Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Xây dựng hương ước, quy ước bảo vệ môi trường với sự tham gia của cộng đồng tại xã Châu Giang, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.41 MB, 80 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................................................ 1

1. Đặt vấn đề .................................................................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................................ 2
3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................................... 2
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ VỀ XÂY DỰNG HƯƠNG
ƯỚC,QUY ƯỚC ........................................................................................................................... 3
1.1. Tổng quan về hương ước, quy ước .................................................................................. 3
1.1.1. Khái niệm ............................................................................................................................ 3
1.1.2. Các điểm đặc trưng của hương ước, quy ước ............................................................ 3
1.1.3. Vai trò của hương ước quy ước ..................................................................................... 4
1.1.4. Nội dung của hương ước, quy ước ............................................................................... 5
1.1.5. Hình thức thể hiện của hương ước, quy ước ............................................................ 8
1.1.6. Quá trình xây dựng và triển khai hương ước quy ước bảo vệ môi trường ...... 10
1.2. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ........................................................ 17
1.2.1.Tổng quan về điều kiện tự nhiên .................................................................................. 17
1.2.2.Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ................................................ 19
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 24
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 24
2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................. 24
2.2.1. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa .................................................................... 24
2.2.2. Phương pháp thu thập tài liệu ...................................................................................... 24
2.2.3. Phương pháp điều tra xã hội học ................................................................................ 25
2.2.4. Phương pháp tham vấn cộng đồng ............................................................................. 26
2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................................ 26
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................ 26
3.1. Hiện trạng môi trường tại xã Châu Giang, huyện Duy Tiên ................................... 26
3.1.1. Hiện trạng môi trường nước ......................................................................................... 27
3.1.2. Hiện trạng môi trường không khí ............................................................................... 32
3.1.3. Hiện trạng môi trường đất ............................................................................................ 35


3.1.4. Hiện trạng chất thải rắn ................................................................................................. 40


3.2. Hiện trạng công tác quản lý và bảo vệ môi trường tại xã Châu Giang ................ 43
3.3. Bản hương ước, quy ước bảo vệ môi trường tại xã Châu Giang, huyện Duy
Tiên, tỉnh Hà Nam ...................................................................................................................... 49
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 52
1. Kết luận .................................................................................................................................... 52
2. Kiến nghị .................................................................................................................................. 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 54


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Cơ cấu kinh tế xã Châu Giang năm 2010 .................................................... 20
Biểu đồ 3.1: Vấn đề môi trường được quan tâm từ cộng đồng ...................................... 28
Biểu đồ 3.2: Diễn biến nồng độ trung bình NH4+, PO43- trong nước sông Châu
Giang năm 2011- 2015 .............................................................................................................. 30
Biểu đồ 3.3: Diễn biến nồng độ trung bình COD, BOD5 trong nước sông Châu
Giang năm 2011-2015 ............................................................................................................... 30
Biểu đồ 3.4: Các tác nhân gây ô nhiễm không khí tại xã Châu Giang ......................... 32
Biểu đồ 3.5: Nồng độ PM10 tại một số vị trí quan trắc trên địa bàn ............................ 34
tỉnh Hà Nam ................................................................................................................................. 34
Biểu đồ 3.6: Ý kiến người dân về dư lượng thuốc BVTV tồn dư trong đất ............... 36
Biểu đồ 3.7: Các hoạt động, phong trào đã được thực hiện tại xã Châu Giang ........ 46


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Nồng độ trung bình NH4+, PO43-, COD, BOD5 trong nước sông Châu
Giang năm 2015 .......................................................................................................................... 29
Bảng 3.2: Kết quả quan trắc chất lượng môi trường đất một số điểm trên địa bàn

tỉnh Hà Nam năm 2015 về các yếu tố hóa lý của đất ........................................................ 37
Bảng 3.3: Hàm lượng As và các KLN trong đất công nghiệp trên địa bàn tỉnh năm
2015 38
Bảng 3.4: Dư lượng hóa chất trong thuốc BVTV qua 2 đợt quan trắc năm 2015 tại
KCN Hòa Mạc xã Châu Giang năm 2015 ............................................................................ 39
Bảng 3.5: Lượng rác thải phát sinh một số thôn trên địa bàn xã Châu Giang ............ 41
Bảng 3.6: Thành phần rác thải sinh hoạt tại một số cơ sở kinh doanh dịch vụ thương
mại tại xã Châu Giang ............................................................................................................... 42
Bảng 3.7: Cơ sở vật chất trong thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt ................. 43
Bảng 3.8: Tỷ lệ thu gom và phân loại rác thải tại địa bàn xã...................................................... 44


LỜI CAM ĐOAN
Tên em là: Nguyễn Ngọc Huyền– Sinh viên chuyên ngành quản lý môi
trường khoa Môi trường- Trường đại học Tài nguyên và môi trường Hà Nội
Em xin cam đoan đề tài “Xây dựng hương ước, quy ước bảo vệ môi
trường với sự tham gia của cộng đồng tại xã Châu Giang, huyện Duy Tiên, tỉnh
Hà Nam” là do em nghiên cứu cùng với sự hướng dẫn của ThS. Bùi Thị Thu
Trang. Các số liệu trong đề tài là do em nghiên cứu, thu thập và phân tích.
Hà Nội , ngày 19 tháng 04 năm 2016
Sinh viên

Nguyễn Ngọc Huyền


LỜI CẢM ƠN
Được sự phân công của khoa môi trường – trường đại học Tài nguyên và môi
trường Hà Nội và sự đồng ý của cô giáo hướng dẫn Ths. Bùi Thị Thu Trang em đã
chọn đề tài đồ án tốt nghiệp: “Xây dựng hương ước, quy ước bảo vệ môi trường
với sự tham gia của cộng đồng tại xã Châu Giang, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà

Nam”
Để hoàn thành đồ án tốt nghiệp này, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô
giáo đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học tâp, nghiên cứu và
rèn luyện tại trường đại học Tài Nguyên và môi trường Hà Nội.
Đặc biệt, em xin được bày tỏ sự biết ơn trân trọng nhất tới cô giáo hướng dẫn
Ths. Bùi Thị Thu Trang đã trực tiếp hướng dẫn em xây dựng đồ án, chỉ bảo tận tình,
chu đáo trong suốt quá trình em học tập, nghiên cứu và thực hiện đồ án
Sau cùng, em xin chân thành cảm ơn tới gia đình, những người thân và bạn
bè đã quan tâm, chia sẻ khó khăn và động viên em trong quá trình thực hiện đồ án
này.
Mặc dù đã cố gắng nhiều để hoàn thành đồ án một cách hoàn chỉnh song do
mới làm quen với công tác nghiên cứu khoa học cũng như hạn chế về kiến thức, ít
tiếp cận với thực tế và kinh nghiệm nên vẫn còn những thiếu sót mà bản thân chưa
thấy được. Nên em rất mong được sự góp ý của cô giáo và các bạn để đồ án được
hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !


DANH MỤC VIẾT TẮT
CT

Chỉ thị- Thủ tướng

BTP

Bộ Tư pháp

TTLT

Thông tư liên tịch


BVHTT

Bộ văn hóa thông tin

BTTUBTWMTTQVN

Ban thường trực ủy ban Trung Ương
mặt trận tổ quốc Việt Nam

NQ-TW

Nghị quyết- Trung ương

CN-TTCN

Công nghiệp- Tiểu thủ công nghiệp

QL

Quốc lộ

ĐH

Đường huyện

VSMT

Vệ sinh môi trường


UBND

Ủy ban nhân dân

Đ/c

Đồng chí

CCN- KCN

Cụm công nghiệp – Khu công nghiệp

BTNMT

Bộ Tài nguyên Môi trường

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

KLN

Kim loại nặng

KH


Kế hoạch

TB-BTNMT

Thông báo- Bộ Tài nguyên Môi trường

QĐ- UBND

Quyết định- Ủy ban nhân dân


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Nhằm phát huy những thuần phong mỹ tục, đề cao các chuẩn mực đạo lý và
đạo đức truyền thống của dân tộc, đồng thời tạo cơ chế duy trì an ninh, trật tự, vệ
sinh, môi trường, phòng chống các tệ nạn xã hội, phát triển sản xuất, khuyến khích
học hành, giải quyết mâu thuẫn nhỏ… thời gian qua, ở nhiều địa phương, hương
ước, quy ước đã được xây dựng và thực hiện một cách có hiệu quả. Việc xây dựng
và thực hiện hương ước, quy ước cũng là một trong những phương thức thực hiện
chủ trương mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân
dân, đặc biệt là ở cơ sở. Hương ước từng tồn tại song song với pháp luật, từng giữ
vai trò là công cụ để điều chỉnh các mối quan hệ trong cộng đồng và để quản lý làng
xã. Nó là phương tiện để chuyển tải pháp luật và tư tưởng Nho giáo vào làng xã, hỗ
trợ và bổ sung cho pháp luật.
Hiện nay, thực hiện chủ trương mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy
quyền làm chủ của nhân dân, đặc biệt là ở cơ sở, nhiều địa phương trong cả nước đã
và đang xây dựng và hoàn thiện hương ước, quy ước làng văn hóa trên cơ sở kế
thừa những mặt tích cực của hương ước cũ, phù hợp với quy định của pháp luật
hiện hành. Hương ước, quy ước mới không những góp phần phát huy thuần phong
mỹ tục, đề cao các chuẩn mực đạo lý và đạo đức truyền thống của dân tộc mà còn

góp phần hỗ trợ không nhỏ trong việc thực hiện pháp luật của Nhà nước, điều chỉnh
các mối quan hệ xã hội mang tính tự quản tại cộng đồng dân cư ở cơ sở.Cuộc vận
động làng văn hoá, gia đình văn hoá đả trở thành phong trào rộng khắp trong cả
nước. Đảng bộ và chính quyền các cấp đã coi cuộc vận động này là một phần quan
trọng trong đời sống tinh thần của nhân dân ta thiết thực góp phần làm nên thắng lợi
phát triển kinh tế, ổn định trật tự an ninh xã hội. Nghị quyết V của Ban chấp hành
Trung ương Đảng khóa VII đã nêu: “Phát huy những truyền thống văn hoá tốt đẹp,
thuần phong mỹ tục, bài trừ hũ tục mê tín di đoan, tệ nạn xã hội, phát huy tình nghĩa
xóm làng, đảm bảo đoàn kết nông thôn, khuyến khích xây dựng và thực hiện các
hương ước, quy ước về nếp sống văn minh ở các thôn xã”. Ngày 19/6/1998, Thủ
tướng chính phủ đã ban hành chỉ thị số 24 – 1998/CT – TTG về việc xây dựng và
thực hiện hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư.
1


Hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”
theo tinh thần của Nghị quyết Trung ương V khoá VII, xã Châu Giang, huyện Duy
Tiên, tỉnh Hà Nam là một trong nhiều địa phương đã tập trung xây dựng hương ước,
quy ước về công tác bảo vệ môi trường, góp phần hỗ trợ tích cực cho việc quản lý
nhà nước bằng pháp luật. Trong quá trình thực hiện hương ước quy ước còn nhiều
hạn chế nên cần nghiên cứu và xây dựng một cách có hiệu quả, phù hợp với nhu cầu
của người dân và thật sự cần thiết cho đời sống nhân dân. Vì vậy, em đã lựa chọn đề
tài cho mình là : “Nghiên cứu, xây dựng hướng ước, quy ước tại xã Châu Giang,
huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng được bản hương ước, quy ước về bảo vệ môi trường gắn với sự
tham gia của cộng đồng dân cư tại xã Châu Giang, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam
nhằm duy trì an ninh xã hội, thực hiện công tác xã hội hóa bảo vệ môi trường.
3. Nội dung nghiên cứu
- Hiện trạng môi trường tại xã Châu Giang

- Hiện trạng công tác quản lý bảo vệ môi trường tại xã Châu Giang
- Xây dựng bản hương ước, quy ước tại xã với sự tham gia của cộng đồng.

2


CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ VỀ XÂY DỰNG
HƯƠNG ƯỚC,QUY ƯỚC
1.1. Tổng quan về hương ước, quy ước
1.1.1. Khái niệm
Khái niệm hương ước, quy ước được gọi chung là hương ước và được hướng
dẫn tại Thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT-BTP-BVHTT-BTTUBTƯMTTQVN
ngày 31 tháng 3 năm 2000 giữa Bộ Tư pháp, Bộ Văn hóa Thông tin và Ban Thường
trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (sau đây gọi tắt là Thông tư
liên tịch số 03/2000/TTLT) như sau:
“Hương ước là văn bản quy phạm xã hội trong đó quy định các quy tắc xử sự
chung do cộng đồng dân cư cùng thỏa thuận đặt ra để điều chỉnh các quan hệ xã hội
mang tính tự quản của nhân dân nhằm giữ gìn và phát huy những phong tục, tập
quán tốt đẹp và truyền thống văn hóa trên địa bàn làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư,
góp phần hỗ trợ tích cực cho việc quản lý nhà nước bằng pháp luật”.
1.1.2. Các điểm đặc trưng của hương ước, quy ước
Từ khái niệm này có thể thấy hương ước, quy ước là một loại văn bản, với các
đặc điểm đặc trưng cụ thể như sau:
- Là kết ước của người dân, được thể hiện bằng một loại văn bản với nhiều tên
gọi khác nhau như: hương ước làng, quy ước làng,… Trong dân gian cũng còn
nhiều loại hình kết ước của người dân được thể hiện bằng các câu tục ngữ, lời nói
có vần, phương ngôn, ngạn ngữ truyền miệng, không được thực hiện bằng văn bản
thì không phải là hương ước;
- Do cộng đồng dân cư cùng thỏa thuận đặt ra trên cơ sở sự nhất trí của tập thể
cộng đồng dân cư. Đây cũng là một trong những nguyên tắc xây dựng hương ước,

quy ước, bất cứ một cá nhân hay một cơ quan, tổ chức nào xây dựng văn bản và tự
gọi đó là hương ước, quy ước đều là không đúng, không phù hợp với tính chất, đặc
trưng và nguyên tắc xây dựng hương ước, quy ước;
- Hương ước, quy ước cũng là một loại văn bản quy phạm, có nghĩa là nó cũng
chứa đựng những nguyên tắc bắt buộc hoặc cho phép cá nhân, tổ chức được làm
hoặc không được làm một việc gì đó trong cuộc sống hàng ngày tại địa phương,
nhưng đấy là các quy phạm xã hội do cộng đồng dân cư thỏa thuận đặt ra và cùng
3


nhau thực hiện. Nghĩa là cộng đồng dân cư tự xây dựng các nguyên tắc ứng xử trên
cơ sở pháp luật và truyền thống, tập quán địa phương và tự nguyện thực hiện các
nguyên tắc đó. Đặc điểm này của quy phạm trong hương ước, quy ước khác hẳn với
các quy phạm pháp luật trong các văn bản do Nhà nước ban hành.
Các quy định trong hương ước, quy ước không được trái với quy định của
pháp luật, nếu trái thì phải loại bỏ những quy định đó.
Trên thực tế, hương ước, quy ước được xây dựng chủ yếu để điều chỉnh các
quan hệ tự quản tại cộng đồng dân cư, là những quan hệ xã hội trong lĩnh vực xã hội
- dân sự mà pháp luật không điều chỉnh hoặc chỉ điều chỉnh ở mức độ quy định các
nguyên tắc chung như: việc tổ chức ma chay, cưới xin, bảo vệ trật tự trị an, phát
triển sản xuất, khuyến khích học hành, giữ gìn và phát huy những giá trị đạo đức
truyền thống, giải quyết các tranh chấp hoặc những vi phạm nhỏ trong nhân dân,
các phương thức cụ thể tại địa phương để xoá đói, giảm nghèo,…
1.1.3. Vai trò của hương ước quy ước
Cùng với pháp luật, hương ước, quy ước giúp duy trì an ninh trật tự, vệ sinh
môi trường, phòng chống các tệ nạn xã hội, phát triển sản xuất, khuyến khích học
hành, giải quyết các tranh chấp, vi phạm nhỏ trong nhân dân, xoá đói, giảm nghèo,
góp phần duy trì và phát huy thuần phong mỹ tục, đề cao các chuẩn mực đạo lý và
đạo đức truyền thống dân tộc.
Trước hết hương ước góp phần làm hình thành trong làng xã và người nông

dân nhiều đức tính truyền thống và quý báu.
Truyền thống đoàn kết và cố kết làng xã: Hương ước không chỉ quy định
nghĩa vụ của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng mà còn định rõ trách nhiệm của cộng
đồng trong việc bảo vệ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong đời sống thường
nhật, hương ước khuyên răn mọi người ăn ở hòa thuận theo đúng đạo hiếu gia đình,
giữ gìn tình làng nghĩa xóm, giúp đỡ nhau lúc hoạn nạn, túng thiếu hay gặp công to
việc lớn trong nhà. Những trường hợp đánh cãi chửi nhau, triệt hạ lúa màu, gia súc,
gia cầm của nhau đều bị phạt nặng. Mọi người tìm thấy ở xóm làng không chỉ chỗ
dựa về vật chất mà chủ yếu ở tinh thần, một sự đùm bọc giúp đỡ vô tư giữa những
người lao động. Quan tâm đến việc công ích, tích cực đóng góp xây dựng làng xã
hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ với làng, với nước.
4


Chủ động trong bảo vệ an ninh thực hiện vai trò tự quản: Trong nhiều hương
ước quy định rất cụ thể nhiều khi đến ngặt nghèo, để ngăn chặn các tệ nạn xã hội
như trộm cắp, rượu chè, cờ bạc, nam nữ quan hệ bất chính. Hay như các quy định
về chế độ canh phòng bảo vệ trật tự trị an trong làng xóm, bảo vệ hoa màu ngoài
ruộng đồng. Điều này đã phát huy được tinh thần tự quản, tinh thần đoàn kết và cố
kết của người nông dân với làng xã làm cho cuộc sống ở đây có trật tự, làm cho
làng trở thành pháo đài kiên cố ngăn chặn giặc ngoại xâm, trộm cướp.
Góp phần làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần ở nông thôn: Những quy
định của hương ước về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc tu bổ đến miếu,
đình chùa, phục vụ lễ tết rước sách thờ Thần, thờ Phật đã được người dân tuân thủ
nghiêm túc, vì lẽ này mà hệ thống đình chùa, đền miếu của các làng thường xuyên
được tu bổ tăng thêm một nét đẹp trong cảnh quan của làng xóm.
Giúp khắc phục các chỗ hổng của pháp luật hoặc pháp luật quy định chưa cụ
thể, đưa pháp luật đi vào đời sống người dân một cách dễ dàng hơn
1.1.4. Nội dung của hương ước, quy ước
Trên cơ sở các quy định của pháp luật, điều kiện kinh tế - xã hội, trình độ dân

trí, nhằm phát huy những phong tục, tập quán tốt đẹp, góp phần đưa pháp luật vào
cuộc sống của cộng đồng dân cư, Thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT tập trung vào
các nội dung cụ thể như sau:
Đề ra các biện pháp, phương thức thích hợp giúp dân cư trên địa bàn tham gia
quản lý nhà nước, quản lý xã hội, bảo đảm và phát huy quyền tự do, dân chủ của
nhân dân; động viên và tạo điều kiện để nhân dân thực hiện tốt các quyền và nghĩa
vụ của công dân;
- Các nội dung, biện pháp nhằm bảo đảm, giữ gìn và phát huy thuần phong,
mỹ tục, thực hiện nếp sống văn minh trong ứng xử, giao tiếp, ăn, ở, đi lại, phát triển
các hoạt động văn hóa lành mạnh, xây dựng và phát huy tình làng, nghĩa xóm, đoàn
kết, tương thân, tương ái, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng dân cư; thực
hiện tốt các chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước;
- Đề ra các biện pháp góp phần bảo vệ tài sản Nhà nước, tài sản công cộng và
tài sản của công dân, bảo vệ môi trường sống, bảo vệ rừng, biển, sông, hồ, danh lam
thắng cảnh, đền chùa, miếu mạo, các nguồn nước, đê điều, đập nước, kênh mương,
5


cầu cống, đường dây tải điện; xây dựng và phát triển đường làng, ngõ xóm, trồng
cây xanh;
- Các biện pháp bài trừ các hủ tục, tệ nạn xã hội và mê tín dị đoan trong việc
cưới hỏi, việc tang, lễ hội, thờ phụng ở địa phương; khuyến khích những nghi lễ
lành mạnh, tiết kiệm, hạn chế ăn uống lãng phí, tốn kém;
- Các nội dung góp phần xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, xây
dựng làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư văn hóa, hình thành các quy tắc đạo đức mới
trong gia đình và cộng đồng; khuyến khích mọi người đùm bọc, giúp đỡ nhau khi
gặp khó khăn, hoạn nạn, ốm đau; vận động thực hiện các chính sách dân số - kế
hoạch hóa gia đình, xây dựng các gia đình theo tiêu chuẩn gia đình văn hóa;
- Xây dựng tình đoàn kết, tương thân, tương ái trong cộng đồng, vận động các
thành viên trong gia đình, họ tộc, xóm làng đoàn kết nhau để xoá đói, giảm nghèo,

phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, khuyến học, khuyến nghề ở địa phương; vận
động các thành viên trong cộng đồng tham gia tổ hợp tác, hợp tác xã nhằm phát
triển sản xuất. Khuyến khích phát triển các làng nghề, đóng góp xây dựng cơ sở hạ
tầng và các công trình phúc lợi công: điện, đường, trường học, trạm xá, nghĩa trang,
các công trình văn hoá, thể thao trên địa bàn. Lập, thu chi các loại quỹ trong khuôn
khổ pháp luật và phù hợp khả năng đóng góp của nhân dân;
- Đề ra các biện pháp cụ thể bảo vệ trật tự, trị an trên địa bàn góp phần phòng
chống các tệ nạn xã hội như ma túy, cờ bạc, rượu chè bê tha, trộm cắp, mại dâm và
các hành vi vi phạm pháp luật khác.
- Đề ra các biện pháp thưởng, phạt phù hợp để đảm bảo thực hiện hương ước,
quy ước:
Hương ước quy định các hình thức và biện pháp thưởng đối với cá nhân, hộ
gia đình có thành tích trong việc xây dựng và thực hiện hương ước như: lập sổ vàng
truyền thống, nêu gương người tốt, việc tốt, ghi nhận công lao, thành tích của tập
thể, cá nhân; bình xét, công nhận gia đình văn hóa và các hình thức khen thưởng
khác do cộng đồng tự thỏa thuận hoặc đề nghị các cấp chính quyền khen thưởng
theo quy định chung của Nhà nước.
Đối với những người có hành vi vi phạm các quy định của hương ước, quy
ước chủ yếu áp dụng các hình thức giáo dục, phê bình của gia đình, tập thể cộng
6


đồng, thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng ở cơ sở. Trường hợp vi
phạm nghiêm trọng các quy định của hương ước, quy ước thì trên cơ sở thảo luận
thống nhất trong tập thể cộng đồng, có thể thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm trong
phạm vi cộng đồng hoặc áp dụng các biện pháp phạt nhưng không được đặt ra các
biện pháp xử phạt nặng nề xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tự do, danh dự,
nhân phẩm, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân. Trong hương ước,
quy ước không đặt ra các khoản phí, lệ phí.
Hương ước, quy ước có thể đề ra các biện pháp nhằm góp phần giáo dục

những người có hành vi vi phạm pháp luật bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã,
phường, thị trấn; giáo dục, cảm hóa, giúp đỡ người phạm tội sau khi ra tự trở thành
những người lương thiện, có ích cho xã hội.
Những hành vi vi phạm pháp luật phải do các cơ quan có thẩm quyền xử lý
theo quy định của pháp luật. Việc áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hương ước,
quy ước không thay thế các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.
Bổ sung Thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT, ngày 09 tháng 7 năm 2001 của
Bộ Tư pháp, Bộ Văn hóa Thông tin, Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương mặt trận
Tổ quốc Việt Nam và Uỷ ban Quốc gia dân số - Kế hoạch hóa gia đình liên tịch ban
hành Thông tư liên tịch số 04/2001/TTLT-BTP-BVHTT-BTTUBTWMTTQVNUBQGDSKHHGĐ ngày 09 tháng 7 năm 2001 hướng dẫn phần nội dung về việc
thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình như sau:
- Đề ra các biện pháp khuyến khích xây dựng gia đình ít con, khoẻ mạnh, ấm
no, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc; thực hiện kế hoạch hoá gia đình; tự nguyện lựa
chọn sử dụng các biện pháp tránh thai, không mang thai trước hôn nhân, không kết
hôn sớm, không đẻ sớm, đẻ nhiều, đẻ dày; trong thời kỳ thai nghén thực hiện khám
thai, tiêm chủng đầy đủ và sinh con tại các cơ sở y tế.
- Đề ra các biện pháp vận động trẻ em trong độ tuổi được tiêm chủng mở rộng
đầy đủ, được đến trường học tập đúng độ tuổi; khắc phục tình trạng trẻ em suy dinh
dưỡng, trẻ em thất học, trẻ em lang thang, bị lạm dụng tình dục và bị ảnh hưởng bởi
các tệ nạn xã hội; đồng thời, khuyến khích con cháu chăm học, chăm làm, kính
trọng ông, bà, cha, mẹ, thực hiện nghĩa vụ phụng dưỡng ông, bà, cha, mẹ lúc ốm

7


đau, già yếu; khuyến khích ông, bà, cha, mẹ nuôi dưỡng con, cháu nên người, sống
mẫu mực, làm gương cho con, cháu;
- Đề ra các biện pháp khuyến khích và không khuyến khích trong hương ước,
quy ước nhằm thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hoá gia đình.
Ngoài những biện pháp thưởng, phạt đã được hướng dẫn tại Thông tư liên tịch

số 03/2000/TTLT, các cộng đồng dân cư căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh thực tế có
thể quy định trong hương ước, quy ước một số biện pháp khuyến khích và không
khuyến khích trong việc thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hoá gia đình sau
đây:
- Biểu dương khen thưởng trước cộng đồng trong các hội nghị tổng kết năm,
các cuộc họp ở cộng đồng; bình chọn công nhận gia đình văn hoá; ưu tiên vay vốn
xoá đói giảm nghèo, phát triển ngành nghề; hoặc thưởng tiền, hiện vật có tính chất
động viên, khuyến khích.
- Đối với cá nhân, hộ gia đình không thực hiện hoặc thực hiện chưa đầy đủ các
quy định trong hương ước, quy ước thì có thể không đưa vào diện bình xét công
nhận gia đình văn hoá; Trưởng thôn, Trưởng Ban công tác Mặt trận hoặc người có
uy tín ở cộng đồng dân cư gặp gỡ, trao đổi, phân tích, chỉ rõ thiếu sót, khuyên giải
sửa chữa. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng thì có thể buộc thực hiện nghĩa vụ,
trách nhiệm trong phạm vi cộng đồng nhưng không được đặt ra các biện pháp xử
phạt nặng nề, xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài
sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân.
Các biện pháp khuyến khích và không khuyến khích nêu trên phải được tập
thể cộng đồng dân cư tự nguyện thảo luận, nhất trí thực hiện. Việc áp dụng biện
pháp xử lý vi phạm hương ước, quy ước không thay thế các biện pháp xử lý theo
quy định của pháp luật.
1.1.5. Hình thức thể hiện của hương ước, quy ước
- Về tên gọi: có thể dùng tên gọi chung là hương ước hoặc quy ước làng, bản,
thôn, ấp, cụm dân cư.
- Về cơ cấu và nội dung: hương ước có thể có lời nói đầu ghi nhận truyền
thống văn hoá của từng làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư và mục đích của việc xây
dựng hương ước.
8


Nội dung của hương ước được chia thành các chương, mục, điều, khoản, điểm.

Các quy định cụ thể của hương ước cần xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các
thành viên trong cộng đồng. Các biện pháp thưởng, phạt có thể quy định ngay tại
các điều, khoản cụ thể.
Các quy định của hương ước cần ngắn gọn, cụ thể, thiết thực, dễ hiểu, dễ nhớ,
dễ thực hiện.
Để thể hiện hương ước, các địa phương có thể và cần tham khảo các bản
hương ước, quy ước đã được ban hành trên địa bàn hoặc tại các địa phương lân cận.
Khi tham khảo cần tránh sao chép máy móc nội dung của các bản hương ước, quy
ước đó. Cách thức trình bày, kỹ thuật biên soạn các quy định của hương ước có thể
tham khảo, nhưng nội dung thì phải lấy từ thực tiễn cuộc sống ngay tại làng, bản,
thôn, ấp, cụm dân cư để đưa vào hương ước.
Cách thức thể hiện nội dung thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hoá gia
đình trong hương ước, quy ước
- Trường hợp hương ước, quy ước đã được phê duyệt và đang được thực hiện
mà chưa có hoặc đã có nhưng chưa đầy đủ những nội dung đã được hướng dẫn tại
Mục 1 của Thông tư này thì có thể lựa chọn một trong hai cách sau đây:
+ Khi tổ chức kiểm điểm việc thực hiện hương ước, quy ước hàng năm, cần
hướng dẫn để cộng đồng dân cư chủ động đề xuất bổ sung vào hương ước, quy ước
những nội dung thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hoá gia đình;
+ Cộng đồng dân cư có thể xây dựng thêm một quy ước riêng về việc thực
hiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình
- Trường hợp hương ước, quy ước đang được xây dựng thì cần bổ sung ngay
vào hương ước, quy ước đó những nội dung thực hiện chính sách dân số - kế hoạch
hóa gia đình trước khi thông qua hoặc trước khi trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp
huyện phê duyệt.
Trình tự, thủ tục soạn thảo để ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung những nội
dung thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình nêu trên phải tuân theo
thủ tục soạn thảo, thông qua phê duyệt hương ước đã được hướng dẫn tại Thông tư
liên tịch số 03/2000/TTLT.


9


1.1.6. Quá trình xây dựng và triển khai hương ước quy ước bảo vệ môi trường
a. Cơ sở pháp lý xây dựng hương ước, quy ước bảo vệ môi trường với sự
tham gia của cộng đồng
Nghị quyết 41/ NQ-TW Nghị quyết của Bộ Chính trị số 41- NQ/TW ngày 15
tháng 11 năm 2004 về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa
hiện đại hóa đất nước
- Trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhiệm vụ bảo vệ
môi trường luôn được Đảng và Nhà nước coi trọng. Thực hiện Luật Bảo vệ môi
trường, Chỉ thị số 36-CT/TW của Bộ Chính trị (khoá VIII) về tăng cường công tác
bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, công tác
bảo vệ môi trường ở nước ta trong thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực.
Hệ thống chính sách, thể chế từng bước được xây dựng và hoàn thiện, phục vụ ngày
càng có hiệu quả cho công tác bảo vệ môi trường. Nhận thức về bảo vệ môi trường
trong các cấp, các ngành và nhân dân đã được nâng lên; mức độ gia tăng ô nhiễm,
suy thoái và sự cố môi trường đã từng bước được hạn chế; công tác bảo tồn thiên
nhiên và bảo vệ đa dạng sinh học đã đạt được những tiến bộ rõ rệt. Những kết quả
đó đã tạo tiền đề tốt cho công tác bảo vệ môi trường trong thời gian tới.
- Tuy nhiên, môi trường nước ta vẫn tiếp tục bị xuống cấp nhanh, có nơi, có
lúc đã đến mức báo động: đất đai bị xói mòn, thoái hoá; chất lượng các nguồn nước
suy giảm mạnh; không khí ở nhiều đô thị, khu dân cư bị ô nhiễm nặng; khối lượng
phát sinh và mức độ độc hại của chất thải ngày càng tăng; tài nguyên thiên nhiên
trong nhiều trường hợp bị khai thác quá mức, không có quy hoạch; đa dạng sinh học
bị đe doạ nghiêm trọng; điều kiện vệ sinh môi trường, cung cấp nước sạch ở nhiều
nơi không bảo đảm. Việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ, quá trình đô thị
hoá, sự gia tăng dân số trong khi mật độ dân số đã quá cao, tình trạng đói nghèo chưa
được khắc phục tại một số vùng nông thôn, miền núi, các thảm hoạ do thiên tai và những
diễn biến xấu về khí hậu toàn cầu đang tăng, gây áp lực lớn lên tài nguyên và môi trường,

đặt công tác bảo vệ môi trường trước những thách thức gay gắt.
Chỉ thị số 29/ CT-TW Chỉ thị về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện nghị quyết 41/
NQ-TW của Bộ chính trị

10


- Tổ chức kiểm điểm, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW của Bộ
Chính trị; xác định rõ những ưu điểm, khuyết điểm và nguyên nhân, nhất là nguyên
nhân chủ quan, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân; đề ra các giải pháp cụ thể để thực hiện
tốt các nhiệm vụ trong Nghị quyết 41 và Chỉ thị này; đưa nội dung kiểm điểm công tác
bảo vệ môi trường vào báo cáo tổng kết, đánh giá định kỳ của cơ quan, đơn vị.
- Tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục, tạo sự chuyển biến
mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận
Tổ quốc, đoàn thể, cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân về trách nhiệm, ý thức
bảo vệ môi trường. Phát huy vai trò của các cơ quan thông tin đại chúng trong tuyên
truyền về bảo vệ môi trường; đa dạng hóa nội dung, hình thức tuyên truyền, làm cho
nhân dân hiểu rõ hậu quả trước mắt cũng như lâu dài của ô nhiễm môi trường và
biến đổi khí hậu đối với sức khỏe con người, đời sống xã hội và sự phát triển bền
vững của đất nước; những bài học và kinh nghiệm về bảo vệ môi trường và ứng phó
với biến đổi khí hậu của các nước trong khu vực và trên thế giới; công bố công khai
những tổ chức, doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và hình thức xử
lý. Đưa nội dung giáo dục môi trường vào chương trình, sách giáo khoa của hệ
thống giáo dục quốc dân. Coi trọng việc phát động phong trào bảo vệ môi trường
trong các tầng lớp nhân dân. Xây dựng tiêu chí về môi trường vào đánh giá hoạt
động của từng doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, gia đình, làng, bản, khu phố, tập thể,
cá nhân, đảng viên, đoàn viên, hội viên. Phát hiện, nhân rộng và tuyên truyền các
mô hình, điển hành tiên tiến về bảo vệ môi trường. Duy trì và phát triển giải thưởng
môi trường hàng năm.
- Tăng cường, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực

bảo vệ môi trường.
- Đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường, có cơ chế, chính sách
khuyến khích cá nhân, tổ chức, cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường.Xây dựng và
phát triển lực lượng tình nguyện viên bảo vệ môi trường. Tăng cường sự giám sát
của cộng đồng, các đoàn thể nhân dân, các cơ quan thông tin đại chúng đối với bảo
vệ môi trường của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân. Phát triển các dịch vụ thu
gom, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải và các dịch vụ khác bảo vệ môi trường với
sự tham gia của mọi thành phần kinh tế. Hình thành các loại hình tổ chức đánh giá,
11


tư vấn, giám định, chứng nhận về bảo vệ môi trường; thành lập doanh nghiệp dịch
vụ môi trường đủ mạnh để giải quyết các vấn đề môi trường lớn, phức tạp của đất
nước.
a. Thủ tục soạn thảo, thông qua phê duyệt, tổ chức thực hiện và sửa đổi bổ
sung hương ước
 Thủ tục soạn thảo
Bước 1. Thành lập Nhóm soạn thảo và tổ chức soạn thảo hương ước
Trưởng thôn, làng, ấp, bản, cụm dân cư (sau đây gọi chung là Trưởng thôn)
chủ trì cùng Bí thư chi bộ, Trưởng Ban công tác Mặt trận thống nhất các nội dung
cơ bản cần soạn thảo, đồng thời chỉ định các thành viên Nhóm soạn thảo. Thành
viên Nhóm soạn thảo là những người có uy tín và kinh nghiệm sống, có trình độ văn
hoá, hiểu biết về pháp luật và phong tục tập quán ở địa phương, có phẩm chất đạo
đức tốt. Nhóm soạn thảo cần có sự tham gia của đại diện một số cơ quan, tổ chức và
đại diện của các thành phần trong cộng đồng dân cư như: cán bộ hưu trí, cựu chiến
binh, các chức sắc tôn giáo, già làng, trưởng bản, trưởng tộc và những người khác
có uy tín, trình độ trong cộng đồng.
Trưởng thôn chủ trì, phối hợp với Ban công tác Mặt trận, dưới sự lãnh đạo của
chi bộ Đảng ở cơ sở chỉ đạo Nhóm soạn thảo xây dựng hương ước.
Việc dự thảo hương ước cần tập trung vào các vấn đề được nêu tại điểm 1

Phần a ở trên. Đồng thời, cần tham khảo nội dung các hương ước cũ (nếu có) cũng
như nội dung của các hương ước của địa phương khác để lựa chọn, kế thừa được
những nội dung tích cực, phù hợp đã trở thành phong tục, tập quán tốt đẹp. Ở những
nơi phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số được thể hiện bằng Luật tục
thì chọn lọc đưa vào hương ước những quy định của Luật tục phù hợp với pháp luật
và thuần phong mỹ tục.
Bước 2. Tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức và nhân dân vào dự thảo
hương ước.
Dự thảo hương ước được gửi đến cơ quan chính quyền, cấp uỷ, lãnh đạo các tổ
chức chính trị - xã hội ở cấp xã; nếu điều kiện cho phép thì gửi đến từng hộ gia đình
để lấy ý kiến đóng góp.

12


Việc thảo luận đóng góp ý kiến nhằm hoàn thiện dự thảo hương ước có thể
được tổ chức bằng các hình thức thích hợp như họp thảo luận ở tổ, đội sản xuất, tổ
dân phố, ngõ xóm, nhóm các hộ gia đình, họp thảo luận ở các tổ chức đoàn thể ở
thôn, làng, ấp, bản, cụm dân cư, niêm yết, phát trên đài truyền thanh, mở hộp thư để
thu thập ý kiến đóng góp.
Dự thảo hương ước có thể được Hội đồng nhân dân hoặc Ủy ban nhân dân cấp
xã thảo luận, tham gia ý kiến nhưng không thông qua như một nghị quyết của Hội
đồng hoặc quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Bước 3. Thảo luận và thông qua hương ước.
Trên cơ sở những ý kiến đóng góp trên, Nhóm soạn thảo chỉnh lý, hoàn thiện
dự thảo và gửi tới các thành viên sẽ được dụ kiến mời tham gia Hội nghị để thảo
luận và thông qua hương ước.
Dự thảo hương ước phải được thảo luận kỹ, thực sự dân chủ và thông qua tại
Hội nghị cử tri hoặc Hội nghị đại biểu hộ gia đình ở làng, bản, thôn, ấp, cụm dân
cư. Đại biểu hộ gia đình là chủ hộ hoặc người có năng lực hành vi dân sự được chủ

hộ uỷ quyền. Hội nghị này chỉ tiến hành khi có ít nhất là hai phần ba tổng số thành
phần cử tri hoặc đại biểu hộ gia đình tham dự. Hương ước được thông qua khi có ít
nhất quá nửa số người dự họp tán thành. Trưởng thôn phối hợp với Ban công tác
Mặt trận chủ trì Hội nghị. Hội nghị quyết định hình thức biểu quyết thông qua
hương ước bằng cách giơ tay biểu quyết trực tiếp hoặc bỏ phiếu.
Bước 4. Phê duyệt hương ước.
Sau khi hương ước được thông qua, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cùng
Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã xem xét nội dung của hương ước bảo đảm
phù hợp với pháp luật, thuần phong mỹ tục và trao đổi thống nhất với Chủ tịch Hội
đồng nhân dân cấp xã về nội dung của hương ước trước khi trình Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp huyện phê duyệt.
Hương ước chính thức trình phê duyệt cần có chữ ký của Trưởng thôn, Bí thư
chi bộ, Trưởng ban công tác Mặt trận và già làng (nếu có) kèm theo Biên bản thông
qua tại Hội nghị.
Hương ước gửi lên Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt phải có công văn đề
nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã.
13


Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, phê duyệt hương ước trong thời
hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được bản hương ước và công văn đề nghị phê duyệt.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định phê duyệt hương ước.
Hương ước đã được phê duyệt phải có dấu giáp lai.
Trong trường hợp hương ước không được phê duyệt thì Phòng Tư pháp chủ trì
phối hợp với Phòng Văn hoá - Thông tin hướng dẫn để cơ sở chỉnh lý, hoàn thiện
các hương ước đó để trình lại
 Tổ chức thực hiện và sửa đổi, bổ sung hương ước.
Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm chuyển hương ước đã được phê duyệt
để Trưởng thôn niêm yết tuyên truyền, phổ biến đến từng thành viên trong cộng
đồng dân cư và tổ chức thực hiện hương ước.

Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính
trị - xã hội, tổ chức xã hội ở cơ sở chỉ đạo, đôn đốc việc thực hiện nghiêm chỉnh các
nội dung của hương ước; kiểm tra, phát hiện và kịp thời chấn chỉnh những sai trái,
lệch lạc, tiêu cực trong việc thực hiện hương ước, định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân
cấp trên và Hội đồng nhân dân cùng cấp việc thực hiện hương ước ở địa phương.
Hàng năm, cần tổ chức kiểm điểm việc thực hiện hương ước. Trong trường
hợp cần sửa đổi, bổ sung thì do Hội nghị cử tri hoặc Hội nghị đại biểu hộ gia đình
thảo luận. Việc sửa đổi, bổ sung hương ước cũng phải tuân theo trình tự, thủ tục
như khi soạn thảo hương ước mới. Không được tuỳ tiện sửa đổi, bổ sung hương ước
sau khi đã được phê duyệt.
b. Các bước triển khai xây dựng hương ước bảo vệ môi trường
Bước 1: Họp với xã
Cuộc họp đầu tiên cần được tổ chức với sự tham gia của lãnh đạo cấp xã,
phường nhằm giới thiệu mục tiêu và các bước của dự án. Cuộc họp này sẽ thảo luận
việc triển khai dự án để đảm bảo rằng những người tham gia thống nhất với mục
đích và các bước đã đề xuất. Giải thích lợi ích của cộng đồng và những kết quả
mong muốn.
Tại cuộc họp này, có thể thảo luận một số ý kiến ban đầu về những quy định
trong hương ước.

14


Bước 2: Hội thảo với trưởng thôn/ lãnh đạo phường
Cần tổ chức một buổi hội thảo/tập huấn cho lãnh đạo xã, phường về bảo vệ
môi trường và vệ sinh môi trường địa phương. Buổi hội thảo/tập huấn một ngày sẽ
giúp chuẩn bị cho các lãnh đạo phường trước khi thực hiện nhiệm vụ.
Buổi tập huấn gồm:
 Trình bày về các vấn đề môi trường quan trọng nhất của địa phương (rác thải
sinh hoạt, rác thải nguy hại, nước uống, nước thải, tiết kiệm nước, vệ sinh, đa dạng

sinh học, nông nghiệp, làm vườn…).
 Trình bày một số ví dụ về các hương ước của những địa phương khác để lấy
ý kiến.
 Các phương pháp và công cụ để các thành viên trong cộng đồng tham gia
xác định các vấn đề và giải pháp (ví dụ, sử dụng phương pháp phân tích sơ đồ vấn
đề).
Bước 3: Thu thập thông tin
Mỗi lãnh đạo phường cần lập một nhóm khoảng 10 người. Nhiệm vụ của các
nhóm là thu thập ý kiến của người dân và xây dựng dự thảo hương ước trên cơ sở
các ý kiến và ưu tiên của phường. Nhóm này nên có số lượng bình đẳng nam nữ và
cố gắng có sự tham gia của các thành viên đại diện cho các nhóm xã hội và độ tuổi
khác nhau.
Mỗi nhóm quyết định sử dụng phương pháp nào để thu thập ý kiến. Ví dụ và
các phương pháp có sự tham gia được nêu ở Chương 3: Sự tham gia của cộng đồng.
Các nhóm có thể phối hợp với các tổ chức xã hội để tổ chức họp.
Một số câu hỏi quan trọng khi phân tích môi trường địa phương:
 Có những vấn đề môi trường nào là chính?
 Ai bị ảnh hưởng bởi những vấn đề này?
 Nguyên nhân chính của những vấn đề môi trường này là gì?
 Ai chịu trách nhiệm?
 Vấn đề có thể được giải quyết như thế nào?
 Cần có những hành động nào để giải quyết vấn đề?
 Lợi ích của việc thay đổi hành vi là gì?
 Có những cản trở nào? Chi phí?
15


Bước 4: Tổ chức họp dân
Khi đã có bản dự thảo hương ước lần thứ nhất, mỗi phường cần tổ chức một
buổi họp dân. Tại cuộc họp này, có mời các hộ gia đình đến để thảo luận và điều

chỉnh dự thảo hương ước nếu cần. Điều quan trọng là thông tin rõ ràng cho mọi
người về lý do và lợi ích của việc xây dựng hương ước.
Nếu có thể, có thể bỏ phiếu thông qua hương ước tại cuộc họp này. Nếu như
có sự bất đồng hoặc có nhiều ý kiến về nội dung hương ước, có thể phải tổ chức
một buổi họp thứ hai.
Bước 5: Phê duyệt hương ước
Các nhóm cần sửa đổi dự thảo hương ước theo những ý kiến phản hồi từ buổi
họp dân.
Sau đó, hương ước có thể được trình lên cơ quan có thẩm quyền (UBND
huyện) để phê duyệt. Cơ quan có liên quan sẽ xem xét và ban hành quyết định phê
duyệt
Bước 6: Lễ ký cam kết
Ngay khi hương ước được chính thức thông qua, cần tổ chức một lễ ký cam
kết tại các thôn/phường. Đây là một sự kiện quan trọng khi các hộ gia đình chính
thức phê duyệt và cam kết thực hiện hương ước.
Mỗi hộ gia đình sẽ nhận và ký vào một bản sao của hương ước như một sự
cam kết chính thức. Bản sao cần được treo trong từng gia đình.
Bước 7: Giám sát và đánh giá
Mỗi phường cần thành lập một ban giám sát triển khai và tuân thủ hương ước.
Ban này có thể đề xuất một số hoạt động cần thiết trong quá trình triển khai.
Ban giám sát gồm có lãnh đạo phường và một số người dân đáng tin cậy trong
phường. Họ có nhiệm vụ xây dựng một báo cáo ngắn về việc triển khai hương ước
theo quý. Họ cũng chịu trách nhiệm ghi nhận những khiếu nại và xử phạt các vi
phạm hương ước. Số tiền phạt sẽ được đưa vào quỹ môi trường của địa phương.
Hương ước cũng cần xác định xem số tiền đó sẽ được sử dụng làm gì, ví dụ, để lắp
đặt thùng rác, nhà vệ sinh công cộng hoặc để trồng cây.
Có thể sử dụng những chỉ số sau để đánh giá dự án:
 % số người biết về hương ước
16



 % người có thể nêu ít nhất hai điều của hương ước
 % người cho rằng bảo vệ môi trường là quan trọng
 % người nghĩ rằng hương ươc có thể góp phân bảo vệ môi trường và cải
thiện môi trường sống.
 % người nghĩ rằng hương ước đã có tác động tích cực đến phường.
Bước 8: Nâng cao nhận thức
Toàn bộ quá trình tham gia xây dựng hương ước có một chức năng nâng cao
nhận thức quan trọng. Tuy nhiên, việc có thêm các hoạt động nâng cao nhận thức
cũng rất quan trọng để đảm bảo rằng cộng đồng có thể biết và tuân thủ nội dung
hương ước.
1.2.

Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

1.2.1.Tổng quan về điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lí
Xã Châu Giang là một xã nằm ở phía Bắc huyện Duy Tiên, cách thị trấn Đồng
Văn 3km, các thành phố Phủ Lý khoảng 16km, có tổng diện tích tự nhiên theo địa
giới hành chính là: 1,453,50 ha.
- Phía Đông giáp xã Mộc Bắc, xã Mộc Nam và xã Chuyên Ngoại.
- Phía Bắc giáp thành phố Hà Nội.
- Phía Tây giáp thành phố Hà Nội
- Phía Nam giáp xã Trác Văn, thị trấn Hòa Mạc và xã Yên Bắc.
b. Địa hình, địa mạo
Châu Giang là xã có địa hình đặc trưng của vùng đồng băng phụ thuộc khu
vực châu thổ Sông Hồng. Nhìn chung địa hình của xã khá thuận lợi cho phát triển
sản xuất nông nghiệp, đặc biết là trồng lúa và cây vụ đông.
Châu giang có địa hình tương đối bằng phẳng, nền đất tương đối cao so với
các xã khác trong huyện Duy Tiên.

c. Khí hậu, thời tiết
Xã Châu Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa
nhiều, thuộc tiểu khí hậu vùng đồng bằng Bắc Bộ, chịu ảnh hưởng sâu sắc cua gió
mùa đông bắc và gió mùa đông nam. Với các đặc điểm nhiệt đới gió mùa, nắng và
bức xạ mặt trời lớn, thuận lợi cho phát triển một nền công nghiệp đa dạng với nhiều
17


loại cây trồng, vật nuôi và tạo điều kiện tốt cho thâm canh tăng vụ. Tuy nhiên, sự
biến động mạnh mẽ với nhiều hiện tượng thời giết tiết như bão giông, lượng mưa
tập trung theo mùa… kết hợp với địa hình thấp gây ra ngập úng cục bộ, một số
vùng đòi hỏi phải có biện pháp phòng tránh kịp thời.
Theo tài liệu thống kê nhiều năm tại trạm khí tượng thủy văn khu vực Duy
Tiên, cho thấy khí hậu trên địa bàn xã Châu Giang có những đặc điểm chính
- Châu giang có khí hậu phức tạp mang tính chất khí hậu nhiệt đới nóng ẩm và
có chung đặc điểm của khí hậu bắc bộ
+ Chế độ nhiệt: có 2 mùa rõ rệt, mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 9, tháng nóng
nhất là tháng 7, nhiệt độ cao tuyệt đối 37°C. Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm
sau, nhiệt độ thấp tuyệt đối 7°C, nhiệt độ trung bình năm 21.6°C. Cụ thể :
Nhiệt độ không khí trung bình mùa hè: 23,4°C.
Nhiệt độ không khí trung bình mùa đông 19,2°C.
Số giờ nắng trong năm khoảng 1685h
+ Lượng mưa.
Lượng mưa bình quân hàng năm khoảng 1885 mm. Lượng mưa phân bố
không đều giữa các tháng, các mùa trong năm. Mưa nhiều chủ yếu tập trung vào 3
tháng 8,9,10 thường gây ngập úng cục bộ. Lượng mưa thấp nhất từ tháng 1 đến
tháng 3 chỉ chiếm khoảng 10% lượng mưa cả năm. Khô hạn xảy ra từ tháng 4 đến
tháng 8. Lượng mưa ngày lớn nhất 333,1 mm.
+ Độ ẩm không khí
Độ ẩm trung bình 84% cao nhất là 90%, thấp nhật trong năm 11%. Lượng bốc

hơi bình quân năm 943 mm, lượng bốc hơi trung bình của các tháng nóng là 961
mm ( tháng 5 đến tháng 9), lượng bốc hơi trung bình của những tháng mưa là 61mm
( tháng 9 đến tháng 11 ).
- Gió, bão : Có 2 hướng gió thịnh hành :
+ Gió mùa Đông Bắc thổi từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, gió về thường
mang theo sương muối, giá rét mưa phùn.
+ Gió mùa Đông Nam vào tháng 4 đến tháng 9 thời tiết nóng ẩm thường có
mưa kéo dài.
+ Tốc độ lớn nhất: 36m/s
18


×