Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Tiểu luận tốt nghiệp lớp TCLLCT Hành chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.74 KB, 38 trang )

TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH................

Lớp Trung cấp lý luận Chính trị - Hành chính tại chức

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài:

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO HƯỚNG
CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ ......, HUYỆN .........

Phần I.2: Kinh tế chính trị
GVHD: Trương Minh Luân
Tháng 3/2012


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tỉnh ta sau 20 đổi mới và đang trong thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước để thực hiện mục tiêu công nghiệp theo hướng
hiện đại vào năm 2020. trong bối cảnh nền kinh tế đang diễn ra hết sức mạnh mẽ,
đòi hỏi các cấp các ngành, các địa phương phải phát huy tiềm năng và lợi thế của
từng vùng, bên cạnh chủ động hội nhập kinh trong và ngoài nước. Đó là bối cảnh
của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh ta nói chung, và xã Ngọc Biên nói riêng.
Thực hiện công tác chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý là yêu cầu khách quan
của xã trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá Đảng ta đã xác định nội dung
cốt lõi của công nghiệp hoá, hiện đại hoá là sự phát triển của lực lượng sản xuất,
thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao, bền vững của tỉnh nói chung và địa bàn
xã Ngọc Biên nói riêng, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực, tạo bước đột phá
về xây dựng kết cấu hạ tầng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng và


sức cạnh tranh, tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế của xã.
Có thể nói Ngọc Biên là một trong những xã có vị trí địa lý tự nhiên thuận
lợi là điểm nối giao thông của huyện Trà Cú, Cầu Ngang, cách trung tâm của tỉnh
Trà Vinh 35 km thông qua Quốc lộ 54, hương lộ 25 là điều kiện để trở thành cửa
ngõ giao thương hàng hóa của huyện Trà Cú. Cầu ngang Ngoài ra, tiềm năng đất
đai của xã có nhiều lợi thế như: thành phần đất cát triền giồng, đất phù sa, có hàm
lượng dinh dưỡng cao, diện tích tương đối lớn, hệ thống thủy lợi ngày càng hoàn
chỉnh, trình độ dân trí ngày càng được nâng lên rõ nét, biết ứng dụng và đưa khoa
học kỷ thuật, công nghệ vào sản xuất một cách dễ dàng. các vùng sản xuất chuyên
canh lớn đặc biệt là phát triển nông, công, ngư nghiệp, công nghiệp chế biến và
thương mại - dịch vụ đa dạng. Với những ưu thế trên, trong tương lai xã Ngọc Biên
có những điều kiện rất thuận lợi để chuyển đổi cơ cấu kinh tế năng động theo
hướng tăng nhanh giá trị ngành sản xuất phi nông nghiệp, dẫn đến làm thay đổi cơ
bản về cơ cấu sử dụng đất và tốc độ tăng trưởng kinh tế so với hiện nay.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là
phát triển kinh tế nông thôn tập trung chủ yếu là nông nghiệp, trong những năm
qua đã đóng vai trò rất quan trọng trong ổn định phát triển kinh tê, túc đẩy tăng


trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập
cho người lao động, cải thiện và nâng cao đời sống người dân, xóa đói giảm nghèo
… Tuy nhiên, sản xuất nông nghịêp ở các xã phần lớn chưa có quy hoạch và thiếu
các yếu tố đảm bảo phát triển bền vững, các hình thức tổ chức sản xuất ở nông
thôn chậm đổi mới, chưa đủ sức phát triển mạnh thành sản xuất hàng hoá, ngành
nghề, dịch vụ nông thôn phát triển chậm, chưa thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ
cấu kinh tế và lao động ở nông thôn, Trước thực trạng đó là một cán bộ, đảng viên,
được đảng Nhà nước đào tạo qua thực tế học tập, được thầy cô Trường chính trị
Trà Vinh tận tình giảng dạy, đặc biệt là khoa kinh tế chính trị đã giúp cho bản thân
định hướng chủ đề để góp phần cùng xã Ngọc Biên thực hiện công tác chuyển đổi
cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn,

ngày càng phát triển.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
* Mục đích
Làm rõ đặc điểm riêng của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở một xã nông
nghiệp, nông thôn. Phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của xã
trong những năm vừa qua. Tổng kết đánh giá những thành tựu đã đạt được và chỉ
ra những tồn tại của quá trình này. Từ đó đề xuất một số phương hướng và giải
pháp để tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công
nghiệp hoá, hiện đại hoá trong giai đoạn 2010- 2015.

* Nhiệm vụ
Xác định tiềm năng, lợi thế và mục tiêu, phương hướng phát triển nông
nghịêp của xã.
Xây dựng phương án phát triển và chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp
theo hướng công nghịêp hoá, hiện đại hoá, hướng mạnh vào sản xuất hàng hoá
xuất khẩu các sản phẩm có lợi thế, chất lượng cao, mang thương hiệu đặc sản của
địa phương.
Xây dựng đồng bộ các giải pháp tổ chức thực hiện huy hoạch, trong đó đặc
biệt trú trọng các bước thực hiện, sự phối hợp đồng bộ trong chỉ đạo giửa các cấp


các ngành và sự liên kết có hiệu quả giửa các thành phần kinh tế trong quá trình
thực hiện quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
Về tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, môi trường, vị trí, địa lý, địa hình, khí
hậu, thời tiết, chế độ thuỷ văn, tài nguyên đất, nước, dân số, lao động, việc làm và
thu nhập có liên quan các lĩnh vực sản xuất bao gồm: trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ
sản, công nghiệp chế biến các sản phẩm chủ lực. có ảnh hưởng tác động trực tiếp
đến sản xuất nông nghịêp và quá trình chuyển đổi cơ kinh tế nông nghiệp, nông

thôn của xã.
Trước những vấn đề đặc ra của thực tiễn và trong thời gian được học tập,
tiếp thu kiến thức lý luận về Chủ nghĩa Mác - Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh,
những quan điểm đường lối của Đảng và quá trình công tác của bản thân, tôi chọn
đề tài viết tiểu luận tốt nghiệp là “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công
nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn xã Ngọc Biên, huyện Trà Cú” với đề tài
này, tôi mong muốn góp phần xác định được thực trạng và mạnh dạng đề xuất
những giải pháp thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp xã Ngọc Biên,
huyện Trà Cú, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, làm
thay đổi bộ mặt kinh tế của địa phương.
*Phạm vi nghiên cứu:
Lĩnh vực phát triển kinh tế trên địa bàn toàn xã Tập Sơn
5. Kết cấu đề tài
Gồm có 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về lý luận chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp – nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Chương 2: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp
hoá, hiện đại hoá trên địa bàn xã Ngọc Biên, huyện Trà Cú.
Chương 3: Một số phương hướng và giải pháp để thực hiện chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa
bàn xã Ngọc Biên, huyện Trà Cú.


Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
NÔNG NGHIỆP- NÔNG THÔN THEO HƯỚNG
CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ

1. Lý luận về cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công

nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn xã Ngọc Biên, huyện Trà Cú.
1.1. Lý luận về cơ cấu kinh tế


Cơ cấu ngành kinh tế nông nghiệp để đẩy phát triển mạnh hơn nữa các lĩnh vực
xuất khẩu của đất nước, có ý nghĩa rất quan trọng trong việc khuyến khích tập thể,
cá nhân, các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, chủ động và tích cực hội
nhập thành công vào kinh tế khu vực và thế giới. Do đó, việc đánh giá thực trạng
cơ cấu ngành kinh tế, phân tích những yếu tố tác động đến quá trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, để khai thác tốt hơn các nguồn lực hiện có theo hướng có lợi cho
xuất khẩu là rất cần thiết hiện nay....
Cơ cấu kinh tế là quy mô vị trí mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành của
nền kinh tế được hình thành tương đối ổn định thích ứng với những điều kiện tự
nhiên kinh tế - xã hội trong một thời kỳ nhất định.
Có thể hiểu cơ cấu kinh tế là tổng thể có bộ phận hợp thành kết cấu của nền
kinh tế trong quá trình sản xuất các bộ phận đó với nhau, tác động qua lại lẫn nhau
và biểu hiện ở các quan hệ tỷ lệ về số lượng, tương quan về chất lượng trong
những không gian và thời gian nhất định phù hợp với những điều kiện kinh tế - xã
hội nhất định; nhằm đạt được những hiệu quả kinh tế - xã hội cao.
1.2. Quan điểm của Đảng về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông
thôn trong ở nước ta theo hướng công nghịêp hoá, hiện đại hoá
Đảng ta nêu ra quan điểm: “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp là quá
trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ và
quản lý xã hội, sử dụng sức lao động thủ công là chính, sang sử dụng phổ biến
phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại dựa trên sự phát triển công nghiệp và
tiến bộ khoa học công nghệ, tạo ra năng xuất lao động xã hội cao. Cơ cấu kinh tế
nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, gắn với công nghiệp chế biến và
thị trường; thực hiện cơ khí hóa nông nghiệp, điện khí hóa nông thôn, thủy lợi hóa,
ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ, trước hết là công nghệ sinh học, đưa
thiết bị kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất nông nghiệp; nhằm

nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, giảm chi phí đầu vào, tăng giá thành đầu
ra, đảm bảo hàng nông sản đủ sức cạnh tranh hàng hóa trên thị trường trong và
ngoài nước.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn là quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông thôn theo hướng tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động các


ngành công nghiệp và dịch vụ, thương mại; giảm dần tỷ trọng sản phẩm và lao
động nông nghiệp; xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển
nông thôn; bảo vệ môi trường sinh thái; tổ chức lại sản xuất và xây dựng quan hệ
sản xuất phù hợp; xây dựng nông thôn dân chủ, tiến bộ, công bằng, văn minh”.
Nước ta, tuy còn ở trong nền kinh tế nông nghiệp và là nước đang phát
triển thu nhập thấp, nhưng biết phát huy tiến bộ trong khoa học trong nông nghiệp,
nông thôn, tiếp thu và ứng dụng có hiệu quả, qua chủ động hội nhập kinh tế quốc
tế, vẫn có thể có cơ hội rút ngắn thời gian để tiến nhanh hơn. Muốn vậy, phải đồng
thời tiếp thu những công nghệ cao của phát triển kinh tế tri thức và vận dụng ngay
vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong nông nghiệp, nông thôn, Ví dụ phát triển
tiến bộ vượt bậc đưa cơ giới hoá vào trong nông nghiệp, tăng chất lượng, giảm chi
phí sản xuất
Thực tế cho thấy khi chúng ta phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hoá.., tức là phát triển một số bộ phận của kinh tế tri thức thì
mặc nhiên thúc đẩy hiện đại hóa, ở trình độ cao, nhiều lĩnh vực của nông nghiệp,
công nghiệp và thương mại - dịch vụ. Do đó việc kết hợp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức vừa là cơ hội, vừa là yêu cầu trong thời
kỳ đổi mới.
Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng đã chỉ rõ: Tranh thủ thời cơ thuận lợi
do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với
phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế
có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức, kết hợp việc sử dụng nguồn vốn tri

thức của người Việt Nam với tri thức mới nhất của nhân loại. Như vậy, lý luận và
thực tiễn là căn cứ vững chắc để xây dựng đường lối đúng đắn, tranh thủ thời cơ,
rút ngắn thời gian công nghiệp hóa, hiện đại hóa sớm đưa nước ta trở thành nước
công nghiệp theo hướng hiện đại
Một là: , Nhà nước phải xây dựng thể chế xã hội và chính sách kinh tế năng
động, rộng mở, khuyến khích sáng tạo và ứng dụng có hiệu quả Công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn đây là là một trong những nhiệm vụ hàng
đầu, đồng thời Phát triển công nghiệp, dịch vụ phải gắn kết chặt chẽ, hỗ trợ cho


nhau và phục vụ có hiệu quả cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, phải tạo dựng một thị trường nông sản bền vững, tăng sức cạnh tranh,
đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.
Thứ hai, đào tạo nguồn nhân lực tài năng sáng tạo, biết phối hợp và chia sẻ
ứng dụng những tiến bộ khoa học kỷ thuật, ứng dụng rộng rãi những thành tựu
khoa học công nghệ; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát huy lợi
thế của từng vùng; gắn với thị trường, phòng chống, hạn chế và giảm nhẹ thiên tai,
phát triển nông nghiệp - nông thôn bền vững.
Thứ ba, xây dựng một hệ thống đổi mới hiệu quả bao gồm nhà nước, nhà
nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, các trường đại học, các tổ chức tư vấn và
các tổ chức khác liên kết, trao đổi thông tin, tri thức với nhau theo những mục tiêu
đã xác định nhưng dựa vào nội lực là chính; đồng thời cạnh tranh tối đa các nguồn
lực bên ngoài, nắm bắt và phát huy lợi thế tiềm năng của các thành phần kinh tế;
trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế tập thể trở thành
nền tảng vững chắc trên thị trường; phát triển mạnh mẽ kinh tế hộ sản xuất hàng
hóa, các loại hình doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn.
Thứ tư, Kết hợp chặt chẽ các vấn đề kinh tế và xã hội trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn; nhằm giải quyết việc làm, xóa
đói giảm nghèo, ổn định xã hội và phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và
văn hóa tinh thần của người dân ở nông thôn.
Thứ năm, Kết hợp chặt chẽ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn với xây dựng tiềm lực và thế trấn quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh

nhân dân, thể hiện trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế
của đất nước và của địa phương.
1.3. Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá Đảng
và Nhà nước ta xác định là con đường tất yếu để Việt Nam nhanh thoát khỏi tình
trạng lạc hậu, chậm phát triển trở thành một quốc gia văn minh, hiện đại.


Sau 20 năm đổi mới đến nay, kinh tế nông nghiệp - nông thôn có sự
chuyển biến tích cực; nhưng So với yêu cầu đặt ra, tốc độ chuyển dịch cơ cấu còn
chậm và chất lượng chưa cao. Ngành nông nghiệp tuy có tốc độ tăng trưởng cao,
nhưng yếu tố hiện đại trong toàn ngành chưa được quan tâm đúng mức, trình độ
khoa học kỹ thuật nhìn chung, vẫn ở mức trung bình. Đặc biệt tình trạng sản xuất
nhỏ, cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn hiệu quả thấp, chưa khai thác tốt tiềm
năng sẳn có, các nguồn lực và lợi thế so sánh từng vùng sinh thái. Do đó chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa là tất yếu và sự cần thiết để phát triển nông nghiệp, ngư nghiệp, cả về trồng
trọ, chăn nuôi, công nghiệp chế biến, dịch vụ mở đường cho ngành nghề phát triển;
kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội như: giao thông, thủy lợi, điện thắp sáng, điện,
nước sinh hoạt, thông tin liên lạc phát triển đồng bộ, toàn diện trên địa bàn. Song
đại hội X của Đảng bộ đề ra trong kế hoạch kinh tế – xã hội giai đoạn 2010-2015,
trong đó có các chỉ tiêu liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và dự báo những thuận lợi, khó
khăn, khả năng thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu đại hội đề ra, mặc dù đã có sự
chuyển dịch đúng hướng, khai thác và sử dụng có hiệu quả các tiềm năng lao động
đất đai của từng tiểu vùng, từng bước tạo ra nhiều sản phẩm trước hết là lương
thực, thực phẩm cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng của xã hội và tạo nguồn hàng
cung cấp cho xuất khẩu, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, tạo công ăn việc làm,
hạn chế thất nghiệp, giảm thời gian nông nhàn theo thời vụ; xóa đói giảm nghèo,

hạn chế tín tự cung, tự cấp trong nông nghiệp - nông thôn; khắc phục tình trạng
thiếu ăn, ổn định đời sống của bà con nông dân. song tiến độ thực hiện còn chậm
so với mục tiêu kế hoạch; trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy thoái hiện nay mà dự
báo là sẽ còn rất nan giải, chí ít là trong vài ba năm tới, nếu không có các giải pháp
chính sách thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa trong phát triển nông nghiệp, nông thôn
theo hướng nâng cao sản lượng và chất lượng tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu các
ngành kinh tế cùng với chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công
nghiệp và dịch vụ… thì khó có thể thực hiện được mục tiêu đã đề ra.
Do vậy sự huyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn theo hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một nhu cầu cần thiết, đồng thời đa dạng hóa sản


xuất và sản phẩm, góp phần thúc đẩy nền kinh tế đang từng bước chuyển sang cơ
chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
1.4. Những nhân tố tác động đến quá trình Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn xã Ngọc Biên
1.4.1. Yếu tố môi trường
Đặc điểm về địa lý tự nhiên và hệ sinh thái, nước, đất đai có ảnh hưởng quan
trọng đối ứng với sản xuất nông nghiệp; nó là nhân tố tác động trực tiếp quyết định
sự hình thành và biến đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn; cho nên trong
việc xác định chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn cần phải xem
xét đến những đặc điểm địa lý tự nhiên và hệ sinh thái từng tiểu vùng và phải lựa
chọn cây trồng, vật nuôi phù hợp nhằm đạt hiệu suất sinh học và hiệu quả kinh tế
cao nhất.
1.4.2. Yếu tố thị trường
Thị trường đặt ra về yêu cầu số lượng, chất lượng và yêu cầu sản phẩm mà
cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn phải đáp ứng, đồng thời thị trường cũng
cung cấp những điều kiện cho việc xây dựng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp - nông thôn (cung cấp vật tư, vốn, sức lao động, thông tin các dịch vụ); thị
trường càng phát triển, càng tạo nhiều điều kiện để thực hiện chuyển dịch cơ cấu

kinh tế nông nghiệp - nông thôn. Ngược lại, thị trường không ổn định giá cả nông
sản biến động, sẽ không có lợi cho sản xuất, làm kiềm hãm quá trình chuyển dịch.
1.4.3. Nhân tố nguồn nhân lực
Thực tiễn đã chứng minh: ở đâu trình độ dân trí thấp, thì ở đó việc xác lập và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn gặp nhiều khó khăn và không
tránh khỏi sai lầm. Vì thế muốn xác nhập được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp
lý, đòi hỏi phải có con người, phải có trình độ để nắm bắt quy luật, đánh giá đúng
thực trạng và xu hướng biến đổi của tình hình địa phương.
1.4.4. Vấn đề vốn


Vốn đầu tư và sử dụng vốn có hiệu quả là khâu có ý nghĩa rất quan trọng đối
với mọi hoạt động kinh tế; Trong sản xuất nông nghiệp, vốn là vấn đề đầu tiên,
giúp nông dân mở rộng sản xuất, kinh doanh và sử dụng vốn có hiệu quả, một khi
nhu cầu vốn được giải quyết sẽ tạo điều kiện làm tốt hệ thống hạ tầng cơ sở, mở
rộng nhiều ngành nghề thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
- nông thôn mạnh mẽ hơn.
1.4.5. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ
Những thành tựu về khoa học công nghệ được ứng dụng sâu rộng vào sản
xuất sẽ nâng cao chất lượng sản xuất và hiệu quả của cây trồng, vật nuôi; đây chính
là động lực tạo nên sự phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội nông thôn.
1.4.6. Sự tác động của chính sách vĩ mô
Đây cũng chính là những vấn đề rất quan trọng, nó có thể tác động rất tích
cực hoặc tiêu cực đến sự hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. Các chính sách kinh tế vĩ mô đúng đắn có tác động định hướng tốt cho
việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn nói chung và cơ cấu kinh
tế nông nghiệp - nông thôn nói riêng nó sẽ tạo động lực cho chuyển dịch và hạn
chế những biến động xấu trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sự tác động
của chính sách vĩ mô sẽ thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
- nông thôn ở nước ta nói chung và ở từng địa phương nói riêng. Đồng thời cũng
phối kết hợp các ngành có liên quan hỗ trợ xây dựng kế hoạch chuyển dịch cơ cấu

sản xuất nông - ngư nghiệp và phát triển nông thôn của từng năm trên cơ sở quy
hoạch tổng thể chung của xã.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo
hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình thay đổi cấu trúc của các bộ phận
hợp thành nền kinh tế và mối quan hệ giữa chúng; nhằm đạt được những mục đích
và có mục tiêu.
1.4.7. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp - nông thôn đó là quá trình
phát triển một cơ cấu nông nghiệp - nông thôn hợp lí, tương ứng với cơ cấu khác
và phù hợp với cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành; nhằm đột phá độc canh trong nông


nghiệp - nông thôn; bên cạnh đó sử dụng và phát huy lợi thế của từng vùng trong
phát triển các cây, con có giá trị kinh tế cao và ổn định; cố gắn đảm bảo sử dụng
cân đối giữa các ngành và đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn.
1.5. Hiệu quả của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn theo
hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá
1.5.1. Hiệu quả kinh tế
Nhờ sự chỉ đạo phù hợp của cấp ủy chính quyền xã cộng thêm sự cần cù
chịu khó của người dân xã Ngọc Biên được quay vòng sản xuất liên tục và cho
những vụ mùa bội thu, tỷ lệ hội đói nghèo của xã cũng từ đó giảm nhanh năm 2010
còn 57,6%, trên 85% số hộ có ti vi, xe máy, nhà ở khang trang, đời sống của nhân
dân từng bước được cải thiện và nâng cao.
Sản xuất nông nghiệp đây là nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế của
xã. Tuy nhiên, do trình độ sản xuất của nhân dân còn thấp, không đồng đều, chủ
yếu bằng kinh nghiệm, nên những năm trước đây bà con nông dân trên địa bàn xã,
một nắng hai sương với đồng ruộng nhưng hiệu quả sản xuất nông nghiệp vẫn
thấp. Xác định rõ thuật lợi và khó khăn của địa phương, xã Ngọc Biên đã xây dựng
Nghị quyết chuyên đề về chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, thôn thôn theo hướng
công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên cơ sở phát huy nội lực, sự năng động, nhạy bén

trong công tác chỉ đạo điều hành của các cấp ủy, chính quyền và vai trò tham mưu
của các đoàn thể. Chủ động đưa vào sản xuất các loại như: cây, con giống có hiệu
quả chất lượng cao, phẩm chất tốt, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Tạo ra sản lượng hàng
hóa có chất lượng cao, tạo nguồn nguyên liệu dồi dào, tạo tiền đề cho nông nghiệp,
công nghiệp phát triển, nhất là công nghiệp chế biến gạo xuất khẩu, chế biến thức
ăn, chăn nuôi và cũng chính là cơ sở để tăng hiệu quả nền kinh tế của xã nhà.
Nhận thức việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế trồng trọt và chăn nuôi giúp bà
con nông dân biết cách thâm canh tăng vụ, nâng cao hiệu quả sản xuất. Nhờ đó,
năm 2011 địa phương tiếp tục giành được những thắng lợi trên lĩnh vực sản xuất
nông nghiệp, các giống mới có năng suất, chất lượng cao đã dần thay thế các giống
cũ thoái hoá, tỷ lệ quay vòng đất của xã tăng gần gấp 2 lần so với năm 2008, năng


suất, sản lượng cây trồng hàng năm đều tăng cao, năng suất lúa bình quân đạt gần
6 tấn/ha, tổng sản lượng lương thực đạt 1.900 tấn, bình quân lương thực đạt 520
kg/người /năm.
Nhờ chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, xã Ngọc Biên đã và đang có
những bước chuyển mạnh mẽ trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội. Diện mạo
vùng nông thôn đang từng ngày khởi sắc. Mỗi gia đình, trong xã đều bứt phá đi lên
bằng sự năng động, sáng tạo phát huy nội lực để xây dựng cuộc sống mới ấm no,
hạnhphúc.
1.5.2. Hiệu quả, ổn định về mặt xã hội
Hiệu quả từ mặt Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn theo
hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, làm thay đổi cơ cấu mùa vụ cơ cấu cây
trồng, vật nuôi, đẩy mạnh dạy nghề và tạo việc làm. Phát triển hệ thống an sinh xã
hội đa dạng, ngày càng mở rộng và hiệu quả.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn góp phần quan trọng
trong chiến lược xóa đói giảm nghèo của xã rút ngắn hơn.
Nền kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện, góp phần ổn định
an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội ở nông thôn.

Đẩy mạnh phòng, chống tội phạm và các tệ nạn xã hội; giảm tệ nạn ma túy,
mại dâm; ngăn chặn có hiệu quả tai nạn giao thông. Nâng cao chất lượng phong
trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa; xây dựng ấp, xã an toàn về an
ninh trật tự, nhân dân một lòng đoàn kết, dân chủ, kỷ cương, văn minh, lành mạnh.
1.5.3. Hiệu quả về môi trường
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn được thực hiện trong
những giải pháp ứng dụng công nghệ vào sản xuất; Bên cạnh đó hạn chế tối đa sử
dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật và nhất là triển khai ứng dụng rộng rãi
IPM và đẩy nhanh cơ cấu hợp lý với nuôi trồng thủy sản hầu như không sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật; chính là những biện pháp kỹ thuật đã góp phần tăng trưởng
sản xuất; đồng thời cũng bảo vệ được môi trường sinh thái.


Chương 2
THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾTHEO HƯỚNG
CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ TRÊN ĐỊA BÀN
XÃ NGỌC BIÊN, HUYỆN TRÀ CÚ
2.1. Đặc điểm tình hình tự nhiên, kinh tế-xã hội xã Ngọc Biên, Trà Cú
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, xã hội
Ngọc Biên là một xã nằm về phía Đông của huyện Trà Cú, cách trung tâm
huyện lỵ trên 20 km và cách tỉnh Trà Vinh khoảng 35 km, ranh giới hành chính
được xác định như sau:


Phía Bắc giáp xã Long Hiệp, phía Đông giáp xã Long Sơn (huyện Cầu
Ngang), phía Tây giáp xã Hàm Giang, phía Nam giáp xã Đôn Châu, huyện Trà Cú
và xã Thạnh Hoà Sơn, huyện Cầu Ngang.
Xã có diện tích tự nhiên 2.425,40 ha, dân số năm 2011 có 1.856 hộ, 9.338
nhân khẩu, trong đó hộ khmer có 1.655 hộ với 7.320 nhân khẩu, chiếm trên 83 %
dân số, lao động xã hội 5.124 người, chiếm 63,73% so dân số, trong đó lao động

nông nghiệp là 4.254 người, chiếm 5.23% so lao động toàn xã, được phân chia
thành 07 ấp Tắc Hố, Tha La, Rạch Bót, Gồng Cao, Sà Vần A,B, Ba Cụm, là một
xã nằm cuối nguồn nước ngọt, xa nguồn nước mặn diện tích đất nông nghiệp
1.453,02 ha, chiếm 90,95% diện tích tự nhiên, trong đó diện tích trồng cây hàng
năm 1746.92 ha, trồng cây lâu năm .95ha, đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản
37.36 ha (đất ruộng lúa thủy sản 212.87 ha, đất ruộng lúa cá - tôm nước ngọc 25,00
ha); đất chuyên dùng 129,55 ha, có nhiều giồng cát nên nguồn nước ngọt ở đây
không được dồi dào như các xã khác trong huyện, đặc biệt hệ thống thuỷ lợi cơ bản
hoàn chỉnh, tuy nhiên nhờ dự án thuỷ lợi Nam Măng Thít, nguồn nước ngọt được
dần về thông qua hệ thống thuỷ lợi Đông kênh 3/2 và Hàm Giang nên vẫn đủ nước
để phục vụ nhu cầu sinh hoạt cho nhân dân. Ngoài ra, trên địa bàn xã có tuyến
hương lộ 25 và 12 chạy qua thuận lợi cho việc giao thương hang hóa đi lại của
nhân dân cả đường thuỷ và bộ.
Địa hình: mang tính đặc thù địa hình vùng Đồng bằng sông Cửu Long, địa
hình xã Ngọc Biên tương đối bằng phẳng có những giồng cát hình vòng cung chạy
song song với bờ biển, độ cao trung bình từ 0.6-2.5 m được chia thành 3 dạng địa
hình đặc trưng.
Dạng cao trình cao: nằm ở khu vực đất giồng cát, có nơi cao trình lên tói
0.4m.
Dạng cao trình trung bình: nằm kẹp giữa các giồng cát của 7 ấp, phần lớn
diện tích này đang canh tác nông nghiệp.
Dạng cao trình thấp: nằm ở phía nam của 7 ấp, nơi thấp nhất là cách đồng
Tha La, Bào Môn.


-Khí hậu: nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa ven biên, khí hậu ở Trà
Cú nói chung và phạm vi xã Ngọc Biên nói riêng có những đặc trưng sau:
Nắng nhiều, trung bình 2.447,2 giờ/năm, nhiệt độ trung bình từ 25 0c-280c,
độ ẩm trung bình 85%, tạo lợi thế cho cây trồng quan hợp, phát triển và cho năng
suất chất lượng cao.

Lượng mưa cả năm khá cao, trung bình khoảng 1.500mm/năm, mưa phân bố
không điều, tập trung chủ yếu vào những tháng đầu mùa mưa từ tháng 5 đến tháng
11, màu khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Với thời gian mưa ngắn, do
đó vào mùa khô một phần diện tích đất canh tác của xã thiếu nước tưới tiêu, nếu
không được điều tiết nước ngọt từ thượng nguồn thì xảy ra tình trạng thiếu nước
tưới cho cây trồng vụ đông xuân. Nhìn chung khí hậu ở xã Ngọc Biên khá thuận
lợi cho việc phát triển nông nghiệp, hạn chế lớn nhất là thiếu nước tưới cho cây
trồng vào mùa khô do đó để tăng vụ, khai thác tiềm năng đất đai cho phát triển sản
xuất nông nghiệp cần thiết phải bố trí cơ cấu cây trồng một các hợp lí, ít tưới trong
vụ đông xuân, đồng thời tăng cường công tác thuỷ lợi để điều tiết nước ngọt từ
thượng nguồn dẫn về tưới cho địa bàn xã.
2.1.2. Tình hình kinh tế, văn hóa
*Tình hình phát triển kinh tế nông nghiệp
Đối với địa bàn xã Ngọc Biên với vị trí, địa lí, địa hình, khí hậu là điều kiện
thuận lợi để phát triển kinh tế nông, ngư nghiệp, mặc dù kinh tế của xã đã có sự
phát triển khá trong những năm gần đây những phụ thuộc chủ yếu vào sản xuất
nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng và thương mại dịch vụ có quy mô nhỏ nên
quy mô kinh tế ở xã còn nhỏ, tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2006-2010 đạt
14.04%, trong đó nông nghiệp 12.16%, thuỷ sản tăng 26.31%, tiểu thủ công nghiệp
tăng22.5%, xây dựng chiếm 7.4% và thương mại, dịch vụ chiếm 3.43% giá trị sản
xuất toàn xã.
Cơ cấu kinh tế trong những năm qua có sự chuyển biến theo hướng tích cực,
giảm dần tỉ trọng giá trị sản xuất ngành nông nghịêp- nuôi trồng thuỷ sản và tăng
dần tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng, thương mại, dịch vụ còn chậm, năm
2010 theo thống kê tỷ trọng giá trị sản xuất ngành nông nghịêp- nuôi trồng thuỷ


sản chiếm khoảng 89,33 và tiểu thủ công nghiệp , xây dựng chiếm 7.24% và
thương mại dịch vụ chiếm 3,43% toàn xã.
Thu nhập bình quân đầu người đều tăng qua các năm nhưng vẫn còn ở mức

thấp, năm 2010 đạt khoảng 9.000.000 đ, tỷ lệ hộ nghèo ở mức cao chiếm trên 35%.
*Tình hình phát triển văn hóa – xã hội:
Trong những năm qua thực hiện chương trình điện khí hoá nông thôn, hạ
tầng cơ sở ngành điện đã được tăng cường đảm bảo cung cấp điện cho 93% dân cư
trong xã được sử dụng địên thường xuyên và an toàn Bên cạnh thực hiện dự án
điện 20.000 hộ đã thực hiện hoàn chỉnh cơ bản về thủ tục của dự án.
Về cơ sở vật, trang thiết bị dạy và học trên địa bàn xã tương đối cơ bản, đảm
bảo công tác dạy và học, tỷ lệ học sinh lên lớp hang năm đạt từ 98% trở lên.
Xã có trạm y tế với quy mô 924m vuông, bộ máy nhân sự được bố trí có bác
sĩ, dược sĩ, y sĩ, điều dưỡng, nữ hộ sinh, các ấp có cán bộ y tế cộng đồng, trang
thiết bị của trạm được đầu tư tương đối đầy đủ, đáp ứng được việc sơ cấp cứu ban
đầu và phòng chống dịch bệnh, tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y
tế chiếm 45% dân số.
Cơ sở phục vụ văn hoá – thể thao ở tuyến xã còn thiếu, chưa được đầu tư,
xây dựng 01 nhà sinh hoạt cộng đồng nhưng diện tích nhỏ, có 1 bưu điện xã, 100%
hộ có ti vi xem, nghe đài tiếng nói Việt Nam, 80% hộ có điện thoại.
Được sự hỗ trợ của nhà nước, tổ chức UNICFE và nhân dân đầu tư xã đưa
vào sử dụng 5 trạm cấp nước tập trung và hang trăm giếng bơm tay phục vụ nhu
cầu nước sạch cho nhân dân trong xã, tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 93%.
Vệ sinh môi trường nông thôn, hiện nay hộ có đủ 3 công trình ( nhà tắm, hố
xí, bể nước ) đạt chuẩn chiếm 30% tổng số hộ, tỷ lệ hộ có chăn nuôi tập trung hợp
vệ sinh đạt 30%, xã đã hình thành được 3 bãi rác tập trung, tuy nhiên tình trạng
nước thải chưa được xử lý triệt để nên vẫn chảy tràn ra các kênh rạch, trên địa bàn
xã chưa có nghĩa trang tập trung, chủ yếu chôn cất theo các khu đất ở và các khu
nghiã địa theo họ tộc.


Dân số bình quân hàng năm 1,35%/năm và năm 2011 là 9338 người, mật độ
dân số 385 người/km2, dân cư chủ yếu sống tập trung ở trung tâm xã , các triền
giồng, và dọc theo các tuyến giao thông chính.

Nguồn lao động ở địa phương có khoảng 5.338 ngườ, trong đó lao động trong
ngành nông nghiệp chiếm 90% , lao động trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ
chiếm 10%.
Trình độ lao động , có trình độ tiểu học chiếm 20%, Trung học cơ sở chiếm
50% và phổ thong trung học chiếm 30%, công tác đào tạo bồi dưỡng thời gian qua
cũng được quan tâm với khoảng 18% có trình độ sơ cấp, trung cấp chiếm 5%, đại
học 0,3%.
Như vây công tác xoá đói giảm nghèo và chóng tái nghèo trong những năm
tới là hết sức quan trọng, cần có giải pháp đồng bộ và sự giúp sức của toàn xã hội
để từng bước giảm hộ nghèo, đáp ứng tiêu chí nông thôn mới.
Tóm tại: Nhìn chung trong năm 2011 thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế,
xã hội có một số chỉ tiêu đạt được kết quả đáng kể, các chỉ tiêu kinh tế quan trọng
đều đạt và có tăng hơn so năm trước; hệ thống cơ sở hạ tầng, văn hoá - xã hội phát
triển chưa đồng bộ như: trong chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu sản xuất còn chậm,
mang tính nhỏ lẻ, một số ngành chuyên môn chưa thật sự quan tâm công tác quan
trọng này, chưa có mô hình sản xuất mang tính đột phá, công tác xây dựng mạng
lưới văn hoá, giáo dục, y tế còn chất lượng còn thấp,bên cạnh đó củng còn một số
khó khăn, tồn tại những yếu kém, hướng tói như cần khắc phục, quyết tâm hơn
nửa của cả hệ thống chính trị, và toàn xã hội.
- Về thuận lợi: Có các chính sách hỗ trợ kịp thời, có sự quan tâm của Đảng,
Nhà nước, có sự đồng thuận trong nhân dân, mặt bằng dân trí được cải thiện, bên
cạnh đó được sự ưu đãi của thiên nhiên đất đai màu mở, nguồn nước ngọt quanh
năm, ít bị nhiễm mặn thuận lợi cho sản xuất nông, ngư nghiệp, giao thông thuận
lợi, kết cấu hạ tầng được hoàn thiện, tạo điều kiện phát triển nền kinh tế xã nhà.
- Về khó khăn: Là vùng nông thôn, xa trung tâm huyện, trình độ dân trí còn
thấp, năng lực đầu tư vốn, công nghệ còn hạn chế, tình trạng thiếu việc làm trong
nhân dân còn cao, các tệ nạn xã hội có chiều hướng tăng.


2.2. Thực trạng của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn trên

địa bàn xã Ngọc Biên, huyện Trà Cú
Kinh tế tiếp tục phát triển đi dần vào chiều sâu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp - nông thôn theo hướng tích cực, một số mục tiêu, chỉ tiêu kinh tế
hàng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu so với kế hoạch.
Tốc độ tăng trưởng trên các lĩnh vực, tổng sản phẩm nội địa (GDP) tăng
12,50%. Trong đó: Công nghiệp đạt 5,72%; nông nghiệp 56,28%; xây dựng
12,35%; dịch vụ 20,65%; thủy sản 5,00%. Thu nhập bình quân đầu người năm
2010 đạt 7,8 triệu đồng/người/năm, tăng 300.000 đồng/người/năm
Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước tích cực chuyển đổi cơ cấu mùa
vụ cây trồng, vật nuôi, mở rộng thương mại - dịch vụ, tạo điều kiện công nghiệp tiểu thủ công nghiệp nên cơ cấu kinh tế trên địa bàn xã có sự chuyển biến theo
hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng đần tỷ trọng thương mại - dịch vụ.
Từng bước thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất, phát triển theo hướng thăm
canh tăng năng suất, chất lượng hiệu quả, tạo được một số mô hình sản xuất đạt
hiểu quả kinh tế cao. Tập trung chỉ đạo đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu sản xuất, nông
- ngư nghiệp; tăng cường công tác khuyến nông, chuyển giao và ứng dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật, đưa cơ giới vào sản xuất, bố trí thích hợp lịch thời vụ. Sản xuất
nông nghiệp là thế mạnh của xã năm 2010 sản lượng ước đạt 11.254 tấn (tăng 30%
so năm 2005) đưa hệ số sử dụng đất lên 2,5 lần so năm 2005. Xã nằm trong dự án
Nam Măng Thít, các hệ thống thủy lợi được đầu tư tương đối hoàn thiện, có 80%
diện tích nông nghiệp đáp ứng nhu cầu nước tưới tiêu phục vụ cho sản xuất, trong
quá trình chỉ đạo xã chọn ấp Giồng Cao làm điểm và ấp Sà Vần A làm diện; phát
triển mạnh cây màu, tổ chức hội thảo rút kinh nghiệm; toàn bộ diện tích đất triền
giồng đã đưa đại trà cây màu xuống chân ruộng tăng thu nhập từ 30 - 40 triệu
đồng/ha, lên 50 đến 70 triệu đồng/ha. Tận dụng nguồn nước kênh, mương, ao hồ
phát triển thủy sản đạt chỉ tiêu nghị quyết. Đồng thời trồng nấm rơm được 8.100
mét mô đạt 54%,năng suất 1,5kg/m, sản lượng 12.150 kg. Do nhân dân tận dụng
nguồn rơm rạ để tập trung chăn nuôi bò.


Chăn nuôi: Chủ động chỉ đạo thực hiện tốt các chiến dịch phòng chống dịch

bệnh trên cây trồng, vật nuôi, nên lĩnh vực chăn nuôi tiếp tục phát triển khá; cải tạo
nâng cao tầm vóc đàn bò là 5.627 con, đạt 166,47% trong đó: bò lai sinl 2.044 con,
bò cái sinh sản 1.632 con. Đàn heo 3.522 con, đạt 293,5% (nạt hóa 80%). Đàn gia
cầm có 107.834 con, đạt 154,04% so kế hoạch giao, tăng 43.834 con so năm 2009.
Trong đó gà 21.268 con, vịt 86.330 con, ngang 236 con.
Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: Nhờ có các cơ sở vật chất được đầu tư
trên địa bàn xã; từ đó đã thúc đẩy công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tiếp tục phát
triển. Đặc biệt là từ khi xây dựng Chợ trung tâm cụm xã, các cơ sở tiểu thủ công
nghiệp phát triển khá lên, hệ thống giao thông thủy, bộ được mở rộng, tạo điều
kiện cho các phương tiện đến thu mua nông sản của nông dân, mở ra nhiều triển
vọng tích cực cho phong trào giao lưu hàng hóa, phát triển thương nghiệp và dịch
vụ. Hàng hóa lưu thông trên thị trường ngày càng phong phú, đa dạng; đầu tư nâng
cấp nhằm đáp ứng nhu cầu cần thiết của nhân dân. Toàn xã có 363 hộ sản xuất
kinh doanh cá thể đóng góp vào tổng giá trị sản lượng ngoài quốc doanh đạt 5,1 tỷ
đồng đạt 98% so kế hoạch, chủ yếu ở một số lĩnh vực như: kinh doanh xăng dầu,
xay sát gạo, sản xuất nước đá, mọc gia dụng, cưa xẻ gỗ, cửa sắt nhôm, hàn
tiện...Thương mại dịch vụ có bước phát triển toàn xã có 287 hộ thương nghiệp,
dịch vụ sửa chữa 16 hộ, dịch vụ ăn uống 60 hộ. Chợ được sắp xếp khang trang,
gọn gàn, hoạt động đi vào nề nếp, đồng thời đang xây dựng chợ văn minh, Ban
quản lý Chợ được củng cố và hoạt động có hiệu quả.
Từ những kết quả trên cần tiếp tục phát huy hiệu quả hoạt động của 56 tổ
hợp tác sản xuất, với 3.480 thành viên. Nhìn chung các tổ hợp tác đều hoạt động
tốt, 21 trang trại, trong đó 9 trang trại heo, 8 trang trại bò và 4 trang trại lúa giống,
các trang trại đều hoạt động có hiệu quả, đã đáp ứng nhu cầu giống các loại cây
trồng, vật nuôi trên địa bàn xã.
2.3. Thành tựu và hạn chế của của chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn xã
Ngọc Biên
* Thành tựu:
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên
địa bàn xã Ngọc Biên nhìn chung phát triển khá toàn diện và đạt được tốt độ tăng



trưởng ổn định trong giai đoạn 2006 – 2010, hệ số sử dụng đất khá cao nên tạo ra
giá trị sản xuất bình quân trên ha đạt được ở mức cao.
Bước đầu đã khai thác được tiềm năng thế mạnh của từng vùng để phát
triển, tạo ra những vùng sản xuất nông nghiệp hàng hoá với quy mô lớn.
Chăn nuôi khá phát triển góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp tăng trưởng
và tăng thu nhập cho nông dân và giải quyết việc làm trong thời gian nông nhàn.
Mức độ cơ giới hoá trong nông nghiệp trên địa bàn xã trong những năm qua
có bước phát triển khá, giúp giảm thất thoát, giá thành trong sản xuất lúa gạo, hệ
thống thuỷ lợi đã được hình thành, đáp ứng tốt nhu cầu tưới tiêu phục vụ sản xuất
nông nghiệp
Nguyên nhân: Nhờ Đảng, Nhà nước ta có những chủ trương, chích sách
đúng đắn, kịp thời hợp lòng dân, đưa ra định hướng, xây dựng các kế hoạch xác
thực tình hình thực tế địa phương, từ đó được nhân dân đồng tình hưởng ứng, bên
cạnh đó đại bộ phận nhân dân biết phát huy tích cực tính sang tạo, và chủ động
trong khâu chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập cho hộ gia đình, góp thực thực
thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
* Hạn chế:
Bên cạnh những thành tựu đạt được trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá còn phụ thuộc nhiều vào thị trường nên
không ổn định, giá cả vật tư ngày càng cao, ảnh hưởng đến thu nhập của người
dân, đặc biệt là người dân nông thôn. Chưa tạo được sự liên kết chặt chẽ giửa sản
xuất, chế biến và tiêu thụ.
Kinh tế tập thể, kinh tế trang trang chậm phát triển, hoạt động sản xuất nông,
công nghiệp, thương mại- dịch vụ phần lớn tồn tại dưới dạng kinh tế hộ nên áp
dụng tiến bộ khoa học kỷ thuật còn chậm, hạn chế trong liên kết sản xuất 4 nhà.
Chăn nuôi chủ yếu phát triển trong hộ gia đình tồn tại trong các khu dân cư
nên gây ô nhiếm môi trường và dễ lây lan dịch bệnh từ vật nuôi sang vật nuôi và từ
vật nuôi sang người.

Hệ thống cơ cở hạ tầng phục vụ cho sản xuất còn thiếu và yếu, đặc biệt giao
thông và điện, cơ giới hoá khâu gặt đặp lien hợp chưa nhiều nên dẫn tới tỷ lệ thất
thoát trong thu hoạch cao.


Nguyên nhân: Do trình độ của một bộ phận cán bộ, đảng viên còn hạn chế
về trình độ chuyên môn, nghịêp vụ dẫn đến khâu tuyên truyền chưa đạt hiệu quả
cao, bên cạnh đó trình độ của đại bộ phận người dân còn hạn chế, bảo thủ nên việc
tiếp thu và ứng dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật còn chậm đổi mới
2.4. Những vấn đề cần giải quyết trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp - nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa xã Ngọc Biên
Trà Cú
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa là một trong những nhiệm vụ quan trọng của quá trình
xây dựng kinh tế - xã hội xã nhà. Trong thời gian qua, cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhu cầu đời sống của nhân dân ngày
càng được cải thiện, bộ mặt nông thôn ngày càng được khởi sắt. Kinh tế hợp tác hợp tác xã, kinh tế trang trại được quan tâm củng cố, tạo điều kiện phát triển, nâng
cao hiệu quả sản xuất kinh doanh; đồng thời tiếp tục được củng cố và tăng cường
các chức năng hoạt động trên các lĩnh vực.
Tuy nhiên tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn xã
Ngọc Biên cũng gặp nhiều khó khăn, bất cập. Qua đánh giá thực trạng cơ cấu kinh
tế nông nghiệp - nông thôn xã Ngọc Biên còn nhiều vấn đề đòi hỏi phải giải quyết
để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn thúc đẩy kinh tế
- xã hội xã ngày càng phát triển.
- Xã chiếm ưu thế vùng nước ngọt, có nhiều tiềm năng đất đai, mặt nước dồi
dào, điều kiện khí hậu, địa hình đất đai thích hợp cho việc bố trí cơ cấu sản xuất đa
dang hóa cho phép luân canh từ 1-2 trên đất vụ lúa; 2 vụ lúa - 1 vụ màu; 2 vụ màu
- 1 vụ lúa hoặc tiến hành nuôi kết hợp thủy sản trong ruộng lúa ở vùng trũng, phát
triển chăn nuôi qui mô lớn.
-Tiếp tục phát huy lợi thế tiềm năng đất đai, mặt nước, lao động phù hợp với
điều kiện sinh thái từng vùng theo hướng sản xuất hóa có hiệu quả cao đáp ứng cho

nhu cầu thị trường. Song song đó tiếp tục bố trí lại cơ cấu sản xuất đảm bảo tính đa


dạng, bền vững, tăng giá trị sản xuất trên đơn vị đất canh tác, tăng thu nhập hộ gia
đình, cải thiện đời sống dân cư nông thôn.
-Đảm bảo giá trị ngành nông nghiệp giữ tốc độ tăng trưởng cao, tăng tỷ
trọng giá trị sản lượng cây màu, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn trái, nâng cao
giá trị chăn nuôi có tỷ trọng ngày càng tương xứng với trồng trọt, tăng giá trị thuỷ
sản ngày càng cao trong cơ cấu sản xuất chung của xã.
-Tập trung phát triển cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao; có thị trường
tiêu thụ ổn định; tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để
nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm chi phí và tăng hiệu quả sản xuất.
Đồng thời khuyến khích phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại, hợp tác xã nông
nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, gắn với sản xuất nông nghiệp,
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội,
an ninh quốc phòng. Phát triển vùng chuyên canh lúa, màu, khuyến khích mở rộng
diện tích trồng cây ăn trái, làng nghề truyền thống, mở rộng diện tích trồng cỏ,
cung cấp đủ nguồn thức ăn xanh cho đàn bò. Tận dụng tối đa năng lực các cơ sở hạ
tầng hiện có, nhất là các công trình thủy lợi nội đồng, đáp ứng nhu cầu đủ nước
phục vụ cho đa dạng hóa sản xuất.
Nhìn chung những chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn của
trong những năm qua đạt nhiều kết quả tích cực, trong tình hình chuyển dịch còn
gặp nhiều khó khăn, phát triển chậm, tỷ trọng giá trị nông - ngư nghiệp vẫn còn
cao, giá trị công nghiệp, xây dựng, dịch vụ chưa tăng mạnh, chuyển dịch cơ cấu
cây trồng vật nuôi chậm, chưa theo quy hoạch, giá cả trên đơn vị diện tích bình
quân còn thấp, chưa nhân rộng các mô hình.
Giá cả đầu tư và tiêu thụ nông sản thường xuyên không ổn định, nhất là giá
cả đầu ra của nhiều loại nông sản thay đổi, sự biến động giá cả thị trường có xu
hướng gây bất lợi cho người sản xuất như: giá cả vật tư, phân bón, xăng dầu, trong
khi giá cả mặt hàng nông sản của nông dân đang bị sụt giảm, làm thiệt hại và giảm

đáng kể thu nhập của người dân nên người dân rất khó lựa chọn những phương án
sản xuất; trồng cây gì, nuôi con gì? đành chịu rủi ro trong sản xuất.


- Tình trạng thiếu vốn sản xuất kinh doanh là một thực trạng thường xuyên,
đầu ra của người dân còn gặp nhiều khó khăn dẫn đến tích lũy thấp, dẫn đến phát
triển kinh tế chậm; dự án đầu tư nguồn vốn tín dụng của Nhà nước cũng chưa phát
huy được hiệu quả, do cơ chế cho vay sản xuất nông nghiệp có tính dài hạn mà
người dân chỉ được vay ngắn hạn.
- Trình độ lao động nông nghiệp - nông thôn còn thấp, trình độ dân trí không
đồng đều, chưa ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phần lớn lực
lượng lao động chưa đào tạo, tay nghề thấp.
- Hệ thống kết cấu hạ tầng thủy lợi, giao thông tuy có xây dựng; nhưng vẫn
chưa đáp ứng được yêu cầu, nhất là hệ thống giao thông đường bộ còn nhiều hạn
chế.
- Tổ chức lại sản xuất theo hướng hợp tác hóa còn chậm, chưa phát huy vai
trò chủ đạo, chưa có chính sách mở rộng thị trường tiêu thụ để giải quyết đầu ra
một các ổn định và mang tình bền vững.

Chương 3
MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HOÁ,
HIỆN ĐẠI HOÁ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ NGỌC BIÊN, NĂM 2012-2015


3.1. Phương hướng
* Những quan điểm chỉ đạo
Từ nhận thức về ý nghĩa và tính cấp thiết của chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp - nông thôn cũng như từ kinh nghiệm thực tiễn trong thời gian qua
việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn trên địa bàn xã.

Cần tiếp tục quán triệt tốt các nội dung, mục tiêu tổng quát và quan điểm chỉ đạo
của Đảng, Nhà nước; đồng thời các ngành, các cấp cần nắm vững quan điểm cụ thể
sau:
Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp - nông thôn là một quá trình phát triển tất
yếu đối với nền kinh tế nông nghiệp - nông thôn nói chung, và nền nông nghiệp nông thôn xã Ngọc Biên, huyện Trà Cú nói riêng.
Qua quá trình đánh dấu bước phát triển cơ bản từ nền kinh tế nông nghiệp nông thôn là chủ yếu dựa vào khai thác màu mở tự nhiên với năng suất thấp sang
một nền nông nghiệp - nông thôn phát triển và thăm canh ngày càng cao, dựa trên
cơ sở khai thác lợi thế so sánh, thúc đẩy phân công lao động ngày càng sâu. Trong
quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế thị trường ở nông thôn, vấn đề chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn mới thật sự đạt hiệu quả, tạo điều kiện cho
việc mở mang và phát triển các ngành nghề khác.
* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn gắn với quá trình
công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông thôn:
Ngọc Biên là một xã nông thôn thủy lợi kênh rạch chằng chịt nước ngọt
quanh năm, có khả năng rất lớn về nông nghiệp về nguồn lợi thủy sản và điều kiện
giao thông thủy; đặc biệt là khoa học công nghệ sinh học, nhằm làm thay đổi cơ
cấu cây trồng vật nuôi; bên cạnh đó công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn trên địa bàn xã sẽ thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu nông
nghiệp và phân công lao động xã hội ở nông thôn.
Tiếp tục điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, huy động
mọi nguồn lực tập trung phát triển kinh tế theo chiều sâu, nâng cao chất lượng hiệu


×