qua các năm 2013,2014 và năm 2015, kết quả đó được thể hiện rõ qua tình
hình tổng thu và tổng chi.
Về tình hình doanh thu: nhìn chung thu nhập của chi nhánh tăng lên qua các năm.
Năm 2013 đạt 36.391 triệu đồng. Sang năm 2014, con số này tăng lên thành 38.479
triệu đồng và đến năm 2015 con số này là 39.045 triệu đồng. Cụ thể từ nguồn thu lãi là
chủ yếu của chi nhánh với tỷ trọng luôn trên 80%. Năm 2014 thu nhập từ hoạt động
này là 35.892 triệu đồng tăng 5,9% so với năm 2013 là 33.893 triệu đồng. Sang năm
2015, doanh thu của chi nhánh vẫn tăng nhưng tăng không mạnh bằng năm 2014.
Trong năm 2015 tổng doanh thu đạt 39.045 triệu đồng tăng 1,5% so với năm 2014 là
38.479 triệu đồng.
Đối với chi phí, cũng như thu nhập số tiền mà ngân hàng phải chi ra nhiều nhất là
cho hoạt động tiền gửi, chi trả lãi luôn chiếm một tỷ trọng cao trong tổng chi phí vì để
nguồn vốn huy động của ngân hàng đảm bảo được nhu cầu vay vốn ngày càng tăng

nên ngân hàng đã thúc đẩy việc huy động nguồn vốn từ dân cư, tổ chức kinh tế, các tổ
chức tín dụng. Năm 2013 chi trả lãi là 15.790 triệu đồng và vẫn tiếp tục gia tăng trong
các năm tiếp theo năm 2014 là 16.484 triệu đồng tăng 4,4% so với năm 2013 là 15.790
triệu đồng. Các chi phí còn lại nhìn chung đều có xu hướng tăng quan 3 năm. Tổng chi
phí năm 2013 đạt 18.161 triệu đồng và đến năm 2014 là 20.021 triệu đồng, năm 2015
là 21.987 triệu đồng. Lợi nhuận của ngân hàng tăng lên trong năm 2014 là 1,3% ứng
với mức tăng là 228 triệu đồng so với năm 2013 nhưng năm 2015 lợi nhuận của chi
nhánh lại giảm 7,6% so với năm 2014 ứng với mức giảm là 1.400 triệu đồng. Điều này
cho thấy các khoản chi phí của ngân hàng bỏ ra trong hoạt động của mình là chưa thực
sự hợp lý, tạo điều kiện không tốt cho việc mở rộng quy mô kinh doanh của chi nhánh
trong thời gian tới.

24


Chuyên đề tốt nghiệp
Biểu đồ 2.1: doanh thu và lợi nhuận của Agri bank Krông Nô
giai đoạn 2013 – 2015.

(Nguồn: Phòng tín dụng Agribank – chi nhánh Krông Nô).
2.1.4.2 Hoạt động huy động vốn của Agribank chi nhánh huyện Krông Nô từ năm 2013
đến năm 2015.

Nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, phục vụ cho việc phát triển kinh tế trên địa bàn huyện Krông Nô với phương
hướng chuyển dịch cơ cấu đầu tư, phát triển kinh tế nhiều thành phần, NHNo&PTNT
chi nhánh huyện Krông Nô đã tích cực thu hút các nguồn vốn. NHNo&PTNT chi
nhánh huyện Krông Nô là ngân hàng tự chủ động trong kinh doanh, hoạt động nguồn
vốn luôn được xem là vấn đề chiến lược hàng đầu trong việc kinh doanh của ngân
hàng. Xuất phát từ nhu cầu của nền kinh tế, Chi nhánh đã đề ra nhiều biện pháp huy

động vốn đa dạng, phù hợp để thu hút khách hàng.

25


×