Tải bản đầy đủ (.pdf) (165 trang)

Đảng bộ tỉnh hòa bình lãnh đạo kinh tế từ năm 1954 đến năm 1964

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.21 MB, 165 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
––––––––––––––––––

NGUYỄN NGỌC HOÀNG

ĐẢNG BỘ TỈNH HÒA BÌNH LÃNH ĐẠO
KINH TẾ TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1964

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội -2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
––––––––––––––––––

NGUYỄN NGỌC HOÀNG

ĐẢNG BỘ TỈNH HÒA BÌNH LÃNH ĐẠO
KINH TẾ TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1964

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60 22 03 15

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN THỊ MAI HOA

Hà Nội - 2015



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dƣới sự
hƣớng dẫn của PGS.TS Nguyễn Thị Mai Hoa, có kế thừa một số kết quả
nghiên cứu liên quan đã đƣợc công bố. Các số liệu, tài liệu trong luận văn là
trung thực, đảm bảo tính khách quan và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng khoa học về luận văn
của mình.

Hà Nội, ngày … tháng …. năm 2015
Học viên

Nguyễn Ngọc Hoàng


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, em xin chân thành
cảm ơn sự dạy dỗ của các thầy cô giáo khoa Lịch sử của Trƣờng Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thị Mai Hoa, cán
bộ giảng dạy bộ môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (Khoa Lịch sử) đã
tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành
Luận văn.

Hà Nội, ngày ….. tháng ... năm 2015
Học viên

Nguyễn Ngọc Hoàng



BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
- Ban Chấp hành:

BCH

- Trung ƣơng:

TU

- Chủ nghĩa xã hội:

CNXH

- Đảng Cộng sản Việt Nam:

ĐCSVN

- Hợp tác xã:

HTX

- Tổ đổi công:

TĐC

- Xã hội chủ nghĩa:

XHCN



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................3
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................3
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..................................................................................4
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu .........................................................................6
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................7
5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu.........................................................7
6. Đóng góp của luận văn .......................................................................................8
7. Kết cấu của Luận văn..........................................................................................8
Chƣơng 1: CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH HÕA BÌNH
TRONG LĨNH VỰC KINH TẾ TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1960 ..........................9
1.1. Những căn cứ để Đảng bộ tỉnh Hòa Bình xác định chủ trƣơng và chủ trƣơng
của Đảng bộ tỉnh .....................................................................................................9
1.1.1 Những căn cứ để Đảng bộ tỉnh Hòa Bình xác định chủ trương................9
1.1.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh.................................................................21
1.2. Chỉ đạo thực hiện ...........................................................................................27
1.2.1. Chỉ đạo khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế, thực hiện cải
cách ruộng đất (1954 - 1957) ...........................................................................27
1.2.2. Chỉ đạo cải tạo xã hội chủ nghĩa, bước đầu phát triển kinh tế (1958 - 1960). 35
Tiểu kết chƣơng 1 .................................................................................................51
Chƣơng 2: SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH HÕA BÌNH ĐỐI VỚI LĨNH
VỰC KINH TẾ TỪ NĂM 1961 ĐẾN NĂM 1965 ...................................................52
2.1. Hoàn cảnh lịch sử và chủ trƣơng của Đảng bộ tỉnh .......................................52
2.1.1. Hoàn cảnh lịch sử ...................................................................................52
2.1.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình ................................................54
2.2. Chỉ đạo thực hiện ...........................................................................................65
2.2.1. Đối với nông nghiệp ...............................................................................65
2.2.2. Đối với công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương nghiệp ...............75
Tiểu kết chƣơng 2 .................................................................................................78


1


Chƣơng 3: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM .........................................................79
3.1. Nhận xét .........................................................................................................79
3.1.1. Về ưu điểm ..............................................................................................79
3.1.2 Về hạn chế ...............................................................................................86
3.2 Một số kinh nghiệm ........................................................................................95
3.2.1. Vận động và tổ chức quần chúng làm kinh tế phù hợp với đặc điểm địa
phương ..............................................................................................................95
3.2.2. Thường xuyên tổng kết thực tiễn, phát hiện kịp thời những hạn chế, yếu
kém và kiên quyết khắc phục ............................................................................99
3.2.3. Đảm bảo tính đồng bộ trong các giải pháp và tập trung vào một số lĩnh
vực kinh tế trọng điểm ....................................................................................103
3.2.4. Nâng cao trình độ nhận thức và năng lực quản lý cho cán bộ, đảng viên
hoạt động trong lĩnh vực kinh tế.....................................................................106
Tiểu kết chƣơng 3 ...............................................................................................109
KẾT LUẬN .............................................................................................................110
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................113
PHỤ LỤC ................................................................................................................130

2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong suốt chiều dài hàng nghìn năm dựng nƣớc và giữ nƣớc, lĩnh vực kinh
tế luôn giữ vị trí vô cùng quan trọng đối với sự tồn vong của một quốc gia. Nhận
thấy đƣợc tầm quan trọng của lĩnh vực kinh tế, ngay từ khi ra đời cho đến khi trở
thành Đảng cầm quyền, Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) luôn chú trọng phát

triển kinh tế, đặc biệt là giải quyết vấn đề nông nghiệp và ruộng đất cho nông dân.
Trong mỗi giai đoạn cách mạng, Đảng luôn coi đây là một trong những nhiệm vụ
chiến lƣợc của cách mạng Việt Nam và đƣa ra những quyết sách phù hợp để giải
quyết vấn đề ruộng đất và kinh tế nông nghiệp.
Sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, chính phủ mới ra đời
phải đối mặt với vô vàn những khó khăn. Nền kinh tế nông nghiệp bị tàn phá nặng
nề, tình trạng sản xuất lạc hậu, thiếu tƣ liệu sản xuất phổ biến trên quy mô cả nƣớc.
Trong tình thế ngàn cân treo sợi tóc, Đảng đã lãnh đạo nhân dân cả nƣớc tiến hành
khôi phục kinh tế và kháng chiến chống thực dân Pháp. Để vực dậy nền kinh tế, động
viên sức ngƣời, sức của cho cuộc kháng chiến, dƣới sự lãnh đạo của Đảng, bên cạnh
những biện pháp thiết thực giải quyết vấn đề trƣớc mắt nhƣ khắc phục nạn đói, tăng gia
sản xuất, Đảng và Chính phủ đã chủ trƣơng từng bƣớc thực hiện những cải cách dân
chủ, thực hiện chính sách ruộng đất nhằm thay đổi dần dần quan hệ sản xuất phong
kiến trong nông nghiệp, đem lại quyền lợi chính đáng cho nông dân lao động.
Sau khi hòa bình đƣợc lập lại ở miền Bắc, nhiệm vụ khôi phục, cải tạo và
phát triển sản xuất nông nghiệp trở thành vấn đề then chốt để thực hiện cải thiện đời
sống và lƣơng thực của nhân dân, tạo chỗ dựa cho cuộc kháng chiến ở miền Nam
đang ngày càng gay go, ác liệt.
Hòa Bình vốn là một tỉnh thuộc vùng Tây Bắc, dƣới thời thuộc địa của Pháp,
Hòa Bình với tuyến đƣờng quốc lộ 6 là tỉnh có vị trí chiến lƣợc quan trọng trong
việc bảo vệ căn cứ địa Việt Bắc. Thực dân Pháp luôn có âm mƣu thành lập Xứ
Mƣờng tự trị ở Hòa Bình, hòng cắt đứt mối liên hệ giữa Hòa Bình và căn cứ địa
Việt Bắc, biến nơi đây thành hậu phƣơng của địch.

3


Hòa bình lập lại, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hòa Bình nhanh chóng bắt tay
vào công cuộc khôi phục kinh tế, đẩy mạnh sản xuất, khắc phục hậu quả chiến
tranh, từng bƣớc giải quyết nạn đói. Cuộc vận động hợp tác hóa đã đánh dấu việc

xóa bỏ hoàn toàn những hậu quả, tàn dƣ của chế độ phong kiến lang đạo. Nhờ có sự
đoàn kết, quyết tâm của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc, tỉnh Hòa Bình đã có
những bƣớc tiến bộ về kinh tế, xã hội, trong đó tiêu biểu là hợp tác xã Cặm Cõ
(huyện Kim Bôi) trở thành lá cờ đầu của miền Bắc về phong trào làm thủy lợi.
Quá trình khôi phục, cải tạo và phát triển sản xuất nông nghiệp ở Hòa Bình
là sự cụ thể hóa chủ trƣơng chung của Đảng và Chính phủ. Việc phác họa một cách
toàn diện bức tranh kinh tế của tỉnh Hòa Bình giúp có một cái nhìn căn bản về quá
trình khôi phục, cải tạo và phát triển kinh tế ở Hòa Bình nói riêng và miền Bắc nói
chung. Nghiên cứu, tổng kết, đánh giá một cách toàn diện về thời kỳ lịch sử đặc biệt
ý nghĩa này ở Hòa Bình nhằm làm sáng tỏ vai trò của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình trong
việc thực hiện chủ trƣơng của Trung ƣơng Đảng đối với nhiệm vụ khôi phục, cải tạo
và phát triển kinh tế; từ đó đƣa ra đánh giá đúng về kết quả và những hạn chế, tìm
ra nguyên nhân trong quá trình thực hiện. Trên cơ sở đó, đúc rút đƣợc những kinh
nghiệm chủ yếu, làm rõ giá trị lịch sử của những kinh nghiệm đó trong việc giải
quyết vấn đề phát triển kinh tế của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình.
Từ mong muốn đó, tôi chọn đề tài: “Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lãnh đạo kinh
tế từ năm 1954 đến năm 1964” làm đề tài luận văn Thạc sỹ Lịch sử, chuyên ngành
Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề xây dựng và phát triển kinh tế nói chung, khôi phục, cải tạo và phát
triển kinh tế trong những năm 1954 - 1964 nói riêng đã thu hút đƣợc sự quan tâm
của Đảng và Nhà nƣớc, các cơ quan và các địa phƣơng cũng nhƣ sự nghiên cứu, tìm
hiểu của các nhà khoa học ở nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau, góp phần quan
trọng vào quá trình tổng kết lịch sử Đảng lãnh đạo xây dựng, phát triển kinh tế, xây
dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nƣớc nhà. Tiêu biểu là các công
trình khoa học sau:

4



Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển, khôi phục cải tạo và phát triển
kinh tế miền Bắc từ năm 1954 - 1960, Luận án Tiến sĩ khoa học Lịch sử, Nguyễn
Đức Ngọc, Hà Nội, 2006. Trên cơ sở phân tích chủ trƣơng và sự chỉ đạo của Đảng
về khôi phục và phát triển kinh tế miền Bắc (1954 - 1960), kết hợp với trình bày nội
dung chính sách, quy định của Nhà nƣớc nhằm thúc đẩy sản xuất, luận án đã góp
phần phản ánh trung thực về tình hình kinh tế - xã hội ở miền Bắc Việt Nam. Trong
quá trình khôi phục, cải tạo và phát triển kinh tế, luận án đã đi sâu phân tích vị trí,
vai trò trung tâm của kinh tế nông nghiệp đối với nền kinh tế miền Bắc, góp phần
khắc phục hậu quả chiến tranh, ổn định đời sống nhân dân, tạo tiền đề thực hiện cải
tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp, phát triển tổ đổi công, đẩy mạnh phong
trào hợp tác hóa nông nghiệp, tích cực chuẩn bị những điều kiện cơ bản cho những
bƣớc đi ban đầu của công nghiệp hóa XHCN ở miền Bắc những năm sau này, xây
dựng miền Bắc thành hậu phƣơng vững chắc đối với cuộc đấu tranh giải phóng
miền Nam thống nhất đất nƣớc.
Tác phẩm Nửa thế kỉ phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam 1945 1995 của Nguyễn Sinh Cúc, Nguyễn Văn Tiêm, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 1996
và tác phẩm Đƣa nông nghiệp từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa của
tác giả Nguyễn Huy, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1983 đã trình bày quá trình
phát triển của nông nghiệp, nông thôn Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám 1945,
trong đó đề cập đến công cuộc cải cách ruộng đất và bƣớc đầu xây dựng hợp tác xã
nông nghiệp.
Công trình Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp
miền Bắc từ năm 1961 - 1975, luận án tiến sỹ khoa học Lịch sử, Nguyễn Mạnh
Hùng, Hà Nội, 2010. Trên cơ sở phân tích chủ trƣơng và sự chỉ đạo của Đảng về
phát triển kinh tế miền Bắc (1961 - 1975), kết hợp với trình bày nội dung chính
sách, quy định của Nhà nƣớc nhằm thúc đẩy sản xuất. Luận án đã góp phần phản
ánh trung thực về tình hình kinh tế - xã hội ở miền Bắc Việt Nam trong giai đoạn
lịch sử hết sức đặc biệt. Vừa tiến hành xây dựng CNXH ở miền Bắc, vừa là hậu
phƣơng lớn cho cuộc đấu tranh thống nhất đất nƣớc. Kinh tế miền Bắc thời kỳ 1954

5



- 1964 đƣợc đề cập đến trong luận văn với những thành tựu, hạn chế và đặt ra
những yêu cầu trong giai đoạn lịch sử mới.
Nghiên cứu về Hòa Bình, có một số công trình nghiên cứu mang tính chất
tổng kết lịch sử Hòa Bình nói chung và lịch sử Đảng bộ Hòa Bình nói riêng nhƣ các
công trình có đề cập đến phát triển kinh tế nông nghiệp Hòa Bình giai đoạn 1954 1964 nhƣ:
Cuốn Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hòa Bình 1929-2010, tổng kết những thắng lợi vẻ
vang của nhân dân tỉnh Hòa Bình dƣới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, trong đó có đề cập
đến quá trình khôi phục, cải tạo và phát triển kinh tế tỉnh Hòa Bình từ 1954 - 1964.
Cuốn sách Góp phần tìm hiểu tỉnh Hòa Bình, Bùi Văn Kín (chủ biên), xuất
bản năm 1972, Ty Văn hóa - Thông tin tỉnh Hòa Bình đã đề cập đến tình hình chung
của tỉnh Hòa Bình thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, nêu đôi nét về thực trạng kinh tế
địa phƣơng.
Các công trình nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau, đƣa ra những luận giải
khác nhau về giai đoạn lịch sử 1954 - 1964 ở miền Bắc nói chung và Hòa Bình nói
riêng, đều khẳng định tính đúng đắn, hợp lý của công cuộc khôi phục, cải tạo và
phát triển sản xuất nông nghiệp, đáp ứng đƣợc những yêu cầu tình hình kinh tế chính trị Việt Nam lúc bấy giờ.
Nhìn chung, chƣa có một công trình nghiên cứu nào riêng biệt, hệ thống,
toàn diện nghiên cứu về sự lãnh đạo của của Đảng bộ tỉnh Hòa Bìnhđối với lĩnh vực
kinh tế những năm 1954 – 1964, mà chủ yếu chỉ đề cập đến từng vấn đề riêng lẻ
trong lĩnh vực kinh tế. Những công trình nghiên cứu và tƣ liệu nêu trên là nguồn tài
liệu quan trọng, cung cấp những gợi ý khoa học để tác giả thực hiện luận văn.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ vai trò lãnh đạo của Đảng b ộ tỉnh Hòa Bình đối với lĩnh vực kinh tế
từ năm 1954 đến năm 1964; đúc rút một số kinh nghiệm có giá trị tham khảo.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Trình bày và phân tích những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ
tỉnh Hòa Bình đối với lĩnh vực kinh tế từ năm 1954 đến năm 1964.


6


- Trình bày một cách khách quan, toàn diện những quan điểm, chủ trƣơng
của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình trong khôi phục, cải tạo và phát triển kinh tế những năm
1954 - 1964.
- Phân tích các biện pháp, giải pháp Đảng bộ tỉnh Hòa Bình đề ra nhằm hiện thực
hóa chủ trƣơng khôi phục, cải tạo và phát triển kinh tế từ năm 1954 đến năm 1964.
- Chỉ rõ những thành tựu, hạn chế trong sự lãnh đạo của Đảng b ộ tỉnh Hòa
Bình đối với lĩnh vực kinh tế những năm 1954 - 1964; đúc rút một số kinh nghiệm.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Những chủ trƣơng và biện pháp của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình đề ra trong lĩnh vực
kinh tế; quá trình thực hiện những chủ trƣơng, biện pháp nào và kết quả đạt đƣợc.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài giới hạn việc nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ và Chính quyền
tỉnh Hòa Bình trong lĩnh vực kinh tế từ năm 1954 (miền Bắc có hòa bình) đến năm
1964 (kế hoạch 5 năm lần thứ nhất đƣợc đánh giá là đã hoàn thành), chủ yếu tập
trung vào hai nội dung chính là: lãnh đạo phục hồi và phát triển kinh tế sau chiến
tranh, thực hiện cải cách dân chủ nhằm đem lại ruộng đất cho nông dân và bƣớc đầu cải
tạo nền kinh tế, đặc biệt là trong nông nghiệp; đƣa nhân dân làm chủ tƣ liệu sản xuất.
5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu
Thực hiện đề tài này, luận văn chủ yếu dựa vào các nguồn tài liệu sau:
- Văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam, tập trung vào vấn đề phát triển
kinh tế.
- Các tài liệu gốc về phát triển kinh tế lƣu trữ ở Phòng lƣu trữ Văn phòng
Tỉnh ủy tỉnh Hòa Bình, thƣ viện Quốc gia, thƣ viện trƣờng Đại học khoa học xã hội
và nhân văn Hà Nội, thƣ viện Quân đội.... Bao gồm các báo cáo, chỉ thị, thông tri

của Trung ƣơng Đảng, của Chính phủ, Ủy ban Hành chính Hòa Bình, Sở Nông lâm
Hòa Bình, một số sở, ban, ngành khác có liên quan đế nông nghiệp.
- Kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trƣớc ở trung ƣơng và địa phƣơng về
nông nghiệp, nông dân và nông thôn đã đƣợc công bố, xuất bản.

7


5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng chủ yếu phƣơng pháp lịch sử và phƣơng pháp lôgíc, ngoài
ra còn sử dụng phƣơng pháp đối chiếu, phân tích, phê phán, so sánh, tổng hợp để
làm sáng tỏ nội dung các vấn đề khoa học của luận văn.
5.3. Cơ sở lý luận
Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử.
6. Đóng góp của luận văn
- Trình bày tƣơng đối hệ thống sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Hòa
Bình về khôi phục, cải tạo và phát triển kinh tế những năm 1954 – 1964; từ đó, góp
phần làm rõ thêm về quan điểm, nhận thức và hoạt động chỉ đạo của một Đảng b ộ
địa phƣơng đối với kinh tế đặt trong quan hệ với sự lãnh đạo của Trung ƣơng Đảng.
- Làm rõ những thành công, hạn chế của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình trong lãnh
đạo kinh tế; từ đó đúc rút kinh nghiệm cho hiện tại.
- Luận văn có thể sử dụng cho việc tham khảo, nghiên cứu, giảng dạy lịch sử
địa phƣơng, lịch sử Đảng và những môn học có liên quan.
7. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn đƣợc chia
thành 3 chƣơng.
Chƣơng 1. Chủ trƣơng và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình trong lĩnh
vực kinh tế từ năm 1954 đến năm 1960
Chƣơng 2. Sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình đối với lĩnh vực kinh tế

từ năm 1961 đến năm 1964
Chƣơng 3. Nhận xét và kinh nghiệm

8


Chƣơng 1: CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH HÒA
BÌNH TRONG LĨNH VỰC KINH TẾ TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1960
1.1. Những căn cứ để Đảng bộ tỉnh Hòa Bình xác định chủ trƣơng và
chủ trƣơng của Đảng bộ tỉnh
1.1.1. Những căn cứ để Đảng bộ tỉnh Hòa Bình xác định chủ trƣơng
1.1.1.1. Điều kiện tự nhiên, đời sống văn hóa - xã hội và tiềm năng, lợi thế
kinh tế của tỉnh Hòa Bình
Hoà Bình là tỉnh miền núi, tiếp giáp với vùng đồng bằng sông Hồng, có
nhiều tuyến đƣờng bộ, đƣờng thuỷ nối liền với các tỉnh Phú Thọ, Hà Tây, Hà Nam,
Ninh Bình, là cửa ngõ của vùng núi Tây Bắc, cách Thủ đô Hà nội 76 km về phía
Tây Nam. Phía Bắc Hoà Bình giáp Phú Thọ và Hà Tây, phía Nam giáp Ninh Bình
và Thanh Hoá, phía Đông giáp Hà Tây và Hà Nam, phía Tây giáp Sơn La.
Hoà Bình có địa hình núi cao, chia cắt phức tạp, độ dốc lớn và theo hƣớng
Tây Bắc - Đông Nam, phân chia thành 2 vùng: vùng núi cao nằm về phía Tây Bắc
có độ cao trung bình từ 600 - 700 m, địa hình hiểm trở, diện tích 212.740 ha, chiếm
44,8% diện tích toàn vùng; vùng núi thấp nằm ở phía Đông Nam, diện tích 262.202
ha, chiếm 55,2% diện tích toàn tỉnh, địa hình gồm các dải núi thấp, ít bị chia cắt, độ
dốc trung bình từ 20 - 250, độ cao trung bình từ 100 - 200 m.
Hoà Bình có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh, ít mƣa; mùa hè
nóng, mƣa nhiều. Nhiệt độ trung bình hàng năm trên 23oC. Tháng 7 có nhiệt độ cao
nhất trong năm, trung bình 27 – 20oC, tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất, trung bình 15,5
- 16,5oC.
Bên cạnh đó, hệ thống sông ngòi trên địa bàn tỉnh đƣợc phân bố tƣơng đối
đồng đều với các sông lớn là sông Đà, sông Bôi, sông Bƣởi, sông Lạng, sông Bùi.

Diện tích tỉnh Hoà Bình ƣớc chừng 470.000 héc ta. Rừng núi và đất hoang
chiếm 439.000 ha tức trên 92% tổng số đất đai toàn tỉnh. Khắp trong tỉnh đều có
rừng núi nhƣng rừng phần lớn tập trung ở 2 huyện Đà bắc, Mai châu và dọc theo
dãy núi Trƣờng Sơn, từ Mai Châu qua các huyện Tân Lạc, Lạc Sơn, Lạc Thuỷ.
Ngoài ra, còn nhiều khu vực rừng rộng lớn ở các vùng Cao Phong (huyện Kỳ Sơn),

9


Kim Truy, Tú Sơn, Nất Sơn (huyện Kim bôi) v.v... Rừng Hoà Bình có nhiều gỗ to
và quý. Riêng về gỗ có thể khai thác đƣợc ƣớc chừng 580.000 khối nhƣng thƣờng ở
các xã không có đƣờng cái lớn, sông to nên khai thác khó khăn. Ngoài nguồn lợi về
gỗ, rừng Hoà Bình còn có rất nhiều lâm sản phụ. Việc khai thác lâm sản đã đóng
góp một phần thiết thực và quan trọng cho việc cải thiện đời sống của nhân dân tỉnh
Hòa Bình. Trong năm 1958, tổng giá trị khai thác lâm sản của nhân dân bằng
13.754 tấn thóc, chiếm 22% so với thu hoạch về nông nghiệp toàn tỉnh. Riêng
huyện Đà bắc thu hoạch về lâm sản trị giá bằng 3.262 tấn thóc, bình quân nhân khẩu
toàn huyện đƣợc 213 cân, bằng 81% so với thu hoạch về nông nghiệp. Có nhiều xã
ở huyện Đà bắc, nguồn sống chính là thu nhập về lâm thổ sản nhƣ xã Chum, riêng
về gỗ và bƣơng tre chiếm 92%, còn về sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm có 8% tổng
số thu nhập của nhân dân toàn xã. Nếu tính riêng xóm Hà xã Chum nơi trên có 91
ngƣòi, bình quân nhân khẩu toàn xóm thu hoạch 91 cân thóc về nông nghiệp, còn
thu hoạch về lâm sản trị giá bằng 3.206 cân thóc một nhân khẩu [45;1].
Ngoài việc góp phần nâng cao đời sống cho nhân dân tỉnh Hòa Bình, việc
khai thác lâm sản còn đóng góp cho việc tích luỹ với Nhà nƣớc: số thu về tiền bán
lâm sản và số tiền lãi của Ty Thƣơng nghiệp, lâm thổ sản trong việc kinh doanh lâm
sản cũng khá lớn.
Do tỉnh Hoà Bình giáp với đồng bằng, gần Thủ đô, có nhiều đƣờng giao
thông thuỷ bộ thuận tiện nên rừng Hoà Bình không những còn cung cấp cho nhu
cầu cần thiết cho đời sống của nhân dân và phục vụ cho việc kiến thiết cơ bản, sửa

chữa cầu đƣờng v.v... của tỉnh Hòa Bình mà đã và sẽ đóng góp một phần tích cực
trong việc cung cấp cho nhu cầu cần thiết của Nhà nƣớc và xuất khẩu.
Ngoài nguồn lợi về lâm sản cần cho đời sống của nhân dân và nhu cầu xây
dựng của Nhà nƣớc, rừng còn có tác dụng chống bão, lũ, lụt, ngăn cản gió Lào, điều
hoà thời tiết, không những phục vụ cho sản xuất nông nghiệp tỉnh Hòa Bình mà còn
có tác dụng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh đồng bằng. Rừng không
những chiếm một vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh Hòa Bình mà còn
góp phần vào việc phát triển nền kinh tế chung mà còn có tác dụng lớn về chính trị
và quốc phòng.

10


Nhƣng dƣới chế độ thực dân phong kiến trƣớc kia, tài nguyên rừng bị phá
hoại nghiêm trọng và hầu nhƣ bị kiệt quệ. Trong kháng chiến do hoàn cảnh chiến
tranh, rừng lại bị phá thêm. Từ sau hoà bình lập lại, chính quyền đã có nhiều cố
gắng và đã thu đƣợc một số thành tích trong việc khôi phục nghề rừng, đảm bảo
cung cấp cho nhu cầu nhà nƣớc. Việc quản lý rừng đã dần dần có nền nếp. Trong
các việc khoán rừng, bảo vệ rừng, trồng và gây rừng v.v... tỉnh Hòa Bình cũng đã
thu đƣợc một số kết quả nhất định.
Hoà Bình có nhiều loại khoáng sản, trong đó một số loại đã đƣợc khai thác
nhƣ: amiăng, than, nƣớc khoáng, đá vôi…Đáng lƣu ý nhất là đá, nƣớc khoáng, đất
sét có trữ lƣợng lớn. Đá gabrodiaba trữ lƣợng 2,2 triệu m3; đá granít trữ lƣợng 8,1
triệu m3; đặc biệt đá vôi có trữ lƣợng rất lớn trên 700 triệu tấn, đang đƣợc sản xuất
phục vụ xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợi, xây dựng cơ bản… Ngoài ra,
than đá có 6 mỏ nhỏ và 2 điểm khai thác than ở các huyện Kim Bôi, Lạc Thuỷ, Yên
Thuỷ, Lạc Sơn, Đà Bắc, Kỳ Sơn, tổng trữ lƣợng cấp C1 là 982.000 tấn. Đôllômit,
barit, cao lanh cũng có trữ lƣợng lớn, trong đó có một số mỏ còn chƣa đƣợc xác
định rõ về trữ lƣợng. Sét phân bố ở vùng thấp, có rải rác trong tỉnh, trữ lƣợng ƣớc
tính 8 - 10 triệu m3. Ngoài ra, kho tài nguyên khoáng sản của tỉnh còn rất nhiều mỏ

đa kim nhƣ: vàng, đồng, chì, kẽm, thuỷ ngân, antimon, pyrit, phốtphorit…
Do đặc điểm địa lý tiếp giáp với đồng bằng sông Hồng và Thủ đô Hà Nội, có
điều kiện tự nhiên, đất đai, tài nguyên khoáng sản, đặc điểm văn hoá đa dạng và
phong phú đã tạo điều kiện cho tỉnh Hoà Bình phát triển mạnh một số lĩnh vực kinh
tế lợi thế. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng với trữ lƣợng sét và đá vôi lớn.
Công nghiệp chế biến nông - lâm sản: Hoà Bình có đất đai phù hợp với nhiều loại
cây công nghiệp (mía, sắn, chè, măng…), cây ăn quả (cam, quýt, dứa, vải, nhãn…),
từ đó có thể phát triển công nghiệp chế biến nông sản nhƣ: đƣờng, tinh bột, chè khô.
Bên cạnh đó, diện tích đất lâm nghiệp chiếm khoảng 55%, diện tích rừng đã phủ
xanh 41% với nhiều vạt rừng kinh tế đƣợc phép trồng và khai thác phục vụ công
nghiệp chế biến lâm sản.
Hoà Bình là một tỉnh miền núi có 7 dân tộc với dân số vào khoảng 203.064
ngƣời: Dân tộc Mƣờng chiếm đại bộ phận có 164.514 ngƣời ; Kinh 15.129 ; Hoa

11


kiều 252 ngƣời ; Thái 11.317 ; Thổ 6.680 ; Mán 4.145 ; Mèo 1.026 [35;1]. Hoà
Bình ở vào vùng trung du, một bên về phía Đông bắc, Đông nam giáp liền với vùng
ngƣời kinh thuộc các tỉnh Phú Thọ, Sơn Tây, Hà Đông, Hà Nam, Ninh Bình, một
bên về phía Tây Bắc, tây nam giáp liền với vùng ngƣời Thái thuộc khu tự trị Thái
Mèo và ngƣời Mƣờng thuộc các huyện thƣợng du tỉnh Thanh Hoá.
Đất đai trong tỉnh đại bộ phận là rừng núi, tính trung bình chiều dài từ huyện
đầu tỉnh đến cuối tỉnh dài 180km, chiều ngang nơi rộng nhất vào khoảng 80km.
Diện tích toàn tỉnh ƣớc đo 7.000 cây số vuông, diện tích cây lúa có 40.752ha, 52
bằng 1/5 diện tích đất đai [35;1].
Tỉnh Hoà Bình có 7 huyện 1 thị xã, 2 thị trấn có 192 xã, 1.347 xóm. Dân tộc
Mƣờng ở hầu khắp trong tỉnh, nhƣng tập trung nhiều nhất vào 5 huyện Kỳ Sơn,
Lƣơng Sơn, Lạc Thuỷ, Lạc Sơn, Tân Lạc sống chủ yếu về làm ruộng, có nhiều cánh
đồng thung lũng rộng hàng nghìn mẫu nhƣ cánh đồng Mƣờng Vang (huyện Lạc

Sơn, Mƣờng Bi (Tân Lạc), Mƣờng tháng (Kỳ Sơn), Mƣờng Động (Lƣơng Sơn)
...[35;1].
Dân tộc Thái, Thổ, Mán, Mèo sống tập trung ở 2 huyện Mai Châu và Đà
Bắc. Dân tộc Thái, Thổ sồng về nửa ruộng mửa nƣơng hoặc một phần nƣơng. Dân
tộc Mèo, Mán sống chủ yếu về nƣơng rẫy, một số rất ít làm ruộng, làm thợ săn - đây
là một nguồn sống quan trọng của họ.
Nhìn chung, đƣờng giao thông thuỷ bộ liên lạc giữa Hoà Bình với các tỉnh
miền xuôi và Thủ đô Hà Nội tƣơng đối thuận tiện có sông Đà, đƣờng số 6, số 21 và
số 12. Sự liên lạc giữa các huyện với nhau và trong một huyện trừ các đƣờng quốc
lộ chạy gặp rất nhiều khó khăn, nhất là về mùa mƣa, suối lũ.
Do điều kiện phát triển của lịch sử và hoàn cảnh đại lý nên tính chất xã hội
của các dân tộc trong tỉnh và ở mỗi vùng có những đặc điểm khác nhau, trình độ
phát triển văn hóa- xã hội các dân tộc trong tỉnh không đều nhau.
1.1.1.2. Thực trạng kinh tế của tỉnh Hòa Bình trước năm 1954
Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 25-11-1945, Trung ƣơng
Đảng ra Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc. Chỉ thị đã phân tích tình hình thế giới và

12


trong nƣớc, xác định cuộc cách mạng của nhân dân Viê ̣t Nam vẫn là cách mạng giải
phóng dân tộc, kẻ thù chính của nhân dân ta lúc này là thực dân Pháp xâm lƣợc,
nhiệm vụ chủ yếu trƣớc mắt là củng cố chính quyền, chống thực dân Pháp xâm
lƣợc, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống nhân dân.
Những ngày đầu cách mạng mới thành công, tỉnh Hòa Bình gặp rất nhiều
khó khăn: Nạn đói kéo dài và rất gay gắt. Nƣớc sông Đà lên cao gây ngập lụt nhiều
nơi, tàn phá mùa màng ở các xã ven sông thuộc châu Mai Đà, Kỳ Sơn, nƣớc tràn
vào phá hủy đƣờng sá và một số nhà của ở khu vực thị xã... Một khó khăn và cũng
là một nhiệm vụ cấp bách đang đặt ra là phải khẩn trƣơng tiếp tục thành lập chính
quyền ở các thôn xã, nhất là ở những vùng cao, vùng sâu; vì trong những ngày

tháng 8-1945, chủ yếu mới giành đƣợc chính quyền ở tỉnh, các châu, các thị trấn và
một số xã xung quanh thị xã, thị trấn, một số xã có cơ sở cách mạng. Trong khi đó,
đội ngũ cán bộ, đảng viên rất mỏng, có thể đếm trên đầu ngón tay, chƣa có kinh
nghiệm trong việc tổ chức quản lý xã hội, quản lý kinh tế, địa bàn tỉnh lại rộng, giao
thông đi lại rất khó khăn. Đây là một khó khăn rất lớn nổi lên lúc này. Nguồn bổ
sung cán bộ duy nhất là khẩn trƣơng bồi dƣỡng một số quần chúng cứu quốc tích
cực ở địa bàn thị xã Hòa Bình. Việc đào tạo bồi dƣỡng cán bộ ở địa bàn nông thôn
có khó khăn, cần phải có thời gian.
Cho đến năm 1947, tỉnh Hòa Bình vẫn là nơi thiếu lƣơng thực, hàng năm
đều phải vận chuyển từ miền xuôi lên. Chiến tranh lan rộng, vận chuyển khó khăn,
yêu cầu tự túc lƣơng thực cho nhân dân, phục vụ yêu cầu chiến tranh của địa
phƣơng trở nên cấp bách. Ủy ban kháng chiến - hành chính tỉnh, các huyện, các ty
chuyên môn nhƣ canh nông, lâm chính, tín dụng, sản xuất đã cố gắng hƣớng dẫn,
giúp đỡ nhân dân khai phá đất hoang, mở rộng diện tích cây trồng, đào đắp mƣơng
phai dẫn tháo nƣớc, trồng các loại rau, màu... Mặc dù trình độ canh tác còn rất thô
sơ, nhƣng với sự hƣớng dẫn, giúp đỡ của chính quyền và các ngành chuyên môn
nên từ năm 1947, “việc chăn nuôi và số thóc thu hoạch cũng nhiều thêm, có thể đủ
cung cấp cho địa phƣơng, mặc dầu phƣơng pháp cày cấy và chăn nuôi chƣa cải
cách” [2;4]. Hàng năm còn sản xuất đƣợc trên dƣới 30 tấn bông, gai giải quyết một

13


phần nhu cầu may mặc và trao đổi với các tỉnh xung quanh. Chính quyền tỉnh cũng
cố gắng mua, vận chuyển muối, mắm, thuốc lào... là những nhu cầu sinh hoạt thiết
yếu hàng ngày của nhân dân.
Trong thời gian kháng chiến, với điều kiện một tỉnh miền núi nền kinh tế
nông lâm nghiệp kém phát triển, mang tính chất tự cấp tự túc, 2/3 đất đai bị địch
chiếm đóng, nhân dân bị giặc bóc lột đến xơ xác, thiếu đói quanh năm, nhƣng nhân
dân vẫn nhiệt liệt hƣởng ứng cuộc vận động góp quỹ nuôi quân, dành dụm từng cân

thóc, củ sắn... ủng hộ bộ đội, tiếp tế cho du kích.
Từ năm 1951, sản xuất trong tỉnh phát triển, đời sống nhân dân đƣợc nâng
cao hơn trƣớc, nên nhân dân có điều kiện đóng góp, ủng hộ kháng chiến nhiều hơn.
Vụ Chiêm năm 1952 đã kết thức trong điều kiện vừa sản xuất vừa phục vụ chiến
trƣờng, song nông dân trong tỉnh đã cố gắng cấy tăng diện tích so với vụ chiêm năm
1951 là 164 mẫu. Nhân dân bắt tay vào công việc chăm sóc và trồng rau màu, vỡ
hoang, làm thủy lợi chuẩn bị cho vụ mùa.
Bên cạnh đó, trong lãnh đạo, chỉ đạo, các cấp ủy đảng, chính quyền chƣa hẳn
đã nhận thức rõ và đầy đủ về trách nhiệm của mình đối với phong trào tăng gia sản
xuất. Việc hƣớng dẫn về kế hoạch, biện pháp cụ thể lại càng lúng túng, ngay cả đối
với các ngành chuyên môn. Tuy nhiên, phong trào thi đua sản xuất bƣớc đầu có
chuyển biến tốt. Kỳ Sơn, Lƣơng Sơn có phong trào phục hóa, phá hoang mở rộng
diện tích. Riêng Lƣơng Sơn “đã phá hoang đƣợc 20 mẫu. Kỳ Sơn, Lạc Sơn, Lƣơng
Sơn đều có phong trào đào ngòi, đắp mƣơng phai. Việc đắp phai ở xóm Bo, xã Dân
Tiến là một công trình đáng kể” [149;159]. Cán bộ đi sát bàn bạc với nhân dân, động
viên và hƣớng dẫn nhân dân đắp lại không tốn mấy công sức, đƣa đƣợc nƣớc về
ruộng giúp nhân dân phục hóa. Trong phong trào thi đua sản xuất, một số nơi đƣợc
cán bộ hƣớng dẫn, nhân dân đã áp dụng phƣơng thức đổi công hiệp tác, nhằm giúp đỡ
lẫn nhau trong những lúc thời vụ. Cùng với vận động phát triển sản xuất lƣơng thực,
hoa màu là vận động đẩy mạnh chăn nuôi gia súc, gia cầm. Trong việc tạm thu thuế
nông nghiệp, ở một số nơi đã thu một phần bằng thóc, một phần bằng tiền hoặc bằng
trâu, bò, lợn đƣợc nhân dân rất hoan nghênh, có tác dụng thúc đẩy chăn nuôi.

14


Các cơ quan, bộ đội cũng hăng hái sản xuất tự túc. Bộ đội địa phƣơng thi đua
mỗi cán bộ, chiến sĩ “trồng 50 thƣớc rau, ngoài ra còn chăn nuôi gà, vịt, lợn để tăng
thêm nguồn thực phẩm. Trung đoàn 12, đại đội 116 của Mai Đà là những đơn vị sản
xuất khá, tự túc đƣợc một phần lƣơng thực, thực phẩm góp phần cải thiện đời sống

chiến sĩ” [149;159].
Ngành mậu dịch quốc doanh tích cực mở rộng kinh doanh, thu mua lâm thổ
sản chuyển về miền xuôi, đƣa muối, thuốc lào, vải vóc, thuốc chữa bệnh… về phục
vụ nhu cầu kháng chiến và đời sống của nhân dân địa phƣơng. Mạng lƣới cửa hàng
mua bán đã mở thêm tại một số điểm nhƣ Phƣơng Lâm, Vụ Bản, Phố Sào nhằm tạo
điều kiện thuận lợi cho việc mua bán, trao đổi của nhân dân. Đảng bộ tỉnh Hòa Bình
chủ trƣơng khôi phục lại các chợ, tích cực sửa chữa đƣờng 12 và đoạn đƣờng từ
Suối Rút đến Vạn Mai là những con đƣờng vận chuyển quan trọng đối với nội tỉnh
và giao lƣu với Khu IV, Việt Bắc. Để sửa hai tuyến đƣờng trên, tỉnh đã thành lập
một công trƣờng gồm 200 dân công, cán bộ, tập trung vào sửa chữa đoạn đƣờng
Suối Rút - Vạn Mai và bƣớc đầu đã khai thông đƣợc một số cầu. Sau khi các tuyến
đƣờng đƣợc sửa chữa, một số chợ nhƣ Phƣơng Lâm, Chợ Bờ, chợ Mãn Đức, chợ
Đồn, chợ Cóc... bắt đầu họp lại.
Sau Hội nghị Tỉnh ủy mở rộng tháng 7-1952, công tác chỉ đạo sản xuất, tổ
chức đời sống nhân dân của các cấp ủy đảng, chính quyền, các ngành chuyên môn
đã chuyển biến rõ rệt, tích cực, sâu sát và cụ thể hơn. Phong trào thi đua sản xuất
tiết kiệm trong quần chúng đạt hiệu quả tốt. Lúc này đã vào cuối vụ cấy mùa, nhƣng
đƣợc sự chỉ đạo sát sao, nhân dân đã tranh thủ thời gian vỡ hoang, phục hóa, làm
mƣơng phai cấy thêm lúa nƣớc, gieo thêm lúa nƣơng, trồng thêm khoai ngô vụ hè.
Kết quả vụ mùa 1952, nhân dân toàn tỉnh đã nâng “diện tích cấy lúa lên tới 40.148
mẫu, tăng hơn năm trƣớc hàng trăm mẫu” [149;161].
Mặc dù phong trào sản xuất phát triển, nhƣng đến vụ giáp hạt trên địa bàn
tỉnh vẫn xảy ra nạn đói khá gay gắt, làm nảy sinh một vài hiện tƣợng tiêu cực trong
nhân dân. Địch lợi dụng tuyên truyền xuyên tạc, phá hoại ở một số nơi, một số mặt
công tác bị ngƣng trệ vì nạn đói. Trƣớc tình hình đó, Liên khu đã hỗ trợ 30 tấn thóc,

15


đồng thời yêu cầu các ngành thanh toán kịp thời, đầy đủ số thóc nợ nhân dân nhƣ

thóc cấp phát cho dân công, thóc làm đƣờng... Kết hợp với trả nợ, cho vay, cứu tế...
là vận động nhân dân đẩy mạnh hơn nữa tăng gia săn xuất, đặc biệt chú ý vận động
từng gia đình lập kế hoạch tiết kiệm chi dùng lƣơng thực, hạn chế, xóa bỏ những tập
quán lãng phí lƣơng thực vào nấu rƣợu, chè chén.
Từ cuối tháng 8-1953, các địa phƣơng trong tỉnh bƣớc vào đợt học tập về
chính sách ruộng đất của Đảng. Những xã đƣợc chỉ đạo làm trƣớc khí thế càng sôi
động. Tại Cộng Hòa (Lạc Sơn), đội công tác của tỉnh đã phát động quần chúng đấu
tranh buộc lang đạo giải giảm tô theo đúng chính sách, trả lại tô chƣa giảm của
những vụ trƣớc, xóa bỏ hoàn toàn chế độ xâu nõ, rút tất cả số ruộng công, ruộng thu
lụt, phạt vạ mà lang đạo chiếm dụng để chia cho nông dân. Tại Cao Phong (Kỳ
Sơn), việc giảm tô, giảm tức, tạm cấp ruộng đất cũng hoàn thành nhanh chóng.
Ngoài số ruộng công, ruộng thu lụt, phạt vạ, ở Cao Phong “còn 16,4ha ruộng của số
phản động đã thành án và ruộng vắng chủ đƣợc tạm giao cho nông dân cày cấy”
[149;169].
Sau bƣớc làm thí điểm, cuộc vận động giảm tô, chỉnh lý và tạm cấp ruộng
đất đƣợc tiến hành rộng hơn. Trong toàn đợt đã “thu về 392 tạ thóc tô và chia 12
vạn bó mạ, tƣơng đƣơng 120ha cho nông dân” [149;169]. Kết quả về kinh tế có ý
nghĩa thiết thực bồi dƣỡng sức kháng chiến, thực hiện giảm tô, chỉnh lý và tạm cấp
ruộng đất có ảnh hƣởng chính trị sâu rộng, làm bật dậy mạnh mẽ tinh thần kháng
chiến của đông đảo nông dân lao động trong tỉnh.
Từ đầu năm 1954, công tác thực hiện chính sách ruộng đất đƣợc tiến hành
rộng trong phạm vi toàn tỉnh với nội dung điều chỉnh, tạm cấp ruộng đất cho nông
dân. Một số xã thuộc Kỳ Sơn, Lƣơng Sơn, Lạc Thủy tiến hành phát động quần
chúng triệt để giảm tô. Chỉ riêng việc điều chỉnh tạm cấp ruộng đất, trong đợt này
toàn tỉnh đã chia cho nông dân lao động “đƣợc 73.555 bó mạ (khoảng 73ha). Trong
đó, huyện Lạc Sơn tiến hành rộng và chia đƣợc nhiều ruộng đất hơn cả, 67.705 bó
mạ” [149;172]. Ngoài ra Lạc Sơn còn tịch thu chia cho nông dân một số tài sản của
bọn phản động chạy theo giặc.

16



Cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc, tỉnh Hòa Bình cùng với các địa
phƣơng khác trong cả nƣớc bƣớc vào thời kì hàn gắn vết thƣơng chiến tranh, phục
hồi kinh tế. Bƣớc vào công cuộc vừa khôi phục kinh tế, vừa chuẩn bị điều kiện kiến
thiết kinh tế có kế hoạch, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hòa Bình ra sức phục hồi và
phát triển nông nghiệp, khai thác lâm thổ sản, đời sống dần đƣợc cải thiện, từ đó
trình độ chính trị,văn hóa cũng dần đƣợc nâng cao. Đó là những thuận lợi cơ bản để
tỉnh Hòa Bình củng cố phong trào, tạo điều kiện tốt để thi hành những cải cách dân
chủ ở miền núi mạnh hơn dựa trên chính sách dân tộc của Đảng.
Bên cạnh những thuận lợi đó, nhiều khó khăn mới đã nảy sinh. Cơ sở vật
chật sau chiến tranh bị tàn phá nặng nề, nhiều cán bộ và quần chúng còn chƣa kịp
nhận thức và bắt kịp với tình hình, nhiệm vụ mới, chƣa thấy rõ sự gay go, phức tạp
của cuộc đấu tranh cách mạng trong điều kiện hòa bình. Nhất là việc cán bộ bị lúng
túng hoặc thi hành sai lệch vì không nắm đƣợc đặc điểm tình hình mới và chủ
trƣơng chính sách của Trung ƣơng. Ngoài ra, phần lớn phong trào các xã trong tỉnh
còn non yếu, cán bộ trong tỉnh chƣa đào tạo kịp để đảm đƣơng lấy công việc ngày
một nhiều và khó khăn, phức tạp.
Đời sống của nhân dân tỉnh Hòa Bình vô cùng thiếu thốn, thƣờng xuyên bị
đe dọa bởi nạn đói, nhất là vào dịp giáp hạt. Trình độ sản xuất và dân trí rất thấp,
phụ thuộc vào thiên nhiên và còn nhiều tệ nạn do chế độ cũ để lại. Qua những năm
kháng chiến, nhân dân đóng góp cho kháng chiến nhiều cộng với sự tàn phá của
chiến tranh. Trong khi đó bọn phản động địa phƣơng lợi dụng tung tay chân về gây
cơ sở lâu dài hòng thực hiện âm mƣu phá hoại trật tự cách mạng, đồng thời địch
cũng xúc tiến chia rẽ dân tộc, gây hoang mang nghi ngờ giữa nhân dân và Chính
phủ, giữa ngƣời miền ngƣợc với miền xuôi, tìm cách phá hoại sản xuất.
Tình hình đó gây ra rất nhiều khó khăn cho Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hòa
Bình trong công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thƣơng sau chiến tranh. Tuy
vậy, quán triệt tinh thần Nghị quyết của Bộ Chính trị và Nghị quyết Hội nghị Trung
ƣơng Đảng lần thứ 6, căn cứ vào tình hình cụ thể địa phƣơng, BCH Đảng bộ tỉnh

Hòa Bình quyết tâm bằng mọi biện pháp, từng bƣớc tháo gỡ khó khăn, thực hiện

17


thành công nhiệm vụ, đƣa Hòa Bình vƣợt qua khó khăn, cùng cả nƣớc tiếp tục cuộc
cách mạng trƣờng kỳ đến thắng lợi cuối cùng.
1.1.1.3. Chủ trương khôi phục kinh tế của Đảng Lao động Việt Nam
Sau ngày giải phóng miền Bắc, Việt Nam đứng trƣớc nhiều khó khăn về kinh
tế - xã hội. Nền kinh tế Việt Nam vốn là nông nghiệp lạc hậu, lại bị chiến tranh tàn
phá rất nặng nề. Trong các vùng nông thôn mới giải phóng, hậu quả do các cuộc càn
quét của địch để lại hết sức nghiêm trọng: khoảng 14 vạn ha ruộng đất bị bỏ hoang;
hệ thống thủy lợi hƣ hỏng nặng, khiến 200.000ha ruộng đồng không nƣớc tƣới tiêu,
cằn cỗi và úng ngập; thôn xóm tiêu điều xơ xác; nhân công, nông cụ và trâu bò bị
thiếu nghiêm trọng. Từ cuối năm 1954 đến nửa đầu năm 1955, nạn đói lan rộng tới
trên 200 xã. Các thành thị vừa mới tiếp quản mang nặng tính chất buôn bán, tiêu thụ
là chủ yếu. Phần lớn các nhà máy, xí nghiệp không hoạt động hoặc hoạt động cầm
chừng. Nguyên liệu, nhiên liệu, máy móc thiếu thốn. Gần 50% kho tàng, công sở bị
phá hoại. Thƣơng nghiệp bị đình đốn, các hoạt động đầu cơ tích trữ, nâng giá lũng
đoạn thị trƣờng diễn ra phổ biến. Tiền tệ chƣa thống nhất, nền kinh tế quốc dân mất
cân đối gay gắt. Hơn 50.000 lao động thất nghiệp. Hàng trăm ngàn ngƣời lâm vào
cảnh thiếu đói [167;233].
Ở các vùng tự do cũ trong kháng chiến, tuy công nghiệp và nông nghiệp có
phát triển, nhƣng quy mô nhỏ bé, kĩ thuật lạc hậu nên năng suất rất thấp, không thể
đáp ứng đƣợc yêu cầu sản xuất và đời sống ngày càng cao của nhân dân.
Tình hình trên đặt ra cho Đảng và nhân dân miền Bắc một nhiệm vụ hết sức
khó khăn đó là khẩn trƣơng khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thƣơng chiến tranh.
Nhiệm vụ khôi phục kinh tế đƣợc tiến hành trong điều kiện hết sức khó khăn của
một xã hội vốn là thuộc địa vừa trải qua chiến tranh tàn phá nặng nề. Vì vậy, ngay
từ tháng 9 năm 1954, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết trong đó đề cao nhiệm vụ trƣớc

mắt của miền Bắc là ổn định trật tự xã hội, ổn định vật giá, ổn định thị trƣờng. Yêu
cầu của nhiệm vụ khôi phục kinh tế sau hai năm về cơ bản phải đƣa mức sản xuất
lên ngang bằng mức trƣớc chiến tranh (1939), nhằm giảm bớt khó khăn, nâng cao
một bƣớc đời sống của nhân dân; phát triển kinh rế một cách có kế hoạch; mở rộng
giao lƣu kinh tế giữa các vùng trong nƣớc.

18


Trong đó, sản xuất nông nghiệp đƣợc đặc biệt coi trọng. Nghị quyết Hội nghị
lần thứ 8 BCHTƢ Đảng khóa II (1955) nhấn mạnh: Phải nhận thức đầu đủ và sâu
sắc về tính chất rất trọng yếu của sản xuất nông nghiệp đối với cả nên kinh tế Việt
Nam. Phải khôi phục sản xuất nông nghiệp để giải quyết vấn đề lƣơng thực (trƣớc
mắt là cứu đói và phòng đói) làm cơ sở cho việc khôi phục và phát triển công thƣơng nghiệp. phải khôi phục sản xuất nông nghiệp và làm nghề phụ ở nông thôn
để nâng cao sức sống của nông dân; thông qua đó, củng cố công nông liên minh
[167;236].
Trƣớc khi tiếp quản Thủ đô Hà Nội, Hội nghị lần thứ 3 BCHTƢ Đảng tháng
8-1954 đã xác định nhiệm vụ chủ yếu của miền Bắc là hàn gắn vết thƣơng chiến
tranh, tạo cơ sở kinh tế chính trị vững chắc đƣa miền Bắc tiến lên CNXH, trong đó
cải cách ruộng đất là công tác trung tâm, khôi kinh tế là công tác trọng yếu. Đến
Hội nghị Trung ƣơng lần thứ 7 (tháng 3-1955) và Hội nghị Trung ƣơng lần thứ 8
(tháng 8-1955), những mục tiêu chính của khôi phục kinh tế đã cụ thể hơn, đó là:
Khôi phục mức sản xuất ngang mức trƣớc chiến tranh năm (1939), đặc biệt
chú ý khôi phục nông nghiệp, vì sau một thời gian dài bị chiến tranh tàn phá, nông
nghiệp là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với đời sống nhân dân, đối với chính sự phục
hồi các lĩnh vực kinh tế khác.
Khôi phục hệ thống giao thông vận tải là huyết mạnh của nền kinh tế
Khôi phục sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, trong đó đặc biệt chú ý
khôi phục tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp. Với công nghiệp,chủ yếu khôi phục những
xí nghiệp của Pháp còn để lại, xây dựng mới trong chừng mực cho phép.

Thƣơng nghiệp phải phục hồi để đảm bảo lƣu thông hàng hóa; ổn định tiền tệ
và tài chính, thăng bằng thu chi, bình ổn vật giá.
Duy trì và tôn trọng những hình thức kinh tế nhiều thành phần, chú trọng
kinh tế quốc doanh nhƣng không loại trừ các thành phần kinh tế khác [167;234].
Quá trình khôi phục kinh tế cần thực hiện về cả 3 mặt: khôi phục các cơ sở
sản xuất, khôi phục mức sản xuất ngang trƣớc chiến tranh (năm 1939) và làm biến
đổi tính chất của nền kinh tế cho phù hợp với chế độ dân chủ nhân dân.

19


Sau ba năm thực hiện nhiệm vụ khôi phục kinh tế (1955 - 1957), nhân dân
miền Bắc bƣớc vào thời kì cải tạo XHCN. Trung tuần tháng 11 năm 1958, Hội nghị
lần thứ 14 BCHTƢ Đảng đề ra nhiệm vụ của miền Bắc là “đẩy mạnh cuộc cải tạo
xã hội chủ nghĩa đối với thành phần kinh tế cá thể của nông dân, thợ thủ công và
cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với thành phần kinh tế tƣ bản tƣ doanh; đồng thời
ra sức phát triển thành phần kinh tế quốc doanh…” [159;1]. Quán triệt Nghị quyết
Trung ƣơng lần thứ 14, tại kì họp lần thứ 9 (12-1958), Quốc hội khóa I đã thông qua
kế hoạch ba năm cải tạo và phát triển kinh tế, văn hóa. Trong đó mục tiêu phát triển
sản xuất trên các mặt đều đƣợc đấy mạnh, nhất là sản xuất nông nghiệp, đƣa ngành
này thành lĩnh vực chủ đạo của nền kinh tế quốc dân giai đoạn này. Bởi Việt Nam
vừa trải qua chiến tranh, vấn đề lƣơng thực cũng nhƣ tƣ liệu sản xuất và hàng tiêu
dùng để đảm bảo đời sống của nhân dân đặt ra vô cùng bức thiết. Trên cơ sở đó, ra
sức cải tạo nông nghiệp, thủ công nghiệp và công thƣơng nghiệp theo định hƣớng
XHCN, trong đó nhiệm vụ hợp tác hóa nông nghiệp đóng vai trò rất quan trọng, là
nhiệm vụ chính ở tất cả các địa phƣơng.
Để đảm bảo cho cuộc vận động hợp tác hóa nông nghiệp thắng lợi, một mặt
phải quán triệt đƣờng lối giai cấp của Đảng là dựa hẳn vào bần cố nông và trung
nông cấp dƣới, đoàn kết chặt chẽ với trung nông, hạn chế đi đến xóa bỏ sự tồn tại
của kinh tế phú nông, cải tạo tƣ tƣởng phú nông, ngăn ngừa ảnh hƣởng của địa chủ,

tiếp tục mở đƣờng cho địa chủ lao động cải tạo thành con ngƣời mới, kiên quyết
đƣa nông dân đi vào con đƣờng hợp tác hóa nông nghiệp, tiến lên CNXH. Mặt
khác, phải thực hiện đúng ba nguyên tắc: tự nguyện, cùng có lợi và quản lí dân chủ.
Trong đó cơ bản nhất là nguyên tắc tự nguyện.
Ngoài đƣờng lối giai cấp và những nguyên tắc đúng đắn, điều rất quan trọng
là phải biết định ra đƣợc những hình thức quá độ thích hợp để tổ chức nông dân,
hƣớng dẫn họ đi dần vào con đƣờng làm ăn tập thể. ĐCSVN chủ trƣơng thực hiện
cuộc vận động hợp tác hóa nông nghiệp qua ba bƣớc: tổ đổi công (TĐC), HTX bậc
thấp và HTX bậc cao.
Trung tuần tháng 11 năm 1958, BCH Trung ƣơng Đảng họp Hội nghị lần thứ
14 đề ra nhiệm vụ kế hoạch kinh tế 3 năm (1958 - 1960) của miền Bắc là tập trung

20


×