Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Nguồn của Hệ thống pháp luật Anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.23 KB, 11 trang )

I/ SO SÁNH THÔNG LUẬT (Common Law) VÀ LUẬT CÔNG BẰNG
(Equity)
Theo Granville Williams (Giáo sư của trường Đại học Cambrigde): “Hệ thống nguồn luật của
pháp luật Anh là sự kết hợp của 3 yếu tố: Thông luật, Luật Công bằng và Luật thành văn.
Cụ thể, Luật thành văn (Statutory Law, trước đây gọi là Legislation) là các văn bản quy phạm pháp
luật được ban hành bởi Nghị viện. Thông luật còn được gọi là “Judge-made law”, là các quyết định
mang tính hình mẫu của Tòa án. Luật công bằng là các nguyên tắc cùng hoạt động với thông luật, nói
cách khác theo Giáo sư G. Williams “hoạt động phía sau thông luật” (a).
Và hai nguồn đóng vai trò chủ yếu trong hệ thống pháp luật Anh là Thông luật và Luật Công bằng.
Vậy hai nguồn này có những điểm gì giống và khác nhu chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua một số tiêu
chí sau đây:
1.

Về lịch sử hình thành: nguyên nhân và mục đích hình thành

Đối với Thông luật:
Trước năm 1066, pháp luật áp dụng chủ yếu là tập quán không sử dụng luật La Mã, đứng đầu hệ thống
tư pháp là lãnh chúa phong kiến, bên dưới là các Tòa địa hạt và Tòa một trăm.
Từ năm 1066-1485, sau khi lên ngôi vua William đã thực hiện nhiều chính sách rất quan trọng đó là:
 Tuyên bố giữ nguyên toàn bộ pháp luật nước Anh được áp dụng trước 1066 đó là Luật tập

quán;
 Thành lập Hội đồng cố vấn (tiền thân của Tòa án hoàng gia sau này) giúp vua trong việc quả
lý đất nước và kiểm soát việc thu thuế.
Vua Henry đệ nhị đã phát triển Hội đồng này thành các Tòa án hoàng gia. Khi đi xét xử lưu động khắp
đất nước, các thẩm phán làm quen và áp dụng các tập quán khác nhau và mỗi khi gặp nhau tại London
họ thường thảo luận với nhau, so sánh điểm mạnh điểm yếu của chúng và được sắp xếp một cách hệ
thống. Theo thời gian, điều này đưa đến kết quả là các thẩm phán hoàng gia ngày càng áp dụng thường
xuyên hơn các quy định pháp luật giống nhau trên khắp đất nước và thế là tên gọi “Common Law” ra
đời.(1)
Thông luật ra đời là để bảo đảm sự công bằng, nhằm tạo ra sự thống nhất khi xét xử trên toàn nước


Anh nhằm loại bỏ phương thức xét xử lạc hậu và mang tính chất thần thánh của Tòa địa phương trước
đó cũng như là củng cố bảo vệ hệ thống hoàng gia.
Đối với Luật Công bằng:

a() slide 4
(1)(1)Xem Michael Bogdan, Luật so sánh (bản Tiếng Việt), Nxb Kluwer Norstedts Juridik Tano 2002, trang 79.

1


Vào cuối thế kỉ XV, thủ tục tố tụng thường được coi trọng hơn cả quyền lợi đang bị tranh chấp trong
vụ kiện, đặc biệt là hệ thống trát khiến cho Thông luật ngày càng trở nên cứng nhắc dẫn đến những bất
công trong xét xử. Trước tình hình đó, bên nguyên thường khiếu kiện lên vua nhằm tìm kiếm sự giúp
đỡ. Vua thường thông qua viên Đại pháp quan (Chancellor) của mình để giải quyết những đơn kiện
này và vì vậy văn phòng đại pháp dần dần trở thành Tòa đại pháp (Courts of Chancellor). Trong quá
trình sử dụng công lý để giải quyết các vụ việc, cùng với thời gian các phán quyết của Đại pháp quan
đã pháp triển thành tập hợp những quy phạm pháp luật đặc biệt được nhắc đến dưới danh nghĩa “Luật
Công bằng”.(2)
Mục đích ra đời của Luật Công bằng nhằm khắc phục những bất cập của Thông luật. Sự hình thành và
phát triển của Luật Công bằng là nhằm sửa đổi và bổ sung cho thông luật, để hoàn tất cho Thông luật
chứ không nhằm mục đích thay thế Thông luật.
2.

Về đặc điểm:

Đối với Thông luật
 Được hình thành bằng con đường tư pháp thông qua thực tiễn xét xử (tách biệt so với quyền lực
lập pháp) bởi vì pháp luật được hình thành thông qua các phán quyết đã được tuyên của tòa án
và các thẩm phán Hoàng gia được xem như là những nhà làm luật mà không phải một cơ quan
tách biệt khác có quyền ban hành pháp luật;

 Hình thành bằng con đường nội tại, không có sự tiếp thu đối với pháp luật nước ngoài đặc biệt
là pháp luật La Mã, thể hiện ở việc thông luật Anh hình thành trên cơ sở chỉ áp dụng các tập
quán địa phương để giải quyết các quan hệ phát sinh mà không tiếp nhận pháp luật nước ngoài
(pháp luật La Mã) như các nước châu Âu lục địa để giải quyết các quan hệ đó;
 Mang tính liên tục và kế thừa thể hiện ở việc xuyên suốt từ thế kỉ 13 cho đến nay không có sự
thay đổi, hiện tại vẫn còn hiệu lực, không có sự gián đoạn và hình thành từ tập quán địa phương
chứ không tiếp nhận pháp luật nước ngoài;
 Nguyên tắc “stare decisis” nguyên tắc xương sống tạo tiền đề cho sự tồn tại và phát triển của

thông luật nguyên tắc này có nghĩa là án lệ phải được tôn trọng(3). Theo nguyên tắc này, các
thẩm phán khi xét xử phải căn cứ vào những bản án đã có trước đó nếu như có sự tương tự về
mặt tình tiết. Nói cách khác, nếu hai vụ việc có tình tiết tương tự thì phán quyết mà tòa án ra để
giải quyết hai vụ việc đó phải có kết cục tương tự. Nội dung của nguyên tắc này là:
 Những quyết định do Tòa tối cao đưa ra có tính bắt buộc đối với mọi tòa án;
 Những quyết định do tòa phúc thẩm đưa ra có tính bắt buộc đối với mọi tòa án cấp dưới


(ngoài tòa hình sự) và đối với chính tòa án đó;
Những quyết định do tòa Tối thượng đưa ra có tính chất bắt buộc đối với mọi tòa án cấp
dưới.(4)

(2)(2) Xem GT Luật So Sánh, Trường ĐH Luật Hà Nội, Nxb CAND 2008, trang 224.
(3)(3) Xem Michael Bogdan, Luật so sánh (bản Tiếng Việt), Nxb Kluwer Norstedts Juridik Tano 2002, trang 80.
(4)(4) Xem Nguyễn Thị Hằng, đề cương hướng dẫn học tập môn luật so sánh_htpl Anh.

2


Ở một góc độ nào đó nội dung của nguyên tắc này đã làm cho thông luật Anh trở nên cứng
nhắc mất dần tính linh hoạt.

 Thông luật Anh coi trọng luật tố tụng hơn luật nội dung biểu hiện ở chỗ là sự tồn tại của hệ

thống trát (writ). Trát là một văn bản hành chính, được chứng thực bằng một con dấu đó trên
trát, được dùng vào mục đích hành chính và tư pháp. Mỗi loại vụ việc cần một loại trát nhất
định tùy vào bản chất của việc khiếu kiện mà bên nguyên cần giành được loại trát phù hợp với
hi vọng đơn kiện của mình được tòa án thụ lý giải quyết (5). Hay nói cách khác nếu không có trát
thì sẽ không có quyền và sự tồn tại của trát là một trong những biểu hiện cho thấy Thông luật
coi trọng luật tố tụng hơn là luật nội dung.
Đối với Luật Công bằng
 Luật Công bằng có thủ tục tố tụng đơn giản và linh hoạt hơn Thông luật biểu hiện ở chỗ là
không cần phải tốn thời gian tìm trát phù hợp với vụ việc chỉ cần có đơn thỉnh cầu (petition)
lên nhà vua (đơn này do người dân tự viết); Tòa Công bằng không sử dụng bồi thẩm đoàn như
Thông luật đơn giản thủ tục ; Về ngôn ngữ Thông luật sử dụng tiếng latinh và tiếng Pháp trong
khi đó Luật Công bằng sử dụng ngôn ngữ là tiếng Anh phù hợp với dân.
 Biện pháp chế tài duy nhất của Thông luật là phạt tiền trong khi đó Luật Công bằng có những

biện pháp mới mẻ và linh hoạt khắc phục những hạn chế của Thông luật như tuyên bố quyền
của nguyên đơn; Buộc bị đơn phải thực hiện hành vi nào đó; Cấm bị đơn tiếp tục thự hiện hành
vi xâm phạm lợi ích của nguyên đơn.
 Luật Công bằng có những nguyên tắc không có ở Thông luật (maxims of equity):
 Luật Công bằng đi sau Thông luật: tức là tòa công bằng chỉ được thụ lý khi vụ việc xảy ra

không có trát nào phù hợp hoặc vụ việc đã được thụ lý ở tòa Thông luật nhưng các bên
không thỏa mãn; nếu có thể, các nguyên tắc của luật công bằng sẽ không đi ngược lại với


các nguyên tắc của thông luật
Người gõ cửa tòa công bằng phải có bàn tay sạch: nghĩa là người nộp đơn phải đóng 1
khoản tiền cọc để bảo đảm người nộp đơn có quyền lợi bị xâm phạm và nếu họ không có







quyền lợi bị xâm phạm thì sẽ không dược trả lại tiền cọc.
Luật Công bằng tác động đến chủ thể là người.
Luật Công bằng sẽ không chấp nhận việc một lỗi sai không phải bồi thường.
Luật Công bằng nhìn vào ý định hơn là nhìn vào biểu hiện.
Sự ngang bằng là công bằng, tức là nếu hai người có quyền lợi ngang nhau thì tài sản sẽ
được chia ngang bằng nhaub.

Và còn nhiều nguyên tắc khác nữa, sự tồn tại của các nguyên tắc này cho thấy thẩm phán thực hiện
công việc vì công lý, nhờ vậy mà luật công bằng đã vượt qua sự cản trở của tòa thông luật để tạo ra
một hệ thống pháp luật mới tồn tại song song với thông luật.
(5)(5) Xem GT Luật So Sánh, Trường ĐH Luật Hà Nội, Nxb CAND 2008, trang 216-217.

b />3


3.

Về một số chế định cơ bản trong hệ thống pháp luật Anh

 Về chế định trust (Ủy thác)

Ủy thác là việc một người giao tài sản thuộc sở hữu của mình để người khác quản lý, khai thác sử dụng
trong thời gian mình không khai thác sử dụng do tham gia vào các cuộc viễn chinh với điều kiện là: (1)
Phần đất đó sẽ được trả lại cho người ủy thác khi anh ta quang trở về sau cuộc viễn chinh hoặc trả lại
cho con cái người ủy thác khi chúng đến tuổi trưởng thành; (2) Trong suốt thời gian bên được ủy thác

sử dụng đất, họ phải chi trả cho bên ủy thác hoặc bên thụ hưởng một phần hoa lợi từ đất. Tuy nhiên,
trong thực tiễn bên được ủy thác thường có xu hướng không thực hiện những điều đã cam kết.(6)


Đối với Thông luật: theo nguyên tắc luật hợp đồng của Thông luật thì sau khi đã sang tên đất,
người ủy thác không còn quyền sử dụng hợp pháp đối với mảnh đất của người được ủy thác. Vì
vậy, theo Thông luật không có loại trát nào có thể bảo vệ lợi ích của người ủy thác gắn với phần



đất mà họ không có quyền sử dụng hợp pháp.
Đối với Luật Công bằng: bản chất là xem xét công bằng công lý nên Đại pháp quan cho rằng việc
người được ủy thác phủ nhận quyền đòi lại đất của người ủy thác là bất công trái với giáo lý và
lương tâm. Vì vậy, Đại pháp quan thường ra các phán quyết cưỡng chế thi hành những điều kiện
theo đó hợp đồng ủy thác được thiết lập để buộc bên ủy thác thực hiện những cam kết của mình
trong hợp đồng ủy thác.
 Về chế định tort (Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng)

Các hành vi làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: hành vi xâm phạm quyền
và hành vi xâm phạm đạo đức.


Đối với Thông luật chế tài được áp dụng duy nhất là hình phạt tiền. Điều này làm hạn chế khả
năng giải quyết của các tòa án khi giải quyết các vấn đề khác nằm ngoài phạm vi bồi thường



bằng tiền, không ngăn chặn hiệu quả hành vi vi phạm hợp đồng xảy ra.
Đối với Luật Công bằng thì ngoài chế tài phạt tiền có thể quyết định áp dụng biện pháp cưỡng
chế nhằm ngăn ngừa hành vi tái phạm hoặc tiếp diễn. (7) Từ hạn chế của thông luật, luật công

bằng đã xây dựng một hệ thống tòa án nơi mà các vị thẩm phán cân nhắc cụ thể các trường hợp
để xác định áp dụng biện pháp khắc phục liên quan đến bồi thường tiền hay là cung cấp một
biện pháp khắc phục mà không có biên giới trên cơ sở tài chính, chẳng hạn như một mệnh lệnh
gồm tuyên bố quyền của bên nguyên; lệnh buộc bên bị phải thực hiện hành vi nào đó; lệnh cấm
bên bị thực hiện hành vi xâm phạm tới lợi ích của bên nguyênc

(6)(6) ) Xem GT Luật So Sánh, Trường ĐH Luật Hà Nội, Nxb CAND 2008, trang 226-227.
(7)(7) Xem Michel Fromont, các hệ thống pháp luật cơ bản trên thế giới (bản Tiếng Việt), Nxb Tư Pháp Hà Nội 2006,

trang 159.
c Dr. Bill Long, Early history of Equity; December 2004

4


5


II/ MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA THÔNG LUẬT VÀ LUẬT CÔNG BẰNG
Thông luật ra đời dựa trên phong tục và truyền thống chi phối pháp luật nước Anh, và tòa án
hoàng gia phụ trách đảm bảo việc quản lý đúng đắn luật này. Còn luật công bằng là tập hợp các quy tắc
được tạo ra bởi các tòa án luật công bằng nhằm giảm thiểu sự tính khắc khe của hệ thống thông luật
đối với đất nước. Vì vậy mà có một mối quan hệ nhất định giữa thông luật và luật công bằng.


Giai đoạn trước cải cách tòa án 1873 – 1875:

Từ thế kỉ XV hệ thống thông luật bộc lộ nhiều hạn chế do đó đã nãy sinh nhu cầu tìm giải pháp mới để
khắc phục bất công trong xã hội và giải pháp đó chính là luật công bằng . Từ lúc ra đời cho tới trước
cuộc cải cách tòa án 1873 – 1875 luật công bằng ra đời là để bổ sung, lấp chỗ trống cho thông luật –“

luật công bằng đi sau thông luật” (equity follows the law).
Luật công bằng ra đời đã khắc phục được những bất cập của thông luật, giúp giải quyết được các vụ
việc không được giải quyết hoặc chưa được giải quyết tại Tòa án Hoàng gia. Với luật công bằng,
những vụ khiếu kiện đều được giải quyết bởi vì:


Thứ nhất, trong quá trình xét xử tại tòa, Đại pháp quan không áp dụng các án lệ của Tòa án
Hoàng gia, luật Đại pháp quan sử dụng là dựa vào lẽ phải. Nói đến lẽ phải tức là phải có người
đúng, người sai rõ ràng nên các vụ việc đưa ra bao giờ cũng được giải quyết.



Thứ hai, khác với Tòa án Hoàng gia, Tòa đại pháp mở đầu quá trình tố tụng không phải bằng
trát mà bằng đơn thỉnh cầu, không có mẫu in sẵn, viết bằng thứ tiếng Pháp dùng ở Anh thời
trung cổ. Người thỉnh cầu nêu rõ lí do khiếu nại và khẩn cầu sự trợ giúp. Đơn thỉnh cầu phải
được gửi kèm theo vật làm tin mới có thể khởi kiện. Với đơn viết tay như thế, mọi oan ức của
người dân có thể nhờ công lí mà được giải quyết, tránh được tình trạng như việc sử dụng hệ
thống trát trong Tòa án Hoàng gia.



Thứ ba, tại Tòa đại pháp, Đại pháp quan xét xử dựa vào nội dung vụ việc và quyền lợi
của các bên tranh chấp, còn tại Tòa án Hoàng gia thì lại rất coi trọng chứng cứ.Trong quá
trình xét xử, Đại pháp quan tiến hành thẩm vấn nhằm phát hiện tình trạng lương tâm của bị đơn
để gột rửa lương tâm cho bị đơn khi cần thiết. Bên bị sẽ phải trả lời những câu hỏi trên cơ sở
tuyên thệ do Đại pháp quan đưa ra. Những câu hỏi thông minh của Đại pháp quan buộc bị đơn
tự khai ra các tình tiết của vụ việc, trên cơ sở đó có thể khép bị đơn vào một tội, một lỗi nào đó.
Đây là thủ tục tố tụng đặc biệt không hề được sử dụng tại Tòa án Hoàng gia ở cùng thời.




Thứ tư, giải pháp được đưa ra bởi Tòa đại pháp rất khác so với giải pháp đưa ra bởi Tòa
án Hoàng gia. Đại pháp quan có thể phát lệnh dưới hình thức tuyên bố quyền của bên nguyên
hoặc dưới dạng lệnh buộc bên bị (bên có hành vi gây tổn hại) phải thực hiện hành vi nào đó
6


hoặc cấm bên bị thực hiện hành vi xâm phạm tới lợi ích của bên nguyên. Trong khi đó, Tòa án
Hoàng gia chỉ có thể ra phán quyết buộc bên bị có hành vi gây thiệt hại cho bên nguyên phải
bồi thường thiệt hại. Từ thực tế này có thể thấy Tòa đại pháp có quyền lực lớn hơn Tòa án
Hoàng gia.
Một ví dụ khác về mối tương quan giữa commonlaw và equity trong giai đoạn này là chế
định estoppel (ngăn không cho phủ định)- 1 nguyên tắc pháp luật khi một người đã khẳng định điều
gì thì sau đó không được bác bỏ trong luật công bằng mà ta có thể minh họa như sau: Theo
commonlaw để hợp đồng có tính chất bắt buộc trong hợp đồng cần phải có điều khoản “gía trị đền bù’’
nghĩa là mỗi bên khi tham gia hợp đồng phải được nhận lại một cái gì đó , lời hứa đơn thuần thì chưa
có giá trị bắt buộc yêu cầu về giá trị đền bù có liên quan tới một thực tế lịch sử là trát hợp đồng được
phát triển từ những khiếu kiện về bồi thường thiệt hại hợp đồng và vì thế nó giả định rằng bên nguyên
đã bị thiệt hại do đó đã kiện bên vi phạm hợp đồng.
Đền bù không nhất thiết phải nhiều hay tương xứng nhưng nó phải tạo ra lời thế cho phía bên kia
hoăc một sự bất lợi cho bên đưa ra giá trị đền bù. Để giải tỏa sự hiếu kì có thể nêu ra ví dụ rằng lời hứa
cho cậu cháu trai món quà có giá trị khi cậu ta lập gia đình là có tính bắt buộc bởi vì việc lập gia đình
là sự thiệt thòi, mất mát và vì thế đáng được đền bù. Trong một số trường hợp, khi một bên hứa với
bên kia sẽ từ bỏ một số quyền nhất định, lời hứa sẽ được duy trì nhờ sự trợ giúp của luật công bằng cho
dù không có giá trị đền bù vì bên kia đã hành động dựa trên sự tin tưởng vào lời hứa đó. Cho dù theo
commonlaw lời hứa không có giá trị bắt buộc. luật công bằng ngăn không để người đã hứa không giữ
lời hứa và đòi phía bên kia những gì mà mình đã hứa.( trích: luật so sánh bản tiếng việt-Michael
Bogdan)
Và đóng góp lớn nhất của Equity đối với hệ thống pháp luật Anh là đã tạo ra chế định ủy thác.
Theo nguyên tắc của Common Law, đối với việc ủy thác đất đai, sau khi đã sang tên đất, người ủy thác

không còn quyền sử dụng hợp pháp đối với mảnh đất đã ủy thác, mà phần đất đó đất thuộc về quyền sử
dụng hợp pháp của người được ủy thác; quyền sử dụng đất của người được ủy thác chỉ bị giới hạn bởi
quy phạm đạo đức chứ không bị giới hạn bởi quy phạm pháp luật.
Nên khi có tranh chấp xảy ra thì Tòa án Hoàng gia chưa bao giờ giải quyết được. Nhưng tại Tòa đại
pháp, trước những vụ việc này Đại pháp quan cho rằng việc người được ủy thác phủ nhận quyền đòi lại
đất của người ủy thác là bất công, trái với giáo lí và lương tâm; rằng người được ủy thác chỉ giữ mảnh
đất đó vì lợi ích của người ủy thác và sẽ phải trả lại cho người ủy thác khi có yêu cầu. Vì vậy, Đại pháp
quan thường ra phán quyết cưỡng chế thi hành những điều kiện theo đó hợp đồng ủy thác được thiết
lập để buộc bên được ủy thác thực hiện những cam kết của mình.

7


Luật công bằng đưa ra các nguyên tắc này nhằm tránh gây xung đột với các tòa án hoàng gia luôn
tìm cách bảo vệ sự độc quyền của mình trong giả quyết.
Các phán quyết của tòa công bằng không chỉ được áp dụng trong tòa công bằng mà còn được các thẩm
phán của tòa thông luật tham khảo với tư cách là những lẽ phải lẽ công bằng để bổ sung cho “luật”.
Tuy nhiên, chính thủ tục tố tụng đơn giản của tòa công bằng đã khiến người có lợi ích bị xâm
phạm dễ dàng tiếp cận được với công lý hơn là tòa thông luật nên uy tín các tòa này ngày càng cao.
Như vậy,tính đến trước cuộc cải cách tòa án ở nước Anh đã tồn tại hai hệ thống tòa án độc lập với nhau
, trong đó mỗi tòa án áp dụng thủ tục tố tụng cũng như áp dụng các quy phạm pháp luật khác nhau.


Giai đoạn sau cải cách tòa án: thông luật và luật công bằng được xem là hai bộ phận độc lập
và bình đẳng trong pháp luật Anh.

Nguyên nhân của cuộc cải cách tòa án 1873-1875:
Bước sang thế kỉ thứ 19, Anh quốc rơi vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng cả về phương
diện chính trị và xã hội.Trong lĩnh vực pháp luật cả commonlaw và equity đều đã bộc lộ những khiếm
khuyết của mình do mỗi tòa sử dụng một thủ tục tố tụng cũng như pháp luật hoàn toàn khác nhau đã

làm tăng thêm tính phức tạp ,tốn kém vốn có của tòa án Anh và những bất cập này đã dẫn đến nhu cầu
cải tổ hệ thống pháp luật Anh.
Cải tổ hệ thống pháp luật Anh chủ yếu nhằm vào việc cải tổ hệ thống tòa án thông qua việc ban
hành một số đaọ luật trong đó hai đạo luật quan trọng là luật tòa án tối cao 1873(supreme court of
judicature Act, 1783) và luật thẩm quyền xét xử phúc thẩm năm 1876 (Appellate jurisdiction
Act,1876). Nhằm chấm dứt tình trạng hai mặt của thủ tục tố tụng bằng việc sát nhập hai hệ thống tòa
án làm một.
Kết quả: đã xóa bỏ tình trạng tồn tại song song hai nhánh tòa án, sáp nhập hai tòa làm một
chấm dứt tính hai mặt của thủ tục tố tụng. Sau cải cách tòa án nguyên đơn thay vì phải nộp 2 đơn khác
nhau tại hai tòa khác nhau thì sau cải cách chỉ cần nộp một đon ở một tòa. Tòa này vừa có thẩm quyền
đối với vụ việc của thông luật vùa có thẩm quyền đối với vụ việc của luật công bằng. tuy nhiên những
quy định của thông luật và luât công bằng vẫn được áp dụng theo hai trình tự thủ tục khác nhau. Như
vây cuộc cải cách chỉ là hình thức chứ không triệt để do vẫn còn hai thủ tục tố tụng.
Cải cách tòa án đã bãi bỏ hình thức đơn khởi kiện trát, thay vào đó tất cả các vụ kiện dù tiến hành theo
thủ tục nào cũng bắt đầu bằng một loạt trát chung là trát triệu tập.
Như vậy, sau cuộc cải cách tòa án, bằng việc hợp nhất hai hệ thống tòa án tồn tại song song vào
một tòa án duy nhất đã làm cho luật công bằng có vị trí ngang với thông luật, luật công bằng không
còn là một bộ phận bổ sung cho thông luât như giai đọan trước cải cách.
8


III/ SO SÁNH VAI TRÒ CỦA ÁN LỆ VÀ LUẬT THÀNH VĂN TRONG
HỆ THỐNG PHÁP LUẬT ANH
Vai trò của án lệ:
Án lệ là nguồn luật chính thống và có giá trị bắt buộc ở Anh;
Có thể nói rằng sự tuân thủ án lệ đã trở thành một yếu tố gắn sâu vào văn hóa pháp lý của các nước
Thông luật. Điều này được giải thích bởi hai lý do cơ bản sau: Thứ nhất, sự pháp điển hóa pháp luật
của các nước Thông luật không giống như ở các nước Dân luật thành văn, trong hệ thống pháp luật
Anh, Mỹ vẫn còn nhiều lĩnh vực pháp luật trong đó nguồn luật chủ yếu được dựa trên án lệ (hay nói
cách khác là dựa trên Thông luật). Thứ hai, các văn bản qui phạm pháp luật được hình thành chủ yếu

dựa vào những nguyên tắc, luật đã được hình thành thông qua những án lệ. Hơn nữa, vai trò giải thích
luật thành văn của Thẩm phán đã tạo ra vô số những án lệ mà nó được coi là luật chi tiết trong áp dụng.
Án lệ giữ vai trò quan trọng trong hoạt động xét xử ở Anh;
+ Tòa án cấp dưới có nghĩa vụ tuân theo án lệ của tòa án cấp trên
Về nguyên tắc trong mỗi hệ thống pháp luật thì án lệ của tòa án cấp trên sẽ có giá trị ràng buộc đối với
tòa án cấp dưới. Theo mối quan hệ này thì án lệ của tòa án cấp cao nhất (Tòa án tối cao) sẽ có giá trị
ràng buộc đối với tất cả các tòa án cấp dưới.
Rupert Cross một nhà nghiên cứu về án lệ của nước Anh đã hệ thống ba qui tắc cơ bản về mối quan hệ
giữa các tòa án trong hệ thống tòa án của Vương quốc Anh liên quan đến sự tuân thủ án lệ như sau:
Qui tắc 1): Tất cả các tòa án phải lưu ý đến các án lệ có liên quan đến các vụ án trong hoạt động xét
xử; Qui tắc 2): Tất cả các tòa án cấp dưới phải tuân thủ án lệ của các tòa án cấp trên trong hệ thống tòa
án; Qui tắc 3): Các tòa án phúc thẩm nhìn chung bị ràng buộc bởi chính án lệ của nó trong hoạt động
xét xử”.
+ Tòa án cùng cấp không có nghĩa vụ phải tuân thủ án lệ của nhau
+ Tòa án tối cao không bị ràng buộc bởi án lệ của chính mình
Tòa án tối cao thường không có nghĩa vụ phải tuân thủ cứng nhắc các phán quyết trước đây của mình.
Bởi lẽ cơ quan tối cao có trách nhiệm với chính sách pháp lý tổng thể của đất nước cho nên Tòa án tối
cao cần phải linh động. Tuy nhiên, việc trực tiếp bác bỏ tiền lệ là một biện pháp ngoại lệ mà các tòa án
tối cao thường cố gắng tránh. Ví dụ: thông qua số liệu thống kê cho thấy, kể từ năm 1966 đến năm
1987, Thượng Nghị viện Anh (hiện nay là Toà án tối cao của Anh) mới chỉ thực hiện có 7 lần bãi bỏ
các án lệ của chính Thượng Nghị viện Anh thông qua hàng nghìn vụ án mà Thượng Nghị viện đã xét
xử.
9


Mặc dù giữ vai trò quan trọng trong hoạt động xét xử nhưng Án lệ có thể bị bãi bỏ vì các án lệ được
coi là luật và nó cũng có thể bị bãi bỏ. Có hai cách để án lệ có thể bị bãi bỏ:
Thứ nhất, án lệ có thể bị bãi bỏ bởi chính tòa án đã tạo ra nó hoặc một tòa án cấp cao hơn tòa án đã tạo
ra án lệ.
Thứ hai, án lệ có thể bị bãi bỏ bởi một luật do cơ quan lập pháp thông qua.

+ Án lệ có tính tham khảo đối với việc xét xử của thẩm phán ở Anh:
Thực tiễn cho thấy trong các nước Thông luật, có những tình huống sau đây làm cho án lệ chỉ có tính
tham khảo đối với Thẩm phán trong xét xử.
Tòa án cấp cao có thể viện dẫn, tham khảo án lệ của tòa án cấp dưới.
Khi một tòa án cấp dưới viện dẫn án lệ của tòa án cấp trên, hoặc một tòa án viện dẫn án lệ của chính nó
nhưng sự viện dẫn này chỉ liên quan đến phần Obiter dictum (phần không có giá trị bắt buộc trong bản
án), thì án lệ được viện dẫn không có giá trị bắt buộc. Các tòa án (đặc biệt là các tòa án phúc thẩm và
tối cao) có thể viện dẫn án lệ của chính nó với mục đích tham khảo và tăng giá trị thuyết phục cho
quyết định của tòa án. Những án lệ này không có tính bắt buộc.
Sự viện dẫn tham khảo án lệ của pháp luật nước ngoài không có giá trị bắt buộc.
Án lệ giữ vai trò quan trọng trong đời sống pháp luật Anh thông qua việc án lệ đã trở thành nguyên tắc
ăn sâu vào trong tiềm thức của người dân Anh, luật của Anh có thể coi là luật án lệ điển hình trên thế
giới.

Vai trò của luật thành văn:
Luật thành văn là hệ thống các quy phạm pháp luật được ghi nhận trong các văn bản pháp luật
bao gồm: Hiến pháp, luật, bộ luật, văn bản dưới luật và các điều ước quốc tế.
Common Law coi án lệ là nguồn luật quan trọng và phổ biến nhất, đặc điểm này để dễ dàng phân biệt
với dòng họ Civil Law. Nhưng điều đó không có nghĩa là luật thành văn không được coi trọng. Luật
thành văn đang dần chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống pháp luật các nước thuộc dòng họ Common
Law.
Luật thành văn có giá trị pháp lý cao hơn vì luật thành văn là tập hợp các quy định rải rác ở các
án lệ và án lệ do một hoặc một số người làm ra trong khi luật thành văn do Nghị viện ban hành. Vì vậy,
nếu có mâu thuẫn giữa luật thành văn và án lệ thì đương nhiên luật thành văn sẽ được coi trọng hơn.
Ví dụ ở Anh từ thế kỷ XX nhiều xáo trộn, luật thành văn đã có xu hướng phát triển, luật được soạn
thảo một tư tưởng rất mới, khác nhiều so với nguyên tắc Common Law. Khi gia nhập cộng đồng chung
Châu Âu EEC nay là EU và cũng là thành viên của Liên Hợp Quốc, Nghị viện Anh đã tiếp nhận các
10



điều ước quốc tế và các quy định pháp luật của Liên minh Châu Âu ( VD: Luật năm 1972, Công ước
về nhân quyền) vào trong hệ thống pháp luật Anh bằng hình thức áp dụng trực tiếp các văn bản đó
hoặc bổ sung sửa đổi sao cho phù hợp. Về nguyên tắc trong trường hợp xung đột pháp luật thì áp dụng
quy định của Điều ước quốc tế hoặc Liên minh. Một nguyên nhân khác có thể kể đến việc pháp luật
Anh ngày càng coi trọng pháp luật thành văn đó là Thượng Nghị viện ngày càng mong muốn khẳng
định vai trò của mình, các quy tắc Common Law và Equity của Tòa án Anh ngày càng tỏ ra không đáp
ứng được yêu cầu ngày càng cao trong việc kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của các cơ quan hành
chính nên luật thành văn do Nghị viện ban hành sẽ được sử dụng nhiều hơn.
KẾT LUẬN
Có thể nói, luật thành văn đang dần chiếm một vị trí quan trọng trong hệ thống pháp luật các
nước thuộc dòng họ Common Law đặc biệt là Anh và Mỹ. Sự học tập có chọn lọc, phát huy những ưu
điểm và hạn chế những khuyết điểm của các nước thuộc dòng họ Common Law đối với luật thành văn
là cần thiết, góp phần làm thành một hệ thống pháp luật thống nhất, hoạt động có hiệu quả, vừa đảm
bảo tính ổn định, mềm dẻo, linh hoạt phù hợp với biến đổi nhanh chóng của đời sống xã hội
Nguồn tham khảo:
1
2
3

Giáo trình luật so sánh, trường đại học luật Hà Nội
Tập bài giảng luật so sánh, trường đại học luật Hà Nội


11



×