Tải bản đầy đủ (.docx) (57 trang)

Nghiên cứu đặc điểm hình thái, phân loại và các thành phần kháng nguyên chất tiết của sán lá gan lớn Fasciola spp.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 57 trang )

MỤC LỤC

1


DANH MỤC BẢNG

2


DANH MỤC HÌNH

3


PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh sán lá gan lớn là bệnh phổ biến ở trâu bò và các động vật
khác như dê, cừu. Bệnh có khả năng lây truyền qua người do ăn rau
sống mọc dưới nước có chứa nang trùng. Có hai loại sán lá gan lớn là
Fasciola gigantica và Fasciola hepatica. Fasciola gigantica phổ biến ở
những vùng nhiệt đới như Đông Nam Á, Châu Phi, Hawaii, Pakistan và
Thái Lan; còn Fasciola hepatica phổ biến ở Châu Âu, vùng Đông Nam
Châu Phi, Mỹ, Châu Úc và Nhật Bản. Các công trình nghiên cứu của
những tác giả trong nước cho thấy động vật ăn cỏ ở Việt Nam nhất là
trâu bò bị nhiễm sán lá gan cao và đa số là do F. gigantica. Bệnh sán lá
gan làm giảm trọng lượng con vật rõ rệt, giảm phẩm chất của thịt (thịt bị
thấm ướt), giảm sức chống đỡ với các bệnh khác, làm giảm lượng sữa
ở trâu bò nuôi lấy sữa.
Bệnh sán lá gan do Fasciola spp không chỉ gây ra những thiệt hại
nặng nề trong ngành chăn nuôi mà cũng là một căn bệnh truyền lây giữa


người và động vật. Tại Việt Nam, tỷ lệ gia súc, vật nuôi và đặc biệt
những ca bệnh người nhiễm sán lá gan lớn Fasciola gigantica những
năm gần đây đang theo chiều hướng tăng cao và tập trung chủ yếu tại
miền Trung. Do vậy, hiện nay bệnh sán lá gan được coi là một mối quan
tâm lớn của thú y và y tế thế giới. Có rất nhiều phương pháp chẩn đoán
bệnh sán lá gan trong đó phương pháp gạn rửa sa lắng tìm trứng trong
phân chỉ có thể phát hiện bệnh vào khoảng tuần thứ 8-10 sau khi nhiễm
đó là thời gian sán trưởng thành bắt đầu thải trứng và lúc này cũng là
thời điểm các mô gan bị phá hoại do sự di hành của sán. Bởi vậy, việc
phát hiện bệnh sớm là một nhu cầu thiết yếu để điều trị kịp thời cho đàn
gia súc trước khi sán lá gan kịp phá hoại các nhu mô gan.

4


Hiện nay, phương pháp ELISA phát hiện sự có mặt của kháng thể là
một trong những phương pháp chẩn đoán có độ đặc hiệu và độ nhạy
cao đối với bệnh sán lá gan trâu bò. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi
lựa chọn kháng nguyên có độ đặc hiệu cao. Do đó, việc xác định và
phân tích các thành phần kháng nguyên của Fasciola gigantica là điều
hết sức cần thiết, tạo cơ sở cho việc chế kit chẩn đoán căn bệnh và vắcxin phòng bệnh sán lá gan. Sự thành công của đề tài với các kỹ thuật
ứng dụng trong nghiên cứu protein tạo tiền đề cho các nghiên cứu
chuyên sâu khác về protein, công nghệ gene trong lĩnh vực sinh học
phân tử ký sinh trùng tại Việt Nam.
Hai loài F.gigantica và F.hepatica có nhiều điểm giống và khác
nhau. Để phân biệt hai loài này người ta có thể sử dụng phương pháp
hình thái học (Periago và CS, 2006). Theo Periago và CS (2006) [6], dựa
vào các đặc điểm hình thái quan trọng như chiều dài, chiều rộng cơ thể, khoảng
cách từ giác bụng đến cuối thân và tỷ lệ chiều dài/chiều rộng có thể cho phép
xác định loài SLGL. Phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện, không cần những

thiết bị phức tạp và có thể thực hiện ở hầu hết các phòng thí nghiệm. Việc xác
định loài sán lá gan lớn là cơ sở để lựa chọn, thực hiện các nghiên cứu tiếp theo
nhằm tìm hiểu cơ chế bệnh sinh, nghiên cứu tạo ra các kít huyết thanh chẩn
đoán, nghiên cứu thuốc điều trị, tình hình kháng thuốc… Qua đó góp phần
quan trọng trong công tác phòng chống bệnh do sán lá gan lớn gây ra ở động
vật và ở người phù hợp với điều kiện của từng quốc gia, từng vùng lãnh thổ.
Theo các công trình nghiên cứu khoa học trên thế giới, khi ký sinh
trong cơ thể vật chủ, sán lá gan lớn sẽ tiết ra các chất có đặc tính sinh
học và là kháng nguyên (nên còn gọi là kháng nguyên tiết) đối với thể
chủ. Loại kháng nguyên này được đánh giá là có mức độ đặc hiệu cao
hơn kháng nguyên thân và kháng nguyên bề mặt, do đó việc chẩn đoán
bệnh sán lá gan sẽ chính xác hơn nếu sử dụng loại kháng nguyên này.
Ngoài ra, trong dịch tiết này còn có thành phần cysteine-protease được
5


biết như là một enzyme thiết yếu cho cầu ký sinh giữa ký sinh vật và thể
chủ. Enzyme tinh chế đã được dùng làm vaccine tiêm chủng trên cừu
cho thấy, mặc dù không loại trừ được hoàn toàn sự phát triển của sán lá
gan nhưng kết quả thí nghiệm đã chứng minh có sự giảm hoặc làm mất
hẳn sự xuất hiện của trứng sán trong phân. Điều này cũng góp phần hạn
chế sự lây lan của dịch bệnh, giảm thiệt hại kinh tế.Vì vậy chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài:
Nghiên cứu đặc điểm hình thái, phân loại và các thành phần
kháng nguyên chất tiết của sán lá gan lớn Fasciola spp.



Mục tiêu của đề tài
Xác định đặc điểm hình thái và phân loại sán lá gan lớn Fasciola

spp.



Xác định thành phần kháng nguyên chất tiết của sán lá gan lớn
Fasciola spp.

6


PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Khái quát đặc điểm sinh học của sán lá gan lớn
Sán lá gan lớn (Fasciola) là kí sinh trùng lây truyền theo đường tiêu
hóa.
2.1.1 Phân loại sinh học
Theo Dunn ( 1978 ) và Soulsby ( 1982 ), Sự phân loại của sán lá
gan lớn trong sinh giới như sau:
Ngành: Giun sán
Lớp: Giun dẹt
Dưới lớp: lưỡng tính
Họ: sán lá
Giống (chi): Fasciola
Loài: Fasciola hepatica Linnaeus, 1758 và
Fasciola gigantica Cobbold, 1885
2.1.2 Hình thái sinh học của sán lá gan lớn
Tất cả kí sinh trùng sán lá nói chung ở trâu bò đều có hình lá và dẹt,
kích thước dao động từ 1 – 30 mm( cũng có loài có kích thước đến 75
mm). Sán có hai gác bám, giác miệng ở phía đầu nối với manh tràng,
chia hai nhánh và mỗi nhánh mở rộng về một phía của cơ thể, giác bụng
tròn và ở gần giác miệng. Sán lá gan không có hệ tuần hoàn và hô hấp.

Hệ bài tiết rất kém phát triển gồm nhiều ống nhỏ, phân nhánh và thông
7


với hai ống chính. Hai ống này hợp lại ở cuối thân rồi thông ra ngoài qua
lỗ bài tiết. Đặc điểm chính của sán lá gan lớn là sự có mặt của các tế
bào hình ngọn lửa trong hệ bài tiết của sán. Thực quản tương đối ngắn,
ống tiêu hóa khá dài ra tận phần cuối thân sau, phân thành nhiều nhánh.
Dịch hoàn nằm sau buồng trứng và cũng phân nhánh. Hệ thần kinh kém
phát triển gồm 2 hạch thần kinh ở phần đầu sán từ đó phát ra 3 dây thần
kinh đi về phía sau cơ thể. Sán lưỡng tính, bộ phận sinh dục có lỗ nằm
gần giác bụng.
Cơ quan sinh dục đực bao gồm một hay nhiều tinh hoàn kết nối với
một ống đơn thuần hoặc một ống dẫn tinh lớn, nhờ vào một ống ngắn
hoặc ống dẫn tinh. Ống dẫn tinh sẽ kết thúc bằng một cơ quan sinh dục
đực. Cơ quan sinh dục cái bao gồm một buồng trứng duy nhất kết nối
với ống dẫn trứng. Ống dẫn trứng nối với ống noãn hoàng. Ống dẫn
trứng nối tiếp với ootype rồi được bao quanh bởi một khối tuyến ngoại
tiết. Tử cung nằm ở cuối của ootype. Sự thụ tinh hiếm khi xảy ra trong
các loài sán lá. Cũng như nhiều loai sán lá, sán lá gan lớn có thể tự thụ
tinh hoặc thụ tinh chéo, trong cơ thể sán có cả cơ quan sinh dục đực và
cái. Hệ thống sinh dục rất phát triển, tử cũng sán chứa đầy trứng.
PGS.TS Phan Địch Lân (1994), đã phân biệt khái quát hai loài sán
lá gan như sau:
- Một loài có chiều dài thân gấp ba lần chiều rộng, sán dài từ 25 –
75 mm, rộng từ 3 -12mm, vai sán không có hoặc nhìn không rõ rệt,
nhánh ruột chia tỏa ra nhiều nhánh ngang, loài này là F.gigantica.
Hai rìa bên thân sán song song với nhau, đầu cuối của thân tù.
Giác bụng tròn lồi ra. Ruột, tuyến noãn hoàng, buồng trứng và tinh hoàn
đều phân nhánh. Trứng hình bầu dục, màu vàng nâu, phôi bào to đều và

xếp kín vỏ. Kích thước trứng: 0,125 - 0,170 x 0,06 - 0,10 mm
- Loài kia có thân hình như cái lá, thân rộng, phía đầu lồi hẳn về
8


phía trước làm cho sán có “vai đặc biệt”, nhánh ruột chia ít và nhỏ, loài
này là F.hepatica.
Fasciola hepatica dài 18 - 51 mm, rộng 4 - 13 mm, phần thân trước
nhô ra, tạo cho sán có vai bè ra hai bên. Hai rìa bên thân sán không
song song với nhau mà phình ra ở chỗ vai rồi thót lại ở đoạn cuối thân.
Những ống dẫn tuyến noãn hoàng chạy ngang, chia vùng giữa của sán
thành phần trước và phần sau thân. Phần sau thân có tinh hoàn và bộ
phận sinh dục đực. Tinh hoàn phân nhiều nhánh xếp phía sau thân. Tử
cung ở giữa phần thân trước tạo nên một mạng lưới rối như tơ vò.
Buồng trứng phân nhánh nằm ở sau tử cung. Trứng sán có hình
thái, màu sắc tương tự trứng của loài F. gigantica, kích thước 0,130,145×0,07-0,09 mm.

Hình : Hình thể sán lá gan lớn trưởng thành
(A.

F. hepatica; B. F.gigantica)

9


(Nguồn: www.Iranhelminthparasites. com)

Hình : Cấu tạo loài sán lá gan lớn
(Nguồn: www.impe-qn.org.vn )


10


2.1.3 Vòng đời của sán lá gan lớn
Sự phân bố các loài ốc - vật chủ trung gian của sán lá gan phụ
thuộc vào các vùng địa lý khác nhau. Theo Phạm Văn Khuê và cs (1996)
[3], vật chủ trung gian của sán lá Fasciola là các loài ốc nước ngọt
Lymnaea: L. auricularia, L. swinhoei, L. viridis, Agalba truncatula, Radix
ovata.
Phan Địch Lân (1985) [11] đã nghiên cứu đặc điểm sinh học của ốc
- vật chủ trung gian của F.gigantica ở miền Bắc Việt Nam. Tác giả cho
biết, vật chủ trung gian của sán lá Fasciola là hai loài ốc nước ngọt thuộc
giống Lymnaea với tên gọi là ốc vành tai (L.swinhoei) và ốc chanh (L.
viridis). Loài L. swinhoei có vỏ mỏng, dễ vỡ, không có nắp miệng, kích
thước 20 mm, vòng xoắn cuối cùng rất lớn, chiếm gần hết phần thân, vỏ
loe ra như vành tai. Loài L. viridis cũng có vỏ mỏng, không có
nắp miệng, kích thước 10 mm, vỏ dễ vỡ, có 4 - 5 vòng xoắn, vòng xoắn
cuối cùng lớn.
Phan Địch Lân (1994, 2004) cho biết: ốc L. swinhoei phân bố nhiều
hơn ở vùng đồng bằng, trong khi ốc L. viridis phân bố nhiều hơn ở vùng
núi, trung du và ven biển. Theo kết quả nghiên cứu của tác giả thì hai
loài ốc này đều xuất hiện trong cả 12 tháng của năm, nhưng mật độ (tính
trên 1m2 khác nhau theo vùng: vùng đồng bằng, mật độ ốc L. swinhoei
cao hơn và phân bố đều trong năm, còn ốc L. viridis thì xuất hiện với mật
độ cao hơn ở các vùng núi, trung du, ven biển. Từ đó, tác giả nhận xét
rằng, ốc L. swinhoei chịu nước hơn, còn ốc L. viridis chịu cạn hơn.
Theo Nguyễn Trọng Kim và cs (1997), giữa tỷ lệ nhiễm ấu trùng
sán lá gan của ốc - vật chủ trung gian với tỷ lệ nhiễm sán lá gan của
trâu có mối tương quan thuận, nghĩa là nếu tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán lá
gan ở ốc nước ngọt cao thì tỷ lệ nhiễm sán lá gan của trâu ở khu vực đó

cũng cao.
Vòng đời phát triển của sán lá gan nước ta được xác định với các
11


khoảng thời gian như sau: Fasciola trưởng thành ký sinh trong ống dẫn
mật của trâu, bò, dê... Sau khi thụ tinh, mỗi sán đẻ hàng chục vạn trứng.
Những trứng này cùng dịch mật vào ruột, sau đó theo phân ra ngoài gặp
điều kiện thuận lợi: được nước mưa cuốn trôi xuống các vũng nước, hồ,
ao, suối, ruộng nước… nhiệt độ 15 -30 ◦C, pH = 5 - 7,7, có ánh sáng
thích hợp… sau 10 - 25 ngày trứng nở thành Miracidium bơi tự do trong
nước. Nếu thiếu ánh sáng, Miracidium không có khả năng thoát vỏ
nhưng vẫn tồn tại đến 8 tháng trong vỏ, Miracidium có hình tam giác,
xung quanh thân có lông di chuyển được trong nước. Khi gặp vật chủ
trung gian thích hợp (ốc Lymnaea), Miracidium xâm nhập vào cơ thể ốc
và phát triển thành bào ấu (Sporocyst). Những Miracidium không gặp vật
chủ trung gian thì rụng lông, rữa dần và chết.
Bào ấu (Sporocyst) hình túi, màu sáng, được bao bọc bởi lớp màng
mỏng, các tế bào ngọn lửa hoạt động hình thành hầu, ống ruột và các
đám phôi. Trong một ốc có thể có 1 - 2 ấu trùng. Khoảng 3 - 7 ngày, bào
ấu sinh sản vô tính cho ra nhiều Redia (lôi ấu). Một bào ấu sinh ra từ 5 15 lôi ấu.
Redia (lôi ấu) hình suốt chỉ, ít hoạt động, có miệng, hầu, ruột, hình
túi đơn giản. Có hai hệ: Redia thế hệ I và Redia thế hệ II cùng phát triển
trong ốc - vật chủ trung gian. Ở nhiệt độ 16 ◦C hoặc thấp hơn, lôi ấu chỉ
sản sinh Redia I và dừng phát triển. Ở nhiệt độ phù hợp (20 - 30 ◦C), sau
29 - 35 ngày, lôi ấu biến thành vĩ ấu (Cercaria). Một Redia có thể sinh ra
12 - 20 Cercaria.
Cercaria (vĩ ấu) là ấu trùng ở pha sống tự do của sán lá gan, có cấu
tạo thân hình tròn lệch, đuôi dài hơn thân, giúp vĩ ấu vận chuyển được
dễ dàng trong nước. Cấu tạo của vĩ ấu gồm giác miệng, giác bụng, hầu,

thực quản và ruột phân thành hai nhánh.
Từ khi Miracidium chui vào ốc đến khi phát triển thành Cercaria cần
khoảng 50 - 80 ngày. Sau khi thành thục, cercaria thoát khỏi ốc, ra môi
12


trường ngoài bơi tự do trong nước, có kích thước 0,28 - 0,30 mm chiều
dài và 0,23 mm chiều rộng. Sau vài giờ bơi trong nước cercaria rụng
đuôi, tiết chất nhầy xung quanh thân, chất nhầy gặp không khí khô rất
nhanh. Lúc này cercaria đã biến thành Adolescaria.
Adolescaria hình khối tròn, bên trong chứa phôi hoạt động. Phôi có
giác miệng, giác bụng, ruột phân nhánh và túi bài tiết. Adolescaria
thường ở trong nước hoặc bám vào cây cỏ thuỷ sinh. Nếu trâu, bò, dê nuốt phải
adolescaria vào đến dạ dày và ruột, lớp vỏ ngoài bị phân huỷ, ấu trùng được
giải phóng và di chuyển đến ống mật bằng ba con đường:
- Một số ấu trùng dùng tuyến xuyên chui qua niêm mạc ruột, vào tĩnh mạch
ruột qua tĩnh mạch gan xuyên qua nhu mô vào ống mật.
- Một số ấu trùng khác cũng dùng tuyến xuyên chui qua thành ruột vào
xoang bụng, đến cửa gan xuyên qua vỏ gan vào ống mật.
- Một số ấu trùng từ tá tràng ngược dòng dịch mật để lên ống dẫn mật. Sau
khi vào ống dẫn mật, ấu trùng ký sinh ở đó và phát triển thành sán lá gan trưởng
thành. Theo Skerman (1996), thời gian sán lá gan hoàn thành vòng đời là 92 117 ngày, Fasciola trưởng thành có thể ký sinh trong ống dẫn mật của súc vật
nhai lại từ 3 - 5 năm, có khi tới 11 năm.

Hình : Vòng
sán lá gan

đời của

(Nguồn:

www.dpd.cdc.gov/dpdx)

Như vậy điều kiện nóng ẩm của nước ta rất thuận lợi cho sự gây
13


nhiễm bệnh cũng như nhiễm bệnh trong tự nhiên. Gia súc nhai lại rất dễ
cảm nhiễm kén gây bệnh. Ở những vùng có mầm bệnh (trứng sán), có
nhiệt độ thích hợp để trứng nở thành miracidium, có ốc vật chủ trung
gian, có dê, cừu, trâu, bò nuốt phải kén gây bệnh thì cứ bình quân 3
tháng lại tạo ra một đời sán mới. Con vật trong khi mang sán lại nhiễm
tiếp mầm bệnh mới, gây ra sự bội nhiễm cho mức độ bệnh trở nên nặng
hơn.
2.2 Khái quát chung về bệnh sán lá gan lớn
2.2.1 Bệnh sán lá gan lớn ở gia súc
Đây là bệnh khá phổ biến đối với trâu bò ở đồng bằng sông Cửu
Long và các địa phương khác trong cả nước. Sán dinh dưỡng bằng
cách ăn các hồng cầu, các tế bào thượng bì của niêm mạc ống dẫn mật.
Bệnh sán lá gan trâu bò rất phổ biến ở những vùng trũng nước
ngọt, vì có nhiều điều kiện thuận lợi có trứng phát triển và có sự hiện
diện của kí chủ trung gian. Do sán non di hành trong nhu mô gan làm tổn
thương gan, vật bệnh sốt, kém ăn mệt mỏi.
 Triệu

chứng lâm sàng

Trâu bò gầy rạc, suy nhược cơ thể, ỉa phân nhão không thành
khuôn; về sau con vật lúc táo bón, lúc tiêu chảy, niêm mạc mắt nhợt
nhạt; lông xù, mốc, dễ nhổ. Phân có mùi khắm đen, hốc mắt sâu, có con
có nhèm; có thủy thũng ở nách, ức, chướng hơi dạ cỏ, hơi thở thối, vùng

gan sưng lên. Khi sờ vào vùng này con vật có cảm giác đau đớn và chết
dễ dàng vì viêm gan nặng hoặc vì suy kiệt.
Vật mới cảm nhiễm thường viêm gan cấp tính, gan sưng to có màu
nâu sẫm. Bề mặt gan co những vệt, đường đi di hành đỏ thẫm dài 2 –
4mm. Tìm thấy sán non kích thước bé. Sau 2 – 3 tháng cảm nhiễm, có
bệnh tích của viêm gan mãn tính. Gan xơ cứng niêm mạc ống mật dày
lên nhiều do mô liên kết tăng sinh làm bề mặt gan chai cứng, xù xì. Niêm
mạc ống mật tăng sinh tạo ra các u. Viêm ống mật mãn tính.
14


Hình : Bệnh tích do sán lá gan lớn gây nên
 Chẩn

đoán bệnh

Việc chẩn đoán có thể tiến hành trên trâu bò còn sống hoặc đã chết,
tùy điều kiện thực tế mà áp dụng biện pháp phù hợp.
- Đối với trâu bò còn sống: Để chẩn đoán bệnh do sán lá Fasciola
gây ra, thường áp dụng các biện pháp như chẩn đoán lâm sàng, kết hợp
đặc điểm dịch tễ học, xét nghiệm phân con vật nghi bệnh và chẩn đoán
miễn dịch học.
Triệu chứng lâm sàng của bệnh sán lá gan thường thấy nhất là: kiệt
sức, thiếu máu ỉa chảy, suy nhược, rụng lông...các biểu hiện trên không
chỉ thấy ở bệnh do Fasciola gây nên. Vì vậy triệu chứng lâm sàng không
phải là căn cứ duy nhất để kết luận bệnh.
Chú ý đến tính chất vùng có đủ điều kiện thích hợp cho sán phát
triển, tuổi trâu bò bệnh. Song, những dẫn liệu này chỉ là những thông tin
cần xem xét trong các chẩn đoán chứ không phải là cơ sở quan trọng
nhât trong chẩn đoán.

Việc xét nghiệm phân tìm trứng sán lá Fasciola là biện pháp quyết
định trong chẩn đoán. Để tìm trứng sán trong phân ta có thể sử dụng
phương pháp gạn rửa sa lắng phân: lấy 4 – 8 viên phân, nếu phân nhão
thì lấy một lượng phân bằng quả táo ta, hòa trong nước sach rồi lọc qua
lưới thép bỏ bớt cặn bã. Nước lọc được để lắng cặn và gạn rửa nhiều
15


lần rồi gạn nước trong ở trên bỏ đi, lấy cặn phân soi kính hiển vi tìm
trứng sán lá gan ở độ phóng đại 100 lần. Trứng sán lá gan hình bầu dục,
một đầu hơi nhỏ hơn, màu vàng nâu, trong có phôi bào xếp sát đến vỏ
trứng.

Hình : Trứng sán lá gan lớn (Fasciola hepatica)
(Nguồn: />
Theo Ẹnigh, một con sán lá gan một năm có thể thải theo phân
khoảng 6000 trứng và sán có thể sống trong cơ thể gia súc tới 11 năm.
Trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp, chỉ một phần số trứng phát
triển, một miracidium phát triển thành chừng 180 – 200 cercaria trưởng
thành. Sự khô ráo và tác động trực tiếp của ánh nắng mặt trời làm trứng
chết. Trong phân ướt trứng sống được 8 tháng. Trứng sán ngừng phát
triển ở 10 - 12◦C. Ở nhiệt độ dưới 50◦C trứng sống được 2 ngày. Trong
cỏ phơi chưa khô, adolescaria gây bệnh duy trì được sức sống 3 – 5
tháng.
Theo Phạm văn Khuê và cs (1996) phương pháp này phổ biến
nhưng chưa phát hiện được tất cả mọi loại gia súc nhiễm sán lá fasciola,
nhất là ở trâu bò nhiễm ít hoặc giai đoạn sán lá còn non. . Khi xét
16



nghiệm phân, cần phân biệt trứng sán lá và trứng Paramphistimum kí
sinh ở dạ cỏ (phân biệt về màu sắc, hình dạng, tế bào noãn hoàng và
kích thước ).
Phương pháp miễn dịch học để phát hiện trâu bò nhiễm Fasciola
spp đã được sử dụng là: dùng kháng nguyên tiêm nội bì, căn cứ vào
phản ứng ở nơi tiêm để kết luận. Các phương pháp khác như: phương
pháp miễn dịch men ELISA, miễn dịch huỳnh quang.... Tuy nhiên, do khó
khăn về phương tiện và việc chế kháng nguyên chuẩn nên các phương
pháp này còn ít được dùng trong bệnh kí sinh trùng nói chung và bệnh
sán lá gan nói riêng.
- Đối với trâu bò chết:
Khi trâu bò chết, mổ khám tìm sán lá Fasciola spp ở giai đoạn ấu
trùng và trưởng thành trong ống dẫn mật, gan, xoang bụng.... Phương
pháp này chính xác hơn cả, vì tìm thấy cả sán lá non trong giai đoạn di
hành.
 Phòng

bệnh:

Cơ sở khoa học để đưa ra phòng bệnh sán lá gan lớn nói chung là
phải được hiểu cụ thể vòng đời sinh họ của sán lá gan lớn, của ốc
Lymnaea – vật chủ trung gian truyền bệnh, vật chủ cuối cùng là trâu bò...
+ Chống phát tán mầm bệnh: Ủ phân diệt trứng sán, làm tinh sạch
“tinh khiết” ốc ký chủ trung gian. Áp dụng biện pháp chia lô chăn thả, quy
hoạch bãi chăn gia súc không bị nhiễm sán, kiểm tra gia súc để phân
loại tẩy sán trước khi thả vào bãi.
+ Diệt mầm bệnh: Tẩy sán lá gan trong cơ thể gia súc theo lịch dựa
vào chu trình sinh học của sán. Những cơ sở giống 3 tháng tẩy 1 lần;
các cơ sở ô nhiễm nặng tẩy 2 lần/năm; cơ sở ô nhiễm nhẹ tẩy 1 lần/1
năm; cơ sở nhiễm dưới 20% tổng đàn thì phát hiện con nào có sán tẩy

con đó và cần tăng cường sức khỏe của đàn gia súc bằng chế độ ăn
17


uống và quản lí tốt sức cày kéo của trâu bò, định kì kiểm tra sức khỏe.
Nghiên cứu các vacxin, nhằm đem lại hiệu quả phòng chống bệnh
ngày càng tốt hơn. Từ trước đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu
trong nước và trên thế giới về vấn đề này, nhưng hiệu quả chưa được
theo mong muốn.
 Điều

trị:

+ Dertyl – B cho uống liều 6 – 9 mg/ kg thể trọng.
+ Dovenix: Chích bắp 1ml/ 25 kg thể trọng.
Khi điều trị nên kết hợp bồi dưỡng cho con vật và quản lí tốt về môi
trường.
2.2.2 Bệnh sán lá gan lớn ở người
 Bệnh

tiến triển theo hai giai đoạn:

- Giai đoạn gan (xâm nhập): Các triệu chứng xuất hiện khoảng 6-12
tuần sau khi ăn phải các nang ấu trùng và kéo dài 2-4 tháng. Trong giai
đoạn này, một số lượng lớn ấu trùng di chuyển qua thành ruột, qua
khoang phúc mạc, bao gan. Các triệu chứng hay gặp nhất là đau bụng,
sốt cơn, sút cân, nổi mề đay, ho, khó thở, đau ngực, rối loạn đại tiện,
chán ăn và buồn nôn. Có khi đau khắp bụng nhưng thường khu trú ở
vùng hạ sườn phải. Bạch cầu ái toan tăng rát cao (70% - 80%).
- Giai đoạn mật (trưởng thành): Có thể kéo dài nhiều năm do

Fasciola sp có xu hướng di chuyển đến lòng ống mật chủ và phát triển
thành sán trưởng thành ở đó. Trên đường đi sán ăn mô gan kí chủ gây
ra các triệu chứng nặng. Gan to, vàng da, thiếu máu ( một con sán
trưởng thành hút khoảng 2ml máu một ngày). Đôi khi sán non có thể lọt
vào tĩnh mạch về đại tuần hoàn và định vị ở những nơi xa như mô dưới
da, phổi, mắt ...(trường hợp kí sinh trùng lạc chỗ). Sau ba tháng sán đã
định vị trong ống mật. Người bệnh sẽ có triệu chứng viêm gan mật mãn,
tiếp tục bị mệt mỏi, sút cân, biếng ăn... Giai đoạn này, số bạch cầu ái
18


toan lại giảm nhiều. Trong phân cũng như dịch mật người bệnh bắt đầu
có thể tìm thấy những trứng sán. Nhưng thực tế số trứng rất ít và cũng ít
khi xét nghiệm này được chỉ định. Bệnh tiếp tục kéo dài trong nhiều năm,
nếu để tồn lưu lâu ngày sẽ bị các bệnh mãn tính cảu đường mật và có
thể dẫn đến biến chứng xơ gan, vỡ gan, suy gan, đau bụng dai dẳng,
mất sức lao động và cuối cùng có thể dẫn đến tử vong.
 Chẩn

đoán bệnh

Ở người, việc chẩn đoán sán lá gan vẫn gặp rất nhiều khó khăn do
có nhiều triệu chứng lâm sàng và bệnh tích không rõ ràng. Bệnh rất khó
chẩn đoán về mặt hình ảnh học (kể cả bằng siêu âm hay chụp CT scan
gan) dễ dẫn đến xử lý không đúng nguyên nhân gây bệnh. Bởi khi ấu
trùng xuyên qua các cơ quan, bộ phận trong cơ thể, các tổn thương có
thể gây triệu chứng không rõ rệt.
Khi thấy có các triệu chứng đã nêu ở trên, người bệnh cần đi xét
nghiệm và chẩn đoán sán lá gan lớn.
Các xét nghiệm bệnh sán lá gan lớn thường không tốn kém, thời

gian xét nghiệm cũng nhanh (24h) nên có thể thực hiện sớm, tránh để
xảy ra trường hợp nhầm lẫn với các bệnh lý về gan mật khác, đặc biệt
ung thư gan.
Phương pháp xét nghiệm chủ yếu là phản ứng miễn dịch, xét
nghiệm công thức máu (tăng bạch cầu ái toan). Ngoài ra, có thể sử dụng
một số chẩn đoán hỗ trợ như X quang, siêu âm, chụp cắt lớp vi tính
(CT), chụp cộng hưởng từ...
Hai trường hợp đầu tiên nhiễm sán lá gan lớn trên người ở Việt
Nam đã được Đỗ Dương Thái và Trịnh Văn Thịnh báo cáo vào năm
1978. Ca tiếp theo được ghi nhận vào năm 1991 và từ năm 1997 đến
nay khi Trần Vinh Hiển và Trần Thị Kim Dung sử dụng phương pháp
huyết thanh miễn dịch men nhằm chẩn đoán bệnh do sán lá gan lớn ở
gan trên người thì các ca bệnh được phát hiện ngày một nhiều hơn.
19


Theo phương pháp này, đã phát hiện trên 500 ca ở người chỉ trong vòng
có 3 năm. Đa số bệnh nhân đến từ các tỉnh ven biển miền Trung như Đà
Nẵng, Khánh Hòa, Quảng Ngãi, Bình Định. Tất cả bệnh nhân đều có
hình ảnh tổn thương trên siêu âm. Bên cạnh đó xét nghiệm máu cho
thấy bạch cầu toan tính tăng cao từ 16 – 70% và tất cả có hiệu gía
kháng thể là 1/1600 – 1/12800 với kháng nguyên là Fasciola gigantica.

Hình : Hình ảnh tổn thương một vùng lỗ chỗ như tổ ong nằm ở rìa sát
bao gan
(Nguồn: www.benhgiunsan.com)

Hình : Hình ảnh sán lá gan trong túi mật qua siêu âm (mũi tên)
(Nguồn: www.benhgiunsan.com)
20



Đặc điểm tổn thương chủ mô gan trên siêu âm: dạng thâm nhiễm là
phổ biến, có thể gọi là thâm nhiễm gan do sán lá gan lớn. Các tổn
thương gọi là áp-xe có thể chỉ là chỗ nang hóa, điều này phù hợp với
hình ảnh chụp CT-scan. Dấu hiệu dãn và dày vách đường mật hiếm gặp,
có thể do tổn thương vẫn còn ở giai đoạn sớm. Dấu hiệu tích tụ dịch
dưới bao gan không gặp thường xuyên và tổn thương ở phân thùy 5-6
cũng không phải là qui luật.
Nguyên nhân tổn thương: Kích thước Fasciola trung bình 3.0 x 1.8
cm, về lý thuyết có thể quan sát được trên siêu âm như ngoại vật trong
gan, nhưng chưa lần nào được phát hiện. Dù sao cần tìm sán lá gan
trong tổn thương gan để có được chẩn đoán xác định và đặc hiệu nhất.
Nếu được phát hiện sớm, việc điều trị nhiễm sán lá gan lớn khá dễ
dàng.
 Điều trị

+ Dùng Dehydro – Emetine hoặc Chlorhydrate Emetine, mặc dầu
thuốc này có nhiều tác dụng phụ (gây liệt cơ, suy tim...); bệnh nhân phải
nằm viện tối thiểu 10 ngày nhưng vẫn phải sử dụng vì thị trường trong
nước chưa có thuốc nào thuận tiện hơn. Hiện nay, có xu hướng sử dụng
triclabendazole.
+ Theo dõi bệnh nhân sau điều trị thi thấy tỷ lệ bạch cầu toan tính
trong máu và hình ảnh siêu âm gan có xu hướng trở lại bình thường
sớm hơn hiệu giá huyết thanh miễn dịch. Đến tháng 9, tỷ lệ bạch cầu
toan tính trong máu của 70% bệnh nhân trở lại mức bình thường sớm
hơn hiệu giá huyết thanh miễn dịch. Sau một năm điều trị, hiệu giá
kháng thể vẫn còn cao (trên 91,96%) nên không thuận lợi để theo dõi
hiệu quả điều trị.
+ Do tập quán ăn rau sống, bối cảnh sinh thái môi trường, chăn nuôi

gia súc gần nơi trồng rau, số người mắc bệnh chắc chắn phải rất cao
trên thực tế, vì vậy dùng Emetine chưa phải là một giải pháp tốt cho việc
21


điều trị hàng loạt cần phải có sự phối hợp giữa nhiều ngành chức năng:
thú y, canh nông, môi trường, sinh thái, y học để giải quyết tốt vấn đề
này ở nước ta.
+ Biện pháp dự phòng áp dụng trong cộng đồng là quản lý, xử lý tốt
phân của gia súc. Tiến hành tiêu diệt ốc trên diện rộng khi có dịch bệnh
lưu hành
2.2.3 Tình hình dịch tễ bệnh sán lá gan lớn
Vấn đề nhiễm sán lá gan lớn trên trâu, bò ở nước ta: theo
Houmeder (1938) đã điều tra cho kết quả trâu, bò, dê, cừu, thỏ ở miền
Bắc Việt Nam đều nhiễm sán lá gan lớn theo thứ tự lần lượt là : 64,7%;
23,5%, 37%, 52,94%, 14,28%.
Trịnh văn Thịnh (1978) cho biết, trâu trưởng thành mắc bệnh sán lá
gan lớn do F.gigantica, tỷ lệ nhiễm từ 50% - 70%. Theo Phan Địch Lân
(1980), mổ khám 1043 trâu, bò ở Thái Nguyên, số trâu nhiễm sán lá gan
là 57%, trong đó có nhiều gan phải hủy bỏ do số lượng sán quá nhiều.
Kết quả điều tra ở huyện Bình Lục, Nam Hà tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở trâu
là 51,2 -57,5 %.
Đoàn Văn Phúc (1980) đã kiểm tra 64 bò tại trại bò sữa Hà Nội, thấy
nhiễm sán lá gan lớn là 73,43%; Đoàn văn Phúc, Vương Đức Chất,
Dương Thanh Hà (1995) cho biết, trâu bò thuộc khu vực Hà Nội nhiễm
sán lá gan lớn tỷ lệ 53,41%.
Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá gan lớn ở gia súc nhai lại phụ thuộc
vào những yếu tố sau:
- Yếu tố thời tiết, khí hậu và mùa vụ: thời tiết, khí hậu của một vùng, một
khu vực có liên quan trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của ốc – vật

chủ trung gian của sán lá gan lớn. Điều kiện ẩm ướt, mưa nhiều tạo ra
môi trường nước, giúp ốc nước ngọt Lymnaea sống và sinh sản thuận
lợi.
22


- Trịnh Văn Thịnh và cs (1978), Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999), đều
cho rằng, gia súc nhai lại nhiễm sán lá gan thường tăng lên vào mùa vật
chủ trung gian phát triển. Những năm mưa nhiều, tỷ lệ nhiễm sán lá gan
tăng lên so với những năm nắng ráo khô hạn. Mùa vụ gắn liền với sự
thay đổi thời tiết, khí hậu. Mùa hè thu, số gia súc bị nhiễm sán lá gan lớn
tăng cao hơn mùa khác trong năm. Cuối mùa đông bệnh sán lá gan lớn
thường phát triển.
- Yếu tố địa hình: vùng và địa hình là hai khái niệm khác nhau, song có
liên quan chặt chẽ với nhau. Các vùng khác nhau có địa hình không
giống nhau. Địa hình là yếu tố quan trọng quyết định sự khác nhau giữa
các vùng.
- Các vùng khác nhau trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đều
thuộc 4 loại địa hình: ven biển, đồng bằng, trung du và miền núi.
- Hầu hết các nhà kí sinh trùng học đều thống nhất cho rằng, gia súc
nhai lại ở vùng đồng bằng nhiễm sán nhiều nhất, tỷ lệ nhiễm và cường
độ nhiễm giảm dần với đàn gia súc nhai lại ở vùng ven biển, vùng trung
du và miền núi. Về nguyên nhân dẫn đến quy luật này, các tác giả Trịnh
Văn Thịnh (1930, Phạm Văn Khuê và cs, 1996; Soulsby, 1982; Kaufman,
1996 đều giải thích: vùng đồng bằng có nhiều ao hồ, kênh, rạch, có điều
kiện cho ốc – vật chủ trung gian sinh sống và phát triển. Các kiểu địa
hình khác thì vấn đề này hạn chế hơn so với vùng đồng bằng.
- Phan Địch Lân và cs ( 1985), đã khảo sát đặc điểm sinh học của ốc –
vật chủ trung gian của sán lá gan lớn sống ở miền bắc Việt Nam cho
thấy đó là hai loài ốc nước ngọt thuộc giống Lymnae với tên là ốc vành

tai ( L.swinhoei) và ốc chanh (L.viridis). Loài L.swinhoei có vỏ mỏng,
không có nắp miệng, kích thước 20mm, vòng xoắn cuối cùng rất lớn,
chiếm gần hết phần thân, vỏ loe ra như vành tai. Loài L.viridis cũng có
vỏ mỏng, không có nắp miệng, kích thước 10mm, vỏ dễ vỡ, có 4 – 5
vòng xoắn, vòng xoắn cuối cùng cũng lớn.
23


- Bệnh sán lá gan lớn rất phổ biến ở động vật ăn cỏ ở Việt Nam. Số
lượng đàn trâu bò lớn hơn đàn dê, cừu.
- Thành phần loài sán lá gan lớn cần phải tiếp tục nghiên cứu tiếp, theo
một số tác giả điều tra bước đầu cho thấy, loài sán lá gan lớn ở Việt
Nam chủ yếu là F.gigantica.
Trâu, bò ở nước ta có đặc điểm chăn thả rông, đó là điều kiện để
trâu bò nhiễm bệnh sán lá gan lớn cao hơn các nơi khác trên thế giới, kể
cả tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm. Khả năng phát tán mầm bệnh sán lá
gan lớn từ trâu, bò ra môi trường rất lớn.
Việt Nam mới chỉ có nghiên cứu lẻ tẻ, chưa có nghiên cứu đầy đủ
trên phạm vi cả nước theo các vùng sinh thái.
2.2.4 Cơ chế phát bệnh sán lá gan lớn
Theo các nhà kí sinh trùng học, sán lá gan gây bệnh ở vật chủ bằng
các tác động cơ học, tác động của độc tố, sự chiếm đoạt dinh dưỡng và
tác động mang trùng. Khi trâu bò mới nhiễm bệnh, sán lá non di hành
trong cơ thể làm tổn thương ở ruột, thành mạch máu, nhu mô gan. Một
số ấu trùng có thể theo máu di chuyển “lạc chỗ” đến phổi, lách, cơ
hoành, tuyến tụy...gây tổn thương xuất huyết nặng hoặc nhẹ. Sán lá non
di hành qua nhu mô gan, làm tổ chức gan bị phá hoại, tạo ra những
đường di hành đấy máu và mảnh tổ chức gan bị phá hủy. Gan bị viêm từ
nhẹ đến nặng tùy theo số lượng ấu trùng nhiễm vào cơ thể. Trâu bò bị
thiếu máu do xuất huyết, có thể chết do mất máu.

Tác động cơ giới của sán lá còn tiếp tục khi sán lá đã vào óng dẫn
mật, tiếp tục tăng lên về kích thước và phát triển thành sán lá trưởng
thành. Sán lá trưởng thành thường xuyên kích thích niêm mạc ống mật
bằng các gai cutin trên cơ thể , gây viêm ống mật, mật ứ lại không xuống
ruột được sẽ tràn vào máu gây hiện tượng hoàng đản.
Trong quá trình kí sinh, sán lá thường xuyên tiết độc tố. Độc tố tác
24


động vào thành ống mật và mô gan, gây biến đổi đại thể và vi thể, làm
tăng quá trình viêm. Đồng thời, độc tố của sán lá còn hấp thu vào máu
gây hiện tượng trúng độc toàn thân, gây hủy hoại máu, làm biến chất
protein trong máu, làm Albumin giảm, Globulin tăng. Độc tố của sán lá
còn làm tăng nhiệt độ cơ thể, tăng bạch cầu, tác động vào thần kinh làm
cho con vật có triệu chứng thần kinh...
Một tác động quan trọng của Fasciola khi kí sinh ở vật chủ là chiếm
đoạt dinh dưỡng. Dinh dưỡng của sán lá gan là máu trâu bò mà nó kí
sinh. Bằng phương pháp phóng xạ, người ta đã thấy mỗi sán lá kí sinh ở
ống dẫn mật lấy 0,2ml máu mỗi ngày. Như vậy, nếu trâu bò nhiễm ít sán
lá thì vai trò chiếm đoạt dinh dưỡng không rõ, nhưng nếu mỗi trâu bò có
hàng trăm, hàng nghìn sán lá kí sinh thì lượng máu mất đi rất nhiều.
Ngoài các tác động gây bệnh trên, trong khi di hành, sán lá non còn
mang theo các loại vi trùng từ bên ngoài vào máu, gan và những cơ
quan khác, gây những bọc mủ hoặc gây bệnh truyền nhiễm ghép với
bệnh sán lá gan.
Tất cả những tác động kể trên của sán lá Fasciola làm cho sức đề
kháng của cơ thể trâu, bò giảm sút nghiêm trọng, dễ mắc các bệnh khác,
hoặc làm cho các bệnh đang có trong cơ thể trâu bò nặng thêm lên.
Daves ( 1958) nhận xét rằng, gia súc bị suy nhược và thiếu máu là
do độc tố của F.gigantica, độc tố của sán lá còn tác động gây hiện tượng

protein trong huyết thanh biến chất lượng Albumin giảm và Globulin
tăng. Davtjan (1962) đã chứng minh, quá trình dị của cơ thể trâu bò và
kết quả tác động của các kháng nguyên sinh ra từ tổ chức khác bị hủy
hoại. Quá trình dị ứng dẫn đến những rối loạn đầu tiên, biểu hiện bằng
sự suy dinh dưỡng, thiếu vitamin A, bằng sự tăng quá nhiều bạch cầu ái
toan trong cơ thể.
Theo Hồ Việt Mỹ và cs (2000), sán lá gan lớn thường gây tổn
thương gan và có thể gây nên những biến chứng nặng nề ở vật chủ.
25


×