Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.34 KB, 18 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ
2.1.1. Khái niệm về hiệu quả kinh tế
Qúa trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là quá trình tái sản xuất
trải qua các giai đoạn T – H – SX – H

– T

. Doanh nghiệp dùng tiền mua vật tư,
thiết bị, công nghệ, kết hợp với sức lao động tạo ra hàng hoá; bán hàng hoá đi
thu tiền với mục đích thu được số tiền lớn hơn số tiền đã bỏ ra ban đầu.
Như vậy, quá trình sản xuất kinh doanh chính là sự phối hợp toàn diện,
thống nhất của nhiều giai đoạn, kết quả thực hiện ở mỗi giai đoạn đều ảnh
hưởng đến kết quả của cả quá trình. Qua quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh,
hiệu quả mà doanh nghiệp đem lại bao gồm nhiều mặt: Hiệu quả kinh tế, hiệu
quả xã hội và hiệu quả môi trường. Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi chỉ tập
chung nghiên cứu hiệu quả kinh tế. Tác giả Thái Bá Cẩn cho rằng: “việc phân
tích, đánh giá hiệu quả kinh tế và tìm các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế là
vấn đề rất khó khăn phức tạp về lý luận cũng như thực tiễn chưa giải quyết triệt
để”.
Có quan điểm cho rằng: Hiệu quả kinh tế là kết quả đạt được trong hoạt
động kinh tế. Quan điểm này không phù hợp bởi vì cùng một kết quả sản xuất
nhưng với hai mức chi phí khác nhau thì hiệu quả cũng khác nhau.
Có quan điểm cho rằng: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng nhịp độ tăng
tổng sản phẩm xã hội hoặc tổng thu nhập quốc dân. Hiệu quả sẽ cao khi nhịp độ
tăng cao. Quan điểm này chưa đúng, bởi vì các yếu tố bên trong và bên ngoài
nền kinh tế có ảnh hưởng khác nhau.
Có quan điểm lại cho rằng: hiệu quả kinh tế là thước đo độ hữu ích của sản
phẩm. Quan điểm này không thuyết phục vì giá trị sử dụng của mỗi sản phẩm
khác nhau tuỳ thuộc vào công dụng của sản phẩm đó và nhu cầu của người sử
dụng đối với sản phẩm. Không thể so sánh các sản phẩm khác nhau nếu chỉ căn


cứ vào giá trị sử dụng của chúng.
Quan điểm khác cho rằng: Trong lĩnh vực SXKD, ở bất kỳ phạm vi nào,
các nhà sản xuất đều tìm cách huy động và kết hợp các yếu tố đầu vào sao cho
chi phí ở mức nhỏ nhất và giá trị sản phẩm sản xuất là cao nhất. Mọi quá trình
sản xuất đều liên quan mật thiết đến hai yếu tố cơ bản, đó là chi phí và kết quả
thu được từ chi phí đó.
Quan điểm khác cho rằng: Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan
so sánh giữa phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra với phần chi phí các yếu
tố nguồn lực đầu vào. Mối tương quan đó được xét cả về so sánh tương đối và
tuyệt đối, cũng như xét mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đại lượng đó.
Với các hệ thống quan điểm trên đây chúng ta xét thấy khái niệm về hiệu
quả kinh tế chưa được đầy đủ và toàn diện. Do vậy, cần có khái niệm bao quát
hơn, chính xác hơn: Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế liên quan đến sản
xuất hàng hoá. Hiệu quả kinh tế biểu hiện mối quan hệ so sánh giữa kết quả đạt
được với lượng chi phí bỏ ra để đạt kết quả đó: với một nguồn lực nhất định làm
thế nào để tạo ra được nhiều sản phẩm nhất hoặc tạo ra lượng sản phẩm nhất
định với chi phí bỏ ra ít nhất. Hiệu quả kinh tế phản ánh trình độ khai thác và sử
dụng các nguồn lực.
2.1.2. Bản chất của hiệu quả kinh tế
Bản chất của HQKT xuất phát từ mục đích của sản xuất và sự phát triển
kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, đó là sự thoả mãn ngày càng tăng về nhu cầu
vật chất và tinh thần của mọi thành viên trong xã hội. Đánh giá kết quả sản xuất
là đánh giá về mặt số lượng, giá trị sản phẩm sản xuất ra đã thoả mãn được nhu
cầu của xã hội hay không, còn đánh giá hiệu quả sản xuất tức là xem xét tới mặt
chất lượng của quá trình sản xuất đó.
Nói đến hiệu quả kinh tế chúng ta không thể không xem xét tới công trình
nghiên cứu của Farrell (1957) trình bày rõ bản chất của phạm trù hiệu quả kinh
tế. Khi nghiên cứu hoạt động kinh tế của các nhà sản xuất ngang tài ngang sức
và tiêu biểu nhưng lại đạt kết quả khác nhau do cách kinh doanh khác nhau và
như vậy thì chỉ có thể ước tính đầy đủ hiệu quả kinh tế theo nghĩa tương đối. Để

giải thích kết luận này ông phân biệt hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ và
hiệu quả kinh tế.
- Hiệu quả kỹ thuật (Technical Efficiency): Là khả năng tác động của kỹ
thuật nhằm thu được kết quả sản xuất tối đa, với yếu tố đầu vào xác định, trong
điều kiện sản xuất nhất định. Hiệu quả kỹ thuật mang tính xã hội, do trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất quyết định.
- Hiệu quả phân bổ (Allocative Efficiency): Là việc nghiên cứu cách thức
tổ chức quản lý khoa học để với các yếu tố đầu vào cố định, người sản xuất có
thể thu được lợi nhuận tối đa, có xem xét tới yếu tố đầu vào, đầu ra.
Hiệu quả kinh tế = hiệu quả kỹ thuật U hiệu quả phân bổ
Ta thấy hiệu quả kỹ thuật chỉ liên quan đến những đặc tính của sản xuất vật
chất, mục đích này phổ biến thích hợp với mọi hệ thống kinh tế, nó mang tính
chất xã hội. Hiệu quả phân bổ liên quan đến yếu tố tổ chức quản lý sản xuất
nhằm đạt mục đích kinh tế của người sản xuất có lợi nhuận tối đa.
2.1.3. Các quan điểm về hiệu quả kinh tế
Có rất nhiều quan điểm về hiệu quả kinh tế, song bản chất chung của hiệu
quả kinh tế chính là sự so sánh giữa kết quả sản xuất thu được với chi phí bỏ ra
để đạt kết quả đó. Người ta có thể quy về ba hệ thống quan điểm sau:
Hệ thống quan điểm thứ nhất: Hiệu quả kinh tế được đo bằng hiệu số giữa
giá trị sản xuất đạt được và lượng chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó trong một
thời gian nhất định.
Công thức: H = Q – K
Trong đó: H - Hiệu quả kinh tế
Q - Kết quả đạt được
K - Chi phí sản xuất bỏ ra
Theo quan điểm này, hiệu quả kinh tế được thể hiện bằng số tuyệt đối.
Hệ thống quan điểm thứ hai: Hiệu quả kinh tế là tỷ số giữa kết quả đạt
được và chi phí sản xuất bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Theo quan điểm này, hiệu quả kinh tế được thể hiện bằng số tương đối.
Công thức: Q K

H = (1a); H = (1b)
K Q
Hệ thống quan điểm thứ ba: Hiệu quả kinh tế là tỷ lệ phần tăng thêm của
kết quả so với phần tăng thêm của chi phí.
Công thức: ∆Q ∆K
H = (2a); H = (2b)
∆K ∆Q
Trong đó: ∆Q – Phần tăng thêm của kết quả
∆K – Phần tăng thêm của chi phí
Theo quan điểm này, các nhà kinh tế chỉ quan tâm đến hiệu quả của phần
mở rộng, phần tăng thêm của sản xuất trong kỳ. Quan điểm này không đề cập
đến mức chi phí ban đầu đã bỏ ra cũng như kết quả đã thu được tương ứng với
mức đầu tư đó.
Mỗi hệ thống quan điểm trên đều có những ưu và nhược điểm nhất định.
Hệ thống quan điểm thứ nhất cho biết kết quả một cách cụ thể, chính xác,
phản ánh quy mô khối lượng rõ ràng, song chưa phản ánh trình độ sử dụng
nguồn lực, chưa nghiên cứu kết quả đạt được trong mối liên hệ chặt chẽ với các
yếu tố đầu vào (với cùng kết quả như nhau nhưng sử dụng nguồn lực khác nhau
thì hiệu quả kinh tế cũng khác nhau), chưa rút ra được bản chất và xu hướng
kinh doanh.
Hệ thống quan điểm thứ ba cho phép phân tích so sánh giữa mức độ tăng
trưởng của kết quả và mức tăng thêm của chi phí biến đổi, phản ánh được trình
độ sử dụng nguồn lực song không phản ánh được quy mô sử dụng nguồn lực,
chưa cho biết kết qủa bằng số liệu cụ thể có sức thuyết phục. Nếu chỉ sử dụng
quan điểm thứ ba thì có thể doanh nghiệp có hiệu quả kinh tế nhưng toàn xã hội
lại không đạt hiệu quả kinh tế vì nguồn lực bị khan hiếm, bị giới hạn. Quan
điểm này thường được áp dụng khi phân tích hiệu quả đầu tư theo chiều sâu hay
áp dụng các biện pháp thâm canh để lựa chọn phương án cho phù hợp.
Theo quan điểm của nhiều nhà kinh tế trong và ngoài nước: Hiệu quả kinh
tế là phạm trù kinh tế liên quan đến sản xuất hàng hoá, chịu sự tác động của các

quy luật kinh tế, phản ánh chất lượng của các hoạt động SXKD, phản ánh trình
độ sử dụng các nguồn lực trong sản xuất. Khi phân tích hiệu quả kinh tế trong
sản xuất kinh doanh người ta phải kết hợp các hệ thống quan điểm với nhau,
trong đó các doanh nghiệp thường chú trọng sử dụng hệ thống quan điểm thứ
hai (H = Q/K). H > 1 chứng tỏ doanh nghiệp làm ăn có lãi, H càng lớn có nghĩa
là hiệu quả kinh tế càng cao.
2.1.4. Hiệu quả kinh tế trên quan điểm kinh tế học sản xuất
Xã hội chịu sự chi phối bởi quy luật khan hiếm nguồn lực, thực tế các
nguồn lực như đất đai, lao động, vốn, tài nguyên thiên nhiên... khan hiếm. Trong
khi đó nhu cầu của xã hội tăng nhanh cả về số lượng, chất lượng. Do vậy, vấn
đề đặt ra là phải tiết kiệm nguồn lực, từng bước nâng cao hiệu quả sử dụng các
nguồn lực nói chung, trước hết mỗi quá trình sản xuất phải lựa chọn đầu vào tối
ưu. Khi đề cập tới hiệu quả các nguồn lực, thông thường người ta nói tới hiệu
quả kinh tế về việc sử dụng các nguồn lực đó. Hiệu quả sản xuất đã được nhiều
học giả bàn tới như Farrell (1957), Schultz (1964), Rizzo (1979), Ellis (1993).
Các học giả đều đi đến thống nhất là phải phân biệt rõ ba khái niệm cơ bản về
hiệu quả :
- Hiệu quả kỹ thuật (Technical Efficiency)
- Hiệu quả phân bổ (Allocative Efficiency)
- Hiệu quả kinh tế (Economic Efficiency)
Khi bàn về lý thuyết về hiệu quả sản xuất như Farell (1957) đã đưa ra hiệu
quả của một doanh nghiệp bao gồm hai bộ phận cấu thành. Một là hiệu quả kỹ
thuật, phản ánh khả năng của doanh nghiệp tối đa hoá sản lượng đầu ra với một
lượng đầu vào và công nghệ nhất định. Hai là hiệu quả phân bổ, phản ánh khả
năng của doanh nghiệp sử dụng đầu vào ở quy mô tốt nhất với mức giá và công
nghệ sản xuất nhất định. Khi hãng đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ
thì sẽ đạt HQKT.
Xác định hiệu quả kỹ thuật đã đạt được của doanh nghiệp sẽ giúp chúng ta
đi đến quyết định nên thay đổi công nghệ sản xuất hay tiếp tục nâng cao hiệu
quả kỹ thuật để nâng cao sản lượng đầu ra.

Hiệu quả kỹ thuật rất quan trọng trong phát triển sản xuất, đặc biệt ở những
nước đang và chậm phát triển, các nước có nguồn lực khan hiếm, ít có cơ hội
phát triển và phát triển công nghệ mới là cực kỳ khó khăn. Ở các nước này có
thể nâng cao lợi ích kinh tế bằng cách nâng cao hiệu quả kỹ thuật mà không cần
đầu tư thêm nguồn lực hay phát triển công nghệ mới.
2.2. SỰ CẦN THIẾT NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG SẢN
XUẤT KINH DOANH
Thông qua quá trình tổ chức sản xuất, đáp ứng nhu cầu về hàng hoá dịch
vụ cho xã hội, mục tiêu của các doanh nghiệp là tìm kiếm sự chênh lệch giữa
kết quả và chi phí (chính là lợi nhuận). Trong phạm vi hoạt động của doanh
nghiệp kinh doanh, hiệu quả kinh tế đồng nghĩa với lợi nhuận. Muốn đạt lợi
nhuận tối đa, người ta cần quan tâm đến các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh
tế. Hiệu quả kinh tế là mối quan tâm hàng đầu, là mục tiêu của mọi nền sản xuất
bởi vì:
- Bản chất của hiệu quả là nâng cao năng suất lao động xã hội, tiết kiệm
mọi hao phí lao động cần thiết. Tiết kiệm hao phí lao động là mục tiêu phấn đấu
của mọi nền sản xuất xã hội.
- Các nguồn lực bị giới hạn và ngày càng khan hiếm, trong khi nhu cầu của
xã hội ngày càng cao, đòi hỏi sử dụng nguồn lực phải khoa học, hiệu quả.
Hiệu quả kinh tế có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp. Có hiệu quả, doanh nghiệp mới có điều kiện để đầu tư đổi mới
thiết bị và công nghệ, sản xuất sản phẩm có chất lượng cao, giá thành thấp, mở
rộng thị trường tiêu thụ, tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập, cải thiện đời
sống cho người lao động. Vì vậy, nâng cao hiệu quả kinh tế trong SXKD là
nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài, có ý nghĩa sống còn đến sự tồn tại và phát triển
của doanh nghiệp.
2.3. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH TẾ
Hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất kinh doanh dưới cái nhìn tổng quát
nó phản ánh mối quan hệ tương quan giữa chi phí bỏ ra cho đầu vào và kết quả
thu được ở đầu ra. Đồng thời phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt

hiệu quả mong muốn. Để có được kết quả như ý muốn, tất cả các công ty, doanh
nghiệp phải tính đến các yếu tố có thể ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến kết
quả của mình. Đó có thể là yếu tố ngay trong bản thân doanh nghiệp nhưng
cũng có thể là các tác động từ bên ngoài cụ thể như sau:
2.3.1. Nhóm nhân tố chủ quan bên trong doanh nghiệp
Ta chỉ xét đến những doanh nghiệp, công ty làm ăn vì mục đích kinh tế, sự
tồn tại và phát triển của chúng phụ thuộc trực tiếp vào phương tiện và con người
sử dụng phương tiện đó và hơn cả là sự kết hợp các yếu tố này với nhau. Các
yếu tố đó gồm: lao động, nguyên vật liệu đầu vào, công nghệ, kinh nghiệm và
trình độ của ban quản trị… Mỗi sự thay đổi của các yếu tố đó có thể có ảnh
hưởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất của đơn vị, doanh nghiệp đó.
* Nhân tố lao động
Lao động là yếu tố không thể thiếu được của quá trình sản xuất.
Lao động trong doanh nghiệp là toàn bộ đội ngũ lao động với trình độ tay
nghề và năng lực cá nhân riêng. Vai trò tích cực của người lao động trong doanh
nghiệp phụ thuộc vào khả năng tiếp thu tay nghề cùng với ý thức chấp hành kỷ
luật lao động cũng như khả năng của người lao động trong việc phân công công
việc vào chế độ tiền lương, thưởng cho lao động của doanh nghiệp.
Chất lượng lao động là yếu tố quyết định đến hiệu quả của quá trình sản
xuất kinh doanh, nó liên quan đến sức khoẻ và sự gắn bó của người lao động với
doanh nghiệp. Chất lượng lao động phụ thuộc vào trình độ thành thạo tay nghề

×