Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế các mô hình trang trại huyện An Lão Hải Phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (365.07 KB, 76 trang )

PHẦN I

ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Kinh tế trang trại xuất hiện và phát triển trong nông nghiệp của các
nước trên thế giới từ thế kỉ XVII. Do tính hiệu quả và hình thức tổ chức sản
xuất tỏ ra phù hợp với điều kiện và đặc điểm của sản xuất nông nghiệp, đáp ứng
được yêu cầu CNH - HĐH và nhiều lợi thế trong quá trình tổ chức sản xuất
kinh doanh trên thị trường nên kinh tế trang trại đã nhanh chóng phát triển
rộng rãi ra khắp các lục địa trên thế giới như châu Úc, Phi, Mỹ, Á.
Ở Việt Nam với sự chỉ đạo của Đảng và nhà nước chuyển dịch cơ
cấu kinh tế từ tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá, quy mô lớn, chuyên
môn hoá thì kinh tế trang trại ngày càng có vị trí quan trọng trong nông
nghiệp nông thôn.Theo nghị quyết 04 BCH- TW Đảng (khoá VIII), nghị
quyết 06 (10/11/1998), đặc biệt nghị quyết 03/2000/NQ-CP (02/02/2003)
khẳng định vai trò của kinh tế trang trại: “ Phát triển kinh tế trang trại
chính là góp phần khai thác và sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, kĩ thuật,
kinh nghiệm quản lý, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững, tạo việc
làm tăng thu nhập; khuyến khích làm giàu đi đôi với xoá đói, giảm nghèo;
phân bổ lại lao động, dân cư, xây dựng nông thôn mới. Quá trình chuyển
dịch, tích tụ ruộng đất hình thành các trang trại gắn liền với quá trình phân
công lại lao động ở nông thôn, từng bước chuyển dịch lao động nông
nghiệp sang làm các ngành phi nông nghiệp, thúc đẩy tiến trình công
nghiệp hoá trong nông nghiệp và nông thôn.”
Thực tế cho thấy tuy nhà nước có những chính sách khuyến khích các
loại hình trang trại phát triển nhưng các trang trại ở Việt nam vẫn phát triển
chậm cả về số lượng và chất lượng, hiệu quả kinh tế. Để kinh tế trang trại
thực sự trở thành loại hình kinh tế năng động, hiệu quả của nền nông nghiệp

1



hàng hoá mang tính cạnh tranh, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay chúng ta đã
là thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO thì chúng ta cần
nghiên cứu, đánh giá, tháo gỡ những vướng mắc liên quan đến các hoạt động
của trang trại, tìm những mô hình trang trại hoạt động có hiệu quả để nhân
rộng ra cả nước.
Huyện An Lão - Hải Phòng thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nhà
nước đã phát triển nhanh chóng nhiều mô hình trang trại khác nhau. Với bản
tính cần cù, chịu khó, biết tận dụng và phát huy những tiềm lực sẵn có trong
quá trình phát triển trang trại của chủ trang trại, với những chính sách của nhà
nước trong chiến lược đẩy mạnh mô hình phát triển kinh tế trang trại, các trang
trại trong địa bàn huyện đã góp phần tích cực trong việc đẩy nhanh quá trình
chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn, tăng thu nhập, xoá đói giảm
nghèo. Tuy nhiên, nhìn chung các trang trại năng suất, chất lượng hàng hoá
chưa cao, chưa sử dụng tối đa các nguồn lực, nhiều mô hình hoạt động kém
hiệu quả, hiệu quả kinh tế của các mô hình còn thấp. Trước tình hình vậy
nghiên cứu, đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình trang trại trên địa bàn
huyện, tìm ra những mô hình hiệu quả là điều hết sức quan trọng trong công
cuộc xây dựng CNH –HĐH nông nghiệp nông thôn.
Được sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn Bộ môn Phân tích định lượng Khoa Kinh tế và phát triển nông thôn tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“ Đánh giá hiệu quả kinh tế các mô hình trang trại huyện An
Lão - Hải Phòng”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về kinh tế trang trại,
đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh một số mô hình trang trại trên địa bàn
huyện An Lão. Từ đó đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế của
các mô hình trang trại trong thời gian tới.

2



1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hoá cơ sở lý luận về trang trại, kinh tế trang trại, hiệu quả
kinh tế.
Tìm hiểu thực trạng, đánh giá hiệu quả quá trình sản xuất kinh doanh
của các trang trại trên địa bàn huyện. Từ đó rút ra những ưu điểm, nhược
điểm của từng trang trại cũng như nguyên nhân cụ thể.
Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các trang trại
trong thời gian tới.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu các mô hình kinh tế trang trại trên địa bàn huyện An
Lão - Hải Phòng.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
+ Về nội dung:
Nghiên cứu, đánh giá hiệu quả kinh tế các mô hình kinh tế trang
trại trên địa bàn huyện An Lão. Từ đó đưa ra các định hướng và giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả từng mô hình trang trại.
+ Về thời gian:
Thời gian nghiên cứu đề tài: tháng 1/08 – tháng 5/08
Thời gian thu thập số liệu liên quan đến đề tài : 2005 - 2007
+ Về không gian:
Đề tài được thực hiện trên địa bàn huyện An Lão - Hải Phòng.

3


PHẦN II


TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU
2.1 Cơ sở khoa học, lý luận, thực tiễn của đề tài
2.1.1 Trang trại và kinh tế trang trại
2.1.1.1 Khái niệm trang trại
Hiện nay có rất nhiều công trình nghiên cứu khác nhau về trang trại
được thể hiện :
Theo tác giả Trần Hữu Quang (1993): “ Trang trại là hình thức tổ chức
sản xuất nông nghịêp dựa trên cơ sở lao động và đất đai của hộ gia đình là chủ
yếu, có tư cách pháp nhân, tự chủ sản xuất kinh doanh bình đẳng với các
thành phần khác, có chức năng chủ yếu là sản xuất nông sản hàng hoá, tạo ra
nguồn thu nhập chính và đáp ứng nhu cầu cho xã hội”.[14]
Theo tác giả Phạm Minh Đức (1997): “Trang trại là một loại hình
sản xuất nông nghiệp hàng hoá của hộ, do một người chủ hộ có khả
năng đón nhận những cơ hội thuận lợi, từ đó huy động thêm vốn và lao
động, trang bị tư liệu sản xuất, lựa chọn công nghệ sản xuất thích hợp,
tiến hành tổ chức và sản xuất dịch vụ những sản phẩm theo yêu cầu thị
trường nhằm thu lợi nhuận cao”.[13]
Theo tác giả Trần Đức (1998) cho rằng: “Trang trại là chủ lực của tổ
chức làm nông nghiệp ở các nước tư bản cũng như các nước đang phát triển
và theo các nhà khoa học khẳng định là tổ chức sản xuất kinh doanh của nhiều
nước trên thế giới trong thế kỷ 21”. [6]
Nguyễn Thế Nhã( 1999): “Trang trại là loại hình tổ chức sản xuất cơ sở
trong nông, lâm, thuỷ sản có mục đích chính là sản xuất hàng hoá, có tư liệu
sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của một chủ độc lập, sản
xuất được tiến hành trên quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất tiến bộ,
trình độ kĩ thuật cao, hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị trường”.[18]

4



Nguyễn Phượng Vỹ: “ Trang trại là một hình thức tổ chức trong nông lâm - ngư nghiệp phổ biến được hình thành trên cơ sở kinh tế hộ, n hưng
mang tính sản xuất hàng hoá”.[19]
Như vậy qua nghiên cứu, chúng ta có thể thống nhất các quan điểm về
trang trại như sau: “Trang trại là một tổ chức kinh tế cơ sở lấy hoạt động sản
xuất nông, lâm, ngư nghiệp làm mục đích sản xuất kinh doanh chính, trong đó
có kết hợp thêm ngành nghề, dịch vụ phụ trợ phi nông nghiệp của các thành
phần kinh tế khác nhau trong nông thôn được hình thành chủ yếu trên cơ sở
kinh tế nông hộ, có quy mô sản xuất, thu nhập, giá trị và tỷ xuất hàng hoá cao
vượt trội kinh tế nông hộ, có năng lực tổ chức quản lý và ứng dụng các tiến
bộ KHCN mới vào hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế
cao, hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị trường”. Đây là khái niệm phù hợp
nhất với điều kiện ở Việt Nam hiện nay.
2.1.1.2 Khái niệm về kinh tế trang trại
Theo PGS.TS. Lê Trọng (2000): “Kinh tế trang trại là hình thức tổ
chức kinh tế cơ sở, là doanh nghiệp trực tiếp tổ chức sản xuất ra nông sản
hàng hoá dựa trên cơ sở hợp tác và phân công lao động xã hội, được chủ trại
đầu tư vốn, thuê mướn phần lớn hoặc hầu hết sức lao động và trang bị tư liệu
sản xuất để hoạt động kinh doanh theo yêu cầu của nền kinh tế thị trường,
được nhà nước bảo hộ theo luật định”. [4]
Theo ông Hai Trần ( Ban kinh tế Trung ương ) thì “ kinh tế trang trại là
hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá lớn trong nông, lâm, ngư nghiệp của các
thành phần kinh tế khác nhau ở nông thôn, có sức đầu tư lớn, có năng lực
quản lý trực tiếp quá trình sản xuất kinh doanh, có phương pháp tạo tỷ suất
sinh lợi cao hơn bình thường trên đồng vốn bỏ ra, có trình độ đưa ra những
thành tựu khoa học công nghệ mới kết tinh trong hàng hoá tạo ra sức cạnh
tranh cao hơn trên thị trường mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao”.[7]

5



Theo TS. Đào Công Tiến (ĐHQG TP.HCM) thì “ kinh tế trang trại là
một hình thức tổ chức kinh tế, hình thức sản xuất kinh doanh trong nông
nghiệp (hiểu nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm nông, lâm, ngư nghiệp)
phổ biến được hình thành và phát triển trên nền tảng kinh tế nông hộ và về cơ
bản mang bản chất của kinh tế nông hộ. Quá trình hình thành và phát triển
kinh tế trang trại có gắn với sự tích tụ và tập trung các yếu tố sản xuất kinh
doanh (đất đai, lao động, vốn, khoa học kỹ thuật và công nghệ) để nâng cao
năng lực sản xuất và sản xuất ra nhiều sản phẩm hàng hoá với năng suất, chất
lượng và hiệu quả cao”.[2]
Nhận thức được vai trò của kinh tế trang trại trong nền kinh tế đất nước
nghị quyết của chính phủ số 03/ 2000/NQ – CP ngày 02/02/2000 về kinh tế
trang trại đã chỉ: “Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá
trong nông nghiệp nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng
quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi,
nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông,
lâm, thủy sản”. [20]
2.1.1.3 Đặc trưng và vai trò của kinh tế trang trại.
2.1.1.3.1 Đặc trưng
Theo thông tư liên tịch số 69/2000/TTLT/BNN- TCTK

ngày

23/06/2000 các đặc trưng của kinh tế trang trại được thể hiện:
Mục đích sản xuất của trang trại là sản xuất nông, lâm, thuỷ sản, hàng
hoá với quy mô lớn.
Mức độ tập trung và chuyên môn hoá các điều kiện và yếu tố sản xuất cao
hơn hẳn (vượt trội) so với sản xuất của nông hộ, thể hiện ở quy mô sản xuất như
đất đai, đầu con gia súc, lao động, giá trị nông, lâm, thủy sản hàng hoá.
Chủ trang trại có kiến thức và kinh nghiệm trực tiếp điều hành sản
xuất, biết áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, tiếp nhận chuyển giao công nghệ


6


mới vào sản xuất; sử dụng lao động gia đình và thuê lao động bên ngoài sản
xuất hiệu quả cao, có thu nhập vượt trội so với kinh tế hộ.[21]
2.1.1.3.2 Vai trò của kinh tế trang trại
Ở nước ta kinh tế trang trại mới phát triển mạnh mẽ trong những năm
gần đây nhưng có vai trò rất lớn trong tất cả các lĩnh vực như kinh tế, xã hội,
môi trường.
* Kinh tế:
KTTT góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp, nông thôn, phát triển những loại cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế
cao, khắc phục dần tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún tạo nên những
vùng chuyên môn hoá, tập trung hàng hoá và thâm canh cao. Mặt khác qua
việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trang trại góp phần thúc đẩy phát triển công
nghiệp, đặc biệt công nghiệp chế biến và dịch vụ cho sản xuất ở nông thôn;
làm tấm gương tốt trong quá trình sản xuất, tổ chức, quản lý của các hộ nông
dân; góp phần tích cực thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, phát triển nông
nghiệp, nông thôn và kinh tế hộ.
* Về xã hội
Kinh tế trang trại phát triển làm tăng dân số hộ giàu trong nông thôn,
tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Điều đó có ý nghĩa rất
quan trọng về mặt xã hội trong nông thôn. Hơn nữa kinh tế trang trại phát
triển sẽ góp phần phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn.
Tuy nhiên, phát triển KTTT sẽ kéo theo sự tập trung ruộng đất, tư liệu
sản xuất chủ yếu trong nông nghiệp. Dẫn đến ở một vài nơi sẽ có một số bộ
phận lao động thiếu ruộng đất và có thể trở thành người làm thuê. Do đó nhà
nước phải có chính sách cụ thể để giải quyết vấn đề trên một cách hợp lý.
* Môi trường:

Do sản xuất kinh doanh tự chủ và vì lợi ích thiết thực của mình mà
các chủ trang trại đã luôn có ý thức khai thác hợp lý và quan tâm bảo vệ các

7


yếu tố môi trường, trước hết là trong phạm vi các trang trại, sau đó là trong phạm
vi từng vùng. Đặc biệt các trang trại ở trung du miền núi, góp phần tích cực
trong việc phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ môi trường sinh thái. Nhiều
trang trại đã trở thành khu du lịch sinh thái thu hút nhiều khách thăm quan.
2.1.1.4 Phân loại trang trại
Theo quy mô diện tích đất đai: Cách phân loại này trên thực tế chỉ nên
áp dụng ở các trang trại trồng trọt hoặc trồng rừng còn trang trại chăn nuôi
và các ngành nghề khác không nên sử dụng nó làm tiêu thức bởi lẽ đối với
chăn nuôi và các ngành nghề khác có thể rất nhỏ về quy mô đất đai nhưng có
thể tạo ra thu nhập cao hơn hẳn so với các trang trại lớn chuyên làm trồng
trọt hoặc trồng rừng.
Theo hình thức tổ chức sản xuất:
+ Trang trại có cơ cấu sản xuất theo hướng phát triển kinh doanh tổng
hợp nhiều sản phẩm trong dó có sản phẩm chủ yếu.
+ Trang trại có cơ cấu sản xuất theo hướng chuyên môn hoá một loại
sản phẩm: trồng trọt, chăn nuôi, lâm – ngư nghiệp.
+ Trang trại sản xuất để cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế
biến hoặc kết hợp sản xuất với chế biến nông sản.
2.1.1.4 Tiêu chí định lượng để xác định là kinh tế trang trại
Theo thông tư liên tịch hướng dẫn tiêu chí để xác định kinh tế trang
trại số 69/2000/TTLT/BNN- TCTK ngày 23/06/2000 một hộ sản xuất nông
nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản được xác định là trang trại phải đạt được một
trong hai tiêu chí định lượng sau đây:
1.Giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ bình quân 1 năm

- Đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên hải miền Trung từ 40 triệu đồng
trở lên
- Đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên từ 50 triệu đồng trở lên

8


2. Quy mô sản xuất phải tương đối lớn và vượt trội so với kinh tế
nông hộ tương ứng với từng ngành sản xuất và vùng kinh tế
a. Đối với trang trại trồng trọt
(1) Trang trại trồng cây hàng năm
+ Từ 2 ha trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên hải miền Trung
+ Từ 3 ha trở lên đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên
(2) Trang trại trồng cây lâu năm
+ Từ 3 ha trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên hải miền Trung
+ Từ 5 ha trở lên đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên
+Trang trại trồng hồ tiêu 0,5 ha trở lên
(3) Trang trại lâm nghiệp
+ Từ 10 ha trở lên đối với các vùng trong cả nước
b. Đối với trang trại chăn nuôi
(1) Chăn nuôi đại gia súc: Trâu , bò, v.v...
+ Chăn nuôi sinh sản, lấy sữa có thường xuyên từ 10 con trở lên
+ Chăn nuôi lấy thịt có thường xuyên từ 50 con trở lên
(2) Chăn nuôi gia súc: Lợn, dê, v.v...
+ Chăn nuôi sinh sản có thường xuyên đối với hơn 20 con trở lên, đối với
dê, cừu từ 100 con trở lên.
+ Chăn nuôi lợn thịt có thường xuyên từ 100 con trở lên ( không kể lợn
sữa), dê thịt từ 200 con trở lên.
(3) Chăn nuôi gia cầm: Gà, vịt, ngan, ngỗng, v.v... có thường xuyên từ
2.000 con trở lên (không tính số đầu con dưới 7 ngày tuổi).

c. Trang trại nuôi trồng thuỷ sản
- Diện tích mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản có từ 2 ha trở lên (riêng đối
với nuôi tôm thịt theo kiểu công nghiệp từ 1 ha trở lên).

9


d. Đối với các loại sản phẩm nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản có tính chất
đặc thù như: Trồng hoa, cây cảnh, trồng nấm, nuôi ong, giống thủy sản, thì tiêu
chí xác định là giá thị sản lượng hàng hoá (tiêu chí 1).[21]
2.1.1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển kinh tế
trang trại
Sản xuất cần sự kết hợp của nhiều yếu tố, các yếu tố này ảnh hưởng rất
lớn đến quy mô và phát triển của kinh tế trang trại, nó bao gồm các yếu tố:
Đất đai: Trong sản xuất nông nghiệp đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt
không thể thay thế, là yếu tố đầu tiên trong việc xác định tiêu chí của các trang
trại, các trang trại muốn hoạt động sản xuất được cần một diện tích nhất định
phù hợp với ý đồ sản xuất kinh doanh của chủ trang trại.
Lao động: là yếu tố quan trọng để thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh
của bất kì một đơn vị nào. Lao động hiện nay không những chỉ được quan tâm
về mặt số lượng mà còn quan tâm đặc biệt về mặt chất lượng như tay nghề, kĩ
thuật, trình độ quản lý, sức khoẻ, sự am hiểu của người lao động... Có như vậy
mới đảm bảo cho trang trại sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả.
Vốn: Là yếu tố đầu vào không thể thiếu trong bất kì hoạt động nào, nó là
cơ sở để chủ trang trại hình thành ý tưởng kinh doanh. Vốn đảm bảo cho chủ
trang trại đầu tư đúng mức, phù hợp với quy luật sinh học của cây trồng, vật nuôi
để đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả của sản xuất kinh doanh.
Chính sách: Là tập hợp các chủ trương, đường lối, hành động do chính
phủ thực hiện. Các chính sách tác động đến kinh tế trang trại bao gồm: đất đai,
tín dụng, lao động, ...Chính sách đúng thúc đẩy các trang trại hoạt động có hiệu

quả, chính sách không hợp lý sẽ kìm hãm sự phát triển của trang trại. Vì vậy, nhà
nước phải quan tâm hơn đến trang trại để đưa ra những chính sách phù hợp.
Thị trường: Thị trường bao gồm cả thị trường đầu vào, thị trường đầu
ra. Thị trường ổn định thì giúp các chủ trang trại yên tâm hơn đầu tư, thúc đẩy
sản xuất.

10


Khoa học công nghệ: Là yếu tố thúc đẩy nhanh hơn công cuộc CNH –
HĐH nông nghiệp, nông thôn, đảm bảo nông nghiệp phát triển một cách nhanh
chóng, bền vững, tạo nhiều sản phẩm, đa dạng về chủng loại với chất lượng cao.
Ngoài các yếu tố kể trên còn các yếu tố như khí hậu, địa hình, phong tục
tập quán có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hình thành phát triển của trang
trại. Vì vậy, trong quá trình sản xuất kinh doanh cần phải coi trọng mức độ ảnh
hưởng của các yếu tố này để kinh tế trang trại phát triển một cách đúng hướng,
đạt hiệu quả kinh tế cao.
2.1.2 Khái niệm về hiệu quả kinh tế
2.1.2.1 Các quan điểm về hiệu quả kinh tế
Mục đích của sản xuất và phát triển kinh tế là thoả mãn nhu cầu ngày
càng tăng về vật chất và tinh thần cho toàn xã hội trong khi nguồn lực sản xuất
có hạn, ngày càng khan hiếm. Do vậy việc nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội là
một đòi hỏi khách quan của mọi nền kinh tế. Từ nhiều góc độ nghiên cứu khác
nhau mà các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả
kinh tế:
Quan điểm 1: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng việ so sánh giữa kết
quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Quan điểm 2: Hiệu quả kinh tế được đo bằng hiệu số giữa kết quả đạt
được với chi phí bỏ ra để sản xuất ra sản phẩm đó.
Quan điểm 3: Hiệu quả kinh tế được xem xét trong phần biến động giữa

phần tăng thêm của kết quả sản xuất (∆Q) và phần tăng thêm của chi phí sản
xuất (∆K).
Nhìn chung các quan điểm của các nhà khoa học về hiệu quả kinh tế tuy
có sự phân biệt như ý nghĩa kinh tế và phương pháp tính toán nhưng đều thống
nhất với nhau ở chỗ: hiệu quả kinh tế là lợi ích tối ưu mang lại của mỗi quá trình
sản xuất kinh doanh.Vì vậy, khi tính hiệu quả kinh tế người ta thường dùng các
chỉ tiêu và phương pháp khác nhau. Trong nông nghiệp, khi nói đến hiệu quả

11


kinh tế người ta nói đến hiệu quả sử dụng các nguồn lực như đất đai, vốn,
lao động...
2.1.2.2 Nội dung và bản chất của hiệu quả kinh tế
* Nội dung:
Theo các quan điểm trên hiệu quả kinh tế luôn liên quan đến các yếu tố
tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh. Vậy, nội dung xác định hiệu quả
kinh doanh bao gồm:
Xác định các yếu tố đầu vào: Đó là chi phí sản xuất, chi phí dịch vụ, chi
phí lao động...
Xác định các yếu tố đầu ra: Đây là công việc xác định mục tiêu đạt được,
các kết quả đạt được có thể là các giá trị sản xuất, ở khối lượng sản phẩm, giá trị
sản phẩm, giá trị gia tăng, lợi nhuận.
* Bản chất của hiệu quả kinh tế: Là sự gắn kết mối quan hệ giữa kết quả
và chi phí. Tiêu chuẩn của hiệu quả kinh tế là sự tối đa hoá kết quả và tối thiểu
hoá chi phí trong điều kiện tài nguyên có hạn. Tuỳ từng ngành, từng mức độ mà
ta xác định đâu là kết quả đâu là hiệu quả.
2.1.3 Hiệu quả kinh tế của các trang trại
Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp, nông
thôn chủ yếu là hộ gia đình. Vì vậy, đánh giá hiệu quả kinh tế trang trại là đánh

giá hiệu quả kinh tế của các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp. Muốn đánh
giá đúng hiệu quả của các trang trại không chỉ xem xét ở một chỉ tiêu nào mà
xem xét trên hệ thống các chỉ tiêu đánh giá cho phù hợp, liên quan đến những
vấn đề đặt ra xung quanh việc phát triển trang trại như thế nào là tốt nhất. Từ
quan điểm đó đánh giá hiệu quả kinh tế các trang trại ta phải đánh giá theo các
chỉ tiêu như:

12


Chỉ tiêu tổng quát phản ánh hiệu quả kinh tế:
K

H=Q

(1a)

H=

(1b)

H= ∆Q - ∆K (2b)

H = Q – K (2a)
∆Q
H=
∆K

Q
K


∆K
H= ∆Q

(3a)

(3b)

Q được thể hiện:
GO: Tổng giá trị sản xuất
VA: Tổng giá trị gia tăng
MI: Thu nhập hỗn hợp
∆Q: Phần tăng lên của kết quả
K có thể biểu hiện là:
TC: Tổng giá trị sản xuất
VC: Chi phí biến đổi
IC: Chi phí trung gian
L: Chi phí lao động
∆K: Phần tăng lên của chi phí
Bảng 1: Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế
Kết quả sx
Chi phí sx
TC
FC
VC
IC
L
∆K

GO


VA

MI

TPr

∆Q

GO/TC
GO/FC
GO/VC
GO/IC
GO/L
-

VA/TC
VA/FC
VA/VC
VA/IC
VA/L
-

MI/TC
MI/FC
MI/VC
MI/IC
MI/L
-


TPr/TC
TPr/FC
TPr/VC
TPr/IC
TPr/L
-

∆Q/ ∆K

2.1.3 Phát triển kinh tế trang trại trong điều kiện hội nhập

13


Mục đích sản xuất của kinh tế trang trại là sản xuất hàng hoá đáp ứng
nhu cầu vừa tiêu dùng trong nước vừa xuất khẩu. Trong bối cảnh hội nhập
WTO, nông nghiệp nói chung, kinh tế trang trại nói riêng có nhiều cơ hội phát
triển những lợi ích tiềm năng như mở rộng thị trường cho những mặt hàng
nông nghiệp, thuỷ sản xuất khẩu truyền thống; có cơ hội tiếp cận với cơ chế
hoà giải của WTO; tránh được những vụ kiện không đáng có xảy ra như vụ
kiện bán phá giá cá Basa giữa Việt Nam và Mỹ; thu hút được sự đầu tư của
nước ngoài, có tiếng nói cùng 149 quốc gia khác cùng tham gia WTO. Bên
cạnh những cơ hội cũng không ít thách thức đối với nông nghiệp nói chung và
đối với kinh tế trang trại nói riêng. Những thách thức đó là:
Cắt giảm trợ cấp xuất khẩu và thuế quan: Mức thuế quan xuất khẩu cho
các mặt hàng xuất khẩu của Việt nam đang từ 27% giảm xuống còn 15% là
một điều rất khó khăn. Bên cạnh đó hiện nay Việt nam vẫn được coi là nền
kinh tế phi thị trường. Sản phẩm xuất khẩu của ta ra thị trường chủ yếu là sản
phẩm thô, quá trình chuyển từ sản phẩm thô lên sản phẩm đã qua chế biến của
các doanh nghiệp nội địa có thương hiệu kém, tăng giá trị gia tăng của sản

phẩm đang rất chậm chạp và khó khăn.
Sự bất ổn định của giá cả quốc tế: Cùng với việc ra nhập WTO là việc
chính phủ Việt Nam ngày càng ít can thiệp trực tiếp đến giá cả. Những thay
đổi này kết hợp với nhau khiến cho chủ trang trại phải đối mặt với giá các nhà
sản xuất vừa kém ổn định, vừa khó dự báo hơn so với trước.
Các vườn cây lâu năm không đạt tiêu chuẩn cả về năng suất cũng như
chất lượng của sản phẩm.
Các hệ thống chế biến không phù hợp với mức sản lượng hiện tại và
trong một số trường hợp không đảm bảo yêu cầu xuất khẩu ra thị trường
thế giới.
Phương pháp thâm canh chủ yếu vẫn dựa vào phân bón hoá học, như
vậy không thể duy trì bền vững được.

14


Trong ngành chăn nuôi thì mức độ cạnh tranh còn rất thấp do năng
suất, chất lượng, giá cả sản phẩm tại thị trường nội địa đều có mức cạnh tranh
thấp hơn so với thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, trình độ sản xuất trong lĩnh
vực này còn thấp đặc biệt những trang trại đầu tư ít, kĩ thuật lạc hậu.
Đứng trước những cơ hội cũng như những thách thức như vậy để phát
triển KTTT cần phải:
- Đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong đó có cơ cấu
trong nông nghiệp và nông thôn. Phát triển những vùng chuyên canh sản
xuất quy mô lớn.
Nhà nước tăng ngân sách đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn về cơ cấu
hạ tầng, thuỷ lợi, đường, điện, nước. Hỗ trợ xây dựng hệ thống kho tàng, các
cơ sở chế biến. Bảo quản nhằm giảm hao hụt, tăng chất lượng sản phẩm sau
thu hoạch, phát triển chợ nông thôn...
- Nhà nước đầu tư vào việc cải tạo giống có năng suất cao, chất lượng

tốt để cung cấp cho nông dân. Tổ chức lại hệ thống khuyến nông trên tất cả
các cấp: Trung ương, tỉnh, huyện, xã và hợp tác xã.
- Tăng cường đào tạo đội ngũ lao động từ chủ trang trại đến người trực
tiếp lao động.
Tóm lại: Gia nhập kinh tế quốc tế là quá trình tất yếu đối với kinh tế
Việt Nam, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp và KTTT với không ít những
khó khăn, thách thức. Đã có nhiều giải pháp cho khu vực nông nghiệp và
KTTT, nhưng vấn đề quan trọng là Nhà nước cần nhanh chóng hiện thức hoá
các chính sách, giải pháp trợ giúp cho người dân để tăng cường năng lực sản
xuất, cạnh tranh với sản phẩm của các nền kinh tế khác.

2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Tình hình phát triển kinh tế trang trại trên thế giới và Việt nam

15


2.2.1.1 Tình hình phát triển kinh tế trang trại trên thế giới
Cách mạng công nghiệp và cách mạng tư sản nổ ra ở châu Âu kéo theo
sự phát triển của kinh tế hàng hoá thay thế kinh tế tự cung tự cấp, tạo ra số
lượng hàng hoá nhiều hơn, chất lượng tốt hơn.
Với 2 hình thức KTTT chủ yếu là trang trại gia đình và trang trại tư
bản, KTTT đã đóng góp không nhỏ ở một số nước đặc biệt công – nông
nghiệp. Mỗi nước có cách quản lý, có quy định cụ thể về tiêu chí trang trại
riêng nhưng đều giúp thúc đẩy nhanh quá trình CNH – HĐH. Cơ cấu trang
trại ở tất cả các nước đã, đang thay đổi dần theo thời gian.
KTTT ở Pháp: Theo tài liệu thống kê cho thấy số lượng trang trại
ở Pháp đã giảm qua các thời kỳ nhưng quy mô diện tích lại tăng lên một
lượng đáng kể. Sự giảm về số lượng trang trại do lao động bị thu hút
vào các ngành công nghiệp, đất nông nghiệp dần bị mất đi, lại lâm vào

hoàn cảnh chiến tranh suốt từ những năm 1930 – 1960. Do đó, đã làm
cho trang trại giảm chỉ còn 982.000 trang trại, vào năm 1987 đã giảm đi
gần 4 lần so với năm 1929. Tuy nhiên, do nhu cầu hàng hoá nông sản
ngày càng cao lại được thừa hưởng các thành quả của khoa học kỹ
thuật nên kết quả đạt được là số thực phẩm gấp 2,2 lần nhu cầu trong
nước, tỷ lệ hàng hoá về hạt ngũ cốc đạt 95%, thịt sữa là 70 -80%, rau
quả trên 70%.
- KTTT ở Nhật: Từ năm 1950 – 1970 trang trại có quy mô từ 0,3 - 1 ha
giảm từ 66% còn 57% trong khi đó trang trại có quy mô từ 1 – 2 ha tăng từ
24,5% đến 32%. Nhóm trang trại có quy mô bình quân 2 – 5 ha tăng từ
8% - 11% . Đến nay, khi nền kinh tế chuyển dần sang nền kinh tế tri
thức, KTTT vẫn đang phát triển giữ vai quan trọng trong công cuộc CNH –
HĐH nông nghiệp nông thôn, thu hút lao động nhàn rỗi và cải tạo môi trường.
- KTTT ở Đài Loan: Đài Loan là nước có công nghiệp đang phát
triển, cơ cấu kinh tế chuyển dần sang công nghiệp và dịch vụ. Từ năm

16


1955 có 732.000 trang trại đến năm 1970 là 880.274 trang trại, cùng với sự
tăng lên về số lượng, sự giảm đi về quy mô ( từ 1,29 ha/ trang trại xuống còn
0,83 ha/ trang trại). Đến năm 1984 số lượng trang trại giảm còn 796.000 trang
trại và quy mô tăng lên 1.42 ha/ 1 trang trại. Với sự phát triển của khoa học kĩ
thuật, các trang trại ngày càng nâng cao về số lượng và chất lượng sản phẩm
hàng hoá và dịch vụ của mình.
2.2.1.2 Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở Việt nam
Cùng với sự phát triển của đất nước, KTTT cũng có những bước phát
triển phức tạp qua các mốc lịch sử.
a) Từ trước đến năm 1986
Các nghiên cứu cho rằng các trang trại được hình thành từ

thời Lý - Trần. Trang trại thời kì này có các hình thức: thái ấp, điền
trang, đồn điền.
Đến thời Pháp đô hộ: Số đồn điền trại ấp khắp các miền Bắc – Trung –
Nam tăng cả về số lượng và chất lượng. Tính đến 1930 diện tích chiếm đoạt
lập đồn điền là 1.200.000 ha đạt 1/4 tổng diện tích đất canh tác của nước ta
lúc bấy giờ.
Thời kì 1945 - 1958: các loại đồn điền tư bản, thực dân của thực dân
Pháp và địa chủ phản động đem chia cho nông dân không ruộng và chuyển
thành cơ sở sản xuất nông nghiệp của nhà nước.
Thời kì 1958 - 1981: Thời kì này kinh tế hợp tác xã, làm ăn tập thể,
nông trường quốc doanh phát triển nhanh chóng, kinh tế đồn điền thực dân,
điền trang, trang trại địa chủ, phú nông, tư sản nông thôn, trung nông không
còn. Quản lý kinh tế nhà nước gắn liền với cơ chế tập trung bao cấp. Trong
giai đoạn này có thể nói rằng kinh tế trang trại không tồn tại.
Thời kì 1981 – 1986: Nhà nước ra chỉ thị 100 giao khoán từng khâu công
việc cho nông dân đã giúp cho người dân chủ động trong sản xuất hơn vì vậy một
số trang trại gia đình được thành lập nhưng với quy mô còn nhỏ.

17


b) Thời kì 1986 – 2000
Sau đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 6 (1986), đường lối đổi mới của
Đảng và sự vận dụng sáng tạo của các địa phương đã tạo ra sự chuyển mới
trong nông nghiệp, nông thôn. Các hộ gia đình hoạt động theo cơ chế thị
trường: tự hạch toán, tự trang trải, lấy thu bù chi làm ăn có lãi, đây chính là
động lực cho các hộ gia đình hoạt động theo phương thức sản xuất hàng hoá
hình thành lên các trang trại gia đình. Vì vậy trong giai đoạn này KTTT đã có
chỗ đứng và luôn phát triển một cách tích cực góp phần cải thiện đời sống
nông thôn. Theo số liệu thống kê đến năm 2000 cả nước có 55.852 trang trại ở

tất cả trên 61 tỉnh thành, trong đó tập trung nhiều nhât ở các tỉnh đồng bằng
sông Cửu Long với 31.967 trang trại.
c) Từ năm 2000 – nay
Sau khi thực hiện nghị quyết số 03/ CP ngày 02/ 02/ 2002 về KTTT đã
mở ra cho các trang trại một sức sống mãnh liệt, nó phát triển khá nhanh và
đa dạng ở khắp mọi nơi. Cùng với nghị quyết các bộ, các ngành đã ban hành
nhiều văn bản hướng dẫn, trong đó có chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát
triển KTTT, làm cho trang trại tăng về số lượng và quy mô của từng trang trại
Về số lượng tính đến 7/2005 cả nước có trên dưới 72000 trang trại
(theo tiêu chí mới). Trong đó trang trại tập trung chủ yếu ở các vùng kinh tế
trọng điểm như ĐBSCL chiếm 51%, Đông Nam Bộ chiếm 21%, ĐBSH chiếm
11,6%, Tây Nguyên chiếm 10%...tổng số trang trại của cả nước.
Về kết quả sản xuất kinh doanh, các trang trại không những thay đổi
dần về tư duy mà còn thay đổi cả cung cách làm ăn từ tự cung, tự cấp sang
sản xuất hàng hoá. Nó trở thành ham muốn, trở thành ước muốn làm giàu,
ước muốn đổi đời của nông dân “chín nắng mười sương”. Bình quân trên
phạm vị cả nước mỗi trang trại phải đạt được 98 triệu đồng, nếu cũng hộ đó
không làm kinh tế trang trại chỉ đạt khoảng 13 – 16 triệu đồng. Tuỳ điều kiện
sản xuất tiềm năng của từng vùng, có những vùng kinh tế trang trại phát huy

18


tác dụng cao như trang trại Tây Nguyên đạt gần 110 triệu đồng, Bà Rịa Vũng
Tàu có 894 trang trại sản xuất nông nghiệp, quản lý 3.450 ha, chuyên canh
cây ăn trại, cây công nghiệp, chăn nuôi hàng hoá... hàng năm đạt giá trị hơn
300 tỷ đồng.... Nét khá rõ ở các trang trại hiện nay là tỷ suất hàng hoá rất cao
chung cho cả nước là 92,6 %, trong đó Nam Trung Bộ 97%, Đông Nam Bộ
95,3%, Tây Nguyên 91,6%...Điều này chứng tỏ tính chất sản xuất hàng hoá
của các trang trại là khá rõ rệt, đó cũng là đặc điểm vượt trội của trang trại so

với kinh tế hộ.
2.2.2 Tổng quan tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu tại huyện An
Lão- Hải Phòng.
Qua nghiên cứu tại huyện An Lão - Hải phòng tôi thấy huyện có khá
nhiều trang trại với quy mô khác nhau: có 64 trang trại đủ tiêu chuẩn cấp giấy
chứng nhận, trong đó có 31 trang trại tổng hợp, 9 trang trại chăn nuôi lợn, 12
trang trại chăn nuôi gà, 12 trang trại nuôi trồng thuỷ sản (theo danh sách điều
tra của phòng nông nghiệp huyện năm 2007)
Tuy vậy, huyện chỉ có một đề tài nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát
triển kinh tế trang trại của Bùi thị Diệp – KT47A- Trường đại học nông nghiệp
I- Hà Nội. Ngoài ra, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào về đánh
giá hiệu quả kinh tế của các mô hình trang trại trên địa bàn huyện. Trên cơ sở
tầm quan trọng của các trang trại đối với sự phát triển của kinh tế toàn huyện,
tôi tiến hành nghiên cứu, đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình trang trại
ở huyện để tìm ra mô hình nào có hiệu quả nhất trên địa bàn, đưa ra những
giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế của các trang trại trong thời gian tới.

PHẦN III

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu huyện An Lão - Hải Phòng

19


3.1.1 Vị trí địa lý
An Lão là huyện phía Tây Nam thành phố Hải Phòng, thuộc vùng
Duyên hải Bắc Bộ; có vị trí từ kinh độ 106 027’30’’ đến 106041’15’’ , vĩ độ
20042’30’’ đến 20052’30’’ là huyện kế cận quận Kiến An đang được phát triển
thành quận thương mại, dịch vụ và du lịch. Huyện An Lão nằm theo 2 triền

sông Văn Úc, Đa Độ là 2 con sông cung cấp nước tưới chủ yếu cho thành phố
và theo trục quốc lộ số 10, thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán giữa huyện
với các vùng lân cận. Phía Bắc giáp huyện An Dương, phía nam giáp huyện
Tiên Lãng, đông giáp quận Kiến An, Đông Nam giáp huyện Kiến Thuỵ,
hướng Tây và Tây Bắc giáp tỉnh Hải Dương.
3.1.2 Khí tượng và thuỷ văn
Nhiệt độ trung bình của huyện 23,50C; độ ẩm 91%; mức độ bốc hơi
nước 700mm/năm; mưa 1260mm, nắng 150-160 ngày/năm. Huyện chịu tác
động bởi 2 loại gió: gió mùa đông bắc, gió đông nam, tốc độ gió từ 1,7–4 m/s
và 20 – 25 m/s vào mùa bão. Huyện nằm theo 2 triền sông nên rất nhạy cảm
với bão lụt, chịu ảnh hưởng nhiều của thuỷ triều. Vì vậy, tình hình phát triển
sản xuất nông nghiệp của huyện chịu ảnh hưởng nhiều vào điều kiện khí hậu
đặc biệt đối tượng sản xuất của nông nghiệp là những sinh vật sống.
3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
3.2.1 Đất đai
Đất đai vừa là đối tượng sản xuất, vừa là tư liệu sản xuất đặc biệt không
thể thay thế trong sản xuất nông nghiệp. Do đó, việc sử dụng tài nguyên này
đòi hỏi phải hợp lý, trên cơ sở khai thác và cải tạo là việc làm rất cần thiết.
Bảng 2 thể hiện sự biến động đất của huyện An Lão qua các năm theo
sự phát triển kinh tế của toàn huyện.

20


Bảng 2: Tình hình đất đai của huyện qua 3 năm (2005 – 2007)

Chỉ tiêu

Năm 2005
SL

CC
(ha)
(%)

Năm 2006
SL
CC
(ha)
(%)

Năm 2007
SL
CC
(ha)
(%)

So sánh ( %)
06/05

07/06

BQ

I. Tổng diện tích tự nhiên

11.490

100

11.490


100

11.490

100

100

100

100

1. Diện tích đất nông nghiệp

8.034

69,38

7.972

69,38

7.917

69,37

99,22

99,31


99,26

a. Đất sản xuất nông nghiệp

7.357

91,57

7.280

91,32

7.131

90,07

98,95

97,95

98,44

b. Đất lâm nghiệp

109

1,36

116


1,46

116

1,47

106,42 100

c. Đất nuôi trồng thuỷ sản

568

7,07

576

7,22

670

8,46

101,41 116,32 108,61

2. Đất phi nông nghiệp

2.204

19,18


3.261

28,38

3.317

28,87

147,96 101,72 122,66

a.Đất chuyên dung

1.67

75,77

2.723

83,5

2.778

83,75

163,05 102,02 128,97

b. Đất ở

534


24,23

538

16,5

539

16,25

100,75 100,19 100,47

3. Đất chưa sử dụng

1.250

10,87

237

2,06

256

21

103,16

2,22

18,96 108,22 45,26
( Nguồn: Niên giám thống kê huyện)


Với tổng diện tích tự nhiên toàn huyện 11.490 ha thì đất nông nghịêp
chiếm một tỷ lệ tương đối lớn 69,92 % năm 2005 và 69,37% năm 2007. Tỷ
lệ đất nông nghiệp tương đối cao chứng tỏ huyện là một huyện sản xuất
nông nghiệp chiếm đa số.
Tổng diện tích đất nông nghiệp của huyện giảm dần qua các năm thể
hiện: Năm 2005 diện tích đất nông nghiệp đạt 8.034 ha, nhưng đến năm
2007 diện tích đất nông nghiệp chỉ còn 7.917 ha. Như vậy trong 3 năm diện
tích đất nông nghiệp giảm 117 ha (tốc độ giảm bình quân 0,74%). Trong đó
diện tích đất sản xuất nông nghiệp giảm từ 7.357 ha năm 2005 xuống còn
7.131 ha năm 2007 (giảm bình quân 1,56%).
Diện tích đất chuyên dùng tăng nhanh qua các năm. Năm 2005 có
1.670 ha đến năm 2006 có 2.723 ha, đến năm 2007 đã đạt mức 2.778 ha.
Trong 3 năm diện tích đất chuyên dùng tăng 1.108 ha (tương ứng tốc độ tăng
bình quân đạt 28,97%)
Diện tích đất ở cũng tăng: năm 2005 có 534 ha, đến năm 2007 diện
tích đã đạt 539 ha, qua 3 năm tăng 5 ha ( tốc độ tăng bình quân đạt 0,47%).
Đất chưa sử dụng bao gồm đất bằng, đất đồi núi, đất mặt nước chưa
sử dụng, đất chưa sử dụng khác...Diện tích đất chưa sử dụng giảm mạnh qua
các năm đặc biệt năm 2005 có 1250 ha. Năm 2006 chỉ còn 237 ha giảm 1013
ha, tốc độ giảm 81,04%
Nhận xét: Đất đai thường khó biến động trong thời gian ngắn nhưng
trong 3 năm vừa qua diện tích đất đai ở huyện có những thay đổi khá lớn là do:
Huyện sử dụng đất để xây dựng thêm một số công sở như trường học,
nhà trẻ (nhà trẻ thôn Cát Tiên, trường tiểu học Mỹ Đức II..); trạm xá; nhà
văn hoá.


22


Quá trình đô thị hoá nhanh trên địa bàn huyện cũng làm thay đổi
mạnh cơ cấu đất. Một số tập đoàn kinh tế mới mở ra như: công ty công
nghiệp tàu thuỷ Nam Triệu; công ty ô tô Hoa Mai; Giầy Hàng Kênh; dệt
Hàng Kênh;…
Do chủ trương cấp đất ở cho nông dân để dãn dân, tái định cư…
Bên cạnh đó một số diện tích đất được sử dụng mở rộng công trình
giao thông (quốc lộ 10; các đường liên thôn, liên xã…); cải tạo công trình
thuỷ lợi (đê, cống dưới đê,…); và cho an ninh quốc phòng (mở rộng doanh
trại, kho bom, tên lửa, trại giam ở Chiến Thắng..).
Chính những thay đổi đó làm diện tích đất nông nghiệp, đất chưa sử
dụng giảm; diện tích đất chuyên dùng, đất ở tăng lên.
3.2.2 Tình hình lao động của huyện An Lão.
Với diện tích 11490 ha, dân số của huyện là 122434 người, bằng 7,3 %
dân số của thành phố Hải Phòng. Mật độ dân số 1065 người / km 2, gồm 15
xã và 2 thị trấn. Tình hình lao động của huyện được thể hiện qua bảng 3.

23


Bảng 3: Tình hình lao động xã hội của huyện qua 3 năm (2005 – 2007)

Năm 2005
SL
CC
(người) (%)

Năm 2006

SL
CC
(người) (%)

Năm 2007
SL
CC
(người) ( %)

06/05

07/06

BQ

69.195

100

69.840

100

71.740

100

100,93

102,72


101,82

1. Đang làm việc trong các ngành KTế 62.300

90,04

62.630

89,68

66.500

92,69

100,52

106,18

103,31

2. Có khả năng lao động đang đi học

5.270

7,62

5.410

7,75


5.650

7,88

102,66

104,44

103,55

- Học phổ thông

4.550

86,34

4.605

85,12

4.510

79,82

101,21

97,94

99,56


- Học chuyên môn, nghiệp vụ, nghề

720

13,66

805

14,88

1.150

20,35

111,81

142,86

126,39

3. Người có khả năng lđ làm nội trợ

310

0,45

340

0,49


420

0,59

109,68

123,53

116,40

4. Người lđ chưa có việc làm

140

0,20

150

0,21

250

0,35

107,14

166,67

133,63


1.175

1,69

1.310

1,88

580

0,81

111,49

44,27

70,25

Chỉ tiêu
Nguồn lao động

5. Người lao động không làm việc

So sánh ( %)

( nguồn: Thống kê niên giám huyện)

24



Qua bảng 3, ta thấy tình hình lao động xã hội của huyện có những
thay đổi qua các năm:
+ Lao động làm việc trong các ngành kinh tế tăng mạnh: Năm 2005 có
62.300 lao động, năm 2006 có 62.630 người, đến năm 2007 lao động đạt
66.500 lao động, trong 3 năm tăng 4.200 (mức tăng bình quân đạt 3,31%).
Lượng lao động tham gia vào các ngành kinh tế chiếm tỷ lệ lớn trong tổng
nguồn lao động 92,69 % nguồn lao động. Trong đó lao động làm trong
ngành nông nghiệp có 39.815 lao động (năm 2007) chiếm 59,87 %. Như vậy
lực lượng lao động trong nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ khá lớn, nhưng giá trị
sản xuất trong ngành nông nghiệp không cao so với các ngành khác. Vì vậy,
rất cần sự quan tâm của các cơ quan chức năng trong huyện.
+ Số người theo học các lớp học chuyên môn nghiệp vụ, học nghề
(lao động trình độ) ngày càng tăng qua 3 năm. Năm 2005 có 720 người, năm
2007 là 1150 người, tăng 430 người ( tương đương 26,39 %). Lượng lao
động có đào tạo của huyện ngày càng tăng. Đây là điều rất tốt đối với kinh tế
của toàn huyện vì hiệu quả lao động của lực lượng này rất cao. Nhưng nhìn
tổng nguồn lao động của huyện thì lực lượng này còn thấp. Vì vậy huyện
cần có những chính sách khuyến khích, phát triển lực lượng này thêm nữa để
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế.
+ Lực lượng lao động chưa có việc làm tăng trong 3 năm. Năm 2005
là 140 người đến năm 2007 là 250 người. Do dân bán đất, một số người quá
tuổi lao động không thể xin việc vào các công ty, xí nghiệp. Vì vậy, chính
quyền địa phương cần quan tâm đến lực lượng này.

25


×