Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Tình hình sản xuất nông nghiệp tại xã eatar, huyện cư m’gar, tỉnh đắk lắk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (351.75 KB, 53 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA KINH TẾ

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI XÃ EATAR,
HUYỆN CƯ M’GAR, TỈNH ĐẮK LẮK

Họ và tên sinh viên:

Triệu Hồng Ba

Ngành học:

Kinh tế Nông Lâm

Khoá học:

2011 – 2015

Đăk Lăk, tháng 05 năm 2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA KINH TẾ

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI XÃ EATAR,
HUYỆN CƯ M’GAR, TỈNH ĐẮK LẮK

Sinh viên:


Triệu Hồng Ba

Ngành học:

Kinh tế Nông Lâm

Mã SV:

11401003

Người hướng dẫn: Ths. Phạm Văn Trường

Đắk Lắk, tháng 05 năm 2015


LỜI CÁM ƠN
Sau hai tháng thực tập tại xã EaTar, Huyện Cư M’gar, Tỉnh Đắk Lắk, ngoài
sự cống gắng và nỗ lực của bản thân, em đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ tận
tình về nhiều mặt của các cá nhân và tổ chức, em đã hoàn thành đề tài thực tập
của mình. Cho phép em được gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc đến :
Quý thầy cô giáo trường ĐHTN, khoa Kinh Tế đã đem hết lòng nhiệt huyết
cũng như kiến thức của mình để giảng dạy và giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập
tại trường.
Đặc biệt là thầy Ths. Phạm Văn Trường đã tận tình hướng dẫn, tận tình giúp
đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.
Các cấp lãnh đạo, các cô chú, anh chị trong Ủy ban nhân dân xã Eatar, cùng
người dân tại xã đã tận tình giúp đỡ và cung cấp những thông tin cần thiết để em hoàn
thành báo cáo này.
Gia đình và bạn bè đã động viên, tạo mọi điều kiện để em có thể hoàn thành bài
báo cáo một cách tốt nhất.

Em xin chân thành cảm ơn!

ĐắkLắk, ngày 15 tháng 05 năm 2014
Sinh viên thực hiện

Trịêu Hồng Ba.

i


MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN..........................................................................................i
MỤC LỤC..............................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU..................................................................iv
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................1
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU, CƠ SỞ LÝ LUẬN.....................3
2.2.3 Bài học kinh nghiệm với Việt Nam............................................13
Bảng 3.1: Diện tích, tỷ lệ các loại đất của xã Eatar.............................21
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................27
4.1.2 Thực trạng sản suất nông nghiệp của nông hộ...........................33
Bảng 4.9: Diện tích, năng suất và sản lượng một số cây trồng của
Nông hộ.................................................................................................33
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................41
TÀI LIỆU KHAM KHẢO...................................................................43

ii


CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU


Stt

Từ viết tắt

Nguyên nghĩa

1

DT

Diện tích

2

Đvt

Đơn vị tính

3

GT

Giá trị

4

HĐT

Hiện đại hóa


5

HTX

Hợp tác xã

6

NS

Năng suất

7

SL

Sản lượng

8

UBND

Ủy ban nhân dân

iii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
LỜI CÁM ƠN i
MỤC LỤC ii

DANH MỤC BẢNG BIỂU iv
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU, CƠ SỞ LÝ LUẬN 3
2.2.3 Bài học kinh nghiệm với Việt Nam 13
Bảng 3.1: Diện tích, tỷ lệ các loại đất của xã Eatar 21
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 27
4.1.2 Thực trạng sản suất nông nghiệp của nông hộ 33
Bảng 4.9: Diện tích, năng suất và sản lượng một số cây trồng của
Nông hộ 33
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 41
TÀI LIỆU KHAM KHẢO 43

iv


v


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một nước sản xuất nông nghiệp là chủ yếu với trên 65% dân số
sinh sống ở vùng nông thôn lấy sản xuất nông nghiệp làm sinh kế chính; nhưng sản
xuất mang tính nhỏ lẻ, manh mún, chất lượng chưa cao và giá trị còn thấp. Nước ta có
tới trên 26 triệu ha đất sản xuất nông nghiệp và có trên 24 triệu lao động trong linh vực
này (Theo Tổng cục thống kê, 2014). Năm 2014, ngành Nông nghiệp của nước ta tiếp
tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức về thời tiết, dịch bệnh, thị trường như:
mùa khô kéo dài, biên độ nhiệt lớn, các đợt nắng nóng diễn ra thất thường.... Việc
Trung Quốc đưa dàn khoan vào vùng lãnh hải của nước ta đã có ảnh hưởng nhất định
tới thị trường nhiều loại nông sản đặc biệt như: thị trường cao su, mì, vải.... vì các mặt
hàng này chủ yếu là xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

Trước tình hình nông nghiệp chung của nước ta, ngành nông nghiệp của huyện
Cư M’gar cũng mang tính nhỏ lẻ, manh mún, chất lượng chưa cao và giá trị còn thấp.
Huyện Cư M’gar nằm ở phía bắc tỉnh Đắk Lắk, có vị trí quan trọng; giàu tiềm năng lợi
thế để phát triển kinh tế xã hội, với tổng diện tích tự nhiên là 82.443 ha. Đặc điểm địa
hình bằng phẳng, có hệ thống suối trải đều khắp địa bàn và với hơn 70% diện tích là
đất đỏ bazan, thích hợp cho việc sản xuất các loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế
cao theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung chuyên canh như cà phê, cao su. Khi mới
thành lập dân số toàn huyện chỉ có 41.176 người, gồm 3 dân tộc anh em sinh sống ở
8 xã. Đến nay, dân số toàn huyện trên 162.000 người, 25 dân tộc anh em với nhiều nền
văn hóa phong phú, đa dạng sinh sống ở 17 xã, thị trấn.
Xã Eatar là một xã sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, với tổng diện tích đất nông
nghiệp là 3.804,07 ha chiếm 92,02% tổng diện tích tư nhiên. Cây công nghiệp lâu năm
có 3.674,08 ha gồm cà phê 2.837,55 ha, cao su là 697 ha... và cây lương thực có 185
ha. Xã có 11 thôn buôn gồm 5 thôn và 6 buôn, với trên 7 ngàn người sinh sống. Trước
tình hình chung của ngành nông nghiệp cả nước, ngành nông nghiệp của xã cũng gặp
nhiều khó khăn trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm như: được mùa thì mất giá,
ngược lại mất mùa thì được giá và chất lượng nông sản chưa cao. Chính vì những lý
do trên nên em chọn đề tài ‛‛Tình hình sản xuất nông nghiệp tại xã Eatar, huyện
Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk”.
1


1.2
Mục tiêu nghiên cứu
- Thực trạng sản xuất nông nghiệp của xã Eatar, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm cho ngành nông nghiệp
của xã Eatar, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk.

2



PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU, CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Khái niệm về nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để
trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao
động chủ yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp.
Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn
nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa rộng, còn bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản.
Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế của nhiều nước,
đặc biệt là trong các thế kỷ trước đây khi công nghiệp chưa phát triển.
Trong nông nghiệp cũng có hai loại chính, việc xác định sản xuất nông nghiệp
thuộc dạng nào cũng rất quan trọng:
- Nông nghiệp thuần nông hay nông nghiệp sinh nhai là lĩnh vực sản xuất nông
nghiệp có đầu vào hạn chế, sản phẩm đầu ra chủ yếu phục vụ cho chính gia đình của
mỗi người nông dân. Không có sự cơ giới hóa trong nông nghiệp sinh nhai.
- Nông nghiệp chuyên sâu: là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp được chuyên môn
hóa trong tất cả các khâu sản xuất nông nghiệp, gồm cả việc sử dụng máy móc
trong trồng trọt, chăn nuôi, hoặc trong quá trình chế biến sản phẩm nông nghiệp. Nông
nghiệp chuyên sâu có nguồn đầu vào sản xuất lớn, bao gồm cả việc sử dụng hóa chất
diệt sâu, diệt cỏ, phân bón, chọn lọc, lai tạo giống, nghiên cứu các giống mới và mức
độ cơ giới hóa cao. Sản phẩm đầu ra chủ yếu dùng vào mục đích thương mại, làm
hàng hóa bán ra trên thị trường hay xuất khẩu. Các hoạt động trên trong sản xuất nông
nghiệp chuyên sâu là sự cố gắng tìm mọi cách để có nguồn thu nhập tài chính cao nhất
từ ngũ cốc, các sản phẩm được chế biến từ ngũ cốc hay vật nuôi...
2.1.1.2 Khái niệm về sản xuất
Sản xuất có nhiều cách định nghĩa. Nói chung sản xuất là quá trình tạo ra của
cải vật chất.
Theo wikipedia: Sản xuất hay sản xuất của cải vật chất là hoạt động chủ yếu

trong các hoạt động kinh tế của con người. Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm để sử
3


dụng, hay để trao đổi trong thương mại. Quyết định sản xuất dựa vào những vấn đề
chính sau: sản xuất cái gì?, sản xuất như thế nào?, sản xuất cho ai?, giá thành sản xuất
và làm thế nào để tối ưu hóa việc sử dụng và khai thác các nguồn lực cần thiết làm ra
sản phẩm?
Theo Liên hiệp quốc: Sản xuất là quá trình sử dụng lao động và máy móc thiết
bị của các đơn vị thể chế (một chủ thể kinh tế có quyền sở hữu tích sản, phát sinh tiêu
sản và thực hiện các hoạt động, các giao dịch kinh tế với những thực thể kinh tế khác)
để chuyển những chi phí là vật chất và dịch vụ thành sản phẩm là vật chất và dịch vụ
khác.
2.1.2Vai trò, vị trí và đặc điểm của sản xuất nông nghiệp
2.1.2.1 Vai trò của sản xuất nông nghiệp
Nông nghiêp có vai trò quan trọng trong viêc cung cấp các yếu tố đầu vào cho
Công nghiệp và khu vực thành thị. Ðiều đó được thể hiện ở các mặt sau:
Sản xuất nông nghiệp cung cấp lương thực - thực phẩm cho xã hội đại bô phận
là sản phẩm nuôi sống con người và không có mọt ngành sản xuất nào thay thế được.
Khi xã hội càng phát triển đời sông con người dược nâng cao thì nhu cầu về lương
thực- thực phẩm tăng về số lượng và chất lượng, chủng loại do 2 yếu tố sau: Thứ nhất
là do sự tăng lên không ngừng của dân số;Thứ hai là do sự tăng lên của nhu cầu bản
thân con người. Do vậy chỉ có một nền nông nghiệp phát triển ở trình độ cao mới đáp
ứng được nhu cầu tăng lên thường xuyên đó.
Sản xuất nông nghiệp cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp đặc biệt là
công nghiệp chế biến và nông sản có giá trị cao để xuất khẩu.
Nông nghiệp cung cấp sức lao động cho ngành công nghiệp và các ngành kinh
tế khác.
Nông nghiệp, nông thôn là thị trưòng tiêu thụ rộng lớn các sản phẩm công
nghiệp. Nông nghiệp còn là nguồn tích lũy ngoại tệ lớn để phục vụ cho sư nghiệp công

nghiêp hóa-hiện đại hóa đát nước.
Nông nghiệp và nông thôn có vai trò to lớn đối với sự phát triển bền vững của
môi trường.
2.1.2.2 Vị trí của xản xuất nông nghiệp
Nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế quan trọng và phức tạp. Nó
không chỉ là một ngành kinh tế đơn thuần mà còn là hệ thống sinh học, kỹ thuật, bởi vì
4


một mặt cơ sở để phát triển nông nghiệp là việc sử dụng tiềm năng cây trồng, vật nuôi.
Chúng phát triển theo quy luật sinh học nhất định con người không thể ngăn cản các
quá trình phát sinh, phát triển và diệt vong của chúng, mà phải trên cơ sở nhận thức
đíng đắn các quy luật đó để có những giải pháp thích hợp tác động vào chúng. Mặt
khác quan trọng hơn là phải làm cho người sản xuất có sự quan tâm thỏa đáng, gắn lợi
ích của họ với sử dụng quá trình sinh học nhằm tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm cuối
cùng hơn.
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của nền kinh tế quốc dân, nógiữ
vai trò to lớn trong phát triển kinh tế ở hầu hết các nước, nhất là ở các nước đang phát
triển, những nước nàyđại bộ phận sống bằng nghề nông. Tuy nhiên ngay cả những
nước có nền công nghiêp phát triển cao thì sản lượng nông sản của các nước này
không hề giảm, đảm bảo cung đủ cho đời sống con người những sản phẩm tối cần thiết
đó là lương thực thực phẩm.những sản phẩm nàycho trình độ khoa học phát triển cao
như hiện nay vãn chưa coa ngành nào thaythế được. Lương thực thực phẩm là yếu tố
đầu tiên có tính chất quyết định đến sự tồn tại và phát triển của con người và phát triển
kinh tế xã hội của đất nước.
2.1.2.3 Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp
- Sản xuất nông nghiệp được tiến hành trên địa bàn rộng lớn, phức tạp, phụ
thuộc vào điều kiện tự nhiên nên mang tính khu vực rõ rệt.
- Trong nông nghiệp, ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế
được. Đất đai là điều kiện cần thiết cho tất cả các ngành sản xuất, nhưng nội dung kinh

tế của nó lại rất khác nhau.
- Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cơ thể sống – cây trồng và vật nuôi.
- Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao.
- Nông nghiệp nước ta đang từ tình trạng lạc hậu, tiến lên xây dựng nền nông
nghiệp sản xuất hàng hóa theo định hướng XHCN không qua giai đoạn phát triển tư
bản chủ nghĩa.
- Nền nông nghiệp nước ta là nền nông nghiệp nhiệt đới, có pha trộn tính chất
ôn đới, nhất là ở miền Bắc và được trải rộng trên 4 vùng rộng lớn, phức tạp: trung du,
miền núi, đồng bằng và ven biển.
2.2

Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Tình hình sản xuất nông nghiệp của thế giới
5


Thế giới hiện nay có trên 8 tỷ người sinh sống, tiêu thụ 476 triệu tấn gạo năm
2014 (với sản lượng giao dịch đạt 42 triệu tấn). Nông nghiệp là một ngành sản xuất vật
chất không thể thay thế được với sản lượng gạo đạt 503,6 triệu tấn. Hiện nay, Nông
nghiệp với su hướng sản xuất sản phẩm chất lượng tốt đáp ung nhu cầu cao, ngày càng
nhiều công nghiệp phương pháp sản xuất mới được đưa vào áp dụng như công nghệ
tưới nước nhỏ giọt của isaren giúp trồng cây ơ vùng đất khô, tiết kiệm nước và năng
suất cao; phát triển công nghệ sinh học tạo ra giống cây trồng vật nuôi mới có năng
suất chất lượng cao hơn; sản xuất nông nghiệp theo phương pháp hữu cơ.
Ngoài nhưng thuận lơi trên nèn nông nghiệp thế giới đang phải đối mặt với:
Tình trạng dất khô suy thoái làm mất đi 40 tỷ USD về sản lượng nông nghiệp, biến đổi
khí hậu ngày càng tác động mạnh làm tổn thất 5 tỷ USD mỗi năm cho ngành nông
nghiệp và đăc biệt là tình trạng nền kinh tế thế giới đang trong giai đoạn khó khăn do
suy thoái kinh tế.

2.2.2 Bài học phát triển nông nghiệp ở các nước trên thế giới
2.2.2.1 Ở Thái Lan
Thứ nhất là chính sách trợ giá nông sản. Ở Thái Lan đang thực hiện trợ giá
cho nông dân trên các lĩnh vực nông sản chủ yếu như sau: gạo, cao su, trái cây, .v..v…
Chính phủ Thái Lan đã mua giá gạo thơm 6.500baht/tấn trong khi giá thị trường chỉ
5.000 – 5.200baht/tấn. Việc trợ giá nông sản không chỉ thực hiện ở việc mua giá ưu
đãi của nông dân mà nông dân trồng lúa còn được hưởng những ưu đãi khác như mua
phân bón với giá thấp, miễn cước vận chuyển phân bón, được cung cấp giống mới có
năng suất cao, được vay vốn lãi xuất thấp từ ngân hàng nông nghiệp .v..v… Ngoài ra,
Thái Lan cũng có hỗ trợ về giá cho nông dân trồng 05 loại cây chủ lực là sầu riêng,
nhãn, vải, măng cụt và chôm chôm. Thực hiện tốt chính sách hổ trợ này chính phủ
Thái Lan đưa các chuyên viên cao cấp phụ trách chương trình với nhiệm vụ giám sát
từ việc sản xuất, phân phối, chế biến, giá cả cho đến tìm thị trường xuất khẩu mới.
Thứ hai là chính sách công nghiệp nông thôn. Thái Lan vốn là nước nông
nghiệp truyền thống với số dân nông thôn chiếm khoảng 80%. Do vậy, công nghiệp
nông thôn được coi là nhân tố quan trọng giúp cho Thái Lan nâng cao chất lượng cuộc
sống của nông dân.
Để thực hiện nhiệm vụ này, chính phủ Thái Lan đã tập trung vào các công việc
sau: cơ cấu lại ngành nghề phục vụ phát triển công nghiệp nông thôn, xem xét đầy đủ
6


các nguồn tài nguyên, xem xét những kỹ năng truyền thống, nội lực tiềm năng trong
lĩnh vực sản xuất và tiếp thị,… Cụ thể là Thái Lan đã tập trung phát triển các ngành
mũi nhọn như sản xuất hàng nông thủy, hải sản phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.
Thứ ba là: mở cửa thị trường thích hợp để thu hút đầu tư mạnh mẽ của
nước ngoài cho nông nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến thực phẩm. Ở đây
chính phủ Thái Lan đã có chính sách trợ cấp ban đầu cho các nhà máy chế biến và đầu
tư trực tiếp vào các cơ sở hạ tầng như cảng, kho lạnh, sàn đấu giá và đầu tư vào nghiên
cứu và phát triển; xúc tiến công nghiệp và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ở Thái

Lan xúc tiến tiến công việc này là trách nhiệm của Cục xúc tiến Công nghiệp, Cục xúc
tiến Nông nghiệp, Cục Hợp tác xã, Cục thủy sản, cơ quan tiêu chuẩn sản phẩm công
nghiệp trực thuộc Bộ Công nghiệp và Bộ nông nghiệp.
Tóm lại chính sách xây dựng phát triển nông thôn ở Thái Lan là một loạt chính
sách ra đời từ thách thức của nền nông nghiệp Thái Lan, đó là diện tích canh tác bị thu
hẹp, nông dân bỏ ruộng vườn đi làm thuê, nông dân không được hưởng lợi từ các
chính sách của chính phủ.
Đây là chính sách nhằm “bắt bệnh” và tìm thuốc chữa xuất phát từ sự quan tâm
của vua Thái Lan đến chính phủ và chính quyền của các địa phương. Các chính sách
ấy đã kết hợp được kinh nghiệm truyền thống và công nghệ hiện đại đề từng bước làm
cho suy nghĩ, nhận thức cùa người nông dân Thái Lan thay đổi, họ đã hiểu sản xuất
nông nghiệp không chỉ để ăn mà còn để xuất khẩu. Từ đây họ đã chung sức, chung
lòng phát triển nền nông nghiệp với tốc độ tăng trưởng nhanh, công nghệ cao và một
số lĩnh vực đứng đầu thế giới.
2.2.2.2 Ở Trung Quốc
Trung Quốc là một quốc gia có 7.000 triệu nông dân chiếm 60% dân số cả nước.
Trung Quốc đã từng trải qua một giai đoạn cực kỳ khó khăn đó là quá trình tích tụ
ruộng đất để hiện đại hóa đã đẩy hàng triệu nông dân ra thành phố làm việc, ruộng
đồng hoang hóa, các quan chức địa phương và giới thương nhân thường câu kết để
chiếm ruộng đất nông nghiệp để xây cất nhà cửa hoặc biến thành khu công nghiệp. Do
vậy, nông thôn Trung Quốc khi yên bình mà liên tục diễn ra biểu tình, gây rối, kiện
cáo, bạo lực. Số liệu thống kê cho thấy hồi năm 2004 Trung Quốc có 74.000 vụ khiếu
kiện tập thể thu hút gần 4 triệu người tham gia và 2005 số vụ là 84.000 và 2006 là
90.000 vụ. Trước tình hình đó ông Hongyuan giám đốc TT nghiên cứu kinh tế nông
7


thôn, Bộ nông nghiệp Trung Quốc khẳng định: Nguyên nhân là do vi phạm quyền đất
đai của người nông dân diễn ra thường xuyên khi chính quyền địa phương quyết định
thay cho nông dân và vấn đề là phải có sự cải cách sửa đổi để bảo vệ quyền lợi đầy đủ

cho người nông dân. Một số thay đổi mang tính chất đột phá trong chính sách đối với
phát triển nông nghiệp và nông thôn ở Trung Quốc đã được thực hiện như sau:
Thứ nhất, nhanh chóng giảm thuế để thu hút đầu tư vào nông nghiệp. Ở đây
Trung Quốc đã thực thi chính sách miễn, giảm thuế nông nghiệp cho các doanh nghiệp
đầu tư vào nông nghiệp. Hiện Trung Quốc có trên 10.000 doanh nghiệp hoạt động ở
nông thôn chiếm 30% tổng số doanh nghiệp cả nước. Thực tế hầu hết là doanh nghiệp
vừa và nhỏ (gần bằng 10 tỷ doanh nghiệp), các doanh nghiệp có số vốn từ 200 tỷ trở
lên chỉ chiếm 30%. Cách này đã vực dậy tình trạng thua lỗ của quá nhiều doang
nghiệp đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn.
Để thu hút tốt chính sách này Trung Quốc đã thành lập nhiều đoàn kêu gọi xúc
tiến đầu tư ở Nga, Nhật, Trung Quốc, Ấn Độ, EU,…. Hiện nay Bộ Nông nghiệp đã
trình cho chính phủ đề án thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp, nông thôn
Trung Quốc đến 2015, trong đó chú trọng phát triển công nghệ sinh học để tạo ra
giống cây trồng, vật nuôi có năng xuất chất lượng cao, áp dụng công nghệ chế biến
bảo quản sau thu hoạch để nâng cao giá trị; an toàn vệ sinh của sản phẩm sau thu
hoạch.
Thứ hai, bắt đầu từ năm 2009 trở đi Trung Quốc sẽ phát triển khu công
nghiệp công nghệ cao. Đó là các công nghệ được ứng dụng tiên tiến và mới nhất;
công nghệ được ghép nối trong một qui trình liên tục khép kín; công nghệ có khả năng
ứng dụng trong điều kiện cụ thể và có thể nhân rộng; mô hình phải đạt hiệu quả về
kinh tế và là nơi hợp tác giữa nhà Khoa học – Nhà nước – Doanh nghiệp – Nhà nông
trong đó doanh nghiệp đóng vai trò chủ đạo.
Với chính sách như vậy, Trung Quốc đã làm bùng nổ về phát triển nông nghiệp,
nông thôn chuyên sâu theo cách “Nhất thôn, nhất phẩm” (Mỗi thôn có một sản phẩm).
Đến nay, Trung Quốc đã có 154.842 doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp kéo theo
sự phát triển của 90.980.000 hộ sản xuất trên 1.300.000.000 mẫu diện tích trồng cây
các loại ; 95.700.000 mẫu chăn nuôi thủy, hải sản. Trước mắt lục địa Trung Quốc này
đã xây dựng 4.139 khu công nghiệp tiêu chuẩn hóa cấp tình và quốc gia.

8



Thứ ba, bài học “Tam nông” trong xây dựng nông thôn mới ở Trung Quốc với
tiêu chí “hai mở, một điều chỉnh” đó là: mở cửa giá thu mua, mở cửa thị trường mua
bán lương thực và một điều chỉnh là chuyển từ trợ cấp gián tiếp qua lưu thông thành
trở thành trợ cấp trực tiếp cho nông dân trồng lương thực. Để thực hiện được tiêu chí
trên thì chính phủ Trung Quốc đã mạnh tay hỗ trợ tài chính tam nông với ba mục tiêu:
“Nông nghiệp gia tăng sản xuất, nông nghiệp phát triển và nông dân tăng thu nhập.”
Định hướng hổ trợ tài chính cho Tam nông ở Trung Quốc hiện nay là: “Nông nghiệp
hiện đại, nông thôn đô thị hóa, nông dân chuyên nghiệp hóa”.
Thư tư, Trung Quốc thực hiện chính sách nông thôn mới là khuyến nông và
tăng quyền cho nông dân. Nội dung cốt lõi của chính sách này là nông dân được trao
đổi, sang nhượng không hạn chế quyền sử dụng đất nông nghiệp mà họ đang được
hưởng cho nông dân khác hoặc cho doanh nghiệp miễn là không chuyển đổi mục đích
sử dụng. Nông dân cũng sẽ được thế chấp, cầm cố quyền sử dụng đất để vay vốn ngân
hàng hoặc góp vốn vào công ty nông nghiệp. Việc nông dân được phép bán đất đã tạo
điều kiện cho sự ra đời của các nông trại qui mô lớn với công nghệ canh tác.
2.2.2.3 Ở Nhật Bản
Sau Chiến tranh thế giới II, kinh tế Nhật Bản bị tàn phá nặng nề, không chỉ sản
xuất công nghiệp mà nông nghiệp cũng đạt ở mức rất thấp, nguyên liệu và lương thực
trong nước thiếu thốn trầm trọng. Do vậy trong điều kiện đất chật người đông, để phát
triển nông nghiệp Nhật Bản coi phát triển khoa học-kỹ thuật nông nghiệp là biện pháp
hàng đầu. Nhật Bản tập trung vào các công nghệ tiết kiệm đất như: tăng cường sử
dụng phân hoa học; hoàn thiện công tác quản lý và kỹ thuật tưới tiêu nước cho ruộng
lúa; lai tạo và đưa vào sử dụng đại trà những giống kháng bệnh, sâu rầy và chịu rét;
nhanh chóng đưa sản xuất nông nghiệp sang kỹ thuật thâm canh, tăng năng suất... Đây
là một thành công quan trọng về định hướng đầu tư khiến cho sản xuất nông nghiệp
vào năm 1950 đã được phục hồi xấp xỉ mức trước chiến tranh, sản lượng tiếp tục tăng
và tới năm 1953 đã vượt mức trước chiến tranh 30%. sản lượng nâng cao là điều kiện
thuận lợi để Nhật Bản thực hiện Chương trình HĐH sản xuất nông nghiệp. Cùng với

những chính sách phát triển như sau:
Phát triển khoa học-kỹ thuật nông nghiệp: Để phát triển khoa học-kỹ thuật
nông nghiệp, Nhật Bản chủ yếu dựa vào các viện nghiên cứu nông nghiệp của Nhà
nước và chính quyền các địa phương. Viện quốc gia về khoa học nông nghiệp được
9


thành lập ở cấp Nhà nước là cơ quan có trách nhiệm tổng hợp gắn kết toàn bộ các viện
nghiên cứu cấp ngành thành một khối. Bên cạnh đó, các viện nghiên cứu nông nghiệp
cũng tăng cường liên kết nghiên cứu vối các trường đại học, các xí nghiệp tư nhân và
các hội khuyến nông; liên kết vối các tổ chức này và các tổ chức của nông dân để giúp
nông dân tiếp cận công nghệ, trang thiết bị tiên tiến, giúp tăng năng suất, chất lượng,
đảm bảo nông nghiệp tăng trưởng ổn định.
Cải cách ruộng đất: Cải cách ruộng đất năm 1945 và 1948 đã tạo động lực
kích thích mạnh mẽ nông nghiệp phát triển, mở rộng việc mua bán nông phẩm và tăng
nhanh tích lũy.
Từng hộ sản xuất riêng lẻ, vối quy mô quá nhỏ thì không thể có đủ điều kiện
kinh tế và kỹ thuật để HĐH quá trình sản xuất nông nghiệp hàng hóa lớn. Năm 1995
số lượng nông trại giảm 791 nghìn cái (giảm 18,7%) so vối năm 1985. Quy mô ruộng
đất bình quân của một nông trại có sự thay đổi theo hướng tích tụ ruộng đất vào các
trang trại lớn để tăng hiệu quả sản xuất. Xu hướng này thể hiện rõ nhất trong giai đoạn
1990-1995, qui mô đất lúa bình quân/hộ tăng từ 7180m2 lên 8120m2.
Phát triển sản xuất có chọn lọc, nâng cao chất lượng nông sản: Bước ngoặt
của chính sách nông nghiệp của Nhật Bản thực sự bắt đầu khi Luật Nông nghiệp cơ
bản được ban hành vào năm 1961, với hai phương hướng chính sách chủ yếu: Phát
triển sản xuất có chọn lọc, cụ thể là đẩy mạnh sản xuất những sản phẩm có nhu cầu
tiêu thụ ngày càng tăng và giảm sản xuất những nông phẩm có sức tiêu thụ kém; Hoàn
thiện cơ cấu nông nghiệp, kể cả việc phát triển những nông hộ và HTX có năng lực về
quản lý kinh doanh và canh tác.
Trong những năm 1960 và 1970, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Nhật đã

đẩy thu nhập của nhân dân tăng đáng kể. Cũng trong thời gian này, lao động trong
nông nghiệp giảm xuống khoảng 50%, song năng suất lao động lại tăng bình quân
hàng năm 5-8% nhờ tăng cường cơ giới hoa và cải tiến quy trình kỹ thuật. Đây là tỷ lệ
tăng bình quân cao nhất ở những nước phát triển.
Các ngành thực phẩm chế biến phát triển, giúp cho người dân sống ở nông thôn
có thêm nhiều việc làm, thu nhập được cải thiện, do đó Nhật Bản đã tạo cho mình một
thị trường nội địa đủ lốn cho hàng hoa công nghiệp tích lũy lấy đà chuyển sang xuất
khẩu. Khi sản xuất hàng hóa lớn phát triển, Nhật Bản tập trung đất đai, mở rộng quy

10


mô sản xuất, phát triển nông hộ lớn hoặc trang trại để tạo điều kiện cơ giới hóa, tăng
năng suất lao động, tăng khả năng cạnh tranh.
Phát triển các HTX và các tổ chức kinh tế HTX dịch vụ: Hợp tác xã có vị trí
rất quan trọng trong phát triển nông nghiệp ở Nhật Bản. Hầu hết những người nông
dân đều là xã viên của HTX nông nghiệp. Chính phủ rất coi trọng thể chế vận hành các
HTX nông nghiệp và đã ban hành, thực hiện nhiều chính sách giúp đỡ phát triển,
không ngừng mở rộng quy mô sản xuất nhằm giúp người nông dân thoát khỏi cảnh đói
nghèo và cùng hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Theo Luật Hợp tác xã nông nghiệp,
năm 1972 Liên hiệp các HTX nông nghiệp quốc gia Nhật Bản chính thức được thành
lập và được Chính phủ giao thực hiện các mục tiêu về phát triển nông nghiệp và nông
thôn. Hệ thống HTX nông nghiệp Nhật Bản được phân làm 3 cấp, hoạt động vối tôn
chỉ dựa vào sự nỗ lực hợp tác giữa các HTX nông nghiệp cấp cơ sở, các liên đoàn cấp
tỉnh và cấp trung ương tạo thành một bộ máy thống nhất hoàn chỉnh từ trung ương đến
địa phương. Vai trò của các HTX và tổ chức kinh tế HTX dịch vụ đã thúc đẩy quá
trình tích tụ, tập trung ruộng đất và chuyên môn hóa sâu theo hướng thương mại hóa
trong nông nghiệp nước này.
Chính sách hỗ trợ nông nghiệp: Về chính sách giá cả, đặc biệt chính sách trợ
giá cho lúa gạo khá lớn, đã kích thích sản xuất và dẫn đến sản xuất thừa gạo. Từ năm

1970, Nhật Bản bắt đầu hạn chế mức sản xuất gạo, do vậy Nhật Bản chỉ đáp ứng được
40% nhu cầu lương thực trong nước so vối 79% của năm 1960. Theo quan điểm an
ninh lương thực là mục tiêu số một nên ngành nông nghiệp được bảo hộ rất cao.
Cuối năm 1999 Nhật Bản đã đưa ra "Luật cơ bản mối về lương thực, nông
nghiệp và khu vực nông thôn" vối nhiều hứa hẹn về những cải cách mới trong lĩnh vực
nông nghiệp. Song thực tế cải cách nông nghiệp diễn ra hết sức chậm chạp và Nhật
Bản vẫn duy trì mức thuế cao đối vối một số mặt hàng như gạo, lúa mỳ và các sản
phẩm từ sữa, nếu đem so sánh về chính sách giữa các nước, khối nước khác nhau như
Mỹ, Eu,... Với việc duy trì mức thuế cao, Nhật Bản phải đối mặt với những phản ứng
của các đối tác thương mại trên các diễn đàn song phương và đa phương về sức ỳ quá
lớn của Nhật Bản đối vối tiến trình tự do hóa trong lĩnh vực nông nghiệp. Đồng thời,
chính sách hỗ trợ nông nghiệp kéo dài của Nhật Bản đã đẩy giá nông phẩm trong nước
lên cao, song nó lại làm giảm sức mua của người tiêu dùng, làm tổn thương tới các nhà
cung cấp khác trên cơ sở tạo ra các ảnh hưởng kinh tế mang tính dây chuyền; Bên
11


cạnh đó nó cũng làm cho tính cạnh tranh của khu vực này về mặt dài hạn và khả năng
đảm bảo an ninh lương thực của Nhật Bản bị giảm sút.
Tuy nhiên, Nhật Bản luôn có chính sách hỗ trợ kịp thời để khuyến khích phát
triển nông nghiệp như: hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, cung cấp các trang thiết bị, vật
tư cho nông nghiệp, cung cấp thông tin, xúc tiến thương mại, cho vay vốn tín dụng,...
2.2.2.4 Ở Đài Loan
Về dịch vụ nông nghiệp sinh thái, Đài Loan rất chú trọng phát triển và gọi là
“hưu nhàn nông nghiệp” tức là nông nghiệp nghỉ ngơi, thư giãn là rất cần thiết, nhưng
không nên xây dựng cơ ngơi đồ sộ, cao tầng theo kiểu kiến trúc đô thị. Xây dựng các
cơ sở nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn phải tôn trọng thiên nhiên, hài hòa thiên nhiên và
kiến trúc phù hợp với đặc điểm văn hóa, thẩm mỹ ở từng vùng, cho dù có thiếu chút ít
tiện nghi cũng là bình thường. Tại Đài Loan, các điạ phương và nhà đầu tư đề xuất
chính phủ sau khi duyệt đề án có thể cho vay vốn, xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ

thông tin, tuyên truyền, quảng bá.
Về sản xuất giống và cung cấp các dịch vụ đầu vào, giải quyết tiêu thụ sản
phẩm là cần thiết. Nhưng không nên ôm đồm, tản mạn nhiều loại sản phẩm. Cần tập
trung chọn tạo, nhân giống, xây dựng thương hiệu một số cây giống, con giống mà đô
thị có ưu thế, có thể là các giống hoa, cây kiểng, các cảnh, phù hợp với trình độ tay
nghề, khí hậu, thổ nhưỡng và những đặc điểm sinh học để tránh lai tạp. Đài Loan rất
chú trọng sản xuất máy móc, công nghệ (dây chuyền), các công cụ chuyên dùng, các
loại dinh dưỡng, bảo vệ thực vật,….nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng và thiếu nguồn lao
động trong sản xuất nông nghiệp nói chung, ngành hoa kiểng nói riêng. Trong lĩnh vực
thu hoạch, bảo quản, sơ chế, vận chuyển cũng vậy, cần đi vào chuyên môn hóa và
tranh thủ thời gian một cách tối đa, nhất là việc tổ chức tiêu thụ các loại hoa cắt cành
(lily, cúc, hồng, layơn,….).
Đài Loan có khoảng 13.000 ha trồng các loại hoa, cây cảnh, tổng doanh thu ước
đạt 500 triệu USD; do điều kiện sống ngày càng được nâng cao, nhu cầu thưởng ngoạn
hoa, cây kiểng, du lịch sinh thái ngày càng tăng lên, nên các sản phẩm từ hoa, cây
kiểng có đến 90% là tiêu thụ trong nước, xuất khẩu chỉ khoảng 50 triệu USD chủ yếu
là hoa lan và một số loại hoa cắt cành. Đài Loan có nhiều trung tâm, chợ đầu mối do
chính phủ đầu tư, xây dựng cơ sở ban đầu và giao cho các tổ chức trong hiệp hội hoa
khai thác dưới hình thức công ty cổ phần. Chợ hoa Đài Bắc rộng 4,6 ha, là một doanh
12


nghiệp cổ phần. Cổ đông bao gồm các nhà kinh doanh (60%), các nhà vườn, cơ sở sản
xuất (40%) và kích thích tiêu thụ nhiều sản phẩm bằng chính sách ưu đãi cho người
bán buôn, các nhà phân phối lớn. Nhờ tác động của hoạt động kinh doanh, dịch vụ mà
ngành hoa kiểng Đài Loan phát triển bền vững và ngày càng đi vào năng suất, chất
lượng, hiệu quả cao.
2.2.3 Bài học kinh nghiệm với Việt Nam
2.2.3.1 Bài học qui hoạch và quản lý sử dụng, tích tụ đất nông nghiệp ở Việt
Nam hiện nay:

- Đất đai là tiềm lực sản xuất cơ bản không thể thay thế nông nghiệp. Khoảng 10
năm trước đây khâu đột phá trọng yếu là giao quyền sử dụng ruộng đất ổn định cho
nông dân và thực tế cho thấy chủ quyền sử dụng những thửa ruộng nhỏ bé, manh mún
của của nông dân là loại chủ quyền mong manh yếu ớt trước cơn bão thị trường và hội
nhập. Do vậy, công tác qui hoạch quản lý sử dụng đất nông nghiệp đang nổi lên vấn đề
bức xúc, nan giải là người nông dân vùng đô thị hóa mất đất canh tác, nẩy sinh vấn đề
khiếu kiện về đất đai gây yếu tố bất ổn định. Do vậy, bài học Trung Quốc có thể vận
dụng cho Việt Nam là: hạn chế tối đa lấy đất nông nghiệp trồng lúa cho mục đích công
nghiệp, và nên ban hành mức thuế đánh mạnh vào chuyển đổi mục đích sử dụng đất
nông nghiệp, nhằm ngăn chặn việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp
nhằm ngăn chặn việc nông dân mất đất do đô thị hóa tạo nên. Mặt khác, cũng cần ban
hành chính sách và giám sát thật chặt chẽ việc qui hoạch sử dụng đất đai nông nghiệp
trên cả nước và từng địa phương một cách có căn cứ, ổn định, lâu dài công tác qui
hoạch, quản lý, sử dụng đất nông nghiệp để bảo vệ nông dân. Phải có căn cứ khoa học
và thúc tiến, có quan điển khách quan, toàn diện, lịch sử, cụ thể và tầm nhìn xa về xây
dựng và phát triển nông thôn. Kiên quyết giữ các vùng đất tốt chuyên canh ở đồng
bằng, sông Cửu Long ở mức 2,5 triệu ha, đồng bằng sông Hồng 0,8 triệu ha, qui hoạch
từng vùng, từng địa phương và phải bảo vệ từng vùng đất này cho tốt.
Khi cần thu hồi đất của nông dân phải đền bù thỏa đáng, thật thấu đáo và bố trí
công ăn việc làm thích hợp cho người nông dân. Phần lợi nhuận thu từ đất thu hồi trích
theo tỷ lệ nộp lại cho địa phương sử dụng cho mục đích công cộng và xã hội.
Để mở rộng qui mô sản xuất nông nghiệp, chúng ta cũng cần tạo điều kiện cho
quá trình tích tụ ruộng đất, nên nới rộng hạn điền và thời gian giao quyền sử dụng đất
từ 50 đến 100 năm để người dân an tâm đầu tư lâu dài. Trong trường hợp người dân
13


chuyển sang các ngành nghề khác thì nhà nước đứng mua và cho thuê nhằm bảo đảm
diện tích đất nông nghiệp, thúc đẩy tích tụ đất ruộng ở nông thôn.
2.2.3.2 Bài học thứ hai, hỗ trợ tích cực cho nông dân bằng việc chuyển dịch cơ

cấu nông nghiệp, nông thôn:
Nông nghiệp Việt Nam vừa qua có một bước tiến bộ như tăng trưởng về diện
tích, qui mô, sản lượng, .v..v… thậm chí nhiều nông dân đã làm ra các nông sản xuất
khẩu sang thị trường các nước nhưng về cơ bản thì các cơ cấu nông nghiệp Việt Nam
vẫn chưa đổi về chất, nông dân ta vẫn xuất khẩu dưới dạng thô hoặc sơ chế, hàm lượng
dinh dưỡng thấp, giá trị hàng hóa vẫn còn bị thua thiệt. Do vậy, bài học là tới đây
chúng ta cần phải chuyển dịch cơ cấu theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, giá trị
cao, cần phải chú trọng đầu tư nghiên cứu và khuyến khích chuyền giao sử dụng các
kết quả khoa học công nghệ trong nông nghiệp, nhất là công nghệ sinh học (Thái Lan
làm rất tốt hướng hỗ trợ này).
Chúng ta đang đề ra nhiệm vụ công nghiệp hóa hiện đại hóa nông thôn, quá
trình ấy không chỉ là áp dụng những tiến bộ của công nghệ thông tin, tự động hóa vào
chăn nuôi và trồng trọt,.v..v… mà còn là phải thay đổi các qui trình và công nghệ, qui
luật sinh học, tạo ra các cây công nghiệp ngắn ngày, cho năng xuất cao, chất lượng cao
có khả năng chống chịu thời tiết khắc nghiệt và có sức kháng bệnh tốt. Có như thế
chúng ta mới có một nền nông nghiệp cao và cùng đồng nghĩa chất lượng sản xuất và
đời sống nông dân ở bậc cao, phát triển bền vững.
Để thực hiện bài học này thì chính phủ, bộ và các ngành có liên quan phải hổ
trợ nông dân cách sử dụng công nghệ sinh học từ những nguyên liệu sẵn có như mía,
sắn, ngô, khoai dùng cho công nghệ sinh học, thậm chí là các chất tưởng như bỏ đi
cũng có thể dùng vi sinh vật tạo ra năng lượng rơm, rạ, lau sậy, mùn cưa, .v..v...
Trước mắt chúng ta cần tập trung nghiên cứu chọn lọc và hoàn thiện bộ giống
chuẩn quốc gia về các cây lượng thực chủ yếu như lúa cao sản, ngắn ngày, các giống
cây ăn trái Nam bộ, chè, cao su, càfê và thủy hải sản thế mạnh của Việt Nam. Ở đây
chính phủ có trách nhiệm chuẩn bị tốt tri thức nhiều mặt để nông dân bắt kịp với nền
nông nghiệp hiện đại.
2.2.3.3 Bài học thứ ba, Chính phủ phải có bước đột phá về thị trường và nâng
cao sức cạnh tranh của hàng hóa nông sản, hoàn thiện thể chế lưu thông, nhất là lưu
thông hàng nông sản: lúa gạo, cá, tôm:
14



Việc gia nhập WTO là thách thức lớn nhất với nông dân và hàng hóa nông sản
Việt Nam. Ở đây, phương thức canh tác nông nghiệp còn lạc hậu, năng xuất thấp và
chi phí cao, chất lượng và qui cách sản phẩm không đồng đều, .v..v… đang là khó
khăn cho việc cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam. Để khắc phục tình trạng trên
Việt Nam cần có bước đột phá thị trường để xa thương hiệu, quảng bá sản phẩm,
chiếm lĩnh thị phần ở thị trường EU, Úc, Nhật, Hoa Kỳ, .v..v… Trách nhiệm này
không thề phó thác cho nông dân hay một doanh nghiệp cụ thế nào mà đó phải là trách
nhiệm của chính phủ và các bộ chuyên nghành, các cơ quan hoạch định chiến lược
quốc gia cùng chung tay phối hợp thực hiện thì mới đem lại hiệu quả được.
Cú sốc giá lúa gạo vừa qua đã cho ta thấy hệ thống các thể chế điều hành vĩ mô
và điều hành thể chế thương mại cần thiết của chúng ta còn rất yếu và thiếu, chưa bắt
kịp yêu cầu hội nhập thị trường hiện đại. Chính sách và phản ứng còn thiếu nhạy bén
và thiếu chính xác từ chính phủ đã gây tổn thất nặng nề cho nông dân. Đây là bài học
xót xa để hỗ trợ nông dân của Việt Nam, chúng ta đã chậm chạp và lạc hậu trước diễn
biến của thị trường. Không điều hành thống nhất được kênh thu mua phân phối thâm
chí bỏ trống cho tư thương lũng đoạn, tùy tiện gây bất lợi cho nông dân là người sản
xuất, họ là “gốc” nhưng luôn phải chịu thiệt thòi và rủi ro. Điều đáng chú ý hiện nay là
đầu cơ, lạm phát và chỉ số CPI tăng cao trong thời gian qua đã và đang tác động mạnh
đến các hộ nông dân nghèo, thu nhập thấp, họ chịu thiệt thòi nhất bởi nhóm hàng
lương thực, thực phẩm tăng khá cao chiếm tới 70% cơ cấu tiêu dùng của các hộ nông
dân nghèo. Mặt khác, tăng giá bình quân đầu vào của các vật tư sản xuất nông nghiệp
cao hơn đầu ra của sản phẩm nông sản từ 20 đần 25% đang đặt ra bài toán cho chính
sách hỗ trợ nông dân hiện nay như thế nào?
2.2.3.4 Bài học thứ tư, cần có biện pháp hỗ trợ có hiệu quả cho nông dân:
Như đã phân tích trên, trong cơ chế thị trường nông dân luôn là người chịu thiệt
và yếu thế vì sự cạnh tranh khóc liệt làm họ cho yếu dần đi. Bản thân sự sản xuất của
họ lại luôn hàm chứa rủi ro vì biến động giá cả và thời tiết, việc đầu tư cho nông
nghiệp mang lại lợi nhuận thấp ít hấp dẫn các nhà đầu tư nhưng sản xuất nông nghiệp

và sản phẩm của nông dân lại là bắt buộc và không thể thiếu đối với xã hội. Ở các
nước nông nghiệp phát triển người ta rất quan tâm và có điều kiện tài chính để trợ cấp,
bảo hộ rất mạnh cho nông nghiệp. Sự thật các nước này luôn dưng lên một hàng rào

15


bảo hộ ở mức cao gây khó khăn cho hàng nông sản của chúng ta thâm nhập vào thị
trường các nước.
Còn ở nước ta, vừa nghèo chưa đủ điều kiện lại vừa chưa nhận thức đúng điều
này nên sự hỗ trợ cho nông nghiệp và nông dân bị xem nhẹ. Việc gia nhập WTO đang
dự báo nông nghiệp và nông dân ta sẽ phải chịu nhiều tác động do năng lực cạnh tranh
và trình độ sản xuất thấp như đã phân tích trên và do vậy, hỗ trợ có hiệu quả cho nông
dân là một thực tế đặt ra và cũng là bài học rúi kinh nghiệm từ các nước. Tới đây
chúng ta nên chú trọng mấy vấn đề xung quanh bài học này như sau:
+ Phải hỗ trợ đúng nguyên tắc của WTO, WTO cho phép trợ cấp nông nghiệp
(trừ trợ cấp xuất khẩu) đến 10% GPD của ngành. Do vậy, chúng ta có thể dành 1,2 tỷ
USD + 20.000 tỷ VNĐ (từ ngân sách) để hỗ trợ cho nông dân. Nên chú ý là WTO chỉ
cấm hỗ trợ bóp méo giá cả thị trường hoặc hàng hóa xuất khẩu gây tổn hại cho xuất
khẩu của nước nhập mà thôi.
+Nên tập trung hỗ trợ phát triển hạ tầng kỹ thuật thủy sản và mở mang giao
thông nông thôn, đào tạo và nâng cao dân trí, chuyển dịch lao động nông thôn, chuyển
giao nâng cao ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ cho vùng khó khăn, chi trả trực
tiếp cho người sản xuất, trợ cấp chi phí tiếp thị và vận chuyển trong và ngoài nước.
+Hỗ trợ để thu hẹp khoảng cách thu nhập và mức sống giữa nông thông và
thành thị thông qua các chương trình lớn của chính phủ như chương trình 35, 135, 134,
.v..v…
+Nên nhận thức rằng hỗ trợ của nhà nước phải là chất xúc tác để phát huy hiệu
quả của các thành phần kinh tế vào nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Hiện nay nông
dân Việt Nam chiếm đa số trong dân cư nhưng đầu tư vào nông nghiệp chỉ chiếm 14%

tổng đầu tư ngân sách là chưa hợp lý. Nên cải tiến tỷ lệ đầu tư đạt gấp đôi hiện nay thì
sẽ rất có ý nghĩa.
Tất cả các quốc gia có thế mạnh nông nghiệp trên thế giới hiện nay đều đã và
đang thực thi các chính sách hỗ trợ nông nghiệp nông thôn một cách tích cực. Đó là
các chính sách trợ giá cho nông dân sản xuất các mặt hàng nông sản chủ yếu; chính
sách công nghiệp nông thôn; chính sách mở cửa thị trường để thu hút đầu tư mạnh cùa
nước ngoài cho nông nghiệp của Thái Lan. Đó cũng là chính sách nhanh chóng giảm
thuế, miễn thuế để thu hút vốn đầu tư vào nông nghiệp; là chính sách Tam nông trong
xây dựng nông thôn mới với tiêu chí “Hai mở, một điều chỉnh” nhằm đạt các mục tiêu
16


“Nông nghiệp gia tăng sản xuất, nông thôn phát triển, nông dân tăng thu nhập”; là
chính sách gắn khuyến nông tăng quyền cho nông dân và mở hướng phát triển ra nước
ngoài ở Trung Quốc. Tất cả các chính sách ấy đều có thể tham khảo vận dụng tốt ở
Việt Nam.
2.2.4 Tình hình sản xuất nông nghiệp của Việt Nam hiện nay
Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 18,12% trong cơ cấu nền
kinh tế của nước ta. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2014 gặp thuận lợi do
thời tiết ổn định, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm được kiểm soát tốt; nhiều cơ chế,
chính sách khuyến khích, hỗ trợ nông nghiệp, nông dân, nông thôn được ban hành; đăc
biệt sự nỗlực của toàn ngành trong việc thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp
theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững theo Quyết định số
899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ. Do đó, tăng trưởng sản xuất
nông, lâm nghiệp và thủy sản có dấu hiệu phục hồi, góp phần vào tăng trưởng chung
của cả nước.
Theo ước tính của Tổng cục Thống kê giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ
sản năm 2014 theo giá so sánh 2010 ước tính đạt 830 nghìn tỷ đồng, tăng 3,86% so với
năm 2013, trong đó: Nông nghiệp đạt 617,5 nghìn tỷ đồng, tăng 2,86%; lâm nghiệp đạt
23,9 nghìn tỷ đồng, tăng 7,09%; thuỷ sản đạt 188,6 nghìn tỷ đồng, tăng 6,82%. Cụ thể

như sau:
Trồng trọt, tổng diện tích gieo trồng lúa ước đạt hơn 7,8 triệu ha, giảm 96,8
ngàn ha so với năm 2013, nhưng do năng suất đạt 57,4 tạ/ha, tăng 1,7 tạ/ha, nên sản
lượng lúa cả nước đạt 44,84 triệu tấn, tăng 80,4 vạn tấn so với năm 2013. Sản lượng
một số cây lâu năm chủ yếu khác cũng tăng so với năm 2013 như: Sản lượng hồ tiêu
ước đạt 137,9 nghìn tấn, tăng 10,3% so với năm trước; sản lượng hạt điều ước đạt hơn
300 ngàn tấn, tăng 9,1% so với năm trước...
Chăn nuôi, theo kết quả điều tra tại thời điểm 1/10/2014 của Tổng cục Thống
kê, so với cùng kỳ năm 2013 ngoại trừ đàn trâu của cả nước giảm còn lại các loại gia
súc, gia cầm chủ yếu khác đều tăng như: Đàn bò có 5,24 triệu con, tăng 1,5%; đàn lợn
có khoảng 26,8 triệu con, tăng 1,9%; đàn gia cầm có khoảng 327,7 triệu con, tăng
3,15%.
Lâm nghiệp, ước diện tích rừng trồng mới tập trung năm 2014 đạt 220,9 nghìn
ha, tăng 3,7% so với năm 2013; diện tích rừng trồng được chăm sóc ước đạt 440,7
17


ngàn ha, tăng 12,7%; sản lượng gỗ khai thác ước đạt 6454 nghìn m3, tăng 15,1% so
với năm 2013.
Thủy sản, tổng sản lượng thuỷ sản năm 2014 ước đạt 6.311 ngàn tấn, tăng
4,8%so với năm 2013, trong đó sản lượng khai thác ước đạt 2.918 ngàn tấn, tăng
4,1%; sản lượng nuôi trồng ước đạt 3.393 ngàn tấn, tăng 5,5% so với năm 2013. 2
Xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 12 ước đạt 2,88 tỷ
USD, đưa giá trị xuất khẩu của ngành năm 2014 lên 30,86 tỷ USD, tăng 11,2% so với
năm 2013. Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 14,50 tỷ
USD, tăng 11,1%; Giá trị xuất khẩu thuỷ sản ước đạt 7,92 tỷ USD, tăng 18,4%; Giá trị
xuất khẩu các mặt hàng lâm sản chính ước đạt 6,54 tỷ USD, tăng 11,5% so với năm
2013.
Bên cạnh những cái đạt dược nông nghiệp Việt Nam con gặp những khó khăn
như sau; lớn nhất mà ngành nông nghiệp nước nhà gặp phải đó chính là việc ứng phó

với biến đổi khí hậu và quá trình đô thị hóa đang tăng nhanh. Ước tính mỗi năm nước
ta giảm khoảng 20 nghìn héc ta đất trồng lúa. Nguyên nhân của tình trạng này là quá
trình đô thị hóa và công nghiệp hóa đang lấy đi một phần không nhỏ diện tích đất nông
nghiệp, đặc biệt là diện tích đất trồng lúa nước. Bên cạnh đó, dựa trên kịch bản biến
đổi khí hậu, nếu mực nước biển dâng lên 1m thì sẽ có khoảng 30% diện tích đất trồng
luá của nước ta bị ngập. Giá trị sản phẩm nông nghiệp không cao chủ yếu do sản phẩm
thô chưa qua chế biến và chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu khách hàng. Trình độ sản
xuất không cao, nhỏ lẻ manh mún...

18


×