Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐẢNG bộ TỈNH HƯNG yên LÃNH đạo PHÁT TRIỂN các KHU, cụm CÔNG NGHIỆP từ năm 2010 đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 92 trang )

“Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo phát triển khu, cụm công nghiệp
từ năm 2005 đến năm 2015”
1. Lý do chọn đề tài
Để phát triển nền kinh tế, giữ vững sự ổn định chính trị - xã hội, đảm
bảo QP, AN của một quốc gia, đòi hỏi cần phải phát huy mọi yếu tố nội lực
và ngoại lực. Trong đó, vấn đề đầu tư phát triển công nghiệp là một nhân tố
quan trọng cho sự ổn định phát triển bền vững của đất nước.
Lịch sử phát triển của nền kinh tế thế giới cũng như từng quốc gia đã chứng
minh cho chúng ta thấy được vị trí, vai trò to lớn của công nghiệp đối với sự phát
triển của xã hội, nó đã tạo ra nguồn của cải vật chất vô cùng to lớn đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của con người. Phát triển các K,CCN có ý nghĩa quan trọng nhằm
thu hút các nguồn lực để phát triển công nghiệp thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế trong thực hiện CNH, HĐH ở Việt Nam. Các K,CCN có vai trò to
lớn đối với phát triển kinh tế, củng cố QP, AN trong quá trình hội nhập quốc tế
hiện nay. Xây dựng các K,CCN cho phép phát huy tối đa những lợi thế hiện có của
cả nước và của từng địa phương. Mặt khác, K,CCN là nơi thu hút vốn đầu tư nước
ngoài và đầu tư trong nước nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh
đó K,CCN còn là nơi thu hút và tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, góp
phần giải quyết một số vấn đề KT - XH khác, tạo điều kiện cho chúng ta tiếp cận
với kỹ thuật và công nghệ hiện đại của các nước tiên tiến thông qua đó chúng ta
học hỏi cách quản lý khoa học và nâng cao tay nghề của đội ngũ công nhân.
Hưng Yên là một Tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, có vị trí quan trọng
trong phát triển KT - XH và củng cố QP, AN; nằm trong vùng ảnh hưởng trực
tiếp của vùng động lực tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.
Những năm qua, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển KT XH, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hưng Yên đã có nhiều chủ trương, giải pháp và
hành động cụ thể để phát triển mạnh các ngành kinh tế. Trong đó, tập trung đầu tư


phát triển mạnh các K,CCN trên cơ sở khai thác và phát huy tiềm năng, lợi thế của
từng địa phương trong Tỉnh. Chính những chủ trương đúng đắn trong lãnh đạo
phát triển K,CCN đã trở thành động lực to lớn cho sự phát triển KT - XH của tỉnh


Hưng Yên trong những năm qua, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân trong
tỉnh, đưa Hưng Yên thoát khỏi tình trạng Tỉnh nghèo, kém phát triển.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, việc phát triển
K,CCN của tỉnh Hưng Yên còn bộc lộ một số hạn chế yếu kém, chưa ngang
tầm với yêu cầu, tiềm năng và thế mạnh của Tỉnh. Vì vậy nghiên cứu quá
trình Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo phát triển K,CCN, đánh giá kết quả,
rút ra những kinh nghiệm, từ đó đề xuất những chủ trương, biện pháp cụ thể
để tiếp tục phát triển K,CCN không chỉ là một yêu cầu cơ bản mà còn là vấn
đề cấp bách đặt ra đối với Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hưng Yên hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Nhóm các công trình nghiên cứu những vấn đề chung về phát triển
K,CCN ở Việt Nam
Viện Kinh tế học (1994), Kinh nghiệm thế giới về phát triển khu công
nghiệp, khu chế xuất và đặc khu kinh tế; Đề tài khoa học cấp Nhà nước của
Bộ Xây dựng, ký hiệu KX 11-13 (1996), Cơ sở hình thành các khu công

nghiệp tập trung ở Việt Nam; Trần Trọng Hanh (1998), Quy hoạch quản
lý và phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam, Nxb Xây dựng, Hà Nội;
Ngô Thế Bắc (2000), “Khu chế xuất, khu công nghiệp ở Việt Nam hiện nay”,

Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (5), tr.30-32; Đề tài cấp Bộ của Bộ Kế hoạch và
Đầu tư (2002), Nghiên cứu mô hình quản lý Nhà nước về khu công

nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam; Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2004), “Phát
triển khu công nghiệp và khu chế xuất ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập
quốc tế”, Kỷ yếu hội thảo; Nguyễn Chơn Chung, Trương Giang Long

2



(2004), Phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất trong quá trình

công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Trương Thị
Minh Sâm (2004), Các giải pháp nhằm nâng cao vai trò và hiệu lực quản

lý Nhà nước vể bảo vệ môi trường ở các khu công nghiệp, khu chế xuất,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội; Vũ Anh Tuấn (2004), “Phát triển khu công
nghiệp, khu chế xuất, những vấn đề đặt ra”, Tạp chí Phát triển kinh tế, (2);
Nguyễn Ngọc Dũng (2005) “Một số vấn đề xã hội trong việc xây dựng và
phảt triển các khu công nghiệp ở Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và dự báo,
(383), tr.33- 35; Nguyễn Hữu Dũng (2008), “Phát triển khu công nghiệp với
vấn đề lao động việc làm ở Việt Nam”, Tạp chí Cộng sản, (149), tr.19-22;
Nguyễn Văn Hùng (2009), Một số vấn đề về đổi mới công tác quy hoạch và
phát triển khu công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường ở nước ta”, Tạp chí

Khu công nghiệp (135), tr.37-39; Đỗ Đức Quân (2010), Một số giải pháp
nhằm phát triển bền vững nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ trong quá
trình xây dựng, phát triển các khu công nghiệp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội; Võ Thanh Thu (2010), “Những giải pháp cho sự phát triển bền

vững các khu công nghiệp Việt Nam”. Tạp chí Phát triển kinh tế,
(77), tr.10-13.
* Nhóm các công trình nghiên cứu về phát triển K,CCN ở các địa phương
Võ Văn Một (2004), Tổng kết quá trình xây dựng phát triển các khu
công nghiệp và thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (1991- 2004), Nxb
Tổng hợp, Đồng Nai; Phạm Văn Thanh (2005), Một số giải pháp phát triển
khu công nghiệp tập trung tại tỉnh Đồng Nai đến năm 2010, Luận án tiến sĩ
Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội; Phạm Đắc Đương (2006),
Tác động của khu công nghiệp tập trung đối với củng cố quốc phòng trên địa
bàn thành phố Hà Nội hiện nay, Luận văn cao học Kinh tế, Học viện Chính


3


trị quân sự; Nguyên Khắc Thanh (2007), Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lãnh đạo
xây dựng khu công nghiệp trong những năm đổi mới từ năm 1986 đến năm
2005, Luận án tiến sĩ Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị quân sự; Nguyễn

Quốc Nghi (2009), “Nhu cầu nhà ở của công nhân tại các khu công
nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ, thực trạng và giải pháp", Tạp chí
Phát triển kinh tế (192). tr.47- 50; Nguyễn Ngọc Điệp (2009), “Một số giải

pháp phát triển các khu công nghiệp ở tỉnh Hưng Yên trong điều kiện

hội nhập kinh tế quốc tế ”, Tạp chí Kinh tế và dự báo (11) tr.35-37; Đinh
Phi Hổ (2010), “Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của cộng đồng dân cư đối
với sự phát triển các khu công nghiệp - trường hợp nghiên cứu điển hình ở
tỉnh Bến Tre”, Tạp chí Phát triển kinh tế, (7), tr.2-9; Trần Văn Liều (2009),
“Các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương vững bước trên con đường phát
triển", Tạp chí Kinh tế và dự báo, (17), tr.37-39; Nguyễn Thị Thanh Huyền
(2012), Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo phát triển công nghiệp từ năm

2000 đến năm 2010, Luận văn thạc sĩ Lịch sử Đảng, Trung tâm đào tạo,
bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị, Đại học Quốc gia Hà Nội; Phạm Thị
Hồng (2011), Vai trò của Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi đối với quá trình hình
thành và phát triển khu công nghiệp Dung Quất 1996-2006, Luận văn Thạc sĩ
Lịch sử Đảng, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; Đỗ Văn Trịnh
(2012), Phát triển khu, cụm công nghiệp tỉnh Thái Bình hiện nay, Luận văn
cao học Kinh tể chính trị, Học viện Chính trị ; Nguyễn Duy Diễn (2012), Một
số giải pháp thu hút đầu tư vào khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi,

Luận văn Kinh tế phát triển, Đại học Đà Nẵng.
* Nhóm những công trình nghiên cứu về phát triển công nghiệp và
K,CCN ở tỉnh Hưng Yên
Bùi Thế Cử (2016) Tác động của phát triển các khu công nghiệp đến
nông thôn qua nghiên cứu thực tiễn tại tỉnh Hưng Yên, Luận án tiến sĩ
chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp, Đại học Kinh tế Quốc dân. Luận án đã

4


xem xét sự tác động qua lại của phát triển KCN đến chính sách phát triển
nông thôn nhằm làm rõ sự thay đổi của chính sách do tác động của phát triển
các KCN và ngược lại. Đồng thời, nghiên cứu sâu kinh nghiệm phát triển
KCN của một số nước và một số địa phương ở nước ta, từ đó khái quát bài
học bổ ích về phát huy những tác động qua lại tích cực và hạn chế những tác
động qua lại tiêu cực giữa phát triển KCN với phát triển KT - XH nông thôn
và giữa phát triển KCN với chính sách phát triển nông thôn có thể áp dụng
trong thực tiễn phát triển KCN ở nước ta. Trần Tiến Dũng (2007) Tác động
của các khu công nghiệp đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hưng Yên,
Luận văn thạc sĩ Kinh tế Chính trị, Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên
lý luận chính trị, Đại học Quốc gia Hà Nội. Đề tài đã hệ thống hóa một số vấn
đề lý luận về KCN và bước đầu nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn trong nước
về việc hình thành, phát triển các KCN; phân tích những tác động chủ yếu của
KCN đến sự phát triển KT - XH ở Hưng Yên giai đoạn 1997 - 2005; đề xuất
một số định hướng và giải pháp sửa đổi, hoàn thiện cơ chế, chính sách phát
triển của Tỉnh để quản lý các KCN theo hướng phát triển bền vững. Nguyễn
Hữu Thắng (2012) Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo phát triển công
nghiệp từ năm 2001 đến năm 2010, Luận văn thạc sĩ Lịch sử Đảng, Học
viện Chính trị. Đề tài đã trình bày về vai trò của Đảng bộ Tỉnh trong quá
trình lãnh đạo phát triển công nghiệp nói chung, có đề cập khái quát tới việc

phát triển K,CCN, cũng như đáng giá thực trạng đề ra giải pháp thu hút đầu tư
cho các K,CCN của tỉnh Hưng Yên nói riêng. Tuy nhiên, các công trình nghiên
cứu về K,CCN ở tỉnh Hưng Yên chưa nhiều, đồng thời chưa tập trung làm rõ
chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ Tỉnh đối với phát triển K,CCN từ khi
tách Tỉnh đến nay. Công trình này là tài liệu có giá trị để tác giả tiếp cận, chắt
lọc thông tin, số liệu phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài về Đảng bộ tỉnh
Hưng Yên lãnh đạo phát triển K,CCN từ năm 2005 đến năm 2015.
Chương 1
CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH HƯNG YÊN

5


PHÁT TRIỂN KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2010

1.1. Những yếu tố tác động đến phát triển khu, cụm công nghiệp ở
tỉnh Hưng Yên (2005 - 2010)
1.1.1. Vị trí, vai trò của khu, cụm công nghiệp đối với phát triển kinh
tế - xã hội của tỉnh Hưng Yên
* Quan niệm về KCN và CCN
Theo Nghị định của Chính phủ số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/03/2008 quy định
về KCN, khu chế xuất và khu kinh tế thì khái niệm về KCN được hiểu như sau:
Khu công nghiệp: là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực
hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được
thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định của Chính phủ.
Khu chế xuất: là KCN chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch
vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý
xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục áp dụng đối với
KCN theo quy định của Chính phủ.
Khu công nghệ cao: là khu tập trung các doanh nghiệp công nghiệp kỹ

thuật cao và các đơn vị hoạt động phục vụ cho phát triển công nghệ cao bao
gồm nghiên cứu triển khai, khoa học - công nghệ, đào tạo và các dịch vụ có
liên quan, có ranh giới xác định.
Như vậy, theo Nghị định này, cả KCN, khu chế xuất và khu công nghệ
cao đều được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục áp dụng đối với
KCN quy định tại Nghị định này và được gọi chung là KCN.
Ngày 19/8/2009 Thủ tướng đã ban hành Quyết định số 105/2009/QĐTTg về việc ban hành Quy chế thành lập và quản lý CCN thống nhất trên cả
nước. Theo Quy chế này, CCN được hiểu như sau:
Cụm công nghiệp: là khu vực tập trung các doanh nghiệp, cơ sở sản
xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, cơ sở dịch vụ phục vụ sản xuất công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư
sinh sống; được đầu tư xây dựng chủ yếu nhằm di dời, sắp xếp, thu hút các cơ

6


sở sản xuất, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các cá nhân, hộ gia đình ở địa
phương vào đầu tư sản xuất, kinh doanh; do UBND các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương quyết định thành lập.
Quan niệm về phát triển K,CCN của tỉnh Hưng Yên
Phát triển K,CCN của tỉnh Hưng Yên là tổng thể các biện pháp, cách
thức mà Đảng bộ, chính quyền, nhân dân, các doanh nghiệp, các thành phần
kinh tế trong Tỉnh thực hiện nhằm lấp đầy, mở rộng quy mô, đầu tư về chiều
sâu các K,CCN của Tỉnh, làm cho các K,CCN ngày càng có vị trí quan trọng
trong sự phát triển KT - XH, QP, AN của Tỉnh.
* Vị trí, vai trò của K,CCN đối với sự phát triển của KT - XH của
tỉnh Hưng Yên
Thứ nhất, K,CCN góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đúng định
hướng phát triển KT - XH của Tỉnh
Là một tỉnh thuần nông tiến hành CNH, HĐH từ điểm xuất phát tương đối

thấp, nền kinh tế của Tỉnh có tỷ trọng ngành nông nghiệp lớn. Do vậy, phát triển
K,CCN sẽ góp phần làm chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang
công nghiệp, làm tăng tỷ trọng của các ngành công nghiệp, dịch vụ và làm giảm tỷ
trọng nông nghiệp của Tỉnh. Các K,CCN phát triển sẽ đóng vai trò là “đầu tàu”
cho sự phát triển ngành công nghiệp, làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa
trên thị trường trong và ngoài nước, đẩy nhanh tốc độ và kim ngạch xuất khẩu,
tăng nguồn thu ngoại tệ cho doanh nghiệp, nhằm mở rộng sản xuất, đổi mới trang
thiết bị, tích lũy kinh nghiệm trong quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh, làm
cho hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng cao.
Thứ hai, các K,CCN góp phần giải quyết việc làm cho một bộ phận lớn người lao động
Phát triển K,CCN là con đường đúng đắn và hiệu quả để phát triển
công nghiệp theo hướng hiện đại nhằm phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh
của Tỉnh, tạo ra sản phẩm có tính cạnh tranh mạnh, hàm lượng công nghệ cao
và có đóng góp lớn vào ngân sách của Tỉnh. Đặc điểm nổi bật của K,CCN là
thu hút rất nhiều lao động, do vậy sẽ tạo ra nhiều việc làm cho người lao

7


động, làm giảm tỷ lệ thất nghiệp. Đồng thời tham gia tích cực vào quá trình
phân công lao động và làm giảm các tiêu cực xã hội. Thực tiễn công tác lãnh
đạo phát triển K,CCN của tỉnh Hưng Yên đã cho thấy, khi các K,CCN bắt đầu
vào hoạt động (2003) mới chỉ giải quyết việc làm cho 2.300 lao động thì đến
năm 2015, các K,CCN trong Tỉnh đã giải quyết việc làm cho 45.694 người,
gấp 1,4 lần so với năm 2010, chiếm 24,20% tổng số lao động công nghiệp
toàn Tỉnh, trong đó chủ yếu là lao động địa phương [101, tr.2]. Việc thu hút
nhiều lao động làm việc tại các K,CCN cho thấy hiệu quả xã hội đem lại từ
các K,CCN của Tỉnh là rất lớn.
Thứ ba, phát triển K,CCN tạo ra các ngành công nghiệp mũi nhọn có
khả năng cạnh tranh cao trên thị trường

Để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh thì phải hình thành và phát
triển được các ngành công nghiệp, đặc biệt là các ngành mũi nhọn có hàm lượng
công nghệ cao như công nghiệp cơ khí chế tạo, luyện kim, thiết bị điện, điện tử,
tin học... Các ngành công nghiệp mũi nhọn này sẽ tạo ra các sản phẩm hàng hóa
có giá trị cao trên thị trường. K,CCN chính là nơi thuận lợi nhất để các doanh
nghiệp công nghiệp thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao
nhất, có điều kiện khai thác lợi thế và phát huy hiệu quả các yếu tố đầu vào của
sản xuất như vốn, công nghệ, lao động, đồng thời thúc đẩy quá trình nghiên cứu
và ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ mới. Từ đó, tạo điều kiện nâng cao
năng suất, giảm thiểu các chi phí giúp cho các doanh nghiệp nâng cao sức cạnh
tranh trên thị trường, góp phần gia tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu của Tỉnh,
đưa nền kinh tế tỉnh Hưng Yên tham gia hội nhập vào nền kinh tế quốc tế thông
qua trao đổi thương mại và thu hút đầu tư.
Thứ tư, Các K,CCN thu hút lượng vốn lớn từ nhiều nguồn để phát triển KT - XH
Việc phát triển K,CCN sẽ tạo môi trường thuận lợi thu hút các doanh
nghiệp công nghiệp cả trong nước và ngoài nước vào đầu tư sản xuất kinh doanh.
Chính vì vậy, các K,CCN sẽ là điểm đến hấp dẫn của các dòng vốn từ nhiều thành
phần kinh tế trong tỉnh và ngoài tỉnh, đặc biệt là khu vực kinh tế có vốn đầu tư
nước ngoài. Khi các doanh nghiệp trong K,CCN sử dụng tốt nguồn vốn sẽ trực
8


tiếp nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, từ đó giải quyết tốt việc làm cho
người lao động, tham gia đóng góp tích cực vào tổ chức đời sống xã hội; thúc đẩy
phát triển hạ tầng xã hội như trường học, bệnh viện, nhà ở, dịch vụ, ngân hàng…,
góp phần không nhỏ vào sự phát triển KT - XH của Tỉnh.
1.1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Hưng Yên tác
động đến phát triển khu, cụm công nghiệp
* Vị trí địa lý
Hưng Yên là một tỉnh có vị trí địa lý tương đối thuận lợi, đặc biệt vừa

là tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và là một trong 8 tỉnh thuộc
Vùng kinh tế Hà Nội. Tỉnh có tọa độ địa lý từ 20 06’ đến 21000’ vĩ độ Bắc và
từ 105085’ đến 106003’ Kinh Đông. Hưng Yên nằm ở trung tâm đồng bằng
Bắc Bộ, là một trong 7 tỉnh, thành thuộc Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ,
tiếp giáp với các vùng sau: phía Bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, phía Tây và Tây Bắc
giáp Thủ đô Hà Nội, phía Đông giáp tỉnh Hải Dương, phía Nam giáp tỉnh
Thái Bình, phía Tây Nam giáp tỉnh Hà Nam.
Hưng Yên có 10 đơn vị hành chính gồm: thành phố Hưng Yên và 9 huyện
đó là: Phù Cừ, Tiên Lữ, Kim Động, Ân Thi, Khoái Châu, Mỹ Hào, Yên Mỹ, Văn
Giang, Văn Lâm. Tổng diện tích tự nhiên khoảng 923.1 km2 [phụ lục 1].
Dân số toàn Tỉnh năm 2011 có 1.150.000 người, mật độ dân số 1.242
người/km2. Tốc độ tăng dân số năm 2011 khoảng 1,1% so với năm 2010.
Hưng Yên là tỉnh có mật độ dân số đông. Dân số thành thị chiếm 11% tổng
dân số của Tỉnh, dân số nông thôn chiếm 89%.
* Tiềm năng và các nguồn lực cho phát triển công nghiệp:
Tài nguyên đất
Theo số liệu thống kê, kiểm kê đất 1/10/2005, tổng diện tích đất tự
nhiên là 92.309,5 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 60.993,9 ha chiếm
66,08% tổng diện tích đất tự nhiên của Tỉnh; đất chuyên dùng là 15.273,9 ha
chiếm 16,55% tổng diện tích đất tự nhiên; đất ở là 9.138,3 ha chiếm 9,9%

9


tổng diện tích đất tự nhiên, đất chưa sử dụng và sông suối chiếm 7,47%. Diện
tích đất phi nông nghiệp năm 2010 tăng lên 36.824, 32 ha, chiếm 39,89%
tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó: diện tích đất chuyên dùng là 21.040,96
ha, chiếm 22,79% tổng diện tích đất tự nhiên của Tỉnh; riêng đất dành cho
KCN năm 2005 đạt 2.034,24 ha, chiếm 2,2%, năm 2010 đạt 3.350,37 ha,
chiếm 3,63% và đến năm 2015 đạt 3.658 ha, chiếm 3,97% tổng diện tích đất

tự nhiên của Tỉnh [98, tr.1]. Diện tích đất nông nghiệp phong phú, nhưng đất
xây dựng công nghiệp và đô thị còn hạn chế. Vì vậy, trong quá trình phát triển
công nghiệp không tránh khỏi việc sử dụng thêm phần đất nông nghiệp.
Nguồn nước và thủy văn:
Hưng Yên có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc với 2 hệ thống sông lớn
chảy qua là sông Hồng, sông Luộc. Bên cạnh đó, Hưng Yên còn có hệ thống
sông nội địa như: sông Cửu An, sông Kẻ Sặt, sông Hoan Ái, sông Nghĩa Trụ,
sông Điện Biên, sông Kim Sơn,... là điều kiện thuận lợi không chỉ cho sản
xuất nông nghiệp mà còn cho sự phát triển công nghiệp, sinh hoạt và giao
thông đường thuỷ. Nguồn nước ngầm của Tỉnh khá phong phú và dồi dào có
trữ lượng lớn, ước tính khoảng 160 triệu m 3. Các mỏ nước ngầm tốt nhất đều
nằm ở 2 huyện Văn Lâm và Mỹ Hào có trữ lượng khoảng 60 triệu m 3, có thể
khai thác phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và phát triển công nghiệp.
Tài nguyên khoáng sản:
Tỉnh Hưng Yên rất hạn chế về nguồn khoáng sản, khoáng sản chủ yếu
chỉ là nguồn cát đen và đất sét do sông Hồng và sông Luộc có lượng phù sa
cao chảy qua, nên dọc hai con sông này hình thành nhiều mỏ cát với trữ lượng
lớn. Theo số liệu của Liên hiệp khảo sát Bộ Xây dựng cho thấy, trữ lượng cát
của các mỏ cát lớn ven sông khoảng 6,35 triệu m 3 cát xây dựng và khoảng
3,65 triệu m3 cát san nền. Nguồn đất sét ở Hưng Yên khá lớn, gần như toàn bộ
diện tích của Tỉnh đều có mỏ đất sét, trong đó có các mỏ lớn như: Đồng Than,
Nghĩa Giang, Tân Việt… Trữ lượng đất sét cấp B ở khu vực có thể khai thác
sản xuất vật liệu xây dựng ước đạt khoảng 67,7 triệu m 3. Chất lượng đất sét ở

10


các mỏ được đánh giá tốt có thể dùng cho sản xuất vật liệu xây dựng như:
gạch, ngói, gốm dân dụng… Ngoài ra, Hưng Yên còn có nguồn than nâu
(thuộc bể than nâu vùng đồng bằng sông Hồng) có trữ lượng rất lớn (hơn 30

tỷ tấn) hiện chưa được khai thác. Trong bối cảnh các nguồn tài nguyên năng
lượng sơ cấp đang bị cạn kiệt dần, thì nguồn tài nguyên này là vô cùng quý
giá, góp phần định hướng trong tương lai về phát triển công nghiệp khai thác
khoáng sản năng lượng và sản xuất nhiệt điện.
Nguồn nhân lực:
Tổng số lao động trong độ tuổi hiện có của Tỉnh năm 2005 là 580.910
người, chiếm 51,2 dân số của Tỉnh. Trong đó lao động công nghiệp chiếm 14%
lực lượng lao động và chiếm 8% dân số của Tỉnh. Quan sát số liệu phân bố lực
lượng lao động theo các ngành kinh tế từ năm 2000 đến năm 2005 cho thấy có sự
chuyển dịch mạnh về cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế. Lực lượng lao động
ngành nông nghiệp giảm từ 448.395 người năm 2000 xuống còn 412.090 người
năm 2005, tương ứng tỷ lệ lao động trong nông nghiệp giảm mạnh từ 82,57%
năm 2000 xuống còn 70,94% năm 2005. Lực lượng lao động trong công nghiệp
tăng mạnh từ 41.777 người năm 2000 lên 81.467 người năm 2005, làm tăng tỷ lệ
lao động công nghiệp từ 7,69% năm 2000 lên 14,02% năm 2005. Như vậy, Hưng
Yên là tỉnh có tiềm năng về phát triển đội ngũ lao động có trình độ, tạo điều kiện
thuận lợi cho khả năng phát triển những ngành kỹ thuật cao trong sản xuất công
nghiệp như nhóm ngành cơ khí chế tạo, sản xuất thiết bị điện, điện tử, tin học…
tại các K,CCN trong toàn Tỉnh.
* Về kết cấu hạ tầng đảm bảo phát triển các K,CCN trên địa bàn Tỉnh
Giao thông vận tải
Đường bộ: Tỉnh có nhiều tuyến giao thông quan trọng chạy qua (cao
tốc Hà Nội – Hải Phòng, quốc lộ 5, 38, 39, 39B), gần các sân bay (Gia Lâm,
Nội Bài), gần các cảng biển (Hải Phòng, Cái Lân). Đến nay (2015) đã trải
nhựa 100% đường tỉnh và cơ bản đường huyện; xây dựng được 1.600km
đường giao thông nông thôn và 56 cầu [30, tr.17].

11



Đường thủy: Hưng Yên là tỉnh thuộc châu thổ sông Hồng, vì vậy mạng
lưới sông ngòi khá phát triển. Trên địa bàn Tỉnh có 2 con sông lớn chảy qua
có tổng chiều dài 92km (sông Hồng: 64km và sông Luộc: 28km), các sông
này có khả năng lưu thông cho các phương tiện sà lan có tải trọng 1.2001.600 tấn, tàu thủy 400 - 600 tấn. Còn lại là mạng lưới đường thủy ở các sông
địa phương có tổng chiều dài 113km.
Đây chính là điều kiện thuận lợi về mặt giao thông vận tải để Hưng
Yên đón nhận và tận dụng sự phát triển chung của vùng động lực tăng trưởng
kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh nhằm phát triển K,CCN.
Hệ thống điện
Hưng Yên có mạng lưới cấp điện phát triển tương đối hoàn chỉnh theo
quy hoạch trong hệ thống cấp điện miền Bắc; mật độ lưới điện của Tỉnh khá
phát triển. Thường xuyên xây dựng, cải tạo hệ thống đường dây, bảo đảm cơ
bản đủ đáp ứng cho các nhu cầu sử dụng điện trong công nghiệp, nông
nghiệp, đời sống và các nhu cầu khác trong Tỉnh. Đến nay, Hưng Yên có 1
trạm biến áp 220 KVA và 3 trạm biến áp 110 KVA, công suất 218.000 KW
đảm bảo cung cấp điện liên tục, ổn định và an toàn cho nhu cầu sử dụng điện
của mọi thành phần kinh tế. Điện năng thương phẩm bình quân đầu người
năm 2015 đạt 2.162 kWh/người. Đây chính là tiêu chí rất quan trọng về hạ
tầng công nghiệp để Hưng Yên xây dựng và phát triển các K,CCN.
Mạng lưới bưu chính viễn thông - công nghệ thông tin
Mạng lưới và dịch vụ bưu chính viễn thông của Hưng Yên đến
năm 2010 đã chuyển mạnh theo hướng công nghệ thế hệ mới, phát triển
các dịch vụ thông minh, đa chức năng. Đường truyền internet tốc độ
cao và mạng di động phủ sóng toàn Tỉnh có khả năng đáp ứng mọi nhu
cầu sử dụng thông tin của các doanh nghiệp và nhân dân trong Tỉnh, là
điều kiện thuận lợi để phát triển K,CCN.
Quy hoạch sử dụng đất

12



Hưng Yên đã quy hoạch 19 KCN với tổng diện tích 6.550 ha; trong đó,
có 13 KCN với tổng diện tích 3.535 ha đã được Thủ tướng Chính phủ chấp
thuận đưa vào quy hoạch KCN của cả nước, 9 KCN với diện tích 2.485 ha đã
được phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng. Tổng diện tích đất KCN chiếm
3,83% tổng diện tích đất tự nhiên toàn Tỉnh. Đã hình thành một số CCN để
thu hút và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ đầu tư sản xuất kinh
doanh, góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp của Tỉnh, nhất là ở các
huyện phía Nam [72, tr.2].
Như vậy, tỉnh Hưng Yên có lợi thế không nhỏ để phát triển K,CCN, là
địa phương có nhiều tiềm năng và thế mạnh thu hút dự án đầu tư trong và
ngoài nước vào các K,CCN tập trung. Những tiềm năng về tự nhiên, KT - XH
đã nêu chính là sự hội tụ điều kiện cần để Hưng Yên phát triển công nghiệp
nói chung và phát triển K,CCN nói riêng. Điều kiện đủ để phát triển K,CCN
đạt được hiệu quả như mong muốn hoàn toàn phụ thuộc vào nhân tố con
người, trong đó sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên luôn giữ vai trò
mang tính quyết định.
1.1.3. Chủ trương phát triển khu, cụm công nghiệp của Đảng
Phát triển K,CCN là nhân tố quyết định làm thay đổi căn bản phương thức
sản xuất, chuyển nền kinh tế từ sản xuất nông nghiệp truyền thống, tiểu nông sang
phương thức mới sản xuất hiện đại. Về mặt kinh tế, phát triển K,CCN làm thay
đổi phương thức sản xuất và cơ cấu kinh tế sang một bước phát triển mới về chất,
đó là nền kinh tế dựa trên nền đại công nghiệp tập trung, trình độ cao. Về mặt xã
hội phát triển K,CCN góp phần chuyển một số vùng nông thôn thành đô thị.
Quan điểm phát triển K,CCN được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ IX (2001) Đảng Cộng sản Việt Nam, thể hiện trong Chiến lược
phát triển KT - XH (2001 - 2010) đã xác định: “Quy hoạch phân bố hợp lý
công nghiệp trên cả nước. Phát triển có hiệu quả các khu công nghiệp, khu chế
xuất, xây dựng một số khu công nghệ cao, hình thành các cụm công nghiệp lớn
và khu kinh tế mở” [33, tr.136].


13


Triển khai thực hiện kế hoạch phát triển KT - XH 5 năm (2006 2010) cùng với việc “đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát
triển kinh tế tri thức tạo nền tảng để đưa nước ta cơ bản trở thành một
nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm năm 2020” [34, tr.186].
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (4/2006) đã có những định
hướng phát triển K,CCN: “Hoàn chỉnh quy hoạch phát triển các khu, cụm,
điểm công nghiệp trên cả nước; hình thành các vùng công nghiệp trọng
điểm; gắn việc phát triển sản xuất với bảo đảm nhà ở và các điều kiện
sinh hoạt cho người lao động...” [34, tr.198]. Chuyển các cơ sở công
nghiệp trong nội thành, nội thị, gần khu đông dân cư không bảo đảm tiêu
chuẩn môi trường vào các KCN tập trung hoặc các vùng ít dân cư. Huy
động các nguồn lực (nhà nước, doanh nghiệp, nhân dân, cộng đồng) để
xoá nhà ở dột nát, nhà ở tạm bợ cho người nghèo; phát triển nhanh quỹ
nhà để đáp ứng cơ bản nhu cầu nhà ở cho công chức, viên chức, người lao
động, sinh viên, học sinh, nhất là công nhân các K,CCN.
Có thể khẳng định, quan điểm của Đảng là phát triển các K,CCN theo
hướng nâng cao chất lượng; phát triển các K,CCN gắn với phát triển khu đô
thị, khu dân cư và các dịch vụ khác. Yêu cầu đối với các K,CCN là phải tạo ra
cơ sở vật chất kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp, mang hình ảnh
tập trung nhất mô hình CNH, HĐH; K,CCN phải tập trung mật độ cao nhất
lực lượng lao động lành nghề của đất nước, tiếp nhận trình độ quản lý tiên
tiến từ các quốc gia khác nhau nhằm không ngừng nâng cao trình độ lực
lượng lao động và quản lý kinh tế trong nước. Đồng thời K,CCN phải thể hiện
tập trung nhất vai trò quản lý vĩ mô, các quan điểm và định hướng chiến lược
phát triển KT - XH của Quốc gia.
Những chủ trương đúng đắn của Đảng và từ thực tiễn quá trình lãnh đạo,
chỉ đạo phát triển K,CCN ngay từ khi tái lập Tỉnh chính là cơ sở để Đảng bộ


14


tỉnh Hưng Yên đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát
triển K,CCN của Tỉnh trong giai đoạn 2005 - 2015.
1.1.4. Thực trạng phát triển khu, cụm công nghiệp của tỉnh Hưng Yên
trước năm 2005
* Ưu điểm
Thứ nhất, công tác lãnh đạo phát triển K,CCN đã được Tỉnh ủy quan
tâm lãnh đạo và chỉ đạo tích cực.
Trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2005, Tỉnh ủy Hưng Yên đã ban hành
Nghị quyết số 08/NQ-TU ngày 22 tháng 10 năm 2001 về phát triển công nghiệp và
tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2001 - 2005, Tỉnh ủy Hưng Yên đã quan tâm tới việc
xây dựng, phát triển K,CCN. Nghị quyết 08/NQ-TU xác định mục tiêu là: “Phải đẩy
nhanh quá trình phát triển các khu công nghiệp tập trung, hình thành một số cụm
công nghiệp làng nghề” [61, tr.3]. Để thực hiện mục tiêu đó, Nghị quyết đề ra một số
giải pháp chủ yếu đó là:
Quy hoạch các KCN tập trung, CCN, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề và
công bố rộng rãi cho nhân dân biết để cùng thực hiện, tham gia đóng góp đầu tư
phát triển. Từng bước giải quyết những vấn đề về môi trường, trước mắt các KCN,
các làng nghề đang bị ô nhiễm nặng, có phương án di chuyển xa các khu dân cư.
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào tại các KCN tập trung,
CCN, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề để thu hút đầu tư. Đối với các dự án
đầu tư vào các huyện còn gặp nhiều khó khăn, công nghiệp tâp trung chưa
phát triển được ưu đãi nhiều hơn.
Sớm công khai giá thuế đất, quy hoạch chi tiết các K,CCN và hình
thành Ban quản lý các dự án công nghiệp làm tiền đề cho Ban quản lý các
KCN, khi được Chính phủ phê chuẩn KCN.
Đa đạng hóa các hình thức đào tạo, bồi dưỡng, kết hợp với các trường

đào tạo chuyên nghiệp, các trung tâm dạy nghề của Trung ương và địa
phương. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế
trong và ngoài nước tham gia đào tạo cán bộ quản lý, đào tạo nghề.
15


Có qui định, cam kết giải quyết việc làm và điều tiết lao động đối với
các dự án đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, trong đó qui
định rõ trách nhiệm đối với hộ dân có đất bị thu hồi, trách nhiệm và mối quan
hệ trong giải quyết việc làm và điều tiết lao động trên địa bàn giữa chủ đầu tư,
các ngành, huyện và cơ sở, tạo điều kiện giải phóng mặt bằng nhanh để chủ
doanh nghiệp triển khai thực hiện dự án có hiệu quả.
Cải cách thủ tục hành chính vừa đảm bảo đúng pháp luật, vừa tạo điều
kiện cho việc thành lập doanh nghiệp, cấp đăng ký kinh doanh, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, giải phóng mặt bằng, thực hiện chính sách ưu
đãi đầu tư [61, tr.7-8].
Thứ hai, Các K,CCN được thành lập đi vào hoạt động đã bước đầu có
đóng góp nhất định vào sự phát triển KT - XH của Tỉnh
Từ chủ trương và giải pháp đúng đắn, kịp thời của Tỉnh ủy, Nghị quyết
đã sớm đi vào thực tiễn cuộc sống, trở thành quyết tâm của cả hệ thống chính
trị toàn Tỉnh, tạo bước đột phá quan trọng đối với sự phát triển của ngành
công nghiệp Tỉnh nói chung và sự phát triển của K,CCN nói riêng. Kết quả
đạt được trong kế hoạch 5 năm 2001 - 2005: 2 KCN đã đi vào hoạt động
theo qui chế quản lý KCN là KCN Phố Nối A (390 ha) và KCN Phố Nối B
(250 ha); 3 KCN được qui hoạch đang hoàn chỉnh thủ tục trình duyệt; 5
KCN phía Nam Tỉnh đang được qui hoạch và trình duyệt để phát huy hiệu
quả sử dụng cầu Yên Lệnh và tuyến vành đai 5 của phát triển công nghiệp
Thủ đô; 7 CCN làng nghề đã được phê duyệt trong số 10 cụm đã được qui
hoạch. Hiệu quả đóng góp của các K,CCN đối với sự phát triển KT - XH
của Tỉnh tăng đáng kể, trong 5 năm từ 2001 đến 2005, công nghiệp, tiểu

thủ công nghiệp phát triển nhanh, bình quân hàng năm tăng 26,7%, có năm
tăng trên 60%. Công tác vận động và thu hút đầu tư được đẩy mạnh, có 250
dự án với tổng số vốn đạt trên 700 triệu USD (trong đó có 37 dự án đầu tư

16


từ nguồn vốn nước ngoài), 98 dự án đi vào hoạt động với sản lượng chiếm
80% giá trị sản xuất công nghiệp hàng năm của Tỉnh, thu hút thêm 2,5 vạn
lao động, chủ yếu là lao động địa phương [63, tr.2-3].
Nguyên nhân của những ưu điểm đó là:
Nguyên nhân khách quan: Tỉnh có nhiều tiềm năng và thế mạnh cả về
điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội mà không phải địa phương nào cũng có,
đặc biệt là Tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và vùng động lực tăng
trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, là điểm thu hút khá hấp dẫn
đối với các nhà đầu tư.
Nguyên nhân chủ quan: Đảng bộ, chính quyền, các doanh nghiệp thuộc
mọi thành phần kinh tế và nhân dân trong Tỉnh có sự đồng thuận cao về chủ
trương, chính sách phát triển K,CCN, đã tạo được môi trường đầu tư tương
đối hấp dẫn các doanh nghiệp đầu tư xây dựng, phát triển các K,CCN và đầu
tư vào sản xuất, kinh doanh trong các K,CCN trong Tỉnh.
* Khuyết điểm
Mặc dù kết quả đã đạt được trong phát triển K,CCN là quan trọng, góp
phần thúc đẩy tăng trưởng KT - XH nhưng vẫn còn chưa tương xứng với tiềm
năng, thế mạnh của Tỉnh. Những hạn chế yếu kém làm kìm hãm đến việc phát
triển các K,CCN của Tỉnh nổi lên đó là:
Một là, cơ chế, chính sách còn thiếu và chưa tạo được động lực đủ
mạnh để các chủ đầu tư hăng hái đầu tư vào xây dựng hạ tầng các K,CCN.
Hai là, tỷ lệ lấp đầy trong các K,CCN còn ở mức chậm do cơ sở hạ
tầng kỹ thuật K,CCN còn thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu cần thiết của

việc sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài.
Ba là, công tác quy hoạch, đền bù giải phóng mặt bằng các KCN còn
chậm và lúng túng, công tác quản lý nhà nước về công nghiệp còn nhiều hạn
chế, bất cập.
17


Bốn là, dự án đăng ký đầu tư vào các K,CCN khá nhiều nhưng dự án có
qui mô lớn, hàm lượng công nghệ cao còn ít, nhiều dự án triển khai chậm, hiệu
quả KT - XH còn hạn chế, còn một số cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường.
Nguyên nhân của những khuyết điểm đó là:
Nguyên nhân khách quan:
Thời kỳ từ năm 1997 đến năm 2005 mới tái lập Tỉnh, do khó khăn
trong kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng hạ tầng nên việc tiếp nhận, bố trí các
dự án đầu tư vào các KCN đều dựa trên cơ sở hạ tầng sẵn có, chưa có hạ tầng
chung. Cơ sở vật chất thiếu thốn, xuống cấp do nhiều năm không được quan
tâm đầu tư; các đơn vị kinh tế phát triển nhỏ lẻ, manh mún; các nhà máy, xí
nghiệp, nhất là các nhà máy có hàm lượng công nghệ cao còn ít. Do vậy hiệu
quả đóng góp của K,CCN vào tốc độ tăng trưởng GDP của Tỉnh còn hạn chế.
Nguyên nhân chủ quan:
Thứ nhất, nhận thức và sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy Đảng ở một số
nơi còn hạn chế; công tác quản lý của chính quyền các cấp thiếu chặt chẽ và
chưa kiên quyết.
Thứ hai, cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho các doanh nghiệp
đầu tư vào các K,CCN chậm được cụ thể hóa; việc cải cách thủ tục hành
chính mặc dù đã được tiến hành nhưng kết quả vẫn còn nhiều hạn chế.
Thứ ba, đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về K,CCN còn
yếu và thiếu, chủ yếu là kiêm nhiệm vừa làm vừa rút kinh nghiệm.
Thứ tư, một số địa phương, cấp ủy, chính quyền chưa thấy hết được vai trò,

trách nhiệm của mình trong việc giải quyết những vướng mắc giữa chủ đầu tư với
nhân dân địa phương, đặc biệt là vấn đề đền bù giải phóng mặt bằng các K,CCN.
Những hạn chế yếu kém cũng như những nguyên nhân nêu trên đặt ra
yêu cầu Đảng bộ Hưng Yên phải khẩn trương khắc phục để phát triển K,CCN
nhanh và bền vững trong những năm tiếp theo.

18


1.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên về phát triển khu,
cụm công nghiệp (2005 - 2010)
Chủ trương phát triển K,CCN trong 5 năm (2005 - 2010) được thể hiện trong
các văn kiện, nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên. Cụ thể như: Đại hội đại biểu
Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2005 - 2010; Tỉnh uỷ khoá XVI đã
ban hành Nghị quyết số 03 về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp giai
đoạn 2006 - 2010.
1.2.1. Mục tiêu, phương hướng
* Mục tiêu, phương hướng chung
Mục tiêu chung
Tiếp tục đổi mới quản lý và cải cách thủ tục hành chính, hoàn thiện cơ
chế trong việc thu hút đầu tư nước ngoài, tỉnh ngoài, khai thác tốt lợi thế, đẩy
mạnh CNH, HĐH đạt mức tăng trưởng kinh tế cao và bền vững. Phấn đấu đến
năm 2010, Hưng Yên trở thành tỉnh khá trong cả nước, tạo cơ sở để trở thành
tỉnh công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại trước năm 2020 [29, tr.30].
Phương hướng
Xây dựng các KCN thực sự trở thành các trung tâm kinh tế - văn hóa,
có đóng góp quyết định vào sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
tăng thu ngân sách, giải quyết lao động, tạo động lực thúc đẩy các ngành,
vùng kinh tế khác phát triển nhanh, bền vững. Gắn chặt qui hoạch phát triển
CCN với phát triển thị trường, vùng nguyên liệu, giải quyết việc làm và bảo vệ môi

trường. Phát triển CCN phù hợp với qui mô theo từng giai đoạn, bảo đảm sự hài
hòa cân đối giữa các khu vực kinh tế trong Tỉnh [63, tr.2-3].
* Mục tiêu cụ thể
Trên cơ sở mục tiêu chung và phương hướng về phát triển K,CCN trên
địa bàn của Tỉnh trong 5 năm (2005 - 2010). Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đã xác
định những mục tiêu cụ thể cần đạt được như sau:
Quy hoạch và xây dựng 14 KCN, diện tích đất KCN toàn Tỉnh dự kiến
2.330 ha, cho thuê 1.445 ha. Trong đó hoàn thiện 3 - 5 KCN tập trung, hoàn thiện
19


hạ tầng các KCN làng nghề, đồng thời quy hoạch thêm một số CCN tại các
huyện: Ân Thi, Khoái Châu, Phù Cừ, Tiên Lữ, Kim Động...[63, tr.3].
Hoàn thành xây dựng và sử dụng cơ bản diện tích đất trong các
KCN, làng nghề, phát triển thêm nhiều làng nghề mới. Phấn đấu đến năm
2010, giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp tăng trung bình trên 13%/ năm,
mỗi năm có 7-10 làng được công nhận đạt tiêu chuẩn làng nghề, xây dựng
và phát huy hiệu quả các CCN làng nghề. Phát triển mới cơ sở sản xuất
công nghiệp ở các huyện, hình thành một số CCN làng nghề nhằm phân công
lại lao động trên địa bàn. Trên cơ sở đó đảm bảo tốc độ tăng trưởng công
nghiệp ổn định ở mức trên 20%/năm [63, tr.3].
1.2.2. Nhiệm vụ và giải pháp
Nghị quyết 03/NQ-TU ngày 13 tháng 7 năm 2006 đã xác định những
nhiệm vụ giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả các mục tiêu đã xác định đó là:
Thứ nhất, quy hoạch, xây dựng mới các K,CCN, mở rộng qui mô KCN hiện có
Hoàn chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng theo phê duyệt của Chính phủ
đối với 3 KCN gồm: KCN Thăng Long II, KCN Minh Đức theo hướng bảo
đảm bố trí diện tích đất công nghiệp mang tính khả thi; lập quy hoạch KCN
Ngọc Long, KCN Tân Tạo và KCN LINKINGPARK trình Chính phủ phê
duyệt. Triển khai xây dựng giai đoạn 2 mở rộng đối với 2 KCN: KCN Phố

Nối A và KCN dệt may Phố Nối.
Tiếp tục quy hoạch xây dựng và phê duyệt các CCN - tiểu thủ công nghiệp
ở các huyện, thành phố Hưng Yên. Hoàn thành xây dựng và sử dụng cơ bản diện
tích đất trong các CCN, làng nghề, phát triển thêm nhiều làng nghề mới [63, tr.4].
Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển K,CCN
Tiếp tục nghiên cứu, ban hành các cơ chế chính sách đồng bộ, thông thoáng bảo đảm đúng quy định
của pháp luật, đồng thời có những ưu đãi đủ sức hấp dẫn các nhà đầu tư như: Hoàn thiện cơ chế, chính sách
của Tỉnh về khuyến khích, hỗ trợ, ưu đãi đầu tư sản xuất kinh doanh các ngành công nghiệp - tiểu thủ công
nghiệp, khuyến khích đầu tư vào các K,CCN. Trong đó, chú ý ưu đãi các mặt về mức, thời hạn và phương

20


thức miễn, giảm tiền thuê đất; kinh phí hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng, sử dụng lao động, bồi thường, giải
phóng mặt bằng [63, tr.3].
Ban hành chính sách khuyến khích các doanh nghiệp của các thành phần kinh tế đầu tư phát triển
kết cấu hạ tầng các K,CCN, làng nghề. Có chính sách thu hút lao động có trình độ quản lý và kỹ thuật cao để
tham gia làm việc trong những nhà máy công nghiệp mới mà Hưng Yên chưa có nguồn lao động đáp ứng và
những nghệ nhân có tay nghề cao đến truyền nghề để phát triển các làng nghề trong Tỉnh [63, tr.4].

Xác định rõ cơ chế quản lý các CCN, làng nghề, trong đó chú ý đến cơ
chế quản lý đất đai, phân phối nguồn thu ngân sách từ các CCN theo hướng
tạo điều kiện cho các địa phương có vốn để tiếp tục đầu tư nâng cao chất
lượng hạ tầng CCN [63, tr.4].
Thứ ba, tăng cường thu hút vốn đầu tư phát triển các K,CCN, khuyến
khích đầu tư vào các vùng, các lĩnh vực trọng điểm
Hoàn thiện cơ chế trong việc thu hút đầu tư nước ngoài, tỉnh ngoài
đầu tư vào K,CCN của Tỉnh, ưu tiên các dự án lớn, dự án áp dụng công
nghệ tiên tiến, dự án hiệu quả cao, đóng góp nhiều cho ngân sách, dự án
chế biến nông sản thực phẩm sử dụng nguyên liệu địa phương, dự án sử

dụng nhiều lao động tại chỗ [63, tr.3].
Tập trung đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại 4 KCN: KCN Phố Nối A, KCN Dệt may Phố
Nối, KCN Thăng Long II và KCN Minh Đức để bảo đảm 100% diện tích đất khu công nghiệp nằm trong quy
hoạch được cho thuê. Đầu tư hạ tầng và thu hút đầu tư vào 4 KCN gồm: KCN Minh Quang, KCN Tân Tạo, KCN
LINKINGPARK và KCN Ngọc Long theo phương thức “cuốn chiếu”. Trên cơ sở đánh giá quy mô, tính chất và
hiệu quả của các dự án để định hướng, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các KCN của Tỉnh.
Đầu tư phát triển các CCN ở các huyện, thành phố. Trước mắt, ưu tiên thu hút các dự án đầu tư vào
các huyện phía Nam của Tỉnh như huyện Ân Thi, Khoái Châu, Kim Động, Phù Cừ, Tiên Lữ... Quy hoạch và
khuyến khích các địa phương hình thành và phát triển các CCN làng nghề mà sản phẩm đáp ứng được yêu
cầu tiêu dùng và xuất khẩu [63, tr.3].

Thứ tư, phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, các ngành nghề
địa phương có lợi thế so sánh vào các K,CCN
Phát triển công nghiệp cơ khí, luyện kim, gia công kim loại, chế tạo máy, động cơ, sản xuất thiết bị điện, điện
tử, tin học, vật liệu xây dựng.

Phát triển hợp lý công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy

sản, sản xuất dệt may, da giầy. Đồng thời phát triển công nghiệp sản xuất và
phân phối điện, nước bảo đảm nhu cầu phục vụ sản xuất cho các K,CCN và
nhu cầu sinh hoạt của nhân dân.

21


Đẩy mạnh phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề ở thị trấn, thị tứ
và khu vực nông thôn. Chú trọng phát triển các ngành nghề chế biến thuỷ
sản, nông sản, lâm sản; sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, sản phẩm
mộc dân dụng và xuất khẩu, vật liệu xây dựng... trong các CCN [63, tr.4].
1.3. Đảng bộ tỉnh Hưng Yên chỉ đạo phát triển khu, cụm công

nghiệp (2005 - 2010)
1.3.1. Chỉ đạo về xây dựng, điều chỉnh bổ sung quy hoạch các khu,
cụm công nghiệp
Chỉ đạo xây dựng quy hoạch các K,CCN
Trên cơ sở chủ trương của Đảng bộ Tỉnh về xây dựng quy hoạch mới các
K,CCN. Giai đoạn 2005 - 2010, UBND Tỉnh đã ban hành Quyết định 2032/QĐUB, ngày 07 tháng 11 năm 2007 phê duyệt mạng lưới các KCN, CCN, trong đó:
Đối với KCN: Quy hoạch 8 KCN với tổng diện tích 1.337,37 ha, gồm: KCN
Phố Nối A giai đoạn I (391,6 ha), KCN Dệt may Phố Nối giai đoạn I (25,17 ha),
KCN Thăng Long II giai đoạn I (219,6 ha), KCN Minh Đức (200 ha), KCN Tân
Tạo (197 ha), KCN LINKINGPARK (50 ha), KCN Ngọc Long (100 ha), KCN
Minh Quang (153 ha). Giai đoạn này, Tỉnh mới chỉ có 3 KCN nằm trong mạng lưới
KCN của cả nước là: KCN Phố Nối A, KCN Dệt may Phố Nối và KCN Thăng
Long II. Để tiếp tục phát triển các K,CCN của Tỉnh, Tỉnh ủy, UBND Tỉnh đã chỉ
đạo tập trung quy hoạch chi tiết một số KCN chính: KCN Phố Nối A, KCN dệt
may Phố Nối, KCN Thăng Long II; KCN Minh Đức [85, tr.7].
Đối với CCN: Đề án nhấn mạnh “Quy hoạch và khuyến khích các địa
phương hình thành và phát triển các cụm công nghiệp - làng nghề mà sản
phẩm đáp ứng yêu cầu tiêu dùng và xuất khẩu” [93, tr.5]. Triển khai quy
hoạch 12 CCN với tổng diện tích 410 ha. Trong đó một số CCN được quy
hoạch chi tiết như: CCN Tân Quang, CCN Minh Khai (Văn Giang), CCN
Đình Cao (Phù Cừ), CCN Liên Khê (Khoái Châu)...

22


Như vậy, Quy hoạch theo Quyết định số 2032/QĐ-UBND đã thể hiện
quyết tâm chính trị của Tỉnh ủy trong việc phát triển K,CCN. Quy hoạch đã
thể hiện chủ trương phát triển K,CCN ở những vùng bám sát các trục giao
thông chính, khai thác tiềm năng lợi thế so sánh về tài nguyên lao động, đất
đai tại địa phương.

Chỉ đạo điều chỉnh, bổ sung quy hoạch K,CCN
Trước yêu cầu phát triển KT - XH trong giai đoạn mới, công tác điều
chỉnh, bổ sung quy hoạch các K,CCN trên địa bàn luôn được Tỉnh ủy và
UBND Tỉnh quan tâm chỉ đạo thường xuyên. Sự điều chỉnh, bổ sung quy
hoạch K,CCN được thể hiện trong Báo cáo số 92/BC-UBND ngày 17 tháng 7
năm 2007 của UBND tỉnh Hưng Yên, theo đó:
Đối với các KCN, điều chỉnh quy hoạch mở rộng 3 KCN gồm: KCN
Phố Nối A, KCN Dệt may Phố Nối và KCN Thăng Long II, đến năm 2008
đầu tư hoàn thành đồng bộ hạ tầng kỹ thuật giai đoạn I [84, tr 8].
Đối với CCN, Tỉnh đề ra mục tiêu đến năm 2010, cơ bản hoàn thành
đầu tư kết cấu hạ tầng giai đoạn I một số cụm, điểm công nghiệp; đồng thời,
di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp nhỏ lẻ vào các CCN tại các địa phương.
Từ năm 2005 đến năm 2010, tỉnh Hưng Yên tiếp tục điều chỉnh bổ sung quy
hoạch các CCN trên địa bàn như quy hoạch mở rộng CCN Đình Cao, Như
Quỳnh… Theo Quyết định 105/2009/QĐ-TTg ngày 19/8/2009 của Thủ tướng
Chính phủ về ban hành Quy chế quản lý cụm công nghiệp [84, tr.9].
Chỉ đạo đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các K,CCN
Về thu hồi đất: Trong tổng diện tích đất đã quy hoạch chi tiết là 1.747,8 ha thì
diện tích đất công nghiệp là 1.589,6 ha, diện tích đất đã thu hồi 1.457,6 ha, đất đã
cho thuê là 963,7 ha (chỉ tính các nhà đầu tư thứ cấp thuê sản xuất); đạt tỷ lệ lấp đầy
60,6% đất công nghiệp cho thuê, 66,1% diện tích đất thu hồi [8, tr.6], trong đó:
Đối với KCN: Diện tích quy hoạch là 1.337,37 ha, đất công nghiệp là
1.086 ha, diện tích đất đã thu hồi 1.081,3 ha, đất đã cho thuê là 656,7 ha, đạt tỷ lệ
lấp đầy 81,8% đất công nghiệp cho thuê, 60,7% diện tích đất thu hồi [8, tr.6].
23


Đối với CCN: Tổng diện tích đất quy hoạch là 410 ha, diện tích đất đã
thu hồi 376,3 ha, đất đã cho thuê là 307 ha, đạt tỷ lệ lấp đầy 74,9% đất công
nghiệp cho thuê, 81,6% diện tích đất thu hồi [8, tr.6].

Về xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật K,CCN
Đối với KCN: Để thu hút đầu tư vào KCN, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà
đầu tư trong việc triển khai nhanh dự án, rút kinh nghiệm từ những năm trước,
ngay từ đầu năm 2005, UBND Tỉnh đã khẩn trương triển khai công tác đền bù,
giải phóng mặt bằng KCN theo hình thức “cuốn chiếu”, nhà đầu tư vào đến đâu
thu hồi đất và xây dựng hạ tầng đến đó. UBND Tỉnh chỉ đạo các nhà đầu tư hạ
tầng KCN phải xây dựng bảo đảm các hạng mục cơ bản gồm: đường giao thông
nội bộ KCN; hệ thống cấp nước, thoát nước, cấp điện; hệ thống phòng cháy, chữa
cháy; cây xanh; nhà máy xử lý nước thải tập trung, xử lý bụi và tiếng ồn…[85,
tr.11]. Trong giai đoạn 2005 - 2010 đã có 4 KCN được xây dựng hạ tầng kỹ thuật
tương đối đồng bộ, đủ tiêu chuẩn để tiếp nhận các nhà đầu tư thứ cấp vào sản
xuất, kinh doanh gồm: KCN Phố Nối A, KCN Dệt may Phố Nối, KCN Thăng
Long II giai đoạn I và KCN Minh Đức với tổng số vốn đăng ký 1.522,5 tỷ đồng
và 51 triệu USD, vốn đã thực hiện 766,2 tỷ đồng và 51 triệu USD. Các KCN còn
lại gồm: KCN Minh Quang, KCN Tân Tạo, KCN LINKINGPARK, KCN Ngọc
Long với tổng số vốn đăng ký theo dự án 3.609 tỷ đồng, vốn đã thực hiện là 134
tỷ đồng, các chủ đầu tư đang triển khai công tác đền bù, giải phóng mặt bằng và
bước đầu xây dựng hạ tầng kỹ thuật KCN [8, tr. 5].
Đối với CCN: Cùng với sự phát triển các KCN tập trung, Tỉnh ủy, UBND
tỉnh đã chỉ đạo phát triển các làng nghề, CCN huyện, thị. Sự phát triển này đã đáp
ứng được sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở trong khu vực làng
nghề. Theo số liệu báo cáo của các huyện, thị tính đến hết tháng 11/2009 trên địa
bàn các huyện, thành phố có 9 CCN, diện tích đã quy hoạch là 410 ha. Số dự án
đăng ký đầu tư vào là 76 dự án với tổng diện tích đã đăng ký là 378,3 ha [87, tr.3].
1.3.2. Chỉ đạo cải thiện môi trường đầu tư và phát triển nguồn nhân
lực khu, cụm công nghiệp
24


* Chỉ đạo cải thiện môi trường đầu tư K,CCN

Cải thiện hạ tầng KT - XH, nhất là hạ tầng giao thông
Năm 2005, Tỉnh ủy, UBND đã chỉ đạo tập trung đầu tư xây dựng xong
cầu Yên Lệnh nối liền với Quốc lộ 1A, Quốc lộ 39A, 39B và các tuyến đường
huyết mạch quan trọng khác, trong đó có các tuyến liên tỉnh, tuyến từ tỉnh đến
huyện và tuyến đường vào các KCN, CCN được đầu tư xây dựng, nâng cấp.
Kể từ khi hệ thống giao thông được cải thiện, hệ thống điện, viễn thông và các
công trình nước sạch được nâng cấp đã cải thiện rất nhiều lợi thế cạnh tranh của
Tỉnh và đã tạo ra kết quả thu hút đầu tư khá vào Tỉnh. Đây chính là động lực
quan trọng tạo cơ hội cho tỉnh Hưng Yên phát triển mạnh các K,CCN.
Cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh
Về đăng ký doanh nghiệp và cấp giấy phép kinh doanh
Ngày 27 tháng 9 năm 2007, UBND Tỉnh đã ban hành Quyết định số 05/2007/QĐ-UBND về Quy chế phối
hợp giữa các cơ quan giải quyết đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và đăng ký con dấu đối với các doanh nghiệp
thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh, trong đó quy định thực hiện “một cửa liên thông”
tại Sở Kế hoạch và Đầu tư để cải cách thủ tục hành chính và tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp. Đối với doanh
nghiệp chỉ phải đến một nơi (Sở Kế hoạch và Đầu tư) đề nộp hồ sơ và nhận kết quả, thời gian giải quyết thủ tục đăng
ký kinh doanh và đăng ký thuế hoặc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp rút ngắn đáng kể (còn không quá 7 ngày
so với quy định cũ là 10 ngày). Đã thực hiện việc cấp thay đổi đăng ký doanh nghiệp qua mạng trên hệ thống đăng ký
kinh doanh quốc gia.
Về thực hiện thủ tục đầu tư

Giai đoạn trước năm 2005: Việc thực hiện các thủ tục đầu tư vào Tỉnh chưa
thống nhất về một đầu mối: Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối hướng
dẫn, tiếp nhận và giải quyết các thủ tục đầu tư đối với các dự án đầu tư ngoài các
KCN. Ban Quản lý các KCN là đầu mối hướng dẫn, tiếp nhận và giải quyết các
thủ tục đầu tư đối với các dự án đầu tư vào các KCN. Các huyện, thành phố
thành lập Ban Quản lý CCN và Ban Quản lý dự án xây dựng cơ sở hạ tầng để
làm đầu mối hướng dẫn, giải quyết thủ tục cho các doanh nghiệp đầu tư vào địa
bàn huyện, thành phố. Do vậy không tránh khỏi nhiều vướng mắc về các thủ tục
hành chính và mất nhiều thời gian chờ đợi của nhà đầu tư.


25


×