Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

XÂY DỰNG QUY TRÌNH GIẢI NGÂN VÀ THANH LÝ HỢP ĐỒNG CHO VAY TRONG MÔ HÌNH NGÂN HÀNG THỰC HÀNH TẠI KHOA TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (371.37 KB, 11 trang )

1
Đề tài:
XÂY DỰNG QUY TRÌNH GIẢI NGÂN VÀ THANH LÝ HỢP ĐỒNG CHO VAY
TRONG MÔ HÌNH NGÂN HÀNG THỰC HÀNH TẠI KHOA TÀI CHÍNH-NGÂN
HÀNG
Nguyễn Quốc Huy, khoa Tài chính-Ngân hàng,
Đoàn Việt Hùng, khoa Tài chính-Ngân hàng,

TÓM TẮT
Nghiên cứu này nhóm tác giả xây dựng quy trình giải ngân và thanh lý hợp đồng trong mô hình ngân hàng thực hành tại
khoa Tài chính-Ngân hàng nhằm giúp cho sinh viên biết được công việc trong quy trình và thực hành các bước công việc đó
như lập các biểu mẫu, trình tự luân chuyển chứng từ, hạch toán và lưu trữ chứng từ liên quan đến nghiệp vụ thanh toán tại
ngân hàng.... Từ đó nâng cao khả năng thực hành cho sinh viên.

1. Đặt vấn đề.
Cùng với sự tiến bộ của xã hội, trường Đại học Lạc Hồng ngày càng phát triển về mọi
mặt: cơ sở vật chất ngày càng hiện đại, chất lượng đào tạo và Nghiên cứu khoa học ngày càng
được nâng cao… Trong thời gian vừa qua, đã có nhiều đề tài Nghiên cứu khoa học của giáo
viên tham gia xây dựng quy trình thực hành cho sinh viên các ngành Kế toán- Kiểm toán,
Ngoại thương. Hiện tại và trong thời gian tới, Khoa TC-NH sẽ tham gia nghiên cứu để xây
dựng được quy trình thực hành, xử lý hóa đơn chứng từ cho sinh viên chuyên ngành TC-NH
thông qua việc mô phỏng lại hoạt động của các Doanh nghiệp, Ngân hàng nhằm giúp cho sinh
viên sau khi tốt nghiệp ra Trường có thể làm việc ngay, không cần doanh nghiệp phải đào tạo
lại.
Với mục đích đó, nhóm tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu đề tài “Quy trình giải ngân và
thanh lý hợp đồng trong mô hình ngân hàng thực hành” nhằm giúp sinh viên có thể hiểu và
nắm rõ quy trình giải ngân và thanh lý hợp đồng cho vay tại các Ngân hàng. Nhằm giúp cho
sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường có thể làm việc ngay, không cần doanh nghiệp phải đào
tạo lại.
2. Phương pháp nghiên cứu
+ Tham khảo tài liệu: luật các tổ chức tín dụng, quy định về việc cho vay của các ngân


hàng ….
+ Thu thập số liệu, các mẫu hóa đơn từ các Ngân hàng: bộ hồ sơ tín dụng, quy trình
giải ngân và cho vay của các ngân hàng…
+ Khảo sát ý kiến chuyên gia.
+ Thu thập số liệu phi thực nghiệm: lập bảng câu hỏi điều tra.


2
+ Phân tích số liệu: sử dụng các phần mềm Excel, SPSS để phân tích số liệu; dữ liệu
sau khi thu thập sẽ tiến hành mã hóa, nhập số liệu, sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để xử
lý.
+ Sử dụng thống kê mô tả và kiểm định các biến liên quan để đánh giá độ tin cậy
nhằm đưa ra quy trình hoàn thiện.
3. Kết quả.
- Xây dựng thành công quy trình thực hành giải ngân và thanh lý hợp đồng cho vay
được mô phỏng theo hoạt động của Ngân hàng.
- Nâng cao khả năng ứng dụng những lý thuyết được học vào việc thực hành của sinh
viên. Giúp cho sinh viên chuyên ngành Tài chính- Ngân hàng có thể hiểu và nắm rõ quy trình
giải ngân và thanh lý hợp đồng cho vay tại các Ngân hàng.
- Thông qua việc khảo sát các sinh viên đã tham gia thực hành các quy trình, nhóm tác
giả đưa ra hướng nghiên cứu tiếp theo nhằm hoàn thiện quy trình giải ngân và thanh lý hợp
đồng cho vay, đồng thời ứng dụng vào mô hình ngân hàng thực hành tại khoa Tài chính- Ngân
hàng.
4. Bàn luận
4.1 Giới thiệu sơ lược về khái niệm giải ngân và thanh lý hợp đồng cho vay
4.1.1

Giải ngân [1],[2]

iải ngân vốn ngh a là ngân hàng xuất giải quyết tiền bạc, tài chính ngân theo hợp

đồng thoả thuận vay mượn cho khách hàng để giải quyết một công việc đã được tính toán
theo một kế hoạch cụ thể.
Giải ngân được thực hiện trong quá trình vay vốn ngân hàng. Sau khi thực hiện các thủ
tục vay, đã được ngân hàng chấp thuận, bước giải ngân là việc ngân hàng chi tiền cho từng
đợt nhận nợ của khách hàng. Đối với 1 hợp đồng vay có thể xảy ra các trường hợp: giải ngân
1 lần hoặc giải ngân từng lần.
Giải ngân là một trong các bước chính của quy trình cho vay, tức là khách hàng nộp hồ sơ
vay vốn cho ngân hàng Sau đó ngân hàng sẽ kiểm tra tính hợp pháp hợp lệ của hồ sơ, điều
kiện tài chính, khả năng sinh lời của dự án...nếu đồng ý thì lập hợp đồng tín dụng với khách
hàng trong hợp đồng tín dụng sẽ có ghi rõ điều kiện giải ngân (xuất tiền) cho khách hàng một
cách cụ thể do hai bên thoả thuận với nhau (một hay nhiều lần , khi đến kỳ thì người vay sẽ
làm công văn thông báo tới ngân hàng yêu cầu giải ngân.
4.1.2

Thanh lý hợp đồng [2],[3]

Đây là khâu kết thúc của quy trình cho vay. Khâu này gồm có các việc quan trọng cần xử
lý:
- Thu nợ cả gốc và lãi.


3
- Tái xét hợp đồng tín dụng.
- Thanh lý hợp đồng tín dụng.
4.2 Hướng dẫn sinh viên thực hiện quy trình giải ngân và thanh lý hợp đồng cho vay
4.2.1 Các biểu mẫu, chứng từ sử dụng trong quy trình
- Quy trình giải ngân: hợp đồng tín dụng, khế ước vay, ủy nhiệm chi, giấy l nh tiền mặt.
- Quy trình thanh lý: iấy đề nghị giải chấp tài sản đảm bảo, tờ trình thanh lý, hợp đồng
bảo đảm tiền vay, đăng ký giao dịch bảo đảm.
4.2.2 Hướng dẫn sinh viên thực hành quy trình giải ngân và thanh lý hợp đồng cho vay

4.2.2.1 Quy trình giải ngân

Nhân viên tín dụng

2

Chương trình tin học

3

Bộ phận giao dịch

4

iải ngân

(Nguồn: Tác giả nghiên cứu)
Sơ đồ 4.1: Quy trình giải ngân
Diễn giải quy trình
Bước 1: sau khi bộ hồ sơ tín dụng được làm xong và đầy đủ bao gồm hợp đồng tín dụng,
biên bản thẩm định tài sản đảm bảo… nhân viên tín dụng sẽ kiểm tra tính đảm bảo để nhập
vào phần mềm tin học.
Bước 2: dựa trên thông tin trên hợp đồng tín dụng, cán bộ tín dụng sẽ nhập vào phần mềm
máy tính để lưu thông tin và cho bộ phận giao dịch được biết. Chương trình tin học có thể là
Core Banking, Grobus, IPCAS…


4
Bước 3: nhân viên bộ phận giao dịch sau khi nhận hồ sơ tiến hành kiểm tra tính hợp lệ và
chính xác thông tin trên hồ sơ và kết quả trên phầm mềm máy tính.

Bước 4: nhân viên phòng kho quỹ tiến hành kiểm tra tính chính xác và hợp lệ bộ chứng từ
đồng thời viết biên bản giao nhận hồ sơ. Viết ủy nhiệm chi giấy l nh tiền mặt hoặc chuyển
khoản séc và giao liên 2 cho khách hàng, nhân viên kho quỹ giữ liên 1 để báo cáo. Tiến
hành giao tiền mặt hoặc chuyển vào tài khoản của khách hàng; hạch toán vào tài khoản nội,
ngoại bảng.
iải ngân có thể bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.

-

Giải ngân bằng tiền mặt

(Nguồn: Nghiên cứu của tác giả)
Sơ đồ 4.2: Quy trình giải ngân bằng tiền mặt
Diễn giải:
Bước 1: khách hàng làm thủ tục hoàn tất các mẫu biểu ủy nhiệm chi giấy l nh tiền
mặt và ký nhận tiền vay.
Bước 2: khách hàng xuất trình chứng minh nhân nhân và các mẫu biểu theo yêu
cầu cho cán bộ ngân quỹ kiểm tra. Sau khi kiểm tra tính chính xác sẽ hạch toán số tiền
giải ngân.
Bước 3: khách hàng nhận tiền vay theo quy định.


5

- Giải ngân bằng chuyển khoản

(Nguồn: Nghiên cứu của tác giả)
Sơ đồ 4.3: Quy trình giải ngân bằng chuyển khoản
Diễn giải:
Bước 1: khách hàng làm thủ tục mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng.

Bước 2: sau khi Ngân hàng phê duyệt cho vay, khách hàng hoàn tất phần ký hợp
đồng tín dụng, iấy đề nghị vay vốn…Cán bộ tín dụng sẽ hạch toán số tiền giải ngân.
Bước 3: cán bộ tín dụng làm thủ tục và chuyển khoản số tiền vay vào tài khoản tiền
gửi của khách hàng đã mở.
4.2.2.2 Quy trình thanh lý hợp đồng
Nhân viên tín dụng

2

Phòng thẩm định tài sản

3

Phòng tín dụng

4

iải chấp tài sản


6
(Nguồn: Tác giả nghiên cứu)
Sơ đồ 4.4: Quy trình thanh lý hợp đồng
Diễn giải quy trình
Bước 1: khi khách hàng trả hết vốn và lãi vay, nhân viên tín dụng có văn bản báo cáo cho
lãnh đạo, phòng thẩm định tài sản và các bộ phận liên quan biết để làm thủ tục thanh lý hợp
đồng.
Bước 2: nhân viên phòng thẩm định tài sản sau khi nhận thông báo tiến hành rà soát và
kiểm tra tài sản thế chấp của khách hàng. Tiến hành lập các biên bản thẩm định và kiểm tra
tài sản để bàn giao cho phòng tín dụng.

Bước 3: nhân viên tín dụng lập

iấy đề nghị giải chấp tài sản đảm bảo Mẫu 5 hoặc 6

kèm tờ trình thanh lý Mẫu 7 đã được phê duyệt, 01 bản sao hợp đồng bảo đảm tiền vay
Mẫu 8 hoặc 9 và đăng ký giao dịch bảo đảm Mẫu 10 chuyển phòng thẩm định tài sản để
làm thủ tục giải chấp.
Bước 4: tiến hành bàn giao tài sản cho khách hàng kèm biên bản giao nhận. Nhân viên tín
dụng đóng lại từng tập hồ sơ tín dụng, lập danh mục từng loại hồ sơ, chuyển trưởng phòng ký
xác nhận nhằm tránh thất lạc hồ sơ bên trong, bảo đảm tính pháp lý đầy đủ tại thời điểm thanh
lý.
4.3 Kết quả khảo sát thực tế
Thông qua nghiên cứu sơ bộ với việc khảo sát trực tiếp sinh viên khóa 2009, bảng câu
hỏi cho việc nghiên cứu định lượng đã được hoàn thành. Tất cả các dữ liệu từ bảng câu hỏi
điều được mã hóa và xừ lý trên phần mềm SPSS 16.0.
Bảng 4.1: Descriptive Statistics
Tổng số

Môn học rất cần thiết
cho bản thân
Môn học có tính ứng
dụng cao

iá trị

iá trị lớn

quan sát

nhỏ nhất


nhất

Statistic

Statistic

Statistic

Trung bình cộng

Statistic

Sai số
chuẩn

Độ lệch chuẩn

Statistic

100

1

5

3.78

.104


1.040

100

1

5

3.85

.087

.869


7
Bảng 4.1: Descriptive Statistics
Tổng số

Môn học rất cần thiết
cho bản thân
Môn học có tính ứng
dụng cao
Valid N (listwise)

iá trị

iá trị lớn

quan sát


nhỏ nhất

nhất

Statistic

Statistic

Statistic

Trung bình cộng

Statistic

Sai số
chuẩn

Độ lệch chuẩn

Statistic

100

1

5

3.78


.104

1.040

100

1

5

3.85

.087

.869

100
(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)

-

Kết quả khảo sát thực tế cho thấy trong tổng số 100 người được khảo sát thì có:

+ Số người cho rằng “Môn học rất cần thiết cho bản thân” ở mức giá trị nhỏ nhất khảo
sát được theo mẫu này là 1 người; và số người cho rằng “Môn học có tính ứng dụng
cao” ở mức giá trị nhỏ nhất khảo sát được theo mẫu này là 1 người.
+ Số người cho rằng “Môn học rất cần thiết cho bản thân” ở mức giá trị lớn nhất khảo
sát được theo mẫu này là 5 người; và số người cho rằng “Môn học có tính ứng dụng
cao” ở mức giá trị lớn nhất khảo sát được theo mẫu này là 5 người.
+ Trung bình có 3,78 người cho rằng “Môn học rất cần thiết cho bản thân” và 3,85

người cho rằng “Môn học có tính ứng dụng cao”. Sai số chuẩn khi dùng giá trị trung
bình mẫu để ước lượng giá trị trung bình của tổng thể lần lượt là 0,104 và 0,087.
+ Mức độ phân tán của các giá trị của biến “Môn học rất cần thiết cho bản thân” và biến
“Môn học có tính ứng dụng cao” lần lượt là 1,040 và 0,869.
+

Kiểm định biến “Môn học rất cần thiết cho bản thân”
iả thuyết:

H0: Mức độ đánh giá về sự cần thiết của môn học đạt ở mức trung bình

là 3.5 theo thang đo 5 mức;
+ H1: Mức độ đánh giá trung bình khác 3.5
+ Phương pháp kiểm định: dùng T-Test để kiểm định giả thuyết.
One-Sample Statistics


8
Tổng số
quan sát
Môn học rất cần thiết cho

100

bản thân

Độ lệch chuẩn

Trung bình


3,78

Std. Error
Mean

1,040

,104

(Nguồn: kết quả khảo sát của tác giả)
Bảng 4.2: One-Sample Test
Test Value = 3.5
95% Confidence Interval of the
t

df

Sig. (2-

Mean

tailed)

Difference

Difference
Lower

Môn học rất cần thiết
cho bản thân


2,691

99

,008

,280

Upper
,07

,49

(Nguồn: kết quả khảo sát của tác giả)
+ Kết quả trên cho thấy, có đủ bằng chứng thống kê để bác bỏ giả thuyết H0, Sig. 2 tailed = 0.008 < 5%, ngh a là mức độ đánh giá ở mức trung bình về sự cần thiết của
môn học cho bản thân khác 3,5.
+ Mức độ đánh giá sự cần thiết của môn học cho bản thân trung bình là cao hơn 3.5 và
đạt ở mức 3.78
+

Kiểm định các biến đánh giá việc giảng dạy
iả thuyết:

H0: Mức độ đánh giá đạt ở mức trung bình là 3.5 theo thang đo 5 mức;

+ H1: Mức độ đánh giá trung bình khác 3.5
+ Phương pháp kiểm định: dùng T-Test để kiểm định giả thuyết.
One-Sample Statistics
Số quan


Trung

sát

bình

Độ lệch chuẩn

Std. Error
Mean

Mon hoc rat can thiet cho ban than

100

3,78

1,040

,104

Da hieu ly thuyet ve nghiep vu ngan hang

100

3,44

,903


,090

Giang vien giai thich van de ro rang

100

3,16

1,089

,109

Hieu ro noi dung bai giang

100

3,16

,918

,092


9
Mon hoc co tai lieu thuc hanh phu hop

100

3,70


,810

,081

Bai giang cua giao vien thu hut sinh vien

100

2,98

1,082

,108

Thoi luong mon hoc phu hop

100

3,41

,954

,095

Mon hoc co tinh ung dung cao

100

3,85


,869

,087

100

2,59

,933

,093

Cam nhan chung ve chat luong giang day
mon hoc nay

(Nguồn: kết quả khảo sát của tác giả)
Bảng 4.3: One-Sample Test
Test Value = 3.5
95% Confidence
t

df

Sig. (2-

Mean

tailed) Difference

Interval of the

Difference
Lower

Mon hoc rat can thiet cho ban than

Upper

2,691

99

,008

,280

,07

,49

-,665

99

,508

-,060

-,24

,12


Giang vien giai thich van de ro rang

-3,122

99

,002

-,340

-,56

-,12

Hieu ro noi dung bai giang

-3,703

99

,000

-,340

-,52

-,16

2,468


99

,015

,200

,04

,36

-4,805

99

,000

-,520

-,73

-,31

Thoi luong mon hoc phu hop

-,943

99

,348


-,090

-,28

,10

Mon hoc co tinh ung dung cao

4,028

99

,000

,350

,18

,52

-9,753

99

,000

-,910

-1,10


-,72

Da hieu ly thuyet ve nghiep vu ngan
hang

Mon hoc co tai lieu thuc hanh phu hop
Bai giang cua giao vien thu hut sinh
vien

Cam nhan chung ve chat luong giang
day mon hoc nay

(Nguồn: kết quả khảo sát của tác giả)
-

Kết quả trên cho thấy, mức độ đánh giá các vấn đề như là giáo viên giải thích vấn đề
rõ ràng, sinh viên hiểu rõ nội dung bài giảng, bài giảng của giáo viên thu hút sinh viên
là chưa đạt yêu cầu có mức trung bình thấp hơn 3.5 .
4.4 Những công việc đã thực hiện được


10
- Đề tài mô phỏng toàn bộ hoạt động của quy trình giải ngân và thanh lý hợp đồng cho
vay trong một ngân hàng thực tế.
- Việc hướng dẫn sinh viên thực hành quy trình giải ngân và thanh lý hợp đồng cho vay
rất cụ thể được thể hiện bằng sơ đồ cùng các biểu mẫu, chứng từ thực tế tạo cho giờ học
thêm sinh động.
- Đưa ra một số tình huống về giải ngân và thanh lý hợp đồng cho vay trong ngân hàng,
từ đó hướng dẫn sinh viên cách giải quyết, các điều kiện ràng buộc khi xử lý công việc để

đảm bảo tính chính xác.
- Trong hoạt động giải ngân và thanh lý hợp đồng cho vay tại ngân hàng thì sinh viên sẽ
biết công việc cần làm là gì? Những đối tượng nào tham gia trong quy trình này? Trách
nhiệm của từng người? Cách lập chứng từ như thế nào? Việc luân chuyển chứng từ như thế
nào? Các bước thực hiện công việc cũng như cách kiểm tra đối chiếu chứng từ giữa các
phòng ban như: Hóa đơn, phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị thanh toán,…
- Đề tài còn chỉ ra được tính quan trọng và mối liên hệ chặt chẽ giữa các quy trình với
nhau để tạo ra một quy trình cho vay doanh nghiệp hoàn chỉnh giúp cho sinh viên có thể
thực hành thành thạo công việc trong một ngân hàng mà không cần phải đến các ngân hàng.
-

iúp sinh viên nhận biết các chứng từ nào thuộc công việc giải ngân và thanh lý hợp

đồng cho vay. Cách xem xét một chứng từ hoàn chỉnh và hợp pháp để từ đó sinh viên có thể
thực hiện tốt hơn công việc được giao.
- Dữ liệu của các quy trình thực hành cho vay doanh nghiệp đã thống nhất và gắn kết
được với nhau. Sinh viên có thể lựa chọn tham khảo từng quy trình nhỏ riêng biệt, các quy
trình nhỏ này đã gắn kết với nhau về mặt số liệu. Vì thế sinh viên có thể hình dung được một
cách tổng quan về quy trình cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng.
- Quy trình thực hành giải ngân và thanh lý hợp đồng cho vay trong quy trình cho vay
doanh nghiệp tại Khoa Tài chính- Ngân hàng cũng đã nhận được sự xem xét và đóng góp ý
kiến từ phía các cán bộ đang làm việc tại một số ngân hàng.
- Khi triển khai cho sinh viên thực hành quy trình này thì nhóm tác giả cũng đã khảo sát
ý kiến của các bạn sinh viên đã tham gia thực hành. Kết quả thu được rất khả quan, nhận
được sự đồng tình và ủng hộ từ phía sinh viên thông qua phiếu khảo sát đính kèm .
4.5 Những hạn chế trong đề tài
-

Trong thực tế, quy trình hoạt động của các ngân hàng có rất nhiều các nghiệp vụ, tình


huống phát sinh đa dạng và phức tạp, nhưng đề tài chỉ đưa ra các bước cơ bản của quy trình.


11
-

Chưa thu thập được đầy đủ các chứng từ phát sinh thực tế từ hoạt động giải ngân và

thanh lý hợp đồng cho vay tại các ngân hàng.
-

Do còn hạn chế về kinh nghiệm thực tế nên trong quá trình hướng dẫn cho sinh viên

thực hành thì các trợ giảng của Khoa vẫn chưa thể giải đáp hết tất cả các thắc mắc của sinh
viên về quy trình này.
4.6 Đề nghị hướng phát triển.
-

Hiện tại đã xây dựng được quy trình thực hành giải ngân và thanh lý hợp đồng cho vay

cùng một số dữ liệu. Từ các dữ liệu này xây dựng thêm nhiều tình huống để đa dạng hóa nội
dung thực hành giúp sinh viên thành thạo các công việc.
-

Có sự phối hợp tốt giữa Khoa Tài chính- Ngân hàng với Phòng Thực hành và Chuyển

giao công nghệ trong việc tổ chức cho sinh viên tham gia thực hành.
-

Bổ sung phòng thực hành có sức chứa số lượng lớn sinh viên để không bị động trong


việc xếp lịch thực hành cho các lớp.
-

Bổ sung phần thực hành về các nghiệp vụ ngân hàng vào chương trình đào tạo ngành

Tài chính- Ngân hàng để đảm bảo thời lượng thực hành cho sinh viên.
-

Liên hệ mời các chuyên viên có kinh nghiệm đang công tác tại các ngân hàng đến

hướng dẫn cho sinh viên thực hành, đồng thời tạo điều kiện cho các trợ giảng có thể học hỏi
thêm kinh nghiệm thực tế để phục vụ cho công tác giảng dạy sau này.
Tài liệu tham khảo
[1] Nguyễn Đăng Dờn 2011 , Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Nxb Đại học Quốc gia
Tp.HCM.
[2] Nguyễn Minh Kiều 2009 , Tài chính doanh nghiệp , Nxb Thống Kê, Tp.HCM.
[3] Lê Văn Tề 2009 , Tín dụng Ngân hàng, Nxb iao thông vận tải, Tp.HCM.



×