Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học môn toán theo mô hình trường học việt nam mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (432.94 KB, 12 trang )

Nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học môn
Toán theo mô hình trường học Việt Nam mới (VNE)
tại các trường Tiểu học thành phố Lào Cai, tỉnh Lào
Cai
Gửi vào: 14:26 12/02/2015

Tóm tắt: Mô hình trường học mới VIETNAM ECUELA NUEVA (VNEN) là mô hình giáo dục tiên tiến,
phù hợp nhất với Việt Nam. Hiện nay, Bộ Giáo dục & Đào tạo chính thức triển khai thử nghiệm mô hình
trường học mới (VNEN) cho 63 tỉnh thành cả nước với tất cả các môn học, trong đó có môn Toán tại
các trường tiểu học thành phố Lào Cai. Quá trình triển khai, công tác quản lý hoạt động dạy học môn
Toán theo mô hình này còn gặp nhiều khó khăn. Do đó, để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học
môn Toán theo mô hình VNEN ở trường tiểu học cần điều tra thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân, từ đó
xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo mô hình VNEN một cách phù hợp.
1. Đặt vấn đề
Mô hình trường học mới VNEN do nhà giáo Vicky Colbert triển khai khởi nguồn tại Côlômbia vào năm
1970 để dạy học trong những lớp ghép ở vùng miền núi khó khăn, theo nguyên tắc lấy học sinh (HS) làm
trung tâm. Năm 2009, UNESCO, UNICEF &WB giới thiệu mô hình trường học mới tại Hội nghị Giáo
dục khu vực ở CEBU Philipin. Năm 2010, Bộ GD&ĐT cử đoàn tham quan mô hình tại Côlômbia và xây
dựng Mô hình của Việt Nam. Dự án về sư phạm Mô hình trường học mới tại Việt Nam (GPE-VNEN,
Global Partnership for Education - Viet Nam Escuela Nueva) nhằm xây dựng và nhân rộng một kiểu mô
hình nhà trường tiên tiến, hiện đại, phù hợp với mục tiêu phát triển và đặc điểm của giáo dục Việt Nam.
Dự án đã đầu tư cho một số trường tiểu học dạy thử nghiệm, năm học 2011- 2012, thử nghiệm tại 12
trường thuộc 6 tỉnh, trong đó có 4 trường tiểu học ở hai huyện Bát Xát và Sa Pa tỉnh Lào Cai. Mô hình
này vừa kế thừa những mặt tích cực của mô hình trường học truyền thống, vừa có sự đổi mới căn bản
toàn diện, có tính hệ thống, bao gồm đổi mới cách dạy, cách học, hướng vào phát triển con người, biến
hoạt động giáo dục của nhà trường thành hoạt động tự giáo dục của học sinh. Cách thức đánh giá, tổ
chức quản lý lớp học, quản lý nhà trường, việc tổ chức hoạt động dạy học cần có sự tham gia của cha mẹ
học sinh (CMHS), cộng đồng. Năm học 2013 - 2014, Sở Giáo dục và Đào tạo Lào Cai đã triển khai thử
nghiệm mô hình này tại 81 trường tiểu học, thành phố Lào Cai có 8 trường với tất cả các môn, trong đó
có môn Toán. Trong quá trình triển khai, công tác quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo mô hình
trường học mới (VNEN) còn gặp nhiều khó khăn, cần điều tra thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân, từ đó


xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo mô hình này một cách phù hợp.
2. Thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo mô hình VNEN ở các trường
tiểu học thành phố Lào Cai
2.1. Vài nét về tình hình phát triển giáo dục ở các trường tiểu học thành phố Lào Cai
Hiện nay 17 phường xã của thành phố Lào Cai đã hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi, phổ
cập giáo dục TH đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS. 100% các trường tiểu học trên địa bàn thành
phố Lào Cai thực hiện nghiêm túc chương trình, kế hoạch và thời gian của năm học. Hàng năm số HS
đạt yêu cầu tối thiểu về kiến thức, kỹ năng đạt từ 90% trở lên. Số HS đạt giải học sinh giỏi, học sinh


năng khiếu các cuộc thi giao lưu Văn, Toán tuổi thơ, giải Toán, tiếng Anh qua Internet, thi viết chữ đẹp
các cấp luôn đứng đầu tỉnh.
Năm học 2013 - 2014 có 8/23 trường tiểu học trong thành phố tổ chức dạy học theo mô hình VNEN cho
HS khối lớp 2, 3, 4 với 112 lớp với 3490 học sinh, đồng thời phòng GD&ĐT Lào Cai tiếp tục chỉ đạo
các trường Tiểu học không tham gia dự án vận dụng nhân rộng mô hình (soạn và giảng theo tài liệu
VNEN ít nhất 2 tiết/tuần), các trường THCS tiếp cận và làm quen với phương pháp dạy học theo mô
hình này.
2.2. Thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo mô hình VNEN ở các trường
Tiểu học thành phố Lào Cai
Qua khảo sát, thăm dò ý kiến của các CBQL, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh của 8 trường tiểu
học áp dụng dạy học theo mô hình VNEN tại thành phố Lào Cai chúng tôi có nhận định như sau:
Các trường tiểu học thành phố Lào Cai đã chỉ đạo GV tham gia đầy đủ, chủ động và tích cực các hoạt
động tập huấn do Dự án, Sở GD&ĐT và phòng Giáo dục thành phố Lào Cai tổ chức. Chú trọng công tác
tập huấn tại đơn vị theo hướng minh họa thực hành trên đối tượng học sinh. Thường xuyên tổ chức hội
thảo chuyên đề theo từng môn học, trong đó có môn Toán nhằm nâng cao năng lực cho giáo viên (GV)
như sinh hoạt chuyên môn nhóm ngang, nhóm năng lực, kiểm tra kiến thức giáo viên, dự giờ. Qua đó,
GV được học tập kinh nghiệm của những GV dạy tốt, được trao đổi các khó khăn, vướng mắc khi dạy
học môn Toán theo mô hình VNEN và cùng nhau bàn biện pháp tháo gỡ.
Hoạt động nâng cao nhận thức cho GV, HS, phụ huynh học sinh, cộng đồng được các trường tiểu học
thành phố Lào Cai quan tâm và nhận được sự đồng tình, ủng hộ. Các trường đã tổ chức các cuộc họp với

CMHS để giới thiệu, huy động họ phối hợp tham gia các hoạt động như hướng dẫn học sinh tự học hoạt động ứng dụng - ở nhà, mời CMHS đến thăm lớp, dự giờ, tham gia một số hoạt động do Hội đồng
tự quản tổ chức.
Phòng GD&ĐT tuyên truyền về mô hình VNEN tới các đơn vị trường học để CBQL, GV nhận thức đầy
đủ về mô hình và sẵn sàng tiếp thu cái mới. Các trường đã xây dựng kế hoạch tổng thể của năm học
trong đó lồng ghép kế hoạch dạy học theo mô hình trường học VNEN.
Các trường chú trọng đến công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tự học tự bồi dưỡng phương pháp
dạy học, áp dụng phương pháp giảng dạy VNEN của giáo viên trên lớp vào việc bồi dưỡng giáo viên tại
chỗ. Chú trọng dạy học tập trung vào người học, khả năng tự học, phát huy tính tích cực tìm tòi sáng tạo
của HS, đổi mới cách kiểm tra đánh giá (KTĐG) là những nội dung được đa số GV tán thành. Bên cạnh
đó, cần tăng cường sử dụng TBDH và linh hoạt trong việc sử dụng các logo vào giảng dạy Toán ở tiểu
học còn nhiều GV chưa hưởng ứng.
Công tác chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học về cơ bản GV thực hiện tương đối tốt 5 bước giảng dạy
theo mô hình VNEN, HS thực hiện mười bước học tập. GV dạy học thông qua các hoạt động trải
nghiệm, khám phá, phát hiện của HS; HS được học theo tốc độ phù hợp với trình độ nhận thức của cá
nhân; Nội dung học thiết thực, gắn kết với thực tiễn đời sống hàng ngày của HS; Kế hoạch dạy học được
bố trí linh hoạt; Môi trường học tập thân thiện, phát huy tinh thần dân chủ, ý thức tập thể; Chú trọng kĩ
năng làm việc theo nhóm hợp tác; Phối hợp chặt chẽ giữa phụ huynh, cộng đồng và nhà trường.
Công tác KTĐG trong quá trình triển khai thực hiện dạy học môn Toán theo mô hình VNEN, CBQL và
GV các trường đã hiểu được cách đánh giá HS đã có sự thay đổi căn bản: Đánh giá quá trình học tập kết
hợp định lượng (bằng cách cho điểm) và định tính (bằng nhận xét) của GV, GV tạo mọi cơ hội để bản


thân mỗi HS tự đánh giá mình, kết hợp sự đánh giá của CMHS và cộng đồng cùng tham gia đánh giá, sự
đánh giá đó bao gồm cả việc đạt được mục tiêu kiến thức, sự tự giác, tự tin, ý thức, sự tương tác trong
quá trình học tập. Tạo cho các em thói quen biết chia sẻ, đánh giá nhưng quan trọng hơn là biết động
viên bạn tiến bộ kết hợp cả việc định tính với định lượng để kiểm soát chất lượng mang tính toàn diện
hơn.
Nhiều trường tiểu học đã tổ chức cho CMHS được dự giờ các lớp học, tự đánh giá, nhận xét con em
mình và cam kết với nhà trường trong quá trình phối hợp giáo dục. Các trường đã huy động sự tham gia
của cộng đồng vào các hoạt động giáo dục tại trường lớp: Xây dựng bản đồ cộng đồng, tham gia giúp

học sinh tranh cử Hội đồng quả trị, hướng dẫn học sinh học theo nội dung hoạt động ứng dụng, hướng
dẫn viết nhật kí học tập, tham gia vào việc đánh giá học sinh, trang trí lớp học, hỗ trợ thư viện lớp học,
thư viện trường, giáo dục an toàn giao thông, môi trường, sức khỏe cho học sinh. Hỗ trợ cơ sở vật chất
trường lớp bằng sức lực, vật chất.

Trường tiểu học Hoàng Văn Thụ - thành phố Lào Cai
2.3. Một số tồn tại trong công tác quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo mô hình VNEN
Mặc dù việc thực hiện dạy học môn Toán theo mô hình trường học VNEN của 8 trường tiểu học trên địa
bàn thành phố Lào Cai trong năm học qua đã đạt được những thành tựu nhất định song vẫn còn nhiều tồn
tại như:
CBQL các trường tiểu học đã có nhận thức đúng tầm quan trọng của quản lý hoạt động dạy học môn
Toán theo mô hình VNEN, song còn có trường chưa quan tâm đầy đủ đến những yêu cầu trong quá trình
dạy học nói chung và dạy học từng môn học trong đó có môn Toán nói riêng. Tư tưởng của một số GV
còn dao động khi thấy thực hiện theo mô hình này gặp nhiều khó khăn, ngại khó trước những chủ trương
mới và chưa thực sự nhiệt tình.
Một bộ phận GV còn lúng túng trong quá trình dạy học để vận dụng tốt qui trình 5 bước: chưa xác định
được hoạt động nào là hoạt động tạo hứng thú, hoạt động nào là tổ chức cho HS trải nghiệm và hoạt


động nào là rút ra kiến thức mới. Từ đó GV sử dụng thời gian chưa hợp lý cho các hoạt động làm ảnh
hưởng đến thời gian dành cho nhiệm vụ trọng tâm của hoạt động cơ bản xây dựng kiến thức mới chưa
hợp lí. GV chưa phát huy hết khả năng của HS, chưa rèn cho HS thực hiện triệt để chỉ dẫn của 10 bước
học tập, đôi khi còn làm thay cho nhóm khi lấy sẵn tài liệu; chưa cho các nhóm hoạt động theo đúng chỉ
dẫn.
Kỹ năng tính toán, điều hành nhóm của học sinh, nhất là học sinh lớp 2 và học sinh vùng ven, vùng xa
còn nhiều hạn chế. Nhiều nội dung của môn Toán khó nên học sinh yếu nhận thức chậm, thực hành khó
khăn. Một bộ phận HS chưa có ý thức tự giác học tập, chưa biết cách tự học. Nhiều cha mẹ HS ở vùng
xa không đủ trình độ, điều kiện để hướng dẫn con học và không có thời gian tham gia vào các hoạt động
giáo dục của nhà trường.
Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học chưa đáp ứng một cách tốt nhất cho hoạt động dạy học: Hệ thống

phòng học, phòng thực hành chưa đáp ứng được việc tổ chức lớp học VNEN, phòng học bộ môn, bàn
liền ghế nên HS khó di chuyển. Đầu năm học, tài liệu "Hướng dẫn học" cho GV, HS, CMHS còn muộn
và thiếu.
Hệ thống văn bản pháp lý chưa thể hiện tốt vai trò công cụ trong quản lý hoạt động dạy học: Chưa đảm
bảo tính đồng bộ về các văn bản lưu trữ hồ sơ trong quá trình đánh giá, kiểm định chất lượng...
Công tác KTĐG của một số trường và một số GV chưa thường xuyên và chưa kịp thời. Đến cuối kì học,
năm học mới tổng kết một cách chung chung, do đó không thấy hết được những mặt mạnh, mặt hạn chế,
yếu kém để khen thưởng hay phê bình đúng người, đúng việc. Việc làm này dẫn đến tình trạng cào bằng
trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của GV chưa không động viên, khuyến khích kịp thời GV tích cực
trong dạy học theo mô hình VNEN. Từ đó, nhà trường sẽ gặp khó khăn trong việc cuốn hút sự nhiệt tâm
của giáo viên đổi mới PPDH theo mô hình trường học mới VNEN.


Tiết học Toán theo mô hình VNEN tại trường tiểu học Lê Ngọc Hân - TP Lào Cai
3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo mô hình
VNEN

Tiết học Toán theo mô hình VNEN tại trường tiểu học Bắc Cường - TP Lào Cai
Thiết kế một chương trình hành động tối ưu có thể quản lý và huy động mọi tiềm năng để thực hiện có
hiệu quả những mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn học tập và giảng dạy của thầy và trò nhằm làm cho
hoạt động dạy và học môn Toán của các trường TH đi vào nền nếp, đúng kế hoạch, đảm bảo chất lượng
và đạt được mục tiêu giáo dục của môn học theo yêu cầu giáo dục hiện nay.
- Tổ chức cho đội ngũ GV tham gia đầy đủ, chủ động và tích cực các hoạt động bồi dưỡng nâng cao
trình độ chuyên môn như: Tập huấn về PPDH Toán theo mô hình VNEN; GV tự học, tự bồi dưỡng; Bồi
dưỡng qua dự giờ, thăm lớp; Bồi dưỡng ngắn hạn trong hè; Bồi dưỡng dài hạn, tập trung; Bồi dưỡng qua
các chuyên đề; Tổ chức sinh hoạt cụm chuyên môn giữa các trường; Chọn cử GV có khả năng bồi dưỡng
chuyên sâu môn Toán theo mô hình VNEN cho từng khối lớp để bồi dưỡng lâu dài. Tạo điều kiện bố trí
cho CBQL, GV và HS được tham gia giao lưu, học hỏi kinh nghiệm ở các tỉnh có các trường tiểu học
đang tham gia Dự án.
- Chỉ đạo đổi mới PPDH giáo viên thành thạo 5 bước giảng dạy, học sinh thành thạo mười bước học tập

theo mô hình trường học mới và tổ chức hoạt động nhóm hiệu quả, linh hoạt. GV cần có kĩ thuật dạy học
Toán, linh hoạt trong việc tổ chức cho HS học theo tài liệu. Mô hình trường học mới Việt Nam vẫn thực
hiện theo chương trình tiểu học chung của cả nước nhưng đổi mới việc biên soạn hệ thống tài liệu phục


vụ dạy học tác động tới cả 3 đối tượng (3 trong 1) - Tài liệu được dùng chung cho HS, GV,và CMHS.
Cuốn "Tài liệu hướng dẫn học..." được xây dựng trên cơ sở SGK, vở bài tập và sách hướng dẫn giáo
viên. Tài liệu được viết dưới dạng các hoạt động học tập: Hoạt động cơ bản, hoạt động thực hành, hoạt
động ứng dụng. Chính vì vậy, hiện nay khi lên lớp không đòi hỏi GV phải soạn bài, nhưng qua nghiên
cứu của nhóm tác giả và qua thực nghiệm: trước khi lên lớp GV cần có sự chuẩn bị kế hoạch, dự đoán
trước các tình huống, vì GV là người nắm được nhận thức của từng đối tượng HS, GV chủ động, linh
hoạt trong việc theo dõi, giúp đỡ và hướng dẫn HS tự học; và chủ động trong việc trợ giúp các nhóm khi
gặp khó khăn, điều chỉnh một số hoạt động cho phù hợp với đối tượng học sinh; đưa ra từng mức độ trợ
giúp đối với từng đối tượng HS. GV chủ động tổ chức cho HS biên soạn nội dung bài tập (trong khoảng
thời gian dôi dư) để các em được luyện tập và thực hành nhiều hơn, vận dụng linh hoạt hoạt động ứng
dụng, có kiểm soát và đánh giá kết hợp cùng với CMHS theo nguyên tắc tương tác đa chiều. HS nâng
cao ý thức tự học và hoạt động tự học trong môi trường có tính hợp tác cao, rèn cho HS tự tin trong giao
tiếp, có ý thức tự giác, tự quản trong hoạt động tập thể.
- Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn tiến hành kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học, kiểm tra đánh giá
giờ dạy trên lớp của GV; kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS; đánh giá của CMHS và cộng đồng
về kết quả giáo dục HS; Lấy ý kiến phản hồi về DH Toán theo mô hình trường học mới VNEN của GV,
HS, CMHS; Sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả dạy học theo mô hình VNEN, điều chỉnh và đúc rút kinh
nghiệm.
- Tăng cường huy động cộng đồng tham gia công tác dạy học Toán theo mô hình trường học mới VNEN
tạo sự đồng thuận ngay từ đầu năm học trong việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường, xã hội tạo môi
trường XHHT theo đúng tinh thần đổi mới PPDH theo mô hình VNEN.

CHUYÊN ĐỀ:
ĐỔI MÓI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 2,3 THEO MÔ HÌNH VNEN
I, ĐẶT VẤN ĐỀ:

Bậc tiểu học là bậc học góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Môn toán cũng
như những môn học khác cung cấp những tri thức khoa học ban đầu, những nhận thức về thế giới xung quanh nhằm phát triển năng lực nhận
thức, hoạt động tư duy và bồi dưỡng tình cảm đạo đức tốt đẹp của con người. Không những thế môn toán học là môn khoa học tự nhiên có
tính lôgíc và tính chính xác cao, nó là chìa khóa mở ra sự phát triển của các bộ môn khoa học khác.
Việc dạy – học theo phương pháp hiện hành cũng có mặt tích cực tuy nhiên vẫn chưa phát huy hết vai trò tự chủ, tính tích cực sáng tạo của
HS. Vì nếu chỉ dạy học như vậy thì việc học tập của học sinh sẽ diễn ra thật đơn điệu, tẻ nhạt và kết quả học tập sẽ không cao. Nó là một
trong những nguyên nhân gây ra cản trở việc đào tạo các em thành những con người năng động, tự tin, sáng tạo sẵn sàng thích ứng với
những đổi mới diễn ra hàng ngày.
Vì thế, việc áp dụng mô hình VNEN vào trường Tiểu học hiện nay sẽ đạt hiệu quả cao hơn và đây là mô hình lấy học sinh làm trung tâm trong
các hoạt động dạy học giúp các em tự chiếm lĩnh kiến thức, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
Mô hình trường tiểu học kiểu mới giúp học sinh rèn phương pháp tự học, tự giác, tự quản, tự trọng, tự tin, tự đánh giá, tự hợp tác, tự rèn
luyện kỹ năng, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh.
Qua một học kỳ tham gia giảng dạy thí điểm theo mô hình VNEN tại trường Tiểu học Quảng Lập, chúng tôi nhận thấy đây là mô hình đáp ứng
đúng theo yêu cầu của giáo dục hiện nay đó là đổi mới phương pháp dạy học “Phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh”.
Bản thân mỗi học sinh rất hứng thú và rất thích được học theo mô hình này. Tuy nhiên, trong khi giảng dạy chúng tôi cũng gặp không ít những
khó khăn lúng túng về phương pháp về sự chuẩn bị đồ dùng dạy học, làm thế nào để phát huy hết tính tích cực, chủ động sáng tạo của học
sinh? Với mong muốn được chia sẻ và học hỏi thêm kinh nghiệm ở đồng nghiệp để chúng tôi thực hiện chương trình theo dự ánVNEN đem
đến thành công hơn. Chính vì lý do trên mà chúng tôi mạnh dạn thực hiện chuyên đề về: Đổi mới phương pháp dạy học môn toán lớp 2,3
theo mô hình VNEN.
II.THỰC TRẠNG:
1, Thuận lợi:
- Trường Tiểu học Quảng Lập là trường đầu tiên của huyện tham gia giảng dạy thí điểm theo mô hình VNEN và được rất nhiều sự quan tâm
hỗ trợ của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đơn Dương, của chính quyền địa phương và đặc biệt là sự quan tâm, giúp đỡ của nhà trường
luôn tạo mọi điều kiện để giúp chúng tôi hoàn thành tốt công tác dạy và học đúng theo tinh thần của VNEN.
- Cơ sở vật chất trường lớp tương đối khang trang. Lớp học có đầy đủ hệ thống bóng đèn điện, máy quạt, cửa sổ, cửa chính cung cấp đủ ánh
sáng cho các em học tập . Môi trường học tập sạch sẽ, thân thiện.
- Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, hết lòng vì học sinh thân yêu.
- 100 % GV được tham gia tập huấn theo mô hình trường tiểu học mới VNEN.



- Đa số học sinh chăm ngoan, có ý thức học tập tốt.
- Tài liệu học tập được thiết kế theo kiểu “3 trong 1” (bao gồm cả sách giáo khoa, sách giáo viên và vở bài tập), nhìn vào tài liệu rất thuận tiện
cho cả giáo viên và học sinh trong quá trình dạy và học. Mặc khác tài liệu học tập cung cấp về được in màu và tranh ảnh rất đẹp nên gây
hứng thú học tập của học sinh.
- Đa số phụ huynh nhiệt tình rất quan tâm đến việc học tập của con em mình, mua sắm đầy đủ đồ dùng học tập cho học sinh. Thường xuyên
phối kết hợp với giáo viên trong công tác giảng dạy cũng như trang trí lớp.
2. Khó khăn :
*Về phía giáo viên:
- Đây là mô hình trường học kiểu mới cho nên giáo viên vừa trải nghiệm, vừa rút kinh nghiệm chắc chắn không tránh khỏi bỡ ngỡ, lúng túng
với phương pháp giảng dạy mới.
- Tuy không soạn bài nhưng giáo viên mất rất nhiều thời gian vào việc chuẩn bị đồ dùng học tập như: phiếu bài tập ( cá nhân, nhóm, phiếu
thống nhất), thẻ từ, thẻ số ….. Và góc học tập môn toán chưa thật sự phong phú, chưa thu hút được học sinh.
*Về phía học sinh:
- Đây là năm đầu tiên học sinh được tiếp cận với phương pháp học mới nên các em vẫn còn lúng túng, chưa biết cách tự học cho nên dẫn
đến tình trạng khi ngồi học theo nhóm các em không chịu hợp tác làm việc mà chỉ tranh thủ ngồi nói chuyện, làm việc riêng.
- Trong học tập, các nhóm trưởng chưa nhanh nhẹn, còn nhút nhát, chưa biết cách điều khiển các bạn học nhóm.
- Tài liệu hướng dẫn học thường cấp về trễ và không đủ cho mỗi học sinh một cuốn cho nên học sinh gặp khó khăn khi làm việc với tài liệu.
- Từ những thực trạng trên, chúng tôi đã đưa ra một số biện pháp sau nhằm khắc phục những tồn tại như sau :
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN :
1, Người giáo viên phải hiểu đổi mới phương pháp dạy học theo mô hình VNEN là như thế nào?
Phương pháp dạy học theo mô hình VNEN là phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm vừa là giá đỡ, vừa là trụ cột chi phối
các hoạt động sư phạm trong nhà trường VNEN. Tổ chức lớp học không chỉ phù hợp với phương pháp của VNEN mà còn tạo ra môi trường
sư phạm thân thiện, dân chủ, hợp tác giữa các thành viên trong trường và với cộng đồng. Mô hình VNEN sẽ tạo điều kiện cho giáo viên và
học sinh phát huy tốt nhất các năng lực cá nhân và giá trị đích thực của các em.
Phương pháp dạy học môn toán trong mô hình nhà trường VNEN là tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, giúp học sinh bước
đầu rèn luyện khả năng tự học và hình thànhphương pháp học tập, làm việc tích cực, chủ động, sáng tạo.
2, Đổi mới phương pháp dạy của giáo viên:
Tuy GV không soạn bài nhưng phải nghiên cứu thật kỹ tài liệu để đổi mới phương pháp dạy học và tại sao chúng ta lại phải nghiên cứu kỹ tài
liệu là vì:
+ Tài liệu hướng dẫn học của mô hình “Trường tiểu


9

các
học mới” được viết theo hướng tổ chức dạy học thông qua trải nghiệm. Cách viết này không chú trọng trình bày ôm đồm nhiều kiến thức,
không dùng nhiều chữ để mô tả sự vật hiện tượng mà thiên về việc mô tả tổ chức các hoạt động độc lập, hoặc nhóm hợp tác, khuyến
khích các hoạt động tự học của học sinh. Ngoài ra, tài liệu hướng dẫn học cũng sử dụng nhiều tranh ảnh để phản ánh và minh họa những

các thành viên trong
nhóm.
các thành viên trong
nhóm.
kiến thức tron

g các bài học.

+ Bản chất của tài liệu là một bản thiết kế “3 trong 1” dùng cho HS và dùng cho cả GV trong trường Tiểu học thực hiện theo mô hình trường


học mới EN. Với HS, đây là tài liệu hướng dẫn các em tự học để đạt mục tiêu của từng bài, tiến tới đạt mục tiêu của năm học. Với GV, đây là
một bản thiết kế để GV dựa vào đó biết cách tổ chức các hoạt động học tập cho HS, biết cách kiểm tra, biết cách đánh giá kết quả học tập
của học sinh, biết tự kiểm soát việc dạy học của chính mình, qua đó giúp HS rèn luyện kỹ năng thực hành phát hiện và giải quyết vấn đề.
+ Hình thức tổ chức dạy học khá đa dạng: hình thức học cá nhân, hình thức học theo cặp, hình thức học theo nhóm, hình thức tất cả
HS học cùng với GV, hình thức cá nhân học vớicộng đồng. Mỗi hình thức này được thể hiện rất rõ bằng những logo trước mỗi hoạt động
của bài. Tuy nhiên, khi thực hiện giáo viên cần căn cứ vào đặc điểm, trình độ của HS, điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng lớp từng trường
để chủ động lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, chủ động điều chỉnh, thay thế hoặc bổ sung những bài tập hoặc
những hoạt động sát với thực tế đời sống, phù hợp với truyền thống văn hóa của cộng đồng dân cư nơi HS đang sinh sống, phù hợp với đặc
điểm và trình độ HS trong lớp học của mình sao cho đảm bảo dạy học theo đúng mục tiêu, chuẩn kiến thức kỹ năng đã xác định. Đảm bảo
những yêu cầu tối thiểu cần đạt sau mỗi giai đoạn học tập.
Ví dụ: Bài 51: Các số có bốn chữ số ( tài liệu toán 3 trang 7) ở HĐ Thực hành (logo cá nhân). Tất cả các bài tập ở hoạt động này tương đối

dễ với HS kinh. Vì vậy riêng bài số 5: Viết số tròn nghìn thích hợp vào chỗ chấm. GV có thể thay thế hình thức khác như chơi trò chơi “Tiếp
sức”: Lớp được chia làm 3 đội, mỗi đội có 6 HS (đối với những bài như thế này, giáo viên cũng không quên động viên, khuyến khích HS đạt
chuẩn tham gia) nối tiếp nhau viết số tròn nghìn thích hợp vào chỗ chấm.
Mô hình trường học kiểu mới được chuyển đổi từ hoạt động dạy của giáo viên sang hoạt động học của học sinh, giúp học sinh phát huy tối đa
phương pháp học nhóm. HS tự học, tự chiếm lĩnh kiến thức, tự giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và giáo viên chỉ là người hướng dẫn, hỗ trợ khi
cần thiết.
Trong một tiết học, làm thế nào để biết được mức độ nắm bài của học sinh? Để giải quyết được câu hỏi này, chúng tôi đã đưa ra 2 cách
giải quyết như sau:
Cách 1: Giáo viên trực tiếp đến kiểm tra từng học sinh trong nhóm bằng những hệ thống câu hỏi đã chuẩn bị sẵn. Hoặc kiểm tra đánh giá
bằng nhận xét qua quan sát việc HS làm cá nhân có hoàn thành từng mục tiêu trong quy trình các bước về nội dung học hay không và tìm
biện pháp giải quyết.
Ví dụ : 47 + 25 = ?
Sau khi được trải nghiệm - phân tích- khám phá- rút ra kiến thức mới. Bước đầu HS sẽ nắm được quy trình thực hiện phép cộng có
nhớ với số có hai chữ số có hai bước cơ bản như sau:
Bước 1: Đặt tính: Chuyển từ cách đặt phép tính từ hàng ngang sang đặt phép tính theo hàng dọc. Viết các số thẳng cột.
Bước 2: Thực hiện phép tính: 7 cộng với 5 bằng 12, nhớ 1 ; và 4 cộng với 2 bằng 6, 6 thêm 1 bằng 7, viết 7.
Đầu tiên GV quan sát để xem HS có viết đúng thứ tự phép tính cộng hàng dọc hay không ? (Vì đây là nội dung trong quy trình đầu tiên khi
dạy phép cộng có nhớ với 2 chữ số).
- Kết quả đánh giá bằng nhận xét sẽ có 2 khả năng xảy ra :
+ Nếu tất cả HS đều làm đúng GV chuyển sang quy trình học tiếp theo, đồng thời thực hiện quá trình kiểm tra, đánh giá tiếp theo.
+ Nếu có HS không làm đúng, GV tìm hiểu nguyên nhân và cùng học sinh trong cùng nhóm điều chỉnh cách dạy, cách học để giúp đỡ các HS
này hoàn thành mục tiêu học trong tiến trình này là phải viết đúng thứ tự phép tính hàng dọc. Đối với những HS làm đúng GV giao nhiệm vụ
học tập mới cho các HS này ( đây chính là HS được học theo khả năng và sự tiến bộ của bản thân mình).
Tiếp theo GV quan sát để xem HS có thực hiện đúng phép cộng có nhớ theo hàng dọc hay không? (Vì đây là nội dung trong quy trình thứ 2
khi dạy học phép cộng có nhớ với số có hai chữ số)
- Kết quả đánh giá bằng nhận xét sẽ có hai khả năng xảy ra :
+ Nếu tất cả HS đều làm đúng thì chúng ta kết thúc quá trình đánh giá và kết thúc quá trình học.
+ Nếu có HS không làm đúng, GV cũng tìm hiểu nguyên nhân và cùng học sinh trong cùng nhóm điều chỉnh cách dạy, cách học để giúp đỡ
các HS này hoàn thành mục tiêu học trong tiến trình này. Chẳng hạn: HS làm sai bước cộng có nhớ ( 7 + 5 ) điều đó có nghĩa HS chưa thuộc
bảng cộng “7 cộng với 1 số”. Biết được nguyên nhân, GV có thể giải quyết bằng cách GV trực tiếp hướng dẫn hoặc phân công các bạn trong

nhóm đó ôn lại bảng cộng “7 cộng với 1 số” cho bạn của mình. Còn những HS làm đúng GV giao nhiệm vụ học tập mới cho các HS này ( đây
chính là HS được học theo khả năng và sự tiến bộ của bản thân mình).
Cách 2: Giáo viên kiểm tra gián tiếp thông qua phiếu tự đánh giá của học sinh qua mẫu sau:
BẢNG TIẾN ĐỘ CỦA HỌC SINH TRONG NHÓM
Môn học : …………………………………
Tên bài
: …………………………………
Tên nhóm : …………………………………

Hoạt động cơ bản
1 2
3 4 5 6
Thư
Quyên
Kỳ
Quân
Trường

Hoạt động thực hành
1
2 3 4 5 6

Hoạt động ứng dụng
1 2 3 4 5 6

Ghi chú


Lâm
Cách sử dụng bảng tiến độ của học sinh trong nhóm như sau:

Mỗi nhóm có một bảng đo tiến độ. HS nào hoàn thành nhiệm vụ xong trước sẽ tự ghi vào bảng theo thứ tự hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Chẳng hạn, bài tập 1 ở hoạt động thực hành Lâm hoàn thành xong trước, Lâm viết số 1. Tiếp theo Thư hoàn thành xong sẽ viết số 2. Tương
tự như vậy với các hoạt động khác.
Nhìn vào bảng đo tiến độ của nhóm, GV sẽ biết được mức độ làm bài, cũng như khả năng nắm bài của HS. Nếu HS làm chậm chưa đánh vào
bảng đo tiến độ thì có thể HS chưa hiểu bài, GV sẽ đến ngay em đó quan sát xem em bị hỏng phần nào từ đó hướng dẫn- giúp đỡ HS khi cần
thiết. Có thể nhờ sự trợ giúp của nhóm trưởng hoặc các bạn làm xong trước hướng dẫn bạn mình để hoàn thành bài tập theo yêu cầu.
Thông thường trong một tiết học toán, giáo viên thường lồng ghép cả hai cách trên để tiết học đạt hiệu quả cao nhất.
Ngoài ra, giáo viên phải hiểu và nắm chắc kiểu cấu trúc bài học được khuyến khích sử dụng trong mô hình VNEN, đó là tổ chức dạy học
thông qua trải nghiệm, gồm 5 bước như sau:
(1) Tạo hứng thú
(2) Trải nghiệm
(3) Phân tích- khám phá- rút ra bài học
( 4) Thực hành, củng
cố
(5) Ứng dụng
Để làm tốt 5 bước này, đòi hỏi bản thân người giáo viên phải tự thiết kế, đạo diễn các hoạt động học tập để giúp HS tự phát hiện kiến thức,
phân tích kiến thức và sử dụng kiến thức.
Chẳng hạn: Bước 1: Tạo hứng thú cho học sinh
Muốn không khí lớp học vui tươi, kích thích sự tò mò, khơi dậy hứng thú của học sinh về chủ đề sẽ học thì bản thân mỗi giáo viên phải nghiên
cứu thật kỹ tài liệu để lựa chọn hình thức sao cho phù hợp, có thể là: đặt câu hỏi, câu đố vui, kể chuyện, một tình huống, tổ chức trò chơi
hoặc sử dụng các hình thức khác…..
Ví dụ :
Bài 5: Ôn tập các bảng nhân và bảng chia ( tài liệu toán lớp 3 trang 15)
Trước khi vào tiết học, GV tổ chức HS chơi trò chơi “Kết bạn”. Các em sẽ biết nếu “kết 4” mà lớp mình có 36 bạn thì sẽ thành lập được 9
nhóm, nếu “kết 5” thì lớp mình sẽ thành lập được 7 nhóm còn dư 1 bạn ( bạn bị dư sẽ bị phạt) …Thông qua trò chơi, HS sẽ cảm thấy trò chơi
mà mình vừa được tham gia rất gần gũi với bản thân, không chỉ thế trò chơi còn kích thích tính tò mò, khơi dậy hứng thú trong học tập giúp
các em muốn tiếp tục được trải nghiệm kiến thức mới.
Ngoài ra, để dạy học theo mô hình VNEN đạt hiệu quả thì GV phải phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh cùng tham gia vào hoạt động giáo dục
của nhà trường như: trang trí lớp theo tinh thần VNEN, trong mỗi hoạt động dạy đều có phần dành cho HS học tại cộng đồng ( trong tài liệu
học tập phần này được gọi là Hoạt động ứng dụng), đó là những hoạt động HS nhờ sự kiểm tra kiến thức đã học hoặc học hỏi ở ông bà,

người thân trong gia đình, những người sống cùng thôn xóm để vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học ở trường vào cuộc sống của
chính các em.
Ví dụ: Bài 58: Tháng- năm (toán 3 tập 2A trang 33)
Giáo viên giao bài tập ứng dụng về nhà: Em hãy nói cho mẹ nghe:
Ngày Quốc tế Thiếu nhi là ngày, tháng nào trong năm? Ngày Quốc tế Thiếu nhi của năm nay là thứ mấy?
Ngày Quốc tế Lao động là ngày, tháng nào trong năm? Ngày Quốc tế lao động năm nay là thứ mấy?
Ngày sinh nhật của em là ngày, tháng nào trong năm? Ngày sinh nhật của em năm nay là thứ mấy trong tuần?
Hôm sau, thầy (cô) giáo kiểm tra và ghi nhận kết quả học tập của học sinh.
Ngoài ra, bản thân mỗi GV phải có quyển sổ dự kiến kế hoạch dạy học ghi lại những thành công hoặc những khó khăn vướng mắc khi thực
hiện các bước dạy học trên lớp.
- GV tự học, tự bồi dưỡng, tự chủ, linh hoạt trong phương pháp dạy học. Tích cực tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn, các hoạt động
chuyên đề của tổ của trường để học tập về đổi mới phương pháp dạy học theo tinh thần VNEN.
- Trong sinh hoạt tổ chuyên môn kịp thời đưa ra những khó khăn, vướng mắc như: biện pháp để học sinh học nhóm tốt, biện pháp để giúp
em nhóm trưởng có thể điều khiển tốt các hoạt động học tập của nhóm, hoặc biện pháp về đổi mới phương pháp dạy học của một hoạt động
nào đó ở một bài dạy cụ thể…..trong tổ sẽ cùng nhau thảo luận để tìm ra cách giải quyết tốt nhất.
- Thường xuyên tự học hỏi qua sách báo, thông tin đại chúng, qua đồng nghiệp thông qua các tiết học tốt, chuyên đề, thao giảng, tự tìm
kiếm những thông tin trên mạng nhằm nâng cao tay nghề, tìm ra phương pháp giảng dạy cho phù hợp với đối tượng học sinh.
- Hàng năm, mỗi GV đều đăng kí một định hướng đổi mới trong năm học có thể nhân rộng làm tài liệu tham khảo cho các đồng nghiệp.
3, Đổi mới phương pháp học của học sinh:
Mô hình trường tiểu học mới là mô hình dạy học chuyển từ hoạt động dạy của GV sang hoạt động học của học sinh. Thông qua tài liệu,
HS tự học, tự giác, tự quản, tự trọng, tự tin tự đánh giá, tự hợp tác tự rèn luyện kỹ năng, vận dụng kiến thức vào thực tiễn và GV chỉ là người
định hướng, hướng dẫn HS khi cần thiết.
Khác với chương trình hiện hành, HS được thực hiện theo 10 bước học tập. Mỗi HS “ trường Tiểu học mới” khi đến trường luôn ý thức
được rằng mình phải bắt đầu và kết thúc hoạt động học tập như thế nào mà không cần chờ đến sự nhắc nhở của GV. 10 bước học tập đó là:
1. Chúng em làm việc nhóm. Nhóm trưởng lấy tài liệu và đồ dùng học tập cho cả nhóm.
2. Em đọc mục tiêu bài học rồi viết tên bài học vào vở ô ly ( lưu ý không được viết vào sách).
3. Em đọc mục tiêu của bài học.
4. Em bắt đầu hoạt động cơ bản ( nhớ xem phải làm việc cá nhân hay nhóm).
5. Kết thúc hoạt động cơ bản,em gọi thầy cô giáo để báo cáo những gì em đã làm được .



6. Em thực hiện hoạt động thực hành
+ Đầu tiên, em làm việc cá nhân.
+ Em chia sẻ với bạn ngồi cùng bàn ( giúp nhau sửa chữa những bài làm còn sai sót).
+ Em trao đổi với cả nhóm, cùng sửa bài cho nhau, luân phiên nhau đọc…
7. Hoạt động ứng dụng ( gắn liền với gia đình và địa phương)
8. Chúng em đánh giá cùng thầy,cô giáo.
9. Kết thúc bài, em viết vào bảng đánh giá ( nhớ suy nghĩ kĩ khi viết và lưu ý về đánh giá của thầy, cô giáo).
10.
Em đã học xong bài mới hoặc em phải ôn lại phần nào.
Ưu điểm của phương pháp học nhóm được phát huy rất rõ nét trong học nhóm theo mô hình VNEN, tất cả HS trong nhóm đều được
luân phiên nhau làm nhóm trưởng, hướng dẫn các bạn trong nhóm để điều hành các hoạt động do GV yêu cầu và không có một bất cứ học
sinh nào ngoài cuộc, không một học sinh nào ngồi chơi.
Về nhà, các em còn được học hỏi, được sự hỗ trợ , cố vấn của gia đình sau mỗi bài học ở trên lớp. Góp phần tích cực vào việc rèn kỹ
năng sống, phát triển thêm năng lực học tập của học sinh.
4, Cách chuẩn bị đồ dùng dạy học:
Dựa vào tài liệu, dựa vào bài dạy cụ thể và tùy vào trình độ HS của lớp mình, sau khi giáo viên lựa chọn hình thức dạy học phù hợp. Bước
tiếp theo phải chuẩn bị đồ dùng dạy học thật chu đáo trước khi đến lớp và sử dụng có hiệu quả các thiết bị dạy học được cung cấp.
Vì thực tế khi thực hiện tất cả các hoạt động như trong hướng dẫn học, chúng tôi nhận thấy: Việc chuẩn bị đồ dùng cho học sinh hoạt động
hay chơi trò chơi là một việc hết sức khó khăn. Nhiều khi học sinh đến góc học tập để lấy các đồ dùng học tập như trong hướng dẫn học, các
em không có đồ dùng để lấy hoặc không lấy đủ đồ dùng, các em đã rất thất vọng và không biết phải làm gì tiếp theo. Để khắc phục những tồn
tại trên chúng tôi đã đưa ra một số giải pháp sau:
Trường hợp 1: Nếu bài học được thực hiện hoạt động nhóm hay cá nhân như trong tài liệu thì giáo viên phải chuẩn bị phiếu bài tập. Để có
được phiếu bài tập, chúng tôi phải chuẩn bị ít nhất trước đó 2 ngày. Cứ cuối mỗi tuần, chúng tôi thường tổ chức họp tổ khối để thảo luận và
thống nhất cách thực hiện các bài trong tuần kế tiếp và chúng tôi cũng không quên phân công nhiệm vụ cho từng người.
Chẳng hạn:
Giáo viên lớp 3A làm phiếu bài tập của bài 20: Bảng chia 7 gồm: Phiếu nhóm 2, phiếu thống nhất bài 4 (ở HĐCB), phiếu cá nhân, phiếu
thống nhất bài 1, bài 4 ( ở HĐTH).
Giáo viên lớp 3B làm phiếu bài tập của bài 21: Giảm đi một số lần gồm: Phiếu nhóm 2, phiếu thống nhất bài 2 (ở HĐ CB), phiếu cá nhân,
phiếu thống nhất bài 1, bài 2 ( ở HĐTH).

Tương tự giáo viên lớp 3C làm phiếu bài tập của bài 22......
Trường hợp 2: Đối với trường hợp thay đổi hình thức dạy học của một lớp nào đó chẳng hạn như: không thảo luận nhóm 2 mà thay vào đó là
hình thức trò chơi. Ở tình huống này, giáo viên có thể linh động vào những lúc rảnh rỗi nhờ các em trong ban hội đồng tự quản hoặc nhờ các
nhóm trưởng viết giúp cô hoặc làm giúp cô thẻ từ để có đồ dùng phục vụ cho tiết học hôm sau.
Trường hợp 3:
GV và HS có thể làm thêm, điều chỉnh, bổ sung, thay thế các đồ dùng dạy học, các trò chơi, câu đố,…phù hợp với nội dung học tập và điều
kiện cơ sở vật chất của lớp học.
Ví dụ: Bảng nhân 4 ( tài liệu toán lớp 2 tập 2 A) vì điều kiện lớp học không thể tổ chức HS chơi trò chơi tiếp sức được nên GV có thể linh động
thay đổi hình thức chơi, có thể là chơi truyền điện trong nhóm hoặc chơi truyền điện cả lớp…
5, Xây dựng góc học tập môn toán:
Từ góc học tập, chúng tôi có thể tiếp cận được dễ dàng với các đồ dùng dạy - học và các tài liệu khác nhau. Chính bản thân các em cũng rất
vui khi được cùng với cô giáo xây dựng các góc môn học. Để góc học toán trở nên phong phú, gây được niềm say mê đối với học sinh trong
việc tổ chức sắp xếp góc học toán cũng như các góc môn học khác và giúp các em khám phá, phát huy sự đam mê làm việc và học tập. Vì
thế, trong góc học tập môn toán, chúng tôi cùng với HS chú ý tìm những loại tài liệu sau:
Các loại đồ vật dễ kiếm ở địa phương: Những chiếc lá vàng, những viên bi, những viên sỏi đã được rửa sạch, những nắp chai bia, những que
tính…..mà giáo viên và học sinh mang đến được trưng bày trong góc môn toán sẽ giúp cho các em tự làm phép cộng có thể là: Phép cộng có
tổng bằng 10, 26 + 4, 36 + 4, 9 cộng với một số, 8 cộng với một số, …………. Các em vui thích khi được chiêm ngưỡng những que tình,
những viên bi, những hòn sỏi, ống hút nước… được xếp thành các phép tính, các dãy số.
Tài liệu in ấn: sách, bài báo, bài viết trong tạp chí Toán học tuổi trẻ, tờ rơi, áp phích, tranh minh họa về toán học…giúp học sinh tăng cường
hiểu biết và mở rộng kiến thức.
Các vật phẩm do giáo viên, cộng đồng, học sinh làm ra: hình vẽ, các sản phẩm cắt dán hay sản phẩm thực hành….
Đồ dùng được cấp về : thước, compa, eke, bảng tính…..
Ngoài ra, giáo viên luôn quan sát xem học sinh của mình thích học môn toán theo cách nào ? Đọc, nghiên cứu từ các tài liệu hay thực hiện
các phép tính từ các đồ vật được mang đến từ cộng đồng hay làm tính từ việc trao đổi với bạn trong lớp…Em nào có kết quả học tập tốt hơn.
Từ đó, giáo viên động viên, thúc đẩy lòng yêu thích công việc mà học sinh đang thực hiện.
6, Một số giải pháp giúp HS làm tốt vai trò của Hội đồng tự quản của lớp.
a, Thành lập ban hội đồng tự quản:
Nhà trường thông báo tới GV, HS, PHHS
Lấy ý kiến tư vấn của HS, GV, PHHS
Xây dựng kế hoạch bầu cử hội đồng

Đăng ký danh sách ứng cử, đề cử
Ứng cử viên trình bày đề xuất HĐ
GV, HS tổ chức
bầu cử
Chủ tịch và phó chủ tịch được bầu
thành lập các ban của hội đồng
Trong quá trình thành lập Hội đồng tự quản, giáo viên phải tạo cho học sinh có cơ hội đượctự tranh cử vào các vị trí chủ tịch và phó chủ tịch,


đây là một trong những bước phát hiện HS mạnh dạn, dám nói trước đám đông. Sau khi việc đăng kí hoàn tất, các ứng cử viên nên trình bày
các đề xuất có liên quan đến những hoạt động mà các em có thể sẽ thực hiện khi trúng cử. Những hứa hẹn này phải khả thi trong vòng 3
tháng thử nghiệm. Việc lựa chọn chủ tịch và phó chủ tịch là vô cùng quan trọng, đây chính là những người giúp GV rất nhiều trong việc quản
tất cả các hoạt động của lớp cũng như trong tiết học. Muốn làm được điều này, đầu năm học, sau khi nhận danh sách lớp, GV trao đổi ngay
với GVCN năm ngoái để tìm hiểu kỹ tình hình học tập của lớp mình như: số lượng học sinh giỏi, hs năng khiếu, học sinh nhanh nhẹn, mạnh
dạn, nói to…Sau khi tìm hiểu xong, GV phải đặt ra những tiêu chí để lớp lựa chọn các bạn trong ban hội đồng tự quản thật chính xác như:
Phải nhanh nhẹn, năng nỗ
Mạnh dạn, tự tin
Có năng khiếu
Có năng lực học tập tốt
b, Phát huy vai trò của một nhóm trưởng:
- Những buổi học đầu tiên, ban tự quản làm việc còn lúng túng, chưa biết cách làm thế nào. Vì vậy, người giáo viên phải là người “làm mẫu”
đóng vai trò là một nhóm trưởng chứ không phải vai trò là một người giáo viên. Cụ thể như sau:
Ví dụ: Bài “Ôn tập bảng nhân và bảng chia” ( tài liệu toán lớp 3 trang 15)
(Nói to vừa đủ nghe) Mời các bạn đọc mục tiêu cá nhân ( Bạn nào đọc xong thì giơ tay lên)
Mình mời bạn………đọc mục tiêu thứ nhất
Mời bạn………..đọc mục tiêu thứ hai.
(Sau khi các bạn trong nhóm mình đọc xong thì giơ thẻ hoàn thành lên để GV biết đến kiểm tra).
Bài tập 1: Ôn tập bảng nhân, bảng chia 2,3,4,5
(HD HS làm từng câu )
Câu a:Yêu cầu trong tài liệu là : Em đố bạn đọc bảng nhân, chẳng hạn bảng nhân 2, em nghe bạn đọc và sửa lỗi nếu có cho bạn.

HD nhóm trưởng làm việc như sau:
+ Yêu cầu các bạn thảo luận theo nhóm 2: Bạn A với bạn B là một nhóm….
+ Các nhóm hãy đố bạn đọc bảng nhân, chẳng hạn bảng nhân 2, nghe bạn đọc và sửa lỗi nếu có cho bạn.
+ Sau khi các nhóm làm xong, nhóm trưởng sẽ hỏi bất kỳ bạn nào trong nhóm mình, các bạn còn lại lắng nghe ( sửa sai nếu có).
- Thực hiện tương tự như trên với các câu còn lại.
- Hoặc có thể cho nhóm làm tốt làm mẫu thảo luận một hoạt động nào đó và các nhóm còn lại chú ý để học tập theo. GV cũng không quên
động viên, tuyên dương kịp thời các nhóm làm tốt .
- Muốn đánh giá đúng nhóm nào làm nhanh nhất, giơ thẻ hoàn thành lên trước hay lên sau và để giáo viên kịp thời kiểm tra hay giúp đỡ các
nhóm thì vị trí đứng của giáo viên vô cùng quan trọng. Sau một học kỳ thực hiện, chúng tôi nhận thấy vị trí giáo viên đi xung quanh bốn bức
tường của lớp là phù hợp nhất vì GV có thể vừa kiểm tra nhóm đó vừa có thể nhìn bao quát được các nhóm khác làm việc và kịp thời đến hỗ
trợ khi cần thiết.
c, Tổ chức cho HS tham gia các hoạt động quản lí lớp để rèn tính tự tin, mạnh dạn:
Giáo viên phải giao việc cụ thể cho từng em trong ban Hội đồng tự quản của lớp như: nhóm khởi động có nhiệm vụ tổ chức khởi động đầu
giờ, giữa giờ bằng trò chơi., hát múa…, nhóm ôn bài có nhiệm vụ tổ chức để tất cả HS cùng ôn bài trong 10 phút đầu giờ, ban học tập chịu
trách nhiệm nhận xét đầu tiết học về phần ứng dụng của lớp được làm ở tiết trước, nhận xét tinh thần học tập - kết quả học tập ở cuối tiết
học đó. Hoặc ban vệ sinh: Đầu giờ và cuối mỗi tiết, mỗi buổi kiểm tra vệ sinh của lớp, nếu không sạch thì kịp thời báo ngay cho nhóm trưởng
của nhóm đó giải quyết…….
Thường xuyên động viên, khuyến khích, khen thưởng sự tham gia của các em trong đó có học sinh nhút nhát vào trong các hoạt động quản lý
lớp học bằng một số món quà nhỏ như: cây bút, thước, giẻ lau bảng, quyển vở, báo thiếu nhi... Thông qua đó, rèn cho HS tính mạnh dạn, rèn
cho HS kỹ năng thuyết trình, kỹ năng thuyết phục,… Bước đầu tập cho HS thực hành gánh vác trách nhiệm trong phạm vi trường.
IV, KẾT QUẢ:
Qua một học kỳ thực hiện, GV và HS từng bước được trải nghiệm, từng bước làm quen với cách dạy và cách học mới này. Chúng tôi nhận
thấy việc áp dụng mô hình trường tiểu học kiểu mới vào trong giảng dạy hiện nay thật sự rất hiệu quả. Tiết học diễn ra nhẹ nhàng, giáo viên
không còn làm việc nhiều như trước đây nữa. Sự chuẩn bị đồ dùng dạy học của giáo viên đã nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
Đặc biệt, HS yếu giảm hẳn đó là nhờ sự hợp tác, đoàn kết, giúp đỡ giữa học sinh với học sinh rất cao ở trong nhóm và thể hiện rất rõ trong
từng tiết học.
Góc học toán phong phú, các em cảm thấy thích thú khi được cô giáo trưng bày những phép tính bằng những đồ vật được mang đến lớp do
chính bản thân mình làm đúng, trình bày đẹp.
Đối với ban hội đồng tự quản được sự hỗ trợ của GV, được sự tín nhiệm của các bạn trong lớp, các em làm việc rất tốt biết người biết việc,
rất có trách nhiệm. Các em trở nên mạnh dạn, tự tin, không còn nhút nhát rụt trè như trước nữa. HS luôn tự giác, tự học, tự quản, tự trọng,

tự tin tự đánh giá, tự hợp tác tự rèn luyện kỹ năng, vận dụng kiến thức vào thực tiễn rất tốt.
V, KẾT LUẬN:
Việc giảng dạy theo mô hình trường Tiểu học kiểu mới tuy GV mệt và mất rất nhiều thời gian ở vài tuần đầu vì học sinh chưa quen nhưng khi
đã quen với cách học và cách dạy thì sẽ tiết kiệm được thời gian và công sức của GV rất nhiều.
Chúng tôi nhận thấy rằng: tất cả trẻ em đều có thể học cách chịu trách nhiệm nếu các em được tạo cơ hội tham gia, được tin tưởng và trao
nhiệm vụ. Và chính bản thân mỗi giáo viên phải kiên nhẫn, không nên nóng vội vì học sinh cần có thời gian để hình thành, phát triển các kĩ
năng tham gia và những kỹ năng đó chỉ có thể được hình thành, phát triển khi được thực hành và trả nghiệm trong các tình huống thực tiễn.
Chúng tôi thật sự thích thú và tâm đắc với phương pháp giảng dạy theo mô hình này. Chúng tôi tin rằng với sự nỗ lực của giáo viên, sự quan
tâm chỉ đạo sát sao của nhà trường, của các ban ngành, đoàn thể chắc chắn mô hình trường tiểu học kiểu mới sẽ thành công.


Trên đây là một số kinh nghiệm mà chúng tôi đã đúc kết được qua quá trình giảng dạy. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các anh chị
em đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn.



×