Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

TÀI LIỆU ĐÀO TẠO TƯ VẤN GIÁO DỤC SỨC KHỎE KHOA PHỤC HỒI CHỨC NĂNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (511.89 KB, 26 trang )

TỔNG CỤC HẬU CẦN
BỆNH VIỆN QUÂN Y 354

TÀI LIỆU ĐÀO TẠO

TƯ VẤN GIÁO DỤC SỨC KHỎE
KHOA PHỤC HỒI CHỨC NĂNG

Hà Nội, năm 2016


MỤC LỤC
Trang
THOÁI HÓA KHỚP GỐI............................................................................................................................3
ĐAU THẮT LƯNG HÔNG MẠN TÍNH........................................................................................................8
ĐAU CỔ VAI MẠN TÍNH.........................................................................................................................13
LIỆT NỬA NGƯỜI DO TỔN THƯƠNG NÃO.............................................................................................20
PHỤC HỒI CHỨC NĂNG SAU GÃY XƯƠNG............................................................................................25


THOÁI HÓA KHỚP GỐI
I. Mục tiêu
Bệnh nhân và người nhà hiểu các nội dung cơ bản của nguyên nhân gây
bệnh, triệu chứng, và biết cách phòng chống và tập luyện hàng ngày.
II. Nội dung
1. Định nghĩa
Thoái hóa khớp gối có biểu hiện lâm sàng bởi đau khớp gối mạn tính,
không có biểu hiện viêm. Tổn thương cơ bản của bệnh là tình trạng thoái hóa
của sụn khớp, những thay đổi ở phần xương dưới sụn và màng hoạt dịch.
Nguyên nhân chính của bệnh là quá trình lão hóa và tình trạng chịu áp lực quá
tải và kéo dài của sụn khớp.


2. Nguyên nhân
- Sự lão hóa: ở người trưởng thành các tế bào sụn không có khả năng sinh
sản và tái tạo, mặt khác khi người ta già đi, cùng với sự lão hóa của cơ thể, các
tế bào sụn cũng dần dần giảm chức năng tổng hợp chất tạo nên sợi colagen và
mucopolysacarit, làm cho chất lượng sụn kém dần nhất là tính đàn hồi và chịu
lực.
- Yếu tố cơ giới: là yếu tố quan trọng thúc đẩy nhanh quá trình thoái hóa
nhất là thể thoái hóa thứ phát, thể hiện bằng sự tăng bất thường lực nén trên một
đơn vị diện tích của mặt khớp, còn được gọi là hiện tượng quá tải, bao gồm:
+ Các dị dạng bẩm sinh làm thay đổi diện tỳ nén bình thường của khớp.
+ Các biến dạng thứ phát sau chấn thương, u, loạn sản, làm thay đổi mối
tương quan, hình thái của khớp.
+ Sự tăng tải trọng do tăng cân quá mức như béo phì, tăng tải trọng do
nghề nghiệp...
- Các yếu tố khác:
+ Di truyền: cơ địa già sớm.
+ Nội tiết: tuổi mãn kinh, đái tháo đường, loãng xương do nội tiết.
+ Chuyển hóa: bệnh gout, bệnh da sạm màu nâu.
3. Triệu chứng
- Đau khớp: Đau theo kiểu cơ giới, tức là đau khi vận động và giảm khi
nghỉ ngơi. Vị trí: thường đau đối xứng hai bên, đau khu trú ở khớp. Tính chất:
đau âm ỉ, đau nhiều về buổi chiều, giảm đau về đêm và sáng sớm.
- Hạn chế vận động: các khớp bị thoái hóa sẽ bị hạn chế vận động một
phần, có khi hạn chế nhiều do phản xạ co cứng cơ kèm theo.
4. Biến chứng

3


- Biến dạng khớp: thường không biến dạng nhiều như trong các bệnh

khớp khác, biến dạng trong khớp do mọc gai xương, do lệch trục khớp hoặc
thoát vị màng hoạt dịch.
5. Phương pháp điều trị
5.1. Nguyên tắc chung:
+ Làm giảm triệu chứng đau.
+ Duy trì, hoặc điều trị phục hồi chức năng của các khớp.
+ Hạn chế sự tàn phế.
+ Tránh các tác dụng độc do dùng thuốc.
5.2. Điều trị bảo tồn
- Nội khoa:
+ Thuốc giảm đau chống viêm: gồm lại non-steroid (như Aspirin,
Meloxicam, Cerecoxib…) và corticoid (Prednisolon, Methyl Prednisolon…). Là
thuoocscos tác dụng chống viêm và giảm đau nhanh. Khi dùng cần chú ý các tác
dụng phụ của thuốc đặc biệt là trên hệ tiêu hóa (gây viêm, loát dạ dạy – hành tác
tràng, thậm chí gây xuất huyết tiêu hóa).
+ Các thuốc bổ trợ: gồm các thuốc tăng cườn bồi bổ sụn khớp như
Glucosamin, các loại thực phẩm chức năng, các chế phẩm đông y (cần chú ý
thuốc/thực phẩm chức năng có nguồn gốc rõ ràng, vì nhiều loại có thể được pha
thuốc chống viêm giảm đau khi dùng có thể gây tai biến).
+ Vật lý trị liệu: gồm các phương pháp nhằm làm giảm đau, chống viêm
khớp, là các biện pháp điều trị tương đối an toàn.
5.3. Điều trị ngoại khoa
Trong trường hợp thoái hóa khớp gối nặng bệnh nhân có thể được chỉ
định thay khớp gối nhân tạo.
6. Tư vấn phương pháp tập luyện
6.1. Nguyên tắc tập luyện phục hồi chức năng
Thoái hoá khớp là một bệnh mạn tính. Việc tập luyện phục hồi chức năng
phải được đưa vào cuộc sống hàng ngày và quan trọng nhất là lựa chọn hình
thức tập phù hợp cho từng bệnh nhân. Để tạo thuận lợi cho việc tập luyện, bệnh
nhân nên được đánh giá ban đầu và ở từng giai đoạn, nhằm điều chỉnh chương

trình tập luyện cho phù hợp và nhằm tối ưu hóa lực tải đè ép lên các khớp bị ảnh
hưởng. Điều đó có thể đạt được thông qua các bài tập tăng sức cơ, làm tăng sức
ép lên các yếu tố thần kinh cơ, mà ít gây tải trọng lên khớp. Khi bắt đầu tập
luyện bệnh nhân sẽ có cảm giác tình trạng đau tăng lên. Tuy nhiên, tình trạng
đau sẽ giảm dần sau khi tập và sẽ không tăng theo thời gian. Trong giai đoạn
này, bệnh nhân cũng có thể được áp dụng các biện pháp giảm đau tạm thời như
điện phân, sóng ngắn, hồng ngoại, paraphin, châm cứu... Một hình thức tập
luyện đã được chứng mình tính hiệu quả và dễ được áp dụng là đạp xe, khi đó
các cơ được vận động tối đa mà rất ít gây tải trọng lên các khớp.
4


Yếu tố nguy cơ quan trọng đối với thoái hoá khớp là chấn thương. Do
chấn thương khớp thường xảy ra trong khi hoạt động thể lực, vì vậy tốt nhất nên
xem xét các hoạt động thể lực nào là phù hợp. Chấn thương thường xảy ra trong
bóng đá và các môn thể thao khác như cầu lông, tennis, bóng bàn..., do đó bệnh
nhân thoái hoá khớp nên tránh tập luyện các môn thể thao này.
Bệnh nhân thoái hoá khớp toàn bộ hoặc đau cơ xơ có phản ứng mạnh đối
với tập luyện, cần được chỉ định cường độ rất thấp trong thời gian dài và hiệu
quả thường không bằng thoái hoá khớp ở các khớp riêng lẻ. Các chỉ định cho
bệnh nhân thoái hoá khớp trong bài không thích hợp cho các nhóm bệnh này.
6.2. Các hình thức tập luyện phục hồi chức năng phù hợp
Đi bộ
- Ưu điểm: An toàn cho hầu hết bệnh nhân, dễ thực hiện, không tốn chi
phí. Cải thiện sức khỏe, giảm đau và chống trầm cảm.
- Hạn chế: không phù hợp với thoái hoá khớp nặng ở các vị trí hông, gối
và mắt cá chân.
- Khuyến cáo: Sử dụng giày nhẹ có tác dụng hỗ trợ và hấp thụ va chạm
tốt. Đi bộ trên mặt đất bằng phẳng. Nếu có thể, tránh đi bộ trên mặt đường lát.
Chọn bề mặt mềm hơn và đi chậm.

Đi bộ với gậy
- Ưu điểm: Giống như đi bộ không gậy. Phương pháp này giúp giảm tải
trên khớp háng, đầu gối và khớp mắt cá chân. Phương pháp này cũng giúp cải
thiện nhanh hơn so với đi bộ không có gậy. Cũng có hiệu quả cho các bệnh lý ở
cổ và lưng.
- Hạn chế: Kinh nghiệm lâm sàng cho thấy kết quả tốt, nhưng chưa đủ
bằng chứng khoa học trên bệnh nhân thoái hoá khớp.
- Khuyến cáo: Sử dụng giày nhẹ có tác dụng hỗ trợ và hấp thụ va chạm
tốt. Đi bộ trên mặt đất bằng phẳng. Nếu có thể tránh đi bộ trên đường lát. Chọn
bề mặt mềm hơn. Sử dụng gậy nhịp nhàng. Đi bộ giống như trượt tuyết (chân
phải – tay trái, chân trái – tay phải). Lựa chọn độ dài gậy thích hợp để hãm tốt
và chuyển động theo kiểu con lắc một cách thoải mái, giúp không làm đau vai.
Gậy nên cao hơn 1m trên khuỷu tay khi đúng thẳng với cánh tay xuôi dọc theo
cơ thể. Chọn gậy có thể điều chỉnh được độ dài.
Chạy bộ
- Ưu điểm: Chưa đủ bằng chứng khoa học trên bệnh nhân thoái hoá khớp.
- Hạn chế: có thể gây chấn thương do quá tải tại khớp. Các thay đổi về
tình trạng cơ học như trong thoái hoá khớp sẽ dẫn đến tăng nguy cơ chấn thương
và tạo lực tải cao cho khớp hông, khớp gối và khớp cổ chân.
- Khuyến cáo: Cần phải khởi động trước khi chạy. Chạy trên bề mặt
phẳng. Nếu có thể, tránh chạy trên mặt đường lát. Chọn bề mặt mềm hơn. Sử
dụng giày có tác dụng hỗ trợ và hấp thụ va chạm tốt. Không gia tăng khoảng
cách hoặc cường độ tập hơn 5% mỗi tuần.
5


Máy chạy bộ
- Ưu điểm: Dễ sử dụng, bề mặt nhẵn mịn. Tránh được xuống dốc, có thể
điều chỉnh độ dốc.
- Hạn chế: Đòi hỏi giữ cân bằng tốt khi bề mặt chuyển động. Trên một số

máy ngay cả điều chỉnh tới tốc độ chậm nhất vẫn còn là quá nhanh cho bệnh
nhân.
- Khuyến cáo: nên chọn máy chạy bộ có bề mặt mịn, đủ độ dài và độ
rộng, có tay vịn dọc theo hai bên.
Chạy dưới nước
- Ưu điểm: Giống như khi chạy trên mặt đất nhưng không có tải trọng lên
khớp hông, khớp gối và bàn chân.
- Hạn chế: Phải có hồ bơi đủ sâu. Nhịp tim và lượng oxy tiêu thụ thấp hơn
15 -20% so với tập trên máy chạy bộ. Chưa đủ bằng chứng khoa học trên bệnh
nhân thoái hoá khớp.
- Khuyến cáo: Sử dụng các kỹ thuật thích hợp, nên ở vị trí đứng thẳng hơn
là nằm. Sử dụng áo phao phù hợp. Xác định cường độ (bước/phút) trong lúc tập.
Bơi lội và các môn thể thao dưới nước
- Ưu điểm: Dễ dàng thực hiện các chuyển động dưới nước. Rất ít áp lực
lên các khớp.
- Hạn chế: Cần hồ bơi hoặc môn thể thao dưới nước phù hợp. Chưa đủ
bằng chứng khoa học trên bệnh nhân thoái hoá khớp.
- Khuyến cáo: nên chọn chương trình tập luyện đặc biệt cho bệnh nhân
thoái hoá khớp. Cần đủ độ sâu cho các hoạt động dưới nước.
Khiêu vũ
- Ưu điểm: Các nghiên cứu cho thấy khiêu vũ có tác dụng cải thiện sức
khỏe và tăng khả năng vận động cũng như giảm đau, giảm bệnh và chống trầm
cảm.
- Hạn chế: Có thể gây tải trọng lớn cho khớp. Nguy cơ chấn thương cao.
Không phù hợp với thoái hoá khớp nặng ở các vị trí hông, gối và mắt cá chân.
- Khuyến cáo: Sử dụng giày nhẹ có tác dụng hỗ trợ và hấp thụ va chạm
tốt. Khiêu vũ trên sàn gỗ, hoặc sàn dành riêng cho khiêu vũ. Cần có ghế dùng để
nghỉ ngơi hoặc giảm tải trong khi tập luyện.
Đạp xe ngoài trời hoặc đạp xe tại chỗ
- Ưu điểm: là hình thức tập luyện hiệu quả giúp kích thích các nhóm cơ

lớn ở chân với mức độ tải trên khớp thấp. Các dữ liệu cho thấy đây là hình thức
tập luyện phù hợp và giúp tăng sức mạnh cơ bắp đồng thời giảm bệnh tật.
- Hạn chế: Đòi hỏi vận động đầu gối ở 900. Đạp xe ngoài trời đòi hỏi khả
năng giữ thăng bằng tốt.
- Khuyến cáo: Vị trí của yên xe và tay lái rất quan trọng. Yên xe nên được
điều chỉnh sao cho khi duỗi gối hết mức, gối gập 1 góc từ 0 – 150. Nên gắn thêm
6


đồng hồ theo dõi tốc độ. Nên chọn xe có yên ngồi thoải mái, đồng thời có thể dễ
dàng điều chỉnh yên xe và tay lái.
Leo cầu thang/ máy tập nâng bước.
- Ưu điểm: Hoạt động chức năng, tương tự như đi bộ lên cầu thang. Nhiều
tài liệu cho thấy bệnh nhân trẻ có tổn thương khớp gối tập với máy tập nâng
bước cũng có hiệu quả tốt.
- Hạn chế: Có thể làm tăng tải trọng đáng kể trên các khớp. Có thể tê mũi
chân tạm thời. Hiện chưa có đầy đủ dữ liệu đối với hình thức tập luyện này trên
bệnh nhân thoái hoá khớp.
- Khuyến cáo: Sử dụng mô hình với bậc thang/ cầu thang có tay vịn. Đổi
chân liên tục.
7. Cách phòng bệnh
- Chế độ tập luyện phù hợp.
- Giảm trọng lượng cơ thể nếu thừa cân.

7


ĐAU THẮT LƯNG HÔNG MẠN TÍNH
I. Mục tiêu
Bệnh nhân và người nhà hiểu các nội dung cơ bản của nguyên nhân gây

bệnh, triệu chứng, và biết cách phòng chống và tập luyện hàng ngày.
II. Nội dung
1. Định nghĩa
Đau thăt lưng mạn tính là tình trạng đau vùng thắt lưng có thể kèm theo
hoặc không kèm theo đau lan dọc xuống chi dưới, bệnh kéo dài trên 3 tháng và
hay tái phát.
2. Nguyên nhân
2.1. Đau vùng thắt lưng do nguyên nhân cơ học
Do căng giãn cơ, dây chằng cạnh cột sống quá mức; Thoái hóa đĩa đệm
cột sống; Thoát vị đĩa đệm CSTL; Loãng xương; Trượt thân đốt sống; Dị dạng
thân đốt sống (cùng thắt lưng 5, thắt lưng hóa cùng 1...)
Đau thắt lưng mạn tính thường có đợt đau cấp, nguyên nhân là khi áp lực
trọng tải tác động đột ngột và quá mức lên đĩa đệm cột sống (đặc biệt là tư thế
cúi và nâng một vật) làm các thành phần trong đĩa đệm dịch chuyển sẽ trực tiếp
kích thích vào dây chằng cột sống gây đau.
2.2. Đau vùng thắt lưng do một bệnh toàn thân
Đau trong các bệnh khớp mạn tính (Viêm cột sống dính khớp, Viêm khớp
dạng thấp, loãng xương); Đau do chấn thương; nguyên nhân nhiễm khuẩn (Lao
hoặc nhiễm vi khuẩn không do lao); do ung thư; do các nguyên nhân khác (sỏi
thận, loét hành tá tràng, bệnh lý động mạch chủ bụng, u xơ tuyến tiền liệt...)
2.3. Các yếu tố tác động
- Làm việc nặng nhọc thường xuyên mang vác nặng.
- Làm việc nhiều ở tư thế đứng lâu, ngồi lâu, thường xuyên mang giày cao
gót.
- Tuổi tác: tuổi càng cao khả năng bị thoái hóa, thoát vị đĩa đệm càng
nhiều.
3. Triệu chứng
- Đau thắt lưng: Đau theo kiểu cơ học, tức là đau khi vận động và giảm
khi nghỉ ngơi. Vị trí: thường đau gai sau cột sống, đau các khối cơ ạnh sống.
Tính chất: đau âm ỉ, đau nhiều về buổi chiều, giảm đau về đêm và sáng sớm.

- Hạn chế vận động: đau gây phản xạ cơ cứng các cơ cạnh sống làm hạn
chế tậm vận động cột sống các tư thế đặc biệt là tư thế cúi.
- Có thể kèm theo đau lan xuyên theo dây thần kinh hông to xuống dọc
mặt sau chi dưới.
4. Biến chứng
8


Đau thắt lưng thường không gây ra biến chứng nặng nề, trong một số
trường hợp thoát vị đĩa đệm chèn ép vào vùng nón tủy có thể gây ra các rối loạn
về đại tiểu tiện.
5. Phương pháp điều trị
5.1. Nguyên tắc chung:
+ Làm giảm triệu chứng đau.
+ Duy trì, hoặc điều trị phục hồi chức năng của cột sống.
+ Tránh các tác dụng độc do dùng thuốc.
5.2. Điều trị bảo tồn
- Nội khoa:
+ Thuốc giảm đau chống viêm: gồm lại non-steroid (như Aspirin,
Meloxicam, Cerecoxib…) và corticoid (Prednisolon, Methyl Prednisolon…). Là
thuoocscos tác dụng chống viêm và giảm đau nhanh. Khi dùng cần chú ý các tác
dụng phụ của thuốc đặc biệt là trên hệ tiêu hóa (gây viêm, loát dạ dạy – hành tác
tràng, thậm chí gây xuất huyết tiêu hóa).
+ Các thuốc bổ trợ: gồm các thuốc tăng cường bồi bổ sụn khớp như
Glucosamin, các loại thực phẩm chức năng, các chế phẩm đông y (cần chú ý
thuốc/thực phẩm chức năng có nguồn gốc rõ ràng, vì nhiều loại có thể được pha
thuốc chống viêm giảm đau khi dùng có thể gây tai biến).
+ Vật lý trị liệu: gồm các phương pháp nhằm làm giảm đau, chống viêm
khớp, là các biện pháp điều trị tương đối an toàn. Trong đso kéo giãn cột sống là
phương pháp cơ bản trong điều trị đau cột sống, đặc biệt là do thoát vị đĩa đệm

5.3. Điều trị ngoại khoa
Trong trường hợp thoát vị đĩa đệm nặng bệnh nhân có thể được chỉ định
can thiệt giảm áp nội đĩa đệm, phẫu thuật lấy khối thoát vị bằng nội soi, phẫu
thuật thay đĩa đệm nhân tạo...
6. Tư vấn phương pháp tập luyện
6.1. Nguyên tắc tập luyện phục hồi chức năng
Thoái hoá khớp là một bệnh mạn tính. Việc tập luyện phục hồi chức năng
phải được đưa vào cuộc sống hàng ngày và quan trọng nhất là lựa chọn hình
thức tập phù hợp cho từng bệnh nhân. Để tạo thuận lợi cho việc tập luyện, bệnh
nhân nên được đánh giá ban đầu và ở từng giai đoạn, nhằm điều chỉnh chương
trình tập luyện cho phù hợp và nhằm tối ưu hóa lực tải đè ép lên các khớp bị ảnh
hưởng. Điều đó có thể đạt được thông qua các bài tập tăng sức cơ, làm tăng sức
ép lên các yếu tố thần kinh cơ, mà ít gây tải trọng lên khớp. Khi bắt đầu tập
luyện bệnh nhân sẽ có cảm giác tình trạng đau tăng lên. Tuy nhiên, tình trạng
đau sẽ giảm dần sau khi tập và sẽ không tăng theo thời gian. Trong giai đoạn
này, bệnh nhân cũng có thể được áp dụng các biện pháp giảm đau tạm thời như
điện phân, sóng ngắn, hồng ngoại, paraphin, châm cứu... Một hình thức tập
luyện đã được chứng mình tính hiệu quả và dễ được áp dụng là đạp xe, khi đó
các cơ được vận động tối đa mà rất ít gây tải trọng lên các khớp.
9


Yếu tố nguy cơ quan trọng đối với thoái hoá khớp là chấn thương. Do
chấn thương khớp thường xảy ra trong khi hoạt động thể lực, vì vậy tốt nhất nên
xem xét các hoạt động thể lực nào là phù hợp. Chấn thương thường xảy ra trong
bóng đá và các môn thể thao khác như cầu lông, tennis, bóng bàn..., do đó bệnh
nhân thoái hoá khớp nên tránh tập luyện các môn thể thao này.
Bệnh nhân thoái hoá khớp toàn bộ hoặc đau cơ xơ có phản ứng mạnh đối
với tập luyện, cần được chỉ định cường độ rất thấp trong thời gian dài và hiệu
quả thường không bằng thoái hoá khớp ở các khớp riêng lẻ. Các chỉ định cho

bệnh nhân thoái hoá khớp trong bài không thích hợp cho các nhóm bệnh này.
6.2. Các hình thức tập luyện phục hồi chức năng phù hợp
Đi bộ
- Ưu điểm: An toàn cho hầu hết bệnh nhân, dễ thực hiện, không tốn chi
phí. Cải thiện sức khỏe, giảm đau và chống trầm cảm.
- Hạn chế: không phù hợp với thoái hoá khớp nặng ở các vị trí hông, gối
và mắt cá chân.
- Khuyến cáo: Sử dụng giày nhẹ có tác dụng hỗ trợ và hấp thụ va chạm
tốt. Đi bộ trên mặt đất bằng phẳng. Nếu có thể, tránh đi bộ trên mặt đường lát.
Chọn bề mặt mềm hơn và đi chậm.
Đi bộ với gậy
- Ưu điểm: Giống như đi bộ không gậy. Phương pháp này giúp giảm tải
trên khớp háng, đầu gối và khớp mắt cá chân. Phương pháp này cũng giúp cải
thiện nhanh hơn so với đi bộ không có gậy. Cũng có hiệu quả cho các bệnh lý ở
cổ và lưng.
- Hạn chế: Kinh nghiệm lâm sàng cho thấy kết quả tốt, nhưng chưa đủ
bằng chứng khoa học trên bệnh nhân thoái hoá khớp.
- Khuyến cáo: Sử dụng giày nhẹ có tác dụng hỗ trợ và hấp thụ va chạm
tốt. Đi bộ trên mặt đất bằng phẳng. Nếu có thể tránh đi bộ trên đường lát. Chọn
bề mặt mềm hơn. Sử dụng gậy nhịp nhàng. Đi bộ giống như trượt tuyết (chân
phải – tay trái, chân trái – tay phải). Lựa chọn độ dài gậy thích hợp để hãm tốt
và chuyển động theo kiểu con lắc một cách thoải mái, giúp không làm đau vai.
Gậy nên cao hơn 1m trên khuỷu tay khi đúng thẳng với cánh tay xuôi dọc theo
cơ thể. Chọn gậy có thể điều chỉnh được độ dài.
Chạy bộ
- Ưu điểm: Chưa đủ bằng chứng khoa học trên bệnh nhân thoái hoá khớp.
- Hạn chế: có thể gây chấn thương do quá tải tại khớp. Các thay đổi về
tình trạng cơ học như trong thoái hoá khớp sẽ dẫn đến tăng nguy cơ chấn thương
và tạo lực tải cao cho khớp hông, khớp gối và khớp cổ chân.
- Khuyến cáo: Cần phải khởi động trước khi chạy. Chạy trên bề mặt

phẳng. Nếu có thể, tránh chạy trên mặt đường lát. Chọn bề mặt mềm hơn. Sử
dụng giày có tác dụng hỗ trợ và hấp thụ va chạm tốt. Không gia tăng khoảng
cách hoặc cường độ tập hơn 5% mỗi tuần.
10


Máy chạy bộ
- Ưu điểm: Dễ sử dụng, bề mặt nhẵn mịn. Tránh được xuống dốc, có thể
điều chỉnh độ dốc.
- Hạn chế: Đòi hỏi giữ cân bằng tốt khi bề mặt chuyển động. Trên một số
máy ngay cả điều chỉnh tới tốc độ chậm nhất vẫn còn là quá nhanh cho bệnh
nhân.
- Khuyến cáo: nên chọn máy chạy bộ có bề mặt mịn, đủ độ dài và độ
rộng, có tay vịn dọc theo hai bên.
Chạy dưới nước
- Ưu điểm: Giống như khi chạy trên mặt đất nhưng không có tải trọng lên
khớp hông, khớp gối và bàn chân.
- Hạn chế: Phải có hồ bơi đủ sâu. Nhịp tim và lượng oxy tiêu thụ thấp hơn
15 -20% so với tập trên máy chạy bộ. Chưa đủ bằng chứng khoa học trên bệnh
nhân thoái hoá khớp.
- Khuyến cáo: Sử dụng các kỹ thuật thích hợp, nên ở vị trí đứng thẳng hơn
là nằm. Sử dụng áo phao phù hợp. Xác định cường độ (bước/phút) trong lúc tập.
Bơi lội và các môn thể thao dưới nước
- Ưu điểm: Dễ dàng thực hiện các chuyển động dưới nước. Rất ít áp lực
lên các khớp.
- Hạn chế: Cần hồ bơi hoặc môn thể thao dưới nước phù hợp. Chưa đủ
bằng chứng khoa học trên bệnh nhân thoái hoá khớp.
- Khuyến cáo: nên chọn chương trình tập luyện đặc biệt cho bệnh nhân
thoái hoá khớp. Cần đủ độ sâu cho các hoạt động dưới nước.
Khiêu vũ

- Ưu điểm: Các nghiên cứu cho thấy khiêu vũ có tác dụng cải thiện sức
khỏe và tăng khả năng vận động cũng như giảm đau, giảm bệnh và chống trầm
cảm.
- Hạn chế: Có thể gây tải trọng lớn cho khớp. Nguy cơ chấn thương cao.
Không phù hợp với thoái hoá khớp nặng ở các vị trí hông, gối và mắt cá chân.
- Khuyến cáo: Sử dụng giày nhẹ có tác dụng hỗ trợ và hấp thụ va chạm
tốt. Khiêu vũ trên sàn gỗ, hoặc sàn dành riêng cho khiêu vũ. Cần có ghế dùng để
nghỉ ngơi hoặc giảm tải trong khi tập luyện.
Đạp xe ngoài trời hoặc đạp xe tại chỗ
- Ưu điểm: là hình thức tập luyện hiệu quả giúp kích thích các nhóm cơ
lớn ở chân với mức độ tải trên khớp thấp. Các dữ liệu cho thấy đây là hình thức
tập luyện phù hợp và giúp tăng sức mạnh cơ bắp đồng thời giảm bệnh tật.
- Hạn chế: Đòi hỏi vận động đầu gối ở 900. Đạp xe ngoài trời đòi hỏi khả
năng giữ thăng bằng tốt.
- Khuyến cáo: Vị trí của yên xe và tay lái rất quan trọng. Yên xe nên được
điều chỉnh sao cho khi duỗi gối hết mức, gối gập 1 góc từ 0 – 150. Nên gắn thêm
11


đồng hồ theo dõi tốc độ. Nên chọn xe có yên ngồi thoải mái, đồng thời có thể dễ
dàng điều chỉnh yên xe và tay lái.
Leo cầu thang/ máy tập nâng bước.
- Ưu điểm: Hoạt động chức năng, tương tự như đi bộ lên cầu thang. Nhiều
tài liệu cho thấy bệnh nhân trẻ có tổn thương khớp gối tập với máy tập nâng
bước cũng có hiệu quả tốt.
- Hạn chế: Có thể làm tăng tải trọng đáng kể trên các khớp. Có thể tê mũi
chân tạm thời. Hiện chưa có đầy đủ dữ liệu đối với hình thức tập luyện này trên
bệnh nhân thoái hoá khớp.
- Khuyến cáo: Sử dụng mô hình với bậc thang/ cầu thang có tay vịn. Đổi
chân liên tục.

7. Cách phòng bệnh
- Chế độ tập luyện phù hợp.
- Không làm động tác cúi, đặc biệt là cúi bê vật nặng, không đi giày cao
gót.
- Giảm trọng lượng cơ thể nếu thừa cân.

12


ĐAU CỔ VAI MẠN TÍNH
I. Mục tiêu
Bệnh nhân và người nhà hiểu các nội dung cơ bản của nguyên nhân gây
bệnh, triệu chứng, và biết cách phòng chống và tập luyện hàng ngày.
II. Nội dung
1. Định nghĩa
Đau cổ vai mạn tính là tính trạng đau vùng cột sống cổ, bả vai có thể có
kèm theo đau lan dọc theo cánh tay, bệnh kéo dài trên 3 tháng và hay tái phát.
2. Nguyên nhân
2.1. Nguyên nhân trực tiếp
- Nguyên nhân thông thường nhất (chiếm 70-80%): thoái hóa cột sống cổ
gây hẹp lỗ tiếp hợp, hậu quả là chèn ép rễ/dây thần kinh cột sống cổ tại các lỗ
tiếp hợp.
- Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ (20-25%).
- Các nguyên nhân ít gặp khác: chấn thương, khối u, nhiễm trùng, loãng
xương, bệnh lý viêm cột sống, bệnh lý phần mềm cạnh cột sống. Trong một số
trường hợp hội chứng cổ vai cánh tay là do bản thân bệnh lý của cột sống cổ gây
đau cổ và lan ra vai hoặc tay, mà không có bệnh lý rễ dây thần kinh cổ.
2.2. Các yếu tố tác động
- Do ngồi lâu: thường gặp ở người làm việc văn phòng, làm việc nhiều với
máy tính, thờ may, lái xe…

- Do lạnh: thường xuyên làm việc phòng có điều hòa.
- Tuổi tác: tuổi càng cao khả năng bị thoái hóa, thoát vị đĩa đệm càng
nhiều.
3. Triệu chứng
- Đau vai gáy: có thể khởi phát cấp tính sau chấn thương, sau động tác
vận động cổ quá mức, hoặc tự nhiên như sau khi ngủ dậy, hoặc xuất hiện từ từ,
âm ỉ, mạn tính.
- Hạn chế vận động cột sống cổ. Có thể kèm theo dấu hiệu vẹo cổ, hay
gặp trong đau cột sống cổ cấp tính.
- Điểm sau cột sống cổ khi ấn vào các gai sau, cạnh cột sống cổ tương
ứng các rễ thần kinh.
- Đau vùng gáy lan lên vùng chẩm và xuống vai hoặc cánh tay, bàn tay,
biểu hiện lâm sàng là hội chứng vai gáy, hoặc hội chứng vai cánh tay. Đau
thường tăng lên khi xoay đầu hoặc gập cổ về phía bên đau.
- Một số trường hợp có thể gặp đau ngực, đau đầu…
4. Biến chứng
13


Đau cổ vai thường không gây ra biến chứng nặng nề, trong một số trường
hợp thoát vị đĩa đệm chèn ép vào tủy có thể gây ra các rối loạn teo cơ bàn tay,
cánh tay 2 bên.
5. Phương pháp điều trị
5.1. Nguyên tắc chung:
+ Làm giảm triệu chứng đau.
+ Duy trì, hoặc điều trị phục hồi chức năng của cột sống.
+ Tránh các tác dụng độc do dùng thuốc.
5.2. Điều trị bảo tồn
- Nội khoa:
+ Thuốc giảm đau chống viêm: gồm lại non-steroid (như Aspirin,

Meloxicam, Cerecoxib…) và corticoid (Prednisolon, Methyl Prednisolon…). Là
thuoocscos tác dụng chống viêm và giảm đau nhanh. Khi dùng cần chú ý các tác
dụng phụ của thuốc đặc biệt là trên hệ tiêu hóa (gây viêm, loát dạ dạy – hành tác
tràng, thậm chí gây xuất huyết tiêu hóa).
+ Các thuốc bổ trợ: gồm các thuốc tăng cường bồi bổ sụn khớp như
Glucosamin, các loại thực phẩm chức năng, các chế phẩm đông y (cần chú ý
thuốc/thực phẩm chức năng có nguồn gốc rõ ràng, vì nhiều loại có thể được pha
thuốc chống viêm giảm đau khi dùng có thể gây tai biến).
- Vật lý trị liệu: gồm các phương pháp nhằm làm giảm đau, chống viêm
khớp, là các biện pháp điều trị tương đối an toàn. Trong đó kéo giãn cột sống là
phương pháp cơ bản trong điều trị đau cột sống, đặc biệt là do thoát vị đĩa đệm
5.3. Điều trị ngoại khoa
Trong trường hợp thoát vị đĩa đệm nặng bệnh nhân có thể được chỉ định
can thiệt giảm áp nội đĩa đệm, phẫu thuật lấy khối thoát vị bằng nội soi, phẫu
thuật thay đĩa đệm nhân tạo...
6. Phương pháp tập luyện
Hướng dẫn BN tự tập bài tập Mc Kenzie bao gồm 10 động tác (7 động tác
ở tư thế ngồi và 3 động tác ở tư thế nằm) được tập 3 lần trong ngày (sáng, chiều
và tối). Mỗi động tác tập từ 10-15 lần.
Các bài tập ở tư thế ngồi
Gấp cổ (hình 2.1)
Bệnh nhân ngồi đầu ở vị trí trung gian, từ từ đẩy cằm và uốn cong đầu
hướng về phía trước sau đó đặt 1 tay phía sau đầu tiếp tục từ từ đẩy đầu về phía
trước hướng xuống dưới để cằm di chuyển về phía ngực. Đẩy cho tới khi thấy
căng nhẹ ở phía sau cổ. Giữ vị trí này trong 10 giây.

14


Hình 2.1 Động tác gấp cổ

Co cổ ( hình 2.2)
Bệnh nhân ngồi trong tư thế tựa thẳng lưng, đầu ở vị trí trung gian nhẹ
nhàng đưa cằm về phía sau tiếp tục dùng tay đẩy cằm để đầu di chuyển về phía
sau ( tạo thành hình ảnh hai cằm). Tránh di chuyển đầu lên hoặc xuống. Giữ vị
trí này trong 10 giây.

Hình 2.2 Động tác co cổ
Duỗi cổ( Hình 2.3)
Bệnh nhân ngồi trong tư thế tựa thẳng lưng, đầu ở vị trí trung gian, nhẹ
nhàng ngửa cằm lên và chậm rãi ngửa đầu ra sau cho đến khi nhìn thẳng lên trần
nhà làm cho đầu ngửa ra. Giữ ở tư thế này trong 10 giây.

15


Hình 2.3 Động tác duỗi cổ
Nghiêng cổ (hình 2.4)
Bệnh nhân ngồi thẳng lưng đầu ở vị thế trung gian từ từ nghiêng đầu về
một bên đặt tay cùng bên lên trên đỉnh đầu và kéo nhẹ đến khi cảm thấy căng
nhẹ cơ vùng cổ. Giữ nguyên tư thế trong 10 giây sau đó nghỉ. Lặp lại động tác
trên với bên đối diện.

Hình 2.4 Động tác nghiêng cổ
Xoay cổ (hình 2.5)
Bệnh nhân ngồi đầu ở vị trí trung gian, từ từ xoay cổ về bên phải dùng tay
cùng bên giữ cằm, tay trái đặt vùng chẩm, dùng lực nhẹ xoay đầu sang phải,
đến khi cảm thấy căng nhẹ vùng cổ. Giữ vị trí này trong 10 giây. Lặp lại động
tác này với bên đối diện.

16



Hình 2.5 Động tác xoay cổ
Duỗi ngực trên
Bệnh nhân ngồi thẳng người trên ghế, đặt hai tay đằng sau gáy với các
ngón tay ở 2 bàn tay cài vào nhau. Từ từ đưa 2 khuỷu tay hướng lên trần nhà cho
tới khi cảm thấy căng nhẹ phần cổ dưới và phần trên của lưng. Giữ ở vị trí này
trong 10 giây.

Hình 2.6 Động tác duỗi ngực trên
Xoay ngực (hình 2.7)
Trong khi ngồi trên ghế vững, 2 tay đưa lên ngang cằm các ngón tay đan
vào nhau. Dùng cả 2 tay, từ từ xoay sang bên phải cho đến khi cảm thấy căng
nhẹ phần ngực trên và cổ. Giữ ở vị trí này trong 10 giây. Lặp lại động tác trên
với bên trái.

17


Hình 2.7 Động tác xoay ngực
Các bài tập tư thế nằm
Co cổ (hình 2.8)
Bệnh nhân nằm với gối mỏng kê dưới đầu. Từ từ đẩy cổ hướng xuống bàn
bằng cách đẩy cằm hướng xuống. Động tác này tạo ra hình ảnh “hai cằm” tránh
di chuyển đầu lên hoặc xuống. Giữ ở vị trí này 10 giây.

Hình 2.8 Bài tập co cổ (tư thế nằm ngửa)
Duỗi cổ (nằm sấp, hình 2.9)
18



Bệnh nhân nằm sấp trên giường hai tay chống cằm từ từ đẩy đầu ngửa ra
sau và quay mặt sang phải. Giữ ở vị trí này 10 giây. Lặp lại động tác với bên đối
diện.

Hình 2.9 Động tác duỗi cổ (nằm sấp)
Duỗi cổ (nằm ngửa, hình 2.10)
Bắt đầu với tư thế nằm trên giường dùng tay đỡ đầu nhấc khỏi giường. Từ từ
ngửa cổ để đầu dần dần hướng về phía dưới. Giữ ở tư thế này trong 10 giây.

Hình 2.10 Động tác duỗi cổ (nằm ngửa)
7. Cách phòng bệnh
- Chế độ tập luyện phù hợp.
- Các động tác nên tránh: không đội vật nặng trên đầu, không vận động
cột sống cổ quá mức, không ngồi lằm việc lâu với máy tính, giữ ấm vùng cổ vai
khi làm việc trong phòng điều hòa.

19


LIỆT NỬA NGƯỜI DO TỔN THƯƠNG NÃO
I. Mục tiêu
Bệnh nhân và người nhà hiểu các nội dung cơ bản của nguyên nhân gây
bệnh, triệu chứng, và biết cách phòng chống và tập luyện hàng ngày.
II. Nội dung
1. Định nghĩa
Liệt nửa người là hiện tượng giảm hoặc mất vận động chủ động của một
nửa bên cơ thể gồm: chân tay cùng bên và có thể kèm theo liệt nửa mặt cùng bên
do một tổn thương trung ương xâm phạm vào não.
2. Nguyên nhân

Nguyên nhân gây liệt nửa người là do một tổn thương ở một bên não gây
liệt ở bên đối diện (do thần kinh ở 1 bên não khi đi xuống sẽ bắt chéo chi phối
vận động ở bên đối diện). Các nguyên nhân tổn thương não gây liệt nửa người
thường gặp gồm:
- Đột quỵ não: do mạch não bị tắc (gọi là nhồi máu não) hoặc bị vỡ (gọi là
chảy máu não).
- Chấn thương sọ não: gây chảy máu ngoài màng cứng, chảy máu não
hoặc đụng dập não.
3. Triệu chứng
Liệt nửa người do tổn thương não thường tiến triển thành 2 giai đoạn:
3.1. Liệt mềm nửa người
- Liệt mềm nửa người thường chỉ xuất hiện tạm thời, ngay sau khi tổn
thương.
- Có thể liệt hoàn toàn hoặc không hoàn toàn, xuất hiện ở các cơ duỗi ở
chi trên và các cơ gấp ở chi dưới. Các cơ càng có chức năng vận động chủ động
nhiều thì càng thể hiện rõ (ví dụ các cơ phụ trách động tác tinh vi của các ngón
tay).
- Trương lực cơ giảm: Cơ nhẽo, độ gấp duỗi các khớp tăng, độ ve vẩy
tăng.
3.2. Liệt cứng nửa người
Trong đa số các trường hợp liệt cứng là giai đoạn tiếp theo sau của liệt
mềm .
Khám lâm sàng sẽ thấy liệt vận động nửa người và kèm theo các dấu hiệu:
- Tăng phản xạ gân xương: Phản xạ đáp ứng mạnh, lan tỏa, đa động. Có
thể thấy dấu hiệu rung giật bàn chân hoặc rung giật xương bánh chè.
- Co cứng tháp: Biểu hiện co cứng cơ có tính chất đàn hồi ở bên liệt, ưu
thế ở một số nhóm cơ tạo nên tư thế gấp ở chi trên và duỗi ở chi dưới.
4. Biến chứng
20



- Biến chứng do nằm lâu: loét điểm tỳ, viêm phổi phế quản…
- Biến chứng do liệt cứng: gây đau khớp, biến dạng chi thể.
5. Nguyên tắc, mục tiêu phục hồi chức năng
5.1. Nguyên tắc PHCN:
- PHCN phải được bắt đầu càng sớm càng tốt, ngay sau khi bệnh nhân bị
liệt nửa người, mỗi giai đoạn có những kỹ thuật và biện pháp cụ thể khác nhau.
- Lấy vai trò bệnh nhân là chính, thầy thuốc chỉ hướng dẫn và trợ giúp khi
cần thiết.
- Luyện tập từ đơn giản đến phức tạp, từ nhẹ đến nặng, đưa bệnh nhân ra
khỏi giường càng sớm càng tốt.
- PHCN cần tiến hành lâu dài, tiếp tục tại nhà và dựa vào cộng đồng.
5.2. Mục tiêu PHCN.
- Giúp bệnh nhân tự phục vụ cá nhân.
- Giúp bệnh nhân tự di chuyển (kể cả với dụng cụ trợ giúp).
- Giúp bệnh nhân thích nghi những di chứng còn lại.
- Giúp đỡ bệnh nhân về nghề nghiệp.
6. Phương pháp tập luyện hàng ngày
6.1. Đối với bệnh nhân phụ thuộc hoàn toàn.
6.1.1. Mục đích.
- Phòng chống loét.
- Phòng chống biến chứng co cứng cơ, teo cơ, cứng khớp.
- Tập vận động và hoạt động tự phục vụ.
6.1.2. Kỹ thuật.
Tư thế để chống mẫu co cứng cơ:
+ Bố trí giường: đặt bệnh nhân nằm bên liệt ở phía ngoài, bên lành ở phía
tường, bố trí các vật dụng trong phòng và khi có người thăm đều ở về phía bên
liệt.
+ Tư thế bệnh nhân nằm:
* Nằm nghiêng bên liệt: tư thế thân mình nửa ngửa có gối chèn ở lưng,

tay liệt khớp vai gấp 900, khớp khuỷu duỗi, chân liệt duỗi, chân lành gấp 900 ở
khớp háng và khớp gối.
* Nằm nghiêng bên lành: tay liệt gấp khớp vai 90 0 có gối đỡ, chân liệt
khớp háng và khớp gối gấp cũng có gối đỡ phía dưới.
* Nằm ngửa: đầu có gối đỡ, quay sang bên liệt, vai và tay bên liệt có gối
đỡ để đưa khớp vai ra trước, tay liệt có thể duỗi theo thân hoặc duỗi lên quá đầu.
Phòng và chống biến chứng do bất động.
- Thay đổi tư thế nằm: với bệnh nhân hôn mê tiến hành lăn trở bệnh nhân
ít nhất mỗi giờ một lần. Hàng ngày cần thay đổi tư thế nằm của bệnh nhân từ
nằm nghiêng, nằm sấp, nằm ngửa đến ngồi dậy và đứng lên. Tư thế ngồi và
21


đứng rất quan trọng để giúp lưu thông tuần hoàn máu và bạch huyết. Trong
trường hợp bệnh nhân không ngồi và đứng được thì sử dụng các loại giường hay
bàn dốc với các góc độ khác nhau.
- Tập thụ động: có thể hướng dẫn người nhà hoặc nhân viên y tế trực tiếp
tiến hành tập vận động thụ động cho bệnh nhân bằng các động tác xoa bóp và
tập theo tầm vận động của khớp.
- Tập chủ động: Ngoại trừ bệnh nhân hôn mê, còn lại đa số bệnh nhân đều
có thể tự tập với mức độ khác nhau. Việc tự tập cần được tiến hành càng sớm
càng tốt, tùy theo tình trạng có thể là tự xoa bóp, tự vận động khớp bên lành, tự
cử động khớp bên liệt, chi lành đỡ chi liệt vận động, tự lăn trở mình, tập thở.
Cần khuyến khích bệnh nhân tự mình hoặc có trợ giúp để ngồi dậy và thoát ly
khỏi giường đi lại trong phòng càng sớm càng tốt.
Duy trì tầm vận động khớp.
- Xoa bóp: xoa bóp các chi thể từ ngọn chi đến gốc chi.
- Duy trì tầm vận động thụ động các khớp bằng các bài tập cơ bản (như
trong bài “Tập theo tầm vận động khớp”.
- Hướng dẫn bệnh nhân tự tập:

+ Tập tay lành đỡ tay liệt, chân lành đỡ chân liệt.
6.2. Đối với bệnh nhân phụ thuộc một phần.
- BN nên bắt đầu tập ngay càng sớm càng tốt và ngay sau khi bị đột quỵ
hay chấn thương. Đôi khi BN cũng có thể bị tổn hại hay các yếu tố khác làm trở
ngại việc bắt đầu tập ngay sau tai nạn.
- Nếu ta trì hoãn sự khởi đầu chương trình tập, tức là ta làm cho những chi
không bị liệt và thân mình có thì giờ bị yếu dần đi vì không được dùng đến,
cũng như tạo thái độ lệ thuộc và tình trạng chán nản ở bệnh nhân.
6.2.1. Giai đoạn nằm tại giường:
- Trong thời gian nằm trên giường BN cần chú ý tập thụ động để duy trì
tầm hoạt động hoàn toàn của tay chân liệt hai lần mỗi ngày. Nếu BN liệt mềm
đừng kéo dài xương khớp vai ra mạnh lắm. Khớp xương này dễ bị hư hại khi
BN không có sức mạnh của cơ để bảo vệ nó.
- Đặt tư thế đúng: vị trí đúng ở trên giường rất quan trọng cho đến khi BN
có thể tự mình chuyển động từ nơi này sang nơi khác.
- Nếu BN có khả năng thay đổi vị trí của mình luôn mà không cần ai giúp
thì họ có thể tránh được chỗ da lở và duy trì được sức mạnh thân thể. Ta cần
phải tập cho BN biết chuyển động như sau:
+ Nghiêng bên liệt: lấy tay không liệt nắm cạnh giường bên liệt, rồi dùng
chân không liệt để tự mình quay.
+ Nghiêng bên không liệt: nắm vững cạnh giường bên ấy với tay không
liệt. Trước khi quay BN phải đặt tay liệt lên bụng và dùng chân không liệt luồn
dưới cổ chân liệt. Như vậy, chân không liệt sẽ giúp đỡ nâng sức nặng của chân
liệt.
22


+ Ngồi dậy: BN có thể dùng một sợi dây cột ở cuối giường tự kéo mình
lên đến vị thế ngồi. Một số BN có thể ngồi dậy trên giường bằng cách quay
mình về phía bên không liệt và chống tay không liệt để nâng mình đến vị trí

ngồi. Tuy nhiên chúng ta cần phải chú ý đặc biệt đến thăng bằng của người bệnh
khi ngồi.
6.2.2. Giai đoạn đứng dậy:
Khi BN có thể đi đến phòng điều trị, thì việc bắt đầu tập đứng, giữ thăng
bằng là vấn đề quan trọng nhất.
Bắt đầu đứng dậy theo cách này:
- BN ngồi trên một cái ghế vững chắc đặt giữa hai trụ song song. Nếu
dùng xe lăn thì trước hết phải khóa hai bánh. Tập cho BN biết dùng tay không
liệt để nắm chặt vào thanh cây để đứng lên và ngồi xuống.
- Tập cho BN biết đứng và giữ thăng bằng với sức nặng thân thể chi phối
đều lên cả hai chân. Ban đầu thì phải dùng tay không liệt nhưng khi đã có tiến
bộ một ít, thì không nên dùng tay nữa.
- Khi BN có sức mạnh và thăng bằng đầy đủ thì họ nên bắt đầu tập đi bộ
trong hai trụ song song và dùng tay không liệt để giữ cho vững chắc. Từ giai
đoạn này tiến tới việc đi bộ ngoài trụ song song với cây chống càng sớm càng
tốt.
+ Nếu BN có chân liệt cứng trầm trọng thì đó là vấn đề đặc biệt. Thường
thường khi BN đứng lên thì trước hết chân liệt sẽ co lại tại hông và gối. Đó là cử
động không tự ý và đôi khi BN không tự biết là chân co rút lại. Loại BN này khi
đứng lên thì nhớ phải đợi một chút rồi mới bước đi. Dần dần chân liệt sẽ giãn
nghỉ và dang thẳng ra, rồi BN có thể bắt đầu bước đi một cách vững vàng.
+ Nhớ rằng liệt bán thân lúc nào cũng có khuynh hướng ngã về bên liệt.
Khi bạn giúp một BN bước đi, lúc nào bạn cũng nên ở bên liệt của BN và chú ý
cẩn thận.
6.2.3. Lên xuống cầu thang:
- Đi lên xuống thang lầu là một cách tập có hiệu quả để thêm sức mạnh và
điều hòa cho thân liệt, rèn luyện hô hấp và tim mạch.
+ Đi lên cầu thang: BN nên bước bàn chân không liệt lên bậc tầng cấp
trước và bàn chân liệt sau. Họ nắm chặt lan can với tay không liệt để cho vững
chắc. Nếu thang lầu không có lan can thì BN nên cầm cây chống ở bàn tay

không liệt. Chống cây lên bậc tầng cấp đồng thời với chân liệt bước lên.
+ Đi xuống cầu thang: Nếu BN muốn thì có thể đi thụt lùi xuống cầu
thang như sau: để bàn chân liệt xuống trước và bàn chân không liệt sau. Dùng
lan can hay cây chống đồng thời với chân liệt. Sau khi BN đã có thêm sức mạnh
và lòng tự tin thì họ có thể đi tiến xuống. Cách đi không thay đổi: chân liệt
xuống trước và chân không liệt xuống sau.
6.2.4. Cách đi với cây chống, gậy:

23


Đưa tay không liệt đặt với cây chống tới trước cho tới khi đầu của cây
chống đặt trên sàn nhà cách đầu ngón chân không liệt chiều dài của một bàn
chân về phía trước và độ 15cm về phía bên. Rồi bàn chân liệt đưa tới trước cho
đến khi gót chân liệt ngang với ngón của bàn chân không liệt rồi dời sức nặng
thân thể lên trên bàn chân liệt và cây chống. Bàn chân không liệt đi tới trước bàn
chân không liệt cho tới khi gót chân ngang với ngón chân liệt.
6.2.5. Động tác thường ngày:
Đồng thời với tất cả các giai đoạn tập khác ta nên cho BN tự làm các động
tác thường ngày (hoạt động trị liệu). Cơ thể người ta liệt bán thân mà vẫn ăn,
mặc quần áo, viết chữ… với một cánh tay được. Nếu BN có cánh tay ưu thế bị
liệt thì ban đầu họ sẽ làm những động tác này chậm và vụng về. Nhưng rồi BN
sẽ tiến bộ hơn khi đã kiên trì tập.
6.3. Yếu tố tâm lý:
Với BN liệt bán thân nặng ta có thể đoán trước là BN sẽ có sự thay đổi
tâm sinh lý một cách vô cớ. Họ có thể khóc hay cười mà không có lý do. BN
thường có những hành động thiếu tự chủ. Thông thường ta không nên để ý đến
những hành động lạ đó mà nên chờ cho BN có đủ thì giờ tự trở lại sự bình
thường.
7. Dự phòng

- Dự phòng các yếu tố gây đột quỵ tái diễn: kiểm soát huyết áp, đường
máu, không sử dụng chất kích thích (thuốc lá, rượu…)
- Phòng ngã thứ phát

24


PHỤC HỒI CHỨC NĂNG SAU GÃY XƯƠNG
I. Đại cương
Khi gãy xương có những trường hợp bị giập, như vậy không chỉ xương bị
tổn thương mà các cơ, gân, dây chằng cũng bị tổn thương theo. Tùy theo từng
mức độ thương tổn, bệnh nhân được bó bột hay phải mổ kết xương và khâu lại
phần mềm bị rách, giập.
Sau một thời gian bị cố định, người bệnh hầu như không có sự vận động ở
chỗ bị tổn thương cho nên dễ bị mất cảm giác và có biểu hiện teo ở những nơi
này. Có những trường hợp do đau đớn không chịu vận động đã dẫn đến loét do
tỳ đè lâu ngày, thậm chí nhiễm khuẩn hô hấp, tắc mạch chi, giảm phản xạ đại
tiểu tiện… đây là biểu hiện hay gặp ở người già. Vì vậy sau mổ, phải bó bột
người bệnh phải tự giác, kiên trì, chịu đau, phục hồi cử động khớp, duy trì sức
cơ, tỷ lệ liền xương sẽ tăng nhờ vận động.
II. Nội dung
1. Phục hồi chức năng giai đoạn bất động:
Là giai đoạn bó nẹp, bó bột, giai đoạn hậu phẫu sau phẫu thuật kết xương.
1.1. Mục tiêu:
- Tránh biến chứng (loét, viêm phổi...)
- Giảm đau, chống phù nề.
- Tránh teo cơ, cứng khớp do bất động.
- Duy trì vận động phần thân thể không bị bất động.
1.2. Phương pháp:
- Tránh biến chứng: bằng thay đổi tư thế, chăm sóc điểm tỳ.

- Dùng nhiệt: Tác dụng của dùng nhiệt là giảm đau, đỡ khó chịu, có lợi
ích khi tập cử động chủ động. Dùng túi chườm nước nóng, chườm lên chỗ đau
để luyện tập. Chú ý không được dùng nhiệt song ngắn cho toàn chi có đinh, nẹp
vít vòng thép kim loại nóng lên có thể làm hỏng tổ chức, dễ gây viêm rò.
- Biện pháp xoa nắn: Nên xoa nắn thường xuyên ổ gãy xương liền khớp.
Chỉ xoa nắn nhẹ nhàng bằng tay mà không được dùng các loại dầu cao, cồn,
thuốc xoa bóp nào để xoa vào các khớp, vì như vậy rất có thể làm cho xơ cứng
khớp, vôi hóa cạnh khớp.
- Tập duy trì sức cơ: Tập co cơ đẳng trường hay co cơ tĩnh (độ dài bó cơ
không thay đổi, khớp không cử động. Khi khớp cử động còn đau nhiều thì tập
căng cơ, khi khớp đỡ đau thì tập co cơ.
- Tập vận động chủ động: đối với các cơ, khớp không bị bất động.
2. Phục hồi chức năng giai đoạn sau bất động.
2.1. Mục tiêu:
- Giảm đau, giảm sưng nề.
- Gia tăng tuần hoàn, phá tan kết dính.
25


×