Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Đảng bộ tỉnh hưng yên lãnh đạo phát huy vai trò của phụ nữ từ năm 1997 đến năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 113 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------&----------

LÊ VĂN NGUYÊN

ĐẢNG BỘ TỈNH HƢNG YÊN LÃNH ĐẠO
PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ
TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2014

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------&----------

LÊ VĂN NGUYÊN

ĐẢNG BỘ TỈNH HƢNG YÊN LÃNH ĐẠO
PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ
TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2014
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60 22 03 15

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Phạm Thị Lƣơng Diệu

Hà Nội - 2015




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Công
trình được thực hiện dưới sự hướng dẫn của Tiến sỹ Phạm Thị Lương
Diệu – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia
Hà Nội.
Các tư liệu được sử dụng trong luận văn đảm bảo tính khách quan,
khoa học và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 2015
Học viên

Lê Văn Nguyên


BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH HƢNG YÊN

Nguồn: />

BẢNG MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BCH:

Ban chấp hành

BTV:

Ban thường vụ

CNH - HĐH:

HĐND:

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Hội đồng nhân dân


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1. CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH
HƢNG YÊN TRONG PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TỪ NĂM
1997 ĐẾN NĂM 2005 .................................................................................... 10
1.1. Các yếu tố tác động, quyết định đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh
Hưng Yên trong việc phát huy vai trò của phụ nữ ...................................... 10
1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ................................................ 10
1.1.2. Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát huy vai trò của
phụ nữ ....................................................................................................... 13
1.1.3. Tình hình phụ nữ tỉnh Hưng Yên trước năm 1997 ........................ 16
1.2. Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên trong phát huy
vai trò của phụ nữ từ năm 1997 đến năm 2005 ........................................... 20
1.2.1. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên ....................................... 20
1.2.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ (1997-2005) ................. 23
Chƣơng 2. ĐẢNG BỘ TỈNH HƢNG YÊN LÃNH ĐẠO PHÁT HUY VAI
TRÒ CỦA PHỤ NỮ TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2014 .............................. 41
2.1. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên .............................................. 41
2.1.1. Hoàn cảnh lịch sử và những yêu cầu mới đặt ra ............................ 41
2.1.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên ....................................... 45
2.2. Sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên ............................................... 49
2.2.1. Chỉ đạo phát huy vai trò của phụ nữ thông qua việc tiếp tục kiện
toàn và củng cố Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh .............................................. 49
2.2.2. Chỉ đạo phát huy vai trò của phụ nữ trong hoạt động kinh tế ........ 53

2.2.3. Chỉ đạo phát huy vai trò của phụ nữ trong công tác tuyên truyền
các hoạt động xã hội ................................................................................. 60
Tiểu kết Chương 2 ........................................................................................... 63


Chƣơng 3. NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM ............................................ 65
3.1. Nhận xét ................................................................................................ 65
3.1.1. Về ưu điểm ..................................................................................... 65
3.1.2. Về hạn chế ...................................................................................... 72
3.2. Một số kinh nghiệm chủ yếu ................................................................ 77
Tiểu kết chương 3............................................................................................ 87
KẾT LUẬN .................................................................................................... 89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 92
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 100


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước,
trong đó phụ nữ giữ một vai trò quan trọng trực tiếp tham gia vào quá trình
ấy. Vốn sinh sống trong một đất nước với nền văn minh nông nghiệp, dựa
trên nền tảng nghề trồng lúa nước và thủ công nghiệp nên phụ nữ Việt Nam
với sự tỉ mỉ, cần cù lao động họ đã trở thành lực lượng lao động sản xuất
chính của xã hội. Nhưng phụ nữ lại là tầng lớp dễ bị tổn thương bị áp bức,
bóc lột, chịu nhiều bất công của xã hội, nên luôn có yêu cầu được giải phóng
và sẵn sàng giải phóng mình khỏi những áp bức bóc lột đó khi có cơ hội. Họ
cần một con đường đúng đắn và một chế độ biết tôn trọng những giá trị đích
thực của họ để dẫn đường.
Đầu năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập. Cương lĩnh
chính trị đầu tiên của Đảng đã ghi: “Nam nữ bình quyền”, Đảng sớm nhận rõ,

phụ nữ là lực lượng quan trọng của cách mạng và đề ra nhiệm vụ: Đảng phải
giải phóng phụ nữ, gắn liền giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp với giải
phóng phụ nữ. Đảng đặt ra: Phụ nữ phải tham gia các đoàn thể cách mạng
(công hội, nông hội) và thành lập tổ chức riêng cho phụ nữ để lôi cuốn các
tầng lớp phụ nữ tham gia cách mạng.
Ngày 20/10/1930, với nhu cầu của thực tế sự phát triển của cách mạng,
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chính thức được thành lập. Sự kiện lịch sử
này thể hiện sâu sắc quan điểm của Đảng đối với vai trò của phụ nữ trong
cách mạng, đối với tổ chức phụ nữ và đối với sự nghiệp giải phóng phụ nữ.
Ngày nay, trong quá trình CNH-HDH đất nước Phụ nữ có mặt trong
hầu hết trong các hoạt động kinh tế, chính trị và xã hội. Phụ nữ với bản tính
cần cù và tỉ mỉ, trong quá trình phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp
nhẹ hay những ngành nghề về thủ công nghiệp, những công việc liên quan

1


đến sự khéo léo của phụ nữ, họ đang phát huy tốt khả năng và năng lực của
mình. Phụ nữ Việt Nam, họ có mặt ở các nhà máy hay xí nghiệp cũng như
những vị trí lãnh đạo tại các cơ quan hành chính sự nghiệp. Phụ nữ nông thôn
cũng đang phát huy khả năng của mình với những phong trào thi đua phụ nữ
hỗ trợ giúp nhau phát triển kinh tế, giảm nghèo và thực tế cho thấy rằng vai
trò của phụ nữ là cực kì quan trọng. Chính vì vậy, nhận thức được những điều
đó, Đảng và Nhà nước Việt Nam càng coi trọng và đảm bảo quyền bình đẳng
giới của phụ nữ hơn, nó được thể hiện trong các văn bản pháp luật về giới và
những chính sách cải thiện đời sống tinh thần của phụ nữ.
Đảng và Nhà nước còn thể hiện sự quan tâm tới tầm quan trọng của phụ
nữ thông qua hoạt động tăng cường hơn nữa phụ nữ tham gia vào các công tác
quản lý và hoạt động của nhà nước trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước với đội ngũ cán bộ nữ đông đảo. Sự nhận thức về vai trò quan trọng

của phụ nữ của Đảng và Nhà nước được thể hiện điển hình thông qua Nghị
quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị, Về công tác phụ nữ thời kì đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã chỉ rõ: “Phát huy vai trò, tiềm năng
to lớn của phụ nữ trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và
bảo vệ tổ quốc, nâng cao địa vị phụ nữ, thực hiện bình đẳng giới trên mọi lĩnh
vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội là một trong những nhiệm vụ và mục tiêu
quan trọng của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ mới”[31, tr.2].
Tuy nhiên, trên thực tế sự quan tâm của Đảng tới vấn đề phụ nữ vẫn
còn nhiều thiếu sót khi lực lượng phụ nữ ở nông thôn còn thất nghiệp với tỷ lệ
cao. Tình trạng bạo hành gia đình, phân biệt nam nữ vẫn còn tồn tại trong xã
hội hiện nay. Theo thống kê của Tòa án nhân dân tối cao, trong 5 năm (2003 2008), các tòa án địa phương đã thụ lý và giải quyết sơ thẩm 352.047 vụ ly
hôn, trong đó có đến 186.954 vụ vợ bị chồng đánh đập, ngược đãi, chiếm
53,1% trong số các nguyên nhân dẫn đến ly hôn [30, tr.1].

2


Đảng bộ tỉnh Hưng Yên cũng xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của địa
phương cùng sự tiếp thu Chủ trương của Đảng và Nhà nước cũng nhận thức
được vai trò quan trọng của phụ nữ và quan tâm đến vấn đề phụ nữ của tỉnh
bộ thông qua việc tái lập tỉnh cũng là thời điểm Hội LHPN tỉnh được thành
lập nhằm kiện toàn các tổ chức chính trị tỉnh và bộ máy hành chính của tỉnh
Hưng Yên.
Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đã phát huy vai trò của phụ nữ thông qua Hội
LHPN là tổ chức trực tiếp triển khai những Chủ trương của Đảng bộ tới phụ
nữ cơ sở. Những mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh qua các giai đoạn.
Đặc biệt lực lượng phụ nữ đóng một vai trò quan trọng hiện nay góp phần vào
chương trình và mục tiêu xây dựng “Nông thôn mới” của Đảng bộ tỉnh đang
triển khai cùng các chương trình hành động xã hội đều có sự góp mặt của phụ
nữ. Điều này được thể hiện thông qua các chủ trương và nghị quyết cụ thể của

từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội.
Việc tìm hiểu về sự lãnh đạo Đảng bộ tỉnh Hưng Yên phát huy vai trò
của phụ nữ từ năm 1997 tới 2014 nhằm đưa ra một cách nhìn hệ thống và cụ
thể sự nhận thức của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên về vai trò của phụ nữ thông qua
những chủ trương chỉ đạo và những sáng tạo của Đảng bộ với hoàn cảnh cụ
thể của tỉnh. Đồng thời luận văn cũng đưa ra được những đánh giá về ưu
điểm, hạn chế và rút ra những kinh nghiệm thực tiễn là một trong những việc
làm cần thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn về những vấn đề Đảng bộ tỉnh
Hưng Yên làm được và chưa làm được trong quá trình phát huy vai trò của
phụ nữ.
Vì những lý do đó, tôi chọn vấn đề “Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo
phát huy vai trò của phụ nữ từ năm 1997 đến năm 2014” làm luận văn thạc
sỹ, chuyên ngành Lịch Sử Đảng Cộng sản Việt Nam.

3


2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Đề tài về phụ nữ luôn hấp dẫn và thu hút nhiều sự quan tâm của các
nhà nghiên cứu cả trên phương diện lý luận và thực tiễn. Để đề cập tới những
công trình liên quan đến đề tài này tôi chia thành hai nhóm công trình nghiên
cứu như sau:
Nhóm 1: Các công trình, bài viết về phụ nữ, vai trò của phụ nữ
Cuốn Lịch sử phong trào phụ nữ Việt Nam, xuất bản năm 1981, do
Nguyễn Thị Thập chủ biên đã trình bày một cách xuyên xuốt về lịch sử ra
đời cũng như đấu tranh và phát triển của phụ nữ Việt Nam qua các thời kì
cách mạng.
Cuốn Truyền thống Phụ nữ Việt Nam, xuất bản năm 2001, của Trần
Quốc Vượng đã đưa đến một cách nhìn sâu sắc của tác giả về người phụ nữ
Việt Nam xưa và nay. Những truyền thống của người phụ nữ được tác giả trình

bày khá rõ thông qua những phong tục, tập quán và các hoạt động kinh tế.
Thực trạng và đề xuất giải pháp đổi mới nội dung và phương thức hoạt
động của Hội LHPN Việt Nam, năm 2012 do nhóm tác giả thuộc Trung ương
Hội LHPN Việt Nam làm chủ nhiệm đề tài. Công trình này đi sâu vào mô tả
về thực trạng tổ chức và phương thức hoạt động của Hội LHPN Việt Nam, và
một số đề xuất góp phần cho công tác tổ chức và hoạt động của Hội LHPN
phát triển trong thời gian tới. Công trình không tập trung vào làm nổi bật vai
trò lãnh đạo của Đảng trong việc xây dựng tổ chức và hoạt động của Hội
LHPN mà mới chỉ để cập khái quát ở mức cơ sở lý luận.
Lịch sử phong trào phụ nữ tỉnh Hưng Yên (1930-2000), xuất bản tháng
10 năm 2002, Công trình là sự khái quát về lịch sử hình thành và quá trình
phát triển của Hội LHPN tỉnh Hưng Yên từ năm 1930 tới năm 2000.
Ngoài ra, còn một số công trình nghiên cứu về lịch sử phong trào phụ
nữ cũng góp phần khẳng định vai trò vị trí của phụ nữ Việt Nam như: Hai

4


mươi năm một chặng đường phát triển của phụ nữ Việt Nam 1975-1995, của
tác giả Lê Minh (chủ biên), Nhà xuất bản Phụ nữ, 1996; Những nét sơ lược về
phong trào phụ nữ từ ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Ban
Tuyên huấn Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Nhà xuất bản Phụ
nữ, 1961.
Nhóm 2: Các công trình, bài viết về sự lãnh đạo của Đảng, vai trò
quản lý của Nhà nước đối với phụ nữ
Luận văn khoa học lịch sử của tác giả Nguyễn Thị Hà, (2008), Đảng
với cuộc vận động Phụ nữ 1930-1945, Trường Đại Học Khoa học Xã hội và
Nhân văn Hà Nội, đã đi sâu vào nghiên cứu đường lối vận động phụ nữ dưới
sự lãnh đạo của Đảng và diễn tiến phong trào đấu tranh của phụ nữ dưới sự
lãnh đạo của Đảng giai đoạn 1930-1945.

Luận văn khoa học lịch sử của tác giả Trần Thị Minh Hải (2010), Đảng
với cuộc vận động phụ nữ từ năm 1986 đến năm 2009, đã tập hợp được một
cách cụ thể và chính xác những chủ trương của Đảng về vận động phụ nữ từ
năm 1986 tới năm 2009 qua việc nêu lên những quan điểm của chủ nghĩa Mác
– Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Luận văn khoa học lịch sử của tác giả Trương Thị Thủy (2012), Đảng
lãnh đạo xây dựng tổ chức và hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
từ năm 1986 đến năm 1996 trình bày hệ thống quan điểm, chủ trương của
Đảng liên quan đến tổ chức và hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
trong những năm 1986 – 1996.
Luận văn khoa học lịch sử của tác giả Hồ Thị Liên Hương (2013),
Đảng với hoạt động đối ngoại của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam từ năm
1996 đến năm 2010 trình bày sự chỉ đạo của Đảng với hoạt động đối ngoại
nhân dân thông qua chủ thể là Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam từ năm 1996
đến năm 2010.

5


Những công trình khoa học trên đây đã đạt được những thành tựu
nghiên cứu cơ bản ban đầu. Các công trình này đã tập hợp được cơ bản đầy
đủ những Chủ trương, Nghị quyết của TW Đảng về những vấn đề liên quan
đến phụ nữ nói chung. Ở mỗi công trình nghiên cứu, các tác giả đi theo một
hướng nghiên cứu về các khía cạnh khác nhau liên quan đến phụ nữ như: lịch
sử hình thành, quá trình xây dựng và hoạt động của Hội LHPN, hay những
vấn đề liên quan đến phụ nữ phát triển kinh tế, phụ nữ với các hoạt động đối
ngoại, hay phụ nữ với các hoạt động xã hội.
Tuy nhiên, ở mỗi công trình nghiên cứu họ lại đề cập đến một vấn đề
nghiên cứu khác nhau, mà vấn đề liên quan đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh
Hưng yên trong quá trình phát huy vai trò của phụ nữ lại chưa có tác giả nào

đề cập. Vì vậy, luận văn của tôi kế thừa những thành tựu của những công
trình đi trước về các nguồn tư liệu liên quan đến Chủ trương, Nghị quyết của
TW Đảng về vấn đề phụ nữ và những phương pháp tiếp cận vấn đề, liên quan
tới đề tài được đề cập ở mức độ khác nhau về sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng
phát huy vai trò của phụ nữ. Công trình nghiên cứu của tôi sẽ góp phần đưa ra
một hướng nghiên cứu về quá trình Đảng bộ cơ sở phát huy vai trò của phụ ở
từng địa phương. Luận văn của tác giả sẻ góp phần làm rõ hơn, bổ cứu cho
những khoảng trống trong nghiên cứu về vấn đề Đảng lãnh đạo và phát huy
vai trò của phụ nữ, với chủ thể là Đảng bộ tỉnh Hưng Yên phát huy vai trò của
phụ nữ từ năm 1997 đến năm 2014.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn tập trung làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Hưng
Yên về phát huy vai trò của phụ nữ từ năm 1997 đến năm 2014; nhận xét sự lãnh
đạo của Đảng bộ tỉnh và rút ra những kinh nghiệm có ý nghĩa tham khảo về việc
phát huy vai trò của phụ nữ tại tỉnh Hưng Yên trong giai đoạn mới.

6


3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn có nhiệm vụ:
- Làm rõ cơ sở hình thành chủ trương, chính sách của Đảng bộ tỉnh Hưng
Yên về phát huy vai trò của phụ nữ ở địa phương.
- Phân tích, luận giải làm rõ chủ trương, chính sách và sự chỉ đạo thực
hiện của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên về phát huy vai trò của phụ nữ trên địa
bàn tỉnh.
- Đánh giá những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân, rút ra kinh nghiệm từ
quá trình lãnh đạo phát huy vai trò của phụ nữ của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên từ
năm 1997 đến năm 2014.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu Luận văn là các chủ trương, chính sách và sự chỉ
đạo của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đối với việc phát huy vai trò của phụ nữ từ
năm 1997 đến năm 2014.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nghiên cứu các chủ trương, chính sách, biện pháp tổ chức
thực hiện, công tác tổng kết, kiểm tra, đánh giá... của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên
đối với việc phát huy vai trò của phụ nữ, cụ thể: phát huy vai trò của phụ nữ
thông qua việc xây dựng và củng cố Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh; phát huy vai
trò của phụ nữ trong hoạt động kinh tế; và phát huy vai trò của phụ nữ trong
công tác tuyên truyền các hoạt động xã hội.
- Về thời gian: Bắt đầu từ năm 1997 (thời điểm tách tỉnh Hải Hưng thành
hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên) đến năm 2014 – là 17 năm Hưng Yên tái
lập tỉnh và cũng là thời điểm học viên đăng ký đề tài nghiên cứu.
- Về không gian: Luận văn nghiên cứu quá trình lãnh đạo phát huy vai trò
của phụ nữ của Đảng bộ tỉnh trên địa bàn toàn tỉnh Hưng Yên.

7


5. Cơ sở lý luận, nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về phụ nữ,
phát huy vai trò của phụ nữ.
5.2. Nguồn tư liệu
Luận văn dựa vào các nguồn tài liệu cơ bản sau để nghiên cứu:
- Các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam có liên quan đến phụ nữ,
phát huy vai trò của phụ nữ;

- Các văn kiện, chỉ thị, nghị quyết của Đảng bộ và chính quyền tỉnh Hưng
Yên trong việc phát huy vai trò của phụ nữ;
- Các tài liệu của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hưng Yên, Cục Thống kê của
tỉnh Hưng Yên về vấn đề này từ năm 1997 đến năm 2014;
- Ngoài ra, luận văn cũng tham khảo những công trình, bài viết có liên
quan đến đề tài nghiên cứu.
5.3. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chính là phương pháp lịch
sử và phương pháp logic, ngoài ra luận văn còn kết hợp dùng các phương
pháp khác như phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh... Các phương pháp đó
được vận dụng phù hợp với yêu cầu của từng nội dung trong luận văn.
6. Đóng góp của đề tài
Luận văn có những đóng góp chính sau:
- Khái quát chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về phụ
nữ qua các văn kiện Đảng thời kỳ Đổi mới – đây là yếu tố chi phối sự lãnh
đạo của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên; cùng với đó là trình bày các yếu tố có tác
động, ảnh hưởng đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đến việc phát
huy vai trò của phụ nữ tỉnh trước năm 1997 như điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh.

8


- Hệ thống hóa những chủ trương, chính sách, biện pháp mà Đảng bộ tỉnh
Hưng Yên đã thực hiện để lãnh đạo phát huy vai trò của phụ nữ trong tỉnh từ
năm 1997 đến năm 2014; đồng thời phục dựng lại bức tranh về vai trò của
phụ nữ tỉnh Hưng Yên qua các giai đoạn: 1997-2005; 2006-2014.
- Đánh giá ưu, nhược điểm, nêu nguyên nhân và rút những kinh nghiệm từ
quá trình Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo phát huy vai trò của phụ nữ từ
năm 1997 đến năm 2014.
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu,

giảng dạy những vấn đề liên quan đến phát huy vai trò của phụ nữ của Đảng
bộ và chính quyền tỉnh Hưng Yên tại các trường Đảng, các trung tâm chính trị
tại địa phương.
7. Bố cục Luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Danh mục tài liệu tham khảo,
Luận văn gồm ba chương:
Chương 1. Chủ trƣơng và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Hƣng Yên
trong phát huy vai trò của phụ nữ từ năm 1997 đến năm 2005
Chương 2. Đảng bộ tỉnh Hƣng Yên lãnh đạo đẩy mạnh phát huy
vai trò của phụ nữ từ năm 2006 đến năm 2014
Chương 3. Nhận xét và kinh nghiệm

9


Chương 1
CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH HƢNG YÊN TRONG
PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2005

1.1. Các yếu tố tác động, quyết định đến sự lãnh đạo của Đảng bộ
tỉnh Hƣng Yên trong việc phát huy vai trò của phụ nữ
1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
Điều kiện tự nhiên
Hưng Yên là vùng đất hình thành sớm ở trung tâm châu thổ sông Hồng,
có ranh giới tiếp giáp với 6 tỉnh và thành phố. Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Ninh,
địa phận huyện Thuận Thành, địa giới dài 16km. Phía Đông giáp Hải Dương,
chiều dài 93km. Phía Đông Nam giáp tỉnh Thái Bình, chiều dài 26km, có
sông Luộc làm ranh giới. Phía Tây Bắc và Tây Nam giáp Hà Nội, Hà Nam
với chiều dài 67km, có sông Hồng làm giới hạn. Hưng Yên có diện tích tự
nhiên là 923.093 km2 trong đó có huyện Khoái Châu có diện tích lớn nhất:

130.861km, thành phố Hưng Yên có diện tích nhỏ nhất: 20.151km [9, tr. 5].
Địa hình nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, địa hình tỉnh tương đối
bằng phẳng, không có biển và đồi núi.
Đất đai trong tỉnh được hình thành từ sớm do phù sa sông Hồng bồi đắp.
Khí hậu tỉnh Hưng Yên cũng giống các tỉnh thuộc vùng đồng bằng
sông Hồng đó là nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên khí hậu của
địa phương chia làm hai mùa nóng lạnh rõ rệt. Nhiệt độ trung bình hàng năm
là 23 độ C, lượng mưa trung bình dao động từ 1800 đến 2200mm/năm, tập
trung chủ yếu tới 70% vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 8. Thời kì khô lạnh
từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Độ ẩm bình quân các tháng trong năm là
85,5% [9, tr.7].
Tỉnh Hưng Yên có nhiều sông ngòi, ở phía Tây có sông Hồng chảy qua
tỉnh dài xấp xỉ 60km, phía Nam có sông Luộc. Sông Tử Dương còn gọi là

10


sông Nghĩa Trụ, chảy đến giữa tỉnh thì chia làm hai lưu Loan Ái và Thổ Hoàng
rồi đổ vào sông Trương thuộc huyện Thanh Miện của tỉnh Hải Dương. Phía
Đông là sông Cửu An - dòng sông cũ đã bị bồi lấp, dòng sông mới từ phía Đông
huyện Phù Cừ đến phía Đông huyện Ân Thi, qua cầu Sặt sang tỉnh Hải Dương.
Khí hậu và đất đai cùng hệ thống sông trong tỉnh phong phú rất thuận
lợi cho việc sản xuất nông nghiệp, thích hợp để bố trí một cơ cấu cây trồng và
vật nuôi đa dạng có nguồn gốc nhiệt đới và một số cây trồng có nguồn gốc ôn
đới như cây lúa, hoa màu, cây ăn quả, cây công nghiêp… Tuy nhiên khí hậu
như vậy cũng có một số hạn chế như mùa mưa thường tập trung vào một thời
gian ngắn nên dễ gây ngập úng và thường kèm theo bão, mùa lạnh cũng
thường xuất hiện những đợt rét đậm, rét hại ảnh hưởng tới sản xuất và sinh
hoạt của nhân dân trong tỉnh.
Hiện nay Hưng Yên có 10 đơn vị hành chính cấp huyện, thị là : Thị xã

Hưng Yên (nay là Thành phố Hưng Yên, các huyện Văn Lâm, Văn Giang,
Mỹ Hào, Yên Mỹ, Khoái Châu, Ân Thi, Kim Động, Tiên Lữ, Phù Cừ, với 161
xã, phường và thị trấn).
Điều kiện kinh tế - xã hội
Hưng Yên cũng giống như các vùng khác thuộc đồng bằng Bắc Bộ, là
tỉnh đất chật người đông. Nhờ chính sách trọng nông của nhà nước phong kiến,
vùng đất Hưng Yên được khai thác từ rất sớm. Nhà Trần đã cho phép các vương
hầu được chiêu mộ dân phiêu tán đến khai hoang, lập ấp, dựng điền trang dọc
theo sông Hồng. Hệ thống đê quai vạc dọc sông Hồng được xây đắp cùng với
việc đào nắn nhiều mương ngòi dẫn nước để tiêu úng chống hạn. Thời Lê, đội
ngũ hà đê chánh, phó sứ giúp nhiều cho công việc đê điều, thủy lợi.
Tuy nhiên, việc độc canh cây lúa và việc phụ thuộc nhiều vào thiên
nhiên khắc nghiệt không đủ đảm bảo cho cuộc sống thường nhật của người
dân, do đó nhiều nghề phụ đã ra đời tạo ra các làng nghề thủ công, phường
thủ công nổi tiếng ra đời.

11


Hoạt động thương mại, buôn bán của Hưng Yên phát triển từ khá sớm,
và khá mạnh. Ngoài truyền thuyết về Chử Đồng Tử - Tiên Dung được coi như
tổ sư nghề buôn, ta còn thấy xuất hiện nhiều làng chuyên buôn bán, bến chợ
bên bờ sông Hồng từ Mễ Sở xuống tận thị xã Hưng Yên. Làng Huê Cầu
(Nghĩa Trụ - Văn Giang) có người buôn bán khắp các tỉnh, thành như: Hà
Nội, Nam Định, Thái Bình, Thái Nguyên, Cao Bằng, Hải Dương. Làng Đa
ngưu (Văn Giang) có tới hơn 70% số hộ buôn bán thuốc bắc, cung cấp 9/10
thuốc bắc cho các hiệu thuốc ở Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định và các tỉnh bắc
Trung Bộ. Làng Đồng Tỉnh ở Nghĩa Trụ Văn giang, cả làng đi buôn thuốc lào
và cau, có nhiều cơ sở ở Nghệ An, Hà Đông, Thái Nguyên. Đặc biệt, với Phố
Hiến – tiền cảng, cảng sông, cảng chợ của Thăng Long vô cùng sầm uất đã

biến vùng đất này thành trung tâm buôn bán và đô hộ từ rất sớm. Nếu hồi đầu
thế kỉ XIII, nơi đây mới xuất hiện làng Hoa Dương của quan quân nhà Tống
lánh nạn Nguyên – Mông thì đến thế kỉ XVII, dưới thời Lê - Trịnh, nó đã trở
thành Phố Hiến với cảng sông Vạn Lai Triều, tấp nập tàu thuyền của ngoại
quốc vào ra buôn bán. Các nước Hà Lan, Bồ Đào Nha, Pháp đã dựng nhiều
thương điếm làm cho phố xá càng tấp nập đông vui.
Dân số Hưng Yên, theo điều tra dân số năm 2011, toàn Tỉnh có
1.137.294 người. Mật độ dân số là 1.145 người/km [9, tr.5].
Đặc điểm tự nhiên và các hoạt động kinh tế, xã hội cơ bản là thuận lợi
đã tạo điều kiện cho Đảng bộ tỉnh Hưng Yên có những chiến lược phát triển
kinh tế nông nghiệp phù hợp với từng vùng trong tỉnh và khai thác được tối
đa hiệu suất mà điều kiện tự nhiên mang lại đồng thời tận dụng được tối đa
nguồn nhân lực nông nhàn đặc biệt là phụ nữ nhằm khai thác và phát huy
được vai trò của phụ nữ ở từng vùng nông thôn.
Với những vùng đất có sông Hồng bồi đắp phù sa, như Văn Giang,
Khoái Châu, Kim Động, thì thuận lợi cho phát triển nông nghiệp theo hướng

12


chuyên canh cây ăn quả lâu năm hay phù hợp với trồng cây hoa màu, rất phù
hợp với bàn tay khéo léo tỉ mỉ của phụ nữ. Những Huyện như Văn Lâm, Mỹ
Hào, Yên Mỹ là những vùng đất có tuyến giao thông thuận lợi nên rất thu hút
được các nhà máy, xí nghiệp có vốn đầu tư trong nước cũng như nước ngoài
đầu tư phát triển, nhờ vậy mà Đảng bộ tỉnh Hưng Yên cũng rất chú trọng thu
hút vốn đầu tư phát triển các nhà máy xí nghiệp nhằm tạo công ăn việc làm
cho nguồn nhân lực đang có trên địa bàn tỉnh. Vì vậy mà trong các giai đoạn
phát triển kinh tế và xã hội của tỉnh Hưng Yên. Đảng bộ tỉnh cũng đã chú
trọng tới những điều kiện tự nhiên cụ thể để có những bước đi phù hợp với
từng vùng trong tỉnh, phát huy được vai trò của từng vùng cũng như từng bộ

phận nguồn nhân lực cụ thể trong đó có phụ nữ.
1.1.2. Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát huy vai trò
của phụ nữ
Ngay từ đầu khi Đảng mới thành lập. Những nhận thức mới về phụ nữ
đã tạo điều kiện cho họ phát huy hết tài năng và đức hạnh của mình góp phần
quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước.
Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời năm 1930, với Chính cương văn tắt
khẳng định “nam nữ bình quyền” [40, tr.2]. Trong Án nghị quyết của Hội
nghị Trung ương tháng 10-1930 nêu rõ: “Lực lượng cách mạng của phụ nữ là
một cái lực lượng rất trọng yếu. Nếu quảng đại quần chúng phụ nữ không
tham gia vào những cuộc tranh đấu cách mạng thì cách mạng không thắng lợi
được. Bởi vậy nên công tác trong quần chúng phụ nữ không phải là một cái
nhiệm vụ phụ thuộc của Đảng; công tác ấy chánh là một cái nhiệm vụ lớn và
rất trọng yếu” [40, tr.188].
Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội Đại
Biểu Toàn Quốc lần thứ VI (15/12/1986) khẳng định: Phụ nữ nói chung và
lao động nữ nói riêng, có những đặc điểm cần chú ý. Để phát huy vai trò to

13


lớn của phụ nữ trong sự nghiệp cách mạng, cần làm cho đường lối vận động
phụ nữ của Đảng được thấu suốt trong cả hệ thống chuyên chính vô sản,
được cụ thể hóa thành chính sách, luật pháp. Các cơ quan nhà nước, với sự
phối hợp của các đoàn thể, cần có những biện pháp thiết thực tạo thêm nhiều
việc làm, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ nữ, chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em,
thực hiện đúng Luật hôn nhân và gia đình. Tạo điều kiện cho phụ nữ kết hợp
được nghĩa vụ công dân với chức năng làm mẹ, xây dựng gia đình hạnh
phúc [41, tr.450].
Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 11 NQ/TW về “Công tác phụ nữ

thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước” nhằm tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng, tiếp tục đổi mới công tác phụ nữ, để phụ nữ tham gia đóng góp ngày
càng nhiều và có hiệu quả hơn cho sự phát triển của đất nước, gia đình và xã
hội. Nghị quyết khẳng định, trong suốt quá trình cách mạng, Ðảng Cộng sản
Việt Nam luôn quan tâm lãnh đạo công tác phụ nữ và thực hiện mục tiêu bình
đẳng giới. Trong thời kỳ đổi mới, chủ trương của Ðảng về công tác phụ nữ và
bình đẳng giới được thể hiện xuyên suốt trong Nghị quyết Ðại hội Ðảng, các
nghị quyết và chỉ thị của Trung ương Ðảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công
tác quần chúng, công tác vận động phụ nữ, công tác cán bộ nữ. Nhà nước đã
ban hành nhiều chính sách cụ thể nhằm tạo điều kiện để phụ nữ phát triển và
thúc đẩy bình đẳng giới.
Xây dựng, phát triển vững chắc đội ngũ cán bộ nữ tương xứng với vai
trò to lớn của phụ nữ là yêu cầu khách quan, là nội dung quan trọng trong
chiến lược công tác cán bộ của Ðảng. Công tác phụ nữ là trách nhiệm của cả
hệ thống chính trị, của toàn xã hội và từng gia đình. Trong đó, hạt nhân lãnh
đạo là các cấp ủy đảng, trách nhiệm trực tiếp và chủ yếu là cơ quan quản lý
nhà nước các cấp, vai trò chủ thể là phụ nữ mà nòng cốt là các cấp Hội Liên
hiệp Phụ nữ Việt Nam. Thực tế, ở Việt Nam, phụ nữ chiếm khoảng 51% dân

14


số và 48% lực lượng lao động, phụ nữ Việt Nam hiện đang có mặt trên hầu
hết các lĩnh vực, ngành nghề, tham gia tích cực vào các hoạt động phát triển
kinh tế, tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội. Hiện Việt Nam là một trong
những nước có tỷ lệ nữ đại biểu quốc hội cao nhất thế giới, 25% nữ đại biểu
Quốc hội, 2 nữ Phó Chủ tịch Quốc hội, 1 nữ Phó Chủ tịch nước, 2 nữ bộ
trưởng và nhiều nữ thứ trưởng [71, tr.2].
Trong thời kỳ đất nước bước vào CNH-HĐH đổi mới đất nước, Hội
LHPN Việt Nam đã đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, đáp ứng yêu

cầu của thực tiễn cũng như nguyện vọng của các tầng lớp phụ nữ. Các cấp hội
phụ nữ đã có nhiều phương thức hoạt động, vận động phụ nữ cả nước phát
huy tính năng động, sáng tạo, khắc phục khó khăn, vươn lên thực hiện tốt cả
hai chức năng “giỏi việc nước, đảm việc nhà”, nhất là trong lao động sản xuất,
giúp nhau xóa đói giảm nghèo với các phong trào “ngày tiết kiệm vì phụ nữ
nghèo”, “phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, cần kiệm xây dựng đất
nước”... Đã có hàng triệu lượt phụ nữ nghèo được hướng dẫn kiến thức, kinh
nghiệm làm ăn, vay vốn hàng chục nghìn tỷ đồng để xóa đói, giảm nghèo,
nhiều chị em vươn lên làm kinh tế giỏi, khẳng định vai trò của mình trong gia
đình, xã hội. Hơn bao giờ hết, phụ nữ Việt Nam tiếp tục tỏ rõ năng lực và
khẳng định vai trò vị trí của mình. Thực hiện thông điệp “Bình đẳng cho phụ
nữ là tiến bộ của tất cả chúng ta”, Việt Nam phấn đấu đến năm 2020, phụ nữ
được nâng cao trình độ về mọi mặt, có trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp
vụ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc
tế; có việc làm, được cải thiện rõ rệt về đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần;
tham gia ngày càng nhiều hơn công việc xã hội, bình đẳng trên mọi lĩnh vực;
đóng góp ngày càng lớn hơn cho xã hội và gia đình. Phấn đấu để Việt Nam là
một trong các quốc gia có thành tựu bình đẳng giới tiến bộ nhất của khu vực.

15


Những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đã thể hiện rất rõ
sự quan tâm và chú trọng phát huy những vai trò và tiềm năng của phụ nữ để
khai thác tối đa những nguồn lực chất lượng phục vụ công tác quản lý hành
chính cũng như quá trình phát triển kinh tế, xã hội, đẩy mạnh sự phát triển của
đất nước.
1.1.3. Tình hình phụ nữ tỉnh Hưng Yên trước năm 1997
Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hưng Yên được thành lập vào tháng 1 năm
1947, dưới sự lãnh đạo của Hội, phong trào phụ nữ của tỉnh đã đạt được nhiều

thành tích quan trọng góp phần vào việc tuyên truyền, động viên và ủng hộ
cho kháng chiến tạo nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp,
đem lại hòa bình cho đất nước.
Đất nước hòa bình bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, phụ
nữ tỉnh Hưng Yên dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh và trực tiếp là Hội Liên
hiệp phụ nữ Hưng Yên đã phát huy truyền thống tốt đẹp của mình, khắc phục
những khó khăn, cùng nhân dân trong tỉnh thực hiện thắng lợi nhiệm vụ, mục
tiêu kinh tế, chính trị, xã hội. Nhưng một thời kỳ dài hoạt động với bộ máy
hành chính là tỉnh Hải Hưng cũ, Hội Liên Hiệp phụ nữ hoạt động với sự phân
tán và rộng, đội ngũ cán bộ then chốt còn hạn chế, làm cho hiệu xuất hoạt
động phát huy vai trò của hội còn chưa hiệu quả. Và yêu cầu cần có một cơ
chế hoạt động mới cũng được đáp ứng phù hợp với hoàn cảnh khi mà việc
tách tỉnh được diễn ra vào năm 1997.
Ngày 1-1-1997 Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh được thành lập cùng với sự
kiện tái lập tỉnh Hưng Yên sau gần 3 thập kỷ hợp nhất với tỉnh Hải Dương
thành tỉnh Hải Hưng (từ tháng 3 năm 1968 đến tháng 1 năm 1997). Tỉnh
Hưng Yên được tái lập các tầng lớp phụ nữ nói riêng phải đối diện với những
khó khăn ban đầu về cơ sở vật chất, trụ sở làm việc và các điều kiện phục vụ
cho công tác và đời sống. Song với truyền thống và tinh thần trách nhiệm cao

16


của mình, các cấp cán bộ và nhân viên trong cơ quan Tỉnh Hội đã đoàn kết
thống nhất, khắc phục những khó khăn tham mưu với Ban chấp hành lâm thời
Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, kịp thời triển khai ngay các công tác Hội, củng cố
tổ chức và nắm tình hình phong trào cơ sở. Tỉnh Hội đã bám sát Nghị quyết
của Tỉnh ủy, sự chỉ đạo của Trung ương Hội, tiếp tục chỉ đạo, tổ chức thực
hiện “2 cuộc vận động và 5 chương trình trọng tâm” của Hội nhằm phát huy
vai trò quan trọng của các tầng lớp phụ nữ:

- Chương trình nâng cao kiến thức, trình độ và năng lực cho phụ nữ
- Chương trình hỗ trợ phụ nữ tạo việc làm, tăng thu nhập
- Chương trình chăm sóc sức khỏe phụ nữ, trẻ em, thực hiện sinh đẻ có kế
hoạch, nuôi dạy con tốt, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng tiến bộ, hạnh phúc
- Chương trình xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, góp phần chăm lo
đào tạo cán bộ hội, cán bộ nữ
- Chương trình nghiên cứu và giám sát
Và hai cuộc vận động “phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây
dựng gia đình hạnh phúc” và “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình”.
Những chương trình phát triển kinh tế này của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên
đã được đưa ra trong mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và được Hội
phụ nữ cụ thể hóa đưa xuống cơ sở nhằm phù hợp với thực tiễn của các tầng
lớp phụ nữ của địa phương và những hoạt động này luôn phối hợp chặt chẽ
với các ngành có liên quan để lồng ghép công tác của Hội với các phong trào
phụ nữ của địa phương cụ thể.
Những chương trình hành động của tỉnh hội phụ nữ đưa ra luôn bám sát
vào các mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh trong các giai đoạn nhằm phát huy
tối đa vai trò của phụ nữ trong thời kì phát triển kinh tế-xã hội.
Tuy nhiên, bước đầu khi tái lập tỉnh, những khó khăn và tồn tại mà
không chỉ các Ban, Ngành, Đoàn thể khác trong toàn tỉnh gặp phải như cơ sở

17


vật chất và hạ tầng và vấn đề con người cũng là một vấn đề cần thiết cần giải
quyết. Hội phụ nữ tỉnh Hưng Yên cũng đang tồn tại những khó khăn và cần
được Đảng bộ tỉnh Hưng Yên nhanh chóng đưa ra những chủ trương chỉ đạo
tỉnh Hội để góp phần kiện toàn hơn nữa khả năng phát huy vai trò của phụ nữ
trong tỉnh. Những khó khăn về tổ chức và con người gặp phải trong giai đoạn
bước đầu khó khăn đó là:

Thứ nhất, là vấn đề trình độ và học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, kiến
thức văn hóa - xã hội của một bộ phận không nhỏ phụ nữ còn thấp. Phụ nữ
nông dân ít được đào tạo nghề. Phụ nữ nghèo phần lớn bị mù chữ, và đặc biệt
hơn đó chính là trình độ văn hóa của bộ phận nữ thanh niên, nhất là ở nông
thôn có xu hướng giảm do chưa nhận thức đươc tầm quan trọng của kiến thức
văn hóa dẫn tới tình trạng bỏ học do nhiều nguyên nhân. Đây chính là những
trở ngại lớn đối với phụ nữ tỉnh Hưng Yên trong khi bước vào quá trình hội
nhập phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Thứ hai, là vấn đề lao động và việc làm của phụ nữ trong thời kỳ này là
vấn đề gay gắt. Tỷ lệ lao động nữ ở các ngành tương đối cao nhưng do ít được
đào tạo, trình độ văn hóa, chuyên môn và tay nghề còn thấp, xu hướng không
muốn nhận lao động nữ là phổ biến.
Thứ ba, trong lĩnh vực gia đình và sức khỏe của phụ nữ cũng còn nhiều
khó khăn, tồn tại. Chi phí cho học tập, khám chữa bệnh tốn kém so với mức
thu nhập chung, các tệ nạn xã hội, hủ tục trong ma chay, cưới xin, tình trạng
vi phạm luật hôn nhân và gia đình có chiều hướng gia tăng ảnh hưởng tới
cuộc sống gia đình và người phụ nữ.
Thứ tư, hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Hưng Yên còn gặp
nhiều khó khăn khi tỉnh mới được tái lập, với những nội dung công tác mới và
đội ngũ cán bộ làm công tác còn thiếu về số lượng. Vì vậy mà nhiều nội dung
tuyên truyền còn gặp nhiều khó khăn.

18


×